Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng nhà máy sấy nông sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.23 MB, 129 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghóa Việt Nam

Trường Đại Học Bách Khoa

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên

: PHAN HOÀNG ÂN

Phái

: Nam

Ngày, tháng, năm sinh : 31.01.1971

Nơi sinh : Gia Định

Chuyên ngành

Mã số

TÊN ĐỀ TÀI

: Quản Trị Doanh Nghiệp

: 12.00.00


: NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN
XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẤY NÔNG SẢN

1. Nhiệm vụ và nội dung:
ƒ Phân tích thị trường, bao gồm việc ước tính sản lượng, giá và lựa chọn sản
phẩm chủ đạo của dự án.
ƒ Phân tích tài chánh của dự án qua hai phương pháp giá trị hiện tại ròng và
suất thu lợi nội tại.
ƒ Phân tích rủi ro của dự án thông qua phân tích độ nhạy và phân tích mô
phỏng các yếu tố nhạy cảm có ảnh hưởng lớn đến tính khả thi của dự án.
ƒ Phân tích kinh tế dự án bằng phương pháp hệ số chuyển đổi giá.
2. Ngày giao nhiệm v

: 03.11.2002

3. Ngày hoàn thành nhiệm vụ

:

4. Cán Bộ Hướng Dẫn Khoa Học

: Th. Só CAO HÀO THI

5. Cán bộ chấm nhận xét 1

:

6. Cán bộ chấm nhận xét 2

:


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CÁN BỘ CHẤM NHẬN XÉT 1

CÁN BỘ CHẤM NHẬN XÉT 2

Nội dung và Đề cương Luận văn Thạc só được Hội Đồng Chuyên Ngành thông
qua.
Ngày
TRƯỞNG PHÒNG QLKH-SĐH

tháng

năm 2003

CHỦ NHIỆM NGÀNH


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Dự án nhà máy sấy nông sản thực phẩm được hình thành nhằm để tạo ra
nguồn sản phẩm kịp thời cung ứng cho lượng cầu đang thiếu hụt và góp phần
thực hiện chủ trương chung của Nhà nước đang khuyến khích và hỗ trợ cho
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ăn liền. Để ý tưởng đầu tư dự án trở
thành hiện thực, một trong những việc làm cần thiết là tiên hành lập báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi cho dự án.
Mục tiêu của luận án là đi tìm lời giải cho câu hỏi liệu dự án có đáng giá để
đầu tư hay không.
Về mặt tài chánh, tính khả thi của dự án được đánh giá trên hai quan điểm
Chủ đầu tư và Tổng đầu tư thông qua các chỉ số tài chánh như giá trị hiện tại
ròng (NPV) và suất thu lợi nội tại (IRR). Đồng thời, luận án cũng tiến hành
phân tích rủi ro của dự án thông qua phân tích độ nhạy và kỹ thuật mô phỏng

với sự hỗ trợ của phần mềm @RISK. Trong phân tích kinh tế, các lợi ích và
chi phí kinh tế được xác định dựa trên các giá trị tài chánh và các hệ số
chuyển đổi giá kinh tế.
Kết quả phân tích cho thấy về mặt tài chánh lẫn kinh tế, dự án đều có NPV
>0 và IRR>MARR, chứng tỏ dự án là đáng giá. Kết quả chạy mô phỏng
10.000 lần cho thấy kỳ vọng của NPV có giá trị dương, nhưng mức độ rủi ro
(xác suất để NPV âm) là tương đối khá cao. Tuy nhiên, khi đi phân tích sâu
hơn ở khía cạnh liệu khi dự án bị rơi vào xác suất lỗ thì “kỳ vọng âm” của
NPV sẽ là bao nhiêu đã cho một kết quả khá lạc quan - “kỳ vọng âm” của
NPV khá nhỏ. Điều này cho thấy mặc dù dự án có rủi ro nhưng mức độ rủi ro
là không quá đáng ngại.
Qua phân tích cho thấy dự án có tính khả thi nên sẽ đem lại lợi nhuận cho nhà
đầu tư và lợi ích cho nền kinh tế nước nhà. Vì vậy đề nghị nhà đầu tư xem xét
và nhanh chóng ra quyết định để sớm đưa dự án vào thực hieän.


ABSTRACT
Agricultural drying foods factory project was created to offer the quantitative
and qualitative products which the market’s demand is lacking of supplying.
Besides, the project is still to participate and contribute its part onto the
Governmental policy of supporting and strengthening foods processing
industry. In order to let project can be implemented, project pre-feasibility
study is very necessary to be practiced.
The purpose of this thesis is to seek for the solution of query - should project is
valuable enough to be invested.
On financial analysis aspect, the project’s feasibility shall be appraised based
on NPV and IRR criteria, on both Equity and Total investment point of view.
Further more, the thesis is also to penetrate into the project’s risk analysis via
sensitivity analysis and risk simulation under @RISK software supporting. On
economic analysis aspect, the project’s inputs and outputs are appraised via

financial criteria together with cooperating relevant conversional factors.
The result of financial and economic analyses have showed the project’s
NPV>0 and IRR>MARR, to prove that the project is valuable. The outputs
after 10.000 running simulation have showed the expected value of project’s
NPV is positive, but the probability of negative NPV is quite upset. However,
when taking further studying of project opportunity to meet lost, the “expected
loss of negative NPV” is quite low to show optimistic conclusion. It is saying
that even the project’s risk is possible, but it is not so worse.
After analyzing, the leading results have given the conclusion that project is
really feasible and will bring back the profit to the investor as well as country
benefit. It is kindly request the relevant parties soon give decision and put
project into implementation.


DANH SÁCH BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
Trang
Bảng 2.1

Những trường hợp khả dó của giám định chuyên gia ................. 08

Bảng 3.1

Danh mục các loại nông sản sấy ................................................ 15

Bảng 3.2

Tiêu chuẩn để sản phẩm sấy đạt chất lượng cao ....................... 16

Bảng 3.3


Khả năng cung ứng của thị trường .............................................. 16

Bảng 3.4

Sản lượng nông sản sấy nhập khẩu từ nước ngoài ..................... 17

Bảng 3.5

Danh sách khách hàng tiêu thụ nông sản sấy ............................ 18

Bảng 3.6

Lượng nông sản sấy tiêu thụ trong năm 2002 ............................ 20

Bảng 3.7

Nhu cầu sản phẩm chất lượng cao trong năm 2002 .................... 21

Bảng 3.8

Giá bán trên thị trường trong năm 2002 ..................................... 22

Bảng 3.9

Dự báo tốc độ tăng trưởng nhu cầu của Viện kinh tế Tp.HCM . 24

Bảng 3.10 Dự báo tốc độ tăng trưởng nhu cầu của chuyên gia ................... 25
Bảng 3.11 Dự báo tốc độ tăng trưởng nhu cầu trung bình cộng .................. 25
Bảng 3.12 Dự báo nhu cầu thị trường .......................................................... 26
Bảng 3.13 Sản lượng dự báo của dự án dựa vào lượng cung thiếu hụt ....... 28

Bảng 3.14 Sản lượng dự báo của dự án dựa vào mô hình tương đương ...... 29
Bảng 3.15 Sản lượng dự báo của dự án dựa vào kế hoạch đề ra ................ 30
Bảng 3.16 Sản lượng dự báo của dự án bằng phương pháp tổng hợp ......... 31
Bảng 3.17 Xu hướng chất lượng của thị trường ........................................... 32
Bảng 3.18 Biến phí đơn vị của từng loại sản phẩm ..................................... 33
Bảng 3.19 Mức sinh lợi đơn vị ..................................................................... 34
Bảng 3.20 Tổng khả năng sinh lợi của từng loại sản phẩm ......................... 34
Bảng 3.21 Sản lượng dự báo các sản phẩm chủ đạo của dự án .................. 35
Bảng 3.22 Giá bán các loại nông sản sấy của dự án ................................... 35
Bảng 4.1

Máy móc, dụng cụ, thiết bị dùng trong sản xuất ........................ 39

Bảng 4.2

Thiết bị phòng thí nghiệm .......................................................... 40

Bảng 4.3

Thiết bị văn phòng ...................................................................... 40

Bảng 4.4

Điểm số các tiêu chí đánh giá lựa chọn giải pháp kỹ thuật ....... 43

Bảng 4.5

So sánh tiêu tốn chi phí giữa hai giải pháp kỹ thuật .................. 44



Bảng 4.6

Nhu cầu diện tích nhà xưởng ...................................................... 45

Bảng 4.7

Nhu cầu nhân lực ........................................................................ 47

Bảng 4.8

Thu nhập bình quân đầu người ................................................... 48

Bảng 5.1

Đơn giá của các loại nguyên liệu nông sản ............................... 53

Bảng 5.2

Kết quả phân tích tài chánh ........................................................ 56

Bảng 5.3

Độ thay đổi NPV theo sản lượng hành Paro sấy ........................ 59

Bảng 5.4

Độ thay đổi NPV theo sản lượng bột ớt sấy ............................... 59

Bảng 5.5


Độ thay đổi NPV theo sản lượng bắp cải sấy ............................. 59

Bảng 5.6

Độ thay đổi NPV theo sản lượng kim chi sấy ............................. 60

Bảng 5.7

Độ thay đổi NPV theo giá bán hành Paro sấy ............................ 60

Bảng 5.8

Độ thay đổi NPV theo giá bán bột ớt sấy ................................... 61

Bảng 5.9

Độ thay đổi NPV theo giá bán bắp cải sấy ................................ 61

Bảng 5.10 Độ thay đổi NPV theo giá bán kim chi sấy ................................ 61
Bảng 5.11 Độ thay đổi NPV theo giá nguyên liệu hành Paro ..................... 62
Bảng 5.12 Độ thay đổi NPV theo giá nguyên liệu ớt .................................. 62
Bảng 5.13 Độ thay đổi NPV theo giá nguyên liệu bắp cải ......................... 63
Bảng 5.14 Độ thay đổi NPV theo giá nguyên liệu kim chi ......................... 63
Bảng 5.15 Độ thay đổi NPV theo chi phí vận hành ..................................... 63
Bảng 6.1

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam .................................. 71

Bảng 6.2


Hệ số chuyển đổi giá cho thiết bị ............................................... 73

Bảng 6.3

Hệ số chuyển đổi giá cho bắp cải sấy ........................................ 75

Bảng 6.4

Hệ số chuyển đổi giá cho kim chi sấy ........................................ 75

Bảng 6.5

Hệ số chuyển đổi giá .................................................................. 76

Bảng 6.6

Giá kinh tế của vốn đầu tư ......................................................... 77

Bảng 6.7

Kết quả phân tích kinh tế ........................................................... 78

Hình 4.1

Qui trình công nghệ .................................................................... 38

Hình 4.2

Sơ đồ tổ chức .............................................................................. 46


Hình 5.1

Độ thay đổi NPV theo sản lượng hành Paro sấy ........................ 59

Hình 5.2

Độ thay đổi NPV theo sản lượng bột ớt sấy ............................... 59

Hình 5.3

Độ thay đổi NPV theo sản lượng bắp cải sấy ............................. 59

Hình 5.4

Độ thay đổi NPV theo sản lượng kim chi sấy ............................. 60


Hình 5.5

Độ thay đổi NPV theo giá bán hành Paro sấy ............................ 60

Hình 5.6

Độ thay đổi NPV theo giá bán bột ớt sấy ................................... 61

Hình 5.7

Độ thay đổi NPV theo giá bán bắp cải sấy ................................ 61

Hình 5.8


Độ thay đổi NPV theo giá bán kim chi sấy ................................ 61

Hình 5.9

Độ thay đổi NPV theo giá nguyên liệu hành Paro ..................... 62

Hình 5.10 Độ thay đổi NPV theo giá nguyên liệu ớt .................................. 62
Hình 5.11 Độ thay đổi NPV theo giá nguyên liệu bắp cải ......................... 63
Hình 5.12 Độ thay đổi NPV theo giá nguyên liệu kim chi ......................... 63
Hình 5.13 Độ thay đổi NPV theo chi phí vận hành ..................................... 63
Hình 5.14 Sự thay đổi NPV theo tất cả các biến ......................................... 64
Hình 5.15 Kết quả mô phỏng ...................................................................... 66
Hình 5.16 Kết quả mô phỏng ...................................................................... 66


BẢNG SỬ DỤNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CIF (Cost Insurance Freight)

:

Phương thức giao hàng đã bao gồm
chi phí mua hàng, chi phí vận chuyển
và chi phí bảo hiểm.

CF (Conversion Factor)

:

Hệ số chuyển đổi.


FEP (Foreign Exchange Premium) :

Phần bù đắp trao đổi ngoại tệ.

FOB (Free on Board)

Phương thức giao hàng chưa bao gồm

:

chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm.
IRR (Internal Rate of Return)

:

Suất thu lợi nội tại.

MARR

:

Suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được.

NPV (Net Present Value)

:

Giá trị hiện tại ròng.


TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

Tp. HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh.

USD

:

Đô la Mỹ.

VAT (Value Added Tax)

:

Thuế giá trị gia tăng.

VNĐ

:

Việt Nam đồng.



Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH DỰ ÁN
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cả nước, trong những năm gần đây sự
phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm luôn có chiều hướng gia tăng. Chỉ
riêng địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tốc độ tăng trưởng của ngành chế biến
thực phẩm trong giai đoạn 1996-2000 trung bình là 13,72%/năm. Sự tăng trưởng
này là một phần tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng, đặc
biệt là nhu cầu tiêu dùng trong cuộc sống công nghiệp mà người dân ngày càng
có ít thời gian để chăm chút cho việc nấu nướng và chế biến trong các bữa ăn
hàng ngày.
Trên thị trường thực phẩm ăn liền hiện nay, các nhà sản xuất đang có khuynh
hướng đẩy mạnh việc bổ sung các loại rau, quả, củ sấy khô vào trong sản phẩm
của mình nhằm làm tăng mức độ cảm quan, cải thiện chất lượng, cung cấp thêm
sinh tố, dưỡng chất và cải thiện hương vị cho những sản phẩm vốn rất dễ gây
cảm giác “ngán” này. Song song với việc cải thiện chất lượng, khuynh hướng sử
dụng rau củ sấy trong ngành thực phẩm ăn liền cũng ngày càng có những yêu
cầu và đòi hỏi cao hơn về chất lượng và vi sinh vệ sinh thực phẩm. Theo kết quả
khảo sát và đánh giá sơ bộ, các nhà cung cấp các sản phẩm rau củ sấy hiện nay
tại Việt Nam vẫn còn sản xuất ở mức thủ công, thiếu đầu tư đúng mức, công
nghệ thô sơ, kỹ thuật bảo quản còn kém, thiếu sự quản lý về vi sinh vệ sinh thực
phẩm cho nên đã không đáp ứng được yêu cầu chất lượng ngày càng cao của thị
trường.
Với sự tìm hiểu và khảo sát sơ bộ, thị trường Việt Nam đang có chiều hướng
phát triển về các loại thực phẩm ăn liền như mì, súp, cháo ăn liền v..v.. với sản
lượng tăng mạnh hàng năm và nhu cầu đòi hỏi về mặt chất lượng cũng ngày
càng cao. Sự phát triển này tất yếu sẽ làm gia tăng nhu cầu các loại nguyên liệu
cung cấp cho ngành trong đó có các loại nông sản sấy khô ... Với nhận định về
________________________________________________________________________________________
Chương 1: Mở Đầu

Trang 1


nhu cầu thực tế của các loại nông sản sấy khô là có triển vọng, dự án “Xây dựng
nhà máy sấy nông sản” được ra đời nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị trường
hiện nay.
1.2 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Đối với một dự án đầu tư, mục tiêu quan trọng nhất được đặt ra đó chính là tính
hiệu quả do việc đầu tư mang lại. Với đề tài “Nghiên Cứu Tiền Khả Thi Dự Án
Xây Dựng Nhà Máy Sấy Nông Sản”, bức tranh giữa lợi ích và chi phí của dự án
sẽ được đánh giá một cách chặt chẽ và có cơ sở khoa học để từ đó nhà đầu tư có
đủ thông tin để ra quyết định.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu của đề tài nhằm mục đích đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi
liệu dự án có đáng giá để đầu tư hay không.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để phân tích tính khả thi của dự án, nhu cầu của thị trường trước tiên cần phải
được nghiên cứu và đánh giá như là các thông số đầu vào. Mục đích của việc
phân tích thị trường nhằm thu thập các dữ liệu để có thể “Chọn lựa các sản phẩm
chủ đạo” trong số nhiều sản phẩm có thể cung cấp cho ngành chế biến thực
phẩm ăn liền, đồng thời nghiên cứu nhu cầu trong tương lai thông qua “Lượng
bán” của các sản phẩm chủ đạo được lựa chọn. Cụ thể của việc nghiên cứu thị
trường được thực hiện thông qua:
-

Lựa chọn các sản phẩm chủ đạo: Sử dụng các phương pháp thống kê
thông qua cách thức thu thập dữ liệu thực tế. Nghiên cứu nội nghiệp,
nghiên cứu hiện trường, phỏng vấn trực tiếp, bảng câu hỏi. Ngoài ra,
phương pháp chuyên gia cũng sẽ được áp dụng để đánh giá.


-

Nghiên cứu lượng bán: Sử dụng các cách thức thu thập dữ liệu thực tế.
Nghiên cứu nội nghiệp, nghiên cứu hiện trường, phỏng vấn trực tiếp, bảng
câu hỏi. Ngoài ra, các phương pháp khác như phương pháp chuyên gia,
phương pháp đánh giá gián tiếp thông qua qui hoạch ngành chế biến thực
phẩm ăn liền cũng sẽ được áp dụng.

________________________________________________________________________________________
Chương 1: Mở Đầu
Trang 2


Sau khi có được các thông số về nhu cầu, việc phân tích tính khả thi sẽ được thực
hiện thông qua:
-

Phân tích tài chính: Áp dụng phương pháp dòng tiền tệ chiết giảm NPV và
IRR.

-

Phân tích rủi ro: Được thực hiện thông qua phân tích độ nhạy, phân tích rủi
ro dựa trên kỹ thuật mô phỏng.

-

Phân tích kinh tế: Sử dụng phương pháp hệ số chuyển đổi giá.

1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Do mục tiêu của dự án tập trung vào loại sản phẩm và vùng thị trường cho nên
nội dung nghiên cứu được giới hạn ở các phạm vi sau đây:
-

Về thị trường: Giới hạn trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long và các vùng lân cận miền Đông nam bộ.

-

Về phân loại khách hàng: Tập trung vào các công ty sản xuất chế biến thực
phẩm ăn liền và các công ty chế biến gia vị.

-

Về loại sản phẩm: Giới hạn trong các sản phẩm chủ đạo được lựa chọn.

-

Mức độ nghiên cứu: Tiền khả thi.

-

Người sử dụng thông tin từ đề tài: Hội đồng thành viên Công ty TNHH
Thực Phẩm NFC và những thành phần cho vay vốn.

1.6 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
1.6.1 Các số liệu thông tin thứ cấp
Các số liệu thông tin thứ cấp bao gồm các số liệu về tình hình kinh tế Việt Nam,
tình hình phát triển ngành chế biến lương thực thực phẩm nói chung, các thông
tin về ngành chế biến nông sản dưới dạng sấy khô, các chính sách về thuế liên

quan trực tiếp đến ngành chế biến nông sản thực phẩm sấy khô, ưu đãi đầu tư …
Nguồn số liệu thứ cấp này dự kiến sẽ được thu thập từ:
-

Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, Sở Kế Hoạch Đầu Tư.

________________________________________________________________________________________
Chương 1: Mở Đầu
Trang 3


-

Viện Nghiên Cứu Kinh Tế.

-

Cục Thống Kê.

-

Kho dữ liệu thời báo kinh tế Sài Gòn, báo Tiếp Thị …

-

Phân Viện Công Nghệ Sau Thu Hoạch.

1.6.2 Các số liệu thông tin sơ cấp
Các số liệu sơ cấp bao gồm các số liệu về nhu cầu thị trường, tình hình cung cấp
của thị trường trong nước và lượng nhập khẩu từ nước ngoài, khả năng và tình

hình cung ứng của các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, chi phí xây dựng
nhà xưởng, trang thiết bị, đất đai …
Nguồn số liệu sơ cấp này dự kiến sẽ được thu thập từ:
-

Chủ yếu khảo sát, thu thập và thống kê trực tiếp từ thị trường.

-

Số liệu nghiên cứu của công ty Asuzac Foods - Công ty có 100% vốn đầu
tư nước ngoài và là một trong những công ty hàng đầu tại Nhật Bản kinh
doanh trên lónh vực chế biến thực phẩm và các loại nông thủy hải sản sấy
khô.

-

Các nhà thầu xây dựng, nhà cung cấp trang thiết bị có liên quan.

-

Số liệu xuất nhập khẩu của Cục Hải Quan Tp. Hồ Chí Minh.

________________________________________________________________________________________
Chương 1: Mở Đầu
Trang 4


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Nội dung của chương sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết được sử dụng trong luận
văn để đánh giá tính khả thi của dự án bao gồm: Giới thiệu phương pháp thu

thập dữ liệu, phương pháp dự báo, các phương pháp phân tích tài chính, các
phương pháp phân tích rủi ro và phương pháp phân tích kinh tế thông qua hệ số
chuyển đổi giá.
2.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU
Dữ liệu là một trong các yếu tố đầu vào hết sức quan trọng mang tính quyết định
đến mức độ chính xác của quá trình đánh giá vì thế phương pháp thu thập dữ
liệu như thế nào để vừa đạt mức độ chính xác cần thiết, vừa tiết kiệm được thời
gian và chi phí là một công việc cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Phương pháp thu
thập dữ liệu được sử dụng trong luận văn chủ yếu sẽ dựa vào bảng câu hỏi.
2.1.1 Các loại thang đo
Để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, các thang đo sau đây sẽ được áp dụng:
-

Thang đo chỉ danh: được dùng trong nghiên cứu thị trường để điều tra các
loại sản phẩm mà khách hàng đang tiêu thụ trong đó mỗi một mã số sẽ
được gán cho một loại hàng hóa nhất định. Ví dụ mã số “1” sẽ gán cho sản
phẩm là “Hành sấy” chẳng hạn.

-

Thang đo thứ tự: Thang đo này cung cấp thông tin về mối quan hệ thứ tự và
mức độ tiêu thụ giữa sản phẩm này với sản phẩm khác. Mức độ đo lường
này cho biết sản phẩm này được tiêu thụ nhiều hơn hay ít hơn sản phẩm kia
nhưng sẽ không cho biết nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu đơn vị.

-

Thang đo tỉ lệ: Thang đo tỉ lệ được dùng để điều tra lượng tiêu thụ của mỗi
sản phẩm trên từng khách hàng, đồng thời thang đo này cũng dùng để khảo
sát mức giá của từng loại sản phẩm mà khách hàng sẵn lòng mua.


________________________________________________________________________________________
Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết
Trang 5


Để tìm hiểu thái độ của khách hàng đối với sản phẩm về mặt chất lượng, cảm
quan, v..v.., các thang đo sau đây sẽ được áp dụng:
-

Thang đo mức độ: Thang đo này dùng các chuỗi cặp tính từ hay nhóm từ
mang tính đối lập nhau để khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng trên
các sản phẩm hiện tại mà thị trường đang cung cấp. Ví dụ ta có thể đánh
giá mức độ hài lòng của khách hàng về vệ sinh thực phẩm của sản phẩm A
nào đó được ung cấp bởi nhà cung cấp B chẳng hạn.

-

Thang đo Likert: Thay vì sử dụng các các cặp tính từ hay nhóm từ đối
nghịch nhau, thang đo này chỉ sử dụng từng tính từ, danh từ cụ thể để diễn
tả sự đánh giá của khách hàng từ “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn
toàn đồng ý” dựa trên thang điểm từ thấp đến cao. Ví dụ ta có thể gán cho
mức độ “Hoàn toàn không đồng ý” bằng điểm thấp nhất trong thang đo là
điểm “1” và “Hoàn toàn đồng ý” bằng điểm cao nhất trong thang đo là
điểm “7”.

2.1.2 Thiết kế triển khai bảng câu hỏi
Khi thiết kế bảng câu hỏi, một số giai đoạn sau đây cần được triển khai:
a. Bắt đầu từ vấn đề cần giải quyết, nghóa là xác định thông tin cần thu thập.
b. Chuyển các thông tin thành bộ câu hỏi thô.

c. Kiểm tra hình thức câu hỏi về cấu trúc, về thang đo, kiểm tra cách dùng
ngôn từ để tránh gây nhầm lẫn, kiểm tra thứ tự sắp xếp câu hỏi và cách
bố trí trình bày các câu hỏi.
d. Thử nghiệm trước nhằm rà soát lại toàn bộ tính thích hợp của các yếu tố
so với yêu cầu. Triển khai thử ở một số đối tượng thật để khảo sát các
hướng trả lời chưa lường trước được.
e. Sửa đổi bảng câu hỏi, cải tiến và triển khai.
2.2 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU
Số liệu thu thập được qua bảng câu hỏi, qua điều tra từ thị trường, qua các thông
tin của các cơ quan, tổ chức, công ty … sẽ được tập hợp và xử lý bằng phương
pháp nội nghiệp với các công cụ phần mềm hỗ trợ như SPSS, Excel, @RISK.
________________________________________________________________________________________
Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết
Trang 6


2.3 PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO
Có nhiều mô hình dự báo được sử dụng trong lónh vực nghiên cứu như Mô hình
nhân quả, Mô hình chuỗi thời gian. Tùy theo mục tiêu dự báo và tính chất của
chuỗi dữ liệu quá khứ mà người ta chọn mô hình phù hợp để áp dụng.
Tuy nhiên, khi triển khai khảo sát điều tra, các số liệu quá khứ thu thập được là
không đủ lớn do ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm sấy khô tại
Việt Nam còn khá mới mẻ do đó các mô hình dự báo nêu trên là không thể thực
hiện được. Các mô hình khác được đề nghị áp dụng trong luận văn bao gồm các
mô hình sau: mô hình dự báo gián tiếp thông qua dự báo tăng trưởng của ngành
và phương pháp chuyên gia.
2.3.1 Mô hình dự báo gián tiếp thông qua dự báo tăng trưởng của ngành
Trong Phương pháp dự báo gián tiếp thông qua số liệu dự báo tăng trưởng của
ngành, tốc độ tăng trưởng của nhu cầu các sản phẩm cần nghiên cứu được xem
là có tốc độ tăng trưởng tương ứng với tốc độ tăng trưởng của ngành. Suy luận

này được dựa trên cơ sở các sản phẩm cần nghiên cứu là có quan hệ tương quan
đồng biến với ngành.
2.3.2 Mô hình dự báo bằng phương pháp chuyên gia
Có nhiều phương pháp chuyên gia khác nhau như phương pháp 111, 121, 122…
Riêng việc nghiên cứu thu thập ý kiến đánh giá của các chuyên gia thực hiện
trong luận án này sẽ được đề nghị tiếp cận theo Phương Pháp Chuyên Gia 111.
Trong phương pháp 111, từng chuyên gia sẽ đưa ra ý kiến của mình trong khi
không hay biết ý kiến của các chuyên gia khác. Số lượng chuyên gia được xác
định bằng công thức sau:

tα2
N=
________________________________________________________________________________________
Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết
Trang 7


ε2

Trong đó:
N: số lượng chuyên gia (có thể tra bảng thông qua α và ε)
tα : là đối số tương ứng với độ tin cậy α
ε : là sai số tương đối được xác định trước (ε = 0.1 I 3)
Tuy nhiên trong thực tế khi đi tiến hành xác định số lượng chuyên gia, phương
pháp được sử dụng phổ biến là xác độ tin cậy α và sai số tương đối ε rồi tra bảng
để được số chuyên gia cần thiết cho việc phân tích. Bảng 2.1 sau đây là những
trường hợp số lượng chuyên gia khả dó cần thiết cho việc giám định.
Bảng 2.1: Những trường hợp khả dó của giám định chuyên gia

ε


99
95
90
85
80
75
70
65
60
55
50

3

2

1

0.5

0.3

0.2

0.1

1
1
1

1
1
1
1
1
1
1
1

2
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1

7
4
3
2
2
2
2
1
1

1
1

26
15
11
8
7
5
4
4
3
2
2

74
43
31
23
19
15
12
10
8
7
5

165
96
67

51
41
31
27
22
18
15
11

663
384
270
207
164
132
109
86
71
57
45

2.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Trong phân tích dự án, có nhiều chỉ tiêu để đánh giá tính khả thi của dự án về
mặt tài chính. Trong phạm vi luận văn này, Phương pháp giá trị hiện tại ròng và
Phương pháp suất thu lợi nội tại được sử dụng.
________________________________________________________________________________________
Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết
Trang 8



2.4.1 Phương pháp giá trị hiện tại ròng
Giá trị hiện tại ròng của dự án NPV là hiệu số giữa giá trị hiện tại lợi ích và giá
trị hiện tại chi phí trong toàn bộ thời gian thực hiện của dự án. Công thức tính
NPV:
n

NPV =

Bt - Ct

∑ (1 + i)
t=0

t

Trong đó:
NPV : Giá trị hiện tại ròng của dự án
Bt

: Lợi ích năm thứ t

Ct

: Chi phí năm thứ t

t

: Thứ tự năm trong thời gian thực hiện dự án

i


: Suất chiết khấu yêu cầu

n

: Số năm hoạt động của dự án

Với một suất chiết khấu nhất định, kết quả NPV của dự án cho biết dự án có
đáng giá về mặt tài chính hay không. Khi NPV ≥ 0, dự án được xem là đáng giá
và khi NPV càng lớn thì dự án càng khả thi.
2.4.2 Phương pháp suất thu lợi nội tại
Suất thu lợi nội tại IRR (IRR: Internal Rate of Return) của dự án là tỉ suất chiết
khấu mà với tỉ suất chiết khấu này giá trị hiện tại ròng NPV của dự án bằng
không. Công thức biểu thị:
n

NPV =


t=0

Bt - Ct
(1 + i)

t

=0

________________________________________________________________________________________
Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết

Trang 9


Một dự án được xem là đáng giá về mặt tài chính khi IRR ≥ MARR (Suất chiết
khấu yêu cầu). Suất thu lợi nội tại biểu thị tỉ lệ sinh lời mà dự án đạt được.
Ngoài ra IRR còn cho biết mức lãi vay cao nhất mà dự án có thể chấp nhận.
2.4.3 Các quan điểm trong phân tích tài chính dự án
Có hai quan điểm trong phân tích tài chính đó là theo quan điểm tổng đầu tư và
theo quan điểm chủ đầu tư.
2.4.3.1 Phân tích theo quan điểm tổng đầu tư
Quan điểm tổng đầu tư còn được biết đến như là quan điểm ngân hàng theo đó
các ngân hàng xem xét tới dòng tài chính chi cho dự án và các lợi ích. Theo quan
điểm này, các nhà phân tích xem dự án như một hoạt động có khả năng tạo ra
những lợi ích tài chính và thu hút những nguồn chi phí tài chính rõ ràng. Quan
điểm tổng đầu tư có thể được trình bày như sau:
A = (Lợi ích tài chính trực tiếp) - (Chi phí tài chính trực tiếp) (Chi phí cơ hội của các tài sản hiện có)
2.4.3.2 Phân tích theo quan điểm chủ đầu tư
Các nhà phân tích xem xét dòng tài chính chi cho dự án và các lợi ích thu được
trên cơ sở chi phí cơ hội của vốn cổ đông góp vào dự án, xem vốn vay là khoản
thu, trả vốn lãi vay là khoản chi. Quan điểm này được trình bày như sau:
B = A + (Vốn vay) - (Trả lãi và nợ vay)
2.5 PHÂN TÍCH RỦI RO
Việc phân tích rủi ro của một dự án nhằm tìm hiểu các khả năng và xác suất dự
án có thể không thực hiện được hoặc không đạt các yêu cầu về mặt lợi ích của
quá trình đầu tư mà các nhà đầu tư mong muốn. Việc phân tích rủi ro sẽ bao
gồm việc phân tích độ nhạy và phân tích rủi ro bằng mô phỏng.
2.5.1 Phân tích độ nhạy

________________________________________________________________________________________
Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết

Trang 10


Phân tích độ nhạy là phân tích ảnh hưởng của các yếu tố có tính bất định như:
MARR, Chi phí, Lượng bán, Giá bán … đến độ đo hiệu quả tài chính của các
phương án và khả năng thay đổi có thể có để đi đến kết luận về các phương án
so sánh, nghóa là từ đáng giá trở thành không đáng giá và ngược lại. Nói cách
khác, phân tích độ nhạy là xem xét mức độ nhạy cảm của các kết quả khi có sự
thay đổi giá trị của một hay một số tham số đầu vào. Trong phân tích độ nhạy, ta
cần xác định được các tham số mà sự thay đổi của nó có nhiều tác động lên kết
quả.
2.5.2 Phân tích rủi ro
Các thông số của dự án đều được thiết lập dựa trên dự báo. Mức độ tin cậy của
các kết quả dự báo phụ thuộc vào quá trình và phương pháp tiến hành dự báo do
đó các dự án đều chứa một mức độ rủi ro nhất định tùy thuộc vào mức độ tin cậy
của các giá trị dự báo.
Phân tích rủi ro trong luận văn này sẽ được thực hiện qua phương pháp mô
phỏng. Kỹ thuật được sử dụng là Kỹ thuật Monte Carlo. Phần mềm được sử dụng
là phần mềm @RISK.
2.6 PHÂN TÍCH KINH TẾ
Mục đích của phân tích kinh tế là nhằm đánh giá dự án từ quan điểm của toàn
bộ nền kinh tế để xác định việc thực hiện dự án có cải thiện được phúc lợi kinh
tế quốc gia hay không.
2.6.1 Giá kinh tế
Giá kinh tế của hàng hóa, dịch vụ được hiểu là giá trị hay chi phí cơ hội của tài
nguyên đất nước dùng để sản xuất hàng hóa hay dịch vụ.
2.6.2 Hệ số chuyển đổi giá
Hệ số chuyển đổi giá CF (Conversion Factor) là tỉ số giữa giá kinh tế và giá tài
chính. CF được biểu diễn như sau:
________________________________________________________________________________________

Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết
Trang 11


CF =

Giá kinh tế
Giá tài chính

2.6.3 Giá tài chính và giá kinh tế của hàng nhập khẩu hay xuất khẩu
Giá tài chính của một nhập lượng ngoại thương của một dự án có thể tính bằng
tổng bốn thành phần chi phí của một mặt hàng nhập khẩu hay xuất khẩu bao
gồm: giá CIF (hay FOB), thuế nhập khẩu (hay xuất khẩu), chi phí vận chuyển từ
cảng về địa điểm tập kết, và cuối cùng là chênh lệch giá bán buôn.
Chi phí tài chính = (giá CIF) + (thuế nhập khẩu)
+ (chi phí vận chuyển nội địa)
+ (chênh lệch bán buôn)
So với giá tài chính, giá kinh tế của hàng nhập khẩu (hay xuất khẩu) có những
điểm khác biệt:
-

Thuế nhập khẩu (hay xuất khẩu) là chi phí tài chính nhưng không phải là
chi phí kinh tế vì nó chỉ liên quan đến việc chuyển giao thu nhập từ người
tiêu thụ (hay sản xuất) sang nhà nước.

-

Chi phí vận chuyển nội địa của hàng nhập khẩu cũng là một phần của chi
phí kinh tế. Tuy nhiên chi phí của vận chuyển nội địa thường thấp hơn so
với giá tài chính của nó.


Vậy từ đây, ta có thể rút ra được rằng chi phí kinh tế của hàng nhập khẩu (hay
xuất khẩu) bao gồm: giá CIF (hay FOB), chi phí kinh tế của vận chuyển nội địa,
và chi phí kinh tế của chênh lệch bán buôn.
Chi phí kinh tế =

(giá CIF) + (chi phí kinh tế vận chuyển nội địa) +
(chi phí kinh tế của chênh lệch bán buôn)

2.6.4 Tỷ giá hối đoái kinh tế
Trong thị trường có biến dạng do thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và trợ giá xuất
khẩu gây ra. Giá kinh tế của ngoại tệ được tính theo công thức gần đúng sau:
Ee = Wex(1+K)(1-tex) + WimEm(1+tim)
________________________________________________________________________________________
Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết
Trang 12


Trong đó:
Ee: tỷ giá hối đoái kinh tế

Em: tỷ giá hối đoái tài chính

Wex: tỷ trọng giá trị hàng xuất khẩu

Wim: tỷ trọng giá trị nhập khẩu

tex: thuế suất xuất khẩu trung bình

tim: thuế suất nhập khẩu trung


bình
K: tỷ lệ trợ giá xuất khẩu trung bình
2.6.5 Phần bù đắp trao đổi ngoại tệ (FEP)
Phần bù đắp của giá kinh tế so với giá thị trường của ngoại tệ cho biết phần lợi
ích tăng thêm của nền kinh tế ứng với mỗi đơn vị ngoại tệ. Đối với hàng ngoại
thương, phần lợi ích tăng thêm này được áp dụng cho thành phần ngoại tệ của
những mặt hàng mà dự án cung cấp hay yêu cầu.
FEP(%) = (Ee/Em - 1)*100
2.6.6 Giá kinh tế của hàng phi ngoại thương
Giá kinh tế của hàng hóa phi ngoại thương là trung bình có trọng số của giá cung
và giá cầu:
Pe = WsPs + WdPd

Trong đó: (Ws + Wd) = 1

Trong đó:
Pe

: giá kinh tế

Ps

: giá cung, là chi phí cơ hội dùng để sản xuất

Pd

: giá cầu, là giá mà người tiêu dùng sẵn lòng trả

Ws


: tỉ trọng giá cung

Wd

: tỉ trọng giá cầu

Ở các dự án sản xuất, tỉ trọng của giá cầu là tỉ số giữa sự gia tăng mức tiêu thụ
tổng cộng của hàng hóa dịch vụ do mức sản xuất của dự án trên sản lượng của
dự án. Tỉ trọng giá cung là tỉ số giữa sự sút giảm các nguồn cung cấp khác trên
sản lượng của dự án.
Khi có thuế, giá kinh tế của nhập lượng được điều chỉnh như sau:
________________________________________________________________________________________
Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết
Trang 13


Ps = Pm;

Pd = Pm(1+t)

Ö Pm = Pd/(1+t)

Ö Ps = Pd/(1+t)

Trong đó:
Pm

: giá thị trường chưa có thuế


t

: thuế suất

Vậy:
d
Pe = Ws P + WdPd
1+t

hay

s
Pe = Pd { W + Wd}
1+t

________________________________________________________________________________________
Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết
Trang 14


Chương 3: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
Mục đích của việc phân tích thị trường nhằm để tìm hiểu: nhu cầu của thị trường,
giá bán và chi phí của sản phẩm, dự báo sản lượng của dự án, định hướng chất
lượng của thị trường, và sau cùng là xác định các sản phẩm chủ đạo của dự án.
Các thông số này là những số liệu cần thiết cho việc phân tích tài chính và phân
tích kinh tế ở chương tiếp theo.
Tất cả nguồn dữ liệu về thị trường như: danh mục các loại sản phẩm, tình hình
sản xuất trong nước, tình hình nhập khẩu, lượng tiêu thụ, nhu cầu, giá sản phẩm,
giá nguyên liệu, xu hướng yêu cầu về mặt chất lượng của thị trường, số liệu dự
báo tốc độ tăng trưởng của các chuyên gia … được tác giả trực tiếp thu thập, điều

tra từ các nhà tiêu thụ, nhà cung cấp, các chuyên gia trong ngành và sau đó xử lý
nội nghiệp để có được các dữ liệu cần thiết cho quá trình phân tích. Riêng số
liệu dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành được thu thập từ Viện Kinh Tế thành
phố Hồ Chí Minh và được sử dụng nguyên nội dung trong quá trình phân tích.
Để đơn giản trong việc diễn giải, toàn bộ ngôn từ “thị trường” được trình bày
trong chương này sẽ được hiểu là thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh lân cận miền Đông nam bộ.
3.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN SẤY
Các mục được giới thiệu trong phần này bao gồm: danh mục các loại sản phẩm,
tình hình sản xuất trong nước, tình hình nhập khẩu từ nước ngoài và danh sách
khách hàng tiêu thụ các sản phẩm nông sản sấy.
3.1.1 Danh mục các loại sản phẩm
Bằng trực tiếp khảo sát và điều tra qua các nhà sản xuất chế biến thực phẩm ăn
liền trên thị trường, các loại nông sản sấy khô hiện đang được dùng trong ngành
chế biến thực phẩm ăn liền bao gồm các sản phẩm sau:
_________________________________________________________________________________________
Chương 3: Phân Tích Thị Trường
Trang 14


Bảng 3.1: Danh mục các loại nông sản sấy dùng trong ngành chế biến thực
phẩm ăn liền
Stt

Tên nông sản sấy

Được sử dụng cho

1


Hành hương sấy

Mì ăn liền, cháo ăn liền, hủ tíu/phở ăn liền

2

Hành paro sấy

Mì ăn liền, cháo ăn liền, hủ tíu/phở ăn liền

3

Bắp cải sấy

Mì ăn liền, hủ tíu/phở ăn liền

4

Cà rốt sấy

Mì ăn liền, hủ tíu/phở ăn liền

5

Ớt sấy

Mì ăn liền, cháo ăn liền, hủ tíu/phở ăn liền

6


Ngò sấy

Cháo ăn liền, hủ tíu/phở ăn liền

7

Rau thơm sấy

Cháo ăn liền, hủ tíu/phở ăn liền

8

Kim chi sấy

Mì ăn liền

9

Bột tỏi sấy

Bột nêm gia vị

10

Bột hành sấy

Bột nêm gia vị

11


Bột ớt sấy

Mì ăn liền, hủ tíu ăn liền, bột nêm gia vị

(Nguồn: Khảo sát điều tra - Tháng 12 Năm 2002)
3.1.2 Tình hình sản xuất các sản phẩm nông sản sấy trong nước
Qua trực tiếp khảo sát và tìm hiểu thị trường đã cho thấy có sự tồn tại hai xu
hướng về cấp loại sản phẩm: Chất lượng cao - giá cao và Chất lượng không cao giá rẻ.
Các sản phẩm nông sản sấy với chất lượng cao thường được sử dụng cho các loại
thực phẩm ăn liền cao cấp dùng để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu. Tuy nhiên
các sản phẩm với chất lượng chưa cao nhưng giá rẻ vẫn có thị trường của nó và
đang tồn tại song song với các sản phẩm chất lượng cao.
Để có thể hiểu rõ thêm khái niệm thế nào là sản phẩm chất lượng cao và sản
phẩm chất lượng chưa cao, Bảng 3.2 dưới đây sẽ mô tả các tiêu chuẩn mà một
sản phẩm chất lượng cao cần phải đạt được. Các sản phẩm không đạt được các
tiêu chuẩn này thì được xem là chưa đạt chất lượng cao.
_________________________________________________________________________________________
Chương 3: Phân Tích Thị Trường
Trang 15


Bảng 3.2: Tiêu chuẩn để sản phẩm nông sản sấy đạt chất lượng cao
Vi khuẩn
Ecoli
Hoàn
toàn
không có

Vi khuẩn
Hiếu khí

Không
vượt quá
105 đ.vị

Độ ẩm
Không
cao hơn
10%

Hình
dáng
Đạt 80%
qui cách
trở lên

Độ phục
hồi
Không
quá
5 phút

Th.gian
bảo quản
Không
dưới
6 tháng

Dị vật
Lựa bằng
mắt và

dò k.loại

Thuốc
trừ sâu
Theo tiêu
chuẩn
TCVN

(Nguồn: TCVN, Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm Nhật Bản)
Điển hình trong ngành chế biến nông sản sấy với chất lượng cao, ta có thể thấy
các tên tuổi sau đây: Công ty Asuzac Foods và Công ty Thanh Thủy. Ngoài hai
doanh nghiệp khá nổi tiếng nêu trên, hầu hết các cơ sở tư nhân chế biến nhỏ còn
lại hiện đang cung ứng các sản phẩm sấy với chất lượng chưa được kiểm soát
chặt chẽ.
Bảng 3.3 dưới đây là các số liệu điều tra của Công ty Asuzac Foods được thực
hiện trong năm 2002 về khả năng cung ứng của thị trường như sau:
Bảng 3.3: Khả năng cung ứng trên thị trường (Tính cho thời điểm 2002)
Đv tính: Tấn/năm
Loại sản phẩm

Khả năng cung ứng
Chất lượng cao

Chất lượng không cao

Hành hương sấy

350

1,400


Hành paro sấy

300

900

Bột hành sấy

40

150

Bắp cải sấy

50

100

Ớt sấy

25

100

Bột ớt sấy

100

200


Bột tỏi sấy

50

750

Cà rốt sấy

50

300

Ngò sấy

30

150

Rau thơm sấy

40

150

Kim chi sấy
30
(Nguồn: Công ty Asuzac Food – Năm 2002)

30


_________________________________________________________________________________________
Chương 3: Phân Tích Thị Trường
Trang 16


3.1.3 Tình hình nhập khẩu nông sản sấy từ nước ngoài
Mặc dù đã có nhiều công ty, doanh nghiệp tư nhân và cơ sở sản xuất các sản
phẩm nông sản sấy cung cấp cho ngành chế biến thực phẩm ăn liền, tuy nhiên
vẫn có một lượng nông sản sấy được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam hàng
năm. Lượng nhập khẩu này xuất phát từ nhu cầu cần đáp ứng về mặt chất lượng.
Xin trích dẫn một đoạn trao đổi ngắn với một cán bộ của một công ty sản xuất
chế biến mì ăn liền có tên tuổi trên thị trường (xin được phép không nêu tên
công ty và tên người đối thoại) như sau: “Mặc dù phải chịu một mức giá trung
bình cao hơn từ 5% đến 15% tùy vào từng loại sản phẩm, nhưng chúng tôi đành
phải chấp nhận vì chất lượng sản phẩm của các nhà cung cấp trong nước chưa
đáp ứng tốt về vấn đề vi sinh và dị vật trong sản phẩm, đặc biệt về khía cạnh cảm
quan (màu sắc của sản phẩm) chưa thể đẹp như sản phẩm nhập từ nước ngoài,
trong khi các sản phẩm cao cấp dùng để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu cần phải
như vậy”.
Các nguồn nông sản sấy nhập khẩu hiện tại vào Việt Nam chủ yếu từ Đài Loan,
Trung Quốc, Thái Lan và một ít từ Nhật và Mỹ. Lượng nông sản sấy dùng trong
ngành chế biến thực phẩm ăn liền được nhập khẩu vào Việt Nam hiện nay ước
lượng khoảng 50 tấn/năm (số liệu năm 2002). Chi tiết được liệt kê ở bảng 3.4
Bảng 3.4: Lượng nông sản sấy nhập khẩu từ nước ngoài
Đv tính: Tấn/năm
Loại sản phẩm

Lượng nhập khẩu


Hành hương sấy

15

Bắp cải sấy

5

Bột tỏi sấy

15

Cà rốt sấy

10

Kim chi sấy

5

(Nguồn: Khảo sát điều tra – Năm 2002)

_________________________________________________________________________________________
Chương 3: Phân Tích Thị Trường
Trang 17


×