Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Hoàn thiện quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của toà án nhân dân các cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.68 MB, 85 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẦN THỊ LÊ NA

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỂ
THẨM QUYỂN XÉT x ử s ơ THAM h ìn h s ự CỦA
TOÀ ÁN NHÂN DÂN CÁC CẤP

Chuyên ngành :

LUẬT HÌNH S ự

Mã số:

603840

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS. TS TRAN

THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẠT HÀ NỘI
P H O N S Đ Ọ C __ /


uaL

HÀ NỘI 2009



vãn độ


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

3

Chương 1: NHẬN THỨC CHUNG VÊ THẨM QUYỀN XÉT x ử

8

Sơ THÀM HÌNH Sự CỦA TỒ ÁN NHÂN DÂN CÁC CẤP.
1.1. Khái niệm thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự. >

8

1.2. Phán loại thẩm quyền xét xử.

12

1.3. Ý nghĩa của việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sư.

17


1.4. Thầm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của Tồ án nhân dân theo

22

quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
1.4.1. Thẩm quyền xét xử theo việc.

22

1.4.2. Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ.

25

1.4.3. Thẩm quyền xét xử theo đổi tượng.

28

Chương 2: THựC TIỄN THựC HIỆN THÂM QUYỀN XÉT x ử

30

Sơ THẨM HÌNH S ự CỦA TỒ ÁN NHÂN DÂN CÁC CẤP VÀ
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
2.1. Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện thẩm quyền

30

xét xử sơ thẩm hình sự của Tồ án nhân dân các cấp theo quy định
của Bộ ỉuật tố tụng hình sự năm 2003.

2.2. Những bất cập, vưổhg mắc trong việc thực hiện thẩm quyền xét

47

xử sơ thẩm hình sự theo Bộ luật-tế tụng hiện hành.
2.3. Nguyên nhân của những bất cập, vướng mắc.
2.4. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định về thẩm quyền xét xử
sơ thẩm hình sự của Tồ án nhân dân các cấp.
2.4.1.

Yêu cầu đối với việc xác định thẩm quyền xét xử sơ

thẩm của Toà án nhân dân các cấp.

__


2

2.4.2. Một số kiến nghị.

59

2.4.2.1. Sửa đổi một số điều của Hiến pháp.

59

2.4.2.2. Hồn thiện Bộ luật tố tụng hình sự.

62


2.4.2.3. Sửa đổi Luật tổ chức Toà án nhân dân.

71

2.4.2.4. Sửa đổi pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án 72
nhân dân.
2.4.2.5. Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.
PHẦN KẾT LUẬN

75
76


3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay trong công cuộc đổi mới ở nước ta, cải cách tư pháp đang
được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và đang tích cực triển khai, coi
đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền.
Trong bối cảnh đó, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày
02 tháng 01 năm 2002 và Nghị quyết 49-NQ/TW nhằm đẩy mạnh hơn nữa
công cuộc cải cách tư pháp trong thời gian tới. Các Nghị quyết này đã đề cập
đến việc phân định lại thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp. Trong
đó, nêu rõ việc phân định thẩm quyền của Tịa án khơng phụ thuộc vào đon vị
hành chính. Tịa án nhân dân được phân thành Tòa án sơ thẩm khu vực, Tòa
án phúc thẩm, Tòa thượng thẩm và Tòa án nhân dân tối cao. Riêng đối với
Tòa án quân sự thì cần phải xác định hợp lý phạm vi thẩm quyền xét xử của
Tòa án quân sự theo hướng chủ yếu xét xử những vụ án về các tội xâm phạm

nghĩa vụ, trách nhiệm quân nhân, những vụ án liên quan đến bí mật quân sự...
Như vậy, theo các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp thì hệ
thống Tịa án nước ta sẽ có thay đổi cơ bản về về mơ hình tổ chức. Tịa án địa
phương sẽ được thay thế bởi Tòa án sơ thẩm khu vực và Tòa phúc thẩm, các
Tòa phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao sẽ chuyển đổi thành Tòa thượng
thẩm được tổ chức theo khu vực.
Trước yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp
cần có sự đổi mới đồng bộ về pháp luật để tạo cơ sở pháp lý cho sự phân định
lại thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp, đồng thời cần có những
giải pháp trước mắt và lâu dài để thực hiện việc phân định lại thẩm quyền xét
xử hợp lý và đạt hiệu quả cao.


4

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 của nước ta đã quy định mở rộng
thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho các Tòa án cấp huyện, đồng thời Quốc hội
cũng có nghị quyết quy định lộ trình thực hiện thẩm quyền đó trên thực tế.
Pháp lệnh tổ chức Tịa án quân sự năm 2002 cũng quy định phân biệt thẩm
quyền của Tòa án quân sự với Tòa án nhân dân. Quy định của Bộ luật hình sự
và các văn bản pháp luật khác là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động tư
pháp hình sự những năm qua. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các quy
định của pháp luật tố tụng hình sự cũng nổi lên một số bất cập của các quy
định pháp luật cũng như gặp phải một sổ vướng mắc trong thực tiễn, quá trình
nghiên cứu triển khai tình hình đổi mới mơ hình Toà án các cấp cũng gặp
những vướng mắc liên quan đến thẩm quyền xét xử.
Vì vậy, phân tích các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành
về thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự, nghiên cứu thực tiễn xét xử liên quan
đến thẩm quyền trong bối cảnh các quan điểm mới của Đảng, Nhà nước về cải
cách tư pháp để trên cơ sở đó có những kiến nghị hoàn thiện các quy định của

Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan có ý nghĩa quan
trọng về lý luận cũng như thực tiễn lập pháp cũng như áp dụng pháp luật.
Những phân tích trên là lý do để chúng tơi chọn Đề tài: “ Hoàn thiện
quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của Tịa án nhân dân các
cấp ” để thực hiện luận văn thạc sỹ của mình.

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u ĐỀ TÀI.
Thẩm quyền xét xử là một vấn đề phức tạp cả về lý luận cũng như
thực tiễn, do vậy được rất nhiều tác giả quan tâm. v ấn đề này đã được đề cập
trong luận án tiến sỹ “ Thẩm quyền của Tịa án các cấp theo luật tố tụng hình
sự Việt Nam” của T .s Nguyễn Văn Huyên; Luận án tiến sỹ “ Phúc thẩm trong

tố tụng hình sự” của T.s Nguyễn Đức Mai. Một số luận văn thạc sỹ luật học


5

cũng đã nghiên cứu ở các góc độ khác nhau vê thâm quyên của Tòa án các
cấp như luận văn “ Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự” của Th.s Đàm
Văn Dũng; “ Giới hạn xét xử trong tố tụng hình sự” của Th.s Trần Văn Tín;
“ Thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm trong tố tụng hình sự” của Th.s
Nguyễn Văn Tiến...M ột số bài viết liên quan đến đề tài như “ Một số vấn đề
về thẩm quyền xét xử” của PGS.TS Trần Văn Độ; “Vấn đề giới hạn xét xử
của Tòa án nhân dân” của T .s Nguyễn Văn Hiện; “ Một sổ vấn đề về tăng
thẩm quyền xét xử cho Tòa án cấp huyện” của tác giả Trần Đại Thắng v.v...
Mặc dù đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác
nhau về thẩm quyền của Tòa án đã được cơng bố, nhưng hầu hết các cơng
trình đó chủ yếu được thực hiện trước khi có Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ
Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trước khi ban hành Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2003. Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích các quy

định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành, nghiên cứu thực tiễn áp dụng
các quy định đó trong quá trình thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự
của Tịa án nhân dân gắn liền với tinh thần cải cách tư pháp hiện nay sẽ tạo cơ
sở lý luận và thực tiễn để hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xét xử và triển
khai việc xây dựng hệ thống Tòa án ở nước ta theo thẩm quyền xét xử đó.

3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM v ụ NGHIÊN c ứ u .
-

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp

luật tố tụng hình sự, thực tiễn xét xử của Tịa án, phân tích những bất cập,
vướng mắc trong áp dụng nhằm đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện các quy
định của pháp luật về thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của Tịa án nhân
dân các cấp.

Đe đạt được mục đích đó, nhiệm vụ của luận văn là:


6

- Nghiên cứu một sô vân đê lý luận chung vê thâm quyên xét xử sơ
thẩm của Toà án nhân dân các cấp.
- Phân tích các quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử sơ thẩm.
- Nghiên cứu thực tiễn thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án nhân
dân các cấp trong điều kiện cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.
- Đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về
thẩm quyền xét xử sơ thẩm và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thẩm
quyền xét xử của Tồ án các cấp.


4. ĐĨI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN c ứ u .
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thẩm quyền xét xử sơ thẩm của
Toà án nhân dân và hướng hoàn thiện các quy định của thẩm quyền này.
Phạm vi nghiên cứu: Chế định thẩm quyền xét xử của Toà án là một
chế định rộng và phức tạp trong Tố tụng hình sự và đã được đề cập trong
nhiều cơng trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau. Trong phạm vi của luận
văn thạc sỹ, chúng tôi chủ yếu tập trung vào việc phân tích các quy định của
pháp luật tố tụng hiện hành, làm sáng tỏ những bất cập của các quy định đó;
nghiên cứu thực tiễn và những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện thẩm
quyền xét xử sơ thẩm hình sự của Tồ án nhân dân các cấp theo Bộ luật tố
tụng hình sự 2003, đặc biệt là tình hình thực hiện việc tăng thẩm quyền xét xử
của Toà án nhân dân cấp huyện, trên cơ sở đó có hướng hồn thiện thẩm
quyền này trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay, nhất là việc hình thành
Tồ án khu vực và thẩm quyền xét xử của các Tồ án đó.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u .
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm cửa Đảng và Nhà nước


7

ta về nhà nước và pháp luật, về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, về cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là: Phương pháp
phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, lịch sử và khảo sát thực tiễn cũng như
tham khảo ý kiến chuyên gia để giải quyết những vấn đề đặt ra.

6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN cứu.
Đây là cơng trình nghiên cứu hệ thống, tương đối toàn diện về thẩm

quyền xét xử sơ thẩm hình sự của Tồ án các cấp theo quy định của pháp luật
tố tụng hình sự hiện hành. Vì vậy, chúng tơi hi vọng kết quả nghiên cứu sẽ có
ý nghĩa quan trọng trong việc hồn thiện các quy định của Bộ luật tổ tụng
hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan, hồn thiện hệ thống Toà án các
cấp.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 2 chương như sau:
Chương 1: Nhận thức chung về thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự
của Tồ án nhân dân các cấp.
Chương 2: Thực tiễn thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự
của Toà án nhân dân các cấp và một số kiến nghị.


8

Chương 1.

NHẬN THỨC CHUNG
VÊ THẨM QUYÈN XÉT x ử s o THẨM HỈNH s ự CỦA TOÀ ÁN
NHÂN DÂN CÁC CẤP.
1. 1. Khái niệm thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự.
“Thẩm quyền” là một khái niệm quan trọng, trung tâm của khoa học
pháp lý. Thuật ngữ “ thẩm quyền” bắt nguồn từ tiếng la tinh “competentia”.
Nó có hai nghĩa:
1, Phạm vi các quyền hạn của cơ quan hoặc người có chức vụ nào đó.
2, Phạm vi kiến thức mà ai đó có.
Theo từ điển luật học thì “thẩm quyền” là: “ quyền chính thức được
xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề” [5, tr.701].


bao gồm ba loại quyền năng: Quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư
pháp. Quyền lực nhà nước được thực hiện thông qua bộ máy nhà nước gồm
các cơ quan nhà nước khác nhau. Thẩm quyền của cơ quan nhà nước bắt
nguồn từ thẩm quyền của Nhà nước. Để bộ máy nhà nước hoạt động được
nhịp nhàng, ăn khớp và có hiệu quả, Nhà nước đã tiến hành “phân cơng lao
động” giữa các bộ phận của bộ máy. Sự “phân công lao động” này phải đảm
bảo sao cho mỗi cơ quan, mỗi nhà chức trách có một khối lượng cơng việc
hợp lý, tương xứng với vị trí và khả năng của chủ thể đó, sao cho cơng việc
khơng bị bỏ sót, cũng khơng trùng lắp, chồng chéo. Đó chính là sự phân định
rạch ròi ranh giới thẩm quyền.
Tùy thuộc vào cách thức tổ chức nhà nước và điều kiện hoàn cảnh của
mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử, việc tổ chức thực hiện quyền lực


9

nhà nước rất khác nhau, nhưng đều được tiến hành theo một trong hai nguyên
tắc cơ bản: Tập quyền hoặc phân quyền.
Ở các nước tư bản, tổ chức của Nhà nước luôn luôn áp dụng nguyên
tắc phân quyền, nghĩa là lập pháp, hành pháp và tư pháp ln phải có sự phân
biệt với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế thì giữa lập pháp và hành pháp ln có
sự phối kết hợp với nhau tạo nên nhà nước của chính thể đại nghị: Chính phủ
- hành pháp được thành lập dựa trên cơ sở của Nghị viện - lập pháp, và phải
chịu trách nhiệm trước lập pháp. Ở chính thể cộng hồ tổng thống, giữa lập
pháp và hành pháp khơng được phân quyền một cách mềm dẻo, khơng có sự
phổi kết họp một cách chính thức với nhau như chính thể đại nghị. Tuy nhiên,
vẫn tồn tại mối liên quan giữa lập pháp và hành pháp. Dù tổ chức theo kiểu

Nhà nước đại nghị hay tổng thống cộng hồ thì lập pháp và hành pháp ln có
sự phối hợp với nhau nhưng tư pháp bao giờ cũng độc lập. Chính sự độc lập

này cho phép Toà án, đại diện của nhánh quyền lực tư pháp có thể hồn thành
nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất.
Nhà nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng theo
nguyên tắc tập quyền Xã hội chủ nghĩa. Đó là Nhà nước trong đó đảm bảo tất
cả quyền lực thuộc về nhân dân, quyền lực của nhà nước là thống nhất, không
tam quyền phân lập nhung có sự phân cơng và phổi hợp giữa các cơ quan nhà
nước trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Có thể hiểu rằng sự thống nhất là nền tảng, sự phân công và
phổi hợp là phương thức để đạt được sự thống nhất của quyền lực nhà nước.
Ở Việt Nam, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, là cơ quan đại
diện cho quyền lực của nhân dân và do nhân dân bầu ra. Quốc hội trực tiếp
thực hiện quyền lập pháp và giám sát mọi hoạt động của bộ máy nhà nước.
Quyền hành pháp được giao cho chính phủ và các cơ quan trực thuộc nhằm


10

đưa các nghị quyêt, quyêt định của quôc hội, pháp lu ậ t, đường lối chính sách
của Nhà nước vào cuộc sống. Quyền tư pháp theo nghĩa rộng bao gồm cả hoạt
động xét xử của Tòa án và hoạt động của các cơ quan nhà nước khác có liên
quan trực tiếp đến hoạt động xét xử như điều tra, kiểm sát, thi hành án. Tòa án
là biểu hiện tập trung của quyền tư pháp, nơi mà các quyết định nhân danh
Nhà nước, mang tính quyền lực Nhà nước được đưa ra. Bởi vậy, quyền tư
pháp hiểu theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm quyền xét xử của Tòa án. So với nhiều
nước khác thì khái niệm “ tư pháp” của Việt Nam có nhiều điểm khác biệt.
Nếu như ở các nước khác khái niệm tư pháp chỉ được dùng để chỉ cho hoạt
động của Tồ án, thì ở Việt Nam khái niệm tư pháp không chỉ được dùng để
chỉ hoạt động của Tồ án mà cịn chỉ hoạt động của các cơ quan Nhà nước
khác thực hiện các chức năng có liên quan đến hoạt động xét xử. Trước hết là
Viện kiểm sát, rồi đến các cơ quan điều tra, thi hành án. Mặc dù vậy thì hoạt

động của Tồ án vẫn là hoạt động cơ bản của tư pháp.
Mỗi loại cơ quan nhà nước có chức năng, nhiệm vụ khác nhau và hoạt
động trong một lĩnh vực nhất định do pháp luật quy định. Đây là sự phân công
trong hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước nhằm tạo ra một cơ chế đảm
bảo cho bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả, hạn chế các biểu hiện quan
liêu, lạm quyền, bảo đảm cho nhân dân thực hiện được quyền làm chủ của
mình. Ở nước ta, Tịa án là cơ quan nhà nước được Quốc hội giao cho trực
tiếp thực hiện quyền tư pháp, có chức năng xét xử các vụ án để bảo vệ pháp
luật và đảm bảo công bằng xã hội. Khác với các cơ quan nhà nước khác, xét
xử là chức năng đặc thù của Tòa án và chỉ có Tịa án mới cỏ quyền xét xử các
vụ án. Điều đó thể hiện trong quy định của điều 127 Hiến pháp 1992 và điều 1
Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2002 : “Toà án'nhân dân tối cao, các Toà
án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định


là các cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” [14].
Quyền xét xử thuộc về Toà án được hiểu là thẩm quyền xét xử.
Ngoài nhiệm vụ xét xử, trong phạm vi chức năng của mình, Tồ án
cịn có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của
nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản,
tự do, nhân phẩm của nhân dân...bằng những hoạt động của mình, Tồ án
góp phần giáo dục công dân trung thành với tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh
pháp luật, tôn trọng những nguyên tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh
chống và phòng ngừa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác.
Việc kết tội một công dân ảnh hưởng rất lớn đến danh dự, nhân phẩm,
tài sản, sức khoẻ, tính mạng và các quyền lợi ích khác của họ. Do vậy, Tồ án
được quy định là cơ quan duy nhất có quyền xét xử các vụ án hình sự và Tồ
án cũng là cơ quan duy nhất có quyền thay mặt Nhà nước tun bố một người
có tội hay khơng có tội và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. Việc
quy định Tồ án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử các vụ án hình sự phù

hợp với quy định của Hiến pháp: “ Không ai bị coi là có tội cũng như phải
chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tồ án đã có hiệu lực Dháp luật”
[ 12].

Hiện nay, có khá nhiều tác giả đưa ra khái niệm về thẩm quyền xét xử
của Tồ án khác nhau.
Theo tiến sỹ Nguyễn Văn Hiện thì “thẩm quyền” là: “ tập hợp các quy
định pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến việc giao vụ án .. cho cấp toà án
nào giải quyết, phạm vi các vấn đề cần giải quyết và quyền ra các quyết định
của Tồ á n .. .trong q trình giải quyết vụ án”. [18, tr.7]
Ở đây Tiến sỹ Nguyễn Văn Hiện đề cập đến khái niệm thẩm quyền về
mặt hình thức, nghĩa là được quy định trong luật tố tụng hình sự và nội dung


12

của thẩm quyền được cụ thể là: cấp Toà án được xét xử vụ án, phạm vi giải
quyết và quyền ra quyết định của Toà án.
Thạc sỳ Nguyễn Văn Tiến cho rằng “ Thẩm quyền của Toà án bao
gồm thẩm quyền xét xử, phạm vi xét xử và quyền hạn quyết định của Toà án
đối với các vụ án”. [21, tr.8]
Như vậy xét về mặt nội dung thì hai khái niệm về thẩm quyền của Toà
án được đề cập ở trên là thống nhất với nhau.
Theo Tiến sỹ Hoàng Minh Sơn thì “ Thẩm quyền xét xử sơ thẩm là
quyền mà pháp luật quy định cho phép Toà án được xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, đối
tượng phạm tội, nơi thực hiện tội phạm hoặc nơi khác theo quy định của pháp
luật”. [22, tr. 18]
Khi xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của một Tồ án, cần phải xác
định đồng thời ba nhóm dấu hiệu là: những dấu hiệu thể hiện tính nghiêm

trọng, phức tạp của tội phạm hoặc vụ án; những dấu hiệu về không gian thực
hiện tội phạm, những dấu hiệu liên quan đến người phạm tội. Chỉ trên cơ sở
xem xét kỹ từng nhóm dấu hiệu mới có thể xác định thẩm quyền xét xử được
chính xác. Do vậy, chúng tơi nhất trí với quan điểm của Tiến sỹ Nguyễn Văn
Huyên về thẩm quyền xét xử sơ thẩm về hình sự “ là quyền của Toà án được
xét xử vụ án hình sự do pháp luật tố tụng hình sự quy định trên cơ sở dấu hiệu
về tính nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, tính phức tạp của vụ án,
địa điểm xẩy ra tội phạm và đặc điểm nhân thân của người phạm tội”
[19,tr.l2] .
1.2.

Phân loại thẩm quyền xét xử

Quy định vê thâm quyên xét xử của các Tồ án trong lĩnh vực hình sự
ở mỗi quốc gia khác nhau, tuỳ thuộc vào nhiều vếu tố như: hệ thống pháp


13

luật, cách thức tổ chức của các cơ quan tư pháp, trình độ năng lirc của thấm
phán, điều kiện xét xử ...m à việc quy định về thẩm quyền xét XU' cũng khác
nhau.

Qua tìm hiểu pháp luật một sổ nước thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu
lục địa và hệ thống luật án lệ thấy ràng hầu hết các nước đều tổ chức hệ thống
Toà án theo cấp xét xử: Toà án cấp sơ thẩm (Ở Cộng hoà Pháp gọi là Toà án
sơ thẩm, ở Mỹ là Toà án khu vực Liên bang...), Toà án cấp phúc thẩm và Toà
án tối cao. Tương ứng với các cấp xét xử đó, pháp luật quy định về thẩm
quyền xét xử:
Toà án cấp sơ thẩm xét xử sc thẩm tất cả các vụ án.

Toà án cấp phúc thẩm xét xử theo thủ tục phúc thẩm khi vụ án bị
kháng cáo kháng nghị.
Toà án tối cao xét xử giám đốc thẩm.
Ở Việt Nam, các tồ án được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ
( trừ Toà án quân chủng hải quân của Toà án quân sự), thẩm quyền xét xử của
Toà án cũng được quy định hỗn hợp:
Toà án cấp huyện và Tồ án qn sự khu vực có thẩm quyền xét xử sơ
thẩm.
Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu vừa có thẩm
quyền xét xử sơ thẩm, vừa có thẩm quyền xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm
và tái thẩm.
Toà án nhân dân tối cao, Toà án quân SỊT trung ương có thẩm quyền
xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.

Mặc dù pháp luật các nước có quy định rất khác nhau về thẩm quyền
xét xử sơ thẩm nhưng đều phân loại thẩm quyền xét xử thành 3 loại:


14

-

Thẩm quyền xét xử theo việc.

-

Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ.

-


Thẩm quyền xét xử theo đối tượng.

Việc phân loại đó được thực hiện thơng qua việc xem xét tổng thể một
số dấu hiệu sau:
Căn cứ vào tính nghiêm trọng, phức tạp của tội phạm hoặc vụ án để
phân định thẩm quyền xét xử. Theo đó, tội phạm càng nghiêm trọng, vụ án
càng phức tạp thì địi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng cũng như người tiến hành
tố tụng phải có năng lực càng cao.
Pháp luật của Cộng hồ liên bang Đức thì quy định: Tồ án địa
phương xét xử các vụ án hình sự có mức án khơng quá 04 năm tù. Toà án khu
vực xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự có mức án trên 04 năm tù nhưng khơng
thuộc thẩm quyền của Tồ án thượng thẩm.Toà án Thượng thẩm xét xử sơ
thẩm các vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng.
Mơ hình tổ chức Tồ án của Cộng hồ pháp lại có những nét khác biệt
so với Cộng hoà liên Bang Đức. Tại pháp Toà án được phân thành 3 cấp : Toà
án SƯ thẩm, Toà án phúc thẩm và Toà án tối cao. Trong đó Tồ án sơ thẩm là
Tồ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án. Tuy nhiên, thẩm quyền xét xử
sơ thẩm hình sự lại được chia nhỏ thành thẩm quyền của Toà vi cảnh và Toà
án thẩm quyền rộng. Các Tồ án thuộc ngạch Hình sự xét xử các tội phạm gây
tổn hại đến người, tài sản cá nhân, tài sản công, làm xâm hại đến trật tự cơng
cộng. Luật hình sự Pháp phân chia tội phạm thành ba loại theo mức độ
nghiêm trọng gồm: Tội vi cảnh ( Là những tội ít nghiêm trọng có mức phạt
dưới 20.000 F), khinh tội ( hay còn gọi là thường tội, là tội bị phạt tiền từ
25.000 F và bị phạt tù tối đa là 10 năm), và trọng tội ( Những tội phạm
nghiêm trọng mà mức phạt tù ít nhất là ] 0 năm). Mỗi loại tội này lại thuộc


15

thẩm quyền xét xử của một loại Toà án chuyên biệt, trừ Tối cao pháp viện

(Toà án xét xử tổng thống trong trường hợp phản bội tổ quốc), Tdè án cơng lý
của Nhà nước Cộng hồ ( Tồ án xét xử các quan chức cao cấp của Nhà
nước), Toà án qn sự và Tồ án hình sự xét xử các trẻ vị thành liên .
Như vậy, tuy về cơ cấu tổ chức của bộ máy Toà án của CIC nước có sự
khác biệt nhưng việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm giữi các cấp Toà
án vẫn dựa trên tiêu chí về tính nghiêm trọng phúc tạp của tội jhạm hoặc vụ
án, đó cũng chính là căn cứ để xác định thẩm quyền xét xử theo Yiệc.
Phân định thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ là việc phin định thẩm
quyền dựa vào yếu tố lãnh thổ như địa điểm tội phạm xẩy ra, hoìc nơi hành vi
tổ tụng được thực hiện ...
Căn cứ để xác định thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ chính là khơng
gian thực hiện tội phạm hoặc hành vi tố tụng.
Bộ luật tố tụng hình sự của Việt Nam quy định: Thẩm quyền xét xử
thuộc về Toà án nơi tội phạm được thực hiện. Nếu tội phạm đirợc thực hiện
tại nhiều nơi hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tồ án có
thẩm quyền xét xử là Tồ án nơi kết thúc việc điều tra.
Luật tố tụng hình sự của Thái Lan cũng có những -quy tình tương tự:
Thẩm quyền giải quyết các vụ án hình sự thuộc về Tồ án, nơi bị cáo cư trú
hoặc bị bắt hoặc nơi cán bộ điều tra xét hỏi.
Thẩm quyền xét xử theo đối tượng: Căn cứ vào các dấu hiệu liên quan
đến người phạm tội để xác định thẩm quyền xét xử. Ở nhiều nước trên thế
giới có những Tồ án xét xử các đối tượng đặc biệt như Toà án dành cho trẻ
vị thành niên, tuỳ thuộc vào dấu hiệu độ tuổi của người phạm tội để xác định
Tồ án nào có thẩm quyền xét xử; Toà án để xét xử các quan chức cao cấp
của Nhà nước...


16

Ở Mỹ, Toà vị thành niên xét xử những trẻ em dưới 18 tuổi phạm tội

hình sự.
Ở Pháp, ngồi Tồ án vị thành niên cịn có Tối cao Pháp viện là Toà
án xét xử tổng thống trong trường hợp phản bội tổ quốc; Tồ án cơng lý của
Nhà nước Cộng hoà là Toà án chuyên xét xử các quan chức cao cấp của Nhà
nước.
Ở Việt Nam việc xác định thẩm quyền theo đối tượng là phân định
thẩm quyền giữa Toà án quân sự và Toà án nhân dân.
Tuy nhiên, trong thời gian tới việc thành lập Toà án vị thành niên ở
Việt Nam cũng cần phải được xem xét đến do thực trạng trẻ em vị thành niên
phạm tội ngày một gia tăng, việc xử lý bằng biện pháp hình sự như hiện nay
vì nhiều lý do nên chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ tái phạm rất cao. Do vậy, việc
nghiên cứu để thành lập một toà án chuyên biệt để xét xử đối tượng đặc biệt
là trẻ em vị thành niên nhằm đảm bảo hơn nữa quyền trẻ em và nâng cao tác
dụng giáo dục, ngăn chặn người chưa thành niên phạm tội là rất cần thiết.
Việc phân định thẩm quyền xét xử theo đối tượng giúp cho các cơ
quan tư pháp thuận lợi hơn trong công tác điều tra, truy tố, xét xử. Như ở Việt
Nam, việc giải quyết các vụ án liên quan đến quân đội nếu do Toà án nhân
dân xét xừ sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì sẽ liên quan đến rứiững lĩnh vực
chun mơn trong qn sự, cũng như liên quan đến bí mật quân sự...Hoặc ở
một sổ nước, việc đưa đối tượng người chưa thành niên thành một đổi tượng
xét xử của 1 loại Tồ án riêng cũng góp phần nâng cao hiệu quá của các phán
quyết, vì người chưa thành niên chưa có được sự phát triển đầy đủ, tồn diện
về tâm sinh lý và là đối tượng cần được sự bảo vệ đặc biệt. D»o vậy, cần có
những biện pháp riêng để giáo dục và ngăn ngừa họ tái phạm.


17

1.3.Ý nghĩa của việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẳn hình sự.
Giai đoạn xét xử sơ thẩm là giai đoạn xét xử đầu tiên vì có ý nghĩa

quan trọng trong cả quá trình xét xử vụ án. Bởi vì, phạm vi xéi xử sơ thẩm
rộng, tồn bộ nội dung vụ án sẽ được xem xét trong giai đoạn rày, khác với
cấp phúc thẩm chỉ xem xét vụ án theo nội dung kháng cáo kháig nghị. Do
vậy việc xác định đúng đắn thẩm quyền xét xử sơ thẩm sẽ khỏng chỉ có ý
nghĩa về mặt pháp lý mà cịn có ý nghĩa sâu sắc về mặt chính trị xã hội.
Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự đáp ủng yêu cầu
đẩu tranh phòng chổng tội phạm.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát
triển đáng kể, các vấn đề xã hội được giải quyết ngày một tổt hơn. Tuy nhiên
song song với những thuận lợi đó thì việc đấu tranh để giữ gìn an ninh quốc
gia và bảo đảm trật tự xã hội lại phải đổi mặt với những diễn biến phức tạp
của tình hình tội phạm. Năm 2007, cả nước xẩy ra hàng chục nghìn vụ án
hình sự, các tội phạm hình sự nghiêm trọng như giết người, cướp tài sản,
chống người thi hành cơng vụ....vẫn đang có chiều hướng gia tăng.
Nhằm kiềm chế và làm giảm tội phạm hình sự, cần phát huy sức mạnh
tổng họp của tồn bộ hệ thống chính trị, nhằm nâng cao hiệu quả của chương
trình quốc gia phịng chống tội phạm. Trong đó, chức năng xét xử của Tồ án
đóng một vai trị quan trọng. Việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp
luật khơng chỉ có tác dụng răn đe đối với người phạm tội, mà hơn thế cịn có
tác dụng giáo dục họ và phòng ngừa chung đổi với cả cộng đồng. Một vụ án
hình sự được xét xử kịp thời và nghiêm minh không chỉ đáp ứng được nguyện
vọng của quần chúng nhân dân mà cịn có tác dụng tun truyền, giáo dục đối
vói xã hội, răn đe những đối tượng đang có ý định phạm tội.

THƯ V IỆ N
TRƯỜNG ĐẠI HOC LỤẨT HÀ NỘI
PHÒNG DOC


18


Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự nột cách rõ ràng
và hợp lý sẽ hạn chế được các tranh chấp về thẩm quyền, vu án sẽ được giải
quyết kịp thời và chính xác hơn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh và phòng chống
tội phạm.
Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm sẽ bảo đan được quyền tự
do dân chủ của công dân.
Điều 3, hiến pháp 1992 của nước cộng hoà xã hội chu nghĩa Việt Nam
quy định “ Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về
mọi mặt của nhân dân”. [12,tr.4]
Điều 4, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 cũng quy địrủ “ Tôn trọng và
bảo vệ các quyền cơ bản của công dân” [3,tr.4].
Như vậy, việc bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân là một
trong những vấn đề được Nhà nước ta hết sức quan tâm. Nha nước quản lý xã
hội thông qua pháp luật và pháp luật cũng có mối quan hệ mật thiết với vấn đề
dân chủ. Chúng ta không thể xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh nếu mỗi công dân không tự giác thực hiện đúng pháp luật và hồn thành
nghĩa vụ của mình đối với xã hội. Pháp luật chính là sự thể chế hố các
quyền, nghĩa vụ của công dân và buộc mọi người phải tuân thủ một cách tuyệt
đổi. Muốn vậy các quy định của pháp luật phải khả thi và họp lý.
Việc quy định thẩm quyền xét xử cũng cần phải hợp lý và khả thi,như
vậy sẽ bảo đảm được các quyền tự do dân chủ của công dân.
Việc phân định thẩm quyền xét xử hợp lý không chỉ tạo điều kiện cho
công dân được-hưởng đầy đủ các quyền của mình theo quy định của pháp luật
một cách trực tiếp mà còn tạo điều kiện cho họ thực hiện những nghĩa vụ của
công dân. Công dân có thể được trực tiếp tham gia các phiên tồ, được sử
dụng tiếng nói chữ viết của dân tộc mình, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp


19


pháp của mình trước pháp luật...mặt khác họ cũng có thí thực hiện tốt các
nghĩa vụ khác của cơng dân như nghĩa vụ có mặt theo giấ/ triệu tập của các
cơ quan tiến hành tố tụng, hay khai trung thực những tình tết mà mình biết về
vụ án của người làm chứng. Chính việc bảo đảm những qiyền tự do dân chủ
đó của cơng dân cũng góp phần quan trọng để làm rõ sự tlật của vụ án, giúp
các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết các vụ án một ;ách nhanh chóng,
chính xác, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụn£ hình sự.
Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm sẽ bảo đảm tính tiết kiệm
và hiệu quả của các hoạt động tổ tụng.
Luật tố tụng hình sự là cơng cụ sắc bén của Nhà nuởc trong cơng cuộc
đấu tranh phịng chống tội phạm, là căn cứ pháp lý để các cơ quan tiến hành
tố tụng giải quyết kịp thời và chính xác mọi hành vi phạm tội. Khi tiến hành
các hoạt động tố tụng điều quan trọng nhất là phải đảm bảo được hiệu quả của
hoạt động tố tụng, bên cạnh đó cịn phải quan tâm đến tính kinh tế và tiết
kiệm của hoạt động tố tụng.
Ngay từ khi xây dựng các quy phạm pháp luật, các nhà làm luật đã
phải tính đến những yếu tố này, và việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm
trong luật tố tụng hình sự Việt Nam cũng khơng nằm ngoải quy định đó. Trên
thực tế việc phân định hợp lý thẩm quyền xét xử sơ thẩm sẽ là tiền đề để giải
quyết các vụ án hình sự một cách chính xác và hiệu quả vè tiết kiệm nhất.
Thứ nhất, tiết kiệm chi phí cho hoạt động tố tụng. Hiện nay, chúng ta
đang trong công cuộc cải cách tư pháp với xu hướng tăng thẩm quyền cho các
toà án cấp huyện, tiến tới việc thành lập các Tồ án sơ thẩm khu vực. Với xu
hướng đó thì tất cả các loại án hình sự sẽ được xét xử sơ thẩm ở Toà án cấp
huyện hoặc sau này là Toà sơ thẩm khu vực. Như vậy các hoạt động tổ tụng
từ điều tra, truy tố, xét xử đều đơn giản hơn vì đưọc tiến hành trên địa bàn


20


hẹp, chi phí đê tơ chức một phiên tồ cũng thâp hơn (Ví dụ: chi phí đê triệu
tập, tống đạt các loại quyết định của Toà án cho người tham gia tố tụng đều
giảm hơn so với việc tổ chức một phiên toà sơ thẩm tại Toà án cấp tỉnh, hoặc
hoạt động dẫn giải người làm chứng, áp giải bị cáo đều thuận lợi hơn rất
n h iều ).
Bên cạnh những lợi ích cho cơ quan tiến hành tố tụng, thì việc phân
định hợp lý thẩm quyền xét xử sơ thẩm cũng có ý nghĩa quan trọng đối với
những người tham gia tố tụng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc
hỗn phiên tồ và phải kéo dài thời gian giải quyết các vụ án hình sự chính là
sự vắng mặt của những người tham gia tố tụng. Do vậy, việc phân định thẩm
quyền xét xử sơ thẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của những người
tham gia tố tụng. Nếu các vụ án đều được xét xử ở cấp huyện, hoặc tại Tồ sơ
thẩm khu vực thì việc tham gia phiên toà sẽ trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm chi
phí đi lại cũng như lưu trú nếu vụ án phải xét xử nhiều ngày. Những người
được triệu tập trực tiếp tham gia các phiên tồ khơng chỉ là điều kiện để Toà
án giải quyết các vụ việc được nhanh chóng, chính xác mà cịn có tác dụng
giáo dục cao đối với người dân trong khu vực xẩy ra tội phạm.
Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm là cơ sở để tổ chức bộ máy
các cơ quan tư pháp.
Các cơ quan tư pháp của nước ta hiện nay đang được tổ chức theo địa
giới hành chính từ cấp huyện, cấp tỉnh đến trung ương. Tuy nhiên, theo định
hướng của chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta thì các cơ quan tư pháp sẽ
được tổ chức lại theo thẩm quyền xét xử. Do vậy,việc phân định thẩm quyền
xét xử có ý nghĩa rất quan trọng để tổ chức bộ máy cơ quan tư pháp. Đặc biệt
thẩm quyền xét xử sơ thẩm là thẩm quyền có ý nghĩa cơ sở để xác định thẩm


21


quyền xét xử của các cấp tiếp theo. Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ
thẩm là cơ sở để tổ chức bộ máy Toà án, theo tinh thần cải cách tư pháp.
Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm là cơ sở cho việc xác định
thẩm quyền xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm.
Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong việc xác định thẩm quyền xét xử của Toà án các cấp. Toà án các
cấp muốn xét xử đúng thẩm quyền phải căn cứ vào các quy định của pháp luật
về thẩm quyền xét xử. Việc phân định thẩm quyền càng rõ ràng, càng khoa
học thì việc xác định thẩm quyền của các cấp Toà án và giữa các Toà án cùng
cấp sẽ càng trở nên dễ dàng và thuậri lợi, tránh được những tranh chấp về
thẩm quyền xét xử giữa các Toà án.
Mặt khác, xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm cũng là tiền đề cho
việc xác định thẩm quyền xét xử phúc thẩm và giám đốc thẩm. Xác định thẩm
quyền xét xử sơ thẩm đúng thì sẽ xác định thẩm quyền phúc thẩm và giám
đốc thẩm đúng.
Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm đảm bảo cho việc xét xử
chỉnh xác, khách quan các vụ án hình sự.
Việc xét xử chính xác, khách quan một vụ án hình sự phụ thuộc vào
nhiều yếu tố. Trong đó, việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm trên cơ sỏ

ý nghĩa trong việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án tại Toà án. ở
Việt Nam hiện nay, việc xác định thẩm quyền điều tra, truy tổ, xét xử đều căn
cứ vào thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án quy định tại Bộ luật tổ tụng
hình sự. Do vậy, để việc điều tra, truy tố, xét xử được nhanh chóng và chính
xác trước hết phải xác định được thẩm quyền xét xử sơ thẩm đúng.


22

1.4.


Thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của Tồ ár nhân dân

theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hàih.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được Quốc hội thông qja ngày 26/
11/ 2003 đã đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình xây dựrg và trưởng
thành của pháp luật nước ta. Những quy định của Bộ luật tổ tụng hình sự này
đã có những đổi mới sâu sắc thể chế hố được đường lối của Đảig cộng sản
Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới. Một trong những sửa đổ. cơ bản của
Bộ luật tố tụng hình sự 2003 chính là sửa đổi về thẩm quyền xét xử sơ thẩm
theo hướng tăng thẩm quyền xét xử cho Toà án cấp huyện. Đó là một trong
những nội dung quan trọng trong quá trình cải cách tư pháp ở nưóc ta. Cụ thể,
trong Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật tố tụng hình sự khác có
liên quan, vấn đề thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của Toà án nhân dân các
cấp được quy định như sau:
1.4.1. Thẩm quyền xét xử theo việc.
* Thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện:
Toà án nhân dân cấp huyện là cấp xét xử đầu tiên trong trình tự các
cấp xét xử theo quy định của luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành. Việc
phân định thẩm quyền xét xử cho Tồ án cấp huyện có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc xác định thẩm quyền của Toà án cấp tỉnh, Toà án nhân dân tối cao
bởi vì các nhà lập pháp bao giờ cũng bắt đầu từ việc xác định thẩm quyền của
cấp xét xử thấp nhất sau đó mới quy định thẩm quyền của các cấp xét xử cao
hơn.
Điều 170, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về thẩm quyền xét xử
của Toà án các cấp. Theo quy định của điều này, Toà án nhân dân cấp huyện
có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm


23


trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng trừ những tội
phạm sau đây:
a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
b) Các tội phá hoại hồ bình, chống loài người và tội phạm chiến
tranh ;
c) Các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219,
221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323
của Bộ luật hình sự.
Như vậy, thẩm quyền xét xử theo vụ việc của Toà án nhân dân cấp
huyện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 bao gồm các loại tội
phạm có mức hình phạt cao nhất theo quy định của Bộ luật hình sự 1999 là 15
năm tù trừ những tội phạm được quy định tại điểm a, b, c điều 170 Bộ luật tố
tụng hình sư.

''

Theo quy định của điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì
thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tồ án nhân dân cấp huyện đã được mở rộng
so với quy định tại Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 theo hướng
tăng cường thẩm quyền xét xử cho Toà án nhân dân cấp huyện. Đây là một
chủ trương mới và rất kịp thời của Đảng và Nhà nước ta nhằm chun mơn
hố hoạt động của các cấp Tồ án và có ý nghĩa chiến lược trong q trình cải
cách tư pháp theo Nghị quyết 49 - NQ/TW của Bộ Chính trị và đường lối xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Việc tăng thẩm quyền xét xử cho Toà án nhân dân cấp huyện cũng là
một biện pháp giúp giảm lượng án tồn đọng ở Toà án cấp tỉnh và toà phúc
thẩm Toà án nhân dân tối cao. Đây cũng là một bước cải cách ohù hợp với
tình hình của ngành Tồ án hiện nay khi trình độ chun mơn của thẩm phán Tồ



×