Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý nước thải của ngành dệt nhuộm và đề xuất một số công nghệ xử lý nước thải khuyến khích áp dụng tại các tỉnh phía nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.18 MB, 170 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------- o0o -------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CỦA NGÀNH DỆT NHUỘM
VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
KHUYẾN KHÍCH ÁP DỤNG TẠI CÁC TỈNH PHÍA NAM

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2010


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
-------------- oOo -------------

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LÊ HOÀNG NGHIÊM đồng hướng dẫn cùng ThS.
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LOAN

Cán bộ chấm nhận xét 1
(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2
(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)


LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐƯỢC BẢO VỆ TẠI
HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO LUẬN VĂN THẠC SỸ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM
Ngày

Tháng

2

Năm 2010


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Tp. HCM, ngày ....... tháng ....... năm 2010
----------- oOo ----------

ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ và tên học viên
Ngày, tháng, năm sinh
Chuyên ngành
Khóa

: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY Phái
: 26/11/1985
Nơi sinh
: Quản Lý Môi Trường

MSHV
: 2008 – 2010

: Nữ
: Phan Thiết
: 02608648

I. TÊN ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NGÀNH DỆT
NHUỘM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHUYẾN
KHÍCH ÁP DỤNG TẠI CÁC TỈNH PHÍA NAM
II.

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG

Nhiệm vụ:
Đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý nước thải của ngành dệt nhuộm và đề xuất một số cơng
nghệ xử lý nước thải khuyến khích áp dụng tại các tỉnh phía Nam.
Nội dung:
-

Đánh giá tình hình áp dụng, vận hành và hiệu quả của các công nghệ xử lý nước thải ngành dệt
nhuộm.

-

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá sự phù hợp của các cơng nghệ của hệ thống xử lý nước thải ngành
dệt nhuộm.

-


Lập danh mục một số công nghệ xử lý nước thải khuyến khích áp dụng tại phía Nam đối với ngành
dệt nhuộm.

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ
:
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ :
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
: TS. LÊ HOÀNG NGHIÊM đồng hướng dẫn
cùng ThS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LOAN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CN BỘ MÔN
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Nội dung và đề cương luận văn thạc sỹ này đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thơng qua.
Ngày
TRƯỞNG PHỊNG ĐT SĐH

Tháng

Năm 2010

TRƯỞNG KHOA QL NGÀNH

3


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành tốt luận văn, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân

thành và sâu sắc đến Thầy Lê Hồng Nghiêm cùng Cơ Nguyễn Thị Phương Loan đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn trong suốt thời gian thực hiện luận văn cũng như trong
cả quá trình học tập tại trường.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả các Thầy, Cô trong Khoa Môi trường, trường
Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh đã tận tâm truyền đạt kiến thức và kinh
nghiệm quý báu trong suốt q trình học tập, giúp tơi hồn thành tốt luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng về Công Nghệ
và Quản Lý Môi Trường đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp nhiều tài liệu quý báu cho
tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các Doanh Nghiệp Dệt May thuộc các tỉnh/ thánh
phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng và Tây Ninh đã nhiệt tình
giúp đỡ và cung cấp nhiều số liệu cho quá trình khảo sát, nghiên cứu và hồn thành
luận văn.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi trong
chặng đường học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô nhận xét và phản biện đã đóng góp
nhiều ý kiến quý báu cho luận văn này.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12/2010
Học viên

Nguyễn Thị Phương Thúy

4


TÓM TẮT
Hiện nay việc xử lý nước thải dệt nhuộm trong các doanh nghiệp dệt may tại các tỉnh phía
Nam rất được quan tâm và chú trọng kiểm soát. Cụ thể là đã ra đời quy chuẩn Việt Nam
QCVN 13:2008/BTNMT – Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Nước Thải Công Nghiệp Dệt

May, bao gồm hai mức để đánh giá là A và B để kiểm soát chất lượng nước thải đầu ra nguồn
tiếp nhận. Quy chuẩn này được áp dụng kèm với quy chuẩn Việt Nam QCVN
24:2009/BTNMT – Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Nước Thải Công Nghiệp cũng bao
gồm hai mức đánh giá A và B. Hầu hết các doanh nghiệp dệt may có cơng đoạn dệt nhuộm ở
các tỉnh Phía Nam đều có hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ đầu tư
của các doanh nghiệp cho các hệ thống xử lý thì cơng nghệ của các hệ thống sẽ khác nhau.
Hiện nay hầu hết các công nghệ xử lý nước thải đang được áp dụng là những công nghệ cổ
điển. Chủ yếu là kết hợp hai phương pháp xử lý sinh học và hóa lý. Theo thống kê có bốn loại
công nghệ chủ yếu được áp dụng là: (1) công nghệ chỉ bao gồm cơng nghệ xử lý hóa lý (keo
tụ); (2) cơng nghệ áp dụng kết hợp hóa lý (keo tụ) và sinh học hiếu khí; (3) cơng nghệ áp dụng
kết hợp sinh học và hóa lý (keo tụ); cơng nghệ áp dụng kết hợp hóa lý bậc 1, sinh học và hóa
lý bậc 2. Các cơng trình xử lý phụ trợ bao gồm như tháp giải nhiệt, song chắn rác, bồn lọc áp
lực…Chỉ có một số ít cơng nghệ có áp dụng giai đoạn xử lý bậc ba là q trình oxi hóa nâng
cao và hệ thống điện phân. Tuy nhiên do q trình vận hành khơng hợp lý hoặc thậm chí là
khơng vận hành nên nước thải đầu ra sau các hệ thống xử lý thường không đáp ứng được quy
chuẩn xả thải QCVN 13:2008/BTNMT. Đặc biệt là đối với những thành phần ơ nhiễm chính
của nước thải dệt nhuộm là độ màu, COD và BOD5. Nhằm tìm ra một cơng nghệ phù hợp có
thể áp dụng đối với loại hình nước thải dệt nhuộm dựa trên những cơng nghệ xử lý có sẵn hiện
nay thì bộ tiêu chí đánh giá các hệ thống xử lý được áp dụng để đánh giá theo phương pháp đa
tiêu chí của Nolberto Munier, 2004. Bộ tiêu chí này gồm bốn nhóm tiêu chí (trong đó được
chia làm 18 chỉ tiêu) là: (1) nhóm tiêu chí kỹ thuật; (2) nhóm tiêu chí về mơi trường; (3) nhóm
tiêu chí về kinh tế; (4) nhóm tiêu chí về xã hội. Kết quả từ việc đánh giá các hệ thống xử lý
nước thải hiện có bằng hệ thống tiêu chí xác định được cơng nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm
được đánh giá cao nhất. Công nghệ này sẽ được lựa chọn để xem xét các ưu nhược điểm và đề
xuất các giải pháp khắc phục nhằm có được các cơng nghệ mẫu có thể áp dụng để đáp ứng các
mức độ xả thải khác nhau cụ thể là theo ba mức: (1) Dành cho các hệ thống xử lý của các công
ty đấu nối với hệ thống xử lý của KCN tương đương với TCVN 5945:2005, cột C; Các hệ
thống xả thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận chia ra hai mức: (2) QCVN 13:2008/ BTNMT, cột
B; (3) QCVN 13:2008/ BTNMT, cột A.


5


ABSTRACT
The control of wastewater of textile dying industries has become of increasing importance in
recent years. Namely The QCVN 13:2008/BTNMT - National technical regulation on the
effluent of textile industry, that consist of two level A and B, has issued. This National
technical regulation has applied simultaneously to QCVN 24:2009/BTNMT - National
Technical Regulation on Industrial Wastewater, that also consist two level A and B. Most of
dyeing companies were the treatment plants. However belong to the measure of investment,
the technology of plants were differrent. The current technologies, that were being applied,
were conventional technologies. These technologies have combined biological and
physical/chemical methods. There are statistically four main applied technologies, these are:
(1) the technology just consist of physical/chemical methods; (2) the technology consist of
biological and physical/chemical methods combined; (3) the technology consist of
physical/chemical and biological methods combined; (4) the technology consist of
physical/chemical level 1 and biological and physical/chemical level 2. The supported stage
usually include antipyretic tower, creen bar, pressure filter…There were a few technologies
that applied the third stage include advanced oxidation or electrolysis methods. Because of
unreasonable operation or even without operation, the effluent usually didn’t meet the
National technical regulation QCVN 13:2008/BTNMT. Especially for the main polutants of
textile wastewater are colority, COD and BOD5. To finding a reasonable technology that apply
for dyeing wastewater relies on the current technologies, criteria for treament plants were
applied to assess by multicriteria analysis (MAC) following Nolberto munier, 2004. The
criteria consist of four groups, these are: (1) the technical criteria; (2) the environmental
criteria; (3) the economic criteria; (4) the social criteria. The result from assessment process is
finding the best technology. This technology will be chosen to analyse the weak point and
strong points to propose the best solution that can be separated three levels: (1) For the
treatment plant of company inside industrial zone (TCVN 5945:2005, level C); For the
treatment plant of company outside industrial zone or go straight to received stream with (2)

QCVN 13:2008/ BTNMT, level B; (3) QCVN 13:2008/ BTNMT, level A.

6


MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ...................................................................................... 3
TÓM TẮT .............................................................................................................................. 5
ABSTRACT........................................................................................................................... 6
MỤC LỤC ............................................................................................................................. 7
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................12
1. Tính cần thiết của đề tài .....................................................................................................12
2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................................13
3. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................................14
3.1 Thu thập thông tin cơ bản về ngành Dệt nhuộm Việt Nam...........................................14
3.2 Điều tra và khảo sát một số doanh nghiệp của ngành Dệt nhuộm tại miền Nam ...........14
3.3 Đánh giá các hệ thống xử lý theo phương pháp đa tiêu chí ..........................................14
3.4 Đề xuất một số cơng nghệ xử lý nước thải khuyến khích áp dụng tại phía Nam đối với
ngành dệt nhuộm. .............................................................................................................15
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................15
4.1 Phương pháp thu thập tài liệu ......................................................................................15
4.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế .........................................................................15
4.3 Phương pháp lấy mẫu phân tích...................................................................................15
4.4 Phương pháp phỏng vấn ..............................................................................................15
4.5 Phương pháp phân tích hệ thống ................................................................................16
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................................17
6. Ý nghĩa đề tài ....................................................................................................................17
7. Tính mới của đề tài ............................................................................................................17
8. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................................17
CHƯƠNG 1 ..........................................................................................................................19

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM TẠI ...................................................................19
CÁC TỈNH PHÍA NAM ........................................................................................................19
1.1. Hiện trạng phát triển của ngành Dệt may ........................................................................19
1.1.1. Hiện trạng của ngành Dệt may Việt Nam ................................................................19
1.1.2. Sự phân bố các doanh nghiệp Dệt may ....................................................................20
1.1.3. Tiềm năng phát triển của ngành dệt may ..................................................................20
1.2 Hiện trạng công nghệ sản xuất ngành dệt nhuộm .............................................................22
1.2.1 Công đoạn kéo sợi....................................................................................................23
1.2.2 Công đoạn dệt ..........................................................................................................23
1.2.3 Cơng đoạn nhuộm/in và hồn tất .............................................................................25
1.2.4. Cơng đoạn may .......................................................................................................29
1.3. Hiện trạng môi trường của ngành dệt nhuộm ..................................................................29
1.3.1. Vấn đề ô nhiễm nước thải từ công đoạn nhuộm............................................................32
1.3.2. Vấn đề ơ nhiễm khí thải ..........................................................................................33
1.3.3. Vấn đề ơ nhiễm chất thải rắn ...................................................................................34
1.4. Kết Luận.........................................................................................................................35
CHƯƠNG 2 ..........................................................................................................................36
TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM TRONG VÀ NGỒI
NƯỚC...................................................................................................................................36
2.1 Tổng quan cơng nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm trong nước ...........................................36
2.2 Tổng quan công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm ngoài nước ...........................................50

7


CHƯƠNG 3 ..........................................................................................................................61
TIÊU CHÍ VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ ..................................................................................61
3.1. Cơ sở lựa chọn các doanh nghiệp để khảo sát .................................................................61
3.1.1. Lựa chọn doanh nghiệp khảo sát theo số lượng phân bố trên các tỉnh/thành .................61
3.1.2. Lựa chọn doanh nghiệp khảo sát theo quy trình sản xuất .........................................63

3.1.3. Tổng hợp các cơ sở và lựa chọn doanh nghiệp khảo sát ...........................................64
3.2. Lựa chọn doanh nghiệp đánh giá công nghệ xử lý nước thải ...........................................66
3.3. Các tiêu chí lựa chọn để đánh giá hệ thống xử lý nước thải .............................................67
3.3.1. Giới thiệu chung về tiêu chí.....................................................................................67
3.3.2 Phương pháp đa tiêu chí ...........................................................................................68
3.3.3 Các bước thực hiện phương pháp đa tiêu chí ............................................................70
3.3.4 Các nhóm tiêu chí sử dụng để đánh giá.....................................................................71
3.3.5 Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá hệ thống xử lý nước thải ........................................73
CHƯƠNG 4 ..........................................................................................................................79
ĐÁNH GIÁ BỐN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐƯỢC LỰA CHỌN ......................79
4.1. Công nghệ xử lý của Công ty A ......................................................................................80
4.1.1. Giới thiệu chung về Công nghệ xử lý A ...................................................................80
4.1.2. Nguồn phát sinh nước thải của Công ty A................................................................81
4.1.3. Công nghệ xử lý nước thải của Công ty A ...............................................................81
4.1.4. Kết quả phân tích sau ba lần lấy mẫu nước thải .......................................................84
4.1.5. Đánh giá công nghệ xử lý nước thải của Công ty A bằng hệ thống tiêu chí ..............87
4.2. Cơng nghệ xử lý nước thải của Công ty B .......................................................................92
4.2.1 Giới thiệu chung về Công ty B .................................................................................92
4.2.2. Nguồn phát sinh nước thải của công Ty B ...............................................................92
4.2.3. Công nghệ xử lý nước thải của Công ty B ...............................................................94
4.2.4. Kết quả phân tích sau ba lần lấy mẫu nước thải .......................................................96
4.2.5. Đánh giá công nghệ xử lýnước thải của Công ty B bằng hệ thống tiêu chí ...............99
4.3. Cơng nghệ xử lý của Công ty C .................................................................................... 103
4.3.1. Giới thiệu chung về Công ty C .............................................................................. 103
4.3.2. Nguồn phát sinh nước thải của Công ty C .............................................................. 103
4.3.3. Công nghệ xử lý nước thải của Công ty C ............................................................. 104
4.3.4. Kết quả phân tích sau ba lần lấy mẫu nước thải ..................................................... 106
4.3.5. Đánh giá công nghệ xử lý của Công ty C bằng hệ thống tiêu chí............................ 110
4.4. Cơng nghệ xử lý Công ty D .......................................................................................... 114
4.4.1. Giới thiệu chung về Công ty D .............................................................................. 114

4.4.2. Nguồn phát sinh nước thải của công nghệ xử lý Công ty D .................................... 114
4.4.3. Công nghệ xử lý của Công ty D............................................................................. 115
4.4.4. Kết quả phân tích sau ba lần lấy mẫu nước thải ..................................................... 119
4.4.5. Đánh giá công nghệ xử lý của Cơng ty D bằng hệ thống tiêu chí ........................... 123
4.5. Đánh giá tổng hợp các công nghệ xử lý nước thải ......................................................... 126
CHƯƠNG 5 ........................................................................................................................ 134
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHUYẾN KHÍCH ÁP DỤNG . 134
5.1. Phân tích ưu nhược điểm của cơng nghệ xử lý nước thải được chọn .............................. 134
5.2. Đề xuất phương án cơng nghệ xử lý nước thải khuyến khích áp dụng ........................... 137
CHƯƠNG 6 ........................................................................................................................ 141
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 141

8


6.1 Kết luận ......................................................................................................................... 141
6.2 Kiến nghị....................................................................................................................... 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 144
PHỤ LỤC A ........................................................................................................................ 148
PHỤ LỤC B ........................................................................................................................ 165
PHIẾU THU THẬP THƠNG TIN ....................................................................................... 165
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ................................................................................................. 170

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1: Phân bố các doanh nghiệp dệt may trên cả nước ....................................................20
Bảng 1.2: Tổng quan về tác động đến môi trường của ngành dệt may ....................................31
Bảng 1.3: Thành phần và nồng độ nước thải dệt nhuộm tại một số doanh nghiệp dệt nhuộm .32
Bảng 1.4: Nồng độ các chất ơ nhiễm khí thải .........................................................................34
Bảng 1.5: Thành phần và khối lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh trong các doanh nghiệp
dệt nhuộm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh năm 2010. .............................................................35

Bảng 2.1: Nồng độ nước thải sản xuất của 40 doanh nghiệp được khảo sát ............................37
Bảng 3.1: Danh sách các doanh nghiệp dệt nhuộm được lựa chọn để khảo sát .......................64
Bảng 3.2: Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá sự phù hợp công nghệ xử lý nước thải.......................73
Bảng 3.3: Phương pháp đánh giá chỉ tiêu ...............................................................................74
Bảng 3.4 Thang điểm đánh giá ..............................................................................................77
Bảng 4.1: Dao động nồng độ nước thải Công ty A qua ba đợt lấy mẫu ...................................86
Bảng 4.2: Hiệu quả xử lý nước thải của Công ty A qua ba đợt lấy mẫu ..................................86
Bảng 4.3: Kết quả đánh giá công nghệ xử lý của Công ty A theo 18 chỉ tiêu ..........................91
Bảng 4.4: Kết quả phân tích qua ba đợt lấy mẫu tại cơng nghệ xử lý của Công ty B...............98
Bảng 4.5: Hiệu quả xử lý nước thải của Công ty B qua ba đợt lấy mẫu ..................................98
Bảng 4.6: Kết quả đánh giá công nghệ xử lý của công ty B theo 18 chỉ tiêu ......................... 102
Bảng 4.7: Kết quả phân tích qua ba đợt lấy mẫu của công nghệ xử lý Công ty C ................. 109
Bảng 4.8: Hiệu quả xử lý nước thải của công nghệ xử lý Công ty C qua ba đợt lấy mẫu ...... 109
Bảng 4.9: Kết quả đánh giá công nghệ xử lý Công ty C theo 18 chỉ tiêu .............................. 113
Bảng 4.10: Dao động kết quả phân tích qua ba đợt lấy mẫu của công nghệ xử lý Công ty D 122
Bảng 4.11: Hiệu quả xử lý qua ba đợt lấy mẫu của công nghệ xử lý Công ty D.................... 122
Bảng 4.12: Kết quả đánh giá công nghệ xử lý Công ty D theo 18 chỉ tiêu ............................ 126
Bảng 4.13: So sánh tổng hợp các phương án theo tiêu chí.................................................... 127
Bảng 4.14: Hiệu quả xử lý nước thải của các hệ thống ......................................................... 128
Bảng 4.15: Hiệu quả sử dụng đất của các công nghệ ............................................................ 128
Bảng 4.16: Mức độ tiên thụ điện năng của các HTXL .......................................................... 130
Bảng 4.17: Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị của các HTXL ............................................ 131
Bảng 4.18: Chi phí xử lý của các công nghệ ........................................................................ 131
Bảng 4.19: Lượng bùn thải phát sinh ................................................................................... 132
Bảng 5.1: Phân tích ưu, nhược điểm và cách khắc phục của các công nghệ xử lý được chọn 135

9


DANH SÁCH HÌNH

Hình 1.1: Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam qua các năm ..................................19
Hình 1.2: Vốn đăng ký và số dự án trong ngành dệt may qua các năm ...................................21
Hình 1.3: Tốc độ phát triển về xuất khẩu của ngành Dệt may Việt Nam .................................21
Hình 1.4: Kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt may trong năm 2010 .....................................22
Hình 1.5: Sơ đồ quy trình chung trong ngành dệt may ...........................................................23
Hình 1.6: Quy trình cơng nghệ Dệt thoi .................................................................................24
Hình 1.7: Quy trình cơng nghệ dệt kim ..................................................................................25
Hình 1.8: Sơ đồ quy trình cơng nghệ chung của dệt may kèm dịng thải.................................31
Hình 2.1: Sơ đồ cơng nghệ xử lý hóa lý .................................................................................39
Hình 2.2: Sơ đồ dây chuyền cơng nghệ hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Global
Dyeing ..................................................................................................................................39
Hinh 2.3: Sơ đồ cơng nghệ áp dụng kết hợp hóa lý (keo tụ) và sinh học hiếu khí ...................40
Hình 2.4: Sơ đồ dây chuyền công nghệ hệ thống xử lý nước thải Công ty Liên Doanh Dệt
Nhuộm Saigon – Joubo .........................................................................................................41
Hình 2.5: Sơ đồ dây chuyền cơng nghệ hệ thống xử lý nước thải Cơng ty TNHH Hưng Phước
..............................................................................................................................................41
Hình 2.6: Sơ đồ dây chuyền công nghệ hệ thống xử lý nước thải cơng ty Liên Doanh Gia Hồi
..............................................................................................................................................42
Hình 2.7: Sơ đồ công nghệ áp dụng kết hợp xử lý sinh học và hóa lý (keo tụ)........................43
Hình 2.8: Sơ đồ dây chuyền công nghệ hệ thống xử lý nước thải công ty Cổ Phần Dệt Nhuộm
Nam Phương .........................................................................................................................44
Hình 2.9: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải của công ty Huge Bamboo ...............45
Hình 210: Sơ đồ cơng nghệ áp dụng kết hợp hóa lý bậc 1 sinh học và hóa lý bậc 2 ................46
Hình 2.11: Sơ đồ dây chuyền công nghệ hệ thống xử lý nước thải công ty CP Dệt May Đầu Tư
Thương Mại Thành Cơng ......................................................................................................47
Hình 2.12: Sơ đồ dây chuyền công nghệ hệ thống xử lý nước thải cơng ty TNHH Promax
textile (Việt Nam)..................................................................................................................48
Hình 2.13: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải công ty Schiessen Sachen ....................................51
Hình 2.14: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải ở Greven .............................................................53
Hình 2.15: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải Cơng ty Stork Aqua, Hà Lan ...............................54

Hình 3.1: Sự phân bố các doanh nghiệp dệt may Việt Nam theo vùng lãnh thổ ......................62
Hình 3.2: Sự phân bố các doanh nghiệp dệt may trong khu vực Miền Nam ............................62
Hình 4.1: Sơ đồ cơng nghệ sản xuất của cơng ty A ................................................................81
Hình 4.2: Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải Cơng ty A ..........................................................82
Hình 4.3: Một số hình ảnh HTXL Cơng ty A .........................................................................88
Hình 4.4: Kết quả đánh giá công nghệ xử lý của Công ty A theo 18 chỉ tiêu...........................91
Hình 4.5: Sơ đồ cơng nghệ sản xuất và dịng thải Cơng ty B. .................................................93
Hình 4.6: Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải cơng ty B ............................................................94
Hình 4.7: Một số hình ảnh của hệ thống xử lý Cơng ty B .................................................... 100
_Toc281403103Hình 4.8: Kết quả đánh giá hệ công nghệ xử lý công ty B theo 18 chỉ tiêu .. 103
Hình 4.9: Sơ đồ cơng nghệ sản xuất và phát thải của Cơng ty C ........................................... 104
Hình 4.10: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải Công ty C ....................................................... 105
Hình 4.11: Hệ thống xử lý nước thải Công ty C ................................................................... 111

10


Hình 4.12: Kết quả đánh giá cơng nghệ xử lý cơng ty C theo 18 chỉ tiêu .............................. 113
Hình 4.13: Sơ đồ công nghệ sản xuất vải đan Công ty D...................................................... 114
Hình 4.14: Sơ đồ cơng nghệ sản xuất dây thun Cơng ty D ................................................... 115
Hình 4.15: Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải Cơng ty D ....................................................... 116
Hình 4.16: Hệ thống xử lý nước thải Công ty D ................................................................... 124
Hình 4.17: Kết quả đánh giá cơng nghệ xử lý của Công ty D theo 18 chỉ tiêu ...................... 126
Hình 4.18: Kết quả đánh giá tổng hợp các hệ thống xử lý nước thải ..................................... 133
Hình 5.1: Quy trình công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm áp dụng cho các nhà máy trong
KCN (đã có HTXLNTTT) đầu ra phải đạt tiêu chuẩn KCN (thường các KCN thường dựa vào
TCVN 5945:2005, cột C) .................................................................................................... 138
Hình 5.2: Quy trình cơng nghệ xử lý nước thải áp dụng cho hệ thống nằm ngoài KCN hoặc
trong KCN nhưng xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận (đạt QCVN 13:2008, cột B) .................... 139
Hình 5.3: Quy trình cơng nghệ xử lý nước thải áp dụng cho hệ thống nằm ngoài KCN hoặc

trong KCN nhưng xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận (đạt QCVN 13:2008, cột A) .................... 140

11


MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết của đề tài
Hiện nay ngành Dệt may được xem là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm
của Việt Nam chiếm 9% tổng giá trị công nghiệp của cả nước (Vitas, 2008). Ngành Dệt
may đã đem lại nhiều ngoại tệ cho đất nước cũng như là sử dụng nhiều lao động, qua
đó giúp giải quyết công ăn việc làm đối với lực luợng lao động khơng có trình độ.
Ngành Dệt may hiện nay có khoảng trên 2.000 doanh nghiệp, sử dụng khoảng 2 triệu
lao động, kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai sau dầu khí, chiếm khoảng 15% tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2009 ngành đạt kim ngạch xuất khẩu 9,1 tỷ USD
(Vitas, 2009).
Có thể nói ngành Dệt may đang ngày càng phát triển và trở thành ngành chủ lực của
Việt Nam. Bên cạnh những lợi ích mà ngành mang lại thì ngành Dệt may cũng được
xem là một trong những ngành gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vấn đề mơi
trường lớn nhất đối với ngành Dệt may đó chính là nước thải phát sinh từ q trình
nhuộm và hồn tất. Do đó việc phát triển ngành dệt may khơng thể thiếu đồng bộ với
việc bảo vệ môi trường. Mặc dù số lượng các nhà máy xây dựng hệ thống nước thải đã
tăng lên nhưng hầu hết các hệ thống xử lý hiện nay đều không đạt tiêu chuẩn/quy
chuẩn xả thải TCVN 5945:2005 và QCVN 13:2008/BTNM vì thế hiện trạng ô nhiễm
môi trường vẫn tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây. Nguyên nhân chủ yếu là do:
-

Thành phần và lưu lượng nước thải thay đổi rất lớn trong ngày

-


Cơng nghệ xử lý chưa thích hợp

-

Nhiều cơng ty thiết kế khơng có kinh nghiệm

-

Chi phí vận hành cao

-

Cơng nhận vận hành khơng có kinh nghiệm…

12


Vì thế, đánh giá hiện trạng xử lý nước thải trên địa bàn các tỉnh phía Nam trên cở sở đó
đưa ra các cơng nghệ xử lý nước thải khuyến khích áp dụng cho các doanh nghiệp
ngành dệt nhuộm nhằm đảm bảo phát triển bền vững là hết sức cần thiết và cấp bách
hiện nay. Để có thể đánh giá được các hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) một cách
khoa học và chủ quan thì phương pháp đánh giá đa tiêu chí theo Nolberto Munier,
2004 được áp dụng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
-

Đánh giá hiện trạng các công nghệ xử lý nước thải của các doanh nghiệp dệt
nhuộm và đề xuất một số công nghệ xử lý nước thải khuyến khích áp dụng tại
các tỉnh phía Nam cho ngành dệt nhuộm.


-

Tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất có thể lựa chọn được cơng nghệ xử lý nước
thải một cách hiệu quả, phù hợp và đáp ứng được tiêu chuẩn/quy chuẩn môi
trường Việt Nam trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Mục tiêu cụ thể
-

Xây dựng tiêu chí đánh giá sự phù hợp của các cơng nghệ của hệ thống xử lý
nước thải ngành dệt nhuộm.

-

Đánh giá tình hình áp dụng, vận hành và hiệu quả của các công nghệ xử lý nước
thải ngành dệt nhuộm.

-

Đề xuất một số cơng nghệ xử lý nước thải khuyến khích áp dụng tại phía Nam
đối với ngành dệt nhuộm.

13


3. Nội dung nghiên cứu
3.1 Thu thập thông tin cơ bản về ngành Dệt nhuộm Việt Nam
-


Lên danh sách các nhà máy sản xuất loại hình dệt nhuộm khu vực các tỉnh miền
Nam;

-

Lựa chọn 40 nhà máy phục vụ điều tra khảo sát theo tiêu chí đặt ra;

-

Tổng hợp xử lý thông tin từ các phiếu điều tra và khảo sát của 40 đơn vị lựa
chọn;

3.2 Điều tra và khảo sát một số doanh nghiệp của ngành Dệt nhuộm tại miền Nam
-

Khảo sát tại các nhà máy dệt nhuộm điển hình tại các tỉnh phía Nam (40 nhà
máy): thu thập các tài liệu liên quan đến quá trình sản xuất, đánh giá hiện trạng
xử lý nước thải tại các nhà máy, quá trình vận hành trạm xử lý như tiêu thụ điện
năng, hóa chất, nhân cơng và khấu hao.

-

Lấy mẫu nước thải tại một số hệ thống xử lý được lựa chọn của ngành dệt
nhuộm. Tiến hành phân tích để đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của các hệ
thống..

3.3 Đánh giá các hệ thống xử lý theo phương pháp đa tiêu chí
Đưa ra các tiêu chí đánh giá các công nghệ xử lý nước thải ngành dệt nhuộm.
-


Các tiêu chí về mặt kỹ thuật;

-

Các tiêu chí về mặt mơi trường;

-

Các tiêu chí về mặt kinh tế;

-

Các tiêu chí về mặt xã hội.

Dựa trên các tiêu chí đưa ra để đánh giá các hệ thống xử lý nhằm tìm ra các công nghệ
xử lý nước thải dệt nhuộm phù hợp.

14


3.4 Đề xuất một số công nghệ xử lý nước thải khuyến khích áp dụng tại phía Nam
đối với ngành dệt nhuộm.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập tài liệu
-

Thu thập các tài liệu về hiện trạng sản xuất và môi trường của ngành Dệt nhuộm
trong nước.

-


Thu thập các tài liệu trong và ngoài nước về các hệ thống xử lý nước thải ngành
Dệt nhuộm.

-

Thu thập tài liệu về xu hướng phát triển và các định hướng về bảo vệ môi
trường trong ngành Dệt nhuộm.

4.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
Điều tra và khảo sát thực tế tại 40 công ty, nhà máy dệt nhuộm để đánh giá sơ bộ về hệ
thống và các số liệu cần thiết khác bằng cách sử dụng phiếu điều tra khảo sát (Phụ lục
B).
4.3 Phương pháp lấy mẫu phân tích
Lấy mẫu tại một số hệ thống xử lý nước thải ngành Dệt nhuộm theo từng công đoạn
nhằm đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống.
4.4 Phương pháp phỏng vấn
-

Phỏng vấn trực tiếp những người làm việc tại nhà máy Dệt nhuộm cần khảo sát
(như những người vận hành hệ thống xử lý nước thải, quản lý) nhằm thu thập
thông tin một cách cụ thể và xác thực hơn.

15


-

Phỏng vấn những cán bộ quản lý có liên quan chịu trách nhiệm về mặt môi
trường của địa phương nhẳm hiểu rõ hơn hiện trạng môi trường của khu vực cần

điều tra khảo sát.

4.5 Phương pháp phân tích hệ thống
Phương pháp đánh giá đa tiêu chí được sử dụng trong đánh giá hiệu quả xử lý của loại
hệ thống xử lý cần đánh giá. Phương pháp này sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau như
tiêu chí về kỹ thuật, mơi trường, về kinh tế, và về xã hội. Các bước thực hiện trong
phân tích đa tiêu chí bao gồm:
-

Bước 1: Xác định các khía cạnh quan tâm (cấp 2). Ví dụ: khí cạnh kỹ thuật, kinh
tế, mơi trường, xã hội, chính trị và thể chế, v.v.

-

Bước 2: Xây dựng tiêu chí (cấp 3). Các tiêu chí phải đảm bảo xác định được
bằng định lượng hoặc định tính.

-

Bước 3: Kiểm tra sự trùng lặp của các tiêu chí và nhóm các tiêu chí. Đây là
bước rất quan trọng và cần thiết trong việc đánh giá tiêu chí.

-

Bước 4: Xác định trọng số đối với mỗi tiêu chí. Trọng số thể hiện mối tương
quan về mức độ quan trọng giữa các tiêu chí với nhau.

-

Bước 5: Xác định thang điểm cho các tiêu chí.


-

Bước 6: Tính tốn và đánh giá các phương án theo hệ thống tiêu chí đã xây
dựng.

Việc đánh giá theo tiêu chí (bước 4, bước 5 và bước 6) được thực hiện bằng phương
pháp Phương pháp “Analitical Hierachy Process” – AHP (Nolberto 2004). Đặc điểm
của phương pháp này là sử dụng ma trận tốn học để tính tốn trọng số kể cả việc so
sánh các phương án.

16


5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Khảo sát, điều tra đánh giá hiện trạng áp dụng và vận hành hệ thống xử lý nước
thải ngành dệt may tại một số doanh nghiệp dệt may ở một số tỉnh, thành phố
thuộc khu vực miền Nam.

-

Chỉ tập trung đánh giá các doanh nghiệp dệt may có cơng đoạn dệt và nhuộm.

6. Ý nghĩa đề tài
-

Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu cung cấp hiện trạng và các đánh giá thực
tế trong việc xử lý nước thải của ngành dệt nhuộm.


-

Dựa trên thực tế thu thập được về hiện trạng các hệ thống xử lý nước thải và các
đánh giá trên tất cả các khía cạnh (mơi trường, kỹ thuật, kinh tế, xã hội) của hệ
thống bằng phương pháp đa tiêu chí đưa ra các cơng nghệ xử lý nước thải dệt
nhuộm phù hợp với tình hình thực tế của các tỉnh phía nam.

-

Giúp các doanh nghiệp có thể lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp với
mục tiêu vừa có thể giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường vừa có chí phí đầu tư và vận
hành hợp lý.

7. Tính mới của đề tài
-

Xây dựng được tiêu chí để đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của ngành dệt
nhuộm.

-

Đưa ra các công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm phù hợp tình hình thực tế của
các tỉnh phía nam.

8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu và sáu chương như được liệt kê dưới đây:
Chương 1: Tổng quan về ngành Dệt nhuộm tại các tỉnh phía Nam

17



Chương 2: Tổng quan các công nghệ xử lý trong và ngồi nước
Chương 3: Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá
Chương 4: Đánh giá công nghệ xử lý nước thải tại một số nhà máy Dệt nhuộm
Chương 5: Đề xuất một số cơng nghệ xử lý nước thải khuyến khích áp dụng tại các
tình/thành phố khu vực phía Nam
Chương 6: Kết luận kiến nghị

18


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM TẠI
CÁC TỈNH PHÍA NAM
1.1. Hiện trạng phát triển của ngành Dệt may
1.1.1. Hiện trạng của ngành Dệt may Việt Nam
Theo thống kê của Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho tới nay Ngành Dệt may có
khoảng 2500 doanh nghiệp với hơn hai triệu lao động trong đó lao động trực tiếp là 1,1
triệu người (Vitas 2009). Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 9,1 tỷ USD và mặc dù
ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng kim ngạch xuất khẩu năm 2009
vẫn đạt được cùng mức với năm 2008 là 9 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của ngành
Dệt may Việt Nam tăng qua các năm được thể hiện qua Hình 1.1.

Hình 1.1: Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam qua các năm

19



1.1.2. Sự phân bố các doanh nghiệp Dệt may
Các doanh nghiệp Dệt may hiện nay đang phân bổ vào các cụm công nghiệp dệt may.
Hai vùng tập trung các doanh nghiệp dệt may và có sự tăng trưởng nhanh trong những
năm qua là vùng Đông Nam Bộ (chiếm khoảng 58% lao động của tồn ngành) và Đồng
bằng sơng Hồng (chiếm khoảng 27% lao động của toàn ngành). Các tỉnh/thành tập
trung nhiều doanh nghiệp dệt may là thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh
Đồng Nai, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định...Sự phân bố các doanh nghiệp dệt may được
thể hiện trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1: Phân bố các doanh nghiệp dệt may trên cả nước
Tỉ lệ (%)

Vùng lãnh thổ
Đồng bằng Sơng Hồng

27

Trung du và miền núi phía Bắc

3

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

7

Tây nguyên

1

Đông Nam Bộ


58

Đồng bằng sông Cửu Long

4

Nguồn: Niên giám thống kê Hiệp Hội Dệt May Việt Nam năm 2009

1.1.3. Tiềm năng phát triển của ngành dệt may
Do tiềm lực sản xuất mạnh với những lợi thế sẵn có về nguồn lao động dồi dào, giá
nhân cơng tương đối thấp, được chính phủ ưu tiên phát triển, ngành Dệt may Việt Nam
đã thu hút một lượng vốn đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện mở rộng đầu tư trang thiết
bị kỹ thuật, đổi mới công nghệ, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm.Trong những năm
qua đã có 534 dự án có vốn đầu tư nước ngoài từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư
vào ngành Dệt may với tổng vốn đăng kí là 3.215 triệu USD.
Qua các giai đoạn khác nhau, có thể nhận thấy đầu tư nước ngoài vào ngành Dệt may
có xu hướng tăng cả về số lượng dự án cũng như vốn đăng ký. Sự gia tăng trên được
thể hiện trong Hình 1.2.

20


Hình 1.2: Vốn đăng ký và số dự án trong ngành dệt may qua các năm

Trở thành thành viên WTO, Việt Nam có cơ hội thu hút dịng đầu tư trực tiếp và gián
tiếp từ nước ngoài, đặc biệt là vào ngành Dệt may và các lĩnh vực hạ tầng phục vụ cho
sản xuất, Việt Nam cũng sẽ có thêm cơ hội để tiếp cận trình độ quản lý và công nghệ
kỹ thuật mới, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế cũng như ngành Dệt may phát
triển hơn nữa. Năng lực xuất khẩu của ngành Dệt may được thể hiện trong biểu đồ tốc
độ phát triển về xuất khẩu của ngành Dệt may Việt Nam qua các năm (Hình 1.3).


Hình 1.3: Tốc độ phát triển về xuất khẩu của ngành Dệt may Việt Nam

Hiện nay, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là thị trường số 1 của hàng dệt may Việt Nam với kim
ngạch chiếm 63% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này. Tiếp theo Mỹ là các thị trường
EU chiếm 15%, Nhật Bản với 12%. Ngoài ra còn các nước khác như Hàn Quốc, Asean,

21


Đài Loan…chiếm khoảng từ 1-4%. Thống kê kim ngạch xuất khẩu trong bốn tháng
năm 2010 được thể hiện trong Hình 1.4.

Hình 1.4: Kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt may trong năm 2010

Tuy nhiên cùng với sự phát triển không ngừng của ngành thì vấn đề mơi trường đặc
biệt là nước thải phát sinh từ quá trình nhuộm của các doanh nghiệp dệt may đang ngày
càng trở thành một mối lo ngại trong công tác bảo vệ môi trường của nước ta nói chung
và các tỉnh phía Nam nói riêng. Hơn nữa khi sản phẩm của ngành dệt may ngày càng
được xuất khẩu qua các nước nhiều hơn thì cũng đồng nghĩa với việc những doanh
nghiệp phải càng quan tâm hơn đến vấn đề môi trường. Do thị trường nước ngồi
khơng chỉ quan tâm đến sản phẩm làm ra mà cịn quan tâm nhiều đến vấn đề mơi
trường liên quan đến sản phẩm.
1.2 Hiện trạng công nghệ sản xuất ngành dệt nhuộm
Cơng nghệ Dệt may bao gồm bốn q trình cơ bản là kéo sợi, dệt vải, nhuộm hay in,
hoàn tất và may. Có thể mơ tả tóm tắt quy trình trong Hình 1.5.

22



Ngun liệu

Kéo sợi

Vải mộc

Sợi

Tẩy, nhuộm,
hồn tất

Dệt
Cắt may

Bao gói

Sản phẩm

Hình 1.5: Sơ đồ quy trình chung trong ngành dệt may

1.2.1 Cơng đoạn kéo sợi
Các loại nguyên liệu được sử dụng trong ngành là: bông (cotton); xơ và tơ tổng hợp
polyester; các loại cellulo tái sinh như visco, sợi tổng hợp polyamit, acrylic,
polypropilen; len, tơ tằm và đay.
Xơ bông sẽ đi qua các máy chải, ghép, kéo sợi thô, kéo sợi con và cuối cùng se thành
sợi.
Công đoạn này phát sinh nhiều bụi gây ơ nhiễm khơng khí làm việc và mơi trường
xung quanh.
1.2.2 Cơng đoạn dệt
Có hai loại cơng nghệ dệt chính được sử dụng là dệt kim và dệt thoi:

Dệt thoi: Sợi dọc, sợi ngang được đưa lên máy để dệt ra vải.

23


Sản phẩm của loại hình này rất đa dạng bao gồm các loại vải, lụa. Vải có chất liệu bơng
và vải pha polyester/bơng (hay cịn gọi là T/C), vải tổng hợp 100% là mặt hàng chủ yếu
của các cơ sở dệt may lớn của ngành dệt may Việt Nam.
Quy trình cơng nghệ dệt thoi được thể hiện trong Hình 1.6.

Sợi dọc

Mắc

Hồ sợi

Nguyên liệu sợi
Sợi ngang
Xâu go
Văng sấy
định hình

Nguyên liệu sợi

Vải thành phẩm
Dệt
Nấu tẩy kiềm
bóng

Giũ hồ


Kiểm tra

Hình 1.6: Quy trình cơng nghệ Dệt thoi

Dệt kim:
Đặc điểm của máy dệt kim là mỗi máy sản xuất một loại mặt hàng riêng, dùng kim
riêng khơng có máy hãng nào giống hãng nào. Vì thế sản phẩm và công nghệ dệt kim
luôn đa dạng và phong phú.
Sản phẩm dệt kim như vải thun, bít tất, màng tuyn,…dùng để sản xuất thảm, chăn, nỉ,
vật liệu lọc, vật liệu giả da, vật liệu cách nhiệt…bằng cách sử dụng sợi polyester, PP,
sợi acrylic, sợi nylon, tơ sợi nhân tạo, sợi thủy tinh, sợi ceramic, tơ lụa và nhiều sợi
tổng hợp khác.
Quy trình cơng nghệ dệt kim được tóm tắt tại Hình 1.7.

24


Ngun liệu sợi
Dệt

Kiểm tra sản phẩm

Văng định hình

Kiềm bóng



Nấu tẩy


Nhuộm

Vắt

Cán

Mở khổ xé vải

Xé khổ

Văng sấy định hình

Phịng co

Vải thành phẩm
Hình 1.7: Quy trình cơng nghệ dệt kim

1.2.3 Cơng đoạn nhuộm/in và hồn tất
Quy trình cơng đoạn nhuộm/in và hồn tất được tóm tắt như sau:
Vải mộc được giặt giũ hồ, tẩy trắng, tăng khả năng ăn màu sau đó sẽ được nhuộm hoặc
in hoa.
Giai đoạn giũ hồ: hầu hết các mặt hàng vải dệt thoi trước khi dệt sợi dọc thường phải
qua công đoạn hồ sợi (để nâng cao hiệu suất của quá trình dệt). Màng hồ này bao

25


×