Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.32 KB, 73 trang )

BỘ TƯ PHÁP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THỊ KHANH

ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG CÁC TỘI XÂM
PHẠM SỞ HỮU CĨ TÍNH CHIẾM ĐOẠT TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI NĂM 2006


BỘ TƯ PHÁP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THỊ KHANH

ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG CÁC TỘI XÂM
PHẠM SỞ HỮU CĨ TÍNH CHIẾM ĐOẠT TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ
Chuyên nghành: Tội phạm học và điều tra tội phạm
Mã số

: 62.38.70


LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỜNG DẪN: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HOÀ

HÀ NỘI NĂM 2006


MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu

1

Chương 1: Tình hình tội phạm của các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm
đoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá từ năm 2000 – 2005

6

1.1. Thực trạng của tình hình tội phạm

6

1.2. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm

12

1.3. Động thái (diễn biến) của tình hình tội phạm

27

1.4. Những đặc điểm nhân thân ngƣời phạm tội


28

Chương 2: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm các tội
xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trên điạ bàn tỉnh Thanh Hố.

33

2.1. Nguyên nhân và điều kiện về tâm lý xã hội

33

2.2. Nguyên nhân và điều kiện về kinh tế - xã hội

35

2.3. Nguyên nhân và điều kiện về văn hoá, giáo dục

38

2.4. Nguyên nhân, điều kiện thuộc về yếu kém trong quản lý nhà nƣớc về
trật tự, an toàn xã hội

41

2.5. Nguyên nhân, điều kiện thuộc về yếu kém trong phát hiện và xử lý hành
vi phạm tội

44


Chương 3: Các biện pháp đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm sở hữu
có tính chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hố

48

3.1. Dự báo tình hình tội phạm của các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh
Thanh Hoá từ năm 2006 - 2010.

48

3.2. Các biện pháp đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm sở hữu có tính
chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

50

Kết luận

64

Danh mục tài liệu tham khảo

66


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật hình sự




Chiếm đoạt

CSĐT

Cảnh sát điều tra

PP

Phạm pháp

TAND

Toà án nhân dân

TP

Tội phạm

XPSH

Xâm phạm sở hữu


1

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt diễn ra hiện nay một cách

phổ biến, có chiều hƣớng ngày càng gia tăng, chiếm một tỷ lệ không nhỏ
trong các loại tội phạm. Các tội phạm này không chỉ xâm phạm sở hữu mà
còn gây mất trật tự, trị an trong xã hội và trong những trƣờng hợp nhất định
cịn có thể xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ con ngƣời. Vì vậy, yêu cầu đặt
ra là cần có một hệ thống biện pháp hữu hiệu đấu tranh phịng, chống các tội
xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt. Đây là vấn đề không chỉ đƣợc các
ngành làm cơng tác pháp luật quan tâm, mà cịn đƣợc sự quan tâm của tồn xã
hội, của tất cả mọi cơng dân. Nhận thức rất sớm vấn đề này, ngay sau khi
nƣớc Việt nam dân chủ cộng hoà ra đời, Nhà nƣớc ta đã có nhiều văn bản
khác nhau quy định việc xử lý về hình sự các hành vi phạm tội này. Đặc biệt
là sự ra đời của Bộ luật hình sự năm 1999 đã đánh dấu bƣớc phát triển mới
trong cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung cũng nhƣ đấu
tranh phòng, chống các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt nói riêng.
Là một tỉnh ở Bắc Trung Bộ nƣớc ta, Thanh Hố có diện tích 11.138
km2, dân số gần 3,7 triệu ngƣời, đơng dân thứ 2 trong cả nƣớc. Thanh Hố có
đủ các vùng trung du, miền núi, đồng bằng, thềm lục địa ven biển. Tỉnh có
đƣờng quốc lộ 1A đi qua, có nhà ga, bến cảng. Đây là tỉnh có vị trí địa lý,
thành phần kinh tế xã hội và thành phần dân cƣ phức tạp, tỷ lệ ngƣời thất
nghiệp rất cao. Đó là những điều kiện thuận lợi cho tội phạm và các tệ nạn xã
hội phát sinh, trong đó có các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt. Cùng
với cả nƣớc, Thanh Hố là tỉnh thực hiện cơng tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm đạt nhiều kết quả, đã kiềm chế sự ra tăng của tội phạm. Tuy nhiên, bên
cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, diễn biến tình hình các tội xâm phạm sở
hữu vẫn cịn phức tạp. Các hành vi phạm tội nghiêm trọng và rất nghiêm


2

trọng có chiều hƣớng gia tăng, gây thiệt hại đáng kể về ngƣời và của, gây tâm
lý hoang mang, lo lắng trong nhân dân, làm mất trật tự, trị an xã hội. Việc xét

xử các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt giữa các cấp xét xử cịn có
nhiều quan điểm khác nhau về cùng một vụ án, tỷ lệ các vụ án bị cải sửa vẫn
còn.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu tồn diện, đồng bộ và có hệ thống
các biện pháp đấu tranh phịng, chống các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm
đoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá là một yêu cầu cần thiết có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm sở hữu là vấn đề mang tính
quốc tế và đƣợc nhiều nhà luật học quan tâm nghiên cứu. Trong khoa học luật
hình sự đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập vấn đề này, nhƣ luận văn
thạc sỹ của Lƣơng Văn Thức:“Các tội xâm phạm sở hữu trong luật hình sự
Việt nam”, luận văn thạc sỹ của Nguyễn Gia Hồn:“Đấu tranh phịng ngừa và
chống tội trộm cắp tài sản trong quân đội”, luận án tiến sỹ của Đỗ Kim
Tuyến:“ Đấu tranh phòng chống tội cƣớp tài sản trên địa bàn Hà Nội”, luận án
tiến sỹ của Nguyễn Ngọc Chí:“Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm
phạm sở hữu”.v.v..
Các tội xâm phạm sở hữu cũng đƣợc đề cập đến trong giáo trình giảng
dạy luật hình sự của các trƣờng đại học nhƣ giáo trình Luật hình sự của
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, của Đại học Quốc Gia Hà Nội, trong các bài
viết của rất nhiều tác giả đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành nhƣ tạp
chí Luật học, tạp chí Tồ án nhân dân, tạp chí Kiểm sát, tạp chí Nhà nƣớc và
pháp luật. Ví dụ: “Dấu hiệu hậu quả nguy hiểm trong các tội xâm phạm sở
hữu” (Tạp chí Pháp lý số 6 năm 1998), “Những điểm mới chƣơng các tội
xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự năm 1999” (Tạp chí Khoa học Pháp


3

lý số 2 năm 2000), “Các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự năm

1999” (Tạp chí Luật học số 4 năm 2000)...
Ngoài ra, các tội xâm phạm sở hữu còn đƣợc đề cập trong nhiều sách
tham khảo nhƣ: “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự” của Viện nghiên cứu
khoa học pháp lý - Bộ tƣ pháp, Nxb. Chính trị Quốc gia, năm 2001, “ Bình
luận khoa học Bộ luật hình sự Việt nam” (phần các tội xâm phạm sở hữu) của
tác giả Đinh Văn Quế, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003, “Trách
nhiệm hình sự đối với tội xâm phạm sở hữu” của tác giả Nguyễn Duy Thuân,
Nxb. Công an nhân dân, năm 1991,...
Các báo cáo tổng kết cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung
và các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt nói riêng của các ngành Cơng
an, Viện kiểm sát, Toà án, cũng đã đƣa ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả của công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Các cơng trình trên đã có nhiều đóng góp cho việc làm rõ tình hình tội
phạm xâm phạm sở hữu trên tồn quốc hoặc ở một địa phƣơng nhất định nhƣng
chƣa có cơng trình nào nghiên cứu vấn đề này trên địa bàn tỉnh Thanh Hố. Từ
đó, tác giả lựa chọn đề tài “Đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm sở hữu có
tính chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hố” làm đề tài viết luận văn cao học
của mình.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là đƣa ra những giải pháp nâng cao
hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt
trên địa bàn tỉnh Thanh Hố trên cơ sở phân tích tình hình tội phạm, nguyên
nhân và điều kiện của tình hình tội phạm.
* Phạm vi nghiên cứu:


4

Đề tài nghiên cứu các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trên địa

bàn tỉnh Thanh Hố từ năm 2000 - 2005, chủ yếu trên cơ sở số liệu thống kê
của cơ quan Cảnh sát điều tra và của Tồ án nhân dân tỉnh Thanh Hố.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp luận biện chứng duy vật, luận văn sử dụng tổng
hợp các phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp thống kê hình sự, phƣơng pháp phân
tích, so sánh, tổng hợp, phƣơng pháp điều tra xã hội học, phƣơng pháp dự báo
khoa học để rút ra kết luận khoa học của mình.
5. Những kết quả nghiên cứu mới
- Luận văn đánh giá thực trạng, cơ cấu và tính chất, cũng nhƣ động thái
(diễn biến) của tình hình tội phạm các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm
đoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá từ năm 2000 - 2005, đồng thời chỉ rõ
nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm này trên địa bàn tỉnh Thanh
Hố.
- Luận văn dự báo tình hình tội phạm các tội xâm phạm sở hữu có tính
chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá từ năm 2006 - 2010 và đề xuất các
biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm này trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
6. Cơ cấu của luận văn
Lời nói đầu
Chương 1: Tình hình tội phạm của các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm
đoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá từ năm 2000 - 2005
1.1 Thực trạng của tình hình tội phạm
1.2 Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm
1.3 Động thái (diễn biến) của tình hình tội phạm
1.5 Những đặc điểm nhân thân ngƣời phạm tội


5

Chương 2: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm các tội xâm
phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trên điạ bàn tỉnh Thanh Hoá.

2.1 Nguyên nhân và điều kiện về tâm lý xã hội
2.2 Nguyên nhân và điều kiện về kinh tế - xã hội
2.3 Nguyên nhân và điều kiện về văn hoá, giáo dục
2.4 Nguyên nhân, điều kiện thuộc về yếu kém trong quản lý nhà nƣớc về trật
tự, an toàn xã hội
2.6 Nguyên nhân, điều kiện thuộc về yếu kém trong phát hiện và xử lý hành
vi phạm tội
Chương 3: Các biện pháp đấu tranh phịng, chống các tội xâm phạm sở hữu
có tính chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hố
3.1 Dự báo tình hình tội phạm của các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh
Thanh Hoá từ năm 2006 - 2010.
3.2 Các biện pháp đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm sở hữu có tính
chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
Kết luận


6

CHƢƠNG 1: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM CỦA CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ
HỮU CĨ TÍNH CHIẾM ĐOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ TỪ
NĂM 2000 - 2005.
Dựa trên số liệu thống kê tội phạm đã đƣợc xét xử sơ thẩm trên địa bàn
tỉnh Thanh Hoá từ năm 2000 - 2005, tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng,
cơ cấu và tính chất, diễn biến của tình hình tội phạm các tội xâm phạm sở hữu
có tính chiếm đoạt cũng nhƣ những đặc điểm nhân thân ngƣời phạm tội của
các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hố.
1.1. Thực trạng của tình hình tội phạm
Căn cứ vào số liệu thống kê của Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hố từ năm
2000 - 2005, Tồ án nhân dân tỉnh và các toà án huyện, thành phố, thị xã
thuộc tỉnh đã xét xử sơ thẩm 2.597 vụ án phạm tội xâm phạm sở hữu có tính

chiếm đoạt với tổng số bị cáo là 4.169 bị cáo. Trung bình hằng năm có hơn
432 vụ với hơn 694 bị cáo phạm tội các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm
đoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hố.
Bảng số liệu sau đây (Bảng số 1.1) thể hiện số vụ và số bị cáo phạm tội
các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hố đƣợc xét xử sơ thẩm từ năm 2000 - 2005.
Bảng số 1.1. Số vụ và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về các tội xâm phạm sở hữu
có tính chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hố từ năm 2000 - 2005.
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng cộng

Số vụ
420
468
425
439
415
430
2.597

Số bị cáo
684
711
729
694

649
702
4.169

Nguồn: TAND tỉnh Thanh Hoá 40


7

Để phản ánh tính chất phức tạp của tình hình tội phạm của các tội xâm
phạm sở hữu có tính chiếm đoạt, chúng ta cũng cần phải so sánh nó trong mối
tƣơng quan với tình hình tội phạm nói chung và tình hình các tội xâm phạm
sở hữu diễn ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hố nói riêng. Trong thời gian 6 năm
qua, so với tổng số vụ phạm tội nói chung, tỷ lệ các tội xâm phạm sở hữu có
tính chiếm đoạt chiếm  44,7% (2.597 vụ/ 5.809 vụ). So với tổng số vụ các
tội xâm phạm sở hữu thì tỷ lệ các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt
chiếm 98,4% (2597 vụ/ 2637 vụ). Nhƣ vậy, so với tổng số các vụ phạm tội
nói chung và với số vụ phạm tội của các tội xâm phạm sở hữu thì tội phạm
xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt chiếm tỷ lệ rất cao (Xem biểu đồ số 1.1
và 1.2).
Biểu đồ số 1.1: Số vụ các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt và số vụ
các tội phạm khác trong 6 năm (2000 - 2005).

55,3%

44,7%

Nguồn: TAND tỉnh Thanh Hoá 40
Biểu đồ số 1.2: Số vụ các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt và số
vụ các tội xâm phạm sở hữu trong 6 năm (2000 - 2005)



8

1,6%

98,4%

Nguồn: TAND tỉnh Thanh Hoá 40
Dƣới đây là bảng số liệu chi tiết về số vụ cũng nhƣ số bị cáo của các tội
xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt và của các tội phạm nói chung trên địa
bàn tỉnh Thanh Hoá trong từng năm.
Bảng số 1.2: Số vụ và số bị cáo của các tội các tội xâm phạm sở hữu có
tính chiếm đoạt so với số vụ và số bị cáo của tội phạm nói chung trên địa bàn
tỉnh Thanh Hoá từ năm 2000 - 2005.

2000

Các tội XPSH có
tính CĐ (1) Số
vụ/Số bị cáo
420 / 684

Tội phạm nói
chung (2)
Số vụ/ Số bị cáo
1.200 / 1.703

Tỷ lệ % (1) so
với (2)

35% / 40,16%

2001

468 / 711

1.160 / 1.870

40,3% / 38%

2002

425 / 729

1.224 / 1.803

34,7% / 40,4%

2003

439 / 694

1.271 / 1.844

34,5% / 37,6%

2004

415 / 649


1.063 / 1.627

39% / 39,8%

2005

430 / 702

1.057 / 1.570

40,6% / 44,7%

Tổng cộng

2.597 / 4169

6.975 / 4.169

37,2% / 40,02%

Năm

Nguồn: TAND tỉnh Thanh Hoá 40


9

Bảng số 1.3: Số vụ và số bị cáo của các tội xâm phạm sở hữu có tính
chiếm đoạt so với số vụ và số bị cáo của các tội xâm phạm sở hữu trên địa
bàn tỉnh Thanh Hoá từ năm 2000 - 2005.

Năm

Các tội XPSH có tính

Các tội XPSH (2)

CĐ (1) Số vụ/ Số bị cáo

Số vụ / Số bị cáo

Tỷ lệ % (1) so với (2)

2000

420 / 684

424 / 793

99,05% / 86%

2001

468 / 711

472 / 720

99,1% / 98,75%

2002


425 / 729

438/ 744

97,03% / 97,98%

2003

439 / 694

444 / 701

98,87% / 99%

2004

415 / 649

429 / 667

96,73% / 97,3%

2005

430 / 702

430 /702

100% / 100%


2.597 / 4.169

2.637 / 4.327

98,48% / 96,34%

Tổng cộng

Nguồn: TAND tỉnh Thanh Hố 40
Căn cứ vào số liệu đƣợc tính toán ở trong các bảng thống kê trên đây,
chúng ta có các biểu đồ sau đây:
Biểu đồ số 1.3: So sánh số vụ phạm tội của các tội xâm phạm sở hữu có
tính chiếm đoạt với số vụ phạm tội của các tội xâm phạm sở hữu và với số vụ
phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Thanh Hố từ năm 2000 - 2005.

Nguồn: TAND tỉnh Thanh Hoá 40


10

Biểu đồ 1.4: So sánh số bị cáo phạm các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm
đoạt, số bị cáo phạm các tội xâm phạm sở hữu và số bị cáo phạm tội nói
chung trên địa bàn Thanh Hố từ năm 2000 - 2005.

Nguồn: TAND tỉnh Thanh Hoá 40
So sánh với tình hình tội phạm của một số nhóm tội phạm khác chiếm tỷ
lệ cao trong tổng số tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Thanh Hố nhƣ các
tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, các tội phạm về ma tuý chúng tôi thấy
trong thời gian từ năm 2000 - 2005, các vụ án xâm phạm tính mạng con ngƣòi
là 810 vụ, các vụ án xâm phạm sức khoẻ là 1.048 vụ, các vụ án về ma tuý là

1.058 vụ. Các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt là 2.597 vụ. Nhƣ
vậy, trong cơ cấu các nhóm tội phạm chiếm tỷ lệ cao thì nhóm tội phạm xâm
phạm sở hữu có tính chiếm đoạt chiếm tỷ lệ cao nhất (xem biểu đồ 1.5).
Biểu đồ 1.5: Cơ cấu số vụ phạm tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm
đoạt và một số nhóm tội phạm chiếm tỷ lệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
trong 6 năm (từ năm 2000 - 2005).


11

2597

810

1048
ơơ

1058

ơơ

Nguồn: TAND tỉnh Thanh Hố 40
Qua phân tích các số liệu trên đây chúng ta thấy một thực trạng rất đáng
lo ngại về tình hình tội phạm của các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt
trên địa bàn tỉnh Thanh Hố. Trong vịng 6 năm (từ năm 2000 - 2005), số vụ án
phạm các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt chiếm tới 37,2% tổng số tội
phạm nói chung và số bị cáo phạm các tội này chiếm tới 40,02% tổng số bị cáo
phạm tội nói chung. Trong đó năm 2005 tỷ lệ này là 40,6% số vụ và 44,7%
tổng số bị cáo. Nhƣ vậy, có thể khẳng định nhóm tội phạm này chiếm tỷ lệ
cao trong tổng số tội phạm. Đồng thời nó chiếm tỷ lệ gần nhƣ tuyệt đối trong

tổng số các tội xâm phạm sở hữu.
Khi đánh giá thực trạng tình hình tội phạm của các tội xâm phạm sở hữu
có tính chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, bên cạnh việc phân tích số
liệu thống kê xét xử, chúng ta cũng cần phải nghiên cứu số liệu của cơ quan
Cảnh sát điều tra Cơng an tỉnh Thanh Hố để thấy đƣợc thực tế các vụ phạm
pháp xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt diễn ra nhƣ thế nào.
Bảng số 1.4: So sánh số vụ, số bị cáo phạm các tội xâm phạm sở hữu có
tính chiếm đoạt và số vụ, đối tƣợng phạm pháp các tội này đã đƣợc cơ quan
cảnh sát điều tra phát hiện và xử lý từ năm 2000 - 2005.


12

Năm

Các tội XPSH có
tính CĐ (1)
Số vụ / số bị cáo

2000

420 / 684

Các vụ phạm pháp
XPSH có tính CĐ đƣợc
phát hiện (2) Số vụ / số
bị cáo
631 / 982

2001


468 / 711

580 / 853

80,06% / 83,35%

2002

425 / 729

670 / 989

63,43% / 73,71%

2003

439 /694

651/ 909

67,43% / 76,34%

2004

415 / 649

570 / 884

72,8% / 73,41%


2005

430 / 702

608 / 952

70,72% / 73,73%

Tổng cộng

2.597 / 4.169

3.710 / 5.569

70% / 74,86%

Tỷ lệ % giữa (1)
và (2)
66,56% / 69,65%

Nguồn: TAND tỉnh Thanh Hoá 40 và cơ quan CSĐT Cơng an tỉnh Thanh
Hố 39
Căn cứ vào bảng số liệu trên, chúng ta thấy có một tỷ lệ đáng kể số vụ
phạm pháp đƣợc phát hiện nhƣng không bị xét xử. Trong số các vụ khơng bị
xét xử có thể có một số vụ khơng đủ dấu hiệu của tội phạm (giá trị tài sản bị
chiếm đoạt không lớn (dƣới 500.000 đồng) và chủ thể chƣa đạt độ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự). Ngồi ra, cịn nhiều vụ khơng đƣợc xét xử tuy có đủ dấu
hiệu của tội phạm.
Nhƣ vậy, để thấy đƣợc tình hình tội phạm các tội xâm phạm sở hữu có

tính chiếm đoạt, chúng ta khơng chỉ dựa vào số liệu thống kê các tội phạm đã
xét xử mà cần tham khảo thêm cả số liệu thống kê của cơ quan cảnh sát điều
tra.
1.2. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm
Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm tuy là hai vấn đề nhƣng
không độc lập tuyệt đối với nhau. Cơ cấu của tình hình tội phạm có thể phản
ánh tính chất của tình hình tội phạm. Do vậy, việc phân định dƣới đây về cơ
cấu và tính chất của tình hình tội phạm chỉ có tính tƣơng đối.


13

- Về cơ cấu của tình hình tội phạm
Cơ cấu của tình hình tội phạm là hệ các cơ cấu khác nhau. Đối với nhóm
tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt, chúng ta có thể nghiên cứu cơ cấu
của tình hình tội phạm theo các cơ cấu sau:
+ Cơ cấu giữa các tội phạm trong nhóm tội này: Bộ luật hình sự năm
1999 quy định 8 tội danh xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt. Đó là các tội:
cƣớp tài sản (Điều 133), bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134), cƣõng
đoạt tài sản (Điều 135), cƣớp giật tài sản (Điều 136), công nhiên chiếm đoạt
tài sản (Điều 137), trộm cắp tài sản (Điều 138), lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(Điều 139), lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140). Trên địa bàn
tỉnh Thanh Hố, tình hình tội phạm của từng tội xâm phạm sở hữu có tính
chiếm đoạt trong 6 năm (từ năm 2000 - 2005) đƣợc thể hiện qua bảng thống
kê sau đây:
Bảng số 1.5: So sánh số vụ phạm tội các tội xâm phạm sở hữu có tính
chiếm đoạt trong 6 năm (2000 - 2005)
TỘI DANH

SỐ VỤ


SỐ BỊ CÁO

667

1167

2

2

cƣỡng đoạt tài sản

154

257

cƣớp giật tài sản

21

34

công nhiên chiếm đoạt tài sản

12

21

trộm cắp tài sản


1567

2407

lừa đảo chiếm đoạt tài sản

128

227

lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

46

54

2.597

4.169

cƣớp tài sản
bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Tổng cộng

Nguồn: TAND tỉnh Thanh Hoá 40


14


Dựa vào bảng số liệu thống kê trên đây ta thấy, trong cơ cấu các tội xâm
phạm sở hữu có tính chiếm đoạt, tội trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ lớn nhất,
hơn 60,33% (1.567/2.597). Sau đó là đến tội cƣớp tài sản chiếm hơn 25,68%
(667/2597), tội cƣỡng đoạt tài sản chiếm gần 6% (154/2.597). Và tất cả các
tội khác còn lại chiếm  8% (209/2597) trong tổng số các vụ phạm tội các tội
xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt.
Số bị cáo của tội trộm cắp tài sản chiếm 57,73% (2.407/4.169), cƣớp tài
sản chiếm 27,99% (1.167/4.169), cƣỡng đoạt tài sản chiếm  6,2%
(257/4169). Số bị cáo của các tội còn lại chiếm 8,1% (338/ 4.169) trong tổng
số bị cáo phạm tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt.
+ Cơ cấu giữa các loại tội theo sự phân loại tội phạm của BLHS (tội ít
nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, và tội đặc biệt nghiêm
trọng): Đối chiếu với quy định của BLHS và qua khảo sát số liệu thống kê án
hình sự sơ thẩm các tội XPSH có tính chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hố
từ năm 2000 đến năm 2005, chúng tơi thấy rằng, số bị cáo phạm tội ít nghiêm
trọng chiếm 26,12% (1.088/4.169), số bị cáo phạm tội nghiêm trọng chiếm
63,63% (2.563/4.169), số bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng chiếm 9,1%
(378/4.169), số bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng chiếm 1,15%
(50/4.169) trong tổng số bị cáo phạm tội XPSH có tính chiếm đoạt.
Nhƣ vậy, số bị cáo phạm tội nghiêm trọng chiếm tỷ lệ cao nhất, số bị cáo
phạm tội ít nghiêm trọng chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng số bị cáo phạm các
tội XPSH có tính chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong 6 năm qua.
+ Cơ cấu giữa các khung hình phạt đã đƣợc áp dụng (Khung 1, Khung 2,
Khung 3, Khung 4) cũng nhƣ cơ cấu giữa các loại và mức hình phạt đã tuyên:
Đối chiếu với quy định của BLHS và qua khảo sát số liệu thống kê án hình sự
sơ thẩm của các tội XPSH có tính chiếm đoạt từ năm 2000 đến năm 2005 trên
địa bàn tỉnh Thanh Hố, chúng tơi thấy rằng: Số bị cáo phạm tội chủ yếu là ở



15

khung 1 và khung 2 của các tội XPSH có tính chiếm đoạt với 3.431 bị cáo
(chiếm gần 82,3% số bị cáo đã xử sơ thẩm) - (Xem bảng số 1.6).
Bảng số 1.6: Số bị cáo bị xử sơ thẩm tƣơng ứng với 4 khung hình phạt
của các tội XPSH có tính chiếm đoạt trong 6 năm (2000 - 2005)
Năm

Tổng số bị cáo xử

Theo khung 1 và

Theo khung 3 và

sơ thẩm

khung 2

khung 4

2000

684

520

164

2001


711

525

186

2002

729

584

145

2003

694

579

115

2004

649

598

51


2005

702

625

77

Tổng cộng

4.169

3.431

738

Nguồn: TAND tỉnh Thanh Hoá [40]
Qua bảng số liệu trên, chúng tôi thấy: Số bị cáo phạm tội xét xử theo
khung 1 và khung 2 có số lƣợng lớn (chiếm gần 82,3% số bị cáo đã xử sơ
thẩm) và đang có chiều hƣớng gia tăng. Số bị cáo phạm tội xét xử theo khung
3 và khung 4 chiếm tỷ lệ nhỏ (chiếm gần 17,7% số bị cáo đã xử sơ thẩm).
Để thấy rõ hơn cơ cấu số vụ và số bị cáo phạm tội các tội xâm phạm sở
hữu có tính chiếm đoạt chúng ta có thể thể hiện cơ cấu này dƣới dạng biểu đồ
sau:
Biểu đồ số 1.6: Cơ cấu số vụ phạm tội các tội xâm phạm sở hữu có tính
chiếm đoạt trong 6 năm (2000 - 2005)


16


6%

8%

60,33%
25,68%

Nguồn: TAND tỉnh Thanh Hoá 40
Biểu đồ số 1.7: Cơ cấu số bị cáo phạm tội các tội xâm phạm sở hữu có
tính chiếm đoạt trong 6 năm (2000 - 2005).

6,2%

8,1%
57,73%

27,99%

Nguồn:N Nguồn: TAND tỉnh Thanh Hoá 40ồn:
Nhƣ vậy, số bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản chiếm một tỷ lệ rất lớn trong
tổng số vụ và số bị cáo phạm các tội xâm phạm ở hữu có tính chiếm đoạt
(57,73%/ 60,33%). Số vụ và số bị cáo phạm tội cƣớp tài sản cũng chiếm một
tỷ lệ lớn trong tổng số vụ, số bị cáo phạm các tội xâm phạm sở hữu (25,68%/
27,99%). Trong các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt cịn lại chỉ
có tội cƣỡng đoạt tài sản có tỷ lệ đáng kể. Tỷ lệ này tƣơng đƣơng với tỷ lệ của
cả năm tội còn lại là cƣớp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, bắt cóc


17


nhằm chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản (6,2%/ 8,1%).
+ Cơ cấu của tình hình tội phạm của các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm
đoạt cịn đƣợc thể hiện qua các loại và mức hình phạt đã tuyên đối với các bị
cáo. Qua nghiên cứu số liệu thống kê án hình sự sơ thẩm từ năm 2000 đến
năm 2005, chúng tơi thấy hình phạt áp dụng đối với bị cáo phạm các tội
XPSH có tính chiếm đoạt gồm hình phạt cải tạo khơng giam giữ và hình phạt
tù có thời hạn (Xem bảng số 1.7).
Bảng số 1.7: Những hình phạt cụ thể áp dụng đối với số bị cáo phạm các
tội XPSH có tính chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong 6 năm (20002005)
Năm

Tổng số bị

Cải tạo

cáo

khơng
giam giữ

Hình phạt tù có thời hạn
Từ 3 năm

Trên 3

Từ 7 năm

tù trở


năm đến

đến 20

xuống

dƣới 7 năm

năm

2000

684

14

226

419

25

2001

711

12

189


482

28

2002

729

16

192

486

35

2003

694

13

200

445

36

2004


649

10

161

454

24

2005

702

15

202

471

14

Tổng cộng

4.169

80

1.170


2.757

162

Nguồn: TAND tỉnh Thanh Hố [40]
Qua bảng số 1.7, chúng tơi thấy hình phạt tù chiếm phần lớn trong các
loại hình phạt đã tun (4.089/4.169 = 98,1%). Hình phạt cải tạo khơng giam
giữ chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (80/4.169 = 1,9%). Số bị cáo bị tuyên hình


18

phạt tù từ trên 3 năm tù đến dƣới 7 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (2.757/4.169 =
66,1%). Sau đó là đến số bị cáo bị tuyên mức hình phạt tù từ 3 năm trở xuống
(1.170/4.169 = 28,1%). Số bị cáo bị tuyên mức hình phạt tù từ 7 năm đến 20
năm chiếm tỷ lệ rất nhỏ (162/4.196 = 3,9%).
+ Cơ cấu giữa hình thức phạm tội riêng lẻ và phạm tội dƣới hình thức
đồng phạm: Qua khảo sát ngẫu nhiên 200 vụ án XPSH có tính chiếm đoạt,
chúng tơi thấy có 45 vụ án là phạm tội dƣới hình thức đồng phạm (chiếm
22,5%), 155 vụ án là phạm tội dƣới hình thức phạm tội riêng lẻ. Trong 45 vụ
án phạm tội dƣới hình thức đồng phạm chúng tơi thấy chỉ có 21 vụ là phạm
tội có tổ chức nhƣng tính chất thì rất phức tạp. Mặc dù số tài sản bị chiếm
đoạt trong các vụ án không lớn nhƣng hành vi mà nhóm phạm tội phạm thực
hiện lại có tính nguy hiểm rất lớn cho xã hội, gây ra hậu quả rất nghiêm trọng,
thể hiện sự câu kết chặt chẽ, có sự phân cơng vai trị lẫn nhau trong cùng vụ
án. Tiêu biểu là vụ cƣớp tài sản do Phạm Thị Cúc cùng đồng bọn (tất cả là 12
tên) thực hiện từ tháng 12/2001 đến tháng 9/ 2003. Trong đó Cúc đóng giả là
gái bán dâm, mời chào lái xe đi qua khu vực đền Bà Triệu trên Quốc lộ 1A gạ
bán dâm. Sau đó Cúc đƣa lái xe vào nơi đồng bọn phục sẵn, để đồng bọn
dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của họ. Tổng cộng nhóm này đã thực hiện 14

vụ cƣớp tài sản của các lái xe. Tại bản án 186 ngày 15/7/2004, TAND tỉnh
Thanh Hoá đã áp dụng điểm a, b khoản 2 Điều 133 để xử phạt.
Trong 21 vụ phạm tội có tổ chức thì ở tội trộm cắp tài sản là 9 vụ, ở tội cƣớp
tài sản là 7 vụ, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là 3 vụ và ở tội cƣớp giật tài sản
là 2 vụ. Nhƣ vậy, trong số các vụ phạm tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm
đoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hố trong 6 năm qua, số vụ phạm tội có tổ chức
xuất hiện phần lớn ở tội trộm cắp tài sản, cƣớp tài sản và lừa đảo chiếm đoạt
tài sản. Ở các tội khác, hình thức phạm tội có tổ chức diễn ra ít hơn.


19

Nhƣ vậy, trong cơ cấu nhóm tội XPSH có tính chiếm đoạt thì hình thức
thực hiện tội phạm chủ yếu là hình thức phạm tội riêng lẻ.
- Về tính chất của tình hình tội phạm:
+ Về cơng cụ, phƣơng tiện phạm tội:
Phân tích 200 vụ án xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt, chúng tơi thấy
rằng ngƣời phạm tội sử dụng công cụ phƣơng tiện để phạm tội là xu hƣớng
phổ biến. Trong 200 vụ án đƣợc khảo sát chỉ có 57 vụ là khơng sử dụng cơng
cụ, phƣơng tiện phạm tội, còn lại 143 vụ là sử dụng các công cụ, phƣơng tiện
khác. Đa số các đối tƣợng phạm tội đã chuẩn bị trƣớc công cụ, phƣơng tiện
phạm tội. Trong số 143 vụ án sử dụng công cụ, phƣơng tiện phạm tội, có tới
40 vụ là sử dụng dao, trong đó nguy hiểm nhất là sử dụng dao bấm Trung
Quốc, tiếp đó là dao nhọn, dao bầu, kiếm tự tạo, đục lƣỡi sắt …. Có 36 vụ sử
dụng xe máy làm phƣơng tiện phạm tội cƣớp hoặc cƣớp giật tài sản. Sử dụng
phƣơng tiện xe máy để phạm tội không những xâm phạm đến quyền sở hữu
tài sản mà cịn gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ ngƣời bị hại và những
ngƣời xung quanh. Điển hình là vụ án do Dỗn Trọng Dƣơng và Lê Cơng
Quyền thực hiện. Từ ngày 28/5/2005 đến ngày 27/7/2005 Dƣơng và Quyền đã
dùng xe máy 5 lần cƣớp giật hoa tai vàng của những ngƣời đi đƣờng. Nguy

hiểm hơn, chúng còn sử dụng kiếm và dao phay để đe doạ ngƣời bị hại. (Theo
án số 283/HSST ngày 9/11/2005 của Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hố).
Ngồi ra, các cơng cụ phƣơng tiện mà ngƣời phạm tội sử dụng để gây án
cịn có thể là vam mở trộm khoá xe máy, súng hơi thể thao. Những loại công
cụ này thƣờng đƣợc sử dụng trong các vụ phạm tội có tính chất chun
nghiệp, phạm tội có tổ chức.
Nhìn chung, các cơng cụ, phƣơng tiện mà ngƣời phạm tội sử dụng để
gây án thƣờng là những vật dụng quen thuộc trong cuộc sống sinh hoạt hằng
ngày nhƣ dao, xe máy, gậy, búa, tơvit, kìm. Ví dụ nhƣ vụ: 22 giờ ngày


20

17/8/2004 Nguyễn Nhƣ Tuấn, Hồng Đình Hố và Đinh Xn Cƣơng rủ nhau
đi cƣớp xe máy. Khi đến cầu Đanh (xã Đơng n, Đơng Sơn) thì gặp xe của
anh Dƣơng Văn Bách đi cùng chiều. Hoá điều khiển xe máy vƣợt lên ép xe
anh Bách vào tƣờng buộc anh Bách phải dừng lại. Ngay lúc đó, Tuấn cầm dao
đe doạ anh Bách, cịn Cƣơng túm xe anh Bách lơi lại. Sợ bị đánh, anh Bách
bỏ chạy. Tuấn cầm kiếm đuổi theo bắt anh Bách phải đƣa tiền. Trong lúc
Tuấn đang khống chế anh Bách, Cƣơng lấy xe máy của anh Bách phóng đi.
Anh Bách sợ phải đứng yên và Tuấn lấy đƣợc 30.000 đồng. Ngày 31/8/2004,
Hoá đem xe máy cƣớp đƣợc của anh Bách đi tiêu thụ thì bị cơng an bắt giữ
(Theo án số 16/HSST ngày 13/1/2005 của Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hố).
+ Về phạm tội có tính chất chun nghiệp:
Phạm tội có tính chất chun nghiệp thƣờng đƣợc hiểu là trƣờng hợp
trong đó ngƣời phạm tội coi việc phạm tội là một “nghề” và là nguồn kiếm
sống chính của họ. Qua khảo sát các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chiếm
đoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hố từ năm 2000 - 2005, chúng tơi thấy các vụ
án phạm tội có tính chun nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số vụ
án. Qua 200 bản án đƣợc khảo sát chỉ có 15 vụ là phạm tội có tính chất

chun nghiệp, chủ yếu tập chung ở 2 tội là trộm cắp tài sản và lừa đảo chiếm
đoạt tài sản. Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhƣng tính chất nghiêm trọng của hành
vi phạm tội thì rất lớn, tội phạm xảy ra trong một thời gian dài và số tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị lớn. Các vụ án phạm tội có tính chất chuyên nghiệp
thƣờng có nhiều bị cáo tham gia với sự câu kết chặt chẽ. Vì vậy, chúng ta có
thể thấy sự thâm nhập lẫn nhau cũng nhƣ mối quan hệ chặt chẽ giữa phạm tội
chuyên nghiệp và phạm tội có tổ chức. Những ngƣời phạm tội có tính chất
chun nghiệp thƣờng là ngƣời có tiền án, tiền sự, khơng chịu lao động mà
chỉ tìm cách trộm cắp, cƣớp giật, lừa đảo tài sản để kiếm tiền tiêu sài. Những
ngƣời này có thể có nhiều kinh nghiệm thực hiện tội phạm và có thể thực hiện


21

tội phạm với sự liều lĩnh, táo bạo nhƣ kinh nghiệm đột nhập vào nhà mà
không gây tiếng động, chế tạo các móc sắt để mở khố, thủ thuật lừa đảo trên
các chiếu bạc. Sự táo bạo thể hiện ở chỗ ngƣời thực hiện tội phạm dám thực
hiện tội phạm ở những khu vực đông ngƣời, những nơi tài sản đƣợc bảo vệ.
Ví dụ nhƣ vụ: Nguyễn Phi Anh cùng đồng bọn trộm cắp tài sản. Trong
khoảng thời gian từ cuối tháng 9/2004 đến tháng 3/2005, Nguyễn Phi Anh
cùng Nguyễn Thanh Hải, Đỗ Bá Hùng, Vũ Quốc Vƣơng, Trần Thế Việt và
Hoàng Ngọc Thao đã thực hiện liên tiếp 25 vụ trộm cắp tài sản của các cơ
quan, đơn vị và cơng dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hố. Nhóm ngƣời phạm tội
này dùng thanh sắt, dao, búa nạy phá khố lấy máy vi tính, ổn áp, ti vi, đầu
đĩa, xe máy, điện thoại di động. Tổng trị giá tài sản mà chúng chiếm đoạt là
115.192.981 đồng (Theo án số 226/HSST ngày 19/9/2005 của Tồ án nhân dân
tỉnh Thanh Hố).
Hoạt động phạm tội của các nhóm tội phạm có tính chất chuyên nghiệp
đều thể hiện sự thành thạo trong việc lựa chọn thời gian, địa điểm, công cụ,
phƣơng tiện phạm tội, trong việc tẩu tán tài sản và thƣờng có sự chống trả

quyết liệt khi bị truy bắt.
+ Về động cơ, lý do phạm tội:
Qua khảo sát 200 bản án với 350 bị cáo, chúng tôi thấy động cơ phạm tội
nổi bật là do nhu cầu muốn ăn chơi tiêu sài mà không phải lao động nên
ngƣời phạm tội dễ dàng thực hiện hành vi cƣớp, cƣỡng đoạt, trộm cắp mà
không cần đắn đo suy nghĩ. Số ngƣời phạm tội có động cơ này chiếm 45,14%
(158/350).
Bên cạnh đó, tâm lý vì sỹ diện cá nhân, “máu anh hùng”, muốn chứng tỏ
sức mạnh của mình trƣớc bạn bè đồng lứa, chứng tỏ sự trƣởng thành của mình
cũng là tâm lý điển hình của ngƣời phạm tội. Số ngƣời phạm tội có tâm lý này
chiếm 37,1% (130/350).


×