Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Nghiên cứu ứng dụng hệ thống trolleybus trên đường nguyễn văn linh quận 7, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.97 MB, 150 trang )

Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN ĐẮC HIỂN

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG HỆ THỐNG TROLLEYBUS
TRÊN ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN LINH_QUẬN 7_THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Kỹ thuật Ơtơ, Máy kéo

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng . .07 . . năm . . 2008. . . .

1


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học : .........................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Chữ Ký

TS.TRỊNH VĂN CHÍNH


Cán bộ chấm nhận xét 1 : ...............................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Chữ Ký

Cán bộ chấm nhận xét 2 : ...............................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Chữ Ký

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .

II


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp. HCM, ngày . . . . . tháng . . . . . năm . . . . . .


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngày, tháng, năm sinh : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Giới tính : Nam

/ Nữ

Nơi sinh : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Chuyên ngành : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Khoá (Năm trúng tuyển) : . . . . . . . . . . .
1- TÊN ĐỀ TÀI: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
.................................................. ........................
.................................................. ........................
.................................................. ........................
.................................................. ........................
..........................................................................
.................................................. ........................
..........................................................................
.................................................. ........................
.................................................. ........................
..........................................................................
.................................................. ........................
.....................................................................
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi đầy đủ học hàm, học vị ): . . . . . . . . . . . . . . . . .
.......................................................................
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)

III


LỜI CẢM ƠN

Kính gửi Khoa Kỹ Thuật Giao Thơng. Trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ
Chí Minh. Sau hai năm theo học chương trình đào tạo Thac sĩ , bên cạnh những nổ lực
cá nhân, em cũng đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình tình phía Cán bộ giảng dạy
của nhà Khoa Kỹ Thuật Giao Thông và của Nhà trường. Từ những kiến thức nền tảng
có được đã giúp ích cho em rất nhiều trong việc hồn tất Luận văn này. Xin chân thành
cảm ơn quý thầy cô và nhà trường.
Em cung kính gửi lời chúc sức khõe đến Thầy Trịnh Văn Chính. Trong q trình
thực hiện Luận văn, em cũng đã nhận được sự hướng dẫn tận tình từ thầy TS.Trịnh
Văn Chính. Người đã hổ trợ rất nhiều cho em về mặt kiến thức vận dụng vận dụng vào
trong Luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các Trung tâm nghiên cứu phát triển giao thông phía
Nam (TDSI_South), những trung tâm tư vấn giao thơng, Trung tâm điều hành
VTHKCC, Ủy ban nhân dân quận Bình chánh, Ban quản lý dự án khu Nam Sài Gòn
đã cung cấp những tài quan trong góp phần hồn tất Luận văn.
Tuy đã hoàn thành Luận văn, nhưng trong thời gian giới hạn nên khơng tránh khỏi

những thiếu sót, kính mong hội đồng và các Thầy Cơ đóng góp, bổ sung để đề tài có ý
nghĩa thiết thực hơn. Chân thành cảm ơn!

Học viên: Nguyễn Đắc Hiển

IV


TĨM TẮT
Đơ thị hóa đang là vấn đề cấp tồn quốc. Hiên nay, vấn đề đơ thị hóa đã diễn ra quá
nhanh khiến cho nhiều yếu tố Kinh tế - Xã hội không bắt kịp và đặc biệt là vấn đề giao
thơng vận tải.
Nghiên cứu trình bày những bất cập, khả năng phát triển loại hình giao thơng cơng
cộng thành phố Hồ Chí Minh. Tình hình hiện tại và định hướng phát triển tương lai
của GTCC mà cụ thể là xe buýt sao cho đạt hiệu quả cao mà giảm được vấn đề ô
nhiễm môi trường đang ngày một gia tăng ở thành phố.
Trên cơ sở, nghiên cứu đề xuất khả năng ứng dụng loại hình xe buýt điện
(Trolleybus) vào tuyến đường Nguyễn Văn Linh_Quận 7_TPHCM. Nghiên cứu dựa
vào những kinh nghiệm ứng dụng hệ thống Trolleybus của các quốc gia phát triển (cụ
thể là nước Anh) để chỉ ra rõ khả năng ứng dụng hệ thống troleybus vào TPHCM là rất
thiết thực.
Dựa vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật đường Nguyễn Văn Linh. Luận văn nghiên cứu đưa
ra những phương án bố trí tuyến trolleybus, sao cho an tồn và phù hợp với khung
cảnh chung của tuyến. Bố trí quay vòng và phương án cung cấp điện cho trolleybus
hoạt động đảm bảo tình liên tục
Nghiên cứu tổ chức đếm xe vào giờ cao điểm ở một số địa điểm chủ yếu tuyến, dự
báo nhu cầu đi lại và tình hình phát triển quy mơ dân số và kinh tế nơi khu vực đề xuất
tuyến. Từ nhu cầu đi lại của người dân sẽ dự báo cho những năm tiếp theo, từ đó đề
xuất thời gian hoạt động tuyến, chình sách giá vé, bên bãi, trạm dừng nhà chờ.


V


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Cơng trình nghiên cứu tại

II

Nhiệm vụ Luận Văn

III

Lời cảm ơn

IV

Tóm tắt Luận Văn

V

Mục lục

VI

PHẦN 1 TỔNG QUAN


1

1 Lý do chọn đề tài

2

1.1 Vấn đề ô nhiễm môi trường tại Việt Nam

2

1.2 Vấn đề tai nạn giao thông

2

1.3 Vấn đề giao thơng cơng cộng tại Thành phố Hồ Chí Minh

3

1.3.1 Tình hình hoạt động xe buýt

3

1.3.2 Tình hình hoạt động của các loại vận chuyển hành khách

5

khác
2. Tính cấp thiết của đề tài

6


3. Nội dung nghiên cứu

10

4. Phương pháp nghiên cứu

10

5. Cơ sở nghiên cứu

10

6. Phạm vi nghiên cứu

10

7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

11

PHẦN 2 NỘI DUNG

12

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ỨNG DỤNG TROLLEYBUS

13

TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1. Tình hình phát triển xe chạy điện trên thế giới và trong khu vực-kinh

13

nghiệm của thế giới
2. Cơ sở lý thuyết về khả năng ứng dụng các loại hình xe điện trên thế

17

giới hiện nay
2.1 Xe điện sử dụng trực tiếp lưới điện của thành phố

V

17


2.2 Xe điện sử dụng điện accu có ray dẫn hướng

19

2.3 Xe điện sử dụng điện accu

20

2.4 Xe Hybrid

22

2.5 Xe điện sử dụng năng lượng mặt trời


23

2.6 Cấu tạo xe điện

25

3. So sánh xe điện với xe sử dụng động cơ đốt trong

28

3.1 Về mức độ gây ô nhiễm môi trường

28

3.2 Về hiệu quả sử dụng năng lượng

28

3.3 Về mặt kỹ thuật

28

4. Dự báo về nhu cầu sử dụng xe chạy điện tại thành phố Hồ Chí Minh

30

5. Kết luận Chương I

31


CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

33

1. Giới thiệu hệ thống trolleybus

34

2. Chỉ tiêu kỹ thuật và kinh tế của một xe buýt điện (trolleybus)

33

2.1 Chỉ tiêu kỹ thuật

34

2.2 Chỉ tiêu kinh tế

34

3. Giải pháp kỹ thuật

35

3.1 Năng lượng dùng cho xe trolleybus

36

3.2 Hệ thống cung cấp điện


36

3.2.1 Máy biến áp

37

3.2.2 Hệ thống cột móc dây cáp dẫn điện

37

3.2.3 Dây dẫn điện DC cung cấp cho trolleybus

39

3.2.4 Hệ treo giảm xốc cho dây dẫn DC

39

3.2.5 Cấp điện cho Trolleybus

41

3.2.6 Động cơ điện

44

3.2.7 Cần tiếp điện

45


4. Mơ hình thiết kế xe trolleybus ứng dụng cho thành phố Hồ Chí Minh

48

4.1 Cơng nghệ sản xuất xe bt

48

4.2 Lựa chọn và thiết kế mẫu trolleybus

51

4.3 Cơ sở lý thuyết về việc thiết kế và bố trí ghế ngồi xe buý

54
58

5. Kết luận Chương II

VI


CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ QUI HOẠCH KHU NAM SÀI

59

GÒN VÀ DỰ BÁO NHU CẦU ĐI LẠI TRÊN ĐƯỜNG NGUYỄN
VĂN LINH_QUẬN 7_TPHCM
1. Các đặc điểm và xu hướng phát triển đô thị tương lai


59

2. Đặc điểm chiến lược của đường Nguyễn Văn Linh

66

3. Khảo sát giao thông đếm xe và dự báo nhu cầu đi lại trên đường

68

Nguyễn Văn Linh
3.1 Khảo sát giao thông đếm xe vào giờ cao điểm (6h00-7h00)

68

3.2 Dự báo nhu vầu đi lại trên đường Nguyễn Văn Linh năm 2010,

71

2015, 2020
3.3 Dự báo nhu cầu đi lại tại những vị trí đếm xe cho từng loại phương

75

tiện cụ thể
4. Lý thuyết phương pháp tính tốn xấp xỉ nhu cầu

77


5. Kết luận Chương III

79

CHƯƠNG IV: PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ TUYẾN TROLLEYBUS

80

TRÊN ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN LINH_QUẬN 7_TPHCM
80

1. Các phương án tuyến được nghiên cứu

80

1.1 Phương án bố trí thứ 1

81

1.1.1 Phương án bố trí 1a

81

1.1.2 Phương án bố trí 1b

82

1.2 Phương án bố trí thứ 2

83


2. Phương án cung cấp điện

90

3. Phương án bố trí trạm dừng nhà chớ

90

3.1 Tình hình hiện nay
3.2 Đề xuất cải tiến các trạm dừng nhà chờ

và Depot của tuyến

91

Trolleybus
91

3.2.1 Trạm dừng nhà chờ

94

3.2.3 Depot (Bến bãi)

97

4. Kết luận Chương IV

VII



CHƯƠNG V: TÍNH TỐN KHAI THÁC VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ

99

TUYỀN TROLEYBUS ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN LINH_QUẬN
7_TPHCM
1. Thời gian hoạt động của troleybus

99

2. Các chỉ tiêu khai thác tuyến trolleybus

100

3. Chỉ tiêu kinh tế về khai thác trolleybus

102

4. Tính tốn chi phí khai thác trolleybus

105

4.1 Chi phí đầu tư

105

4.2 Chi phí khai thác


107

5. Các chỉ tiêu chủ chốt của hoạt động xe buýt

108

6. Giá vé và chiến lược giá vé

110

7. Ứng dụng các thiết bị thông tin vào điều hành khai thác Trolleybus

111

8. Một số phương pháp nhằm khuyến khích hành khách sử dụng xe buýt

112

9. Kết luận Chương V

114

CHƯƠNG KẾT LUẬN

115

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN

117


PHỤ LỤC

118

VIII


DANH MỤC CÁC LOẠI BẢNG
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tên bảng
Thống kê số vụ TNGT
Sản lượng vận tải hành khách công cộng
Bảng đánh giá phương tiện buýt
Nhu cầu đi lại và dân số
Bảng so sánh tiếng ồn giữa các loại phương tiện giao thông
Bảng 1.1 Hệ thống trolleybus trên thế giới vào năm 1998
Bảng 1.2.Số lượng trolleybus tại những thành phố lớn
Bảng 1.3.Hệ thống trolleybus trên thế giới vào năm 2000
Bảng 1.4.Biểu đồ 18 thành phố sử dụng HT trolleybus đáng quan
tâm
Bảng 2.1 Ví dụ kích thước của một số xe buýt điện
Bảng 2.2 Sức chứa và khả năng thông qua
Đồ thị 3.1 Thể hiện mối quan hệ giữa lực kéo và vận tốc trolleybus
Bảng 3.2 Kích thước cần tiếp điện so với dây cấp điện
Bảng4.2 Kích thước cơ thể con người trong lứa tuổi lao động (đơn
vị mm)
Bảng4.3 Thông số ghế ngồi
Chức năng và quy mô các tiểu trung tâm
Bảng thông số đếm xe tại vị trí 1 hướng 1 (QL 1A → Nguyễn Văn

Linh)
Bảng thơng số đếm xe tại vị trí 1 hướng 2 (Nguyễn Văn Linh →
QL 1A)
Bảng thông số đếm xe tại vị trí 2 hướng 1 (Chánh Hưng → KCX
Tân Thuận)
Bảng thơng số đếm xe tại vị trí 2 hướng 2 (KCX Tân Thuận →
Chánh Hưng)
Bảng thông số đếm xe tại vị trí 3 hướng 1 (Huỳnh Tấn Phát →
Nguyễn Văn Linh)
Bảng thơng số đếm xe tại vị trí 3 hướng 2 (Nguyễn Văn Linh →
Huỳnh Tấn Phát)
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khu vực (GDP%/năm)
Tốc độ tăng trưởng giao thông khu vực (%/năm)
Bảng thể hiện mối quan hệ giữa %GDP và % tăng trưởng giao
thông
Hệ số đàn hồi (nguồn TS. Trịnh Văn Chính)
Bảng kết quả dự báo giao thông vào giờ cao điểm
Dự báo giao thông tại vị trí 1 hướng 1 (QL 1A → Nguyễn Văn
Linh)
Dự báo giao thơng tại vị trí 1 hướng 2 (Nguyễn Văn Linh → QL
1A)
Dự báo giao thơng tại vị trí 2 hướng 1 (Chánh Hưng → KCX Tân
Thuận)
IX

Trang
2
4
4
6

9
14
15
16
17
35
36
45
47
54
56
59
69
69
70
70
71
71
72
72
72
74
74
75
76
76


31
32

33
34
35
36
34
35
36
37
38
39
40
41

Dự báo giao thơng tại vị trí 2 hướng 2 (KCX Tân Thuận →Chánh
Hưng)
Dự báo giao thơng tại vị trí 3 hướng 1 (Huỳnh Tấn Phát → Nguyễn
Văn Linh)
Dự báo giao thơng tại vị trí 3 hướng 2 (Nguyễn Văn Linh →
Huỳnh Tấn Phát)
Bảng hệ số chuyên chở của các phương tiện tham gia giao thông
(nguồn TDSISouth)
Các loại nhà chờ phân theo chiều dài
Bảng mơ tả vị trí các trạm dừng
Bảng thời gian giãn cách và năng lực của trolleybus (nguồn_TDSI
South)
Bảng 4.1 Các đặc trưng của xe buýt
Bảng 4.2 So sánh tuyến “East London Transit” vời “Nguyễn Văn
Linh Trolleybus”
Bảng 4.3 Chi phí lắp đặt đường dây dẫn điện
Bảng 4.4 Tính tốn chi phí của trạm biến điện sử dụng cho tuyến

Bảng 4.5 Tính tốn chi phí đường dành cho Trolleybus
Bảng 4.6 Tóm tắt chi phí xây dựng tuyến
Bảng 5.1 Các chỉ tiêu hoạt động

X

76
76
77
77
92
93
99
105
106
106
107
107
107
108


PHẦN 1

TỔNG QUAN

1


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Vấn đề ô nhiễm môi trường tại Việt Nam
Theo Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh, từ năm 2000 đến năm 2005 số
lượng xe máy tăng từ 1,5 triệu xe lên xấp xỉ 3 triệu xe. Với sự gia tăng này, dự
báo đến năm 2010 sẽ tăng trên 3,5 triệu xe. Nhưng ô tô thì có phần khiêm tốn
hơn với dự báo đến năm 2010 sẽ chỉ tăng trên 1 triệu xe. Trong khi đó, quỹ đất
dành cho giao thơng đường bộ ở TP.Hồ Chí Minh rất thấp, chỉ từ 0,24 đến 0,84
km/1.000 dân. Phần lớn, các đường phố đều hẹp từ 7-12m nên tình trạng ùn tắc
giao thơng vẫn thường xun xảy ra và càng ùn tắc thì càng gây ơ nhiễm.

Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, TP. Hồ Chí Minh đang phải
đương đầu với vấn đề mơi trường đang xuống cấp nghiêm trọng, trong đó có ơ
nhiễm khơng khí - nguồn phát sinh chủ yếu từ hoạt động giao thơng vận tải. So
với Hà Nội thì TP. Hồ Chí Minh xếp hạng cao hơn, nhưng vẫn thấp hơn
Bangkok (Thái Lan).
1.2 Vấn đề tai nạn giao thông:
Tai nạn giao thơng tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang ở mức báo
động, nó có tầm ảnh hưởng rất lớn đến tầm phát triển của thành phố.
Dưới đây là bảng thống kê số lượng tai nạn giao thông trong tháng 09 năm
2007 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Thống kê số vụ TNGT (Nguồn CSGT đường bộ CAQ8)
SỐ VỤ TAI NẠN
Stt

LĨNH

9

VỰC


tháng
2007

1

2

Đường
bộ
Đường
sắt
Đường

3

Thủy

Tổng cộng

SỐ NGƯỜI CHẾT

So với cùng kỳ 2006
Tăng

Giảm

Tỷ lệ

9


So với cùng kỳ 2006

tháng

Tăng

2007

Giảm

Tỷ lệ

SỐ NGƯỜI BỊ THƯƠNG
9
tháng
2007

So với cùng kỳ 2006
Tăng

1024

76

8,02%

825

103


14,27%

627

9

4

80,00%

8

3

60,00%

2

1

11

1

10,00%

8

7


7,00%

1

1

8,41%

841

15,52%

630

1044

+81

+113

2

Giảm

38

Tỷ lệ
5,71%
100%


-36

5,41%


1.3 Vấn đề giao thông công cộng tại Thành phố Hồ Chí Minh
1.3.1 Tình hình hoạt động xe bt
Hiện nay có 155 tuyến xe buýt, tăng 9 tuyến so với năm 2006
(6,2%). Trong đó, có 144 tuyến xe buýt có trợ giá, 36 tuyến xe buýt không
trợ giá và 5 tuyến học sinh – sinh viên – công nhân. Tổng cự ly tuyến
khoảng 3.470 km, mật độ so với diện tích là 1,66 km/km2, tăng 4,7% so
với năm 2006

Với lực lượng 17 đơn vị vận tải đầu mối, trong đó có 1 cơng ty TNHH
một thành viên, 1 liên doanh và 1 TNHH với 8 Hợp tác xã thành viên, 2 Liên
hiệp Hợp tác xã Vận tải với 11 Hợp tác xã thành viên và 12 đơn vị hợp tác xã
hoạt động độc lập đã thực hiện sản lượng vận chuyển 253,1 triệu lượt HK,
tăng 23,3% so với năm 2005 và chiếm 82,2% tổng sản lượng VTHKCC
trong đó:
+ Sản lượng buýt có trợ giá ước đạt khoảng 220,259 triệu lượt HK
(chiếm 71,5% sản lượng VTHKCC), tăng 17,4% so với năm 2005
+ Sản lượng bt khơng có trợ giá khoảng 17,186 triệu lượt HK
tăng 190,3% so với năm 2005.
+ Trong năm 2006 sản lượng bình quân hành khách/ngày của hệ
thống các tuyến buýt là 693.540 lượt, tăng 23,3 % so với năm 2005.
+ Đưa rước Học sinh theo dạng hợp đồng với 106 trường (tăng 16
trường so năm 2005) và theo dạng tuyến với 07 tuyến, vận chuyển
được 8,23 triệu lượt học sinh, tăng 70% so với năm 2005.
+ Đưa đón Sinh viên với 8 tuyến nhanh, vận chuyển được 2,46 triệu
lượt sinh viên, đạt 78,8% so với năm 2005 do đã chuyển 2 tuyến

sang tuyến xe buýt có trợ giá.
+ Đưa đón Cơng nhân 59 tuyến đang hoạt động, tăng 22 tuyến so
với năm 2005, vận chuyển được 5,07 triệu lượt công nhân, tăng
35,6% so với năm 2005.

3


+ Ước trợ giá năm 2006: 466,292 tỷ đồng, so với kế họach năm
2006 đạt 93,2%.
Được đánh giá với mức độ hài lòng đạt 78,9% qua kết quả khảo
sát của Viện Kinh tế thành phố về sự hài lòng của người dân về dịch vụ
công năm 2006.

Sản lượng vận chuyển: Tổng sản lượng vận tải HKCC năm 2007
ước tính đạt 370,5 tiệu HK, tăng 19,9% so với năm 2006 và đạt được
100% kế hoạch đề ra. Trong đó sản lượng xe buýt đạt 291,9 triệu hành
khách tăng 12,5% so với năm 2006. VTHKCC đáp ứng 6,1% nhu cầu đi
lại của người dân, tăng thêm 0,8% so với năm 2006 (riêng xe buýt đáp
ứng được 5% nhu cầu đi lại). Nguồn từ báo cáo sở giao thông thành
phố HCM
Sản lượng vận tải hành khách cơng cộng
Stt
(1)
1
a

b
2
3


Chỉ tiêu
(2)
Sản lượng xe bt
Bt có trợ giá
Trên các tuyến buýt
HS-SV-CN
Buýt không trợ giá
Taxi
Cộng VTHKCC

2006
(3)
253.412.507
235.687.695
220.974.767
14.712.928
17.724.812
55.475.295
308.887.802

KH 2007
(4)
305.221.480
287.221.480
271.000.000
16.221.480
18.000.000
65.000.000
370.221.480


Ước TH 2007
(5)
291.938.000
266.001.000
252.158.000
13.843.000
25.937.000
78.495.000
370.433.000

Tăng/giảm
(5)/(3)
15,20%
12,86%
14,11%
-5,91%
46,22%
41,50%
19,92%

Nguồn từ báo cáo sở giao thông thành phố HCM
Hiện nay có 32 doanh nghiệp vận tải tham gia khai thác xe buýt
trên địa bàn thành phố và dự kiến cuối năm 2007 còn 30 đơn vị, giảm 4
đơn vị so với năm 2006 (do sáp nhập đầu mối: HTX Trường Thịnh về
HTX 15, HTX 17 về HTX Bình Chánh và Việt Thắng, HTX Tân Hiệp về
HTX 19/5 và HTX số 2 về HTX 14).

4



Bảng đánh giá phương tiện buýt
Stt
Chỉ tiêu
ĐVT

2006

2007

Xe
--nt---nt---nt---nt---nt---nt--

3.292
1.009
252
825
1.204
2
3.292

3.226
853
257
838
1.278
2
3.228

--nt---nt---nt---nt--


646
84
138
2.424

667
80
116
2.365

21
-4
-22
-59

3,3%
-4,8%
-15,9%
-2,4%

Chỗ/xe
Ghế/xe
%

47,61
29,37
31%

49,53

30,48
26%

2
1

4,0%
3,8%
-4,2%

1

3
a

Số lượng xe
12-16 ghế
17-25 ghế
26-39 ghế
Trên 39 ghế
Xe 2 tầng
Theo thành phần kinh
tế
Quốc doanh
Liên Doanh
TNHH
Khối HTX
Đánh giá
Sức chứa bình quân


b

Xe dưới 16 chỗ

2

Tăng/giảm
Số xe
%
-66
-2,0%
-156
-15,5%
5
2,0%
13
1,6%
74
6,1%
-64
-1,9%

1.3.2 Tình hình hoạt động của các loại vận chuyển hành khách khác
Taxi: Nhìn chung đáp ứng nhu cầu đi lại bằng xe taxi của người dân
thành phố. Ước hoạt động trong năm đã vận chuyển được 54,97
triệu lượt hành khách, tăng 19,7% so với năm 2005 và chiếm 17,8%
sản lượng vận tải hành khách công cộng, đây là số liệu thống kê
chưa đầy đủ do chỉ có 25 đơn vị với khoảng 6.808 xe taxi đăng ký
với Trung tâm QL&ĐHVTHKCC.


Đi lại bằng xe cá nhân Hiện có hơn 2,2 triệu xe gắn máy 2 bánh,
khoảng 2 triệu xe đạp là phương tiện chủ yếu để người dân đi lại.
Việc sử dụng xe cá nhân như trên đã làm tăng mật độ giao thơng
trên tuyến, vì vậy hao phí thời gian hành trình đi lại bình quân kéo
dài gây tình trạng ùn tắc giao thông sẽ ngày càng gia tăng.

Theo báo cáo của cơ quan tư vấn MVA nghiên cứu về giao thơng
Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất thì với tốc độ tăng dân số như hiện
nay đặc biệt là hiện tượng di dân tự do , kết hợp việc phát triển xe

5


cá nhân (với tốc độ bình quân xe gắn máy 15%/năm,xe hơi là 57%/năm),để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế bình quân hàng
năm của Thành phố từ 10-12% thì nhu cầu giao thơng đơ thị sẽ là
áp lực rất lớn trong quản lý Thành phố .Đây thực sự sẽ là thảm họa
cho giao thông đô thị tương lai nếu như ngay từ bây giờ chúng ta
khơng có chính sách , quyết định mạnh mẽ thiết thực để phát triển
nhanh chóng hệ thống vận chuyển cơng cộng của thành phố.

2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Hiện nay nhu cầu đi lại của hành khách bằng phương tiện công cộng là rất thấp,
theo một nghiên cứu vào năm 2002 thì: 90% dân số Tp.Hồ Chí Minh thừa nhận
rằng khơng có /có rất ít kinh nghiệm đi lại bằng xe buýt và 73% số lượng người sử
dụng phương tiện cơng cộng hiện nay là do họ khơng có phương tiên đi lại cá
nhân.

Nếu khuynh hướng hiện tại cứ tiếp diễn thì tỷ lệ phân chia của phương tiện giao
thơng cơng cộng trong hành trình đi lại hằng ngày của người dân thành phố Hồ
Chí Minh sẽ khơng có gì thay đổi đáng kể tới năm 2010 và 2020 . Hành trình đi lại

chủ yếu dựa vào các phương tiện cá nhân : ô tô (chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so
với hiện tại) và xe gắn máy (chiếm tỷ lệ thấp hơn hiện nay nhưng vẫn chiếm một
phần khá lớn).

Tuy nhiên, với những chế độ chính sách cho phát triển giao thơng cơng cộng
của Tp. Hồ Chí Minh hiện nay có thể kết luận rằng , tiềm năng sử dụng phương
tiện công cộng để đi lại tại Tp.Hồ Chí Minh là rất lớn . Theo JICA dự báo thì tổng
hành trình trong ngày của khu vực Tp.Hồ Chí Minh sẽ tăng từ 19 triệu trong năm
2002 sẽ lên đến 26,3 triệu hành trình vào năm 2010 và lên đến 36,0 triệu vào năm
2020 . Tỷ lệ hành trình của người sử dụng phương tiện công cộng sẽ phụ thuộc vào
kịch bản tương ứng:

6


Nhu cầu đi lại và dân số
Khoản mục
Năm 2002
Dân số :HCM
5,409
-Vùng lân cận
2,244
Tổng
7,653
Tổng hành trình trong ngày (triệu)
19,1
Kich bản 1: khơng thay đổi
-Cơng cộng- bán cơng cộng
3,6%
-Tư nhân

94,5%
Hành trình trên VTCC
702
Kịch bản 2: Thay đổi ít
-Cơng cộng- bán cơng cộng
-Tư nhân
Hành trình trên VTCC
702
Hành trình trên xe bt cơng cộng
326
Kịch bản 3: Thay đổi lớn
-Công cộng- bán công cộng
-Tư nhân
Hành trình trên VTCC
702
Hành trình trên xe bt cơng cộng
326

Năm 2010
6,800
2,600
9,400
24,3

Năm 2020
10,000
3,500
13,500
36,0


5,0%
95,0%
1,210

5,0%
95,0%
1,800

20,0%
80,0%
4,860
3,640

30,0%
70,0%
10,730
8,940

30,0%
70,0%
7,290
6,070

50,0%
50,0%
10,730

Nguồn : JICA

Từ những kết quả nghiên cứu thực nghiệm về dự báo nhu cầu sử dụng phương

tiện vận tải công cộng vào những năm tới tại Thành phố Hồ Chí Minh, người viết
nhận thấy rằng cần cải thiện và hồn chỉnh phương thức vận tải hành khách cơng
cộng, nâng cao chất lượng phục vụ, tạo thói quen đi xe buýt cho mọi tầng lớp nhân
dân, nhằm giảm bớt số lượng phương tiện cá nhân, giảm ùn tắt giao thông và tai
nạn

Muốn được như vậy, hệ thống giao thông vận tải phải thân thiện với người dân,
môi trường và mang tính chất hiện đại, tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi người
điều có thể tiếp cận với loại hình giao thơng cơng cộng.

Vì những lý do trên, việc thực hiện một hệ thống xe buýt điện tại Thành phố Hồ
Chí Minh là rất cấp thiết. Vì loại hình giao thông công cộng này cũng tương tự như
giao thông xe buýt sử dụng động cơ đốt trong, nhưng hệ thống này hồn tịan thân
thiện với mơi trường và mang tính hiện đại cao. Ngồi ra nó góp phần làm giảm
lượng khí thải độc hại tại những nơi trung tâm Thành phố.

7


Theo thống kê, luợng ơ nhiễm khí thải (NOx, CO, HC…) trên thế giới chủ yếu
là do động cơ đốt trong gây ra. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường ngày càng trầm
trọng ở nước ta, với nhu cầu hội nhập và phát triển nhu cầu đi lại của người dân
ngày càng tăng, nếu chúng ta cho phát triển theo hướng giao thơng sử dụng phương
tiện cá nhân thì sẽ làm mức ô nhiễm ngày càng tăng. Nếu sử dụng phương tiện giao
thông công cộng bằng xe buýt sử dụng động cơ đốt trong thì cũng chỉ giảm bớt
lượng khí thải độc hại (do số lượng phương tiện cá nhân giảm), nhưng nếu chúng
ta sử dụng hệ thống xe buýt điện thì lại hồn tồn khơng gây ơ nhiễm mơi trường
(do hệ thống vận hành bằng điện năng) nhưng hiệu suất lại đạt hơn 80% (động cơ
đốt trong hiệu suất không quá 30%). Kết quả nghiên cứu gần đây của New
Concepts for Trolley Buses ở Thụy Điển về ô nhiễm môi trường của xe buýt điện

so với động cơ diesel đạt tiêu chuẩn EuroIII như sau:

Biều đồ so sánh nồng độ các chất gây ô nhiễm do GTVT gây ra

8


Bảng so sánh tiếng ồn giữa các loại phương tiện giao thông
Hearing loss
90+ dB
Diesel bus
80+ dB
CNG bus
75 dB
Fuel cell bus
<70 dB
Trolleybus
50 - 60 dB
Quiet street
60 dB
Nhằm đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân Thành phố trong tương lai,
nhất thiết chúng ta cần phải thiết lập một hệ thống xe chạy điện (trolleybus,
Metro,…) nhằm mục đích giải phóng một lượng lớn hành khách trong giờ cao
điểm và điều cốt yếu cải thiện tình trạng ơ nhiễm đang ngày một tăng cao tại Thành
phố Hồ Chí Minh.
Qua khảo sát nhận thấy rằng nhu cầu đi lại ở khu Nam Sài Gịn (quận 7) đang
tăng cao, do sự hình thành và phát triển tại khu vực này. Đồng thời nhà nước chuẩn
bị phát triển hệ thống giao thơng chính của Khu đô thị bằng tuyến đường Nguyễn
Văn Linh (nối liền khu Nam Sài Gòn với trung tâm thành phố), lộ giới 120m, 10
làn xe (4 làn xe chạy nhanh và 6 làn xe hỗn hợp) gắn kết với các tuyến đường nối

với nội thành, được cấp điện từ trạm 110/22KV Nam Sài Gịn 3
( />#content). Điều này rất thích hợp để thí điểm một hệ thống Trolleybus trong tương
lai.

9


3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu đánh giá tình trạng giao thơng cơng cộng tại khu Nam Sài Gịn

hiện tại, và định hướng phát triển trong tương lai
2. Nghiên cứu tính khả thi của dự án để ứng dụng một tuyến xe buýt điện trên

đường Nguyễn Văn Linh_Quận 7_TP Hồ Chí Minh
3. Nghiên cứu lựa chọn kết cấu xe buýt điện (trolleybus) phù hợp với Thành

phố Hồ Chí Minh
4. Nghiên cứu qui hoạch và tổ chức giao thông xe buýt điện như trạm dừng,

nhà chờ, bến bãi, trạm bảo dưỡng và sửa chữa…
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-

Nghiên cứu theo hướng phân tích những dữ kiện đã thu nhận được từ những

nghiên cứu trước đó, sau đó chọn lọc và tổng hợp.
-

Phương pháp kinh nghiệm: sử dụng kinh nghiệm của các tổ chức khai thác


vận tải, các tiêu chuẩn ngành, các mơ hình phân bố và tổ chức vận tải hành
khách cơng cộng
-

Sử dụng những mơ hình dự báo nhằm định hướng dự báo về giao thông tại

Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai.

5. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
-

Dựa trên những kế hoạch triển khai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

(mang tính định hướng).
-

Những kinh nghiệm thiết kế và quản lý hệ thống trolleybus của các nước

khác (tổ chức quay vịng, bố trí xe).
-

Áp dụng những lý thyết về tính tốn qui hoạch giao thơng sẵn có nhằm phân

tích xác định thông số sao cho phù hợp với điều kiện Thành phố Hồ Chí Minh.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Chỉ khảo sát dựa trên những mơ hình hiện có tại một số quốc gia.

-


Chỉ khảo sát đánh giá mức độ gây ơ nhiễm, khả năng chun chở của hệ

thống, tính tiện nghi và mỹ quan trong đô thị.
-

Chỉ nghiên cứu và đề xuất giải pháp tối ưu trên một tuyến nhất định.

10


7. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
-

Đề tài được tham gia đóng góp vào hệ thống giao thơng cơng cộng tại Việt

Nam. Tương tự như các đô thị khác ở Đơng Nam Á, Thành Phố Hồ Chí Minh
cần phải ứng dụng được hệ thống xe chạy điện tiên tiến và đây cũng là vần đề
cấp bách hiện nay.
-

Đề tài cũng góp phần định hướng thành phố về giao thơng đơ thị được đúc

kết trong ba mục tiêu chính: cải thiện chất lượng mơi trường, cải thiện an tồn
giao thơng, tăng thêm việc làm. Tất cả nhằm cải thiện sức khoẻ của người dân
và sự thịnh vượng của thành phố.
-

Nếu đưa vào ứng dụng hệ thống trolleybus sẽ làm tăng thêm mỹ quan cho


đường Nguyễn Văn Linh và cũng là con đường đầu tiên trong thành phố đủ
điều kiện lắp đặt hệ thống này, phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng trong quy
hoạch tương lai.

11


PHẦN 2

NỘI DUNG

12


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ỨNG DỤNG TROLLEYBUS TRÊN
THẾ GIỚI VÀ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Tình hình phát triển xe chạy điện trên thế giới và trong khu vực-kinh
nghiệm của thế giới:
Hệ thống Trolleybus đã phát triển ở một số Quốc gia từ rất lâu như Nga,
Mỹ, Ý, Thụy Điển vào những năm 1940. Trong bối cảnh giao thông hiện nay,
do mật độ đi lại của người dân tăng cao, kinh tế phát triển, khoa học kỹ thuật về
giao thông công cộng cũng rất phát triển nhưng hệ thống trolleybus vẫn chiếm
một vị thế rất quan trọng ở những trung tâm kinh tế lớn của một số Quốc gia
trên thế giới.

Ngày nay, có khoảng 340 thành phố trên thế giới có trang bị hệ thống
trolleybus. Tất cả những hệ thống mới có thể được tìm thấy tại các nước Đơng
Âu và Nga. Có khoảng 185 hệ thống trolleybus tại Liên Bang Liên Xô cũ vào
năm 1998. Mặc dù có rất nhiều thành phố ở miền Tây Châu Âu và Mỹ đình chỉ
hoạt động của trolleybus vào thập niên 1960. Nhưng vào thời kỳ này có hơn

2600 xe buýt được hoạt động trên 100 hệ thống trolleybus.
Vào năm 1998, có 46 thành phố ở Tây Âu có hệ thống trolleybus. Hầu hết
những thành phố trọng điểm và hệ thống trolleybus có mặt khắp nơi trên thế
giới, Switzerland with 15 systems, France with 6 systems and Italy with 14
systems. Bảng 1.1 cho ta thấy số lượng hệ thống trolleybus tại những vùng
khác nhau trên thế giới

13


Bảng 1.1 Hệ thống trolleybus trên thế giới vào năm 1998

Các nước thuộc khu vực Đông Âu hiện nay, cũng đang rất quan tâm đến
vấn đề phát triển thêm hệ thống trolleybus sẵng có và xây dựng một số hệ thống
trolleybus khác nhằm mục đích phục vụ cho giao thơng công cộng trong đô thị,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, những nước khác thuộc Châu Âu như
Pháp, Anh,…cũng đang có những dự án nhằm hồn thiện hệ thống này như một
loại hình giao thơng cơng cơng chính tại những khu trung tâm.

14


×