Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Những vấn đề cơ bản của các lý thuyết kinh tế đinh sơn hùng, trương thị hiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.12 MB, 212 trang )

TS. Đ IN H SƠN H Ù N G - TS. TRƯƠNG TH Ị H IỂ N

N hững vấn đề
cơ bản của các

LÝ THUYẾT
KINH TẾ
í THU VIEN DH NHA TRANG ^

1111«1II

*

3

0

0

0

0

1

7

B

3


6

3000017836

NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ Hồ CHÍ MINH


Những vấn đề cơ bản của các

LÝ THUYẾT KINH TẾ


NHÀXUẤTBẢNTỔNGHƠPTP. Hồ CHÍ MINH
HOANNGHÊNHBẠNĐỌCGĨP ÝPHÊ BÌNH


TS. Đinh Sơn Hùng
TS. Trương Thị Hiền

Những vấn đề cơ bản của các

LÝ THUYẾT
KINH TẾ

NHÀ XUẤT BẢN TỔNG Hộp THÀNH PHỐ Hồ CH Í MINH


Những vấn đề cơ bản của các LÝ THUYẾT KINH TỂ

LỜI GIỚI THIỆU

Cứ mỗi lần khủng hoảng kinh tế, có nhiều người xem
xét lại giá trị các lý thuyết kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh
tê toàn cầu lần này, người ta đã phê phán lý thuyết kính tế
tự do mới và tìm đọc lại lý thuyết kinh tế của C.Mác.
Nhu cầu nhận thức xu hướng phát triển kinh tế trong
thời đại hiện nay, ngồi các nguồn thơng tin cần thiết ra
cịn cần phải nhìn lại lịch sử phát triển kinh tế. Nhu cầu
này không chỉ đối với các chuyên gia kinh tế, mà,rất cần đối
với nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh' viên thuộc
lĩnh vực kinh tế. Đáp ứng nhu cầu ấy, cuốn “Những vấn đề
cơ bản của các Lý thuyết kinh tế ” của Tiến sĩ Đinh Sơn
Hùng và Tiến sĩ Trương Thị Hiền là tài liệu tham khảo bổ
ích. Đây là cuốn sách được viết dưới dạng chuyên đề lý
thuyết kinh tế theo tiến trình lịch sử kinh tế.
Theo kinh nghiệm các chuyên gia, muốn “tiêu hóa”được
các vấn đề cơ bản của các lý thuyết kinh tế, cần có Phương
pháp luận khoa học. Theo đó, quá trình phát triển kinh tế
thị trường phải được coi là “q trình lịch sử - tự nhiên ”,
trong đó cỏ tác động quy luật kinh tế khách quan với tác
động chủ quan của con người. Do đó, sự phát triển kinh tế
là kết quả tác động tổng hợp của quy luật kinh tế với vai trò
Nhà nước, là kết quả của mối liên hệ giữa lý thuyết kinh tế
với chính sách kinh tế.
5


TS. Đinh Sơn Hùng - TS. Trương Thị Hiền

Với phương pháp luận đúng khơng những có thể tiếp
nhận những tri thức đã trình bày, mà cịn có thể phát hiện

những hạn chế và thiếu sót của cuốn sách để góp phần hoàn
thiện hơn.
Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2009
GS. TS. Trần Ngọc Hiên

6


Những vấn đề cơ bản của các LÝ THUYẾT KINH TẾ

LỜI NÓI ĐẦU
Việc biên soạn cuốn sách này nhằm những mục đích
chính sau đây:
- Cung cấp cho người đọc những hiểu biết cơ bản về các
lý thuyết kinh tế đã và đang tồn tại trong lịch sử, qua đó
thấy được sự phát triển của khoa học kinh tế và trạng bị
những kiến thức làm cơ sở đi sâu nghiên cứu các môn khoa
học về kinh tế thị trường.
- Đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập môn Kinh tế chính
trị và Lịch sử các học thuyết kinh tế của cao học và nghiên
cứu sinh khoa học kinh tế.
- Là tài liệu bổ ích và cần thiết cho sinh viên khi học
mơn Kinh tế chính trị và mơn Lịch sử các học thuyết kinh tế.
Vì thời gian, tài liệu có hạn, do đó cuốn sách có thể cịn
có những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp
ý của bạn đọc.
CÁC TẤC GIẢ

7



TS. Đinh Sơn Hùng - TS. Trương Thị Hiền

MỤC LỤC
Lời giới thiệu của GS. TS. Trần Ngọc Hiên .................. 5
Lời nói đ ầ u .......................................................................... 7
I.

Những lý luận về giá t r ị ..........................................9

II.

Những lý luận về thu nhập:
tiền lương, lợi nhuận, địa tô, lợi tức .................. 28

III.

Những lý luận về tiền t ệ ..................................... 54

IV.

Những luận điểm chính trong lý thuyết
kinh tế của John Maynar Keynes
và phái K eynes....................................................... 82

V.

Những lý thuyết về tái sản xuất, tăng trưởng
và phát triển kinh t ế ............................................ 102


VI.

Thị trường và vai trò của nhà nước................... 135

VII. Một sô' trường phái kinh tế cơ b ản .................... 195
Tài liệu tham khảo c h ín h ...............................................210

8


Những vấn đề cơ bản của các LÝ THUYẾT KINH TẾ

I. NHỮNG LÝ LUẬN VE GIÁ TRỊ
ít có ai trong học thuyết kinh tế của mình lại khơng đề
cập đên phạm trù giá trị của vật phẩm. Có thể nói rằng giá
trị là một trong những phạm trù cơ bản của lý luận kinh tế.
Những tư tưởng chủ yếu của các nhà kinh tế học kiệt
xuât về vân đề này có thể được trình bày khái qt theo
thứ tự thời gian như sau:
L Thời Cổ đại với đại biểu xuất sắc là Aristote (384-322
trước Công nguyên) đã phân biệt giá trị sử dụng và giá trị
trao đổi của vật phẩm. Ông cũng thấy được sự bằng nhau
trong trao đổi hàng hóa. Ơng nói rằng mặc dù trên quan
điểm giá trị sử dụng thì các hàng hóa khác nhau, nhưng
mn thực hiện trao đổi thì phải có cái gì đó bằng nhau,
cùng loại với nhau và ơng cho rằng đó là tiền tệ.
2.
Thời Trung cổ, đại biểu là Saint Thomas d’Aquin
(1225-1274). Trong thời kỳ này thuyết “Giá cả công bằng”
chiếm vị trí đặc biệt trong các quan điểm kinh tế. Thuyết

này có hai điểm cần lưu ý:
- Khi nói “Giá cả cơng bằng” là có ý nói giá cả trung
bình phù hợp với hao phí lao động. Khi giải quyết vấn đề,
cái gì làm cơ sở cho giá cả cơng bằng?, Thomas d’Aquin
lấy sự hao phí lao động làm cơ sở của giá cả. Có lẽ ơng là
người đầu tiên nêu lên khái niệm giá trị lao động.
- “Giá cả công bằng” được giải thích một cách chủ
quan căn cứ vào lợi ích của mỗi đẳng cấp. Ớ đây họ muốn
chứng minh tính hợp pháp của hiện tượng: một hàng hóa
như nhau được trả bằng một số lượng tiền khác nhau. "
9


TS. Đinh Sơn Hùng - TS. Trương Thị Hiền

3. William Petty (1623-1687)
Lý luận giá trị của ơng có những luận điểm cơ bản sau
đây:
3.1. Trong các tác phẩm của mình ông nêu lên 3 định
nghĩa giá trị:
- Lượng giá trị do cùng một thời gian lao động quyêt
định.
- Giá trị là hình thái lao động xã hội.
- Giá trị trao đổi là cái biểu hiện ra trong quá trình
trao đổi, tức tiền tệ. Và lao động cụ thể nhất định (khai
thác bạc) là nguồn gốc của giá trị tự nhiên.
3.2. Ông nghiên cứu vấn đề giá cả và phân chia giá cả
làm hai loại:
- Giá cả chính trị (tức giá cả thị trường)
- Giá cả tự nhiên (giá trị)

Theo ông, giá cả chính trị phụ thuộc nhiều vào tình
trạng ngẫu nhiên, do đó khó xác định. Cịn giá cả tự nhiên
do thời gian hao phí lao động quyết định và năng suât lao
động có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với sự hao phí đó.
3.3. Ơng nói, lao động là cha, đất là mẹ của của cải vật
chât. Và ông xác định lượng giá trị của hàng hóa bằng hai
nhân tố: lao động và tự nhiên.
3.4. Theo ông giá trị có thể biểu hiện dưới hình thức
khẩu phần thực phẩm, tức là quy giá cả tự nhiên vào một
mức tiền lương nhất định.

10


Những vấn đề cơ bản của các LÝ THUYẾT KINH TẾ

Tóm lại, theo w. Petty giá trị của hàng hóa khơng chỉ
do lao động mà cịn do tự nhiên, tiền lương quyết định.
4. Francois Quesnay (1694-1774), ông cho rằng:
4.1. Sự mua bán phải được cân bằng ở hai bên, “hành
động chung giữa hai bên” chỉ là trao đổi giá trị với giá trị
ngang giá, những giá trị đó đã tồn tại trước khi có trao đổi
và trao đổi khơng làm cho tài sản tăng lên. Nghĩa là giá trị
chỉ được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất chứ không được tạo
ra trong lĩnh vực lưu thơng.
4.2. Có hai ngun tắc hình thành giá trị tương ứng vổi
hai lĩnh vực cơng nghiệp và nông nghiệp.
Trong lĩnh vực công nghiệp, giá trị hàng hóa bằng tổng
chi phí sản xuất, bao gồm chi phí về ngun liệu, tiền lương
cơng nhân, tiền lương nhà tư bản cơng nghiệp và chi phí

đài thọ cho tư bản thương nghiệp. Do đó nếu hạ thấp chi phí
sản xuất thì giá cả hàng hóa sẽ giảm xuống. Và công nghiệp
là lĩnh vực không tạo ra sản phẩm thuần túy.
Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, giá trị hàng hóa
bằng tổng chi phí như trên cộng với sản phẩm thuần túy.
Như vậy sản phẩm thuần túy chỉ được tạo ra trong nông
nghiệp, nông nghiệp mới tạo ra chât mới. Bởi vậy, việc hạ
thấp chi phí sản xuất nơng phẩm không làm giảm giá trị
của nông phẩm, mà chỉ làm tăng địa tơ.
5. Anne Bobert Jacques Turgor (1727-1771)
Ơng là một trong những người đầu tiên bênh vực cho
lý luận chủ quan về giá trị. Theo ông phải phân biệt hai
loại giá trị: giá trị chủ quan (nghĩa là một người nào đó
11


TS. Đinh Sơn Hùng - TS. Trương Thị Hiền

đánh giá một vật phẩm nào đó) và giá trị khách quan, tức ý
nghĩa khách quan của vật phẩm: nó được đánh giá ở trên thị
trường (giá trị trao đổi). Turgor cho rằng giá trị trao đổi phụ
thuộc vào giá trị chủ quan. Nghĩa là giá trị không phải do lao
động quyết định mà do sự ích lợi của vật phẩm quyết định.
6. Adam Smith (1723-1790)
So với w. Petty và phái trọng nơng thì lý thuyết giá trị
- lao động của A. Smith có những bước tiến đáng kể. Lý
luận giá trị của ơng có những luận điểm cơ bản sau:
6.1. Ơng phân biệt rõ ràng khái niệm giá trị sử dụng
và giá trị trao đổi. Ông khẳng định, giá trị sử dụng không
quyết định giá trị trao đổi và bác bỏ lý luận về sự ích lợi

được phổ biến rộng rãi trong thế kỷ 18.
6.2. Ông chỉ ra rằng, tất cả các loại lao động sản xuât
đều tạo ra giá trị và lao động là thước đo cuối cùng của
giá trị.
Khi phân tích giá trị hàng hóa, ơng cịn cho rằng trong
kinh tế hàng hóa giản đơn giá trị được biểu hiện ở giá trị
trao đổi của hàng hóa, trong quan hệ số lượng với hàng hóa
khác, cịn trong nền sản xuất hàng hóa phát triển nó được
biểu hiện ở tiền. Ông chỉ ra lượng giá trị hàng hóa là do
hao phí lao động trung bình cần thiết quyết định và trong
cùng một thời gian, lao động phức tạp sẽ tạo ra được một
lượng giá trị nhiều hơn lao động giản đơn.
6.3. Ông nêu lên hai định nghĩa về giá trị: thứ nhất, giá
trị do lao động hao phí đ ể sản xuất ra hàng hóa quyết định.
Lao động là thước đo thực tế của mọi giá trị; thứ hai, giá
trị là do lao động mà người ta có thể mua được bằng hàng
12


Những vấn đề cơ bản của các LÝ THUYẾT KINH TẾ

hóa này qut định. Từ định nghĩa này ơng suy ra giá trị do
lao động tạo ra chỉ đúng trong nền kinh tế hàng hóa giản
đơn. Cịn trong nền kinh tế thị trường, giá trị do các nguồn
thu nhập tạo thành, nó bằng tổng của ba yếu tơ": tiền lương,
lợi nhuận và địa tơ.
Ơng cho rằng tiền lương là thước đo lý tưởng của giá
trị.
Để chông lại những khả năng lên xuống của tiền lương,
Smith nêu lên sự giải thích về mặt tâm lý: có thể nói rằng

bât cứ ở dâu 'và lúc nào cũng vậy, đối với công nhân thì sơ"
lượng lao động như nhau có giá trị như nhau.
Xuất phát từ đó, một sơ" học giả cho Smith là người sáng
lập ra phương pháp chủ quan về lý luận giá trị, xem luận đề
của Smith gần giống như lý luận của trường phái Áo.
7. David Ricardo (1772-1823)
Nếu như A. Smith sô"ng trong thời kỳ công trường thủ
công phát triển mạnh mẽ thì D. Ricardo sơ"ng trong thời kỳ
cách mạng công nghiệp. Lý luận giá trị của ông gồm những
luận điểm sau đây:
7.1. Ơng trình bày lý luận giá trị bắt đầu từ sự phê
phán A. Smith, ông chỉ rõ rằng cần vứt bỏ định nghĩa thứ
hai của Smith về giá trị, là định nghĩa không đúng, và trong
khi quy định giá trị chỉ cần căn cứ vào định nghĩa thứ nhâ"t.
7.2. A. Smith cho rằng giá trị được phân chia ra thành
các nguồn thu nhập và giá trị do các nguồn thu nhập quyết
định. Phê phán nguyên lý đó của Smith, Ricardo nói, giá
trị khơng phụ thuộc vào tiền lương, khi tăng lương thì giá
13


TS. Đỉnh Sơn Hùng - TS. Trương Thị Hiền

tri không tăng mà chỉ giảm bớt lợi nhuận thôi. Nhưng sau
này khi tiếp tục vấn đề thì Ricardo lại kết luận, sự lên xuống
của tiền lương ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa.
7.3. A. Smith chỉ ra rằng trong xã hội nguyên thủy, giá
trị mới do lao động quyết định, còn trong xã hội TBCN, giá
trị do các nguồn thu nhập quyết định. Ricardo nói rằng khơng
những trong kinh tế hàng hóa giản đơn mà cả trong xã hội

TBCN giá trị cũng do lao động quyết định.
7.4. về cơ cấu giá trị, khi xác định giá trị hàng hóa,
Ricardo khơng những tính đến lao động hiện tại, mà cịn
tính đến lao động quá khứ chi phí vào nguyên liệu, máy
móc... chứ khơng loại c ra khỏi giá trị hàng hóa như A.
Smith đã làm. Tuy nhiên ơng chưa phân tích sự chuyển dịch
c vào sản phẩm mổi diễn ra như thế nào.
7.5. Ơng có ý định nêu lên lao động giản đơn và lao
động phức tạp, quy lao động phức tạp thành lao động giản
đơn.
Ngồi ra, ơng cũng nói đến lao động cần thiết quyết
định giá trị và ông cho rằng hao phí lao động trong “điều
kiện xấu nhất” là lao động xã hội cần thiết.
7.6. Ông cho giá trị là một phạm trù vĩnh viễn, là thuộc
tính của mọi vật, ngay cả những vật không dùng để bán. Vì
vậy theo ơng thì khơng có mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị
sử dụng.
7.7. Ơng chủ yếu phân tích tỷ lệ số lượng của các giá
trị trao đổi và phân biệt giá trị thực tế (giá trị vốn có của
hàng hóa) với giá trị tương đối (giá trị trao đổi). Và theo
ơng có hai nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị:
14


Những vấn đề cơ bản của các LÝ THUYỀT KỈNH TẾ

- Đối với hàng hóa khan hiếm thì khơng phải lao động
quyết định giá trị, giá cả hàng hóa, mà chính bản thân giá
trị sử dụng quyết định giá cả hàng hóa.
- Đốì với những hàng hóa phổ cập thì giá trị do lao

động quyết định.
Vậy theo ông, giá trị do hai nhân tô" quyết định: lao
động là nhân tô" chủ yếu và quyết định, nhưng sự khan hiếm
cũng ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa.
7.8.
Ricardo cịn cho rằng lượng giá trị khơng chỉ do lao
động quyết định mà cịn do phạm vi và thời gian lưu thông
của tư bản quyết định, theo ông thời gian chu chuyển của tư
bản là nhân tơ" quyết định giá trị của hàng hóa. Và tốc độ
chu chuyển của tư bản như nhau, thì giá trị sẽ tỷ lệ thuận
với chi phí lao động.
Tóm lại, D. Ricardo cho rằng giá trị do lao động, tiền
lương, sự khan hiếm và thời gian chu chuyển của tư bản
quyết định. Do vậy K. Marx thì cho rằng Ricardo là nhà lý
luận giá trị lao động còn một sô nhà kinh tê học khác lại
xếp ông vào đội ngũ các nhà lý luận về chi phí sản xuât.
8. Jean Baptiste Say (1767-1832)
Nhiều nhà kinh tê" gọi J. Say là “hoàng tử của khoa học
kinh tế ”, là người kê" tục ưu tú của A. Smith.
Trái lại, Marx gọi Say là “hồng tử lơ bịch của khoa
học”, là kẻ chủ yếu đã tầm thường hóa các học thuyêt của
Smith.
Chúng ta hãy xem xét quan điểm về giá trị của Say.
15


TS. Đinh Sơn Hùng - TS. Trương Thị Hiền

8.1. Theo ông, giá cả là thước đo giá trị, còn giá trị là
thước đo ích lợi của sản phẩm. Do đó ích lợi của sản phẩm

càng nhiều thì giá trị của sản phẩm càng cao. Và của cải
càng nhiều thì giá trị càng lớn.
Giữa Say và Ricardo đã có cuộc tranh luận nổi tiếng
về vấn đề giá trị. Trong cuộc tranh luận này, Say cho rằng
sự ích lợi của những giá trị sử dụng khác nhau có thể như
nhau, nhưng có hai loại ích lợi: ích lợi khơng mất tiền mua,
khơng tơn sức lực như khơng khí; ích lợi mất tiền mua là
ích lợi cần có chi phí sản xuất.
<

Vàng thuộc loại ích lợi phải trả tiền hồn tồn, cịn sắt
chỉ phải trả 1/2.000. Do vậy vàng mắc hơn sắt.
8.2. Trong “lý luận ba nhân tố”, Say nêu lên ba nhân tố
tham gia vào việc tạo ra giá trị là: lao động, tư bản và đất
đai. Và theo lý luận này thì có ba hình thức thu nhập phù
hợp với ba nguồn gốc của giá trị: thứ nhất, lao động của
công nhân tạo nên tiền lương; thứ hai, tư bản tạo nên lợi
nhuận; thứ ba, tự nhiên tạo nên địa tô.
Mỗi một nhân tơ đó chỉ đưa lại một ích lợi nhất định.
8.3. Ông cho rằng, giá trị được xác định trên thị trường,
hay giá trị chỉ được xác định trong trao đổi và thước đo giá
trị của đồ vật là sô" lượng các vật mà người khác đồng ý
đưa ra để “đổi lấy” đồ vật nói trên. Nói cách khác, theo
Say, giá trị hàng hóa được xác định bởi quan hệ cung cầu.
8.4. Trong thuyết “hiệu suất của tư bản”, J. Say nói
rằng: nếu đầu tư thêm tư bản vào sản xuất thì sẽ làm tăng
thêm sản phẩm phù hợp với sự tăng thêm giá trị, máy móc
16



Những vấn đề cơ bản của các LÝ THUYẾT KINH TẾ

đã tham gia vào việc sản xuất sản phẩm thì cũng có nghĩa
là nó thaưi gia vào việc tạo nên giá trị.
Tóm lại, theo J. Say, nhân tơ" nào tham gia vào việc tạo
ra sản phẩm thì nhân tơ" đó cũng tham gia vào việc tạo ra
giá trị và làm tăng giá trị lên.
9. Pierr Joseph Proudon (1809-1865)
Lý luận giá trị là phần quan trọng trong lý thuyết kinh
tế của Proudon.
9.1. Theo ông, giá trị là một phạm trù trừu tượng, vĩnh
viễn. Nó bao gồm hai tư tưởng là tư tưởng giá ưị sử dụng và
tư tưởng giá trị trao đổi. Hai tư tưởng này đôi lập nhau, thể
hiện hai xu hướng là sự dư thừa và sự khan hiếm, giá trị sử
dụng là hiện thân của sự dồi dào, còn giá trị trao đổi là biểu
hiện của sự khan hiếm, thành thử giá trị sử dụng và giá trị
biểu hiện hai khuynh hướng đối lập: dồi dào và khan hiếm.
Đó là một mâu thuẫn, nó có thể được xóa bỏ bằng trao
đổi ngang giá, thông qua việc xác lập “giá trị câu thành”.
9.2. Trung tâm lý luận giá trị của Proudon là “giá trị
câ"u thành” hay “giá trị xác lập”. Theo ông, sự trao đổi trên
thị trường người ta có sự lựa chọn đặc biệt về sản phẩm.
Một loại hàng hóa nào đó đi vào lĩnh vực tiêu dùng, đã qua
thị trường, được thị trường thử thách, và xã hội thừa nhận trở thành giá trị, là giá trị câu thành. Ngược lại, những
hàng hóa bị đẩy ra, khơng được thị trường và xã hôi chấp
nhận, ông cho rằng cần phải câu t h à ^ ^ g | p ^ ^ d ỗ :
giỏ tr, lm thờ nào cho hàng hóa chắdchắitdưỢhựGÌụẶa,
đi vào lĩnh vực tiêu dùng.

17



TS. Đinh Sơn Hùng - TS. Trương Thị Hiền

Như vậy, trong “giá trị cấu thành”, Proudon muôn giải
quyết mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Vì
ơng cho rằng sản xuất hàng hóa là mặt tốt song mâu thuẫn
giữa giá trị và giá trị sử dụng là mặt xấu. Do vậy phải phát
triển sản xuất hàng hóa, nhưng phải xóa bỏ mặt xấu là
mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi.
Tóm lại, trong quan điểm của mình, Proudon coi nguồn
gốc của giá trị là trao đổi và lao động.
10. K arl M arx (1818-1883)
Marx nghiên cứu tất cả các phạm trù kinh tế trên cơ sở
lý luận giá trị của lao động.
Marx khẳng định, chất (hay thực tế) của giá trị là lao
động. Và lượng giá trị được quyết định bởi thời gian hao
phí lao động xã hội cần thiết giản đơn trung bình.
Theo Marx, lao động của người sản xuất hàng hóa có
tính hai mặt là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
Bằng lao động cụ thể người lao động sản xuất hàng hóa tạo
ra giá trị sử dụng và bằng lao động trừu tượng người lao
động tạo ra giá trị của hàng hóa. Và tồn bộ giá trị hàng
hóa gồm: c + V + m.
11. Trường phái “tân cổ điển” ra đời vào cuối thê kỷ
XIX đầu thế kỷ XX. Các nhà kinh tê của trường phái này
phân tích kinh tế chủ yếu trong lĩnh vực trao đổi, lưu thông
và nhu cầu.
Đối tượng nghiên cứu của họ là các đơn vị kinh tế riêng
biệt (vi mơ), từ đó rút ra những kết luận cho tồn xã hội (vĩ

mơ).
18


Những vấn đề cơ bản cứa các LÝ THUYẾT KINH TẾ

Các nhà kinh tế trường phái “cổ điển mới” ủng hộ lý
thuyết giá trị - chủ quan.
Trường phái “tân cổ điển” phát triển ở nhiều nước như
các phái “giới hạn ”: thành Viene (Áo), Mỹ, thành Lausanne
(Thụy Sĩ), Cambridge (Anh)...
11.1. Phái thành Viene.
Lý thuyết giá trị của phái này là lý thuyết giá trị - ích
lợi, giá trị chủ quan.
Điểm khác biệt trong lý thuyết giá trị của phái thành
Viene, so với lý thuyết giá trị - ích lợi mà Xénophon, A.
Turgor, J. Say ủng hộ là ở chỗ bằng cách kết hợp phạm trù
kinh tế và phạm trù toán học họ đưa ra phạm trù “ích lợi
giới hạn”, “giá trị giới hạn”...
a) Lý thuyết “ích lợi giới hạn”.
Để phân tích giá trị sử dụng, K. Menger (1840-1921)
đã vận dụng thuyết nhu cầu của H. Gossen (1810-1858),
ông nhấn mạnh nhu cầu có cường độ khác nhau, và nếu
được tuần tự thỏa mãn thì cường độ sẽ giảm xuống. Từ đó
K. Menger chỉ ra là, cùng với đà tăng lên của vật để thỏa
mãn nhu cầu, “mức độ bão hòa” về vật phẩm tăng lên, còn
mức độ cấp thiết của nhu cầu thì giảm xucíng. Do vậy, vật
sau đưa ra để thỏa mãn nhu cầu có ích lợi ít hơn vật trước.
Với một lượng sản phẩm nhất định thì vật phẩm cuối cùng
là “vật phẩm giới hạn”; ích lợi của nó là “ích lợi giới hạn”.

Nó quyết định ích lợi chung của tất cả các vật khác. (Theo
họ, ích lợi là đặc tính cụ thể của vật, có thể thỏa mãn nhu
cầu nào đó của con người).
19


TS. Đinh Sơn Hùng - TS. Trương Thị Hiền

Ví dụ, một ngày dùng 4 thùng nước.
Thùng thứ

Độ thỏa mãn nhu cầu

ích lợi

1

cấp thiết nhất

9

2

ít cấp thiết hơn

4

3

ít cấp thiết hơn nữa


2

4

khơng cấp thiết

1

Như vậy “ích lợi giới hạn” sẽ là ích lợi của thùng nước
thứ tư, nó là 1 - ích lợi ít nhâ't. Và 1 sẽ là ích lợi chung của
tất cả các thùng nước.

Vậy ích lợi giới hạn là ích lợi của vật phẩm cuối cùng
đưa ra thỏa mãn nhu cầu. Vật đó có ích lợi nhỏ nhất. ích lợi
đó quyết định ích lợi của tất cả các vật phẩm khác.
Số lượng vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu tỷ lệ thuận
với “mức độ bão hòa” về vật phẩm và tỷ lệ nghịch với
mức độ cấp thiết của nhu cầu.
Nếu số sản phẩm cứ tăng lên mãi thì “ích lợi giới hạn”
có thể dẫn đến khơng. Trong ví dụ trên vì nước có q nhiều,
nên khơng cịn khan hiếm nữa, do vậy nước chỉ có ích lợi
trừu tượng, tức ích lợi chung.
20


Những vấn đề cơ bản của các LÝ THUYẾT k in h

tế


Trên cơ sở ỉý luận “ích lợi giới hạn” phái thành Viene
xây dựng lý luận “giá trị giới hạn”. Lý luận này phủ nhận
lý luận giá trị của lao động.
Theo quan điểm của phái này thì “ích lợi giới hạn”,
tức ích lợi của sản phẩm cuối cùng quyết định giá trị sản
phẩm. Vì vậy, “giá trị giới hạn” chính là giá trị của “sản
phẩm giới hạn”. “Giá trị giới hạn” này quyết định giá trị
của tât cả các sản phẩm khác. Trong ví dụ, “ích lợi giới
hạn” là 1. Vậy giá trị của mỗi thùng nước đều là một.
b) Giá trị trao đổi.
K. Menger cho rằng giá trị trao đổi là chủ quan, yếu tố
tâm lý, nhu cầu đóng vai trò quan trọng. Theo K. Menger
sở dĩ hai người trao đổi sản phẩm cho nhau, chỉ vì cả hai
đều tin rằng sản phẩm mà mình bỏ ra đối với mình, ít giá
trị hơn so với sản phẩm mà mình thu về. Như vậy khi trao
đổi, các cá nhân tính toán căn cứ vào nhu cầu, tức là so
sánh giữa sản phẩm mình sẽ có sau khi trao đổi với nhu cầu
của bản thân. Nếu có lợi anh ta mới chịu trao đổi.
Ví dụ hai nơng dân A và B đều có bị và ngựa. Nơng dân
A nhiều bị và ít ngựa nên ông sắp xếp thứ tự giá trị như sau:
A
Bò - 7 con
10
9
8
7
6
5
4


Ngựa - 3 con
9
8
7

21


TS. Đinh Sơn Hùng - TS. Trương Thị Hiền

Nông dân B có nhiều ngựa, ít bị nên thang giá trị được
sắp xếp như sau:
B
Bị - 3 con
9
8
7

Ngựa - 7 con
10
9
8
7
6
5
4

Vì ít ngựa, nhiều bị nên nơng dân A đánh giá giá trị
giới hạn của ngựa cao hơn của bị. Nơng dân B thì ngược
lại. Cả hai người này do thứ tự thang bậc giá trị giữa ngựa

và bò là khác nhau nên họ cho rằng trao đổi sẽ có lợi cho
họ.
Cụ thể, khi trao đổi lần thứ nhất, A mất con bò thứ 7
với giá trị là 4, nhưng thêm một con ngựa thứ tư giá trị là 6.
Với B cũng vậy, anh ta mất con ngựa thứ 7 với giá trị là 4
nhưng thêm một con bò thứ 4 với giá trị là 6. Như vậy mỗi
người đều lợi 2.
Nếu trao đổi lần thứ 2 thì A bỏ ra 1 con bò nữa với giá
trị là 5 và thu về con ngựa nữa có giá trị là 5. Đối với B
cũng vậy. Vì thế khơng ai lời hay lỗ trong lần trao đổi này.
Trái lại nếu trao đổi lần thứ 3. A mất thêm 1 con bị có
giá trị 6 và thu về 1 con ngựa có giá trị 4, lỗ mất 2. B cũng
vậy, mất thêm 1 con ngựa có giá trị 6 và thu về 1 con bị có
giá trị 4, lỗ mât 2. Do vậy sẽ khơng có sự trao đổi.
22


Những vấn đề cơ bản của các LÝ THUYẾT KINH TẾ

Từ đó K. Menger chỉ ra hai điều kiện để hành vi trao
đổi thực hiện được là:
- Cả hai người đều phải có lợi trong trao đổi.
- Sản phẩm dư thừa của người này là khan hiếm của
người kia và ngược lại.
Theo K. Menger, hành vi trao đổi tạo ra ích lợi nên
phải quan niệm như nó có tính chất sản xuất.
c) Các hình thức giá trị.
Lý luận giá trị của K. Menger được Bohm Bawerh (18511914) tiếp tục phân tích, ơng đã phân loại các hình thức giá
trị thành giá trị khách quan và giá trị chủ quan.
Giá trị khách quan xuất phát từ tác dụng của một vật

trong việc mang lại cho ta một kết quả cụ thể. Ví dụ, củi
đem đốt sẽ cho ta một nhiệt lượng. Như vậy nói đến giá trị
khách quan là nói đến mối quan hệ giữa vật và kết quả
xuất phát từ việc sử dụng vật đó. Mối quan hệ này khơng
bao hàm những phán đoán chủ quan của con người.
Trái lại, giá trị chủ quan xuất phát từ sự tiêu dùng những
kết quả mà sản phẩm đó mang lại cho con người và con
người quyết định sử dụng nó như thế nào. Trong ví dụ trên
củi đem đốt cho nhiệt lượng là giá trị khách quan, tức tương
quan giữa nhiệt lượng và sô" lượng củi đem đốt là giá frị
khách quạn, nhưng nếu ta phán đốn sơ" nhiệt lượng đó giúp
ta sử dụng vào việc'gì, như để sưởi âm chẳng hạn, thì có
nghĩa là người ta đề cập đến giá trị chủ quan.
Từ sự phân biệt trên, Bohm Bawerk cho rằng, một vật
phẩm có thể có 4 hình thức giá trị:
23


TS. Đinh Sơn Hùng - TS. Trương Thị Hiền

- Giá trị sử dụng chủ quan.
- Giá trị trao đổi chủ quan.
- Giá trị sử dụng khách quan.
- Giá trị trao đổi khách quan.
Căn cứ của sự phân chia này là nơi nhận sản phẩm, của
cải tới tay ai? Và ông nêu 2 ví dụ sau đây để làm rõ vấn
đề.
Ví dụ 1. Làm thế nào để xác định giá trị của tủ sách?
Ông căn cứ vào chỗ ai sẽ là chủ sở hữu của nó. Nếu chủ
của nó là một nhà trí thức thì ơng xác định tủ sách có giá

trị sử dụng. Cịn nếu chủ của nó là một nhà bn, thì ơng
xác định tủ sách cọ giá trị trao đổi. Cả nhà trí thức và nhà
bn đều là chủ quan, vậy tủ sách có giá trị sử dụng chủ
quan và giá trị trao đổi chủ quan.
Ví dụ 2. Một mét khơi củi có có chứa nhiệt lượng nhất
định. Nếu đốt củi để tạo ra nhiệt lượng rồi dùng vào một
cơng việc nào đó thì ơng định giá trị sử dụng khách quan.
Trái lại, nếu chỉ căn cứ vào số nhiệt lượng chứa đựng để
tính tốn rồi đem củi đổi lấy vật khác thì định giá trị trao
đổi khách quan.
d) Sự tách rời giá trị với lợi ích.
Theo Von Wieser (1851-1926) giữa giá trị và ích lợi có
sự tách biệt.
Khi số lượng sản phẩm càng tăng lên để thỏa mãn nhu
cầu thì “ích lợi giới hạn” sẽ giảm dần “giá trị giới hạn”
cũng giảm và do vậy tổng “giá trị giới hạn” cũng giảm.
Theo ví dụ về các thùng nước, thì thùng thứ 4 là “sản phẩm
24


Những vấn đề cơ bản của các LÝ THUYẾT KINH TẾ

giới hạn” có giá trị là 1. Vậy giá trị tổng cộng của 4 thùng
nước là: 1 X 4 = 4. Như vậy số lượng hàng hóa tăng lên thì
giá trị hàng hóa sẽ giảm. Từ đó ơng cho rằng mn có
nhiều giá trị phải tạo ra sự khan hiếm.
Tuy nhiên, nếu căn cứ trên ích lợi, thì tuy 4 thùng nước
là như nhau về phẩm chất và công dụng, nhưng vì mỗi thùng
nước được sử dụng vào những mục đích khác nhau với nhu
cầu và cường độ nhu cầu cũng khác nhau nên ích lợi tổng

cộng của 4 thùng nước là: 9 + 4 + 2 + 1 = 16.
Nếu sơ"sản phẩm tăng lên mãi thì “ích lợi giới hạn” có
thê tiến tới khơng. Ơng nói rằng lúc đó vật chỉ có ích lợi
trừu tượng (tức là nói ích lợi chung) chứ khơng có ích lợi cụ
thể nữa (tức là ích lợi gắn với một sơ" lượng vật phẩm nhất
định). Khi vật có ích lợi trừu tượng thì ích lợi đó khơng tạo
ra giá trị.
Tóm lại, lý luận về giá trị có những quan điểm cơ bản
sau đây:
Quan điểm của K. Marx, được gọi là quan điểm lý luận
giá trị - lao động. Theo quan điểm này, nguồn gốc của giá
trị là lao động, cụ thể hơn đó là lao động trừu tượng của
người sản xuất hàng hóa. Lượng giá trị của hàng hóa tỷ lệ
thuận với lượng lao động hao phí kết tinh trong hàng hóa.
Quan điểm này gợi ý cho chúng ta rằng, muôn tăng
thêm của cải của xã hội thì hoặc là phải tổ chức, đào tạo
lao động như thế nào để nâng cao hiệu quả của lao động
và tăng năng suât lao động sống; hoặc là tăng sô" người
làm việc trong lĩnh vực sản xuât vật chât; hoặc là kêt
hợp cả hai.
25


×