Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá theo hiệp định thương mại việt nam hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.62 MB, 83 trang )


TRƯƠNG ĐẠI HỌC LUẬT
HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỐNG HỢP LUND
KHOA LUẬT


ĐỒ NGỌC THANH

BẢO H ộ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ
THEO HIỆP
THƯƠNG MẠI
• ĐỊNH


VIỆT NAM - HOA KỲ.

Chuyên ngành: Luật Quốc tế và So sánh
Mã sơ : 60

38 6Í HƯ V I ỆN
TRƯỜNG ĐAI HỌC LÚÂT HÀ NỘI
PHÒNG ĐỌ C .

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Đinh Văn Thanh


2. Prof. Hans Henrik Lidgard

Hà Nội, 2004


L Ờ I C Ả M ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành cám ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Tài chính cơng Học viện Tài chính; Bộ mơn Luật; Khoa sau đại học - Trường Đại học Luật Hà Nội;
khoa Luật - Trường Đại học Lund (Thụy Điển) và các Thầy, Cơ giáo đã tạo điều
kiện và tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu theo chương trình
sau đại học.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các Thầy giáo - Người hướng
dẫn Khoa học: Tiến sĩ Đinh Văn Thanh và Prof. Hans Henrik Lidgard đã tận tình
hướng dẫn tơi trong q trình nghiên cứu và viết luận văn.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đổng nghiệp và những người thân đã giúp đỡ
và đóng góp nhữngýkiến q báu để tơi hồn thiện bản luận vãn này.

Đỗ Ngoe Thanh


M Ộ T SỐ T H U Ậ T N G Ữ ĐƯỢC V IẾ T TẮ T

1 Hiệp định giữa Cộng hoà xã hội chủ

Hiệp định

nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa
Kỳ về quan hệ thương mại
2


Sở hữu trí tuệ

SHTT

3

Sở hữu cơng nghiệp

SHCN

4

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến

TRIPs

thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
5

Cơng ước Paris về bảo hộ sở hữu công

Công ước Paris

nghiệp
6

Bộ luật Dân sự nước CHXHCN Việt

Bộ luật Dân sự


Nam
7

Bộ luật Tố tụng Dân sự nước CHXHCN

Bộ luật Tố tụng Dân sự

Việt Nam
8

Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996

Nghị định 63/CP

của Chính phủ quy định chi tiết về sở
hữu công nghiệp, được sửa đôỉ, bổ sung
theo Nghị định số 06/CP (1/2/2001)
9

Nhãn hiệu hàng hoá

NHHH


ii

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơ n .....................................................................................................................................i
Mục lụ c ......................................................................................................................................... ii

Phần mở đầu ................................................................................................................................. iii
Chương ]. Khái quát chung về bảo hộ NHHH............................................................................. 1
1.1 Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa và bảo hộ NHHH..'.............................................................. 1
1.1.1 Khái niệm N H H H ................................................................................................................. 1
1.1.2 Các yếu tố cấu thành NHHH............................................................................................... 7
1.1.3 Khái niệm bảo hộ NHHH................................................................................................... 12
1.2 Chức năng, vai trò của NHHH trong đời sống xã hội và trong sản xuất kinh doanh.... 13
Chương 2. Xác lập, thực thi quyền sở hữu công nghiệp đốivới NHHH theo hiệp định
thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và sự tương thích của pháp luật Việt N am .......................... 18
2.1 Tiêu chuẩn bảo h ộ .................................................................................................................. 18
2.1.1 Yêu cầu về tính phân biệt................................................................................................... 19
2.1.2 Các trường hợp khơng được bảo hộ do thiếu tính phân biệt............................................ 25
2.1.3 Các trường hợp không được bảo hộ vì những lý do khác................................................29
2.2 Trình tự và thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với N H H H ............................. 30
2.3 Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu NH HH..........................................................................35
2.4 Các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối vớiNHHH.....................................39
2.4.1 Chủ sở hữu NHHH tự bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với NHHH..................... 40
2.4.2 Báo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với NHHH bằng biện pháp hành chính.............43
2.4.3 Bảo vệ quyềnsở hữu công nghiệp đối với NHHH bằng biện pháp dân sự..................... 47
2.4.4 Báo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với NHHH bằng biện pháp hình s ự ................... 53
2.5 Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu NHHH tại biên g iớ i....................................................... 55
Ch ươn!’ 3. Thực trạng bảo hộ NHHH và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về bảo hộ NH HH........................................................................................................ 58
3.1 Thực trạng bảo hộ NHHH tại Việt N am ............................................................................. 58
3.2 Các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với N H H H ................................................................................................................. 64
Kết luận..........................................................................................................................................71
Tài liệu tham khảo........................................................................................................................72



UI

PHẦN M Ở ĐẦU

1. C ơ SỞ K H O A HỌ C VÀ T H ự C T IEN

của để

TÀI:

Trong nền kinh tế thị trường, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp đối
với nhãn hiệu hàng hố có một vai trị đặc biệt quan trọng, bởi nhãn hiệu hàng hoá
giống như một “dấu hiệu riêng”, thể hiện uy tín của nhà sản xuất trên thương trường.
Nhờ nó, người tiêu dùng có thể nhận ravà lựa chọn được sản phẩm quen dùng giữa
hàng loạt các sản phẩm cùng loại. Hơn nữa, sẽ là không cổng bằng đối với chủ sở
hữu nhãn hiệu hàng hóa khi cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu đó trên hãng
hố hoặc dịch vụ của họ và hưởng lợi từ uy tín của người chủ sở hữu nhãn hiệu nói
trên. Vì thế, quyền sở hĩai cơng nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hố nói riêng và
quyền sở hữu trí tuệ nói riêng cần phải được tơn trọng và bảo vệ bởi nó là sự cụ thể
hố các quyền cơ bản của cơng dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp 1992.
Với sự ra đời của Bộ luật Dân sự và các văn bản nhằm cụ thể hoá các quy
định của Bộ luật Dân sự, pháp luật Việt Nam đã ghi nhận và thực thi quyền này của
cơng dân. Trên bình diện quốc tế, Việt Nam đã kí kết khoảng 60 Hiệp định Thương
mại và 40 Hiệp định bảo hộ đầu tư với nước ngoài. Hiệp định giữa CHXHCN Việt
Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại là một trong số đó, trong
đó quyển sở hữu trí tuệ được đề cập tại Chương II. Cho tới nay, đã có một số bài
viết, đề tài nghiên cứu về những quy định nói chung và vấn đề sở hữu trí tuệ nói
riêng của Hiệp định này. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu chuyên sâu nào
về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá theo quy định của Hiệp định, đồng thời so
sánh với quy định của pháp luật Việt Nam nhằm xem xét sự tương thích của pháp

luật Việt Nam với Hiệp định, kiến nghị những giải pháp nhằm đảm bảo thực thi
những quy định này trên thực tế.
Hơn nữa, thực tế cũng cho thấy rằng, những năm gần đây, số lượng đơn yêu
cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Cục Sở hữu Công nghiệp tăng lên đáng kể, chứng
tỏ sự nhận thức về giá trị, vai trò của nhãn hiệu hàng hoá trong xã hội đã thay đổi.
Mặc dù vậy, các biện pháp cũng như cơ chế đảm bảo thực thi quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá chưa thực sự hiệu quả, làm giảm vai trò của pháp


iv

luật trong đời sống thực tế. Tinh trạng vi phạm nhãn hiệu hàng hố xảy ra khá phổ
biến, thậm chí với cả những doanh nghiệp lớn, có uy tín khơng chỉ ở thị trường trong
nước mà còn ở thị trường quốc tế. Trường hợp của Petro VỊetnam và cà phê Trung
Ngun có thể nói là những ví dụ khá điển hình.
Mặt khác, để có thể “tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế” , trong đó có
Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, địi hỏi chúng ta phải có hiểu biết đúng đắn về các
quy định cụ thể của Hiệp định này, trong đó có vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hố.
Từ những lí do nêu trên, cần thiết phải có sự nghiên cứu đầy đủ, tồn diện về
ván đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá theo Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, so sánh với
quy định của pháp luật Việt Nam để đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thốne pháp
luật trong nước, những biện pháp đảm bảo thực thi quyền này theo quy định của
Hiệp định.

2. MỤC Đ ÍC H CỦA ĐỂ TÀI
Với tư cách là một luận văn thạc sỹ Luật học, đề tài nhằm đạt được những
mục đích dưới đây:
-

Nghiên cứu những vấn đề lí luận như: nhãn hiệu hàng hố là gì, những

tiêu chuẩn chung để được bảo hộ...

-

Nghiên cứu những quy định trong Hiệp định về vấn đề nhãn hiệu hàng
hóa trong sự so sánh, đối chiếu với những quy định của và pháp luật Việt
Nam

-

Từ những quy định pháp luật và thực tiễn để tìm ra những điểm chưa phù
hợp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước và bảo
đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá trên
thực tế.

3. NỘI DƯNG CỦA ĐỂ TÀI
Nội dung đề tài được chia thành 3 chương với kết cấu cụ thể như sau:
Chương I: Khái quát chung về nhãn hiệu hàng hoá
1.1.

Khái niệm nhãn hiệu hàng hoá


V

1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu hàng hoá
1.1.2. Các dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu hàng hoá
1.1.3. Khái niệm bảo hộ nhãn hiệu hàng hố
1.2. Chức năng, vai trị của nhãn hiệu hàng hoá trong đời sống xã hộirà trong
sản xuất kinh doanh

Chương II: Xác lập, thực thi quyền sở hữu cơng nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hố
theo Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và sự tương thích của pháp luật Việt
Nam
2.1. Tiêu chuẩn báo hộ
2.2. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
hàng hoá
2.3. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá
2.4. Các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng
hoá
Chương III: Thưc trạng bảo hộ nhãn hiệu hàng hố và một số kiến nghị nhằm hồn
thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá
3.1. Thực trạng bảo hộ nhãn hiệu hoá tại Việt Nam
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộquyền
sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hố
3.3. Một số kiến nghị nhằm hồn thiện cơ chế thực
đối với nhãn hiệu hàng hố

thiquyền sở hữu trí tuệ


1

CHƯƠNG I
KHÁI QU ÁT CHUNG VỂ BẢO HỘ NHÃN H IỆU HÀNG HĨA

1.1

K hái niệm nhăn hiệu hàng hóa và bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

1.1.1 Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa


Trong lịch sử phát triển nhân loại, nhãn hiệu hàng hóa (NHHH) đã từng được
sử dụng để phân biệt nguồn gốc của hàng hóa trong một thời gian dài. Đã có bằng
chứng chứng minh rằng 4000 năm về trước thợ thủ công ở Trung Quốc, Ân Độ và Ba
Tư đã sử dụng chữ ký của mình hoặc biểu tượng để phân biệt hàng hóa.
Ở La Mã, những người thợ gốm đã sử dụng hơn 100 nhãn hiệu để phân
biệt sản phẩm của mình. Các thợ thủ cơng đã muốn sử dụng nhãn hiệu
cho nhiều mục đích khác nhau bao gồm việc quảng cáo cho người sản
xuất, hoặc làm bằng chứng cho việc một thương nhân sở hữu sản phẩm
khi có tranh chấp xảy ra liên quan đến quyền sở hĩru và là sự đảm bảo cho
chất lượng sản phẩm [36, 563].
Ngày nay, nhãn hiệu đã phát triển thành dấu hiệu phân biệt sản phẩm do các
doanh nghiệp khác nhau sản xuất và trở thành một quyền tài sản lớn trong kinh
doanh. Nhìn vào một nhãn hiệu, người tiêu dùng có thể biết và ỉựa chọn được sản
phẩm, dịch vụ có chất lượng hoặc đã từng quen dùng. Nhãn hiệu hàng hóa thể hiện
rất rõ uy tín của nhà sản xuất/ cung cấp dịch vụ trên thương trường. Nó đóng góp rất
to lớn vào việc chiếm lĩnh thị phần của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc bảo hộ về
mặt pháp lý một cách đầy đủ cho nhãn hiệu hàng hóa cũng phát triển mạnh mẽ, đã,
đang và sẽ được các quốc gia quan tâm thích đáng.
Ở Việt Nam, ngay sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, để
bảo hộ quyền SHTT và bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp đối với NHHH nói riêng chúng ta đã có các văn bản pháp luật quy định về vấn đề này như: Nghị định 175 TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 3/1/1958 về đăng ký nhãn hiệu thương
phẩm; Nghị định 197 HĐBT ban hành ngày 14/12/1982 kèm theo điều lệ về NHHH;


2

Điều lệ về mua bán quyền sử dụng về NHHH và bí quyết kỹ thuật ban hành kèm
theo Nghị Định số 201/HĐBT ngày 28/12/1988; Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp (1990) do Hội đồng Nhà nước công bố. Có thể nói rằng, các văn bản
quy phạm pháp luật trên đây - bây giờ xem xét lại tuy có những hạn chế nhưng đã

đóng góp đáng kể vào việc xác lập, thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với
NHHH ở những thời điểm lịch sử khác nhau, tạo nên một khung pháp lý cho hoạt
động này phát triển.
Cùng với việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền
kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, các văn bản pháp luật trên đây đã bộc lộ
những điểm bất cập, đòi hỏi phải được thay thế. Sau 15 năm nghiên cứu, soạn thảo
và xây dựng, Bộ luật dân sự của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc
hội thông qua ngày 28/10/1995 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 9/11/1995.
Với sự ra đời của Bộ luật Dân sự chúng ta đã có một văn bản quy phạm pháp luật
khá đầy đủ và hoàn chỉnh để điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự, trong đó có
NHHH.
NHHH là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bởi
“quyển sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với sáng
chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp, NHHH, quyền sử dụng tên gọi xuất
xứ hàng hóa và quyền sở hữu đối với các đối tượng khác do pháp luật quy định.”
(Điều 780 Bộ luật Dân sự). Rõ ràng, quyền sở hữu công nghiệp đối với NHHH là
một trong những quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân cần phải được pháp luật bảo
vệ. Để có thể hiểu một cách thống nhất về NHHH và bảo hộ đầy đủ về mặt pháp lý
đối với nó, Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đưa ra khái niệm
NHHH, các yếu tố cấu thành NHHH, trình tự, thủ tục xác lập quyền SHCN đối với
NHHH...
Điều 785 Bộ luật Dân sự quy định “NHHH là những dấu hiệu dùng để phân
biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở kinh doanh khác nhau. NHHH có thể
là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc
nhiều màu sắc” .
Khái niệm NHHH này cũng được đưa ra trên cơ sở tiêu chuẩn bảo hộ và chức


3


năng, mục đích của NHHH - tương tự như quy định của Hiệp định về các khía cạnh
liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) và Công ước Paris năm
1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp (Công ước Paris). Theo khái niệm này, NHHH
phải là những dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ
sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Tức là nó phải là những dấu hiệu có chứa đựng
thơng tin, mang lại cho người tiêu dùng những ấn tượng nhất định giúp họ nhận ra
sản phẩm có chất lượng hoặc đã từng quen dùng. Chẳng hạn như “nhãn hiệu Dove là
tên của một loài chim, khi được sử dụng làm nhãn hiệu cho xà phòng, gợi ra một loạt
ý nghĩa gắn liền với sự yên bình, sự sạch sẽ và tinh khiết. Khi sử dụng tên một lồi
chim khác cho nhãn hiệu xà phịng như chim sẻ, chim công, đà điểu sẽ gửi tới một
thông điệp hoàn toàn khác” [33,l].
Nếu chỉ dừng ở “những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của
các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau” thì khái niệm này sẽ có tính mở rất rộng
lớn, cho phép mọi dấu hiệu chỉ cần “có tính phân biệt” đều có thể được đăng ký làm
NHHH. Tuy nhiên Điều 785 Bộ luật Dân sự xác định “NHHH có th ể là từ ngữ, hình
ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc” .
Quy định này có thể hiểu: hoặc là chỉ những dấu hiệu là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết
hợp giữa từ ngữ và hình ảnh mới được đăng ký làm NHHH. Nếu theo cách hiểu này
vô hình trung sẽ làm hạn chế rất nhiều tính mở - nếu có - của nội dung thứ nhất của
NHHH. Hoặc là những liệt kê trong luật chỉ có tính chất ví dụ, đưa ra những dấu
hiệu điển hình có thể được đăng ký làm NHHH mà không liệt kê đầy đủ và cho phép
những dấu hiệu khác cũng có thể được đăng ký bảo hộ NHHH trong thực tế. Nếu
theo cách hiểu này sẽ làm rõ hơn tính mở của khái niệm NHHH quy định tại Điều
785. Hiện nay, “các dấu hiệu từ ngữ, hình ảnh và sự kết hợp giữa từ ngữ - hình ảnh là
những dấu hiệu được sử dụng phổ biến nhất làm NHHH” [29, 87] cho hàng hóa,
dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy
nhiên, trong khi các yếu tố mới mà con người “tri giác” đã được nhiều quốc gia phát
triển trên thế giới cơng nhận có thể đăng ký làm nhãn hiệu hàng hóa như mùi vị, âm
thanh thì hiện nay vẫn chưa được quy định trong pháp luật Việt Nam. Hơn nữa, các
chữ số, chữ cái cũng không được coi là những dấu hiệu được bảo hộ làm NHHH do



4

khơng có khả năng phân biệt vì đơn giản và dễ bị nhầm lẫn.
Tuy vậy, trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Việt Nam cũng đã thể hiện được
tinh thần mới trong các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia mà tiêu biểu là Hiệp
định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Theo Hiệp định này, “NHHH được cấu thành
bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt
hàng hóa hoặc dịch vụ của một người với hàng hóa hoặc dịch vụ của người khác, bao
gồm từ ngữ, tên người, chữ cái, chữ số, tổ hợp màu sắc, các yếu tố hình hoặc hình
dạng của bao bì hàng hóa” (Điều 6).
Phạm vi các dấu hiệu có thể được đăng ký làm NHHH theo quy định của
Hiệp định đã mở rộng hơn rất nhiều, không chỉ dừng lại ở từ ngữ, hình ảnh mà cịn
có thể là các chữ số hoặc tổ hợp màu sắc. Hơn nữa, Hiệp định cũng quy định rõ
NHHH sẽ bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận
(Điều 6), trong khi theo quy định tại Điều 785 Bộ lụât Dân sự - khi đề cập đến
NHHH, không chỉ rõ có bao gồm nhãn hiệu dịch vụ hay không và vấn đề này chỉ
được quy định tại Điều 2.7 Nghị định 63/CP ban hành ngày 24/10/1996. Khái niệm
NHHH này đã thể hiện được tinh thần của Hiệp định TRIPs.
TRIPs chính là điều ước quốc tế đầu tiên đưa ra khái niệm NHHH trong khi
các điều ước quốc tế được ký kết trước đó như Cơng ước Paris (1883) hay Thỏa ước
Madrid (1891) khơng có quy định về vấn đề này mà chỉ quy định về vấn đề bảo hộ
các đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc thiết lập hệ thống quốc tế về đăng ký bảo hộ
NHHH. Theo Khoản 1, Điều 15 của Hiệp định TRIPs: “Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ
hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh
nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp khác đều có thể là NHHH.
Các dấu hiệu đó đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố
hình họa và tổ hợp các màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó phải có
khả năng được đăng ký làm NHHH”. Với khái niệm này, Hiệp định TRIPs thừa

nhận bất kỳ dấu hiệu nào cũng đều có thể được đăng ký làm NHHH, miễn là có khả
nãng phân biệt. Nó cho phép cả những đối tượng mới như âm thanh, mùi hương v.v...
cũng có khả năng đăng ký làm NHHH, mở ra một cơ hội lớn cho những quốc gia
thành viên trong vấn đề đăng ký bảo hộ NHHH.


5

Từ góc độ lý luận, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã thể hiện
được những quy định của Hiệp định TRIPs trong đó có chỉ rõ NHHH là gì. Quy định
này cho phép các cá nhân, tổ chức có liên quan và cơ quan nhà nước có thẩm quyền
dễ dàng hơn trong việc áp dụng những quy định đó trên thực tế. Pháp luật Mỹ cũng
có những quy định cụ thể về vấn đề NHHH được tập trung đạo Luật Nhãn hiệu hàng
hóa 1946 (Luật Lanham). Theo đó “Thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa bao gồm bất kỳ
từ, tên gọi, biểu tượng, quy định hay hình vẽ hoặc sự kết hợp giữa chúng mà (1) được
sử dụng bởi một người hoặc (2) được một người có ý định chân thành là sử dụng nó
trong thương mại và xin đăng ký theo quy định của luật này - để xác định và phân
biệt hàng hóa của người đó, bao gồm cả những hàng hóa đặc chủng với những hàng
hóa cùng loại được sản xuất hoặc được bán bởi những người khác và để chỉ rõ nguồn
gốc của hàng hóa thậm chí cả khi khơng xác định được nguồn gốc đó...”. Như vậy,
cả dấu hiệu được dùng hoặc có ý định dùng trong hoạt động thương mại nhằm xác
định mối quan hệ giữa hàng hóa, dịch vụ với người có quyền sử dụng dấu hiệu đó
đều được đăng ký làm NHHH. Theo khái niệm này, pháp lụât Hoa Kỳ cũng chỉ coi
những yếu tố phổ biến như từ, tên gọi, biểu tượng, quy định, hình vẽ và sự kết hợp
giữa chúng mời có khả năng dáng ký làm NHHH. Tuy nhiên, Hoa Kỳ là một trong
những quốc gia phát triển nhất trên thế giới trên mọi lĩnh vực trong đó có bảo hộ
quyền SHCN đối với NHHH. Vì thế, trong quá trình thực thi, để theo kịp với trình độ
phát triển kinh tế xã hội của đất nước, luật Lanham đã được sửa đổi nhiều lần. Theo
Điều 2 Luật nhãn hiệu hàng hóa 1946 thì “khơng có nhãn hiệu hàng hóa nào có khả
năng phân biệt hàng hóa của người nộp đơn với hàng hóa của những người khác lại

bị từ chối đãng ký vào sổ đăng ký

Vận dụng quy định của điều luật này, những

yếu tố mới như âm thanh, mùi hương đã lần đầu tiên được đăng ký làm NHHH.
Tại Hoa Kỳ, đã có đến 30 nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký là âm thanh.
Tiêu biểu cho nhãn hiệu thuộc dạng âm thanh là tiếng sư tử gầm của hãng
phim MGM (Metro - Goldwin - Mayer) đăng ký cho sản phẩm phim hoạt
hình. Năm 1991, một phụ nữ ở California đã đăng ký NHHH mùi cho chỉ
khâu và chỉ thêu, nhãn hiệu này được mô tả là gợi lại hương thơm ấn
tượng, tươi trẻ của hoa Plimeria [29, 87].


6

Với một nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, các loại hàng hóa, dịch vụ
cực kỳ phong phú và đa dạng. Để tạo ấn tượng đối với người tiêu dùng, các nhà sản
xuất ln ln đi tìm cho sản phẩm của mình một nhãn hiệu độc đáo, mới lạ. Chính
vì thế, quy định có tính mở trên đây là hồn tồn phù hợp với trình độ phát triển kinh
tế của Hoa Kỳ và đáp ứng được đòi hỏi thực tế.
Tóm lại, pháp luật các nước cũng như các điều ước quốc tế (song phương hay
đa phương) đều đưa ra khái niệm NHHH dựa trên cơ sở những tiêu chuẩn bảo hộ và
đều nhằm mục đích là để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của những doanh
nghiệp cạnh tranh với nhau. Mặc dù vậy, pháp luật ở những nước khác nhau cũng có
thể có quy định khác nhau về các yếu tố để phân biệt hàng hóa dịch vụ cùng ỉoại của
các doanh nghiệp. Tương tự như thế, trong pháp luật Việt Nam, pháp luật Hoa Kỳ,
Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ hay Hiệp định TRIPs cũng ít nhiều có
những điểm khác biệt như vậy. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do những quy định của
pháp luật Việt Nam phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của Việt Nam, phù hợp với
trình độ phát triển kinh tế của nước ta. Vì thế, theo Điều 785 Bộ luật Dân sự, chỉ có

các yếu tố có tính truyền thống như từ ngữ, hình ảnh, màu sắc mới được coi là những
yêu tồ cấu thành NHHH. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay - xét cho đến cùng những yếu tố mới như mùi, âm thanh chưa phải là những đòi hỏi thực tế bức xúc, cần
thiết phải được bổ sung ngay lập tức vào những quy định của luật. Hơn nữa, khi thực
hiện việc đăng ký NHHH, Cục Sở hữu Trí tuệ ln đề cao và đảm bảo quyền, lợi ích
của chủ nhãn nên có những yếu tố - mặc dù chưa được quy định cụ thể trong luật
song vẫn được bảo hộ khi đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn bảo hộ của NHHH được
pháp luật Việt Nam ghi nhận. Trường hợp đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đối với hình
dáng của chai Coca - Cola (type of good) là một ví dụ điển hình và điều này là hồn
tồn phù hợp với quy định của Hiệp định. Bên cạnh đó, theo Điều 827 khoản 2 Bộ
luật Dân sự, “trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Bộ luật này, thì áp
dụng quy định của điều ước quốc tế”. Vì thế, sự khác biệt nói trên khơng phải là rào
cản q lớn khi Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.


7

1.1.2 Các yếu tô cấu thành N H H H

Pháp luật ở những nước khác nhau có quy định khác nhau về các yếu tố cấu
thành NHHH. Điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và truyền thống
pháp luật ở mỗi nước.
Ở Việt Nam hiện nay, các vấn đề liên quan đến đăng ký, bảo hộ NHHH tại
Việt Nam chủ yếu được quy định trong Bộ luật Dân sự 1995, Nghị định 63/CP ngày
24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi,
bổ sung một số điều bởi Nghị định 06/CP ngày 01/02/2001. Theo quy định của các
văn bản pháp lụât hiện hành, những yếu tố có thể được đăng ký làm NHHH tại Việt
Nam hiện nay bao gồm:
a/ Từ ngữ
b/ Hình ảnh

c/ Sự kết hợp giữa từ ngữ và hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu
sắc
a/ Từ ngữ: Đây là dấu hiệu rất phổ biến và thường được sử dụng làm NHHH.
Theo từ điển tiếng Việt thì “từ, ngữ” phải “bao gồm tập hợp các chữ cái có thể ghép
lại thành từ và ngữ có nghĩa hoàn chỉnh” [28, 1035]. Mặc dù vậy, trên thực tế không
phải bất kỳ từ ngữ nào được đăng ký làm NHHH cũng có nghĩa; ví dụ như CNN,
DHL hay KODAK, LG và trong những trường hợp đó những nhãn hiệu này lại có
tính phân biệt rất cao, đáp ứng được u cầu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Vì thế, khi
xác định “từ, ngữ” là những dấu hiệu được bảo hộ làm NHHH khơng thể bó hẹp
trong khái niệm “từ, ngữ” mà từ điển tiếng Việt chỉ ra (tức là có nghĩa hồn chỉnh)
mà nó có thể là các chữ cái, chữ số nào có thể phát âm được và có khả năng phân
biệt. Theo Điều 6.2.a Nghị định 63/CP (24/10/1996) thì các chữ số, chữ cái, các chữ
kết hợp với nhau mà khơng có khả năng phát âm được như một từ ngữ thì khơng
được đăng ký làm NHHH. Cách hiểu như vậy sẽ phù hợp với quy định của Hiệp định
thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định TRIPs cũng như định nghĩa mở của Luật
nhãn hiệu hàng hóa Mỹ đã được đề cập ở trên. Nhìn chung các khái niệm này không
chỉ giới hạn ở dấu hiệu từ ngữ mà còn coi các chữ cái, con số cũng là dấu hiệu có thể


đáng ký làm NHHH. Đó có thể là một hay nhiều chữ cái, một hay nhiều con số
nhưng nếu chúng đứng đơn lẻ khơng được cách điệu thì khơng được đăng ký bảo hộ
vì quá đơn giản dễ gây nhầm lẫn và khi đó khơng đáp ứng được u cầu về “tính
phân biệt” của NHHH. Tuy thế, cả Hiệp định cũng như TRIPs và Luật Lanham
(1946) đều không yêu cầu về sự kết hợp có “khả năng phát âm được” của các chữ cái
cũng như số lượng tối thiểu các chữ số, chữ cái đó.
b.

Hình ảnh: Những hình ảnh được đăng ký làm NHHH bao gồm hình vẽ và

ảnh chụp. Những dấu hiệu hình cũng chỉ được đăng ký làm NHHH khi nó khơng

phải là những hình và hình học đơn giản như hình vng, hình trịn, hình bình hành
v.v... Muốn được đăng ký làm NHHH, các hình này phải được trình bày một cách
cách điệu hoặc có sự kết hợp tạo ra ấn tượng đối với người quan sát. Tuy vậy, nếu đó
là những hình q phức tạp, rắc rối khơng thể nhận biết và ghi nhớ thì cũng khơng
được đăng ký bảo hộ NHHH. Hơn nữa, các hình vẽ, ảnh chụp đó phải “khơng được
là hình vẽ, ảnh chụp của chính hàng hóa đó, khơng giống hoặc tương tự tới mức gây
nhầm lẫn với quốc kỳ, quốc huy, lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, địa danh ...”
(Điều 6 khoản 2 Nghị định 63/CP).
Theo quy định tại Điều 785 Bộ luật Dân sự, khơng có quy định cụ thể về hình
ảnh được đăng ký làm NHHH là hình ảnh 2 chiều hay hình ảnh 3 chiều nhưng có thể
hiểu nó bao gồm cả 2 yếu tố này. Sở dĩ như vậy bởi vì trên thực tế Việt Nam đã thực
hiện việc bảo hộ NHHH cho các dấu hiệu và hình ảnh 3 chiều mà dạng điển hình
nhất của nó là hình dáng hàng hóa, ví dụ như hình dáng của chai Coca - Cola của
hãng Coca - Cola đã được Cục Sở hữu Trí tuệ đăng ký bảo hộ. Càng ngày, các dấu
hiệu và hình ảnh 3 chiều càng được sử dụng rộng rãi làm NHHH vì nó tạo ra những
ấn tượng rất mạnh mẽ, sâu sắc trong ý thức của người tiêu dùng; làm cho họ dễ dàng
phân biệt được một loại sản phẩm nào đó với những sản phẩm khác cùng loại. Điển
hình cho nhãn hiệu loại này là hiện nay đã có nhiều người biết tới như ngơi sao ba
cánh trong vịng trịn nổi của xe Mercedes, biểu tượng con ngựa bay của xe Rolls Royce... Những dấu hiệu hình ảnh 3 chiều này, với những nét đặt trưng của nó - có
tính phân biệt rất cao và khi nhìn thấy nó người tiêu dùng xác định được ngay người
sản xuất ra sản phẩm đó là ai và thậm chí cịn biết được chất lượng sản phẩm. Mặc


9

dù đã có quy định cụ thể về các điều kiện để một dấu hiệu hình ảnh 2 chiều được
đãng ký làm NHHH nhưng Bộ luật Dân sự Việt Nam, Nghị định 63/CP (24/10/1996)
được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 06/CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ và Luật
nhãn hiệu hàng hóa của Mỹ nãm 1946 đều chưa có quy định về những điều kiện để
một dấu hiệu hình ảnh 3 chiều được đăng ký. Vấn đề này cũng không được đề cập

trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ hay thậm chí trong một điều ước
quốc tế có tính rộng khắp như Cơng ước Paris.
Với quy định có tính mở trên đây và thực tế áp dụng các quy định pháp luật
chứng tỏ rằng pháp luật Việt Nam không chỉ phù hợp với các quy định của điều ước
quốc tế về vấn đề này mà còn đáp ứng được thực tiễn bảo hộ NHHH ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay.
c. Dấu hiêu kết hơy cả dấu hiêu chữ và dấu hiêu hình đươc th ể hiên b ằ m môt
hoủc nhiều màu sắc.
Sự kết hợp giữa dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình cũng tạo thành một tổng thể
gây ấn tượng, dễ nhận biết, có khả năng phân biệt và đáp ứng được yêu cầu của việc
đãng ký bảo hộ NHHH. Khơng chỉ có pháp luật Việt Nam mà hầu hết pháp luật các
nước trên thế giới đều thừa nhận và bảo hộ dấu hiệu kết hợp làm NHHH. Phần định
nghĩa của Luật Lanham (1946) quy định “nhãn hiệu hàng hóa bao gồm bất kỳ từ, tên
gọi, biểu tượng, hay hình vẽ, hoặc sự kết hợp giữa chúng

Tại Điều 6.1 Hiệp định

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thì “NHHH được cấu thành bởi sự kết hợp bất kỳ...
của các yếu tố từ, ngữ, tên người, hình, chữ cái, chữ số...” Phạm vi các dấu hiệu có
khả năng đăng ký NHHH theo quy định của Hiệp định được mở rộng hơn và và nó
vãn bao hàm cả dấu hiệu kết hợp của các yếu tố đó. Điều này cũng hoàn toàn phù
hợp với quy định của TRIPs. Tuy nhiên, vấn đề này không được quy định trong
Cơng ước Paris vì đặc thù của những cơng ước liên quan đến quyền SHCN nói chung
và NHHH nói riêng được ký từ trước khi WTO ra đời năm 1945 là khơng đưa ra các
quy định chung về NHHH. Vì thế cũng không thể xác định được các dấu hiệu cấu
thành NHHH.
Theo Điều 785 Bộ luật Dân sự thì dấu hiệu kết hợp các dấu hiệu chữ và dấu
hiệu hình “được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”. Như vậy, màu sắc được



10

xem là phương thức thể hiện của các yếu tố kể trên nhưng trong những trường hợp
cụ thể, sự kết hợp của hai hay nhiều màu sắc khác nhau lại được coi là có tính phân
biệt và được đăng ký làm NHHH.
ở Hoa Kỳ, dựa trên cách giải thích về điều luật mở của Đạo luật Lanham
(1946) thì màu sắc cũng được đăng ký làm NHHH nếu đáp ứng được yêu cầu về tính
phân biệt. “Năm 1985, Hãng Owens Corning Fiberglas đã được cấp giấy chứng nhận
đăng ký NHHH cho màu hồng đơn (single pink) đối với vật liệu cách nhiệt cho nhà
ở được làm bằng sợi thủy tinh”[30, 43]. Trong khi đó, TRIPS và Hiệp định đều có
quv định trong khái niệm NHHH về việc coi màu sắc là một dấu hiệu có khả năng
đãng ký bảo hộ NHHH (Điều 6.1 Hiệp định; Điều 15 TRIPs)
Các dấu hiệu thông thường được thể hiện bằng những màu sắc khác nhau
hoặc bản thân sự kết hợp các màu sắc đều có thể được đăng ký làm NHHH nếu tự
bản thân chúng có tính phân biệt hoặc về cơ bản có mang tính mơ tả song “có khả
năng qua q trình sử dụng sẽ trở thành có tính phân biệt nếu nó mang được một
nghĩa thứ cấp” [26,15]. Hiện nay, ở các nước phát triển như Mỹ, nhiều yếu tố mới đã
được bảo hộ làm NHHH, điển hình phải kể đến âm thanh và mùi (sound &
olĩactory). Thực tế cho thấy âm thanh có thể tác động rất nhanh chóng tới ý thức của
người tiêu dùng từ khi họ cịn chưa nhìn thấy sản phẩm. Với một nhãn âm thanh,
người sản xuất có thể thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng - ngay cả khi họ
đang chú ý vào một việc khác làm cho người tiêu dùng nhận ra sản phẩm mình cần,
hoặc phân biệt được sản phẩm đó là của nhà sản xuất này mà không phải là của
người khác. Chẳng hạn, hãng Wall đã đăng ký nhãn hiệu âm thanh cho sản phẩm
kem của mình và chắc chắn nhiều người tiêu dùng Việt Nam đã quen với những âm
thanh đặc trưng của các xe bán kem lưu động nhãn hiệu Wall của Mỹ. Hay âm thanh
đặc trưng trong tiếng máy của xe Harley Davidson cũng đã được nhà sản xuất đăng
ký làm NHHH cho loại xe máy này tại Mỹ. Để được bảo hộ làm NHHH, âm thanh
phải được thể hiện trên giấy thành các nốt nhạc và các tiết tấu. Mặc dù chưa có sự
phát triển mạnh mẽ như các loại NHHH mang tính truyền thống khác song nhãn

hiệu âm thanh cũng đang có những bước phát triển đáng kể - đặc biệt là ở nước phát
triển như Mỹ và Châu Âu.


11

Trong khi đó, mùi cũng là một yếu tố được đãng ký làm NHHH. Tuy nhiên
yếu tố mùi có những hạn chế nhất định do có hiệu quả khơng cao trong việc tác
động tới tâm trí người tiêu dùng. Thực tế không phải dễ dàng phân biệt các loại mùi
- nhất là những loại mùi khơng có trong thiên nhiên. Hơn nữa để có được đăng ký
làm NHHH, các mùi này cũng phải được mô tả. Yêu cầu này cũng khơng dễ đối với
các nhà sản xuất. Vì những lý do đó, hiện nay các nhãn hiệu mùi được đăng ký cịn
hết sức hạn chế, ví dụ: Mùi cỏ tươi được đăng ký cho một loại bóng tennis; mùi hoa
Plimeria được đăng ký cho mặt hàng chỉ khâu, chỉ thêu.
Với việc giải thích một điều luật có tính mở trong Luật Lanham như trên đã
đề cập, pháp luật Mỹ cho phép “bất kỳ” dấu hiệu nào có khả năng phân biệt đều
được đãng ký làm NHHH, cho dù đó là dấu hiệu định hình như từ ngữ, hình ảnh hay khơng định hình như âm thanh, mùi. “Nhãn hiệu mùi đầu tiên được đăng ký tại
Mỹ vào năm 1990 và đến nay đã có 5 nhãn hiệu mùi khác được đăng ký” [32, 5]
Tương tự như vậy, Hiệp định TRIPs cũng không loại trừ những yếu tố mới này khỏi
những dấu hiệu được đăng ký làm NHHH.
Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng chưa có quy định về vấn đề
này. Với những khái niệm NHHH có tính mở như được quy định trong Hiệp định
TRIPS và Luật Lanham (1946) - trong tương lai - cùng với sự phát triển của khoa
học kỹ thuật, có lẽ sẽ cịn có những dấu hiệu khác sẽ được đăng ký làm NHHH, đó
có thể là bất kỳ những dấu hiệu nào mà con người tri giác được, ví dụ bằng xúc giác
- miễn là chúng đáp ứng được yêu cầu về tính phân biệt.
Trong khi đó, theo quy định của pháp luật Việt Nam, những yếu tố mới như
mùi hương hay âm thanh chưa được coi là những yếu tố cấu thành NHHH. So với
quy định của pháp luật Mỹ, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ hay TRIPs
thì những yếu tố cấu thành NHHH theo quy định của pháp luật Việt Nam có phần

hẹp hơn. Điều này xuất phát từ trình độ phát triển kinh tế, kỹ thuật của chúng ta
trong giai đoạn hiện nay. Song rõ ràng, Việt Nam đã thể hiện được tinh thần hội
nhập quốc tế của mình khi ký kết những điều ước quốc tế theo chuẩn mực quốc tế
như Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ; đã và đang chuẩn bị cho việc ký
kết, tham gia các điều ước quốc tế theo yêu cầu của lộ trình gia nhập WTO.


12

Tóm lại, pháp luật ở những nước khác nhau có quy định khác nhau về các yếu
tố cấu thành nhãn hiệu hàng hóa. Các điều ước quốc tế cũng ở trong tình trạng tương
tự như vậy. v ề vấn đề này, pháp luật Việt Nam - về cơ bản - là phù hợp với quy định
của pháp luật các quốc gia trên thế giới cũng như các chuẩn mực quốc tế theo quy
định của WIPO- tức là những yếu tố truyền thống đều đã được đăng ký bảo hộ làm
NHHH. Các yếu tố mới như âm thanh, mùi V.V.. cho đến nay vẫn chưa được quy
định (và thực tế cũng chưa xuất hiện nhu cầu này) trong pháp luật Việt Nam. Những
quy định của pháp luật hiện hành đã phản ảnh đúng, phù hợp với trình độ phát triển
kinh tế của Việt Nam hiện nay.
Từ những phân tích trên đây, có thể hiểu NHHH là những dấu hiệu có khả
năng phân biệt được và được dùng nhằm phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của cơ sở
sản xuất kinh doanh này với sản phẩm hoặc dịch vụ của cơ sở sản xuất kinh doanh
khác.

1.1.3 K hái niệm bảo hộ N H H H

NHHH là một trong những đối tượng của quyền SHTT. Vì thế bảo hộ NHHH
là một bộ phận của bảo hộ quyền SHTT nói chung. Trước khi Hiệp định về các khía
cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) ra đời, khái niệm
“bảo hộ quyền SH T T ’ thường được hiểu theo nghĩa hẹp, tức là chỉ bao gồm việc xác
định đối tượng SHCN được bảo hộ, các quy định về xác lập quyền, các quyền của

chủ thể, thời hạn bảo hộ mà không bao gồm vấn đề thực thi quyền. Cùng với thời
gian, người ta nhận thấy rằng, nếu chỉ chú ý đến khía cạnh xác lập quyền mà khơng
quan tâm tới việc thực thi quyền đó trên thực tế thì quyền SHTT cũng trở nên vô
nghĩa, việc bảo hộ quyền đó cũng khơng có ý nghĩa thực tiễn: Chính vì thế, với sự ra
đời của TRIPs, khái niệm “bảo hộ quyền SHTT’ đã được hiểu theo nghĩa rất rộng.
Khi giải thích Điều 3 & Điều 4, phụ lục của TRIPS đã quy định: “Thuật ngữ bảo hộ
phải bao gồm các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng đạt được, việc đạt được, phạm vi,
việc duy trì hiệu lực và việc thực thi các quyền SHTT cũng như các vấn đề ảnh
hưởng đến việc sử dụng quyền SHTT được quy định trong Hiệp định, ở đây, khái,


13

niệm “bảo hộ quyền SHTT” được hiểu rất rộng, không chỉ gồm việc xác lập quyền
SHTT cho chủ sở hữu thơng qua các quy phạm pháp luật mà cịn chú trọng đến các
biện pháp để thực thi quyền này trên thực tế.
Với cách hiểu về “bảo hộ quyền SHTT” như vậy, có thể hiểu rằng “bảo hộ
NHHH” cũng là một khái niệm được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hiện nay,
vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm này nhưng tựu trung lại có thể
hiểu “bảo hộ NHHH” theo nghĩa hẹp là việc thông qua các quy phạm pháp luật
nhàm xác lập quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu được đăng ký.
Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì “bảo hộ NHHH” khơng chỉ giới hạn ở việc xác
lập quyền, nội dung quyền mà còn bao gồm cả việc thực thi quyền đó trên thực tế.
Tức là bao gồm cả việc áp dụng trên thực tế những biện pháp theo quy định của pháp
luật nhằm bảo vệ quyền sở hữu của chủ nhãn đồng thời ngăn chặn, xử lý những hành
vi sử dụng, khai thác trái phép NHHH đó. Trong luận văn sẽ đề cập tới khái niệm
“bảo hộ NHHH” theo nghĩa rộng này và khi đề cập tới các biện pháp bảo hộ quyền
sở hữu NHHH thì “có thể hiểu đó là các biện pháp bảo vệ” quyền sở hữu NHHH.

1.2


Chức năng, vai trò của N H H H trong đời sổng x ã hội và trong sản xuất
kinh doanh

NHHH có vai trị, chức năng rất quan trọng không chỉ trong sản xuất kinh
doanh mà cả trong đời sống xã hội. Với tư cách là một “dấu hiệu” chỉ ra người sản
xuất hàng hóa, dịch vụ đó là ai, NHHH khơng chỉ giúp người tiêu dùng nhận ra một
sản phẩm trong nhiều sản phẩm cùng loại mà cịn thể hiện được uy tín của doanh
nghiệp và đương nhiên là gắn với cơ hội chiếm lĩnh thị phần của nó.
Trong đời sống, người tiêu dùng ln ln phải đối mặt với vấn đề chọn lựa
giữa nhiều sản phẩm giống nhau. Sự tương tự bề ngoài của sản phẩm có thể che đậy
sự khác nhau giữa về đặc tính và chất lượng của chúng. Người tiêu dùng chỉ có thể
tình cờ lựa chọn được sản phẩm với chất lượng mong muốn khi người bán chào bán
hàng hóa của mình ở những mức chất lượng khác nhau. Người tiêu dùng cần một
phương pháp để nhận biết sự khác nhau về chất lượng để có thể mua được hàng như


[4

ý. NHHH chính là phương tiện giúp người tiêu dùng giảm chi phí tìm kiếm. Trong
rất nhiều trường hợp, NHHH được sự dụng kết hợp với quảng cáo (xúc tiến bán
hàng, tờ rơi, bao bì và quầy giới thiệu sản phẩm) đã mang lại thông tin cho người
tiêu dùng, giúp họ đưa ra quyết định về việc lựa chọn sản phẩm. Với những kinh
nghiệm sử dụng sản phẩm đã có và nhãn hiệu đi kèm, người tiêu dùng biết được sản
phẩm đó có chất lượng hay khơng và nó xuất phát từ nguồn gốc của người sản xuất
này mà không phải của người sản xuất khác.
Có ý kiến cho rằng thơng tin có thể đến được với người tiêu dùng một cách
hiệu quả khi chỉ cần liệt kê các đặc tính của sản phẩm trên bao bì mà khơng cần tới
NHHH. Tuy nhiên, cách này không thể giúp người tiêu dùng lựa chọn khi họ khơng
có thời gian đọc và xử lý tất cả các thông tin chi tiết về một sản phẩm. “Trong khi

đó, một nhãn hiệu có thể chỉ ra cho người tiêu dùng bản liệt kê các đặc tính của sản
phẩm nào là đáng tin cậy” [33, 3]. Rõ ràng NHHH có vai trị quan trọng đối với việc
quảng cáo sản phẩm và quảng cáo được thực hiện chủ yếu thơng qua NHHH.
Nhãn hiệu có thể giúp người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian tìm kiếm
những sản phẩm với chất lượng mong muốn. Nó giúp họ nhận ra rằng dù hai sản
phẩm có cơng thức hóa học tương tự như nhau nhưng lại có chất lượng khơng giống
nhau. Nói cách khác là NHHH cũng đóng vai trị quan trọng trong việc xác định chất
lượng hàng hóa. “Khi chúng ta mua một sản phẩm, chẳng hạn như mì ăn liền
Miliket, thì chúng ta có quyền được giả định rằng tất cả các gói mì ăn liền mang
nhãn hiệu này đều có chất lượng tương tự. Điều này đồng nghĩa với việc NHHH có
tác dụng bảo vệ người tiêu đùng và xác định trách nhiệm của nhà sản xuất ra hàng
hóa mang nhãn hiệu đó” [25, 21-22] .
Nhìn từ góc độ người tiêu dùng, NHHH giúp họ phân biệt hàng hóa dịch vụ
với những sản phẩm cùng loại, xác định được chất lượng sản phẩm, mang lại thông
tin có ích cho họ, giúp họ tiết kiệm được thời gian và chi phí tìm kiếm, đồng thời có
thể đưa ra nhữg quyết định đúng đắn dựa trên những thông tin có sẵn và những kinh
nghiệm trước đó với sản phẩm.
Trong kinh doanh, nhãn hiệu là một phần quan trọng của chiến lược
marketing. Một nhãn hiệu được khách hàng thừa nhận và ưa chuộng có thể là một tài


15

sản SHTT có giá trị nhất, thậm chí là trong bất kỳ tài sản nào mà các doanh nghiệp
có thể sớ hữu. Chẳng hạn như nhãn hiệu Coca - Cola hay Malboro đã chứng tỏ chúng
là những tài sản kinh tế vô cùng to lớn khi xét đến đầu tư trước đây và hiện tại trong
việc sáng tạo và bảo vệ chúng. Chính vì thế, nhãn hiệu khuyến khích người bán đầu
tư vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Khi đó, thơng qua nhãn hiệu, người tiêu
dùng sẽ xác định được chất lượng của hàng hố thơng qua kinh nghiệm của bản thân
đối với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn. Khi nhãn hiệu trở nên nổi tiếng, nó trở nên

một “chỉ dẫn” rất tốt về mức độ chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ cũng như sự
ưa thích của cơng chúng đối với sản phẩm, dịch vụ đó. Điều này sẽ khuyến khích
các cơng ty đang rất thành cơng trong việc sử dụng nhãn hiệu của mình, tiếp tục sản
xuất hàng hoá và cung cấp dịch vụ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng vì lợi ích
kinh tế lâu dài của chính họ. Do đó, nhãn hiệu khuyến khích người bán đầu tư vào
chất lượng sản phẩm, bảo dưỡng kỹ thuật, cải tiến sản phẩm. Điều này sẽ mang lại
lợi ích cho tồn xã hội.
Thơng qua việc đầu tư vào chất lượng sản phẩm, chủ NHHH sẽ có được sự
trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của mình. Ngược lại, một sản phẩm có
chất lượng kém đi kèm vói nhãn hiệu sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với sản xuất,
kinh doanh, người tiêu dùng sẽ có thái độ “quay lưng” lại đối với hàng hố mang
nhãn. Khi đó, nhãn hiệu sẽ trở thành một dấu hiệu đem đến kết quả ngược lại, tức là
giúp người tiêu dùng không lựa chọn sản phẩm mang nhãn hiệu đó vì chất lượng
kém của sản phẩm. “Khi nền kinh tế phát triển thì người tiêu dùng càng có nhiều
quyền hơn. Họ khơng mua hàng hố mà nhận một lời hứa. Một nhãn hiệu khơng là
gì khác mà là cách biểu đạt một lời hứa” [33, 4]. Người tiêu dùng mua một sản phẩm
nào đó vì nhãn hiệu “hứa” có một chất lượng nhất định, nhưng nếu lời hứa đó khơng
được thực hiện và sản phẩm khơng làm thoả mãn người tiêu dùng, họ sẽ khơng cịn
hứng thú khi mua sản phẩm mang nhãn hiệu đó một lần nữa.
Việc bảo hộ NHHH mang lại lợi ích kinh tế quan trọng đối với xã hội vì nó
khuyến khích người bán đầu tư vào chất lượng sản phẩm như đã đựoc quảng cáo.
Khi nhãn hiệu đã được khách hàng thừa nhận, nó sẽ làm tăng lượng sản phẩm bán ra
vì người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm mang nhãn thay vì một sản phẩm cùng loại


16

khác. Tuy vậy, cần phải nhận thấy rằng, nhãn hiệu chỉ thực hiện được chức năng này
khi nó gửi tới người tiêu dùng một bức thông điệp đúng với thực tế. Bên cạnh việc
tăng lượng bán, nhãn hiệu còn được sử dụng để tăng doanh thu bán hàng vì người

tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao cho hàng hố có chất lượng và đặc tính như đã được
nhãn hiệu chỉ ra. Việc tãng lượng bán cũng như tăng doanh thu sẽ dẫn đến hệ quả là
tăng thu nhập từ việc bán sản phẩm. Nếu hàng hoá của doanh nghiệp nào có chất
lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng sẽ được người tiêu
dùng ưa chuộng và tin dùng. Doanh nghiệp đó sẽ trở nên “nổi tiếng” với NHHH của
mình, hàng hố của doanh nghiệp đó sẽ bán “chạy” hơn và họ sẽ có cơ hội thu được
nhiều lợi nhuận. Do đó, “NHHH khơng chỉ có giá trị tinh thần là làm cho người sản
xuất, kinh doanh có uy tín trên thương trường mà cịn có giá trị vật chất vì uy tín của
doanh nghiệp sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều ưu thế trong cuộc cạnh tranh khốc
liệt của thương trường” [25, 37]. Hơn thế nữa, bằng cách thực hiện những chiến dịch
quảng cáo gắn liền với nhãn hiệu và biểu tượng của mình, một doanh nghiệp có thể
giành được thị phần lớn hơn đối với một loại sản phẩm nào đó. Tất nhiên, để đạt
được mục đích đó, “có rất nhiều việc phải làm như: tạo kiểu dáng cho sản phẩm để
đáp ứng mong muốn của khách hàng, xác định nhãn hiệu để gắn lên sản phẩm, phối
hợp tiếp thị, định giá, đóng gói, quảng cáo... Chiến dịch “think different”của cơng ty
máy tính Apple là một ví dụ về việc sử dụng nhãn hiệu kết hộp với quảng cáo để
giành lại thị phần đã mất” [33, 7].
Nhãn hiệu còn được sử dụng để đưa sản phẩm mới vào thị trường. Thông
thường, để đưa sản phẩm mới vào thị trường phải rất tốn kém để được người tiêu
dùng thừa nhận trong số các sản phẩm cạnh tranh nhau trên thị trường. “Ví dụ: trên
thị trường có trên 750 nhãn hiệu ơ tơ, 150 nhãn hiệu son môi, 93 nhãn hiệu
thức ăn cho m èo” [33, 8]. Như vậy, người tiêu dùng có thể khó khăn khi lựa chọn
và thử một sản phẩm mới. Do đó, chỉ nhãn hiệu nào đã được người tiêu dùng chấp
nhận trước đó mới thu hút được sự chú ý. Nhãn hiệu gắn liền với một sản phẩm cũ
đã có tiếng tăm, khi được gắn lên sản phẩm mới và đưa vào thị trường sẽ giúp cho
người tiêu dùng biết đến sản phẩm mới.
Tóm lại, NHHH đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống


17


xã hội cũng như trong sản xuất kinh doanh. Điều đó địi hỏi pháp luật các nước phải
có cơ chế pháp lý thực sự hiệu quả nhằm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với
NHHH, hạn chế những hành vi sử dụng NHHH làm công cụ cạnh tranh không lành
mạnh.

_ THƯVỈỆN
TRƯỜNG ŨẠi HỌC LUẬT HÀ NỘI

”Ẻa*mr~SS=-


×