Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Hoàn thiện pháp luật thương mại hàng hoá ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.14 MB, 196 trang )

iề ụ c V Ằ ĐẠ o ' ĩ Ạ o

T B Ư ú ĩ f G DAI H O C

UẬTI1Ằ: NỘI

&m** * 0 2 ♦ ^ *4»*

fầ

0

HỒN THIỆN
tlÌẮ P M Ũ*Ịl
*
í | ỵh
'ư\ Ả ĩ ttr
CT^hĩr'''
ìlf\ * /ũ : V].Ẹỉ .NÁM
&.T .í
1 u u |ưÌ;>4 iy‘ ÌVÍẠI
ìM x MUA


-v^
J ỉ 1 A ì ’ íiĩs ì 4 t i ị. ; &: i
5-í *■>.!. r . - K í í J#j ■
f-

- ’I - -- -


I

- 1&

.

-

í j'ispi'í / ì» r / i

1ỈÁ N Ộ I - 2ĩ)i'4

r ..

"

•■
“r-iỵ

M


B ộ GIÁO DỤC VÀ DÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ HOÀNG OANH


HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
THƯƠNG MẠI HÀNG HĨA ừ VIỆT NAM
TRONG Bơì CẢNH HỘI NHẬP KINH TÊ QUỐC TẾ
Chuyért ngành : Luật Kỉnh tế
M ã số

: 5.05.15

LUẬN ÁN TIẾN Sĩ LUẬT HỌC

Người hướng đần khoa học : 1. PGS.TS Dương Đãng Huệ

2. PGS.TS Đoàn Năng
TH Ư VIỀN
T 7Ư 0 .\‘G D A I K X
P H G r;G G V

HÀ NỘI - 2004

‘ HA VJỘ

SĩẫM


LỜI C AM Đ O A N

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình
ỉ Ểghiên cứu của riêng tơi. C ác s ố liệu nêu
w o n g luận án là trung thực. N hững kết luận
khoa học của luận án chưa từng được ai

công b ố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Hồng Oanh


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1'. NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN c ơ BẢN VỂ PHÁP LUẬT

7

THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA

1.1.

Khái niệm thương mại hàng hóa và pháp luật thương mại

7

hàng hĨ£
1.2.

Những vin đề cơ bản của pháp luật thương mại hàng hóa


1.3.

Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật thương mại

26
46

hàng hóa
Chương 2: THỤC TRẠNG PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA

56

Ỏ VIỆT NAM

2.1.

Một số chế định thương mại hàng hóa cơ bản

56

2.2.

Một số chế định liên quan đến thương mại hàng hóa

112

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHÁP

121


LUẬT THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ Q u ố c TẾ

3.1.

Sự cần thiết khách quan của việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật

121

thương mại hàng hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
3.2.

Phương hướng tiếp tục hoàn thiện pháp luật thương mại hàng

129

hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
3.3.

Những giải pháp hoàn thiện pháp luật thương mại hàng hóa

137

trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
KẾT LUẬN
NHŨNG CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐEN

178
luận án đã được


181

CƠNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

182

PHỤ LỤC

188


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

BLDS

: Bộ luật dân sự

BLTM

: Bộ luật thương mại

DNNN

: Doanh nghiệp Nhà nước

HNKTQT

: Hội nhập kinh tế quốc tế


LTM

: Luật Thương mại

MBHH

: Mua bán hàng hóa

PLHĐKT

: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế

TMHH

: Thương mại hàng hóa

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

XNK

: Xuất khẩu, nhập khẩu


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thương mại hàng hóa (TMHH) có một vai trị quan trọng trong đời
sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
ở Việt Nam, trong thời kỳ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, với các
thành phần kinh tế tương đối giống nhau về bản chất, hoạt động TMHH được
diễn ra trong khuôn khổ hạn hẹp với việc điều chỉnh bằng một hệ thống các
quy định có tính hiệu lực pháp lý thấp, nhằm giải quyết những vấn đề do thực
tiễn cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, bao cấp phát sinh.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam Đại hội hoạch định đường lối đổi mới, khởi xướng công cuộc đổi mới kinh tế đã tạo ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng pháp luật ở Việt Nam, trong đó
hệ thống pháp luật thương mại đã được chú trọng đặc biệt.
Luật Thương mại (LTM) được Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 10/05/1997 đã đánh dấu một bước phát triển mới
của hệ thống pháp luật thương mại Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật thương mại đồng bộ, khoa học phù hợp với định
hướng xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã
hội chủ nghĩa (XHCN).
Có thể nói, LTM 1997, trong đó có các quy định về TMHH đã thực sự
tạo ra khuôn khổ pháp lý quan trọng cho hoạt động thương mại phát triển, trên
cơ sở bảo đảm quyền tự do kinh doanh và tự do hợp đồng của các thương
nhân, bước đầu phù hợp với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế.
Tuy nhiên, thực tiễn những năm qua cho thấy, bên cạnh những thành
tựu rất quan trọng mà pháp luật thương mại Việt Nam, trong đó có pháp luật
TMHH đã đạt được, vẫn tồn tại khơng ít những hạn chế, bất cập. Nhiều quy


2

định của pháp luật TMHH vẫn chưa tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho việc
phát triển nén kinh tế thị trường; chưa thực sự thể hiện được đầy đủ chính sách
đa phương lóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập.
Đặc biệt, trong bối cảnh Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã có hiệu

lực, Việt Nam đang tiến gần tới việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO), mót số quy định của pháp luật thương mại nói chung, TMHH nói
riêng đang gây trở ngại cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
(HNKTQT*. Những bất cập này cần phải được loại bỏ nhằm phát huy hơn nữa
vai trò của TMHH cũng như vai trò của pháp luật TMHH trong giai đoạn mới,
thích ứng với yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. Từ thực tiễn và kinh
nghiệm của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng, chúng ta ngày càng
nhận ra vai trị to lớn của pháp luật TMHH trong tiến trình phát triển kinh tế.
Chính vì vậy. việc nghiên cứu để tiếp tục hồn thiện pháp luật TMHH của nền
kình tế thị trường theo định hướng XHCN trong bối cảnh HNKTQT ở nước ta
có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, cả về mặt lý luận và thực tiễn. Nó khơng chỉ
góp phần điều chỉnh có hiệu quả về mặt pháp lý đối với hoạt động thương mại
mà cịn góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật thương mại nói riêng và hệ
thống pháp luật kinh tế ở nước ta nói chung.
Từ những phân tích trên đây, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Hồn thiện
pháp luật thương mại hàng hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tể' cho luận án tiến sĩ luật học.
2. Tinh hình nghiên cứu đề tài
Troig điều kiện chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước
ta, hoạt độig thương mại nói chung và TMHH nói riêng cịn rất mới mẻ.
Nhiều vấn cề kinh tế và pháp lỷ của nó chưa được nghiên cứu một cách toàn
diện. Trong phạm vi và mức độ khác nhau, có khá nhiều cơng trình nghiên
cứu dưới díng bài viết đăng tạp chí hoặc các tham luận tại các hội thảo khoa
học, đã bưcc đầu đề cập đến những vấn đề chung nhất về các khía cạnh pháp


3

lý của piáp luật thương mại nói chung, TMHH nói riêng hoặc một vài vấn đề
pháp lý cụ thể của TMHH như: "Tìm hiểu một s ố quy định của W ÍO vê các

lĩnh vực thương mại hàng hóa đặc thù và việc tham gia của các nước'' của
ThS. Bùi Thị Lý; "Bán phá giá hàng hóa và biện pháp chống bán phá giá
trong thương mại quốc tể' của GS.TS Bùi Xuân Lưu; "Sự phát triển tất yếu
của pháp luật thương mại và pháp luật hàng hải trong quá trình hội nhập kinh
tế và tụ do hóa thương mại" của PGS.TS Hồng Ngọc Thiết; ''Tìm hiểu Luật
Thương mại Việt N am ' của TS. Phạm Duy Nghĩa; "Các c h ế định cụ thể về các
loại hành vi thương mại nên được xử lý như th ế nào trong Luật Thương mại
sửa đổi và phương pháp điều chỉnh" của PGS.TS Mai Hồng Quỳ... Ngồi ra,
cũng đã có một số đề tài đề cập đến các góc độ khác nhau của pháp luật thương
mại như: "Một sô' nội dung cơ bản của Luật Thương mại" của ThS. Nguyễn
Anh Tuấn; "Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển pháp luật về thương
mại và hàng hải quốc gia và quốc tế trong điều kiện Việt Nam hội nhập khu
vực và th ế giới" của GS.TS Nguyễn Thị Mơ;... Tuy nhiên, các cơng trình đó
chưa nghiên cứu một cách tồn diện và có hệ thống những vấn đề lý luận về
TMHH, cũng như pháp luật về TMHH, để trên cơ sở đó chỉ ra các yêu cầu,
điều kiện, xu hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật TMHH trong bối cảnh
HNKTQT. Đây là luận án tiến sĩ luật học đầu tiên nghiên cứu vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Dựa trên việc phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện
pháp luật TMHH, trên cơ sở đánh giá một cách khách quan thực trạng pháp
luật TMHH ở Việt Nam, luận án đề xuất phương hướng và những giải pháp cụ
thể nhằm hoàn thiện pháp luật TMHH trong bối cảnh HNKTQT.
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm
vụ cụ thể sau đây:
-

Nghiên cứu và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật

TMHH, trên cơ sở đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật TMHH.



4

- Phân tích vai trị của pháp luật TMHH, từ đó làm rõ cơ sở lý luận của
việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật TMHH. Đây là nhiệm vụ được đặt ra nhằm
làm rõ cơ sở lý luận của đề tài luận án.
- Phân tích, đánh giá một cách sâu sắc thực trạng pháp luật hiện hành
của Việt Nam về TMHH, từ đó nêu bật những bất cập, hạn chế của pháp luật
TMHH và việc thực thi pháp luật TMHH ở Việt Nam trong thời gian qua, đặc
biệt trong bối cảnh HNKTQT. Đây là cơ sở thực tiễn của đề tài luận án trong
việc hoàn thiện pháp luật TMHH ở Việt Nam.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục hoàn
thiện pháp luật TMHH ở Việt Nam trong bối cảnh HNKTQT.
4.

Pham vi nghiên cứu của luận án

Đôi tuợng nghiên cứu của luận án
Pháp luật TMHH được đề cập đến trong luận án là một khái niệm dùng
để chỉ tổng b ể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hộ xã hội phát
sinh trong hcạt động TMHH ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, đối tượng
nghiên cứu của luận án chủ yếu sẽ là những quy định, chế định pháp luật
TMHH theo ^TM 1997 và các văn bản pháp luật liên quan. Do vậy, khi đề cập
đến hệ thống pháp luật TMHH, luận án cũng chỉ chủ yếu tập trung nghiên cứu
những chế địih pháp luật có liên quan trực tiếp nhất đến hoạt động TMHH.
Phạn vi nghiên cứu của luận án
Hiện nay, thuật ngữ "thương mại" được hiểu với một nội hàm khá rộng,
bao gồm TM ĨH , thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư liên quan đến
thương mại. Với mục đích nghiên cứu như đã đặt ra ở trên, luận án giới hạn
phạm vi nghên cứu ở những vấn đề chung nhất về pháp luật TMHH, nghĩa là

chỉ nghiên chi pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong một
lĩnh vực thưmg mại cụ thể là TMHH. Luận án không đi vào nghiên cứu các


5

đối tượng khác, như pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ và
đầu tư liên quan đến thương mại.
Trong quá trình nghiên cứu pháp luật TMHH, tác giả tập trung phân
tích những khía cạnh pháp lý về mua bán hàng hóa (MBHH) với ý nghĩa là
một hành vi quan trọng nhất, hành vi trung tâm của TMHH cùng với các
phương thức phát sinh từ MBHH, trong đó phải kể đến một số dạng hành vi
MBHH phát sinh phổ biến trong nền kinh tế thị trường như hành vi bán hàng
đa cấp, hành vi MBHH giao sau, các hành vi trung gian TMHH (đại diện cho
thương nhân, môi giới TMHH, đại lý MBHH và ủy thác MBHH). Bên cạnh đó
luận án cũng đề cập đến những khía cạnh pháp lý của một số hoạt động có
mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng trực tiếp đến TMHH, bao gồm: hoạt động
hải quan, thuế quan và phi quan thuế, cạnh tranh, bán phá giá...
5. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Luân án dưa trên phương pháp luận của triết học Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Đặc biệt, luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm
cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới
nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành
theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN,
trong xu thế HNKTQT.
Luin án còn dựa trên sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu từ cái
chung đến cái riêng, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lơgic
và lịch sử, phân tích và so sánh đặc biệt là phương pháp so sánh luật học.
Ngồi ra, luận án cịn được nghiên cứu trên cơ sở xem xét, so sánh tính

phổ biến của pháp luật thương mại của các nước với tính đặc thù của pháp luật
thươmg m ã nước ta do các điều kiện kinh tế, lịch sử cụ thể chi phối. Luận án


6

cũng kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu và
giải qLyết những vấn đề mà đề tài đặt ra.
6. Đóng góp mới vê khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
Với mục đích, phạm vi và nhiệm vụ đã đặt ra, nội dung của luận án có
những điểm mới như sau:
- Là luận án tiến sĩ luật học đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống
những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật TMHH. Luận án cung cấp một khái
niệm mới về pháp luật TMHH.
- Luận án góp phần làm sáng tỏ sự cần thiết khách quan của việc điều
chỉnh bằng pháp luật đối với TMHH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Luận án phân tích, đánh giá một cách khách quan thực trạng pháp
luật TMHH ở Việt Nam hiện nay, từ đó chỉ ra những bất cập, hạn chế, đặc biệt
những điểm khơng tương thích với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế.
Trên cơ sở đó, ln án nêu rõ tính tất yếu khách quan của việc tiếp tục hoàn
thiện pháp luật TMHH ở Việt Nam.
- Luân án đã đề xuất phương hướng và những giải pháp cụ thể để tiếp
tục hoàn thiện pháp luật TMHH, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát
triển kinh tế nói chung cũng như yêu cầu phát triển của TMHH và pháp luật
về TMHH trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt trước xu thế HNKTQT.
7. Kết cấu của luận án
Ng3ầi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồTL 3 chương, 8 mục.



7

Chương 1
NHỮNG VÂN ĐỂ LÝ LUẬN c ơ BẢN
VỂ PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA

1.1. KHÁI NIỆM THƯƠNG MẠI HÀNG HĨA VÀ PHÁP LUẬT THƯƠNG
MẠI HÀNG HĨA

1.1.1. Tính tất yếu khách quan của việc điều chỉnh bằng pháp luật
thương mại hàng hóa
1.1.1.1. Sự ra đời của thương mại hàng hóa
TMHH được ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người. Ngay từ thời kỳ
chế độ Cộng sản nguyên thủy, việc trao đổi các vật dụng, "hàng hóa" thơ sơ
ban đầu đã diễn ra một cách ngẫu nhiên, trực tiếp. Trên cơ sở đó sự phân cơng
lao động tự nhién đầu tiên đã xuất hiện trong xã hội.
Khi phuơng thức sản xuất Cộng sản nguyên thủy phát triển ngày càng
cao, sự phân ccng lao động tự nhiên tất yếu được thay thế bằng sự phân công
lao động xã h ạ. Ba cuộc phân công lao động xã hội lớn đã lần lượt diễn ra
trong lịch sử và kết quả là quan hệ TMHH đã được hình thành.
Sự phâi cơng lao động xã hội lớn đầu tiên được ra đời với việc phát
triển mạnh mẽ của nghề chăn nuôi và sau đó chăn ni đã tách ra khỏi ngành
trồng trọt và trứ thành một ngành kinh tế độc lập.
Sau lầr phân công lao động xã hội lần thứ nhất, xã hội đã có những
biến đổi sâu

SÍC.

Bên cạnh ngành chăn ni phát triển mạnh mẽ, ngành trồng


trọt cũng có nhĩng bước phát triển mới dẫn đến năng suất lao động tăng nhanh,
sản phẩm làm 'a ngày càng nhiều, hiện tượng trao đổi trong xã hội khơng cịn
diễn ra dưới hìih thức ngẫu nhiên và tự phát như trước đây mà đã trở nên thường
xuyên và ổn đnh hơn. Tuy nhiên, việc trao đổi trong xã hội lúc bấy giờ chưa
thốt khỏi hìnl thức trực tiếp "hàng đổi hàng", song hàng hóa dùng để trao đổi


8

đã được đa dạng và linh hoạt hơn rất nhiều; việc sử dụng một hàng hóa làm
vật ngang giá trong trao đổi với nhiều loại hàng hóa khác nhau cũng được xuất
hiện phổ biến hơn.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn ni và trồng trọt thì
thủ cơng nghiệp cũng được phát triển. Thủ công nghiệp đã tách ra thành một
ngành kinh tế độc lập và hình thành nên sự phân công lao động lần thứ hai.
Việc chuyên mơn hóa các nghề như nghề dệt, nghề chế tạo đồ kim loại và
những nghề thủ công khác đã tạo ra sự đa dạng về số lượng và hoàn thiện về
chất lượng các sản phẩm hàng hóa trên thị trường [57, tr. 35 ].
Sự phân công lao động xã hội lớn lần thứ hai đã đẩy nhanh quá trình
phát triển của lực lượng sản xuất và đa dạng hóa các hình thức trao đổi. Hình
thức trao đổi "trực tiếp" khơng cịn thích hợp với người có hàng hóa nữa mà
nhu cầu trao đổi lấy hàng hóa thứ ba đã xuất hiện phổ biến, điều này cũng là
động lực giúp cho sản xuất trong xã hội phát triển.
Nền sản xuất đã tách ra thành các ngành sản xuất riêng đã tạo nên bước
ngoặt cơ bản trong lịch sử phát triển của xã hội lồi người, sản xuất hàng hóa
ra đời đã làm xuất hiện nhu cầu trao đổi, lưu thông hàng hóa và thơng qua đó
ngành sản xuất hàng hóa cũng ngày càng được đẩy mạnh. Với sự xuất hiện của
ngành sản xuất hàng hóa cùng với việc ra đời của đồng tiền thì thương nghiệp
cũng đồng thời phát triển dẫn đến sự phân công lao động xã hội lần thứ ba.
Với sự phân công lao động xã hội này, một tầng lớp trung gian đã được

ra đời, họ khơng cịn tham gia vào sản xuất nữa, mà chỉ làm công việc trao đổi
hàng hóa kiếm lời, đó là tầng lớp thương nhân hay còn gọi là thương gia.
Như vậy, TMHH ra đời là kết quả tất yếu của quá trình phân công lao
động xã hội, là sản phẩm của xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn
nhất định Ỉ60, tr. 134; 141]. Phân công lao động buộc các chủ thể của nền sản
xuất Ihàng lóa phải trao đổi sản phẩm với nhau. Trong quá trình thực hiện chức


9

năng cơ bản là lưu thơng, thương mại cịn thực hiện chức năng tiếp tục sản
xuất trong khâu lưu thông nhằm làm cho các sản phẩm thích ứng hơn với nhu
cầu của thị trường, sản xuất, phân phối, lưu thông (trao đổi) và tiêu dùng là
những khâu hợp thành và tiếp nối nhau của quá trình tái sản xuất. Sản xuất
sáng tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đồng thời tiêu dùng
cũng kích thích tạo ra sản phẩm hồn thiện hơn.
Như vậy, có thể nói, thương mại là một khâu của quá trình tái sản xuất
xã hội, là kết quả tất yếu của phân công lao động xã hội, trong đó TMHH giữ
vai trị quan trọng trong khâu lưu thơng hàng hóa. Hay có thể nói, phân cơng
lao động xã hội vừa là cơ sở hình thành nên các quan hệ thương mại, trong đó
có TMHH, vừa là nhân tố thúc đẩy sự phát triển các quan hệ này.
Trong thời kỳ đầu, việc trao đổi, mua bán sản phẩm, hàng hóa hình
thành một cách tự nhiên, khách quan trong phạm vi từng quốc gia, sau đó là
giữa các nước láng giềng với nhau, các nước trong cùng một châu lục. Theo
thời gian, các quan hệ này còn được lan rộng ra các nước trên thế giới, hình
thành nên các quan hệ TMHH quốc tế.
Một trong các nhân tố quan trọng giúp cho các quan hệ TMHH quốc tế
phát triển là nh'ờ vào khoa học kỹ thuật, cơng nghệ, trong đó phải kể đến vai trị
của ba cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật từ cuối thế kỷ XVIII đến nay. Đó là:
Cuộc cánh mạrag khoa học kỹ thuật vói sự hình thành hệ thống kỹ thuật mới dựa

vào máy hơi nưcc, than đá và sắt; cuộc cánh mạng khoa học kỹ thuật thay thế
động cơ hơi nước bằng động cơ đốt trong và động cơ diesel và cuộc cánh mạng
khoa học kỹ thiuằ với sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ thơng tin. Có thổ nói,
sự phát triển cũakhoa học kỹ thuật là nhân tố rất quan trọng nhằm thúc đẩy sản
xuất phát triển,, tao đổi TMHH quốc tế ngày càng phong phú và đa dạng hơn.
Bên cạini sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tự do hóa thương mại
cũng đã tạo điiềi kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường và làm tăng môi
trường cạnh tnarh lành mạnh giữa các thương nhân trong mỗi quốc gia. Có thể


10

nói, sang đến thời kỳ cách mạng cơng nghiệp, quan hệ TMHH quốc tế được
mở rộng rõ rệt về mặt địa lý nhờ việc trao đổi hàng hóa được thiết lập giữa
Châu Âu với Châu Mỹ, Châu ú c , Châu Phi..., với những cơ cấu mặt hàng
phong phú và đa dạng được nhập từ miền đất mới Châu Mỹ; các sản phẩm
cơng nghiệp có chất lượng cao được sản xuất từ nền đại công nghiệp ở Châu
Âu. Đặc biệt, quan hệ TMHH đã phát triển tăng vọt từ đầu thế kỷ XIX và phát
triển với tốc độ cao từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II.
Quá trình hình thành và phát triển quan hệ TMHH quốc tế còn kéo theo
sự hình thành và phát triển các quan hệ hàng hải quốc tế thông qua các hoạt động
chuyên chở các hàng hóa, sản phẩm giữa các nước với nhau. Đến thời kỳ Cách
mạng công nghiệp hiện đại, với những thành tựu vĩ đại của khoa học và công
nghệ, các tuyến đường biển cũng được mở mang rất nhiều giữa các châu lục
Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
TMHH quốc tế phát triển [40, tr. 95-96]. Có thể nói, hoạt động TMHH, thương
mại hàng hải quốc tế được phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ XIV còn kéo theo
sự phát triển phong phú và đa dạng của nhiều hoạt động thương mại quốc tế
khác như môi giới tàu biển, đại lý hàng hải, giao nhận hàng hóa tại các cảng
biển, hoạt động bảo hiểm tàu biển, hàng hóa chuyên chở trên biển...

1.1.1.2.

Sự cần thiết khách quan của việc điểu chỉnh thương mại

hàng hóa bằng pháp luật
TMHH ra đời là kết quả của q trình phân cơng lao động xã hội,
chun mơn hóa sản xuất cao dẫn đến việc hình thành các ngành kinh tế độc
lập trong đó có sự hình thành của nền sản xuất hàng hóa. Khi nền sản xuất
hàng hóa phát triển ở một mức độ nhất định, trong xã hội xuất hiện một tầng
lớp trung gian chuyên làm chức năng MBHH như một nghề nghiệp thường
xuyên để kiếm sống. Đó chính là nghề thương mại, những người làm nghề
thương mại được gọi là các thương nhân (hay thương gia). Việc xuất hiện hoạt
động thương mại của tầng lớp thương nhân này địi hỏi phải có những quy tắc


11

điều chỉnh riêng. Các quy tắc dân sự tuy đã tồn tại khá lâu đời nhằm điều chỉnh
các giao dịch mua bán, song những nguyên tắc cơ bản này, ở một chừng mực
nào đó khơng thỏa mãn được việc điều chỉnh hoạt động TMHH ngày càng đa
dạng của đối tượiig thương nhân nảy sinh trong xã hội. Do vậy, các quy tắc
đặc biệt áp dụng cho hoạt động của các thương nhân đã tất yếu ra đời sớm,
nhằm ổn định cũng như tạo điều kiện cho các hoạt động này phát triển. Ngay
từ khi Nhà nước chưa ra đời, một số các quy tắc điều chỉnh hoạt động TMHH
đã xuất hiện như các quy tắc từ tập quán buôn bán của các hiệp hội buôn bán,
của các tổ chức tôn giáo, thậm chí của cả các quy phạm đạo đức... Có thể nói,
các quy tắc này là mầm mống cho các quy định pháp luật TMHH sau này.
ở một số nước Châu Âu với điều kiện địa lý kinh tế thuận lợi cho việc
phát triển thương mại và giao lưu buôn bán, các tập quán, thông lệ thương mại
đã xuất hiện rất sớm để điều chỉnh các hoạt động này. Các quy tắc thương mại

đã được hình thành từ thế kỷ XII và XIII tại miền Bắc Cộng hòa Italy (các xứ
Venise, Gênes. Pise) nơi mà thương mại và hàng hải rất phát triển. Cùng thời,
Châu Âu đã hình thành một trung tâm thương mại thứ hai trong thành phố
Flandre như Bruges, Anwers, Amsterdam nơi mà nghề sản xuất len và vải theo
kiểu thủ cơng được ưa chuộng, theo đó các quy tắc thương mại cũng được
hình thành. Cíc tập qn, thơng lệ ở Pháp cũng được hình thành ngay từ
khoảng thế kỷ thứ XIV - XV dưới hình thức các tục lệ áp dụng bởi các thương
nhân thay cho luật viết. Có thể nói, những tục lệ này ngay từ khi mới ra đời đã
đóng vai trị rết quan trọng không chỉ trong hoạt động TMHH ở phạm vi quốc
gia mà còn m aig ý nghĩa là các tục lệ quốc tế. Thí dụ như tục lệ về chợ phiên
được áp dụng ở Pháp, đồng thời cũng được áp dụng cả ở Đức hay tục lệ về
MBHH bằng dường biển cũng được các quốc gia dọc theo bờ biển Địa Trung
Hải và Đại Tây Dương áp dụng.
Trước sự phát triển manh mẽ của hoạt động TMHH, các thông lệ và tập
quán thương nại không đủ sức đáp ứng được hoạt động ngày càng đa dạng của


12

thương nhấn. Các quy tắc ứng xử trên đòi hỏi phải được khẳng định trong các văn
bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các hoạt động TMHH ngày càng trở nên
phức tạp. Đối với hầu hết các nước trên thế giới, nơi mà Bộ luật Dân sự (BLDS)
được ra đời khá sớm, các nguyên tắc cơ bản trong giao dịch dân sự trong đó có
giao dịch trao đổi, MBHH được thiết lập. Song sự xuất hiện của tầng lớp thương
nhân và nghề nghiệp thương mại của họ trong lưu thơng hàng hóa địi hỏi phải
có luật lệ riêng nhằm xác định địa vị pháp lý của các thương nhân và điều
chỉnh hành vi TMHH. Ở Pháp, bên cạnh BLDS, có rất nhiều văn bản pháp luật
riêng cho thương nhân và thương vụ, ví dụ như Dụ về thương mại tháng ba
năm 1673 và Dụ về hàng hải tháng tám năm 1681 và sau đó là Bộ luật thương
mại (BLTM) Pháp được ban hành vào năm 1807. ở Anh, Nghị viện đã ban

hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại như
Luật Công bằng, Luật về thương phiếu (năm 1882) xuất phát từ các tập quán
thương mại... ở Đức, BLTM được ban hành gần như đồng thời với BLDS (được
ban hành ngày 18/08/1896, BLTM được ban hành ngày 10/05/1897 và đều có
hiệu ngày 01/01/1990). Ở một số nước tư bản khác như Thụy Sĩ, Ý..., một
BLTM riêng không được xây dựng, mà các quy định về hoạt động thương mại,
trong đó có TMHH được coi như là một bộ phận của luật dân sự, nghĩa là các
quy định liên qian đến hoạt động thương mại được quy định ngay trong BLDS.
Có thể nói, dù hoạt động TMHH được quy định trong một văn bản pháp
luật độc lập là một Đạo luật (hay Bộ luật) hoặc được cấu thành như một bộ
phận của BLDS thì hoạt động TMHH tuy được dựa trên các nguyên tắc cơ bản
trong giao dịcầ dân sự, song với sự ra đời của thương nhân đã đặt ra yêu cầu
phải có các quỵ định điều chỉnh phù hợp.
Những quy định pháp luật về TMHH được ra đời khá sớm ở một số
quốc gia có nén thương mại phát triển như Pháp, Đức. Có thể nói, những quy
phạm pháp lt đầu tiên về TMHH được xác lập ở Pháp khi nhà vua Charle IX
thành lập các tòa án thương mại vào năm 1565, bao gồm đại diện của các


13

thương nhân. Pháp luật TMHH ra đời nhằm giải quyết được mối quan hệ giữa
các thương nhân trong các giao dịch MBHH với nhau, cũng như xác lập tính
chất các giao dịch thương mại này một cách mềm dẻo, trong khi các quy định
của luật dân sự không đáp ứng được [71, tr. 2]. Ví dụ như pháp luật dân sự
Pháp quy định những nghĩa vụ trên 500F không cho phép dùng nhân chứng
nhưng pháp luật thương mại lại cho phép dùng nhân chứng. Hay theo pháp
luật dân sự Đức, việc bảo lãnh trong dân sự bắt buộc phải thực hiện bằng hình
thức văn bản nhưng trong pháp luật thương mại thì hợp đồng bảo lãnh khơng
nhất thiết phải thực hiện bằng văn bản...

Trên thực tế, trong quá trình giao dịch thương mại, hoạt động về TMHH
đã phát sinh những địi hỏi pháp lý mang tính chất mềm dẻo, linh hoạt hơn so
với các quy định trong pháp luật dân sự. Song mặt khác cũng đặt ra những yêu
cầu pháp lý nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo uy tín trong hoạt động thương mại.
Điều đó có nghĩa là pháp luật thương mại ra đời không chỉ nhằm xác định tư
cách thương nhân trong giao dịch, điều chỉnh các hoạt động của họ một cách linh
hoạt, nhanh chóng mà cịn phải đáp ứng tính chất kinh doanh của các thương
nhân nhằm bổ sung các quy định mang tính nguyên tắc trong luật dân sự. Chẳng
hạn, cần phải bổ sung, xác lập trong LTM các quy định như: thương nhân vay
tiền để kinh doanh phải trả đúng hạn; thương nhân phải chịu lãi suất cao hơn
lãi suất trong dân sự... Pháp luật dân sự Đức đã quy định lãi suất là 4%/năm,
nhưng pháp luật thương mại cần quy định cao hơn là 5%. Cũng theo pháp luật
thươiầg mại của Đức, lãi suất quá hạn đối với các giao dịch trong thương mại
được tính ngay từ ngày nghĩa vụ đến hạn mà người có nghĩa vụ không thực
hiện nghĩa vụ trong khi pháp luật dân sự quy định lãi suất quá hạn trong các
giao dịch dân sự chỉ phát sinh sau khi nghĩa vụ đáo hạn và sau khi có sự đốc
thúc của bên trái chủ mà bên thụ trái vẫn không thực hiện nghĩa vụ của mình.
Trái lại, khi thương nhân kinh doanh thua lỗ mà khơng thanh tốn được nợ thì
việc (địi nợ lại phải tuân theo những thủ tục nghiêm ngặt hơn [56, tr. 11; 51].


14

Các giao dịch TMHH phát sinh và phát triển tất yếu phải xảy ra các
tranh chấp giữa các thương nhân. Các tranh chấp này đòi hỏi phải được xử lý
theo một thủ tục hoàn toàn khác với thủ tục dân sự: đơn giản, gọn nhẹ, tránh
làm gián đoạn công việc kinh doanh. Do vậy, pháp luật TMHH cần phải ra đời
để xác lập một cơ quan tài phán chuyên trách thông thạo công việc kinh doanh
và xét xử theo một thủ tục riêng biệt. Trên thực tế, một số nước có nền TMHH
phát triển đã sớm thành lập tịa án thương mại mà những thẩm phán là chính

các thương nhân có kinh nghiệm xét xử những vụ việc một cách nhanh chóng,
đảm bảo tiến độ kinh doanh cho các thương nhân. Bên cạnh đó, pháp luật
TMHH cũng cần được ra đời để đưa ra các quy định về thời hạn khiếu nại và
thời hạn tố tụng theo hướng rút ngắn hơn so với pháp luật dân sự nhằm đảm
bảo cho hoạt động thương mại được tiến hành nhanh chóng, tiện lợi.
Như vậy, pháp luật TMHH ra đời xuất phát từ tính tất yếu khách quan
của việc xuất hiện tầng lớp thương nhân và hoạt động TMHH. Theo đó, việc
xác lập địa vị pháp lý của thương nhân cũng như xác lập về mặt pháp lý mối
quan hệ giao dịch giữa các thương nhân với nhau, đặc biệt là xây dựng các
quy định pháp lý làm nền tảng cho hoạt động TMHH phát triển được đặt ra
như một yêu cầu khách quan.
Cùng với thời gian, TMHH không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc
gia mà nó được mở rộng ra phạm vi khu vực và quốc tế. Trên cơ sở đó, pháp
luật TMHH mỗi quốc gia tất yếu phải có sự thích ứng với các các nguyên tắc
và luật lệ quốc tế trong lĩnh vực này.
Cũng như các nước trên thế giới, pháp luật TMHH Việt Nam cũng được
ra đời cùng vói sự hình thành và phát triển của tầng lớp thương nhân và hoạt
động MBHH.
Đối vớ. Việt Nam, cho đến giữa thế kỷ XIX, những tư tưởng tự do hóa
thương mại và thống nhất luật pháp điều chỉnh các hành vi thương mại của
thương nhân c Châu Âu dường như không gây ảnh hưởng. Suốt một thời kỳ


15

dài trong lịch sử, nền sản xuất hàng hóa của Việt Nam bị khép kín, giao lưu
bn bán hàng hóa kém phát triển, nghề thương mại hồn tồn khơng được
coi trọng. Tương tự như Nhật Bản, Hàn Quốc, pháp luật phong kiến Việt Nam
bị ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng pháp luật Trung Hoa trên cơ sở lấy nguyên
tắc đạo đức của Khổng Tử làm học thuyết cai trị, luật pháp chỉ có vai trị thứ

yếu, bổ trợ. Từ nửa sau thế kỷ XIX, những tư tưởng tự do hóa thương mại và
pháp luật thương mại Châu Âu đã được du nhập vào Viễn Đông, đặc biệt là
Nhật Bản. Có thể nói, từ cuối thế kỷ thứ XIX, đầu thế kỷ thứ XX, TMHH Việt
Nam đã có bước phát triển đáng kể, kéo theo đó là sự địi hỏi phải có pháp luật
thương mại điều chỉnh. Dưới thời Pháp thuộc những trào lưu canh tân đất
nước, tùy theo xu hướng chính trị của tầng lớp cai trị song có thể nói đã
khuyến khích kỹ nghệ và thương mại phát triển đáng kể. BLTM Pháp đã được
áp dụng ở Nam Kỳ do sắc lệnh ngày 25/07/1864 ban hành kèm theo Nghị
định ngày 12/12/1864 và ở Bắc Kỳ do sắc lệnh ngày 08/09/1888 ban hành
theo Nghị định ngày 30/12/1888. Năm 1892 Pháp ban hành sắc lệnh ngày
27/02/1892 quy định sự hành nghề thương mại do người Á Đông ngoại quốc
và người Việt Nam sinh ra ở Nam Kỳ nhượng địa Pháp, thuộc thẩm quyền xét
xử theo BLTM của Pháp. Trong "dân luật thi hành tại các Tòa Nam án Bắc
kỳ" ban hành năm 1942, chiếu theo Dụ số 46 ngày 12/06/1942 (năm Bảo Đại
thứ XVII), chính quyền Bảo Đại đã ban hành BLTM áp dụng tại Trung phần.
Bộ luật này đã quy định nhiều hình thức hùn vốn lập hội như Hội hợp danh,
Hội hợp tư, Hội đồng lợi, Hội vô danh, Hội hợp cổ... Nhìn chung, pháp luật
của chính quyền Bảo Đại và của cả chính quyền Việt Nam Cộng hịa thời kỳ
Mỹ xâm lược Việt Nam khơng có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình xây dựng
pháp luật thương mại ở Việt Nam sau này [44], [50], [51].
Sau năm 1954, ở miền Nam, chính quyền Sài gịn vẫn áp dụng BLTM
Pháp và BLTM Trung phần. Cho đến năm 1972, Chính quyền Việt Nam Cộng
hịa mới ban hành BLTM cùng ngày với BLDS.


16

Miền Bắc đi theo con đường XHCN, tiến hành xây dựng nền kinh tế
với hai thành phần chủ yếu là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Pháp luật
TMHH trong thời kỳ này chủ yếu phục vụ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập

trung. Các giao dịch thương mại phát sinh chủ yếu giữa các xí nghiệp quốc
doanh, sau này gọi là doanh nghiệp nhà nước (DNNN) theo các chỉ tiêu pháp
lệnh Nhà nước, theo đó quan hộ cấp phát vật tư và giao nộp sản phẩm giữa các
DNNN theo kế hoạch do Nhà nước định trước.
Từ khi thực hiện chính sách đổi mới 1986 và sau đó là sự ra đời của
Hiến pháp mới (1992): phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo
định hướng XHCN, có thể nói hoạt động TMHH đã được mở rộng, không chỉ
giới hạn là các giao dịch MBHH của các DNNN theo cơ chế tập trung bao cấp
mà được mở rộng ra các chủ thể có lư cách pháp nhân khác với nhiều loại hình
hoạt động đa dạng hơn như: môi giới thương mại, ủy thác mua bán xuất khẩu,
nhập khẩu (XNK); đại lý MBHH...
Với nhu cầu phát triển hơn nữa nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,
mở rộng giao lưu thương mại với nước ngoài, bên cạnh việc ban hành các đạo
luật như: Luật Công ty 1990 (Luật Doanh nghiệp 1999), Luật DNNN 2003,
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 2000..., LTM 1997 cũng được ra đời.
Việc ban hành đạo luật này được coi là cơ sở pháp lỷ quan trọng để xác định
địa vị pháp lý của thương nhân, định hướng hoạt động thương mại, trong đó có
TMHH phát triển theo đúng quy luật và góp phần tạo điều kiện, thúc đẩy hoạt
động thương mại phát triển đặc biệt trong quá trình tự do hóa thương mại.
1.1.2.

Quan niệm thương mại hàng hóa và pháp luật thương mại

hàng hóa
1.1.2.1. Thương mại hàng hóa
Ở các nước trên th ế giới
Hoạt động thương mại đã có từ rất lâu trong lịch sử, nhưng cho đến nay
vẫn chưa có sự thống nhất trên tồn cầu về khái niệm thương mại. Khái niệm



17

thương mại được pháp điển hóa đầu tiên và được nhiều luật gia, thương nhân
biết đến, đó là khái niệm thương mại được đưa ra trong BLTM Pháp năm 1807.
Thực chất BLTM Pháp không đưa ra một định nghĩa mang tính khái qt hóa
về thương mại mà khái niệm thương mại được hiểu thông qua việc liệt kê các
hành vi thương mại tại Điều 632. Theo đó, hành vi thương mại được chia
thành hai loại: hành vi thương mại thuần túy và hành vi thương mại phụ thuộc.
Hành vi thương mại thuần túy bao gồm hành vi thương mại do bản
chất và hành vi thương mại do hình thức như: việc mua động sản, bất động sản
để bán lại; hoạt động làm trung gian để mua hoặc bán các bất động sản, cơ sở
kinh doanh, cổ phần của công ty kinh doanh bất động sản; hoạt động môi giới
thương mại; hoạt động ngân hàng hay hối đoái; hoạt động khai thác mỏ; các
hoạt động trong lĩnh vực hàng hải. Ngoài ra, các hành vi được thực hiện bởi
các doanh nghiệp cũng được coi là các hành vi thương mại do bản chất, bao gồm:
các doanh nghiệp cho thuê động sản; các doanh nghiệp hoạt động chế tạo hay
các nhà công nghiệp; các doanh nghiệp vận tải đường biển, đường bộ, đường
sắt, đường hàng không; các doanh nghiệp hoạt động cung ứng nguyên nhiên
vật liộu, phân phối hàng hóa; các doanh nghiệp hoạt động ủy thác, các hãng đại
lý và các văn phòng kinh doanh; các cửa hàng bán đấu giá; các hãng bảo hiểm...
Về hình thức, các hành vi được coi là hành vi thương mại ngay cả khi
chúng được những người không phải là thương nhân thực hiện, bao gồm hành
vi lập hối phiếu, hành vi của các công ty thương mại...
Các hành vi thương mại phụ thuộc là các hành vi mà xét về bản chất là
hành vi dân sự, nhưng chúng trở thành hành vi thương mại khi được thực hiện
bởi các thương nhân với mục tiêu thương mại, như việc thực hiện các trái vụ
giữa các thương nhân với nhau, các giao dịch giữa các thương nhân.
Tiếp sau đó, cùng với q trình phát triển kinh tế thị trường, khái niệm
thương mại ngày càng được mở rộng ra với một nội hàm rộng lớn, bao gồm tất
cả các hoạt động nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.


TH Ư V iF ỊM

TRƯỜNG ĐAI HO C LUẬĩ. H ÀN Ĩ I

PHỊNG GV


18

Ching hạn, BLTM số 48 của Nhật Bản ngày 09/03/1899, thuật ngữ
thương m ậ được dùng để chỉ những hoạt động mua bán nhằm mục đích lợi
nhuận và lầu hết các dịch vụ trên thị trường như dịch vụ vận tải, cung ứng
điện hay khí đốt, ủy thác, bảo hiểm, ngân hàng. LTM của Philipin tuy không
đưa ra các hành vi thương mại cụ thể mà quy định phạm vi điều chỉnh là các
hoạt động nhằm thúc đẩy sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ với mục đích thu lợi
nhuận. Ngồi ra, LTM của Philipin cịn điều chỉnh các giao dịch thương mại
trong tất cả các lĩnh vực kể cả lĩnh vực vận chuyển hành khách. BLTM của
Thái Lan cũng đưa ra khái niệm thương mại khá rộng không chỉ bao gồm việc
MBHH mà cả các hoạt động thuê tài sản, thuê mua tài sản, tín dụng, thế chấp,
đại diện, môi giới, bảo hiểm, công ty, hợp danh...
Sự phát triển của thương mại trên phạm vi toàn cầu đã nảy sinh nhiều
cách hiểu khóng đồng nhất về khái niệm thương mại trong pháp luật thương
mại của nhiềi nước. Với mục đích giảm bớt sự khác biệt, từng bước nhất thể
hóa cách hiểu khái niệm thương mại trong quan hệ kinh tế quốc tế, ngày
21/06/1985, Uy ban pháp luật quốc tế (UNCITRAL) đã đưa ra một sự giải
thích cho thuit ngữ "thương mại", theo đó "thương mại" được hiểu theo nghĩa
rộng, bao hàn những vấn đề nảy sinh từ tất cả các mối quan hệ, có tính chất
thương mại, dì trong khuôn khổ hợp đồng hay không. Các quan hệ có tính chất
thương mại biO gồm, nhưng khơng hạn ch ế ở các giao dịch sau: mọi giao dịch


về cung cấp loặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; hợp đồng phân phối; đại
diện hoặc đạ. lý thương mại; sản xuất; cho th; xây dựng cơng trình; tư vấn;
thiết k ế kỹ thiật; licensing; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; hợp đồng
khai thác hoẹc đặc nhượng; liên doanh và các hình thức hợp tác cơng nghiệp
hoặc hợp tác thương mại; vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách bằng đường
không, đườnị biển, đường sắt hoặc đường bộ [27].
Tronị một số hiệp định quan trọng của ASEAN, Hiệp định thành lập
Tổ chức thưcng mại quốc tế gồm nhiều hiệp định cấu thành như Hiệp định


19

GATT, GATS, TRIMP, TRIPS,... cũng có cách hiểu khái niệm thương mại
lương đổng với cách hiểu nói trên.
Theo pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, TMHH được coi là
một bộ phận cấu thành nên khái niệm thương mại. Cùng với sự phát triển của
kinh tế thị trường, khái niệm TMHH cũng được mở rộng từ cách hiểu hạn hẹp,
không chỉ là hoạt động MBHH thuần túy mà bao gồm cả một nội hàm rộng
lớn, đa dạng các phương thức MBHH khác nhau, trong đó có cả hoạt động trung
gian TMHH như: đại diện cho thương nhân, môi giới TMHH, ủy thác MBHH,
đại lý MBHH cũng như các hoạt động khác hỗ trợ cho TMHH phát triển (hoạt
động của hải quan, thuế quan, xúc tiến thương mại...).
Khái niệm TMHH ở các nước trên thế giới tuy có những điểm tương
đồng, song phạm vi điều chỉnh của khái niệm ở mỗi nước lại có phạm vi rộng
hẹp khác nhau, trong đó yếu tố chi phối cơ bản là quan niệm về "hàng hóa".
Thuật ngữ "hàng hóa" được sử dụng rất phổ biến trong nhiều BLTM
của các nước trên thế giới, cũng như trong một số các Hiệp định quan trọng
như Hiệp định GATT, Hiệp định thành lập khối thị trường chung Châu Âu...
song định nghĩa về "hàng hóa" lại khơng được nêu ra trong các văn bản pháp

luật này. Chúng ta chỉ có thể tìm thấy định nghĩa về "hàng hóa" trong một vài
đạo luật của một số nước trên thế giới, song định nghĩa đó chỉ có ỷ nghĩa áp
dụng trong phạm vi điều chỉnh của chính đạo luật đó mà thơi (như Luật Bán
hàng của Anh 1979 là một ví dụ).
Theo sự giải thích của Tịa án trong một vụ kiện giữa Hội đồng Châu
Âu với Italia thì hàng hóa ở đây bao gồm: bất cứ sản phẩm nào có giá trị tính
được bằng tiền và là đối tượng của các hoạt động thương mại [23, tr. 1].
Công ước Viên 1980, mặc dù không chỉ rõ đối tượng hàng hóa trong
hợp đồng mua bán, song Điều 2 khẳng định: Công ước không áp dụng đối với
việc mua bán các loại hàng hóa sau:


20

- Hàng mua dùng cho cá nhân, gia đình;
- Hàng bán đấu giá;
- Hàng đang thuộc vụ án đang xét xử hoặc đang chịu sự quản lý theo
pháp hật;
- Giấy tờ chứng khoán, cổ phiếu, giấy đảm bảo chứng từ và tiền lưu thông;
- Phương tiện vận tải đường thủy, đường khơng cũng như phương tiện
vận tả; bằng kinh khí cầu;
- Điện năng.
Từ các quy định trên, có thể thấy khái niệm "hàng hóa" được hiểu ở
phạm vi rất rộng, bao gồm tất cả các tài sản hữu hình, được phép lưu thông
trên thị trường.
Một cách tiếp cận khác, bằng việc loại trừ những đối tượng khơng phải
là hàng hóa, người ta đã đưa ra tiêu chí để xác định thế nào là hàng hóa, theo
đó "hàng hóa" cũng được hiểu theo nghĩa rộng, đó là tất cả những đối tượng
được sản xuất ra để phục vụ tiêu dùng hay trao đổi trên thị trường [37].
Như vậy, xuất phát từ việc hiểu khái niệm "hàng hóa" nêu trên đã tạo

cơ sở cho quan niệm về thuật ngữ TMHH của các nước trên thế giới được hiểu
theo nghĩa rộng.
Ở Việt Nam
Trong một thời gian dài nền kinh tế được vận hành theo cơ chế kế
hoạch hóa tập trung, Việt Nam khơng khuyến khích các hoạt động thương mại
và người hành nghề thương mại. Các hoạt động thương mại chỉ được chú trọng
kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới 1986, song các hoạt động này chủ yếu
chỉ được điều chỉnh bằng các văn bản có giá trị pháp lỷ thấp, không đầy đủ và
chưa đồng bộ. Khái niệm thương mại dường như không tồn tại trong các văn
bản pháp luật của nước ta trong một thời gian dài.


×