Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Hợp đồng sử dụng tác phẩm theo qui định của bộ luật dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.07 MB, 115 trang )


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ T ư PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
2*4

« 1«

« 2^ ^

« 1« %|4 ^

^

LÊ ĐÌNH NGHỊ

HỢP ĐỒNG SỬ DỤNG TÁC PHẨM t h e o q u i đ ịn h
CỦA BỘ LUẬT DÂN s ự






Chuyên ngành: Luật Dân sự
Mã số: 50507

LUẬN VĂN THẠC s ĩ LUẬT HỌC









NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đinh Văn Thanh

THƯVIỆN
TRƯỜNG ĐAI HỌC LŨÂĨ HÀ NƠI
PHỊNG Đ Ọ C
' ^ ^

HÀ NỘI 2002


Tôi xin cam đoan luận vãn viết trung thực, không lạm dụng
kiến thức của các tác giả khấc. Tơi hồn toàn chịu trách nhiệm
trước pháp luật về kết quả nghiên cứu của mình.

H à n ộ i, T h á n g 8 n ăm 2 0 0 2
T ác g iá
m

/

• ?

Lê Đình Nghị



M ỤC LỤC
____________________________________ Trang

Lời nói đầu
1
1. Tính cấp thiết của viêc nghiên cứu đề tài.
1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
2
3. Muc đích và nhiêm vu nghiên cứu.
3
4. Đối tương và phương pháp nghiên cứu.
3
4
5. Ý nghĩa khoa hoc và thưc tiễn của đề tài.
6. Cơ cấu của luân văn.
4
Chươne 1: K hái niêm chung về hop đồng sử dung
5
tác phẩm
1.1. Khái niệm hợp đồng sử dụng tác phẩm.
5
1.1.1. Khái niêm.
5
1.1.2. Đặc điểm của hơp đồng sử dung tác phẩm.
9
12
1.1.3. Ý nghĩa của hợp đồng sử dung tác phẩm.
1.2. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng sử dụng tác phẩm.
15

1.2.1. Người tham gia hợp đồng sử dung tác phẩm phải có tư cách chủ thể.
16
1.2.2. Mục đích và nội dung của hợp đồng sử dụng tác phẩm không trái
pháp luât và đao đức xã hôi.
23
1.2.3. Các bên tham gia hợp đồng sử dụng tác phẩm phải hoàn toàn tự
nguyên.
24
1.2.4. Hình thức của hợp đồng sử dụng tác phẩm phải phù hợp với qui định
của pháp luât.
25
1.3. Hợp đồng sử dụng tác phẩm theo một sô Công ước, Hiệp ước quốc
26
tê về quyền tác giả.
1.3.1. Công ước Berne về bảo hô các tác phẩm văn hoc và nghê thuât.
27
1.3.2. Công ước Rome 61 về bảo hộ quyền của người biểu diễn, nhà sản
xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng.
28
1.3.3. Công ước Geneva về việc bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc
sao chép không đươc phép bản ghi âm của ho.
28
1.3.4. Công ước Brussels liên quan đến việc phân phối các tín hiệu mang
chương trình truyền hình qua vê tinh.
29
1.3.5. Thoả thuận TRIPs về những khía cạnh liên quan đến thương mại của
quyền sở hữu trí tuê.
29
1.3.6. Cơng ước ƯCC - Cơng ước tồn cầu về quyền tác giả.
30

1.3.7. Hiêp ước WCT - Hiêp ước của WIPO về quyền tác giả.
31
1.3.8. Hiệp ước WPPT - Hiêp ước của WIPO về biểu diễn và bản ghi âm.
32
Chương 2: M ỏt sô nôi dung co bản của hơp đồng
34
sử dụng tác phẩm.
2.1. Đỏi tượng cùa hợp đồng sử dụng tác phẩm.
34


2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.3.
2.3.1.
2.3.2.
2.3.3.
2.4.

Phạm vi và thời hạn sử dụng tác phẩm.
Phạm vi sử dung tác phẩm.
Thời han sử dung lác phẩm.
Nhuận bút hoặc thù lao và phương thức thanh toán.
Nhuận bút, thù lao, lơi ích vàt chất.
Phương thức thanh tốn.
Thời han thanh toán.
Quyền và nghĩa vụ của các bẽn trong hợp đồng sử dụng tác
phẩm.
2.4.1. Quyền và nghĩa vụ của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

2.4.2. Ọuyền và nghĩa vu của bên sử dung tác phẩm.
Chương 3: Thưc tiễn áp dung, giải quvết tranh chấp về hop đồng sử
dụng tác phẩm và hướng hoàn thiện qui định của Bộ luật dân sự về
hợp đồng sử dụng
tác phẩm.
3.1. Thực tiễn áp dụng qui định của Bộ luật dân sụ về hợp đồng sử
dụng tác phẩm trong thời gian qua.
3.1.1. Tinh trạng sử dụng tác phẩm mà không được sự đồng ý của tác giả,
chủ sở hữu tác phẩm.
3.1.2. Bên sử dụng tác phẩm sửa đổi nội dung của tác phẩm, xâm phạm
quyền đươc bào vệ sư toàn ven của tác phẩm.
3.1.3. Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm bị xâm hại quyền cho phép khai thác,
sử dụng tác phẩm.
3.1.4. Hợp đồng sử dụng tác phẩm được giao kết chủ yếu thể hiện dưới hình
thức miệng.
3.1.5. Hơp đồng sử dung tác phẩm thường là loai hơp đồng theo mẫu.
3.1.6. Hợp đồng sử dụng tác phẩm đã được tác giả, chủ sở hữu tác phẩm,
bên sử dung tác phẩm quan tâm và ký kết trong giai đoan hiện nay.
3.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng sử dụng tác phẩm.
3.3. Giải pháp nhằm áp dụng và kiến nghị hoàn thiện các qui định của
Bộ luật dân sự về hợp đồng sử dụng tác phẩm.
3.3.1. Một số giải pháp nhằm áp dụng tốt hơn nữa các qui định về hợp đồng
sử dung tác phẩm khi các bên thiết lâp quan hê hơp đồng.
3.3.2. Kiến nghị hoàn thiện qui định của Bộ luật dân sự về hợp đồng sử dụng
tác phẩm.
Kết luân.
Danh muc tài liêu tham khảo.

-------------------------------------------- 8......................... ............ »


..................... - -

--

-----

39
39
40
41
41
55
56
58
58
74

82
82
83
84
85
86
87
88
89
100
100
103
106

107


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
TANI) - Toà án nhân dân.
T R IPs- Agreement on trade-relateđ aspects oi' intellectual property rights (TRIPs
Agreement - Thoả thuận về những khía cạnh liên quan tới thương mại
của quyền sở hữu trí tuệ),
- Ưniversal Copyright convention
Convention - Cơng ước lồn cầu
về bản quyền).
VVCT - WIPO Copyright treaty (WCT Treaty - Hiệp ước của WIPO về quyền tác
giả).
W IPO - World intellectual property organization (Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế
giới)
W PPT - WIPO períormances and phonograms treaty (WPPT Treaty - Hiệp ước
của WIPO về biểu diễn và bản ghi âm).

ucc

(ưcc


LỜI NĨI ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN c ứ u ĐỂ TÀI;

Hoại động sáng tạo các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học đóng
góp một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi con ne,ười cũng như của
toàn xã hội. Các tác phẩm văn học, nghệ Ihuật, khoa học ngoài ý nghĩa đáp
ứng nhu cầu về tinh thần cho con người cịn góp phần giữ gìn và phát huy bản

sắc văn hoá dân tộc, lưu truyền những sản phẩm tinh hoa là kết quả của hoạt
động sáng tạo trí tuệ, tạo đà phát triển cho các ngành, các lĩnh vực khác.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động sáng tạo các tác phẩm
văn học, nghệ thuật, khoa học, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản qui
phạm pháp luật qui định và bảo vệ quyền cho tác giả - người trực tiếp sáng tạo
ra tác phẩm - và những người khác. Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khố IX, kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày
28/10/1995 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/1996 đã qui định quyền tác giả
cùng quyền sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ tại Phần Thứ Sáu,
trong đó quyền tác giả được qui định tại Chưưng [ của phần này (bao gồm các
qui định từ Điều 745 đến Điều 779). Các qui định trong Bộ luật dân sự và
trong các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự của các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền đã khẳng định các quyền của tác giả, chủ sở hữu tác
phẩm và của các chủ thể khác, đổng thời qui định các biện pháp cụ thể để bảo
vệ các quyền đó.
Một trong những quyền quan trọng của tác giả, của chủ sở hữu tác
phấm đồng thời là tác giả là quyền công bố, phổ biến và cho người khác sử
dụng tác phẩm. Việc cho phép chủ thể khác sử dụng tác phẩm của tác giả, chủ
sở hữu tác phẩm được thực hiện qua hợp đồng, đó là hợp đồng sử dụng tác
phẩm. Có thể nói hợp đổng sử dụng tác phẩm là phương tiện pháp lý quan
trọng để bảo vệ quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm cũng như bảo vệ
quyền lợi cho bên sử dụng tác phẩm. Tìm hiểu hợp đồng sử dụng tác phẩm


ngồi ý nghĩa về mặt lý luận cịn có ý nghĩa rất lớn về mặt thực tiễn trong việc
tham gia giao kết hợp đồng này của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và bên sử
dụng tác phẩm.
2.

TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u ĐỂ TÀI;


Trước và sau khi Bộ luật dân sự ra đời cho tới nay, chưa có một cơng
trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ về hợp đồng sử
dụng tác phẩm. Trong lĩnh vực quyền tác giả nói chung chỉ có số ít cơng trình
khoa học nghiên cứu các vấn đề chung nhất về quyền tác giả nhu' đề tài luận
văn cao học “Một s ố vấn đ ề lý luận và thực tiễn về quyền tác giả trong Bộ luật
dân sự Việt N a m ” của tác giả Kiều Thị Thanh {36} hay “Quyền và nghĩa vụ
của tồ chức sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình, tổ
chức phát thanh, truyền hình ” (khố luận tốt nghiệp Đại học) của tác giả Đinh
Văn Hưng - Sinh viên K22, Trường Đại học Luật Hà Nội {15}. Có tác giả đã
nghiên cứu về hợp đồng sử dụng tác phẩm nhưng chỉ đề cập một vài nét cơ
bản và cụ thể trong lĩnh vực xuất bán sách - đó là bài viết của tác giả Tơ Văn
Long (Cục bản quyền tác giả, Bộ Văn hố - Thơng tin) với đề tài “Ký kết hợp
đồng sử dụng tác phẩm trong hoạt động xuất bản là cơ sở pháp lý quan trọng
đ ể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và Nhà xuất
b ả n ”{ 17Ị. Thậm chí, có tác giả đã đề cập đến hợp đồng sử dụng tác phẩm
dưới dạng một chương trong tập bài giảng như tác giả Kiều Thị Thanh trong
Tập bài giảng Sở hữu trí tuệ của Trường Đại học Luật Hà Nội {40} nhung nhìn
chung, hợp đồng sử dụng tác phẩm chỉ được trình bày dưới dạng khái qt
chung nhất.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu đề tài “Hợp đồng sử dụng tác phẩm
theo qui định của Bộ luật dân s ự ” là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo hộ quyền tác giả
đối với tác phẩm cũng như trong việc phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học tới công chúng. Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế hiện


nay, vấn đề tác quyền không chỉ ihu hẹp trong phạm vi quốc gia mà là vấn đề
mang tính tồn cầu, mang tính khu vực đặc biệt là trong lĩnh vực sử dụng, tác
phẩm.

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU;

Nghiên cứu đề tài “Hợp đồng sử dụng tác phẩm theo qui định của Bộ
luật dân sự" lác giả mong muốn làm sáng tỏ các qui định của Bộ luật dân sự
về hợp đồng này với tư cách là hợp đồng dân sự đặc thù. Trên cơ sở phân tích
dưới góc độ pháp lý về hợp đổng sử dụng tác phẩm, luận văn phân tích, đánh
giá tình hình áp dụng hợp đồng sử dụng tác phẩm trong khoảng thời gian kể lừ
sau khi Bộ luật dân sự có hiệu lực và xem xét tình hình giải quyết các tranh
chấp liên quan đến hợp đồng sử dụng tác phẩm. Để đạt được mục đích này,
luận văn sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
Phân tích các qui định của Bộ luật dân sự và các văn bản pháp lý có
liên quan về hợp đổng sử dụng tác phẩm;
^ Tập trung đi sâu phân tích một số nội dung chủ yếu của hợp đồng sử
dụng tác phẩm;
^ Xem xét lình hình áp dụng hợp đồng sử dụng tác phẩm trong thời
gian qua và thực trạng giải quyết tranh chấp về hợp đồng sử dụng lác phẩm;
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU;

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hợp đồng sử dụng tác phẩm theo
qui định của pháp luậl dân sự Việt Nam, trong đó có bao gồm một số dạng
hợp đồng cụ thể như hợp đồng sử dụng tác phẩm trong lĩnh vực xuất bản, hợp
đồng sử dụng tác phẩm trong lĩnh vực biểu diễn, trong lĩnh vực phát thanh
truyền hình, ghi âm, £hi hình...Tuy nhiên, luận văn khơng nghiên cứu từng
loại hợp đồng cụ thể mà nghiên cứu hợp đổng sử dụng tác phẩm nói chung và
trong từng loại hợp đồng cụ thể có thể chỉ ra các yếu tố có tính đặc thù chung.
Luận văn được nghiên cứu theo phương pháp phân tích, tổng hợp,
phương pháp duy vật biện chứng để làm rõ được qui định của Bộ luật dân sự


4


về hợp đổng sử dụng tác phẩm, sở dĩ luận văn sử dụng các phương pháp này vì
xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê nin: Tồn tại xã hội quyết định
ý thức xã hội nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ qua lại. Ngồi ra, luận văn
còn sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối với một số tác giả thường
giao kết hợp đổng sử dụng tác phẩm để thấy được tình hình áp dụng hợp đồng
sử dụng tác phẩm vào thực tiễn, thấy được những thuận lợi và những bất cập.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ NHỮNG ĐIEM m ớ i c ủ a l u ậ n VÀN;

Đây là cơng trình khoa học đầu tiên nghiên cứu về hợp đồng sử dụng
tác phẩm theo qui định của Bộ luật dân sự một cách có hệ thống, do đó luận
văn giúp cho người đọc có một cái nhìn tổng quan và cụ thể về hợp đồng này,
từ đó áp dụng vào thực tiễn ký kết hợp đồng - đặc biệt là với tác giả hoặc chủ
sở hữu tác phẩm và bên sử dụng tác phẩm - là những người trực liếp tham gia
hợp đồng. Ngồi ra lừ việc tìm hiểu, phân tích các qui định về hợp đồng sử
dụng tác phẩm luận văn cịn chí ra những điểm bất hợp lý của Bộ luật dân sự
và các văn bản hướng dẫn về hợp đồng này, từ đó đưa ra những kiến nghị
trong việc sửa đổi Bộ luật dân sự sắp tới về hựp đổng sử dụng tác phẩm.
6. Cơ CẤU CỦA LUẬN VÀN;
Luận văn cao học với đề tài: “Hợp đồng sử dụng tác phám theo qui
định của Bộ luật dân sự” thuộc chuyên ngành Luật dân sự, mã số 50507
được kết cấu bởi ba chương ngồi Phần Lời nói đầu và Kết luận.
Lời nói đầu.
Chương 1: Khái niệm chung vê hợp đồng sử dụng tác phẩm;
Chương 2: Một sô nội dung chủ yếu của hợp đồng sử dụng tác phám;
Chương 3: Thực tiễn áp dụng, giải quyết tranh chấp vê hợp đồng sử
dụng tác phẩm và hướng hoàn thiện qui định của Bộ luật dán sự vê
hợp đống sử dụng tác phẩm;
Kết luận.



CHƯƠNG 1
K HÁI N IỆ M C H Ư N G
V Ể H Ợ P Đ Ổ N G SỬ D Ụ N G T Á C P H A M

1.1.

KHẢI NIỆM HỢP ĐỔNG s ử DỤNG TÁC PHAM;

1.1.1. Khái niệm;
Theo nguyên lý và kỹ Ihuật lập pháp của Bộ luật dân sự thì các qui định
chung về hợp đồng cũng được áp dụng cho hợp đổng sử dụng tác phẩm. Tuy
nhiên, xuất phát từ tính đặc thù về đối tượng của hợp đồng mà pháp luật có qui
định riêng về hợp đồng sử dụng tác phẩm.
Trong thực tế, một tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học có thể được
truyền tải trực tiếp tới công chúng bởi bản thân tác giả hoặc chủ sở hữu tác
phấm. Tuy nhiên, điểu này không phải bao giờ cũng thực hiện được một cách
dễ dàng hởi hoạt động sáng tạo và việc truyền tải những kết quả của hoạt động
sáng tạo đó tới cơng chúng là hai cơng việc hồn tồn khác nhau, mặc dù giữa
chúng có sự bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Để tác phẩm được truyền tải tới công
chúng một cách hữu hiệu nhất thì thơng thường tác giả, chủ sở hữu tác phẩm
khơng tự mình ihực hiện quyền cơng bố, phổ biến tác phẩm mà chuyển giao
quyền đó cho người khác thông qua hợp đổng sử dụng tác phẩm.
Xét về cơ sở hình thành hợp đồng thì hợp đồng sử dụng tác phẩm được
hình Ihành từ hai cơ sở sau đây:
cir Cơ sở khách quan hình thành hợp đồng sử dụng tác phẩm: Ngoài
những nhu cầu về vật chất thì nhu cầu thưởng thức các sản phẩm của hoạt
động sáng tạo tinh thần là một trong những nhu cầu không thể thiếu được của
con người. Xuấl phát lừ nhu cầu thực tế này mà các tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học đã ra đời và phát triển trong mọi giai đoạn khác nhau của lịch

sử xã hội loài người. Khi nhu cầu thưởng thức các tác phẩm văn học, nghệ


6

thuật, khoa học ngày càng tăng thì nhữníi hình thức truyền tải các tác phẩm đỏ
tới công chúng cũng ngày càng phong phú, đa dạng. Hoạt động in ấn, xuất
bản đã ra đời và ihay thế dần cho hình thức truyền tải thơng tin "truyền
miệng". Ngồi ra với sự phát triển mạnh mẽ của các yếu tố về khoa học, cơng
nghệ, sự bùng nổ về thơng tin ihì các hoại động gắn liền với nó như phái
thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình...cũng ngày càng phổ biến, đóng góp mộl
phần quan trọng trong việc phổ biến tác phẩm đến nhiều người. Cùng với sự ra
đời và phát triển của hoại động in ấn, xuất bản, phát thanh, truyền hình, ghi
âm, ghi hình... thì có một lực lượng lao động đơng đảo trong xã hội có vai trị
quan trọng trong việc truyền bá những tác phẩm văn học, nghệ ihuật, khoa học
tới cơng chúng - nói cách khác là họ đã sử dụng tác phẩm văn học, nghệ ihuậi
khoa học do tác giả sán^ tạo ra. Đây chính là yếu tố khách quan để hình thành
hựp đồng sử dụng tác phẩm.
Qĩr Cơ sở chủ quan hình thành hợp đồng sử dụng tác phẩm: Hoại động
sáng tạo của tác giả là mộl hoạt động độc lập. Một tác phẩm do tác giả sáng
tạo thì lác giá có quyền cơng bố, phổ biến, cho hoặc không cho người khác
công bô phổ biến tác phẩm (khi tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm).
Việc cơng bố phổ biến tác phẩm hồn tồn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của
tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Tuy nhiên, không phải bao giờ tác giả, chủ sở
hữu tác phẩm cũng có thể tự mình thực hiện quyền cơng bố, phổ biến tác
phấm. Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố liên quan như cơ sở
vậl chất, trình độ chun mơn trong lĩnh vực xuất bản, biểu diễn, phát thanh,
truyền hình... Đây chính là lý do để hợp đổng sử dụng tác phẩm giữa tác giả,
chủ sở hữu tác phẩm với bên sử dụng tác phẩm được hình thành. Như vậy, việc
thiết lập hợp đồng sử dụng tác phẩm hay không là hồn tồn phụ thuộc vào ý

chí của bên sử dụng tác phẩm với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Nói cách khác
đây chính là cơ sở chủ quan để hình ihành hợp đồng sử dụng tác phẩm. Khi
tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm ký kết hợp đổng sử dụng tác phẩm với bên


sử dụng tác phấm thì đó cũng chính là việc tác giả, chủ sở hữu tác phẩm thực
hiện quyền nhân thân quan trọng mà pháp luật qui định cho tác giả, chủ sở
hữu tác phẩm: Quyền công bố, phổ biến; cho hoặc không cho người khác công
bố phổ biến tác phẩm; Cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của
mình (Điểm c,đ Khoản 1, Điều 751, và điểm a,b Khoản 1, Điều 753, Bộ luật
dân sự). Thông qua việc thực hiện quyền nhân ihân này mà tác giả, chủ sở hữu
tác phẩm sẽ nhận được lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác
phẩm.
Nếu hợp đồng sử dụng tác phẩm được giao kết trên cơ sở lự nguyện của
các bên và hợp pháp thì quyổn lợi của các chủ thể Iham gia hợp đồng sử dụng
tác phẩm sẽ được đảm bảo. Ngoài ra bằng hợp đồng sử dụng tác phẩm và thực
hiện hợp đồng này mà ngày càng có nhiều hơn nữa các tác phẩm văn học,
nghệ thuậl khoa học được truyền tải tới công chúng. Vậy hiểu thế nào là hợp
đồng sử dụng tác phẩm ?
Theo phương diện khách quan thì hợp đồng sử dụng tác phẩm là bộ
phận các qui phạm pháp luật do Nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh các quan hệ
sử dụng lác phẩm giữa tác giả hoặc chủ sở hữu lác phẩm với bên sử dụng lác
phẩm.
Theo phương diện chủ quan thì “Hợp đồng sử dụng tác phẩm là sự
thoả thuận giữa tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm về việc chuyển giao lác
phẩm thuộc quyền sở hữu của mình cho cá nhăn, tổ chức khác (gọi là bên sử
dụng tác phẩm) sử dụng tác phẩm

(Khoản 1 Điều 767, Bộ luật dân sự).


Cũng như hất cứ hợp đồng nào khác, hợp đồng sử dụng tác phẩm có
dấu hiệu đặc trưng là “sựthoả thuận 'củ a các bên tham gia quan hệ hợp đồng.
Sự Ihoả thuận nhất trí của các bên là cơ sở quan trọng để đi tới mục đích giao
kết hợp đồng. Đây cũng là dấu hiệu cơ bản để khẳng định giữa các bên có
thiết lập quan hệ hợp đổng hay khơng, bởi khơng thể có hợp đồng nếu như
khơng có sự thoả thuận. Sự thoả thuận thống nhất ý chí phải có từ hai phía:


X

bên chuyên giao tác phẩm cho bên kia sử dụng (tác giả hoặc chủ sở hữu tác
phám) và hên sử dụng tác phẩm. Sự thoả thuận của các bên trong hợp đổng sử
dụng tác phấm phải khône, bị khiếm khuyết bởi lừa dối, nhầm lẫn, đe doạ hay
giả tạo. Đê quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng sử dụng tác
phẩm được pháp luậl thừa nhận và đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng
chế của Nhà nước thì sự thoả thuận của các chủ thể khơng được trái với pháp
luật và đạo đức xã hội.
Ngoài ra, sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng sử dụng tác phẩm
phải liên quan đến bản chất của hợp đổng. Đổng thời sự thoả Ihuận này phải
dân đến nghĩa vụ chuyển giao tác phẩm của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm
cho bên sử dụng tác phẩm để bên sử dụng lác phẩm sử dụng tác phẩm với hình
thức, phạm vi, thời hạn... được hai bên xác định trong hợp đồng. Những nỉỊhĩa
vụ khác của các bên trong hợp đổng đều phát sinh từ nghĩa vụ cơ bản.
Như vậy, hợp đổng sử dụng lác phẩm phải là sự thoả thuận giữa các
bên: bên chuyển giao tác phẩm và bôn sử dụng lác phẩm, liên quan đến đối
tượng chuyển giao - đó là việc sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học. Bên chuyển giao tác phẩm cho bôn kia sử dụng là tác giả hoặc chủ
sở hữu tác phẩm. Nếu là tác giả thì có thể là tác giả đem nhất hoặc là đồng tác
giả. Mặc dù pháp luật không qui định trực tiếp nhưng trên cơ sở quyền của
chủ thể, ehúne, ta có thể hiểu các cá nhân này phải là tác giả đồng thời là chủ

sở hữu tác phẩm. Nếu tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm thì việc giao
kết hợp đồng sử dụng tác phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của tác giả.
Trường hợp tác giả khơng đổng Ihời là chủ sở hữu tác phẩm (tác giả sáng tạo
theo nhiệm vụ được giao, sáng tạo theo hợp đồng) thì việc giao kết hợp đồng
của tác giả phải được chủ sở hữu tác phẩm đồng ý. Sở dĩ lại có qui định như
vậy hởi các qui định về quyền tác giả trong Bộ luật dân sự và các văn bản
hướng dẫn thi hành đều thể hiện quan điểm chỉ có cá nhân, tổ chức là chủ sở
hữu tác phẩm mới có quyền cho hoặc khơng cho người khác sử dụng tác phẩm


9

của mình và hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm
dưới các hình thức xuất bản, tái bản, triển lãm, biểu diễn, ghi àm, ghi hình,
chụp ánh, dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê.
Chủ thể sử dụng tác phẩm là cá nhân, tổ chức được tác giả hoặc chủ sở
hữu tác phẩm thông qua sự thoả thuận cho phép sử dụng tác phẩm dưới những
hình thức, phạm vi nhất định thể hiện trong hợp đồng. Thông thường bên sử
dụng lác phẩm là các Nhà xuất bản, các Trung tâm triển lãm, Tổ chức sản
xuất hăng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình, Tổ chức phát thanh
truyền hình...
1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng sử dụng tác phẩm.
Hợp đồng sử dụng tác phẩm là phương tiện pháp lý quan trọng để qua
đó một tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được truyồn tải tới công chúng
dựa trên cơ sở thoả thuận giữa tác giả, chủ sở hữu tác phẩm với bên sử dụng
lác phẩm. Hợp đồng sử dụng tác phẩm là một hợp đổng dân sự và là hợp đồng
dân sự đặc biệt nên ngoài những đặc điểm chung của hợp đồng dân sự, hợp
đồng sử dụng tác phẩm cịn có các đặc điểm riêng. Những đặc điểm riêng này
xuất phát từ sự đặc thù về đối tượng của hợp đồng, xuất phát lừ chủ thể tham
gia giao kết hợp đồng. Hợp đồng sử dụng tác phẩm có những đặc điểm sau

đây:
1.1.2.1. Hợp đồng sử dụng tác phẩm là hợp đồng song vụ.
“Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với
nhau

(Khoản 1,Điều 405, BLDS). Như vậy, đặc trưng pháp lý của hợp đồng

song vụ là một bên vừa có quyền đồng thời lại có nghĩa vụ và ngược lại; quyền
của bên này là nghĩa vụ của bên kia. Tính chất song vụ của hựp đồng sử dụng
tác phám thể hiện ở chỗ: Bên chuyển giao tác phẩm và bên sử dụng tác phấm
vừa có quyền đồng thời lại vừa có nghĩa vụ. Nghĩa vụ cơ bản của tác giả, chủ
sở hữu tác phẩm là chuyển giao tác phẩm cho bên sử dụng tác phẩm theo đúng
thời hạn, địa điểm đã thoả ihuận; không được chuyển giao tác phẩm cho cá


10

nhân tổ chức khác sử dụng tác phẩm khi chưa hết hạn hợp đồng trừ trường hợp
được bên sử dụng tác phẩm cho phép....Nghĩa vụ cơ bản của bên sử dụng tác
phẩm là phải sử dụng tác phẩm theo đúng hình thức, phạm vi và thời hạn; trả
đủ nhuận bút hoặc ihù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm theo đúng
thời hạn và phương íhức đã thoả thuận... Như vậy, có thể thấy quyền và nghĩa
vụ của bên sử dụng tác phẩm với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm là có tính
chất tương ứng, là một dạng cụ thể của “quyền đối nhân
1.1.2.2. Hợp đồng sử dụng tác phẩm là hợp đồng có đền bù.
Hợp đồng có đền bù là hợp đồng mà một bên nhận đưực lợi ích vật chất
từ phía bên kia và hồn lại cho bên kia một lợi ích vật chất tương ứng. Đối với
hợp đồng sử dụng tác phẩm, ngoài lợi ích tinh thần mà tác giả, chủ sở hữu tác
phẩm đạt được (công bố, phổ biến tác phẩm; sử dụng tác phẩm và thông qua
đỏ mọi người biết đến tác phẩm một cách rộng rãi hơn...) thì tác giả, chủ sở

hữu lác phẩm còn nhận được những khoản tiền nhất định - đó là tiền nhuận
bút hoặc thù lao - mà bên sử dụng tác phẩm trả cho họ. Cịn bên sử dụng tác
phẩm thì thơng qua hợp đồng sử dụng tác phẩm, họ nhận được lợi ích vật chất
gián tiếp từ bên chuyển giao tác phẩm để họ sử dụng. Đó chính là những lợi
ích vật chất họ thu được (lợi nhuận) trong quá trình sử dụng tác phẩm sau khi
thực hiện xong nghĩa vụ đối với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Tuy nhiên,
không phải trường hợp nào bên sử dụng tác phẩm cũng thu được lợi ích vật
chất thơng qua việc sử dụng tác phẩm của bên chuyển giao tác phẩm mà điều
này còn phụ thuộc vào khả năng của bên sử dụng tác phẩm hoặc một số
trường hựp vì phục vụ nhiệm vụ chính trị (ví dụ như xuất bản sách mà sách
này lại thuộc diện trợ giá cho đồng bào thiểu số...). Điều này cũng dễ hiểu bởi
đa phần việc sử dụng tác phẩm là thông qua việc xuất bản mà hoạt động xuất
bản lại khơng đơn thuần là hoạt động vì mục đích kinh doanh (Điều l,Luật
xuấl bản năm 1993){21}.
1.1.2.3.

Hợp đồng xuất bản là hợp đồng ưng thuận.


11

Việc xác định mộl hựp đồng là ưng thuận hay là hợp đồng thực tế là căn
cứ vào thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng được coi là ưng thuận là
hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm các bên trong quan hệ hợp đồng thoả
thuận xong về những điều khoản cơ bản của hợp đồng và theo đó các bên phải
tiến hành thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh theo hựp đồng. Trong hợp
đồng sử dụng tác phẩm thì khi bên sử dụng tác phẩm với tác giả hoặc chủ sở
hữu tác phẩm thoả thuận xong về những điều khoản cơ bản của hợp đồng như
đối tượng, phạm vi sử dụng, mức nhuận bút, thù lao và phưcmg thức thanh
tốn v.v... thì các bên phải thực hiện những cam kết, thoả thuận này. Nếu đã

thoả thuận mà tác giả, chú sở hữu tác phẩm lại chuyển giao tác phẩm cho
người khác sử dụng... thì bị coi là vi phạm hợp đồng hoặc nếu đã thoả Ihuận và
bên sử dụng tác phẩm sử dụng tác phẩm nhưng lại không trả nhuận bút cho tác
giả... cũng bị coi là vi phạm cam kết, thoả thuận.
/. 1.2.4.

Hợp đồng sử dụng tác phẩm là hợp đồng có đối tượng đặc biệt.

Đối iưựng của hợp đồng dân sự chính là đối tượng của nghĩa vụ dân sự.
Theo qui định tại Điều 287 Bộ luật dân sự thì : “Đơi tượng của nghĩa vụ dân sự
có th ể là tài sản, công việc phải làm hoặc không được làm...

Khái niệm tài

sản được đưa ra tại Điều 172 - Bộ luậl dân sự: “Tài sản bao gồm vật cố thực,
tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sả n ”. Đối tượng của hợp
đồng sử dụng tác phẩm là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Như
vậy, có thể nói đối tượng của hợp đồng sử dụng tác phẩm là những “tài sản vơ
hình ” nhưng đã được “vật chất h o á ” Ihông qua hoạt động sáng tạo của tác giả
và sau này là hoạt động sử dụng tác phẩm của bên sử dụng tác phẩm. Nói cách
khác, đối lượng của hợp đồng sử dụng tác phẩm là tài sản trí tuệ, là kết quả
của hoạt động tư duy sáng tạo của con người, con người không thể nắm bắt
chúng một cách cụ thể. Lẽ dĩ nhiên khi Iham gia hợp đồng sử dụng tác phẩm
thì bên sử dụng tác phẩm quan tâm đến “giá trị tinh thần” được chứa đựng
bên trong nội dung của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Xác định


được “giá trị tinh th ầ n ” này rất quan trọng, nó quyết định đến vấn đề thù lao
và qui mô sử dụng tác phẩm cũng như trực tiếp quyết định đến công việc tiếp
theo sau khi ký hợp đồng sử dụng tác phẩm của bên sử dụng tác phẩm.

1.1.3. Ý nghĩa của hợp đồng sử dụng tác phẩm.
Bôn cạnh những nhu cầu vật chất thì con người cần phải có những nhu
cầu tinh thần - đây là nhu cầu trường tồn của mỗi con người. Một trong những
phương tiện để con người thỗ mãn được nhu cầu đó là thông qua hoạt động
xuất bản, sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình, nhờ vào
các phương tiện phát thanh, truyền hình...mà hoạt động này lại là hoạt động
phái sinh thông qua hợp đồng sử dụng tác phẩm giữa tác giả, chủ sở hữu tác
phẩm với bên sử dụng tác phẩm. Như vậy, hựp đồng sử dụng tác phẩm có ý
nghĩa quan trọng đối với đời sống của con người. Điều đó được thể hiện ở
những khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, Hợp đồng sử dụng tác phẩm là phương tiện pháp lý quan
trọng để thoả mãn quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và
người sử dụng tác phẩm;
Thông thường tác giả, chủ sở hữu tác phẩm luôn mong muốn tác phẩm
của mình được cơng chúng, độc giả biết đến. Pháp luật cho phép tác giả, chủ
sử hữu tác phẩm có quyền công bố, phổ biến, cho hoặc không cho người khác
công bố, phổ biến, sử dụng tác phẩm. Để làm được điều này trước hết phụ
thộc vào bản thân tác giả, chủ sở hữu tác phẩm - nói cách khác là còn phải phụ
thuộc vào nội dung bên trong của tác phẩm. Tuy nhiên, không phải bao giờ
bản thân tác giả, chủ sở hữu tác phẩm cũng có thể tự mình thực hiện được việc
cơng bố, phổ biến, sử dụng tác phẩm. Thông qua hợp đồng sử dụng tác phẩm,
tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm đã thực hiện được quyền nhân thân quan
trọng của mình là quyền cơng bố, phổ biến tác phẩm và sử dụng tác phẩm.
Khi tham gia hợp đồng sử dụng tác phẩm thì tác giả, chủ sở hữu tác phẩm cịn
được hưởng lợi ích vật chất từ bên sử dụng tác phẩm. Bên cạnh đó bằng việc


13

tham gia hợp đồng sử dụng tác phẩm thì bên sử dụng tác phẩm sẽ có cơ sở để

khẳng định tính hợp pháp của các xuất bản phẩm cũng như các hoạt động phái
sinh khác từ hợp đồng sử dụng tác phẩm.
Thứ hai, Hợp đồng sử dụng tác phẩm góp phần kích thích hoạt động
sáng tạo của tác giả;
Hoạt động sáng tạo các tác phẩm văn học, nghệ thuật khoa học là một
loại lao động và là loại lao động đặc biệt. Tính “đặc b iệt” của hoạt động này
thể hiện ở chủ thể sáng tạo và kết quả của hoạt động sáng tạo đó. Một tác
phẩm văn học, nghệ Ihuật, khoa học thực sự chỉ có ý nghĩa khi được công bố
và được sử dụng. Nếu không được công bố và đưa vào sử dụng thì giá trị của
các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học không thể khẳng định được và sự
sáng tạo sẽ trở thành vô nghĩa đối với người khác. Khi một tác phẩm văn học,
nghệ thuật khoa học được đưa vào sử dụng thì thực tế cuộc sống sẽ trả lời rằng
tác phẩm đó có “sống” được hay khơng. Nếu tác phẩm được cơng chúng đón
nhận nồng nhiệt, ảnh hưưng mạnh mẽ tới đời sống của mọi người thì điều đó
có nghĩa là tác phẩm đó sẽ “sống” được trong lịng độc giả - tất nhiên điều
này cịn phụ thuộc vào khả năng, trình độ, uy tín của tác giả, cũng như nhu
cầu thưởng thức của độc giả. Nếu công chúng quay lưng lại với tác phẩm, tẩy
chay tác phẩm hoặc chí ít thì tác phẩm nhận được những lời phê phán, lên án
từ đa số độc giả, từ đại đa số công chúng thì điều này chứng tỏ bản thân tác
giả, chủ sở hữu tác phẩm phải xem lại mình. Dù tác phẩm được đánh giá theo
chiều hướng tích cực hay tiêu cực thì hợp đồng sử dụng tác phẩm cũng ln
ln kích thích hoạt động sáng tạo của tác giả: Tác giả sẽ phát huy tài năng
sáng tạo của mình hoặc bản thân tác giả cũng như những người sáng tạo khác
phải tự kiểm điểm, rút kinh nghiệm để cho ra đời các tác phẩm ngày càng có
chất lượng hơn. Thơng qua hợp đồng sử dụng tác phẩm, tác giả hoặc chủ sở
hữu tác phẩm sẽ kiểm soát được mức độ và phạm vi mà tác phẩm của mình
được sử dụng. Việc hưởng nhuận búl hoặc thù lao từ việc cho người khác sử


14


dụng tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm cịn có vai trị quan trọng
trong việc duy trì và củng cố hoạt động sáng tạo của tác giả, đảm bảo những
điều kiện vật chất cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
Thứ ba, Hợp đồng sử dụng tác phẩm tạo đà phát triển cho hoại động
xuất bản, hoạt động sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa
hình, hoạt động của các tổ chức phái thanh, truyền hình;
Trong thời đại bùng nổ thơng tin hiện nay thì hoạt động xuất bản cũng
như các hoạt động sử dụng tác phẩm khác có vai trị hết sức quan trọng. Việc
nắm bắt kịp thời thông tin cũng như sử dụng thơng tin đó như Ihế nào sẽ quyết
định sự thành công hay thất bại trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Muốn vậy
phải có các sản phẩm cho hoạt động đó mà để có các sản phẩm này thì phần
nhiều là phải thông qua hợp đồng sử dụng tác phẩm. Với hựp đồng sử dụng
tác phẩm thì coi như bên sử dụng tác phẩm đã có cơ sở pháp lý để khẳng định
tính hợp pháp của hoạt động sử dụng tác phẩm và đây chính là yếu tố quan
Irọng để duy trì và thúc đẩy hoạt động xuất bản và các hoạt động báo chí khác
phát triển.
Thứ Ịự, Hựp đồng sử dụng tác phẩm cịn có vai trị lưu truyền các sản
phẩm trí tuệ, đảm bảo giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống văn hoá dân
tộc trong sự nghiệp phát triển văn hoá xã hội của đất nước;
Hợp đồng sử dụng tác phẩm cịn có vai trị íhu húl và bảo vệ các lợi ích
vật chất cần thiết của các tổ chức cá nhân sử dụng tác phẩm, thúc đẩy nền
kinh tế trong nước phái triển, khuyến khích đầu tư nước ngồi cũng như tạo sự
tin tưởng cần thiết cho tác giả và những người có liên quan khác trong việc sử
dụng tác phẩm của họ.
Thứ năm, Thông qua hợp đồng sử dụng tác phẩm Nhà nước quản lý
hoạt động sáng tạo của tác giả, cũng như tăng cường quản lý hoạt động sử
dụng tác phẩm. Mặc dù Nhà nước ta không kiểm duyệt tác phẩm trước khi
xuất bản (trừ trường hợp cần thiết do Thú tướng Chính phủ quyết định - Điều



15

2, Luật xuất bản 1993){21 Ị, Tuy nhiên, thông qua hợp đồng sử dụng tác phẩm
thì Nhà nước sẽ kiểm soát được hoạt động sáng tạo của tác giả, loại bỏ đuợc
những “nọc đ ộ c” văn hoá và từ đó có những chính sách xử lý phù hợp. Ngồi
ra thơng qua hợp đồng sử dụng tác phẩm thì Nhà nước sẽ kiểm soát, quản
lýđược hoạt động sử dụng tác phẩm, từ đó tăng cường quản lý hành chính Nhà
nước trên các lĩnh vực khác nhau như thu thuế đối với hoạt động xuất bản,
kiểm soát hoạt động nộp lưu chiểu xuất bản phẩm...
Ngoài những ý nghĩa trên đây, hợp đồng sử dụng tác phẩm cịn đóng
góp vai trị quan trọng trong tiến trình hợp tác và giao lưu quốc tế, góp phần
thúc đẩy việc tiếp cận với những tác phẩm văn học, nghệ Ihuật, khoa học có
giá trị, những tinh hoa văn hố thế giới....
Tóm lại, cùng với các qui định về quyền tác giả trong Bộ luật dân sự và
các văn bản pháp luật có liên quan thì hựp đồng sử dụng tác phẩm sẽ tạo một
môi trường thuận lợi để cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động sáng tạo các
tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Hợp đồng sử dụng tác phẩm tạo điều
kiện thuận lợi nhằm giúp cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm thoả mãn được
quyền nhân thân cũng như quyền tài sản mà pháp luật qui định cho họ. Ngoài
ra hợp đồng sử dụng tác phẩm cịn góp phần bảo vệ quyền lợi cho bên sử dụng
tác phẩm cũng như tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối
với hoạt động sử dụng tác phẩm cũng như hoạt động sáng tạo của tác giả.
1 2.

ĐIỂU KIỆN CÓ HIỆU L ực CỦA HỢP ĐỔNG s ử DỤNG TÁC PHAM;

Khi hợp đồng sử dụng tác phẩm được giao kết thì các bên phải thực
hiện những cam kết, những thoả thuận trong hựp đồng, nếu một bên vi phạm
hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm trước phía bên kia do hành vi vi phạm của

mình gây ra. Mặc dù hợp đồng sử dụng tác phẩm là phương tiện để các bên
thoả mãn quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tuy vậy pháp luật vẫn cần thiết
phải can thiệp vào sự thoả thuận của các bên khi tham gia hợp đồng đó. Đây
chính là lý do cần thiết để chúng ta xem xét điều kiện có hiệu lực của hợp


16

đồng sứ dụng tác phẩm. Bộ luật dân sự không có qui định cụ thể về điều kiện
có hiệu lực của hợp đồng dân sự nói chung, hợp đồng sử dụng tác phẩm nói
riêng, bởi nó là một loại giao dịch dân sự. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch
dân sự được qui định tại Điều 131, Bộ luật dân sự:
“Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
/. Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
2. Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã
hội;
3. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;
4. Hình thức giao dịch phù hợp với qui định của pháp luật. ”
Qua việc xem xét các qui định của Bộ luật dân sự và các văn bản pháp
luật có liên quan, có thể xác định hựp đồng sử dụng tác phẩm sẽ phái sinh
hiệu lực pháp lý khi thoả mãn các điều kiện sau đây:
1.2.1. Người tham gia hợp đồng sử dụng tác phẩm phải có tư cách chủ
thể;
Năng lực hành vi dân sự của một người là khả năng của người đó bằng
hành vi của chính mình thực hiện các quyền và gánh chịu các nghĩa vụ dân sự
do Pháp luật dân sự qui định. Chủ thể của hợp đồng sử dụng tác phẩm là các
bên tham gia hợp đồng sử dụng tác phẩm và có các quyền, nghĩa vụ phát sinh
từ hợp đồng sử dụng tác phẩm. Chủ thể của hợp đồng sử dụng tác phẩm gồm
có bên chuyển giao tác phẩm và bên sử dụng tác phẩm. Để có thể tham gia
hợp đồng thì bên chuyển giao tác phẩm cũng như bên sử dụng tác phẩm phải

có năng lực chủ thể, được xác định bởi hai yếu tố - đó là năng lực pháp luật và
năng lực hành vi dân sự.
1.2.1.1

Bên chuyển giao tác phẩm.

Theo qui định tại Điều 767, Bộ luật dân sự thì bên chuyển giao tác
phẩm cho người khác sử dụng có thể là tác giả hoặc chú sở hữu tác phẩm. Tuy
nhiên, theo qui định tại Điều 751, Bộ luật dân sự thì tác giả chỉ có quyền


17

chuyển giao quyền sử dụng tác phẩm cho người khác khi họ chính là chủ sở
hữu tác phẩm. Như vậy, bên chuyển giao tác phẩm có thể bao gồm những
người sau đây:
J£T Tác giả đổng thời là chủ sở hữu tác phẩm.
Tác giả là người trực tiếp sáng tạo một phần hoặc toàn bộ tácphẩm văn
học, nghệ thuật, khoa học - đây là tác giả sáng tạo về mặt nội dung hay còn
gọi là tác giả “nguyên g ố c”. Ngồi tác giả “ngun g ố c” thì những người sau
đây cũng được coi là tác giả, họ là những tác giả “phái sin h ”:
c-ỉr Người dịch tác phẩm từ ngơn ngữ này sang ngơn ngữ khác.
rjể' Người phóng tác từ tác phẩm đã có, người cải biên, chuyển thể tác
phẩm từ loại hình này sang loại hình khác là tác giả của tác phẩm phóng tác,
cải biên, chuyển thể đó.
^

Người biên soạn, chú giải, tuyển chọn tác phẩm của người khác

Ihànlì tác phẩm có tính sáng tạo là tác giả của tác phẩm biên soạn, chú giải,

tuyển chọn đó.
Khi các cá nhân cùng Ihống nhất ý chí trong việc sáng tạo ra tác phẩm
thì họ được coi là đồng tác giả đối với tác phẩm. Các cá nhân, tổ chức làm
cơng việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra
tác phẩm thì khơng được cơng nhận là tác giả.
Tác giả chính là người đã “sin h ” ra tác phẩm - và cũng khơng có gì
ngạc nhiên khi có người nói rằng lác phẩm là “đứa con tinh thần” của tác giả.
Có những tác giả cả cuộc đời họ chỉ sống với một tác phẩm, nhưng có những
tác giả thì hoạt động sáng tạo tác phẩm cúa họ diễn ra thường xuyên, vừa là
nhu cầu, vừa là cảm hứng và điều đó khơng thể thiếu được trong đời sống tinh
thần của họ.
Tuy nhiên, việc xác định ai là tác giả trong nhiều trường hợp không
đơn giản một chút nào, mà vấn đề này lại có ý nghía hết sức quan trọng trong

THƯVÍỆN
TRƯỜNG ĐẠI HOC LUẠT HẢ NƠI
PHỊNG DOC


18

việc xác định chủ thể của hợp đồng sử dụng tác phẩm trong một số trường
hợp. Một người được coi là tác giả tại thời điểm nào ? cần những điều kịên gì?
Điều 2 Cơng ước Berne năm 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và
nghệ thuật qui định: “Thuật ngữ “Các tác phẩm văn học và nghệ th u ậ t” bao
gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực vãn học, khoa học và nghệ thuật,
được biếu hiện bằng bất kỳ theo phương thức hay hình thức nào...”
Như vậy, điều kiện đầu tiên của một tác phẩm là tác phẩm đó phải được
thể hên ra bên ngồi dưới một hình thức vật chất nhất định, pháp luật khơng
thể bảo hộ những gì vẫn cịn là ý tưởng của con người mà khơng thể hiện ra

bên ngồi. Một nhà Ihơ, một hoạ sĩ, một nhà khoa học không thể ycu cầu pháp
1uật bảo hộ những ý tưởng sáng tạo của họ khi mà những ý tưởng sáng tạo đó
chưa được người khác tri giác thấy, chưa được thể hiện ra bên ngoài.
Pháp luật quyền tác giả của nước ta cũng giống Công ước Berne khi qui
định việc bảo hộ đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học về điều kiện
cần thiết để có thể bảo hộ. Theo qui định tại Điều 754, Bộ luật dân sự và Điều
6, Nghị định của Chính phủ số 76/CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 (hướng dẫn
một số vấn đề về quyền tác giả trong Bộ luật dân sự) thì quyền tác giả đối với
tác phẩm phát sinh từ thời điểm tác phẩm sáng tạo được thể hiện dưới một
hình thức vật chất nhất định, khơng phân biệt tác phẩm đã công bố, đã đăng
ký bảo hộ hay chưa đăng ký bảo hộ.
Ngồi điều kiện về hình thức thể hiện của tác phẩm, theo qui định tại
Khoản l,Đ iều 745 và Điều 2, Nghị định 76/CP thì muốn được cơng nhận là
tác giả đối với một tác phẩm thì phải thoả mãn các điều kiện sau:
rJP Phải là người trực tiếp có hoạt động sáng tạo ra tác phẩm;
lír Tác phẩm sáng tạo phải thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa
học;
r#= Tác phẩm phải được Nhà nước công nhận và bảo hộ;


19

'w" Người sáng tạo ra tác phẩm phải ghi tên thật hoặc bút danh trên tác
phẩm khi tác phẩm được cơng bố, phổ biến;
Thế nào là người trực tiếp có hoạt động sáng tạo ? Để được công nhận
là tác giả của một tác phẩm thì địi hỏi bản thân họ phải tự mình làm ra tác
phẩm, họ khơng thể sao chép tác phẩm của người khác. Mặc dù pháp luật
không qui định về chất lượng, nội dung của một tác phẩm, nhưng nhấl thiết
tác phẩm đó phải do bản thân tác giả sáng tạo.
Hiểu thế nào là sáng tạo ? Sáng tạo ở đây chúng ta có thể hiểu là tác

phẩm đó phải thể hiện được “tính m ớ i”. Tính mới này được thể hiện rất đa
dạng:
CĨP Mới về chủ đề.
^ Mới về nội dung.
cír Mới về hình thức biểu hiện.
cír Mới về cách giải quyết vấn đề v.v và v.v...
Bộ luật dân sự và Nghị định số 76/CP khơng qui định thế nào là tính
“sáng tạo” . Thơng tư số 27/2001/TT - BVHTT có đưa ra khái niệm về tính
sáng tạo: “Sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học ỉà hoạt động tư duy của tác
giả trực tiếp ìàm ra một phần hoặc tồn bộ tác phẩm được thể hiện dưới một
hình thức vật chất nhất định”. Ngồi việc sáng tạo tồn bộ cịn có việc sáng
tạo một phần tác phẩm. Nếu như hiểu sáng tạo toàn bộ tác phẩm cịn có phần
đơn giản, cịn hiểu sáng tạo một phần thì tương đối phức tạp. Bởi lẽ trong hoạt
động sáng tạo các tác phẩm văn học, nghệ Ihuật, khoa học thì việc sáng tạo
ihơng thường là độc lập, hiếm có khi nào mà việc sáng tạo đó lại hoàn toàn
trùng hợp về ý tưởng, cách thức thể hiện... Trên thực tế có nhiều người cùng
sáng tác chung một tác phẩm, nhưng tác phẩm chung đó đơi khi tách biệt rõ
ràng về những phần sáng tạo của mỗi người (ví dụ: một tác phẩm có nhiều
người viết và mỗi người viết một phần). Tuy nhiên, cũng có tác phẩm có thể
được nhiều người sáng tác mà khơng thể phân biệt được phần nào của ai, (ví


×