NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TỈNH BẮC NINH
I. Các giải pháp nhằn phát triển các khu công nghiệp Bắc Ninh trong
thời gian tới
1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch các KCN:
+ Quy hoạch chung và Quy hoạch định hướng phải đi trước một bước,
theo đó thể hiện rõ ý tưởng phát triển các KCN Bắc Ninh trong tương lai.
+ Quy hoạch chi tiết phải tạo điều kiện để tiếp nhận dòng vốn đầu tư theo
hướng tạo lập nghành mũi nhọn và kích thích công nghiệp phụ trợ phát triển.
+ Điều lệ quản lý các KCN phải cụ thể hơn và dẫn dắt các doanh nghiệp
thực hiện được các mục tiêu Quy hoạch chung và Quy hoạch chi tiết được
duyệt.
+ Công tác xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng đồng bộ trong và
ngoài hàng rào KCN, phát huy lợi thế riêng biệt từng KCN, tạo mở sự liên kết
về không gian kinh tế các tiểu vùng trong Tỉnh.
2. Các giải pháp thu hút đầu tư
2.1 Chuyển hướng thu hút đầu tư nước ngoài vào hạ tầng KCN tạo đà
tăng tốc phát triển các KCN Bắc Ninh:
UBND tỉnh đã có văn bản giao các chủ đầu tư các KCN như: Tập đoàn
ORIX (Nhật Bản) làm chủ đầu tư hạ tầng KCN Yên Phong 2; Tập đoàn
Foxconn (Hon Hai) làm chủ đầu tư KCN Đại Kim; Tổng Công ty đầu tư phát
triển nhà và đô thị - HUD (Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư KCN Thuận Thành 1;
Công ty Cổ phần đầu tư Trung Quý - Ninh Thuận và Công ty Khai Sơn chủ đầu
tư KCN Thuận Thành 3. Công ty TNHH liên doanh KCN Việt Nam -
Singapore chủ đầu tư KCN VSIP Bắc Ninh. Đặc biệt đầu tháng 12/2007 sẽ diễn
ra Lễ khởi công KCN VSIP Bắc Ninh với sự chứng kiến của Lãnh đạo Chính
phủ Việt Nam và Singapore.
Nếu như từ năm 1998-2006 có 04 KCN được thành lập và đi vào hoạt
động, đó là: Tiên Sơn, Quế Võ, Yên Phong 1, Đại Đồng - Hoàn Sơn. Từ cuối
năm 2006 và đặc biệt năm 2007 tình hình đầu tư hạ tầng KCN vào Bắc Ninh rất
khởi sắc. UBND tỉnh đã có văn bản giao các chủ đầu tư các KCN như: Tập
đoàn ORIX (Nhật Bản) làm chủ đầu tư hạ tầng KCN Yên Phong 2; Tập đoàn
Foxconn (Hon Hai) làm chủ đầu tư KCN Đại Kim; Tổng Công ty đầu tư phát
triển nhà và đô thị - HUD (Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư KCN Thuận Thành 1;
Công ty Cổ phần đầu tư Trung Quý - Ninh Thuận và Công ty Khai Sơn chủ đầu
tư KCN Thuận Thành 3. Công ty TNHH liên doanh KCN Việt Nam - Singapore
chủ đầu tư KCN VSIP Bắc Ninh. Đặc biệt đầu tháng 12/2007 sẽ diễn ra Lễ khởi
công KCN VSIP Bắc Ninh với sự chứng kiến của Lãnh đạo Chính phủ Việt
Nam và Singapore.
Ngoài ra còn có rất nhiều nhà đầu tư khác đăng ký đầu tư hạ tầng vào các
KCN Bắc Ninh dự kiến phát triển.
Nếu như trước năm 2007 đầu tư hạ tầng là các doanh nghiệp trong nước
thì đến năm 2007 Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh đã hướng vào các
nhà đầu tư nước ngoài là những tập đoàn lớn. Điều này mở ra cơ hội mới trong
việc thu hút đầu tư các dự án thứ cấp vào các KCN Bắc Ninh.
Năm 2007 Ban quản lý các KCN Bắc Ninh đã cấp Giấy chứng nhận đầu
tư cho 05 dự án đầu tư hạ tầng KCN với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.065 tỷ đồng
và 80 triệu USD. Đó là: KCN Quế Võ 2 (490 tỷ đồng), KCN Quế Võ mở rộng
(583 tỷ đồng), KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn (553 tỷ đồng), KCN Thuận Thành 3
(438 tỷ đồng), KCN, đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh (80 triệu USD).
Công tác quy hoạch các KCN Bắc Ninh luôn được điều chỉnh, bổ sung để
đáp ứng với tình hình mới. Hiện nay Bắc Ninh đã quy hoạch 17 KCN, đô thị với
tổng diện tích hơn 10.000 ha đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Như vậy với việc Việt Nam ra nhập WTO, vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế tăng nhanh, với vị trí địa lý thuận lợi và chiến lược phát triển
đúng đắn cùng với sự ủng hộ của chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Ninh có thể
coi là “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công
nghiệp vào năm 2015
2.2 Tạo sự đột phá trong thu hút đầu tư:
Từ ngày 2/8/07 đến ngày 8/8/07, Chủ tịch UBND Tỉnh Bắc Ninh đã dẫn
đầu đoàn công tác đi xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc, với chương trình công tác
được chẩn bị kỹ càng đoàn công tác đã tiếp xúc thành công với gần một nghìn
doanh nghiệp Hàn Quốc. Để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp về Bắc Ninh. Ngay sau
đó, ngày 13/8/07 đến ngày 15/8/07 đồng chí Chủ tịch UBND Tỉnh Bắc Ninh và
đồng chí Trưởng ban Ban Quản lý các Khu Công Nghiệp Bắc Ninh đã tham gia
đoàn tháp tùng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm chính thức Singapore.
luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Tỉnh Bắc Ninh cũng có rất nhiều
khởi sắc, từ cuối năm 2006 đã có nhiều tập đoàn xuyên quốc gia với tiềm năng
tài chính mạnh đến tìm hiểu đầu tư. Hiện nay đã có các tập đoàn lớn quyết định
đầu tư tại Bắc Ninh như tập đoàn: IGS của Hàn Quốc, tập đoàn ORIX của Nhật
Bản, Tập đoàn Hồng Hải của Đài Loan, và công ty Liên doanh TNHH Khu
Công Nghiệp Việt Nam- Singapore (VSIP).
Tiếp sức cho làn sóng đầu tư đó, từ ngày 2/8/07 đến ngày 8/8/07, Chủ
tịch UBND Tỉnh Bắc Ninh đã dẫn đầu đoàn công tác đi xúc tiến đầu tư tại Hàn
Quốc, với chương trình công tác được chẩn bị kỹ càng đoàn công tác đã tiếp
xúc thành công với gần một nghìn doanh nghiệp Hàn Quốc. Để lại nhiều ấn
tượng tốt đẹp về Bắc Ninh. Ngay sau đó, ngày 13/8/07 đến ngày 15/8/07 đồng
chí Chủ tịch UBND Tỉnh Bắc Ninh và đồng chí Trưởng ban Ban Quản lý các
Khu Công Nghiệp Bắc Ninh đã tham gia đoàn tháp tùng Thủ Tướng Nguyễn
Tấn Dũng sang thăm chính thức Singapore. Trong chuyến công tác này Thủ
Tướng hai nước đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng về hợp tác kinh tế, trong
đó có việc triển khai Khu Công Nghiệp và Đô thị VSIP tại Bắc Ninh, với quy
mô 700 ha. Đồng thời đã chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận đầu tư của 10 dự án
với tổng số vốn đầu tư 185 triệu USD trên diện tích đất 95 ha tại Khu Công
Nghiệp VSIP.
Có thể nói đây là sự thành công bước đầu rất quan trọng góp phần đưa
Tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Bắc Ninh lần thứ 17.
Vì vậy, các chủ đầu tư cần bám sát vào các nội dung đó trong Quy hoạch
chi tiết các Khu Công Nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình triển khai nếu cần có
sự điều chỉnh thì yêu cầu các chủ đầu tư phải tiến hành các trình tự để trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở cho việc quản lý Quy hoạch được tốt hơn.
Mặt khác, về phía cơ quan quản lý là Phòng Quản lý Quy hoạch của Ban
Quản lý cần tăng cường công tác quản lý về Nhà nước trong các Khu Công
Nghiệp, đồng thời hoàn thiện nội dung và nhiệm vụ công tác quản lý để đáp ứng
với mô hình KCN- Đô thị. Trong thời gian tới, một mặt cần củng cố về tổ chức
và cơ cấu lại phòng Quản lý Quy hoạch nhằm đáp ứng với nhiệm vụ mới theo
hướng chuyên nghiệp hóa các nghiệp vụ quy hoạch. Mặt khác, cần tăng cường
công tác kiểm tra, thanh tra phát hiện kịp thời và giải quyết ngay. Có như vậy
thì công tác quản lý Quy hoạch mới đáp ứng yêu cầu đề ra.
3.Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
Thực hiện Luật ĐTNN tại Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày
12/11/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung, một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam năm 2002/QH10 và nhiệm vụ phát triển kinh tế đối ngoại trong
thời gian tới; tỉnh Bắc Ninh đã chuẩn bị các điều kiện về đất đai, lao động, cơ sở
hạ tầng kỹ thuật, cải cách các thủ tục hành chính về đầu tư nhằm tạo ra một môi
trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư tại
Bắc Ninh.
4. Giải pháp xúc tiến đầu tư:
4.1 Khái quát về môi trường đầu tư tỉnh Bắc Ninh
Thực hiện Luật ĐTNN tại Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày
12/11/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung, một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam năm 2002/QH10 và nhiệm vụ phát triển kinh tế đối ngoại trong
thời gian tới; tỉnh Bắc Ninh đã chuẩn bị các điều kiện về đất đai, lao động, cơ sở
hạ tầng kỹ thuật, cải cách các thủ tục hành chính về đầu tư nhằm tạo ra một môi
trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư tại
Bắc Ninh.
- Hình thành và phát triển mạnh hai khu công nghiệp tập trung Tiên Sơn
và Quế Võ với tổng diện tích 796ha (khu công nghiệp Tiên Sơn 600 ha; Khu
công nghiệp Quế Võ 196 ha), đã có 46 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng
ký là 174,5 triệu USD và 1.264,2 tỷ VNĐ. Một số dự án đã đi vào hoạt động sản
xuất kinh doanh có hiệu quả. Tỉnh đã quy hoạch 18 cụm công nghiệp làng nghề
và đa nghề, trong đó 4 cụm công nghiệp chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ xuất khẩu. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công
nghiệp làng nghề đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật, sẵn sàng mời đón các nhà
đầu tư vào thực hiện đầu tư.
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 2588924 triệu đồng, tăng
hơn 23% so với năm 2000. Số doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh là 47,
trong đó doanh nghiệp trung ương: 16, doanh nghiệp địa phương: 31. Doanh thu
của các doanh nghiệp nhà nước (năm 2001) là 2594447 triệu đồng. Số doanh
nghiệp ngoài quốc doanh 525 (bao gồm công ty TNHH: 327, công ty cổ phần:
19, doanh nghiệp tư nhân: 179). Vốn đăng ký của các doanh nghiệp: 1.235.626
triệu đồng. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 12 doanh nghiệp với tổng
vốn đầu tư đăng ký theo giấy phép cấp là 154.138.000 USD.
Hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có sự tham gia của
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài (FDI), các hợp tác xã thương mại và hộ kinh doanh cá thể.
Về kinh doanh nội địa: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường xã
hội tăng bình quân 13,5% từ năm 1997-2001, năm 2001 đạt 1.765 tỷ đồng, ước
năm 2002 đạt 2,100 tỷ đồng. Về kinh doanh xuất nhập khẩu: năm 1997 kim
ngạch xuất khẩu địa phương đạt 11,7 triệu USD; năm 1998 đạt 31 triệu USD;
năm 1999 đạt 29,6 triệu USD; năm 2000 đạt 49,8 triệu USD; năm 2001 đạt 38,8
triệu USD; năm 2002 ước đạt 39,3 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu tăng bình
quân 23% năm (1997 - 2001), năm 2002 ước đạt 55 tr iệu USD.
Tỉnh Bắc Ninh thực hiện cơ chế "Một cửa" trong quản lý nhà nước về đầu
tư nước ngoài theo quy định của Nhà nước. Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban
Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh và
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư nước
ngoài trên địa bàn tỉnh. Tại các cơ quan đầu mối, các nhà đầu tư sẽ được giúp
đỡ, cung cấp các thông tin, giải quyết công việc có liên quan với thủ tục đơn
giản và thời gian nhanh nhất.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, UBND tỉnh Bắc Ninh
đã có Quyết định số 60/2001/QĐ-UB ngày 26/6/2001 ban hành Quy định ưu đãi
khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Quyết định số 104/2002/QĐ-
UB ngày 30/8/2002 của UBND tỉnh Bắc Ninh bổ sung một số điều của Quy
định ưu đãi, khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tại Quyết định
60/2001/QĐ-UB. Ngoài các chế độ chính sách ưu đãi quy định tại Luật khuyến
khích đầu tư đến Bắc Ninh thực hiện đầu tư còn được hưởng các chế độ ưu đãi
của tỉnh quy định.
Căn cứ quy mô đầu tư, vị trí, địa điểm đầu tư, loại hình đầu tư, các nhà
đầu tư được hưởng các chế độ ưu đãi về:
- Ưu đãi về giá cho thuê đất; miễn, giảm và thời hạn nộp tiền thuê đất
- Được hỗ trợ tiền đền bù thiệt hại về đất khi giải phóng mặt bằng
- Hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp
- Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương
Ngoài những ưu đãi trên, UBND tỉnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
vay vốn ưu đãi để đầu tư; ưu đãi cho thành lập doanh nghiệp chế xuất trong
KCN; ưu đãi cho các doanh nghiệp thành lập mới và di dời vào khu công
nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về xúc tiến thương mại, khai thác
thị trường...
4.2 Các giải pháp xúc tiến đầu tư.
- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, phát huy những ưu điểm, lợi thế,
đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
- Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vào một số vùng trọng điểm cần định
hướng đầu tư.
- Đẩy mạnh tuyên truyền về môi trường và cơ hội đầu tư tại tỉnh Bắc
Ninh tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài nắm bắt các
thông tin cần thiết và tiếp súc trao đổi về dự án đầu tư.
- Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công tác
theo dõi, quản lý dự án. Tăng cường mối quan hệ giữa Trung ương và địa
phương trong việc xúc tiến các dự án đầu tư vào tỉnh.
- Hoàn thiện về thể chế và có những hướng dẫn cụ thể liên quan đến công
tác tổ chức theo dõi các dự án.
- Xây dựng và công bố danh mục dự án gọi vốn ĐTNN tỉnh Bắc Ninh là
bước cụ thể hoá và là một phần của công tác quy hoạch thu hút đầu tư nước
ngoài. Chuẩn bị đầy đủ và chu đáo các thông tin về đối tác của tỉnh và dự án
kêu gọi đầu tư.
- Đã thành lập trung tâm thông tin - tư vấn xúc tiến đầu tư giúp các doanh
nghiệp trong giai đoạn chuẩn bị dự án như xác định dự án, nghiên cứu khả thi,
thẩm định và phê duyệt. Có hướng dẫn rõ ràng và cụ thể giúp cho quá trình sàng
lọc các nghiên cứu khả thi và các báo cáo thẩm định.
- Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư trên các diễn đàn trong nước
và nước ngoài dưới các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng các phương tiện
tuyên truyền khác nhau như: đài, báo, sách hướng dẫn, internet... Đẩy mạnh vận
động đầu tư một cách chủ động theo các chương trình, dự án.
Khai thác triệt để những tiềm năng và lợi thế sẵn có, kết hợp với việc vận
dụng những chính sách và cơ chế khuyến khích đầu tư của tỉnh; Trong những
năm qua, nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước đang thực hiện trên địa bàn
tỉnh đã khẳng định cơ chế chính sách của tỉnh ban hành là đúng đắn. Hai khu
công nghiệp tập trung Tiên Sơn và Quế Võ cùng các cụm công nghiệp làng
nghề đã, đang được xây dựng và tiếp tục kêu gọi đầu tư sẽ làm cho quá trình thu
hút đầu tư trở nên sôi động, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá của tỉnh.
5. Tạo nguồn lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao
động:
5.1. Công tác đào tạo nguồn lao động:
5.1.1. Hệ thống cơ sở dạy nghề trong tỉnh
Hiện nay, trên toàn tỉnh có 10 cơ sở đào tạo nghề (5 trường, 4 trung tâm
dịch vụ việc làm, 1 trung tâm dạy nghề cấp huyện).Các cơ sở dạy nghề ngày
càng dược củng cố cả về quy mô, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên. Trong đó,
Trường Công nhân Kỹ thuật Bắc Ninh đã được Tỉnh và Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hột đầu tư và được công nhận là trường trọng điểm của khu vực. Có
thể nói, trong những năm qua quy mô đào tạo của các cơ sở đào tạo công lập
ngày càng tăng, chất lượng đào tạo được nâng lên, các hình thức đào tạo, ngành
nghề đào tạo ngày càng đa dạng, phong phú, nhưng chương trình đào tạo chưa
được cải tiến sát với thực tế, để đáp ứng nhu cầu thị trường về lao động.
5.1.2. Công tác dạy nghề.
Trong những năm qua, công tác dạy nghề đã được xã hội hoá mạnh và
được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo với nhiều hình thức như: đào tạo
nghề dài hạn, ngắn hạn, tập huấn truyền nghề, kèm cặp… Tỉnh cũng đã có
những chính sách về công tác đào tạo nghề như: Khuyến khích các tổ chức cá
nhân trong và ngoài nước tham gia đào tạo nghề; khuyến khích các doanh
nghiệp tuyển lao động vào để đào tạo trước khi sử dụng. Tỉnh đã đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất cho trường CNKT và một số cơ sở dạy nghề của tỉnh nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đồng thời xây dựng qui hoạch mạng lưới cơ
sở dạy nghề giai đoạn 2001-2010 để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các
doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tỉnh cũng đã bước đầu triển khai công tác
dạy nghề cho nông dân trong tỉnh để có nguồn lao động đi trước, đón đầu cung
ứng cho các doanh nghiệp.
5.1.3. Chất lượng dạy nghề:
Các cơ sở đào tạo ngày càng được đầu tư cả về số lượng và chất lượng,
các hình thức đào tạo ngày càng được đa dạng, phong phú. Tuy nhiên quy mô
đào tạo còn nhỏ, chủ yếu đào tạo theo chỉ tiêu được giao, không căn cứ vào nhu
cầu thực tế, chưa đa dạng hoá các nội dung và chương trình đào tạo để thích
ứng với nhu cầu và cấp độ khác nhau của người lao động.
Thời gian qua, việc đào tạo đang chưa theo kịp thực tế phát triển của các
KCN, đặc biệt là đào tạo công nhân kỹ thuật. Trong số lao động của địa phương
chỉ có 21% đã qua các trường đào tạo nghề, còn lại là các lao động do chính các
doanh nghiệp tự đào tạo. Có một thực tế là có công nhân được đào tạo qua các
trường nghề không đáp ứng được trình độ đòi hỏi của KCN bởi các trang thiết
bị của nhà trường nghề đã quá lạc hậu không theo kịp quá trình phát triển. Hiện
nay, vẫn còn có những Trung tâm, Trường tiến hành việc đào tạo các chuyên
ngành không phù hợp với các chuyên ngành trong KCN như Trường công nhân
xây dựng, Trường công nhân hoá chất-mỏ, dẫn đến phải đào tạo lại tại các
doanh nghiệp trong KCN.
5.1.4. Tính phù hợp với KCN
Thực tế tuyển dụng tại các doanh nghiệp cho thấy: thừa các chuyên ngành
kinh tế, khoa học xã hội và lao động phổ thông trong khi đó lại thiếu lực lượng
công nhân lành nghề như cơ điện, cơ khí, điện tử; m?t số ngành nghề như: chế
tạo khuôn mẫu, tự động hoá, hàn nâng cao, sơn … các cơ sở chưa đào tạo được
nên doanh nghiệp phải tìm lao động tại các trường đào tạo nghề ở tỉnh khác
hoặc phải tự đào tạo
5.2. Phân cấp, phân công loại hình đào tạo
Đối với lao động phổ thông: Đây là lực lượng chiếm số đông tới 60%
chưa được quan tâm chăm sóc và đào tạo. Do tỉnh quản lý công tác đào tạo; tỉnh
có thể giao cho đơn vị tham mưu, giúp tỉnh quản lý về lao động (Sở LĐ
TB&XH, Ban quản lý các KCN) tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn. Mô hình này
hiện nay đã và đang được áp dụng tại tỉnh Bắc Ninh, là kết quả triển khai của đề
tài khoa học "Các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm cho dân
cư các vùng Nhà nước thu hồi đất phát triển các KCN tập trung và Đô thị tại tỉnh
Bắc Ninh trong những năm tới” do BQL KCN chủ trì đã mở các lớp “đào tạo cơ
bản về Pháp luật lao động và kỹ năng trả lời phỏng vấn tuyển dụng”, bước đầu
đã đào tạo cho hơn 1.000 lao động và đạt được những kết quả khả quan tỷ lệ
trúng tuyển cao. Mặt khác nên gắn vào công tác giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh PTTH. Nội dung, chương trình linh hoạt cho từng tỉnh hoặc khu vực để sau
khi tốt nghiệp có thể tham gia lao động ngay tại các KCN của địa phương.
- Đối với lao động kỹ thuật: Cần đa dạng hoá các loại hình đào tạo, nâng
cấp các cơ sở đào tạo cả về số lượng nhưng phải yêu cầu cao hơn và thực tế hơn
về chất lượng. Các chương trình dạy học áp dụng thực hành nhiều hơn để các
lao động quen dần với các dây truyền công nghệ hiện đại. Từ định hướng phát
triển các ngành nghề ưu tiên của tỉnh, mà đặt hàng với các trường đào tạo nghề
để ưu tiên đào tạo các ngành đó.
- Lao động có trình độ (cao đẳng, đại học trở lên): do trung ương quản lý,
có những kiến nghị để các trường đại học, cao đẳng nâng cao trình độ của sinh
viên trong thời kỳ hội nhập, đặc biệt là khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học, các
kỹ năng giao tiếp, đàm phán đặc biệt là kỹ năng mô tả công việc để thực hiện
mục tiêu. Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
Điểm chung cho cả 03 nhóm trên là phải chú trọng vào kỹ năng lao động;
có trình độ chưa hẳn đã giỏi về kỹ năng; kỹ năng giỏi chỉ khi được thực hành,
tiếp xúc nhiều với công việc thực hành. Đây cũng là điểm yếu của nền giáo dục
nước ta khi chỉ chú trọng về lý thuyết, không đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, thiếu
cơ hội cho sinh viên được thực hành nhiều
5.3. Mô hình đào tạo: thực hiện mô hình Trường - Nhà đầu tư - Nhà nước.
+ Trường học đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp;
+ Nhà nước định hướng ưu tiên lao động chuyển đổi và tạo lập hành lang
pháp lý;
+ Doanh nghiệp cam kết sử dụng lao động và trợ giúp công tác thực
hành.
Để cụ thể hoá một mô hình, có thể thí điểm việc giao cho Ban quản lý các
Khu công nghiệp thành lập Trung tâm đào tạo nghề với sự tham gia của các
doanh nghiệp dưới dạng góp vốn bằng tiền và cơ sở vật chất kỹ thuật. Các kỹ
sư, chuyên viên giỏi của các Doanh nghiệp thuộc Khu công nghiệp có thể tham
gia giảng dạy để đào tạo chuyên gia, công nhân lành nghề theo địa chỉ, theo đơn
đặt hàng của các doanh nghiệp.
5.4. Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động:
5.4.1. Nhà ở cho người lao động
Trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp nhất là nguồn lực đất đai, vốn. Để
thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì việc phát triển các Khu
công nghiệp tập chung là một trong những nhân tố quan trọng. Các Khu công
nghiệp có lợi thế trong việc tạo ra điều kiện, thể chế và môi trường thuận lợi cho
thu hút đầu tư, sử dụng vốn, công nghệ, trình độ quản lý cao, vừa phát huy tốt
nội lực vừa huy động ngoại lực có hiệu quả, gia tăng xuất khẩu và giải quyết
việc làm cho người lao động đem lại hiệu quả kinh tế -xã hội cao. Tuy nhiên,
các KCN phát triển là nơi tập trung đông người, vấn đề nhà ở cho người lao
động làn việc trong các KCN theo đó cũng ngày càng trở nên bức xúc.
Tính đến 31/12/2006 Tỉnh Bắc Ninh có 04 khu công nghiệp tập trung đã
vận hành (KCN Tiên Sơn; KCN Quế Võ; KCN Đại Đồng Hoàn Sơn; KCN Yên
Phong) và khu liền kề KCNQuế Võ, khu phát triển Quế Võ, khu Tân Hồng
Hoàn Sơn với tổng diện tích 1512, 63ha. Ngày 21/8/2006 Thủ tướng Chính phủ
ký Quyết định phê duyệt quy hoạch các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020 trong đó có các KCN Bắc Ninh bao gồm: KCN Lam Sơn
-Hạp Lĩnh 200 ha; KCN Yên PhongII 300ha. KCN Quế Võ II 200 ha các khu
đều đã có chủ đầu tư hạ tầng đăng ký. Tiếp tục mở rộng(Quế Võ 300ha; Tiên
Sơn 100ha; Đại Đồng-Hoàn Sơn 300 ha. Các KCN ở Bắc Ninh có đóng góp to
lớn trong việc thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, tính đến hết
năm 2006 các KCN Bắc Ninh đã cấp giấy phép đầu tư cho 207 dự án với tổng
số vốn đăng ký quy đổi 926, 65 triệu USD, trong đó có 59 dự án đẩu tư nước
ngoài, thu hút hơn 12 ngàn lao động làm việc tại các khu công nghiệp trong đó
lao động là nữ chiếm 65%. Do vậy vấn đề nhà ở cho người lao động làm việc
trong các KCN tập trung ở Bắc Ninh phải được đặt gia cần được quan tâm trong
phát triển bền vững các KCN
Hiện nay, khi quy hoạch các khu công nghiệp Bắc Ninh có chủ trương
đồng thời cho quy hoạch khu chung cư, dịch vụ hoặc khu đô thị mới phục vụ
khu công nghiệp cụ thể: (KCN Tiên Sơn có 28 ha, KCN Quế Võ 120 ha, KCN
Yên phong 200 ha làm khu đô thị). Song việc triển khai xây dựng các khu đô thị
rất chậm, hiện tại chỉ có khu công nghiệp Tiên Sơn đang triển khai xây dựng
bao gồm khu nhà vườn, khu nhà liền kề, khu chung cư và các khu dịch vụ khác.