Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Giấy tờ có giá một loại tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.93 MB, 76 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ ANH THƠ

G IẤ Y TỜ CÓ G IÁ M ỘT LO Ạ I T À I SẢN TRONG QUAN HÊ
P H Á P LUÂT DẰN S ư

Chuyên ngành: Luật Dân sự
Mã số:
60.38.30
.

thưviện

ĨRƯỌNG ĐAI HOC LỮÂĩ HÀ NƠI
ph ị n g

GV

T

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. ĐINH TRUNG TỤNG

HÀ NỘI, 2006



Lời cảm ơn

Tôi xin trân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đ ã trang bị cho tôi
những kiến thức q báu trong q trình đào tạo tại Trường Đại học
Luật Hà Nội, cảm ơn các bạn bề và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động
viên và cung cấp nhiều thơng tin, tài liệu có liên quan cho tơi trong
q trình thực hiện luận văn.
Những lời cảm ơn trân trọng nhất của tôi xin được gủi đến Thầy giáo
TS. Đinh Trung Tụng, người đã tận tình hướng dẩn tơi hồn thành
bản luận văn này.


MỤC LỤC

Lời nói đ ầ u ...............................................................................................

1

Chương

6

*•1■

1: Một sỗ vân đề lý luận về giấy tờ có g iá ..........................
Khái niệm tài sản và phân loại tài s ả n .................................

6

l-l-l-


Khái niệm tài sả n ................................................

6

1.1.2.

Phân loại tài s ả n .................................................

11

Khái niệm giấy tờ có giá và các loại giấy tờ cóg iá ..................

12

Khái niệm, đặc điểm giấy tờ có g iá .................................

12

Khái niệm giấy tờ có g iá ...........................................

12

1.2.1.2. Đặc điểm giấy tờ có g i á ..............................................................

15

1.2.2

Các loại giấy tờ có g i á ................................................................


15

1.2.2.1. Các loại giấy tờ có giá theo nghĩa rộng \ ....................................

15

1.2.2.2. Giấy tờ có giá với tư cách là một loại tài sản trong pháp luật
dân sự.............................................................................................

18

^2^
1-2-11.2.1.1.

1-3.

Phân biệt giấy tờ có giá và các loại tài sản khác>.......................

19

1.3.1.

Giấy tờ có giá và v ậ t..............................................

19

1.3.2.

Giấy tờ có giá và tiề n .............................................


20

1.3.3.

Giấy tờ có giá và quyền tài s ả n ......................................

20

Khái qt sự hình thành và phát triển của giấytờ có giá và
pháp luật về giấy tờ cóg i á .........................................................

21

Chương 2: Giấy tờ có giá trongquan hệ pháp luật dân sự ...................

26

2.1.

Chủ thể phát hành giấy tờ có giá..........................................................

26

2.2.

Chủ sở hữu giấy tờ có giá.....................................................................

31


2.3.

Nội dung quyền sở hữu giấy tờ có g iá ...........................................

33

2.3.1.

Quyền chiếm h ữ u ................................................

34

2.3.2.

Quyền sử dụng..................................................

36

2.3.3.

Quyền định đ o ạt.................................................

37

Một số giao dịch liên quan đến giấy tờ có g iá .............................

37

1.4.


2.4.


Chương 3: Thực trạng pháp luật về giấy tờ có giá và phương hướng
hoàn t h iệ n ..............................................................................

48

3.1.

Thực trạng pháp luật về giấy tờ có g i á ..................................................... 48

3.2.

Phương hướng hồn thiện pháp luật về giấy tờ có g iá ............................ 59

3.2.1.

Yêu cầu của việc hoàn thiện các quy định pháp luật về giấy tờ
có g iá ...................................................................................... ..

59

Một số kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện pháp luật về giấy
tờ có g iá .............................................................................................

62

Kết lu ậ n ........................................................................................................


67

Danh mục tài liệutham khảo....................................................................

69

3.2.2.


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

1. BLDS

Bộ luật dân sự

2. BLDS 1804 của Pháp

Bộ luật dân sự của Cộng hoà Pháp, năm 1804

3. BLDS 1995

Bộ luật dân sự của Việt Nam, năm 1995

4. BLDS 2005

Bộ luật dân sự của Việt Nam, năm 2005

5. Luật CCCCN

Luật các công cụ chuyển nhượng, năm 2005


6. Luật NHNN

Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam, năm 1997

7. Công ước New York

Công ước về Công nhận và Thi hành Quyết

1958
8. Viêt Nam

định Trọng tài nước ngồi
Cơng hồ xã hội chủ nghĩa Viêt Nam


LỜI NĨI ĐẨU

1. Tính cấp thiết của luận văn
Pháp luật V iệt N am được xây dựng trên nguyên tắc bảo vệ tốt nhất có
thể các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đặc biệt là khi nền kinh tế
chuyển từ cơ ch ế quản lý tập trung sang nền kinh tế hàng hố nhiều thành
phần, có sự điều tiết của N hà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì các
quan hệ dân sự được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả kinh doanh, thương
mại ngày càng phát triển, nhu cầu phải được pháp luật điều chỉnh nói chung
và nhất là đối với tài sản nói riêng thông qua các quy định của pháp luật với
những chế tài hữu hiệu ngày càng trở nên cấp thiết.
Tài sản, theo Điều 163 BLDS 2005 bao gồm: Vật, tiền, giấy tờ cố giá
và các quyền tài sản. Giấy tờ có giá - dưới góc độ kinh tế được điều chỉnh ở
nhiều văn bản pháp luật mà gần đây nhất, Luật Các công cụ chuyển nhượng

đã được Q uốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa V iệt N am thơng qua ngày
29/11/2005 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2006), Luật Chứng khốn được Quốc
hội thơng qua ngày 29/06/2006 (có hiệu lực từ 01/7/2007) và các đạo luật
khác đã cho thấy sự bảo hộ, khuyến khích việc hình thành, phát triển và sử
dụng các loại giấy tờ có giá trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, giấy tờ có giá được xác định là loại tài sản có tính chất đặc
biệt, là đối tượng trong giao lưu dân sự, là m ột công cụ không thể thiếu trong
nền kinh tế thị trường nhưng lại thiếu những quy định cụ thể dẫn đến có
nhiều cách hiểu khơng thống nhất về bản chất pháp lý của giấy tờ có giá.
Trong các văn bản pháp luật vừa thiếu tính đồng nhất về khái niệm giấy tờ có
giá, vừa thiếu nội dung cơ bản của khái niệm , gây khó khăn khi áp dụng pháp
luật.


-

2

-

Vì vậy, với mong muốn tìm hiểu những vấn đề pháp lý của giấy tờ có
giá để góp phần làm rõ tính đặc thù của giấy tờ có giá giúp cho việc xây
dựng các quy định pháp lý cho giấy tờ có giá dưới góc độ là một loại tài sản
trong pháp luật dân sự Việt Nam, nhận thấy rằng nghiên cứu giấy tờ có giá
với tư cách là một loại tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự là cần thiết.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Giấy tờ có giá đã được nghiên cứu dưới góc độ tín dụng ngân hàng (tín
dụng giữa các ngân hàng với khách hàng). Có nhiều tác giả đã nghiên cứu
nội hàm của từng loại giấy tờ có giá dưới dạng các cơng cụ thanh tốn, tức là

nghiên cứu giấy tờ có giá trong một số hình thức cụ thể (cổ phiếu, hối phiếu,
lệnh phiếu hay séc...)- Dưới góc độ pháp luật kinh tế, giấy tờ có giá đã được
đề cập một phần trong một số luận án, luận văn, các bài viết của một số tác
giả. Có thể kể đến một số nghiên cứu cụ thể sau:
- Luận án Thạc sỹ luật học của tác giả Đoàn Thái Sơn, bảo vệ thành công
năm 1999, nghiên cứu về: “Những vấn đ ề cơ bản trong viêc xây dưng và
hoàn thiện pháp luật về thương phiếu ở Việt N am ”.
- Luận án Thạc sỹ luật học của tác giả Phạm Thị Giang Thu, bảo vệ thành
cơng năm 1997, nghiên cứu về: “Mộí s ố vấn đê vê khung pháp luật cho thị
trường chứng khoán Việt N am ”.
- Bài viết về M ột s ố vấn đề pháp lý cơ bản về thương phiếu và việc áp dụng
nó ở Việt Nam, đăng trên tạp chí Luật học số 4, năm 2000.
Bên cạnh đó, giấy tờ có giá cịn được nghiên cứu dưới góc độ là một
công cụ đầu tư trong các bài nghiên cứu - trao đổi được đăng tải trong một số
tạp chí chun ngành về tài chính. Có thể kể đến như:


-

3

-

- Bài tìm hiểu về Hệ thống thơng tin thị trường chứng khoán của tác
giả Lê Thị Hằng Ngân - Học viện tài chính, đăng trên tạp chí Thơng tin Tài
chính số 19, tháng 10/2005.
- Bài viết: “C ổ phiếu ngân hàng - hấp dẫn nhà đầu tư?” của tác giả
Song Minh đăng trên tạp chí Thơng tin Tài chính số 5, tháng 3/2005.
Ngồi ra, cịn có một số bài báo cũng đề cập một vài nội dung nhỏ lẻ,
ở mức độ liên quan nhất định đến các loại giấy tờ có giá.

Tuy nhiên, Vì những mục đích nghiên cứu khác nhau, các cơng trình
nghiên cứu và những bài viết trên mới chỉ đề cập đến một số loại giấy tờ có
giá trong nền kinh tế thị trường, xem xét nó như là những cơng cụ tài chính
mà chưa xem xét nó dưới góc độ là một tài sản trong giao lưu dân sự. Khi nói
đến giấy tị có giá là người ta đề cập đến một tài sản tài chính có thể mua đi
bán lại, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, chiết k h ấu ..., nó khác với các loại
giấy tờ minh chứng cho quyền tài sản thông thường.
Như vậy, cho đến nay có thổ nói chưa có nghiên cứu chi tiết nào xem
xét một cách toàn diện và chuyên sâu về giấy tờ có giá dưới góc độ là một
loại tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự, việc nghiên cứu bản chất pháp lý
của giấy tờ có giá cho phép khắc phục những hạn chế về nội dung và sự
chung chung trong các quy định của pháp luật. Vì vậy, đây chính là điều thúc
đẩy việc lựa chọn đề tài nghiên cứu được đề cập tại luận văn này.

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài.
Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về
giấy tờ có giá; đánh giá thực trạng các quy định về giấy tờ có giá và thực tiễn
áp dụng các quy định đó; trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn
thiện pháp luật về vấn đề này.


-

4

-

T ừ m ụ c đích nêu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứii sau:
- Đưa ra khái niệm giấy tờ có giá dưới góc độ là một loại tài sản trong
quan hệ pháp luật dân sự.

- Nghiên cứu về lịch sử hình thành giấy tờ có giá, chức năng của nó.
- So sánh đặc điểm pháp lý của giấy tờ có giá với vật; giấy tờ có giá với
tiền; giấy tờ có giá với quyền tài sản.
- Tìm hiểu giấy tờ có giá trong pháp luật của một số nước trên thế giới.
- Nghiên cứu m ột số giao dịch liên quan đến giấy tờ có giá.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giấy tờ có giá.

4. Phạm vi nghiên cứu.
Tập trung phân tích, đánh giá bản chất pháp lý của giấy tờ có giá trên
cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và các văn bản pháp luật có liên
quan, trong đó có pháp luật về thương mại, ngân hàng, chứng khoán... Đồng
thời, nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này, từ đó phát hiện
những tổn tại, bất cập để có hướng khắc phục.

5. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa M ác-Lê nin để làm sáng tỏ các vấn đề
pháp lý trong mối liên hệ với các vấn đề kinh tế, xã hội. Ngoài ra, để đạt
được mục đích nghiên cứu, luận văn cịn sử dụng một cách kết hợp các
phương pháp nghiên cứu truyền thống như: Hệ thống, so sánh, đối chiếu,
phân tích, tổng hợp ...


-

5

-

6. Những nghiên cứu mới của luận văn

Qua quá trình tìm hiểu pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng pháp
luật trong quan hệ dân sự liên quan đến giấy tờ có giá, luận văn có được một
số điểm mới sau:
- Luận văn trình bày một cách khoa học và có hệ thống những vấn đề
cơ bản về giấy tờ có giá dưới góc độ là một loại tài sản trong quan hệ pháp
luật dân sự.
- Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng các quy định hiện hành về
giấy tờ có giá và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật liên quan đến
giấy tờ có giá.
- Luận văn đề xuất các phương hướng hoàn thiện pháp luật về tài sản
nói chung và giấy tờ có giá nói riêng nhằm góp phần xây dựng những quy
định về giấy tờ có giá mang tính khả thi.

7. Bố cục và nội dung cơ bản của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được bố trí theo kết cấu ba phần chính như sau:

CHƯƠNG 1: Một số vấn đề lý luận về giấy tờ có giá
CHƯƠNG 2: Giấy tờ có giá trong quan hệ pháp luật dân sự
CHƯƠNG 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về giấy tờ có giá và một
số kiến nghị


-

6

-

CHƯƠNGI

MỘT SỐ VÂN ĐỂ LÝ LUẬN VỂ GIẤY TỜ CÓ GIÁ

Trong đời sống kinh tế-xã hội, nếu tài sản luôn được coi là điều kiện
vật chất để duy trì các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế và trong đời sống của
con người thì sự sự tồn tại của các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan
hệ liên quan đến tài sản lại được coi là điều kiện cần thiết để giải quyết các
tranh chấp liên quan đến các tài sản đó. Tuy nhiên, trải qua các giai đoạn, vật
nào được xem là tài sản như nô lệ, đất đai, các sản phẩm của tư tưởng, của trí
tu ệ... là thể hiện sự phát triển văn minh của xã hội loài người. Trong BLDS
2005, tài sản được quy định trong Điều 163 bao gồm: “Vậí, tiền, giấy tờ có
giá và các quyền tài sả r ì\ Trong bối cảnh hệ thống pháp luật Việt Nam đang
có nhiều thay đổi để theo kịp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các khảo
cứu mang tính lý luận về tài sản nói chung và giấy tờ có giá nói riêng trong
chương này sẽ là tiền đề cần thiết cho việc xem xét bản chất pháp lý của giấy
tờ có giá với tư cách là một loại tài sản trong pháp luật dân sự.

1.1. Khái niệm tài sản và phản loại tài sản
1.1.1. Khái niệm tài sản
Khái niệm tài sản chắc đã cổ xưa như chính lịch sử lồi người. Từ hàng
nghìn năm nay, pháp luật về tài sản của các quốc gia đã hình thành dựa trên
các tập quán, lối suy nghĩ và hành động khác nhau. Luật tài sản phương Tây
hiện đại có lẽ khởi nguồn từ cổ luật La Mã. Từ cuộc cách mạng công nghiệp
cuối thế kỷ XVII, người ta đã tạo ra các quy định và thiết chế mới về tài sản
đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế tư bản, mà vẫn dựa trên những tư duy cổ xưa,
mang đậm dấu ấn của luật tục. Chính vì vậy, nếu pháp luật về hợp đồng,


-

7


-

thương mại, séc, hối phiếu, tín dụng của các quốc gia đã có xu hướng hài hồ
hố với những quy chuẩn nhất định, thì pháp luật về tài sản vẫn vơ cùng đa
dạng và rất khó hồ đồng [7, tr. 42].
Hiện nay, luật tư được các học giả thừa nhận là một ngành luật cơ bản,
trong sự khác biệt với luật cơng, ln ln gắn bó với đời sống của con người.
Được sinh ra từ mối quan hệ cơ bản và bình thường của con người từ thời
thượng cổ, nó ít bị biến đổi theo các trào lưu chính trị mà chỉ tự làm cho
m ình phù hợp với các hoàn cảnh xã hội cụ thể bằng cách bồi đắp hay cập
nhật thêm những điểm mới hoặc gọt giũa đi những điểm đã già cỗi nhưng cái
gốc của nó vẫn nguyên vẹn như thủa mới sinh.
Luật dân sự - nền tảng căn bản của luật tư mà ở đó Nhà nước chỉ đóng
vai trị trọng tài - có liên quan tới con người, tới hành vi của con người và
quan hệ của con người đối với nhau liên quan đến tài sản. Trong các hệ thống
pháp luật, thông thường người ta mượn các khái niệm và các giải pháp của
Luật La Mã để giải quyết các mối quan hệ đó. Tuy nhiên, về kỹ thuật pháp
điển hoá hay ứng dụng cụ thể, các hệ thống pháp luật có thể có những cách
lựa chọn khác nhau.
Chính vì tài sản là cơng cụ của đời sống xã hội nên khái niệm về tài
sản khơng phải là một khái niệm thuần t có tính cách học thuật mà là một
khái niệm có tính mục đích rất cao. Nó là một khái niệm động, khái niệm
này phải đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của xã hội và khơng thể xem xét
nó tách rời các giá trị xã hội [1].
Dưới góc độ luật học, khi nghiên cứu m ột vấn đề, chúng ta không thể
bỏ qua các khái niệm pháp iý về vấn đề đó được thể hiện qua pháp luật thực
định. Như vậy, không thể không nghiên cứu về khái niệm tài sản trước khi đi



-

8

-

vào nghiên cứu nội hàm của nó. Và, muốn nghiên cứu vấn đề này, trước hết
cần phải khảo sát các quan niệm về tài sản.
BLDS 1804 của Pháp, một công trình pháp điển hố hiện đại đầu tiên
trên thế giới, đã không đưa ra một định nghĩa cụ thể nào về tài sản. Nhưng
theo các đặc tính căn bản của pháp luật La M ã - Đức về việc giải thích các
quy tắc pháp lý hay khái niệm pháp lý, người ta có thể hiểu được rằng: Tài
sản nói trong Bộ luật này bao gồm hai loại là bất động sản và động sản, mà
trong đó bất động sản được chia thành bất động sản do tính chất, bất động
sản do mục đích sử dụng và bất động sản do có đối tượng gắn liền với nó; và
động sản bao gồm động sản do tính chất và động sản do luật định. Quyển thứ
hai của Bộ luật này đã toát lên rằng, tài sản bao gồm vật, các vật quyền và
các tố quyền nhằm đòi lại tài sản.
Tuy nhiên, trong BLDS của Pháp có sự phân biệt giữa tài sản và sản
nghiệp nhưng khái niệm sản nghiệp không được nhắc tới ở luật thực định mà
chỉ được nói tới trong các học thuyết. Nó là một tập hợp các tài sản có và tài
sản nợ, có nghĩa là một hệ thống các quan hệ về tài sản thuộc một ai đó [1].
Dựa vào hình mẫu của BLDS 1804, BLDS của Qbec (Canada) xác
định: “tài sản, hoặc hữu hình hoặc vơ hình, được chia thành bất động sản và
động sản” (Điều 899). Căn cứ vào các quy định này, tài sản bao gồm bốn
phân loại chính là: Bất động sản hữu hình, động sản hữu hình, và bất động
sản vơ hình, động sản vơ hình. Ở đây, tài sản hữu hình là các vật chất liệu,
cịn tài sản vơ hình liên quan tới các quyền. Các luật gia Canađa cho rằng
Quyển thứ hai của BLDS này nói về luật tài sản mà chủ yếu là các quyền đối
với vật chất liệu, tức là các vật quyền.



-

9



BLDS Đức năm 1900 bằng một kỹ thuật pháp điển hố khác với hình
mẫu của Pháp đã tách những vấn đề pháp lý chung nhất của luật dân sự để
tập hợp trong quyển I của Bộ luật này mang tên phần chung, bao gồm 240
điều mà trong đó có một chương nói về vật. Tiếp đó bộ luật này cịn chứa
đựng Quyển III về luật tài sản quy định chi tiết các vật quyền. Tuy khơng có
định nghĩa cụ thể về tài sản trong Bộ luật này, nhưng người ta có thể hiểu
rằng, tài sản theo nghĩa pháp lý khơng chỉ là vật chất liệu, mà chủ yếu là các
quyền [1].
Theo hình mẫu này, Nhật Bản đã cấu tạo một chương riêng trong
Quyển I của BLDS 1896 nói về vật, và dành Quyển II nói về các vật quyền.
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng, các nước thuộc Họ pháp luật
La M ã-Đức dù tiếp nhận luật thống nhất ở châu Âu lục địa bằng cách nào đi
nữa, thì vẫn có quan niệm, vật chất khơng phải là tiêu chuẩn tối cao của luật
tài sản, mà nói tới luật tài sản là nói tới các vật quyền. Vậy, vật quyền là một
bộ phận quan trọng của khái niệm tài sản.
Những nhận thức trên của Họ pháp luật La Mã-Đức không khác quá
xa với nhận thức của Họ pháp luật Anh - Mỹ. Các luật gia Hoa Kỳ cho rằng,
tài sản là các quyền giữa mọi người có liên quan tới vật, hay nói cách khác,
bao gồm một hệ thống các quyền được thừa nhận về mặt pháp lý do ai đó thủ
đắc trong mối liên hệ với những người khác mà liên quan tới vật.
BLDS Nga, Điều 128 quy định: “các đối tượng của Luật dân sự bao
gồm toàn bộ các vật, kể cả tiền và các giấy tờ trị giá bằng tiền, các tài sản

khác trong đó có quyền tài sản, các cơng việc và dịch vụ, thơng tin, kết quả
của hoạt động trí óc, kể cả các quyền sở hữu trí tuệ và các tài sản vơ hình”.
Điều 132, khoản 1 quy định: “Doanh nghiệp với tư cách là một tổng thể tài


-

10

-

sản cũng được coi là bất động sản”. Quy định này thể hiện quan điểm theo đó
bất động sản là những tài sản quý giá nhất [8, tr. 271].
Trong BLDS Việt Nam 2005, Điều 163 xác định: “ Tài sản bao gồm
vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sả r ì\ Trong đó, quyền tài sản được
định nghĩa tại Điều 181: “ Là quyền trị giá được bằng tiền và có th ể chuyển
giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ”. Các điều từ Điều
164 đến Điều 173 quy định các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu đối với tài
sản.
Như vậy, tài sản - với tính cách là khách thể của quyền sở hữu, nó có thể là
đối tượng của thế giới vật chất hoặc là kết quả của các hoạt động sáng tạo
tinh thần. Trong đó, vật được hiểu là đối tượng của thế giới vật chất theo
nghĩa rộng bao gồm cả động vật, thực vật, vật với ý nghĩa vật lý ở mọi trạng
thái (rắn, lỏng, khí). Tuy nhiên, chỉ khi đáp ứng được một nhu cầu vật chất
nào đó của con người và phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc
trưng giá trị và trở thành đối tượng của giaơ lưu dân sự thì vật đó mới được
coi là tài sản. Được xác định là tài sản không chỉ những vật tồn tại hiện hữu
mà còn bao gồm cả những vật chắc chắn sẽ có (vật hình thành trong tương
lai). Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, khái niệm vật
trong khoa học pháp lý cũng được mở rộng (chẳng hạn như phần mềm trong

máy tính cũng được coi là vật). [6]
Tiền và giấy tờ có giá cũng được xác định là những loại tài sản có tính
chất đặc biệt. M ỗi loại có những đặc điểm pháp lý riêng, chúng khác nhau và
khác với các loại tài sản khác.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế-xã hội, nhất là trong điều kiện
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội


-

11

-

chủ nghĩa ở nước ta, phạm vi tài sản với tính cách là khách thể của quyền sở
hữu là khơng hạn chế. Chúng bao gồm toàn bộ các tư liệu sản xuất và tư liệu
tiêu dùng trong xã hội. Nghĩa là quyền sở hữu có thể được xác lập với bất kỳ
một loại tài sản nào, miễn là pháp luật không cấm lưu thông dân sự.
Khái niệm về tài sản trong BLDS mang tính chất liệt kê. Bởi vì pháp
luật thường đi sau sự phát triển của thực tiễn nên việc liệt kê sẽ rất có thể là
khơng đầy đủ hoặc không theo kịp sự phát triển của khoa học và đời sống.
Ngày nay, tài sản có thể được hiểu là bất cứ thứ gì có giá trị nằm trong
sự chiếm hữu của một chủ thể, một khái niệm rộng và khơng có giới hạn,
ln được bồi đắp thêm bởi những giá trị mới mà con người nhận thức ra.

1.1.2. Phân loại tài sản
Tài sản là một chế định quan trọng của Luật dân sự mà trong đó việc
phân loại tài sản có ý nghĩa rất lớn, bởi lẽ tài sản là cơng cụ của đời sống xã
hội. Nó liên quan tới hàng loạt các vấn đề pháp lý như: thuế, đảm bảo nghĩa
vụ dân sự, thừa kế, hiệu lực của hợp đồng, thương mại, bảo hiểm, tư pháp

quốc tế ...
Xem xét tới các đặc tính vật lý thực tế của tài sản, trong khoa học pháp
lý, theo các căn cứ khác nhau, người ta có nhiều cách phân loại tài sản khác
nhau như: V ật tiêu hao và vật không tiêu hao, vật chia được và vật không chia
được, vật cùng loại và vật đặc định, vật chính và vật phụ... Hay căn cứ vào
nhu cầu quản lý người ta có thể phân loại tài sản thành tài sản tư, tài sản cộng
đồng và tài sản công. Nhưng quan trọng nhất và trên hết tất cả là cách phân
loại tài sản truyền thống và theo thông lệ cũng như tập quán quốc tế, tài sản
được chia thành bất động sản và động sản.


-

12

-

ở Việt Nam, Trước ngày ban hành BLDS, trong hệ thống pháp luật của
chúng ta rất ít khi sử dụng khái niệm bất động sản và động sản. Trong pháp
luật kinh tế chúng ta chỉ sử dụng khái niệm tài sản cố định để phân biệt với
tài sản lun động. Tài sản lưu động là tài sản dùng trong quá trình sản xuất
được chuyển tồn bộ giá trị của nó vào thành phẩm trong một lần.
Để phân biệt hai loại tài sản chủ yếu trong luật dân sự, BLDS Việt
Nam 2005 dựa vào thuộc tính tự nhiên của tài sản và tính có thể dịch chuyển
cơ học để làm tiêu chí phân loại. Theo Điều 174, bất động sản là các tài sản
bao gồm: đất đai; nhà, các cơng trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các
tài sản gắn liền với nhà, cơng trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với
đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định (như quyền sử dụng đất). Cịn
động sản là những tài sản khơng phải là bất động sản (có thể kể đến như: vật
di dời, tiền, giấy tờ có giá, quyền địi nợ)

Như vậy, ta khơng thấy có các quy định về các vật quyền trên bất động
sản mà việc liệt kê được mở rộng vơ cùng bởi nó bao gồm “cấc tài sản khác
do pháp luật quy định”. Việc quy định nhằm tránh sự liệt kê không đầy đủ
này sẽ khiến cho người dân không thể tiếp cận một cách dễ dàng với pháp
luật đồng thời tạo ra sự không minh bạch của pháp luật quốc gia.
Ngồi ra, căn cứ vào tính chất có thể tiếp cận được, người ta chia tài
sản thành hai loại: Tài sản hữu hình (gồm vật khơng di dời, vật di dời được,
tiền, giấy tờ có giá) và tài sản vơ hình (quyền tài sản: quyền địi nợ, quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ...).

1.2. Khái niệm giấy tờ có giá và các loại giấy tờ có giá
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm giấy tờ có giá
1.2.1.1. Khái niệm giấy tờ có giá


-

13

-

Để có thể tìm hiểu về bản chất chung của giấy tờ có giá, chúng ta hãy
điểm qua một số loại giấy tờ có giá cụ thể sau:
Hối phiếu (Bill of Exchange) được định nghĩa là một lệnh thanh toán
bằng văn bản, được một người phát hành ký và gửi cho người khác, yêu cầu
người này trả khi có yêu cầu hoặc sau một thời gian có thể xác định trong
tương lai một khoản tiền nhất định cho một người xác định hoặc theo lệnh
của người này hoặc cho người cầm hối phiếu (Điều 3 Luật Hối phiếu Anh
năm 1882) [3].
“Hối phiếu là lệnh bằng văn bản của người lập ra lệnh cho một người

khác trả một số tiền nhất định cho người có tên” hoặc “Hối phiếu là một loại
cơng cụ có thể chuyển nhượng, trong đó người lập cam kết trả một số tiền
xác định tại một thời điểm nhất định (Từ điển Luật của Steven H. Giffis năm
1 9 9 1 -M ỹ ) [3].
Theo Điều 408 Bộ luật Thương mại Sài Gòn năm 1972, thương phiếu
(gồm hối phiếu, lệnh phiếu và chi phiếu) là một thứ phiếu có thể chuyển dịch
được, dùng để xác nhận cho người cầm phiếu một trái quyền ngắn hạn.
Trong Quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy
động vốn trong nước (Ban hành kèm theo QĐ số 02/2005/QĐ-NHNN ngày
4/1/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước), giấy tờ có giá được hiểu là
chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác
nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện
trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua.
Giấy tờ có giá ngắn hạn được hiểu là giấy tờ có giá có thời hạn dưới một năm
bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có
giá ngắn hạn khác. Giấy tờ có giá dài hạn là giấy tờ có thời hạn từ một năm
trở lên kể từ khi phát hành đến khi hết hạn, bao gổm trái phiếu, chứng chỉ


-

14

-

tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác. Giấy tờ có giá ghi danh là
giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có ghi tên
người sở hữu. Giấy tờ có giá vơ danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình
thức chứng chỉ khơng ghi tên người sở hữu. Giấy tờ có giá vơ danh thuộc
quyền sở hữu của người nắm giữ giấy tờ có giá.

I Cơng cụ chuyển nhượng (hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc và
các công cụ chuyển nhượng khác) được hiểu là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh
thanh tốn hoặc cam kết thanh tốn khơng điều kiện một số tiền xác định vào
một thời điểm nhất định [27, Đ4 K l].
Chứng khoán là chứng từ được ghi trên giấy hoặc thẻ điện tử có thể
chuyển nhượng, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng
khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành. Với tư cách là một loại
giấy tờ có giá trị, chứng khoán xác nhận quyền sở hữu một khoản tiền mà
chủ sở hữu đã ứng ra và có quyền hưởng lợi tức nhất định theo những kỳ hạn
nhất định. Chứng khoán có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp, trả nợ tiền
vay hoặc có thể mua, bán, chuyển nhượng theo quy định áp dụng với mỗi
loại chứng khoán.
Chứng chỉ và giấy tờ có giá là hai khái niệm rất khác nhau khơng
những về nội dung, tính chất mà cịn về giá trị của nó nữa. Khi nói đến giấy
tờ có giá là người ta đề cập đến một tài sản tài chính (financial assets) có thể
mua đi, bán lại, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, chiết k h ấ u ... ngược lại khi
nói đến chứng chỉ (documents) chỉ là một chứng thư đơn thuần.
Theo nghĩa rộng, giấy tờ có giá nói chung, được hiểu là chứng chỉ
hoặc bút tốn ghi sổ, trong đó xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất
định (tổ chức, cá nhân) xét trong mối quan hệ pháp lý với các chủ thể khác [4,
tr. 89].


-

15

-

Tuy nhiên, trong số giấy tờ minh chứng cho quyền tài sản đó, có một

số giấy tờ đặc biệt có thể chuyển giao được, ai đánh mất nó là mất quyền, ai
có nó thì có quyền, thì những giấy tờ này mới được coi là giấy tờ có giá với
tư cách là một loại tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự.

1.2.1.2. Đặc điểm giấy tờ có giá
Dưới góc độ pháp lý, giấy tờ có giá với tư cách là một hình thức pháp
lý của tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự có các đặc điểm cơ bản sau:
T hứ nhất, xét về mặt hình thức giấy tờ có giá là một chứng chỉ được
lập theo hình thức, trình tự luật định.
J Thứ hai, nội dung thể hiện trên giấy tờ có giá là thể hiện quyền tài sản,
giá của giấy tờ có giá là giá trị quyền tài sản và quyền này được pháp luật
bảo vệ.
T hứ ba, giấy tờ có giá có tính thanh khoản và là cơng cụ có thể chuyển
nhượng với điều kiện chuyển nhượng toàn bộ một lần, việc chuyển nhượng
một phần giấy tờ có giá là vơ hiệu.
Ngồi ra cịn có thể kể thêm các đặc điểm khác của giấy tờ có giá như
tính có thời hạn, tính có thể đưa ra yêu cầu, tính rủi r o ...

1.2.2. Các loại giấy tờ có giá
1.2.2.1. Các loại giây tờ có giá theo nghĩa rộng
- Với chức năng ỉà một công cụ tín dụng - thanh tốn phục vụ cho hoạt
l’(tí ị'7 ,'

động thương mại hối phiếu nhận nợ, hối phiếu đòi nợ, séc được hiểu là giấy
tờ có giá. Tuy nhiên, chuyển nhượng chỉ là một thuộc tính của các giấy tờ có
giá nói trên và cũng khơng phải bất kỳ hối phiếu nào cũng có thể tự do
chuyển nhượng nếu như chúng là loại giấy tờ có giá định danh, khơng theo
lệnh thì chúng khơng được chuyển nhượng.



-

16

-

Hối phiếu địi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người
bị ký phát thanh tốn khơng điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu
hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng [27,
Đ4 K2].
Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết
thanh tốn khơng điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một
thời điểm xác định trong tương lai cho người thụ hưởng [27, Đ4 K3].
Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát
là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình
để thanh tốn cho người thụ hưởng [27, Đ4 K4].
Như vậy nhìn từ góc độ hình thức có thể nói hối phiếu đòi nợ đơn
thuần chỉ như “giấy đòi tiền” còn hối phiếu nhận nợ như “giấy nhận nợ” và
quan hệ này do pháp luật chung về dân sự điều chỉnh. Vậy thì sự cần thiết
của các quy định pháp luật cụ thể về các cơng cụ chuyển nhượng là gì nếu
như chúng ta đã có Bộ luật dân sự?
Thực tế, xét dưới bản chất pháp lý thì chúng cần phải được điều chỉnh
bằng văn bản pháp luật riêng biệt vì những chức năng mang tính lịch sử của
chúng. Nếu như “giấy đòi tiền”, “giấy nhận nợ” đơn thuần chỉ là những giấy
tờ xác nhận quan hệ vay mượn, nghĩa vụ chi trả giữa chủ thể này với chủ thể
khác thì loại giấy tờ có giá này khơng chỉ đóng vai trị xác nhận quan hệ tín
dụng thương mại mà cịn là phương tiện thanh tốn và xét dưới góc độ nào đó
cịn là phương tiện đầu tư hiệu quả. Ngồi ra người ta còn nhận thấy chúng
còn khác “giấy đòi tiền”, “giấy nhận nợ’ theo pháp luật chung về dân sự ở

một số điểm như: Tính hình thức, tính được phép chuyển nhượng, tính nhận


-

17

-

nợ hoặc thanh tốn vơ điểu kiện...và quan trọng là chúng là chứng từ có giá
trị bằng tiền.
Mặc dù có đặc điểm chung đều là phương tiện thanh toán chứa đựng
lệnh u cầu thanh tốn và là cơng cụ độc lập với quan hệ gốc nhưng trong
quan hệ phát hành và thanh tốn séc, ngân hàng ln là người bị ký phát và
chỉ thị u cầu thanh tốn ln ln được gửi cho ngân hàng. Còn trong quan
hệ phát hành và thanh tốn thương phiếu, người bị ký phát có thể là ngân
hàng hoặc không và séc thường chỉ được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thanh
toán giữa người mua và người bán. Do vậy, séc không thể được sử dụng trong
quan hệ ba bên giữa các thương gia như hối phiếu. Ngày nay trong giao dịch
ngân hàng hiện đại thông qua việc cho phép chuyển nhượng séc, séc có thể
được người thụ hưởng sử dụng làm phương tiện thanh tốn thực hiện nghĩa vụ
trả tiền của mình đối với người thứ ba. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng séc
không được người thụ hưởng thực hiện một cách phổ biến vì thời hạn hiệu
lực của séc quá ngắn.
-

Với chức năng là cơng cụ tài chính, giấy tờ có giá gồm có: cổ phiếu

và trái phiếu, c ổ phiếu gồm có: c ổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường. Trái
phiếu bao gồm: Trái phiếu Chính phủ - cơng trái, tín phiếu kho bạc, trái

phiếu kho bạc, trái phiếu đẩu tư, trái phiếu huy động vốn cho từng cơng trình,
trái phiếu huy động vốn cho Quỹ hỗ trợ phát triển và trái phiếu công ty. Cả
cổ phiếu và trái phiếu đều được chia thành hai loại chính, đó là ghi danh và
khơng ghi danh.
Nói chung, trái phiếu khơng ghi danh là trái phiếu không mang tên trái
chủ cả trên chứng chỉ cũng như trên sổ sách của người phát hành. Những
phiếu trả lãi đính theo tờ chứng chỉ và đến khi trả lãi, người giữ chứng chỉ chỉ

THƯ VIỆN
ĨRƯƠNG ĐAI HOC LŨÃT HA NỘI
PHÒNG G V _


-

18

-

việc xé ra và mang đến ngân hàng nhận lãi, khi trái phiếu đáo hạn người nắm
giữ nó mang đến ngân hàng để nhận lại khoản cho vay.
Trái phiếu ghi danh là loại trái phiếu ghi tên và địa chỉ của chủ sở hữu
trái phiếu trên chứng chỉ và trên sổ gốc của người phát hành. Hình thức ghi
danh có thể chỉ thực hiện cho phần vốn gốc, cũng có thể ghi danh toàn bộ, cả
gốc lãn lãi. Dạng ghi danh toàn bộ mà đang ngày càng phổ biến là hình thức
ghi sổ. Trái phiếu ghi sổ hồn tồn khơng có dạng vật chất, quyền sở hữu
được xác định bằng việc lưu giữ tên và địa chỉ của chủ sở hữu trên máy tính.
-

Với chức năng là phương tiện tín dụng - là các loại hàng hoá được


ghi giá trên thị trường tài chính, bao gồm các phương tiện ngắn hạn như các
chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, kỳ phiếu, và các phương tiện tín dụng dài hạn
( chứng chỉ tiền gửi dài hạn, tín phiếu ngân hàng).
1.2.2.2. Giấy tờ có giá với tư cách là một loại tài sản trong pháp luật dân
sự
Dưới góc độ pháp luật dân sự, những loại giấy tờ có giá ghi danh và
cấm chuyển nhượng khơng được coi là giấy tờ có giá với tư cách là một loại
tài sản trong giao lưu dân sự bởi lẽ, mất chúng không phải là mất tiền, chúng
chỉ đơn giản là những loại giấy tờ có giá trị minh chứng cho quyền sử dụng,
quyền yêu cầu, quyền định đoạt hay quyền sở hữu nói chung mà thơi. Chỉ
những giấy tờ có giá khơng ghi danh, có thể chuyển giao, cầm cố, thế ch ấp ...
và mất nó coi như là m ất tiền mới được coi là giấy tờ có giá với tư cách là
một loại tài sản trong pháp luật dân sự.
N hư vậy, trong số các giấy tờ có giá kể trên, chỉ những loại khơng ghi
danh, hay nói cách khác những giấy tờ minh chứng cho quyền tài sản vô
danh mới được coi là giấy tờ có giá với tư cách là m ột loại tài sản trong giao


-

19

-

lưu dân sự. Có thể kể đến như: cổ phiếu, cơng trái, hối phiếu, séc, kỳ phiếu,
tín phiếu và m ột số hoá đơn vận chuyển đường biển.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm, thẻ rút tiền là những
giấy tờ minh chứng cho quyền tài sản; sổ bảo hiểm xã hội là giấy tờ minh
chứng cho quyền u cầu khơng phải là giấy tờ có giá.


1.3. Phân biệt giấy tờ có giá và các loại tài sản khác
1.3.1. Giây tờ có giá và vật.
Giấy tờ có giá và vật đều được xác định là tài sản trong quan hệ pháp
luật dân sự, đều là động sản trong cách phân loại tài sản thành bất động sản
và động sản và đều là tài sản hữu hình.
Tuy nhiên, đối với vật chúng ta có thể khai thác cơng dụng hữu ích từ
chính vật đó (dùng nhà để ở, làm việc; TV để xem, các nguyên liệu dùng vào
sản xuất, chế biến... ). Cịn đối với giấy tờ có giá thì khơng thể khai thác
cơng dụng hữu ích từ chính loại giấy tờ có giá đó. Quyền sử dụng chỉ được
áp dụng m ột cách trọn vẹn cho vật chứ khơng áp dụng được cho giấy tớ có

Vật thơng thường có thể do rất nhiều chủ thể khác nhau tạo ra cịn giấy
tờ có giá thì chỉ m ột số chủ thể được quyền phát hành do luật định.
Vật được xác định số lượng bằng những đơn vị. ^

lưrmg thông dụng

cịn giấy tờ có giá lại khơng thể xác định như vậy được. Có loại giấy tờ có giá
được xác rìinh giá tri thơng qua giá trị ghi trên loại siấv tờ có giá đó (Hối
phiếu nhận nợ, hối phiếu địi nợ, séc), nhưng có loại giá trị của nó có thể cao
hơn hoặc thấp hơn giá trị bề mặt của nó (cổ ph iếu )...
*

Chủ sở hữu vật được tồn quyền đối YỚi vật thuộc sở hữu của mình,

cịn chủ sở hữu giấy tờ có giá khơng được quyền sửa chữa, tẩy xố, thay đổi
hình dạng, kích thước, làm g iả ...



×