Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.77 KB, 55 trang )

Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào thành phố Hà Nội.
I: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến việc thu hút
FDI vào Hà Nội.
1. Điều kiện tự nhiên.
Hà Nội là thủ đô của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầu
não chính trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế
và giao dịch quốc tế của cả nước.
Là nơi có tình hình an ninh chính trị ổn định, được Unesco trao tặng “ Thành phố vì
hoà bình” Hà nội có lợi thế rất lớn trong việc thu hút các nhà đầu tư, như lầ Hà nội có
những đặc thù : cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, văn hoá phát triển hơn; có nguồn nhân lực
chất lượng cao hơn; tập trung nhiều loại hình doanh nghiệp hơn; tập trung nhiều tổ chức
kinh tế xã hội, nghề nghiệp hơn v.v.. đây là những lợi thế quan trọng của Hà Nội sau khi
gia nhập WTO. Những lợi thế này sẽ giúp Hà Nội có thể gia tăng thu hút vốn đầu tư
nước ngoài vào Hà Nội hơn,và do vậy sẽ phát triển hơn.Hà Nội nằm trên châu thổ Sông
Hồng là trung tâm của miền Bắc Việt nam là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về
kinh tế, văn hoá, thương mại giao dịch quốc tế và du lịch.
Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, giới hạn trong khoảng từ 20o 53'
đến 21o 23' vĩ độ Bắc, 105o 44' đến 106o 02' kinh độ đông, tiếp giáp với 5 tỉnh: Bắc
Thái ở phía bắc, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía đông, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía nam
và phía tây. Hà Nội có diện tích tự nhiên 918,1 km2, khoảng cách dài nhất từ phía bắc
xuống phía nam là trên 50km và chỗ rộng nhất từ tây sang đông 30 km. Điểm cao nhất
là núi Chân Chim: 462 m (huyện Sóc Sơn); nơi thấp nhất thuộc xã Gia Thụy (huyện Gia
Lâm) 12 m so với mặt nước biển. Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng
bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ lâu đời, Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi để
trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan
trọng của cả nước.
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt
đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng
nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có
nhiệt độ cao. Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai
mùa nóng, lạnh. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10)


cho nên có thể nói rằng Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông.
Địa hình Hà Nội tương đối bằng phẳng, được bồi tích phù sa dầy của phù sa đệ tứ
trung bình là 90-120 m. Vùng đồi núi của Hà Nội và vùng phụ cận có thể tổ chức nhiều
loại du lịch và phát triển chăn nuôi… Ở phía Bắc và Tây – Tây Bắc của Thủ đô có
điều kiện và diện tích rất thuận lợi cho việc phân bố công nghiệp đẻ giãn bớt sự tập
trung quá mức cho nội thành và liên kết hình thành vùng phát triển ở Bắc Bộ.
Nguồn nước ngầm của Hà Nội tương đối dồi dào (Hà Nội có khả năng khai thác
nước ngầm khoảng 1triệu m3/ngày đêm), có thể đáp ứng nhu cầu đời sống và sản xuất
kinh doanh với qui mô lớn.Hà nội có 36 nhà máy nước, nguồn cung cấp nước rất dồi
dào, ổn định từ song hồng và song đuống đảm bảo phục vụ đầy đủ cho sinh hoạt và sản
xuất,đặc biệt là sản xuất công nghiệp.Nguồn nước mặt và nước ngầm tương đối dồi
dào. Chất lượng nước ngầm tốt đảm bảo nhu cầu về nước sinh hoạt và nước phục vụ
sản xuất công nghiệp.Giá nước kinh doanh dịch vụ và cho người nước ngoài:
0.43USD/m3. Giá nước dùng cho sản xuất, cơ quan bệnh viện, trường học: 0.2
USD/m3. Nước sinh hoạt: 0,10 USD/m3.
Nhờ có vị trí cấu trúc đặc biệt, nơi qui tụ nhiều đới kiến tạo. khoáng sản của Thủ đô
Hà Nội và vùng phụ cận rất phong phú và đa dạng. Trên tổng diện tích khoảng 32000
km2 của Hà Nội và vùng phụ cận đã pát hiện trên 500 mỏ và diểm quặng của gần 40
loại khoáng sản khác nhau, Nhiều loại có trữ lượng và chất lượng có thể đáp ứng nhu
cầu xây dựng và phát triển các cơ sở kinh tế - công nghiệp của Hà Nội .
2. Điều kiện kinh tế xã hội:
Hệ thống cơ sở hạ tầng khá phát triển. Các loại hình giao thông như đường bộ,
đường sắt, đường thuỷ, đường hang không đồng bộ đã hình thành nên mạng lưới giao
thông vận tải rộng khắp nối liền các tỉnh, các địa phương trong cả nước và tới các nước
trên thế giới. Đặc biệt là cảng hang không quốc tế nội bài là trung tâm không lưu của
khu vực vận tải hang không phía bắc với 44 chuyến bay quốc tế và nội địa một ngày,
phục vụ 1.5 triệu lượt khách mỗi năm. Quốc lộ 1 nối liền Bắc Nam, quốc lộ 5 nối liền
cảng biển quốc tế Hải Phòng với Hà Nội. Cảng khuyến lương và cảng Phà Đen cho
phép tàu có trọng tải 2000-3000 tấn cập cảng. Là đầu mối của 5 tuyến đường sắt, trong
đó có 2 tuyến quốc tế, khoảng 50-60% lượng hang hoá cung cấp cho Hà Nội, 30-40%

lượng hang hoá của HN đi tới các vùng khác trong cả nứơc được vận chuyển bằng
đường sắt.
Hệ thống điện ổn định, gần nhà máy thuỷ điện hoà bình và nhà máy nhiệt điện Phả
Lại, mạng lưới điện rộng khắp, nâng cấp và bảo dưỡng thường xuyên, cung cấp điện
liên tục, ổn định. Mạng lưới viễn thông đựơc trang bị hiện đại, hoà mạng với hệ thống
viễn thông toàn cầu. Mạng lưới điện đã được nâng cấp đảm bảo nguồn cung cấp ổn
định liên tục. Giá điện sinh hoạt: 0,10 USD/KWh, giá điện sản xuất: 0,09 USD/KWh và
điện trong khu công nghiệp: 0,08 USD/KWh.
Mạng lưới viễn thông được trang bị các thiết bị hiện đại, tổng đài kỹ thuật số, cáp
quang và đã hoà mạng với hệ thống viễn thông toàn cầu. Cước điện thoại quốc tế: 1,3
USD/phút. Giá cước tuy vẫn còn cao, song hy vọng sẽ giảm nhiều vào cuối năm 2002
khi Việt nam có được vệ tinh riêng của mình.
Là nơi tập trung các cơ quan ngoại giao, các văn phòng đại diện của các tổ chức
quốc tế, Hà Nội có lợi thế rất lớn trong việc hợp tác quốc tế và phát triển kinh tế đối
ngoại.
Về tiềm lực tài chính, Hà Nội đứng thứ hai của cả nước về tiềm năng và thực tế huy
động các nguồn tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội ,bao gồm cả vốn trong nước
và ngoài nước , vốn ngân sách và ngoài ngân sách, vốn tập trung và phi tập trung, vốn
dài hạn và ngắn hạn…
Nguồn vốn của Hà Nội gồm có :
+ Nguồn vốn bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm.
+ Nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước
+ Nguồn tài chính huy động từ hoạt động của hệ thống ngân hàng, tín dụng.
+ Nguồn tài chính huy động từ phát hành trái phiếu.
+ Nguồn tài chính do bản thân các đơn vị kinh tế tự huy động.
+ Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
+ Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
+ Nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ (NGOs)
+ Nguồn vốn từ khu vực tư nhân.
Vốn huy động trong nước và vốn từ nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Hà Nội trong những năm qua đều có mức tăng đáng kkể. Giai đoạn 1996 – 1998 : trên
địa bàn thành phố tổng số vốn huy động phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội là 59
559.7 tỷ đồng( năm 1996 : 17 334.3 tỷ đồng. Năm 1997 : 20 744.2 tỷ đồng. Năm 1998 :
21 400.8 tỷ đồng), bình quân mỗi năm huy động 19 750 tỷ đồng, trong đó : nguồn vốn
huy động trong nước là : 36 219.5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 61.12% tổng nguồn vốn huy
động. Nguồn vốn huy động qua ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất : 30.84% ), và có xu
hướng tăng nhanh. Nguồn vốn từ ngân sách hàng năm chiếm khoảng : 10.42%. Nguồn
huy động thêm từ các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh khoảng 18 %, còn các
nguồn huy động trong dân chiếm tỷ trọng nhỏ.
Hà Nội là một trong những thành phố có nền giáo dục và đào tạo phát triển nhất.
Hiện tại có 27 trường công nhân kỹ thuật và đào tạo nghề với hơn 10.000 học viên, 32
trường cao đẳng và đại học với trên 30.000 sinh viên, 3 trường quốc tế. Điều này sẽ
giúp các nhà đầu tư nước ngoài giảm bớt được các chi phí đào tạo khi đầu tư vào Hà
Nội.
Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Hà Nội trên 11%, cao hơn 3% tốc độ tăng
trung bình của cả nước. Mức thu nhập của người dân cao, GDP bình quân đầu người
18.2 triệu VND/người, thị trường rộng lớn với dân số 3.118 nghìn người cũng như tâm
lý và cơ cầu tiêu dùng của nhân dân tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiêu thụ các sản
phẩm đầu ra.
Tiền thuê đất tại Hà Nội được chia làm 4 nhóm, từ 0,06 USD/m2/năm đến
12/USD/m2/năm và được ổn định ít nhất 5 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê đất. Khi
điều chỉnh tăng thì mức tăng không vượt quá 15% của mức quy định lần trước. Trường
hợp thuê nhà xưởng, nhà đầu tư chỉ phải trả tiền thuê nhà xưởng cho bên cho thuê. Bên
cho thuê có trách nhiệm trả tiền thuê đất cho nhà nước. Mức tiền thuê nhà xưởng
khoảng từ 1-2 USD/m2/tháng. Chi phí thuê văn phòng từ 10-25 USD/m2/tháng.
Ngoài những thuận lợi trên, Hà Nội còn có tiềm năng cơ bản khác như tình hình an
ninh, chính trị ổn định, thị trường rộng lớn, qui hoạch tổng thể ổn định đến năm 2020,
thời gian cấp giấy phép đầu tư nhanh, có truyền thống văn hoá lâu đời và 5 khu công
nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Tóm lại, Hà Nội có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội rất thuận lợi để thu

hút đầu tư trực tiếp nứơc ngoài.Thu hút FDI sẽ tạo ra động lực lớn phát triển kinh tế
của thủ đô nói riêng và nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN nói chung.Hà Nội sẽ xây
dựng được các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung hiện đại với các ngành nghề
sản phẩm có tính cạnh tranh, các đô thị hiện đại xứng tầm với các thủ đô trên thế
giới. Tăng cường thu hút FDI sẽ giúp HN trở thành trung tâm kinh tế ngày càng có
uy tín trong khu vực và nhanh chóng đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
đặt ra.Muốn vậy chúng ta cần tìm hiểu một số vấn đề về đàu tư trực tiếp nước ngoài.
II. Một số vấn đề lý luận về FDI.
1. Khái niệm.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là việc làm đầu tư nước ngoài bỏ vốn để thiết
lập cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư và tiến hành quản lý, điều
hành các hoạt động sản xuất kinh doanh đó nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Theo quy định của luật đầu tư nước ngoài điều chỉnh của Việt Nam ngay
31/7/2000 : “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đưa vốn bằng tiền hoặc bất cứ
tài sản nào khác của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt nam để trực tiếp tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lơị nhuận theo hình thức của Luật đầu tư
nước ngoài”.
Như vậy cho dù các khái niệm về FDI có khác nhau nhưng hoạt động này đề dựa
trên một mục đích cuôí cùng là lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
2. Đặc điểm.
* Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định,
tùy theo luật đầu tư của mỗi nước.
* Quyền quản lý xí nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn. Nếu góp 100% vốn thì
doanh nghiệp hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành và quản lý.
* Lợi nhuận của các chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động
kinh doanh và được chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định.
* FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại từng phần
hay toàn bộ doanh nhgiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hay sát nhập
các doanh nghiệp với nhau.
* FDI được thực hiện ít chịu phụ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa nước chủ đầu

tư và nước sở tại.
* FDI được thực hiện theo cơ chế thị trường tức là ở đâu có môi trường đầu tư thuận
lợi, lợi nhuận cao thì sẽ có nhiều dự án .
3. Tính tât yếu thu hút FDI của một quốc gia.
Thu hút FDI là phù hợp và đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong quá trình hội nhập, đặc biệt là thu hút FDI có ý nghĩa quan trọng đến tăng
trưởng kinh tế bền vững, kể cả đối vớicác nước đang phát triển cũng như đối với các
nứoc phát triển. Với những lợi ích thu đựơc từ FDI cho cả hai phía( bên đầu tư và bên
nhận),FDI đã mở ra các cơ hội hợp tác và hội nhập cho toàn bộ nền kinh tế, góp phần
đảm bảo nguồn lực lâu dài và có hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế bền vững. Trên thực
tế cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP của các quốc gia tham gia vào quá trình toàn cầu
hoá gần đây đã tăng 2,9%/năm trong thập niên 70 lên 3,7%/năm trong thập niên 80 và
5,0% trong thập niên 90. Còn các quốc gia phát triển không nằm trong nhóm toàn cầu
hoá thì tốc độ tăng trưởng GDP giảm từ 3,3% năm 70 xuống 0,8% thập ký 80 và chỉ
tăng lê4n mức 1,4%/năm trong thập kỷ 90. Vì vậy thu hút FDI là phù hợp và đáp ứng
hội nhập kinh tế quốc tế.
FDI có ưu thế hơn so với các nguồn vốn ĐTNN khác
Trong số các kênh bổ sung vốn từ bên ngoài, nguồn vốn FDI và ODA là quan trọng
nhất.Nguồn vốn FDI không thay thế được vốn ODA, nhưng nó có những đặc trưng và
thế mạnh riêng. Vốn ODA thường gắn liền với quan hệ chính trị giữa nước cấp vốn với
nước nhận viện trợ; các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB cũng đòi hỏi các
nước đi vay phải thực hiện nhiều cam kết, đôi khi khá ngặt nghèo về tái cơ cấu kinh tế,
về cải cách hệ thống tài chính, tiền tệ…Hơn nữa, chi phí ODA xét ra là khá đắt cho
nước nhận viện trợ vì buộc phải chịu các quy định khác về giải ngân và triển khai dự án
ODA theo các điều kiện bất lợi như: mua, bán thiết bị công nghệ theo các địa chỉ, đối
tác chỉ định sẵn, trả lương cao cho chuyên gia v.v
FDI là kênh đầu tư tương đối an toàn
Do nhà ĐTNN tự chịu trách nhiệm về chi phí và hiệu quả đầu tư, chịu trách nhiệm vay
và trả nợ; không để lại gánh nặng nợ nần cho ngân sách nhà nước như vay thương mại,
không phải chịu sức ép ràng buộc các điều kiện kinh tế, chính trị như vay ODA, đồng

thời tránh cho nước chủ nhà những biến động đầy rủi ro từ những thăng trầm trên thị
trường chứng khoán.
Tóm lại, FDI giữ vai trò to lớn và khá toàn diện đối với sự phát triển kinh tế- xã
hội của các nước tiếp nhận đầu tư. Thực tiễn thế giới đã cho thấy nhiều ví dụ thuyết
phục về các nước (điển hình là Trung Quốc và Indonesia) sau khi có chính sách mở cửa
và Luật ĐTNN, nền kinh tế đã như một người khổng lồ đang ngủ bừng tỉnh dậy, trở
thành một quốc gia có tốc độ phát triển và mức độ hiện đại hoá kinh tế nhanh. Thu hút
ngày càng nhiều FDI trở thành chiến lược phát triển kinh tế chủ đạo của nhiều quốc gia
và việc thu hút tới mức nào còn tuỳ thuộc vào điều kiện, nhu cầu tạo vốn để phát triển
kinh tế mỗi nước và một số yếu tố khác.
III. Tổng quan thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước.
1. Đánh giá tình hình ĐTNN tại việt nam những năm qua.
Theo khảo sát mới nhất của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Việt
Nam đứng thứ 4 trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan về sức hấp dẫn
của môi trường đầu tư.
Kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành (1988) đến hết ngày
28/02/2006, Việt Nam đã thu hút được trên 6.090 dự án (còn hiệu lực) với mức vốn
đăng ký đạt hơn 52,3 tỷ USD và vốn thực hiện đạt trên 28 tỷ USD. Các doanh nghiệp
FDI đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước, trở thành một thành phần kinh tế trong hệ thống kinh tế quốc
dân.Khu vực đầu tư nước ngoài đã trở thành bộ phận hữu cơ năng động của nền kinh
tế, có tốc độ tăng trưởng cao và vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Đầu
tư nước ngoài đóng góp tới 27% kim ngạch xuất khẩu (không kể dầu khí), 33% giá
trị sản xuất công nghiệp, 22% vốn đầu tư xã hội và hơn 14% GDP của cả nước, tạo
thêm việc làm cho hơn 80 vạn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp
khác.
Khu vực FDI đã làm tăng khả năng cung ứng hàng hoá cho thị trường, giảm nhu
cầu nhập khẩu hàng hoá thiết yếu, góp phần bình ổn thị trường, nâng cao đời sống xã
hội. Mức đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài vào thu ngân sách ngày càng gia
tăng về giá trị tuyệt đối và tương đối, tạo khả năng chủ động trong cân đối ngân sách,

giảm bội chi. Trong thời gian vừa qua, dòng ngoại tệ vào Việt Nam thông qua FDI vẫn
lớn hơn rất nhiều so với dòng ngoại tệ từ Việt Nam đầu tư ra nước ngoài; cộng thêm
việc mở rộng nguồn thu gián tiếp từ FDI (qua khách tham quan, tìm hiểu cơ hội đầu tư,
tiền cho thuê đất, tiền lương cho lao động thuộc khu vực đầu tư nước ngoài, tiền cung
cấp nguyên vật liệu địa phương và các dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ khác) đã góp phần
cải thiện cán cân thanh toán của đất nước.
Những năm gần đây, thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam có một số
đặc điểm mới như sau: Thứ nhất, có nhiều dự án vốn đầu tư nước ngoài có quy mô trên
100 triệu USD, trong đó có những dự án đầu tư lớn trị giá từ 1 tỷ USD trở lên. Tiêu
biểu là dự án của tập đoàn Intel Corp (Mỹ) đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vi mạch
trị giá 1 tỷ USD tại TP. Hồ Chí Minh trong năm 2006; dự án xây dựng Nhà máy Sản
xuất thép (do Tập đoàn POSCO (Hàn Quốc) đầu tư tại miền Nam) trị giá tới 1,126 tỷ
USD. Năm 2006, vốn đăng ký đầu tư của 10 dự án đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt
Nam đạt trên 4 tỷ USD.
Thứ hai, nội dung đầu tư có những thay đổi so với trước đây. Các dự án có đầu
tư nước ngoài trong lĩnh vực tin học và công nghệ cao tại Việt Nam tăng mạnh. Ngoài
dự án của Intel còn có dự án sản xuất thiết bị y tế hiện đại do tập đoàn lớn Terumo
(Nhật Bản) đầu tư; dự án đầu tư sản xuất thiết bị máy fax và máy in lade của tập đoàn
công nghiệp Brothers-co; các dự án công nghệ cao liên doanh giữa Việt Nam và các
doanh nghiệp Nhật Bản, như Canon, Toshiba.
Bảng 1: Tình hình thu hút FDI trong giai đoạn 1988-2006
Đơn vị: triệu USD,%
Năm Số dự án Vốn đăng
ký(VĐK)
Vốn thực
hiện(VTH)
Tốc độ tăng
VTH so với
năm trước
Tỷ lệ

VTH/VĐK
Quy mô b/q
dự án của cả
nước
Tổng
số
6,935 65,847.90 33,306.50 - 50.58 9.49 4.8
1988-
1990
214 1.582 - - - 7.39 -
1988 38 321,50 - - - 8.46 -
1989 68 525,50 - - - 7.73 -
1990 108 735,00 - - - 6.81 -
1991-
1995
1,397 19,007.6 6,517.8 - 34.16 13.6
5
4.67
1991 151 1,291.50 328.80 - 25.46 8.55 2.18
1992 197 2,208.50 574.90 74.85 26.03 11.21 2.92
1993 274 3,347.20 1,017.50 76.99 30.40 12.2
2
3.71
1994 367 4,534.60 2,040.60 100.55 45.00 12.3
6
5.56
1995 408 7,695.80 2,556.00 25.26 33.21 18.8
6
6.26
1996-

2000
1,730 25,627.6 12,944.8 - 50.51 14.8
1
7.48
1996 387 9,735.30 2,714.00 6.18 27.88 25.1
6
7.01
1997 358 6,055.30 3,115.00 14.78 51.44 16.9
1
8.70
1998 285 4,877.00 2,367.40 -24.00 103.12 17.11 8.31
1999 311 2,524.20 2,334.90 -1.37 89.53 7.28 7.51
2000 389 2,695.70 2,413.50 3.37 70.77 6.93 6.20
2001-
2005
3,594 19,560.7 13,843.9 - 75.87 5.44 3.85
2001 550 3,320.00 2,450.50 1.53 87.45 5.87 4.46
2005 802 2,963.00 2,591.00 5.73 84 3.69 3.23
2003 748 3,145.50 2,650.00 2.28 25 4.21 3.54
2004 723 4,222.20 2,852.40 7.64 67.56 5.84 3.95
2005 771 6,000.00 3,300.00 15.69 55.00 7.78 4.28
2006 833 10,200.00 4,100.00 24.2 40.02
Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài.
Đồ thị phát triển FDI vào Việt Nam là một đường cong; ba năm đầu kể từ khi có
Luật Đầu tư nước ngoài, 1988 - 1990 vốn FDI còn ít; bảy năm tiếp theo, 1991-1997
đường cong lên dần và đạt đến đỉnh vào năm 1997; sau đó là sáu năm, 1998-2003
đường cong giảm xuống rõ rệt. Năm 2004, FDI bắt đầu phục hồi, năm 2005 đã tăng
trưởng rõ rệt và năm 2006 đạt được nhiều kỷ lục về vốn đăng ký mới, vốn đầu tư tăng
thêm và vốn thực hiện.
Vốn đăng ký thời kỳ 88-90 mới thi hành luật đầu tư nước ngoài mới đạt 1,58 tỷ

USD, nhưng trong giai đoạn 91-95 đã tăng lên gấp 10 lần( 16,2 tỷ USD). Sau giai đoạn
suy giảm ( từ năm 1997-1999 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực),
nhịp độ tăng ĐTNN vào Việt Nam từ năm 2000 đến nay còn chậm và chưa ổn định.
Tính chung trong cả giai đoạn 1996-2000 vốn đăng ký đạt 21 tỷ USD, tăng 27% so với
thời kỳ 1991-1995. Đồng thời trong quá trình hoạt động , số lượt các dự án triển khai có
hiệu quả đã tăng vốn đăng ký, mở rộng quy mô sản xuất tăng dần theo thời gian. Từ
năm 1998 tới cuối năm 2003 đã có khoảng 2.100 lượt dự án tăng vốn đăng ký với số
vốn tăng them trên 9 tỷ USD. Số vốn tăng thêm trong giai đoạn 1996-2000 đạt gần 4 tỷ
USD. Như vậy, tính chung cả vốn cấp mới và tăng vốn thì tổng vốn đăng ký trên 25
triệu USD. Riêng trong ba năm 2001-2003 vốn đăng ký cấp mới và bổ sung đạt gần 9 tỷ
USD, bằng 75% mục tiêu đề ra của thời kỳ 2001-2005( 12 tỷ).
Trong những năm đầu và giữa thập niên 90, vốn FDI vào Việt Nam không ngừng
tăng. Vốn FDI đăng ký đạt mức đỉnh điểm 9735.30 tỷ USD vào năm 1996 và vốn FDI
thực hiện đạt mức cao nhất khoảng 3,115.00 tỷ USD vào năm 1997, trong đó vốn thực
hiện của bên nước ngoài khoảng 2,8 tỷ USD. Cũng trong thời gian này FDI chiếm 28-
30% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và là một trong những nguồn vốn chủ yếu
góp phần tăng tỷ trọng đầu tư trên GDP của Việt Nam lên 30%. Việt Nam đã trở thành
một trong những nước đứng đầu trong danh sách những nước tiếp nhận đầu tư. Cùng
với xuất khẩu, đầu tư được coi là một trong hai động lực phát triển chủ đạo của kinh tế
Việt Nam.
Mặc dù vậy, từ khoảng giữa năm 1996, đã bắt đầu xuất hiện một số dấu hiệu suy
giảm của FDI cho dù vào thời điểm cuối năm có hai dự án lớn là khu đô thị Nam Thăng
Long và An phú với số vốn ước đạt 3,1 tỷ USD và một trong hai dự án này đã không
triển khai được trong năm 1997( có ý kiến cho rằng năm 1996 là năm đỉnh điểm của
vốn đăng ký chẳng qua là vì có hai dự án này, mà nếu quả thực như vậythì tính tới
tháng 7-1997, năm đạt cao nhất phải là năm 1995). Hơn nữa, vốn thực hiện giai đoạn
1991-1998 so với vốn cam kết chỉ chiếm khoảng 34%.
Không thể không nói đến những nhân tố bên ngoài đã tác động thuận chiều và
ngược chiều đến FDI vào Việt Nam, như dòng vốn FDI thế giới đã tăng nhanh trong 15
năm gần đây, tạo cơ hội cho những nước đang phát triển hoặc chuyển đổi cơ chế kinh tế

có thể thu hút được một lượng vốn nước ngoài cần cho công cuộc xây dựng kinh tế;
như cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực đã làm cho các nhà đầu tư quốc tế đánh giá
lại “sự thần kỳ của Đông Á” làm giảm đi tính hấp dẫn của các nước trong khu vực đối
với các nhà đầu tư lớn.
Tuy vậy, cần khách quan thừa nhận rằng, đường cong của đồ thị FDI ở nước ta do
tác động chủ yếu của nhân tố chủ quan, liên quan đến việc tận dụng thời cơ và tạo lập
môi trường đầu tư đủ bảo đảm lợi thế cạnh tranh trong một thế giới vừa hợp tác, vừa
cạnh tranh khá gay gắt trong việc thu hút các nguồn vốn quốc tế.
Năm 1996, lần thứ ba Luật Đầu tư nước ngoài được sửa đổi, nhưng không phải theo
chiều hướng của hai lần trước đó, 1990 và 1992, mà ngược lại, đã giảm bớt khá nhiều
ưu đãi đầu tư gây nên phản cảm đối với nhiều doanh nghiệp FDI và nhà đầu tư mới.
Tháng 7/1997 xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực, các nước chịu tác động
lớn nhất là Thái Lan, Philippines, Indonesia và Malaysia…; nước ta nằm ngoài “tâm
bão”.
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định rằng, mặc dù cuộc khủng hoảng này có tác động
tiêu cực đến Việt Nam, nhưng lại tạo ra thời cơ cho việc thu hút nguồn vốn quốc tế khi
mà các nước khác trong khu vực đang phải đối phó với “trận cuồng phong kinh tế”.
Đáng tiếc là do môi trường đầu tư trở nên kém hấp dẫn từ khi sửa Luật năm 1996, lại
không có được một đối sách thích hợp để chủ động đối phó với khủng hoảng, nên nước
ta đã gánh chịu hậu quả nặng nề, giảm sút rõ rệt tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu hút
FDI quốc tế trong nhiều năm liên tiếp.
Mấy năm gần đây, Chính phủ đã có nhiều chủ trương cải thiện môi trường đầu tư,
tạo lập cơ sở pháp lý bình đẳng trong kinh doanh cho mọi loại hình doanh nghiệp, coi
trọng hơn cải tiến quản lý nhà nước và cải cách thủ tục hành chính trong các hoạt động
kinh tế, chủ động trong hoạt động xúc tiến đầu tư. Năm 2006 với Luật Đầu tư và Luật
Doanh nghiệp mới đánh dấu bước tiến quan trọng trên lộ trình hội nhập kinh tế với thế
giới trong lĩnh vực lập pháp. Chính phủ đã phân cấp cho chính quyền tỉnh, thành phố
việc thẩm định và cấp phép, việc quản lý nhà nước các doanh nghiệp FDI, vừa tạo thế
chủ động cho UBND các địa phương, vừa gây nên phong trào thi đua cải tiến thủ tục và
môi trường đầu tư giữa các địa phương.

Cũng phải kể đến địa - chính trị của khu vực; với sự nổi lên của Trung Quốc đã trở
thành nền kinh tế thứ ba thế giới, chỉ sau và đang thách thức Mỹ và Nhật Bản, châu Á
đã có hai cường quốc kinh tế đang cạnh tranh với nhau. ASEAN ngày càng được các
cường quốc đánh giá cao hơn, trong đó Việt Nam cũng có vị thế gia tăng trong tổ chức
khu vực này.
Chỉ tính riêng trong 5 năm gần đây (2001-2005), các dự án ĐTNN đã đạt doanh
thu khoảng 74,061 tỷ USD. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN tăng
bình quân trên 20%/năm, đã làm cho tỷ trọng của khu vực kinh tế này trong tổng giá trị
xuất khẩu cả nước tăng liên tục trong các năm qua. So sánh giá trị xuất khẩu và đóng
góp cho GDP như trên với tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội mới thấy hết hiệu
quả của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN. Chính vì vậy, cần phải khuyến khích các dự án
ĐTNN hoàn thành và đưa vào sử dụng, vì những dự án này sẽ mang lại lợi ích lớn về
kinh tế cho đất nước, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, rút ngắn được tiến trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Thu hút vốn FDI qua các năm 2000-2005
Hiện nay, các doanh nghiệp ĐTNN đang hoạt động có hiệu quả và ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Chỉ riêng trong năm 2005 đã đạt
tổng doanh thu khoảng 18 tỷ USD (không kể dầu khí), ngang bằng với năm 2004. Hơn
nữa, cả vốn và lao động đều được bồi bổ thêm đáng kể. Cụ thể là trong năm 2005, khu
vực kinh tế ĐTNN đã thực hiện được 6,338 tỷ USD vốn đầu tư, tăng trên 50% so
với năm 2004.
Nhờ hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh được tăng cao hơn mà trong năm
2005, chủ đầu tư của 607 dự án trong khu vực ĐTNN đã đề nghị và được các cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt cho tăng thêm vốn đầu tư để mở rộng quy mô hoạt động, với
tổng vốn đầu tư tăng thêm 2,070 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài năm 2005 đã có những kết quả rất ấn tượng với kỳ
lục về số lượng và chuyển biến về chất lượng. Dường như nhận định về một làn sóng
đầu tư mới vào Việt Nam đang trở thành hiện thực. Với nhiều điều kiện thuận lợi mới
cộng với những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài được
đánh giá là đang trên đà thuận lợi.

Bộ Kế hoạch đầu tư (KH - ĐT) cho biết, năm 2006, thu hút đầu tư nước ngoài đã đạt
mức kỷ lục kể từ khi ban hành luật Đầu tư nước ngoài đến nay, dự kiến số vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký có thể đạt hơn 9 tỷ.Bên cạnh đó, thu hút vốn FDI
năm 2006 đã đánh dấu một bước chuyển mới về chất mà cụ thể chúng ta đã thu hút
được nhiều dự án lớn của các tập đoàn xuyên quốc gia có công nghệ cao. Lần đầu tiên
Việt Nam có những dự án công nghiệp lớn trên một tỷ USD và lần đầu tiên chúng ta thu
hút được những dự án công nghệ cao như dự án đầu tư sản xuất chíp điện tử của Intel
với số vốn ần 1 tỷ USD. Nhiều tập đoàn công nghiệp lớn trên thế giới đã chọn Việt
Nam là điểm đầu tư sản xuất cho cả khu vực, đưa Việt Nam tham gia vào chu trình sản
xuất mang tính toàn cầu của các tập đoàn lớn. trước. Điều đó cho thấy, nhiều nhà
ĐTNN muốn làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Năm 2006 có thể coi như sự khởi đầu cho
một thời kỳ mới, với hy vọng không chỉ vốn đăng ký, vốn thực hiện FDI ngày càng
tăng, mà quan trọng hơn là cùng với việc tiếp tục thu hút nhiều doanh nghiệp vừa và
nhỏ, sẽ có các tập đoàn hàng đầu trên thế giới đầu tư những dự án công nghệ cao, có
tầm ảnh hưởng lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo một báo cáo của Bộ KH&ĐT, trong 5 tháng đầu năm 2006 nước ta đã thu
hút thêm hơn 2,412 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký mới, bao gồm cả vốn bổ sung của
những dự án cũ. Trong đó, riêng phần mới cấp phép có 281 dự án, với tổng vốn đăng ký
trên 2 tỷ USD, tăng 8,5% về số dự án và tăng 19,5% về vốn so với cùng kỳ năm trước.
Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 74,3% số dự án và 66,1% tổng vốn đăng ký
cấp mới; lĩnh vực dịch vụ chiếm tương ứng là 21,1% và 33,4%; phần còn lại thuộc lĩnh
vực nông-lâm-thuỷ sản. Đáng chú ý là, trong số dự án mới cấp phép không chỉ có một
số dự án có quy mô vốn đầu tư lớn, mà còn gắn liền với việc sẽ chuyển giao công nghệ
cao, như Tập đoàn Intel 605 triệu USD, Công ty Tây Hồ Tây 314 triệu USD, Winvest
Investment 300 triệu USD, Công ty Panasonic Communication 76,36 triệu USD, Công
ty Kho xăng dầu Vân Phong 60 triệu USD…
Năm 2006 đánh dấu sự tăng trưởng ngoạn mục của đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) vào Việt Nam. Cả nước có 833 dự án FDI mới, với tổng vốn đăng ký 7.838 triệu
USD và 486 dự án tăng vốn đầu tư 2.362 triệu USD; gộp lại là 10,2 tỷ USD. Đây là
năm có vốn FDI cao nhất trong gần hai thập kỷ vừa qua, kể từ khi Quốc hội nước ta ban

hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vào tháng 12 năm 1987. Năm 2006, tổng
vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo dự án đạt 10,2 tỷ USD, tăng 52% so với năm
2005, đạt mức cao nhất kể từ năm 1987 khi Việt Nam công bố Luật Đầu tư nước ngoài.
Đồng thời, tổng vốn đầu tư thực tế của nước ngoài vào Việt Nam năm 2006 cũng lập kỷ
lục cao mới, đạt 4,1 tỷ USD, tăng 24,2% so với năm 2005.
Năm 2006 cũng là năm vốn thực hiện của FDI có mức tăng trưởng cao nhất trong
những năm gần đây, 24,2% so với năm 2005, đạt 4,1 tỷ USD; có thêm 250 doanh
nghiệp mới đi vào hoạt động, đưa số doanh nghiệp FDI đang kinh doanh ở nước ta lên
con số 3.500, tạo ra doanh thu 29,4 tỷ USD, tăng 31,3%, kim ngạch xuất khẩu (chưa kể
dầu thô) đạt 14,5 tỷ USD, tăng 30,1% so với năm trước; tính cả dầu thô thì kim ngạch
xuất khẩu là 22,6 tỷ USD, chiếm hơn 57% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước
Nếu năm 1997 được coi là đỉnh điểm của FDI thì sau 10 năm, đến năm 2006
mới vượt qua được đỉnh điểm đó (!).
Như vậy, tính đến cuối năm 2006, nước ta đã thu hút được 60,4 tỷ USD vốn FDI
đăng ký, trong đó vốn thực hiện là 36 tỷ USD, kể cả các dự án đã ngừng hoạt động
Bức tranh về đầu tư nước ngoài ở nước ta trong năm 2006 có màu sắc phong phú
hơn với sự xuất hiện của một số dự án mới có quy mô lớn từ các tập đoàn xuyên quốc
gia Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, như dự án của Công ty thép Posco có vốn đầu tư
1,126 tỉ USD, dự án của Tập đoàn Intel với tổng vốn đầu tư 1 tỉ USD, dự án của Tập
đoàn Tycoons với tổng vốn đầu tư 556 triệu USD, dự án Tây Hồ Tây vốn đầu tư 314,1
triệu USD, dự án Winvest Investment với vốn đầu tư 300 triệu USD... Nhiều dự án
được cấp phép đã tích cực triển khai thực hiện như các nhà máy của Công ty Hoya
Glass Disle, Canon, Matsushita, Brothers Industries, Honda… Ước tính vốn thực hiện
trong năm 2006 đạt khoảng 4,1 tỉ USD, tăng 24,2% so với năm 2005.
Kết quả tốt đẹp này đã được dư luận nước ngoài đánh giá là hiện tượng Việt Nam.
Trong năm 2006, vị thế của nước ta trên thế giới được nâng cao sau khi trở thành thành
viên 150 của WTO và tổ chức thành công Hội nghi cấp cao APEC lần thứ 14 tại Hà
Nội, tiếp tục làm gia tăng mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, môi
trường kinh doanh của nước ta đã tiếp tục được hoàn thiện nâng cao nhằm tạo một mặt
bằng pháp lý chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, tạo môi trường kinh

doanh minh bạch thông thoáng hơn phù hợp với thông lệ quốc tế.
Lý do dẫn đến việc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh trong năm 2006.
- Các nhà đầu tư hy vọng sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các yếu tố bất ổn định
sẽ bị loại bỏ, môi trường xuất khẩu sang Mỹ sẽ được cải thiện, thị trường dịch vụ
sẽ được mở rộng sẽ tạo ra những cơ hội kinh doanh mới.
- Môi trường đầu tư và kinh doanh được cải thiện nhờ những nỗ lực cải thiện môi
trường đầu tư của chính phủ Việt Nam.
- Việt Nam luôn được đánh giá cao nhờ tính ổn định về thể chế so với các quốc gia
khác như Campuchia, Mianna, Lào.
- Hy vọng rằng cơ hội tham gia vào các dự án quy mô lớn đang được triển khai
hoặc dự kiến ttrieenr khai trong thời gian tới như xây dựng khu đô thị mới, dự án
tái phát triển, xây dựng đường sắt cao tốc, nhà máy phát điện, nhà máy lọc dầu,
nhà máy hóa dầu, khu sản xuất sắt thép, xây dựng khu công nghiệp…
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến gần cuối tháng
3/2007 cả nước đã thu hút được trên 2,5 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), mức cao
nhất từ trước đến nay. Chỉ cần so với thống kê của năm ngoái, một chuyên gia đầu tư
nhận xét: "Đã qua rồi thời kỳ mỗi tháng thu hút được vài chục triệu USD.
Tại Diễn đàn Đầu tư lần thứ 2 vừa diễn ra ở Hà Nội, nhiều nhà đầu tư cũng như giới
chuyên môn cho rằng mục tiêu thu hút 12 tỉ USD vốn FDI năm nay của Việt Nam là
trong tầm tay, thậm chí có thể lên đến 15 - 16 tỉ USD.
Theo nguồn tin từ Cục Đầu tư nước ngoài, từ đầu năm đến nay trên cả nước đang có
khoảng 200 dự án FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 30 tỉ USD đang trong quá trình
"dạm hỏi" tại các địa phương. Trong đó có rất nhiều dự án lớn và khả năng triển khai là
thực tế. Ví dụ như Tập đoàn dầu khí BP cùng các đối tác đang tiếp tục đệ trình một dự
án khí - điện - đạm, tương tự dự án Nam Côn Sơn (vốn đầu tư 1,3 tỉ USD), có tổng vốn
đăng ký dự kiến là 2 tỉ USD. Hay, dự án khu đô thị - địa ốc - khu công nghiệp và sản
xuất công nghệ cao của Tập đoàn Honhai (Đài Loan) có số vốn kỷ lục 5 tỉ USD,...
Thời gian gần đây, có nhiều yếu tố để đưa ra nhận định về khả năng xuất hiện một
làn sóng đầu tư mới của nước ngoài vào Việt Nam. Làn sóng này dường như âm ỉ từ sau
các động thái khi Việt Nam đàm phán vòng cuối để gia nhập WTO, khi các tập đoàn lớn

của Nhật Bản, Hoa Kỳ gửi các đoàn vào Việt Nam tìm hiểu môi trường đầu tư, kinh
doanh để tìm kiếm cơ hội đầu tư ... Rồi hàng loạt các sự kiện diễn ra tại Việt Nam trong
năm 2006 đã góp phần làm nổi lên làn sóng đầu tư mà đỉnh cao là vốn đăng ký và vốn
thực hiện của năm 2006 đều đạt mức đỉnh điểm kể từ khi nước ta thực thi Luật Đầu tư.
Rõ ràng nước ta đang đứng trước những cơ hội mới và cả những thách thức để có thể
thu hút mạnh mẽ hơn nguồn vốn FDI, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước.
Xu hướng gia tăng dòng vốn đầu tư nước ngoài dự báo sẽ tiếp tục được duy trì
trong các năm tới. Trong 5 năm (2006 - 2010), vốn cấp mới sẽ có thể đạt trên 30 tỉ
USD, bình quân mỗi năm khoảng trên 6 tỉ USD; vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đạt
khoảng 24 - 25 tỉ USD, bình quân gần 5 tỉ USD/năm. Cơ cấu đầu tư phân theo đối tác
sẽ có sự chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư từ các nước công
nghiệp phát triển, nhất là từ Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU. Đầu tư phát triển sản xuất công
nghiệp sẽ tập trung chủ yếu trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao và khu kinh tế. Một số dự án quy mô lớn đang đàm phán sẽ được thực thi.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng môi trường đầu tư của nước ta và các yếu tố mới có
tác động đến hoạt động đầu tư nước ngoài, kể cả yếu tố thuận lợi và bất lợi, có thể dự
báo tình hình FDI năm 2007 như sau:
- Vốn thực hiện đạt 4,2 - 4,5 tỉ USD, tăng 24% so với năm 2006;
- Cơ cấu ngành: công nghiệp - xây dựng khoảng 60%, nông - lâm -ngư nghiệp 6% và
dịch vụ 34%;
Doanh thu xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt
17 tỉ USD (tăng 23% so với năm 2006), nhập khẩu 19 tỉ USD (tăng 16,5 % so với năm
2006).
- Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tuyển dụng thêm 24 vạn lao động
trực tiếp, đưa tổng số lao động trong khu vực đầu tư nước ngoài lũy kế đến cuối năm
2007 lên 1,4 triệu người;
- Vốn cấp mới đạt 6,8 tỉ USD, (tăng 5% so với năm 2006) trong đó vốn đầu tư cấp mới
đạt khoảng 5 tỉ USD, số còn lại là vốn tăng thêm.
Nhìn tổng thể bức tranh kinh tế - xã hội, cũng như dấu hiệu của làn sóng mới FDI

vào nước ta trong năm 2006 đã làm tăng thêm lòng tin của người dân vào con đường đi
lên của dân tộc, làm cho nhiều chuyên gia kinh tế thế giới đánh giá cao thành quả của
Việt Nam trong một thế giới đang biến động và đầy bất trắc. Ông Ayumi Konishi, Giám
đốc quốc gia cơ quan đại diện thường trú Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt
Nam nhận xét: “Về phát triển kinh tế, có thể nói, Việt Nam là một ngôi sao của khu vực
Đông Nam Á. Chính sự tăng trưởng trong đầu tư tư nhân, tiêu dùng và xuất khẩu là
những động lực thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam”. Giám đốc Viện nghiên cứu của
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Raghuram Rajan cho rằng: “Chắc chắn là Việt Nam đang
được rất nhiều người coi như một ‘Trung Quốc mới’ (Emerging China). Tôi tin rằng, đó
là một lời khen ngợi xứng đáng”.
Đặc biệt là từ sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, hợp tác
kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được đưa vào chương trình nghị sự chính thức,
mang lại thuận lợi hơn các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Bộ Thương
mại Việt Nam cho hay, đến năm 2010, kim ngạch thương mại Việt - Nhật sẽ tăng lên 17
tỷ USD, so với 10 tỷ USD năm 2006.
Sự gia tăng mạnh mẽ trong đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam là một trong những
nguyên nhân khiến đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc giảm. Theo thống kê, năm
2006, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Trung Quốc (không kể đầu tư vào lĩnh vực tài
chính) giảm 29,58% xuống 4,598 tỷ USD. Trong tổng kim ngạch đầu tư nước ngoài tại
Trung Quốc năm 2006, tỷ lệ vốn đầu tư của Nhật Bản đã giảm từ 10,82% năm 2005
xuống 7,3%. Năm 2005 viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản dành cho Việt Nam lên
tới 90,8 tỷ yên, viện trợ có hoàn lại 4,5 tỷ yên và hỗ trợ kỹ thuật 5,7 tỷ yên. Kim ngạch
đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam cũng lên tới 6,22 tỷ USD với 591 dự án
đầu tư và xu thế này sẽ còn tiếp tục tăng trong năm nay.
2. Xu thế Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong những năm gần đây.
Kể từ sau khủng khoảng tài chính khu vực năm 1997, xu hướng dòng vốn FDI vào
Việt nam tiếp tục phục hồi và tăng trưởng. Các vùng trọng điểm kinh tế vẫn là đầu tàu
trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, làm động lực phát triển kinh tế của nước ta,
tạo sức lan tỏa của đầu tư nước ngoài sang những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
Chỉ tính riêng trong năm 2005 (tính đến ngày 20/12/2005), trong tổng số 798 dự án

được cấp phép, ngoại trừ có 1 dự án dầu khí ngoài khơi thì 797 dự án còn lại được thực
hiện trên 40 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Dẫn đầu là thành phố Hồ Chí Minh
với 243 dự án được cấp phép, tỉnh Bình Dương với 140 dự án, tỉnh Đồng Nai với 87 dự
án và tỉnh Tây Ninh với 26 dự án. Tại khu vực phía Bắc, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải
Phòng, Quảng Ninh và Hưng Yên là các địa phương dẫn đầu về số lượng các dự án FDI
được cấp phép hoạt động, trong đó, Hà Nội có 103 dự án, Vĩnh Phúc có 24 dự án và
Hải Phòng có 21 dự án. Các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn cũng thu hút
được các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài như Lào Cai (5 dự án), Cao Bằng (3 dự án),
Đắc Nông (2 dự án), Yên Bái (2 dự án),.
Với môi trường đầu tư kinh doanh từng bước được cải thiện, các doanh nghiệp đầu
tư nước ngoài đã hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, thể hiển ở các chỉ
tiêu vốn thực hiện, doanh thu, xuất khẩu và nộp ngân sách nhà nước ngày càng tăng.
Chất lượng các dự án mới và các dự án tăng vốn trong năm 2005 có chuyển biến
tích cực ; đã thu hút được một số dự án quy mô lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến như dự
án xây dựng hệ thống điện thoại di động CDMA, dự án đầu tư nghiên cứu phát triển và
sản xuất mô tơ chính xác cao của tập NIDEC, dự án nghiên cứu, phát triển và sản xuất
các thiết bị âm thanh siêu nhỏ của tập đoàn SONION, các dự án mở rộng sản xuất của
Canon. Ngày càng nhiều dự án của các tập đoàn đa quốc gia quay trở lại đầu tư và mở
rộng sản xuất tại Việt Nam. Đến nay, đã có 95 công ty đa quốc gia đầu tư vào trên 230
dự án FDI tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký (kể cả tăng vốn) là 10,6 tỷ USD, chiếm
20% tổng vốn đăng ký. Hầu hết các công ty nói trên đầu tư vào các dự án có quy mô
lớn (bq trên 45 triệu USD/dự án).
Bảng 2: Thu hút FDI,2005 theo cơ cấu ngành
Dự án Vốn
Công nghiệp và xây dựng 66.20% 58.70%
Dịch vụ 24.20% 37.10%
Nông nghiệp 9.60% 4.20%
Cơ cấu đầu tư nước ngoài trong năm nay đã có sự chuyển biến theo hướng tăng tỷ
trọng của lĩnh vực dịch vụ, chỉ tính riêng năm 2005 (tính đến ngày 20/12/2005), số dự
án ĐTNN đầu tư vào ngành dịch vụ cấp mới là 193 dự án chiếm 24,19% với tổng vốn

đầu tư gần 1,5 tỷ USD và 50 dự án tăng vốn chiếm 9,77% với tổng vốn tăng thêm gần
228 triệu USD.
.3 Triển vọng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới.
Triển vọng đầu tư tại Việt Nam : Theo báo Kinh tế của Nhật Bản, công ty bảo
hiểm lớn nhất Nhật Bản The Dai-Ishi Mutual Life Insurance Company mới đây tuyên
bố mua lại công ty bảo hiểm CMG của Việt Nam. Đây là công ty bảo hiểm nhân thọ
đầu tiên của Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế dự báo, cùng với sự
phát triển nhanh của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm của Việt Nam sẽ còn tăng trưởng
mạnh và viễn cảnh là sáng sủa, vì vậy, đầu tư của các công ty Nhật Bản tại Việt Nam
trong lĩnh vực bảo hiểm cũng sẽ gia tăng.
Giới doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam cho rằng làn sóng mới trong đầu tư của
Nhật Bản vào Việt Nam đang đến gần. Nhật Bản sẽ tăng cường hợp tác với Việt Nam
trong các lĩnh vực kỹ thuật thông tin, năng lượng, xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời
chuẩn bị thành lập một Trung tâm giáo dục tại Tp.HCM, hỗ trợ các dự án xóa đói giảm
nghèo tại Việt Nam.
Mới đây, công ty cơ cấu tư vấn và nghiên cứu kinh tế lớn nhất của Mỹ - Stratfor đã
công bố báo cáo cho hay, Việt Nam đã trở thành một trong những khu vực điểm nóng
đầu tư trên thế giới có sức hấp dẫn nhất. Phát triển kinh tế của Việt Nam có hai ưu thế:
tỷ lệ tài sản "xấu" trong lĩnh vực tài chính khá thấp.
Hai là mặc dù xuất khẩu của Việt Nam chiếm tới 56% GDP, nhưng mức độ ảnh
hưởng của sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế thế giới đối với Việt Nam là rất nhỏ.
Việt Nam có thể duy trì sự ổn định trong thu nhập từ xuất khẩu, bởi sản phẩm xuất khẩu
của Việt Nam, chủ yếu là hàng tiêu dùng và sản phẩm công nghiệp nhẹ, không chịu ảnh
hưởng lớn của biến động giá cả quốc tế. Ba là tình hình chính trị của Việt Nam ổn định,
các chính sách đầu tư không chỉ duy trì tính nhất quán mà còn không ngừng được hoàn
thiện. Từ đó có thể thấy, viễn cảnh thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam là rất tốt
đẹp.
- Nếu môi trường đầu tư không có biến động quá lớn, dự kiến đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới, đặc biệt đầu tư của Hàn quốc, Nhật
Bản và Mỹ sẽ tiếp tục mở rộng, trong khi đầu tư từ Singdpore có thể chững lại.

- Đặc biệt đầu tư của Nhật vào các sản phẩm điện tử và phụ phẩm tại miền bắc sẽ
được mở rộng hơn nữa. Ngoài ra phát huy vị thế là quốc gia cung cấp nguồn vốn viện
trợ ODA lớn nhất cho phía Việt Nam , Nhật Bản cũng sẽ tăng cường tham gia vào các
dự án mang tính quốc sách của Việt Nam, trong đó có dự án xây dựng đường sắt cao
tốc.
- Đầu tư của Mỹ vào lĩnh vực khai thác dầu khí, xây dựng khách sạn và khu nghỉ,
đầu tư vào lĩnh vực tín dụng và thông tin tại khu vực Nam Bộ sẽ được tiếp tục mở rộng
trong thời gian tới, ngoài ra cũng sẽ tăng cường đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng
điểm cần vốn đầu tư lớn như xây dựng nhà máy phát điện.
II. Thực trạng thu hút đàu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội.
1.Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội phân theo
giai đoạn
Căn cứ vào tiêu cchí chính sách FDI qua các thời kỳ, mức độ phát triển của dòng
vốn, tính phân kỳ của hoạt động đầu tư, quá trình thu hút FDI có thể chia thành 4 giai
đoạn như sau:
Bảng 3: Tình hình thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội-giai đoạn 1989-
2006
Đơn vị: triệu USD,%
Năm
Vốn đầu tư
Tốc độ tăng so với năm
trước
Tỷ lệ
VTH/VĐK
Đăng
ký(VĐK)
Thực
hiện(VTH) VĐK VTH
Tổng 11,211.30 4,309.72 38.44
1989-1990 343.258 12.582 36.65

1989 48.17 0 0
1990 295.088 12.582 512.6 4.26
1991-1995 3,332.05 1,098.14 32.96
1991 126.352 28.444 -57.18 126.07 22.51
1992 301 54.962 138.22 93.23 18.26
1993 856.912 108.933 184.69 98.2 12.71
1994 989.781 386.34 15.51 254.66 39.03
1995 1,058 519.458 6.89 34.46 49.1
1996-2000 4,672 2,104 45.03
1996 2,641 605 149.62 16.47 22.91
1997 913 712 -65.43 17.69 77.98
1998 673 525 -26.29 -26.26 78.01
1999 345 182 -48.74 -65.33 52.75
2000 100 80 -71.01 -56.04 80
2001-2005 2,864 1,095 38.23
2001 200 85 100 6.25 42.5
2002 362 175 81 105.88 48.34
2003 162 195 -55.25 11.43 120.37
2004 293 270 80.86 38.46 92.15
2005 1,847 370 30.38 37.04 20.03
2006 1120 350 -39.36 5.41 31.25
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội.
Từ năm 1989-1996, kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội có
xu hướng tăng cao
(
2
)
. Từ năm 1997 đến 2003, dòng vốn FDI vào Hà Nội có xu hướng
giảm dần: 913 triệu USD (1997); 673 triệu USD (1998); 345 triệu USD (1999); 100
triệu USD (2000); 200 triệu USD (2001); 362 triệu USD (2002) và 162 triệu USD năm

2003.
Trong giai đoạn 1996-2000, Hà Nội thu hút được 4672 triệu USD vốn đăng ký và
2104 vốn thực hiện .
Đỉnh cao nhất trong thu hút FDI là năm 1996 với vốn đăng ký đạt 2,641 tỷ USD và
năm 1997 đạt cao nhất về vốn thực hiên với 913 USD. Năm 2000 là năm có số lượng
FDI thu hút được thấp nhất trong suốt thời gian qua với mức 100 triệu USD đăng ký.
Năm 2004 xuất hiện một số động thái mới với mức thu hút 293 triệu USD, tăng 80% so
với năm 2003, đứng thứ 5 cả nước. Các dự án FDI chiếm 21% tổng xuất khẩu Hà Nội,
35% giá trị sản xuất công nghiệp, 12% GDP, 17% tổng đầu tư xã hội và tạo ra khoảng
45000 việc làm. Cũng trong năm 2004, số doanh nghiệp có vốn ĐTNN có lãi là 29%, bị
lỗ là 11%, còn lại hoạt động cầm chừng, hoà hoặc chưa rã kết quả.

Vốn đầu tư thực hiện cũng giảm dần từ năm 1998. Cụ thể năm 1998 vốn đầu tư
thực hiện giảm 26.26% sô với năm 1997; năm 1999 vốn đầu tư thực hiện giảm mạnh
nhất tới 65.33% so với năm 1998, năm 2000 vốn đầu tư thưc hiện giảm 56.04% so với
năm 1999.Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của Hà Nội khá cao nhưng năm 1999 tỷ lệ này chỉ
bằng một nửa của cả nước. Nguyên nhân là do các đối tác chủ yếu của Hà Nội là các
nước NIC, ASEAN…lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Hơn nữa một loạt các
dự án vào Hà Nội bị ngừng lại do thay đổi quy hoạch khu vực nội đô, bên cạnh đó là do
các địa phương tích cực cải thiện môi trường đầu tư nên đầu tư nước ngoài vào Hà Nội
tiếp tục giảm mạnh.
Trong những năm đầu kỳ kế hoạch , bối cảnh sau khủng hoảng tài chính khu vực đã
ảnh hưởng sâu sắc , dẫn đến sự giảm sút thu hút ĐTNN. Trong các năm sau, đặc biệt
năm 2004, 2005 với những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của chính phủ và thành
phố Hà Nội cùng với chuyển biến thuận lợi tình hình quốc tế, kết quả thu hút và thực
hiện đầu tư nước ngoài có sự gia tăng mạnh mẽ. So với năm 2000, vốn đăng ký năm
2001 tăng 100% và tăng mạnh nhất vào năm 2005 tăng 530.38% so với năm 2004.
Điều này thể hiện sự cố gắng rất lớn của Hà Nội trong việc thu hút FDI.Năm 2004-2005
với các nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của chính phủ và của thành phố Hà Nội cũng
như tình hình kinh tế thế giới phục hồi, kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng

mạnh mẽ. Năm 2004, Hà Nội thu được 293 triệu USD thì năm 2005 Hà Nội trở thành
địa phương đứng đầu cả nước về thu hút FDI, tổng số vốn FDI đăng ký là 1,847 triệu
USD cao nhất trong giai đoạn 2001-2005.So với giai đoan năm năm trước , lượng vốn
FDI đăng ký giảm 52.05%.
Tong giai đoạn này tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tăng trung bình 73% năm
và đạt 2.602 triệu USD. Tổng vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 2001-2005 đạt được
1.030 triệu USD( tương đương khoảng 16 tỷ đồng). Như vậy tổng vốn đầu tư nước
ngoài thực hiện 5 năm bằng 46% so với kế hoạch( 16000 tỷ đ/34800 tỷ đ) và chiếm
khoảng gần 13% tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn so với chỉ tiêu 28.3% theo kế
hoạch( dẫn đến tỷ trọng khiêm tốn này- 13%, ngoài nguyên nhân từ sự giảm sút vốn
khu vực đầu tư nước ngoài, còn có kết quả tác động của sự gia tăng mạnh mẽ vốn đầu
tư của doanh nghiệp tư nhân trong nước sau khi luật doanh nghiệp đi vào cuộc sống).
Tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài trong tổng vốn đầu tư xã hội thể hiện xu hướng tăng

×