Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Chức năng bảo vệ của luật quốc tế một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.49 MB, 200 trang )

■raM

ỆỊỊ

BỘ T ư PH AP
TEƯỜNG DẠĨ HỌC LUẬT HÀ N Ộ I

Đ Ì T À I N G H IẾ N

cứu K H O A

HỌC

CBÍTè NANG BẢO-VI CỪ4 LĨ'ẬT QUỒO TẺ ■

IVi ộ r í 'Ĩ V 2*N B Ê L Ý LL‘Ị N v à TH ựC TTỄN

MÃ SỐ: LÍÍ-2015 4óí/fc\ML HN

Chủ Ịĩỉỉiệm đề tm

?GS. TS. Nguyễn ThỊ Thuận

Thu:■ kỷ đề tài

' T Í S Phạm
Thị• Bắc Hà
*

m Nơẫ


2016

I


B ộ Tư PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI








___ * * * _______

ĐÈ TÀI NGHIÊN

cứu KHOA HỌC

CHỨC NĂNG BẢO VỆ CỦA LUẬT QUỐC TỂ MỘT
• SỚ VẨN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN




M Ã SỐ: LH-2015-401 /ĐHL-H N
T "7D Ị 0 SNỌHd


IỘN VH l ý m Òow IVQ 9N Q fìtíl
NậlA'ílHl Nll ĐtyỌKl m i 9Níltíi

Chủ nhiệm đề tài : PGS. TS. Nguyễn Thị Thuận
Thư kỷ đề tài

: ThS. Phạm Thị Bắc Hà

ỊTRUNG TÂM THÕNG TIN THƯ VIỆN
I TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
. | .PHÒNG, eọc------

Hà Nội - 2016


DANH MỤC CÁC CHUYÊN ĐÈ TRONG ĐÈ TÀI

1. Khái quát về chức năng bảo vệ của luật quổc tế.
2. Mục đích và nội dung bảo vệ của luật quốc tế.
3. Các hình thức thực hiện chức năng bảo vệ của luật quốc tế.
4. Giới hạn chức năng bảo vệ của luật quốc tể.
5. Thực hiện chức năng bảo vệ luật quốc tế thông qua các biện pháp an ninh tập
thể.
6. Thực hiện chức năng bảo vệ của luật quốc tế thông qua hoạt động giải trừ
quân bị và củng cố lòng tin.
7. Thực hiện quyền tự vệ và chức năng bảo vệ của luật quốc tể.
8. Thực hiện chức năng bảo vệ của luật quốc tể bàng các biện pháp vũ trang tập
thể.
9. Thực hiện chức năng bảo vệ của luật quốc tế trong lĩnh vực môi trường.
10. Hoạt động giải quyết tranh chấp của các tố chức qiuc tế liên chính phủ với

việc thực hiện chức năng hảo vệ của luật quốc tế.
11. Hoạt động giải quyết tranh chấp của các thiết chế tài phán với việc thực hiện
chức năng bảo vệ của luật quốc tế.
12. Chức năng bảo vệ của luật quốc tế trong lĩnh vực phòng chổng tội phạm quốc
tế.
13. Chức năng bảo vệ của luật quốc tế trong lĩnh vực tương trợ tư pháp

V

i dẫn độ

tội phạm.
14. Chức năng bảo vệ của luật quốc tế với việc xác lập và thực thi trách nhiệm
pháp lý quốc tế của quốc gia.
15. Chức năng bảo vệ của luật quốc tể với việc xác lập và thực thi trách nhiệm
pháp lý của tổ chức quốc tế.


DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA ĐÈ TÀI


....................

STT

Họ và tên

1

PGS. TS. Nguyễn Thị Thuận


Đại học Luật Hà Nội

02, 03, 04

2

GV. Đỗ Mạnh Hồng

Hiệp hội các nhà thầu

5. 6. 7, 8

3

NCS. ThS. Lê Minh Tiến

Đại học Luật Hà Nội

10, 11, 14

4

NCS. ThS. Phạm Hồng Hạnh

Đại học Luật Hà Nội

9, 15

5


ThS. Phạm Thị Bắc Hà

Đại học Luật Hà Nội

12, 13

6

ThS. Nhâm Thúy Lan

Đại học Nội vụ

Đơn vị

Chuyên đề tham gia

1


DANH MỤC CÁC T Ừ VIẺT TẮT

LHQ
TC Q T

L iên hợp quốc
‘ĩ
rp A

\


r
A

r

r
VA

Tô chức quôc tê

TQ Q T

T ập quán quốc tế

EU

L iên m inh C hâu âu

A SEA N

H iệp hội các quổc gia Đ ông N am Á

ĐƯQT

Đ iều ước quốc tể

PC A

T òa trọng tài th ư ờ n g trực quốc tể


W TO

Tổ chức thương m ại thế giới

DSB

C ơ quan giải quyết tranh chấp của W TO

TA Q T

rp ^

T TQ T

T rọng tài quốc tế

TTTP

T ư ơng trợ tư pháp

H SQ T

H ình sự quốc tế

SNG

C ộng đồng các quốc gia độc lập

ICC


T òa án hình sự quốc tế

ICJ

T ịa án cơng lý quốc tế

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

O SC E

Tổ chức an ninh và hợp tác C hâu âu

W HO

Tổ chức y tế thế giới

U N E SC O

Tổ chức văn hóa khoa học và giáo dục của LH Q

r

r
A

r
JA


T òa án quôc tê


M Ụ C LỤC

A. PHÀN MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
B. BÁO CÁO TỎNG THUẬT.................................................................................. 4
I. LÝ LU Ậ N VÈ CH Ứ C NĂNG BẢO VỆ CỦA LU Ậ T Q U Ố C TÉ...4
II. CHỨC NĂNG BẢO VỆ CỦA LUẬT QUỐC TÉ TRONG MỘT SÓ

LĨNH V ự c CỤ THẺ................................................................................................... 17
III. KÉT LUẬN.................................................................................................... 33

c . CÁC CHUYÊN ĐÈ c ụ THẺ TRONG ĐÈ TÀI........................................ 36
Chuyên đề 1: Khái quát về chức năng bảo vệ của luật quốc tế.......................... 36
Chuyên đề 2: Mục đích và nội dung bảo vệ của luật quốc tế............................. 48
Chuyên đề 3: Các hình thức thực hiện chức năng bảo vệ của luật quốc tế.... 57
Chuyên đề 4: Giới hạn chức năng bảo vệ của luật quốc tể................................. 66
Chuyên đề 5: Thực hiện chức năng bảo vệ luật quốc tế thông qua các biện
pháp an ninh tập thể..........................................................................................................75
Chuyên đề 6: Thực hiện chửc năng bảo vệ của luật quốc

tếthông qua hoạt

động giải trừ quân bị và củng cổ lòng tin..........................................................................85
Chuyên đề 7: Thực hiện quyền tự vệ vá chức năng bảo vệ của luật quổc tế...96
Chuyên đề 8: Thực hiện chức năng bảo vệ của luật quổc tế bằng các biện pháp
vũ trang tập thể................................................................................................................ 104
Chuyên đề 9: Thực hiện chức năng bảo vệ của luật quổc tế trong lĩnh vực

môi trường........................................................................................................................ 116
Chuyên đề 10: Iỉoạt động giải quvểt tranh chấp của các tổ chức quốc tế liên
chính phủ với việc thực hiện chức năng bảo vệ của luật quốc tế................................. 136
Chuyên đề 11: Iloạt động giải quyết tranh chấp của các thiết chế tài phán với
việc thực hiện chức năng bảo vệ của luật quốc tể....................................................... 145
Chuyên đề 12: Chức năng bảo vệ của luật quốc tế trong lĩnh vực phòng chổng
tội phạm quốc tể............................................................................................................... 154
Chuyên đề 13: Chức năng bảo vệ của luật quốc tế trong lĩnh vực tương trợ tư
pháp và dẫn độ tội phạm................................................................................................. 163
Chuyên đề 14: Chức năng bảo vệ của luật quốc tể với việc xác lập và thực thi
trách nhiệm pháp \ỹ quốc tế của quốc gia..................................................................... 173


Chuyên đề 15: Chức năng bảo vệ của luật quốc tế với việc xác lập và thực thi
trách nhiệm pháp lý của tổ chức quốc tế.......................................................................... 182
D. Danh muc tài liêu tham khảo..............................................................................192
m

m


PH Ầ N THỦ N H Á T

MỎ ĐAU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Tù góc độ lý luận, chức năng bảo vệ là một trong những chức năng cơ bản
của luật quốc tế cũng như của luật quốc gia. Tuy nhiên, thực tiễn giảng dạy, nghiên
cửu về luật quốc tế ở Việt Nam hầu như không quan tâm đến vấn đề này. Từ trước
đến nay, trong hầu hết các chương trình giảng dạy cua các cơ




đào tạo luật tại Việt

Nam, luật quốc tế đều là môn học thuộc khối kiến thức bắt buộc. Một sổ cơ sở đào
tạo như Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Luật Đại
học Quốc gia Hà N ội...cịn có cả mã ngành đào tạo cử nhân Luật quốc tế, thạc sỹ
Luật quốc tế hoặc nghiên cửu sinh Luật quốc tế. Nhưng thực tiễn giảng dạy. nghiên
cứu luật quốc tế ở các cơ sở đào tạo luật nói chung và Đại học Luật Hà Nội nói riêng
hầu như mới tập trung vào các nội dung như' các vấn đề lý luận về luật quốc tế (bản
chất, nguồn luật, chủ thể, quan hệ giữa luật quốc tế - luật quốc gia...); một sổ ngành
luật và chế định pháp luật quốc tế như luật điều ước quốc tế, luật ngoại giao lãnh sự.
luật bièn quốc tế, giải quyểt tranh chấp quốc tể... Đẻ nhận thức được đúng đắn vai
trò và tầm quan trọng của luật quốc tế trong thế giới hiện đại, một trong những nội
dung càn được quan tâm nghiên cứu là tiếp cận luậi quốc tế tù phương diện chức
năng.Vì vậy, tập trung nghiên cứu để làm rõ các vẩn đề lý luận về chức năng bảo vệ
cua luật quốc tế cũng như thực tiễn thực hiện chức năng bảo vệ thông qua quy định
của một số nganh luật, chế định pháp luật thuộc hệ thống pháp luật quốc tế là hết sức
cần thiết.
II. Tình hình nghiên cứu
Có thể knẳng định, ở Việt Nam hiện nay hầu như chưa có cơng trình nào trực
tiếp đề cập và nghiên cứu vẩn đề về chức năng của luật quốc tế nói chung và chức
năng 'ữằo vệ

CLỈa

luậl qưốc lế nói riêng. Những vẩn dề chức năng của pháp Luật nói

chung mới chỉ được đề cập đến trong một số giáo trình về Lý luận nhà nước và pháp
luật. Hệ thống tài liệu phục vụ nghiên cứu giảng dạy luật quốc tế ở Việt Nam, các

sách tham khảo hoặc chuyên khảo về/liên quan đến Luật quốc tế hầu như chỉ tập
trung vào những vấn đề thời sự hoặc truyền thống của luật quốc tế, cịn giáo trình về
1


luật quốc tế đều được kết cẩu khá giống nhau (ngoài phần chung đề cập một số vấn
đề lý luận về luật quốc tế, phần riêng tiếp cận một số ngành luật và chế định pháp
luật cơ bản của luật quổc tế). Các đề tài nghiên cứu, bài viết đã được công bổ cũng
chưa đề cập hoặc liểp cận chức năng bảo vệ của luật quốc tế.

III. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đe tồi nghiên cứu hướng tới các mục đích sau:
Thứ nhất, nghiên cứu luật quốc tế với cách tiếp cận mới - từ phương diện
chúc năng, nhóm tác giả tập trung làm sâu sắc các vấn đề lý luận về chức năng bảo
vệ cùa luật quốc tế.
Thứ hai, thông qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về
chức năng bảo vệ của luật quốc tế, đưa ra những kết luận khoa học về chức năng bảo
vệ và một số giải pháp tăng cường hiệu quả của chức năng bảo vệ của luật quốc tế.
Thứ ba, cung cấp nguồn tài liệu hữu ích cho công tác nghiên cứu, giảng dạy
và học tập luật quốc tể đối với cả hộ đào tạo cử nhân và sau đại học ở Đại học Luật
Hà Nội nói riêng và các cơ sở đào tạo luật nói chung.
IV. Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Nghiên cửu những vẩn đề lý luận cơ bán về ỡhí 'Cnăng bảo vệ cua luật quốc tế.
- Nghiên cứu thực tiễn về chức năng bảo vệ của luật quốc tế thông qua một sổ
ngành luật và chế định pháp luật thuộc hệ thống luật quốc tế.
V. P hư ơng pháp nghiên cứu
Đe đạt được mục đích nghiên cứu và đáp ứng các yêu cầu đặt ra, nhóm nghiên
cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa học pháp
lý như phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để làm rõ các vấn đề lý luận.
VI. N ội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu chủ yếu của đề tài là những vấn đề lý luận về chức năng
bảo vệ của luật quốc tế như cơ sở chức năng bảo vệ của luật quốc tế; cách thức thực
hiện chức năng bảo vệ của luật quốc tế; giới hạn thực hiện chức năng bảo vệ của luật
quốc tế bảo vệ của luật quốc tế...T ừ đó, đề tài cũng sẽ đề cập thực tiễn thực hiện
chức năng bảo vệ của luật quốc tế trong một sổ lĩnh vực như giải quyết tranh chấp,
xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế, giái trừ quân b ị....

2


Các nội dung nơhiên cứu trên đây được thể hiện trong các chuyên đẻ
ngbiên cứu sau:
Chuyên đề 1: Khái quát về chức năng bảo vệ của luật quốc tế.
Chuyên đề 2: Mục đích và chức năng bảo vệ của luật quốc tế.
Chuyên đề 3: Các hình thức thực hiện chức năng bảo vệ của luật quốc tế.
Chuyên đề 4: Giới hạn chức năng bảo vệ cua luật quốc tể.
Chuyên đề 5: Chức năng bảo vệ của luật quốc tế thông qua các biện pháp an
ninh tập thể.
Chuyên đề 6: Thực hiện chức năng bảo vệ của luật quốc tế thông qua hoạt
động giải trừ quân bị và củng cổ lòng tin.
Chuyên đề 7: Thực hiện quyền tự vệ và chức năng bảo vệ của luật quốc tể.
Chuyên đề 8: Thực hiện chức năng bảo vệ của luật quốc tế bằng các biện pháp
vũ trang tập thể.
Chuyên đề 9: Thực hiện chức năng bảo vệ của luật quốc tể trong lĩnh vực môi
trường.
Chuyên đề 10: Hoạt động giải quyết tranh chii.p của các tổ chức quốc tế liên
chính phủ với việc thực hiện chức năng bảo vệ của luật quốc tế.
Chuyên đề 11: Iloạt động giái quyết tranh chấp tua các thiết chế tầĩ phán với
việc thực hiện chức năng bảo vệ của luật quốc tế.
Chuyên đề 12: Chức năng bảo vệ của luật quốc tể trong lĩnh vực phòng chống

tội phạm quốc tế.
Chuyên đề 13: Chức năng bảo vệ của luật quốc tế trong lĩnh vực tương trợ tư
pháp và dẫn độ tội phạm.
Chuyên đề 14: Chức năng bảo vệ của luật quốctể với việc xác lập và thực thi
trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia.
Chuyên đề 15: Chức năng bảo vệ của luật quốctế với việc xác lập và thực thi
trách nhiệm pháp lý của tổ chức quốc tế.


PH Ầ N T H Ú HAI
BÁO CÁO TỎNG THUẬT
I. LÝ LU Ậ N VÈ CH Ứ C N Ă NG BẢ O VỆ CỦA LUẬT QƯÓC TÉ
1. Khái quát về chức năng bảo vệ
Theo quan điểm học thuật đã được xây dựii? và ghi nhận, chức năng của pháp
luật được hiểu là “nhữngphương diện tác động chù yếu cùa pháp luật lên các quan hệ
xã hội và hành vi của các cả nhân”. Pháp luật có các chức năng chủ yểu: "chức năng
điều chỉnh, chức năng bảo vệ, chức năng giáo dục”1. Trong quá trình thực hiện chức
năng, bản chẩt cũng như vai trò, giá trị xã hội của pháp luật được thể hiện đậm nét
trong thực tiễn. Bên cạnh việc phân loại nêu trên, dựa trên các cơ sờ tiêu chí khác
nhau, các chức năng của pháp luật còn được chia thành chức năng đánh giá, chức năng
nhận thức hoặc chỉ giới hạn trong 2 chức năng chủ yểu mà bất kì hệ thống pháp luật
nào cũng đều có là chức năng điều chỉnh và chức năng bảo vệ.
Chức năng điều chỉnh của pháp luật được thể hiện ở hai nội dung. Thứ nhất,
pháp luật ghi nhận các quan hệ chủ yếu trong xã hội, chấp nhận loại hình quan hệ xã
hội Cần thiết nào đó trong phạm vi điều chỉnh cửã mình. Có thé nói, đây là quá trình
"trật tự hỏa ” các quan hệ xã hội của pháp luật, đưa chúng vào các khuôn mẫu, phạm
vi xác định. Thứ hai, pháp luật phải bảo vệ cho sự phái Iriển và hoàn thiện các quan
hệ xã hội một cách ổn định và vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu cho các quan
hệ xã hội đã được “trật tự hỏa ” phát triển theo định hướng nhất định phù hợp nhất
với quy luật vận động khách quan của quan hệ xã hội cũng như bảo đảm quyền lợi,

lợi ích của cộng đồng. Pháp luật thực hiện chức năng điều chình bằng các phương
thức ấn định, cho phép, nghiêm cấm, khuyến nghị cũng như quy định các quyền và
nghĩa vụ tương hỗ giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.
Cùng với chức năng điều chinh, pháp luật có chức năng bảo vệ các quan hệ
xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật bằng biện pháp áp dụng các nguyên
tac, các quy phạm pháp lý bao vệ quá trình thực thi, tuân thủ pháp luật theo các trình
tự, thủ tục pháp lý nhất định đổi VỚI các hành vi vi phạm pháp luật. Các hành vi này
sẽ được ngăn ngừa hoặc trừng phạt bằng hệ thong các biện pháp cưỡng chế ghi nhận
trong chế định trách nhiệm phap lý do chủ thể có thẩm quyền thực hiện. Với chức
1H oàng Thị Kim Quế, Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb. Đại học quổc gia Hà Nội, 2007, tr.286.

4


năng bảo vệ, pháp luật có vai trị khơng thể phủ nhận trong việc bảo vệ các quyền và
lợi ích hợp pháp của các chủ thể pháp luật, trật tự các quan hệ xã hội.
Chức năng giáo dục của pháp luật được thực hiện thông qua sự tác động của
pháp luật vào ý thức và từ ý thức đến hành vi xử sự của chủ thể pháp luật, hướng
cho hành vi của họ phù họp với yêu cầu của pháp luật, của cộng đồng và chính bản
thân chủ thể. Chưc năng giáo dục làm cho chủ thể hữu quan nhận thức được rằng họ
phải xử sự như thế nào khi ở vào hoàn canh mà pháp luật xác định và nếu khơng xử
sự như vậy thì họ - chủ thể pháp luật phải gánh chịu hậu quả tiêu cực như thể nào
theo luật định.
Các luận điểm khoa học về chức năng của pháp luật trên đây cũng hoàn toàn
phù hợp với luật quổc tế. Tuy nhiên, do bản chất và đặc trưng riêng của hệ thổng
pháp luật này, các chức năng của luật quốc tế có những khác biệt nhất định.
Trong khoa học luật quốc tế, thuật ngữ “chức năng” được hiểu rất rộng và đa
nghĩi như mục đích, nhiệm vụ, hoạt động, hành động, hiệu quả, kết quả... Mặt
khác, cùng với thuật ngữ “chức năng ”, các thuật ngữ khác cũng có thể đuợc sử
dụn^ độc lập hoặc thay thế cho thuật ngữ chức năng2. Sự thiếu nhất quán, lộn xộn

trong sử dụng thuật ngữ “chức năng" trong thực tiễn quốc tế trong nhiều trường
hợp 1à khi<:n thui 1 ngừ “chức nàng ” mất đt tính chất “chức nàng” và khơng cịn là
cơn£ cụ hiệu quả để nhận thức và hiểu biết khi nghiên cứu luật quốc tể. Vì vậy, việc
đưa a một định nghĩa khoa học, thống nhất về “chức năng” là vơ cùng cần thiết và
có thể tạo thuận lợi cho quá trình nghiên cứu các vấn đề lý luận quan trọng của luật
r
A
.

ĩ
1A

quôi tê.
Theo nghĩa hiểu của khoa học pháp lỷ quốc tể, chức năng được coi là q
trình ác động nhằm mục đích thực hiện các nhiệm vụ của luật quốc tế. Khi thực hiện
chức lăng của mình, luật quốc tế chỉ tác động trong phạm vi giới hạn thẩm quyền đã
ấn định. Định nghĩa này đã chỉ rõ sự gắn bó giữa thuật ngũ “chức năng" với thuật
ngữ 'nhiệm v ụ ”, theo đó “nhiệm v ụ ” là khn mẫu, cịn “chức năng” là q trình
đạt được khn mẫu (thực hiện nhiệm vụ). Bên cạnh đó, định nghĩa đã làm sáng tỏ
và phàn biệt thuật ngữ “chức năng" và thuật ngữ "thẩm quyền”. Thẩm quyền được
hiểu ầ phạm vi tác động về khách thể, nghĩa là phạm vi các lính vực mà luật quốc tể
2 Ví dụ trong Hiến chương LHQ có tiểu mục với tiêu đề "chức năng và thầm quyền ” ghi nhận quyền hạn và
nhiệm 'Ị1 cùa các cơ quan chính LHQ; Hiên chương ILO sử dụng thuật “chức năng” chỉ phạm vi nhiệm vụ của
văn phong lao động quốc tế của ILO; Hiến chương U N E S C O Điều 1 quy định về mục đích và nhiệm vụ của
Tơ chứ:, trong khi đó H iên chương W H O lại phân biệt mục đích với chức năng hoạt động của Tô chức quốc
tế...

5



có quyền hoặc cần phải giải quyết và thẩm quyền không chỉ hiểu đơn giản là phạm vi
các công việc mà còn bao gồm cả quyền lực để thực luện các cơng việc đó. Như vậy,
chức năng của luật quốc tế được giới hạn trong khuôn khố thẩm quyền của nỏ và
việc thực hiện chức năng không được vượt quá thẩm quyền.
Trong khoa học pháp lý quốc tế, chức năng bảo vệ và chức năng điều chỉnh
luôn được xếp ở hàng đầu và được khẳng định trong các tài liệu, sách báo, tạp chí
nghién cứu luật quốc tế của các quốc gia và quốc tế. Đánh giá chung, chức năng bảo
vệ cửa luật quốc tể được hiểu là quá trình tác động nhằm mục đích thực thi nhiệm vụ
bảo xệ các quyển lợi và lợi ích hợp pháp của các chủ thế luật quổc tế, trong đó có
quốc gia - chủ thể quan trọng nhất của ỉuật quốc tế. Phương diện tác động chủ yếu
của chức năng bảo vệ là nhằm ngăn ngừa và trừng trị các hành vi vi phạm luật quốc
tế, bào vệ các chủ thể luật quốc tế (chủ thể được bảo vệ) và các quyền lợi và lợi ích
hựp pháp được luật quốc tế quy định. Chức năng bảo vệ của luật quốc tế được thể
hiện '.rong các nguyên tắc, các quy phạm chung cũng như các quy phạm và nguvên
tắc đ uyên ngành của các ngành hoặc chá định pháp luật thuộc hệ thống luật quốc tế.
điển hình như Luật nhân đạo quốc tế với các định chế quyền phịng vệ chính đáng,
quyền thành lập các liên minh qn sự có tính chất phịng thủ, nghiêm cẩm việc sử
dụng một số loại vũ khí... Luật hình sự quốc tế với các chế đinh ngăn ngừa và trừng
trị tội phạm quốc tể (tội ác quốc tế); chế định dẫn độ tội phạm, đặc biệt là dẫn độ tội
phạm cỏ tính chất quốc tế để xét xử và trừng trị; chế định thẩm quyền xét xư hình sự
quốc tế... nhằm bảo vệ các quốc gia và cộng đồng dân cư trước thảm họa chiến
tranh khủng bố quốc tế hay diệt chủng... Chế định giải quyết tranh chấp của luật
quốc tể quy định các nguyên tắc, các quy phạm jus cogens cùng hệ thống thiết chế
quốc tế giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hịa bình. Chế định trách nhiệm pháp lý
quốc ể với các quy định về hình thức thực hiện trách nhiệm như bồi thuờng thiệt hại,
trách nhiệm phi vật chất vừa góp phần thực thi mục đích bảo vệ vừa có tác dụng
ngăn Igừa các hành vi vi phạm luật quốc tế trong đời sống quốc tể... Ngoài ra, chức
năng ^ảo vệ của luật quốc tế còn được thể hiện trong các chế định pháp lý quốc tể
khác. Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chức năng bao vệ của luật quốc tế
trong một số chế định nhất định. Nghiên cứu chức năng bảo vệ của luật quốc tế tức là

nghiêi cứu nội dung pháp lý của các chế định đã trình bày ở trên.
■ Co’ sở của chức năng bảo vệ
-

Cơ sở lý luận
6


Cơ sở lý luận của chức năng bảo vệ nằm trong nội hàm bản chất, khái niệm và
các dặc trưng của luật quốc tế.
Thỏa thuận là bản chất đặc trưng của luật quốc tế và xuyên suốt quá trình xây
dựĩig, thực thi và đảm bảo tuân thủ luật quốc tế. Thỏa thuận vừa dựa trên cơ sở bình
đẳng vừa tạo ra sự bình đẳng trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia - chủ thể chủ
yếu, cơ ban của luật quốc tể, qua đó tạo tiền đề bảo vệ các quốc gia có vị thế bình
đăng trong tồn bộ lộ trình xây dựng, thực thi và đảm bảo thực thi luật quốc tế trong
đời sổng quốc tể, không cho phép bất kì quốc gia nào xâm hại tới quyền và lợi ích
họp pháp của các quốc gia khác. Ngay cả các ngoại ]ệ do các quốc gia thỏa thuận như
quyền veto của các nước ủy viên thường trực LHQ cũng nhằm đảm bảo hịa bình và
an ninh quốc tế, nếu các quốc gia này khơng lạm dụng nó3. Định nghĩa luật quốc tế
trong bất kỳ sách báo, tài liệu nào cũng đều nhấn mạnh bản chất thỏa thuận của luật
quốc tế, đồng thời bao quát khá đầy đủ các đặc trưng quan trọng của hệ thống pháp
luật quốc tế, qua đó chức năng bảo vệ cua luật quốc tế đã được đề cao trong lý luận
luật quổc tế, bởi vì nội dung các đặc trưng này qua phân tích phản ánh rõ và đây đủ
hơn chức năng bảo vệ của luật quốc tế trong thực tiễn áp dụng luật quốc tể, cụ thể hơn
là các chế định pháp lý quốc tế có liên quan4.
V(Vi đặc trung về đối tượng điều chỉnh, sự đani bảo quyền bình đẳng giữa các
quốc gia đã được khẳng định tạo cơ sở bảo vệ các chủ thể luật quốc tể trước bất kì
hanh vi xâm phạm nào tới quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Trường hợp có sự vi
phạm, chủ thể bị hại có thể sử dụng các biện pháp được luật quốc tế quy định bảo vệ
mình trong quan hệ quổc tế. Trong đặc trưng về chủ thể, dù quyền và nghĩa vụ pháp

lý của các loại chủ thể luật quốc tế có thể khác biệt nhưng về nguyên tắc, giữa các
chủ thể ln tồn tại sự bình đẳng và tự nguyện - nền tảng vững chắc cho hành vi bảo
vệ của các chủ thể theo đúng quy định của luật quốc tế.
Đặc trưng tiếp theo là quá trình xây dựng và thực thi luật quốc tể của các chủ
thể luật quốc tế. Xuất phát từ sự bình đẳng, mỗi quốc gia đều có quyền tự nguyện
trong q trình xây dựng cũng như tham gia các điều ước quốc tế trên cơ sở đánh
giá, cân nhắc quyền và lợi ích có thể có được với sự tơn trọng quyền, lợi ích của các
chủ thể khác trong quan hệ quốc tế. Mặt khác, dù khơng có một bộ máy cưỡng chế

3 Năm ủy viên thường trực gồm Hợp chủng quổc Hoa kỳ, Cộng hòa Pháp, Liên bang Nga, Cộng hòa nhân dân
Trung hoa, Vưcmg quốc Anh.
4 Xem thèm Đại học Luật H à Nội, Giáo trìnhLuật quắc íế , Nxb. Cơng an nhân dân, năm 2012, trg.8.

7


tập trung chuyên trách như luật quốc gia nhưng khi quyền và lợi ích họp pháp bị xâm
h ạ c á c quốc gia đều có quyẽn sử dụng các biện pháp cưỡng chế rièng lẻ hoặc tập
thé như tự vệ, trả đũa đơn phương hoặc các biện pháp an ninh tập thể được ghi nhận
trcng các quy phạm luật quốc tế để bảo vệ mình. Thơng qua q trình đảm bảo công
bằig ờ mức độ khác nhau các quyền và lợi ích của các chủ thể, trật tự pháp lý quốc
tế iược bảo vệ trong tiến trình phát triển.
Các luận điêni được thống nhất trong khoa học luật quốc tế về bản chất, khái
num, các đặc trưng của luật quốc tế chính là cơ sở lý luận về chức năng của luật
quic tế nói chung và chức năng bảo vệ nói riêng.
-

Cơ sở pháp lý

Cơ sở pháp lý của chức năng bảo vệ của luật quốc tể chính là các nguyên tắc,

qu/ phạm pháp lý quốc tế được ghi Iihận trong các điều ước quốc tể hoặc các tập
qum quốc tế liên quan. Tuy nhiên, để phục vụ mục đích nghiên cứu, đề tài chỉ tiếp
cận nhóm ngun tắc cơ bản và nhóm nguyên tắc, quy phạm chuyên ngành liên quan
đến chức năng bảo vệ của luật quốc tể.
V

Các ngun tắc cơ bản của ìuật quốc tế

Đây là Iihóm các nguyên tắc thể hiện đầy đủ và thỏa mãn các điều kiện:
+ Nguvên tắc cư bản cua luật quốc tế là nguvên tắc phổ cập toan c ìu va không
bao gồm các nguyên tắc chuyên ngành.
+ Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tể là các nguvên tắc jus cogens.
+ Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được thừa nhận chung6.
Ngày 24/10/1970 Đại hội đồng LHQ đã thông qua Tuyên bổ về các nguyên
tắc luật quốc tể liên quan đến các quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc g.a phù
hen với Hiến chương LHQ trong đó đã ghi nhận 07 nguyên tắc. v ề cơ bản, những
nguyên tắc này giống với các nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến chương7.
Với các nguyên tắc cơ bán của luật quốc tế, chức năng bảo vệ của luật quốc tế


sở pháp lý rất rõ ràng và việc thực thi trên thực tế cũng đã đạt được những kết

qui nhất định. Từ hệ thống nguyên tắc này, các chủ thể luật quốc tể đã xây dựng và
hom thiện các nguyên tắc, quy phạm chuyên ngành cụ thể hóa chức năng bảo vệ của
luậ quốc tế trong thực tiễn quốc tế.

5 v< cơ chế thực hiện chế tài của luật quốc tế, một số tài liệu sử dụng thuật ngữ “tự cưỡng chể” để chi tính chất
đặc^-hù của cơ chê này.
fTMGIMO, Giáo trình Luật quốc tế, Nxb. Quan hệ quốc tế, Mátxcơva, 2007.
7Xen thêm Đ iều 2 Hiến chương Liên hợp quốc.


8


'r

Các nguyên tắc và các quy phạm chuyên ngành của luật quốc tế

Trong một hệ thống pháp luật sẽ có các nguyên tắc, quy phạm pháp luật, chế
định và ngành luật thực hiện chức năng bảo vệ với tính chất và mức độ triệt để hơn
các chế định pháp luật khác, rhuộc nhóm này bao gồm: trách nhiệm pháp lý quốc tế,
luật hình sự quốc tế, giải quyết tranh chấp quốc tể bằng các biện pháp hịa bình, luật
an ninh quốc tể...
Trong chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế, các quy phạm tập qn quốc tế
có vai trị thong trị cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù ngay từ năm 1956 ủ y ban luật
quổc tế LHQ theo sự ủy nhiệm của Dại hội đồng đã tiến hành pháp điển hóa chế định
này và đến năm 2001 đã hoàn thành bản dự thảo điều ước quốc tế về “trách nhiệm
của quốc gia đổi với hành vi trái pháp luật quốc tế”. Tuy nhiên, Đại hội đồng LHQ
đã không thông qua cho dù nhiều nội dung thể hiện các quy phạm tập quán quốc tế.
Măc dù thiếu vắng một điều ước quốc tể tổng thể cỏ tính tồn cầu về trách nhiệm
pháp lý quốc tế nhưng chức năng bảo vệ của chế định này vẫn được bảo đảm thực thi
bằng các quy phạm tập quán cũne như các quy phạm, quy định được ghi nhận trong
một sổ điều ước quốc tế chuyên ngành như các điều khoản có liên quan của Công
ước Luật biển 1982; Hiệp ước về các nguyên tắc hoạt động của quốc gia trong vũ trụ
năm 1960 và một số các công ước chuyèn môn vè trách nhiệm đổi với thiệt hại vủ
trụ, hạt nhàn.
Luật HSQT đã ghi nhận các nguyên tắc như: không áp dụng thời hiệu tổ tụng
đối với các tội phạm quốc tế (tội ác quốc tế), trừng trị bằng hình luật các tội ác quốc
tể ... Ngoài ra, các tập quán quốc tế truyền thống có tính chất là ngun tắc pháp luật
chung như dẫn độ hoặc xét xử, không ai bị xét xử hai lần vì một hành vi phạm tội,

khơng có tội nếu khơng có luật... góp phần thực hiện hiệu quả chức năng bảo vệ.
Trong thực tiễn lập pháp quốc tế, các nguyên tắc, quy phạm của luật HSQT đã được
pháp điển hóa và ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế có tính phổ cập như Quy chế
Rome 1998 về Tịa án hình sự quốc tế (ICC), trước đó là các Hiệp ước thành lập Tịa
án Qn sự Nuremberg và Tokyo sau đại chiến thế giới thứ II; các điều ước quốc tế
đa phương toàn cầu về ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm hình sự quốc tế; các điều
ước quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự hoặc dẫn độ tội phạm.
Chế định giải quyết hịa bình tranh chấp quốc tế được hình thành dựa trên hai
nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là cấm sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực trong
quan hệ quốc tể và giải quyết hịa bình các tranh chấp quốc tế, bao gồm các quy phạm
9


ghi nhận quyền lựa chọn các biện pháp hịa bình giải quyết tranh chấp: thỏa thuận lựa
chọn hoặc thành lập các thiết chế tài phán; các quy phạm về trung gian, hòa giải...
Các quy phạm này được ghi nhận trong nhiều văn kiện như Công ước 1899 và Công
ước 1907 về gùi quyết hịa bình các tranh chấp quốc tế, Quy chế Tịa án cơng lý quốc
tế8. Qu> chế Tịa án luật biển, Trọng tài luật biển9...
Luật an ninh quốc tế có các nguyên tắc là cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ các
qu/ển và lợi ích sổng cịn của các quốc gia trong một thế giới ngày càng bất ổn, điển
hình như ngun tắc an ni ìh khơng chia cắt, nguyên tắc an ninh bình đẳng, nguyên
tắc giải trừ quân b ị... Nội dung pháp lý của các nguyên tắc này được ghi nhận trong
Hièn chương LHQ; các điều ước quốc tế đa phương toàn cầu về giải trừ quân bị, các
điều ước quốc tể khu vực; các thỏa thuận trong lĩnh vực giải trừ quân bị, xây dựng
cái biện pháp củng cố lòng tin, thiết lập các khu vực phi hạt nhân; các thỏa thuận
soi.g phương về hịa bình và hữu nghị...
Khoa học luật quốc tế đã khẳng định cơ sở lý luận và pháp lý của chức năng
bảo vệ của luật quốc tế được trình bày trên đây đã tạo dựng hệ thống nguồn luật
hưmg tới mục đích bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các loại chủ thể luật
quỏc tế, trong đó quốc gia - chủ thể quan trọng ìứiất, đặc biệt cần phải đưực bảo vệ

troig đời sống quốc tế.
Luật quốc tể bảo vệ các chủ thể của mình trong quá trình tham gia quan hệ
quoc tể, cụ thể là bảo vệ các quyền và lợi ích của chúng khi tham gia vào đời sống
qucc tế, đây là những lợi ích vật chất hoặc phi vật chất mà các chủ thể luật quốc tể
mcng muốn đạt được thông qua việc thực hiện quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý
đươc luật quốc tế ấn định. Trong khoa học pháp lý quốc tế, các giá trị (lợi ích) kể
trêi là khách thể của quan hệ pháp lý quốc tế, cụ thể hơn là các đổi tượng mà từ đó
phit sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tể.
2. Mục đích và nội dung chức năng bảo vệ của luật quốc tế
Trên cơ sở tiêu chí đặc trưng của sự tác động, quan hệ pháp luật quốc tế được
chù thành: quan hộ pháp luật quốc tể điều chỉnh và quan hệ pháp luật quốc tế bảo vệ.
Quin hệ pháp luật điều chỉnh là quan hệ được hình thành dựa trên các quy phạm
phip luật có chức năng điều chỉnh với nhiệm vụ tổ chức, phát triển và củng cổ các

8Văi bản này là một bộ phận cấu thành Hiến chương Liên hợp quốc.
9Xen thêm các phụ lục VII, V lIIC ô n g ước Luật biền 1982.

10


quan hệ xã hội theo mục đích cụ thể. Cịn quan hệ pháp luật bảo vệ là quan hệ đưọc
xây dựng dựa trên nền tảng các quy phạm pháp luật có chức năng bảo vệ nhằm đảm
bảo các quan hệ xã hội vận hành an toàn, phát triển ổn định và bền vững. Quan hệ
pháp luật bảo vệ là loại hình quan hệ gắn liền với hành vi vi phạm pháp luật, mọi
hành vi này đều bị xử lý theo các quy định của pháp luật và đương nhiên các quan hệ
pháp luật có chức năng bảo vệ được hình thành thông qua hoạt động áp dụng pháp
luật (áp dụng các quy phạm pháp luật có mục đích phịng ngừa, ngăn chặn và trừng
phạt hành vi vi phạm pháp luật).
Các quan hệ pháp luật bảo vệ luôn thể hiện trong nó chức năng bảo vệ, thể
hiện phương diện tác động chủ yếu là bảo vệ các chủ thể pháp luật cùng quyền lợi,

lợi )ch hợp pháp của chúng trong đời sổng xã hội. Cũng như mọi quan hệ pháp luật
khác, quan hệ pháp luật bao vệ bao gồm: chủ thể, khách thể và quyền, nghĩa vụ pháp
lý cua chủ thể10. Nghiên

LU

ã đối tượng được bảo vệ của pháp luật chỉnh là tìm hiểu

nội dung của quan hệ pháp lý bảo vệ dựa trên cơ sở các nguyên tắc, các quy phạm
cỏ chức năng bảo vệ cùng với mục đích của chủng. Như vậy, khỉ đề cập tới đối tuọng
bảo vệ của luật quốc tể, chúng ta phải nghiên cứu các quyền và nghĩa vụ pháp lý chủ
thể và mục đích bảo vệ của hệ thống luật quốc tế, cụ thể là các ngành luật, chế định
phảp luật, quốc tế cỏ chức năng ngăn ngửa, trừng trị

CÚ C

hành vì vi phạm luật quốc

tế trong các lĩnh vực của đời sổng quốc tế.
■ Mục đích bảo vệ của luật quốc tế
Các mục đích bảo vệ của luật quốc tế được nghiên cứu, phân tích và đúc kết
từ cac điều ước quốc tế đa phương toàn cầu quan trọng như Hiến chương LHQ, các
cônị, ước quốc tế phổ cập về các lĩnh vực quan hệ quốc tế chuyên biệt, các văn kiện
9
*

r
. Ạ

quôc t ê . . .


Mục đích đầu tiên và quan trọng nhất của chức năng bảo vệ cùa luật quốc tế
là duy trì hịa bình và an ninh quốc tế. Vì vậy, luật quốc tế có các ngun tắc, quy
phạn cho phép áp dụng các biện pháp tập thể có hiệu quả nhằm ngăn chặn sự đe dọa
hịa bình cũng như loại bỏ chúng nhằm trừng phạt các hành vi xâm lược và các vi
phạn hịa bình khác. Bên cạnh đó, luật quốc tế cịn có các quy phạm hạn chế và giải
quyét các tranh chấp hoặc tình thế tranh chấp có thể dẫn đến việc đe dọa hịa bình và
an nnh quốc tế cũng như các nguyên tắc quy phạm mang tính chất bảo đảm, tạo điều
kiện thuận lợi cho các hoạt động chức năng của tổ chức quốc tế liên chính phủ tồn
10 Troig khoa học pháp lý còn đ ư ợ c gọi là nội dung của quan hệ pháp luật.

11


cầu hioặc khu vực trong quá trình thực tl)■các nhiệm vụ quốc tế được giao phó như
LHQ với các chiến dịch duy trì hịa bình và an ninh quốc tế; tổ chức OSCE với sứ
m ệnh đảm bảo hịa bình, an ninh ở khu vực châu Âu...
Mục đích tiếp theo của luật quốc tế trong quá trình thực hiện chức năng bảo
vệ cua mình là nhằm phát triển các quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, dựa trên cơ sở
tơn trọng ngun tắc bình đẳng, dân tộc tự quyết và sử dụng các biện pháp phù hợp
khác để củng cố hịa bình, an ninh chung, qua đó, giải quyết các vấn đề kinh tế, văn
hóa, x ã hội và nhân đạo, đảm bảo sự phát triển tiến bộ của các loại hình quan hệ
quốc tế nêu trên ở phạm vi tồn cầu.
Từ góc độ quyền con người, luật quốc tể với các ngun tắc và quy phạm của
mình có mục đích đạt được hệ thống chuẩn mực chung về quyền con người bằng các
quy định ủng hộ và khuyến khích sự tơn trọng quyền con người và quyền tự do cho
tất cá khơng có sự phân biệt đỗi xử vì lv do tơn giáo, chủng tộc, ngơn n g ữ ... từ đó
hạn chế xung đột, mâu thuẫn giữa các dân tộc, các tôn giáo, tránh được “sự va
cỉtạm ” giữa các nền văn minh.
Xuất phát từ cơ sở nghiên cửu về lý luận và thực tiễn quốc tể, có thể khẳng

định luật quốc tế với những chức năng của mình (trong đó có chức năng bảo vệ) là
cơng cụ pháp lý quốc tế quan trụng và cần tỉũết để thống nhắt hóa các hoạt động
quốc tể nhằm hướng tới các mục đích nêu trên.


Nội dung bảo vệ theo luật quốc tế

Như đã khẳng định ở phần nghiên cứu trên, quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế
trong mối quan hệ luật quốc tể bảo vệ là nội dung của quan hệ này, có thể coi nội
dung đó là phần cốt lõi của quan hệ pháp luật bảo vệ với luận điểm: quan hệ pháp
luật sẽ không tồn tại nếu như khơng có quyền và nghĩa vụ pháp lý cua các chù thể
tham gia. Nghiên cửu nội hàm các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể trong quan
hệ pháp lý quốc tế gắn liền với vấn đề quyền năng chủ thể luật quốc tế. Chủ thể luật
quốc tế khác nhau sẽ có quyền năng chủ thể khơng giống nhau. Đồng thời, khi
nghiên cứu quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ luật quốc tế bảo vệ cần
lưu ý quyền chủ thể là khả năng xử sự (hành vi) của chủ thể quan hệ pháp luật được
luật quốc tể bảo đảm thực thi và thụ hưởng bàng các biện pháp đặc thù của luật quốc
tể, cịn nghĩa vụ pháp lý khơng phải là khả năng xử sự mà là hành vi bắt buộc phải
xử sự của chủ thể luật quốc tế với biện pháp chế tài đặc trưng của luật quốc tế, có

12


rrmc đích cưỡng chế chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý. Các hành vi xử sự này
đuợc thể hiện ở dạng hành động hoặc không hành động.
Quốc gia có các quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ ban có tính chất chung thuộc
phim vi bảo vệ của luật quốc tế. Các quyền và nghĩa vụ này được hình thành và phát
trièn phù hợp với quá trình phát triển tiến bộ của luật quốc tể.Điển hình như quyền
bình đẳng về chủ quyền và bình đẳng pháp lý; quyền được tự vệ cá nhân hoặc tập
th'.... Tương ứng với các quyền chủ thể cơ bản nêu trên, các quốc gia có các nghĩa

vụ pháp lý trong quan hệ pháp lý quốc tế như tôn trọng chủ quyền của các quốc gia
trcng quan hệ quốc tế; Tôn trọng nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ
eũig như biên giới quốc gia; Không sử dụng vũ lực và đe dọa bàng vũ lực trong
qmn hệ quốc tể...
Trong quan hệ pháp luật quốc tế bảo vệ, các quyền và nghĩa vụ pháp lý nêu
trêi của quốc gia đã được bảo vệ, dựa trên các quy định về ngăn ngừa và trừng phạt
các hành vi vi phạm luật quốc tế. Tổng thể các quyền và nghĩa vụ này tạo nên nội
hàn bao vệ của luật quốc tế, có thê th ắn g định: việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
phip 1ý của chủ thể là cầu nổi giữa chúng vói khách thể của quan hệ pháp luật với
ngiĩa hiểu việc thực thi và tuân thủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý đều hướng tới
nhĩng giá trị và lợi ích nhất định (đỏ là khách thể của ciuan hệ pháp luật).
Ngoài quốc gia là chủ thể chủ yếu, quan trọng nhất, luật quốc tể cịn có các
loậ chủ thể khác như tổ chức quốc tế liên chính phủ, một số chủ thể đặc biệt... Chức
năig bảo vệ cưa luật quốc tế cũng được thể hiện rõ trong lĩnh vực bảo vệ các chủ thể
nàT cùng các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chúng trong đời sống quốc tế chỉ với
một sự khác biệt quan trọng là phạm vi, mức độ các quyền và nghĩa vụ chủ thể của
chmg thường hẹp hơn so với quốc gia còn mức độ bảo vệ thì hồn tồn ngang bằng
nhíu.
3. Hình thức thực hiện chức năng bảo vệ của luật quốc tế
Từ góc độ học thuật, thực hiện chức năng bảo vệ của pháp luật chính là thực
hiệi các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp
củi chủ thể. Thực hiện luật quốc tế là quá trình hoạt động có mục đích làm cho các
quỵ định của pháp luật quốc tế trở thành kết quả hoạt động thực cế của các chủ thể
luậ quốc tế. Toàn bộ những hành vi xử sự được tiến hành phù họp với các yêu cầu,
đo hỏi của luật quốc tể đều được coi là kết quả thực hiện thực tế các quy phạm luật
qutc tế theo đúng các quy định hữu quan của luật quốc tế.
13


Thực hiện chức năng bảo vệ của luật quổc tê năm trong nội hàm thực hiện các

nguytn tắc, các quy phạm pháp lý quốc tế thuộc các ngành luật, chể định luật quốc tể
có đặ: trưng nổi trội là bảo vệ. Căn cứ vào tính chất của hoạt động thựchiện

luật

quốc le có các hình thức thực hiện pháp luật quốc tể sau:
Hình thức tuân thủ: Tuân thủ luật quốc tể (hành vi xử sự thụ động) là hình
thức thuc hiện pháp luật, theo đó chủ thể luật quốc tể phải tự kiềm chế khơng được
thực hiìn các hành vi xử sự mà luật quốc tể nghiêm cấm. Ví dụ, trong Công ước
1988 vé ngăn ngừa và trừng trị các hành vi tra tấn, đói xử vơ nhân đạo, dã man và hạ
thấp ) hin phẩm đã đưa ra quy định nghiêm cấm các hành vi ứng xử nêu trên đổi với
người tị giam giữ (tạm giam, tạm giữ, tù giam). Các quốc gia - thành viên Cơng ước
phải có nghĩa vụ tuân thủ quy định này, việc tuân thủ như vậy là hành vi xử sự họp
pháp vè được thể hiện ở dạng không hành động.
iTinh thức thi hành: Thi hành luật quốc tể là hình thức thực hiện luật quốc tể,
trong đo chủ thể luật quốc tế thực hiện nghĩa vụ pháp lý cua mình bằng hành vi tích
cực, the hiện ở dạng hành động. Điểm giống nhau giữa hai hình thức thực hiện luật
quốc tế nói trên là ở chỗ các chủ thể hữu quan đều có nghĩa vụ pháp lý phải thực
hiện, nhmg khác nhau ở mức độ và dạng hành vi. Ở hình thức tuân thủ, hành vi chủ
thê đưẹc thể hiện ờ dạng không hiuh động, cịn trong thi hành thì ln được biểu
hiện ở cạng hành động.
Tinh thức s ử dụng: Hình thức thực hiện luật quốc tế mà các chủ thể hữu
quan thrc hiện các quyền và tự do pháp lý của mình như quyền phịng vệ chính
đáng, qiyền an ninh tập thể... được luật quốc tế cho phép. Khác với hai hình thức
thực hitn nêu trên, hình thức sử dụng luật quốc tể có tính chủ động cao trong giới
hạn cácquyền được phép. Đây là quyền do vậy chủ thể luật quốc tể có thể thực hiện
hoặc lđịng thực hiện các quy pliạm cho phép nêu trên, thể hiện tự doý chí của chủ
thể mà :hơng có sự áp đặt, bắt buộc bất kì nào.
ỉìn h thức áp dụng: Hình thức thực hiện luật quốc tế trong đó cộng đồng
quốc tế (cả cấp độ tồn cầu hoặc khu vực) thơng qua các tổ ohứt quốc tế hoặc cơ

quan qiốc tế có thẩm quyền tố chức cho các chủ thể luật quốc tế thực hiện những
quy địn cua luật quốc tể hoặc tự mình căn cứ vào luật quốc tể xây dựng các quy
định làn phát sinh, thay đổi, đình chỉ hay chấm dứt các quan hệ luật quốc tế cụ thể.
Ở hĩnh hức này, các chủ thể luật quốc tế thực hiện quy định pháp lý quốc tế luôn
chịu sự-an thiệp của các thiết chế quốc tể có thẩm quyền.
14


Trong nhiều trường họp, quan hệ pháp luật quốc tế đã xuất hiện nhưng do có
sự tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý nên các bên không thể thực hiện được các
quyền và gánh vác nghĩa vụ của mình được. Việc áp dụng luật quốc tế là cần thiết dựa
trên cơ sở tự nguyện của các quốc gia tranh chấp tại cơ quan tài phán quốc tế. Phán
quyết được tuyên là kết quả cua việc áp dụng các quy định luật quốc tế một cách
chính xác. Thực tiễn xét xử của Tòa án quốc tế LIIỌ đã chứng minh cho hình thức áp
dựng luật quốc tể trong trường hợp này.
Xuất phát từ thực tiễn và lý luận, để thực hiện luật quốc tể trong không gian
quốc gia, các quốc gia thường sử dụng 2 phương thức sau đây:
- Phương thức áp dụng trực tiếp: các quốc gia có quyền sư dụng trực tiếp các
điều ước quốc tế mà quốc gia chấp nhận để điều chỉnh các quan hệ luật quốc tế phát
sinh khi cần mà khơng phải có sự chuyển hóa luật quốc tế vào hệ thống luật quốc gia.
Tuy nhiên, mức độ áp dụng trực tiếp phụ thuộc vào quyết định của từng quốc gia như
Luật cơ bản 1949 của Đức ghi nhận chỉ các nguyên tẳc được công nhận chung của luật
quốc tế là một phần của luật quốc gia, như vậy chỉ các nguyên tắc nay được sử dụng
trực tiếp, còn các điều ước quốc tế mà Đức là thành viên phải qua thủ tực chuyển hóa
do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành bằng hình thức đạo luật liên bang, khi đó điều
ước quốc tế mới có hiệu lực trong khơng giaii pháp lý CHLB Đức. Theo luật Việt
N an

các điều ước quốc tể (hoặc một phần của điều ước quốc tế) có nội dung chi tiết,


cụ thé và rõ ràng có thể được áp dụng trực tiếp mà không cần nội luật hóa12.
- Phương thức áp dụng thơng qua nội luật hóa:
Nội luật hóa là q trình “chuyển” các ngun tẳc, các quy phạm của luật
quốc tế vào hệ thống luật quốc gia để áp dụng nhằm đảm bảo các cam kết quốc tể
được thực thi. Trong thực tiễn, các cách thức sau đây thường được sử dụng13:
+ Biến đổi một văn bản điều ước quốc tể sang văn bản pháp lý quốc gia có
chung đối tượng và phạm vi điều chỉnh.
+ Dựa trên văn bản điều ước quốc tế, xây dựng văn bản pháp ìý quốc gia mới
có nội dung phù hợp với điều ước quốc tế.
+ Bổ sung, sửa đổi văn bản pháp lý quốc gia hiện hành đảm bảo thực hiện
quyền, nghĩa vụ pháp lý phù họp với điều ước quốc tế.

X e m thêm điều 6 Luật ký kết gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005.
l2M ộ t số tài liệu sử dụng thuật ngữ “chuyền hóa” .
13V .L .Tơnstưc, Luật quốc tế , Nxb. Wolter Kluwer, Matxcơva, 2010.

15


Như vậy, nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng bảo vệ cm mình, Luật quổc tế
cầm phải có hiệu lực pháp luật trong trật tự pháp lý quốc gia, qua đó bảo đảm việc thực
hiện các quy phạm, các ngun tắc luật quốc tế thơng qua các hình thức tuân thủ, thi
hành hoặc áp dụng.
4.

Giói hạn thực hiện chức năng bảo vệ của luật quốc tế

về nguyên tắc, giới hạn của chức năng bảo vệ của luật quốc tế đưực xác định
theo tiêu chí khơng gian, thời gian bảo vệ với yêu cầu cụ thể là trong một quan hệ
phap luật quốc tế bảo vệ, chức năng bảo vệ của luật quốc té được thực hiện từ thời

điếm nào, trong thời gian bao lâu và với những giới hạn nào trong không gian hiệu
lực của luật quốc tế.
-

Giới hạn về thòi gian thực hiện chức năng bảo vệ của luật quốc tế

Thời gian thực hiện chức năng bảo vệ cũng chính là thời gian thực hiện quan
hệ pháp luật quốc tế bảo vệ và như vậy gắn liền với thời điểm, thời hạn phát sinh và
tồn tại các sự kiện pháp lý quốc tế cùng với hệ lụy của chúng là các tranh chấp quốc
tể. Theo khoa học luật quốc tể, quan hệ pháp luật quốc tể xuất hiện, thay đổi và chấm
dứt sự tồn tạ dưới tác động của các quy phạm luật quốc tế và tác động của các sự
kiện pháp lý quốc tế, bao gồm sự biến pháp lý các loại và hành vi pháp lý của chủ thể
luật quốc tế. Chức năng bdơ vệ luật quốc tế xuất hiện cùng Jỉiẽ- VỚI thời điem phát sinh
quan hệ pháp luật quổc tế bảo vệ, nghĩa là cùng lúc với thời điểm xuất hiện sự kiện
pháp lý quốc tế.
Luật quốc tế quy định hành vi hợp pháp có thể làm phát sinh quan hệ pháp
luật quổc tế bảo vệ nếu trong luật quốc tể có nguyên tắc. quy phạm tương ứng và thời
điểm thực hiện hành vi này đồng thời là thời điểm khởi động chức năng bảo vệ của
luật quốc tế trong tồn bộ q trình thực hiện và chấm dứt hành vi pháp lý quốc tế.
Hàntìi vi vi phạm luật quổc tế là yếu tổ chủ yểu “kích hoạt” chức năng bảo vệ
của luật quốc tế, làm phát sinh quan hệ phát lý quốc tể bảo vệ. Hành vi này là những
xử sự trái với các quy định, cam kết quốc tế gây ra thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất
cho chủ thể khác hoặc cộng đồng quốc tế. Từ đây quan hệ pháp luật quốc tế bảo vệ
được hình thành giữa các chủ thê có liên quan, chức năng bảo vệ bắt đầu vận hành
thơng qua sử dụng các quy phạm ỉuậì quốc tế ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi
phạm đã, đang và sẽ được thực hiện trong tương lai.

16



-

Giói hạn về khơng gian thực hiện chức năng bảo vệ của luật quốc tế

Trong phạm vi quốc gia, luật quốc tế cũng có hiệu lực thi hành khi các quốc
gia áp dụng các phưong thức trực tiếp hoặc nội luât hóa. Tuy nhiên, luật quốc tế nói
chung và chức năng bảo vệ của nó nói riêng sẽ bị những hạn chế nhất định bởi
nguyên tắc chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công nội bộ của quốc gia cũng
như các trườno hợp miễn trách nhiệin pháp lý quốc tế.
Trong phạm vi lãnh thổ, quốc gia toàn quyền thực hiện các hoạt động với điều
kiện các hành vi đó không bị luật quốc tế nghiim cẩm. Như vậy, luật quốc tế khi
được áp dụng thực tế với chức năng bảo vệ của mình sẽ có những hạn chế nhất định.
Công việc nội bộ của một quốc gia được xác định là “Các phương diện hoạt
động chủ yếu của nhà nước dựa trên cơ sở của chủ quyền quốc gia, bao gồm tồn bộ
những hoạt động mang tính chất đổi nội, đổi ngoại của quốc gia và được tiến hành
phù họp với luật quốc gia cũng như luật quốc tể... ’’14. Luật quốc tế không được áp
dụng nhằm thực thi chức năng bảo vệ của mình trong các cơng việc nội bộ của một
quốc gia tiữ những trường hợp ngoại lệ15, nói cách khác đây chính là giứi hạn thực
hiẹn chức năng bảo vệ của luật quốc tế.
Các trường hợp miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế trong khoa học luật quốc tế
CÓ thc được coi là giới hạn bao vệ của luật quốc tế. Luật quốc tế với chức năng hao
vệ sẽ không được áp dụng nhằm ngăn ngừa hoặc xử lý các hành vi vi phạm luật quốc
tế trong một số trường hợp nhất định. Dụ thảo Công ước về trách nhiệm pháp lý
quốc tể đã nêu rõ các trường hợp khơng thể đưa ra kết luận có sự vi phạm luật quốc
tế nhu trường hợp áp dụng biện pháp tra đũa, trường hợp bất khả kháng, trường hợp
có sự đồng ý hoặc yêu cầu của chủ thể bị hại16.
II.

CHỨC NĂNG BẢO VỆ CỦA LUẬT QUÓC TÉ TRONG MỘT SÓ


LĨNH V ự c CỤ THẺ
1. Lĩnh vực an ninh quốc tế
1.1. Thực hiện chức năng bảo vệ thông qua biện pháp an ninh tập thể
Đảm bảo an ninh và hịa bình quốc tế là một trong các vẩn đề trọng tâm của
đời Síng quốc tế hiện đại. Luật an ninh quốc tế được hình thành và phát triển, trong

14 Đại lọc Luật Hà N ội, Giáo trình Luật quốc tế, Nxb. C ône an nhân dân, 201
15X em hêm điều 2 Hiến chương.

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
!'PHỊNG đọc
3 3 1S------- -

I6Điền lình như trường họp cùa N ga đổi với các hoạt động khơng kích IS tại Syria vừa qua.

17


đó an ninh tồn câu cũng như an ninh khu vực và giải trừ quân bị, củng cô ri'êm tin
là các bộ phận cấu thành quan trọng của ngành luật này17.
Hệ thống an ninh tập thể là tổng họp các biện pháp an ninh được định hình
trong các ĐƯQT, gồm an ninh tồn cầu (trong khn khổ LHQ) và an ninh khu vực.
Hệ thống an ninh toàn cầu được hiểu là hệ thống các biện pháp an ninh tập thể
duy trì hịa bình và an ninh quốc tế theo quy đ nh của Hiến chương LHQ. Theo đó,
vấn đề duy trì hịa bình và an ninh quốc tế cần phải được xây dựng dựa trên cơ sở
nên tảng các nguyên tắc và quy phạm được công nhận chung của luật quốc tế (quy
phạm jus cogens) và được Đại hội đồng và Hội đồng bảo an thực hiện trong phạm vi
thẩm quyền đã được phân định rõ ràng. Đại hội đồng có thẩm quyền thảo luận bất kì
vấn đề hoặc sự kiện liên quan tới việc duy trì hịa bình và an ninh quốc tế, bao gồm

cả việc tìm hiểu, nghiên cứu các nguyên tắc họp tác chung trong vấn đề này, cũng
như có quyền đưa ra các khuyến nghị cho Hội đồng bảo an và các quốc gia thành
viên vào thời điểm trước hoặc sau khi thảo luận các vấn đề an ninh và hịa bình quốc
tế. Khác với Đại hội đồng, với trách nhiệm chủ yếu và hàng đầu trong việc duy trì
hịa bình và an ninh quổc tế, Hội đồng bảo an cỏ quyền lực thực hiện các hoạt động
phịng ngừa và cưỡng chế, trong đó có việc sử dụng lực lượng vũ trang thống nhất
của các nước thành viên LHQ vào q trình duy trì hịa bình và an ninh quốc tể trong
các trường hợp đe dọa hịa bình, xâm phạm hịa bình và hành vi xâm lược nhằm mục
đích duy trì hoặc tái phục hồi hịa bình, an ninh quốc tế.
Bên cạnh sự tồn tại hệ thống an ninh toàn cầu, các tổ chức an ninh khu vực
nhằm mục đích duy trì hịa bình và an ninh quốc tế cũng được thành lập, hoạt động
trên cơ sở các ĐƯQT hữu quan và là một bộ phận cấu thành hệ thống an ninh quốc
tế toàn cầu.. Các biện pháp cưỡng chế vũ trang được thực hiện trong khu vực chỉ có
thể được tiến hành nhằm phản ứng với hành vi tấn công đã được thực hiện. Đồng
thời, các biện pháp này sẽ được thi hành theo đúng quy định của Hiến chương, sau
đó sẽ được thơng báo ngay cho Hội đồng bảo an.
1.2.

Thực hiện chức năng bảo vệ thông qua các hoạt động giải trừ quân bị

và cúng cố lòng tin
Biện pháp giải trừ quân bị và củng cố lòng tin được coi là các bộ phận cấu
thành cơ bản của luật an ninh quốc tế trong thế giới hiện đại.

17M G IM O , Giảo trình Luật quốc tế , Nxb. Quan hệ quốc tế, Mátxcơva 2007, trang 405.
18


×