Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Nghiên cứu đa dạng loài bộ Cánh nửa Insecta Hemiptera tại khu vực rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 20 trang )

oa

häc tù nhiªn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HC T NHIấN

đại học

kh

BO CO TNG KT
KT QU THC HIỆN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài: Nghiên cứu đa dạng loài bộ Cánh nửa (Insecta:
Hemiptera) tại khu vực rừng ngập mặn Vƣờn Quốc gia Xuân Thủy,
tỉnh Nam Định
Mã số đề tài: TN.18.13
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

Hà Nội, tháng

năm


PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên đề tài: Nghiên cứu đa dạng loài bộ Cánh nửa (Insecta: Hemiptera) tại khu vực rừng
ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định

2. Mã số: TN.18.13


3. Danh sách các cán bộ thực hiện đề tài:
TT

Học vị, họ và tên

Đơn vị công tác

Vai trò thực hiện đề tài
(Chủ nhiệm/Tham gia)

1

ThS. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

Khoa Sinh học

Chủ nhiệm

2

ThS. Nguyễn Thanh Sơn

Khoa Sinh học

Tham gia

4. Đơn vị chủ trì thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
5. Thời gian thực hiện:
5.1. Theo hợp đồng:


từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 6 năm 2019

5.2. Gia hạn (nếu có):

đến tháng 12 năm 2019

5.3. Thực hiện thực tế:

từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 12 năm 2019

6. Tổng kinh phí đƣợc phê duyệt của đề tài: 25 triệu đồng.
7. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có)
(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện;
nguyên nhân; ý kiến của Trường ĐHKHTN )
PHẦN II. TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Viết theo cấu trúc một bài báo khoa học tổng quan từ 6-15 trang, nội dung gồm các
phần:
1. Đặt vấn đề
Bộ Cánh nửa (Hemiptera) bao gồm 4 phân bộ Sternorrhyncha, Auchenorrhyncha,
Coleorrhyncha và Heteroptera là một trong những bộ côn trùng có số lượng lồi
phong phú, ước tính có khoảng 82.000 lồi đã được mơ tả (Arnett 2000). Với số
lượng lồi lớn, phân bố rộng và tập tính ăn đa dạng cơn trùng Cánh nửa đóng vai trị
quan trọng trong các hệ sinh thái tự nhiên trong đó có hệ sinh thái rừng ngập mặn
(RNM). Do đó những nghiên cứu về đa dạng bộ Cánh nửa ở khu vực RNM là cần
thiết đặc biệt là khu vực RNM thuộc VQG Xuân Thủy trong điều kiện diện tích
RNM bị tác động bởi hoạt động nuôi trồng hải sản. Nghiên cứu về côn trùng tại khu
vực RNM Vườn Quốc gia Xuân Thủy của Lê Xuân Huệ và Nguyễn Thị Thu Hà
(2004) đã ghi nhận được 98 loài thuộc 49 họ của 10 bộ cơn trùng. Trong đó bộ Cánh
nửa chỉ thu được 10 lồi thuộc 10 giống 8 họ trong đó chỉ có 6 lồi được định danh

đầy đủ. Nghiên cứu về côn trùng tại RNM Vườn Quốc gia Xuân Thủy của Phạm Thị
Nhị và cộng sự (2014) đã xác định được 420 lồi thuộc 12 bộ cơn trùng trong đó bộ
1


Cánh nửa (Hemiptera) thu được 50 loài. Sự chênh lệch về số lượng loài Cánh nửa thu
được qua 2 nghiên cứu trước đây cho thấy khả năng cịn những lồi Cánh nửa tại khu
vực này chưa được xác định. Do đó nghiên cứu này được thực hiện dựa nhằm cũng
cấp những dẫn liệu mới về côn trùng bộ Cánh nửa (Hemiptera) tại khu vực RNM
thuộc Vườn Quốc gia Xuân thủy và phân bố của chúng theo các sinh cảnh khác nhau.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
- Xác định thành phần loài Hemiptera tại khu vực rừng ngập mặn ở Vườn
Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định.
- Xác định phân bố của các loài Hemiptera theo các sinh cảnh khác nhau tại
khu vực rừng ngập mặn ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định.
3. Tổng quan tài liệu
3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu nhóm cơn trùng ở khu vực rừng ngập mặn
Vƣờn Quốc gia Xuân Thủy
Nghiên cứu đầu tiên về côn trùng tại khu vực RNM Vườn Quốc gia Xuân
Thủy của Lê Xuân Huệ và Nguyễn Thị Thu Hà (2004) đã ghi nhận được 98 loài
thuộc 49 họ của 10 bộ cơn trùng [4]. Trong đó bộ Cánh nửa chỉ thu được 10 loài
thuộc 10 giống 8 họ trong đó chỉ có 6 lồi được định danh đầy đủ.
Nghiên cứu về côn trùng tại RNM Vườn Quốc gia Xuân Thủy của Phạm Thị
Nhị và cộng sự (2014) đã xác định được 420 lồi thuộc 12 bộ cơn trùng trong đó bộ
Cánh vảy (Lepidoptera) có số lượng lồi cao nhất với 138 loài, tiếp theo là bộ Cánh
cứng (Coleoptera) thu được 114 lồi, bộ Cánh màng (Hymenoptera) có 60 loài, bộ
Hai cánh (Diptera) 40 loài, bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 23 loài, các bộ Cánh da
(Dermaptera), bọ Trĩ (Thysanoptera), Cánh gân (Neuroptera), Bọ ngựa (Mantodae),
Gián (Blatodae), Chuồn chuồn (Odonata) chỉ thu được từ 1 đến 5 loài. Trong nghiên
cứu này bộ Cánh nửa (Hemiptera) đã xác định được 50 loài. Như vậy số loài Cánh

nửa thu được trong nghiên cứu này đa dạng hơn so với nghiên cứu trước đó của Lê
Xuân Huệ và Nguyễn Thị Thu Hà (2004) [8].
3.2. Tổng quan điều kiện tự nhiên Vƣờn Quốc gia Xn Thủy
Vườn Quốc gia Xn Thủy nằm ở phía Đơng Nam huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định, tại cửa Ba Lạt của sông Hồng, toạ độ từ 20°10’ đến 20°15’ vĩ độ Bắc và
từ 106°20’ đến 106°32’ kinh độ Đông, được công nhận là Khu Ramsar1 đầu tiên của
Việt Nam từ năm 1989. Toàn bộ vùng đệm và vùng lõi của Vườn nằm trên địa phận
các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải. Tổng diện tích VQG
Xuân Thủy là 15.100ha (với 7.100ha vùng lõi và 8.000ha vùng đệm), trong đó
12.000ha thuộc Khu Ramsar [11].
Vườn Quốc gia Xuân Thủy là vùng đất ngập nước cửa sông ven biển tiêu biểu
với địa hình tự nhiên được kiến tạo theo quy luật bồi tụ và xói lở của vùng cửa sông
châu thổ Bắc Bộ. Các bãi bồi lớn xen kẽ với các dịng sơng được thành tạo trong q
trình phát triển tự nhiên vùng cửa Ba Lạt tạo nên những cảnh quan đặc sắc của khu
vực. Các bãi triều lầy vùng cửa sông là nơi sinh trưởng của rừng ngập mặn (RNM),
nó cũng là bãi đậu, kiếm ăn của các loài chim di trú, các giồng cát cao ở mép ngoài
2


Cồn Lu là dải rừng phi lao chắn sóng, đồng thời là nơi cư trú của nhiều loài chim bản
địa. Do nằm trong vùng cửa Ba Lạt-cửa sông châu thổ rộng lớn nhất Bắc Bộ, VQG
Xuân Thủy có nhiều kiểu hệ sinh thái (HST) với các đặc trưng khác nhau về điều
kiện tự nhiên, nơi cư trú và quần xã sinh vật: Bãi triều lầy có rừng ngập mặn; bãi
triều khơng có rừng ngập mặn; các cồn cát chắn ngồi cửa sông; đầm nuôi tôm; sông
nhánh; lạch triều; dải cát mép ngoài Cồn Lu; vùng nước ven bờ Cồn Lu; vùng nước
cửa sông Ba Lạt; hệ sinh thái nông nghiệp. Trong các kiểu HST này, bãi triều có rừng
ngập mặn, bãi triều khơng có rừng ngập mặn, đầm ni tơm và cồn cát vùng cửa
sông là những sinh cảnh thường có những biến động lớn bởi các q trình phát triển
tự nhiên và do hoạt động của con người. Mỗi kiểu hệ sinh thái ở VQG Xuân Thủy
như trên, bên cạnh các chức năng chứa đựng các thành phần ĐDSH, cịn có các dịch

vụ hệ sinh thái ích lợi cho đời sống con người ở các góc độ bảo vệ môi trường, bảo
vệ và phát triển đường bờ, nuôi dưỡng các lồi thủy sản có giá trị kinh tế, đồng thời
là nơi cung cấp nguồn lợi sinh vật hàng ngày cho cộng đồng dân cư. Ngoài ra, với
sinh cảnh RNM, bãi triều có nhiều lồi chim di trú nên VQG Xuân Thủy còn là nơi lý
tưởng cho các hoạt động du lịch sinh thái: Quan sát chim di cư, quan sát đời sống
sinh vật trong HST RNM, bãi triều... Sự phong phú, đa dạng về văn hóa và những tập
quán lâu đời trong đời sống của cư dân các xã vùng đệm của VQG cũng là điều kiện
thuận lợi làm tăng thêm giá trị tinh thần của các cảnh quan ở VQG Xuân Thuỷ.
Đã ghi nhận tại khu vực nghiên cứu ở VQG Xuân Thủy có sự phân bố của 115
lồi thực vật bậc cao có mạch, bao gồm các loài cây ngập mặn chủ yếu và các loài
tham gia vào rừng ngập mặn, các loài từ nội địa di cư đến và thích nghi được với điều
kiện tại VQG Xuân Thủy thuộc 101 chi, 41 họ. Trong đó, ngành Dương xỉPolypodiophyta có 7 lồi, thuộc 7 chi, 5 họ; lớp Hai lá mầm-Dicotyledones có 80
lồi, thuộc 70 chi, 30 họ; lớp Một lá mầm-Monocotyledones có 28 lồi thuộc 24 chi,
6 họ thực vật. Số lượng loài thực vật ghi nhận ở khu vực VQG Xuân Thủy trong báo
cáo này thấp hơn so với dẫn liệu của Phan Nguyên Hồng và cộng sự (2007) (192 loài
thuộc 145 chi của 60 họ thực vật có mạch) bởi khơng bao gồm các lồi cây thuộc hệ
sinh thái nơng nghiệp hoặc khu dân cư trong 5 xã vùng đệm-ở trong đê quốc gia. Tại
VQG Xn Thủy, có 07 lồi thực vật trực tiếp tham gia vào rừng ngập mặn đó là SúAegiceras corniculata, Bần chua-Sonneratia caseolaris, Trang-Kandelia obovata,
Đước-Rhizophora stylosa, Ơ rơ-Acanthus illcifolius, Ơ rơ-Acanthus ebracteatus, Dây
cóc kèn-Derris trifoliata.
Theo Phan Ngun Hồng và cộng sự (2007), tại cửa Bà Lạt và ven biển Giao
Thủy đã thống kê được 112 loài thuộc 43 chi, 20 họ của 5 ngành tảo: Tảo Mắt
(Euglenophyta), tảo Lục (Chlorophyta), tảo Giáp (Pyrrophyta), vi khuẩn Lam
(Cyanobacteria) và tảo Silic (Bacillariophyta), trong đó tảo Silic bao ln chiếm ưu
thế cả về số lượng họ, chi và loài. Về động vật đáy đã thống kê được 350 loài động
vật đáy thuộc 6 ngành (Annelida, Arthropoda, Brachiopoda, Cnidaria, Mollusca,
Sipuncula), 11 lớp, 38 bộ, 106 họ, 206 giống. Hầu hết các loài động vật không xương
sống đáy cỡ lớn ở khu vực là những lồi nhiệt đới phân bố rộng ở ven biển phía Tây
3



Thái Bình Dương So sánh thành phần động vật đáy thu được về bậc lồi, bậc giống
và bậc họ thì ngành Chân khớp (Arthropoda) có số lượng phong phú nhất (với 153
loài, 84 giống, 38 họ được ghi nhận trong khu vực nghiên cứu), tiếp đến là ngành
Thân mềm (Mollusca) (147 loài, 81 giống, 42 họ), các ngành Tay cuốn
(Brachiopoda), ngành Cnidaria và ngành Sá sùng (Sipuncula) chỉ có một lồi duy
nhất. Họ Cua bơi (Portunidae) có nhiều lồi có giá trị kinh tế: Cua bùn (Scylla
serrata), ghẹ (Portunus spp.). Trong thành phần động vật đáy, loài Ngao bến tre
(Meretrix lyrata) được di giống từ miền Nam ra từ năm 1998, hiện đang được nuôi
rộng rãi ở vùng bãi triều với sản lượng cao trên 14.000 tấn trong năm 2011.
Vườn Quốc gia Xuân Thủy hiện đang bị tác động bởi một số áp lực: i) Các
hoạt động sử dụng đất, mặt nước kém bền vững bao gồm khai hoang lấn biển để mở
rộng đất canh tác và giãn dân, phá rừng ngập mặn để làm đầm nuôi tôm, tận dụng tối
đa các bãi triều để nuôi ngao, phát triển cơ sở hạ tầng trong Vườn Quốc gia; ii) Khai
thác trái phép và quá mức nguồn lợi sinh vật, bao gồm bẫy chim, đánh bắt thủy sản
thường xuyên trong các sông, kênh rạch ở vùng lõi; iii) Chất lượng môi trường nước
bị ô nhiễm do các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, khu dân cư và từ các đầm nuôi
tôm; iv) Du nhập các lồi ngoại lai thiếu kiểm sốt và chưa đánh giá được đầy đủ tác
động, ảnh hưởng của chúng tới hệ sinh thái; v) Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước
biển dâng và nhiễm mặn sâu dần vào nội địa. Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan
trọng gây thêm sức ép về bảo tồn và quản lý đất ngập nước trong khu vực đó là áp
lực dân số: Sự tăng trưởng dân số trong khu vực có tỷ lệ là 1,7% mỗi năm với mật độ
dân số cao (1.246 người mỗi km2). Cùng áp lực gia tăng dân số, nhận thức về bảo vệ
môi trường và tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng dân cư trong khu vực còn hạn
chế khiến việc sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước ở khu vực này còn nhiều
thách thức. Trong số 48.000 người dân địa phương sống trong vùng đệm, gần 50% có
sinh kế và thu nhập phụ thuộc vào tài nguyên đất ngập nước. Một trong những thách
thức nghiêm trọng nhất đối với chính quyền địa phương là cân bằng các giá trị tự
nhiên của vùng đất ngập nước đồng thời ổn định và tăng cường sinh kế của người
dân địa phương. Do đó cần có những nghiên cứu về đa dạng sinh học ở khu vực này

để đánh giá mức độ tác động của những áp lực lên đa dạng sinh học ở khu vực này.
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng mẫu vật côn trùng ở cạn thuộc bộ Cánh nửa thu được qua
đợt điều tra vào 12/2018 tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Nam Định.
Theo sự phân khu quản lý của Vườn Quốc gia Xuân Thủy và phân bố của
RNM, mẫu vật được thu theo 3 tuyến thu mẫu: Trong đó tuyến 1 (XT01) thuộc vùng
đệm đặc trưng bởi hệ sinh thái RNM bị tác động với các cây ngập mặn xen kẽ trong
các đầm nuôi tôm, cùng một số loại cây trồng bên bờ đập như phi lao, cây bóng mát,
cây bụi; tuyến 2 (XT02) là tuyến giao giữa vùng đệm và vùng lõi của vườn với một
phía là khu đầm ni tơm, một phía là RNM; tuyến 3 (XT03) thuộc vùng lõi của
vườn đặc trưng bởi hệ sinh thái RNM tự nhiên ven biển với phần lớn diện tích là cây
4


ngập mặn xen kẽ cồn cát trồng phi lao, cỏ và cây bụi. Sơ đồ các tuyến thu mẫu được
trình bày ở hình 1.

Hình 1. Sơ đồ các tuyến thu mẫu
Mẫu vật được thu bằng các phương pháp: vợt côn trùng, bẫy đèn, bẫy đĩa màu
vàng (đĩa có đường kính 20 cm, khoảng cách giữa các đĩa là 5m, số lượng đĩa được
đặt mỗi tuyến là 20 đĩa, thời gian đặt bẫy là 24 giờ). Mẫu vật sau khi được thu được
bảo quản trong cồn ethanol 90o. Mẫu vật được phân tích dựa trên các tài liệu của
Fennah (1978), Cassis & Schuh (2012) …
Chỉ số tương đồng Sorensen được sử dụng để so sánh mức độ tương đồng về
thành phần lồi giữa các tuyến thu mẫu được tính theo cơng thức: K=2c/(a+b) trong
đó: K là chỉ số tương đồng, a số loài ở sinh cảnh thứ nhất, b là số loài ở sinh cảnh thứ
2, c là số loài chung của 2 sinh cảnh.
5. Nội dung và kết quả nghiên cứu
5.1. Thành phần loài Cánh nửa tại khu vực nghiên cứu
Kết quả phân tích mẫu vật đã thu xác định được 50 loài thuộc 45 giống 23 họ

Cánh nửa. So với các nghiên cứu trước đây nghiên cứu này bổ sung 9 loài là ghi nhận
mới cho Vườn Quốc gia Xuân Thủy bao gồm: Oncocephalus pudicus thuộc họ
Reduviidae, Eysarcoris guttiger thuộc họ Pentatomidae, Physopelta gutta thuộc họ
Largidae, Sogatella furcifera và Tropidocephala atrata thuộc họ Delphacidae, Nisia
atrovenosa thuộc họ Meenoplidae; Kallitaxila granulata thuộc họ Tropiduchidae,
Bothrogonia ferruginea và Cofana spectra thuộc họ Cicadellidae. Trước đây những
loài này đã được ghi nhận ở miền Bắc nước ta, nhưng chưa từng được ghi nhận ở khu
vực Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, cụ thể như sau. Oncocephalus pudicus đã được ghi
nhận ở Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Tây, Ninh Bình [2]; Eysarcoris guttiger
đã được ghi nhận ở Thái Bình, Hà Bắc, Hà Giang, Hà Nội, Hà Tây, Hải Phịng, Nghệ
An, Ninh Bình, Quảng Ninh, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phú [6], [7];
Physopelta gutta đã được ghi nhận ở Hà Tây, Hòa Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Vĩnh
5


Phú, Sơn La, Bắc Kạn [1], [5] ,[7]; Sogatella furcifer đã được ghi nhận ở Hà Nội, Hà
Tây, Thái Bình [5], [7], [10]; Tropidocephala atrata, Nisia atrovenosa đã được ghi
nhận ở Ninh Bình [3], Kallitaxila granulata đã được ghi nhận ở Vĩnh Phú [7],
Bothrogonia ferruginea đã được ghi nhận ở Quảng Ninh, Vĩnh Phú [7]; Cofana
spectra đã được ghi nhận ở Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Thái Bình [7], [6].
Cấu trúc thành phần lồi Cánh nửa thu được được trình bày trong Bảng 1.
Bảng 1. Cấu trúc thành phần loài Cánh nửa tại khu vực nghiên cứu
Giống
Lồi
STT
Họ
Số lượng Số lượng
Tỷ lệ
1


Enicocephalidae

1

1

2.0%

2

Lasiochilidae

1

1

2.0%

3

Reduviidae

5

5

10.0%

4


Miridae

5

5

10.0%

5

Tingidae

1

1

2.0%

6

Alydidae

1

1

2.0%

7


Coreidae

1

1

2.0%

8

Rhyparochromidae

5

5

10.0%

9

Cymidae

1

1

2.0%

10


Lygaeidae

1

1

2.0%

11

Pentatomidae

1

1

2.0%

12

Largidae

1

1

2.0%

13


Aphrophoridae

1

2

4.0%

14

Delphacidae

2

3

6.0%

15

Meenoplidae

1

1

2.0%

16


Fulgoridae

1

1

2.0%

17

Tropiduchidae

2

2

4.0%

18

Cixiidae

1

1

2.0%

19


Ricaniidae

1

1

2.0%

20

Cicadellidae

9

12

24.0%

21

Membracidae

1

1

2.0%

22


Cicadidae

1

1

2.0%

23

Aphididae

1

1

2.0%

Tổng

45

50

100.0%

Có thể thấy họ Cicadellidae có số lượng lồi lớn nhất với 12 loài thuộc 9
giống chiếm đến 24% tổng số loài thu được, tiếp đến là các họ Reduviidae, Miridae
và Rhyparochromidae đều thu được 5 loài, họ Delphacidae thu được 3 lồi, các họ
cịn lại chỉ thu được từ 1 đến 2 lồi. Kết quả này có nhiều điểm khác biệt so với

nghiên cứu của Phạm Thị Nhị và cộng sự (2014) khi một một số họ thu được nhiều
6


lồi như: họ Pentatomidae có 8 lồi, họ Membracidae thu được 6 lồi thì trong
nghiên cứu này chỉ thu được 1 loài; ngược lại họ Cicadellidae trong nghiên cứu của
Phạm Thị Nhị và cộng sự (2014) chỉ thu được 1 loài. Thành phần loài Cánh nửa thu
được trong nghiên cứu này được trình bày ở Bảng 2.
Bảng 2: Thành phần loài Cánh nửa theo các tuyến thu mẫu
STT

Taxon

XT01

XT02

XT03

HETEROPTERA
ENICOCEPHALOMORPHA
1

Enicocephalidae
Neoncyclocotis sp.

+

CIMICOMORPHA
2


Lasiochilidae
Lasiochilus sp.

3

Reduviidae
Oncocephalus pudicus Hsiao, 1977*

+

4

Pygolampis unicolor Walker, 1873

+

5

Sastrapada baerensprungi (Stål, 1859)

+

6

Gardena sp.

+

7


Sirthenea flavipes (Stål, 1855)

8

Miridae
Apolygus sp.

+

9

Dichaetocoris sp.

+

10

Parthenicus sp.

11

Atractotomus sp.

12

Tytthus sp.

13


Tingidae
Ulonemia sp.

+

+

+
+
+
+

+

+

PENTATOMOMORPHA
14

Alydidae
Leptocorisa acuta (Thunberg, 1783)

+

15

Coreidae
Acanthocoris scaber (Linnaeus, 1763)

+


16

Rhyparochromidae
Cligenes sp.

+

17

Sphragisticus sp.

+

18

Heraeus sp.

+

19

Diniella sp.

+

20

Ophora sp.


+

+

7


STT

Taxon

XT01

XT02

21

Cymidae
Cymodema sp.

+

22

Lygaeidae
Nysius sp.

+

+


23

Pentatomidae
Eysarcoris guttiger (Thunberg, 1783)*

+

+

24

Largidae
Physopelta gutta (Burmeister, 1834)*

XT03

+

AUCHENORRHYNCHA
FULGOROMORPHA
2

Aphrophoridae
Interocrea sp.1

+

+


26

Interocrea sp.2

+

+

27

Delphacidae
Sogatella furcifera (Horváth, 1899)*

+

+

28

Sogatella sp.

+

+

29

Tropidocephala atrata (Distant, 1906)*

+


30

Meenoplidae
Nisia atrovenosa (Lethierry, 1888)*

+

31

Fulgoridae
Pibrocha sp.

+

32

Tropiduchidae
Kallitaxila granulata (Stål, 1870)*

33

Tambinia sp.

+

34

Cixiidae
Melanoliarus sp.


+

35

Ricaniidae
Ricania sp.

36

Cicadellidae
Ianagallia sp.

+

37

Idiocerus sp.

+

38

Cicadula sp.

+

39

Cicadulina sp.


40

Deltocephalus sp.1

41

Deltocephalus sp.2

42

Norvellina sp.

+

+

+

+

+
+

+
+

+

+


+

+
+

+
8


STT
43

Taxon
Nesoclutha sp.1

XT01
+

XT02

44

Nesoclutha sp.2

+

45

Cofana spectra (Distant, 1908)*


+

46

Bothrogonia ferruginea (Fabricius,
1787)*

+

47

Amazygina sp.

+

+

48

Membracidae
Tricentrus bakeri Funkhouser, 1929

+

+

49

Cicadidae

Semia sp.

+

XT03

+

CICADOMORPHA
+

STERNORRHYNCHA
50

Aphididae
Aphis sp.

+
Tổng

37

23

10

Ghi chú: “+” có mặt
“*” lồi ghi nhận mới cho Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Kết hợp với những nghiên cứu trước đây của Lê Xuân Huệ và Nguyễn Thị
Thu Hà (2004), Phạm Thị Nhị và cộng sự (2014) đã xác định được tổng số 58 loài

Cánh nửa (chỉ tính những lồi đã được định danh) ở khu vực RNM Vườn Quốc gia
Xuân Thủy. Dưới đây là một số hình ảnh các lồi Cánh nửa thu được ở khu vực
RNM Vườn Quốc gia Xuân Thủy.

Eysarcoris guttiger

Nisia atrovenosa

9


Kallitaxila granulata

Tricentrus bakeri

Cofana spectra

Pygolampis unicolor

10


Leptocorisa acuta

Physopelta gutta

Oncocephalus pudicus

Sogatella furcifera


11


Sirthenea flavipes

Tropidocephala atrata

Hình 2: Một số lồi Cánh nửa thu đƣợc ở địa điểm nghiên cứu

Hình 3: Bộ mẫu Cánh nửa thu đƣợc ở khu vực RNM VQG Xuân Thủy

12


3.2. Đặc điểm phân bố của côn trùng bộ Cánh nửa tại khu vực nghiên cứu
Kết quả phân tích mẫu vật thu được theo các tuyến thu mẫu cho thấy XT01
thu được số lượng loài lớn nhất với 37 loài, tiếp đến là XT02 với 23 loài và XT03 thu
được số lượng lồi thấp nhất (Hình 2). Trong số 50 lồi thu được chỉ có 4 lồi là
Ulonemia sp., Interocrea sp.2, Deltocephalus sp.1 và Tricentrus bakeri là xuất hiện ở
cả 3 tuyến thu mẫu. Ngồi ra có 2 lồi là Lasiochilus sp. và Atractotomus sp. chỉ thu
được ở tuyến XT03 (Bảng 2).

Hình 3: Cấu trúc thành phần lồi Cánh nửa theo các tuyến thu mẫu
Như vậy tuyến thu mẫu tại vùng lõi của Vườn Quốc gia (XT03) là khu vực có
số lượng lồi Cánh nửa thu được thấp nhất. Điều này có thể được giải thích là do đặc
điểm sinh cảnh của vùng lõi chủ yếu là cây ngập mặn với hai lồi cây ngập măn
chính là Trang (Kandelia obovate) và Sú (Aegiceras corniculatum), do hệ thực vật
đơn điệu nên số lượng loài Cánh nửa thu được thấp hơn so với 2 tuyến cịn lại. Số
lượng cá thể cơn trùng thu được tại tuyến XT03 cũng rất thấp, phần lớn mỗi loài chỉ
thu được từ 1 đến 3 cá thể, chỉ riêng loài Ricania sp. thuộc họ Ricaniidae là thu được

số lượng cá thể lớn (18 cá thể), trong khi đó lồi này khơng thu được mẫu ở tuyến
XT01 và chỉ thu được 3 cá thể ở tuyến XT02.
Chỉ số Sorensen được sử dụng để đánh giá mức độ tương đồng về thành phần
loài Cánh nửa giữa 3 khu vực thu mẫu. Kết quả tính tốn được trình bày trong Bảng
3.
Bảng 3. Độ tƣơng đồng về thành phần loài giữa 3 tuyến thu mẫu
XT01
XT02
XT03
XT01
XT02

0,43

XT03

0,29

0,30

Có thể thấy mức độ tương đồng về thành phần loài của tuyến XT03 thuộc
vùng lõi với 2 tuyến thuộc vùng đệm và vùng giao khá thấp khi chỉ số tương đồng lần
lượt là 0,29 và 0,3. Trong khi đó độ tương đồng của tuyến XT01 và XT02 cao hơn là
13


0,43. Như vậy khơng chỉ có số lượng lồi thấp, thành phần loài Cánh nửa ở vùng
cũng khác biệt so với vùng đệm và vùng giao. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu
của Phạm Thị Nhị và cộng sự (2014) khi vùng lõi cũng là khu vực có thành phần lồi
rất khác biệt so với hai khu vực cịn lại.

6. Đánh giá về kết quả nghiên cứu đạt đƣợc
Kết quả nghiên cứu đã xác định được thành phần loài Hemiptera ở khu vực
RNM Vườn Quốc gia Xuân Thủy Nam Định, đồng thời bổ sung thêm 9 loài là ghi
nhận mới cho Vườn Quốc gia. Nghiên cứu cũng đã xác định được đặc điểm phân bố
của Hemiptera ở khu vực nghiên cứu khi vùng loài Vườn Quốc gia là khu vực có số
lượng lồi ít nhất đồng thời độ tương đồng về thành phần loài giữa vùng lõi, vùng
đệm và vùng giao của Vườn Quốc gia không cao.
Như vậy kết quả nghiên cứu đã hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu đề ra.
7. Kết luận và kiến nghị
7.1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu đã xác định được 50 loài thuộc 45 giống 23 họ Cánh nửa
trong đó có 9 lồi là ghi nhận mới cho Vườn Quốc gia Xuân Thủy gồm có:
Oncocephalus pudicus, Eysarcoris guttiger, Physopelta gutta, Sogatella furcifera,
Tropidocephala atrata, Nisia atrovenosa, Kallitaxila granulata, Bothrogonia
ferruginea và Cofana spectra. Trong số 23 họ Cánh nửa thu được, họ Cicadellidae có
số lượng loài lớn nhất với 12 loài.
Số lượng loài thu được theo từng tuyến thu mẫu XT01, XT02, XT03 lần lượt
là 37, 23 và 10 loài. Như vậy do đặc trưng sinh cảnh với hệ thực vật đơn điệu vùng
lõi của Vườn Quốc gia có số lượng lồi Cánh nửa thu được là thấp nhất. Độ tương
đồng về thành phần loài giữa tuyến thu mẫu thuộc vùng lõi với hai tuyến cịn lại thấp.
7.2. Kiến nghị
Số lượng lồi ghi nhận mới thu được tại khu vực RNM Vườn Quốc gia Xuân
Thủy cho thấy có thể cịn có những lồi Hemiptera ở khu vực này chưa được xác
định, do đó cần có những nghiên cứu bổ sung để hoàn thiện danh lục loài Hemiptera
ở khu vực này.
8. Tài liệu tham khảo
1. Bùi Minh Hồng, Nguyễn Thị Phượng (2017), “Thành phần loài và đặc điểm phân
bố của một số lồi bọ xít (Hemiptera) ở vùng đệm Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội”,
Hội nghị khoa học toàn Quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 7, 744-748.
2. Đặng Đức Khương, Trương Xuân Lam (2003), “Một số dẫn liệu bước đầu về

thành phần loài và phân bố của phân họ bọ xít ăn thịt Stenopodinae (Heteroptera:
Reduviidae) ở Việt Nam” Tạp chí Sinh học, 25 (2), 49-54.
3. Đỗ Văn Lập, Trần Thị Mến, Phạm Hồng Thái (2015), “Đa dạng thành phần loài
ve-rầy liên học Fulgoroidae (Homoptera: Auchenorrhyncha) ở Vườn Quốc gia Cúc
Phương”, Hội nghị khoa học toàn Quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6,
638-641.
14


4. Phạm Thị Nhị, Hoàng Vũ Trụ, Cao Thị Kim Thu, Phạm Hồng Thái và Lê Mỹ
Hạnh (2014), “Đa dạng côn trùng ở rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Nam
Định”, Hội nghị côn trùng học Quốc gia lần thứ 8, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 133139.
5. Phạm Thị Nhị, Hoàng Vũ Trụ, Cao Thị Quỳnh Nga, Lê Mỹ Hạnh, Hồ Quang Văn
và Phạm Hồng Thái (2015), “Đa dạng sinh học và phân bố của côn trùng tại Vườn
Quốc gia Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn”, Hội nghị khoa học toàn Quốc về sinh thái và tài
nguyên sinh vật lần thứ 6, 757-763.
6. Phạm Thị Nhị, Hoàng Vũ Trụ, Cao Thị Kim Thu (2016), Báo cáo chuyên đề: Kết
quả điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học nhóm cơn trùng tại
vùng đất ngập nước ven biển Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
7. Mai Phú Quý, Trần Thị Lài, Trần Bích Lan (1981), Kết quả điều tra cơn trùng
miền Bắc Việt Nam, Nxb. Khoa học kĩ thuật, Hà Nội.
8. Le Xuan Hue & Nguyen Thi Thu Ha (2004), “Insect diversity in some mangrove
forests of Nam Dinh and Thai Binh provinces”, Mangrove ecosystem in the Red river
coastal zone, Agricultural Publishing House, Ha Noi, 109-120.
9. Cassis, G. & Schuh, R.T. (2012), “Systematics, Biodiversity, Biogeography, and
Host Associations of the Miridae (Insecta: Hemiptera: Heteroptera: Cimicomorpha)”,
Annual Review of Entomology, 57, 377–404.
10. Fennah, R. G. (1978), “Fulgoroidea (Homoptera) from Viet-nam”, Annales
Zoologici, Warszawa, 34 (9), 207-279.
11. Phan Nguyen Hong, Hoang Thi San (1993), Mangroves of Vietnam, IUCN,

Bangkok, Thailand.
12. Ray GC. (1996), Conservation of coastal marine biological diversity. In: Castri
FD, Younes T, editors. Biodiversity, science and development: towards a new
partnership. Wallingford, Oxon, UK: CAB International in association with the
International Union of Biological Sciences. p 224-245.
13. Stafford-Deitsch J. (1996), Mangrove: The forgotten habitat. London: Immel
Publishing. 227p.
14. Tomlison PB. (1986), The botany of mangroves. Cambridge; New York:
Cambridge University Press. 413p.
9. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)
Tóm tắt: Nghiên cứu thành phần lồi Cánh nửa (Hemiptera) ở rừng ngập mặn Vườn
Quốc gia Xuân Thủy được thực hiện vào dựa trên mẫu vật thu vào đợt điều tra tháng
12 năm 2018, mẫu vật được thu theo 3 tuyến đại diện cho sinh cảnh vùng đệm, vùng
lõi và vùng giao của Vườn Quốc gia. Kết quả đã xác định được 50 loài, 45 giống
thuộc 23 họ. Nghiên cứu này đã xác định 9 loài là ghi nhận mới cho Vườn Quốc gia
Xuân Thủy gồm: Oncocephalus pudicus, Eysarcoris guttiger, Physopelta gutta,
Sogatella furcifera, Tropidocephala atrata, Nisia atrovenosa; Kallitaxila granulata,
Bothrogonia ferruginea và Cofana spectra. Số lượng loài thu được tại vùng đệm là
cao nhất với 37 lồi cịn vùng lõi thu được số loài thấp nhất là 10 loài. Độ tương
15


đồng về thành phần loài giữa giữa tuyến thu mẫu thuộc vùng lõi với hai tuyến còn lại
thấp.
Abstract: The study on species composition of Hemiptera in the mangrove forest of
Xuan Thuy National Park was conducted in December 2018, specimens were
collected in three transect which represented the habitats of the buffer zone, the core
zone and the transitional zone of the National Park. A total of 50 species, belonging
to 45 genera, 23 families were recorded. This study complemented 9 new records for
the hemipteran fauna of Xuan Thuy National Park: Oncocephalus pudicus,

Eysarcoris guttiger, Physopelta gutta, Sogatella furcifera, Tropidocephala atrata,
Nisia atrovenosa; Kallitaxila granulata, Bothrogonia ferruginea and Cofana spectra.
The number of species collected in the buffer zone is the highest with 37 species. In
contrast, the number of species collected in and the core zone has the lowest number
of species is 10 species. The similarity index between core zone, buffer zone and
transitional zone were low.

16


PHẦN III. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI
1. Các cơng trình khoa học đã cơng bố:

TT

Sản phẩm

Tình trạng
(Đã in/chấp nhận
in,…)

Ghi địa chỉ
và cảm ơn sự
tài trợ của
ĐHQGHN /
ĐHKHTN

1

Cơng trình cơng bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống

ISI/Scopus

2

Bài báo quốc tế không thuộc hệ thống ISI/Scopus

Đánh
giá
chung
(Đạt,
không
đạt)

3 Bài báo trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia
01 Nguyễn Thị Ánh Nguyệt,
Đã in
Ghi địa chỉ và Đạt
Trần Anh Đức, Nguyễn
cảm ơn sự tài
Thanh Sơn, 2019, “Dẫn liệu
trợ của
về các lồi cơn trùng thuộc bộ
ĐHKHTN
Cánh nửa (Hemiptera) ở rừng
ngập mặn Vườn Quốc gia
Xuân Thủy, tỉnh Nam Định”,
Tạp chí Khoa học Trường đại
học Sư phạm Hà Nội 2, số 62,
tr: 28-39.
4


Báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế

5

Báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc gia

6

Sản phẩm khác
Bộ mẫu côn trùng Cánh nửa
thu được tại khu vực RNM
Vườn Quốc gia Xuân Thủy,
tỉnh Nam Định

Đạt

- Đối với mỗi cơng trình cơng bố cần ghi rõ: Tên các tác giả; Tên cơng trình; Tên tạp
chí, tập, số, năm, trang (đối với bài báo), tên kỷ yếu hội nghị, nơi tổ chức, thời gian tổ
chức (đối với báo cáo hội nghị);
- Các ấn phẩm khoa học chỉ được chấp nhận nếu có ghi nhận/cảm ơn tài trợ của
Trường ĐHKHTN và đã in hoặc có xác nhận được chấp nhận xuất bản.
- Bản photocopy toàn văn các ấn phẩm cần đưa vào phần phụ lục các minh chứng
của báo cáo.
17


2. Sản phẩm đào tạo:
Thời gian và kinh phí Cơng trình cơng bố liên quan
(Sản phẩm KHCN,

TT Họ và tên
tham gia đề tài
Đã bảo vệ
(số tháng/số tiền)
luận án, luận văn)
Tiến sỹ / Nghiên cứu sinh
1
Thạc sỹ / Học viên cao học
1
Cử nhân
Minh chứng trong phần phụ lục bằng bản photocopy trang bìa luận án/ luận văn/
khóa luận và bằng hoặc giấy chứng nhận nghiên cứu sinh/thạc sỹ nếu học viên đã
bảo vệ thành công luận án/ luận văn.
3. Các sản phẩm khác (phương pháp, quy trình cơng nghệ, phần mềm máy tính, bản
vẽ thiết kế, sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu, báo cáo phân tích, model, maket, vật liệu,
thiết bị, máy móc,…)
4. Tổng hợp các sản phẩm đăng ký và đã hoàn thành của đề tài:

STT

Sản phẩm

Số lƣợng
đăng ký

Số
lƣợng
đã hoàn
thành


Tự đánh
giá về số
lƣợng, chất
lƣợng

01

01

Đạt

01

Đạt

1

Bài báo / báo cáo khoa học

2

Đào tạo / hỗ trợ đào tạo

3

Phương pháp, quy trình cơng nghệ, phần
mềm máy tính, bản vẽ thiết kế, sơ đồ,
bản đồ, cơ sở dữ liệu, báo cáo phân
tích,...


4

Sản phẩm cơng nghệ (model, maket, vật
liệu, thiết bị, máy móc)

5

Kết quả khác hoặc minh chứng áp dụng: 01
bộ mẫu côn trùng bộ Cánh nửa

PHẦN IV. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KINH PHÍ

STT
1
2
3

Nội dung chi
Xây dựng đề cương chi tiết
Thu thập và viết tổng quan tài liệu

Kinh phí
đƣợc duyệt
(triệu đồng)
2
2

Điều tra, khảo sát, thí nghiệm, thu 6,5
thập số liệu, nghiên cứu...


Kinh phí
thực hiện
(triệu đồng)
2
2

Ghi chú

6,5
18


4

Thuê trang thiết bị, mua vật tư, hóa 2,1
chất
Hội thảo khoa học, viết báo cáo tổng 7,15
kết, nghiệm thu

2,1
7,15

Bao gồm chi
phí phân
tích, định
loại mẫu
vật, xử lý số
liệu

Chi khác


1,25

1,25

Chi phí
quản lý

Tổng số:

25

25

5

6

PHẦN V. KIẾN NGHỊ
Về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài; về quản lý, tổ chức thực hiện ở các cấp
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN
(Họ tên, chữ ký của Thủ trưởng đơn vị)

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
(Họ tên, chữ ký)

Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


19



×