Tải bản đầy đủ (.pdf) (223 trang)

Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.1 MB, 223 trang )


(V /
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VA*

BỘ Tư PHÁP

TRƯÒNG ĐAI HOC LUÂT HÀ NÔI








TRẦN HUY LIÊU


ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOAT ĐƠNG




CỦA CÁC Cơ QUAN T ư PHÁP THEO HƯỚNG
XÂY DỤNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỂN VIỆT NAM

Chuyên ngành:

Lý luận về Nhà nước và pháp luật



Mã s ố : 5.05.01

LUÂN
ÁN TIẾN SĨ LT
HOC




T ííư c-.o

tMUỉAĩ NỌI

THưVỈÊMgiảoV1ÉH
m
1 l ị m _...Ũ
_

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Lê Minh Tâm

2. PGS. TS. Thái Vĩnh Thắng

HÀ NỘI - 2003


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên

cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong
luận án là trung thực và chưa từng được ai
công b ố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Q tần 'TCíUị M iện


MỤC LỤC




Trang
MỤC LỤC

1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

2

MỞ ĐẨU.

4

Chương 1. HỆ THỐNG CÁC Cơ QUAN Tư PHÁP TRONG BỘ MÁY NHÀ

10


NƯỚC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÁC Cơ QUAN Tư PHÁP ở VIỆT NAM.

Hệ thống các cơ quan tư pháp trong bộ máy nhà nước.

10

Quá trình hình thành, phát triển của các cơ quan tư pháp ở Việt Nam
từ năm 1945 đến nay.

37

Chương 2. THỰC TRẠNG Tổ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC cơ

70

QUAN TƯ PHÁP VIỆT NAM HIỆN NAY.

Thực trạng tổ chức và thẩm quyền của các cơ quan tư pháp.

70

Thực trạng hoạt động của các cơ quan tư pháp trong thời gian qua.

100

Đánh giá chung về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp.

129


Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG Đổl MỚI Tổ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA

138

CÁC Cơ QUAN TƯ PHÁP THEO HƯỚNG XÂY DỰNG NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM.

Những yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đối với các cơ quan tư pháp.

138

Những quan điểm chỉ đạo đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ
quan tư pháp Việt Nam.

144

Phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp
ở Việt Nam hiện nay.

151

KẾT LUẬN.

200

DANH MỤC CƠNG TRỈNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ c ơ n g

bố


204

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

205

PHỤ LỤC

216


2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

ANĐT

An ninh điều tra

ANND

An ninh nhân dân

ANQĐ

An ninh quân đội

BCHTW


Ban Chấp hành Trung ương

BLDS

Bộ luật Dân sự

BLHS

Bộ luật Hình sự

BLLĐ

Bộ luật Lao động

BLTTHS

Bộ luật Tố tụng hình sự

CAND

Cơng an nhân dân

CHXHCNVN

Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CSĐT

Cảnh sát điều tra


CSND

Cảnh sát nhân dân

ĐTHS

Điều tra hình sự

HĐND

Hội đổng nhân dân

HĐTP

Hội đồng thẩm phán

HĐXX

Hội đồng xét xử

HNGĐ

Hơn nhân gia đình

HTND

Hội thẩm nhân dân

HTQN


Hội thẩm quân nhân

KHXH

Khoa học xã hội

LTCTAND

Luật tổ chức Toà án nhân dân

LTCVKSND

Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân

MTTQVN

Mặt trận TỔ quốc Việt Nam

NCKHPL

Nghiên cứu khoa học pháp lý

PLTCĐTHS

Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự

PLTCTAQS

Pháp lệnh tổ chức Tồ án quân sự


PLTCVKSQS

Pháp lệnh tổ chức Viện kiểm sát quân sự


3

PLTHADS

Pháp lệnh thi hành án dân sự

PLTHAPT

Pháp lệnh thi hành án phạt tù

PLTTGQVADS

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự

PLTTGQVAHC

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính

PLTTGQVAKT

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế

PLTTGQTCLĐ

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động


QĐND

Quân đội nhân dân

TAND

Toà án nhân dân

TANDTC

Toà án nhân dân tối cao

TAQS

Toà án quân sự

TAQSTW

Toà án quân sự Trung ương

THA

Thi hành án

THADS

Thi hành án dân sự

THAHS


Thi hành án hình sự

THAPT

Thi hành án phạt tù

UBHC

Uỷ ban hành chính

UBKCHC

uỷ ban kháng chiến hành chính

ƯBKS

Ưỷ ban kiểm sát

ƯBND

ưỷ ban nhân dân

UBTP

Uỷ ban thẩm phán

UBMTTQVN

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam


UBTVQH

uỷ ban Thường vụ Quốc hội

VNDCCH

Việt Nam dân chủ cộng hoà

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

VKSQS

Viện kiểm sát quân sự

VKSQSTO

Viện kiểm sát quân sự Trung ương

XHCN

Xã hội chủ nghĩa



4

MỞ ĐẨU
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Ở nước ta, quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân cơng, phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: Lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Là một bộ phận của quyền lực nhà nước, quyền tư pháp luôn gắn bó
chật chẽ với quyền lập pháp và quyền hành pháp trong tổng thể quyền lực nhà nước
thống nhất. Quyền tư pháp được thực hiện thông qua hoạt động xét xử của Toà án và
hoạt động của các cơ quan khác của nhà nước như điều tra, công tố, thi hành án và
các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp: luật sư, công chứng, giám định tư pháp v.v...
Hoạt động xét xử của Toà án nhân dân (TAND) thể hiện tập trung nhất của quyền tư
pháp. Toà án sử dụng công khai các kết quả của hoạt động điều tra, công tố, bào
chữa, giám định tư pháp v.v.. thông qua các thủ tục tố tụng theo luật định để đưa ra
phán quyết cuối cùng thể hiện quyền lực nhà nước. Hoạt động của Tồ án thể hiện
nền cơng lý, sự cơng bằng và bình đẳng của các chủ thể trước pháp luật, đồng thời thể
hiện chất lượng hoạt động và uy tín của hệ thống các cơ quan tư pháp nói riêng và
của tồn bộ quyền lực nhà nước nói chung. Với ý nghĩa đó, việc đổi mới tổ chức và
nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp là đòi hỏi tự thân, xuất phát từ
vị trí, vai trị quan trọng của quyền tư pháp trong cơ cấu quyền lực nhà nước.
Từ sau Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, Đảng và nhà
nước ta chủ trương đổi mới toàn diộn đất nước, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), thực hiện cơng nghiệp hố, hiện
đại hố đất nước đã đạt ra yêu cầu phải từng bước đổi mới hệ thống chính trị, "tiếp
tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm
là cải cách một bước nền hành chính" nhà nước. Vì vậy, đổi mới tổ chức và hoạt động
của các cơ quan tư pháp là đòi hỏi khách quan và cấp thiết để thích ứng với cơng
cuộc đổi mới kinh tế, đổi mới hệ thống chính trị và trực tiếp là địi hỏi của cơng cuộc
đổi mới tồn diện bộ máy nhà nước nhằm xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh,
trong sạch, có hiệu lực và hiệu quả, phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước và thực hiện

mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp đã được Nghị


5

quyết 8 Trung ương Đảng (khoá VII), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VIII, các Nghị quyết 3, 7 của Trung ương Đảng (khoá VIII), Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ
Chính trị đề ra đang là nhiệm vụ cấp bách của nhà nước ta nói chung và của các cơ
quan tư pháp nói riêng nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, bảo đảm cho nhà nước quản lý mọi mặt
đời sống xã hội bằng pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm qua, hệ thống các cơ quan tư pháp đã từng bước được củng
cố, kiện toàn. Hoạt động tư pháp đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cơng dân, bảo vệ pháp chế XHCN, phục vụ tích cực cơng cuộc đổi
mới [8, tr.l]. Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bộc lộ
những khuyết điểm và yếu kém, đó là: 'T ổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế
hoạt động của các cơ quan tư pháp còn nhiều bất hợp lý nhưng chậm được đổi mới
cho phù hợp". "Đội ngũ cán bộ tư pháp cịn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và
năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về
phẩm chất đạo đức"; "chất lượng công tác tư pháp chưa ngang tầm với yêu cầu và
đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi
phạm các quyền tự do, dân chủ của cơng dân, làm giảm sút lịng tin của nhân dân đối
với Đảng, nhà nước và các cơ quan tư pháp" [8, tr.l].
Xuất phát từ những địi hỏi của cơng cuộc đổi mới toàn diện đất nước và thực
trạng tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp đã trình bày trên đây, viộc nghiên
cứu đề tài "Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp theo hướng xây
dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam" là yêu cầu khách quan, cấp thiết cả về phương

diện lý luận cũng như phương diện thực tiễn nhằm xây dựng các cơ quan tư pháp
trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, đổi
mới hệ thống chính trị và góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Từ năm 1976 đến nay, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp với tư cách là đối tượng nghiên cứu của một


6

số bộ môn khoa học pháp lý như: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Luật Hiến
pháp, Luật hành chính... đã được giảng dạy ở bậc đại học và sau đại học Luật ở trong
nước và ở nước ngoài. Sau Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung
ương (BCHTW) Đảng (khoá VII) tháng 1/1995 về "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam", Nghị quyết Đại hội VIII và Nghị
quyết Hội nghị lần thứ ba BCHTW Đảng (khoá VIII), vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt
động của các cơ quan tư pháp đã thu hút sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, nhà nước,
của các nhà luật học và của nhiều tác giả.
Những cơng trình, bài viết về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp đã
được cơng bố, có thể kể đến như: "Đẩy mạnh cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây
dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam" của Chủ tịch nước Trần Đức Lương [45]; "Vấn
đề đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp ở nước ta" của TS. Nguyễn
Đình Lộc [44]; "Đặt một số vấn đề cần đề cập trong đổi mới các cơ quan tư pháp Việt
Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn" của PGS. TS. Hoàng Thế Liên; "Cải cách
nền tư pháp Việt Nam gắn liền với việc xây dựng và đổi mới đội ngũ cán bộ tư pháp"
của PGS. TS. Lê Minh Tâm [78]; "Về một vấn đề cần đề cập trong việc nghiên cứu đề
tài cải cách tư pháp ở Việt Nam của TS. Đặng Quang Phương [54]; "Nội dung cơ bản
của khái niộm hệ thống tư pháp và các nguyên tắc đổi mới hệ thống tư pháp" của
PGS. TSKH. Đào Trí ú c [105]... Đáng chú ý là một số đề tài khoa học cấp nhà nước

như: đề tà i" Cải cách hệ thống tư pháp Việt Nam " mã số 92-92-353 do Viện nghiên
cứu khoa học pháp lý triển khai nghiên cứu từ năm 1992 đến nay chưa kết thúc; đề tài
khoa học cấp Bộ mã số 96-98-062/ĐT về "Cơ sở lý luận và thực tiễn của viộc tăng
thẩm quyền xét xử cho Toà án cấp huyện và việc nâng cao hiệu quả công tác giám
đốc thẩm, tái thẩm" của Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) [74].
Các cơng trình nói trên đã và đang được triển khai nghiên cứu. Phần lớn các bài
viết của các nhà luật học chỉ đề cập đến một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của
từng cơ quan tư pháp. Vì vậy, có thể nói rằng, cho đến nay ở Việt Nam chưa có cơng
trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, tồn diện và có hệ thống dưới dạng một luận
án khoa học về "Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp theo hướng
xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam


7

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
Mục đích của Luận án là nghiên cứu một cách tồn diện, có hệ thống những vấn
đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Trên cơ sở
đó và dựa vào những quan điểm và định hướng cải cách tư pháp của Đảng, tác giả
làm sáng tỏ cơ sở lý luận và những nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ
quan tư pháp đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước và xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Thực hiện mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về hệ thống các cơ quan tư pháp, tác giả
nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của các cơ
quan tư pháp.
- Nghiên cứu vị trí, vai trò, đặc điểm của các cơ quan tư pháp trong bộ máy nhà
nước; phân tích, đánh giá tồn diộn q trình hình thành, phát triển và thực trạng tổ
chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp Việt Nam làm cơ sở thực tiễn cho việc đổi

mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp.
- Trên cơ sở những quan điểm và định hướng cải cách tưpháp của Đảng và nhà
nước, tác giả phân tích những yêu cầu của nhà nước pháp quyền XHCN Viột Nam đối
với cơ quan tư pháp và đề xuất những nội dung cơ bản về đổi mới tổ chức và hoạt
động của các cơ quan tư pháp trong tương lai nhằm xây dựng hệ thống các cơ quan tư
pháp vững mạnh, trong sạch, có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn
diện đất nước và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đề tài lựa chọn là vấn đề rộng lớn và phức tạp, bởi đốitượng nghiên cứu là các
cơ quan tư pháp rất đơng đảo, bao gồm: Tồ án nhân dân, các cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát, các cơ quan thi hành án và các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp. Tuy hoạt
động của các cơ quan tư pháp đều có cùng mục đích thực hiện quyền tư pháp, nhưng
chúng có cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý nhà nước khác nhau và hoạt động tương đối
độc lập. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu cơ sở lý
luận, pháp lý và thực tiễn về hệ thống các cơ quan tư pháp ở Việt Nam, bao gồm: Toà


8

án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan điều tra và các cơ quan thi hành
án, trên cơ sở đó xác định các quan điểm, nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của
các cơ quan tư pháp nói trên theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
- Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật và những quan điểm đổi mới của Đảng về bộ
máy nhà nước nói chung và các cơ quan tư pháp nói riêng. Các Văn kiện của Đảng,
Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước được sửdụng rộng rãi
làm cơ sở chính trị - pháp lý cho các vấn đề có liên quan đến nội dung luận án.Các
cơng trình nghiên cứu của các nhà triết học, nhà nước học, luật học trong và ngoài
nước cũng được tham khảo và kế thừa có chọn lọc.

- Trong q trình nghiên cứu, Luận án sử dụng phương pháp luận của triết học
Mác - Lênin là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đổng thời sử dụng các
phương pháp hộ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê kết hợp chặt chẽ với
phương pháp điều tra xã hội học, khảo sát thực tiễn để kế thừa và chọn lọc những tri
thức khoa học, những kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án.
- Luận án là một cơng trình nghiên cứu khoa học công phu và kéo dài trong
nhiều nàm của tác giả. Đây là một cơng trình khoa học lần đầu tiên trình bày một
cách tương đối tồn diện, có hệ thống về cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn của việc
đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Trên cơ sở đó, tác giả đưa rạ.
các khuyến nghị đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp phù hợp với
các quan điểm và định hướng cải cách tư pháp của Đảng và nhà nước. Vì vậy, Luận
án có ý nghĩa tham khảo trực tiếp về mặt lý luận và thực tiễn cho quá trình thực hiện
cải cách tư pháp đang được Ban chỉ đạo cải cách tư pháp của nhà nước tiến hành, góp
phần xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả, đáp
ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy
các môn học: Lý luận về nhà nước và pháp luật, Luật Hiến pháp ở các trường Đại
học, trường đào tạo các chức danh tư pháp: Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên,


9

Chấp hành viên, Luật sư... hoặc phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về tổ chức và
hoạt động của các cơ quan tư pháp ở Việt Nam.
7. Những đóng góp mới của luận án.
Đây là một cơng trình chun khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt Nam
nghiên cứu tương đối tồn diện và có hệ thống về cơ sở lý luận, pháp lý, thực tiễn của
các cơ quan tư pháp và vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp
ở Việt Nam mà từ trước đến nay chưa được giải quyết hoặc đã giải quyết nhưng chưa

đồng bộ. Điều đó thể hiện ở các điểm cơ bản sau đây:
- Luận án đã phân tích, bổ sung và làm rõ các khái niệm về hệ thống các cơ
quan tư pháp, quyền tư pháp, hoạt động tư pháp, thẩm quyền xét xử của Tồ án và vị
trí, vai trị, đặc điểm cơ bản của các cơ quan tư pháp ở Việt Nam và trên thế giới;
- Tác giả luận án đã đánh giá tồn diện và có hệ thống về thực tiễn tổ chức và
hoạt động của các cơ quan tư pháp Việt Nam; xác định rõ những thành tựu, những
tồn tại, yếu kém và những nguyên nhân tồn tại, yếu kém đó;
- Trên cơ sở xác định những quan điểm, định hướng đổi mới của Đảng và những
yêu cầu của nhà nước pháp quyền XHCN đối với các cơ quan tư pháp, tác giả làm rõ
những nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp có căn cứ khoa
học và tính khả thi, phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và xây dựng
nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
8. Kết cấu của luận án.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án
được kết cấu thành 3 Chương với 8 mục:
Chương 1. Hệ thôhg các cơ quan tư pháp trong bộ máy nhà nước, quá trình
hình thành và phát triển của các cơ quan tư pháp ở Việt Nam.
Chương 2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp Việt
Nam hiện nay.
Chương 3. Phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư
pháp theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.


10
Chương 1
HỆ THỐNG CÁC C ơ QUAN TƯ PHÁP TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC,
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN c ủ a c á c c ơ q u a n
TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM.
1.1. Hệ thống các cơ quan tư pháp trong bộ máy nhà nước.
1.1.1. Khái niệm hệ thống các cơ quan tư pháp.

Khái niệm hệ thống các cơ quan tư pháp (còn gọi là hệ thống tư pháp) là một
vấn đề khoa học đang được các nhà chính trị, các nhà quản lý, luật học nghiên cứu,
làm rõ, nhưng đến nay vẫn chưa có quan niệm thống nhất và cịn có rất nhiều ý kiến
khác nhau về khái niệm này. Quan điểm thứ nhất cho rằng cơ quan tư pháp là cơ
quan tài phán và chỉ có cơ quan tài phán mà thơi. Quan điểm thứ hai cho rằng các cơ
quan tư pháp là cơ quan tài phán và cơ quan duy trì quyền cơng tố (Viện kiểm sát) và
quan điểm thứ ba lại cho rằng các cơ quan tư pháp ở nước ta là những cơ quan bảo vệ
pháp luật bao gồm: Toà án nhân dân (TAND), Viện kiểm sát nhân dân (VKSND), các
cơ quan điều tra và các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp như: luật sư, giám định tư
pháp, công chứng...
Để có cơ sở lý luận và thực tiễn xác định hệ thống các cơ quan tư pháp đúng
với bản chất và chức năng của nó, trước hết chúng ta tìm hiểu khái niệm “Tư pháp” là
gì? Trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn, thuật ngữ “Tư pháp” ở nước ta
được hiểu và dùng theo nhiều nghĩa khác nhau tuỳ theo điểm xuất phát của cách tiếp
cận và phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sử dụng khái niệm đó.
Theo Tiến sĩ luật học Đặng Quang Phương thì thuật ngữ “Tư pháp” được dùng
để chỉ hoạt động tài phán và được hiểu theo nghĩa rộng của nó là bao gồm cả việc xét
xử và hoạt động công tố. Căn cứ vào Điều 63 Hiến pháp năm 1946 và sắc lệnh số
13/SL ngày 24/1/1946 về tổ chức các Toà án và ngạch Thẩm phán, tác giả cho rằng:
“Cơ quan tư pháp là cơ quan tài phán (Toà án nhân dân) và cơ quan duy trì quyền
cơng tố” [54, tr. 36].
Theo Từ điển pháp luật Anh - Việt do Tiến sĩ Vũ Trọng Hùng chủ biên, Nhà
xuất bản thành phố Hồ Chí Minh phát hành tháng 8/2000 thì “Tư pháp” được giải


11

thích là sự cơng bằng, cơng lý, thẩm phán. Theo cách hiểu này, “Tư pháp” không chỉ
hiểu là một ý tưởng về một nền công lý, sự công bằng, mà còn bao hàm cả các cơ
quan, thiết chế tương ứng (thẩm phán) nhằm duy trì, bảo vệ những ý tưởng và mục

đích cao cả của xã hội, giải quyết mọi tranh chấp xảy ra trong xã hội phải đúng pháp
luật, phù hợp với lẽ công bằng. Theo từ điển Hán - Việt do Đào Duy Anh chủ biên,
Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 1996 thì "Tư pháp" tức là pháp
đình, y theo pháp luật mà xét định các việc trong phạm vi pháp luật. Nói đến pháp
đình thường người ta nghĩ đến Tồ án, nơi thực hiện chức năng xét xử các hành vi vi
phạm pháp luật của nhà nước. Như vậy, theo Đào Duy Anh thì "Tư pháp" bao hàm cả
hệ thống tư pháp và hoạt động xét xử của các cơ quan tư pháp.
Trên thế giới, khi nói tới thuật ngữ “Tư pháp” (tiếng Anh là Justice) theo nghĩa
chung nhất là công lý. Đồng tình với cách hiểu này, Tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc và
PGS. Tiến sĩ Hoàng Thế Liên cho rằng "Tư pháp" với nghĩa chung nhất là một ý
tưởng vể một nền cơng lý, địi hỏi việc giải quyết mọi tranh chấp xảy ra trong xã hội
phải đúng pháp luật, phù hợp với lẽ cơng bằng và bảo đảm lịng tin của nhân dân và
xã hội vào pháp luật, góp phần duy trì trật tự pháp luật, bảo đảm sự an toàn pháp lý
cho cá nhân, sự ổn định và phát triển của xã hội [44, tr. 4], [43, tr.8].
Có ý kiến cho rằng “Tư pháp” còn được hiểu là “nền tư pháp” của một quốc
gia [119, tì’. 24]. Theo tác giả của quan niệm này thì “Tư pháp” bao gồm cả hệ thống
pháp luật và các thiết chế nhằm duy trì và bảo đảm thi hành một cách nghiêm minh
pháp luật đó và cơ quan tư pháp theo quan niệm này bao gồm các cơ quan Toà án,
Viện kiểm sát, cơ quan điều tra, tư pháp, thanh tra, trọng tài kinh tế [54, tr. 36].
PGS. Tiến sĩ Trần Đình Nhã cho rằng "Tư pháp" có nhiệm vụ “duy trì và bảo
vệ công lý” [53, tr. 52] nên những “Cơ quan nhà nước nào được tổ chức với mục đích
(chức năng) hoạt động chủ yếu là duy trì và bảo vệ cơng lý thì cơ quan đó sẽ thuộc hệ
thống tư pháp ” và “Cơ quan nào trong hoạt động của mình thường xuyên hoặc chủ
yếu áp dụng thủ tục tài phán thì đó là cơ quan tư pháp”, bởi vì chính nội dung cơng lý
đã làm nảy sinh, duy trì hình thức tài phán và tác giả khẳng định: “Lịch sử nhân loại
vẩn thừa nhận tài phán là hình thức công bằng ị tương đối) trong việc bảo vệ và giải
quyết những vấn đề về công lý ” [53, tr. 53]. Như vậy, "Hệ thống tư pháp bao gồm
các cơ quan và thiết ch ế nhà nước thực hiện chức năng chủ yếu là duy trì và bảo vệ



12

công lý bằng các biện pháp và thủ tục đặc thù dựa trên nguyên tắc tài phán” [53, tr.
54]. Với quan niệm chung như vậy, PGS. Tiến sĩ Trần Đình Nhã cho rằng ngoài cơ
quan tài phán (Toà án), cơ quan tư pháp còn bao gồm các cơ quan khác phục vụ trực
tiếp (và đối với họ đó là chức năng chủ yếu) cho hoạt động tài phán. Tuy nhiên, tác
giả không đưa ra cụ thể các cơ quan tư pháp ở Việt Nam là những cơ quan nào.
Theo nghĩa Hán - Việt, thuật ngữ “Tư pháp” cịn có nghĩa là “gìn giữ pháp
luật” hay “bảo vệ pháp luật” ("tư" có nghĩa là giữ, bảo vệ; "pháp" có nghĩa là pháp
luật, pháp chế). Đồng tình với quan điểm này, nhiều nhà nghiên cứu và hoạt động nhà
nước cho rằng quyền lực nhà nước là thống nhất, không phân chia nên “Tư pháp”
không thể hiểu là một quyền tư pháp độc lập, do một hệ thống cơ quan độc quyền
nắm giữ, mà "Tư pháp" cần được hiểu theo nghĩa “bảo vệ pháp luật”. Hoạt động tư
pháp (bảo vệ pháp luật) bao gồm nhiều hoạt động (hành pháp và tư pháp) do nhiều cơ
quan, tổ chức khác nhau thực hiện theo sự phân cơng của nhà nước. Theo quan điểm
này thì hệ thống cơ quan tư pháp đồng nghĩa với các cơ quan, tổ chức thực hiện chức
năng bảo vệ pháp luật và có thể gọi là cơ quan bảo vệ pháp luật.
Quan điểm này nhìn tổng thể là phù hợp với cơ chế quyền lực nhà nước thống
nhất, nhưng chưa có sức thuyết phục bởi lẽ trong khoa học pháp lý và trong thực tiễn,
các cơ quan tư pháp không đổng nghĩa với các cơ quan bảo vộ pháp luật, bởi vì chức
năng bảo vệ pháp luật khơng chỉ được giao cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã
hội mà còn là quyền và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhiệm vụ bảo
vệ pháp luật của nhà nước, giữ gìn kỷ cương xã hội, bảo vệ quyền và lọi ích hợp pháp
của cơng dân là mục tiêu và nhiệm vụ của toàn xã hội do hệ thống kiểm tra, kiểm
soát xã hội (Social Control) thực hiện. Theo GS. Tiến sĩ khoa học luật Đào Trí ú c thì
hệ thống tư pháp là một hệ thống các cơ quan, thiết chế thực hiện quyền lực nhà
nước, chỉ là “một bộ phận hợp thành của hệ thống kiểm tra xã hội đ ể duy trì và bảo
vệ kỷ cương và trật tự xã hội”. Tiến sĩ khẳng định “Hệ thống tư pháp là một bộ phận
quyền lực nhà nước nằm trong khâu tạo thành hệ thống trong kiểm tra của xã hội
thông qua nhà nước” [105, tr. 3]. Như vậy, hệ thống các cơ quan tư pháp không thể

đồng nghĩa với các cơ quan bảo vệ pháp luật, bởi không phải tất cả các cơ quan, tổ
chức, cá nhân thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật đều mang quyền lực nhà nước,
đều thực hiện quyền tư pháp và vì vậy cũng khơng thể là cơ quan tư pháp.


13

Ngoài ra, nhiều nhà khoa học cho rằng hệ thống các cơ quan tư pháp là những
cơ quan trong bộ máy nhà nước, được nhà nước giao thực hiện quyền tư pháp và thể
hiện quyền lực nhà nước theo đúng nghĩa của nó, chứ khơng bao gồm cả các cơ quan,
tổ chức xã hội mà hoạt động của chúng chỉ mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động tư
pháp, đúng như GS. Tiến sĩ khoa học Đào Trí úc khẳng định: "Hệ thống tư pháp là
một bộ phận quyền lực nhà nước, là một hệ thống các cơ quan và thiết chế thực hiện
quyền lực nhà nước" [105, tr. 3].
“Tư pháp” còn được sử dụng để chỉ một loại cơ quan trong bộ máy quản lý
hành chính nhà nước, đó là các cơ quan thuộc hệ thống ngành tư pháp bao gồm: Bộ
Tư pháp, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và Ban Tư pháp. Đây là những cơ quan hành
pháp có chức năng giúp Chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà
nước về một số lĩnh vực hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp.
Thuật ngữ “Tư pháp” còn dùng để chỉ một bộ phận của hệ thống pháp luật của
một quốc gia. Trong các nhà nước theo hệ thống pháp luật lục địa (Continental Law
System), pháp luật được chia thành hai bộ phận: Công pháp gồm những ngành luật
điều chỉnh những quan hệ xã hội có tính “cơng” như luật hành chính, luật hình sự...
và Tư pháp gồm những ngành luật điêu chỉnh các quan hê “tư” như luật dân sự, luật
hôn nhân gia đình, luật thương mại, luật lao động.
Trong phạm vi của luận án này, thuật ngữ “Tư pháp” được dùng để chỉ thiết
chế quyền lực nhà nước, trực tiếp thực hiện quyền tư pháp trong tổng thể quyền lực
nhà nước thống nhất. Xét dưới góc độ thiết chế quyền lực nhà nước thì ‘Tư pháp" là
một trong ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp trong tổng thể quyền lực nhà
nước. Ba loại quyền lực nói trên được giao cho ba nhánh cơ quan quyền lực là lập

pháp, hành pháp và tư pháp, nhằm tạo ra cơ chế kiểm tra và giám sát lẫn nhau. Các
nước tổ chức nhà nước trên cơ sở nguyên tắc phân quyền quan niệm quyền tư pháp
đồng nghĩa với quyền xét xử và phán quyết của Tồ án thì tổ chức cơ quan tư pháp
các nước này là hệ thống các cơ quan Tồ án và chỉ có các cơ quan Tồ án mà thơi.
Ví dụ, Khoản 1 Điều III Hiến pháp 1787 của Hoa Kỳ quy định: “Quyền tư pháp ở
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trao cho một Toà án tối cao và cho những Toà án cấp dưới
do Quốc hội thành lập theo sự cần thiết”', ở Nhật Bản, 'Toàn bộ quyền tư pháp được
giao cho Toà án tối cao và các Toà án cấp dưới được thành lập theo pháp luật..."


14

(Điều 76 Hiến pháp Nhật Bản); theo Hiến pháp năm 1987 của Hàn Quốc thì quyền
lập pháp thuộc về Nghị viện, quyền hành pháp thuộc về Chính phủ và quyền tư pháp
thuộc về các Toà án...
Ở các nước (Đức, Pháp, Ý, Cộng hoà Séc, Ba Lan...) theo truyền thống luật
thực định (Civil Law) thì cơ quan tư pháp được hiểu trước hết là hệ thống các Toà án.
Bên cạnh hệ thống Tồ án có các Viện Cồng tố hoạt động độc lập khơng phụ thuộc
vào Tồ án dưới sự quản lý của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Hệ thống Viện Công tố được
tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, nhưng được đặt tại các cấp Toà án sơ
thẩm, phúc thẩm và Toà phá án với chức năng điều tra, công tố và giám sát hoạt động
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Ví dụ, ở Cộng hồ Pháp, Cơng tố viên nằm trong
Tồ án nhưng hoạt động độc lập. Cơng tố viên có rất nhiều quyền hạn trong phiên
tồ. Chủ toạ phiên tồ khơng có quyền cản trở hoạt động của Công tố viên. Mọi thành
viên tham gia xét xử phải trả lời chất vấn của Công tố viên và thực hiện yêu cầu của
Công tố viên về chứng cứ mới hoặc người làm chứng mới. Viện Cơng tố có quyền
kiểm tra hoạt động xét xử của các Thẩm phán và có chức năng bảo vệ quyền lợi
chung của xã hội. ở các nước này, nhiệm vụ thi hành án dân sự được xã hội hố,
nhưng ở mỗi Tồ án có một số nhân viên theo dõi thi hành án dân sự. Nhiệm vụ thi
hành án hình sự và quản lý trại giam được giao cho Chính phủ (Bộ Tư pháp) quản lý.

Ở Mỹ, trong Tồ án có tổ chức luật sư và chỉ có Luật sư trong Tồ án mới có quyền
tham gia tố tụng tại Toà án.
Một số nước quan niệm quyền tư pháp là hoạt động bảo vệ pháp luật do các cơ
quan điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án thực hiện thì hệ thống cơ quan tư pháp
bao gồm Tồ án, Cơng tố (Viện kiểm sát), cơ quan điều ưa (cảnh sát) và cơ quan thi
hành án. Ví dụ, các nước thuộc SNG (Liên Xô cũ), Liên bang Nga, Trung Quốc, Bắc
Triều Tiên, Cu Ba, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào... đang duy trì hệ thống các cơ
quan tư pháp liên kết với nhau trên cơ sở phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành
pháp và tư pháp trong việc thực hiện quyền tư pháp như: cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát, Toà án, cơ quan thi hành án hình sự và dân sự. ở các nước này, nhiệm vụ điều tra
và thi hành án hình sự được giao cho Bộ Nội vụ (Bộ Công an), Bộ Quốc phịng; chức
năng cơng tố được giao cho Viện kiểm sát; nhiệm vụ xét xử giao cho Toà án và
nhiệm vụ thi hành án dân sự giao cho Bộ Tư pháp.


15

Nhìn chung, cịn có nhiều quan niệm khác nhau về hệ thống cơ quan tư pháp
và cách thức tổ chức các cơ quan tư pháp trên thế giới, nhưng tựu chung lại đều thừa
nhận hoạt động xét xử và phán quyết của Toà án thể hiện tập trung nhất của quyền tư
pháp. Hệ thống các cơ quan tư pháp với tư cách là một bộ phận của bộ máy nhà nước
có vai trị quan trọng trong việc thực hiện quyền tư pháp trong tổng thể quyền lực nhà
nước thống nhất.
Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm của Đảng về nhà nước và pháp luật, xuất phát từ điều kiện chính trị, kinh
tế, xã hội cụ thể của nước ta từng thời kỳ, quan niệm về hệ thống cơ quan tư pháp ở
Việt Nam ngày càng được xác định rõ hơn và hoàn thiện hơn.
Quan điểm đầu tiên về cơ quan tư pháp ở nước ta được thể hiện trong Chương
VI Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
(VNDCCH) được Quốc hội thông qua ngày 9/11/1946. Điều 63, Hiến pháp 1946 quy

định: "Cơ quan tư pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hồ gồm có Tồ án tối cao,
các Toà án phúc thẩm, các Toà án đệ nhị cấp và sơ cấp". Theo sắc lệnh số 13/SL
ngày 24/1/1946 về tổ chức các Tồ án và ngạch Thẩm phán thì Thẩm phán Tồ án có
hai loại: Thẩm phán xét xử và Thẩm phán buộc tội (duy trì qun cơng tố). Căn cứ
vào các quy đinh pháp luật trên đây thì hệ thống cơ quan tư pháp được quan niệm là
hệ thống tổ chức Tồ án và chỉ có cơ quan Tồ án mà thơi, nhưng hoạt động tư pháp
khơng chỉ bao gồm hoạt động xét xử mà cịn có cả hoạt động công tố (buộc tội) của
Thẩm phán buộc tội, Cơng tố viên thuộc Tồ Thượng thẩm và hoạt động điều tra của
tư pháp cảnh sát do Công tố viên thực hiện.
Trên cơ sở các Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992, Hiến pháp sửa đổi năm
2001, các Luật tổ chức Tòa án nhân dân (LTCTAND) năm 1960, 1981, 1992, 2002
và các Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (LTCVKSND) năm 1960, 1981, 1992,
2002, Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 1988, Pháp lệnh điều tra hình sự
(PLĐTHS) năm 1989, các Pháp lệnh thi hành án dân sự (PLTHADS) năm 1989,
1993, Pháp lệnh thi hành án phạt tù (PLTHAPT)... và các văn bản hướng dẫn thi
hành, hệ thống các cơ quan tư pháp gồm có: Tồ án nhân dân, Viện kiểm sát nhân
dân, các cơ quan điều tra, các cơ quan thi hành án hình sự (THAHS) và dân sự. Tuy
mỗi cơ quan có địa vị pháp lý khác nhau, hoạt động tương đối độc lập theo quy định


16

của pháp luật, đảm nhiệm một khâu hoạt động tố tụng trong chỉnh thể hoạt động tư
pháp thống nhất, nhưng đều thực hiện nhiệm vụ chung là "bảo vệ pháp chế XHCN,
bảo vệ chế độ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của nhà nước,
của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân"
(Điều 126 Hiến pháp 1992).
Đảng ta cũng đã thể hiện rõ quan điểm về hệ thống các cơ quan tư pháp. Để
thực hiện cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam của dân, do dân và vì dân, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn

quốc lần thứ VIII đã xác định những quan điểm chỉ đạo và đề ra nhiệm vụ cải cách tổ
chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp là: Củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ
quan tư pháp; phân định lại thẩm quyền xét xử của TAND, từng bước mở rộng thẩm
quyền xét xử sơ thẩm cho TAND huyện; đổi mới tổ chức, hoạt động của VKSND,
các cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án và các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp [28,
tr. 129-132]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám BCHTW Đảng (Khoá VII) năm 1995,
Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCHTW Đảng (Khoá VIII) ngày 18/6/1997 đã xác
định rõ nội dung cải cách tư pháp ở nước ta bao gồm: Phân định lại thẩm quyền xét
xử của TAND, thực hiộn nguyên tắc hai cấp xét xử, nghiên cứu tiếp tục thành lập các
Tồ án chun mơn; nâng cao chất lượng hoạt động của VKSND; sắp xếp lại cơ quan
điều tra theo hướng gọn đầu mối; kiện toàn các tổ chức thi hành án theo hướng tập
trung nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thi hành án vào Bộ Tư pháp; nghiên cứu
việc thành lập cảnh sát tư pháp; xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững
mạnh, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ chun mơn, nghiệp vụ vững
vàng...[30, tr. 37-39], [31, tr. 57-58]. Như vậy, theo quan điểm của Đảng, hệ thống
các cơ quan tư pháp bao gồm: TAND, VKSND, các cơ quan điều tra và thi hành án.
Qua việc nghiên cứu, phân tích các cơ sở pháp lý của nhà nước và các quan
điểm của Đảng về các cơ quan tư pháp trong hơn nửa thế kỷ qua, chúng ta có thể
khẳng định rằng, khái niệm hệ thống các cơ quan tư pháp luôn được Đảng và nhà
nước xác định là tổng thể các cơ quan Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân
(Công tố), cơ quan điều tra, thi hành án do nhà nước thành lập nên để thực hiện
quyền tư pháp trong tổng thể quyền lực nhà nước thống nhất, trong đó quyền xét xử
và phán quyết của Toà án biểu hiện tập trung nhất của quyền tư pháp, thông qua hoạt


17

động xét xử thể hiện quyền lực nhà nước. Theo cách hiểu trên đây, hệ thống các cơ
quan tư pháp ở Việt Nam gồm có các cơ quan sau đây:
- Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam.
- Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hiện quyền công tố của nhà nước và
kiểm sát hoạt động tư pháp.
- Các cơ quan điều tra hình sự (ĐTHS) thuộc Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng và
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ điều tra tất cả các tội phạm theo thẩm quyền để
xác định tội phạm và đề nghị Viện kiểm sát truy tô' người phạm tội ra trước Toà án để
xét xử.
- Các cơ quan thi hành án (THA) bao gồm các cơ quan thi hành án hình sự,
dân sự, hành chính, lao động, kinh tế có nhiệm vụ bảo đảm cho các bản án, quyết
định của Toà án có hiệu lực pháp luật được thực hiện trong thực tiễn.
Để hỗ trợ cho hoạt động tư pháp bảo đảm khách quan, công bằng, phù hợp với
pháp luật, một số cơ quan, tổ chức xã hội như: luật sư, công chứng, giám định, tư vấn
pháp luật, trợ giúp pháp lý ... với địa vị pháp lý khác nhau được tiến hành một số hoạt
động bổ trợ cho hoạt động tư pháp khơng mang tính quyền lực nhà nước.
Việc nhận thức như trên khơng chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà cịn có ý
nghĩa về mặt thực tiễn trong việc xác định vị trí, chức năng của mỗi loại cơ quan tư
pháp, đánh giá thực tiễn tổ chức và hoạt động của chúng để đưa ra những định hướng
và biện pháp đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp phù hợp với việc đổi
mới kinh tế - xã hội, đổi mới hệ thống chính trị nhằm hoàn thiện bộ máy nhà nước,
xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.
1.1.2. Những đặc điểm của hệ thống các cơ quan tư pháp.
Xem xét cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn tổ chức, hoạt động của hệ thống
các cơ quan tư pháp của các nước trên thế giới và của Việt Nam, vượt lên sự khác
nhau về chế độ chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội và mơ hình tổ chức bộ máy nhà
nước, chúng ta thấy hệ thống các cơ quan tư pháp của các nước có những đặc điểm
chung sau đây:


18


Thứ nhất, trong cơ cấu quyền lực của bất cứ nhà nước nào, quyền tư pháp
luôn được xác định là một trong ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó
quyền xét xử của Tồ án biểu hiện tập trung nhất của quyền tư pháp.
Theo mỗi kiểu và thể chế nhà nước khác nhau, các loại quyền này được tổ
chức thực hiện một cách khác nhau nhưng đều thừa nhận chung quyền tư pháp là một
trong ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó quyền xét xử của Toà án thể
hiện tập trung nhất của quyền tư pháp. Dưới chế độ nhà nước phong kiến, các quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp đều tập trung nằm trong tay giai cấp phong kiến mà
đại diện là nhà Vua. Nhà Vua vừa ban hành pháp luật, vừa tổ chức thực hiện pháp
luật, vừa xét xử các hành vi vi phạm pháp luật do nhà Vua ban hành. Trong các nhà
nước thực hiện nguyên tắc phân quyền (theo thuyết tam quyền phân lập) thì ba
quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp được phân công cho ba loại cơ quan tương ứng
là lập pháp, hành pháp và tư pháp thực hiện độc lập, chế ước lẫn nhau. Quyền tư pháp
được hiểu đồng nghĩa với quyền xét xử và phán quyết của Toà án và chỉ do Toà án
thực hiện. Toà án nhân danh quyền lực nhà nước để xét xử, phán quyết nhằm khôi
phục lại trật tự pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước, tập thể và cơng dân
khi có sự vi phạm. Như vậy, trong nhà nước phân quyền thì hệ thống tư pháp chỉ bao
gồm hệ thống các Toà án được thành lập theo nguyên tắc phân quyền để thực hiện
quyền tư pháp. Tuy nhiên, bên cạnh Tồ án có Viện Công tố, cơ quan điều tra, thi
hành án,... thực hiộn các nhiệm vụ khởi tố, điều ưa, truy tố,... có liên quan trực tiếp
đến hoạt động xét xử của Toà án.
Ở nước ta, quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân cơng phối hợp
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Quyền tư pháp là một bộ phận của quyền lực nhà nước thống nhất. Vì vậy,
quyền tư pháp được hiểu là quyền lực nhà nước được trao cho các cơ quan tư pháp:
Toà án, Viện Kiểm sát, cơ quan điều tra, thi hành án để tiến hành các hoạt động khỏi
tố, điều tra, công tố, xét xử, thi hành án,... nhằm duy trì và bảo vệ công lý, bảo vệ chế
độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ pháp chế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước,
xã hội và cơng dân. Vì vậy, hệ thống các cơ quan tư pháp ở Việt Nam khơng chỉ là hệ
thống cơ quan Tồ án (cơ quan tư pháp ngun nghĩa của nó) mà cịn bao gồm cả hệ

thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan điều tra, thi hành án, trong đó


19

Toà án là nơi biểu hiện tập trung nhất của quyền tư pháp.
Quyền tư pháp được thể hiện thông qua hoạt động tư pháp của các cơ quan tư
pháp, trong đó hoạt động xét xử của Tồ án biểu hiện tập trung nhất của quyền tư
pháp. Hoạt động tư pháp hiểu theo nghĩa rộng là hoạt động xét xử, phán quyết của
Tồ án, các hoạt động điều tra, cơng tố, thi hành án và các hoạt động bổ trợ tư pháp
có liên quan trực tiếp đến hoạt động xét xử của Toà án. Theo nghĩa hẹp, hoạt động tư
pháp là tổng hợp các hoạt động khởi tố, điều tra, công tố, xét xử và thi hành án của
các cơ quan tư pháp. Hoạt động tư pháp, bản thân nó là một chỉnh thể thống nhất do
nhiều khâu khác nhau như khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hợp thành.
"Mỗi một khâu của hệ thống tư pháp có vị trí độc lập, khơng thay thế được” cho nhau
[105, tr. 30], nhưng chúng đều nằm trong một trình tự tố tụng có quan hệ chặt chẽ với
nhau, nối tiếp nhau, bổ sung cho nhau, kế thừa nhau tạo thành hoạt động tư pháp
thống nhất nhằm bảo đảm cho việc giải quyết các xung đột xảy ra trong đời sống xã
hội đúng pháp luật. Trong tố tụng hình sự, chỉ có cơ quan điều ưa, Viện kiểm sát có
thẩm quyền khởi tố, điểu tra, thu thập chứng cứ về vụ án hình sự. Chỉ có Viện kiểm
sát (Viện Cơng tố) mới có thẩm quyền thực hành quyền cơng tố để truy tố người
phạm tội ra Toà án. Toà án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử các vụ án hình
sự, có quyền phán quyết một người có tội hay khơng có tội và có quyền áp dụng hình
phạt đối với người phạm tội, “khơng ai bị coi là có tội khi chưa có bản án hay quyết
định của Toà án”. Đối với các vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, chỉ có Tồ
án mới có quyền phán quyết những vấn đề thuộc về bản chất của vụ án (ai là người có
lỗi, trách nhiệm của người có lỗi,...). Cơ quan thi hành án có quyền đưa bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật ra để thi hành. Tồ án sử dụng cơng khai các kết quả của
hoạt động điếu tra, công tố, bào chữa, giám định tư pháp, áp dụng các thủ tục tố tụng
tư pháp theo luật định để nhân danh nhà nước đưa ra phán quyết cuối cùng thể hiện

quyền lực nhà nước.
Thứ hai, các phán quyết dưới hình thức bản án, quyết định của Toà án mang
quyền lực nhà nước, có hiệu lực thi hành trên tồn bộ lãnh thổ quốc gia.
Xuất phát từ nguyên tắc quyền tư pháp của nhà nước được thực hiện thông qua
hoạt động tư pháp mà hạt nhân của nó là hoạt động xét xử của Toà án nên khi xét xử,
Toà án các cấp đều có quyền nhân danh nhà nước để đưa ra những phán quyết cuối


20

cùng đúng đắn, khách quan, công bằng và phù hợp với pháp luật. Các bản án, quyết
định của Toà án chỉ bị xem xét lại theo các thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái
thẩm được quy định rất cụ thể và chặt chẽ trong luật tô' tụng tư pháp của nhà nước.
Không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc làm
sai lệch bản chất phán quyết của Tồ án. Chính vì vậy mà bản án, quyết định của Tồ
án (khơng phân biệt thẩm quyền xét xử) đều mang quyền lực nhà nước và thể hiện
chủ quyền quốc gia, nếu không có kháng án, kháng nghị theo quy định của pháp luật
thì có hiệu lực thi hành trên tồn bộ lãnh thổ của đất nước và được bảo đảm thi hành
bởi sự cưỡng chế của nhà nước. Nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khơng tự
ngun thi hành các phán quyết của cơ quan tư pháp thì bị áp dụng biện pháp cưỡng
chế của nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, hệ thống Toà án được thành lập theo nguyên tắc thẩm quyền xét xử
hoặc căn cứ vào đối tượng xét xử.
Hộ thống Toà án ở phần lớn các nước trên thế giới đều được hình thành theo
nguyên tắc thẩm quyẻn xét xử: sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm (phá án). Theo
nguyên tắc này, hộ thống Tồ án ở các nước gồm có: Tồ án tối cao là cơ quan xét xử
cao nhất của một quốc gia, cố thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm (phá án) các bản án,
quyết định của Toà án cấp dưới có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và hướng dẫn áp
dụng pháp luật; Toà án cấp phúc thẩm có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với các
bản án, quyết định chưa có hiệu lực của Tồ án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị

và Toà án sơ thẩm có thẩm quyền xét xử sơ thẩm phần lớn các vụ án hình sự, dân sự,
lao động, hành chính. Ngồi ra, bên cạnh các Tồ án tư pháp, nhiều nước trên thế giới
còn thành lập thêm các Tồ án chun mơn phụ thuộc vào đối tượng và lĩnh vực xét
xử như: Toà án vị thành niên, Toà án hơn nhân gia đình, Tồ án thương mại, Tồ án
Hiến pháp, Tồ án hành chính...
Thứ tư, quyền tư pháp của các nước trên thế giới được tổ chức thực hiện trên
cơ sở nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật nhằm bảo đảm tính khách quan,
cơng bằng và đúng pháp luật.
Hoạt động tư pháp được thực hiện theo nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật. Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc pháp chế nhằm bảo đảm tính


21

khách quan, vô tư, công bằng và đúng pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét
xử, thi hành án, bởi vậy hoạt động tư pháp bảo đảm công bằng và bình đẳng trong
mọi quan hộ xã hội. Hoạt động tố tụng của các cơ quan tư pháp thể hiện độc lập ở
chỗ khi tiến hành hoạt động tư pháp, các cơ quan tư pháp chỉ tuân theo pháp luật,
không bị ràng buộc bởi sự tác động của bất cứ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào.
Khác với hoạt động hành pháp, hoạt động tư pháp không phải là phán quyết của cấp
trên với cấp dưới trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, khơng phụ thuộc lẫn
nhau trong quá trình tố tụng. Các chức danh tư pháp được giao nhiệm vụ tiến hành tố
tụng phải chịu trách nhiệm cá nhân trước những phán quyết của mình.Ịjrong mọi
trường hợp, các cơ quan Toà án được pháp luật bảo đảm hoạt động độc lập, căn cứ
vào lương tâm và pháp luật để nhân danh nhà nước đưa ra những phán quyết công
minh, phù hợp pháp luật và chân lý khách quan của vụ việc. Các cơ quan tư pháp có
thể nằm trong hệ thống các cơ quan khác nhau của nhà nước, nhưng khi tiến hành
hoạt động tư pháp thì phải theo nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Nguyên tắc này được pháp luật các nước bảo vệ bằng cơ chế không một cơ quan, tổ
chức nào, dù đó là cơ quan lập pháp, hành pháp hay tư pháp có quyền làm ảnh hưởng

đến kết quả phiên tồ và khơng thể huỷ bỏ hoặc đảo ngược bản án sau phiên tồ bằng
hình thức kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
Cuộc đấu tranh để cho quyền tư pháp độc lập với quyền lập pháp và quyền
hành pháp đã diễn ra từ thời kỳ cách mạng tư sản nhưng đến nay vẫn chưa chấm dứt
bởi có quan điểm cho rằng nó mâu thuẫn với nguyên tắc quyền lực nhà nước thống
nhất và chủ quyền nhân dân. Tuy nhiên, Hiến pháp và pháp luật các nước đều quy
định cơ chế bảo đảm cho các Thẩm phán xét xử độc lập, khách quan, vô tư và chỉ
tuân theo pháp luật. Các Thẩm phán khi xét xử khơng bị lệ thuộc vào ý chí của bất kỳ
ai mà chỉ phục tùng Hiến pháp và pháp luật của quốc gia. Điều 130 Hiến pháp Việt
Nam quy định: "Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật"; Điều 10 Hiến pháp Liên bang Nga quy định “...Các cơ quan của quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp là độc lập”; Điều 103 Hiến pháp 1987 của Hàn Quốc quy
định: “Các Thẩm phán độc lập quyết định theo lương tâm của họ và tuân theo Hiến
pháp, pháp luật”; Khoản 1, Điều III Hiến pháp 1787 của Hoa Kỳ quy định: “Các
Thẩm phán của Toà án tối cao và các Toà án cấp dưới nếu còn giữ được hạnh kiểm


22

xứng đáng thì vẫn cịn giữ nhiệm vụ và được hưởng trong từng thời gian nhất định
một số phụ cấp không bao giờ bị giảm trong suốt thời gian tại chức”.
Thứ năm, hoạt động tư pháp mà hạt nhân của nó là hoạt động xét xử của Tồ
án được tiến hành trên cơ sỏ nguyên tắc tranh tụng giữa các bên có quyền và lợi ích
khác nhau.
Về mặt hình thức, mặc dù cịn có sự khác biệt trong việc áp dụng thủ tục tố
tụng của các cơ quan tư pháp thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (thủ tục xét
hỏi) và hộ thống pháp luật Anh - Mỹ (thủ tục tranh tụng), nhưng hoạt động xét xử
của Toà án luôn tôn trọng nguyên tắc tranh tụng. Sự tranh tụng này có ít nhất từ hai
chủ thể trở lên có vị trí độc lập với nhau về lợi ích. Trong tranh tụng hình sự có bên
buộc tội (Viện kiểm sát hay Viện Công tố thực hành quyền công tố buộc tội bị cáo)

và bên gỡ tội (bị cáo tự mình hoặc mời Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của mình). Trong tố tụng dân sự, kinh tế, lao động, hành chính có ngun đơn và bị
đơn. Toà án phán quyết theo quy định của pháp luật trên cơ sở tranh tụng giữa bên
buộc tội và bên gỡ tội, giữa nguyên đơn và bị đơn, xem xét đầy đủ, toàn diện các
chứng cứ pháp lý và ý kiến của những người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các bên tranh tụng. Phán quyết của Tồ án dưới hình thức bản án
hay quyết định là phán quyết cuối cùng có hiệu lực pháp luật mang quyền lực nhà
nước, buộc các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tôn trọng và các bên tranh tụng phải
thực hiện.
Thứ sáu, hoạt động tư pháp do các cơ quan tư pháp tiến hành theo những
nguyên tắc và trình tự, thủ tục rất chặt chẽ được pháp luật quy định gọi là nguyên tắc
“tố tụng tư pháp".
Dù cịn có sự khác nhau về hình thức tổ chức và thực hiện quyền tư pháp của
các nước thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa và các nước thuộc hệ thống pháp
luật Anh - Mỹ nhưng pháp luật các nước đều quy định những nguyên tắc tố tụng dân
chủ, tiến bộ, thể hiện tính văn minh, cơng bằng của nền cơng lý hiện đại, đó là:
Ngun tắc hai cấp xét xử; khi xét xử có sự tham gia của bồi thẩm đoàn (Hội thẩm
nhân dân); nguyên tắc bảo đảm quyền tự bào chữa hoặc mời luật sư bào chữa cho bị
can, bị cáo; nguyên tắc suy đoán vơ tội, khơng ai có thể bị truy tố về một tội mà chưa


×