Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Đổi mới tổ chức và hoạt động của toà án nhân dân ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.62 MB, 117 trang )


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI








ĐINH TIẾN HÙNG

ĐỔI NỚI TỔ CHÚC VÀ HO0T ĐỘNG
C(Jfi TỒ ÁN NHÂN DÂN à Ntíớc TA HIỆN NflY

Chun neành : LÝ LUẬN CHUNG VỂ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
MÃ SỐ:

LUẬN ÁN THẠC




Nsườí hướne dẫn :

50501


s Ỹ LUẬT HỌC




PTS BÙI XN ĐỨC

VIỆN NGHIÊN CÚV NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
m

m

TPƯ'Oĩii
ÍCíiẠ. :

HÀ NỘI -

1999

PHÒNG ĐỌC

i ,v

ịik [■'(]!


MỤC
LỤC
«


rang
PHẨN M Ở ĐẨU
CHƯƠNG I


CHƯƠNG u

VỊ TRÍ, VAI TRỊ CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TRONG BỘ
MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM.

Đặc điểm của tổ chức bộ máy Nhà nước xã hội chú
nghĩa và vị trí của Tịa án nhân dân.

8

Vai trị của Tồ án nhàn dân trong cơ chế quyền lực
Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta

12

Sự phát triển của Toà án nhân dân qua các Hiến pháp

19

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TOÀ ÁN NHÃN DÁN
ở NƯỚC TA THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

29


1

Các nguyên tắc tổ chức của Toà án nhân dân

29

9

Các nguyên tắc hoạt động của Toà án nhân dân

33

3

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của hệ thống Toà án nhân
dân hiện nay
ì

40

' Mối quan hệ giữa Tồ án nhàn dân với các cơ quan
Nhà nước khác
CHƯƠNG III

MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM Đổi
MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TOÀ ÁN NHÂN
DÁN ở NƯỚC TA HIỆN NAY

47
60


Đánh giá thực trạng tố chức và hoạt động của Toà án
nhân

60

Những phương hướng và những giải oháp nhăm hoàn
thiện các nguyên tắc hoạt động của Toà án nhân dân

63

Những phương hướng và giải pháp ahàm hoàn thiện cơ
cấu tổ chức và hoạt độns của Toà án nhân dán

76

KẾT LUẬN
DANH M U C THA M KHAO

102

108 - 144


PHẦN MỞ ĐẦU
1) TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI.
Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam được thiết lập
từ cách mạng tháng Tám năm 1945, ngay từ buổi đầu đã thể hiện bản chất
của một kiểu nhà nước mới, một nhà nước có chế độ dân chủ rộng rãi, gắn bó
chặt chẽ với nhân dân, phục vụ lợi ích của dân tộc, của nhân dân dưới sự lãnh

đạo của Đảng Cộng sản Việt nam . Sau hơn nửa thế kỷ, bộ máy nhà nước đã
được củng cố, phát triển, hồn thành nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp đấu
tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng
một chế độ xã hội m ớ i!
Toà án nhân dân là một một bộ phận cấu thành của Bộ máy nhà nước,
cùng với các Cơ quan Nhà nước khác không ngừng trưởng thành và lớn
mạnh. Toà án nhân dân là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng xét xử các
vụ án : Hình sự, dân sự, lao động, kinh tế, hành chính ... Đồng thời Tồ án
nhân dân là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống các cơ quan tư
pháp . Từ khi ra đời cho đến nay, Tồ án nhân dân với vị trí, vai trị của mình
là thực hiện chức năng xét xử đã góp phần to lớn vào nhiệm vụ chung của đất
nước và đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, Tồ án nhân dân cịn bộc
]ộ nhiều khuyết điểm và yếu kém trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức, phân
định thẩm quyền chưa hợp lý ... Đã làm hạn chế vị trí của nó trong bộ máy
nhà nước .
Chính vì vậy, việc thực hiện chức năng xét xử chưa đảm bảo tính độc
lập, mốị quan hệ giữa Toà án nhân dân với các cơ quan trong bộ máy Nhà
nước, các tổ chức xã hội chưa được coi trọng và tăng cường; Chất lượng xét
xử còn nhiều vụ oan sai, xét xử chưa đúng, đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm
nhân dân thiếu về số lượng và chất lượng còn bộc lộ nhiều hạn chế.

1


Vì lẽ đó, Tồ án nhân dân chưa đáp ứng ngang tầm trong sự nghiệp đổi
mới của cách mạng nước ta. Vấn đề này cần phải được xem xét và có biện
pháp khắc phục trong thời gian tới một cách kịp thời và đúng mức.
Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong thư gửi hội nghị tổng kết ngành
Toà án nhãn dân năm 1998 đã chỉ rõ :

"Trong thời gian qua, cịn một sơ vụ án chất lượng trong cơng tấc xét xử sơ
phúc thẩm và Giám đốc thẩm chưa đủ sức thuyết phục cơng luận, thậm chí
cỏn sai sót, sơ bản án, quyết định cải sửa ịnhất là đối với các vụ án dân sự,
hơn nhân và gia đình) khơng phải là ít; ở cấp phúc thẩm ị nhất là Tồ án
nhân dân tối cao) số vụ ấn cịn đ ể quá luật đinh còn nhiều".
Trong những năm qua chức năng của Toà án nhân dân được mở lộng
như : kinh tế ; lao động và đặc biệt là các khiếu kiện hành chính ... Mối quan
hệ giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước, các tổ chức xã hội được tăng
cường hơn, thay chế độ bầu thẩm phán bằng chế độ bổ nhiệm ...
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay Đảng và Nhà nước ta coi việc xây
dựng Nhà nước pháp quyền là một trong nhiệm vụ trung tâm của đổi mới hệ
thống chính trị, nhằm làm cho hệ thống đó phù hợp và tác động tích cực tới
việc phát triển kinh tế của đất nước, bảo đảm kỷ cương , trật tự, bảo đảm
quyền tự do dãn chủ của công dân. Cũng từ những nhiệm vụ quan trọng đó
mà đặt ra yêu cầu thực hiện từng bước cải cách tư pháp đi đơi với cải cách
hành chính, cải cách lập pháp, thực hiện chủ trương tiến hành một cuộc cải
cách lớn về bộ máy Nhà nước .
Trong bộ máy Nhà nước, Toà án nhân dân giữ vị trí đặc biệt. Bằng
hoạt động của mình, Tồ án có vai trị cực kỳ quan trọng trong việc giữ gìn
và bảo đảm công lý, đồng thời thể hiện chất lượng hoạt động và uy tín của hệ
thống tư pháp trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa .
Vấn đề cấp bách đặt ra về lý luận là đưa ra được những luận giải xác
định rõ được những nguyên nhân chủ yếu đã làm hạn chế đến việc tổ chức và
hoạt động của Toà án nhãn dân từ khi thành lập cho đến nay. Qua đó đề ra
2


những phương hướng và giải pháp để đổi mới tổ chức của Tồ án nhân dân,
góp phần vào việc xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, bảo đảm quyển lực thuộc về nhân dân, bảo đảm các quyền dân chủ

của công dãn trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội... phục vụ
cơng cuộc đổi mới kinh tế, góp phần củng cố tăng cường kỷ cương pháp
luật...
Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà
án nhân dân ở nước ta hiện nay là một vấn đề quan trọng và cấp bách cả về lý
luân và thực tiễn.

2) TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u ĐỂ TÀI
Tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân trong bộ máy Nhà nước
được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật. Nhưng hiện nay
trước yêu cầu đổi mới về tổ chức và hoạt động của Tồ án nhân dân cũng cịn
nhiều ý kiến khác nhau đang được tranh luận . Do đó địi hỏi phải nghiên cứu
một cách toần diện để có những kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt
động của Toà án nhân dân.
Thời gian gần đây có nhiều bài viết cũng đã đề cập đến tổ chức và hoạt
động của Toà án nhân dân, hoặc về vấn đề cơ quan nào quản lý Toà án địa
phương và thành lập các Toà chuyên trách, cũng như sự hình thành và phát
triển của Toà án nhân dân ; những kiến nghị nhằm tăng thẩm quyền và hiệu
quả của Toà án nhân dân ...
Xem Đặng Quang Phương “và/ nét về quá trình hình thành và phát
triển của tồ án nhân dân” tạp chí luật học; Phạm hổng Thái “về tài phán
hành chính và Tồ hành chính” Tạp chí quản lý Nhà nước số 10/1994 ! Đào
Xuân Miễn “Bộ Tư pháp - Quản lý toà án nhân dân địa phương vê mặt tổ
chức - công tác tư pháp” Nhà xuất bản Pháp lý Hà nội 1983 ! Phạm Xuân
Khánh “Việc mở rộng thẩm quyền xét xử hình sự cho tồ án cấp huyện” Tạp
chí Tồ án nhân dân số 11/1997; Bùi Xuân Đức “chế định Chủ tịch nước

3



trong Hiến pháp 1946 và sự phát triển qua các Hiến pháp 1959; 1980 ;
1992” Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội - 1998 ...
Chuyên đề : Cải cách tư pháp - Bộ Tư pháp 7/1993 ;
Chuyên đề : Đổi mới các hoạt động ngành tư pháp. Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn - Bộ Tư pháp 1998;
Chuyên đề : Chế định Hội thẩm nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt
Nam - Bộ Tư pháp 1999...
Nhưng vấn đề quan trọng nhất là các tác giả chưa làm rõ những
nguyên nhân nào đã làm hạn chế đến tổ chức và hoạt động của Toà án nhân
dân, cũng chưa đưa được ra những giải pháp hữu hiệu để đổi mới hoàn thiện
tổ chức và hoạt động của Toà án nhãn dân ; vấn đề mở rộng đối tượng xét xử
để giải quyết những mối quan hệ xã hội đang bức xúc hiện nay cần được giải
quyết; tăng cường mối quan hệ giữa Toà án nhân dãn với các cơ quan trong
bộ máy Nhà nước, cũng như các tổ chức xã hội để Toà án nhân dân thực hiện
tốt nhiệm vụ của mình, đảm bảo tính độc lập trong xét xử, cũng như biện
pháp để mọi bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân
được thi hành triệt để . Những vấn đề đó rất ít tác giả quan tâm.
Trong luận án này, từ việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng tổ chức và
hoạt động của Toà án nhân dân từ tháng 8 năm 1945 đến nay, tác giả sẽ cố
gắng tìm ra những nguyên nhân đã dẫn đến hạn chế về mặt tổ chức và hoạt
động của Tòa án nhân dãn, từ đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp
nhằm đổi mới hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân ở nước
ta, đáp ứng yêu cầu mới của thịi kỳ cơng nghiệp hố - hiện đại hoá và xây
dựng Nhà nước pháp quyền Việt nam .

3) MỤC ĐÍCH CỦA ĐỂ TÀI
Mục đích nghiên cứu của luật án là luận giải một cách khoa học và có
hệ thống, về thực trạng tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dãn ở nước ta.

4



Qua đó đề ra những phương hướng, giải pháp để tiếp tục đổi mới, hoàn thiện
lổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân trong bộ máy Nhà nước.
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luật án là phân tích, đánh giá
thực trạng tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân ở nước ta từ khi thành
lập cho đến nay; khảo sát và nghiên cứu những quy định về toà án nhân dân
qua các Hiến pháp và các văn bản pháp luật. Qua đó nhằm tìm hiểu, đánh giá
tổ chức và hoạt động của Tồ án nhân dân trong từng giai đoạn lịch sử của
Cách mạng nước ta. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm đổi mới hoàn
thiện tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân ở nước ta để Toà án nhân
dân thực hiện tốt chức năng xét xử, đổng thời tăng cường mối quan hệ giữa
Toà án nhân dân với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội. Qua đó để
Tồ án nhân dân thực sự là bộ phận thiết yếu của Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Việt nam .

4) C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u .
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lê Nin về
Nhà nước và pháp luật nói chung, cũng như về Nhà nước và pháp luật xã hội
chủ nghĩa nói riêng. Đặc biệt là những tư tưởng Mác - Ảng ghen - Lê nin,
Chủ tịch HỒ Chí Minh về tập trung quyền lực trong tổ chức và hoạt động của
bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghiã . Các quan điểm của Đảng ta về đổi mới
hệ thống chính trị và cải cách bộ máy Nhà nước .
Luận án sử dụng phương pháp của triết học duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử. Đặc biệt chú trọng phương pháp phân tích, tổng hợp và phương
pháp luật học so sánh.
5) NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN.
Luận án được nghiên cứu dựa trên sự phân tích đánh giá thực trạng tổ
chức và hoạt động của Toà án nhân dãn ở nước ta từ năm 1945 cho đến nay.
Từ đó tìm ra những mặt cịn hạn chế của nó để đề ra những phương hướng,


5


giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Toà án nhân
dân trong bộ máy Nhà nước .
Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp đổi mới trong q trình thực hiện
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, để tăng cường hiệu lực của Tồ án
nhân dân trong việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được Hiến pháp và
Luật định cần làm sáng tỏ những vấn đề sau :
+ Cần hoàn thiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Toà án
nhân dân cũng như nghiên cứu thành lập thêm một số Toà chuyên trách như
Toà đất đai, Toà vị thành niên... nằm trong hệ thống Toà án nhân dân để giải
quyết kịp thời những quan hệ xã hội mới đang nảy sinh và xã hội đang đòi
hỏi .
+ Cần mở rộng thẩm quyền xét xử cho Toà án nhân dân cấp huyện; bỏ
thủ tục sơ chung thẩm ở Toà án nhân dân tối cao và Toà án quân sự Trung
ương; thực hiên 2 cấp xét xử. Đổi mới thủ tục xét xử Giám đốc thẩm và Tái
thẩm. Nghiên cứu áp dụng thủ tục rút gọn và thủ tục xét xử khẩn cấp .
+ Nghiên cứu phân cấp bổ nhiệm thẩm phán cấp tỉnh và cấp huyện,
đào tạo bồi dưỡng Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân; Đổi mới tổ chức và
hoạt động của Hội thẩm nhân dân .
+ Đổi mới và tăng cường mối quan hệ giữa Toà án nhân dân với các cơ
quan Nhà nước, các tổ chức xã hội để Tồ án nhân dân hoạt động có hiệu
quả. Cần ban hành luật thi hành án để thống nhất thi hành án hình sự; dân sự
kinh tế; lao động, hành chính ... vào một mối. Thông qua đổ mọi bản án và
quyết định có hiệu lực pháp luật của Tồ án nhân dân được thi hành nghiêm
chỉnh.
+ Cần thành lập hệ thống cảnh sát Tư pháp để áp giải bị can, bị cáo,
bảo vệ trật tự phiẽn tồ đảm bảo cơng tác thi hành án... Đổng thời kiện toàn

các cơ quan bổ trợ Tư pháp như luật sư, giám định , công chứng ... đủ về số
lượng và chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác xét xử của Tồ án
nhân dân .

6


Những đề xuất trên nêu được chấp nhận sẽ có thể được tham khảo
trong việc xây dụng các văn bản pháp luật nhằm góp phần đổi mới hồn
thiện tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân trong bộ máy Nhà nước.
6) C ơ CÂU CỦA LUẬN ÁN
Cơ cấu của luận án ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo gồm có 3 chương.
Chương I; Vị trí, vai trị của Tồ án nhân dân trong bộ máy Nhà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chương II: Tổ chức hoạt động của Toà án nhân dân theo pháp luật
hiện hành.
Chương III: Một sô phương hướng và những giải pháp nhằm đổi mới
tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân trong bộ máy Nhà nước.
Kết luận.

7


CHƯƠNG I

VỊ TRÍ O ifí Ĩ 0 è áN HHêli DÂN TRONG BỘ MÁY m è NƠỚC
CỘNG HOÀ Ẩà HỘI CHỞ NQHĨfĩ VIỆT N0M
1- Đặc điểm của tổ chức bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa và vị
trí của Toà án nhân dân.

Sự phát triển của xã hội loài người đã trải nhiều hình thức Nhà nước
khác nhau và quyền lực của Nhà nước có được thơng qua những bộ máy
thực hiện quyền lực khác nhau. Cũng có kiểu Nhà nước mà quyền lực Nhà
nước tập trung trong tay một số người, thậm chí trong tay một số người đó
là Vua. Đây là đặc trưng cơ bản của chế độ quân chủ phong kiến; ở chế độ
phong kiến tất cả các quyền: lập pháp; hành pháp; tư pháp đểu thuộc nhà
Vua, các cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng và thẩm quvền của mình
theo sự phân cơng của nhà Vua. Do vậy, cách tổ chức thực hiện này khó
tránh khỏi sự lạm quyền và tuỳ tiện trong quản lý và điều hành xã hội.
C.Mác viết " Sự tưỳ tiện là quyền lực của nhà vua", hay " Ouyền lực của nhà
Vua là sựtuỳ tiện". n)
Chế độ phong kiến ngự trị trong nhiều thế kỷ cho đến khi cách mạng tư
sản nổ ra ở Châu Âu, đánh dấu sự suy tàn, tan dã của chế độ quàn chủ chuyên
chế phong kiến, giai cấp tư sản đã đứng lên nắm chính quyền, khi đó u cầu
cấp bách đặt ra cho giai cấp tư sản là phải tổ chức một bộ máy Nhà nước mới
thay thế cho hình thức Nhà nước qn chú chun chế phong kiến.
Tình hình có nhiều học thuyết về xây dung bộ máy Nhà nước, nhưng chi
có học thuyết. " Tam quyền phân lập" của Mông - Téc - Ki - ơ Nhà xã hội
học người Pháp thế kỷ thứ 18 là được giai cấp tư sản ở nhiều quốc gia thừa
nhận và áp dụng để xây dựng bộ máy Nhà nước. Học thuyết này đã xuất phát
từ chỗ khẳng định: Con người sinh ra đều tự do và bình đẳng. Nhà nước có
nhiệm vụ bảo vệ các quyền tự do và bình đẳng vốn có ấy. Thực tiễn lịch sử đã
chứng minh khi quyển ỉực ( quyền lập pháp; quyền hành pháp: quyển tư
(1) Xem C.Mác - Ảno shen - Toàn lập - tập 1 NXB Sự tliặi - Hà nội 1978 inuig 3! 9

8


pháp) tập trung trong tay một người hay một nhóm người nhất định, sẽ dãn
đến tình trạng độc đốn chun quyền. Vì vậy, quyền lực của Nhà nước phải

được phân chia và tổ chức trong bộ máy Nhà nước như thế nào để quyền lực
hạn chế quyển lực. Do vậy theo học thuyết trên thì quyền lực Nhà nước được
phân chia thành 3 quyền, với mục đích dùng quyền lực để hạn chế quyền lực
; Quốc hội hoặc nghị viện thực hiện quyền lập pháp; Thủ tướng hoặc Tổng
thống thực hiện quyền hành pháp; Toà án thực hiện quyền tư pháp (xét xử).
Việc phân chia này nhằm làm cho các cơ quan trong bộ máy Nhà nước giàng
buộc lẫn nhau, không cho phép một cơ quan nào lạm dụng quyền lực. Học
thuyết này đã đóng góp quan trọng cho nền dân chủ tư sản.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lê Nin khi xây dựng học thuyết
của mình về Nhà nước kiểu mới đã kế thừa những hạt nhân hợp lý của các
học thuyết trước đó và trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm đấu tranh giai cấp đã
đưa ra quan điểm về tổ chức quyền lực Nhà nước : “Những cơ quan đại diện
vẫn còn, nhưng chế độ đại nghị với tính cách là một hệ thống đặc biệt, sự
phân chia giữa công tác lập pháp và công tác hành phấp, được coi như địa vị
đặc quyền cho các nghệ sỹ khơng cịn n ữ a '}1^
Theo quan điểm mới về tổ chức quyền lực Nhà nước xã hội chủ nghĩa,
thực sự là một Nhà nước kiểu mới đó là quyền lực thống nhất khơng phân
chia, là quyền lực độc nhất thống trị xã h ộ i. Quyền lực Nhà nước có thể phân
chia ra cho các cơ quan khác nhau đảm nhiệm. Nhưng xét đến cùng thì đều
nhằm mục đích duy nhất và thống nhất khơng thể phân chia cho các cơ quan
của các thế lực khác nhau.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa, tuy có sự phân công các mặt (quyền lập
pháp, quyền hành pháp; quyền tư pháp) nhưng trong một hệ thống bộ máy
NM nước thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Sự phân công
rong tổ chức Nhà nước là nhằm hợp tác, phối hợp và giám sát lẫn nhau bảo

11 X em VL.Lênin - Toàn tập - tập 33 - NXIi tiến bộ Mátxcơva - 1976 trang 59

9



đảm cho các cơ quan Nhà nước làm đúng chức năng mà Hiến pháp và Pháp
luật quy định, chống lạm quyền và đứng trên pháp lu ậ t.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa được xãy dựng theo nguyên tắc tập quyền
tất cả quyền lực thuộc về nhân dân đã được ghi nhận trong tất cả Hiến pháp
xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước mà quyền lực
thống nhất không phân chia và thuộc về nhân dân, nhân dân trao quyền lực
ấy cho cơ quan đại diện cho mình, nhưng điều này khơng có nghĩa là cơ quan
đại diện do nhân dân trực tiếp bầu ra thực hiện tất cả các chức năng của Nhà
nước , mà bên cạnh cơ quan quyền lực Nhà nước còn có các cơ quan khác
đảm nhiệm, Các cơ quan có thẩm quyển và được hoạt động trên một lĩnh vực
nhất định. Toàn bộ hoạt động của các cơ quan Nhà nước đều nhằm thực hiện
một chu trình quản lý Nhà nước , trong đó cơ quan quyền lực là Quốc hội có
thẩm quyền thực hiện chức năng lập pháp và giám sát tối cao. Các cơ quan
khác như Chính phủ thực hiện chức năng hành pháp. Toà án và Viện kiểm sát
thực hiện chức năng tư pháp. Đó là sự phãn công thể hiện nguyên tắc tập
trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước xã hội chủ
nghĩa. Tập quyền không mâu thuẫn với phân công chức năng giữa các loại cơ
quan Nhà nước . Chủ tịch u ỷ ban thường vụ quốc hội Trường Chinh đã nói
“Tập quyền khơng có nghĩa là khơng cẩn sự phân công phân nhiệnỉ' ' . Trái
lại sự phân công, phân nhiệm rành mạch là điểu kiện tất yếu để thực hiện
hiệu quả nhất quyền làm chủ của nhân dân là cách thức vận dụng hợp lý
nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức bộ máy Nhà nước , bảo đảm thực
hiện tối đa hiệu lực của bộ máy Nhà nước.
Chức năng lập hiến, lập pháp là chức năng duy nhất thuộc về Quốc hội
còn chức năng hành pháp biểu hiện ở công việc điều hành xã hội, có nhiệm
vụ chuyển mệnh lệnh, nội dung của quyền lực vào cuộc sống dưới hình thức
như: quyết định, hướng dẫn thi hành, điều hành công việc, quản lý ...

' 11 Trường Chinh - Báo cáo - Dự thảo hiến pháp 1980


10




Chức năng tư pháp là một phương thức thực hiện quyền lực Nhà nước
được hiểu là hoạt động xét xử của Toà án và những hoạt động của các cơ
quan khác có liên quan đến hoạt động xét xử như : Viện kiểm sát, cơ quan
công an, cơ quan thi hành án, các cơ quan bổ trợ tư pháp khác ...
Mỗi một loại cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ khác nhau và hoạt động
trong những phạm vi nhất định được pháp luật cho phép, là thể hiện sự phân
công trong hoạt động quản lý để tạo điều kiện cho các cơ quan kiểm tra,
giám sát lẫn nhau, bảo đảm sự hoạt động của bộ máy Nhà nước được đồng bộ
nhịp nhàng không trùng lắp, chồng chéo nhau.
Phạm vi hoạt động và quyền năng của các cơ quan do pháp luật quy
định và như vậy thể hiện vị trí, vai trị của cơ quan Nhà nước đó. Đồng chí
Đỗ Mười - Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt nam đã chỉ
rõ:
“Trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nhà nước được tổ chức theo
nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân là vấn đề rất cơ bản, thể hiện
ở cách tổ chức, ỏ các bộ phận hợp thành của Nhà nước như Quốc hội, Chủ
tịch nước, Chính phủ, Cơ quan xét xử, ở sự phân công rành mạch về chức
năng nhiệm vụ của các bộ phận đó, ở tất cả các khâu lập pháp ,hành pháp
và tư pháp'”(1).
Nhà nước xã hội chủ nghĩa được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền
nhưng có sự phân công rành mạch giữa 3 cơ quan: Lập pháp; Hành pháp; Tư
pháp. Toà án nhân dân là một bộ phận cấu thành của các cơ quan tư pháp
trong phạm vi chức năng của mình Tồ án nhân dân có nhiệm vụ:
“Bảo vệ pháp ch ế xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài

sản của nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng tài sản tự do danh dự nhân
phẩm của cơng dârì,{2) . Chính vì đảm đương nhiệm vụ đó mà Tồ án nhân

111 ĐỖ Mười : Tổng bí thư ban chấp hành TW Đcảiig cộng Scản Việt nam phát biểu tại hội nghị tập huân cho
cán bộ lãnh đạo sở tư pháp và Toà án nhân dàn tỉnh thành phố trong cả nước 8/1992
,2) Xem điều 1 - Luật tổ chức Toà án nhân dâii năm 1992.

11


dân là cư quan bảo vệ công lý, bảo đảm trật tự kỷ cương, báo vệ chế độ xã
hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền hợp pháp của công dân thưc hiện công
bằng xã hội đồng thời là bộ phận trọng yếu không thể thiếu của bộ máy
Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
2. Vai trị của Tồ án nhân dân trong cơ chế quyển lực của Nhà
nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Bộ máy Nhà nước của các nước khác nhau được tổ chức theo các
nguyên tắc khác nhau. Các Nhà nước tư sản thường tổ chức bộ máy theo cơ
chế đối trọng, mỗi cơ quan Nhà nước chỉ có một loại quyền ( lập pháp hay
hành pháp hoặc tư pháp) để chúng chế ước nhau nên bất cứ một cơ quan
nào cũng không lạm dụng được quyền lực.
Trong hệ thơng cơ quan tư pháp thì Tồ án có vị trí và vai trị đặc biệt.
Ngay từ xa xưa PLATON ( 427 - 347 TCN) tác giả của nhiều cơns trình khoa
học có giá trị như " Nhà nước", " Pháp luật", ” Nhà chính trị" v.v... Những tư
tưởng tiến bộ của cùng thời cổ xa xưa vẫn còn có ý nghĩa thực tiễn đến bây giờ:
" Hoạt động xét xử là bảo vệ pháp luật. Nhà nước sẽ không tồn tại,
nếu như Nhà nước ấy không được tổ chức một cách thoả dáng" 1
Và đặc biệt luận điểm của ông” Ta thấy sự diệt vong của các Nhà nước
mà trong đó pháp luật khơng có sức mạnh và dưới quyền của ai đó" ('2>.
Theo Lẻnin " Tồ án là cơ quan của quyền lực, hoạt động của Toà án

là một hình thức hoạt động của Nhà nước" (3).
Trong chế độ chiếm hfm nơ lệ và phong kiến, Tồ án cùng với hoạt
động xét xử chưa thành một cơ quan một lĩnh vực độc lập thực sự trong Nhà
nước.


“Hoạt động tư pháp ịxét xử) cũng như các hoạt động lập pháp và hành
pháp đều tập trung vào trong tay giai cấp phong kiến mà đại diện là Vua.
Nhà Vua vừa ban hành các văn bản pháp luật vừa tổ chức thực hiện pháp
luật, vừa xét xử các hoạt động vi phạm các văn bản pháp luật do nhà Vua
ban hành',(1)
Để hạn chế độc đoán, lạm quyền và tuỳ tiện trong việc sử dụng quyền
lực của nhà Vua. Giai cấp tư sản đã đưa ra thuyết phân chia quyền lực Nhà
nước thành 3 quyền ( Lập pháp - Hành pháp - Tư pháp ) 3 quyền này khơng
cịn nằm trong tay một người (nhà Vua) như trước đây nữa. Điều đó được thể
hiện việc tách hoạt động thực hiện các văn bản pháp luật và hoạt động xét xử
các hành vi phạm pháp ra khỏi hoạt động ban hành pháp luật. Nhà nước
phong kiến sụp đổ. Nhà nước tư sản ra đời, giai cấp tư sản đã phần nào đáp
ứng được nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Đánh giá một cách công
bằng rằng, chế độ tư bản đã bỏ ra nhiều công sức vào việc đấu tranh giành
độc lập cho hoạt động của Tồ án và sau đó : “Toà án tư sản hiện đại là một
trong những khâu đặc biệt của cơ chế Nhà nước tách khỏi nhân dân” (2)
Do đó dưới sự chế độ tư bản Tồ án cũng chỉ bảo vệ lợi ích của giai
cấp tư sản, khác với các Nhà nước tư sản. Nhà nước xã hội chủ nghĩa tiếp thu
nhũng hạt nhân họp lý của thuyết phân quyền để xây dựng bộ máy Nhà nước
kiểu mới. Một Nhà nước của dân, do dân và vì dân, mọi quyền lực xuất phát
từ nhãn dân và thuộc về nhân dân . Cơ cấu của tổ chức các cơ quan quyền lực
Nhà nước xã hội chủ nghĩa bao gồm tổ chức các cơ quan : (lập pháp; hành
pháp; tư pháp). Quan điểm của Nhà nước xã hội chủ nghĩa khơng có “Tam
quyền phân lập” mà quyền lực Nhà nước xã hội chủ nghĩa thực hiện theo cơ

chế tập quyền có sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 cơ quan (lập pháp; hành pháp;
tư pháp) dưới sự lãnh đạo của Đảng.

' 11 Xem Mông-téc - Xi-ki-ơ - Các tác phẩm chọn lọc NXB Mátxcơva 1995(Tiếng nga) trang 296
Xem thuyết tam quyền - phân lập và bộ máy Nhà nước tư sản hiện đại - Viện tư tưởng khoa học xã hội Hà nội 1991, trang 64

13


Nguyên tắc tập quyền dựa trên cơ sở phân công chức năng thực thi
quyền lực , các chức năng đó được xác định trên cơ sở để thi hành quyền lực
của Quốc hội. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Quốc hội sử dụng cơ chế
uỷ thác quyền lực. Do đó các cơ quan Quốc hội bầu ra và Quốc hội quy định
các chức năng như : u ỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Chính phủ,
Chánh án Tồ án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhãn dân tối
cao và các cơ quan đó chịu trách nhiệm và báo cáo cơng tác của mình trước
Quốc hội.
Như vậy : Quyền tập trung và thống nhất của Quốc hội thể hiện ở
quyền làm ra Hiến pháp và Luật (quyền lập pháp) , quyền quy định tổ chức
và hoạt động (gồm quy định chức năng và nhiệm vụ cho tất cả các phạm vi
hành pháp và tư pháp) Quyền giám sát tối cao việc tuân theo hiến pháp, luật
và nghị quyết của Quốc h ộ i.
Có thể nói rằng : Cơ chế tập quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có
sự phãn cơng và phối hợp khoa học hợp lý để tồn bộ quyền lực được thực thi
một cách có hiệu quả . Với cơ chế tập quyền, quyền lực ở nưóc ta là thống
nhất nhưng có sự phân cơng rành mạch các quyền : (lập pháp, hành pháp, tư
pháp) Quyền lập pháp tập trung vào cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là
Quốc hội , Quyền hành pháp tập trung vào hệ thống cơ quan hành chính Nhà
nước là Chính phủ, cịn Quyền tư pháp chủ yếu được thực hiện bằng hoạt
động xét xử của Toà án.

“Trong quyền lực Nhà nước thống nhất, quyền tư pháp được phân
công với chức năng bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, quyền tư
pháp là quyền độc lập về xét x ử ' (1)
Từ những phân tích trên cho phép chúng ta khẳng định rằng:

111 Xem Nguyễn Duy Gia - cải cách một bước bộ máy Nhà nước ta hiện nay - N X iì chính trị Quốc gia 1995 trang 143.

14


Toà án xuất hiện cùng với Nhà nước và hoạt động xét xử do Toà án
đảm nhiệm là hoạt động không thể thiếu của mọi Nhà nước . Tuy nhiên mỗi
Nhà nước khác nhau thì việc tổ chức bộ máy Nhà nước trong đó Tồ án cũng
được tổ chức và hoạt động cũng khác nhau , đồng thời vị trí vai trị cuả Tồ
án cũng khác nhau.
ở nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản
chủ nghĩa, để bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ quyền lợi của đa số nhân
dân lao động, pháp luật Nhà nước ta phải thể hiện ý chí của đại bộ phận nhân
dân lao động. Song trong q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng cịn tổn
tại những vi phạm pháp lu ậ t, xâm phạm đến quyền lợi của nhà nước , của tập
thể, lợi ích hợp pháp của công dân. Để ngăn ngừa và loại trò hữu hiệu những
hành vi ấy, Nhà nước đã tổ chức ra bộ máy cưỡng chế để duy trì trật tự xã
hội, trước hết là hệ thống Toà án nhân dân thực hiện chức năng xét xử của
Nhà nước đối với các hành vi vi phạm pháp luật và áp dụng chế tài của Nhà
nước .
Toà án là một mắt xích quan trọng, cơ bản của hệ thống cơ quan tư
pháp, là một bộ phận không thể thiếu được của bộ máy Nhà nước ta.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà ra đời.Toà án nhân dân cũng được thành lập với tư cách là cơ quan bảo
vệ pháp luật bằng hoạt động xét xử của mình thơng qua việc áp dụng pháp

luật của cơ quan lập pháp và các văn bản dưới luật của cơ quan hành pháp để
giải quyết các vi phạm pháp luật các tranh chấp xảy ra trong đời sống nhân
dân nhằm ổn định tình hình xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế - văn hoá xã hội . Việc xác định đúng chức năng, nhiệm vụ và toàn bộ hoạt động của
Toà án, một bộ phận trong cơ chế quyền lực Nhà nước xã hội chủ nghĩa có ý
nghĩa rất quan trọng. Với chức năng của toà án là áp dụng pháp luật, phán xét
một hành vi là tội phạm, hay hành vi vi phạm pháp luật trong tranh chấp dân
sự , lao động, hành chính, kinh tế ... nảy sinh trong đòi sống xã hội, Toà án

15


phải căn cứ vào pháp luật của nhà nước và áp dụng chế tài buộc mọi người
tn theo. Chính vì lẽ đó Tồ án là vị trí trung tãm, là nhịp cầu nối giữa pháp
luật của nhà nước với đời sống, xã hội, làm cho pháp luật đi vào cuộc sống có
hiệu quả. Mọi hoạt động của Tồ án phải theo một trình tự thủ tục nhất định,
phải trực tiếp , công khai, dân chủ trong tất cả các khâu của q trình bảo vệ
pháp luật . Tồ án là nơi mọi người đặt niềm tin vào lẽ phải, tính cơng bằng,
tính nhân đạo, tính thiện ác một cách trực tiếp hoặc qua việc giải quyết của
Toà án đối với các vụ việc cụ thể.
Đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười trong thư gửi cán bộ nhân viên ngành
tư pháp nhãn dịp 50 năm ngày thành lập ngành Tư pháp đã chỉ rõ “Trong
điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường cố sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa vai trị của Tồ án là rất quan trọng, góp phần
tạo ra tình hình ổn định , sự an toàn pháp lý cho mọi hoạt động kinh tế và
đời sống dân sự của công dân làm cho nền Tư pháp nước ta trở thành công
cụ sắc bén bảo vệ công lý, bảo vệ chế độ, bảo vệ chính quyền , giữ vững kỷ
cương phép nước” (1)
Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta thì Tồ án là cơ
quan duy nhất được Hiến pháp trao cho quyền năng xét xử . Hay nói cách
khác, xét xử là chức năng riêng của Tồ án. Ngồi ra khơng có cơ quan Nhà

nước nào được thực hiện chức năng này. Đây là chức năng mang tính đặc thù
của hệ thống Tồ án nhân dân, được quy định ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên
của Nhà nước ta. Đó là Hiến pháp 1946, từ đó đến nay, chức năng này vẫn
được khẳng định ở Hiến pháp 1959, 1980 và Hiến pháp 1992 cũng như trong
các luật tổ chức Toà án nhân dân 1960, 1981 và năm 1992.
Xét xử là thực hiện quyền lực Nhà nước , Nhân danh nhà nước , thể hiện ý
chí của giai cấp công nhân và nhãn dân lao động , dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt nam, để đưa ra một phán quyết cuối cùng nhằm kết thúc vụ án.

‘1’ Xem thư của Tổng bí thư Đỗ Mười gửi cán bộ nhân viên ngành Tư pháp nhân dịp 50 nam ngày thành
lập ngành Tư pháp, viết ngày 20 tháng 12 năm 1995.

16

\


Đó là hoạt động trực tiếp thể hiện thái độ của Nhà nước đối với từng vụ án cụ
thể. Quyết định của Tồ án thê hiện lằng : Đây khơng phải là phán quyết
riêng của bản thân một Toà án nào đó, cũng khơng phải phán quyết của một
người nào đó, có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy Tồ án, mà phán quyết
của Toà án chỉ căn cứ vào pháp luật, áp dụng từng vụ án cụ thể và đưa ra chế
tài thích hợp, phù hợp với các hành vi của các chủ thể trong từng vụ án. Vì
thế địi hỏi việc xét xử phải chính xác, đúng pháp luật . Nếu có sai lầm trong
xét xử sẽ dẫn đến hâu quả làm mất uy tín của Nhà nước và vì thế sẽ giảm
lịng tin của quần chúng nhân dân đối với hoạt động xét xử của Tồ án.
Khơng những vậy, xét xử còn là quyết định cuối cùng, dứt khoát về
những vấn đề liên quan trực tiếp đến con người trong các lĩnh vực quan trọng
nhất như tự do, danh dự, nhân phẩm, cũng như các quyền và lợi ích khác của
cơng dân, có khi cả tính mạng con người. Thơng qua hoạt động xét xử , Tồ

án còn thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát đối với các hành vi pháp lý của
các nhân viên Nhà nước , cơ quan Nhà nước , đặc biệt là đối với hoạt động
của cơ quan điều tra, truy tố khi thực hiện hành vi điều tra, truy tố... Mặt
khác, quyết định của Tồ án cịn là quyết định cuối cùng có giá trị pháp lý
đối với quyết định sai trái của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Một đặc trưng nữa trong hoạt động xét xử của Toà án là khác với việc
xử lý của các cơ quan hành chính Nhà nước, sự khác biệt này được thể hiện ở
chỗ hoạt động xét xử được quyền áp dụng chế tài hình sự và chế tài dân sự ...
Chỉ có Tồ án mới có quyền kết tội và áp dụng hình phạt đối với kẻ phạm tội.
Các cơ quan Nhà nước khác khơng có thẩm quyền này . Điều 72 Hiến pháp
1992 quy định “ không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có
bản án kết tội của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật”.
Tuy nhiên , quá trình xét xử là một hoạt động đặc biệt của Toà án nhân
dân, nên phải tuãn theo một qui trình nhất định. Nếu như xét xử về hình sự
thì Tồ án phải tn theo các bước quy định trong luật tố tụng hình sự. Nếu

r
17

T H U' V í ê M
HA


xét xử về dân sự thì phải tuân theo thủ tục được quy định trong các văn bản
pháp luật về tố tụng dãn sự ...
Sở đĩ, pháp luật quy định như vậy vì mỗi loại quan hệ xã hội khác nhau
cần giải quyết đều có một ngành luật khác nhau điều chỉnh. Như vậy, với đặc
trưng này người làm công tác xét xử không được tuỳ tiện theo ý thức chủ
quan của mình, nhằm đảm bảo việc giải quyết các vụ án theo đúng quy định
của pháp luật.

Hoạt động xét xử của Tồ án nhân dân có vai trị và ý nghĩa to lớn : Vì
thơng qua hoạt động xét xử mà trật tự pháp luật trong nước được giữ vững, kỷ
cương xã hội cũng như các quyền cơ bản của con ngưòi được bảo đảm. Mặt
khác bằng việc xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật
của Tồ án chẳng những có tác dụng trừng trị kẻ phạm tội, giáo dục , cải tạo
họ mà cịn góp phần ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật khác. VI Lê
Nin viết

Toà án cần phải đảm đương nhiệm vụ khác cịn quan trọng hơn

nữa. Đó là nhiệm vụ đảm bảo cho người lao động chấp hành một cách
nghiêm chỉnh nhất kỷ luật và kỷ luật tự giác ^ r)
Tóm l a i : ở các,cốc nước xã hội chủ nghĩa nói chung và ở nước ta nói riêng,
bộ máy Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, mọi quyền lực
thuộc về nhân dân. Cơ cấu tổ chức của bộ máy Nhà nước bao gổm 3 cơ quan
(lập pháp, hành pháp, tư pháp) trên cơ sở phân công, phân nhiệm và phối hợp
giữa 3 quyền trong việc thực thi quyền lực của cơ quan quyền Nhà nước cao
nhất là Quốc hội . Tồ án nhãn dân thơng qua tổ chức và bằng hoạt động của
mình thực hiện chức năng xét xử về hình sự, dân sự, kinh tế , hành chính, lao
động... Đổng thời Tồ án nhân dân phải chịu sự giám sát của cơ quan quyền
lực (Quốc hội và Hội đồng nhãn dân).
Toà án nhân dân có vai trị quan trọng trong bộ máy Nhà nước , là
khâu quan trọng cơ bản của hệ thống các cơ quan Tư pháp, trong phạm vi

' 11 Xem VI Lê Nin - Toàn tập, lập 27- Nhà xuất bản tiến bộ Matxcơva,trang 275 (Sách tiếng Nga) trang
275

18



chức năng của mình có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa, quyến làm chủ của nhãn dãn , bảo vệ tài sảncủa
Nhà nước , của tập thể, tính mạng và tài sản của công dân.
3 Sự phát triển của Toà án nhân dân qua các Hiến pháp.
Từ năm 1945 cho đến nay cùng với các cơ quan Nhà nước khác trong
bộ máy Nhà nước . Toà án nhân dân cũng trải qua những bước phát triển
khác nhau phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của cách mạng nước ta, đáp
ứng với yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong từng thời kỳ của cách
mạng nước ta. Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình được quy định
trong các bản hiến pháp (1946; 1959; 1980; 1992)
Hệ thống Toà án nhân dân được kiện toàn về cơ cấu tổ chức . Đồng
thời hoàn thiện về chức năng , nhiệm vụ .
^ Giai đoan từ năm 1945 - 1959.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, bộ máy Nhà nước của chế độ thực
dân phong kiến bị đập tan và thay vào đó là bộ máy Nhà nước mới của nhân
dân. Thời kỳ này gồm có : Tồ án qn sự, Toà án đặc biệt, Toà án binh và
Toà án thường.
Toà án quãn sự là loại Toà án được thành lập đầu tiên của Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà, theo sắc lệnh số 33/SL ngày 13/9/1945. Theo
sắc lệnh này, các Toà án quân sự được thành lập ở Hà nội, Hải phịng, Thái
ngun, Ninh bình (đối với Bắc bộ); ở Vinh, Huế, Quảng ngãi (đối với Trung
bộ) ; ở Sài gòn, Mỹ tho ... (đối với Nam bộ) . Tồ án qn sự có thẩm quyền
xét xử tất cả những hành vi vi phạm làm phương hại đến nền độc lạp của
Nước Việt nam dân chủ cộng hoà, trừ trường họp phạm nhân là binh sĩ thì
thuộc nhà binh tự xử lấy theo quân luật. Bản án của Toà án quân sự được
đem thi hành ngay, người phạm tội khơng có quyền chống án, trừ trường hợp
nếu bản án tun tử hình thì tội nhân có quyền đệ đơn lên Chủ tịch nước xin
ân giảm.



Toà án đặc biệt được thành lập ở Hà nội theo sắc lệnh số 64/SL ngày
23/11/1945 để xử những nhãn viên của các u ỷ ban hành chính hay các cơ
quan của Chính phủ do Ban thanh tra đặc biệt truy tố bản án của Toà án đặc
biệt sẽ được thi hành trong 48 giờ.
Về Toà án binh, trong những năm đầu tiên xây dựng chính quyền nhân
dân, Nhà nước ta thành lập một Toà án binh lâm thời tại Hà nội. Tồ án binh
lâm thời có thẩm quyền xét xử các quân nhân phạm pháp và những người có
hành vi phạm pháp làm thiệt hại đến quân đội. Bản án của Tồ án binh lâm
thời có hiệu lực thi hành ngay, khơng ai có quyền kháng cáo, trừ trường hợp
Tồ án tun tử hình thì tội nhân có quyền đệ đơn lên Chủ tịch nước xin ân
giảm.
Toà án thường, cịn gọi là Tồ án tư pháp, được thành lập theo sắc lệnh
số 13/SL ngày 24/01/1946 về tổ chức các Toà án và các ngạch thẩm phán.
Theo sắc lệnh này , các Toà án hoạt động độc lập với các cơ quan hành
chính, các thẩm phán do Chính phủ bổ nhiệm. Hệ thống Tồ án được tổ chức
như sau :
• ở mỗi quận (phủ, huyện, châu) có một Tồ án sơ cấp (điều 71) ; Toà
án sơ cấp gồm một thẩm phán, một lục sự và một số thư ký giúp việc (điếu 9)
• ở mỗi tỉnh và các thành phố Hà nội, Hải phịng, Sài gịn, Chợ lớn có
một Toà án đệ nhị cấp (điều 12). Toà án này gồm có một chánh án, một biện
lý, một dự thẩm, một chánh lục sự và một số thư ký giúp việc. Tuỳ nhiều việc
hay ít việc có thể tăng thêm số thẩm phán và lục sự hay để một thẩm phán
kiêm nhiệm chức vụ (điều 15). v ề dân sự và thương sự, chánh án tiến hành
xét xử một mình, nhưng khi xét xử các việc tiểu hình, phải có thêm hai viên
phụ thẩm nhân dân góp ý kiến (điều 17).
• ở mỗi kỳ có một Tồ thượng thẩm (điều 35) . Tồ án thượng thẩm
gồm có một chánh nhất, các chánh án phòng, các phụ thẩm, một chưởng lý,
lục sự, tham tá và thư ký (điều 36).

20



Ngoài các Toà án thường được thành lập ở các huyện , tỉnh, kỳ. Nhà
nước còn cho phép thành lập ở cấp xã một Ban tư pháp xã (gồm chủ tịch,phó
chủ tịch, thư ký uỷ ban hành chính xã). Các ban tư pháp xã có thẩm quyền
hồ giải tất cả các việc dân sự và thương sự, lập biên bản hoà giải; phạt các
việc vi cảnh từ năm hào đến sáu đổng bạc; thi hành mệnh lệnh của các Thẩm
phán cấp trên (điều 2; điều 3 sắc lệnh)
Như vậy, trong giai đoạn này, Nhà nước ta khơng có Tồ án nhân dân
tối cao. Việc bổ nhiệm thẩm phán được tiến hành đối với những người mới và
cả những người là công chức của chế độ cũ trên nguyên tắc đảm bảo số lượng
thẩm phán vừa có chun mơn nghiệp vụ vừa có phẩm chất đạo đức.
Những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của Toà án trong các sắc
lệnh đầu tiên của Nhà nước được nâng lên thành các chế định trong bản Hiến
pháp 1946, Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà.
Theo quy định tại điều 63 hiến pháp 1946 thì hệ thống Toà án của
nước Việt nam dân chủ cộng hoà bao gồm :
a, Toà án tối cao.
b, Các Toà án phúc thẩm.
c, Các Toà đệ nhị cấp và sơ cấp.
Đổng thời, điều 64 Hiến pháp quy đinh “Các nhân viên thẩm phán do
chính phủ bổ nhiệm” . Tuy nhiên, cần lưu ý rằng. Chính phủ theo quy đinh
của Hiến pháp 1946 bao gồm : Chủ tịch nước Việt nam dân chủ cộng hồ,
Phó chủ tịch và nội các (Nội các gồm có : Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ
trưởng, có thể có Phó Thủ tướng).
Như vậy theo quy định của Hiến pháp 1946 thì Tồ án là Cơ quan Tư
pháp của nước Việt nam dãn chủ cộng hồ, giữ vị trí độc lập trong tổ chức bộ
máy Nhà nước, là cơ quan thực hiện quyền xét xử. Trong thời kỳ này việc
thực hiện quyền cơng tố cũng do Tồ án đảm nhiệm, nhưng có sự phân cơng
rõ ràng giữa Thẩm phán xử án và Thẩm phán công tố. Các Thẩm phán công


21


tố có nhiệm vụ thay mặt Nhà nước buộc tội các bị cáo trước phiên tồ hình sự
và bảo vệ quyền lợi cuả một số đương sự tại phiên toà dân sự . Thẩm phán
cơng tố cịn có quyền ra chỉ thị và kiểm sốt cơng việc của cán bộ được giao
nhiệm vụ tiến hành điều tra.
TháiỊg 5 - 1950 Nhà nước ta thực hiện cuộc cải cách tư pháp đầu tiên.
Toà án sơ cấp được gọi là Toà án nhãn dân huyện; Toà án đệ nhị cấp được
gọi là Toà án nhân dân tỉnh ; Hội đồng phúc án được gọi là Toà phúc thẩm,
Phụ thẩm nhân dân được gọi là Hội thẩm nhân dân . Mục đích của cuộc cải
cách làm nhằm bảo đảm dãn chủ trong hoạt động của Tồ án, đồng thịi xây
dựng hệ thống Tồ án thống n h ấ t, gọn nhẹ.
Có thể nói, trong giai đoạn từ sau cách mạng tháng tám cho đến năm
1959, hệ thống Tồ án nhân dãn đã ln bám sát và phục vụ nhiệm vụ do
Đảng đề ra, mà một trong những nhiệm vụ hàng đầu lúc bấy giờ là củng cố
và giữ vững chính quyến cách mạng. Các Toà án đã đưa ra truy tố và xét xử
nhiều vụ án phản động trong nước, tình báo nưóc ngồi; xét xử nhiều vụ án
phục vụ cho chính sách cải cách ruộng đất ... tính chất dân chủ nhân dân đã
được xác lập và ngày càng được đề cao trong tổ chức và hoạt động của Toà
án. Trong hội đổng xét xử đã có sự tham gia của Hội thẩm nhãn dân với số
lượng nhiều hơn Thẩm phán và có quyền biểu quyết như Thẩm phán. Nhà
nước rất coi trọng cơng tác hồ giải để giảm bớt kiện trước Toà án, tuy nhiên
trong thời kỳ này tổ chức và hoạt động của Tồ án cũng cịn nhiều điểm hạn
chế. Trên cùng một lãnh thổ tồn tại nhiều loại Toà án (Toà án thường, Toà
án quân sự, Toà án binh, Tồ án đặc biệt) do đó có sự chồng chéo về thẩm
quyền xét xử giửa các Tồ án. Chưa có một cơ quan nào giám sát hoạt động
xét xử. Đường lối xét xử còn phụ thuộc vào cơ quan hành pháp. Việc bổ
nhiệm Thẩm phán (công tố và xét xử) do Chính phủ quyết định .

Trong khi đó các Tồ án qn sự, Tồ án binh chỉ có một cấp xét xử
cho nên phạm vi áp dụng thủ tục xét xử một lần là rất rộng. Các Toà án vừa
thực hiện quyền công tố và quyền xét xử, nhưng một số địa phương khơng có

22


×