Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

Chế định chứng minh trong tố tụng dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.57 MB, 213 trang )

7
■,

:\Ị^ụ:~-'-ỀỆẩ"' "*

/

'V

_

*’ • ~ í

V’

_ . y Ọ Ệ Ío

|pi||li| '■':i |||i '-Vrís. 3 ^ 8
7 .Ộ T * ': ỳ ? l \ ¥

,VJ Jm h ọ c LỤẬT h à Nội
V

A

;ẵSfỊ

NGUYỄN MINH HẰNG
ypii!

ỂSSÊÊmÊẵ


C B Ế s

p
*

i

0 9 É « 6

M

í m

AMfi T ố T ỊJN
$ ÍS H Ắ N m 9j V I Ệ®T NAU*

ÍẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT
HỌC
*

H I

■v ^ i - :

■v:Ị

:ií f

t ấ -


.... . . . . . ...


Bộ GIM DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Tư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN MINH HANG

c n íí BỊNII CHỨNG MINII
TllONG TỐ TỤNG
DÂN s ự• VIỆT
NAM



C H U Y Ê N N G À N H LUẬT D Â N s ự
M Ã SỐ 62.38.30.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. PHAN HỮU THƯ
2. TS. NGUYỄN NGỌC KHÁNH

T H J VI ẸN
TRƯỜNG-)/ iiC '1 ■
I PHONG

HÀ NỘI - 2007



LỜI CAM ĐOAN

T ô i x in cam đoan đây là cơng trình n ghiên cứu của riêng tỏi.
C ác sô liệu nêu trong luận án là tru n g thực. N h ữ n g k ế t luận
kh o a học của luận án chưa từ n g được ai cô n g b ố trong bất
k ỳ cơng trìn h nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

NGUYỄN MINH HẰNG


M Ụ C LỤ C

TrangỊ
Trang pbiỊ bìa
Lời cam coan
Mục lục
Danh mụ: các chữ viết tắt
Vlở ĐẦU................................................................................................................................

1

:hương 1: VHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN c ơ BẢN VỂ CHẾ ĐỊNH CHÚNG
VIINH TRONG PHÁP LUẬT T ố TỤNG DÂN s ự VIỆT NAM..........

7


1.1. Chế iịnh chứng minh và cơ sở, phương pháp luận của chế định chứng minh
trong Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam..................................................................
1.2. Đối ượng chứng minh trong Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam...........................
1.3. Chủ ihể chứng minh và các quy định về quyền - nghĩa vụ chứng minh của các
chủ thể chứng minh trong tố tụng dân sự Việt Nam.................................................
1.4. Chứng cứ - Vấn đề mấu chốt của hoạt động chứng minh trong Tố tụng dân sự
Việt Nam......................................................................................................................

40

thương 2: VỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHÚNG MINH TRONG TRONG
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN s ự VIỆT NAM HIỆN HÀNH................

71

7
13
19

2.1. Sự hhh thành và phát triển các quy định điều chỉnh về hoạt động chứng minh
trong Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam..................................................................
2.2. Hoạt động cung cấp chứng cứ trong Tố tụng dân sự Việt Nam.!.............................
2.3. Hoạt động thu thập chứng cứ trong Tố tụng dân sự Việt Nam................................
2.4. Hoạt động nghiên cứu chứng cứ - điểm tựa cơ bản cho việc giải quyết các vụ,

71
86
94

việc cân sự..............................................................................................................................


112

2.5. Đánh giá chứng cứ - hoạt động khép lại của quá trình chứng minh.......................

125

iuhương 3: THỰC TIỄN á p d ụ n g , p h ư ơ n g h ư ớ n g v à k i ế n n g h ị h o à n
THIỆN CHẾ ĐỊNH CHÚNG MINH TRONG T ố TỤNG DÂN s ự
VIỆT NAM....... .................................................................. ............................ .

134

3.1. Thực tiễn áp dụng chế định chứng minh trong việc giải quyết các tranh chấp dân
sự, hcn nhân và gia đình tại các Tịa án Việt Nam....................................................
3.2. Phươig hướng hoàn thiện chế định chứng minh trong Tố tụng dân sự Việt Nam..

134
169

ÌKẾTLUẬN........ ................................................... ...............................................................
Ịd a n h m ụ c c ô n g t r ì n h l i ê n q u a n đ ế n l u ậ n á n đ ã c ô n g b ố

IrÀI LIỆU THAM KHẢO
|pHỤ LỤC

196


NH ŨNG CHỮ VIẾT TẮ T

Bộ luật Dân sự

BLDS

Bộ luật Tố tụng dân sự

BLTTDS

Hội đồng xét xử

H Đ XX

H ôn nhân và gia đình

HN&GĐ

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự

PLTTGQCVADS

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế

PLTTGQCV AKT

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động

PLTTGQCTCLĐ

Tòa án nhân dân


TA ND

Tòa án nhân dân Tối cao

TANDTC

Tố tụng dân sự

TTDS

Uỷ ban nhân dân

UBND

Viện kiểm sát

VKS

Xã hội chủ nghĩa

XHCN


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị, là công cụ thực hiện quyền lực của
nhân dân. Công cuộc đổi mới ngày càng được mở rộng, càng đòi hỏi bức bách phải
xây đựng, kiện toàn bộ máy nhà nước vững mạnh, trong sạch, quản lý có hiệu lực và

hiệu quả trong điều kiện mới, bảo đảm cho bộ máy nhà nước ta giữ vững bản chất
cách mạng, thực sự là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Để thực
hiện quyền làm chủ của nhân đân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp và chính
đáng của người dân, bảo đảm kỷ cương xã hội, một trong những nhiệm vụ hết sức
quan trọng được Đảng và Nhà nước đặt ra là phải từng bước hồn thiện hệ thống
pháp luật nói chung và hồn thiện Pháp luật tố tụng dân sự nói riêng nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội trên tất cả các lĩnh vực.
Trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự, các chủ thể tham gia tố
tụng phải căn cứ vào các chứng cứ để tranh tụng. Các phán quyết của Tịa án phải
dựa trên việc nghiên cứu phân tích và đánh giá chứng cứ một cách khách quan, đầy
đủ, toàn diện, trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên tồ, nhằm mục đích giải quyết
vụ, việc dân sự một cách nhanh chóng và đúng pháp luật. Trong thực tiễn giải quyết
các vụ, việc dàn sự những năm gần đây nhìn chung Tịa án nhân dân các cấp đã
nhận thức rõ được tầm quan trọng của hoạt động chứng minh, trách nhiệm xác minh
nghiên cứu, đánh giá chứng cứ từ đó làm tốt nhiệm vụ của mình, đồng thời đảm bảo
cho các chủ thể tham gia tố tụng thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của họ nhằm mục
đích giải quyết đúng đắn vụ, việc dân sự.
Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy tỷ lệ án bị hủy, bị sửa và qua nhiều cấp
xét xử vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Nguyên nhân của tình trạng này một phần cơ bản
xuất phát từ việc chưa có sự nhận thức thống nhất, đúng đắn về vấn đề chứng cứ,
chứng minh; chưa xác định đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể chứng
minh; hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu chứng cứ của các chủ thể chứng
minh chưa đầy đủ, đánh giá chứng cứ chưa chính xác. Những thiếu sót này được đề
cập đến khá nhiều trong hầu hết các báo cáo cơng tác ngành Tịa án từ nhiều năm
qua đặc biệt liên quan đến vấn đề thu thập và đánh giá chứng cứ. Đây cũng là một


2

vấn đề gây nhiều trăn irở không chỉ đối với các nhà Lập pháp, nhà Nghiên cứu mà

còn đối với các nhà Hoạt động thực tiễn nhằm tìm ra những giải pháp khắc phục.
Nhìn từ góc độ lịch sử, có thể nói vấn đề chứng cứ, chứng minh nói chung và
hoạt tíộng chứng minh trong tố tụng dân sự nói riêng cho đến thời điểm trước khi
ban hình Bộ luật tố tụng dân sự còn quy định rất đơn giản và có nhiều bất cập. Đặc
biệt, những vấn đề liên quan đến khái niệm chứng cứ, xác định chứng cứ, quyền nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể chứng minh, cũng như trình tự thủ tục cung
cấp, tiu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ ... hầu như chưa được pháp điển hoá
trong các quy định của pháp luật. Vì vậy, thực tiễn áp dụng Pháp luật tố tụng dân sự
vào vệc giải quyết các vụ việc cụ thể gặp khơng ít khó khăn. Bên cạnh đó, cùng với
sự phít triển của khoa học cơng nghệ, các giao dịch thương mại điện tử ngày càng
trở nén phổ biến trên mạng internet, cũng giống như các giao dịch truyền thống, các
tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại điện tử mà các Tòa án sẽ phải giải
quyết trong tương lai khơng xa là điều khó có thể tránh khỏi. Điều này liên quan đến
việc )ác định chứng cứ, chứng minh có sự tồn tại của các sự kiện, tình tiết làm cơ sở
cho yìu cầu của đương sự và một loạt vấn đề khác... cần phải được dự liệu và nghiên
cứu C1 thể.
Với Bộ luật tố tụng dân sự được Quốc hội khóa XI thơng qua ngày
15/6/’004, chế định chứng minh đã được pháp điển hoá khá cụ thể trong luật và bắt
đầu đ vào cuộc sống kể từ ngày 1/1/2005. Với hơn 2 năm, khoảng thời gian vẫn cịn
q í để các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thực sự in được vào ý thức của các
cơ qian tiến hành tố tụng dân sự và người tiến hành tố tụng dân sự, đặc biệt là để có
sự th:y đổi trong nhận thức truyền thống về chứng minh nhằm loại bỏ trách nhiệm
chứn; minh xưa nay Tòa án vẫn “gánh thay” nghĩa vụ chứng minh cho đương sự.
Bên íạnh đó, vì nhiều lý do khác nhau chế định chứng minh trong BLTTDS vẫn
khôn; khỏi bộc lộ khá nhiều bất cập, chưa thực sự phù hợp với tình hình mới, bối
cảnh mới - bối cảnh chủ động hội nhập kinh tế, quốc tế và việc Việt Nam đã gia
nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Thực tiễn áp dụng BLTTDS trong hơn 2
năm [Ua cũng cho thấy nhiều quy định chưa phát huy được hiệu quả trong thực tiễn
xét Xf, nhiều trường hợp việc giải quyết vụ, việc dân sự của Tòa án bị bế tắc chỉ vì



3

các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề chứng minh còn chưa được đầy đủ,
thiếu chặt chẽ, rõ ràng.
Chính từ thực trạng này địi hỏi phải nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc
và đầy đủ về chế định chứng minh nhằm hoàn thiện chế định chứng minh trong
Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp cũng như
những đòi hỏi cấp thiết của đời sống kinh tế, xã hội, góp phần hồn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam.
Với những lý do đó, việc nghiên cứu “C h ếđ ịn h chứng minh trong T ố tụng
dân sự Việt N am ” có ý nghĩa khoa học và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chế định chứng minh là một chế định khó và phức tạp. Cho đến nay đã có
một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến chế định chứng này ở những khía cạnh
khác nhau như: “Mộ? s ố vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng Bộ
luật T ố tụng dân s ự ’ (Đề tài khoa học cấp Bộ, mã số 95-98-046/ĐT của Toà án nhân
dân tối cao), luận văn của ThS. Vũ Trọng Hiếu về “Chứng cứ và hoạt động chứng
minh trong tố tụng dân sự Việt Nam” năm 1998, một số bài viết trên các tạp chí
khoa học pháp lý như “Đánh giá chứng cứ trong một vụ kiện địi nợ" (Tạ Ngọc Hải,
Tạp chí Tịa án nhân dân, số 1/1990), “Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và nghĩa vụ
chúTig minh trong tố tụng dân sứ ' (Phan Hữu Thư, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số
9/1998), “Đánh giá tồn bộ chứng cứ mới tìm ra bản chất sự việc” (Duy Kiên, Tạp
chí Dân chủ và Pháp luật, số 1/2000), “Xác định địa vị tố tụng của đương sự và đánh
giá chứng cứ trong vụ án dân sụ” (LS. Nguyễn Thế Giai, Tạp chí Dân chủ và Pháp
luật, số 9/2000), “Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự ' (TS. Hồng Ngọc
Thinh, Tạp chí Luật học, số đặc san góp ý dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự, tháng
4/2004), “Chứng cứ và chứng minh - Sự thay đổi nhận thức trong pháp luật tố tụng
dân sự Việt Nam ” (Tưởng Duy Lượng, Đặc san Nghề luật, số 10 tháng 01/2005)...
ở những khía cạnh khác nhau, việc nghiên cứu lý luận về chế định chứng
miah trong Pháp luật tố tụng dân sự đã được một số tác giả đề cập đến, tuy nhiên

mci chỉ dừng lại ở từng mảng vấn đề cụ thể, tiếp cận dưới một vài góc độ của chế
địrh chứng minh và chủ yếu khai thác nghiên cứu theo các quy định của Pháp lệnh


4

thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần nghiên
cứu một cách chuyên sâu, toàn diện, đầy đủ và đảm bảo được tính logíc, hệ thống về
chế định chứng minh trong Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
M ục đích của việc nghiên cứu đê tài là trên cơ sở việc nghiên cứu các quy
định của Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về chế định chứng minh cũng như thực
tiễn áp dụng để làm sáng tỏ bản chất của hoạt động chứng minh trong quá trình giải
quyết các vụ, việc dân sự; luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định chứng
minh để hoàn thiện pháp luật về vấn đề này ở Việt Nam hiện nay.
Đ ể đạt được mục đích đó, Luận án đặt ra 3 nhiệm vụ cơ bản sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản, ý nghĩa phương pháp luận của chế
định chứng minh trong Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam;
Nghiên cứu những quy định của Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về chế
định chứng minh {đặc biệt là các quy định về chứng minh trong BLTTDS Việt Nam)
để làm rõ và có nhận thức đúng đắn về vấn đề chứng minh, chứng cứ, nghĩa vụ
chứng minh; hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ trong q
trình Tịa án thụ lý và giải quyết các vụ việc dân sự; phân tích thực trạng hoạt động
chứng minh vụ kiện dân sự từ thực tiễn xét xử, nghiên cứu dưới góc độ so sánh với
quy định của một số nước trên thế giới về vấn đề này và chỉ ra được phương hướng
hoàn thiện các quy định của pháp luật về chế định chứng minh.
- Nghiên cứu về thực trạng chứng minh và đề xuất một số giải pháp cơ bản
nhằm hoàn thiện chế định chứng minh trong Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam,
cũng như những giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động chứng minh vụ, việc
dân sự tại các Tòa án Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đôi tượng nghiên cứu:
Các quy định của Pháp luật tố tụng dân sự về chế định chứng minh và việc áp
dụng các quy định này tại các Tòa án Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Luận án nghiên cứu chế định chứng minh các vụ, việc dân sự theo quy định


5

của Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam và trên cơ sở áp dụng chế định này trong
thực iễn giải quyết các vụ kiện dân sự, hôn nhân gia đình. Luận án khơng có tham
vọng đi sâu phân tích việc áp dụng chế định trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp
kinh ioanh, thương mại, lao động và việc giải quyết các việc dân sự, kinh doanh
thươrg mại, lao động tại các Tòa án nhân dân.
- Luận án cũng có đề cập đến một số quy định về chứng minh trong Pháp luật
tố tụr.g dân sự của một số nước trên thế giới nhưng chỉ để đối chiếu, so sánh khi cần
thiết nà không đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực này.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin
và tưtưcng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta về quản lý nhà nước, quản lý xã hội;
- Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên
cứu ìhu: Phân tích, tổng hợp, lơgíc, lịch sử, qui nạp, đối chiếu, so sánh, khảo sát
thărr dè lấy ý kiến trong phạm vi những người làm công tác thực tiễn, sử dụng kết
quả hống kê... để làm sáng tỏ chế định chứng minh trong Pháp luật tố tụng dân sự
ViệtNam.
6. Điểm mới và ý nghĩa của luận án
- Luận án là một cơng trình nghiên cứu đầu tiên, tồn diện, hệ thống và đảm

bảo lưọc tính lơgíc các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng chế định chứng
minl trong Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam;
- Làm rõ được vấn đề lý luận, cơ sở khoa học, cán cứ pháp lý của chế định
chứig ninh trong Pháp luật tô tụng dân sự. Xây dựng một hệ thống các khái niệm,
quai điểm có tính khoa học về chế định chứng minh, khái niệm chứng minh, đối
tượrg chứng minh và các hoat động hợp thành nội dung của hoạt động chứng minh
(hoự đòng cung cấp chứng cứ, thu thập chứng cứ, nghiên cứu chứng cứ và đánh giá
chứig cứ) chưa được đề cập đến trong BLTTDS; làm rõ được nội hàm của khái niệm
chứig cứ và mối liên hệ giữa chứng cứ với chứng minh trong Pháp luật tô tụng dân
sự Mệt Nam;


6

- Khái quát được nội dung, bản chất của chế định chứng minh theo Pháp luật
tố tụng dân sự Việt Nam; đặc biệt luận giải sâu sắc các vấn đề về quyền, nghĩa vụ
chứng minh của các chủ thể chứng minh; xác định rõ vai trò chứng minh, phạm vi
nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể trong hoạt động tranh tụng tại phiên tịa;
- Phân tích đánh giá một cách chính xác, tồn diện và đầy đủ về thực trạng
hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự Việt Nam trên cả phương diện điều
chỉnh pháp luật và thi hành pháp luật. Trên cơ sở phân tích làm rõ những điểm hợp
lý, bất hợp lý hoặc chưa đầy đủ của Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về
chế định chứng minh, luận án đề xuất được một hệ thống các phương hướng và giải
pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định về chế định chứng minh cũng như nâng
cao hiệu quả hoạt động chứng minh các vụ, việc dân sự tại các Tòa án Việt Nam;
- Những kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo cho việc nghiên
cứu, xây dựng và hoàn thiện chế định chứng minh trong Pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam. Luận án cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng
dạy và học tập ở các Trường, Học viện chuyên ngành về luật; giúp cho cán bộ làm
công tác thực tiễn, các chủ thể tham gia tố tụng dân sự hiểu đầy đủ và sâu sắc về chế

định này nhằm vận dụng đúng đắn các qui định của pháp luật khi áp dụng trong quá
trình chứng minh vụ, việc dân sự theo Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam.
7. Cơ cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Luận án được
kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: N hững vấn đề lý luận cơ bản về ch ế định chứng minh trong
Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
Chương 2: N ội dung của hoạt động chứng minh trong Pháp luật tô' tụng
dân sự Việt Nam hiện hành
Chương 3: Thực tiễn áp dụng, phương hướng và kiến nghị hoàn thiện chề
định chứng m inh trong T ố tụng dân sự Việt Nam


7

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN c ơ BẢN VỂ CHẾ ĐỊNH CHỨNG MINH
TRONG PHÁP LUẬT T ố TỤNG DÂN s ự VIỆT NAM
1.1. Chê định chứng minh và cơ sở, phương pháp luận của chế định
chứng minh trong Pháp luật tô tụng dân sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm chê'định chứng minh
Về mặt lý luận, hệ thống pháp luật được chia ra các ngành luật. Các ngành
luật được chia ra các phân ngành luật và các chế định pháp luật. Các phân ngành
luật và các chế định pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật. Trong khoa học
pháp lý, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự được gọi là “Tố tụng dân sự” và
tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tô tụng dân
sự thành một ngành luật được gọi là Luật tô' tụng dân sự. “Luật tố tụng dân sự Việt
Nam là ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát
sinh trong tố tụng dân sự đ ể đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án

dân sự nhanh chóng, đủng đắn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ
chức và lợi ích của Nhà nước? [99, tr.ll]
Như vậy, Tố tụng dân sự là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau
như khởi kiện, lập hồ sơ, hòa giải vụ việc dân sự đến xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ
việc dân sự và xét lại bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật. Quá
trình giải quyết các vụ việc dân sự làm phát sinh các quan hệ khác nhau giữa Tòa án,
Viên kiểm sát và những người tham gia tố tụng. Điều chỉnh các quan hệ này, Pháp
luật tố tụng dân sự có nhiều chế định khác nhau, trong đó chế định chứng minh là
một chế định trung tâm.
Chế định chứng minh trong tố tụng dân sự thực chất là một chế định của Pháp
luật tố tụng về chứng minh. Vì vậy, muốn tìm hiểu khái niệm chê định chứng minh
trong tố tụng dân sự trước hết phải bắt đầu bằng việc làm sáng tỏ khái niệm chứng
minh.


8

Theo Từ điển tiếng Việt, cụm từ “chứng minh” dùng để chỉ dạng hoạt động
phổ biến của con người trong đời thường (ví dụ như chứng minh khi tranh luận trong
các cuộc hội thảo, chứng minh khi phát biểu bảo vệ quan điểm trên các diễn đàn...)
nhằm “tóm cho thấy rõ là có thật, là đúng bằng sự việc hoặc bằng lý lể ' [102,
tr. 192]. Trong tố tụng dân sự, chứng minh cũng là một dạng hoạt động, nhưng không
phải là hoạt động trong đời thường mà là hoạt động tố tụng, cụ thể là hoạt động sử
dụng chứng cứ với mục đích khơi phục lại trước Tịa án vụ việc dân sự đã xảy ra
trong những nét chính xác và tỷ mỉ nhất có thể có, qua đó Tịa án có thể khẳng định
có hay khơng có các sự kiện, tình tiết khách quan làm cơ sở cho yêu cầu hay phản
đối của các bên đương sự trong vụ việc dân sự. Tuy nhiên, hoạt động sử dụng chứng
cứ trong tố tụng dân sự không thể được tiến hành một cách tùy tiện theo ý chí chủ
quan của Tòa án hay của các chủ thể tham gia tố tụng mà phải tuân thủ nghiêm ngặt
quy định của Pháp luật tố tụng dân sự về sử dụng chứng cứ thông qua các hoạt động

tố tụng cụ thể, bao gồm hoạt động cung cấp chứng cứ, thu thập chứng cứ, nghiên
cứu chứng cứ và đánh giá chứng cứ. Tất cả các hoạt động này là các yếu tố hợp
thành chứng minh hay nội dung của hoạt động chứng minh trong tơ' tụng dân sự. Nói
một cách khác, trong TTDS chứng minh là hoạt động tố tụng trong đó các chủ thể tố
tụng bằng những biện pháp do pháp luật quy định làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ
việc dân sự.
Như vậy, có thể hiểu: Chê định chứng minh trong Pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam là một nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa Tòa án,
Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng dân sự trong hoạt động cung cấp,
thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan
của vu việc dân sự.
Xuất phát từ khái niệm nêu trên, chúng tôi cho rằng, nghiên cứu chế định
chứng minh trong tố tụng dân sự, chung quy lại, chính là nghiên cứu quy định của
pháp luật tố tụng về nội dung của hoạt động chứng minh, bao gồm các hoạt động
cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ.


9

1.1.2.

Khái niệm, đặc điểm của hoạt động chứng minh trong tố tụng dân

sự Việt Nam
Hoạt động chứng minh là một hoạt động then chốt và quan trọng nhất được
chế định chứng minh điều chỉnh trong suốt quá trình tố tụng kể từ khi Tòa án thụ lý
giải quyết vụ việc dân sự cho đến khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
của Tịa án.
Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự được hiểu là: Tổng th ể các hoạt
động của Tòa án và các chủ th ể tham gia tố tụng trong việc cung cấp, thu thập,

nghiên cứu và đánh giá chứng cứ dựa trên quy luật của hoạt động nhận thức các
quy định của pháp luật nội dung, pháp luật tố tụng, tập quán và các tình tiết, sự
kiện cần chứng m inh và bằng niêm tin nội tâm của các chủ th ể chứng minh
trong mỗi m ột quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, nhằm mục đích sử dụng chứng
c ứ đ ể xác định sự thật khách quan của vụ, việc dân sự.
Hoạt động chứng minh trong TTDS Việt Nam có các đặc điểm cơ bản sau:
- Hoạt động chứng minh là một quá trình nhận thức được diễn ra trong suốt
q trình Tịa án giải quyết vụ việc dân sự gồm nhiều hoạt động khác nhau của các
chủ thể chứng minh. Cụ thể, bao gồm: hoạt động cung cấp chứng cứ, thu thập chứng
cứ, nghiên cứu chứng cứ và đánh giá chứng cứ. Dưới khía cạnh q trình tơ tụng, các
hoạt động này được phân ra làm các giai đoạn: giai đoạn cung cấp chứng cứ, giai
đoạn thu thập chứng cứ, giai đoạn nghiên cứu chứng cứ và giai đoạn đánh giá chứng
cứ. Các giai đoạn của quá trình chứng minh tổng hợp thành một thể thống nhất trong
hoạt động chứng minh của Tòa án và những người tham gia tố tụng khác. Xét trong
tính lơgíc các hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ có mối
quan hệ biện chứng với nhau, giai đoạn này là nền tảng của giai đoạn kia.
- Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự được mở ra bắt đầu từ thời điểm
đương sự khởi kiện ra Tòa và Tòa án tiến hành các hoạt động thụ lý giải quyết vụ,
Mệc dân sự. Hoạt động này khép lại bằng việc đánh giá sử dụng chứng cứ. Các phán
-quyết của Tòa án đối với yêu cầu của đương sự là kết quả của hoạt động này.
- Hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ do các chủ
Ithể chứng minh thực hiện phải tuân thủ theo đúng các quy định của Pháp luật tố


10

tụng dán sự nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ, việc dân sự. Các giai đoạn
của hoạt động chứng minh có mối quan hệ khăng khít với nhau tạo thành một quá
trình thống nhất. Giai đoạn trước là điều kiện, tiền đề cho giai đoạn sau, giai đoạn
sau kiểm tra giai đoạn trước, khơng có hoạt động cung cấp, thu thập chứng cứ thì

khơng có hoạt động nghiên cứu, đánh giá chứng cứ. Hoạt động đánh giá chứng cứ là
cơ sở để xác định kết quả, chất lượng của hoạt động thu thập, cung cấp, nghiên cứu
chứng cứ. Việc phân chia hoạt động chứng minh thành các giai đoạn cụ thể nhằm
giúp định hướng những nhiệm vụ mà các chủ thể chứng minh phải giải quyết, hướng
tới mục đích cuối cùng là xác định chân lý khách quan, tạo cơ sở để giải quyết đúng
đắn vụ, việc dân sự.
-

Hoạt động chứng minh (hay chứng minh) thực chất là hoạt động sử dụng

chứng cứ thông qua các hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng
cứ. Trong hoạt động cung cấp chứng cứ, đương sự sử dụng chứng cứ bằng cách áp
dụng những quy định của pháp luật về cung cấp chứng cứ. Trong hoạt động thu thập
chứng cứ, Tòa án và các chủ thể tham gia tố tụng sử dụng chứng cứ bằng cách áp
dụng những quy định của pháp luật về thu thập chứng cứ. Cũng như vậy, trong hoạt
động nghiên cứu và đánh giá chứng cứ, các chủ thể chứng minh sử dụng chứng cứ
bằng cách áp dụng quy định của pháp luật về nghiên cứu và đánh giá chứng cứ.
1.1.3.

Cơ sở phương pháp luận của ch ế định chứng minh trong tố tụng dân

sự Việt Nam
Lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết học Mác-Lênin
thông qua việc áp dụng các cặp phạm trù cơ bản và các quy luật của phép biện
chứng duy vật là cơ sở của việc hình thành các quy định về chứng minh trong tố
tụng dân sự Việt Nam nói riêng và trong lĩnh vực tố tụng nói chung. Sự thật khách
quan trong vụ, việc dân sự được nhận thức như chân lý, sự thật này đòi hỏi Tòa án và
những người tham gia tố tụng khác phải hoàn thành nhiệm vụ tố tụng của mình
trong việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ một cách khách quan,
đầy đủ, tồn diện và chính xác.

Từ ngun lý thế giới thống nhất ở tính vật chất, thế giới vật chất ln vận
động và phát triển, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới ln có mối liên hệ phổ


11

biến tác động nhau, ràng buộc nhau, quy định và chuyển hóa lẫn nhau. Phép biện
chứng duy vật đã chỉ ra: “Hết thảy mọi vật chất đều có đặc tính về bản chất gần
giống như cảm giác, đặc tính phản ánh” [36, tr,104J. Quá trình phản ánh các sự vật,
hiện tượng có thể tồn tại dưới hai dạng là phản ánh vật chất và phản ánh tinh thần.
Sự phản ánh tổn tại khách quan địi hỏi phải nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách
toàn diện trong sự vận động, phát triển. Chính lý luận nhận thức này đã tác động đến
việc hình thành nên quan niệm về chứng minh và khoa học về chứng minh trong các
loại hình tố tụng. Để tìm hiểu tính chất các sự kiện, tình tiết của một vụ, việc dân sự
cụ thể khi có tranh chấp, việc sử đụng cặp phạm trù “tất nhiên và ngẫu nhiên” của
phép biện chứng duy vật rất có ý nghĩa trong quá trình thu thập, cung cấp, nghiên
cứu và đánh giá chứng cứ. “Tất nhiên” là sư xuất phát từ ngay bản chất cua sự vật, từ
mối liên hệ bên trong của sự vật và trong những điều kiện nhất định nó đã xảy ra
một cách khách quan. “Ngẫu nhiên” xuất phát từ những mối liên hệ phụ thuộc từ
bên ngồi, do đó nó có thể xảy ra và cũng có thể khơng xảy ra. Cặp phạm trù tất
nhiên - ngẫu nhiên” phản ánh mối liên hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả,
giữa Ịcái tồn tại và cái phản ánh tồn tại là cái tất nhiên. Quá trình chứng minh phải
xác định được cái tất nhiên - hiện thực khách quan để loại trừ cái ngẫu nhiên nhăm
Hàm sáng tỏ bản chất của tranh chấp.
Có thể nói, tồn bộ q trình chứng minh trong tố tụng dân sự là quá trình đi
tìm chứng cứ để xác định sự thật khách quan về vụ, việc dân sự. Việc chứng minh
xác định những vấn đề liên quan đến sự kiện, hiện tượng. Nguyên lý về sự phát triển
của phép biện chứng duy vật phản ánh đặc trưng phổ biến của thế giới vật chất. Mọi
sự vật hiện tượng luôn vận động, biến đổi không ngừng theo bản chất, mọi sự biến

động, biến đổi của thế giới có xu hướng phát triển. Vì vậy, phải xem xét sự vật, hiện
tượng trong mối liên hệ hữu cơ với nhau. Khi nghiên cứu chứng cứ và đê đạt được
mục đích cuối cùng là đánh giá chứng cứ, các chủ thể chứng minh phải phân tích,
ngiiên cứu tình tiết, sự kiện trong mối quan hệ với các sự vật, hiện tượng khác, phải
xen xét tất cả các mặt, các yếu tố, các tình tiết, sự kiện có mối quan hệ gián tiếp,
trung gian.


Phép biện chứng duy vật hình thành nên quan niệm về nguyên tắc đánh giá
chứng cứ trong quá trình chứng minh. Tức là, việc đánh giá chứng cứ phải đặt trong
sự phát triển của chứng cứ, phải phát hiện được các xu hướng biển đổi, chuyển hóa
của chứng cứ. “Lơgíc biện chứng đòi hỏi phải xem xét sự vật trong sự phát triển,
trong sự tự thân vận động, trong sự biến đổi của nó” [34, tr.364]. Q trình chứng
minh là quá trình xác định các tình tiết, các sự kiện trong sự thay đổi, xảy ra một
cách khách quan. Lý luận nhận thức đặt nền tảng cho yêu cầu chứng minh “xem xét
cụ thể vấn đề cụ thể” [35, tr.32]. Quan điểm lịch sử, cụ thể là kết quả trực tiếp của
sự vận dụng các nguyên lý, các cặp phạm trù và các quy luật của phép biện chứng
duy vật, là cơ sở, phương pháp luận chung nhất trong hoạt động nhận thức và cải tạo
thế giới. “Chân lý bao giờ cũng cụ thể, khơng có chân lý trừu tượng” [35, tr.72]. Chủ
nghĩa duy vật biện chứng là nơi khởi nguồn của phương pháp luận cho quá trình
chứng minh trong việc nhìn nhận, xem xét sự thật, chân lý của vụ, việc dân sự. Triết
học Mác - Lênin đã chỉ rõ: chân lý là kết quả của quá trình nhận thức của con người.
Song chân lý là khách quan, tính khách quan của chân lý thể hiện ở chỗ, nội dung
phản ánh của chân lý là khách quan, tồn tại khơng lệ thuộc vào ý thức con người.

Chan lý có hai hình thức và thể hiện ở hai trình độ khác nhau đó là chân lý tương đối
và chân lý tuyệt đối. v ề nguyên tắc, con người có thể đạt tới chân lý tuyệt đối, quá
trình chứng minh vụ, việc dân sự sẽ và phải đạt tới chân lý đích thực của vụ, việc
dân sự. Q trình nghiên cứu, đánh giá chứng cứ yêu cầu về chân lý bao giờ cũng
phải cụ thể, không được áp dụng một cách máy móc.

Việc vận dụng khái niệm chân lý khách quan của chủ nghĩa duy vật biện
chứng đối với sự nhận thức các sự vật, hiện tượng vào lĩnh vực nghiên cứu, giải
quyết các vụ, việc dân sự là cơ sở hình thành quan niệm về chứng minh, các quy
định về chứng minh trong Pháp luật tô tụng dân sự Việt Nam. Theo đó, chân lý
khách quan được hiểu là chân lý của sự kiện, được xác định thông qua việc áp dụng
các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đặc
biệt là đánh giá chứng cứ theo một trình tự do luật định, đồng thời tuân thủ các quy
tắc của pháp luật nhằm xác định sự thật khách quan của vụ, việc dân sự.


13

Lý luận chứng minh dựa trên cơ sở phương pháp luận là phép biện chứng địi
hỏi lồn bộ hoạt động chứng minh phải được tiến hành theo nguyên tắc khách quan
và tồn diện. Ngun tắc khách quan địi hỏi phải xem xét sự vật từ bản thân sự vật,
phản ánh sự vật một cách trung thành. Nguyên tắc toàn diện yêu cầu phải xem xét
sự vật trong tất cả các mặt, các mối liên hệ của nó cũng như tìm ra những mối liên
hệ bản chất để nhận thức đúng đắn sự vật, hiện tượng: “Muốn thật sự hiểu được sự
vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và
quan hệ gián tiếp của sự vật đó. Chúng ta khơng thể làm được điều đó một cách
hồn tồn đầy đả nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho
chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và sự cứng nhắc” [36, tr.281]. Từ phương diện triết
học, con người có thể nhận thức được tất cả nhờ sự hiểu biết sâu sắc các hiện tượng,
sự vật của thế giới khách quan. Triết học Mác - Lênin, cụ thể là chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng là chìa khóa của tồn bộ quá trình áp dụng
lý luận chứng minh trong tố tụng dân sự Việt Nam.
1.2. Đối tượng chứng minh trong Pháp luật tô tụng dân sự Việt Nam
1.2.1. Khái niệm đối tượng chứng minh
Theo từ điển tiếng Việt "Đối tượng là người, vật, hiện tượng mà con người
nhằm vào trong suy nghĩ và hành động” [102, tr.328]. Trong bất kỳ hình thức tố

tụng nào, đối tượng chứng minh ln là những điều mà ngay từ đầu chủ thể chứng
minh chưa biết và chúng chỉ được biết sau đó thơng qua các sự kiện, tình tiết khác
được xác định bằng chứng cứ. Khi giải quyết vụ, việc dân sự Tòa án phải xác định
được tất cả các sự kiện tình tiết liên quan đến vụ việc dân sự, đây chính là việc xác
định đối tượng chứng minh. Để giải quyết đúng đắn bất cứ vụ án nào Tòa án đều
phải làm sáng tỏ tất cả các sự kiện pháp lý mà quy phạm pháp luật nội dung cần
phải áp dụng liên quan đến những sự kiện đó. Mục đích của hoạt động chứng minh
là đạt được sự khẳng định những vấn đề về nội dung của đối tượng chứng minh là
đúng đắn và xác thực. Trong tố tụng dân sự, đối tượng chứng minh là một vấn đề hết
sức quan trọng giúp cho hoạt động chứng minh được tập trung. Xác định đúng đối
tượng chứng minh là cơ sở cho việc nhận thức đúng đắn vụ việc dân sự, là căn cứ
định huớng cho quá trình chứng minh. Với các vụ, việc dân sự cụ thể khác nhau thì


14

các sự kiện, tình tiết tạo thành đối tượng chứng minh cũng khác nhau. Sự khác nhau
này được xác định bởi nội dung yêu cầu hay phản đối yêu cầu của đương sự phía
bên kia và các quy phạm pháp luật nội dung áp dụng để giải quyết vụ việc. Tòa án
cần căn cứ vào những quy định của pháp luật nội dung đối với từng loại quan hệ
pháp luật tranh chấp để xác định những vấn đề cần phải chứng minh.
Đối tượng chứng minh là tổng hợp những sự kiện, tình tiết làm cơ sở cho
yêu cầu của đương sự và những sự kiện, tình tiết khác có ý nghĩa đê giải quyết
đúng vụ việc dân sự cần được xác định bằng chứng cứ trong quá trình giải quyết
vụ, việc dân sự.
Mỗi vụ kiện dân sự phát sinh tại Tòa án thưòng chứa đựng những mâu thuẫn
nhất định giữa các bên đương sự nên rất phức tạp. Để giải quyết được vụ, việc dân sự
thì mọi vấn đề của vụ, việc dân sự đều phải được làm sáng tỏ trước khi Tòa án quyết
định giải quyết vụ, việc dân sự. Trong khoa học pháp lý các hoạt động tố tụng của
các chủ thể tô tụng tiến hành theo quy định của pháp luật trong việc lam rõ các tình

tiết sự kiện của vụ, việc dân sự được gọi là chứng minh trong tố tụng dân sự. Để có
sự nhận thức thống nhất về bản chất của khái niệm đối tượng chứng minh trong tố
tụng dân sự, trước tiên cần có sự phân biệt giữa “sự kiện” với “tình tiết” của vụ việc
dân sự. Theo quan điểm của các nhà ngơn ngữ học, tình tiết là “sự việc nhỏ có quan
hệ chặt chẽ trong quá trình diễn biến của sự kiện” [101, tr.963] và sự kiện là sự
viêc có ý nghĩa ít nhiêu quan trọng đã xảy rà” [101, tr.846]. Dưới lăng kính tơ tụng,
sự kiện và tình tiết ln gắn kết cùng nhau. Các quan hệ pháp luật dân sự phát sinh,
thay đổi hay chấm dứt do những sự kiện nhất định mà ngôn ngữ pháp lý gọi là sự
kiện pháp lý. Khi những sự kiện này xảy ra trong thực tế mà pháp luật dự liệu làm
phát sinh các hậu quả pháp lý.
V í dụ: A cho B vay tiền, hành vi cho vay của A đối với B làm phát sinh quan
hệ vay tài sản giữa A và B. Nghĩa vụ của B trả tiền vay cho A được hình thành từ sự
kiện vay nợ. A được thực hiện quyển yêu cầu B thực hiện nghĩa vụ từ hợp đồng vay,
A phải chứng minh các tình tiết liên quan đến sự kiện vay làm phát sinh hậu quả
pháp lý - nghĩa vụ của B trả tiền vay. Các tình tiết bao gồm: tổng số tiền vay, thời


15

hạn vay, lãi suất, việc thực hiện nghĩa vụ của B ... những tình tiết này có mối quan hệ
chặt chẽ với diễn biến của sự kiện vay nợ.
1.2.2. Nội dung của đối tượng chứng minh
Mỗi loại vụ, việc dân sự đều có một đối tượng chứng minh chung, xác định
được đối tượng chứng minh cho mỗi loại vụ, việc dân sự sẽ là điều kiện quan trọng
để có thể giải quyết bất kỳ vụ, việc nào trong loại vụ, việc đó. Với từng loại vụ, việc
dân sự cụ thể, đối tượng chứng minh cịn có những đặc trưng riêng phụ thuộc vào
các tình tiết, sự kiện của từng vụ, việc cụ thể. Nội dung của đối tượng chứng minh
bao gồm tất cả những tình tiết, sự kiện pháp lý khác nhau mà các chủ thể căn cứ vào
đó đưa ra yêu cầu hay phản đối yêu cầu của người khác và những tình tiết, sự kiện
có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ, việc dân sự. Đối tượng chứng minh của vụ, việc

dân sự không chỉ bao gồm sự kiện có tính chất khẳng định mà cịn bao gồm cả
những sự kiện có tính chất phủ định.
Muốn tìm ra sự thật khách quan thì trước tiên Tịa án và các chủ thể chứng
minh khác phải xác định được quan hệ pháp luật và những vấn đề cần phải chứng
minh. Về mặt lý luận, đối tượng chứng minh là tổng hợp những tình tiết, sự kiện cần
phải chứng minh để làm rõ nội dung và bản chất quan hệ pháp luật giữa các bên
đương sự đã xảy ra. Tổng hợp các tình tiết, sự kiện đó tạo cơ sở cho việc xác định
quyền, nghĩa vụ các bên và áp dụng quy định của pháp luật nội dung đối với họ. Tuy
nhiên, để giải quyết vụ việc dân sự khách quan, chính xác, đúng pháp luật, thì khơng
chỉ những tình tiết, sự kiện thuộc đối tượng chứng minh mà cả những tình tiết, sự
kiện có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ, việc dân sự dưới khía cạnh tố
tụng cũng cần phải được chứng minh, như: những tình tiết, sự kiện làm căn cứ cho
việc ra quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ việc giải quyết vụ việc; những tình
tiết, sự kiện làm căn cứ cho việc xác định thẩm quyền thụ lý vụ việc của Tòa án...
Cùng với đối tượng chứng minh, những tình tiết, sự kiện này tập hợp thành giới hạn
chúng minh hay phạm vi chứng minh trong tố tụng dân sự.
Có thể nói, phạm vi các sự kiện cần chứng minh rộng hơn các sự kiện thuộc
đối tượng chứng minh, cụ thể bao gồm:
- Những sự kiện pháp lý làm cơ sở cho yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu


16
ịr
phản tố hay yêu cầu phản bác của bị đơn hoặc yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan. Đây là nhóm tình tiết, sự kiện phải chứng minh mang tính chất luật nội
dung (các tình tiết, sự kiện thuộc đối tượng chứng minh). Tòa án và các chủ thể
chứng minh phải căn cứ vào những quy định của Pháp luật nội dung đối với từng
loại vụ, việc mà xác định đối tượng phải chứng minh trong từng vụ án cụ thể.
- Những tình tiết, sự kiện phải chứng minh mang tính chất thuần túy “tố
tụng”. Tất cả các tình tiết, sự kiện mà việc giải quyết vụ, việc dân sự về tố tụng phụ

thuộc vào nó cũng được xác định bằng các chứng cứ.
Về mặt lý luận, tất cả các sự kiện, tình tiết trong vụ việc đều cần phải chứng
minh. Tuy vậy, pháp luật nước ta và các nước thừa nhận có những sự kiện, tình tiết
không nằm trong đối tượng chứng minh, nghĩa là không cần chứng minh mà có thể
sử dụng ngay làm cơ sở để giải quyết các vụ, việc dân sự. Việc quy định những tình
tiết, sự kiện khơng cần phải chứng minh trong quá trình giải quyết vụ, việc dân sự để
tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ, việc dân sự, đơn giản hóa các thủ tục đối
với các đương sự cũng như Tòa án trong việc chứng minh các yêu cầu của đương sự,
phù hợp với các quy định khác của pháp luật.
Điều 80 BLTTDS đã quy định cụ thể các sự kiện, tình tiết khơng cần phải
chứng minh. Căn cứ theo tính chất rõ ràng và đặc điểm của một số loại sự kiện, tình
tiết, Pháp luật TTDS cho phép Tòa án sử dụng để giải quyết vụ, việc dân sự mà
không phải xác định lại trong quá trình chứng minh, cụ thể là:
- Đối với những tình tiết, sự kiện mọi người đều biết và

đượcTịa ánthừa

nhận thì khơng phải chứng minh. Mục đích của chứng minh là để làm rõ tình tiết, sự
kiện liên quan đến vụ, việc dân sự để giải quyết đúng đắn vụ, việc dân sự. Những
tình tiết, sự kiện này khơng chứng minh thì mọi người cũng đã biết rõ về chúng. Ví
dụ, sự kiện bão, lụt, động đất, chiến tranh... Tuy nhiên, so với quy định của Pháp
luật tố tụng dân sự trước đây, Điều 80 BLTTDS đã bổ sung thêm quy định bắt buộc
để xác định là “phải được Tòa án thừa nhận”. Đây là quy định nhằm xác định tính
rõ ràng của tình tiết, sự kiện - tức là, một tình tiết, sự kiện mọi người đều biết chỉ
khống phải chứng minh trong trường hợp Tòa án cũng biết rõ về nó. Quyền thừa
nhận một sự kiện nào đó là sự kiện mọi người đều biết không cần chứng minh phải



THƯ V ! E N


20ỉổ

I

J


ỉ7

thuộc về Tịa án vì Tịa án là cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết vụ, việc dân sự.
Việc bổ sung quy định này xuất phát từ thực tế mức độ phổ biến của các tình tiết, sự
kiện mọi người đều biết có thể rất khác nhau, có tinh tiết, sự kiện phổ biến ở phạm vi
rất rộng có thể cả thế giới biết, nhưng cũng có tình tiết, sự kiện chỉ phổ biến ở phạm
vi hẹp (một tỉnh, một huyện thậm chí là phạm vi của một cụm dân cư). Vấn đề đặt ra
là tình tiết, sự kiện phổ biến ở mức độ nào thì khơng phải chứng minh? Thực tiễn xét
xử tại các Tịa án cho thấy khơng thể xác định được chính xác những người biết
được tình tiết, sự kiện. Vì thế, việc đánh giá mức độ phổ biến của tình tiết, sự kiện
mọi người đều biết chỉ mang tính tương đối nên BLTTDS khơng thể quy định giới
hạn tối thiểu về mức độ phổ biến của tình tiết, sự kiện khơng cần chứng minh.
Chúng tơi cho rằng việc xác định tình tiết, sự kiện mọi người đều biết không cần
phải chứng minh trong mỗi một trường hợp cụ thể cần phải căn cứ vào thời gian xảy
ra tình tiết, sự kiện. Bởi vì, tính chất rõ ràng của tình tiết, sự kiện có thể mất dần đi
theo thời gian trong trí nhớ của con người. Do đó, một sự kiện lúc đầu có thể là sự
kiện mọi người đều biết không cần phải chứng minh nhưng nếu xảy ra lâu rồi thì vẫn
có thể phải chứng minh lại trong quá trình tố tụng. Khi giải quyết các vụ, việc dân sự
Tòa án phải xem xét từng trường hợp cụ thể về mức độ phổ biến tin tức của các tình
tiết, sự kiện. Nếu Tịa án sử dụng các sự kiện phổ biến ở phạm vi lãnh thổ nhất định
để giải quyết vụ, việc dân sự thì phải chỉ rõ trong hồ sơ vụ, việc vì sao sự kiện này
khỏng phải chứng minh để tránh trường hợp có những vụ, việc dân sự được Tịa án

xét xử lại ở cấp xét xử khác mà ở cấp xét xử đó Tịa án chưa chắc đã biết rõ về nó.
Tịa án cũng cần dựa trên cơ sở u cầu của việc công khai, minh bạch các hoạt
động xét xử mà quyết định thừa nhận hay không các sự kiện mà mọi người đều biết.
-

Đối với những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong các bản án, quyết

định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thâm quyên đã có hiệu
lực pháp luật cũng không phải chứng minh. Thực tế, một sự kiện xảy ra có thể làm
phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một hoặc nhiều quan hệ pháp luật. Những quan hệ
phíp luật này có thể được xem xét ở những thời điểm khác nhau, trong những vụ án
khíc nhau, thậm chí ở những Tòa án khác nhau. Việc thừa nhận sự kiện, tình tiết
khDiig cần chứng minh phải là sự kiện trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp


18

luật

V'ới

những chứng cứ đã được thẩm tra, xác minh. Điều này có ý nghĩa đảm bảo

cho

C íơng

tác xét xử của Tịa án được nhanh chóng, chính xác, đồng thời khắc phục

tình tirạng có thể xảy ra mâu thuẫn giữa những quyết định của Tồ án và các cơ quan

có thẩm quyền về cùng một vấn đề. Mặc dù không phải chứng minh nhưng khi sử
dụng những sự kiện không cần phải chứng minh, Tòa án phải nêu rõ nguồn gốc,
xuất x ứ của những sự kiện đó... Hơn nữa, việc chứng minh lại một tình tiết, sự kiện
cịn có khả năng dẫn đến sự phức tạp trong việc giải quyết vụ, việc dân sự, làm trì trệ
thủ tục tơ tụng dân sự, giảm uy tín của Tịa án và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Để gi ải quyết nhanh được các vụ, việc dân sự, tránh những phức tạp khơng đáng có,
Điều 80 BLTTDS quy định khi giải quyết vụ, việc dân sự Tịa án khơng cho chứng
minh lại những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong các bản án, quyết định của
Tịa á n đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Chúng tơi cho rằng, mặc dù khơng xem xét lại tình tiết, sự kiện đã được xác
định trong những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tuy nhiên,
trong những trường hợp cá biệt khi Tòa án giải quyết vụ, việc dân sự mà có nghi ngờ
về tính đúng đắn của tình tiết, sự kiện thì Tịa án có thể đưa vấn đề đó ra xem xét lại
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm.
-

Đối với những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công

chứng, chứng thực hợp pháp cũng được xác định là những tình tiết, sự kiện khơng
phải chứng minh. Sở dĩ như vây vì những tình tiết, sự kiện này đã được ghi lại dưới
một hình thức nhất định và được cơ quan nhà nước có thẩm quyển cơng chứng,
chứng thực hợp pháp. Mặt khác, phải bảo đảm giá trị các giấy tờ, tài liệu đã được
các cơ quan nhà nước công chứng, chứng thực hợp pháp.
Ngồi ra, đối với những tình tiết, sự kiện mà đương sự thừa nhận hoặc khơng
phản đối những tình tiết, sự kiện mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó
khơng phải chứng minh. Tương tự như vậy, sự thừa nhận của ngưòi đại diện (trong
trường hợp đương sư có người đai diên) được coi là sự thừa nhận của đương sự theo
quy định tại khoản 2, 3 Điều 80 BLTTDS. Như vậy, sự thừa nhận của một bên đương
sự hay người đại diện của họ có giá trị miễn nghĩa vụ chứng minh cho đương sự phía
bên kia. Điều này xuất phát từ một vấn đề thuộc bản chất của chứng minh là làm cho



19

đương sự bên kia thấy rõ sự tồn tại của các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc
dân sự để thừa nhận.
1.3.

Chủ thể chứng minh và các quy định về quyền - nghĩa vụ chứng

minh của các chủ thể chứng minh trong tố tụng dân sự Việt Nam
1.3.1. Khái niệm chủ th ể chứng m inh
Chủ thể chứng minh là chủ th ể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự tham
gia vào hoạt động chứng minh nhằm xác định có hay khơng có những sự kiện,
tình tiết làm cơ sở cho yêu cầu hay phản đôi của các bên đương sự trong vụ việc
dân sự.
Trong quá trình chứng minh, các chủ thể tham gia vào hoạt động chứng minh
với những vị trí tố tụng khác nhau. Hành vi tố tụng của mỗi chủ thể được quy định
bởi vị trí tố tụng của họ, vì vậy chủ thể chứng minh thực hiện những hành vi tố tụng
tủ a mình trong phạm vi quyền và nghĩa vụ mà Pháp luật tô tụng dân sự cho phép.
Các chủ thể chứng minh trong tố tụng dân sự bao gồm: các đương sự (nguyên đơn,
bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan), người đại diện của đương sự,
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; các cơ quan, tổ chức khởi
kiện yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích của người khác... và Tịa án. Trong trường hợp
Viện kiểm sát tham gia tố tụng theo quy định của Pháp luật Tố tụng dân sự thì Viện
kiểm sát cũng trở thành chủ thể chứng minh.
1.3.2. Quyền, nghĩa vụ chứng m inh của các chủ th ể chứng minh trong tô
tụng dân sự
Quyền chứng minh là khả năng của các chủ thể chứng minh bằng hành vi tố
tụng của mình tham gia vào hoạt động chứng minh. Việc thực hiện quyền chứng

minh do các chủ thể chứng minh quyết định. Ngược lại, nghĩa vụ chứng minh bao
gồm những hành vi tố tụng nhất định trong hoạt động chứng minh (hoạt động cung
cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ) mà các chủ thể chứng minh bắt
buộc phải tiến hành hoặc không được tiến hành theo quy định của pháp luật. Trong
trường hợp nghĩa vụ chứng minh bị vi phạm, chủ thể vi phạm phải gánh chịu những
hậu quả pháp lý bất lợi.
Chủ thể chứng minh có quyền, nghĩa vụ chứng minh, tham gia vào hoạt động


20

chứng minh, tuy nhiên không phải tất cả các chủ thể chứng minh đều có quyền,
nghĩa vụ chứng minh như nhau. Tùy thuộc vào vai trò, địa vị tố tụng của các chủ thể
này và ở từng giai đoạn tố tụng cụ thể, các chủ thể chứng minh có quyền, nghĩa vụ
tham gia vào quá trình chứng minh các sự kiện, tình tiết của vụ việc ở những phạm
vi và mức độ khác nhau. Ví dụ, quyền, nghĩa vụ chứng minh của đương sự khác với
trách nhiệm chứng minh của Tòa án; quyền, nghĩa vụ chứng minh của người đại
diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khác với
trách nhiệm chứng minh của Viện Kiểm sát...
1.3.2.1.

Quyền và nghĩa vụ chíừig minh của đương sự, người đại diện của

dương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
(ỉ) Quyền, nghĩa vụ chứng minh của đương sự
Hoạt động xét xử các vụ án dân sự là hoạt động phát sinh trên cơ sở có sự
tranh chấp trong quan hệ pháp luật nội dung giữa các bên có lợi ích tư đối lập nhau
nhưng bình đẳng về địa vị pháp lý mà trong đó có một quy tắc chung cho cả hai bên
đương sự: “Người nào đề ra một luận điểm cần có chứng cứ thì phải chứng minh”
[28, tr.59]. Theo quy tắc này, mỗi bên đương sự có nghĩa vụ phải chứng minh những

sự kiện, tình tiết mà mình đã viện dẫn làm cơ sở cho những yêu cầu và phản đối của
mình, hay nói một cách giản đơn hơn ai khẳng định một sự việc gì thì phải chứng
minh sự việc ấy. Quy định này xuất phát từ cơ sở khi yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền
lợi cho mình với tư cách là người trực tiếp tham gia vào các quan hệ pháp luật nội
đung có vi phạm hay tranh chấp, đương sự là người hiểu rõ nhất vì sao họ có u cầu
đó, họ biết được những tình tiết, sự kiện trong vụ việc, do đó có khả năng cung cấp
chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình, v ề mặt tâm lý, khi đưa ra yêu cầu
của mình bao giờ đương sự cũng là người đứng ở thế chủ động, tự nguyện đưa ra
những lý lẽ để chứng minh, bênh vực cho quyền lợi của mình. Sự thật là cơ sở của
yêu cầu và phản đối của các bên nên các bên sẽ quan tâm và tìm mọi cách để khăng
định sự thật này. Ví dụ: khi đưa ra u cầu thì ngun đơn phải chứng minh cho yêu
cầu của mình đối với bị đơn, tức là phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, tham gia
nghiên cứu chứng cứ, tham gia hỏi, tranh luận... để chứng minh, bỏi vì bị đơn được
suy đốn là khơng có bất cứ trách nhiệm gì với ngun đơn cho đến khi trách nhiệm


×