Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.21 MB, 201 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Tư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN VÃN CƯỜNG

GIAO DỊCH
■ DÂN sự■ vồ HIỆU
■ VÀ VIỆC
■ GIẢI QUYẾT
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA GIAO DỊCH DÂN sự vồ HIỆU
Chuyên ngành : Luật dân sự
M ã sơ'

: 62.38.30.01

THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LỦÂT HÀ NC
PHỊNG G V

j

LUẬN ÁN TIẾN S ĩ LUẬT HỌC







Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Hoàng Thế Liên
2. TS. Đinh Ngọc Hiện

HÀ NỘI - 2005


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình
nghiên cứu của riêng tôi. C ác s ố liệu nêu
trong luận án là trung thực. N hững kết ỉuận
khoa học của luận án chưa từng được ai
công b ố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Văn Cường


MỤC LỤC
Trang
/Đ Ẩ U

1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỀ GIAO DỊCH DÂN s ự

7


VÔ HIỆU VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ GIAO DỊCH DÂN s ự
VÔ HIỆU

1.1.

Khái niệm, đặc điểm pháp lý của giao dịch dân sự và giao dịch

1?

dân sự vô hiệu
1.2.

Khái qưát chung về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

33>'

1.3.

Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu trong pháp luật Việl Nam

4l

qua các thời kỳ
1.4.

Các qviv đinh giao dich dân sư vô hiêu trong pháp luât Iĩiôt số

61

nước trên lÀế giới

Chương 2: XÁC ĐỊNH GIAO DICH DÂN s ự VÔ HIỆU VÀ HẬU QUẢ

78

PHÁP LÝ CỬA GIAO DỊCH DÂN sự VÔ HIỆU THEO QUY
ĐỊNH HIỆN IIÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

2.1.

Xác định giao dịch dân sự vô hiệu theo các quy định hiện hành

78 v

của pháp luật Việt Nam
2.2.

Các căn cứ luật định về giao dịch dân sự vô hiệu

102 ^

2.3.

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

120 V

2.4.

Vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao


126v

dịch dàn sự bị tuyên bố là vơ hiệu
Chưong 3: í l l ự c TRANG ÁP DỤNG PÍIÁP LUẬT ĐỂ TUYÊN B ố

135 V

GIAO DỊCH DÂN s ự VÔ HIỆU. GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ
PIIÁP LÝ CỦA GIAO DỊCH DÀN s ự VÔ IIIỆU. NHỮNG
VƯỚNG MAC VÀ KIẾN NGHĨ HOÀN TIIĨỆN PHÁP LUẬT

3.1.

Thực trạng việc áp dụng pháp luật, tuvên bố giao dịch dân sự
vỏ hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý giao dịch dân sự vơ hiệu
tai Tịa án nhân dân

135

>


3.2.

Một số vướng mắc thường gặp trong quá trình giải quyết giao

137

dịch dân sự vô hiệu và xử lý giao dịch dân sự vơ hiệu tại Tịa án
nhân dân

3.3.

Kiến nghị sửa đổi một số điều luật liên quan đến quy định về giao

171*

dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý giao dịch dân sự vơ hiệu
KẾT LUẬN

184

NHỮNG CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỂ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯƠC

186 *

CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

187


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

BLDS

: Bộ luật dân sự

TAND

: Tòa án nhân dân


TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao

VKSND

: Viện Kiểm sát nhân dân

VKSNDTC

: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Giao dịch dân sự là một trong những phương thức hữu hiệu cho cá nhân,
pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập và thực hiện các quyền nghĩa vụ
dân sự nhằm thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng và trong sản xuất,
kinh doanh. Giao dịch dân sự càng có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của giao dịch dân sự,

Bộ luật dân



(BLDS) nước ta đã quy định cụ thể, chi tiết, chặt chẽ và tương

đối hoàn thiện về việc xác lập, thực hiện cũng như các điều kiện có hiệu lực
của giao dịch dân sự. Các quy định đó của BLDS đã tạo ra hành lang pháp lý
thơng thống và an tồn cho các chủ thể tham gia giao dịch dán sự, tạo nên sư
ổn định của các quan hệ tài sản trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, góp phần vào quá trình hội nhập khu vực và thế giới.
Thực ũễn giải quyết tại Tòa án nhân dân (TAND) thì vẩn đề giải quyết
các hậu quả khi giao dịch dân sự vô hiệu không thuần túy chỉ căn cứ vào quy
định của BLDS, mà còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sự thỏa thuận
của các bên Ihi tham gia giao dịch hoặc phụ thuộc vào thời điểm phát sinh,
như giao dịch được xác lập trước ngày ban hành Pháp lệnh hợp đồng dân sự,
trước khi BLDS có hiệu lực thi hành. Q trình thực hiện BLDS, bên cạnh
những mặt tích cực, cịn có thực trạng là các tranh chấp về dân sự, nhất là
tranh chấp vé giao dịch dân sự vẫn có xu hướng gia tăng, trong đó các giao
dịch dân sự

V)

hiệu do vi phạm về điều kiện có hiệu lực của giao dịch chiếm

tỷ lệ không rhỏ. Việc tuyên bố giao dịch dĩtii sự vô hiệu và giải quyết hậu
quả pháp lý chi giao dịch dân sự vô hiệu vẫn là vấn đề phức tạp nhất mà


2


ngành Tịa án đang gặp phái. Có khơng ít vụ án đã được xét xử nhiều lần, với
nhiều cấp xét xử khác nhau (kể cả cấp xét xử cao nhất là Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC)) nhưng cũng vẫn cịn những thắc
mắc, vần có những quan điểm khác nhau, gây ra nhiều tranh luận phức tạp.
Nghiên cứu một cách có hệ thống và tồn diện về giao dịch dân sự vô
hiệu, làm rõ những nguyên lý cơ bản và nguyên tắc chung giải quyết hậu quả
pháp lý khi giao dịch dân sự bị vô hiệu là một yêu cầu cấp bách hiện nay,
nhằm lý giải rõ hơn các vấn đề lý luận đặt ra đối với giao dịch dân sự vô hiệu
và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu và từ đó có những
kiến nghị góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật mà cụ thể là sửa đổi bổ sung
quy định về giao dịch dân sự vô hiệu và xây dựng văn bán hướng dẫn thi hành.
Với lý đo đó, vấn đề "Giao dịch dân sự vơ hiệu và việc giải quyết hậu
quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu' được chọn làm đề tài nghiên cứu
cho việc hoàn thành luận án tiến sĩ luật học theo đúng yêu cầu của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
2. Tình hình nghiên cứu có Hên quan đến đề tài
Việc nghiên cứu giao dịch dân sự, giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải
quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu đã được nhiều nhà khoa
học pháp lý quan tâm trong các thời kỳ, dưới những góc độ khác nhau.
Nhìn chung, vấn đề giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu
quả pháp lý cúa giao dịch dân sự vô hiệu chứ yếu được đề cập trong các bài
giảng trcng giáo trình luật dân sự của Trường Cao đẳng Kiểm sát, Trường Đại
học Lưậ! Hà Nội, Khoa Luật Đại học Quốc gia, trong một số ấn phẩm như:
Bình luận Bộ luật dân sự của Bộ Tư pháp và t r o n g một số bài viết của một số
tác giả ở góc độ hẹp, đó là: TS. Bùi Đăng Hiếu: Giao dịch dân sự vô hiệu
tương đ(i và giao dịch dán sự vô hiệu tuyệt đối; Vũ Mạnh Hùng: Một s ố ý
kiến về đường lối giải quyết hậu quả pháp lý của hợp dồng mua bán nhà;
Hoàng Thị Thanh: Quy đinh "giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân theo các



3

quy định về hình thức"; Phan Tấn Phát: Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả
pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định vê hình
thức... Cũng có cơng trinh được giải quyết tốt hơn như luận văn thạc sĩ luật
học của tác giả Trần Trung Trực: Một s ố vấn để giao dịch dân sự vô hiệu và
hậu quả pháp lý của nó... Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu và nghiên cứu các cơng
trình có liên quan thì chưa có cơng trình nào giải quyết vấn đề này một cách
toàn diện và thấu đáo. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài "Giao dịch dân sự vô
hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu" không
bị trùng lắp với các cơng trình đã cơng bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu để tài
a) Mục đích nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm góp phần làm sáng tỏ khái niệm, đặc
điểm pháp lý về giao dịch dân sự, làm rõ chế định giao dịch dân sự vô hiệu
trong chế định chung về giao dịch và căn cứ pháp lý xác định giao dịch dân sự
vô hiệu Yầ giải quyết hậu quả pháp lý khi giao dịch dân sự vơ hiệu. Từ phân
tích lịch sử của giao dịch dân sự vô hiệu, nghiên cứu các quy định giao dịch
dân sự vô hiệu một số nước trên thế giới làm rõ sự phát triển có tính kế thừa
của chế định này ớ nước ta. Ngoài ra, khi nghiên cứu thực tiễn áp dụng, đánh
giá hiệu quả điều chỉnh của các quy định pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu
và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu. Trên cơ sở
đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hồn thiện hệ thống pháp luật nhằm
bảo đảm tính khá thi khi áp dụng trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp,
khiếu kiện tại TAND làm cho pháp luật về giao dịch dân sự thực sự là một
trong những "công cụ pháp lý thúc đẩy giao lun dân sự, tạo môi trường thuận
lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước".
b) Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận án này phải thực hiện được

các nhiệm vụ:


4

- Phân tích và lý giải nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của giao dịch
dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu;
- Lược sử quá trình điều chỉnh pháp luật Việt Nam về giao dịch dân sự
vô hiệu qua các thời kỳ và quy định của một số nước trên thế giới về giao dịch
dân sự vơ hiệu để làm nổi bật tính kế thừa truyền thống và những bước phát triển
trong quy định pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu của nước ta hiện nay;
- Nghiên cứu pháp luật thực định Việt Nam quy định về giao dịch dân
sự và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu;
- Nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả của nhũng quy định pháp
luật hiện hành về giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý
của giao dịch dân sự vô hiệu;
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về
giao dịch dân sự vô hiệu và cơ sở pháp lý để giải quyết hậu quả pháp lý của giao
dịch dân sự vô hiệu.
4. Phạm vi nghiên cứu để tài
Trong phạm vi của luận án tiến sĩ chuyên ngành luật dân sự, tác giả
tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật dân sự (theo nghĩa hẹp) về
giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch
dân sự vô hiệu; nghiên cứu thực tiễn giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch
dân sự vô hiệu của TAND, làm sáng tỏ thêm lý luận còn nhiều quan điểm
khác nhau.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài luận
án là triết học Mác - Lênin. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả dựa trên các
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của

Đảng Cộng sản Việt Nam liên quan đến đề tài của luận án.


5

Ngoài việc dva trên phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác - Lênn, trong q trình nghiên cứu và hồn thiện luận án, tác
giả sử dụng các phưcíng pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như: so sánh
pháp luật, lơgíc pháp ý, hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tiễn...
để làm rõ vấn đề lý luận cũng như thực tiễn quá trình giải quyết các tranh chấp
giao dịch dân sự vơ hệu và hậu quả của nó trong giai đoạn hiện nay.
6. Những điển mói của luận án
1- Tác giả phin tích làm rõ cơ sở lý luận về giao dịch dân sự và giao
dịch dân sự vơ hiệu, tíng hợp một số quan điểm về khái niệm giao dịch dân sự
và giao dịch dân sự \'ô hiệu, đưa ra khái niệm mới về giao dịch dân sự, giao
dịch dân sự vơ hiệu. Tác giả phân tích, luận giải về lịch sử phát triển các quy
định về giao dịch dân sư vô hiệu trong pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời
kỳ và pháp luật dân sự một số nước trên thế giới. Qua việc phân tích, luận giải,
tác giả đã làm sáng tỏ tính kế thừa và sự phát triển các chế định pháp luật về
giao dịch dân sự vơ hiêu.
2- Từ việc phân tích các quy định về điều kiện có hiệu lực của giao
dịch, các căn cứ pháp ]ý xác định giao dịch dân sự vô hiệu, hậu quả pháp lý
của giao dịch dân sự vó hiệu trong hệ thống pháp luật hiện hành Việt Nam và
nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp tại
Toà án nhân dân, tác gả đánh giá hiệu quả tích cực trong việc điều chỉnh các
quan hệ tài sản, đồng tầời chỉ ra một số hạn chế, chưa khả thi và nguyên nhân
dẫn đến tình trạng đó 'à đề xuất những khuyến nghị sửa đổi, bổ sung một số
điều liên quan đến gia) dịch dân sự và giao dịch dân sự vô hiệu, hướng dẫn
đường lối giải quyết htU quả pháp lý khi giao dịch dân sự bị vô hiệu, nhất là
vấn đề xác định thiệt hũ, cách tính thiệt hại..., cụ thể:

-

Bổ Điều 136, BLDS, vì làm cho quy định về giao dịch dân sự trở nên

khn cứng và khó hiêu, trái với ngun tắc tự do thỏa thuận trong giao dịch
dân sự;


6

- Loại bỏ điều kiện không tuân thủ quy định về hình thức của giao
dịch để tuyên bố giao dịch dân sự vơ hiệu, vì khơng phù hợp với điều kiện
kinh tế nước ta hiện nay;
- Sửa đổi Điều 141. BLDS và Điều 142, BLDS về vấn đề nhầm lẫn, đe
dọa, lừa dối để phù hợp với lý luận và thực tiễn;
- Sửa đổi Điều 137, BLDS theo hướng thay khái niệm vi phạm điều
cấm bằng khái niệm trái pháp luật và không nên quy định việc giải quyết hậu
quả giao dịch dân sự vô hiệu do trái pháp luật và trái đạo đức xã hội trong
Điều 137 BLDS, vì đã được đề cập trong Điều 146 BLDS;
- Hướng dẫn áp dung Điều 146, BLDS về giải quyết hậu quả pháp lý
của giao dịch dân sự vơ hiệu trong đó làm rõ việc xác định thiệt hại, cách tính
thiệt hại.
7. Kết cấu của luan án
Ngoài phần mở đầa, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận án gồm 3 chương, 10 mục.


7

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỂ GIAO DICH DÂN s ụ
VÔ HIỆU VÀ GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ PHÁP LÝ
GIAO DỊCH DÂN s ự VÔ HIỆU

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ C ỦA G IAO DỊCH DÂN s ự VÀ
GIAO DỊCH DÂN s ự VÔ HIỆU

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm chung của giao dịch dân sự
1.1.1.1. Khái niệm chung về giao dịch dân sự
Giao dịch - mối quan hệ "giữa người với người" - là mối liên hệ phổ
biến trong xã hội loài người và cũng là một trong chế định pháp lý cổ điển, nó
xuất hiện từ rất lâu đời. Ngay từ khi xã hội loài người có sự phân cơng lao
động và xuất hiện hình thức trao đổi hàng hóa, thì giao dịch đã hình thành và

giữ một vị trí quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ [24, tr. 1]. Có một
thời, giao dịch nếu không đồng nghĩa với sự trao đổi tài sản nhằm thỏa mãn
nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của các bên, thì giao dịch được hiểu là quan hệ
trong đó ít nhất một bên là thương nhân hoặc người giàu (người có nhiều của
cải) và biện pháp thơng qua đó, thương nhân hoặc người có của tích lũy của
cải cho mình [19, tr. 5]. Trong cuộc sống hiện tại, giao dịch được xem là
"cơng cụ" thơng dụng 'à có hiệu quả, bảo đảm cho các quan hệ dân sự được
thực hiện trong hành lang pháp lý an toàn nhằm thúc đẩy giao lưu dân sự ngày
càng phát triển.
Ngoài ra, giao dịch dân sự còn là phương tiện pháp lý quan trọng để
cho các công dân thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần trong sản xuất kinh
doanh cũng như sinh hoạt tiêu dùng. Do đó, vị trí, vai trị của giao dịch dân sự
ngày càng được khẳng định trong hệ thống pháp luật. Trong một xã hội phát
triển luôn luồn đặt ra rhu cầu phải hoàn thiện, phát triển chế định giao dịch.



8

Vì lẽ đó, mà ngay từ hế kỷ thứ XVIII, nhà triết học, xã hội học người Pháp
Plulur đã dự đoán: "Hjp đồng chiếm 9/10 dung lượng các bộ luật hiện hành,
và đến lúc nào đó tất cả các điều khoản của bộ luật, từ điều khoản thứ nhất
đến điều khoản cuối cang đều quv định về hợp đồng" [24, tr. 2].
Trên thế giới hiện nay, quá trình phát triển của chế định giao dịch ở
mỗi quốc gia tuy có r.hững đặc thù riêng, nhưng cũng khơng nằm ngồi quỹ
đạo chung. Đó là: ln nâng cao vị trí, vai trị của chế định giao dịch trong hệ
thống pháp luật, nhất là trong nền kinh tế thị trường, nơi mà mọi dịch vụ và tài
sản, hàng hóa phải đươc tự do chuyên dịch theo ý chí của các chủ thể và chỉ bị
can thiệp trong các trường hợp mà ở đó có sự giới hạn của pháp luật hoặc có
sự tranh chấp giữa cốc chử thể. Chính vì thế mà vai trị của giao dịch nói
chung và giao dịch dân sự nói riêng càng được thể hiện lớn hơn và giữ một vị
trí quan trọng trong hệ thống pháp luật quốc gia.
Trong hệ thống pháp luật của các quốc gia, các nhà khoa học pháp lý
cũng như các nhà lập pháp tiếp cân giao dich dưới những góc đơ khác nhau mà
đưa ra các chế định khác nhau về giao dịch, về những quy định chung của giao
dịch dân sự. Ví dụ, BLDS của nước Cộng hịa Pháp khơng đưa ra chế định giao
dịch dân sự mà chỉ đưa ra chế định hợp đồng dân sự và chế định thừa kế, còn đối
với BLDS và thương mại Thái Lan, BLDS Nhật Bản đưa ra chế định hành vi pháp
lý bao trùm lên chế định hợp đồng và chế định thừa kế theo di chúc. Nhìn
chung, pháp luật của phần lớn các nước đều khơng có khái niệm về giao dịch
dân sự, mà khái niệm về giao dịch dân sự chỉ đề cập đến dưới góc độ khoa học.
Dưới góc độ khoa học. các nhà khoa học Nhật Bản đề cập "giao dịch
dân sự là hành vi hợp pháp nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền
và nghĩa vụ dân sự" [3, tr. 114]. Với khái niệm này, các nhà khoa học Nhật Bản
không nêu ra loại giao dịch cụ thể nào mà nó là tất cả những hành vi tự nguyện
của các chủ thê khi tham gia vào các quan hệ dân sự nhằm thu được một kết quả
nhất định và các hành vi này không trái với pháp luật. Khi tham gia vào các



9

quan hệ dâi sự sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể và
pháp luật tíừa nhận các quan hệ này, đồng thời tạo điệu kiện bảo đảm cho các
quyền, ngha vụ đó Irớ thành hiện thực. Như vậy, phần lớn các quan hệ trong
cuộc sống cược điều chỉnh bằng pháp luật và được coi là giao dịch pháp luật dân
sự; đối với 4uan hệ nhân thân, nhiều quan hệ nhân thân phi tài sản (trừ sự kiện
sinh ra và chết đi) phát sinh trên cơ sở giao dịch dân sự như kết hôn, nhận con
nuôi... Đối với các quan hệ về tài sản (trừ quan hệ thừa kế theo pháp luật) còn
tất cả đều tược chế định pháp luật về giao dịch dân sự điều chỉnh [3, tr. 114].
Ó Việt Nam, chế định giao dịch dân sự được quy định trong chương 5,
Phần thứnhất của BLDS nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Điều 130 BLDS quy
định: "Gia( dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương hoặc hợp đồng của cá
nhân, pháp nhân và của các chủ thể khác nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quyển, nghĩa vụ dân sự". Đối với giao dịch dân sự là hợp đồng còn
được quy đinh tại Mục 7, Phần thứ ba (Nghĩa vụ dân sự và hợp đổng dân sự).
Cịn đối irói hành vi pháp lý đơn phương được quy định một phần trong phần
hợp đồng d-ìn sự như hứa thưởng, thi có giải và một phần trong Phần thứ tư của
BLDS tại các quy định về thừa kế (Thừa kế theo di chúc).
Dưới góc độ khoa học, khái niệm giao dịch dân sự được các nhà
khoa học Việt Nam đề cập trong nhiều tài liệu với góc độ khác nhau, như:
"Giao dịch dân sự là hành vi được thực hiện nhằm thu được kết quả nhất định
và pháp 'uật tạo điều kiện cho kết quả trỏ thành hiện thực" hay "giao dịch là
một sự kện pháp lý, bao gồm hành vi pháp lý đơn phương hoặc đa phương
(h(/Ị) đồrtị) lăm phát sinh hậu quả pháp lý" [4, tr 266] hoặc được nêu nguyên
văn Điều 130 BLDS...
Eể đưa ra khái niệm toàn diện và đầy đủ về giao dịch dân sự, trước hết
cần hiểu ỉiao dịch là hành vi "có quan hệ gặp gỡ, tiếp xúc với nhau" [116, tr. 377].

Trong dái sự việc gặp gỡ, tiếp xúc với nhau diễn ra trong quan hệ dân sự
chung đê việc thể hiện ý chí của các bên được trực tiếp và công khai.


10

Hoặc cũng có quan điểm nhấn mạnh đến tính pháp lý của giao dịch
như: giao dịch dân sự là hành vi pháp lý hợp pháp biểu hiện ỷ chí của một
hoặc nhiều người nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyên, nghĩa
vụ dân sự.
Nhìn chung, dù các nhà khoa học pháp lý có đưa ra khái niệm về giao
dịch dân sự dưới góc độ nào đi chăng nữa, thì đều khẳng định giao dịch dân sự
bao gồm hợp đồng dân sự và hành vi pháp lý đơn phương.
' Hợp đồng dân sự là một loại giao dịch phổ biến nhất, thơng dụng nhất
nó phát sinh thường xun trong đời sống hàng ngày của chúng ta và giữ vị trí
vơ cùng quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ tài sản, nhất là trong nền
kinh tế thị Irường hiện nay. Hợp đồng là hình thức pháp lý thích hợp bảo đảm
cho việc vận động của hàng hóa và tiền tệ, chính vì lẽ đó mà pháp luật về hợp
đồng giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia.
"Pháp luật về hợp đồng được coi như hộ chiếu cho phép đi vào tất cả các lĩnh
vực, Về phương diện chính trị và pháp lý, hợp dồng là phương tiện pháp lý cho
phép các bên có thê phát triển trong xã hội, thậm chí không phụ thuộc vào xã
hội" [81, tr. 5]. Hợp đồng có thể diễn ra giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá
nhân với pháp nhân hay giữa các pháp nhân, tổ chức với nhau, các bên tự do
thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm đạt mục đích nhất định về
vật chất hoặc tinh thẩn nhưng không trái với pháp luật và đạo đức xã hội của
Quốc gia và của thế giới, mà các chủ thể tham gia họp đồng chịu sự điều chỉnh.
Sự tự do thỏa thuận giữa các chủ thể trong giao dịch dân sự thường là sự
bàn bạc, đi đến thống nhất ý chí của các bên trong việc làm phát sinh thay, đổi
hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định. Việc thỏa thuận này khống

bị cản trở bới bất cứ yếu tố chủ quan và khách quan nào, trừ trường hợp trái với
pháp luật và đạo đức xã hội. Ví dụ, các bên tham gia kv kết hợp đồng mua bán <
một chiếc xe máy, chủ sở hữu và người mua chiếc xe này có quyền tự do, bàn
bạc thỏa thuận giá cả, phương thức thanh toán, thời gian, địa điểm giao xe...


Tror\ỉ thực tế thì sự tự đo, thỏa thuận mới chỉ là điều kiện cần nhưng
vẫn chưa phai là điều kiện đủ. Bới lẽ, sự thỏa thuận phải làm phát sinh, thay
đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên mới đủ điều kiện hình
thành hợp đóng. Ví dụ, lời hứa của cha mẹ với con cái hoặc giữa bạn bè với
nhau không àm phát sinh hậu quả pháp lý. Thậm chí trong một số trường hợp
hành vi thỏa thuận giữa các bên, có ý chí làm phát sinh hậu quả pháp lý nhưng
sau đó nếu các bên khơng mong muốn xảy ra thì hậu quả cũng không xảy ra.
Đây là yếu tố quan trọng đế xác định sự khác nhau giữa hợp đồng với các
quan hệ xã hội khác. Sự thỏa thuận phải dựa trên cơ sở pháp luật cho phép,
nếu trái với các quy định của pháp luật thì hợp đồng sẽ bị hủy bỏ, các bên giải
quyết hậu quả theo quy định của pháp luật hoặc tự thỏa thuận.
Tuy nhiên, trong thực tiễn cũng có loại hợp đồng khơng có sự bàn bạc,
thỏa thuận trước giữa các bên, một bên đơn phương ấn định các điều khoản
của hợp đổng cịn bên kia có quyền chấp nhận hay không chấp nhận. Thực tế,
loại hợp đóng này thường diễn ra rất phong phú, đa dạng. Ví dụ, Cơng ty soạn,
thảo sẩn hợp đồng, trong đó có đầy đủ các dữ kiện, như giá cả, loại dịch vụ
cung cấp, thời gian địa điểm, chất lượng... còn người tiêu dùng nếu đồng ý ký
vào, như vạy là hợp đồng đã được ký kết mà không cần hai bên bàn bạc, thỏa
thuận. Đối với các loại hợp đồng dân sự theo mẫu này hiện nay cịn có nhiều
quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng, loại hợp đồng dịch vụ là phù'
hợp với thực tế, vì thơng thường đối tượng của hợp đồng là những dịch vụ
nhằm đáp jng nhu cầu cấp thiết của con người, do Nhà nước quản lý, giao cho
Công ty đọc quyền đối với loại dịch vụ này; có quyền ấn định giá cả, loại dịch
vụ cung câp, thời gian địa điểm, chất lượng...

Ví dụ như: hợp đồng cune cấp điện, nước ở Việt Nam... và đã được
Chính phủ xem xét và quyết định theo điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước,
có thể phả bán theo giá thấp hơn với giá trị thực của nó. Nhưng cũng có thể
bán theo giá cao hơn rất nhiều và bên sử dụng dịch vụ buộc phải chấp nhận


ký, vì dây là mặt hàng độc quyền. Có như vậy mới đảm bảo ổn định nền kinh
tế - xã hội của quốc gia và chấp nhận sự bấl bình đẳng trong giao dịch. Quan
điểm nìy đã được sự đồng tình của phần lớn các nhà khoa học trên thế giới.
Tuy nhiên, có quan điểm khác lại cho rằng, để bảo vệ quyền lợi cho người sử
dụng ặch vụ, tránh hiện tượng sây bất bình đẳng trons giao dịch và độc
quyền,cần phải hạn chế sử dụng các loại hợp đồng này.
Một số quốc gia coi pháp luật về hợp đồng dân sự là bao gồm quy định
mang inh nguyên tắc chung để điều chỉnh các loại hợp đồng, còn luật thương
mại điực coi là luật chuyên biệt để điều chỉnh hợp đồng thương mại. Ví dụ, ở
Nhật Bin thì giao dịch dân sự có tính chất thương mại giữa các thương gia sẽ do
luật chiyên biệt điều chính mặc dù về lý luận người ta vẫn thừa nhận đó là một
dạng C1 thể của giao dịch dân sự. Trong khi đó ở Việt Nam khái niệm về hợp
đồng đrợc phân biệt rạch ròi giữa luật dân sự, luật kinh tế, luật thương mại, nhưng
ba loại hợp đồng này lại không có nguyên tắc chung để phân loại, do đó gây
khó khín khi áp dụng [115, tr. 58].
\tịành vi pháp lý đơn phương là hoạt động thể hiện ý chí của một bên
nhằm lìm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự mà không
phụ thiộc vào ý chí của bên kia. Ví dụ, một người trước khi chết lập di chúc
hợp phíp để lại cho người khác di sản của mình. Bằng hành vi lập di chúc này,
người ló đã thể hiện ý chí cá nhân của mình để định đoạt tài sản mà họ có,
khơngphụ thuộc vào ý chí của bên nhận di sản (trừ trường hợp người nhận di
sản từ;hối nhận di sản theo quy định tại Điều 645 BLDS), người nhận di sản
có qìn được




hữu tài sản chuyển giao theo di chúc. Như vậy, ý chí của

người lể lại di chúc khơng phụ thuộc vào ý chí của người khác nhưng bằng
h à n h V lập d i c h ú c t h e o đ ú n g

quy đ ịn h c ủ a p h á p lu ậ t là m p h á t s in h một loại

quan lệ pháp luật thuộc giao dịch dân sự.

'

Trên thực tế, thông thường hành vi pháp lý đơn phương do một chủ thể
thực hện, nhưng cũng có thể do nhiều chủ thể thực hiện (nhiều cá nhân hay


13

một tổ chức cùng hứa thưởng...). Trong nhiều trường hợp hành vi pháp lý đơn
phương, chỉ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự theo các điếu kiện. Nếu
không đáp ứng điều kiện đó thì khơng thể coi đó là giao dịch dân sự được.
1.1.1.2. Đặc điếm chung của giao dịch dãn sự
Giao dịch dân sự là hành vi pháp lý hợp pháp thê hiện ý chí của một
hoặc nhiều người nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự. Do đó, giao dịch dân sự có đặc điểm chung như sau:
Thứ nhất: Phải thể hiện được ý chí của của các bên tham gia giao dịch.
Giao dịch dân sự đóng một vai trị quan trọng trong cuộc sống của con người,
nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ không ngừng chi phối nhu cầu đa dạng của con
người. Khi tham gia vào giao dịch, các chú thê đều đạt mục đích nhất định

nhầm thỏa mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh hoặc sinh hoạt, tiêu dùng. Để đạt
được mục đích đó các chủ thể phải thể hiện được ý chí của mình, "sự thể hiện ý
chí là hành vi có ý chí nhằm thu một kết quả nhất định và là yếu tố bắt buộc của

giao dịch pháp lý" [3, tr. 131]. Như vậy, tuy hành vi có ý chí nhưng khơng làm
phát sinh hậu quả pháp lý hoặc thậm chí trong trường hợp có làm phát sinh hậu
quả pháp lý nhưng các bên lại không mong muốn xảy ra thì hậu quả cũng khơng
xảy ra. Cho nên muốn làm phát sinh hậu quả pháp lý, thì sự thể hiện ý chí phải
được diễn ra theo hình thức nhất định, phù hợp với quy định của pháp luật.
Quan niệm về tự do ý chí trong giao dịch được hình thành và phát triển
mạnh mẽ trong khoa học pháp lý của Pháp từ thế kỷ thứ XVIII. Lúc đầu nó
được coi là ngun tắc độc tơn ý chí. Nguyên tắc này cho phép các chủ thể
tham gia giao dịch (chủ yếu là hợp đồng), tự do thể hiện ý chí của mình khơng
bị phụ thuộc hoặc cản trở bởi bất kỳ một yếu tố nào khác, kể cả pháp luật.
Quy định này xuất phát từ những lợi ích cá nhân và cho rằng nếu để các chủ
thể tham gia vào giao dịch thì sẽ bảo đảm sự cơng bằng và bình dắng của các
chủ thể. Khi giao dịch đã được xác lập thì khơng ai có quyền thay đổi, thậm
chí cả Nhà nước cũng khơng có quyền can thiệp và có giá trị bắt buộc thực


14

hiện đối với các bên tham gia. Nếu có sự thay đổi thì chỉ có thể là do sự thỏa
thuận củc chính các bên đã xác lập giao dịch đó.
Tjy nhiên, trên thực tế khi tham gia vào giao dịch các bên khơng
ngang bằig nhau trên mọi lĩnh vực, có bên mạnh bên yếu về kinh tế, cho nên
dẫn tới sư bất hình đẳng giữa các bên và bên yếu hơn sẽ phải phụ thuộc vào ý
chí của bần mạnh hơn. Do đó, ngun tắc độc tơn về ý chí chỉ mang tính chất
hình thức. Chính vì lẽ đó mà giao dịch khơng cịn ý nghĩa để các chủ thê tham
gia với mục đích thỏa mãn nhu cầu của mình nữa. Mặt khác, khi các chủ thể

tham gia vào giao dịch để thỏa mãn nhu cầu của mình nhiều khi đã bất chấp
cả sự thiệt hại của người khác cũng như lợi ích cơng cộng. Do vậy, sự cần thiết
phải có sự can thiệp của Nhà nước vào các giao dịch này, nên nguyên tắc này
đã không tồn tại được lâu. Nhà nước ban hành ra pháp luật để điều chỉnh sao
cho các chủ thể tham gia vào giao dịch không bị ép buộc và đồng thời không
ảnh hưỞEg đến quyền và lợi ích của người khác cũng như lợi ích công cộng.
Từ thực tế này các khái niệm về: lạm dụng, ngav tình và cơng bằng đã được
hình thành.
Xuất phát từ sự bất bình đẳng trong hợp đồng, khái niệm lạm dụng
được hình thành trong pháp luật cúa Cộng hòa Pháp năm 70, để điều chỉnh
trong trường hợp một bên là thương gia đơn phương đặt ra các điều kiện và ghi
sẵn vào hợp đồng và đưa cho người có nhu cầu tiêu dùng ký vào hợp đồng đó
mà khơng có sự lựa chọn nào khác. Khi một hợp đồng có chứa đựng hai tiêu
chí, đó là: lạm dụng thế mạnh về kinh tế để áp dụng các điều khoản và điều đó
chỉ mang lai lợi ích thái q cho nhà kinh doanh thì sẽ bị hủy bỏ.
Đố với khái niệm về ngay tình, ban đầu được hiểu sự ngay tình chính
là sự thực hiện nghiêm chính những nội dung, điều kiện trong giao dịch cũng
như trong 3háp luật quy định. Các bên khơng được có hành vi cản trở nhau
thực hiện Iìghĩa vụ này. Nhưng về sau sự phát triển của giao dịch ngày càng
cao với cách giải thích này khơng cịn phù hợp nữa. Lúc này người ta hiểu sự


15

ngay tình ngồi cách hiểu trên cịn được hiểu cả theo nghĩa hợp tác cùng nhau
thực hiện. Tức là, ngoài việc các bên thực hiện những nghĩa vụ trong giao dịch
ra còn phải thực hiện cả việc tạo điểu kiện như cung cấp thòng tin cần thiết
cho các bèn cùng tham gia [96, tr. 9].
Thứ hai: Các bên tham gia giao d ị c h phải tự nguyện. Đây là sự phản
ánh tính thống nhất ý chí của các bên, cho nên nó là một nguyên tắc quan

trọng để thiết lập nên giao dịch. Trong các giao dịch dân sự nếu thiếu các yếu
tố này không thể coi là giao dịch được. Bởi lẽ, trong giao dịch dân sự các chủ
thể tham gia vào giao dịch là nhằm một mục đích nhất định phục vụ cho nhu
cầu về vật chất hay tinh thần của họ. Để có được mục đích đó người tham gia
giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự, còn đối với những người bị hạn chế
năng lực hành vi hoặc bị mất năng lực hành vi thì chỉ được tham gia mộl số
giao dịch nhất định hoặc phải có người đại diện, người tham gia giao dịch trên
cơ sở tự nguyện, phù hợp với quy định của pháp luật. Nhưng trong nhiều
trường hợp có nhiều chủ thể cùng tham gia khó có thể đạt được điểm trùng
nhau về ý chí và mục đích. Vì thế mà các bên tham gia giao dịch phải tự dàn
xếp với nhau đê tiến tới các bên đều đạt được mục đích của mình và đi tới cam
kết để cùng nhau thực hiện. Nếu sự cam kết, thỏa thuận mà khơng phù hợp với
ý chí của các bên thì giao dịch dân sự khơng có giá trị pháp lý. Ngun tắc
này đã tồn tại ở pháp luật của tất cả các nước trên thế giới. Ở Việt Nam
nguyên tắc trên được ghi nhận hầu hết trong các văn bản pháp luật như:
BLDS, Luật kinh tế, Luật lao động...
M ặc dù, trong giao dịch nguyên tắc cam kết, thỏa thuận phù hợp với ý
chí là một nguyên tắc bất biến, nhưng trong thực tiễn khơng phải hồn tồn
lúc nào cũng như vậy. VI trong nhiều lĩnh vực hoạt động nhất là lĩnh vực dịch
vụ các giao dịch được lặp đi, iặp lại giữa một chủ thể (bên cung cấp dịch vụ)
với nhiều chủ thể khác (bên nhận dịch vụ) với đối tượng phục vụ như nhau,
bên cung cấp dịch vụ thảo sẵn hợp đồng (gọi là hợp đồng theo mẫu) trong đó


16

quy định sẩn các điều khoản, còn bèn nhận dịch vụ chí có quyền tự do chấp
nhận hợp đồng đó hay khơng, mà khơng có sự thỏa thuận đế bầy tỏ ý chí của
mình trong hợp đồng. Khi đã chấp nhận ký kết vào hợp đồng thì đương nhiên
buộc họ phải tuân theo toàn bộ các điều khoản trong hợp đồng. Ví dụ, như hợp

đồng tín dụng; hợp đồng vận chuyển hành khách; hợp đồng cung cấp thông
tin, điện, nước; các dịch vụ cung cấp hàng tiêu dùng...
Như vậy, xét về mặt khách quan thì ý chí chung của giao dịch được thể
hiện, vì cả bên cung cấp dịch vụ và bên nhận dịch vụ đều mong muốn tham
gia và quan hệ giao dịch, ở đây khơng có sự cưỡng ép, họ đều hoàn toàn tự
nguyện. Tuy nhiên, thực tê nhiều khi bên nhận dịch vụ gia nhập vào giao dịch
này là hồn tồn miễn cưỡng, vì khơng cịn sự lựa chọn nào khác buộc phải
chấp nhận, không hể biết các điều khoản quy định sẵn đó bất lợi cho họ phải
gánh chịu những tổn thất từ các điều khoản này. Để khắc phục vấn đề này có
nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm cho rằng, cần cơng nhận loại giao
dịch nàỵ nhưng tạo điều kiện bên nhận dịch vụ bác bỏ các điều khoản không
phù hợp đối với họ. Có quan điểm lại cho rằng, cần phải cơng nhận tồn bộ
các điều khốn như hiện nay và chỉ không công nhận trong trường hợp người
tham gia vào giao dịch không được cung cấp thông tin đầy đủ hoặc thông tin
sai sự thật, thông tin vượt quá tầm hiểu biết chung. Quan điểm này vẫn được
phần lớn các nhà khoa học đồng tình, vì cho rằng khi ký kết họ đã thể hiện ý
chí của mình [66, tr. 55-57].
Thứ ba: Chế tài trong giao dịch mang tính chất bắt buộc nhưng cũng rất
linh hoạt. Pháp luật của phần lớn các nước trên thế giới hiện nay đều xây dựng
các chế định của giao dịch dân sự trên nguyên tắc tự do thỏa thuận, tự do cam
kết và xác định chê tài. Đây là nguyên tắc cơ bản của luật dân sự nói chung cũng
như về giao dịch dân sự nói riêng. Vấn đề này hiện nay đang có hai xu hướng
khác nhau. Xu hướng thứ nhất cho rằng, đơn giản hóa việc quy tắc, giảm bớt số
lượng, sự phức tạp các điều luật mang tính chất chung và có kết cấu một cách


17

THƯ V I Ẹ N
TRUÒNG ĐAI H O C À

PHÒNG G V _

NÔl
___ _

đơn giản nhưng mạch lạc. dễ hiểu. Xu hướng thứ hai thì cho rằng, cần quy
định nhiều điều khoản chi tiết rõ ràng, sẽ làm cho pháp luật phong phú hơn.
Pháp luật của những nước xây dụng pháp luật về giao dịch theo hệ thống
án lệ được xây dụng theo hướng thứ haì. Do sử dụng án lệ nên rất dễ dàng thích
nghi với điều kiện xảy ra trên thực tiễn vì nó mang tính linh hoạt. Còn pháp luật
của những nước xây dựng pháp luật về giao dịch theo hệ thống luật thành văn
tương đối ổn định và mang tính bắt buộc cao nhưng do thủ tục ban hành pháp
luật rất phức tạp, tốn nhiều thời gian nên việc thay đổi chúng khó khăn hơn.
Chính vì lẽ đó mà hệ thống pháp luật này nhiều khi áp dụng đồng thời cả hai
hướng mà đại diện là luật pháp của nước Cộng hòa Pháp. Luật của Cộng hòa
Pháp được coi phần "cứng" tương đối ổn định và án lệ là phần "mềm" làm nhiệm
vụ bổ sung. Với cách quy định này pháp luật về giao dịch của những nước này
vừa có tính ràng buộc cao nhưng cũng rất linh hoạt, uyển chuyển [96, tr. 13-14].
Ớ nước ta hiện nay chưa cơng nhận íÚLÌê là nguồn của pháp luật giao
dịch, Đo Yậy, hiện nay chúng ta rất khổ áp dụng, trong thực tế việc sửa đổi và
hướng dẫn bằng văn bản là công việc thường xuyên. Nhưng mỗi lần sửa đổi và
hướng dẫn lại phải thông qua nhiều thủ tục rất phức tạp và khó khăn. Ví dụ
như: sửa đổi Bộ luật, Luật phải đợi mỗi kỳ họp Quốc hội; các văn bản hướng
dân của TANDTC và các thông tư liên tịch cũng phải mất rất nhiều các cuộc
họp. Trong khi đó do phát triển của khoa học - kỹ thuật lại xuất hiện nhiều
loại tài sản mới, giao dịch mới và hình thức mới. Ví dụ, ký kết hợp đồng dân
sự qua mạng... Vì vậy, trên thực tế đã có tình trạng các văn bản pháp luật vừa
mới ban hành ra rất công phu nhung đã bị lạc hậu; chưa kể đến những bất cập
khi ban hành dẫn đến sự chồng chéo, mâu thuẫn nhau giữa các văn bản pháp
luật cũ và văn bản pháp luật mới [98, tr. 38].

Thứ tư: Nội dung của giao dịch không được trái với pháp luật và đạo
đức xã hội. Trong giao dịch dân sự, khi tham gia giao dịch các chủ thể đều
phải nhằm đạt được một mục đích nhất định và mong muốn mục đích của


18

mình trở thành hiện thực. Do vậy, để đạt được mục đích đó các chủ thể có quyền
tự do đặt :a những yêu cầu, cam kết phù hợp với ý chí của mình. Tuy nhiên,
các cam kết đó khơng được trái với pháp iuật và đạo đức xã hội. Bởi lẽ, pháp
luật của các nước, ngoài việc tạo điều kiện đê cho các giao kết trở thành hiện
thực, còn phải đặt ra những quy phạm pháp luật bảo vệ lợi ích chung của xã
hội, trong đó có lợi ích của chính các chủ thể tham gia giao dịch.
Tù những phân tích trên và qua việc xác định đặc điểm chung của giao
dịch dân sự, có thê đi đến một khái niệm khoa học về giao dịch dân sự như sau:
Giao dịch dân sự là một loại hình hoạt động của con người (cá nhân, tổ
chức...) thơng qua đó các chủ th ể th ể hiện được ỷ chí, sự tự nguyện, tự do,
thỏa thuận trong khuôn khổ quy định pháp luật vê các quyền, nghĩa vụ dân sự
được phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt... góp phần làm cho giao lưu dân sự
phát triển phong phú, đa dạng phù hợp với tiến độ phát triển kinh t ế - xã hội.
1.1.1.3.

Ý nghĩa của giao dịch dân sự trong điều kiện phát triển nền

kinh tế thi trường
Thị trường xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của sản xuất
hàng hóa. Trong q trình trao đổi giữa người mua và người bán hình thành
nên mối quan hệ. Vì vậy, thị trường là nơi người mua và người bán gặp nhau
và hình thành giá cả của hàng hóa và trao đổi quyền sở hữu đối với hàng hóa.
Nhìn trên phạm vi của tồn xã hội thì thị trường là sự gặp gỡ giữa người mua,

người bán và đồng thời là nơi cân bằng các nhu cầu của xã hội, thị trường là
nơi mở rộng giao dịch hình thành, phát triển theo đúng bản chất và sự phong
phú về hình thức, chủng loại... Do đó giao dịch dân sự có ý nghĩa quan trọng,
thiết thực góp phần thúc đẩy các giao lưu dân sự phát triển, phù hợp với quá
trình phát triển của nền kinh tế thị trường.
- Tạo hành lan í>pháp lý an toàn cho các chủ th ể tham gia giao dịch
Khi các bên tham gia giao dịch có quyền tự do, tự nguyện tham gia
giao dịch, nhưng sự tự do trao đổi thường được đặt trong khuôn khổ điều chỉnh


19

của pháp luật. Pháp luật quy định về các điều kiện để các chú thể tham gia giao
dịch và đồng thời quy định biện pháp chế tài nếu các bên tham gia không tuân
theo các điều kiện đê giao dịch có giá trị pháp lý, thì giao dịch dân sự bị vô hiệu,
các bên chịu hậu quả pháp lý nhất định, có thể gây bất lợi cho các bên đó là,
giao dịch đó dù chưa thực hiện hoặc đang thực hiện thì cũng chấm dứt, khơng
được tiếp tục thực hiện và giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu theo
quy định pháp luật. Việc quy định này nhằm bảo vệ trật tự công, tạo hành lang
pháp lý an toàn cho các chủ thể tham gia giao dịch. Do vậy, chế định pháp lý
về giao dịch dân sự trong đó có các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu và
hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vơ hiệu đóng vai trị là cơng cụ pháp lý
quan trọng bảo đảm an toàn cho các chủ thể, nhằm thỏa mãn nhu cầu trong sinh
hoạt, tiêu dùng, trong sản xuất và kinh doanh..., trong nền kinh tế thị trường.
- Là cơ sở pháp lý đ ể giải quyết các tranh chấp xảy ra
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước không bắt buộc các chủ thể
tham gia giao dịch với ai, nội dung gì..., nhưng khi các bên đã tự nguyện tham
gia giao dịch, tự nguyện cam kết, họ phải chịu sự ràng buộc bởi chính sự cam
kết đó, thậm chí trong trường hợp nào đó các chủ thể cịn thỏa thuận đặt ra
hình thức phạt vi phạm khi không tự giác thực hiện nội dung đã cam kết. Nếu

bên nào vi phạm cam kết thì khơng nhũng phải chịu bất lợi do pháp luật quy
định, mà còn chịu các chế tài do chính các bên tham gia giao dịch đặt ra.
Trong trường hợp chủ thể đã tự nguyện tham gia, dù có một số cam kết, thỏa
thuận trong giao dịch có thể bất lợi cho chính họ nhưng khơng thể thối thác
hoặc từ chối thực hiện. Nếu từ chối thực hiện nghĩa vụ đã cam kết..., sẽ là căn
cứ áp dụng các biện pháp chế tài buộc bên họ phải chịu những tổn thất nhất
định. Với quy định chế tài trong giao dịch đã đóng vai trị quan trọng trong
việc hình thành, củng cố thái độ tích cực của chủ thể tham gia giao dịch và
thực hiện nghĩa vụ đã cam kết. Khi có tranh chấp thì chính những cam kết mà
các bên đã thỏa thuận đó sẽ là chứng cứ quan trọng để xác định xem ai là
người vi phạm, mức độ vi phạm, cần phải áp dụng biện pháp chế tài như thế


×