Tải bản đầy đủ (.pdf) (254 trang)

Đổi mới công tác quản lý đào tạo cử nhân hệ chính quy trong giai đoạn hiện nay nhằm thực hiện việc xây dựng trường đại học luật hà nội thành trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 254 trang )

BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN
HỆ CHÍNH QUY TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY NHẰM THỰC
HIỆN VIỆC XÂY DỰNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI THÀNH
TRƢỜNG TRỌNG ĐIỂM VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ PHÁP LUẬT

Hà Nội - 2018


BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG
Mã số : LH - 2017 - /ĐHL-HN

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN
HỆ CHÍNH QUY TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY NHẰM THỰC
HIỆN VIỆC XÂY DỰNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI THÀNH
TRƢỜNG TRỌNG ĐIỂM VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ PHÁP LUẬT

Chủ nhiệm đề tài : TS. Lê Đình Nghị
Thƣ kí đề tài

: ThS. Trần Lệ Trinh

Hà Nội - 2018



NHỮNG NGƢỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

STT
1

HỌ VÀ TÊN

TS. Lê Đình Nghị

CƠ QUAN CÔNG TÁC

GHI CHÚ

Trƣờng ĐH Luật Hà Nội

Chủ nhiệm đề tài,
viết chuyên đề 1

2

ThS. Trần Lệ Trinh

Trƣờng ĐH Luật Hà Nội

Thƣ ký đề tài
Viết chuyên đề 7

3


ThS. Nguyễn Thu Thuỷ

Trƣờng ĐH Luật Hà Nội

Viết chuyên đề 2

4

ThS. Nguyễn Hoài Phƣơng

Trƣờng ĐH Luật Hà Nội

Viết chuyên đề 3

5

TS. Nguyễn Thị Dung

Trƣờng ĐH Luật Hà Nội

Viết chuyên đề 4

6

ThS. Phạm Hoài Điệp

Trƣờng ĐH Luật Hà Nội

Viết chuyên đề 5


7

ThS. Đỗ Thị Thơ

Trƣờng ĐH Luật Hà Nội

Viết chuyên đề 6

8

ThS. Trần Việt Anh

Cục quản lý chất lƣợng,

Viết chuyên đề 8

Bộ Giáo dục và Đào tạo
9

ThS. Trần Khắc Thạc

Trƣờng Đại học Thuỷ lợi

Viết chuyên đề 9


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.


Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................... 1

2.

Tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................ 3

3.

Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài .................................................. 4

4.

Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................... 4

5.

Nội dung nghiên cứu................................................................... 5

6.

Các chuyên đề nghiên cứu .......................................................... 5

PHẦN THỨ NHẤT: TỔNG THUẬT VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......... 7
I.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO ................... 8

II.

KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ..................................... 17

III. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO ...................... 33
IV. YÊU CẦU, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI........... 42
PHẦN THỨ HAI: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................... 53
Chuyên đề 1 CƠNG TÁC TUYỂN SINH HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM
2017, 2018 – THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG ĐỔI
MỚI ........................................................................................... 54
Chun đề 2 THỰC TRẠNG VÀ HƢỚNG HỒN THIỆN CƠNG TÁC KẾ
HOẠCH TRONG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG ĐẠI
HỌC LUẬT HÀ NỘI ............................................................... 75
Chuyên đề 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HÀNH CHÍNH GIÁO VỤ
TRONG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC
LUẬT HÀ NỘI ......................................................................... 95


Chuyên đề 4 NHỮNG BẤT CẬP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO
TẠO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI DƢỚI GĨC
NHÌN CỦA NGƢỜI LÀM CƠNG TÁC GIẢNG DẠY ........ 115
Chun đề 5 VAI TRÕ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN
LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI . 134
Chuyên đề 6 HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VĂN BẰNG TRONG ĐÀO TẠO
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY .............................. 154
Chuyên đề 7 QUẢN LÝ ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI CÁC LỚP CHẤT LƢỢNG
CAO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI – THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ....................................................... 174
Chuyên đề 8 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC


TẠI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ............................. 194
Chuyên đề 9 MỘT SỐ KINH NGHIỆM SAU 10 NĂM TỔ CHỨC ĐÀO
TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC
THỦY LỢI .............................................................................. 216
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 237


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
HTTC

Hệ thống tín chỉ

KT-ĐG

Kiểm tra – Đánh giá

GV

Giảng viên

SV

Sinh viên


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Sau gần chục năm chuyển sang phƣơng thức dạy và học theo học chế tín
chỉ, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Đến nay,
sau 39 năm phấn đấu không ngừng của các thế hệ cán bộ, giảng viên, Trƣờng
Đại học Luật Hà Nội đã phát triển khá toàn diện, vững chắc, xứng đáng là cơ sở
đào tạo cán bộ pháp luật lớn nhất của cả nƣớc. Trong việc đào tạo, Trƣờng Đại
học Luật Hà Nội đã đạt đƣợc một số thành tựu thể hiện ở những mặt sau đây: (i)
Về quy mô đào tạo: Quy mô đào tạo của Trƣờng không ngừng phát triển qua
từng giai đoạn. Từ chỗ chỉ đào tạo vài trăm cử nhân đại học và cao đẳng pháp lý
hàng năm, đến nay số lƣợng sinh viên đã tƣơng đối lớn với đủ các cấp học từ Cử
nhân đến Thạc sĩ, Tiến sĩ; với nhiều hệ đào tạo nhƣ chính quy, vừa học vừa làm,
liên thông. Hiện nay, tổng số sinh viên đang theo học tại trƣờng là 14.574, trong
đó có 9547 sinh viên hệ chính quy, 6.397 sinh viên hệ vừa học vừa làm, 405 học
viên cao học, 74 nghiên cứu sinh. (ii) Về kết quả đào tạo: Từ khi thành lập đến
nay, Nhà trƣờng đã đào tạo đƣợc hơn 80.000 cán bộ pháp luật, trong đó có
khoảng 200 tiến sĩ, khoảng 1.500 thạc sĩ, khoảng 70.000 cử nhân đại học, hơn
500 cử nhân cao đẳng và gần 8.000 học viên trung cấp luật, chiếm trên 60% tổng
số cán bộ pháp luật đã đƣợc đào tạo của cả nƣớc. Chỉ tính riêng giai đoạn 20082015, số lƣợng học viên, sinh viên tốt nghiệp của tất cả các hệ đào tạo của
Trƣờng đã lên tới 21.038 ngƣời. Ngoài ra, từ năm 1985 Trƣờng thực hiện đào tạo
và cấp bằng cử nhân luật cho khoảng 200 sinh viên Lào, Cam Pu Chia và Yemen
(theo các Hiệp định hợp tác); hiện nay đang có khoảng 90 sinh viên, học viên
Lào, Cam Pu Chia theo học cử nhân, thạc sỹ, nghiên cứu sinh Luật tại Trƣờng.
(iii) Về chất lượng đào tạo: Nhà trƣờng đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng
cao chất lƣợng đào tạo, nhờ vậy chất lƣợng đào tạo sinh viên ở tất cả các hệ, nhất
là hệ chính quy, khá ổn định và từng bƣớc đƣợc nâng cao. Tỷ lệ sinh viên đủ
điều kiện tốt nghiệp hàng năm đạt cao, nhiều sinh viên đạt loại khá, giỏi. Sinh
1


viên tốt nghiệp của Trƣờng đƣợc các đơn vị tuyển dụng đánh giá là khá hơn về

kiến thức so với mặt bằng chung của sinh viên Luật hiện nay.
Để đạt đƣợc những kết quả trên đây, không thể không kể đến sự đóng góp
khơng nhỏ của cơng tác quản lý đào tạo. Tuy nhiên, trong bối cảnh có nhiều thay
đổi từ phía cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo), sự
thay đổi của môi trƣờng xã hội, sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt
trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0… nên cơng tác quản lý đào tạo
cần có sự đổi mới để có thể thích ứng kịp thời với tình hình mới.
Bên cạnh đó, bối cảnh hiện tại của Trƣờng đang chịu sức ép lớn của một
loạt cơ chế, chính sách và tầm nhìn trung hạn, dài hạn. Trƣờng Đại học Luật Hà
Nội là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, nghiên cứu cơ bản và
nghiên cứu ứng dụng về luật học, tƣ vấn và cung cấp các dịch vụ pháp lý cho cơ
quan, tổ chức và ngƣời dân. Hiện tại, Trƣờng đang trong quá trình xây dựng và
phát triển thành trƣờng trọng điểm quốc gia về đào tạo cán bộ pháp luật theo tinh
thần của Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 về Chiến lƣợc xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến
năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 về Chiến lƣợc
cải cách tƣ pháp đến năm 2020 và Quyết định số 549/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4
năm 2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tổng thể “Xây dựng
Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh
thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”.
Xuất phát từ những lý do trên đây, việc lựa chọn đề tài “Đổi mới công tác
quản lý đào tạo cử nhân hệ chính quy trong giai đoạn hiện nay nhằm thực hiện
việc xây dựng Trƣờng Đại học Luật Hà Nội thành trƣờng trọng điểm về đào tạo
cán bộ pháp luật” là rất cần thiết, nhằm hoàn thiện và đổi mới hơn nữa cơng tác
quản lý đào tạo, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của trƣờng Đại học Luật
Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

2



2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tình hình nghiên cứu ngồi cơ sở đào tạo:
Đã có một số cơng trình nghiên cứu của các tác giả liên quan đến công tác
quản lý đào tạo nói chung, quản lý đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học nói
riêng nhƣ bài viết của tác giả Châu Kim Lang: ―Tổ chức quản lý quá trình đào
tạo‖ – đăng tải tại Kỷ yếu hội thảo khoa học Trƣờng Đại học Sƣ phạm kỹ thuật
TP. Hồ Chí Minh năm 1999; Cuốn tài liệu của tác giả Đặng Quốc Bảo ―Quản lý
giáo dục - một số khái niệm và luận đề‖ - Tài liệu Trƣờng Cán bộ Quản lý Giáo
dục và Đào tạo TW1 năm 1996; Sách tham khảo của Nguyễn Hữu Châu (chủ
biên): ―Chất lƣợng giáo dục - những vấn đề lý luận và thực tiễn‖, NXB Giáo dục,
Hà Nội, 2008; Tác giả Nguyễn Hữu Năng (2012) với đề tài: ―Một số giải pháp
nâng cao hiệu quả QLĐT tại Trƣờng Đại học Văn Hiến TP. Hồ Chí Minh‖, Luận
văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trƣờng Đại học Vinh; Tác giả Phạm Minh Hùng
với bài viết: ―Đào tạo theo HTTC ở Trường Đại học Vinh” đăng trên Tạp chí
Giáo dục, số 208, tháng 2/2009...
Nội dung các cơng trình khoa học trên đây đề cập đến một số khía cạnh
của quản lý đào tạo, trong đó có cơng trình nghiên cứu về thực trạng quản lý đào
tạo tại một cơ sở giáo dục đại học cụ thể, từ đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế và
hƣớng khắc phục những tồn tại hạn chế. Tuy nhiên, đa số các cơng trình nghiên
cứu này mới chỉ đề cập đƣợc những khía cạnh khác nhau của quản lý đào tạo,
chƣa có sự khái quát và hệ thống hóa quản lý đào tạo trong các cơ sở giáo dục
đại học. Mặt khác trong bối cảnh có sự thay đổi lớn về quy chế tuyển sinh, đào
tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Luật Giáo dục đại học đƣợc sửa đổi, bổ sung...
thì các cơng trình trên đây chƣa theo kịp đƣợc với sự thay đổi đó.
Tình hình nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Luật Hà Nội:
Tính đến thời điểm hiện nay, chƣa có bất cứ đề tài khoa học nào đƣợc thực
hiện tại Trƣờng Đại học Luật Hà Nội liên quan đến đổi mới công tác đào tạo nói
3



chung, đào tạo cử nhân hệ chính quy nói riêng, đặc biệt là trong bối cảnh nhằm
thực hiện việc xây dựng Trƣờng Đại học Luật Hà Nội thành trƣờng trọng điểm
về đào tạo cán bộ pháp luật. Năm 2015, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội có tổ chức
hội thảo khoa học với chủ đề “Đổi mới công tác quản lý đào tạo trong giai đoạn
hiện nay”. Tuy nhiên, nhiều nội dung quan trọng của việc đổi mới quản lý đào
tạo chƣa đƣợc nghiên cứu một cách kỹ lƣỡng, các giải pháp cụ thể chƣa đƣợc
bàn luận sâu rộng.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đƣợc tiến hành dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ
nghĩa Mác Lê nin, quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đƣờng lối,
chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp
luật. Để giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, trong quá
trình nghiên cứu đề tài các tác giả cũng sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu
khoa học nhƣ phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp thống
kê, phƣơng pháp so sánh và phƣơng pháp tổng hợp.
4. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài:
Việc nghiên cứu đề tài nhằm chỉ ra thực trạng về quản lý đào tạo cử nhân
hệ chính quy tại Trƣờng Đại học Luật Hà Nội. Đồng thời chỉ ra những giải pháp
để đổi mới công tác quản lý đào tạo cử nhân hệ chính quy tại Trƣờng Đại học
Luật Hà Nội nhằm thực hiện việc xây dựng Trƣờng Đại học Luật Hà Nội thành
trƣờng trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật.
Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Đề tài tập trung vào nghiên cứu và phân tích, đánh giá cơng tác quản lý đào
tạo cử nhân hệ chính quy hiện nay. Đồng thời đánh giá thực trạng và đƣa ra

4


những phƣơng hƣớng nâng cao công tác quản lý đào tạo nói chung, đào tạo cử

nhân hệ chính quy nói riêng tại Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.
5. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục đích của nghiên cứu, việc nghiên cứu đề tài tập trung
vào các nội dung sau:
- Thực trạng công tác quản lý đạo tạo hệ chính quy tại Trƣờng Đại học Luật
Hà Nội;
- Các yếu tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý đào tạo hệ đại học chính quy
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội;
- Ngun nhân của tình trạng cịn một số bất cập trong cơng tác quản lý đào
tạo cử nhân hệ chính quy tại Trƣờng Đại học Luật Hà Nội;
- Định hƣớng một số giải pháp tăng cƣờng và đổi mới công tác quản lý đào
tạo cử nhân hệ chính quy tại Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.
6. Các chuyên đề nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu của đề tài đƣợc đặt ra, đề tài có các
chuyên đề nghiên cứu sau đây:
Chuyên đề 1. Công tác tuyển sinh hệ đại học chính quy trong hai năm trở
lại đây: Thành cơng, hạn chế và hƣớng đổi mới.
Chuyên đề 2. Thực trạng và hƣớng hồn thiện cơng tác kế hoạch trong
quản lý đào tạo tại Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.
Chuyên đề 3. Cơng tác hành chính – giáo vụ trong quản lý đào tạo tại
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.
Chuyên đề 4. Những bất cập trong công tác quản lý đào tạo tại Trƣờng Đại
học Luật Hà Nội dƣới góc nhìn của cán bộ làm công tác giảng dạy.
5


Chun đề 5. Vai trị của cơng nghệ thơng tin trong quản lý đào tạo tại
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.
Chuyên đề 6. Hoạt động quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ đối với cử
nhân hệ chính quy tại Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.

Chuyên đề 7. Quản lý đào tạo đối với các lớp chất lƣợng cao tại Trƣờng
Đại học Luật Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
Chuyên đề 8. Kinh nghiệm của Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng trong quản
lý đào tạo.
Chuyên đề 9. Một số kinh nghiệm sau 10 năm tổ chức đào tạo theo học
chế tín chỉ tại Trƣờng Đại học Thủy lợi

6


PHẦN THỨ NHẤT

TỔNG THUẬT
VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

7


I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
1.1. Khái niệm và đặc điểm của quản lý đào tạo
Quản lý đào tạo là hoạt động đƣợc gắn kết từ hai hoạt động: ―Quản lý‖ và
―Đào tạo‖. Do đó, khái niệm quản lý đào tạo đƣợc xây dựng trên nền khái niệm
―Quản lý‖ và ―Đào tạo‖.
Trƣớc hết, cần phải hiểu ―Quản lý‖ là gì?
Khi con ngƣời tham gia lao động, con ngƣời đã biết liên kết với nhau để
thực hiện các cơng việc khó khăn, phức tạp để nhằm đạt đƣợc những kết quả,
năng suất lao động tốt nhất. Do đó, hoạt động quản lý ra đời bởi vì quản lý là
một chức năng lao động bắt nguồn từ tính chất lao động của xã hội. Mong muốn
đạt đƣợc những lợi ích to lớn mà cá nhân đơn lẻ không thể thực hiện đƣợc, các
nhóm đƣợc hình thành để đáp ứng mục tiêu đó. Khi các nhóm đƣợc hình thành

thì nhu cầu quản lý cũng hình thành nhƣ một yếu tố cần thiết để định hƣớng các
cá nhân hƣớng tới những mục tiêu chung, vì lợi ích chung của nhóm. Lịch sử xã
hội loài ngƣời phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, bắt đầu từ thời kỳ
nguyên thủy – thời kỳ sơ khai của xã hội loài ngƣời và đến thời đại hiện này là
thời đại văn minh, quản lý ln ln song hành và là một thuộc tính tất yếu lịch
sử khách quan gắn liền với xã hội ở mọi giai đoạn phát triển của nó. Ý chí của cá
nhân đã đƣợc khn mẫu lại trong ý chí của tập thể - nhóm ngƣời lao động, do
đó hành vi của cá nhân luôn ảnh hƣởng và chi phối bởi hành vi của tập thể và xét
dƣới góc độ tƣơng tác, hành động của nhóm ngƣời trong tập thể lại có tác động
ngƣợc trở lại đối với cá nhân. Trong bối cảnh đó, yêu cầu đặt ra là phải có sự tổ
chức chặt chẽ, phải có sự phân cơng rõ ràng, cụ thể và phải có sự hợp tác trong
lao động, phải có sự quản lý để đƣa hoạt động của nhóm ngƣời vào khn khổ,
hoạt động của nhóm đƣợc tổ chức một cách khoa học, chặt chẽ, sự phân cơng
cơng việc rành mạch, rõ ràng.
Tóm lại, quản lý xét trên phƣơng diện xã hội là một hoạt động xã hội bắt
8


nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hợp tác để làm một công
việc nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung, vì lợi ích của tập thể. Mặc dù quản lý là một
thuộc tính tất yếu gắn liền với xã hội nhƣng chỉ khi xã hội phát triển đến một
trình độ nhất định thì quản lý mới đƣợc tách ra thành một 2 chức năng riêng của
lao động xã hội. Theo đó, quản lý từ hoạt động mang tính tự phát, đơn lẻ đã dần
dần hình thành những tập thể, những tổ chức và cơ quan chuyên hoạt động quản
lý - hệ thống quản lý (chủ thể quản lý). Xã hội càng phát triển về trình độ và quy
mơ sản xuất, về văn hóa, khoa học, kỹ thuật cơng nghệ, thì trình độ quản lý, tổ
chức, điều hành và công nghệ quản lý cũng càng đƣợc nâng lên và phát triển
không ngừng. Mỗi giai đoạn khác nhau, hoạt động quản lý có sự khác nhau và bị
chi phối bởi nhiều yếu tố, tác động bởi nhiều chủ thể. Quản lý là hoạt động mang
tính cộng đồng nhƣng lại là một trong những hoạt động vừa khó khăn, phức tạp.

Quản lý có vai trị vơ cùng quan trọng, nó khơng chỉ mang lại lợi ích cho một
nhóm ngƣời mà cịn là một nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và
phát triển xã hội, suy thoái hay thịnh vƣợng của một đơn vị, một tổ chức, một
quốc gia, thậm chí là tồn cầu. Sự phát triển xã hội dựa vào nhiều yếu tố: chế độ
chính trị, lợi ích mà giai cấp cầm quyền duy trì và hƣớng tới, sức lao động, tri
thức, nguồn vốn, tài ngun…, trong đó khơng thể khơng kể đến vai trò của quản
lý và cụ thể là năng lực quản lý. Năng lực quản lý là sự sắp xếp, tổ chức, điều
hành, định hƣớng, kết hợp tri thức với việc sử dụng sức lao động, nguồn vốn và
tài nguyên để phát triển xã hội, phát triển đất nƣớc. Nếu quản lý tốt thì xã hội
phát triển, ngƣợc lại nếu bng lỏng quản lý hay quản lý yếu kém thì sẽ mở
đƣờng cho sự rối loạn, kìm hãm sự phát triển xã hội, thậm chí làm cho xã hội
honnx loạn, dẫn tới đảo chính, lật đổ chính quyền...
Quản lý có tác động to lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội, tuy nhiên có
nhiều quan điểm khác nhau về quản lý.
Quản lý trong kinh doanh hay quản lý trong các tổ chức nhân sự nói chung
là hành động đƣa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thực hiện,
hồn thành mục tiêu chung. Cơng việc quản lý bao gồm 5 nhiệm vụ (theo Henry
9


Fayol): xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm sốt. Trong đó,
các nguồn lực có thể đƣợc sử dụng và để quản lý là nhân lực, tài chính, cơng
nghệ và thiên nhiên1.
Một số trƣờng phái quản lý học đã đƣa ra nhiều quan điểm khác nhau về
quản lý:
- Chủ nghĩa quản lý theo khoa học, Frederick Winslow Taylor: "Làm quản
lý là bạn phải biết rõ: muốn ngƣời khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt
nhất, kinh tế nhất mà họ làm"2.
- Thuyết quản lý hành chính của Henry Fayol: "Quản lý là một hoạt động
mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo

thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm sốt. Quản lý chính là
thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy‖3.
- Lý thuyết quản trị của Peter F Druker: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn.
Bản chất của nó khơng nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không
nằm ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích"4.
- Nguyễn Minh Đạo: "Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hƣớng dẫn
1

/>
Frederick Winslow Taylor (1856 – 1915) là một trong những ngƣời đầu tiên khai sinh ra khoa học
quản lý, là ―cha đẻ‖ của trƣờng phái quản lý theo khoa học-ngƣời đầu tiên tiếp cận và nghiên cứu quản
lý một cách khoa học và có hệ thống.
Taylor là ngƣời Mỹ. Năm 16 tuổi ông theo học trƣờng Exerter về luật và triết học nhằm chuẩ bị thi vào
đại học Harward. Ông đã thi đỗ vào khoa luật của trƣờng này, tuy nhiên vì lý do thị lực giảm nên
khơng theo học.
Các tác phẩm nổi tiếng: Quản lý phân xƣởng (1903), Các nguyên tắc quản lý theo khoa học (1911),
Các ghi chép về sự chuyển động bằng dây (1893), Hệ thống định mức sản phẩm và nghệ thuật cắt kim
loại (1906).
3
Henry Fayol (1841 -1925): Henry Fayol là ngƣời đƣa ra thuyết quản lý hành chính ở Pháp, đƣợc đánh
giá là một ―Taylor của Châu Âu‖ và là ―ngƣời cha thực sự của lý thuyết quản lý hiện đại‖.
Fayol phân loại hoạt động của một hãng kinh doanh cũng nhƣ của bất kl tổ chức nào thành 6 nhóm:
(1). Kĩ thuật; (2). Thƣơng mại; (3). Tài chính; (4). Bảo vệ an ninh về ngƣời và tài sản; (5). Hạch toán,
thống kê; (6). Quản lý hành chính.
4
Peter Ferdinand Drucker (19/11/1909 – 11/11/2005): Peter Drucker là chuyên gia hàng đầu thế giới
về tƣ vấn quản trị. Ông đƣợc coi là cha đẻ của ngành Quản trị kinh doanh hiện đại, là tác giả nhiều
cuốn sách quản lý nổi tiếng, trong đó có cuốn Những thách thức của quản lý trong thế kỷ 21. Những
đóng góp của ơng đƣợc đánh giá rất cao, tạp chí Financial Times (Thời báo Tài Chính) đã bình chọn
ơng là 1 trong 4 nhà Quản lý bậc thầy của mọi thời đại (cùng với Jack Welch, Philip Kotler và Bill

Gates).
2

10


các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời nhằm đạt tới mục tiêu đã
đề ra" (Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997).
- "Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu
quả thơng qua q trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực
của tổ chức" (Khoa học quản lý, tập I, Trƣờng ĐH KTQD, Hà Nội 2001).
Qua việc nghiên cứu các quan niệm về quản lý trên đây cho thấy: quản lý là
một hoạt động liên tục và cần thiết khi con ngƣời kết hợp với nhau trong tổ chức.
Đây là quá trình tạo nên sức mạnh gắn liền các hoạt động của các cá nhân với
nhau trong một tổ chức nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung bên cạnh các mục tiêu cụ
thể của từng cá nhân.
Quản lý bao gồm các yếu tố sau:
- Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động và đối tƣợng bị quản lý tiếp
nhận trực tiếp các tác động của chủ thể quản lý và các khách thể khác chịu các tác
động gián tiếp từ chủ thể quản lý. Tác động có thể liên tục nhiều lần.
- Muốn quản lý thành công, trƣớc tiên cần phải xác định rõ chủ thể, đối
tƣợng và khách thể quản lý. Điều này đòi hỏi phải biết định hƣớng đúng. Nếu
không định hƣớng đúng, việc quản lý sẽ không có hiệu quả hoặc thất bại.
- Chủ thể quản lý phải thực hành việc tác động và phải biết tác động. Vì thế
chủ thể phải hiểu đối tƣợng và điều khiển đối tƣợng một cách có hiệu quả.
- Chủ thể có thể là một ngƣời, một nhóm ngƣời; cịn đối tƣợng có thể là con
ngƣời (một hoặc nhiều ngƣời). Trong mối quan hệ này cá nhân có thể giữ vai trò
chủ thể quản lý, trong mối quan hệ khác lại giữ vai trò là đối tƣợng chịu sự quản
lý và ngƣợc lại.
Quản lý có nghĩa là: tổ chức và điều khiển hoạt động của một số đơn vị,


11


một cơ quan5
Qua những phân tích trên đây, có thể đƣa ra khái niệm về quản lý nhƣ sau:
Quản lý là quá trình hoạt động (tác động), gây ảnh hưởng của chủ thể quản
lý đến khách thể quản lý theo những cách thức khác nhau một cách hợp quy luật
nhằm đạt được mục tiêu chung.
Khi đề cập đến quản lý đào tạo không thể không đề cập đến đào tạo. Vậy
―đào tạo‖ là gì?
Đào tạo cũng là một trong những hoạt động của con ngƣời, cụ thể đó là hoạt
động học tập. Đào tạo đƣợc hiểu là hoạt động học tập nhằm giúp cho ngƣời lao
động có thể thực hiện có hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm vụ của mình. Nói
một cách cụ thể đào tạo liên quan đến việc tiếp thu các kiến thức, kỹ năng đặc biệt,
nhằm thực hiện những cơng việc cụ thể một cách hồn hảo hơn.
Theo Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia, đào tạo đƣợc hiểu nhƣ sau: Đào
tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên
quan đến một lĩnh vực cụ thể, để ngƣời học lĩnh hội và nắm vững những tri thức,
kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho ngƣời đó thích nghi
với cuộc sống và khả năng đảm nhận đƣợc một công việc nhất định. Khái
niệm đào tạo thƣờng có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thƣờng đào tạo đề
cập đến giai đoạn sau, khi một ngƣời đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một
trình độ nhất định. Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu,
đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo6...
Đào tạo là một phạm trù giáo dục để chỉ riêng lĩnh vực giáo dục về nghề
nghiệp, với một trình độ nghề nghiệp nhất định
Quá trình đào tạo, theo nghĩa hẹp, là quá trình dạy học - giáo dục, là bộ
phận chủ yếu nhất trong toàn bộ hoạt động của một nhà trƣờng, do nhà trƣờng tổ
5

6

Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thơng tin, trang 1363, Hà Nội, 1999.
/>
12


chức, quản lý, chỉ đạo.
Hoạt động quản lý đào tạo là một quá trình diễn ra liên tục, bị chi phối bởi
các quy định của pháp luật - thể hiện ở các quy chế, quy định. Hoạt động quản lý
đào tạo đƣợc tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền và hƣớng tới đối tƣợng
quản lý đặc biệt - đó là đội ngũ giảng viên, sinh viên. Xuất phát từ những phân
tích trên đây, có thể đƣa ra khái niệm quản lý đào tạo nhƣ sau:
- Quản lý đào tạo đại học là quá trình chủ thể quản lý thực hiện các chức
năng quản lý để quản lý các yếu tố chủ đạo của QTĐT: mục tiêu, nội dung,
chƣơng trình, phƣơng pháp đào tạo đại học; GV và SV; hình thức tổ chức đào
tạo; mơi trƣờng đào tạo.
- Quản lý đào tạo trong trƣờng đại học là quá trình tác động có mục đích, có
kế hoạch của chủ thể quản lý (gồm các cấp quản lý khác nhau từ Ban giám hiệu,
các Phịng, Khoa, đến Tổ bộ mơn và từng GV) lên các đối tƣợng quản lý (bao
gồm GV, SV, cán bộ quản lý cấp dƣới và cán bộ phục vụ ĐT) thông qua việc
vận dụng các chức năng và phƣơng tiện quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu đào tạo
của nhà trƣờng.
Từ đó, “Quản lý đào tạo là một quá trình hoạt động của chủ thể quản lý
đến đội ngũ giảng viên, sinh viên và các đối tượng quản lý khác theo những cách
thức khác nhau một cách hợp quy luật nhằm đạt được mục tiêu chung”.
Quản lý đào tạo là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo
dục và đào tạo (đƣợc tiến hành bởi tập thể giảng viên và sinh viên, với sự hỗ trợ
đắc lực của các lực lƣợng xã hội) nhằm hình thành và phát triển tồn diện nhân
cách sinh viên theo mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng. Hoạt động quản lý đào tạo

ln ln có sự thay đổi linh hoạt hợp quy luật nhằm đạt đƣợc những mục tiêu
cao nhất theo quy định của Luật Giáo dục đại học.
* Các chức năng quản lý đào tạo

13


Có bốn chức năng quản lý cơ bản: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra
- Lập kế hoạch có các nội dung chủ yếu đó là: xác định, hình thành mục tiêu
(phƣơng hƣớng) đối với tổ chức; xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tính
cam kết) về các nguồn lực của tổ chức để đạt đƣợc các mục tiêu; quyết định xem
những hoạt động nào là cần thiết để đạt đƣợc các mục tiêu đó và tiến trình thực
hiện các hoạt động đó nhƣ thế nào.
- Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành
viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức, cùng cơ chế hoạt động để đảm bảo
triển khai tốt các kế hoạch đƣa tổ chức đạt đến mục tiêu.
- Chỉ đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với ngƣời khác và động viên họ,
hƣớng dẫn họ, chỉ đạo họ thực hiện những nhiệm vụ nhất định để hoàn thành
những mục tiêu của tổ chức.
- Kiểm tra là theo dõi, giám sát, đánh giá các thành quả hoạt động và tiến
hành các hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết.
1.2. Vai trò và đặc điểm của hoạt động quản lý đào tạo trong các cơ sở giáo
dục đại học
Hoạt động quản lý đào tạo là một khâu quan trọng trong quá trình tổ chức
tuyển sinh và quản lý đào tạo nói chung, đào tạo trình độ đại học nói riêng. Quản
lý đào tạo có vai trị quan trọng trong hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục đại
học và có những đặc điểm đặc thù.
1.2.1. Vai trò của hoạt động quản lý đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học
Có thể khẳng định trong hoạt động đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học,
không thể thiếu hoạt động quản lý đào tạo. Quản lý đào tạo bắt đầu từ việc xây

dựng kế hoạch tuyển sinh cho đến quá trình đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp và tiếp
tục quy trình quản lý dữ liệu

14


Thứ nhất, quản lý đào tạo đƣợc xem là một chức năng quan trọng trong
các trƣờng đại học, giúp tham mƣu cho hiệu trƣởng khi xây dựng chiến lƣợc phát
triển đào tạo của nhà trƣờng; tổ chức đào tạo, triển khai thực hiện cơng tác tuyển
sinh;cơng tác khảo thí và đảm bảo chất lƣợng theo quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành. Đây có thể coi là ―xƣơng sống‖ trong hoạt động giáo dục, là
nền tảng của sự phát triển nhà trƣờng.
Thứ hai, việc tổ chức quản lý đào tạo đại học ở các nƣớc hiên nay đƣợc
thực hiện thông qua hệ thống quản lý giáo dục của nhà trƣờng và các cơ sở kiểm
định chất lƣợng độc lập. Hệ thống quản lý đào tạo của nhà trƣờng đƣợc thực hiện
chủ yếu thông qua GV, SV, đội ngũ cán bộ phục vụ và hệ thống thông tin của
trƣờng. Chất lƣợng đào tạo và việc thực hiện mục tiêu của chƣơng trình đào tạo
đƣợc hình thành từ hoạt động dạy của GV và hoạt động học của SV. Thơng tin
về chƣơng trình, tài liệu giảng dạy có sẵn trên trang web của nhà trƣờng. GV, SV
có tài khoản thơng tin trên hệ thống của trƣờng, do đó nếu nhƣ hoạt động quản lý
đào tạo khơng có chiến lƣợc, tầm nhìn thì kết quả của hoạt động giáo dục sẽ
không cao.
Thứ ba, hoạt động quản lý đào tạo đi kèm với đó là khâu giám sát q
trình đào tạo. Việc thực hiện đủ thời lƣợng, nội dung chƣơng trình, có chất lƣợng
trong suốt q trình học, thực hiện mục tiêu của chƣơng trình đào tạo (chuẩn đầu
ra) là yếu tố quyết định đến chất lƣợng đội ngũ SV tốt nghiệp ra trƣờng. Thực
hiện tốt khâu giám sát quá trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lƣợng nguồn nhân
lực và cũng là bảo vệ lợi ích của ngƣời học. Một cơ chế giám sát tốt, giúp GV,
SV tự giác thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Thứ tƣ, đổi mới hoạt động quản lý đào tạo đƣợc xem là một nội dung vô

cùng cần thiết và cấp bách đối với tất cả các cấp học, ngành học, bậc học, đặc
biệt là giáo dục đại học. Trong tám lĩnh vực cơ bản của quá trình đào tạo thì yếu
tố giảng viên là quan trọng nhất bởi họ là những ngƣời giữ vai trò then chốt trong
việc đảm bảo chất lƣợng đào tạo. Trong giai đoạn hiện nay, nhằm thực hiện
15


thành cơng đổi mới căn bản và tồn diện giáo dục và đào tạo thì thật cần thiết
xây dựng đội ngũ cố vấn học tập(CỐ VẤN HỌC TẬP), đặc biệt là những trƣờng
đào tạo đặc thù nhƣ Trƣờng Đại học Luật Hà Nội hiện nay
1.2.2. Đặc điểm của hoạt động quản lý đào tạo
Hoạt động quản lý là sự tác động qua lại một cách tích cực giữa chủ thể và
đối tƣợng quản lý qua con đƣờng tổ chức, là sự tác động, điều khiển, điều chỉnh
tâm lý và hành động của các đối tƣợng quản lý, lãnh đạo cùng hƣớng vào việc
hoàn thành những mục tiêu nhất định của tập thể và xã hội. Do đó, trong hoạt
động quản lý đào tạo, những đặc trƣng cơ bản của hoạt động này sẽ đƣợc thể
hiện thông qua những kháo cạnh sau:
* Quản lý đào tạo mang tính chất quản lý hành chính – sƣ phạm
- Tính hành chính: Quản lý theo pháp luật, nội qui, qui chế, mọi hoạt động
quản lý đều đƣợc thực hiện theo những trình tự, thủ tục theo quy định hiện hành.
- Tính sƣ phạm: Quản lý phải phù hợp với qui luật của quá trình dạy học
diễn ra trong môi trƣờng sƣ phạm lấy hoạt động giáo dục – đào tạo làm đối
tƣợng quản lý. Cùng với đó, hoạt động quản lý đào tạo cần phải đan xen nghiệp
vụ sƣ phạm mới có thể phát huy hết khả năng và tính hiệu quả trong hoạt động
quản lý.
* Quản lý đào tạo mang tính chất đặc trƣng của khoa học quản lý
- Thực hiện theo các chức năng quản lý
Lập kế hoạch Tổ chức Lãnh đạo Kiểm tra
Vì là hoạt động quản lý, cho nên mọi cơng tác để phục vụ cho q trình quản
lý đều phải đƣợc sắp xếp và lên kế hoạch một cách cụ thể và bài bản, đáp ứng với

nhu cầu quản lý của thực tại, Sau đó việc tổ chức quản lý, lãnh đạo cũng là một
khâu rất quan trọng ảnh hƣởng đến chất lƣợng của hoạt động quản lý đào tạo, và
cuối cùng đó là cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện, chấn chỉnh những nội
dung con thiếu xót để hồn thiện cơng tác quản lý đào tạo.
- Vận hành theo các nguyên tắc, phƣơng pháp quản lý, vì mọi hoạt động
16


quản lý đều xuất phát từ những nguyên tắc chủ đạo, những mục tiêu cơ bản của
nhà Trƣờng trong quá trình quản lý đào tạo. Chỉ có vận hành theo nguyên tắc và
các phƣơng pháp quản lý đặc thù thì mới có thể nâng cao hiệu quả trong hoạt
động quản lý đào tạo.
* Quản lý đào tạo có tính chất XHH cao
- Chịu sự chi phối của các điều kiện kinh tế - xã hội, căn cứ vào tính chất
của ngành nghề đào tạo, xu thế phát triển của xã hội mà hoạt động đào tạo cũng
cần có sự chuyển mình, tức là chịu sự chi phối từ các điều kiện kinh tế xã hội sao
cho phù hợp với bối cảnh kinh tế của đất nƣớc, tranh lỗi thời, lạc hậu, ảnh hƣởng
đến chất lƣợng và hiệu quả đào tạo sau này.
- Cần huy động nhiều lực lƣợng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục –
đào tạo, hoạt động quản lý đào tạo không chỉ là nhiệm vụ cua riêng cơ quan quản
lý đào tạo mà nó cịn là nghĩa vụ của những chủ thể nhƣ ngƣời học, ngƣời dạy
học và những lực lƣợng xã hội khác. Việc áp dụng một cách tổng thể các biện
pháp liên quan đến nhiều đối tƣợng tham gia vào quá trình quản lý đào tạo sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý đao tạo.
Nhƣ vậy, trong hoạt động quản lý nói chung và hoạt động quản lý đào tạo
nói riêng, bên cạnh đáp ứng những đặc điểm chung về hoạt động quản lý thì hoạt
động quản lý đào tạo cịn có những đặc thù riêng nhƣ đã phân tích, điều đó
chứng minh rằng đây là một trong những hoạt động đặc thù, do đó để đạt hiệu
quả trên thực tế trong quá trình áp dung, việc nắm bắt đƣợc những đặc điểm cụ
thể, phân tích những thế manh, hạn chế của hoạt động quản lý đào tạo là một

điều cần thiết trên thực tế hiện nay.
II. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG ĐẠI
HỌC LUẬT HÀ NỘI
2.1. Mơ hình quản lý đào tạo tại Trƣờng Đại học Luật Hà Nội
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm
quyền quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ. Trƣờng chịu sự quản lý, chỉ đạo
17


trực tiếp của Bộ Tƣ pháp, sự quản lý nhà nƣớc về giáo dục, đào tạo của Bộ Giáo
dục và Đào tạo. Trƣờng có chức năng đào tạo đại học và sau đại học luật; nghiên
cứu khoa học pháp lý; truyền bá pháp lý và tƣ vấn pháp luật. Chức năng đào tạo,
nghiên cứu khoa học và truyền bá pháp lý đƣợc cụ thể hóa thành 20 nhóm nhiệm
vụ lớn đƣợc quy định trong Quyết định số 420/QĐ-BTP ngày 19/01/2010 của Bộ
trƣởng Bộ Tƣ pháp về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trƣờng Đại
học Luật Hà Nội.
Quy mô đào tạo của Trƣờng không ngừng phát triển qua từng giai đoạn. Từ
chỗ chỉ đào tạo vài trăm cử nhân đại học và cao đẳng pháp lý hàng năm, đến nay
Trƣờng đã đào tạo tất cả các cấp học, từ cử nhân đến thạc sĩ, tiến sĩ luật ở các hệ
đào tạo chính quy, vừa học vừa làm với quy mô khoảng 15.000 sinh viên và học
viên.
Hiện nay, Trƣờng đang đào tạo trình độ đại học ở 04 mã ngành là: Luật,
Luật Kinh tế, Luật Thƣơng mại quốc tế và Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Tiếng
Anh pháp lý); trình độ thạc sỹ và tiến sỹ luật ở tất cả các chuyên ngành luật. Bên
cạnh việc đào tạo cấp bằng cho các bậc, hệ đào tạo, Trƣờng còn mở các lớp bồi
dƣỡng ngắn hạn (cấp chứng chỉ) cho ngƣời học có nhu cầu. Theo Quyết định số
868/QĐ-BTP ngày 07 tháng 5 năm 2015 của Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trƣờng Đại học Luật Hà
Nội, tổ chức các hoạt động đào tạo của Trƣờng bao gồm:
a) Xác định và mở các ngành, chuyên ngành đào tạo đại học, sau đại học

phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định của pháp luật;
b) Phát triển chƣơng trình đào tạo theo hƣớng đa dạng hố, chuẩn hoá và
hiện đại hoá; xây dựng và thực hiện các kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn với
quy mô, hình thức và phƣơng pháp đào tạo hợp lý nhằm không ngừng nâng cao
chất lƣợng đào tạo;
c) Tổ chức tuyển sinh, đào tạo, bồi dƣỡng, đánh giá kết quả đào tạo, công
18


nhận và cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và các văn bằng, chứng chỉ khác phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao;
d) Thực hiện các nhiệm vụ đào tạo theo nhu cầu xã hội và các nhiệm vụ đào
tạo, bồi dƣỡng khác do Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp giao (không bao gồm đào tạo, liên
kết đào tạo trung cấp luật).
Cũng theo Quyết định số 868/QĐ-BTP và theo sự phân công nhiệm vụ của
các đơn vị thuộc Trƣờng, các đơn vị quản lý đào tạo của Trƣờng Đại học Luật
Hà Nội bao gồm:
- Phòng Đào tạo: Thực hiện việc quản lý đào tạo đối với hệ đại học chính quy,
văn bằng đại học thứ hai chính quy, liên thơng đại học hình thức chính quy;
- Khoa Đào tạo sau đại học: Thực hiện việc quản lý đào tạo đối với bậc thạc
sỹ và tiến sỹ (cao học và nghiên cứu sinh);
- Khoa Đào tạo tại chức: Thực hiện việc quản lý đào tạo trình độ đại học hệ
vừa làm vừa học (hệ tại chức cũ);
- Trung tâm Tƣ vấn pháp luật: Thực hiện việc quản lý đào tạo đối với các
chƣơng trình bồi dƣỡng, đào tạo ngắn hạn.
Ngồi ra, thực hiện một số công tác trong quản lý đào tạo đƣợc phân công
cho các đơn vị chuyên môn, Trung tâm đảm bảo chất lƣợng đào tạo...
Mơ hình quản lý đào tạo của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội đƣợc thiết kế và
triển khai trong nhiều năm qua. Cơ sở để thiết kế và triển khai mơ hình này là
dựa trên cơ sở các quy định của Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trƣờng đại học và

các văn bản quy định về cơ cấu, tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Trƣờng Đại
học Luật Hà Nội.
2.2. Một số nội dung trong quản lý đào tạo hệ đại học chính quy tại Trường
Đại học Luật Hà Nội
19


×