Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 190 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI



NGUYỄN NGỌC TÂM



NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MỘT SỐ



PHƯƠNG PHÁP SÀNG LỌC SARCOPENIA


Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI



LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI



NGUYỄN NGỌC TÂM



NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MỘT SỐ



PHƯƠNG PHÁP SÀNG LỌC SARCOPENIA


Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI



Ngành: Nội khoa


Mã số:

9720107



LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC


Người hướng dẫn khoa học:



1. PGS. TS. Vũ Thị Thanh Huyền



2. GS. TS. Phạm Thắng




</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

LỜI CẢM ƠN



Việc tiến hành nghiên cứu và hoàn thiện luận án là một hành trình khơng
hề dễ dàng. Và tơi khơng thể hồn thành q trình đó nếu khơng có sự giúp đỡ,
hỗ trợ và động viên của tất cả mọi người. Nhân đây tôi xin được đặc biệt gửi
lời cảm ơn chân thành tới:


- Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, Bộ môn Nội - Tổng hợp,
trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện đề
tài.


- Ban giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, các khoa phòng trong
bệnh viện, đặc biệt là Khoa Nội tiết cơ xương khớp, Phòng kế hoạch tổng hợp,
Khoa Tim mạch can thiệp - Ngoại, Khoa thăm dò chức năng và Khoa khám
bệnh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong q trình lấy số liệu và hồn thiện luận
án.


- Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn của tôi là GS.TS. Phạm
Thắng, Chủ tịch Hội Lão khoa Việt Nam định hướng cho tôi theo chuyên ngành
Lão khoa từ những ngày đầu, người cho tơi nền móng vững chắc và sự tự tin
khi tiếp tục mở rộng nghiên cứu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

làm việc khoa học, cho tôi những góp ý thẳng thắn và dạy tơi về vấn đề chuyên
sâu rộng trong chuyên ngành Lão khoa. Tôi đã học hỏi rất nhiều từ chị trong
quá trình viết báo quốc tế, viết luận án và không thể thành cơng nếu khơng có
sự chỉ bảo tận tình và kiên nhẫn của chị.


- Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong hội đồng, đã giúp tơi có định
hướng đúng đắn khi tiến hành nghiên cứu cũng cho tôi những ý kiến quý báu


để tơi hiểu rõ hơn về nc của mình.


- Tơi xin gửi lời cám ơn chân thành tới nhóm nghiên cứu, bạn Nguyễn
Xuân Thanh, Nguyễn Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Hồi Thu những người
ln cho tơi năng lượng tích cực trong thời gian tơi tiến hành nghiên cứu này.
- Tôi xin gửi lời cám ơn tới tất cả người bệnh đã tình nguyện tham gia
nghiên cứu.


- Và tôi xin được dành sự biết ơn tới tồn thể gia đình tơi, chồng và hai
con tôi. Mọi người thực sự là nguồn động viên rất lớn, luôn bên tôi động viên
và dành cho tơi sự hỗ trợ vơ điều kiện trong q trình tơi hồn thành luận án.


Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2020


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

LỜI CAM ĐOAN



Tơi là Nguyễn Ngọc Tâm, nghiên cứu sinh khóa 36, Trường Đại học Y
Hà Nội, ngành Nội khoa, xin cam đoan:


1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Vũ Thị Thanh Huyền và GS.TS. Phạm Thắng.


2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.


3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.


Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2020



Người viết cam đoan


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết


tắt


Tiếng Anh Tiếng Việt


AWGS Asia Working Group on
Sarcopenia


Hiệp hội Sarcopenia châu Á
ADL Activities of Daily Living Chức năng hoạt động hàng


ngày


ASM Appendicular Skeletal Muscle Khối lượng cơ tứ chi
AUC Area Under the Curve Diện tích dưới đường cong
BIA Bioelectrical impedance analysis Phân tích trở kháng điện sinh


học


BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể
CC Calf Circumference Vòng bắp chân
CI Confidence Interval Khoảng tin cậy
CT Computer tomography Chụp cắt lớp vi tính
COPD Chronic Obstructive Pulmonary



Disease


Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
CRP C-reactive protein Protein C phản ứng viêm
30s-CST 30 seconds chair stand test Bài kiểm tra 30 giây đứng lên


ngồi xuống
DXA Dual-energy X-ray


Absorptiometry


Hấp thụ tia X năng lượng kép
EWGSOP European Working Group on


Sarcopenia in Older people


Hiệp hội Sarcopenia châu Âu ở
người cao tuổi


FRT Functional Reach Test Bài kiểm tra chức năng với


GH Growth Hormone Hóc môn tăng trưởng


GDS Geriatric Depression Scale Thang điểm đánh giá trầm cảm
HGS Handgrip Strength Cơ lực tay


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Từ viết
tắt


Tiếng Anh Tiếng Việt



HCDBTT Frailty Hội chứng dễ bị tổn thương


Ht Heihgt Chiều cao


IADL Instrument Activities of Daily
Living


Chức năng hoạt động hàng
ngày có sử dụng dụng cụ
IGF Insulin-like Growth Factor Yếu tố tăng trưởng giống


insulin
IL Interleukin


ICD International Classification of
Diseases


Phân loại bệnh tật quốc tế
IPAQ-SF The International Physical


Activity Questionnaire - short
form


Bộ câu hỏi quốc tế về mức độ
hoạt động thể lực – bản ngắn
MET metabolic equivalent task Năng lượng quy đổi tương


đương



MRI Magnetic Resonance Imaging Chụp cộng hưởng từ


MSRA Mini Sarcopenia Risk Assessment Bộ câu hỏi đánh giá các nguy
cơ Sarcopenia


MoCA Montreal Cognitive Assessment Bài kiểm tra tình trạng nhận
thức


MNA-SF Mini-Nutritional Assessment short
form


Thang điểm đánh giá trình trạng
suy dinh dưỡng phiên bản ngắn
NHANES National Health and Nutrition


Examination Surveys


Nghiên cứu quốc gia về sức
khỏe và dinh dưỡng


NPV Negative Predictive Value Giá trị dự báo âm tính


OR Odd Ratio Tỷ suất chênh


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Từ viết
tắt


Tiếng Anh Tiếng Việt


ROC Receiver Operating Characteristic Biểu đồ liên hệ giữa độ nhạy và


độ đặc hiệu



SARC-CalF


SARC-F questionnaire and calf
circumference


Bộ câu hỏi SARC-F kết hợp
chu vi bắp chân


TNF Tumor Necrosis Factor Yếu tố hoại tử u


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

MỤC LỤC



ĐĐT VĐN ĐĐ ... 1


ChĐĐng 1 ... 3


TĐNG QUAN ... 3


1.1. GiĐ hóa dân sĐ tĐi châu Á vĐ Đ ViĐt Nam ... 3


1.1.1. GiĐ hóa dân sĐ Đ châu Á ... 3


1.1.2. GiĐ hóa dân sĐ tĐi ViĐt Nam ... 3


1.2. ĐĐi cĐĐng vĐ bĐnh Sarcopenia ... 4


1.2.1. Khái niĐm Sarcopenia ... 4



1.2.2. Phân loĐi Sarcopenia theo nguyên nhân ... 5


1.2.3. Sinh lý bĐnh Sarcopenia ... 6


1.2.4. DĐ phòng vĐ ĐiĐu trĐ Sarcopenia ... 13


1.3. DĐch tĐ hĐc vĐ các yĐu tĐ nguy cĐ bĐnh Sarcopenia ... 15


1.3.1. DĐch tĐ hĐc ... 15


1.3.1.1. DĐch tĐ hĐc Sarcopenia Đ ngĐĐi cao tuĐi tĐi cĐng ĐĐng . 15
1.3.2.YĐu tĐ nguy cĐ cĐa bĐnh Sarcopenia ... 19


1.4. ChĐn Đoán Sarcopenia ... 20


1.4.1. ChĐn Đoán sĐng lĐc Sarcopenia ... 20


1.4.2. ChĐn Đoán xác ĐĐnh bĐnh Sarcopenia ... 30


1.5. MĐt sĐ biĐn cĐ bĐt lĐi vĐ sĐc khĐe liên quan tĐi Sarcopenia ... 36


1.5.1. Suy giĐm chĐc nĐng ... 37


1.5.2. HĐi chĐng dĐ bĐ tĐn thĐĐng ... 38


1.5.3. Ngã 40
1.5.4. Gánh nĐng kinh tĐ ... 41


1.5.5. TĐ vong ... 42



ChĐĐng 2 ... 43


ĐĐI TĐĐNG VÀ PHĐĐNG PHÁP NGHIÊN CĐU ... 43


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

2.1.1. Tiêu chuĐn lĐa chĐn ... 43


2.1.2. Tiêu chuĐn loĐi trĐ ... 43


2.2. ThiĐt kĐ nghiên cĐu ... 43


2.3. CĐ mĐu ... 45


2.3.1. CĐ mĐu cho nghiên cĐu cĐt ngang (MĐc tiêu 1 vĐ 2): ... 45


2.3.2. CĐ mĐu cho ghiên cĐu theo dõi dĐc (Longitudinal study) (MĐc tiêu
3): Phân tích mĐi liên quan giĐa các chĐ sĐ F,
SARC-CalF vĐ công thĐc Ishii Đ thĐi ĐiĐm bĐt ĐĐu nghiên cĐu vĐi
các hĐ quĐ sĐc khĐe không mong muĐn Đ ngĐĐi bĐnh cao tuĐi
46
2.4. PhĐĐng pháp chĐn mĐu... 47


2.4.1. Nghiên cĐu cĐt ngang (cho MĐc tiêu 1 vĐ 2): ... 47


2.4.2. Nghiên cĐu theo dõi dĐc (MĐc tiêu 3): ... 47


2.5. ĐĐa ĐiĐm nghiên cĐu ... 47


2.6. ChĐ tiêu nghiên cĐu, phĐĐng tiĐn vĐ phĐĐng pháp thu thĐp sĐ
liĐu ... 47



2.6.1. ChĐn Đoán Sarcopenia dĐa trên “tiêu chuĐn vĐng” AWGS (Asian
Working Group on Sarcopenia) ... 51


2.6.2. Các phĐĐng pháp sĐng lĐc Sarcopenia: SARC-F, SARC-CalF vĐ
công thĐc cĐa Ishii ... 53


2.6.3. Các yĐu tĐ liên quan vĐi bĐnh sarcopenia ... 57


2.6.4. Các biĐn cĐ bĐt lĐi vĐ sĐc khĐe: sau thĐi gian theo dõi 18 tháng
64
2.7. Phân tích sĐ liĐu ... 67


2.7.1. QuĐn lý dĐ liĐu ... 67


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

2.7.4. Phân tích giá trĐ chĐn Đoán cĐa các phĐĐng pháp sĐng lĐc


Sarcopenia ... 68


2.7.4. MĐi liên quan giĐa các chĐ sĐ SARC-F, SARC-CalF vĐ công
thĐc Ishii Đ thĐi ĐiĐm bĐt ĐĐu nghiên cĐu vĐi các hĐ quĐ
sĐc khĐe không mong muĐn Đ ngĐĐi bĐnh cao tuĐi trong 18
tháng theo dõi ... 69


2.8. Khía cĐnh ĐĐo ĐĐc nghiên cĐu ... 70


ChĐĐng 3 ... 71


KĐT QUĐ ... 71



3.1. TĐ lĐ Sarcopenia vĐ các yĐu tĐ liên quan Đ ngĐĐi bĐnh cao tuĐi
71
3.1.1. ĐĐc ĐiĐm chung cĐa quĐn thĐ nghiên cĐu ... 71


3.1.2. TĐ lĐ Sarcopenia Đ ngĐĐi bĐnh cao tuĐi ... 74


3.1.3. MĐt sĐ yĐu tĐ liên quan vĐi Sarcopenia Đ ngĐĐi bĐnh cao tuĐi
76
3.2. Giá trĐ cĐa SARC-F, SARC-CalF vĐ công thĐc Ishii trong sĐng lĐc
Sarcopenia cho ngĐĐi bĐnh cao tuĐi ... 81


3.2.1. Tính tin cĐy vĐ tính giá trĐ cĐa các phĐĐng pháp sĐng lĐc
Sarcopenia ... 81


3.2.2. MĐi liên quan giĐa Sarcopenia chĐn Đoán bĐng các phĐĐng
pháp sĐng lĐc vĐ tình trĐng suy giĐm chĐc nĐng, tình trĐng
dinh dĐĐng vĐ các biĐn cĐ sĐc khĐe khác ... 87


3.3. MĐi liên quan giĐa các chĐ sĐ SARC-F, SARC-CalF vĐ công thĐc


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

3.3.1. MĐi liên quan giĐa các chĐ sĐ SARC-F, SARC-CalF vĐ công
thĐc Ishii Đ thĐi ĐiĐm bĐt ĐĐu nghiên cĐu vĐi sĐ xuĐt hiĐn
tĐ vong do mĐi nguyên nhân Đ ngĐĐi bĐnh cao tuĐi ... 97
3.3.2. MĐi liên quan giĐa các chĐ sĐ SARC-F, SARC-CalF vĐ công


thĐc Ishii Đ thĐi ĐiĐm bĐt ĐĐu nghiên cĐu vĐi sĐ xuĐt hiĐn
ngã mĐi Đ ngĐĐi bĐnh cao tuĐi ... 99
3.3.3. MĐi liên quan giĐa các chĐ sĐ SARC-F, SARC-CalF vĐ công


thĐc Ishii Đ thĐi ĐiĐm bĐt ĐĐu nghiên cĐu vĐi sĐ xuĐt hiĐn


mĐi tình trĐng phĐ thuĐc các chĐc nĐng hoĐt ĐĐng hĐng
ngĐy Đ ngĐĐi bĐnh cao tuĐi... 102
ChĐĐng 4 ... 104
BÀN LUĐN ... 104


4.1. TĐ lĐ Sarcopenia Đ ngĐĐi bĐnh cao tuĐi vĐ mĐt sĐ yĐu tĐ liên


quan ... 104
4.1.1. TĐ lĐ Sarcopenia Đ ngĐĐi bĐnh cao tuĐi ... 104
4.1.2. Các yĐu tĐ liên quan vĐi Sarcopenia Đ ngĐĐi cao tuĐi ... 106
4.2. Giá trĐ chĐn Đoán cĐa ba phĐĐng pháp sĐng lĐc Sarcopenia (bĐ câu


hĐi SARC-F, SARC-CalF vĐ công thĐc Ishii): Nghiên cĐu cĐt ngang
114


4.2.1. Tính tin cĐy vĐ tính giá trĐ cĐa bĐ câu hĐi SARC-F ... 114
4.2.2. Giá trĐ chĐn Đoán cĐa bĐ cơng cĐ SARC-CalF ... 118
4.2.3.Giá trĐ chĐn Đốn cĐa bĐ công thĐc Ishii ... 119
4.2.4. So sánh giá trĐ chĐn Đoán Sarcopenia cĐa ba phĐĐng pháp sĐng


lĐc vĐ giá trĐ áp dĐng trong thĐc hĐnh lâm sĐng ... 120
4.2.6. MĐi liên quan giĐa Sarcopenia chĐn Đoán bĐng các phĐĐng


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

4.3. MĐi liên quan giĐa các chĐ sĐ SARC-F, SARC-CalF vĐ công thĐc
Ishii Đ thĐi ĐiĐm bĐt ĐĐu nghiên cĐu vĐi biĐn cĐ bĐt lĐi vĐ sĐc
khĐe liên quan tĐi Sarcopenia Đ ngĐĐi bĐnh cao tuĐi sau 18 tháng


theo dõi ... 125


4.3.1. MĐi liên quan giĐa các chĐ sĐ SARC-F, SARC-CalF vĐ công


thĐc Ishii Đ thĐi ĐiĐm bĐt ĐĐu nghiên cĐu vĐi tĐ vong do mĐi
nguyên nhân Đ ngĐĐi bĐnh cao tuĐi sau 18 tháng theo dõi ... 126


4.3.2. MĐi liên quan giĐa các chĐ sĐ SARC-F, SARC-CalF vĐ công
thĐc Ishii Đ thĐi ĐiĐm bĐt ĐĐu nghiên cĐu vĐi tình trĐng ngã
mĐi xuĐt hiĐn Đ ngĐĐi bĐnh cao tuĐi sau 18 tháng theo dõi
128
4.3.3. MĐi liên quan giĐa các chĐ sĐ SARC-F, SARC-CalF vĐ công
thĐc Ishii Đ thĐi ĐiĐm bĐt ĐĐu nghiên cĐu vĐi xuĐt hiĐn mĐi
tình trĐng giĐm chĐc nĐng hoĐt ĐĐng hĐng ngĐy Đ ngĐĐi
bĐnh cao tuĐi sau 18 tháng theo dõi ... 131


KĐT LUĐN... 135


KHUYĐN NGHĐ ... 137


TÀI LIĐU THAM KHĐO ... 1
CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

DANH MỤC BẢNG



Bảng 1.1. Phân loải Sarcopenia theo nguyên nhân ... 5


Bảng 1.4. Tả lả Sarcopenia ả ngảải cao tuải tải cảng ảảng ... 16


Bảng 1.5. Tả lả Sarcopenia ả ngảải bảnh cao tuải ... 18


Bảng 1.6. Bả câu hải MSRA ảánh giá nguy cả Sarcopenia ... 27



Bảng 1.7. Tiêu chuản chản ảoán xác ảảnh bảnh Sarcopenia ... 31


Bảng 1.8. Các phương pháp xác định khối lượng, sức mạnh và khả năng
thực hiện động tác của cơ sử dụng trong nghiên cứu và thực hành lâm sàng
... 32


Bảng 2.1. Tóm tảt thiảt kả nghiên cảu vả cả mảu theo mảc tiêu nghiên
cảu ... 44


Bảng 2.4. Bả câu hải SARC-F phiên bản tiảng Anh vả tiảng Viảt .... 54


Bảng 2.5. Tóm tảt tiêu chuản chản ảốn Sarcopenia theo AWGS vả ba
phảảng pháp sảng lảc ... 57


Bảng 2.6. Tóm tảt tiêu chuản ảánh giá mảt sả biản sả nghiên cảu ... 63


Bảng 3.1. ảảc ảiảm chung cảa quản thả nghiên cảu ... 71


Bảng 3.2. Mảt sả chả sả nhân trảc cảa quản thả nghiên cảu ... 72


Bảng 3.3. Mảt sả ảảc ảiảm cảa quản thả bảnh lý nghiên cảu ... 73


Bảng 3.4. Các ảảc ảiảm chung liên quan vải Sarcopenia ả ngảải bảnh
cao tuải: Phân tích hải quy ảản biản ... 77


Bảng 3.5. Yảu tả liên quan vải Sarcopenia ả ngảải bảnh cao tuải:
Phân tích hải quy ảản biản ... 78


Bảng 3.6. Mải liên quan cảa mảt sả bảnh vải Sarcopenia: Phân tích
hải quy ảản biản ... 79



Bảng 3.7. Các yảu tả liên quan tải Sarcopenia ả ngảải bảnh cao tuải:
Mơ hình hải quy ảa biản ... 80


Bảng 3.8. Tính hảng ảảnh nải bả cảa bả câu hải SARC-F phiên bản
... 81


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Bảng 3.10. Giá trả chản ảoán cảa ba phảảng pháp sảng lảc khi so
sánh vải tiêu chuản vảng cảa Hiảp hải Sarcopenia châu ả: ả nam .... 83


Bảng 3.11. Giá trả chản ảoán cảa ba phảảng pháp sảng lảc khi so
sánh vải tiêu chuản vảng cảa Hiảp hải Sarcopenia châu ả: ả nam .... 83


Bảng 3.12. Các hoảt ảảng chảc nảng theo tình trảng Sarcopenia
(chản ảốn bảng bả câu hải SARC-F) ... 87


Bảng 3.13. Các hoảt ảảng chảc nảng theo tình trảng Sarcopenia
(chản ảốn bảng bả cơng cả SARC-CalF) ... 88


Bảng 3.14. Các hoảt ảảng chảc nảng theo tình trảng Sarcopenia
(chản ảốn bảng cơng thảc Ishii) ... 89


Bảng 3.16. Mải liên quan giảa sả suy giảm các chảc nảng cả thả vải
tình trảng Sarcopenia ảảảc chản ảoán bảng nhiảu phảảng pháp
sảng lảc khác nhau: Phân tích hải quy ảản biản ... 90


Bảng 3.17. Mải liên quan giảa Sarcopenia (chản ảoán bảng ảiảm
SARC-F) vải khải lảảng cả vả tình trảng dinh dảảng ... 91


Bảng 3.18. Mải liên quan giảa Sarcopenia (chản ảoán bảng ảiảm


SARC-CalF) vải khải lảảng cả vả tình trảng dinh dảảng ... 92


Bảng 3.19. Khải lảảng cả vả tình trảng dinh dảảng theo tình trảng
Sarcopenia xác ảảnh bảng cơng thảc Ishii ... 93


Bảng 3.20. Mải liên quan giảa suy dinh dảảng vả khải lảảng cả vải
tình trảng Sarcopenia ảảảc chản ảoán bảng nhiảu phảảng pháp
sảng lảc khác nhau: Phân tích hải quy ảản biản ... 94


Bảng 3.21. Mải liên quan giảa tình trảng Sarcopenia ảảảc chản ảốn
bảng nhiảu phảảng pháp sảng lảc khác nhau vải các biản cả bảt lải
vả sảc khảe: Phân tích hải quy ảản biản qua nghiên cảu cảt ngang 95


Bảng 3.23. Mải liên quan giảa các chả sả SARC-F, SARC-CalF vả
công thảc Ishii ả thải ảiảm bảt ảảu nghiên cảu vải tả vong do mải
nguyên nhân ả ngảải bảnh cao tuải ... 98


Bảng 3.24. Các yảu tả liên quan tải sả xuảt hiản ngã mải sau 18 tháng
theo dõi: phân tích hải quy ảản biản ... 100


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16></div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

DANH MỤC BIỂU ĐỒ



Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ Sarcopenia của quần thể nghiên cứu theo các tiêu chuẩn
khác nhau ... 74
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ Sarcopenia theo nhóm tuổi theo tiêu chuẩn vàng của Hiệp


hội Sarcopenia châu Á - AWGS ... 75
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ Sarcopenia theo tình trạng dinh dưỡng, hoạt động thể lực


và hội chứng dễ bị tổn thương theo tiêu chuẩn vàng của Hiệp hội


Sarcopenia châu Á – AWGS 2019 ... 76
Biểu đồ 3.4. Đường cong ROC của ba phương pháp sàng lọc khi so sánh với


tiêu chuẩn vàng AWGS 2019: toàn bộ quần thể nghiên cứu ... 84
Biểu đồ 3.5. Đường cong ROC của ba phương pháp sàng lọc khi so sánh với


tiêu chuẩn vàng AWGS 2019: ở nam ... 85
Biểu đồ 3.6. Đường cong ROC của ba phương pháp sàng lọc khi so sánh với


tiêu chuẩn vàng AWGS 2019: ở nữ ... 86
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở người bệnh cao tuổi theo


tình trạng Sarcopenia: theo dõi dọc 18 tháng ... 97
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ xuất hiện ngã mới ở người bệnh cao tuổi trong 18 tháng


theo dõi ... 99
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ xuất hiện mới tình trạng phụ thuộc các chức năng hoạt


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ



Sả ảả 1.1. Sinh lý bảnh Sarcopenia ... 6


Sả ảả 1.2. Sả ảnh hảảng cảa các yảu tả nải tiảt vải Sarcopenia ... 9


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

ĐẶT VẤN ĐỀ



Sarcopenia được định nghĩa là tình trạng mất khối cơ và chức năng hoạt
động một cách liên tục 1<sub>. Đó là do cấu trúc cơ mỡ của cơ thể thay đổi theo sự gia </sub>
tăng của tuổi 2<sub>. Thêm vào đó, chất lượng cơ cũng có sự suy giảm theo tuổi, bao gồm </sub>
giảm sức mạnh cơ và giảm khả năng thực hành động tác3<sub>. Hiện nay, Sarcopenia </sub>


được coi là một bệnh và có mã bệnh riêng biệt theo Phân loại bệnh tật quốc tế
ICD-10-CM: M62.84 4<sub>. Ở người cao tuổi, tỷ lệ Sarcopenia là 9,9% tới 40,4%, tùy theo </sub>
quần thể nghiên cứu và tiêu chuẩn chẩn đoán 5<sub>. Sarcopenia liên quan tới nhiều biến </sub>
cố bất lợi về sức khỏe, bao gồm ngã và chấn thương, giảm chức năng hoạt động
hàng ngày, nhập viện, tái nhập viện và tử vong 6-8<sub>. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Có nhiều biện pháp đã được xây dựng nhằm sàng lọc Sarcopenia ở giai
đoạn sớm một cách rộng rãi 17<sub>. Trong đó, bộ câu hỏi sàng lọc SARC-F </sub>
(Strength, Assistance in walking, Rise from a chair, Climb stairs, Falls), bộ
công cụ sàng lọc SARC-CalF (gồm bộ câu hỏi SARC-F kết hợp với vòng bắp
chân) và công thức Ishii được khuyến cáo trong sàng lọc Sarcopenia bởi Hiệp
hội Sarcopenia châu Á và Hiệp hội Sarcopenia châu Âu 15,18<sub>. Các phương pháp </sub>
này đã được chứng minh giá trị của trong sàng lọc Sarcopenia qua nhiều nghiên
cứu tại Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Braxin, Hàn Quốc và Hồng Kơng19-21<sub>. </sub>


Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa dân số” năm 2017, theo
số liệu của UNFPA (United Nations Population Fund)22<sub>. Tỷ lệ người cao tuổi (từ </sub>
60 tuổi trở lên) ước tính gia tăng từ 11,78% năm 2019 lên 26% năm 2049 22,23<sub>. </sub>
Tuy nhiên, cho tới nay chưa có nghiên cứu về tỷ lệ bệnh Sarcopenia cũng như
đánh giá giá trị của các phương pháp sàng lọc Sarcopenia ở quần thể người
bệnh cao tuổi. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu áp dụng một số
phương pháp sàng lọc Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi”, với ba mục tiêu:


1. Ước tính tỷ lệ Sarcopenia và một số yếu tố liên quan tới Sarcopenia ở
người bệnh cao tuổi điều trị ngoại trú tại bệnh viện Lão khoa Trung
ương.


2. Đánh giá giá trị của SARC-F, SARC-CalF và công thức Ishii trong sàng
lọc Sarcopenia cho người bệnh cao tuổi điều trị ngoại trú.



</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Chương 1


TỔNG QUAN



1.1. Già hóa dân số tại châu Á và ở Việt Nam


1.1.1. Già hóa dân số ở châu Á


Hầu hết các nước châu Á đều đã bước vào giai đoạn già hóa dân số. Theo
cơng bố của United Nations, tỷ lệ người cao tuổi tại châu Á có thể đạt 24% vào
năm 2050, gấp đôi so với năm 2012. Và châu Á trở thành khu vực già nhất thế
giới với 62% người cao tuổi trên toàn khu vực.


Năm 2013, 15 – 20% dân số Hồng Kông, Hàn Quốc và Nhật Bản và
khoảng 30% dân số Nhật Bản là từ 60 tuổi trở lên. Tới năm 2050, ở tất cả các
nước đang phát triển khoảng 40% dân số của họ sẽ ở độ tuổi 60 trở lên. Ở
Indonesia, Malaysia, Philipines, khoảng 8% dân số là người cao tuổi và dự đoán
sẽ tăng gấp 3 lần trong 40 năm tới.


1.1.2. Già hóa dân số tại Việt Nam


Sau tuổi 60, cơ thể đã bước vào thời kỳ lão hóa, người cao tuổi luôn đứng
trước nguy cơ bệnh tật và suy giảm chức năng, việc chăm sóc sẽ gặp rất nhiều
khó khăn và tốn kém. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm bảo đảm
các quyền lợi về vật chất và tinh thần của người cao tuổi. Hiến pháp năm 2013
đã đề cập một cách đầy đủ và khẳng định mục tiêu phát triển hệ thống an sinh
xã hội, bảo đảm bình đẳng, cơng bằng cho mọi thành viên trong xã hội, lần đầu
tiên thuật ngữ “Người cao tuổi” được nhắc đến trong bản Hiến pháp năm 2013
tại khoản 2 Điều 59 và khoản 3 Điều 37. Luật người cao tuổi năm 2009 đã đưa
ra nội hàm của khái niệm người cao tuổi là những người từ 60 tuổi trở lên, đây
chính là căn cứ cho việc ban hành và thực hiện các chính sách xã hội đối với


người cao tuổi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

lệ trong dân số. Trong giai đoạn 1979-2009, số người cao tuổi gia tăng khoảng
2,12 lần. Theo thống kê của General Statistics Office (GSO, năm 2010), tỷ lệ
người cao tuổi chiếm khoảng 10% năm 2017, và Việt Nam chính thức bước
vào giai đoạn già hóa. Tỷ lệ người cao tuổi chiếm 11,95% năm 2018 và dự kiến
gia tăng lên tới 26% năm 2049 22,23<sub>. </sub>


1.2. Đại cương về bệnh Sarcopenia


1.2.1. Khái niệm Sarcopenia


Năm 1989, Irwin Rosenberg lần đầu tiên mô tả sự giảm khối cơ và chức
năng của cơ liên quan đến tuổi, khái niệm mất cơ “Sarcopenia” xuất phát từ Hy
Lạp, “sarx” nghĩa là cơ và “penia” nghĩa là mất 24<sub>. </sub>


Năm 2010, theo Hiệp hội Sarcopenia châu Âu - EWGSOP, Sarcopenia
được định nghĩa: “Sarcopenia là một hội chứng được đặc trưng bởi sự mất liên
tục và không ngừng của khối lượng cơ và sức mạnh cơ, với nguy cơ xuất hiện
các biến cố bất lợi như suy giảm chức năng, giảm chất lượng cuộc sống và tử
vong” 25<sub>. Định nghĩa mới của Sarcopenia dựa trên cả khối lượng cơ và sức mạnh </sub>
cơ chứ không chỉ dựa trên khối lượng cơ như trước. Và cả hai yếu tố này đều được
sử dụng để chẩn đoán bệnh Sarcopenia, bởi thực tế khối lượng cơ và sức mạnh cơ
không luôn luôn giảm đồng thời cùng với nhau 3,26<sub>. </sub>


Theo Hiệp hội Sarcopenia châu Á (AGWS), Sarcopenia được định nghĩa
là “tình trạng mất khối lượng cơ liên quan tới tuổi kết hợp với sức mạnh cơ
và/hoặc khả năng thực hành động tác” 18<sub>. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

1.2.2. Phân loại Sarcopenia theo nguyên nhân



Sarcopenia là tình trạng lâm sàng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc
dù Sarcopenia chủ yếu được chẩn đoán và xác định ở người cao tuổi, tuy nhiên
cũng có thể xuất hiện ở người trẻ tuổi, giống như các trường hợp bệnh sa sút trí
tuệ và lỗng xương.


Một số trường hợp có thể xác định được nguyên nhân của bệnh. Tuy
nhiên, trong nhiều trường hợp khác, bệnh Sarcopenia lại khơng chẩn đốn được
ngun nhân rõ ràng. Vì vậy, việc phân loại Sarcopenia nguyên phát và thứ
phát có vai trị quan trọng và có giá trị trong nghiên cứu cũng như trong thực
hành lâm sàng. Sarcopenia có thể được coi là tiên phát (hay liên quan tới tuổi)
khi khơng có ngun nhân hoặc bằng chứng nào gây ra bệnh mà nó lại được
chẩn đốn ở người lớn tuổi, cịn các trường hợp khác được coi là Sarcopenia
thứ phát 25<sub>. Tuy nhiên, ở rất nhiều bệnh nhân có nhiều yếu tố cùng tham gia gây </sub>
ra bệnh và không thể xác định chắc chắn đó là Sarcopenia tiên phát hay thứ
phát. Trong các trường hợp đó, chúng ta coi Sarcopenia là một hội chứng lão
khoa do nhiều nguyên nhân.


Bảng 1.1. Phân loại Sarcopenia theo nguyên nhân


Sarcopenia tiên phát


Sarcopenia liên quan
tới tuổi


Khơng có bằng chứng của nguyên nhân nào khác
ngoài tuổi cao


Sarcopenia thứ phát



Sarcopenia liên quan
tới giảm hoạt động
thể lực


Là hậu quả của việc nghỉ trên giường lâu, lối sống
tĩnh tại, khơng luyện tập hoặc tình trạng hoạt động
khơng sức cản


Sarcopenia liên quan
tới bệnh mạn tính
khác


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Sarcopenia liên quan
tới dinh dưỡng


Là hậu quả của chế độ dinh dưỡng không phù hợp
về năng lượng và/hoặc protein, như tình trạng rối
loạn hấp thu, bệnh lý dạ dày ruột hoặc sử dụng các
thuốc gây ra tình trạng chán ăn.


Nguồn: Cruz-Jentoft et al. (2010) Sarcopenia: European consensus on
definition and diagnosis. Age and aging 25<sub>.</sub><sub> </sub>


1.2.3. Sinh lý bệnh Sarcopenia


Mất khối lượng cơ là hậu quả của sự mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp
protein và quá trình hủy protein. Khối lượng cơ và chức năng của nó phụ thuộc
vào quá trình liên tục tái tạo protein của cơ thể. Thông thường, tốc độ tổng hợp
protein giảm dần theo tuổi với tốc độ khoảng 3,5% mỗi 10 năm từ 20 tới 90
tuổi 27<sub>. </sub>



Sơ đồ 1.1. Sinh lý bệnh Sarcopenia


Nguồn: Picca A et al. (2018) Update on mitochondria and muscle aging: all
wrong roads lead to Sarcopenia. Biological chemistry 28<sub>. </sub>


Giảm noron
thần kinh vận
động


Thay đổi số
lượng/ chức


năng tế bào Thay đổi bất
thường hoạt
động ty thể


Biến đổi quá
trình phân giải
protein


Tăng quá trình
viêm


Lối sống tĩnh
tại


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Tuổi cao và tình trạng bệnh lý mạn tính gia tăng theo tuổi gây ra giảm khối
lượng cơ và sức mạnh cơ ở người cao tuổi.



Cơ chế bệnh sinh của bệnh Sarcopenia ở mức tế bào, bao gồm: sự gia tăng
các cytokine viêm, phản ứng stress oxy hóa, hormone chuyển hóa, và gia tăng
các tổn thương yếu tố thần kinh, giảm sự lưu thơng của dịng máu, các hormone
chuyển hóa yếm khí 29<sub>. </sub>


Cơ chế bệnh sinh của bệnh Sarcopenia ở mức mô: Các cơ chế ảnh hưởng
tới đặc điểm của hệ cơ xương và tình trạng bệnh Sarcopenia bao gồm tăng chết
các tế bào cơ, tăng hủy protein, tăng xơ hóa các tế bào cơ, tăng lipid trong tế
bào cơ, giảm tổng hợp protein, giảm chức năng các nơ ron vận động, giảm hệ
thống ty thể và giảm tái sinh các tế bào vệ tinh.


1.2.3.1. Sự thay đổi của tế bào và mô


Nhiều nghiên cứu cho thấy sự mất cơ là do q trình thối hóa về thần
kinh, giảm sản xuất hormon đồng hóa và sự thay đổi tình trạng viêm. Nói chung,
sự lão hóa làm thay đổi khối cơ, thành phần cơ, sự co cơ, tính chất của mô cơ,
cũng như chức năng của gân. Sự thay đổi bao gồm giảm sức mạnh của cơ và
chức năng của cơ dẫn đến giảm quá trình vận động, tăng tính dễ gãy của xương,
tăng các nguy cơ gây ngã, chấn thương và tàn tật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

1.2.3.2. Sự lão hóa thần kinh cơ:


-Sự lão hóa thần kinh cơ tiến triển và là q trình khơng thể đảo ngược
tăng dần theo tuổi 31<sub>. Q trình lão hóa liên quan tới tuổi này là một trong các </sub>
yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự xuất hiện bệnh Sarcopenia. Có nhiều mức
độ trong hệ thống thần kinh bị ảnh hưởng bởi tuổi, bao gồm các nơ ron vận
động, tủy sống, thần kinh ngoại biên và các nơi tiếp giáp giữa các sợi thần kinh
32-34<sub>. </sub>


-Tại tủy sống, có sự giảm đáng kể các tế bào thần kinh vận động alpha, vì


vậy dẫn tới sự giảm các đơn vị đáp ứng vận động nhanh của cơ thể.


-Ở mức độ thần kinh ngoại vi, các sợi thần kinh ngoại vi bị giảm số lượng
theo tuổi, kèm theo đó là sự thay đổi của hệ thống myelin.


-Sự lão hóa làm thay đổi thần kinh cơ ở chỗ nối liền, giảm số lượng nhưng
tăng kích thước của ống dẫn thần kinh dẫn đến giảm số lượng các túi synap.
Bên cạnh đó, sự thay đổi hình thái học của cơ với những bệnh thần kinh mạn
tính gây ảnh hưởng lớn tới sự giảm các sợi cơ và khối cơ.


-Sự tái tạo của tế bào gốc cơ xương ở người già chậm hơn người trẻ tuổi.
Điều này do sự di cư của tế bào gốc sang vùng tái tạo chậm hơn do giảm
intergrin ở người già, intergrin là receptor màng trung gian giữa tế bào và xung
quanh nó. Ở mức độ phân tử, sự rối loạn chức năng sinh học ty thể hoặc sản
phẩm của chất hữu cơ mới trong ty thể làm suy giảm hoạt động cơ xương và
góp phần gây teo cơ.


-Sarcopenia có liên quan với sự giảm số lượng đơn vị tế bào thần kinh cơ,
mà số lượng lớn đơn vị tế bào thần kinh cơ này xuất hiện để thực hiện hoạt
động vật lý của cơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

cao và quãng ngắn. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự giảm dần
tốc độ đi bộ ở người già.


1.2.3.3. Sự ảnh hưởng của hormon


Sự duy trì khối lượng cơ cần phải có sự cân bằng giữa tổng hợp cơ và sự
mất cơ, khi sự cân bằng này bị phá vỡ sẽ gây ra mất cơ. Sự lão hóa đi kèm với
sự thay đổi một số hormon có thể ảnh hưởng tới sự đồng hóa và sự dị hóa của
chuyển hóa protein, gây giảm khối lượng và sức mạnh cơ. Các hormone được


được trình bày trong Sơ đồ 1.2 dưới đây, như growth hormone (GH),
insuslin-like growth fartor - 1 (IGF-1), cortisone, insulin, androgen, estrogen,
testosteron, vitamin ,… 35<sub>. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

 Testosterone:


Có nhiều con đường đã được nêu ra khi giải thích sự ảnh hưởng của
testosteron lên khối lượng cơ.


-Ở các nghiên cứu trên người cho thấy, sử dụng testosterone làm tăng sợi
cơ typ I và typ II 36<sub>. Tăng kích thước sợi cơ là kết quả của việc tăng tổng hợp </sub>
protein tại cơ và được kích thích bởi testosterone làm tăng việc tái sử dụng
amino acid tại tế bào 37<sub>. Testosterone cịn có chức năng kích thích hoạt động </sub>
phân bào, nhờ vậy làm gia tăng kích thước sợi cơ.


-Một số giả thuyết còn cho rằng testosterone hoạt hóa các receptor của
protein G với tăng nồng độ ion canxi trong tế bào, giúp tế bào tăng trưởng 38<sub>. </sub>


-Một cơ chế nữa được đưa ra là testosterone làm tăng sự biểu hiện của tế
bào với IGF – 1, làm tăng kích thước tế bào.


 Estrogens


Mãn kinh liên quan tới giảm rõ rệt nồng độ estrogen ở nữ giới. Sự thay
đổi nồng độ hormon này có ảnh hưởng tới khối cơ và vì vậy giải thích một phần
tình trạng giảm khối lượng cơ và sức mạnh cơ thường gặp ở nữ giới độ tuổi
mãn kinh. Thật vậy, estrogen có tác dụng tốt đối với sức mạnh cơ, làm giảm
đáp ứng viêm 39<sub>. </sub>


 Insulin:



</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

lý mắc kèm như bệnh lý tim mạch, béo phì cũng góp phần làm gia tăng tình
trạng teo yếu cơ.


Tác động trực tiếp của đái tháo đường lên hệ thống cơ. Có nghiên cứu đã
cho thấy sự giảm các chức năng vận động có liên quan tới bệnh đái tháo đường
ở người cao tuổi. Trên các nghiên cứu cắt ngang cũng như nghiên cứu theo dõi,
sự mất khối lượng và giảm chức năng cơ được ghi nhận trên bệnh nhân đái tháo
đường với thời gian mắc bệnh dài hơn, hoặc có HbA1c cao hơn 29,41<sub>. Thời gian </sub>
mắc đái tháo đường dài hơn có liên quan với tình trạng giảm sức mạnh cơ tứ
đầu đùi ở bệnh nhân đái tháo đường 50 tuổi trở lên.


Tình trạng kháng insulin và đái tháo đường xuất hiện với tỷ lệ cao hơn ở
người cao tuổi hơn là người trẻ và nó liên quan với hội chứng dễ bị tổn thương
làm gia tăng các hậu quả như mất khả năng độc lập và tử vong 42<sub>. Tình trạng </sub>
kháng insulin làm giảm con đường tổng hợp protein, và làm tăng khởi động
quá trình giáng hóa protein, từ đó gây ra tình trạng mất cơ ở bệnh nhân đái tháo
đường typ 2.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

 Vitamin D


Trong nhiều năm trở lại đây, nhiều công bố đã đưa ra vai trò của
vitamin D trên hệ cơ, bao gồm tác dụng trên thay đổi hình thái cơ, sức mạnh cơ
và khả năng thực hiện động tác 43<sub>. Cơ chế tác dụng bảo vệ của vitamin D trên </sub>
cơ xương chưa được sáng tỏ. Tuy nhiên, quan sát trên chuột cho thấy giảm
nồng độ Vitamin D có liên quan tới tăng tình trạng hủy protein.


 GH và IGF-1:


Giảm nồng độ GH và IGF-1 là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi 44<sub>. Sự </sub>


thay đổi này diễn ra đồng thời với sự biến đổi các chỉ số khối cơ thể, tăng khối
lượng mỡ và giảm khối lượng cơ của cơ thể.


 Cortisol


Sự thay đổi các chỉ số cơ thể còn được nêu ra liên quan với cortisol, trong
đó tỷ lệ cortisol-GH được coi là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới
những thay đổi đó. Nồng độ cortisol buổi tối được cho là có liên quan tới tuổi
và sự thay đổi này đặc biệt thể hiện ở nam. Điều này có thể dẫn tới sự gia tăng
này dẫn tới sự tăng nhạy cảm của nhiều mơ với corticoid có liên quan với tuổi.


1.2.3.4. Thay đổi các yếu tố viêm


-Nồng độ của các yếu tố hoại tử u alpha (TNF-α), interleukin (IL)-6,
IL-1β và protein phản ứng viêm (CRP) tăng lên ở người cao tuổi và liên quan đến sự
giảm sút sức mạnh cơ, khả năng đi bộ và tỷ lệ tàn tật. Sự gia tăng các yếu tố tiền
viêm này làm tăng nhiều tình trạng bệnh có ảnh hưởng tới người cao tuổi như
Sarcopenia, lỗng xương, giảm chức năng miễn dịch và kháng insulin.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

yếu tố NF B (I B). IL6 cũng tham gia vào quá trình hủy protein tại cơ và được
coi là một cytokine chuyển hóa.


-Hiện nay, việc tham gia của của nhiều yếu tố gây viêm có ảnh hưởng tới
q trình làm mất cơ. Liên quan tới q trình chuyển hóa, leptin làm giảm tốc
độ tổng hợp protein trong các tế bào cơ. IL6 và resistin cũng có ảnh hưởng tới
hoạt động tại mơ mỡ, điều mà có liên quan tới chuyển hóa tại cơ.


-Một điều quan trọng là, sự giảm khối lượng cơ liên quan tới tuổi có thể
khơng có ảnh hưởng tới cân nặng, bởi có sự gia tăng khối lượng mỡ bù trừ. Vì
vậy, sự gia tăng mỡ bụng có thể là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển


hóa và các chức năng của cơ.


-Sự tồn tại của các bệnh mạn tính: bệnh thận, bệnh tim làm suy giảm khối
lượng cơ và làm Sarcopenia trầm trọng hơn có thể liên quan tình trạng viêm
mạn tính. Tình trạng viêm của các bệnh mạn tính thường đi kèm với sự teo cơ
như sự sụt cân do ung thư, rối loạn miễn dịch, sự giáng hóa protein các tế bào
cơ và gây ra sự tổng hợp các tế bào cơ bị giảm đi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng
việc điều trị các bệnh mạn tính làm giảm trực tiếp hoặc gián tiếp tình trạng viêm
đều phịng được sự mất khối cơ.


1.2.4.Dự phòng và điều trị Sarcopenia


1.2.4.1. Mục tiêu


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

Mục tiêu của các phương pháp dự phòng và điều trị:
- Giảm thiểu sự mất cơ


- Bảo tồn sức mạnh cơ


- Cải thiện tình trạng yếu cơ, giảm thực hiện động tác và các chức năng
hoạt động hàng ngày.


1.2.4.2. Khuyến cáo điều trị và dự phòng Sarcopenia


Sarcopenia là bệnh có thể dự phịng, làm chậm tiến triển và điều trị được
nếu được chẩn đoán ở giai đoạn sớm 10,11<sub>. </sub>


Khuyến cáo quốc tế về điều trị Sarcopenia đã được đưa ra năm 2018
(International Clinical Practice Guidlines for Sarcopenia – ICFSR) 9<sub>. Nội dung </sub>
của khuyến cáo này về vấn đề điều trị Sarcopenia như sau:



(1) Hoạt động thể lực: ở bệnh nhân có Sarcopenia, kê đơn hoạt động thể lực với
bài tập trở kháng được hướng dẫn có thể có hiệu quả làm cải thiện khối lượng
cơ, sức mạnh cơ và khả năng thực hiện động tác.


(2) Protein:


- Khuyến cáo các bác sỹ lâm sàng xem xét bổ sung protein hoặc một chế
độ ăn giàu protein cho người cao tuổi mắc Sarcopenia.


- Các nhà thực hành lâm sàng cần thảo luận với bệnh nhân về vai trò quan
trọng của chế độ năng lượng và protein hợp lý.


- Can thiệp chế độ ăn (protein) nên thực hiện đồng thời cùng với can thiệp
bằng hoạt động thể lực.


(3) Vitamin D, hormone và can thiệp dùng thuốc:


- Hiện tại, chưa có đủ bằng chứng lâm sàng khẳng định vai trị của vitamin
D và hormone trong kiểm soát bệnh Sarcopenia.


- Các can thiệp dùng thuốc không được khuyến cáo là bước điều trị đầu
tiên trong kiểm soát bệnh Sarcopenia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

này có hiệu quả hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Bổ sung protein và vitamin D, kết
hợp với hoạt động thể lực là những yếu tố quan trọng nhất trong dự phòng
Sarcopenia hoặc khi yếu tố nguy cơ của bệnh được xác định 10,11<sub>. Có một số </sub>
loại thuốc có hiệu quả dự phịng và chưa có nghiên cứu thử nghiệm nào cho
thấy hiệu quả rõ rệt trong điều trị bệnh Sarcopenia 4<sub>. </sub>



1.3.Dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ bệnh Sarcopenia


Tỷ lệ Sarcopenia được xác định ở nhiều quần thể, thay đổi giữa các
nghiên cứu, phụ thuộc vào tuổi của đối tượng nghiên cứu, phương pháp chẩn
đoán xác định Sarcopenia 46<sub>. </sub>


1.3.1. Dịch tễ học


1.3.1.1. Dịch tễ học Sarcopenia ở người cao tuổi tại cộng đồng


Theo phân tích gộp các nghiên cứu được thực hiện với tổng số người tham
gia là 58 404 người cho thấy tỷ lệ Sarcopenia là 10% (95%CI: 8-12%) ở nam và
khoảng 10% (95%CI: 8-13%) ở nữ. Tỷ lệ này thấp hơn ở người châu Á so với các
dân tộc khác ở cả hai giới (10% và 11% ở nam, 9% và 13% ở nữ)46<sub>. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

Bảng 1.2. Tỷ lệ Sarcopenia ở người cao tuổi tại cộng đồng
Quần thể


nghiên cứu Cỡ mẫu


Phương pháp
đánh giá khối


lượng cơ


Tỷ lệ Sarcopenia (%)
Tổng Nam Nữ
Htun NC và cs (2014) 1921 DXA 13,3 10,34 16,56
Borg ST và cs (2016) 227 BIA 23,0 22,73 23,93
Brown JC và cs



(2016)


4425 BIA 36,0 44,8 30,24


Chan R và cs (2017) 3957 DXA 7,3 9,3 5,3


Jung HW và cs (2016) 382 BIA 27,8 28,1 27,44


Han DS và cs (2014) 878 BIA 3,3 6,7 0,4


Spira D và cs (2014) 1405 DXA 4,1 6,4 2,3


Bianchi L và cs
(2014)


538 BIA 10,20 7,6 12,5


Han P và cs (2015) 657 DXA 9,7 9,7 9,8


Huang CY và cs
(2016)


731 DXA 6,8 9,3 4,1


Siva Neto LS và cs
(2017)


70 DXA 10,0 16,1 5,1



Han P và cs (2017) 1069 BIA 9,3 6,4 11,5


Wang YL và cs
(2014)


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

1.3.1.2. Dịch tễ học Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi tại cơ sở y tế


Tỷ lệ Sarcopenia - được coi như một bệnh đồng mắc - trong một số nghiên
cứu đã được đưa ra 49<sub>. Quần thể các nghiên cứu bao gồm: 17 206 người có bệnh </sub>
mắc kèm (với tuổi trung bình 65,3 ± 1,6 năm, 49,9% là nữ); 22 375 người
khơng có bệnh mắc kèm (tuổi trung bình 54,6 ± 16,2 năm, 53,8% đối tượng là
nữ). Tỷ lệ Sarcopenia tương đối cao ở người có bệnh tim mạch mạn tính, sa sút
trí tuệ, đái tháo đường và bệnh lý hơ hấp mạn tính. Tỷ lệ Sarcopenia ở nhóm có
bệnh lý tim mạch mạn tính là 31,4%. Tỷ lệ này ở người có đái tháo đường
31,1%, cao gần gấp 2 lần so với nhóm khơng mắc đái tháo đường (16,2%).
26,8% người có bệnh lý hơ hấp mạn tính được chẩn đốn Sarcopenia, cao hơn
so với nhóm chứng là 13,3%. Tỷ lệ Sarcopenia ở đối tượng sa sút trí tuệ là
26,4%, cao gấp 3 lần so với nhóm chứng (8,3%)49<sub>. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

Bảng 1.3. Tỷ lệ Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi
Tác giả đầu Địa điểm


nghiên cứu


Bệnh lý Cỡ mẫu Tỷ lệ Sarcopenia
Tổng Nam Nữ
Bekfani


(2016)



Khoa khám
bệnh


Suy tim 19,7 7,9 25,3


Harada (2017) Khoa nội trú Bệnh mạch
ngoại vi


132 29,6 50,0 16,3
Izawa (2016) Khoa khám


bệnh


Bệnh mạch
ngoại vi


67 37,3 - 37,3
Onoue (2016) Khoa nội trú Suy tim 119 68,9 63,0 72,6
Ryan (2017) Cộng đồng Đột quỵ 190 16,8 16,2 17,2


Shiraishi
(2018)


Khoa nội trú Đột quỵ 202 53,5 49,5 57,0
Huang (2015) Cộng đồng Sa sút trí tuệ 731 6,8 4,1 9,3


Sugimoto
(2017)


Khoa khám


bệnh


Sa sút trí tuệ 343 18,3 - -
Bouchi (2017) Khoa khám


bệnh


Đái tháo
đường


208 13,3 - -


Celiker (2018) Khoa khám
bệnh


Đái tháo
đường


56 21,4 - -


Murata (2018) Khoa khám
bệnh


Đái tháo
đường


288 15,3 15,3 15,2
Osaka (2018) Khoa khám


bệnh



Đái tháo
đường


285 8,8 13,5 5,0
Costa (2018) Khoa khám


bệnh


Bệnh phổi
tắc nghẽn


mạn tính


121 12,4 - -


Hwang (2017) Cộng đồng Bệnh phổi
tắc nghẽn


mạn tính


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

1.3.2.Yếu tố nguy cơ của bệnh Sarcopenia


1.3.2.1. Dinh dưỡng


- Các yếu tố xã hội, người dân tộc thiểu số, giao thông khơng thuận tiện,
cách ly xã hội, sống một mình, tình trạng bị lạm dụng ở người cao tuổi gây ra
tình trạng thiếu thực phẩm


- Đói nghèo, thực phẩm khơng an tồn, giảm protein trong khẩu phần ăn,


nghiện rượu…


- Khơng có khả năng chuẩn bị và nấu các bữa ăn hoặc tự ăn, khơng có khả
năng mua sắm.


- Suy dinh dưỡng: Người cao tuổi thường chán ăn, ăn ít hơn nên dễ bị suy
dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng có thể gây ra sự thiếu hụt protein, làm giảm nhanh
khối lượng cơ. Nghiên cứu của Houston DK (2008) cho thấy protein giúp duy
trì khối lượng cơ ở người từ 70-79 tuổi và chỉ ra rằng những người có tiêu thụ
lượng protein hàng ngày cao hơn thì sẽ bị giảm khối lượng cơ ít hơn 40% so
với những người có tiêu thụ ít protein hơn 52<sub>. </sub>


1.3.2.2. Mức độ hoạt động thể lực thấp


- Lối sống ít vận động làm tăng nguy cơ mắc Sarcopenia : Một lối sống ít
vận động sẽ có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh. Khi cơ không hoạt động sẽ làm giảm
khối lượng cơ, ngay cả ở những người trẻ khỏe. Những người ít vận động sẽ có
nguy cơ mắc Sarcopenia cao hơn những người hoạt động nhiều 53<sub>. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

-Gia tăng các bài tập trở kháng kích thích sự tổng hợp protein tại cơ và
cho thấy lợi ích làm cải thiện khối lượng cơ, sức mạnh cơ và thực hiện động
tác ở người cao tuổi. Việc luyện tập ở người cao tuổi nhằm gia tăng khối lượng
và sức mạnh cơ và đồng thời cần làm gia tăng sức bền và các hoạt động chức
năng ở người cao tuổi.


1.3.2.3. Các yếu tố do bệnh hoặc do thuốc


- Các yếu tố do bệnh: Bệnh lý về tuyến giáp; suy tim; bệnh đường tiêu hóa
ảnh hưởng đến sự hấp thu hoặc giảm lượng thức ăn đưa vào như nơn, tiêu chảy,
khó nuốt, táo bón, viêm dạ dày; lo âu - trầm cảm, hoang tưởng; Bệnh răng


miệng như răng giả; ung thư; mất nhận thức và trí nhớ; người có vấn đề về các
giác quan như nghe kém, giảm thị lực, mất khứu giác, vị giác.


- Các loại thuốc: Thuốc gây buồn nôn/nôn (kháng sinh, opioids), thuốc
gây chán ăn (thuốc kháng sinh, digoxin, thuốc kháng cholinergic), thuốc làm
giảm khả năng ăn uống (thuốc an thần, thần kinh), thuốc gây khó nuốt, thuốc
gây táo bón (opiates, thuốc lợi tiểu), gây tiêu chảy (thuốc nhuận tràng, kháng
sinh).


1.4. Chẩn đoán Sarcopenia


1.4.1. Chẩn đoán sàng lọc Sarcopenia


1.4.1.1. Khuyến cáo về sàng lọc Sarcopenia


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

(1)Người cao tuổi cần được sàng lọc Sarcopenia hàng năm, hoặc sau khi
xuất hiện một biến cố lớn về sức khỏe


Việc sàng lọc Sarcopenia thường xuyên cho người cao tuổi nên được thực
hiện vì nhiều lý do 9<sub>: </sub>


- Tất cả các đối tượng cao tuổi đều có nguy cơ mắc Sarcopenia, đặc biệt
là ở người ít hoạt động thể lực.


- Sarcopenia xuất hiện tương đối phổ biến ở người cao tuổi nhưng tình
trạng này có thể cải thiện và trở về bình thường nếu được chẩn đoán ở giai đoạn
sớm.


- Sarcopenia gây ra nhiều gánh nặng cho bản thân bệnh nhân, người chăm
sóc và cả hệ thống y tế



- Việc sàng lọc Sarcopenia là có giá trị


Tuy nhiên, hiện nay chưa có bằng chứng trực tiếp ủng hộ cho việc nên
sàng lọc Sarcopenia bao lâu một lần.


(2)Các biện pháp sàng lọc Sarcopenia


Hiệp hội Sarcopenia trên thế giới đã đưa ra các biện pháp sàng lọc bệnh lý này


9,15,18<sub>. </sub><sub>Các biện pháp sàng lọc Sarcopenia cần thực hiện nhanh và đơn giản. </sub>


-Theo khuyến cáo của Hiệp hội Sarcopenia Châu Á - AWGS 2019, các
hướng dẫn cập nhật về vấn đề chẩn đoán và điều trị Sarcopenia đã được đưa ra
18<sub>. Chu vi bắp chân, bộ câu hỏi SARC-F hoặc SARC-Calf được khuyến cáo sử </sub>
dụng để phát hiện sớm Sarcopenia trong các trường hợp sau 18<sub>: </sub>


+ Cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và đơn vị dự phòng tại cộng đồng
+ Và tại các cơ sở chăm sóc y tế cấp hoặc mạn tính hoặc tại các đơn vị
nghiên cứu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

+ Bộ câu hỏi SARC-F là một biện pháp sử dụng để sàng lọc Sarcopenia
trong thực hành lâm sàng cũng như trong nghiên cứu;


+ Công thức Ishii được khuyến cáo là biện pháp sàng lọc Sarcopenia
trong thực hành lâm sàng.


-Tốc độ đi bộ được khuyến cáo sử dụng là phương pháp sàng lọc
Sarcopenia theo khuyến cáo của EWGSOP 2010 25,56<sub>. </sub>



(3)Những người được chẩn đốn sàng lọc là có mắc Sarcopenia cần được
chỉ định làm các xét nghiệm sâu hơn để chẩn đoán xác định bệnh lý.


Tất cả các hướng dẫn quốc tế đều khẳng định tầm quan trọng của việc
thăm dị sâu hơn để chẩn đốn xác định Sarcopenia sau khi bệnh nhân được
sàng lọc dương tính với tình trạng này 14-16,57<sub>. </sub>


1.4.1.2. Các biện pháp sàng lọc Sarcopenia


Các nghiên cứu về Sarcopenia đã và đang gia tăng đáng kể. Và kết quả
của nó đang được từng bước đưa vào thực hành lâm sàng trong chẩn đoán và
điều trị Sarcopenia. Việc đưa ra các phương pháp sàng lọc Sarcopenia giúp cho
việc phát hiện sớm tại cộng đồng và cơ sở y tế


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

có nguy cơ cao mắc Sarcopenia tại cộng đồng. Hiện tại, chưa xác định được
một phương pháp sàng lọc ưu việt nhất cho cộng đồng.


(1)Bộ câu hỏi SARC-F


* Lịch sử phát triển:


+ Bộ câu hỏi này là bộ công cụ sàng lọc Sarcopenia đầu tiên trên thế
giới. SARC-F đã được Malmstrom và cộng sự phát triển là bộ câu hỏi tự trả lời
vào năm 2013 để sàng lọc bệnh Sarcopenia 19<sub>. Trong bệnh lý lỗng xương , có </sub>
thể xây dựng mơ hình FRAX (Fracture Risk Assessment Tool) là cơng cụ sàng
lọc thay vì bắt buộc đo mật độ xương một cách thường quy. Tác giả nhận thấy
tương tự như vậy, có thể xây dựng bộ câu hỏi đơn giản để sàng lọc đánh giá
nguy cơ mắc sarcopenia ở người cao tuổi. Dựa theo định nghĩa được sử dụng
trước đây về sarcopenia là tình trạng suy giảm chức năng nên nội dung các câu
hỏi của bộ câu hỏi SARC-F hướng tới là về các khía cạnh của hoạt động chức


năng của bệnh nhân.


+ SARC-F là viết tắt của năm thành tố mà bộ câu hỏi hướng tới bao gồm:
Sức mạnh cơ (Strength), hỗ trợ khi đi bộ (Assistance in walking), đứng dậy từ ghế
(Rise from a chair), leo cầu thang (Climb stairs) và ngã (Falls) 19<sub>: Với mỗi lĩnh </sub>
vực đạt điểm 0 nếu độc lập và điểm 2 nếu phụ thuộc. Tổng điểm ≥ 4 được coi
là yếu tố dự báo bệnh Sarcopenia.


* Ưu và nhược điểm


-Ưu điểm:


+ Sử dụng 5 câu hỏi người bệnh tự trả lời không yêu cầu đo đạc
+ Có tính đặc hiệu và giá trị dự đoán các biến cố bất lợi tương đương
với các đồng thuận của Mỹ, châu Âu và châu Á cần xác định các chỉ số đo đạc
trên lâm sàng.


+ Sàng lọc nhanh và chi phí thấp


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

* Một số nghiên cứu về giá trị sàng lọc Sarcopenia của bộ câu hỏi SARC-F:


-Tác giả Cao và cộng sự đã đưa ra kết quả rằng SARC-F có liên quan tới
tình trạng giảm khả năng thực hiện động tác, sức mạnh cơ tay và nhập viện
trong 2 năm trước đó 58<sub>. </sub>


-Woo và cộng sự chỉ ra rằng SARC-F có độ đặc hiệu cao khi sử dụng để
xác định người có mắc Sarcopenia hay khơng so sánh với tiêu chuẩn chẩn đốn
của châu Âu hay châu Á 59<sub>. </sub>


-Thêm vào đó, nghiên cứu tại Hồng Kơng đã có kết quả rằng SARC-F có


giá trị dự báo về tốc độ đi bộ, khả năng thực hiện động tác, nhập viện và tử
vong tương đương với các tiêu chuẩn đang được sử dụng hiện tay bao gồm Mỹ
(FNIH – the Foundation of the National Institutes of Health) 60<sub>. </sub>


-Đặc biệt, có tác giả đã khẳng định SARC-F có thể sử dụng để sàng lọc
khả năng mắc Sarcopenia trong tương lai 55,61<sub>. </sub>


(2)Bộ công cụ SARC-CalF
* Lịch sử phát triển


Bộ câu hỏi SARC-F mặc dù đơn giản, tuy nhiên chỉ hoàn toàn đánh giá sự
suy giảm chức năng của đối tượng. Trong khi đó, định nghĩa sarcopenia bao
gồm tình trạng suy giảm chức năng đồng thời với suy giảm khối lượng cơ. Vì
vậy, bộ câu hỏi này còn khiếm khuyết vấn đề đánh giá khối lượng cơ của bệnh
nhân, và có thể vì vậy mà độ đặc hiệu của bộ câu hỏi là chưa cao khi sàng lọc
sarcopenia.


Nhận thấy vấn đề trên, nhóm nghiên cứu từ Brazil đã phát triển bộ cơng cụ
SARC-CalF nhằm cải thiện nhược điểm của bộ câu hỏi SARC-F 21<sub>. Ngoài 5 </sub>
câu hỏi đánh giá các khía cạnh về chức năng giống như SARC-F, bộ cơng cụ
đươc bổ sung thêm chỉ số vòng bắp chân (CalF circumference). Chỉ số chu vi
bắp chân giúp đánh giá tình trạng khối lượng cơ của bệnh nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

* Một số nghiên cứu trên thế giới


-Yang M. và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu đối đầu về giá trị chẩn đoán
Sarcopenia giữa bộ câu hỏi SARC-F và bộ công cụ SARC-CalF trên cộng đồng
62<sub>. Kết quả cho thấy, với tiêu chuẩn châu Á là tiêu chuẩn vàng, bộ câu hỏi </sub>
SARC-F có độ nhạy 29.5% và độ đặc hiệu 98,1%; trong khi đó SARC-CalF có
độ nhạy 60,7% và độ đặc hiệu 94,7%.



-Bộ cơng cụ SARC-CalF có giá trị trong sàng lọc Sarcopenia ở cộng đồng
với diện tích dưới đường cong AUC là 0,736 (95% CI: 0,575 – 0,897) 21<sub>. </sub>


(3)Công thức của Ishii và cộng sự


Việc phát triển bộ công cụ sàng lọc sarcopenia có giá trị là yêu cầu cần
thiết trên lâm sàng để xác định sớm nguy cơ mắc sarcopenia cho người bệnh.
Xuất phát từ thực tế đó nhóm nghiên cứu từ Nhật Bản đã xây dựng mơ hình dự
đốn bệnh lý này.


Sau khi phân tích theo mơ hình hồi quy đa biến cho thấy Mơ hình dự đoán
bệnh Sarcopenia dựa trên ba yếu tố là tuổi, cơ lực tay (hand grip strength -
HGS) và vịng bắp chân (Calf circumference - CC) là có giá trị chẩn đoán tốt
nhất khi so sánh với tiêu chuẩn của châu Âu EWGSOP 20<sub>. </sub>


Nam: 0,62 × (tuổi − 64) – 3,09 × (HGS − 50) – 4,64× (CC − 42);
Nữ: 0,80 × (tuổi − 64) – 5,09 × (HGS − 34) – 3,28× (CC − 42)


Tổng điểm Ishii được tính và sử dụng để chẩn đoán sarcopenia khi: ≥
105 ở nam; ≥ 120 ở nữ




</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

trong chẩn đốn sarcopenia, đánh giá sức mạnh cơ. Mơ hình được tác giả xây
dựng có chỉ số khác nhau ở hai giới. Tuổi là một yếu tố ảnh hưởng tới bệnh lý
sarcopenia đã được biết tới từ trước.


Công thức Ishii gồm tuổi, sức mạnh cơ tay đo bằng máy, chu vi vòng bắp
chân đều là các giá trị được lượng hóa cụ thể, có thể vì vậy nên có độ tin cậy


cao hơn.


Nghiên cứu trên 1971 người tại cộng đồng, bộ công cụ Ishii có giá trị chẩn
đốn tốt với: độ nhạy và độ đặc hiệu là 84,9%, 88,2% ở nam, và là 75,5%,
92,0% ở nữ; Diện tích dưới đường cong AUC là 0,939 (95%CI 0,918–0,958) ở
nam, và 0,909 (95%CI 0,887–0,931) ở nữ 20<sub>. </sub>


(4)Bộ câu hỏi đánh giá nguy cơ bệnh Sarcopenia MSRA (Mini
Sarcopenia Risk Assessment)


Bộ câu hỏi đánh giá nguy cơ bệnh Sarcopenia MSRA (Mini Sarcopenia
Risk Assessment được xây dựng bởi một nhóm chuyên gia người Ý 63<sub>. Nội </sub>
dung các câu hỏi này được xây dựng dựa trên các tổng hợp về yếu tố nguy cơ
của bệnh Sarcopenia, bao gồm giảm khối lượng cơ và sức mạnh cơ.


Bộ câu hỏi gồm 7 câu hỏi bao phủ trên 2 vấn đề chính (Bảng 2):


(1) Các đánh giá chung: gồm 4 câu hỏi về tuổi, mức độ hoạt động thể lực,
nhập viện và giảm cân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

Bảng 1.4. Bộ câu hỏi MSRA đánh giá nguy cơ Sarcopenia


Câu hỏi


Điểm
Phiên bản 7


câu hỏi


Phiên bản 5 câu


hỏi
1. Ông/bà bao nhiêu tuổi?


≥ 70 tuổi 0 0


< 70 tuổi 5 5


2. Ơng/bà có nhập viện trong năm ngối khơng?


Có, và hơn 1 lần 0 0


Có, 1 lần 5 5


Không 10 15


3. Mức độ hoạt động thể lực của Ơng/bà?


Tơi có thể đi bộ ít hơn 1000m 0 0


Tơi có thể đi bộ nhiều hơn 1000m 5 15
4. Ơng/bà có ăn thường xun 3 bữa mỗi


ngày không?


Không, tôi bỏ bữa tới 2 lần mỗi tuần (Ví
dụ, tơi bỏ bữa sáng hoặc chỉ uống cà phê
sữa hoặc súp cho bữa tối)


0 0



Có 5 15


5. Ơng/bà có ăn những thứ sau không?


-Sữa hoặc chế phẩm từ sữa (sữa chua,
bơ) nhưng không hàng ngày


0


-Sữa hoặc chế phẩm từ sữa (sữa chua,
bơ) ít nhất một lần mỗi ngày




-6. Ơng/bà có ăn những thứ sau khơng?


-Thịt gia cầm, thịt lợn, các, trứng, ngũ
cốc, thịt xơng khói, nhưng khơng hàng
ngày


0


-Thịt gia cầm, thịt lợn, các, trứng, ngũ
cốc, thịt xơng khói, ít nhất 1 lần mỗi
ngày


5


-7. Ơng/bà có bị giảm cân trong năm trước
khơng?



> 2 kg 0 0


≤ 2 kg 5 10


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

(5)Đồng thuận của hiệp hội Châu Âu về Sarcopenia ở người cao tuổi
 Đây là phương pháp sàng lọc đầu tiên được đưa ra năm 2010 theo đồng


thuận của hiệp hội châu Âu về Sarcopenia ở người cao tuổi 25<sub>. Việc sàng </sub>
lọc bao gồm 2 bước sử dụng việc đánh giá tốc độ đi bộ và đánh giá cơ
lực tay đã được đưa ra khuyến cáo.


 Quy trình thực hiện:


Bước 1 của việc sàng lọc là đo tốc độ đi bộ:


-Với điểm giới hạn là ≤ 0,8m/s được coi là yếu tố chỉ điểm đối tượng có
nguy cơ mắc bệnh Sarcopenia. Các trường hợp này cần đo khối lượng cơ để
khẳng định chẩn đốn Sarcopenia.


-Những đối tượng có tốc độ đi bộ > 0,8m/s cần được thực hiện Bước 2 là
đo cơ lực tay nhằm đánh giá khả năng thực hiện động tác 25<sub>. Nếu đối tượng có </sub>
cơ lực giảm cần được đo khối lượng cơ bằng DXA (dual-energy X-ray
absorptiometry) để chẩn đoán xác định bệnh Sarcopenia.


 Giá trị: nhằm mục đích loại trừ các bệnh nhân khơng có yếu tố nguy cơ.
Trong một nghiên cứu trên 3260 người cao tuổi tại cộng đồng tại Brazil,
Mexico và Tây Ban Nha, 83,4% số người tham gia nghiên cứu được xác định
có nguy cơ mắc Sarcopenia bằng tốc độ đi bộ hoặc sức mạnh cơ tay theo như
hướng dẫn ở trên 64<sub>. Điều đó cho thấy một tỷ lệ cao đối tượng cần thực hiện đo </sub>


khối lượng cơ để xác định Sarcopenia và đó là một điểm khó thực hiện rộng rãi
trong thực hành lâm sàng. Nghiên cứu không công bố tỷ lệ bệnh nhân mắc
Sarcopenia thực sự trong quần thể nghiên cứu.


 Ưu và nhược điểm:


- Ưu điểm: Sử dụng 2 bước đơn giản


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

Hạn chế trong thực hành lâm sàng vì có một tỷ lệ lớn bệnh nhân cần làm
xét nghiệm tiếp theo để xác định giảm khối lượng cơ.


(6)Mơ hình của Goodman và cộng sự


Tác giả đã mơ tả một phương pháp sàng lọc tình trạng giảm khối lượng cơ
sử dụng tuổi và BMI (body mass index) để đánh giá tình trạng giảm khối lượng
cơ 65<sub>. Mơ hình được phát triển từ nghiên cứu NHANES – National Health and </sub>
Nutrition Examination Surveys. Trong nghiên cứu này khối lượng cơ được đo
bằng máy DXA. Mơ hình giúp đánh giá tình trạng giảm khối lượng cơ sử dụng
hai thông số thường quy trong lâm sàng. Vì vậy, đây được coi là mơ hình tốt
và đơn giản để sàng lọc giúp xác định những đối tượng có nguy cơ cần tiếp tục
đánh giá tiếp để chẩn đoán xác định hoặc đã được loại trừ bệnh Sarcopenia.


Mơ hình này đã được nghiên cứu và cho thấy có giá trị để chẩn đốn giảm
khối lượng cơ ở người cao tuổi trên 65 tuổi tại đại học và hệ thống chăm sóc
sức khỏe Utad. Tuy nhiên, phương pháp sàng lọc này chưa được đánh giá giá
trị một cách rộng rãi ở một quần thể lớn hơn.


- Ưu điểm: Sử dụng 2 chỉ số đơn giản, được đánh giá thường quy trên lâm
sàng



- Nhược điểm: Sử dụng cho độ tuổi giới hạn 65-85 tuổi. Nghiên cứu sử
dụng phương pháp này đã loại trừ các bệnh nhân béo phì và có tình trạng giảm
chức năng rõ ràng.


(7) Công thức dự báo khối lượng cơ của Yu và cộng sự


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

Nghiên cứu được thực hiện tại cộng đồng trên 2275 người ≥ 50 tuổi. Khối
lượng cơ được đánh giá bằng DEXA 66<sub>. Cơng thức dự đốn khối lượng cơ được </sub>
đưa ra có giá trị nhất được xác định như sau:


ASM= 10,047427 + 0,353307 x (Cân nặng) – 0,621112 x (BMI) –
0,022741 x (tuổi) + 5,096201(nếu là nam)


Cơng thức này có thể dự đốn khối cơ vượt so với thực tế khoảng 0,36kg
(95%CI 0,28 – 0,44 Kg).


-Ưu điểm:


+ Là một phương pháp sàng lọc tốt để loại trừ bệnh nhân có nguy cơ
Sarcopenia


+ Các chỉ số sử dụng trong công thức là thường quy trong thực hành lâm
sàng (chiều cao, cân nặng, giới)


+ Có thể sử dụng như một phương pháp sàng lọc tại cơ sở ban đầu
-Nhược điểm:


+ Chưa được xác định giá trị ở cơ sở chăm sóc và ở bệnh nhân nội trú
+ Chưa được xác định giá trị ở nhiều nhóm chủng tộc



1.4.2. Chẩn đoán xác định bệnh Sarcopenia


1.4.2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh Sarcopenia


Tiêu chuẩn chẩn đốn xác định sarcopenia dựa trên tình trạng giảm khối
lượng cơ, giảm sức mạnh cơ và giảm khả năng thực hiện động tác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

Sarcopenia châu Á, Hiệp hội Sarcopenia châu Âu và Tổ chức các viện nghiên
cứu quốc gia về sức khỏe Mỹ.


+ Giảm khối lượng cơ:


Hiệp hội sarcopenia châu Á và châu Âu đánh giá tình trạng giảm khối
lượng cơ dựa trên chỉ số Khối lượng cơ xương toàn thân (ASM) hiệu chỉnh theo
chiều cao (ASM/ chiều cao2<sub>). Tổ chức các viện nghiên cứu quốc gia về sức </sub>
khỏe Mỹ đưa ra chỉ số Khối lượng cơ xương toàn thân (ASM) hiệu chỉnh theo
BMI (ASM/BMI).


+ Giảm sức mạnh cơ: đánh giá bằng đo cơ lực tay


+ Giảm khả năng thực hiện động tác: đánh giá bằng đo tốc độ đi bộ


Bảng 1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh Sarcopenia


Tổ chức Tiêu chuẩn chẩn đoán


Hiệp hội Sarcopenia Châu
Á (AWGS - Asian Working
Group for Sarcopenia 2019)
18



* Tiêu chuẩn 1: Khối lượng cơ (ASM/ chiều
cao2<sub>). giảm: </sub>


- DXA: nam < 7,0 kg/m2<sub>; nữ < 5,4 kg/m</sub>2
- BIA: nam < 7,0 kg/m2<sub>, nữ < 5,7 kg/m</sub>2
* Tiêu chuẩn 2: Cơ lực tay:


- Nam < 28 kg, nữ < 18 kg


* Tiêu chuẩn 3: Khả năng thực hiện động tác
giảm: tốc độ đi bộ ≤ 0,8 m/s


Chẩn đốn Sarcopenia khi có tiêu chuẩn 1 và
tiêu chuẩn 2 hoặc 3.


Hiệp hội Sarcopenia Châu
Âu ở người cao tuổi sửa đổi
năm 2019 (EWGSOP2 -
European Working Group
on Sarcopenia in Older
People 2019) 15


* Tiêu chuẩn 1: Khối lượng cơ giảm (ASM/
chiều cao2<sub>). </sub>


- DXA: nam < 7,26 kg/m2<sub>; nữ < 5,5 kg/m</sub>2
- BIA: nam < 8,87 kg/m2<sub>, nữ < 6,42 kg/m</sub>2
* Tiêu chuẩn 2: Cơ lực tay:



</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

Tổ chức Tiêu chuẩn chẩn đoán


* Tiêu chuẩn 3: Khả năng thực hiện động tác
giảm: tốc độ đi bộ ≤ 0,8 m/s


Chẩn đoán Sarcopenia khi có tiêu chuẩn 1 và
tiêu chuẩn 2 hoặc 3.


Tổ chức các viện nghiên
cứu quốc gia về sức khỏe
(FNIH - Foundation for the
National Institutes of
Health) 16


* Khối lượng cơ giảm: (ASM/BMI).
- Nam: < 0,789


- Nữ: < 0,512


* Sức mạnh cơ giảm: Cơ lực tay giảm:
- Nam: < 26kg


- Nữ: < 16kg


* Tốc độ đi bộ giảm: ≤ 0,8m/s


1.4.2.2. Các kĩ thuật sử dụng trong chẩn đoán xác định bệnh Sarcopenia


Chẩn đoán xác định bệnh Sarcopenia bao gồm:
+ Giảm khối lượng cơ



+ Giảm sức mạnh cơ


+ Và/hoặc giảm khả năng thực hành động tác


Bảng 1.2. tóm tắt các phương pháp đã được sử dụng xác định ba thông
số trên trong nghiên cứu và trong thực hành lâm sàng 25<sub>. </sub>


Bảng 1.6. Các kĩ thuật xác định khối lượng, sức mạnh và khả năng thực hiện
động tác của cơ sử dụng trong nghiên cứu và thực hành lâm sàng


Thông số Sử dụng trong nghiên cứu Sử dụng trong thực hành
lâm sàng


Khối
lượng cơ


- Chụp cắt lớp vi tính (CT
-Computer tomography)
- Chụp cộng hưởng từ (MRI


-magnetic resonance imaging)


- Phân tích trở kháng
điện sinh học - BIA


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

- Đo khối lượng cơ mỡ toàn thân
(DXA - dual-energy X-ray
absorptiometry)



- Phân tích trở kháng điện sinh
học (BIA - Bioelectrical
impedance analysis)


- Tỷ lệ kali toàn phần hay một
phần cơ thể và chất béo tự do
trong mô mềm


- Các thông số cơ thể
(chu vi bắp chân, chỉ số
khối cơ thể BMI,…)


Sức mạnh


- Cơ lực tay
- Phản xạ gối


- PEF (peak expiratory flow)


Cơ lực tay


Khả năng
thực hiện
động tác


- Khả năng thực hiện các hoạt
động ngắn (SPPB - Short
physical performance battery)
- Tốc độ đi bộ thông thường


- Bài kiểm tra khả năng leo cầu


thang


- Khả năng thực hiện các
hoạt động ngắn (SPPB)
- Tốc độ đi bộ thông


thường


(1)Đánh giá khối lượng cơ:


Có nhiều kỹ thuật để đánh giá khối cơ, bao gồm kỹ thuật từ tính, phân
tích trở kháng sinh học, phép đo nhân trắc.


+ Cắt lớp vi tính (CT Scanner) và cộng hưởng từ (MRI)


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

cho kết quả tốt hơn khi cần đánh giá những thay đổi nhỏ của khối cơ. Tuy nhiên,
do giá thành cao và sự phơi nhiễm phóng xạ, kỹ thuật này cịn nhiều hạn chế.


Hình 1.1. Hình ảnh cơ đùi trên MRI của một nam giới (bên trái: 25 tuổi,
bên phải: 65 tuổi, hình ảnh Sarcopenia)


Nguồn: Sergi G, Trevisan C, Veronese N, Lucato P, Manzato E. (2016)
Imaging of Sarcopenia. European journal of radiology 67<sub>.</sub>


+ Hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA)


Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới để đánh giá
tình trạng giảm khối lượng cơ. Hiện tại, các tiêu chuẩn chẩn đoán Sarcopenia


trên thế giới đang áp dụng phương pháp này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

Hình 1.2. Hình ảnh phân tích cơ mỡ trên DXA: màu vàng (mỡ) có mật độ
thấp nhất và vùng màu xanh có mật độ cao nhất


Nguồn: Erlandson M, Lorbergs A, Mathur S, Cheung A. Muscle analysis using
pQCT, DXA and MRI. European journal of radiology. 2016;85(8) 69


+ Phân tích trở kháng điện sinh học (BIA-Bioeletrical impedance analysis):
Trở kháng điện sinh học đánh giá lượng mỡ và cơ của cơ thể. Phương
pháp này giúp xác định khối lượng cơ mà không sử dụng tia X. Một số loại
máy BIA đã được chứng minh có giá trị tương đương với DXA trong chẩn đoán
Sarcopenia như máy Hologic, Inbody.


+ Phép đo nhân trắc (aPE-anthropometry prediction equation):


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

cơ, nếu < 31cm thường đi kèm với giảm sức cơ.Tuy nhiên sự lão hóa làm thay
đổi mơ mỡ và mất sự co giãn của da làm kết quả thiếu chính xác ở người cao
tuổi. Do đó, đo nhân trắc khơng được sử dụng lâu dài trong chẩn đoán mất cơ.


(2)Đánh giá sức mạnh cơ


Cơ lực tay (hand grip strength – HGS):


Cơ lực tay thường được sử dụng trong các nghiên cứu để đánh giá khả
năng thực hiện động tác. Cơ lực tay có thể đánh giá qua số kg khi sử dụng máy
đo cơ lực nắm tay. Có nhiều kiểu máy đo cơ lực nắm tay nhưng máy Jamar
được sử dụng nhiều nhất. Nhà trị liệu khuyến cáo người cao tuổi có thể ngồi
với khuỷu tay để 90 độ, để cẳng tay và cổ tay tạo góc 0 đến 30 độ 70<sub>. Người cao </sub>
tuổi sẽ bóp máy đo lực nắm tay và giữ 5 giây. Kết quả cuối cùng là kết quả cao


nhất bệnh nhân đạt được.


(3)Đánh giá khả năng thực hiện động tác:


Hầu hết các phương pháp đánh giá khả năng thực hiện động tác trong
thực hành lâm sàng là đánh giá tốc độ chạy, đó là bài kiểm tra đi bộ (walk test).
+ Bài kiểm tra đi bộ: Khi tốc độ này càng chậm thì đối tượng càng có nguy cơ
cao cho việc giảm khả năng tự sinh hoạt hằng ngày.


Người khám được yêu cầu đi bộ 4 m và ước tính tốc độ đi bộ m/s.


1.5. Một số biến cố bất lợi về sức khỏe liên quan tới Sarcopenia


Đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành với thời gian theo dõi từ khoảng
2 năm tới 10 năm để theo dõi các biến cố bất lợi về sức khỏe có thể liên quan
tới bệnh Sarcopenia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

cũng đã chỉ ra rằng Sarcopenia làm gia tăng đáng kể gánh nặng kinh tế việc
quản lý tốt bệnh Sarcopenia sẽ giúp giảm được chi phí y tế đáng kể.


Việc chẩn đốn sớm Sarcopenia là vơ cùng quan trọng, nó giúp phịng và
điều trị bệnh hiệu quả hơn, làm giảm các biến cố bất lợi của bệnh, giảm chi phí
điều trị và nâng cao chất lượng sống cho người cao tuổi.


1.5.1.Suy giảm chức năng


Sarcopenia được coi là một yếu tố rất có giá trị dự báo sự mất khả năng
vận động và giảm chức năng hoạt động hàng ngày trong tương lai. Người mắc
Sarcopenia thì có tỷ lệ suy giảm và khuyết tật chức năng cao gấp 3 lần so với
người không mắc Sarcopenia 57<sub>. </sub>



-Sarcopenia là tình trạng suy giảm khối lượng cơ và sức mạnh cơ theo
tuổi. Theo đó, tình trạng giảm thực hành động tác nếu không được điều trị phù
hợp sẽ làm giảm các chức năng hoạt động hàng ngày của bệnh nhân. Các chức
năng hoạt động hàng ngày có sử dụng dụng cụ như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa tới
các chức năng hoạt động hàng ngày không sử dụng dụng cụ như ăn uống, đi vệ
sinh, tắm đều có thể giảm, cần sự giúp đỡ hoặc phụ thuộc hồn tồn. Khi đó,
bệnh nhân sẽ phụ thuộc và bắt buộc có người chăm sóc.


Các tình trạng suy giảm chức năng được thể hiện bao gồm:


+ Giảm khả năng thăng bằng: được đánh giá bằng các bài kiểm tra khả năng
với (FRT – Functional Reach Test)


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

+ Suy giảm các chức năng hoạt động hàng ngày: Các hoạt động sống hàng ngày
bị suy giảm và gây ra sự phụ thuộc của người bệnh.


Đánh giá bằng các thang điểm:


- Thang điểm Activities of Daily Living (ADL): đánh giá 6 chức năng không
sử dụng dụng cụ (ăn uống, đi vệ sinh, mặc quần áo, chăm sóc bản thân, đi lại,
tắm rửa)


- Thang điểm Instrument Activities of Daily Living (IADL): đánh giá 8 chức
năng có sử dụng dụng cụ (sử dụng điện thoại, mua bán, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa,
giặt quần áo, sử dụng phương tiện giao thông, sử dụng thuốc, khả năng quản lý chi
tiêu)


- Chỉ số Barthel: là chỉ số đánh giá các chức năng gồm ăn, tắm, vệ sinh đầu
mặt, mặc áo quần, đại tiện, tiểu tiện, sử dụng toilet, dịch chuyển (giường sang


ghế và ngược lại), di chuyển trên mặt bẳng, lên xuống cầu thang.


1.5.2. Hội chứng dễ bị tổn thương
 Định nghĩa:


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

 Sarcopenia là một trong các nguyên nhân quan trọng gây ra HCDBTT
ở người cao tuổi 40<sub>. Đặc biệt là tình trạng giảm thực hiện động tác và đáp ứng </sub>
chậm của các yếu tố thần kinh góp phần làm gia tăng tình trạng suy yếu trong
HCDBTT.


 Để chẩn đoán sớm HCDBTT trên lâm sàng có thể sử dụng nhiều
phương pháp:


+ Bộ câu hỏi FRAIL (Fatigue, Resistance, Aerobic, Illness, Loss of
weight) là phương pháp sàng lọc đơn giản, có giá trị và đã được nghiên cứu cho
thấy giá trị ở nhiều nghiên cứu.


+ Chỉ số hội chứng dễ bị tổn thương (Frailty index): Chỉ số dễ bị tổn
thương được phát triển dựa trên đánh giá lão khoa toàn diện bằng cách đếm số
lượng thâm hụt tích lũy theo thời gian, bao gồm cả các bệnh, khiếm khuyết về
thể chất và nhận thức, yếu tố nguy cơ về tâm lý - xã hội và các hội chứng lão
khoa phổ biến khác.


+ Chẩn đoán HCDBTT theo tiêu chuẩn Fried:


Kiểu hình của HCDBTT đã được Fried và đồng nghiệp đề xuất gồm
năm tiêu chí: sút cân khơng chủ ý, tình trạng yếu đuối, sức bền và năng lượng
kém, sự chậm chạp và mức hoạt động thể lực thấp. Mỗi tiêu chí được tính là một
điểm nếu đạt tiêu chuẩn. Khi đối tượng nghiên cứu đáp ứng ba trong số năm tiêu
chí thì xác định là có HCDBTT, từ một đến hai tiêu chí là tiền HCDBTT (Pre


frailty), bệnh nhân khơng có tiêu chí nào là khơng có HCDBTT.


+ Chẩn đoán HCDBTT theo tiêu chuẩn REFS (Reported Edmonton
Frail Scale):


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

1.5.3. Ngã


Ngã và gia tăng nguy cơ ngã là một vấn đề nghiêm trọng ở người cao tuổi.
Nhiều nước có chính sách của quốc gia về phòng chống ngã nhằm giảm thiểu
nguy cơ do vấn đề này gây ra, như Canada, Mỹ, và Úc 74<sub>. </sub>


 Sarcopenia có liên quan với gia tăng nguy cơ ngã ở người cao tuổi. Có
nhiều thang điểm và bài kiểm tra đánh giá nguy cơ ngã:


+ Bài kiểm tra đứng dậy và đi (TUG – Test Up and Go): bài kiểm tra đơn
giản đánh giá được khả năng hoạt động và nguy cơ ngã của người bệnh sớm.


+ Thang điểm đánh giá 21 yếu tố nguy cơ gây ngã (Fall 21 items): xác
định các nguy cơ có thể gây ngã ở người cao tuổi tại cộng đồng


+ Thang điểm đánh giá nguy cơ ngã Hendrich II (Hendrich II Fall Scale)
xác định một số nguy cơ ngã của người bệnh nội trú như sử dụng thuốc, tình
trạng chóng mặt, mất định hướng, số lần đại tiểu tiện.


 Sarcopenia là một trong các yếu tố nguy cơ gây ngã và làm tăng nguy cơ
ngã có chấn thương. Ngã rất phổ biến ở người cao tuổi và là nguyên nhân hàng
đầu của các thương tích nghiêm trọng ở người già như chấn thương sọ não, gãy
xương, có thể dẫn đến tàn phế thậm chí là tử vong. Trong cộng đồng mỗi năm
cứ 3 người trên 65 tuổi thì 1 người ngã, tuổi càng cao thì tỷ lệ ngã càng tăng.
Khoảng 3/4 số ca tử vong do ngã ở Mỹ chiếm khoảng 13% dân số từ 65 tuổi


trở lên. Tỷ lệ tử vong do ngã liên tục tăng khi tuổi cao,đặc biệt là trên 70 tuổi.
Các cá nhân đã ngã có nguy cơ ngã lần nữa gấp 3 lần75<sub>. Khoảng 6% chi phí y </sub>
tế cho người già ở Mỹ do chấn thương liên quan đến ngã 7<sub>. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

một biến cố hay gặp trên bệnh nhân Sarcopenia. Các can thiệp phòng ngừa
Sarcopenia có thể góp phần giúp ngăn ngừa ngã ở người cao tuổi 76<sub>. </sub>


Một nghiên cứu tiến hành trên 260 đối tượng ở độ tuổi 86,7 ± 5,4, được
theo dõi trong vòng 2 năm 7<sub>. Kết quả cho thấy 27,3% người mắc Sarcopenia bị </sub>
ngã ít nhất một lần trong khi tỷ lệ này ở đơí tượng không bị Sarcopenia là 9,8%
với p < 0,001.


Kết quả tương tự ở một nghiên cứu khác trên 5828 người cao tuổi tại cộng
đồng cho thấy nguy cơ ngã cao hơn ở người mắc Sarcopenia 77<sub>. Thêm vào đó, </sub>
nguy cơ ngã nhiều lần (ngã ít nhất 2 lần 1 năm) cũng cao hơn ở bệnh nhân
Sarcopenia với OR 2,38 (95%CI: 1,75 – 2,32) khi đã hiệu chỉnh theo tuổi.


1.5.4.Gánh nặng kinh tế


Sarcopenia có thể gây ra hoặc làm nặng hơn các hội chứng lão khoa khác,
làm tăng tình trạng mất chức năng và phụ thuộc, tăng tỷ lệ nhập viện cũng như
thời gian nằm viện. Vì vậy, gánh nặng mà bệnh lý này gây ra không chỉ là làm
tăng gánh nặng điều trị và quản lý bệnh nói riêng, mà nghiêm trọng hơn là tăng
gánh nặng chăm sóc người cao tuổi cho từng gia đình, cho ngành y tế và cho
tồn bộ xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

chi phí, đồng thời giúp người cao tuổi đạt được tình trạng già hóa khỏe mạnh
13<sub>. </sub>


1.5.5.Tử vong



Ghi nhận từ các nghiên cứu được thực hiện, sarcopenia có liên quan độc
lập tới gia tăng nguy cơ tử vong 79<sub>. Tuy nhiên, khơng có có cơ chế rõ ràng được </sub>
nêu ra nhằm giải thích mối liên quan giữa sarcopenia và nguy cơ tử vong ở
người cao tuổi.


Nghiên cứu đã ghi nhận bệnh nhân Sarcopenia có nguy cơ tử vong do mọi
nguyên nhân cao hơn không mắc Sarcopenia 79,80<sub>. Và sự khác biệt về tỷ lệ tử </sub>
vong ở bệnh nhân Sarcopenia so với nhóm khơng sarcopenia khơng có ý nghĩa
ở người cao tuổi trên 79 tuổi.


Phân tích gộp được tiến hành trên 12 nghiên cứu gồm 7 nghiên cứu tại
cộng đồng, 3 nghiên cứu tại bệnh viện và 2 nghiên cứu tại nhà dưỡng lão 80<sub>. </sub>
Kết quả đã chỉ ra rằng tỷ lệ tử vong ở người bệnh Sarcopenia cao hơn gấp 4 lần
so với người không mắc Sarcopenia và khơng có sự khác biệt giữa những nhóm
người có hồn cảnh sống khác nhau (người sống ngoài cộng đồng, người nhập
viện, người sống trong viện dưỡng lão, …), thời gian theo dõi khác nhau, mà
chỉ khác nhau về độ tuổi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

Chương 2



ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



2.1.Đối tượng nghiên cứu


Bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên đến khám tại khoa Khám bệnh, bệnh viện
Lão khoa Trung ương được tuyển vào nghiên cứu.


2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn



Người bệnh được lựa chọn vào nghiên cứu khi đảm bảo đủ các các tiêu chuẩn:
 Tuổi ≥ 60


 Người bệnh tới khám và điều trị ngoại trú tại Khoa khám bệnh – bệnh
viện Lão khoa Trung ương


 Bệnh nhân có thể thực hiện được các bộ câu hỏi, các thăm dò cận lâm sàng
và các bài kiểm tra chức năng theo chỉ định.


 Đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ


Bệnh nhân bị loại trừ khỏi nghiên cứu khi có MỘT trong các tiêu chuẩn sau:
 Mất thính lực và thị lực


 Sử dụng máy tạo nhịp tim


 Đang mắc các bệnh lý cấp tính nặng như; nhiễm khuẩn huyết, hơn mê do
hạ glucose máu, tăng áp lực thẩm thấu, nhiễm toan ceton, suy gan nặng,
tai biến mạch não giai đoạn cấp, rối loạn ý thức hoặc sảng.


 Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu (không đồng ý thực hiện
các thăm dò lâm sàng, cận lâm sàng hoặc khám lại).


2.2.Thiết kế nghiên cứu


+ Mục tiêu 1 và 2: Nghiên cứu cắt ngang
+ Mục tiêu 3: Nghiên cứu theo dõi dọc


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

Bảng 2.1. Tóm tắt thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu theo mục tiêu nghiên cứu



Mục tiêu Thiết kế


nghiên cứu


Cách
chọn mẫu


Cỡ mẫu
Mục tiêu 1


Xác định tỷ lệ Sarcopenia
và một số yếu tố liên quan
tới Sarcopenia ở bệnh nhân
cao tuổi điều trị ngoại trú


Nghiên cứu
cắt ngang


Chọn mẫu
toàn bộ


Cỡ mẫu tối thiểu: 384
Cỡ mẫu thực tế: 764
(người bệnh cao tuổi)


Mục tiêu 2


Đánh giá giá trị của
SARC-F, SARC-CalF và công


thức Ishii trong sàng lọc
Sarcopenia cho bệnh nhân
cao tuổi


Nghiên cứu
cắt ngang


Chọn mẫu
toàn bộ


Cỡ mẫu tối thiểu: 550
Cỡ mẫu thực tế: 764
(người bệnh cao tuổi)


Mục tiêu 3


Phân tích mối liên quan
giữa các chỉ số SARC-F,
SARC-CalF và công thức
Ishii ở thời điểm bắt đầu
nghiên cứu với một số biến
cố bất lợi về sức khỏe ở
người bệnh cao tuổi


Nghiên cứu
theo dõi dọc


Chọn mẫu
ngẫu nhiên
hệ thống


(từ quần
thể nghiên
cứu cắt
ngang)


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

2.3.Cỡ mẫu


Người bệnh tới khám tại các phòng khám ngoại trú tại khoa Khám bệnh,
bệnh viện Lão khoa Trung ương được tuyển vào nghiên cứu.


2.3.1. Cỡ mẫu cho nghiên cứu cắt ngang (Mục tiêu 1 và 2):
 Xác định tỷ lệ Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi


Cỡ mẫu được tính bằng cơng thức tính cỡ mẫu để xác định tỷ lệ cho một quần thể:
n=Z2


1- α/2 * [p*(1-p)/d2]
n = cỡ mẫu


Z1- α/2 = 1,96 (α = 0,05 và khoảng tin cậy 95%)
p =tỷ lệ Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi
d = 0,05


Chưa có nghiên cứu nào về Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi tại Việt
Nam, vì vậy chúng tơi giả định p là 50%. Vì vậy, cỡ mẫu cho nghiên cứu cắt
ngang theo mục tiêu 1 của chúng tôi dự kiến tối thiểu là 384 người cao tuổi.


 Xác định giá trị chẩn đoán của các phương pháp sàng lọc
Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi



 Tính cỡ mẫu để xác định độ đặc hiệu:


N : cỡ mẫu


FP : dương tính giả (False positive)
TN : Âm tính thật (True negative)
SP : độ đặc hiệu (Specificity, 80%)
Z : 1.96 ( = 0,05)


W : Độ tin cậy (5%)


P : tỷ lệ Sarcopenia trong quần thể NC (trong NC của chúng tôi, tỷ lệ
Sarcopenia là 54,7% theo Hiệp hội Sarcopenia châu Á - AWGS)


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

 Tính cỡ mẫu để xác định độ nhạy:
N : cỡ mẫu


TP : dương tính thật (True positive)
FN : Âm tính giả (False negative)
SN : Độ nhạy (Sensitivity, 95%)
Z : 1,96 (=5%)


W : Accuracy (5%)


P : tỷ lệ Sarcopenia trong quần thể NC (trong NC của chúng tôi, tỷ lệ
Sarcopenia là 54,7% theo Hiệp hội Sarcopenia châu Á - AWGS)


N = 132


Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định tỷ lệ Sarcopenia, đồng thời quan


tâm tới cả độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp chẩn đốn sàng lọc.Vì
vậy, chúng tôi lựa chọn cỡ mẫu lớn nhất với số lượng tối thiểu là 550 người
bệnh cao tuổi.


2.3.2. Cỡ mẫu cho ghiên cứu theo dõi dọc (Longitudinal study) (Mục tiêu 3):
Phân tích mối liên quan giữa các chỉ số SARC-F, SARC-CalF và công
thức Ishii ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu với các hệ quả sức khỏe không
mong muốn ở người bệnh cao tuổi


Sử dụng công thức (two side test):


N : cỡ mẫu


α = 0.01 : mức có ý nghĩa (%)


1-β : Độ mạnh của phương pháp chẩn đoán (99%)


P1 : Tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở người bệnh có Sarcopenia
khi theo dõi


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

Theo nghiên cứu Baltimore Longitudinal Study of Aging - BLSA, tỷ lệ tử
vong do mọi nguyên nhân của quần thể nghiên cứu là 39,4% với người bệnh có
SARC-F ≥ 4 và 8,0% với người bệnh có SARC-F < 4, trong thời gian theo dõi ít
nhất 2 năm55<sub>. </sub>


Cỡ mẫu nghiên cứu theo công thức là 166.


Dự kiến số người bỏ cuộc là 20%. Như vậy, cỡ mẫu của nghiên cứu theo
dõi dọc 3 tối thiểu là 200 người bệnh cao tuổi.



2.4.Phương pháp chọn mẫu


2.4.1. Nghiên cứu cắt ngang (cho Mục tiêu 1 và 2):
Phương pháp chọn mẫu toàn bộ


2.4.2. Nghiên cứu theo dõi dọc (Mục tiêu 3):
Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống


Từ các bệnh nhân được tuyển chọn vào nghiên cứu cắt ngang (N=764),
chúng tôi tiến hành theo dõi bệnh nhân trong 18 tháng nhằm phát hiện các biến
cố bất lợi. Cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu theo dõi dọc là 200.


Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống được thực hiện với khoảng
cách mẫu là: k = 764/200 = 3,8.


Chọn k = 3 (nghĩa là, theo danh sách đối tượng nghiên cứu cắt ngang
gồm 764 người bệnh cao tuổi, bắt đầu từ người bệnh có thứ tự 02, cứ cách hai
người chúng tôi chọn một người vào nghiên cứu theo dõi dọc)


Cỡ mẫu nghiên cứu theo dõi dọc là 255.


2.5.Địa điểm nghiên cứu


 Địa điểm: Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương
 Thời gian nghiên cứu: từ tháng 06/2017 đến tháng 04/2020.


2.6.Chỉ tiêu nghiên cứu, phương tiện và phương pháp thu thập số liệu


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

trong phỏng vấn các bộ câu hỏi, đo các chỉ số cơ thể và thực hiện các bài
kiểm tra đánh giá chức năng. Các chỉ tiêu theo dõi được thực hiện qua


phỏng vấn điện thoại hoặc trực tiếp.


Bảng 2.2. Các chỉ tiêu và phương tiện nghiên cứu


STT Chỉ tiêu nghiên cứu Phương tiện


1. Đặc điểm


chung


- Tuổi (năm)
- Giới


- Trình độ học vấn
- Đặc điểm sống
+ Sống một mình/sống
cùng gia đình


+ Ở khu vực nông
thôn/thành thị


Bệnh án nghiên cứu


2. Chẩn đoán


Sarcopenia
bằng “tiêu
chuẩn
vàng”, tiêu
chuẩn của



AWGS 18


Tiêu chuẩn 1: Khối lượng
cơ thấp


Xác định bởi khối lượng
cơ (Appendicular
Skeletal Muscle ASM)
hiệu chỉnh theo chiều
cao, (ASM/ht2<sub>) </sub>


Sử dụng Dual X-ray
absorptiometry scan (DXA,
Medix DR C12, Mauguio, Pháp)


Tiêu chuẩn 2: Cơ lực tay
thấp


Đánh giá cơ lực tay
(Hand grip strength -
HGS)


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

STT Chỉ tiêu nghiên cứu Phương tiện


3. Các
phương
pháp sàng
lọc



Sarcopenia


(1) Bộ câu hỏi SARC-F
19


Gồm 5 câu hỏi về: sức mạnh
cơ, sự hỗ trợ khi đi bộ, đứng
dậy từ ghế, leo cầu thang, và
ngã


(2) Bộ công cụ
SARC-CalF 21


Gồm bộ câu hỏi SARC-F và
chu vi vòng bắp chân (calf
circumference)


(3) Công thức Ishii 20 <sub>Công thức khác nhau giữa </sub>
nam và nữ: sử dụng tuổi, HGS
và chu vi vòng bắp chân
4. Các biến


số độc lập
có liên
quan tới
bệnh
sarcopenia


Các số đo cơ thể: Chu vi
bắp tay, cân nặng, chỉ số


khối cơ thể, (Body Mass
Index - BMI)


Khám lâm sàng


Các bài kiểm tra chức
năng


- Bài kiểm tra đứng dậy và đi
(Time Up and go – TUG)
- Bài kiểm khả năng với
(Functional Reach Test – FRT)
- Bài kiểm tra đứng lên ngồi
xuống trong 30 giây
(30-second chair stand test)
Mức độ hoạt động thể lực


thấp


Bộ câu hỏi IPAQ-SF
(International Physical
Activity Questrionaire short
form) 81


Tiền sử ngã và nhập viện
trong 12 tháng qua


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

STT Chỉ tiêu nghiên cứu Phương tiện


- Hồ sơ quản lý người bệnh


ngoại trú


Bệnh mắc kèm - Hồ sơ quản lý người bệnh
ngoại trú


- Sử dụng danh sách các bệnh
lý được đưa ra trước


Sự phụ thuộc trong các
chức năng hoạt động
hàng ngày có và khơng
sử dụng dụng cụ


Bảng kiểm ADL (Activities of
Dailly Living) và IADL
(Instrument Activities of
Dailly Living) 82


Tình trạng suy dinh
dưỡng


Mini Nutritional Assessment
Short Form (MNA-SF) 83
Hội chứng dễ bị tổn


thương – Frailty


Tiêu chuẩn Fried


Suy giảm nhận thức Trắc nghiệm MoCA


(Montreal Cognitive
Assessment)


Trầm cảm Bộ câu hỏi GDS-15 (Geriatric
Depression Scale 15 items)
Chất lượng cuộc sống EQ VAS 84


5. Các biến


cố bất lợi
về sức
khỏe, theo
dõi 18
tháng


Tử vong do mọi nguyên
nhân


- Hồ sơ quản lý người bệnh
- Phỏng vấn


Ngã mới xuất hiện
Sự phụ thuộc trong hoạt
động hàng ngày mới xuất
hiện


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

2.6.1. Chẩn đoán Sarcopenia dựa trên “tiêu chuẩn vàng” AWGS (Asian Working
Group on Sarcopenia)


Trong nghiên cứu của chúng tơi, Sarcopenia được chẩn đốn khi có khối


lượng cơ thấp và sức mạnh cơ thấp, theo tiêu chuẩn Hiệp hội Sarcopenia châu Á
AWGS 18<sub>. </sub>


2.6.1.1.Khối lượng cơ


+ Khối lượng cơ (kg): Mỗi người bệnh được đánh giá khối lượng cơ mỡ toàn
thân bằng máy đo DXA (Medix DR C12, Mauguio, France). Kết quả đưa ra
khối lượng cơ của từng phần cơ thể (kg).


Phép đo được thực hiện tại khoa Thăm dò chức năng, bệnh viện Lão khoa Trung
ương bởi kĩ thuật viên đã được đào tạo kĩ thuật đo mật độ cơ mỡ toàn thân.
Người bệnh được hướng dẫn mặc quần áo mỏng nhẹ khi thực hiện. Cần ít nhất
20 phút để thực hiện thăm dò này cho mỗi người bệnh.


Khối lượng cơ (Appendicular Skeletal Muscle - ASM, kg) là tổng khối
lượng cơ của tứ chi (Hình 2.1B: lean data = left arm + right arm + left leg +
right leg)85<sub>. </sub>


+ Chiều cao (m): Chiều cao được đo khi người bệnh đứng thẳng, và đo chính
xác tới khoảng 0,1cm.


Tình trạng giảm khối cơ ở bệnh nhân Sarcopenia được xác định bởi khối
lượng cơ tứ chi hiệu chỉnh theo chiều cao:


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

Hình 2.1A. Máy đo DXA Medix DR C12, Pháp


Hình 2.1B. Kết quả DXA của người bệnh
2.6.1.2. Sức mạnh cơ


+ Cơ lực tay (HGS, kg) được đánh giá sử dụng máy đo Jamar TM


Hidraulic Hand Dynamometer 5030 J1, USA).


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

cơ lực tay của người bệnh. Máy đo cơ lực tay được hiệu chỉnh thường xuyên
để đảm bảo tính chính xác của phép đo.


Hình 2.2. Đo cơ lực tay bằng máy Jamar TM Hidraulic Hand Dynamometer
5030 J1


Dựa theo “tiêu chuẩn vàng” AWGS 2019, Sarcopenia được chẩn đốn
khi có (1) khối lượng cơ thấp, và (2) Cơ lực tay thấp 18<sub>: </sub>


(1) Khối lượng cơ thấp (ASM/ht2<sub>) </sub>
< 7,0 kg/m2<sub> ở nam; </sub>


< 5,4 kg/m2<sub> ở nữ </sub>


(2) Cơ lực tay thấp (HGS):
< 28 kg ở nam;


< 18 kg ở nữ.


2.6.2. Các phương pháp sàng lọc Sarcopenia: SARC-F, SARC-CalF và công
thức của Ishii


2.6.2.1. Bộ câu hỏi SARC-F: dịch và hiệu chỉnh


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

Bộ câu hỏi SARC-F được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt bởi hai bác
sĩ Lão khoa độc lập. Tại Việt Nam, đơn vị “kg” được sử dụng thay cho “pound”,
vì vậy câu hỏi 1 “How much difficulty do you have in lifting and carrying 10
pounds?” khi dịch sang tiếng Việt sẽ được chuyển thành “Ơng/bà thấy khó khăn


như thế nào khi bê lên và mang 4,5kg?”. Sau đó, bộ câu hỏi tiếng Việt được
dịch lại tiếng Anh bởi hai người thông thạo tiếng Anh và so sánh với bản gốc
của bộ câu hỏi. Bộ câu hỏi SARC-F phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt được đề
cập ở Bảng 2.3.


Bảng 2.3. Bộ câu hỏi SARC-F phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt


Thành


phần Câu hỏi Điểm


Sức mạnh


Ông/bà gặp khó khăn như
thế nào khi nâng hoặc
mang vật nặng khoảng 4,5
kg?


Không = 0
Một chút = 1


Rất nhiều hoặc không thể làm
được = 2


Hỗ trợ khi đi
bộ


Ơng/bà gặp khó khăn như
thế nào



khi đi bộ qua 1 căn phịng?


Khơng = 0
Một chút = 1


Rất nhiều, sử dụng dụng cụ
hoặc không thể làm được = 2
Đứng


dậy từ ghế


Ông/bà gặp khó khăn như
thế nào khi đứng dậy từ
ghế hoặc giường?


Không = 0
Một chút = 1


Rất nhiều hoặc khơng thể làm
được nếu khơng có trợ giúp = 2
Leo cầu


thang


Ơng/bà gặp khó khăn như
thế nào khi leo 10 bậc cầu
thang?


Không = 0


Một chút = 1


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

Thành


phần Câu hỏi Điểm


Ngã Ông/bà ngã bao nhiêu lần
trong năm vừa qua?


Không = 0
1 – 3 lần = 1
4 lần hoặc hơn = 2


Components Questions Scoring


Strength How much difficulty do
you have in lifting and
carrying 4.5kg?


None = 0
Some = 1


A lot or unable = 2
Assistance in


walking


How much difficulty do
you have walking across a
room?



None = 0
Some = 1


A lot, use aids, or unable = 2
Rise from a


chair


How much difficulty do
you have transferring from
a chair or bed?


None = 0
Some = 1


A lot or unable without help = 2
Climb stairs How much difficulty do


you have climbing a flight
of ten stairs?


None = 0
Some = 1


A lot or unable = 2
Falls How many times have you


fallen in the last year?



None = 0
1–3 falls = 1
4 or more falls = 2


Đánh giá bộ câu hỏi: Với mỗi lĩnh vực đạt 0 đến 2 điểm. Tổng điểm đạt
0 đến 10. Nếu tổng điểm ≥ 4 được coi là có bệnh Sarcopenia 19<sub>. </sub>


2.6.2.2.Bộ cơng cụ SARC-CalF


Bộ công cụ SARC-CalF được phát triển từ bộ câu hỏi SARC-F bằng cách
bổ sung vòng bắp chân 21<sub>: </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

Hình 2.3. Cách đo chu vi bắp chân


Chu vi bắp chân được đo ở nơi lớn nhất của bắp chân khi khơng có co
cơ và gối gấp 90 độ. Tiến hành đo ở cả 2 chân và giá trị cao hơn được sử dụng
để đánh giá.


Cho điểm chu vi bắp chân khi đánh giá trong bộ công cụ SARC-CalF
như sau:


Nam: > 34 cm = 0 điểm
≤ 34 cm = 10 điểm
Nữ: > 33 cm = 0 điểm


≤ 33 cm = 10 điểm


Tổng điểm của 2 thành phần (1) Bộ câu hỏi SARC-F và (2) chu vi bắp
chân được tính. Và tổng điểm ≥ 11 được chẩn đoán Sarcopenia 21<sub>. </sub>
2.6.2.3. Công thức Ishii



Công thức Ishii được xây dựng dựa trên giới, tuổi, chu vi bắp chân, và
HGS 20<sub>. </sub>


HGS và chu vi bắp chân (calf circumference – CC) được đánh giá như
trên (phần 2.6.1.1. và phần 2.6.2.2.).


Cơng thức Ishii được tính tổng điểm như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

Tổng điểm Ishii được tính và sử dụng để chẩn đoán Sarcopenia khi:
≥ 105 ở nam


≥ 120 ở nữ


Bảng 2.4. Tóm tắt tiêu chuẩn chẩn đoán Sarcopenia theo AWGS và ba
phương pháp sàng lọc


Tiêu chuẩn Chẩn đoán Sarcopenia


Nam Nữ


Tiêu chuẩn vàng


Hiệp hội Sarcopenia châu
Á - AWGS


(1) ASM/ht2<sub> < 7.0 </sub>
kg/m2<sub> </sub>


(2) HGS < 28 kg



(1) ASM/ht2<sub> < 5.4 </sub>
kg/m2<sub> </sub>


(2) HGS < 18 kg


Các phương pháp sàng lọc


Bộ câu hỏi SARC-F ≥ 4 điểm


Bộ công cụ SARC-CalF ≥ 11 điểm


Công thức Ishii ≥ 105 điểm ≥ 120 điểm


2.6.3. Các yếu tố liên quan với bệnh sarcopenia


2.6.3.1.Đặc điểm chung


- Tuổi (năm):


Tuổi được chia làm 3 nhóm tuổi: 60-69, 70-79 và ≥ 80 tuổi.
- Giới: Nam và nữ


- Trình độ văn hóa:


Trình độ văn hóa thấp được xác định là chưa học xong tiểu học
- Ở một mình hoặc ở cùng gia đình


- Khu vực sống:



</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

2.6.3.2.Các số đo cơ thể
(1) Chu vi cánh tay


Chu vi cánh tay (cm) được đo ở vị trí lớn nhất khi người bệnh khơng co cơ
và khuỷu tay gấp 90 độ. Sau khi đo ở cả 2 tay, giá trị lớn hơn được sử dụng.


(2) Cân nặng


Cân nặng của người bệnh được đo bằng cân điện tử (Electronic Body Sclae
TCS-200-RT) với tư thế đứng thoải mái và mặc quần áo nhẹ. Cân nặng được
đo với sai số 0,1 kg.


(3) Chỉ số khối cơ thể BMI(kg/m2<sub>): </sub>


Xác định tình trạng thiếu cân.


BMI được tính bằng tỷ số cân nặng/chiều cao2<sub> (kg/m</sub>2<sub>) và được phân loại </sub>
theo World Health Organisation (WHO) 86<sub>: </sub>


+ Thiếu cân (<18.50),


+ Bình thường (18.50 – 24.99)
+ Thừa cân/béo phì (≥25.00)


2.6.3.3. Các yếu tố nguy cơ của bệnh sarcopenia
(1)Tiền sử ngã hoặc nhập viện trong 12 tháng qua


Đánh giá qua hỏi bằng bộ câu hỏi và ghi nhận qua hồ sơ quản lý bệnh nhân.


(2)Bệnh mắc kèm



Chỉ số bệnh đồng mắc Charlson (Charlson comorbidity index) được sử
dụng để đánh giá tình trạng các bệnh đồng mắc của người bệnh cao tuổi 87<sub>. Các </sub>
bệnh lý mắc kèm được khai thác qua hồ sơ của người bệnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

(3)Mức độ hoạt động thể lực


Bộ câu hỏi về mức độ HĐTL (IPAQ-SF– The International Physical
Activity Questionnaire short form) Gồm 7 câu hỏi về hoạt động của bệnh nhân
trong 7 ngày qua 88<sub>. </sub>


Mức độ hoạt động thể lực được xác định dựa trên năng lượng quy đổi từ
các câu hỏi tự đánh giá của bệnh nhân. Năng lượng quy đổi (metabolic
equivalent task, MET) được tính theo loại hoạt động (8MET cho hoạt động
cường độ nặng, 4MET cho hoạt động cường độ trung bình, và 3,3MET cho
hoạt động đi bộ)


Tổng số MET-phút/tuần được ghi nhận bằng tổng các hoạt động mà người
bệnh thực hiện. Theo đó, mức độ hoạt động thể lực được phân loại Thấp: < 600
MET-phút/tuần 88<sub>. </sub>


(4) Suy dinh dưỡng: (Mini Nutritional Assessment short form – MNA-SF)


Sử dụng Bảng đánh giá Tầm soát dinh dưỡng tối thiểu dành cho bệnh nhân
lớn tuổi MNA-SF (Mini Nutritional Assessment short form) 89


+ Gồm 6 câu hỏi về các lĩnh vực liên quan đến dinh dưỡng: Giảm khả năng
ăn uống/3 tháng qua do chán ăn, vấn đề tiêu hóa, nhai, nuốt khó; Sút cân trong 3
tháng qua; Khả năng vận động; Stress thể chất hoặc bệnh lý cấp tính trong 3 tháng
qua; Vấn đề về tâm thần kinh; Chỉ số BMI hoặc chu vi bắp chân.



+ Đánh giá kết quả: Thang điểm tối đa cho đánh giá này là 14 điểm.
> 8 điểm: Bình thường


0-7 điểm: suy dinh dưỡng


2.6.3.4. Các biến cố bất lợi về sức khỏe có liên quan với sarcopenia
(1)Phụ thuộc hoạt động chức năng hàng ngày:


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

+ Bảng đánh giá chức năng hoạt động hàng ngày không sử dụng dụng cụ
(Activities of Daily Living - ADL) 90<sub>: </sub>


Gồm 6 câu hỏi về các hoạt động: ăn uống, đi vệ sinh, mặc quần áo, chăm sóc
bản thân, đi lại, tắm rửa.


Điểm tối đa đối với một người bình thường khỏe mạnh là 6 điểm;
< 6 điểm: suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày không dùng dụng cụ


+ Bảng đánh giá chức năng hoạt động hàng ngày có sử dụng dụng cụ
Instruments Activities of Daily Living (IADL) 91<sub>: </sub>


Gồm 8 câu hỏi về các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân khi sử
dụng các dụng cụ phương tiện: sử dụng điện thoại, mua bán, nấu ăn, dọn dẹp nhà
cửa, giặt quần áo, sử dụng phương tiện giao thông, sử dụng thuốc, khả năng quản
lý chi tiêu.


Đánh giá: Điểm tối đa đối với một người bình thường khỏe mạnh là 8
điểm


< 8 điểm: có suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày có sử dụng dụng cụ,


phương tiện.


(2) Nguy cơ ngã:


Đánh giá bằng Bài kiểm tra đứng dậy và đi (TUG - Time Up and go)


+ Mục đích của bài kiểm tra: đánh giá chức năng vận động và nguy cơ ngã
của người cao tuổi 92<sub>. </sub>


+ Cách thực hiện:


Đối tượng tham gia được đề nghị mặc quần áo và đi giầy thoải mái, có thể
sử dụng dụng cụ hỗ trợ đi lại nếu cần thiết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

Tổng thời gian thực hiện 5 bước trên được ghi nhận. Nếu người bệnh cần
trên 20 giây để thực hiện bài kiểm tra này được coi là có Suy giảm chức năng
vận động và tăng nguy cơ ngã.


(3) Sức mạnh cơ chi dưới


Sử dụng bài kiểm tra đứng lên ngồi xuống trong 30 giây (30s-CST – 30
second chair stand test)


+ Mục tiêu của bài kiểm tra đứng lên ngồi xuống trong 30 giây là để xác
định sức mạnh cơ chi dưới 93<sub>. </sub>


+ Cách thực hiện:


Người bệnh ngồi trên ghế khơng có tay vịn, cao 44cm, lưng thẳng, và hai
tay đặt trước ngực. Người đánh giá hô khẩu lệnh “Bắt đầu” và “Kết thúc” bài


kiểm tra. Người bệnh được khích lệ thực hiện tối đa số lần đứng lên-ngồi xuống
trong 30 giây. Số lần đứng lên-ngồi xuống hoàn chỉnh được ghi nhận.


 Tổng số lần <10 được coi là có suy giảm sức mạnh cơ chi dưới.


(4) Chức năng thăng bằng


+ Bài kiểm tra chức năng với (FRT - Functional Reach Test)được thực
hiện để đánh giá khả năng giữ thăng bằng động của đối tượng nghiên cứu94<sub>. </sub>


+ Người bệnh đứng thẳng, hai tay đưa ra trước bằng vai. Giữ nguyên chân
ở tư thế đứng, khoảng cách bệnh nhân với tay được ra trước so với vị trí cũ
được ghi nhận.


 Khoảng cách với <15 cm được đánh giá là giảm chức năng thăng
bằng động.


(5) Hội chứng dễ bị tổn thương


Chẩn đoán hội chứng dễ bị tổn thương (Frailty) theo tiêu chuẩn Fried gồm
5 tiêu chí 95<sub>: </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

- Tình trạng yếu cơ: xác định bằng đo cơ lực tay. Nếu cơ lực tay của đối
tượng nghiên cứu thấp hơn ngũ phân vị thấp nhất (đã điều chỉnh theo
giới và chỉ số khối cơ thể) thì được tính là một tiêu chí trong chẩn đốn
HCDBTT.


- Sức bền và năng lượng kém.


- Sự chậm chạp: đánh giá bằng bài kiểm tra đi bộ 4 mét. Thời gian đi bộ >


5 giây được coi là có chậm chạp.


- Mức độ hoạt động thấp: Hoạt động thể lực được đánh giá bằng bộ câu
hỏi đánh giá hoạt động thể lực IPAQ-SF (đạt <600 MET-phút/tuần).
 Đánh giá kết quả:


Có > 3 trong số năm tiêu chí trên được chẩn đốn là có HCDBTT


(6) Chất lượng cuộc sống


Chất lượng cuộc sống được đánh giá sử dụng thang General Health Visual
Analogue (EQ-VAS)96<sub>. EQ-VAS là một thang đo với các giá trị từ 0 (tình trạng </sub>
sức khỏe tệ nhất) tới 100 (tình trạng sức khỏe tốt nhất). Người bệnh được đề
nghị chọn điểm mà mình phù hợp theo thang điểm trên.


2.6.3.5. Một số yếu tố liên quan khác
(1)Chức năng nhận thức:


Sử dụng trắc nghiệm đánh giá nhận thức: Montreal Cognitive
Assessment (MoCA) 97<sub>. </sub>


+ Các lĩnh vực nhận thức được đánh giá gồm thị giác không gian/chức
năng điều hành, ngơn ngữ, trí nhớ, chú ý, định hướng không gian thời gian và
năng lực tư duy trừu tượng.


+ Đánh giá kết quả: Điểm tối đa là 30 điểm.
≥ 23 điểm: bình thường


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

(2) Trầm cảm



+ Sử dụng bộ câu hỏi Geriatric Depression Scale (GDS 15), gồm 15 câu
hỏi với mỗi câu tính 0 điểm hoặc 1 điểm 98<sub>. </sub>


+ Tổng điểm được ghi nhận từ 0 tới 15.
> 5 điểm được đánh giá là có trầm cảm.


Bảng 2.5. Tóm tắt tiêu chuẩn đánh giá một số biến số nghiên cứu


Biến số nghiên cứu Bộ công cụ Tiêu chuẩn


đánh giá


Thiếu cân Chỉ số BMI < 18.50 kg/m2


Mức độ hoạt động thể lực
thấp


Bộ câu hỏi IPAQ-SF < 600
MET-phút/tuần


Suy dinh dưỡng Bộ câu hỏi MNA < 8 điểm


Tăng nguy cơ ngã Bài kiểm tra đứng dậy và
đi (TUG)


> 20 giây


Giảm sức mạnh cơ chi dưới Bài kiểm tra đứng lên ngồi
xuống trong 30 giây
(30s-CST)



<10 lần


Giảm chức năng thăng
bằng


Bài kiểm tra với (FRT) <15 cm


Phụ thuộc hoạt động chức
năng hàng ngày


Phụ thuộc hoạt động chức
năng hàng ngày không sử
dụng dụng cụ


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

Biến số nghiên cứu Bộ công cụ Tiêu chuẩn
đánh giá


Phụ thuộc hoạt động chức
năng hàng ngày có sử dụng
dụng cụ


Thang điểm IADL < 8 điểm


Hội chứng dễ bị tổn thương Tiêu chuẩn Fried > 3/5 tiêu chí
Suy giảm chức năng nhận


thức


trắc nghiệm đánh giá nhận


thức (MoCA)


< 23 điểm


Trầm cảm Bộ câu hỏi GDS 15 > 5 điểm


2.6.4. Các biến cố bất lợi về sức khỏe: sau thời gian theo dõi 18 tháng


Số liệu theo dõi được ghi nhận bằng phỏng vấn qua điện thoại, thăm khám
trực tiếp và tham khảo hồ sơ quản lý bệnh nhân ngoại trú. Thời gian theo dõi được
tính từ khi người bệnh đó được tuyển vào nghiên cứu tới khi được 18 tháng.


Mất theo dõi được xác định là người bệnh không tới khám tại khoa Khám
bệnh, bệnh viện Lão khoa trung ương và khơng liên lạc được sau ít nhất 05
cuộc gọi điện thoại vào các thời điểm khác nhau trong thời gian theo dõi. Tỉ lệ
bệnh nhân mất dấu theo dõi là 2% sau 18 tháng.


 Tử vong do mọi nguyên nhân.


Trong thời gian theo dõi, tình trạng sống của đối tượng nghiên cứu được
xác định. Tất cả các trường hợp tử vong do mọi nguyên nhân được và thời điểm
tử vong được ghi nhận.


 Ngã mới xuất hiện


Tỷ lệ ngã mới xuất hiện được nghiên cứu trên toàn bộ các đối tượng
khơng có tiền sử ngã trong 12 tháng trước đó (xác định vào thời điểm bắt đầu
tham gia nghiên cứu)


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

 Xuất hiện mới sự phụ thuộc các chức năng hoạt động hàng ngày


Tỷ lệ này được xác định cho các đối tượng khơng có sự phụ thuộc vào
chức năng hoạt động hàng ngày không sử dụng dụng cụ (ADL) và có sử dụng
dụng cụ (IADL) ở thời điểm bắt đầu tham gia nghiên cứu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ nghiên cứu


Người bệnh cao tuổi tới khám
tại BV Lão khoa TW


- Hỏi bệnh theo bệnh án nghiên cứu


- Khám lâm sàng


- Chẩn đoán Sarcopenia theo tiêu chuẩn
châu Á


- Sàng lọc Sarcopenia sử dụng các bộ công
cụ: SARC-F, SARC-CalF, công thức Ishii


- Theo dõi người bệnh trong 18 tháng qua khám
điện thoại và khám lâm sàng


- Đánh giá các biến cố bất lợi: tử vong, ngã, suy
giảm chức năng hoạt động hàng ngày


Phân tích số liệu xác
định mục tiêu 1 và mục
tiêu 2


Phân tích số liệu xác định mục tiêu 3



Người bệnh bị loại trừ
khỏi nghiên cứu theo
tiêu chuẩn và không
đồng ý tham gia vào
nghiên cứu (khơng đồng
ý thực hiện các thăm dị
lâm sàng, cận lâm sàng
hoặc khám lại)


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

2.7.Phân tích số liệu


2.7.1. Quản lý dữ liệu


Dữ liệu nghiên cứu được quản lý bằng phần mềm RedCAP. Việc phân
tích số liệu sử dụng phần mềm SPSS 22.0 (IBM Corp., Armonk, NY, USA).
2.7.2. Mô tả tỷ lệ Sarcopenia và các đặc điểm của quần thể nghiên cứu


Biến liên tục được biểu diễn bằng giá trị trung bình (± độ lệch chuẩn), và
các biến phân loại được biểu diễn bằng tần suất (n) và tỷ lệ (%).


So sánh tỷ lệ và giá trị trung bình giữa các nhóm:


So sánh các giá trị giữa 2 nhóm (nam và nữ, Sarcopenia và không
Sarcopenia được thực hiện với Chi-square với biến phân loại và Student’s
t-tests với biến liên tục. Có ý nghĩa thống kê tốn học của phép so sánh được xác
định khi p hai phía < 0.05.


2.7.3. Xác định một số yếu tố liên quan với Sarcopenia



</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

2.7.4. Phân tích giá trị chẩn đoán của các phương pháp sàng lọc Sarcopenia
 Tính tin cậy:


Tính tin cậy của bộ câu hỏi SARC-F được xác định bằng chỉ Cronbach’s
alpha và chỉ số hằng định nội bộ của các câu hỏi (Item-total coefficients). Giá
trị của chỉ số Cronbach’s alpha ≥ 0,70 có ý nghĩa là bộ câu hỏi có tính hằng
định nội bộ chấp nhận được99<sub>. Chỉ số hằng định nội bộ của các câu hỏi </sub>
(Item-total coefficients) được xác định bằng mối liên quan Pearson. Chỉ số này có giá
trị từ 0 tới 1, và giá trị cao thì cho thấy bộ câu hỏi có tính đồng nhất.


 Giá trị chẩn đoán


Để xác định giá trị chẩn đốn của bộ câu hỏi SARC-F, SARC-CalF và
cơng thức Ishii, tiêu chuẩn chẩn đoán Sarcopenia của Hiệp hội Sarcopenia châu
Á - AWGS 2019 được sử dụng làm “tiêu chuẩn vàng”.


Đường cong chẩn đoán (receiver operator curve - ROC), độ nhạy
(sensitivity - Se), độ đặc hiệu (specificity - Sp), và diện tích dưới đường cong
(area under the curve - AUC) được sử dụng để xác định giá trị chẩn đoán của
ba phương pháp sàng lọc19-21<sub>. </sub>


+ Độ nhạy (sensitivity - Se) là tỷ lệ người được chẩn đoán Sarcopenia
(theo tiêu chuẩn vàng) trong số những người được chẩn đoán Sarcopenia bằng
phương pháp sàng lọc (phương pháp sàng lọc Sarcopenia dương tính).


+ Độ đặc hiệu (specificity - Sp) là tỷ lệ người được chẩn đốn khơng mắc
Sarcopenia (theo tiêu chuẩn vàng) trong số những người được khẳng định
không mắc Sarcopenia bằng phương pháp sàng lọc.


+ Giá trị AUC càng cao càng cho thấy phương pháp chẩn đốn đó càng


có giá trị chẩn đốn bệnh tốt hơn: tốt (AUC ≥ 0,9), trung bình (0,7 ≤ AUC
<0,9), và thấp (0,5 ≤ AUC < 0,7) 100<sub>. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

+ Giá trị dự báo dương tính (positive predictive value - PPV) là khả năng
bệnh nhân được chẩn đoán Sarcopenia bằng tiêu chuẩn vàng AWGS 2019 trong
tổng số bệnh nhân được chẩn đoán Sarcopenia bằng phương pháp sàng lọc.


+ Giá trị dự báo âm tính (negative predictive value - NPV) là khả năng
bệnh nhân được chẩn đốn khơng mắc Sarcopenia bằng tiêu chuẩn vàng AWGS
2019 trong tổng số bệnh nhân được chẩn đốn khơng mắc Sarcopenia bằng
phương pháp sàng lọc 101<sub>. Giá trị của độ chính xác, giá trị dự báo âm tính và </sub>
dương tính càng cao thì cho thấy giá trị chẩn đốn của phương pháp đó càng
tốt.


2.7.4. Mối liên quan giữa các chỉ số SARC-F, SARC-CalF và công thức Ishii
ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu với các hệ quả sức khỏe không mong
muốn ở người bệnh cao tuổi trong 18 tháng theo dõi


- Tỷ lệ mới mắc các biến cố bất lợi về sức khỏe (n, %) trong 18 thángđược
mô tả.


- Phương pháp hồi quy đơn biến và các mơ hình hồi quy đa biến được sử
dụng để phân tích mối liên quan giữa các chỉ số SARC-F, SARC-CalF và công
thức Ishii ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu với các hệ quả sức khỏe không mong
muốn xuất hiện sau thời điểm 18 tháng ở người bệnh cao tuổi.


(1) Tử vong do mọi nguyên nhân (Hiệu chỉnh với các yếu tố: tuổi, giới, tiền
sử nhập viện trong 12 tháng trước nghiên cứu, suy dinh dưỡng, mức độ hoạt động
thể lực thấp, phụ thuộc trong các hoạt động hàng ngày, hội chứng dễ bị tổn thương,
trầm cảm, suy giảm nhận thức, đái tháo đường và tăng huyết áp)



</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

(3) Tình trạng giảm chức năng hoạt động hàng ngày mới xuất hiện (Hiệu
chỉnh với các yếu tố: sống một mình, tiền sử nhập viện trong 12 tháng trước
nghiên cứu, hội chứng dễ bị tổn thương, trầm cảm, đái tháo đường, tăng huyết
áp và chức năng vận động).


2.8.Khía cạnh đạo đức nghiên cứu


Nghiên cứu tuân thủ các quy định của khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu
y sinh học


- Bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều được giải thích rõ về mục tiêu nghiên
cứu và tự nguyện tham gia nghiên cứu.


- Thông tin thu thập được giữ bí mật.


- Nghiên cứu chỉ nhằm giúp đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân chứ khơng
có mục đích khác


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

Chương 3


KẾT QUẢ



3.1. Tỷ lệ Sarcopenia và các yếu tố liên quan ở người bệnh cao tuổi


Trong thời gian nghiên cứu, 916 người bệnh được mời tham gia vào
nghiên cứu, có 114 người bệnh (12,4%) khơng đồng ý tham gia nghiên cứu (27
người vì khơng muốn thực hiện đầy đủ các thăm dò lâm sàng và cận lâm sàng
của nghiên cứu, 18 người vì không muốn thực hiện khám lại, và 69 người không
nên lý do); và 802 người (87,6%) đồng ý. Có 38 người (4,7%) bị loại khỏi
nghiên cứu vì thiếu dữ liệu khám lâm sàng hoặc cận lâm sàng (đo DXA). Quần


thể nghiên cứu cắt ngang gồm 764 người bệnh cao tuổi.


3.1.1. Đặc điểm chung của quần thể nghiên cứu


Bảng 3.1. Đặc điểm chung của quần thể nghiên cứu


Đặc điểm Tổng


(n = 764)


Nam


(n = 292)


Nữ


(n = 472)
Tuổi trung bình 71,5 ± 8,9 71,4 ± 9,0 71,6 ± 8,8
Trình độ học vấn thấp (chưa


tốt nghiệp tiểu học)* 201 (26,3) 62 (30,8) 139 (69,2)


Sống một mình* 44 (5,8) 11 (25,0) 33 (75,0)


Sống ở nông thôn* 357 (46,7) 142 (39,8) 215 (60,2)


* <sub>Biến phân loại được trình bày là n (%). Biến liên tục được trình bày bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn; </sub>
Nhận xét


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

Bảng 3.2. Một số chỉ số nhân trắc của quần thể nghiên cứu



Đặc điểm Tổng


(n = 764)


Nam


(n = 292)


Nữ


(n = 472)
BMI(kg/m2<sub>)</sub> <sub>21,7 ± 3,4 </sub> <sub>20,9 ± 3,2 </sub> <sub>22,1 ± 3,4 </sub>


ASM (kg) 11,2 ± 3,0 12,0 ± 3,0 10,8 ± 2,9


ASM/Ht2 <sub>(kg/m</sub>2<sub>)</sub> <sub>4,7 ± 1,1 </sub> <sub>4,8 ± 1,0 </sub> <sub>4,7 ± 1,2 </sub>
Chu vi bắp chân (cm) 28,2 ± 7,7 27,4 ± 8,6 28,8 ± 7,1
Chu vi cánh tay (cm) 23,6 ± 8,0 21,8 ± 8,7 24,7 ± 7,3
Cơ lực tay (kg) 17,4 ± 7,8 21,3 ± 9,3 14,9 ± 5,6
Tốc độ đi bộ (m/s) 0,6 ± 0,3 0,7 ± 0,3 0,6 ± 0,3


Nhận xét


Chỉ số BMI trung bình nằm trong giới hạn bình thường (21,7 ± 3,4 kg/m2<sub>). </sub>
Chỉ số chu vi bắp chân có giá trị trung bình là 28,2 ± 7,7 cm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

Bảng 3.3. Một số đặc điểm của quần thể bệnh lý nghiên cứu


Đặc điểm Tổng



(n = 764)


Nam


(n = 292)


Nữ


(n = 472)
Tiền sử nhập viện trong 12


tháng qua 384 (50,3) 187 (64,0) 197 (41,7)


Suy dinh dưỡng (MNA < 8


điểm) 59 (7,7) 35 (12,0) 24 (5,1)


Mức độ HĐTL thấp


(IPAQ-SF, <600 MET-phút/tuần) 181 (23,7) 67 (22,9) 114 (24,2)
Hội chứng dễ bị tổn thương 140 (18,3) 55 (18,8) 85 (18,0)
Sự phụ thuộc trong các hoạt


động hàng ngày không sử
dụng dụng cụ (ADL)


290 (38,0) 91 (31,2) 199 (42,2)
Sự phụ thuộc trong các hoạt



động hàng ngày có sử dụng
dụng cụ (IADL)


313 (41,0) 108 (37,0) 205 (43,4)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn


tính 269 (35,2) 169 (58,8) 100 (21,2)


Nhận xét


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

3.1.2. Tỷ lệ Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi


Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ Sarcopenia của quần thể nghiên cứu theo các tiêu
chuẩn khác nhau và theo giới


Nhận xét


Tỷ lệ Sarcopenia theo các tiêu chuẩn khác nhau được trình bày ở Biểu
đồ 3.1. Tỷ lệ Sarcopenia được chẩn đoán là 61,2% khi dùng tiêu chuẩn vàng
AWGS 2019, là 49,2% khi dùng bộ câu hỏi SARC-F, là 59,4% khi dùng bộ
công cụ SARC-CalF và là 65,5% khi dùng công thức Ishii.


Tỷ lệ sarcopenia khi được chẩn đoán bằng các tiêu chuẩn có sự khác biệt
giữa hai giới. Tỷ lệ nam giới trong số được chẩn đoán sarcopenia bằng AWGS
là 45% (211/469).


61,2


49,2



59,4


65,5


72,3


43,5


56,3


75,3


54,7 <sub>52,8</sub>


61,2 <sub>59,5</sub>


0
10
20
30
40
50
60
70
80


AGWS 2019 SARC-F SARC-CalF Công thức Ishii


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ Sarcopenia theo nhóm tuổi theo tiêu chuẩn vàng của
Hiệp hội Sarcopenia châu Á - AWGS



Nhận xét


Tỷ lệ Sarcopenia theo tiêu chuẩn vàng của Hiệp hội Sarcopenia châu Á
tăng dần có ý nghĩa thống kê theo nhóm tuổi. Sarcopenia chỉ chiếm 45,4% ở
nhóm 60 – 69 tuổi, tuy nhiên bệnh lý này xuất hiện nhiều gấp hơn hai lần ở
nhóm > 80 tuổi (89,5%).


45,4


65,0


89,5


54,6


35,0


10,5
0


10
20
30
40
50
60
70
80
90


100


60 - 69 tuổi 70 - 79 tuổi ≥ 80 tuổi
Sarcopenia Không sarcopenia


p<sub>trend</sub><0,001


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

(*) <sub>p<0,001 </sub>


Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ Sarcopenia theo tình trạng dinh dưỡng, hoạt động thể lực
và hội chứng dễ bị tổn thương theo tiêu chuẩn vàng của Hiệp hội


Sarcopenia châu Á – AWGS


Nhận xét


Hầu hết người bệnh cao tuổi có tình trạng suy dinh dưỡng hoặc hội chứng
dễ bị tổn thương (chiếm tỷ lệ khoảng 90 %) được chẩn đoán Sarcopenia.


Tỷ lệ người bệnh cao tuổi mắc Sarcopenia có mức độ HĐTL thấp (78,5%)
cao hơn nhóm có mức độ HĐTL trung bình hoặc cao (58,3%), p < 0,001.


3.1.3. Một số yếu tố liên quan với Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi


Một số yếu tố liên quan tới Sarcopenia được phân tích trong nghiên cứu
của chúng tơi. Dựa trên mơ hình hồi quy đơn biến và đa biến chúng tơi có một
số kết quả như sau:


89,8



59,1


92,1


54,0


78,5


58,3


10,2


40,9


7,9


46,0


21,5


41,7


Có Khơng Có Khơng Có Khơng


Sarcopenia Khơng sarcopenia


Suy dinh dưỡng* <sub>Mức độ HĐTL </sub>


thấp*



Hội chứng dễ bị
tổn thương*


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

Bảng 3.4. Các đặc điểm chung liên quan với Sarcopenia ở người bệnh cao
tuổi: Phân tích hồi quy đơn biến


Yếu tố liên quan OR (95%CI) p


Tuổi (năm)
< 70 tuổi
> 70 – 80 tuổi
> 80 tuổi


1


2,23 (1,57 – 3,18)
4,58 (2,37 – 8,86)


<0,001


Giới
Nữ
Nam


1


1,32 (1,19 – 1,47)


<0,001



Trình độ học vấn
Cao


Thấp (chưa tốt nghiệp tiểu học)


1


1,89 (1,05 – 3,38)


< 0,05


Khu vực sinh sống
Ở thành thị
Ở nông thôn


1


2,26 (1,38 – 3,71)


0,001


Đặc điểm sống


Ở cùng người thân/người chăm sóc
Ở một mình


1


3,29 (2,20 – 4,94)



<0,001


Nhận xét


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

Bảng 3.5. Yếu tố liên quan với Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi: Phân
tích hồi quy đơn biến


Yếu tố liên quan OR (95%CI) p


Tiền sử nhập viện trong 12 tháng qua
Không




1


1,87 (1,17 – 3,00)


<0,05


Thiếu cân (BMI <18,5 kg/m2<sub>) </sub>
Không




1


3,16 (1,95 – 5,11)


<0,001



Mức độ HĐTL thấp (IPAQ-SF, <600
MET-phút/tuần)


Không


1


5,34 (2,29 – 5,46)


<0,001


Suy dinh dưỡng (MNA < 8 điểm)
Không




1


6,12 (2,60 – 14,43)


<0,001


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

Bảng 3.6. Mối liên quan của một số bệnh với Sarcopenia: Phân tích hồi
quy đơn biến


Bệnh lý OR (95%CI) p


Chỉ số bệnh đồng mắc Charlson 1,10 (0,91 – 1,33) > 0,05


Đái tháo đường


Không


1


0,64 (0,38 – 1,06)


> 0,05


Tăng huyết áp
Không


1


1,22 (0,91 – 1,64)


> 0,05


Bệnh mạch ngoại vi
Không




1


1,44 (0,74 – 2,82)



> 0,05


Bệnh thận mạn tính
Không




1


3,88 (0,86 – 17,46)


> 0,05


Bệnh phổi mạn tính (COPD/hen phế quản)
Không




1


1,62 (1,18 – 2,21)


<0,01


COPD, chronic obstructive pulmonary disease.


Nhận xét


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

Bảng 3.7. Các yếu tố liên quan tới Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi: Mô
hình hồi quy đa biến



Yếu tố liên quan OR hiệu chỉnh


(95%CI) p


Tuổi


< 70 tuổi
> 70 – 80 tuổi
> 80 tuổi


1


2,53 (1,71 - 3,75)
9,43 (4,69 – 18,96)


<0,001


Tiền sử nhập viện trong 12 tháng qua
Không




1


2,01 (1,37 – 2,95)


<0,001


Bệnh phổi mạn tính (COPD/hen phế quản)


Không




1


1,75 (1,18 – 2,60)


<0,05


Thiếu cân (BMI <18,5 kg/m2<sub>) </sub>
Không




1


3,34 (1,88 – 5,96)


<0,001


Mức độ HĐTL thấp (IPAQ-SF, <600
MET-phút/tuần)


Không


1


2,02 (1,11 – 3,65)



<0,05


BMI: Body Mass Index; COPD, chronic obstructive pulmonary disease; IPAQ-SF: International Physical
Activity Questionnaire short form


Nhận xét


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

3.2. Giá trị của SARC-F, SARC-CalF và công thức Ishii trong sàng lọc
Sarcopenia cho người bệnh cao tuổi


3.2.1. Tính tin cậy và tính giá trị của các phương pháp sàng lọc Sarcopenia


3.2.1.1.Tính tin cậy của bộ câu hỏi SARC-F


Điểm tổng bộ câu hỏi SARC-F trung bình là 3,2 ± 2,4.


Bảng 3.8. Tính hằng định nội bộ của bộ câu hỏi SARC-F phiên bản
tiếng Việt


Các khía
cạnh của bộ


câu hỏi


Điểm [n (%)]


Trung
bình (SD)



Mối liên
quan các
câu hỏi với
tổng chung


0 1 2


Sức mạnh cơ 242 (31,7) 343 (44,9) 179 (23,4) 0,9 (0,7) 0,84
Sự hỗ trợ khi


đi bộ 357 (46,7) 380 (49,7) 27 (3,5) 0,6 (0,6) 0,86
Đứng dậy từ


ghế 320 (41,9) 419 (54,8) 25 (3,3) 0,6 (0,6) 0,86
Leo cầu thang 244 (31,9) 413 (54,1) 107 (14,0) 0,8 (0,7) 0,85
Tiền sử ngã 576 (75,4) 168 (22,0) 20 (2,6) 0,3 (0,5) 0,50


Tổng điểm 3.2 (2,4)


Nhận xét


Bảng trên mơ tả tính hằng định nội bộ của bộ câu hỏi SARC-F phiên bản
tiếng Việt, với giá trị Cronbach’s alpha là 0,85.


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

3.2.1.2. Giá trị chẩn đoán của ba phương pháp sàng lọc


Giá trị chẩn đoán của các phương pháp sàng lọc (bộ câu hỏi SARC-F, bộ
công cụ SARC-CalF, công thức của Ishii) được xác định khi so sánh với “tiêu
chuẩn vàng” là tiêu chuẩn chẩn đoán Sarcopenia của Hiệp hội Sarcopenia châu
Á - AWGS.



Bảng 3.9. Giá trị chẩn đoán của ba phương pháp sàng lọc khi so sánh với
tiêu chuẩn vàng của Hiệp hội Sarcopenia châu Á: Toàn bộ quần thể


nghiên cứu
Tiêu chuẩn


AWGS 2019


Độ nhạy-
Se
(%)


Độ đặc
hiệu- Sp


(%)


Giá trị tiên
đốn âm
tính- PPV


(%)


Giá trị tiên
đốn dương


tính- NPV
(%)



Độ chính
xác
(%)


SARC-F 62,3 71,4 77,4 54,5 65,8


SARC-CalF 72,6 61,0 74,7 58,4 68,1


Công thức


Ishii 96,7 54,5 75,8 91,8 79,6


Se: Sensitivity; Sp: Specificity; NPV: Negative Predictive Value; PPV: Possitive Predictive Value.


Nhận xét


Nhìn chung, cơng thức Ishii có giá trị chẩn đốn Sarcopenia (đánh giá
bằng độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đốn âm tính và giá trị tiên đốn dương
tính) tốt hơn bộ câu hỏi SARC-F và bộ cơng cụ SARC-CalF.


Trong 3 phương pháp sàng lọc, công thức Ishii có độ nhạy và giá trị tiên
đốn âm tính tốt hơn hai phương pháp cịn lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

Bảng 3.10. Giá trị chẩn đoán của ba phương pháp sàng lọc khi so sánh với
tiêu chuẩn vàng của Hiệp hội Sarcopenia châu Á: ở nam


Tiêu chuẩn
AWGS 2019
Độ nhạy-
Se


(%)
Độ đặc
hiệu- Sp
(%)


Giá trị tiên
đốn âm
tính- PPV


(%)


Giá trị tiên
đốn dương
tính- NPV
(%)
Độ chính
xác
(%)


SARC-F 54,8 85,2 90,6 42,1 63,2


SARC-CalF 67,6 71,6 86,1 46,0 68,7


Công thức


Ishii 98,4 54,2 84,9 93,0 86,1


Se: Sensitivity; Sp: Specificity; NPV: Negative Predictive Value; PPV: Possitive Predictive Value.


Nhận xét



Ở nam giới, giá trị chẩn đoán sàng lọc của công thức Ishii tốt hơn so với
hai phương pháp còn lại, với độ nhạy, giá trị tiên đốn dương tính và độ chính xác
cao nhất tương ứng là 98,4%, 93,0% và 86,1%.


Bảng 3.11. Giá trị chẩn đoán của ba phương pháp sàng lọc khi so sánh với
tiêu chuẩn vàng của Hiệp hội Sarcopenia châu Á: ở nam


Tiêu chuẩn
AWGS 2019
Độ nhạy-
Se
(%)
Độ đặc
hiệu- Sp
(%)


Giá trị tiên
đốn âm
tính- PPV


(%)


Giá trị tiên
đốn dương
tính- NPV
(%)
Độ chính
xác
(%)



SARC-F 68,5 66,0 70,7 63,7 67,4


SARC-CalF 76,7 57,0 68,2 67,0 67,7


Công thức


Ishii 95,1 54,6 68,7 91,4 75,3


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

Nhận xét


Ở nữ giới, giá trị chẩn đoán sàng lọc của công thức Ishii tốt hơn so với
hai phương pháp cịn lại, với độ nhạy, giá trị tiên đốn dương tính và độ chính xác
cao nhất.


Biểu đồ 3.4. Đường cong ROC của ba phương pháp sàng lọc khi so sánh
với tiêu chuẩn vàng AWGS 2019: toàn bộ quần thể nghiên cứu


Nhận xét


Công thức Ishii có diện tích dưới đường cong lớn nhất AUC (Area Under
the Curve): 0,88 (95%CI: 0,86 – 0,91), p<0,001.


AUC của bộ câu hỏi SARC-F và SARC-CalF đều lớn hơn 0,7 (AUC
tương ứng là 0,71 (95%CI: 0,67 – 0,74) và 0,76 (95%CI: 0,72 – 0,80)).


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

Biểu đồ 3.5. Đường cong ROC của ba phương pháp sàng lọc khi so sánh
với tiêu chuẩn vàng AWGS 2019: ở nam


Nhận xét



Ở nam giới, diện tích dưới dường cong AUC của cơng thức Ishii có giá
trị lớn nhất (AUC: 0,94 (95%CI: 0,91 – 0,97), p<0,001.


Diện tích dưới đường cong AUC của SARC-F và SARC-CalF đều lớn
hơn 0,7 (AUC tương ứng của hai phương pháp sàng lọc này là 0,74 (95%CI:
0,68 – 0,80) và 0,80 (95%CI: 0,75 – 0,85)).


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

Biểu đồ 3.6. Đường cong ROC của ba phương pháp sàng lọc khi so sánh
với tiêu chuẩn vàng AWGS 2019: ở nữ


Nhận xét


Kết quả tương tự như ở nam giới, diện tích dưới đường cong AUC của
SARC-F là 0.71 (95%CI: 0.66 – 0.76) và của SARC-CalF là 0.75 (95%CI: 0.70
– 0.80). AUC của công thức Ishii cao hơn 0.8.


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

3.2.2. Mối liên quan giữa Sarcopenia chẩn đốn bằng các phương pháp sàng
lọc và tình trạng suy giảm chức năng, tình trạng dinh dưỡng và các
biến cố sức khỏe khác


3.2.2.1.Mối liên quan giữa Sarcopenia chẩn đoán bằng các phương pháp sàng
lọc và tình trạng suy giảm chức năng


Các chức năng được đánh giá bao gồm cơ lực tay, tốc độ đi bộ, chức năng
vận động và nguy cơ ngã, chức năng thăng bằng và sức mạnh cơ chi dưới.


Bảng 3.12. Các hoạt động chức năng theo tình trạng Sarcopenia (chẩn
đốn bằng bộ câu hỏi SARC-F)



Các hoạt động chức năng Sarcopenia
SARC-F ≥ 4


Không
Sarcopenia
SARC-F < 4


p


Nguy cơ ngã (TUG) (giây) 19,1 ± 9,7 11,5 ± 3,8 <0,001


Chức năng thăng bằng


(FRT) (cm) 11,3 ± 7,4 22,5 ± 9,5 <0,001


Sức mạnh cơ chi dưới


(30s-CST) (Số lần) 5,7 ± 3,3 11,0 ± 4,0 <0,001
TUG: Test Up and Go; FRT: Functional Reach Test; 30s-CST: 30 second Chair Stand Test.


Nhận xét


Sức mạnh cơ chi dưới và tốc độ đi bộ thấp hơn có ý nghĩa thống kê ở
nhóm có điểm SARC-F ≥ 4.


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

Bảng 3.13. Các hoạt động chức năng theo tình trạng Sarcopenia (chẩn
đốn bằng bộ cơng cụ SARC-CalF)


Các hoạt động chức
năng



Sarcopenia
SARC-CalF ≥ 11


Không
Sarcopenia
SARC-F < 11


p


Nguy cơ ngã (TUG) (giây) 17,2 ± 9,1 12,5 ± 5,7 <0,001


Chức năng thăng bằng


(FRT) (cm) 15,2 ± 9,9 19,7 ± 10,0 <0,001


Sức mạnh cơ chi dưới


(30s-CST) (Số lần) 7,4 ± 4,4 10,0 ± 4,4 <0,001
TUG: Test Up and Go; FRT: Functional Reach Test; 30s-CST: 30 second Chair Stand Test.


Nhận xét


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

Bảng 3.14. Các hoạt động chức năng theo tình trạng Sarcopenia (chẩn
đốn bằng cơng thức Ishii)


Các hoạt động chức năng


Sarcopenia chẩn đốn bằng
cơng thức Ishii



p


Sarcopenia Không


Sarcopenia


Nguy cơ ngã (TUG) (giây) 15,3 ± 8,5 12,0 ± 4,3 <0,001


Chức năng thăng bằng


(FRT) (cm) 17,6 ± 11,4 16,6 ± 7,0 0,263


Sức mạnh cơ chi dưới


(30s-CST) (Số lần) 8,7 ± 4,6 9,5 ± 4,1 0,051


TUG: Test Up and Go; FRT: Functional Reach Test; 30s-CST: 30 second Chair Stand Test.


Nhận xét


Tốc độ đi bộ giảm, và chức năng vận động và nguy cơ ngã tăng lên có ý
nghĩa thống kê ở nhóm có chẩn đốn Sarcopenia sử dụng cơng thức Ishii.


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

Bảng 3.15. Mối liên quan giữa sự suy giảm các chức năng cơ thể với tình
trạng Sarcopenia được chẩn đốn bằng nhiều phương pháp sàng lọc khác


nhau: Phân tích hồi quy đơn biến


Các yếu tố



Sarcopenia chẩn đoán bằng các phương pháp
sàng lọc


SARC-F SARC-CalF Công thức
Ishii


OR (95%CI)
Chức năng vận động giảm


và nguy cơ ngã cao (TUG
< 20 giây)


16,56
(9,12 – 29,92)


5,44
(3,34 – 8,86)


12,01
(3,75 – 38,48)
Sức mạnh cơ chi dưới


(30s-CST < 10 lần)


11,10
(7,79 – 15,80)


2,75
(2,04 – 3,72)



1,36
(0,95 – 1,95)
Giảm chức năng thăng


bằng động (FRT < 15cm)


8,43
(6,08 – 11,67)


1,66
(1,24 – 2,23)


0,71
(0,50 – 1,01)
Mức độ hoạt động thể lực


thấp (IPAQ-SF < 600
METs-phút/tuần)


8,43
(5,33 – 13,33)


6,07
(3,73 – 9,88)


5,19
(2,36 – 11,44)


TUG: Test Up and Go; FRT: Functional Reach Test; 30s-CST: 30 second Chair Stand Test; IPAQ-SF:


International Physical Activity Questionnaire – Short Form; METs: Metaboic Equivalent Task.


Nhận xét


Sarcopenia chẩn đốn bằng tiêu chuẩn vàng có liên quan tới sự suy giảm
nhiều hơn các hoạt động chức năng của cơ thể.


Đối tượng nghiên cứu có điểm SARC-F và SARC-CalF có liên quan có
ý nghĩa thống kê với sự suy giảm các hoạt động chức năng của cơ thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

Mức độ hoạt động thể lực của bệnh nhân người cao tuổi có liên quan tới
gia tăng xuất hiện Sarcopenia chẩn đoán bằng SARC-F ≥ 4, SARC-CalF ≥ 11
hoặc công thức Ishii (OR thay đổi trong khoảng từ 5,19 to 8,43, p < 0,01).


3.2.2.2. Mối liên quan giữa Sarcopenia và tình trạng suy suy dinh dưỡng và
khối lượng cơ


Bảng 3.16. Mối liên quan giữa Sarcopenia (chẩn đoán bằng điểm SARC-F)
với khối lượng cơ và tình trạng dinh dưỡng


Sarcopenia
SARC-F ≥ 4


Không
Sarcopenia
SARC-F < 4


p


ASM (kg) 10,7 ± 2,8 11,8 ± 3,1 <0,001



ASM/ht2 <sub>4,62 ± 1,04 </sub> <sub>4,87 ± 1,12 </sub> <sub>0,002 </sub>


BMI 21,5 ± 3,6 21,7 ± 3,2 0,256


Cân nặng (kg) 49,8 ± 9,3 52,7 ± 9,0 <0,001


Thang điểm đánh giá
tình trạng dinh dưỡng
MNA - SF


10,8 ± 2,8 12,0 ± 1,8 <0,001


BMI, Body Mass Index; ASM, Appendicular Skeletal Mass; MNA, Mini Nutritional Assessment.


Nhận xét


Khối lượng cơ ASM và khối lượng cơ hiệu chỉnh theo chiều cao thấp hơn
có ý nghĩa thống kê ở nhóm có điểm SARC-F ≥ 4 so với nhóm có điểm <4.


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

Bảng 3.17. Mối liên quan giữa Sarcopenia (chẩn đoán bằng điểm
SARC-CalF) với khối lượng cơ và tình trạng dinh dưỡng


Sarcopenia
SARC-CalF ≥ 11


Không
Sarcopenia
SARC-F < 11



p


ASM (kg) 10,7 ± 2,7 12,1 ± 3,2 <0,001


ASM/ht2 <sub>4,57 ± 0,97 </sub> <sub>5,01 ± 1,21 </sub> <sub><0,001 </sub>


BMI 21,0 ± 3,2 22,6 ± 3,4 <0,001


Cân nặng (kg) 48,8 ± 8,6 54,8 ± 9,0 <0,001


Thang điểm đánh giá tình


trạng dinh dưỡng MNA (điểm) 10,8 ± 2,6 12,3 ± 1,7 <0,001
BMI, Body Mass Index; ASM, Appendicular Skeletal Mass; MNA, Mini Nutritional Assessment.


Nhận xét


Khối lượng cơ ASM và khối lượng cơ hiệu chỉnh theo chiều cao ASM/ht2
thấp hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm có điểm SARC-CalF ≥ 11 so với nhóm
có điểm SARC-CalF < 11.


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

Bảng 3.18. Khối lượng cơ và tình trạng dinh dưỡng theo tình trạng
Sarcopenia xác định bằng cơng thức Ishii


Cơng thức Ishii p


Sarcopenia Không


Sarcopenia



ASM (kg) 10,9 ± 2,7 12,9 ± 3,6 <0,001


ASM/ht2 <sub>4,62 ± 0,98 </sub> <sub>5,29 ± 1,40 </sub> <sub><0,001 </sub>


BMI 21,1 ± 3,3 23,2 ± 3,0 <0,001


Cân nặng (kg) 49,4 ± 9,7 56,8 ± 8,2 <0,001


Thang điểm đánh giá
tình trạng dinh dưỡng
MNA (điểm)


10,9 ± 2,5 12,7 ± 1,6 <0,001


BMI, Body Mass Index; ASM, Appendicular Skeletal Mass; MNA, Mini Nutritional Assessment.


Nhận xét


Khối lượng cơ ASM và khối lượng cơ hiệu chỉnh theo chiều cao ASM/ht2
thấp hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm Sarcopenia được chẩn đốn bằng công
thức Ishii, p<0,001.


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

Bảng 3.19. Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và khối lượng cơ với tình
trạng Sarcopenia được chẩn đốn bằng nhiều phương pháp sàng lọc khác


nhau: Phân tích hồi quy đơn biến


Các yếu tố SARC-F SARC-CalF Ishii’s formula


OR (95%CI)


Giảm khối lượng cơ


(tiêu chuẩn AWGS)


1,05
(0,63 – 1,76)


2,14
(1,27 – 3,60)


3,41
(1,92 – 6,07)


Thiếu cân (BMI
<18,5kg/m2<sub>) </sub>


1,68
(1,13 – 2,49)


2,37
(1,53 – 3,69)


13,23
(4,13 – 42,32)


Suy dinh dưỡng (MNA
≤ 7)


9,03
(4,05 – 20,14)



10,72
(3,85 – 29,90)


8,99
(2,17 – 37,34)


BMI, Body Mass Index; ASM, Appendicular Skeletal Mass; MNA, Mini Nutritional Assessment.


Nhận xét


Sarcopenia được chẩn đốn bằng bộ cơng cụ SARC-CalF và cơng thức
Ishii có liên quan tới tình trạng giảm khối lượng cơ, p < 0,05.


Sarcopenia được chẩn đoán bằng ba phương pháp sàng lọc sarcopnia có
liên quan tới tình trạng thiếu cân (OR trong khoảng từ 1,68 tới 13,23) và suy dinh
dưỡng (OR trong khoảng 9,03 tới 10,27).


3.2.2.3. Mối liên quan giữa Sarcopenia và các biến cố bất lợi về sức khỏe


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tình trạng Sarcopenia được chẩn đốn bằng
nhiều phương pháp sàng lọc khác nhau với các biến cố bất lợi về sức khỏe:


Phân tích hồi quy đơn biến qua nghiên cứu cắt ngang


Các biến cố bất lợi về sức
khỏe


SARC-F SARC-CalF Công thức Ishii



OR (95%CI)


Sự phụ thuộc trong các hoạt
động hàng ngày không sử
dụng dụng cụ (ADL)


11,13
(7,78 – 15,91)


6,78
(4,72 – 9,75)


7,01
(3,94 – 12,48)


Sự phụ thuộc trong các
hoạt động hàng ngày có sử
dụng dụng cụ (IADL)


9,73
(6,92 – 13,68)


5,87
(4,17 – 8,26)


5,40
(3,28 – 8,91)


Hội chứng dễ bị tổn
thương (tiêu chuẩn Fried)



18,96
(10,03 – 35,84)


9,01
(4,99 – 16,30)


13,18
(4,12 – 42,19)


Chất lượng cuộc sống
(điểm EQ-VAS)


0,94
(0,92 – 0,95)


0,95
(,0,94 – 0,97)


0,95
(0,94 – 0,97)


Tình trạng suy giảm nhận
thức (điểm MOCA < 23)


0,75
(0,49 – 1,15)


0,84
(0,54 – 1,31)



0,95
(0,55 – 1,64)
Trầm cảm (điểm GDS > 5) 0,88


(0,63 – 1,25)


1,27
(0,89 – 1,82)


1,60
(0,99 – 2,56)
ADL: Activities Daily Living; IADL: Instrument Activities Daily Living; MOCA: Montreal Cognitive
Assessment; GDS: Geriatric Depression Scale; EQ-VAS:General Health Visual Analogue


Nhận xét


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

3.3. Mối liên quan giữa các chỉ số SARC-F, SARC-CalF và công thức Ishii
ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu với biến cố bất lợi về sức khỏe liên
quan tới Sarcopenia người bệnh cao tuổi sau 18 tháng theo dõi


Các đối tượng nghiên cứu được theo dõi trong 18 tháng. Điểm SARC-F,
SARC-CalF và cơng thức Ishii cao có giá trị xác định Sarcopenia ở thời điểm
bắt đầu nghiên cứu.


Quần thể nghiên cứu theo dõi dọc gồm 255 người bệnh, trong thời gian
theo dõi có 5 người bị mất theo dõi, quần thể nghiên cứu cuối cùng gồm 250
người bệnh.


Đặc điểm chung của quần thể nghiên cứu theo dõi dọc được mô tả trong


bảng sau:


Bảng 3.21. Đặc điểm chung của quần thể nghiên cứu theo dõi dọc tại thời
điểm bắt đầu nghiên cứu (N=250)


Đặc điểm Tổng (N=250)


Tuổi (năm) 71,3 ± 9,1


Nam 98 (39,2%)


Cân nặng (kg) 53,0 ± 9,7


Chu vi bắp chân (cm) 31,5 ± 4,6


Cơ lực tay (kg) 16,65 ± 7,60


Điểm SARC-F 3,5 ± 2,1


Điểm SARC-CalF 10,7 ± 5,3


Điểm Ishii 136,8 ± 42,2


Nhận xét:


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

3.3.1. Mối liên quan giữa các chỉ số SARC-F, SARC-CalF và công thức Ishii
ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu với sự xuất hiện tử vong do mọi nguyên
nhân ở người bệnh cao tuổi


* p<0,05; ** p<0,001



Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở người bệnh cao tuổi theo
tình trạng Sarcopenia: theo dõi dọc 18 tháng


Nhận xét


Tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân trong tất cả các người bệnh cao tuổi
được theo dõi trong 18 tháng là 8,25% (25 người).


Tất cả người bệnh tử vong do mọi nguyên nhân đều được chẩn đốn
Sarcopenia bằng cơng thức Ishii ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu.


Tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở nhóm được chẩn đoán Sarcopenia
bằng phương pháp sàng lọc SARC-F hoặc SARC-CalF đều cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với nhóm khơng Sarcopenia, p < 0,05.


0
2
4
6
8
10
12
14
16


SARC-F* SARC-CalF* Công thức Ishii**


14,3



13,2 <sub>12,6</sub>


5,1 5,0


0,0


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

Bảng 3.22. Mối liên quan giữa các chỉ số SARC-F, SARC-CalF và công
thức Ishii ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu với tử vong do mọi nguyên nhân


ở người bệnh cao tuổi


Sarcopenia


Phân tích hồi quy
đơn biến
OR (95%CI)


Phân tích hồi quy đa biến
OR hiệu chỉnh (95%CI)


Mơ hình 1 Mơ hình 2


SARC-F 6,53


(1,90 – 22,45)


4,51
(1,22 – 16,73)


20,93


(1,17 – 375,75)


SARC-CalF 2,95


(1,07 – 8,15)


1,61
(0,51 – 5,07)


-


Công thức
Ishii(*)


- - -


(*) Tất cả các trường hợp tử vong do mọi nguyên nhân sau 18 tháng theo dõi đều được
chẩn đốn Sarcopenia bằng cơng thức Ishii ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu.


Mơ hình 1: Hiệu chỉnh theo tuổi, giới


Mơ hình 2: Hiệu chỉnh theo tuổi, giới, tiền sử nhập viện trong 12 tháng qua, suy dinh dưỡng,
mức độ hoạt động thể lực thấp, phụ thuộc trong các hoạt động hàng ngày, hội chứng dễ bị
tổn thương, trầm cảm, suy giảm nhận thức, đái tháo đường và tăng huyết áp.


Nhận xét


Trên mơ hình phân tích hồi quy đơn biến, Sarcopenia có liên quan tới
tăng tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân (OR 6.53, 95%CI: 1.90 – 22.45 khi
chẩn đoán bằng SARC-F, và OR 2.95, 95%CI: 1.07 – 8.15 khi chẩn đốn bằng


bộ cơng cụ SARC-CalF).


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

3.3.2. Mối liên quan giữa các chỉ số SARC-F, SARC-CalF và công thức Ishii
ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu với sự xuất hiện ngã mới ở người bệnh cao
tuổi


Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ xuất hiện ngã mới ở người bệnh cao tuổi trong 18 tháng
theo dõi (N=196)


Nhận xét


Trong 250 được theo dõi, có 196 người bệnh cao tuổi khơng có tiền sử
ngã trước đây. Tỷ lệ ngã mới (incidence of fall) được xác định ở những bệnh
nhân này.


Có 61 trường hợp ngã mới xuất hiện trong thời gian nghiên cứu (chiếm
31,1 %).


Tỷ lệ ngã mới cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm có Sarcopenia (chẩn đốn
bằng cơng thức Ishii) (36,4%) so với nhóm khơng Sarcopenia (22,8%), p < 0,05.


0
5
10
15
20
25
30
35
40



SARC-F SARC-CalF Công thức Ishii*


35.9


33


36.4


26.9 27.7


22.2


Sarcopenia Không sarcopenia


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

Bảng 3.23. Các yếu tố liên quan tới sự xuất hiện ngã mới sau 18 tháng theo
dõi: phân tích hồi quy đơn biến


Các yếu tố liên quan OR(95%CI) P


Tuổi (mỗi năm) 1,05 (1,02 – 1,09) 0,003


Nữ 1,67 (0,86 - 3,20) 0,131


Hội chứng dễ bị tổn thương 1,14 (0,58 – 2,26) 0,703
Mức độ hoạt động thể lực thấp (IPAQ-SF


< 600 METs-phút/tuần)


1,71 (0,94 – 3,12) 0,082



Suy dinh dưỡng (MNA < 7 điểm) 0,78 (0,15 – 4,08) 0,764
Suy giảm nhận thức (MOCA < 23 điểm) 2,02 (0,93 – 4,38) 0,075
Trầm cảm (GDS > 5 điểm) 1,48 (0,76 – 2,90) 0,252


Đái tháo đường 1,59 (0,87 – 2,90) 0,128


Tăng huyết áp 1,03 (0,54 – 1,98) 0,930


Phụ thuộc trong các hoạt động hàng ngày
không sử dụng dụng cụ (ADL < 6 điểm)


2,64 (1,54 – 4,54) <0,001


Phụ thuộc trong các hoạt động hàng ngày
có sử dụng dụng cụ (IADL < 8 điểm)


2,18 (1,28 – 3,72) 0,004


Giảm chức năng vận động (TUG < 20 giây) 1,93 (1,02 – 3,640 0,044


Nhận xét


Người bệnh cao tuổi có tình trạng phụ thuộc trong các hoạt động hàng
ngày có liên quan với sự gia tăng nguy cơ xuất hiện ngã mới từ 2 tới 2,5 lần
trong 18 tháng theo dõi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

Bảng 3.24. Mối liên quan giữa các chỉ số SARC-F, SARC-CalF và công
thức Ishii ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu với nguy cơ xuất hiện ngã mới



Sarcopenia


Phân tích hồi quy
đơn biến
OR (95%CI)


Phân tích hồi quy đa biến
OR hiệu chỉnh (95%CI)


Mơ hình 1 Model 2


SARC-F 0,12


(0,90 – 2,44)


0,35
(0,73 – 2,46)


0,83
(0,59 – 1,95)


SARC-CalF 0,42


(0,74 – 2,05)


0,82
(0,57 – 2,04)


0,71
(0,60 – 2,09)


Công thức Ishii 2,00


(1,09 – 3,68)


2,23
(1,06 – 4,70)


2,48
(1,12 – 5,50)


Mơ hình 1: Hiệu chỉnh với sống một mình, tiền sử nhập viện trong 12 tháng qua, phụ thuộc
chức năng hoạt động hàng ngày, hội chứng dễ bị tổn thương và trầm cảm


Mơ hình 2: Hiệu chỉnh với sống một mình, tiền sử nhập viện trong 12 tháng qua, phụ thuộc
chức năng hoạt động hàng ngày, hội chứng dễ bị tổn thương, trầm cảm, đái tháo đường, tăng
huyết áp và chức năng vận động.


Nhận xét


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

3.3.3. Mối liên quan giữa các chỉ số SARC-F, SARC-CalF và công thức Ishii
ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu với sự xuất hiện mới tình trạng phụ thuộc
các chức năng hoạt động hàng ngày ở người bệnh cao tuổi


*n1 = 124; **n2 = 115


Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ xuất hiện mới tình trạng phụ thuộc các chức năng hoạt
động hàng ngày ở người bệnh cao tuổi trong 18 tháng theo dõi


Nhận xét



Sự xuất hiện mới tình trạng phụ thuộc các chức năng hoạt động hàng
ngày được đánh giá ở các đối tượng khơng có sự phụ thuộc này tại thời điểm
bắt đầu nghiên cứu (124 người bệnh không phụ thuộc chức năng hoạt động
hàng ngày không sử dụng dụng cụ, 115 người bệnh không phụ thuộc chức năng
hoạt động hàng ngày có sử dụng dụng cụ).


Ở các đối tượng có điểm SARC-F, SARC-CalF và cơng thức Ishii cao ở
thời điểm chẩn đốn, tỷ lệ xuất hiện mới sự phụ thuộc chức năng hoạt động
hàng ngày không sử dụng dụng cụ tương ứng là 4,4%, 16,4% and 23,0%.


Chức năng hoạt động hàng


ngày khơng sử dụng dụng cụ* ngày có sử dụng dụng cụ**Chức năng hoạt động hàng
4.4


41.9


16.4


49


23


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

Tỷ lệ xuất hiện mới sự phụ thuộc các chức năng hoạt động hàng ngày có
sử dụng dụng cụ trong 18 tháng của người bệnh cao tuổi có Sarcopenia là 41,9
tới 53,6%.


Bảng 3.25. Mối liên quan giữa các chỉ số SARC-F, SARC-CalF và công
thức Ishii ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu với xuất hiện mới sự phụ thuộc



các chức năng hàng ngày có sử dụng dụng cụ


Sarcopenia


Phân tích hồi quy
đơn biến
OR (95%CI)


Phân tích hồi quy đa biến
OR hiệu chỉnh (95%CI)


Mơ hình 1 Mơ hình 2


SARC-F 0,67


(0,36 – 1,27)


0,68
(0,34 – 1,36)


0,66
(0,32 – 1,33)


SARC-CalF 1,85


(1,02 – 3,36)


2,00
(1,05 - 3,84)



2,23
(1,14 – 4,35)


Công thức Ishii 2,18


(1,23 – 3,86)


2,36
(1,27 – 4,38)


2,34
(1,25 – 4,39)


Mơ hình 1: Hiệu chỉnh với sống một mình, tiền sử nhập viện trong 12 tháng qua, hội chứng
dễ bị tổn thương và trầm cảm


Mơ hình 2: Hiệu chỉnh với sống một mình, tiền sử nhập viện trong 12 tháng qua, hội chứng
dễ bị tổn thương, trầm cảm, đái tháo đường, tăng huyết áp và chức năng vận động.


Nhận xét


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

Chương 4


BÀN LUẬN



4.1. Tỷ lệ Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi và một số yếu tố liên quan


4.1.1. Tỷ lệ Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi


Trong nghiên cứu của chúng tôi, 764 người cao tuổi tới khám tại khoa
khám bệnh, bệnh viện Lão khoa trung ương được tuyển chọn. Tỷ lệ Sarcopenia


trong quần thể là tương đối cao. Tuổi cao, nam giới, mức độ hoạt động thể lực
thấp, suy dinh dưỡng và bệnh phổi mạn tính có liên quan với Sarcopenia chẩn
đoán bằng AWGS 2019.


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

Theo Alfonso J. Cruz- Jentoft và cộng sự - 2010 cho thấy tỷ lệ Sarcopenia
ở người có độ tuổi 60-70 là 5-13% và độ tuổi > 80 là 11-50% tùy theo định
nghĩa tài liệu được sử dụng cho Sarcopenia. Những hậu quả của Sarcopenia đối
với người cao tuổi rất nghiêm trọng và trở thành thách thức lớn cho ngành y tế
25<sub>. </sub>


Theo Viviance Angelina và cộng sự -2014 cho thấy Sarcopenia là phổ biến
ở bệnh nhân có bệnh thận mạn cao tuổi và có sự liên quan giữa Sarcopenia và
các giai đoạn của bệnh thận mạn. Có nhiều cơ chế góp phần làm mất khối lượng
cơ ở bệnh nhân có bệnh thận mạn và cũng có nhiều phương pháp điều trị
Sarcopenia ở bệnh nhân có bệnh thận mạn. Điều đó vơ cùng quan trọng để thiết
lập các can thiệp phòng ngừa, điều trị hiệu quả để tránh được các biến chứng
mất cơ trong bệnh thận mạn 107<sub>. </sub>


Theo Y. Tanimoto và cộng sự nghiên cứu năm 2014 ở Nhật Bản cho thấy
ở người cao tuổi: tần suất ngã là 16,9% ở nam và 21,3% ở nữ, tỷ lệ Sarcopenia
là 13,4% ở nam và 14,9% ở nữ, tỷ lệ Sarcopenia cao hơn ở những người đã
từng bị ngã, tỷ lệ chênh lệch trong nhóm Sarcopenia so với nhóm bình thường
là 4,42 ở nam giới và 2,34 ở nữ giới 76<sub>. </sub>


Theo T.Da silval Alexandre và cộng sự nghiên cứu năm 2006 ở Braxin
cho thấy tỷ lệ Sarcopenia theo tiêu chí EWGSOP ở nam là 14,4% và nữ là
16,1%. Tỷ lệ Sarcopenia là cao, tăng theo độ tuổi, thu nhập thấp, hút thuốc lá,
suy giảm nhận thức, suy dinh dưỡng và nguy cơ suy dinh dưỡng 108<sub>. </sub>


Theo Solomon Yu và cộng sự - 2014, tỷ lệ Sarcopenia tăng theo độ tuổi


và gặp phổ biến hơn ở những người có hội chứng dễ bị tổn thương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

4.1.2. Các yếu tố liên quan với Sarcopenia ở người cao tuổi


4.1.2.1. Sự khác biệt tỷ lệ Sarcopenia ở hai giới và theo tuổi


Một điểm thú vị trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi là nam giới là
một yếu tố liên quan với tỷ lệ Sarcopenia cao hơn. Các nghiên cứu trước đây
cũng đã chỉ ra rằng tỷ lệ Sarcopenia ở nam giới cao hơn ở nữ giới 109,110<sub>. Theo </sub>
nghiên cứu tại Trung Quốc, kết quả cho thấy tỷ lệ Sarcopenia ở nam là 19,2%
cao hơn ở nữ là 8,6%. kết quả này cũng tương tự như trong nghiên cứu của
Landi và cộng sự (2011) có tỷ lệ sarcopeia là 68% ở nam, 21% ở nữ 111<sub>. </sub>


TheoEliseo Ramírez-García (2017) nghiên cứu tại cộng đồng, khơng có
sự khác biệt đáng kể về sarcopenia khi so sánh nam và nữ nhưng nhóm tuổi lại
ảnh hưởng nhiều. Nhóm tuổi ≥ 80 tuổi có tỷ lệ sarcopenia cao hơn có ý nghĩa
so với nhóm 70 – 79 tuổi và 60 – 69 tuổi (16,7% so với 6,9 và 6,5%). Taotao
Wang (2016) nghiên cứu trên 236 người cao tuổi nhận thấy: ở nam giới, tỷ lệ
sarcopenia nhóm ≥ 70 tuổi cao hơn rõ rệt so với nhóm 60 – 69 tuổi (19,8% và
8,3%); ở nữ giới cũng vậy, 15% ở nhóm ≥ 70 tuổi so với 6,4% ở nhóm 60 – 69
tuổi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

Thêm vào đó, IGF-1 cũng được đưa ra là một yếu tố gây ra sự khác biệt
về khối lượng cơ xương ở nam và nữ 116<sub>. Là một yếu tố ảnh hưởng tới khả năng </sub>
tổng hợp cơ xương, nghiên cứu trước đây cho thấy tình trạng giảm nồng độ
IGF-1 rõ rệt ở nam giới, đặc biệt là từ 85 tuổi trở lên. Trong khi không quan sát
thấy sự thay đổi có ý nghĩa của yếu tố này ở nữ giới theo tuổi 116<sub>. </sub>


Trong nghiên cứu của chúng tơi có tỷ lệ nữ giới cao hơn (chiếm hơn
60%). Tuy nhiên, nam giới có tiền sử nhập viện, tỷ lệ suy dinh dưỡng và và tỷ


lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao hơn nhóm nữ giới. Có thể vì vậy, nam
giới ngoài sự khác biệt về đặc điểm sinh lý, cịn có nhiều đặc điểm bệnh lý gây
ra nguy cơ mắc sarcopenia cao hơn nhóm nữ giới.


4.1.2.2. Các yếu tố nguy cơ của sarcopenia
(1)Suy dinh dưỡng và hoạt động thể lực thấp


Kết quả nghiên cứu cũng tương đồng với một số nghiên cứu trước đây
cho thấy thiếu cân và mức độ HĐTL thấp là các yếu tố nguy cơ cho sarcopenia.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng đưa ra kiến nghị nên xác định tình trạng
dinh dưỡng và mức độ hoạt động thể lực một cách thường quy cho người cao
tuổi. Ở Việt Nam, tỷ lệ không hoạt động thể lực và tình trạng suy dinh dưỡng
là khá cao 117<sub>. Theo thống kê quốc gia về các yếu tố nguy cơ về nguy cơ bệnh </sub>
không lây nhiễm (National Survey on risk factors of Non-communicable
diseases - STEPS), khoảng một phần ba (28,1%) người dân không đạt mức độ
hoạt động thể lực theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (nghĩa là đạt tối
thiểu 150 phút với mức độ hoạt động thể lực trung bình hoặc tương đương mỗi
tuần), tỷ lệ này là 20,2% ở nam và 35,7% ở nữ 117<sub>. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

pháp đã được sử dụng để tính toán khối lượng protein cần được sử dụng cho
người lớn tuổi. Và kết luận đưa ra là lượng protein cần thiết cho người cao tuổi
là cao hơn. Nhu cầu protein được đưa ra là 0,89 g protein/kg/ngày 118<sub>. Khi các </sub>
amino acid càng có số lượng đủ sau khi ăn thì tốc độ tổng hợp protein càng đạt
ngưỡng bình thường. Bên cạnh vấn đề tiêu hóa và hấp thu thì nguồn cung cấp
protein, đặc biệt là thành phần amino acid, cũng ảnh hưởng nhiếu tới tốc độ
đồng hóa tại cơ. Leucine là một amino acid quan trọng trong q trình đồng
hóa vì vậy nó có ảnh hưởng rất lớn q trình tổng hợp khối cơ. Việc cung cấp
leucine cùng với chế độ ăn giàu protein giúp làm tăng tốc độ tổng hợp protein
27<sub>. Chế độ ăn bao gồm 25 – 30g protein chất lượng cao mỗi bữa ăn được coi là </sub>
lý tưởng giúp cho việc tổng hợp protein tại khối cơ. Protein chất lượng cao ở


người cao tuổi được định nghĩa là chế độ protein giúp thúc đẩy quá trình già
hóa khỏe mạnh, và cải thiện các vấn đề và bệnh lý ở người cao tuổi. chất lượng
protein có thể được định nghĩa là các thành phần acid amin thiết yếu, có khả
năng tiêu hóa và hấp thu được và vai trò của chúng trong các hoạt động tại tế
bào. Các acid amin phân nhánh bao gồm cả leucine có vai trị đặc biệt quan
trọng trong quá trình tổng hợp protein tại cơ. Cung cấp khối lượng 2,0 – 2,5g
leucine giúp có hiệu quả thúc đẩy tổng hợp protein tại cơ sau bữa ăn. Các
protein nguồn gốc từ sữa bao gồm whey và casein có hiệu quả làm cải thiện
quá trình tổng hợp protein hơn các protein từ thực vật (soy protein) 27<sub>. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

Theo khuyến cáo về thực hành bệnh Sarcopenia quốc tế năm 2018
(International Clinical Practice Guidelines for Sarcopenia - ICFSR), việc kê
đơn hoạt động thể lực cho bệnh nhân bằng các bài tập kháng trở, kèm theo đó
là chế độ ăn một cách phù hợp với tăng cường protein bằng thực phẩm chức
năng hoặc chế độ ăn giàu protein được khuyến cáo mạnh mẽ trong việc điều trị
Sarcopenia 47<sub>. (1) Hoạt động thể chất: tập thể dục, và đặc biệt là tập luyện sức </sub>
mạnh cơ rất có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sarcopenia. Nghiên cứu của Roth
S.M. (2000) cho thấy rằng việc kích hoạt nơ-ron và tổng hợp protein (cả hai
đều cần thiết trong việc xây dựng cơ bắp) tăng lên ngay cả ở người cao tuổi.
(2) Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng đóng vai trị chính trong
việc ngăn ngừa sarcopenia. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người lớn tuổi
cần nhiều protein hơn so với những người trẻ để duy trì khối lượng cơ và tăng
cường sức mạnh cơ.


Cung cấp đủ dinh dưỡng sau luyện tập (bao gồm protein, carbonhydrate,
calci và Vitamin D) ở phụ nữ thời kỳ đầu sau mãn kinh cho thấy sự cải thiện rõ
ràng khối lượng và sức mạnh cơ so với nhóm chỉ luyện tập. Luyện tập tập trở
kháng và sự sẵn có của các acid amin thiết yếu giúp cân bằng quá trình chuyển
hóa protein. Luyện tập làm gia tăng cả quá trình tổng hợp và quá trình phân hủy
protein tại cơ. Vì vậy, việc cung cấp đầy đủ số lượng và thành phần protein


thiết yếu là điều kiện quan trọng giúp hiệu quả kích thích tổng hợp protein tại
cơ của luyện tập được diễn ra 119<sub>. </sub>


(2)Các bệnh lý mạn tính


Qua kết quả nghiên cứu này, chúng tơi cũng tơi cũng có khuyến nghị
rằng cần có sự hỗ trợ và nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao nhận thức về bệnh
lý Sarcopenia và áp dụng việc sàng lọc bệnh Sarcopenia thường quy trong thực
hành lâm sàng, đặc biệt là người có bệnh lý mạn tính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

Mối liên quan giữa bệnh lý hơ hấp mạn tính và Sarcopenia đã được chứng
minh ở nhiều nghiên cứu. Trong một nghiên cứu trên 1907 người tại Hàn Quốc,
khối lượng cơ được xác định bằng cắt lớp vi tính. Trong nghiên cứu này, người
bệnh có tình trạng giảm khối cơ cũng có giảm chức năng hơ hấp và giảm lưu
lượng đỉnh120<sub>. Trong một nghiên cứu khác trên 605 người cao tuổi tại cộng </sub>
đồng, cơ lực tay cũng được chứng minh là có tương quan thuận với chức năng
hơ hấp121<sub>. </sub>


Có rất nhiều cơ chế đã được đưa ra nhằm giải thích mối liên quan giữa
Sarcopenia và tình trạng rối loạn chức năng hơ hấp. Tình trạng viêm mạn tính
là yếu tố thường gặp ở các bệnh nhân có bệnh lý phổi mạn tính, và điều này có
thể làm tăng tình trạng chết tế bào theo chương trình và tăng hủy cơ122,123<sub>. Tình </sub>
trạng khí phế thũng kết hợp với giảm khả năng hoạt động ở các bệnh nhân bệnh
phổi mạn tính có thể gây ra thiếu oxy tại cơ124<sub>. Thêm vào đó, các cơ hơ hấp như </sub>
cơ hồnh, có thể bị ảnh hưởng gây teo yếu và giảm chức năng trong q trình
tiến triển của bệnh Sarcopenia nói chung125<sub>. </sub>


 Bệnh thận mạn tính


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

cơ trong quần thể bệnh nhân này liên quan với nguy cơ bệnh tật và tử vong cao


hơn, đặc biệt là do sự gia tăng biến chứng tim mạch 129<sub>. </sub>


Để giải thích mối liên quan giữa Sarcopenia và bệnh thận mạn tính, một
số cơ chế đã được đưa ra. Các yếu tố viêm như IL6, CRP và yếu tố hoại tử khối
u (TNF) alpha có liên quan đến Sarcopenia 130<sub> và ở bệnh nhân bệnh thận mạn </sub>
tính, nồng độ các yếu tố này này cao hơn ở những bệnh nhân có chức năng thận
bình thường 131<sub>. Thêm vào đó, tình trạng tăng ure máu làm tăng quá trình hủy </sub>
protein. Sự gia tăng các yếu tố atrogin – 1 và MuRF-1 được coi là một trong
các chỉ điểm ở bệnh nhân suy thận xác định tình trạng hủy cơ và mất cơ. Cung
cấp vitamin D ở các bệnh nhân thiếu có thể cải thiện khối lượng và chức năng
cơ ở các bệnh nhân suy thận.


 Bệnh tăng huyết áp:


Kết quả nghiên cứu này cho thấy tăng huyết áp có liên quan tới gia tăng
nguy cơ nhiễm Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi. Một nghiên cứu của Hàn
quốc năm 2014 thu thập dữ liệu gần 5000 người bệnh > 60 tuổi đã xác định tỉ
lệ THA có Sarcopenia là 60,9% đến 74,7% 132<sub>. Nghiên của J. C. Hеlio Junior </sub>
và cộng sự năm 2018 kết luận người bệnh THA có cơ lực chi dưới yếu hơn so
với nhóm khơng có THA 133<sub>. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

kháng viêm nhưng lại giảm ở người bệnh Sarcopenia làm tăng nguy cơ xuất
hiện bệnh lý tim mạch 134<sub>. Thêm vào đó, sự thay đổi của hệ </sub><sub></sub>


renin-angiotensin-aldosterone (RAA) làm kích hoạt Sarcopenia và THA, q trình tự chết tế bào


cơ (apoptosis) tăng ở BN có suy tim 133<sub>. Hàm lượng aldosterone huyết tương </sub>


cao gấp ba lần ở người bệnh có Sarcopenia.



 Bệnh đái tháo đường:


Trong nghiên cứu của chúng tôi, đái tháo đường khơng có mối liên quan
chặt chẽ với Sarcopenia ở người cao tuổi. Mặc dù một số nghiên cứu trước đây
đã cho thấy có mối liên quan giữa Sarcopenia và bệnh lý đái tháo đường. Ở
người cao tuổi có sự suy giảm về khối lượng và chất lượng cơ, bao gồm cả rối
loạn chức năng ty thể và rối loạn mỡ máu, liên quan đến tình trạng kháng insulin.
Các nghiên cứu tiến cứu đã chỉ ra rằng việc giảm khối lượng và sức mạnh của
cơ làm gia tăng nguy cơ đái tháo đường typ-2. Ngoài việc giảm khối lượng cơ
trong q trình lão hóa thì cơ cũng bị thay đổi thành phần cơ làm giảm chất lượng
cơ bắp, vì vậy mà tốc độ suy giảm chất lượng cơ nhanh hơn sự suy giảm khối
lượng cơ, góp phần làm tăng tình trạng kháng insulin. Các yếu tố bao gồm tình
trạng viêm, các bệnh kèm theo và mức độ hoạt động thể lực thấp làm cho bệnh
nhân ĐTĐ typ-2 tăng nguy cơ bị Sarcopenia. Theo nghiên cứu ABC (Aging and
Body Composition) khối lượng của cơ sẽ giảm đi gấp 2 lần sau 6 năm ở người
ĐTĐ typ-2 so với người không mắc ĐTĐ typ-2 và sức mạnh cơ giảm 1/3 sau 3
năm. Các bệnh nhân ĐTĐ typ-2 với biến chứng hạ đường huyết, giảm thị lực và
biến chứng thần kinh ngoại vi góp phần tăng nguy cơ ngã, trong đó giảm hoạt
động thể lực được coi là yếu tố quan trọng nhất 137<sub>. </sub>


4.1.2.3.Mối liên quan với gia tăng biến cố bất lợi: hội chứng dễ bị tổn thương


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

giảm chức năng và khả năng hồi phục của nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể,
dẫn tới tình trạng suy yếu và gây ra nhiều biến cố bất lợi 71<sub>. Theo nghiên cứu </sub>
năm 2017, tại bệnh viện Lão khoa trung ương, khoảng một phần ba người bệnh
cao tuổi điều trị nội trú được chẩn đoán hội chứng dễ bị tổn thương 138<sub>. </sub>


Các nghiên cứu trước đây cho thấy, hai hội chứng này có liên quan với
nhau nhưng lại là hai trạng thái lâm sàng riêng biệt 140,141<sub>. Hai hội chứng này </sub>
có thể cùng xuất hiện trên một người bệnh, có những nguyên nhân và yếu tố


nguy cơ chung như chế độ ít vận động, suy dinh dưỡng, sự thối hóa thần kinh cơ
và viêm mạn tính 140,142<sub>. Thêm vào đó, hai hội chứng này có thể dẫn tới những </sub>
biến cố biến cố bất lợi chung về sức khỏe, bao gồm ngã, gãy xương, suy giảm
chức năng, tăng khả năng nhập viện và tử vong 54,80,143,144<sub>. Tuy nhiên, đã có những </sub>
bằng chứng cho thấy rằng, trong các yếu tố nguy cơ dẫn tới sự xuất hiện và làm
nặng lên hội chứng dễ bị tổn thương, Sarcopenia là một trong các yếu tố quan
trọng đó 10,42,71<sub>. Vì vậy, đã có hướng dẫn chỉ ra rằng việc chẩn đoán và điều trị </sub>
Sarcopenia một cách hiệu quả có thể giúp cho dự phịng và kiểm sốt tốt hơn
hội chứng dễ bị tổn thương ở người cao tuổi 42<sub>. </sub>


4.1.2.4.Điểm mạnh và điểm yếu của nghiên cứu


Là một trong các nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về Sarcopenia ở người
cao tuổi khám và điều trị ngoại trú. Thực hiện trên số lượng lớn người bệnh cao
tuổi, nên kết quả nghiên cứu có thể có tính tin cậy và có ý nghĩa cao hơn. Thêm
vào đó nghiên cứu đánh giá nhiều đặc điểm của người bệnh cao tuổi, từ đó cho
thấy mối liên quan giữa Sarcopenia với nhiều yếu tố bệnh lý cũng như đặc điểm
lâm sàng thường gặp ở nhóm đối tượng này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

cao hơn so với tại cộng đồng. Thêm vào đó, nghiên cứu được thực hiện tại một
bệnh viện, và quần thể nghiên cứu có thể chưa đại diện được cho toàn bộ người
cao tuổi tại nước ta. Vì vậy, cần thận trọng khi áp dụng kết quả nghiên cứu toàn
bộ cộng đồng người cao tuổi tại Việt Nam. Là một nghiên cứu cắt ngang, kết
quả nghiên cứu chưa cho thấy mối quan hệ nhân quả, chưa xác định được yếu
tố nguy cơ và nguyên nhân gây ra Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi.


4.2. Giá trị chẩn đoán của ba phương pháp sàng lọc Sarcopenia (bộ câu hỏi
SARC-F, SARC-CalF và cơng thức Ishii): Nghiên cứu cắt ngang


4.2.1. Tính tin cậy và tính giá trị của bộ câu hỏi SARC-F



Qua nghiên cứu trên 764 người bệnh điều trị ngoại trú, kết quả đã nêu lên
giá trị của các phương pháp sàng lọc Sarcopenia so với tiêu chuẩn vàng AWGS
2019.


Quần thể nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 71,5 ± 8,9 năm, nữ giới chiếm
472/764 %. Tỷ lệ Sarcopenia chiếm 61,2% khi dùng tiêu chuẩn vàng AWGS
2019, 49,2% khi dùng bộ câu hỏi F, 59,4% khi dùng bộ công cụ
SARC-CalF và 65,5% khi dùng cơng thức Ishii.


 Tính tin cậy của bộ câu hỏi SARC-F


Bộ câu hỏi SARC-F phiên bản tiếng Việt cho thấy tính hằng định nội bộ
và giá trị chẩn đoán tốt khi so sánh với tiêu chuẩn vàng của Hiệp hội Sarcopenia
châu Á - AWGS 2019. Chỉ số Cronch’s alpha của bộ công cụ này là 0,85 trên
quần thể người bệnh cao tuổi tại Việt Nam. Năm 2018, khuyến cáo điều trị
Sarcopenia thế giới (ICFSR) đã đưa ra hướng dẫn SARC-F là một trong các
phương pháp sàng lọc Sarcopenia tốt nhất có thể sử dụng trong thực hành lâm
sàng 9<sub>. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

sự đã phát triển và chứng minh giá trị chẩn đoán của bộ câu hỏi này trong chẩn
đoán sàng lọc Sarcopenia (với giá trị Cronbach’s alpha tương ứng là 0,81, 0,78
và 0,76 trong nghiên cứu African American Health (AHA), Baltimore
Longitudinal Study of Aging (BLSA) và National Health and Nutrition
Examination Survey (NHANES) 55<sub>. </sub>


Trong những năm gần đây, SARC-F đã được phát triển và dịch ra nhiều
thứ tiếng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Braxin, Thổ Nhĩ
Kỳ 19,58,60,62,145-147<sub>. Các nghiên cứu đều cho thấy SARC-F là bộ công cụ đơn </sub>
giản, dễ thực hiện trong thời gian ngắn mà không cần các thiết bị phức tạp.



 Giá trị chẩn đoán của bộ câu hỏi SARC-F khi so sánh với tiêu chuẩn vàng
AWGS 2019


Bộ câu hỏi gồm 5 câu hỏi về các khía cạnh thuộc về các hoạt động chức
năng Sức mạnh cơ (Strength), hỗ trợ khi đi bộ (Assistance in walking), đứng dậy
từ ghế (Rise from a chair), leo cầu thang (Climb stairs) và ngã (Falls). Giá trị chẩn
đoán của bộ câu hỏi SARC-F khi so sánh với tiêu chuẩn vàng AWGS 2019 cho
thấy có độ nhạy (62,3%) và độ đặc hiệu (71,4%).


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

các bệnh lý cấp mạn tính, hoặc có các vấn đề về sức khỏe, vì vậy tỷ lệ
Sarcopenia ở các đối tượng tại các bệnh viện hoặc phòng khám cao hơn tại cộng
đồng. Tỷ lệ Sarcopenia là 14,3% đến 28,4% trong nghiên cứu của Ida và cộng
sự, và là 61,2% trong nghiên cứu của chúng tơi149<sub>. Giá trị chẩn đốn (độ nhạy, </sub>
độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính và giá trị dự báo âm tính) của một phương
pháp chẩn đốn phụ thuộc vào tỷ lệ bệnh đó trong quần thể150<sub>. </sub>


Sarcopenia có thể gây ra nhiều biến cố bất lợi và tạo gánh nặng kinh tế
cho bản thân, cho gia đình người bệnh và tồn xã hội khi bệnh được chẩn đốn
muộn hoặc khơng được điều trị15,80<sub>. Tuy nhiên, các phương pháp chẩn đoán </sub>
Sarcopenia là tương đối phức tạp và hiện tại chưa phổ biến rộng rãi. Thêm vào
đó, việc áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn lâm sàng vẫn cịn gặp
nhiều khó khăn. Vì vậy, cần có một phương pháp chẩn đốn sàng lọc phù hợp,
có giá trị để sử dụng một cách thường quy trong thực hành lâm sàng. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, SARC-F có giá trị chẩn đốn tốt khi so sánh với tiêu
chuẩn vàng. Kết quả này khẳng định thêm một lần nữa SARC-F là một phương
tiện phù hợp để sàng lọc Sarcopenia tại cơ sở y tế cho người bệnh cao tuổi điều
trị ngoại trú. Đặc biệt là trong điều kiện tại các khoa khám bệnh cần khám một
lượng lớn bệnh nhân trong thời gian ngắn, bộ câu hỏi SARC-F – gồm 5 câu hỏi
ngắn - càng khẳng định là một phương pháp có giá trị và hợp lý để sàng lọc


Sarcopenia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

bằng bộ câu hỏi này giúp tiết kiệm thời gian, dễ thực hiện, không cần nguồn
lực lớn. Sau khi người bệnh được sàng lọc, việc chẩn đoán xác định là cần
thiết sử dụng các phương tiện phức tạp hơn (máy đo cơ lực, máy đo khối
lượng cơ tứ chi cũng như thực hiện các bài kiểm tra thực hành động tác).
Nhờ vậy, sẽ giúp giảm số lượng người bệnh và nhân viên y tế phải phơi
nhiễm tia X khi đo khối lượng cơ bằng DXA, cũng như tiết kiệm được các
nguồn lực khác.


Nghiên cứu tại cộng đồng trên 4 nghìn người tại Hồng Kơng được thực
hiện. Tỷ lệ Sarcopenia của quần thể nghiên cứu thấp. Bộ câu hỏi SARC-F có
độ đặc hiệu rất tốt (98,8% ở nam và 94,2% ở nữ), tuy nhiên độ nhạy rất thấp
(4,8% ở nam và 9,4% ở nữ)60<sub>. Nghiên cứu trên quần thể người châu Á khác tại </sub>
Hàn Quốc, 1222 người trên 70 tuổi tham gia vào nghiên cứu146<sub>. Bộ câu hỏi </sub>
SARC-F được xác định giá trị chẩn đoán khi so sánh với nhiều tiêu chuẩn quốc
tế khác nhau. Kết quả tựu chung cho thấy có độ nhạy thấp, nhưng độ đặc hiệu
và giá trị tiên đốn âm tính cao. Như vậy, bộ câu hỏi có giá trị cao khi sử dụng
để loại trừ các trường hợp có khả năng khơng mắc Sarcopenia. Nhờ vậy, tiết
kiệm nguồn lực cho chẩn đoán xác định bệnh Sarcopenia ở người cao tuổi tại
cộng đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

với một lượng lớn người bệnh tới khám ngoại trú và dễ dàng áp dụng được vào
thực tế.


Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, bộ câu hỏi SARC-F có giá trị cao trong sàng
lọc loại trừ bệnh Sarcopenia trong cộng đồng cũng như tại cơ sở y tế. Điều đó
có nghĩa là một người được chẩn đốn âm tính với Sarcopenia thì đó là một
nhận định tương đối chính xác. Và người bệnh đó khơng cần thiết thực hiện các
thăm dị tiếp theo để chẩn đốn xác định Sarcopenia.



4.2.2. Giá trị chẩn đốn của bộ cơng cụ SARC-CalF


Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, SARC-CalF cho thấy giá trị chẩn
đoán tốt, tương đương với bộ câu hỏi SARC-F khi so sánh với tiêu chuẩn vàng
AWGS 2019. CalF là bộ công cụ được phát triển từ bộ câu hỏi
SARC-F bởi nhóm nghiên cứu từ Brazil21<sub>. Ngoài 5 câu hỏi giống bộ câu hỏi SARC-F, </sub>
bộ công cụ đươc bổ sung thêm chỉ số vòng bắp chân. Bộ câu hỏi SARC-F chỉ
chú trọng tới sức mạnh cơ (thông qua 5 câu hỏi về sức mạnh cơ và khả năng
thực hành động tác), mà chưa quan tâm tới khối lượng cơ. Trong thực tế, sức
mạnh cơ và khối lượng cơ có liên quan tới nhau nhưng là hai khía cạnh riêng
biệt. Định nghĩa Sarcopenia theo các hiệp hội quốc tế hiện nay cũng đã đề cập
tới tiêu chuẩn chẩn đoán Sarcopenia dựa trên khối lượng cơ và sức mạnh
cơ9,18,151<sub>. </sub>


Đã có nhiều nghiên cứu về bộ công cụ SARC-CalF trên quần thể người
cao tuổi về giá trị của nó trong chẩn đốn sàng lọc Sarcopenia. Trong nghiên
cứu tại cộng đồng, bộ công cụ có độ nhạy 66,7%, độ đặc hiệu 82,9%, diện tích
dưới đường cong là 0,736 21<sub>. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

phương pháp sàng lọc, là từ 0,682 đến 0,836 khi so sánh với các tiêu chuẩn
chẩn đoán khác nhau.


Bộ công cụ này cũng đã được chứng minh giá trị trong chẩn đoán sàng lọc
Sarcopenia trên quần thể người bệnh ung thư152<sub>. Độ nhạy và độ đặc hiệu của </sub>
SARC-CalF tương ứng là 66,6% và 70,1%. Và diện tích dưới đường cong AUC là
0,75 (95%CI 0,70 – 0,80). Sarcopenia là một trong các trieeujc chứng chính có liên
quan tới bệnh lý ung thư và là triệu chứng chính của bệnh lý ung thư. Và công cụ
này giúp sàng lọc Sarcopenia và nhờ vậy có giá trị trong thực tiễn.



4.2.3.Giá trị chẩn đốn của bộ cơng thức Ishii


Cơng thức của Ishii được phát triển thành công thức đánh giá nguy cơ mắc
Sarcopenia ở hai giới dựa trên các chỉ số tuổi, cơ lực tay và vòng bắp chân.
Thang điểm này giúp xác định các đối tượng có nguy cơ cao mắc Sarcopenia.
Năm 2019, Hiệp hôi Sarcopenia châu Âu đã đưa ra khuyến cáo sử dụng công
thức Ishii trong sàng lọc, chẩn đoán sớm Sarcopenia15<sub>. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

vậy, mơ hình định lượng của Ishii có giá trị chẩn đoán sàng lọc cao Sarcopenia
cho người cao tuổi ở cả nam và nữ.


Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khẳng định giá trị của công thức Ishii
trong sàng lọc Sarcopenia trên quần thể người cao tuổi tại Việt Nam. Tỷ lệ
Sarcopenia trong quần thể nghiên cứu là 65,5% khi sử dụng công thức Ishii. Độ
nhạy là 96,7%, độ đặc hiệu là 54,5% và độ chính xác là 79,6% khi so sánh với
tiêu chuẩn vàng AWGS 2019. Các chỉ số này là khá tương đồng giữa hai giới
nam và nữ. Như vậy, cũng tương đồng với một số nghiên cứu trước đây, cơng
thức Ishii có giá trị tốt khi sử dụng để sàng lọc Sarcopenia trên người bệnh cao
tuổi lại cơ sở khám chữa bệnh ngoại trú.


4.2.4. So sánh giá trị chẩn đoán Sarcopenia của ba phương pháp sàng lọc và
giá trị áp dụng trong thực hành lâm sàng


Hiện tại, tiêu chuẩn chẩn đoán Sarcopenia chưa có đồng thuận trên tồn
thế giới về giá trị của các thơng số trong chẩn đốn Sarcopenia. Và hầu hết các
nghiên cứu đều so sánh giá trị chẩn đoán Sarcopenia của các phương pháp sàng
lọc với nhiều tiêu chuẩn vàng khác nhau như tiêu chuẩn của Hiệp hội
Sarcopenia châu Á - AWGS, Hiệp hội Sarcopenia châu Âu - EWGSOP, Tổ
chức Sarcopenia Hoa Kỳ - FNIH, và Hiệp hội Sarcopenia quốc tế - IWGS.



</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

Một số nghiên cứu đã được thực hiện để so sánh giá trị các phương pháp
sàng lọc Sarcopenia trên các quần thể khác nhau. Nghiên cứu SarcoPhAge
(“Sarco”penia and “Ph”ysical impairment with advancing “Age”) tiến hành so
sánh giá trị chẩn đoán của năm phương pháp sàng lọc 153<sub>. Các phương pháp </sub>
được áp dụng trọng nghiên cứu này bao gồm bộ câu hỏi SARC-F, mơ hình chẩn
đốn hai bước của EWGSOP, mơ hình chẩn đốn Sarcopenia của Goodman và
cộng sự, công thức của Yu và công thức của Ishii. Kết quả cho thấy cơng thức
Ishii có giá trị chẩn đoán tốt nhất với độ nhật lên tới 100%, giá trị dự báo âm tính
lên tới 99,1%. Và diện tích dưới đường cong lớn nhất cũng là của công thức Ishii
với AUC 0,914. Công thức Ishii cho thấy là một phương pháp sàng lọc
Sarcopenia tốt với giá trị xác định các đối tượng có nguy cơ cao Sarcopenia.


Bộ câu hỏi SARC-F đã được xây dựng và phát triển trong chẩn đốn
Sarcopenia. Tuy nhiên, điểm yếu của nó là qua các câu hỏi chỉ dựa trên sức
mạnh cơ và khả năng thực hành động tác. Có thể đó là một phần lý do mà các
phương pháp có kết hợp đánh giá sức mạnh cơ, khả năng thực hành động tác
và khối lượng cơ được phát triển để sàng lọc Sarcopenia về sau này (như bộ
cơng cụ SARC-CalF, cơng thức Ishii) có giá trị chẩn đoán Sarcopenia tốt hơn
so với bộ câu hỏi sàng lọc trên.


Trong nghiên cứu so sánh giá trị chẩn đoán của SARC-F và SARC-CalF
cho thấy nhận định trên21<sub>. Diện tích dưới đường cong AUC của SARC-F là </sub>
0,592 (95% CI: 0,445 – 0,739) trong chẩn đoán sàng lọc Sarcopenia và 0,779
(95% CI: 0,710 – 0,846) trong đánh giá khả năng thực hành động tác. Trong
khi đó, SARC-CalF giúp cải thiện có ý nghĩa thống kê giá trị chẩn đoán của bộ
câu hỏi SARC-F, với giá trị diện tích dưới đường con AUC là 0,736 (95% CI
0,575 – 0,897) 21<sub>. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

điểm mạnh của hai biện pháp này trong sàng lọc Sarcopenia154<sub>: độ đặc hiệu cao </sub>
của SARC-F giúp xác định các đối tượng có nguy cơ và giúp hạn chế số người


bệnh cần làm các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán xác định Sarcopenia.
Trong nghiên cứu này, so sánh tổng thể thì cơng thức Ishii có giá trị tốt hơn bộ
câu hỏi SARC-F khi so sánh với tiêu chuẩn vàng.


Lý do có thể đưa ra để giải thích giá trị của cơng thức Ishii trong chẩn
đoán sàng lọc Sarcopenia tốt hơn một phần là do công thức này đã được phát
triển trên quần thể châu Á. Thứ hai, công thức Ishii bao gồm các chỉ số đo lường
là cơ lực tay và chu vi bắp chân. Nhờ vậy, công thức này có giá trị xác định
khối lượng cơ và sức mạnh cơ tốt hơn bộ câu hỏi SARC-F khi chẩn đoán
Sarcopenia ở người cao tuổi.


 Giá trị áp dụng trong thực hành lâm sàng


+ Bộ câu hỏi SARC-F


Điểm mạnh của SARC-F đó là một bộ câu hỏi ngắn, thời gian tiến hành
chỉ khoảng 5 phút, dễ thực hiện, có thể áp dụng rộng rãi tại cộng đồng cũng
như tại các cơ sở y tế (như các cơ sở khám chữa bệnh ngoại trú khám sàng lọc
một số lượng lớn người bệnh).


Là một bộ câu hỏi người bệnh tự trả lời nên phương pháp này có thể để
cho người bệnh và người nhà người bệnh tự đánh giá tại cộng đồng với tần suất
hàng tuần hoặc hàng tháng.


+ Công thức Ishii


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

Tuy nhiên, cần đào tạo nhân lực khi tiến hành việc đo đạc và thực hiện
cần thời gian dài hơn (khoảng 20 phút cho mỗi người bệnh). Vì vậy, việc áp
dụng một cách rộng rãi cơng thức Ishii để sàng lọc Sarcopenia có thể gặp khó
khăn hơn.



Mặc dù khơng thể thay thế hồn tồn các phương pháp chẩn đốn xác
định sarcopenia, song cơng thức Ishii có thể áp dụng dễ dàng hơn, hạn chế việc
tiếp xúc tia X cho người bệnh và nhân viên y tế. Có thể áp dụng phổ biến tại cơ
sở y tế để sàng lọc Sarcopenia với độ chính xác cao và giảm thiểu nguy cơ nêu
trên.


4.2.6. Mối liên quan giữa Sarcopenia chẩn đốn bằng các phương pháp sàng
lọc và tình trạng suy giảm chức năng, tình trạng dinh dưỡng và các biến cố
sức khỏe khác


Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy người bệnh cao tuổi có điểm
SARC-F và SARC-CalF có liên quan với sự gia tăng có ý nghĩa thống kê các
hoạt động chức năng của cơ thể. Cơng thức Ishii có giá trị dự báo sự gia tăng tình
trạng giảm chức năng vận động và nguy cơ ngã của bệnh nhân, mà khơng liên
quan tới tình trạng giảm chức năng thăng bằng động và sức mạnh cơ chi dưới.
Mức độ hoạt động thể lực của bệnh nhân người cao tuổi có liên quan tới gia tăng
xuất hiện Sarcopenia chẩn đoán bằng SARC-F ≥ 4, SARC-CalF ≥ 11 hoặc công
thức Ishii (OR trong khoảng 5,19 - 8,43, p < 0,01).


</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

giản để chẩn đoán sàng lọc Sarcopenia. Công cụ này phù hợp để loại trừ những
người cao tuổi khơng có tình trạng Sarcopenia trong thực hành lâm sàng và tại
cộng đồng. Hơn nữa, so với nhóm F < 4, ở cả nam và nữ, nhóm
SARC-F >4 cho thấy khả năng thực hiện động tác kém hơn bằng chứng là cơ lực tay,
tốc độ đi bộ, bài kiểm tra đứng lên và đi cũng như khả năng giữ thăng bằng
kém hơn. Hơn nữa, sự khác biệt trong kết quả của chức năng nhận thức (sử
dụng bộ công cụMMSE), các hoạt động hàng ngày có sử dụng cơng cụ, và chất
lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe có mối tương quan với điểm
SARC-F. Những kết quả này đã cho thấy rằng SARC-F là một phương pháp sàng lọc
đơn giản Sarcopenia và là một cơng cụ hữu ích để sàng lọc tình trạng giảm chức


năng hoạt động, chức năng nhận thức, cũng như chất lượng cuộc sống liên quan
đến sức khỏe.


Trong các nghiên cứu theo dõi dọc, SARC-F đã được chứng minh có giá
trị dự đoán các hậu quả bất lợi liên quan đến Sarcopenia. Bộ câu hỏi được đề
xuất là một trong những cơng cụ tốt nhất có thể được sử dụng một cách hiệu
quả để sàng lọc Sarcopenia trong thực hành hàng ngày. SARC-F đặt câu hỏi về
các hoạt động chức năng, nhờ vậy bộ câu hỏi giúp xác định tốt hơn các trường
hợp Sarcopenia mức độ nặng15<sub>. Các định nghĩa hiện tại về Sarcopenia bao gồm </sub>
sự giảm khối cơ và giảm chức năng cơ (gồm giảm cơ lực tay và giảm khả năng
thực hiện động tác). SARC-F không bao gồm các biện pháp chủ quan hoặc
khách quan để đánh giá khối lượng cơ. Có thể vì vậy SARC-F có độ nhạy thấp
trong chẩn đoán sàng lọc Sarcopenia cho người cao tuổi nói chung khi so sánh
với tiêu chuẩn vàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

cao hơn đối với các biện pháp đánh giá chức năng cơ khi so sánh với các tiêu
chuẩn chẩn đoán Sarcopenia trên thế giới, bao gồm tiêu chuẩn của Hiệp hội
Sarcopenia châu Á - AWGS.


4.2.5. Điểm mạnh và điểm yếu của nghiên cứu


Ưu điểm của nghiên cứu là xác định giá trị của các phương pháp sàng lọc
Sarcopenia (bộ câu hỏi SARC-F phiên bản tiếng Việt, bộ công cụ SARC-CalF
và công thức Ishii) trên số lượng lớn người bệnh cao tuổi, nhờ vậy kết quả
nghiên cứu có tính tin cậy cao hơn.


Thêm vào đó, khối lượng cơ trong nghiên cứu được thực hiện bằng biện
pháp DXA đo khối lượng cơ mỡ tồn thân, đây là biện pháp có tính chính xác
cao, được khuyến cáo rộng rãi trong chẩn đoán xác định bởi các hiệp hội
Sarcopenia thế giới9<sub>. Bộ câu hỏi được dịch và hiệu chỉnh phù hợp với văn hóa </sub>


Việt Nam.


Tuy nhiên, nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện, và tỷ lệ Sarcopenia
tại cơ sở y tế có thể cao hơn tại cộng đồng. Vì vậy, nghiên cứu tại cộng đồng là
cần thiết để xác định giá trị của bộ câu hỏi này cho người cao tuổi nói chung
tại Việt Nam.


4.3. Mối liên quan giữa các chỉ số SARC-F, SARC-CalF và công thức Ishii
ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu với biến cố bất lợi về sức khỏe liên
quan tới Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi sau 18 tháng theo dõi


</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>

Các biến cố bất lợi được theo dõi thông qua khám trực tiếp và/hoặc theo
dõi qua điện thoại, bao gồm tử vong do mọi nguyên nhân, ngã mới xuất hiện
và tình trạng phụ thuộc các chức năng hàng ngày mới xuất hiện. Người bệnh
được đánh giá các chỉ số SARC-F, SARC-CalF và công thức Ishii ở thời điểm
bắt đầu nghiên cứu, và xác định mối liên quan giữa các chỉ số này với các sự
xuất hiện các biến cố ghi nhận được sau thời gian theo dõi 18 tháng.


Các biến cố bất lợi của bệnh Sarcopenia đã được chỉ ra và bệnh gây ra
gánh nặng không chỉ về mặt kinh tế mà cịn là gánh nặng chăm sóc cho từng cá
nhân người bệnh, gia đình và tồn xã hội80<sub>. Hậu quả của Sarcopenia và các yếu </sub>
tố liên quan đến nó là một mối lo ngại lớn trong việc kiểm sốt và chăm sóc sức
khỏe người cao tuổi155<sub>. Sarcopenia là yếu tố nguy cơ độc lập cho các kết cục </sub>
bất lợi, bao gồm sự suy giảm về hoạt động chức năng cơ bản hàng ngày, ngã
và có thể kèm chấn thương, hội chứng dễ bị tổn thương, tăng thời gian nằm
viện, tái nhập viện và nguy cơ tử vong156<sub>. Hơn nữa chi phí chăm sóc sức khỏe </sub>
trực tiếp và gián tiếp để quản lý Sarcopenia đều tăng lên. Theo Janssen và cộng
sự - năm 2000 cho thấy ước tính tỷ lệ Sarcopenia giảm 10% sẽ tiết kiệm tới 1,1
tỷ USD mỗi năm. Việc xác đinh sớm Sarcopenia để phòng ngừa và điều trị sớm
sẽ làm giảm các hậu quả không mong muốn này13<sub>. </sub>



4.3.1. Mối liên quan giữa các chỉ số SARC-F, SARC-CalF và công thức Ishii
ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu với tử vong do mọi nguyên nhân ở người
bệnh cao tuổi sau 18 tháng theo dõi


</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

cao gấp khoảng 1,4 lần so với người không mắc Sarcopenia, nguy cơ này là
độc lập với một số yếu tố khác đã được xác định như tuổi, giới, giảm chức năng
hoạt động hàng ngày và thiếu máu cơ tim79<sub>. Như vậy qua nghiên cứu của chúng </sub>
tôi cũng như các nghiên cứu trước đây, bộ câu hỏi đơn giản SARC-F và công
thức Ishii đã được chứng minh giá trị xác định các đối tượng có nguy cơ cao
hơn xuất hiện tử vong do mọi nguyên nhân.


Giá trị của công thức Ishii đã được chứng minh qua công bố của Tang T.
và cộng sự (2018)157<sub>. Một nghiên cứu theo dõi trong thời gian 36 tháng đã </sub>
được tiến hành trên 380 người bệnh điều trị nội trú. Đối tượng nghiên cứu có
độ tuổi trung bình là 80,2 ± 7,1 năm, tỷ lệ Sarcopenia là 69,5%. Trong thời
gian theo dõi có 67 người bệnh (chiếm 17,6%) tử vong do mọi nguyên nhân.
Tỷ lệ tử vong ở nhóm có Sarcopenia (20,1%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so
với nhóm khơng mắc Sarcopenia (12,1%), p<0,05. Qua phân tích, Sarcopenia
chẩn đốn bằng phương pháp sàng lọc của Ishii là một yếu tố dự báo tăng
nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân lên khoảng 2 lần trong thời gian 3 năm
(HR 2,06, 95%CI 1,02 – 4,15). Kết quả nghiên cứu này cho thấy cơng thức
Ishii có giá trị trong chẩn đoán sàng lọc Sarcopenia cho người bệnh nội trú.
Hơn nữa, có thể sử dụng cơng cụ này để xác định những đối tượng có nguy
cơ tử vong do mọi nguyên nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

cơ xuất hiện biến cố bất lợi tử vong do mọi nguyên nhân liên quan với
Sarcopenia tại cộng đồng.


Gariballa và cộng sự đã báo cáo rằng Sarcopenia được chẩn đốn bằng


tiêu chí EWGSOP sử dụng chu vi cánh tay, cơ lực tay và tốc độ đi bộ, cũng liên
quan đến tử vong trong thời gian theo dõi 6 tháng ở bệnh nhân nhập viện. Đặt
các bằng chứng này lại với nhau, có thể nói rằng Sarcopenia, bất kể được chẩn
đốn bằng tiêu chuẩn nào, Sarcopenia cũng là một yếu tố quan trọng liên quan
tới tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân cao hơn ở người bệnh cao tuổi.


4.3.2. Mối liên quan giữa các chỉ số SARC-F, SARC-CalF và công thức Ishii
ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu với tình trạng ngã mới xuất hiện ở
người bệnh cao tuổi sau 18 tháng theo dõi


Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ ngã mới xuất hiện được xác định ở
các đối tương người bệnh chưa có tiền sử ngã trong 12 tháng trước khi vào
nghiên cứu. Trong thời gian 18 tháng có 61 trường hợp (31,1%) xuất hiện ngã.


So sánh ba phương pháp sàng lọc, tình trạng Sarcopenia xác định bằng
cơng thức Ishii có liên quan tới xuất hiện tỷ lệ ngã cao hơn theo thời gian, sau
khi hiệu chỉnh với các yếu tố sống một mình, tiền sử nhập viện trong 12 tháng
qua, phụ thuộc chức năng hoạt động hàng ngày, hội chứng dễ bị tổn thương, trầm
cảm, đái tháo đường, tăng huyết áp và chức năng vận động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

Nghiên cứu của Tanimoto và cộng sự (2014), tỷ lệ Sarcopenia ở nhóm có
ngã đối nữ là 20,4% cao hơn nhóm khơng ngã là 13,4%; đối với nam là 27,0%
và 10,7%. Nguy cơ ngã ở nhóm Sarcopenia cao hơn nhóm khơng sarcopnia với
tỷ suất chênh là 4,42 (CI95% 2,08-9,39) ở nam và 2,34 (CI95% 1,34-3,94) ở
nữ76<sub>. </sub>


Landi và cộng sự 2012 đã chỉ ra rằng nhóm có Sarcopenia có nguy cơ ngã
cao hơn nhóm khơng có Sarcopenia với OR=3,23 (CI95% 1,25-8,29); có 27,3%
số người có Sarcopenia và 9,8% số người khơng có Sarcopenia được báo cáo
là có ngã trong vòng 2 năm theo dõi với p<0,0017<sub>. Nguy cơ ngã tái phát cũng </sub>


nhiều hơn (ít nhất 2 lần trong một năm) ở các đối tượng Sarcopenia với OR
đáng kể bằng 2,38 (CI95% 1,75-3,23) khi điều chỉnh theo tuổi77<sub>. Hơn nữa, ngã </sub>
≥1 lần trong thời gian 1 năm qua cũng là yếu tố liên kết độc lập với Sarcopenia
với OR=2,92 (CI95% 1,04-8,22)158<sub>. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148>

hơn ở nữ giới trong q trình già hóa. Nó làm gia tăng nguy cơ mắc Sarcopenia
cũng như làm gia tăng mức độ nặng của bệnh ở nam giới. Vì vậy, Sarcopenia có
thể có ảnh hưởng xấu làm gia tăng nhiều hơn nguy cơ ngã ở nam. Một điểm đáng
lưu ý trong kết quả của phân tích gộp này là người bệnh mắc Sarcopenia tại cộng
đồng có nguy cơ ngã cao hơn, trong khi tại nhà dưỡng lão nguy cơ ngã khơng khác
biệt giữa nhóm mắc Sarcopenia và nhóm khơng mắc Sarcopenia. Điều này có thể
giải thích một phần bởi những người sống tại nhà dưỡng lão có khả năng vận động
hạn chế, ví dụ do bệnh lý viêm khớp, bệnh lý tim mạch, và vì vậy làm giảm ảnh
hưởng của Sarcopenia đối với nguy cơ ngã ở nhóm đối tượng này. Người bệnh
điều trị ngoại trú là đối tượng trong nghiên cứu của chúng tơi. Và vì vậy quần thể
nghiên cứu tương đồng hơn với nhóm sống tại cộng đồng. Sarcopenia được xác
định là một yếu tố nguy cơ làm gia tăng ngã ở người cao tuổi. Việc xác định nhóm
đối tượng có nguy cơ xuất hiện ngã cao hơn có ý nghĩa quan trọng trong thực hành
lâm sàng. Đặc biệt là có thể sử dụng một cơng thức tính tương đối đơn giản để
sàng lọc nhóm đối tượng nguy cơ cao này giúp các nhà lâm sàng và nhà chính
sách có thể đưa ra khuyến cáo và áp dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế.


Như vậy, việc sàng lọc sớm và thường quy Sarcopenia trên người cao tuổi
sẽ góp phần giúp cho chúng ta dự phòng, ngăn ngừa ngã và nguy cơ ngã.
Sarcopenia có liên quan tới ngã có thể giải thích do nhiều nguyên nhân khác
nhau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(149)</span><div class='page_container' data-page=149>

Thứ hai, người bệnh Sarcopenia có thể do nguyên nhân thay đổi về các yếu tố
nội tiết, hoặc suy dinh dưỡng, thay đổi chế độ ăn, kèm theo có thể có tình trạng
giảm Vitamin D. Các yếu tố này đều có liên quan tới sự xuất hiện ngã và rối


loạn chức năng thăng bằng.


Thứ ba, Sarcopenia có liên quan tới nguy cơ mắc hội chứng dễ bị tổn thương,
một hội chứng lão khoa thường gặp khác, và hội chứng này cũng là một trong
những nguyên nhân quan trọng gây ra ngã và các biến cố bất lợi về sức khỏe
khác42,161<sub>. Theo một phân tích gộp cho thấy hội chứng dễ bị tổn thương làm </sub>
tăng nguy cơ ngã rõ rệt ở người cao tuổi tại cộng đồng. Đặc biệt là người bệnh
Sarcopenia có giảm tính mềm dẻo và khả năng phản ứng nhanh nên càng có
nguy cơ gia tăng các chấn thương do ngã.


Thứ tư, tình trạng giảm hoạt động thể lực và lối sống tĩnh tại gia tăng ở người
cao tuổi và có thể là một yếu tố làm gia tăng Sarcopenia theo tuổi. Và mức độ
hoạt động thể lực thấp làm thay đổi cấu trúc cơ thể theo nhiều hướng như làm
giảm khối lượng cơ trong khi làm tăng khối mỡ. Theo một số nghiên cứu khối
lượng cơ giảm là do ảnh hưởng rõ rệt bởi tình trạng giảm mức độ hoạt động.
Cơ chế gây ra giảm khối lượng cơ là do tình trạng giảm mãn tính q trình tổng
hợp protein khi người bệnh không vận động thể lực162<sub>. Như vậy, do nhiều cơ </sub>
chế, Sarcopenia được coi là một yếu tố dự báo xuất hiện ngã.


4.3.3. Mối liên quan giữa các chỉ số SARC-F, SARC-CalF và công thức
Ishii ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu với xuất hiện mới tình trạng giảm chức
năng hoạt động hàng ngày ở người bệnh cao tuổi sau 18 tháng theo dõi


</div>
<span class='text_page_counter'>(150)</span><div class='page_container' data-page=150>

pháp sàng lọc Sarcopenia cũng cho thấy giá trị của nó trong tiên lượng xuất
hiện tình trạng suy giảm chức năng ở người cao tuổi55<sub>. </sub>


Kết quả tổng hợp từ một nghiên cứu phân tích gộp cho thấy có sự liên
quan giữa Sarcopenia và khuyết tật chức năng, có một nguy cơ cao suy giảm
chức năng ở người bị Sarcopenia so với người không bị Sarcopenia (OR 3,03;
CI95% 1,80-5,12)80<sub>. </sub>



Mối liên quan giữa Sarcopenia và chức năng hoạt động hàng ngày cũng
được chỉ ra trong nghiên cứu của Jang và cộng sự (2018): nhóm Sarcopenia có
tần suất suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày – ADL (21,9%) và suy giảm
chức năng hoạt động hàng ngày có sử dụng dụng cụ - IADL (53,0%) cao hơn
nhóm khơng có Sarcopenia với tỷ lệ lần lượt là 11,0%; 27,2%. Sarcopenia làm
tăng khả năng suy giảm ADL và IADL với OR lần lượt là 1,95 (CI95%
1,28-2,97) và 2,9 (CI95% 1,80-4,85)163<sub>. </sub>


Nghiên cứu của Santilli và cộng sự (2014) cho thấy Sarcopenia thường
liên quan đến độ bền kém, lối sống tĩnh tại, tốc độ đi bộ chậm và giảm khả năng
vận động164<sub>. Do đó, Sarcopenia tương quan cao với sự xuất hiện hội chứng dễ </sub>
bị tổn thương và gia tăng nguy cơ ngã ở người cao tuổi. Và những vấn đề ngày
cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng cho tình trạng khuyết tật chức năng, sống
phụ thuộc164<sub>. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(151)</span><div class='page_container' data-page=151>

tượng này. Như vậy, việc sử dụng bộ cơng cụ đơn giản giúp xác định nhóm
nguy cơ suy giảm chức năng có thể áp dụng được trên lâm sàng.


Sarcopenia vẫn được quản lý chưa tốt trong thực hành lâm sàng do thiếu
các công cụ sàng lọc đơn giản và chính xác được áp dụng rộng rãi tại cơ sở y
tế cũng như tại cộng đồng. Một số nghiên cứu được thực hiện so sánh giá trị
của các phương pháp sàng lọc Sarcopenia trong chẩn đoán sàng lọc và trong dự
báo các nguy cơ xuất hiện biến cố bất lợi liên quan tới sức khỏe cho người bệnh
cao tuổi.


Nghiên cứu được thực hiện trên bệnh nhân nội trú cao tuổi ở Trung Quốc
để nhằm mục đích xác định các giá trị của bộ câu hỏi SARC-F và điểm Ishii
(sử dụng các biến số tuổi, sức mạnh cơ và chu vi bắp chân) trong khả năng dự
đoán các biến cố bất lợi về sức khỏe (tái nhập viện, ngã, gãy xương và tử


vong)154<sub>. Bệnh nhân nhập viện (n = 138) ở độ tuổi từ 60 trở lên. Độ chính xác </sub>
của hai công cụ được đánh giá so sánh với tiêu chuẩn chẩn đoán Sarcopenia
châu Á 2019. Dữ liệu theo dõi được thu thập qua gọi điện thoại và thăm khám
lâm sàng kết hợp với hệ thống hồ sơ y tế nội trú sau khi xuất viện trong thời
gian ít nhất một năm. Kết quả cho thấy, khi phân tích tỷ lệ sống sót theo đường
cong Kaplan-Meier đã chứng minh tỷ lệ tử vong tích lũy cao hơn ở nhóm mắc
Sarcopenia so với nhóm khơng mắc Sarcopenia chẩn đoán bằng SARC-F (kiểm
tra thứ hạng log, P < 0.001). Phân tích Cox cho thấy SARC-F là một yếu tố
nguy cơ độc lập cho tái nhập viện. SARC-F và cơng thức của Ishii có giá trị
cho việc phát hiện sớm bệnh Sarcopenia và giúp xác định người lớn tuổi có
nguy cơ dẫn đến kết quả bất lợi trong thực hành lâm sàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(152)</span><div class='page_container' data-page=152></div>
<span class='text_page_counter'>(153)</span><div class='page_container' data-page=153>

KẾT LUẬN



1. Tỷ lệ Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi


Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương
trên 764 người bệnh cao tuổi, với tuổi trung bình 71,5 ± 8,9, nam chiếm 38,2%.
Sarcopenia được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Sarcopenia châu Á –
AWGS 2019:


 Tỷ lệ Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi là 61,2%:
+ Theo giới: Nam: 72,3%; Nữ: 54,7%


+ Theo nhóm tuổi: 60 – 69 tuổi: 45,4%; 70 – 79 tuổi: 65,0 %; ≥ 80 tuổi: 89,5%
+ Nhóm mức độ hoạt động thể lực thấp: 78,5%; Suy dinh dưỡng: 89,8%;
Có hội chứng dễ bị tổn thương: 92,1%


 Các yếu tố liên quan tới gia tăng nguy cơ mắc Sarcopenia trong mơ hình
hồi quy đa biến, bao gồm: tuổi cao, mức độ hoạt động thể lực thấp (OR hiệu chỉnh


2,0), bệnh lý phổi mạn tính (OR hiệu chỉnh 1,75), thiếu cân (OR hiệu chỉnh 3,3).


2.Giá trị của bộ câu hỏi SARC-F, SARC-CalF và công thức Ishii trong
sàng lọc Sarcopenia cho người bệnh cao tuổi


Khi so sánh với tiêu chuẩn vàng là Tiêu chuẩn của Hiệp hội Sarcopenia
châu Á - AWGS:


+ Bộ câu hỏi SARC-F


- Là bộ câu hỏi tự trả lời, thực hiện nhanh, dễ dàng, phiên bản tiếng Việt
có độ tin cậy cao.


- Giá trị chẩn đoán: độ nhạy 62,3%, độ đặc hiệu 71,4%, độ chính xác
65,8%, AUC 0,71 (95%CI: 0,67 – 0,74)


+ Bộ công cụ SARC-CalF:


- Là kết hợp bộ câu hỏi SARC-F và chỉ số chu vi bắp chân


</div>
<span class='text_page_counter'>(154)</span><div class='page_container' data-page=154>

+ Công thức Ishii:


- Trong số ba phương pháp sàng lọc, công thứcIshii được thực hiện phức
tạp (dựa trên các chỉ số: tuổi, giới, chu vi bắp chân, cơ lực tay), thời gian thực
hiện lâu nhất


- Giá trị chẩn đoán loại trừ tốt nhất: độ nhạy 96,7%, giá trị dự báo âm tính


91,8%, độ chính xác 79,6% và giá trị diện tích dưới đường cong AUC 0,88
(95%CI: 0,86 – 0,91).



3. Mối liên quan giữa các chỉ số SARC-F, SARC-CalF và công thức Ishii
ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu với biến cố bất lợi về sức khỏe liên quan
tới Sarcopeniangười bệnh cao tuổi sau 18 tháng theo dõi


 Bộ câu hỏi SARC-F


Bệnh Sarcopenia chẩn đoán bằng bộ câu hỏi SARC-F (chỉ số SARC-F cao
ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu) có liên quan tới tăng tăng tỷ lệ tử vong do mọi
nguyên nhân.


 Bộ công cụ SARC-CalF:


Bệnh Sarcopenia được chẩn đoán bằng SARC-CalF (chỉ số SARC-CalF
cao ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu) liên quan tới tỷ lệ cao hơn việc xuất hiện
mớisự phụ thuộc các chức năng hàng ngày có sử dụng dụng cụ (OR hiệu chỉnh
2,2)


 Công thức Ishii:


Bệnh Sarcopenia được chẩn đốn bằng cơng thức Ishii (chỉ số Ishii cao ở
thời điểm bắt đầu nghiên cứu):


+ Tất cả bệnh nhân tử vong trong thời gian theo dõi 18 tháng đều được
chẩn đoán Sarcopenia ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu bằng công thức Ishii


+ Liên quan tới tăng nguy cơ xuất hiện mới sự phụ thuộc các chức năng
hàng ngày có sử dụng dụng cụ (OR hiệu chỉnh 2,3).


</div>
<span class='text_page_counter'>(155)</span><div class='page_container' data-page=155>

KHUYẾN NGHỊ




- Sarcopenia là bệnh lý phổ biến ở người bệnh cao tuổi việc sàng lọc và chẩn
đốn sớm có ý nghĩa quan trọng.


- SARC-F là bộ câu hỏi gồm 5 câu hỏi đơn giản, tự trả lời, thực hiện nhanh,
có giá trị trong chẩn đoán sàng lọc bệnh Sarcopenia cho người bệnh cao tuổi
tại cơ sở khám chữa bệnh ngoại trú. Cân nhắc sử dụng bộ câu hỏi này một
cách rộng rãi bằng cách tự đánh giá nguy cơ mắc Sarcopenia nhiều lần theo
thời gian cho toàn bộ người cao tuổi để sàng lọc bệnh Sarcopenia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(156)</span><div class='page_container' data-page=156>

CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Tam Ngoc Nguyen, Tu Ngoc Nguyen, Anh Trung Nguyen, Thanh Xuan
Nguyen, Huong Thu Thi Nguyen, Thu Thi Hoai Nguyen, Thang Pham,
Huyen Thanh Thi Vu. Prevalence of Sarcopenia and its associated factors
in patients attending geriatric clinics in Vietnam: a cross-sectional study.


BMJ open. 2020, 10 (9). doi:10.1136/bmjopen-2020-037630.


</div>
<span class='text_page_counter'>(157)</span><div class='page_container' data-page=157>

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Morley JE, Baumgartner RN, Roubenoff R, Mayer J, Nair KS.
Sarcopenia. Journal of Laboratory and Clinical Medicine.


2001;137(4):231-243.


2. Mitchell WK, Atherton PJ, Williams J, Larvin M, Lund JN, Narici M.
Sarcopenia, dynapenia, and the impact of advancing age on human
skeletal muscle size and strength; a quantitative review. Frontiers in


physiology. 2012;3:260.


3. Goodpaster BH, Park SW, Harris TB, et al. The loss of skeletal muscle
strength, mass, and quality in older adults: the health, aging and body
composition study. The Journals of Gerontology Series A: Biological
Sciences and Medical Sciences. 2006;61(10):1059-1064.


4. Anker SD, Morley JE, von Haehling S. Welcome to the ICD‐10 code for
sarcopenia. Journal of Cachexia, Sarcopenia and Muscle.


10/1707/25/received 08/09/accepted 2016;7(5):512-514.


5. Mayhew A, Amog K, Phillips S, et al. The prevalence of sarcopenia in
community-dwelling older adults, an exploration of differences between
studies and within definitions: a systematic review and meta-analyses.


Age and ageing. 2019;48(1):48-56.


6. Landi F, Liperoti R, Fusco D, et al. Sarcopenia and mortality among
older nursing home residents. Journal of the American Medical
Directors Association. 2012;13(2):121-126.


7. Landi F, Liperoti R, Russo A, et al. Sarcopenia as a risk factor for falls
in elderly individuals: results from the ilSIRENTE study. Clinical
nutrition. 2012;31(5):652-658.


8. Yang M, Hu X, Wang H, Zhang L, Hao Q, Dong B. Sarcopenia predicts
readmission and mortality in elderly patients in acute care wards: a
prospective study. Journal of cachexia, sarcopenia and muscle.



2017;8(2):251-258.


9. Dent E, Morley J, Cruz-Jentoft A, et al. International clinical practice
guidelines for sarcopenia (ICFSR): screening, diagnosis and
management. The journal of nutrition, health & aging.


2018;22(10):1148-1161.


10. Roubenoff R. Sarcopenia: a major modifiable cause of frailty in the
elderly. The journal of nutrition, health & aging. 2000;4(3):140-142.
11. Visvanathan R, Chapman I. Preventing sarcopenia in older people.


Maturitas. 2010;66(4):383-388.


</div>
<span class='text_page_counter'>(158)</span><div class='page_container' data-page=158>

13. Yu S, Umapathysivam K, Visvanathan R. Sarcopenia in older people.


International journal of evidence-based healthcare.
2014;12(4):227-243.


14. Chen L-K, Liu L-K, Woo J, et al. Sarcopenia in Asia: consensus report
of the Asian Working Group for Sarcopenia. Journal of the American
Medical Directors Association. 2014;15(2):95-101.


15. Cruz-Jentoft AJ, Bahat G, Bauer J, et al. Sarcopenia: revised European
consensus on definition and diagnosis. Age and ageing.
2019;48(1):16-31.


16. Studenski SA, Peters KW, Alley DE, et al. The FNIH sarcopenia project:
rationale, study description, conference recommendations, and final
estimates. Journals of Gerontology Series A: Biomedical Sciences and


Medical Sciences. 2014;69(5):547-558.


17. Yu SC, Khow KS, Jadczak AD, Visvanathan R. Clinical screening tools
for sarcopenia and its management. Current gerontology and geriatrics
research. 2016;2016.


18. Chen L-K, Woo J, Assantachai P, et al. Asian Working Group for
Sarcopenia: 2019 Consensus Update on Sarcopenia Diagnosis and
Treatment. Journal of the American Medical Directors Association.


2020;21(3):300-307. e302.


19. Malmstrom TK, Morley JE. SARC-F: a simple questionnaire to rapidly
diagnose sarcopenia. Journal of the American Medical Directors
Association. 2013;14(8):531-532.


20. Ishii S, Tanaka T, Shibasaki K, et al. Development of a simple screening
test for sarcopenia in older adults. Geriatrics & gerontology
international. 2014;14(S1):93-101.


21. Barbosa-Silva TG, Menezes AMB, Bielemann RM, Malmstrom TK,
Gonzalez MC. Enhancing SARC-F: Improving sarcopenia screening in
the clinical practice. Journal of the American Medical Directors
Association. 2016;17(12):1136-1141.


22. Fund UNP. The ageing population in Viet Nam: Current status,
prognosis, and possible policy responses. Author New York, NY; 2011.
23. Thắng P, Hỷ ĐTK. Báo cáo tổng quan về chính sách chăm sóc người già
thích ứng với thay đổi cơ cấu tại Việt Nam. Tổng cục dân số kế hoạch
hóa gia đình. 2009.



24. Rosenberg IH. Sarcopenia: origins and clinical relevance. The Journal
of nutrition. 1997;127(5):990S-991S.


</div>
<span class='text_page_counter'>(159)</span><div class='page_container' data-page=159>

26. Janssen I, Baumgartner RN, Ross R, Rosenberg IH, Roubenoff R.
Skeletal muscle cutpoints associated with elevated physical disability
risk in older men and women. American journal of epidemiology.


2004;159(4):413-421.


27. Rizzoli R. Nutrition and sarcopenia. Journal of Clinical Densitometry.


2015;18(4):483-487.


28. Picca A, Calvani R, Bossola M, et al. Update on mitochondria and
muscle aging: all wrong roads lead to sarcopenia. Biological chemistry.


2018;399(5):421-436.


29. Kalyani RR, Corriere M, Ferrucci L. Age-related and disease-related
muscle loss: the effect of diabetes, obesity, and other diseases. The lancet
Diabetes & endocrinology. 2014;2(10):819-829.


30. Kim TN, Choi KM. Sarcopenia: definition, epidemiology, and
pathophysiology. Journal of bone metabolism. 2013;20(1):1-10.


31. Malafarina V, Úriz-Otano F, Iniesta R, Gil-Guerrero L. Sarcopenia in the
elderly: diagnosis, physiopathology and treatment. Maturitas.


2012;71(2):109-114.



32. Lang T, Streeper T, Cawthon P, Baldwin K, Taaffe DR, Harris T.
Sarcopenia: etiology, clinical consequences, intervention, and
assessment. Osteoporosis international. 2010;21(4):543-559.


33. Ramirez V, Ulfhake B. Anatomy of dendrites in motoneurons supplying
the intrinsic muscles of the foot sole in the aged cat: evidence for
dendritic growth and neo‐synaptogenesis. Journal of Comparative
Neurology. 1992;316(1):1-16.


34. Doherty TJ, Vandervoort AA, Brown WF. Effects of ageing on the motor
unit: a brief review. Canadian journal of applied physiology.


1993;18(4):331-358.


35. Vitale G, Cesari M, Mari D. Aging of the endocrine system and its
potential impact on sarcopenia. European Journal of Internal Medicine.


2016;35:10-15.


36. Kadi F. Adaptation of human skeletal muscle to training and anabolic
steroids. Acta Physiologica Scandinavica. 2000;168:4-53.


37. Ferrando AA, Tipton KD, Doyle D, Phillips SM, Cortiella J, Wolfe RR.
Testosterone injection stimulates net protein synthesis but not tissue
amino acid transport. American Journal of Physiology-Endocrinology
And Metabolism. 1998;275(5):E864-E871.


38. Estrada M, Espinosa A, Müller M, Jaimovich E. Testosterone stimulates
intracellular calcium release and mitogen-activated protein kinases via a


G protein-coupled receptor in skeletal muscle cells. Endocrinology.


</div>
<span class='text_page_counter'>(160)</span><div class='page_container' data-page=160>

39. Horstman AM, Dillon EL, Urban RJ, Sheffield-Moore M. The role of
androgens and estrogens on healthy aging and longevity. Journals of
Gerontology Series A: Biomedical Sciences and Medical Sciences.


2012;67(11):1140-1152.


40. Sinclair AJ, Abdelhafiz AH, Rodriguez-Manas L. Frailty and
sarcopenia-newly emerging and high impact complications of diabetes.


Journal of Diabetes and its Complications. 2017;31(9):1465-1473.
41. SEO J, KIM S, KIM N, BAIK SH, CHOI DS, CHOI KM. Prevalence


and Determinant Factors of Sarcopenia in Patients With Type 2 Diabetes.


Diabetes care. 2010;33(7):1497-1499.


42. Morley JE, von Haehling S, Anker SD, Vellas B. From sarcopenia to
frailty: a road less traveled. Journal of cachexia, sarcopenia and muscle.


2014;5(1):5-8.


43. Halfon M, Phan O, Teta D. Vitamin D: a review on its effects on muscle
strength, the risk of fall, and frailty. BioMed research international.


2015;2015.


44. Zadik Z, Chalew A, McCARTER JR RJ, MEISTAS M, KOWARSKI
AA. The influence of age on the 24-hour integrated concentration of


growth hormone in normal individuals. The Journal of Clinical
Endocrinology & Metabolism. 1985;60(3):513-516.


45. Lang CH, Frost RA, Nairn AC, MacLean DA, Vary TC. TNF-α impairs
heart and skeletal muscle protein synthesis by altering translation
initiation. American Journal of Physiology-Endocrinology and
Metabolism. 2002;282(2):E336-E347.


46. Shafiee G, Keshtkar A, Soltani A, Ahadi Z, Larijani B, Heshmat R.
Prevalence of sarcopenia in the world: a systematic review and
meta-analysis of general population studies. Journal of Diabetes & Metabolic
Disorders. 2017;16(1):21.


47. Dent E, Morley JE, Cruz-Jentoft AJ, et al. International Clinical Practice
Guidelines for Sarcopenia (ICFSR): Screening, Diagnosis and
Management. The journal of nutrition, health & aging.


2018;22(10):1148-1161.


48. Morley JE. Sarcopenia in the elderly. Family practice. Apr 2012;29
Suppl 1:i44-i48.


49. Pacifico J, Geerlings MA, Reijnierse EM, Phassouliotis C, Lim WK,
Maier AB. Prevalence of sarcopenia as a comorbid disease: A systematic
review and meta-analysis. Experimental Gerontology. 2019:110801.
50. Churilov I, Churilov L, MacIsaac RJ, Ekinci EI. Systematic review and


</div>
<span class='text_page_counter'>(161)</span><div class='page_container' data-page=161>

51. Smoliner C, Sieber CC, Wirth R. Prevalence of sarcopenia in geriatric
hospitalized patients. Journal of the American Medical Directors
Association. 2014;15(4):267-272.



52. Houston DK, Nicklas BJ, Ding J, et al. Dietary protein intake is
associated with lean mass change in older, community-dwelling adults:
the Health, Aging, and Body Composition (Health ABC) Study. The
American journal of clinical nutrition. 2008;87(1):150-155.


53. Fuggle N, Shaw S, Dennison E, Cooper C. Sarcopenia. Best Practice &
Research Clinical Rheumatology. 2017;31(2):218-242.


54. Chong E, Ho E, Baldevarona-Llego J, Chan M, Wu L, Tay L. Frailty and
risk of adverse outcomes in hospitalized older adults: A comparison of
different frailty measures. Journal of the American Medical Directors
Association. 2017;18(7):638. e637-638. e611.


55. Malmstrom TK, Miller DK, Simonsick EM, Ferrucci L, Morley JE.
SARC‐F: a symptom score to predict persons with sarcopenia at risk for
poor functional outcomes. Journal of cachexia, sarcopenia and muscle.


2016;7(1):28-36.


56. Akishita M, Kozaki K, Iijima K, et al. Definitions and diagnosis of
sarcopenia. Geriatrics & gerontology international. 2018;18:7.


57. Fielding RA, Vellas B, Evans WJ, et al. Sarcopenia: an undiagnosed
condition in older adults. Current consensus definition: prevalence,
etiology, and consequences. International working group on sarcopenia.


Journal of the American Medical Directors Association.


2011;12(4):249-256.



58. Cao L, Chen S, Zou C, et al. A pilot study of the SARC-F scale on
screening sarcopenia and physical disability in the Chinese older people.


The journal of nutrition, health & aging. 2014;18(3):277-283.


59. Woo J, Leung J, Morley J. Defining sarcopenia in terms of incident
adverse outcomes. Journal of the American Medical Directors
Association. 2015;16(3):247-252.


60. Woo J, Leung J, Morley JE. Validating the SARC-F: A suitable
community screening tool for sarcopenia? Journal of the American
Medical Directors Association. 2014;15(9):630-634.


61. Woo J, Yu R, Wong M, Yeung F, Wong M, Lum C. Frailty screening in
the community using the FRAIL scale. Journal of the American Medical
Directors Association. 2015;16(5):412-419.


</div>
<span class='text_page_counter'>(162)</span><div class='page_container' data-page=162>

63. Rossi AP, Micciolo R, Rubele S, et al. Assessing the risk of sarcopenia
in the elderly: the mini sarcopenia risk assessment (MSRA)
questionnaire. The journal of nutrition, health & aging.
2017;21(6):743-749.


64. Lourenỗo RA, Pộrez-Zepeda M, Gutiộrrez-Robledo L, Garcớa-Garcớa FJ,
Rodrớguez Mañas L. Performance of the European Working Group on
Sarcopenia in Older People algorithm in screening older adults for
muscle mass assessment. Age and ageing. 2014;44(2):334-338.


65. Goodman MJ, Ghate SR, Mavros P, et al. Development of a practical
screening tool to predict low muscle mass using NHANES 1999–2004.



Journal of cachexia, sarcopenia and muscle. 2013;4(3):187-197.


66. Visvanathan R, Yu S, Field J, et al. Appendicular Skeletal Muscle Mass:
Development and Validation of Anthropometric Prediction Equations.


The Journal of frailty & aging. 2012;1(4):147-151.


67. Sergi G, Trevisan C, Veronese N, Lucato P, Manzato E. Imaging of
sarcopenia. European journal of radiology. 2016;85(8):1519-1524.
68. Heymsfield SB, Smith R, Aulet M, et al. Appendicular skeletal muscle


mass: measurement by dual-photon absorptiometry. The American
journal of clinical nutrition. 1990;52(2):214-218.


69. Erlandson M, Lorbergs A, Mathur S, Cheung A. Muscle analysis using
pQCT, DXA and MRI. European journal of radiology.


2016;85(8):1505-1511.


70. Roberts HC, Denison HJ, Martin HJ, et al. A review of the measurement
of grip strength in clinical and epidemiological studies: towards a
standardised approach. Age and ageing. 2011;40(4):423-429.


71. Chen X, Mao G, Leng SX. Frailty syndrome: an overview. Clinical
interventions in aging. 2014;9:433.


72. Hamerman D. Toward an understanding of frailty. Annals of Internal
Medicine. Jun 1 1999;130(11):945-950.



73. Rolfson Darryl B, Majumdar Sumit R, Tsuyuki Ross T, et al. Validity
and reliability of the Edmonton Frail Scale. Age and Ageing. September
1, 2006 2006;35(5):526-529.


74. Scott V. World Heath Organization Report: prevention of falls in older
age. Falls Prevention: Policy, Research and Practice. 2007.


75. Rubenstein LZ, Josephson KR. Falls and their prevention in elderly
people: what does the evidence show? Medical Clinics of North America.


2006;90(5):807-824.


</div>
<span class='text_page_counter'>(163)</span><div class='page_container' data-page=163>

Older People. Archives of gerontology and geriatrics.
2014;59(2):295-299.


77. Cawthon PM, Blackwell TL, Cauley J, et al. Evaluation of the usefulness
of consensus definitions of sarcopenia in older men: results from the
observational osteoporotic fractures in men cohort study. Journal of the
American Geriatrics Society. 2015;63(11):2247-2259.


78. Janssen I, Shepard DS, Katzmarzyk PT, Roubenoff R. The healthcare
costs of sarcopenia in the United States. Journal of the American
Geriatrics Society. 2004;52(1):80-85.


79. Arango-Lopera V, Arroyo P, Gutiérrez-Robledo LM, Perez-Zepeda M,
Cesari M. Mortality as an adverse outcome of sarcopenia. The journal of
nutrition, health & aging. 2013;17(3):259-262.


80. Beaudart C, Zaaria M, Pasleau F, Reginster J-Y, Bruyère O. Health
outcomes of sarcopenia: a systematic review and meta-analysis. PloS


one. 2017;12(1):e0169548.


81. Tavares DMdS, Faria PM, Pegorari MS, Ferreira PCdS, Nascimento JS,
Marchiori GF. Frailty Syndrome in Association with Depressive
Symptoms and Functional Disability among Hospitalized Elderly. Issues
in mental health nursing. 2018;39(5):433-438.


82. Park SW, Goodpaster BH, Lee JS, et al. Excessive loss of skeletal muscle
mass in older adults with type 2 diabetes. Diabetes care.


2009;32(11):1993-1997.


83. St. John PD, Tyas SL, Montgomery PR. Depressive symptoms and
frailty. International journal of geriatric psychiatry.
2013;28(6):607-614.


84. Morley JE. Developing novel therapeutic approaches to frailty. Current
pharmaceutical design. 2009;15(29):3384-3395.


85. Heymsfield SB, Smith R, Aulet M, et al. Appendicular skeletal muscle
mass: measurement by dual-photon absorptiometry. Am J Clin Nutr. Aug
1990;52(2):214-218.


86. Organization WH. BMI Classification. 2006.


87. Sundararajan V, Henderson T, Perry C, Muggivan A, Quan H, Ghali
WA. New ICD-10 version of the Charlson comorbidity index predicted
in-hospital mortality. Journal of clinical epidemiology.


2004;57(12):1288-1294.



</div>
<span class='text_page_counter'>(164)</span><div class='page_container' data-page=164>

89. Kaiser MJ BJ, Ramsch C, et al. Validation of the Mini Nutritional
Assessment Short-Form (MNA®-SF): A practical tool for identification
of nutritional status. JNHA-The Journal of Nutrition, Health and Aging.


2009;13(9):782.


90. Hartigan I. A comparative review of the Katz ADL and the Barthel Index
in assessing the activities of daily living of older people. International
journal of older people nursing. 2007;2(3):204-212.


91. Graf C. The Lawton instrumental activities of daily living scale. AJN The
American Journal of Nursing. 2008;108(4):52-62.


92. Podsiadlo D, Richardson S. The timed “Up & Go”: a test of basic
functional mobility for frail elderly persons. Journal of the American
geriatrics Society. 1991;39(2):142-148.


93. Jones CJ, Rikli RE, Beam WC. A 30-s chair-stand test as a measure of
lower body strength in community-residing older adults. Research
quarterly for exercise and sport. 1999;70(2):113-119.


94. Duncan PW, Weiner DK, Chandler J, Studenski S. Functional reach: a
new clinical measure of balance. Journal of gerontology.


1990;45(6):M192-M197.


95. Fried LP, Tangen CM, Walston J, et al. Frailty in older adults: evidence
for a phenotype. The Journals of Gerontology Series A: Biological
Sciences and Medical Sciences. 2001;56(3):M146-M157.



96. Halaweh H, Willen C, Grimby-Ekman A, Svantesson U. Physical
activity and health-related quality of life among community dwelling
elderly. Journal of clinical medicine research. 2015;7(11):845.


97. Nasreddine ZS, Phillips NA, Bédirian V, et al. The Montreal Cognitive
Assessment, MoCA: a brief screening tool for mild cognitive
impairment. Journal of the American Geriatrics Society.


2005;53(4):695-699.


98. Greenberg SA. The geriatric depression scale (GDS). Best Practices in
Nursing Care to Older Adults. 2012;4(1):1-2.


99. Tavakol M, Dennick R. Making sense of Cronbach's alpha. International
journal of medical education. 2011;2:53.


100. Linden A. Measuring diagnostic and predictive accuracy in disease
management: an introduction to receiver operating characteristic (ROC)
analysis. Journal of evaluation in clinical practice. 2006;12(2):132-139.
101. Šimundić A-M. Measures of diagnostic accuracy: basic definitions.


Ejifcc. 2009;19(4):203.


</div>
<span class='text_page_counter'>(165)</span><div class='page_container' data-page=165>

post-acute stroke patients: Implications for oral sarcopenia. Clinical
Nutrition. 2018;37(1):204-207.


103. Yoshimura Y, Wakabayashi H, Bise T, Tanoue M. Prevalence of
sarcopenia and its association with activities of daily living and
dysphagia in convalescent rehabilitation ward inpatients. Clinical


Nutrition. 2018;37(6):2022-2028.


104. Cuesta F, Formiga F, Lopez-Soto A, et al. Prevalence of sarcopenia in
patients attending outpatient geriatric clinics: the ELLI study. Age and
ageing. Sep 2015;44(5):807-809.


105. Christensen MG, Piper KS, Dreier R, Suetta C, Andersen HE. Prevalence
of sarcopenia in a Danish geriatric out-patient population. Danish
medical journal. Jun 2018;65(6).


106. Peterson SJ, Braunschweig CA. Prevalence of Sarcopenia and
Associated Outcomes in the Clinical Setting. Nutr Clin Pract. Feb
2016;31(1):40-48.


107. Souza VAd, Oliveira Dd, Mansur HN, Fernandes NMdS, Bastos MG.
Sarcopenia in chronic kidney disease. Jornal Brasileiro de Nefrologia.


2015;37(1):98-105.


108. da Silva Alexandre T, de Oliveira Duarte Y, Santos JF, Wong R, Lebrão
M. Prevalence and associated factors of sarcopenia among elderly in
Brazil: findings from the SABE study. The journal of nutrition, health &
aging. 2014;18(3):284-290.


109. Du Y WX, Xie H, et al. . Sex differences in the prevalence and adverse
outcomes of sarcopenia and sarcopenic obesity in community dwelling
elderly in East China using the AWGS criteria. BMC endocrine
disorders 2019;19(1):109.


110. Kim TN, Yang SJ, Yoo HJ, et al. Prevalence of sarcopenia and


sarcopenic obesity in Korean adults: the Korean sarcopenic obesity
study. International journal of obesity (2005). Aug 2009;33(8):885-892.
111. Landi F, Liperoti R, Fusco D, et al. Prevalence and risk factors of
sarcopenia among nursing home older residents. Journals of
Gerontology Series A: Biomedical Sciences and Medical Sciences.


2011;67(1):48-55.


112. Zamboni M, Zoico E, Scartezzini T, et al. Body composition changes in
stable-weight elderly subjects: the effect of sex. Aging clinical and
experimental research. Aug 2003;15(4):321-327.


</div>
<span class='text_page_counter'>(166)</span><div class='page_container' data-page=166>

114. Anderson LJ, Liu H, Garcia JM. Sex Differences in Muscle Wasting.


Advances in experimental medicine and biology. 2017;1043:153-197.
115. Yamada M, Nishiguchi S, Fukutani N, et al. Prevalence of sarcopenia in


community-dwelling Japanese older adults. Journal of the American
Medical Directors Association. Dec 2013;14(12):911-915.


116. Albani D, Batelli S, Polito L, et al. A polymorphic variant of the
insulin-like growth factor 1 (IGF-1) receptor correlates with male longevity in
the Italian population: a genetic study and evaluation of circulating
IGF-1 from the" Treviso Longeva (TRELONG)" study. BMC geriatrics.


2009;9(1):19.


117. MOH. National Survey of Risk Factors of NCDs in Vietnam,. Ministry
of Health, Hanoi, Vietnam. 2016.



118. Pencharz P. Protein and energy requirements for ‘optimal’catch-up
growth. European journal of clinical nutrition. 2010;64(S1):S5.


119. Cermak NM, Res PT, de Groot LC, Saris WH, Van Loon LJ. Protein
supplementation augments the adaptive response of skeletal muscle to
resistance-type exercise training: a meta-analysis. The American journal
of clinical nutrition. 2012;96(6):1454-1464.


120. Choe EK, Lee Y, Kang HY, Choi SH, Kim JS. Association between
CT-Measured Abdominal Skeletal Muscle Mass and Pulmonary Function. J
Clin Med. May 12 2019;8(5).


121. Son DH, Yoo JW, Cho MR, Lee YJ. Relationship Between Handgrip
Strength and Pulmonary Function in Apparently Healthy Older Women.


Journal of the American Geriatrics Society. Jul 2018;66(7):1367-1371.
122. Bano G, Trevisan C, Carraro S, et al. Inflammation and sarcopenia: A


systematic review and meta-analysis. Maturitas. Feb 2017;96:10-15.
123. Byun MK, Cho EN, Chang J, Ahn CM, Kim HJ. Sarcopenia correlates


with systemic inflammation in COPD. Int J Chron Obstruct Pulmon Dis.


2017;12:669-675.


124. Lopes AJ, Mafort TT. Correlations between small airway function,
ventilation distribution, and functional exercise capacity in COPD
patients. Lung. Oct 2014;192(5):653-659.


125. Greising SM, et al. Diaphragm muscle sarcopenia in aging mice. Exp


Gerontol. 2013;48(9):881-887.


126. Souza VAd, Oliveira D, Barbosa SR, et al. Sarcopenia in patients with
chronic kidney disease not yet on dialysis: Analysis of the prevalence
and associated factors. PLoS One. 2017;12(4):e0176230.


</div>
<span class='text_page_counter'>(167)</span><div class='page_container' data-page=167>

128. Pereira RA, Cordeiro AC, Avesani CM, et al. Sarcopenia in chronic
kidney disease on conservative therapy: prevalence and association with
mortality. Nephrology Dialysis Transplantation.
2015;30(10):1718-1725.


129. Fahal IH. Uraemic sarcopenia: aetiology and implications. Nephrology
Dialysis Transplantation. 2013;29(9):1655-1665.


130. Schaap LA, Pluijm SM, Deeg DJ, et al. Higher inflammatory marker
levels in older persons: associations with 5-year change in muscle mass
and muscle strength. Journals of Gerontology Series A: Biomedical
Sciences and Medical Sciences. 2009;64(11):1183-1189.


131. de Souza VA, Oliveira D, Barbosa SR, et al. Sarcopenia in patients with
chronic kidney disease not yet on dialysis: Analysis of the prevalence
and associated factors. PloS one. 2017;12(4):e0176230.


132. Han K, Park YM, Kwon HS, et al. Sarcopenia as a determinant of blood
pressure in older Koreans: findings from the Korea National Health and
Nutrition Examination Surveys (KNHANES) 2008-2010. PLoS One.


2014;9(1):e86902.


133. Coelho-Junior HJ, Gambassi BB, Irigoyen MC, et al. Hypertension,


Sarcopenia, and Global Cognitive Function in Community-Dwelling
Older Women: A Preliminary Study. J Aging Res. 2018;2018:9758040.
134. Masik NP, Kalandey KY. Association between sarcopenia and


hypertension, ways of mutual influence on clinical course in the elderly
(literature review). Pain. Joints. Spine. 2019;9(2):120-127.


135. Miljkovic I, Kuipers AL, Cauley JA, et al. Greater skeletal muscle fat
infiltration is associated with higher all-cause and cardiovascular
mortality in older men. Journals of Gerontology Series A: Biomedical
Sciences and Medical Sciences. 2015;70(9):1133-1140.


136. Kim J-a, Wei Y, Sowers JR. Role of mitochondrial dysfunction in insulin
resistance. Circulation research. 2008;102(4):401-414.


137. Gregg EW, Beckles GL, Williamson DF, et al. Diabetes and physical
disability among older US adults. Diabetes care. 2000;23(9):1272-1277.
138. Vu HTT, Nguyen TX, Nguyen TN, et al. Prevalence of frailty and its
associated factors in older hospitalised patients in Vietnam. BMC
geriatrics. 2017;17(1):216.


139. Nguyen TN, Nguyen AT, Khuong LQ, et al. Reliability and Validity of
SARC-F Questionnaire to Assess Sarcopenia Among Vietnamese
Geriatric Patients. Clinical Interventions in Aging. 2020;15:879-886.
140. Cesari M, Landi F, Vellas B, Bernabei R, Marzetti E. Sarcopenia and


</div>
<span class='text_page_counter'>(168)</span><div class='page_container' data-page=168>

141. Nikolaou D. Sarcopenia and Frailty: the detectable overlapping and the
possible diagnostic approaches. Journal of Frailty, Sarcopenia and
Falls. 2016;1(1):8-12.



142. Davies B, García F, Ara I, Artalejo FR, Rodriguez-Mañas L, Walter S.
Relationship between sarcopenia and frailty in the toledo study of
healthy aging: a population based cross-sectional study. Journal of the
American Medical Directors Association. 2018;19(4):282-286.


143. Joosten E, Demuynck M, Detroyer E, Milisen K. Prevalence of frailty
and its ability to predict in hospital delirium, falls, and 6-month mortality
in hospitalized older patients. BMC geriatrics. 2014;14(1):1.


144. Zaslavsky O, Zelber‐Sagi S, Gray SL, et al. Comparison of frailty
phenotypes for prediction of mortality, incident falls, and hip fracture in
older women. Journal of the American Geriatrics Society.


2016;64(9):1858-1862.


145. Kera T, Kawai H, Hirano H, et al. SARC‐F: A validation study with
community‐dwelling older Japanese adults. Geriatrics & Gerontology
International. 2019;19(11):1172-1178.


146. Kim S, Kim M, Won CW. Validation of the Korean version of the
SARC-F questionnaire to assess sarcopenia: Korean frailty and aging
cohort study. Journal of the American Medical Directors Association.


2018;19(1):40-45. e41.


147. Bahat G, Yilmaz O, Kilic C, Oren M, Karan M. Performance of
SARC-F in regard to sarcopenia definitions, muscle mass and functional
measures. The journal of nutrition, health & aging. 2018;22(8):898-903.
148. Parra-Rodriguez L, Szlejf C, Garcia-Gonzalez AI, Malmstrom TK,
Cruz-Arenas E, Rosas-Carrasco O. Cross-cultural adaptation and


validation of the Spanish-language version of the SARC-F to assess
sarcopenia in Mexican community-dwelling older adults. Journal of the
American Medical Directors Association. 2016;17(12):1142-1146.
149. Ida S, Murata K, Nakadachi D, et al. Development of a Japanese version


of the SARC-F for diabetic patients: an examination of reliability and
validity. Aging clinical and experimental research. 2017;29(5):935-942.
150. Brenner H, Gefeller O. Variation of sensitivity, specificity, likelihood
ratios and predictive values with disease prevalence. Statistics in
medicine. 1997;16(9):981-991.


</div>
<span class='text_page_counter'>(169)</span><div class='page_container' data-page=169>

152. Fu X, Tian Z, Thapa S, et al. Comparing SARC-F with SARC-CalF for
screening sarcopenia in advanced cancer patients. Clinical Nutrition.


2020.


153. Locquet M, Beaudart C, Reginster J-Y, Petermans J, Bruyère O.
Comparison of the performance of five screening methods for
sarcopenia. Clinical epidemiology. 2018;10:71.


154. Li M, Kong Y, Chen H, Chu A, Song G, Cui Y. Accuracy and prognostic
ability of the SARC-F questionnaire and Ishii's score in the screening of
sarcopenia in geriatric inpatients. Brazilian Journal of Medical and
Biological Research. 2019;52(9).


155. Chen L-K, Lee W-J, Peng L-N, et al. Recent advances in sarcopenia
research in Asia: 2016 update from the Asian Working Group for
Sarcopenia. Journal of the American Medical Directors Association.


2016;17(8):767. e761-767. e767.



156. Cruz-Jentoft AJ, Landi F, Schneider SM, et al. Prevalence of and
interventions for sarcopenia in ageing adults: a systematic review.
Report of the International Sarcopenia Initiative (EWGSOP and IWGS).


Age and ageing. 2014;43(6):748-759.


157. Tang T, Wu L, Yang L, et al. A sarcopenia screening test predicts
mortality in hospitalized older adults. Scientific reports. 2018;8(1):1-9.
158. Zeng Y, Hu X, Xie L, Han Z, Zuo Y, Yang M. The Prevalence of


Sarcopenia in Chinese Elderly Nursing Home Residents: A Comparison
of 4 Diagnostic Criteria. Journal of the American Medical Directors
Association. 2018.


159. Zhang X, Huang P, Dou Q, et al. Falls among older adults with
sarcopenia dwelling in nursing home or community: a meta-analysis.


Clinical nutrition. 2020;39(1):33-39.


160. Oliveira A, Vaz C. The role of sarcopenia in the risk of osteoporotic hip
fracture. Clinical rheumatology. 2015;34(10):1673-1680.


161. Wilson D, Jackson T, Sapey E, Lord JM. Frailty and sarcopenia: the
potential role of an aged immune system. Ageing research reviews.


2017;36:1-10.


162. Paddon-Jones D. Sheffield-Moore M, Cree MG, Hewlings SJ, Aarsland
A, Wolfe RR, Ferrando AA. Atrophy and impaired muscle protein


synthesis during prolonged inactivity and stress. J Clin Endocrinol
Metab. 2006;91:4836-4841.


</div>
<span class='text_page_counter'>(170)</span><div class='page_container' data-page=170>

164. Santilli V, Bernetti A, Mangone M, Paoloni M. Clinical definition of
sarcopenia. Clinical cases in mineral and bone metabolism.


</div>
<span class='text_page_counter'>(171)</span><div class='page_container' data-page=171>

Biên bản Thỏa Thuận



Nghiên cứu áp dụng một số phương


pháp sàng lọc Sarcopenia



ở người bệnh cao tuổi


Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Lão khoa
trung ương


Chẩn đốn sớm Sarcopenia là vơ cùng quan trọng
giúp việc điều trị và kiểm sốt bệnh một cách có
hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng,
Sarcopenia thường được chẩn đốn muộn bởi nó
được coi như một phần của “q trình lão hóa bình
thường” với tốc độ giảm khối lượng và sức mạnh
cơ rất chậm. Các tiêu chuẩn chẩn đoán Sarcopenia
được sử dụng trên thế giới bao gồm Tổ chức các
viện nghiên cứu quốc gia về sức khỏe (FNIH -
Foundation for the National Institutes of Health),
Hiệp hội Sarcopenia Châu Á (Asia Working
Group for Sarcopenia - AWGS 2019) và Hiệp hội
Sarcopenia Châu Âu ở người cao tuổi (European
Working Group on Sarcopenia in Older People -
EWGSOP2). Trong tất cả các tiêu chuẩn này, việc


đo khối lượng cơ là yêu cầu bắt buộc. Các công
cụ giúp đo lường khối lượng cơ, như máy DXA
(Dual-energy X-ray absorptiometry), BIA
(bio-impedance analysis), máy chụp cắt lớp vi tính
(Computed Tomography - CT scanner) hay máy
cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging -
MRI) khơng sẵn có đặc biệt là ở tuyến cơ sở tại
Việt Nam. Thêm vào đó, việc chẩn đốn sớm
Sarcopenia giúp cho việc điều trị và kiểm soát
bệnh bằng chế độ ăn giàu protein kết hợp với hoạt
động thể lực đạt được hiệu quả tối ưu. Vì vậy,
phương pháp sàng lọc Sarcopenia dễ thực hiện, có
giá trị và rẻ tiền là rất cần thiết trong thực hành
lâm sàng.


Mục đích của nghiên cứu là tìm ra phương pháp
chẩn đốn sàng lọc Sarcopenia có giá trị và khả
thi khi áp dụng trong thực hành lâm sàng.


Là một phần trong chăm sóc thường xuyên của
quý vị, quý vị sẽ trải qua một lần khám đánh giá
toàn diện, bao gồm khám lâm sàng và đánh giá
các thăm dò chức năng. Khi nộp bản thỏa thuận,
quý vị theo dõi qua điện thoại hoặc thăm khám
trực tiếp sau 9 tháng và 18 tháng để xác định các
biến cố bất lợi về sức khỏe. Sau 12 tuần quí vị sẽ
được đánh giá lại toàn diện về lâm sàng và xét
nghiệm. Những lần kiểm tra này sẽ mang lại sự
đảm bảo chất lượng y tế trong kiểm sốt bệnh đái
tháo đường và có lợi ích về sức khỏe lâu dài cho



Các dịch vụ sẽ được chương trình tài trợ nghiên cứu chi trả, và
khơng tốn thêm bất kì chi phí nào của quý vị. Tất cả dữ liệu cá
nhân sẽ được làm ẩn danh cho mục đích nghiên cứu và cơng bố
kết quả, qua đó giúp chúng tơi khảo sát và đánh giá cải thiện về
chẩn đoán sớm bệnh lý Sarcopenia. Quý vị không bắt buộc phải
tham gia vào nghiên cứu này và quý vị tự do rút lại thỏa thuận
bất kì lúc nào, và các quyết định này sẽ khơng ảnh hưởng đến
chăm sóc y tế thơng thường của q vị hay bất kì lợi ích nào
mà quý vị được hưởng.


Tôi, ……….. (Số


CMT:……...………..Số ĐT:……….)
tham gia tại ………..Bệnh
Viện/Phòng Khám đồng ý tham gia vào chương trình
quản lý bệnh này. Tơi đã được tạo cơ hội đặt câu hỏi
và thảo luận về bản chất của chương trình và do đó
đồng ý tham gia vào chương trình.


---
---
---


Chữ ký bệnh nhân Tên bệnh


nhân (CHỮ IN HOA) Ngày


---



---


---


Chữ ký người làm chứng Tên


người làm chứng (CHỮ IN HOA) Ngày


(chỉ áp dụng nếu bệnh nhân mù chữ, và người làm
chứng KHƠNG được liên quan với chương trình)


---


---


---


Chữ ký Nghiên cứu viên


Tên Nghiên cứu viên Chương Trình Ngày


Hoặc người Đại Diện Hoặc


người Đại Diện


</div>
<span class='text_page_counter'>(172)</span><div class='page_container' data-page=172>

Mã: BA01 – Nghiên cứu Sarcopenia


Người thu thập:
Mã số nghiên cứu:



Ngày thu thập: : ____/_____/


BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU



(Dành cho đối tượng thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu - Phần thân chung)



I.

THÔNG TIN CƠ BẢN



 Sử dụng thông tin từ tờ phiếu thông tin của bệnh nhân để điền các phần sau


STT Thông tin


A00 Họ và tên


A0 Số điện thoại liên hệ
(kiểm tra lại độ chính xác
khi lấy SĐT)


1


1. ……….


2. ……….


A01 Giới tính  0. Nam


 1. Nữ
A02 Năm sinh (dương lịch)


A03 Nghề nghiệp hiện tại  0. Hưu trí



 1. Đang đi làm
A04 Nghề nghiệp (nếu có)


A05 Hiện tại đang sống với


 0.Gia đình (vợ/chồng/con)


 1.Sống với người chăm sóc


 2.Sống một mình


 3.Khác (ghi rõ) ………..
A6 Khu vực sinh sống  0. Nông thôn 1. Thành thị


A7 Trình độ học vấn <sub></sub> 0. Cấp I <sub> 1. Cấp II </sub>


 2. Cấp III


 3. Đại học


 4. Sau đại học


</div>
<span class='text_page_counter'>(173)</span><div class='page_container' data-page=173>

II. TIỀN SỬ BỆNH LÝ, DÙNG THUỐC


STT Câu hỏi Câu trả lời


C01 Từ trước đến nay bác đã được chẩn đoán
mắc bệnh lý gì khơng?



 0. Khơng
 1. Có
C02 Số bệnh lý hiện mắc


(Trích xuất bệnh án)
C03 Chỉ số


đồng bệnh


Charlson


 1.Nhồi má u cơ tim
 1.Suy tim


 1.Bêṇ h mac̣ h má u ngoaị vi
 1.Bên h mac̣ h não (CVA hoăc̣
TIA)


 1.Hen phế quả n, COPD
 1.Đá i thá o đườ ng (chưa biến
chứng )


 1.Trầm cảm


 1.Dù ng thuốc chống đông má u
 1.Alzeihmer hay suy giả m trí
nhớ


 1.Bêṇ h mơ liên kết


 1.Tăng huyết á p


 2.Liêṭ nử a ngườ i


 2.Đá i thá o đườ ng có biến chứ ng
 2.Bêṇ h thâṇ mứ c độ trung biǹ h/ năṇ g
 2.Ung thư ( leucemia, u lympho, khối
u taị chỗ chưa di căn)


 3.Bêṇ h gan maṇ tinh vừa đến năṇ g
 6.Ung thư di căn


( phổ i, đaị trà ng, vú , tiền liêṭ tuyến, u
sắc tố)


 6.HIV hoăc̣ AIDS


</div>
<span class='text_page_counter'>(174)</span><div class='page_container' data-page=174>

III. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG


D01 Nếu cho điểm từ 0-100


100 điểm khi đạt tình trạng sức khỏe tốt nhất


0 điểm tương ứng với tình trạng sức khỏe xấu nhất


Ơng/bà tự đánh giá tình trạng sức khỏe của mình ngày hôm nay là bao nhiêu điểm?


Đánh dấu vào thang điểm bên dưới


Xấu nhất ……… điểm . Tốt



nhất


IV. SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ


STT Câu hỏi Câu trả lời


DV1 Số lần ông/bà đi khám bệnh của ông bà trong vịng 12 tháng qua
DV2 Số lần ơng/bà phải nhập viện trong vòng 12 tháng qua


DV3 Cơ sở y tế nơi nhập viện 1.Bệnh viện trung ương


2.Bệnh viện tỉnh


3.CSYT tuyến huyện/xã
4.CSYT tư nhân


V. TIỀN SỬ NGÃ


STT Câu hỏi Câu trả lời


E01 Bác đã bao giờ bị ngã chưa?  0. Khơng


 1. Có
E02 Bác có bị ngã trong vịng 12 tháng qua  0. Khơng


1. Có
E03 Bác bị ngã bao nhiêu lần trong 12 tháng


qua



VI. CÁC BỘ CÂU HỎI VÀ TRẮC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ


1. MNA


STT Câu hỏi Câu trả lời


MNAa


Giảm lượng thực phẩm tiêu thụ trong
vò ng 3 thá ng qua do mất cảm giá c
ngon miêṇ g, cá c vấn đề về tiêu hó a, nhai
hoăc̣


nuốt khó ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(175)</span><div class='page_container' data-page=175>

MNAb Giảm cân trong vòng 3 tháng qua


0. Giảm nhiều hơn 3kg
1. Không biết


2. Giảm 1-3kg
3. Không giảm
MNAc Khả năng di chuyển


0. Trong khoả ng giườ ng hoăc̣ ghế


1. Có khả năng ra khỏ i giườ ng/ ghế nhưng
không ra khỏ i nhà



2. Ra khỏ i nhà được
MNAd Có trải qua <sub>bệnh lý cấp tính </sub>căng thẳng tâm lý <sub>trong vịng 3 tháng qua </sub>hoặc  0. Có <sub> 2. Khơng </sub>


MNAe Các vấn đề về tâm lý/ các bệnh lý tâm


thần


 0. Trầm cảm hoặc sa sút trí tuệ nặng
1. Sa sút trí tuệ nhẹ


2. Khơng có các vấn đề tâm lý
MNAf


Chỉ số khối cơ thể (BMI)


(BMI= Cân nặng/Chiều cao2<sub>) </sub>


0. BMI dưới 19


1. BMI từ 19 đến dưới 21
2. BMI từ 21 đến dưới 23
3. BMI từ 23 trở lên


2. ADL/IADL: Đánh dấu vào ô phù hợp với hoàn cảnh của bệnh nhân nhất


STT Câu hỏi Câu trả lời


ADLa Ăn uống


 1. Tự ăn không cần người giúp



 0.Cần giúp chút ít trong bữa ăn và/hoặc phải chuẩn bị bữa ăn
riêng hoặc giúp lau mồm sau khi ăn


 0.Cần giúp mức độ vừa phải và ăn uống không gọn gàng
 0.Cần giúp nhiều trong tất cả các bữa ăn


 0. Không thể tự ăn chút nào hoặc cưỡng lại khi người khác cho ăn


ADLb Đi vệ sinh


 1.Tự đi vệ sinh, khơng có đại, tiểu tiện khơng tự chủ


</div>
<span class='text_page_counter'>(176)</span><div class='page_container' data-page=176>

STT Câu hỏi Câu trả lời


ADLc Mặc quần <sub>áo </sub>


 1.Tự mặc và cởi quần áo, tự chọn quần áo trong tủ của mình
 0.Tự mặc và cởi quần áo nhưng cần có người giúp chút ít
 0.Cần giúp mức độ trung bình trong việc mặc và chọn quần áo
 0.Cần giúp nhiều khi mặc quần áo, nhưng hợp tác với người giúp
 0.Không thể tự mặc quần áo hoặc cưỡng lại khi người khác giúp


ADLd


Chăm sóc
bản thân


(tóc, móng
tay, tay, mặt,


quần áo)


 1.Gọn gàng, chỉnh tề, không cần người giúp


 0. Tự chăm sóc bản thân nhưng cần giúp đỡ chút ít, VD: cạo râu
 0. Cần giúp đỡ mức độ trung bình hoặc cần giám sát


 0. Cần người khác giúp đỡ hồn tồn, nhưng hợp tác
 0. Khơng cho người khác giúp


ADLe Đi lại


 1.Tự đi lại trong thành phố
 0.Tự đi lại trong khu nhà mình ở
 0.Cần có người giúp


 0.Ngồi ghế hoặc xe lăn nhưng không thể tự di chuyển
 0.Nằm liệt giường quá nửa thời gian


ADLf Tắm rửa


 1.Tự tắm rửa


 0.Tự tắm nếu có người giúp đưa vào hoặc ra bồn tắm
 0.Chỉ tự rửa mặt hoặc tay


 0.Không tự tắm rửa được, nhưng hợp tác với người giúp
 0.Không thử tự tắm rửa, cưỡng lại khi người khác giúp
ADLtotal Tổng điểm ...



STT Câu hỏi Câu trả lời


IADLa Sử dụng điện


thoại


 1.Tự sử dụng điện thoại một cách dễ dàng
 1.Gọi điện thoại những số đã biết


 1.Biết cách trả lời điện thoại nhưng không gọi được
 0.Không sử dụng được điện thoại


IADLb Mua bán


 1.Tự mua, bán được mọi thứ cần thiết
 0.Có thể tự mua, bán những thứ lặt vặt
 0.Cần người giúp khi mua bán


 0.Khơng có khả năng mua bán


IADLc Nấu ăn


 1.Tự lên kế hoạch, chuẩn bị và tự ăn


 0.Có thể nấu ăn nếu có người chuẩn bị sẵn


 0.Có thể hâm nóng và ăn các thức ăn đã được chuẩn bị sẵn hoặc
chuẩn bị bữa ăn, nhưng không đảm bảo được chế độ ăn đầy đủ
 0.Cần có người chuẩn bị và cho ăn



IADLd Dọn dẹp nhà


cửa


 1.Tự dọn dẹp nhà cửa hoặc đơi khi cần có sự giúp đỡ
những cơng việc nặng


 1.Làm được những việc nhẹ như rửa bát, dọn gường


 1.Làm được những việc nhẹ nhưng không thể đảm bảo sạch sẽ
 1.Cần người giúp đỡ trong tất cả việc nhà


</div>
<span class='text_page_counter'>(177)</span><div class='page_container' data-page=177>

STT Câu hỏi Câu trả lời
 0.Cần người khác giặt mọi thứ


IADLf Sử dụng phương tiện
giao thông


 1.Tự đi các phương tiện giao thông như taxi, xe buýt, tàu hỏa
 1.Tự đi được bằng các phương tiện trên nhưng cần có người đi
cùng


 0.Không tự đi được phương tiện nào cả


IADLg Sử dụng thuốc


 1.Tự uống thuốc đúng liều lượng, đúng giờ


 0.Tự uống thuốc nếu có người chuẩn bị sẵn theo liều nhất định
 0.Không có khả năng tự uống thuốc



IADLh Khả năng quản <sub>lý chi tiêu </sub>


 1.Tự quản lý chi tiêu hoàn toàn
 1.Cần người giúp trong chi tiêu
 0.Khơng có khả năng tự chi tiêu
IADLtotal Tổng điểm ...


3. GDS-15


STT Câu hỏi Câu trả lời


DEPa Về cơ bản, ông bà có hài lịng với cuộc sống của mình khơng?  0. Có <sub>1. Khơng </sub>
DEPb Ơng bà có bị mất đi phần lớn hoạt động hay hứng thú của mình khơng?  0. Có <sub>1. Khơng </sub>


DEPc Ơng bà có cảm thấy cuộc sống thật trống rỗng?  0. Có <sub>1. Khơng </sub>


DEPd Ông bà có thường xuyên thấy buồn chán? 1. Có <sub> 0. Khơng </sub>


DEPe Ơng bà có cảm thấy thoái mái về mặt tinh thần trong suốt thời gian vừa <sub>qua? </sub>  0. Có <sub>1. Khơng </sub>
DEPf Ơng bà có sợ là có điều gì xấu sẽ xảy ra với mình khơng? 1. Có <sub> 0. Khơng </sub>
DEPg Ơng bà có cảm thấy hạnh phúc trong hầu hết thời gian vừa qua?  0. Có <sub>1. Khơng </sub>
DEPh Ơng bà có thường xun cảm thấy mình là người vơ dụng? 1. Có <sub> 0. Khơng </sub>


DEPi Ơng bà có thích ở nhà hơn là ra ngồi và làm những cơng việc mới? 1. Có <sub> 0. Khơng </sub>


DEPj Ơng bà có cảm thấy có vấn đề về trí nhớ? 1. Có <sub> 0. Khơng </sub>


DEPk Ơng bà có cảm thấy được sống là một điều tuyệt vời?  0. Có <sub>1. Khơng </sub>



DEPl Ơng bà có cảm thấy đang sống một cuộc sống có ý nghĩa?  0. Có <sub>1. Khơng </sub>


DEPm Ông bà có cảm thấy tràn đày sinh lực?  0. Có <sub>1. Khơng </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(178)</span><div class='page_container' data-page=178>

STT Câu hỏi Câu trả lời
DEPo Ông bà có cảm thấy hầu hết mọi người đều hạnh phúc và may mắn hơn <sub>mình? </sub> 1. Có <sub> 0. Không </sub>


DEPall Tổng điểm trầm cảm ... điểm


DEPas


Phân loại trầm cảm  0.Nhiều khả năng bị trầm cảm: 10-15 điểm


</div>
<span class='text_page_counter'>(179)</span><div class='page_container' data-page=179></div>
<span class='text_page_counter'>(180)</span><div class='page_container' data-page=180>

FRAILTY


STT Câu hỏi Câu trả lời


FRAa Trong một năm qua, bác có bị sụt cân hơn 4,5 kilogam mà không ăn kiêng
hoặc tập thể dục


</div>
<span class='text_page_counter'>(181)</span><div class='page_container' data-page=181>

STT Câu hỏi Câu trả lời


Trong tuần vừa qua ơng/bà có làm được những việc như sau không


FRAb Làm việc nặng trong nhà như lau sàn nhà, lau cửa sổ, lau tường mà không cần
ai giúp đỡ


 0. Khơng
1. Có
FRAc Lên cầu thang lên được 1 tầng lầu và đi <sub>xuống mà không cần ai giúp đỡ </sub>  0. Khơng <sub>1. Có </sub>


FRAd Đi bộ được 1 km mà không cần ai giúp đỡ  0. Khơng <sub>1. Có </sub>


FRAe


Bác cócảm thấy rằng tất cả mọi thứ bác
đã làm trong tuần qua là một sự cố gắng
rất lớn không (Bác cảm thấy rất mệt mỏi
đến nỗi không thể làm được việc gì)


 0. Khơng
1. Có


FRAf Trong một tuần có bao nhiêu lần bác cảm thấy như vậy?


0 : Hiếm khihoặc khơng cóthời gian(<1
ngày)


1: Một vài hoặcmộtít thời gian(1-2 ngày)
2: Thời gian trung bình(3-4 ngày)


3: Hầu hết thời gian
FRAg


Bác có thường xun nằm trên giường, ít
khi tham gia các hoạt động hàng ngày
không


 0. Không
1. Có



5. CÂU HỎI VĐTL (IPAQ-SF)


STT Câu hỏi Câu trả lời Ghi chú


IPAQa


Trong vịng 7 ngày qua, ơng/bà có bao nhiêu ngày
thực hiện các hoạt động thể lực nặng nhọc như bê
vác nặng, đào xới, tập aerobics, hoặc đạp xe


nhanh,?


Chỉ tính những hoạt động mà ơng/bà thực hiện ít nhất
10 phút 1 lần. Hoạt động thể lực nặng nhọc là những
hoạt độnggắng sức nhiều khiến ông/bà thở gấp/hổn
hển hơn bình thường.


ngày trên tuần


IPAQb Ông/bà dành bao nhiêu thời gian trong ngày thực hiện các hoạt động thể lực nặng nhọc nêu trên? giờ phút


IPAQc


Trong vòng 7 ngày qua, chỉ đối với các hoạt động
thực hiện ít nhất 10 phút 1 lần. Ơng/bà có bao nhiêu
ngày thực hiện các hoạt động thể lực vừa phải như
bê vác nhẹ, đạp xe tốc độ bình thường, hoặc cầu
lơng, bóng bàn,?


Hoạt động thể lực vừa phải là những hoạt độngcó



gắng sức khiến ông/bà thở nhanh hơn bình thường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(182)</span><div class='page_container' data-page=182>

STT Câu hỏi Câu trả lời Ghi chú
IPAQd


Ông/bà dành bao nhiêu thời gian trong ngày thực


hiện các hoạt động thể lực vừa phải nêu trên? giờ phút


IPAQe


Trong vịng 7 ngày qua, có bao nhiêu ngày trong
tuần ông/bà đi bộ ít nhất 10 phút một lần. Bao gồm
mọi hoạt động cần di chuyển từ nơi này đến nơi
khác, hay các hoạt động yêu cầu đi bộ thể thao, giải
trí, hay cơng việc.


<sub>ngày </sub><sub>trên tuần </sub>


IPAQf Ông/bà dành bao nhiêu thời gian trong ngày để bộ? đi giờ phút


IPAQg


Ông/bà dành bao nhiều thời gian trong các ngày
trong tuần ngồi. Bao gồm ngồi tại nhà, ngồi trên xe
bus, ngồi tại cơng sở, ngồi xem tivi… (khơng tính thời
gian ngủ)


giờ phút



VII. CÁC CHỈ SỐ NHÂN TRẮC


STT Thông tin Ghi chú


NT01 Chiều cao (cm)
NT02 Cân nặng (kg)


NT03 Chu vi cẳng chân (cm) Chỗ lớn nhất cẳng chân


NT05 Chu vi cánh tay (cm) ½ giữa từ mỏm quạ đến


khuỷu


VIII. CÁC TEST VẬN ĐỘNG


STT Câu hỏi Câu trả lời


Gr1R Cơ lực tay phải lần 1 ... kg


Gr1L Cơ lực tay trái lần 1 ... kg


Gr2R Cơ lực tay phảilần 2 ... kg


Gr2L Cơ lực tay tráilần 2 ... kg


Test30s Test đứng 30s (Bệnh nhân ngồi chính giữa trên một ghế ~40cm; Đếm số lần bệnh
nhân đứng lên trong vòng 30s)


... lần



Tug


Test thời gian đứng lên và đi (TUG)


(Bệnh nhân ngồi trên 1 ghế ~40cm; Tính thời gian từ lúc bệnh nhân


đứng lên, đi 3m đến chướng ngại vật, vòng qua chướng ngại vật,
quay lại ngồi lại ghế. )


... giây (s)


FourM


Test đi bộ 4m


(Tính thời gian bệnh nhân đi hết quãng đường 4m


</div>
<span class='text_page_counter'>(183)</span><div class='page_container' data-page=183>

FRT


Test chức năng với


(Bệnh nhân đứng thẳng cạnh 1 bức tường, 2 tay để
90° so với thân mình, yêu cầu bệnh nhân với càng xa
càng tốt, khoảng cách tay với được được ghi lại, test
được lặp lại 3 lần, lấy trung bình 2 lần cuối)


</div>
<span class='text_page_counter'>(184)</span><div class='page_container' data-page=184>

SARCOPENIA (SARC-F)


STT Câu



hỏi


Câu trả lời


SARCa Sức <sub>mạnh </sub> Ơng/bà gặp khó khăn như thế nào khi nâng hoặc mang vật
nặng từ 4- 5 kg


0.


Không 1. Một chút 2. Không thể làm được


SARCb Hỗ trợ đi <sub>bộ </sub> Ơng/bà gặp khó khăn như thế <sub>nào </sub>


khi đi bộ qua 1 căn phịng?


0.


Khơng 1. Một chút 2.Khơng thể làm được
SARCc


Đứng
dậy từ
ghế


Ông/bà gặp khó khăn như thế
nào khi đứng dậy từ ghế hoặc
giường?


0.



Không 1. Một chút 2.Không thể làm được
SARCd Leo cầu <sub>thang </sub> Ông/bà gặp khó khăn như thế <sub>nào khi leo 10 bậc cầu thang? </sub> 0. <sub>Không </sub> 1. <sub>Một chút </sub> 2. Không thể <sub>làm được </sub>
SARCe Ngã Ông/bà ngã bao nhiêu lần trong <sub>năm vừa qua? </sub> 0. <sub>0 lần </sub> 1. <sub>1-3 lần </sub> 2. <sub>≥4 lần </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(185)</span><div class='page_container' data-page=185>

Ngày:………..


Họ và tên BN: ………...……….. Tuổi:……….
STT nhập liệu: ……….. Mã BA:………


X1


X1a: Bệnh nhân có tử vong khơng 0. Khơng <sub>1. Có </sub>


Nếu có


X1b: Nguyên nhân tử vong (cụ thể):………
X1c: Thời gian tử vong (ngày/tháng/năm):……….


X2


X2a: Bệnh nhân có nhập viện khơng 0. Khơng <sub>1. Có </sub>


Nếu có


X2b: Nguyên nhân nhập viện
(cụ thể)


0: Lần 1:……….
1: Lần 2:……….


2: Lần khác:………...
X2c: Thời gian nằm viện


(ngày)


0: Lần 1:……….
1: Lần 2:……….
2: Lần khác:………


X3


X3a: Bệnh nhân có ngã trong 6 tháng
qua khơng


0. Khơng
1. Có


Nếu có


X3b: Số lần ngã (lần) ………..


X3c: Vị trí ngã


0. Trong nhà
1. Phòng vệ sinh
2. Cầu thang
3. Ngoài hành lang
4. Ngoài đường
5. Khác



X3d: Hồn cảnh ngã


0: Chóng mặt khi đứng dậy
1: Trượt ngã


2. Bị xô đẩy
3: Mất thăng bằng


4: Đang đi xe đạp hoặc máy
5. Khác


X4 Hậu quả sau ngã


</div>
<span class='text_page_counter'>(186)</span><div class='page_container' data-page=186>

1. Gãy xương khác
X6 Bệnh nhân có bị chấn thương sọ não sau ngã không 0. Khơng <sub>1. Có </sub>


X8 Chức năng hoạt động hàng ngày


XADLa Ăn uống


 1. Tự ăn không cần người giúp


 0.Cần giúp chút ít trong bữa ăn và/hoặc
phải chuẩn bị bữa ăn riêng hoặc giúp lau
mồm sau khi ăn


 0.Cần giúp mức độ vừa phải và ăn uống
không gọn gàng


 0.Cần giúp nhiều trong tất cả các bữa ăn


 0. Không thể tự ăn chút nào hoặc cưỡng lại
khi người khác cho ăn


XADLb Đi vệ sinh


 1.Tự đi vệ sinh, khơng có đại, tiểu tiện
không tự chủ


 1.Cần người nhắc, hoặc giúp lau chùi, hiếm
khi ỉa đùn, đái dầm


 1.Ỉa đùn hoặc đái dầm trong khi ngủ nhiều
hơn một lần/tuần


 0.Đái ỉa không tự chủ


XADLc Mặc quần áo


 1.Tự mặc và cởi quần áo, tự chọn quần áo
trong tủ của mình


 0.Tự mặc và cởi quần áo nhưng cần có
người giúp chút ít


 0.Cần giúp mức độ trung bình trong việc
mặc và chọn quần áo


 0.Cần giúp nhiều khi mặc quần áo, nhưng
hợp tác với người giúp



 0.Không thể tự mặc quần áo hoặc cưỡng lại
khi người khác giúp


XADLd


Chăm sóc bản thân (tóc,
móng tay, tay, mặt,
quần áo)


 1.Gọn gàng, chỉnh tề, không cần người giúp
 0. Tự chăm sóc bản thân nhưng cần giúp


đỡ chút ít, VD: cạo râu


 0. Cần giúp đỡ mức độ trung bình hoặc cần
giám sát


 0. Cần người khác giúp đỡ hoàn tồn,
nhưng hợp tác


 0. Khơng cho người khác giúp


XADLe Đi lại


 1.Tự đi lại trong thành phố
 0.Tự đi lại trong khu nhà mình ở
 0.Cần có người giúp


 0.Ngồi ghế hoặc xe lăn nhưng không thể tự
di chuyển



 0.Nằm liệt giường quá nửa thời gian
 1.Tự tắm rửa


</div>
<span class='text_page_counter'>(187)</span><div class='page_container' data-page=187>

 0.Chỉ tự rửa mặt hoặc tay


 0.Không tự tắm rửa được, nhưng hợp tác
với người giúp


 0.Không thử tự tắm rửa, cưỡng lại khi
người khác giúp


XADLtot
al


Tổng điểm ...


XIADLa Sử dụng điện thoại


 1.Tự sử dụng điện thoại một cách dễ dàng
 1.Gọi điện thoại những số đã biết


 1.Biết cách trả lời điện thoại nhưng không
gọi được


 0.Không sử dụng được điện thoại


XIADLb Mua bán


 1.Tự mua, bán được mọi thứ cần thiết


 0.Có thể tự mua, bán những thứ lặt vặt
 0.Cần người giúp khi mua bán


 0.Khơng có khả năng mua bán


XIADLc Nấu ăn


 1.Tự lên kế hoạch, chuẩn bị và tự ăn
 0.Có thể nấu ăn nếu có người chuẩn bị sẵn
 0.Có thể hâm nóng và ăn các thức ăn đã
được chuẩn bị sẵn hoặc chuẩn bị bữa ăn,
nhưng không đảm bảo được chế độ ăn đầy
đủ


 0.Cần có người chuẩn bị và cho ăn


XIADLd Dọn dẹp nhà cửa


 1.Tự dọn dẹp nhà cửa hoặc
đơi khi cần có sự giúp đỡ những
công việc nặng


 1.Làm được những việc nhẹ như rửa bát,
dọn gường


 1.Làm được những việc nhẹ nhưng không
thể đảm bảo sạch sẽ


 1.Cần người giúp đỡ trong tất cả việc nhà
 0.Không tham gia vào bất cứ việc nhà nào


XIADLe Giặt giũ quần áo  1.Tự giặt giũ quần áo của bản thân <sub> 1.Giặt những đồ nhẹ như quần áo lót </sub>


 0.Cần người khác giặt mọi thứ


XIADLf Sử dụng phương tiện giao thông


 1.Tự đi các phương tiện giao thông như
taxi, xe buýt, tàu hỏa


 1.Tự đi được bằng các phương tiện trên
nhưng cần có người đi cùng


 0.Không tự đi được phương tiện nào cả


XIADLg Sử dụng thuốc


 1.Tự uống thuốc đúng liều lượng, đúng giờ
 0.Tự uống thuốc nếu có người chuẩn bị sẵn


theo liều nhất định


 0.Khơng có khả năng tự uống thuốc


XIADLh Khả năng quản lý chi tiêu


 1.Tự quản lý chi tiêu hoàn toàn
 1.Cần người giúp trong chi tiêu
 0.Khơng có khả năng tự chi tiêu
XIADL



</div>
<span class='text_page_counter'>(188)</span><div class='page_container' data-page=188>

Ngày:………..


Họ và tên BN: ………...……….. Tuổi:……….
STT nhập liệu: ……….. Mã BA:………


X1


X1a: Bệnh nhân có tử vong khơng 0. Khơng <sub>1. Có </sub>


Nếu có


X1b: Ngun nhân tử vong (cụ thể):………
X1c: Thời gian tử vong (ngày/tháng/năm):……….


X2


X2a: Bệnh nhân có nhập viện khơng 0. Khơng <sub>1. Có </sub>


Nếu có


X2b: Ngun nhân nhập viện
(cụ thể)


0: Lần 1:……….
1: Lần 2:……….
2: Lần khác:………...
X2c: Thời gian nằm viện


(ngày)



0: Lần 1:……….
1: Lần 2:……….
2: Lần khác:………


X3


X3a: Bệnh nhân có ngã trong 6 tháng


qua khơng 0. Khơng 1. Có


Nếu có


X3b: Số lần ngã (lần) ………..


X3c: Vị trí ngã


0. Trong nhà
1. Phịng vệ sinh
2. Cầu thang
3. Ngồi hành lang
4. Ngoài đường
5. Khác


X3d: Hoàn cảnh ngã


0: Chóng mặt khi đứng dậy
1: Trượt ngã


2. Bị xô đẩy
3: Mất thăng bằng



4: Đang đi xe đạp hoặc máy
5. Khác


X4 Hậu quả sau ngã


</div>
<span class='text_page_counter'>(189)</span><div class='page_container' data-page=189>

1. Gãy xương khác
X6 Bệnh nhân có bị chấn thương sọ não sau ngã khơng 0. Khơng <sub>1. Có </sub>


X8 Chức năng hoạt động hàng ngày


XADLa Ăn uống


 1. Tự ăn không cần người giúp


 0.Cần giúp chút ít trong bữa ăn và/hoặc
phải chuẩn bị bữa ăn riêng hoặc giúp lau
mồm sau khi ăn


 0.Cần giúp mức độ vừa phải và ăn uống
không gọn gàng


 0.Cần giúp nhiều trong tất cả các bữa ăn
 0. Không thể tự ăn chút nào hoặc cưỡng lại
khi người khác cho ăn


XADLb Đi vệ sinh


 1.Tự đi vệ sinh, khơng có đại, tiểu tiện
khơng tự chủ



 1.Cần người nhắc, hoặc giúp lau chùi, hiếm
khi ỉa đùn, đái dầm


 1.Ỉa đùn hoặc đái dầm trong khi ngủ nhiều
hơn một lần/tuần


 0.Đái ỉa không tự chủ


XADLc Mặc quần áo


 1.Tự mặc và cởi quần áo, tự chọn quần áo
trong tủ của mình


 0.Tự mặc và cởi quần áo nhưng cần có
người giúp chút ít


 0.Cần giúp mức độ trung bình trong việc
mặc và chọn quần áo


 0.Cần giúp nhiều khi mặc quần áo, nhưng
hợp tác với người giúp


 0.Không thể tự mặc quần áo hoặc cưỡng lại
khi người khác giúp


XADLd


Chăm sóc bản thân (tóc,
móng tay, tay, mặt,


quần áo)


 1.Gọn gàng, chỉnh tề, không cần người giúp
 0. Tự chăm sóc bản thân nhưng cần giúp


đỡ chút ít, VD: cạo râu


 0. Cần giúp đỡ mức độ trung bình hoặc cần
giám sát


 0. Cần người khác giúp đỡ hoàn toàn,
nhưng hợp tác


 0. Không cho người khác giúp


XADLe Đi lại


 1.Tự đi lại trong thành phố
 0.Tự đi lại trong khu nhà mình ở
 0.Cần có người giúp


 0.Ngồi ghế hoặc xe lăn nhưng không thể tự
di chuyển


 0.Nằm liệt giường quá nửa thời gian
 1.Tự tắm rửa


</div>
<span class='text_page_counter'>(190)</span><div class='page_container' data-page=190>

 0.Chỉ tự rửa mặt hoặc tay


 0.Không tự tắm rửa được, nhưng hợp tác


với người giúp


 0.Không thử tự tắm rửa, cưỡng lại khi
người khác giúp


XADLtot


al Tổng điểm ...


XIADLa Sử dụng điện thoại


 1.Tự sử dụng điện thoại một cách dễ dàng
 1.Gọi điện thoại những số đã biết


 1.Biết cách trả lời điện thoại nhưng không
gọi được


 0.Không sử dụng được điện thoại


XIADLb Mua bán


 1.Tự mua, bán được mọi thứ cần thiết
 0.Có thể tự mua, bán những thứ lặt vặt
 0.Cần người giúp khi mua bán


 0.Không có khả năng mua bán


XIADLc Nấu ăn


 1.Tự lên kế hoạch, chuẩn bị và tự ăn


 0.Có thể nấu ăn nếu có người chuẩn bị sẵn
 0.Có thể hâm nóng và ăn các thức ăn đã
được chuẩn bị sẵn hoặc chuẩn bị bữa ăn,
nhưng không đảm bảo được chế độ ăn đầy đủ
 0.Cần có người chuẩn bị và cho ăn


XIADLd Dọn dẹp nhà cửa


 1.Tự dọn dẹp nhà cửa hoặc
đơi khi cần có sự giúp đỡ những
công việc nặng


 1.Làm được những việc nhẹ như rửa bát,
dọn gường


 1.Làm được những việc nhẹ nhưng không
thể đảm bảo sạch sẽ


 1.Cần người giúp đỡ trong tất cả việc nhà
 0.Không tham gia vào bất cứ việc nhà nào
XIADLe Giặt giũ quần áo  1.Tự giặt giũ quần áo của bản thân <sub> 1.Giặt những đồ nhẹ như quần áo lót </sub>


 0.Cần người khác giặt mọi thứ
XIADLf


Sử dụng


phương tiện giao thông


 1.Tự đi các phương tiện giao thông như


taxi, xe buýt, tàu hỏa


 1.Tự đi được bằng các phương tiện trên
nhưng cần có người đi cùng


 0.Khơng tự đi được phương tiện nào cả


XIADLg Sử dụng thuốc


 1.Tự uống thuốc đúng liều lượng, đúng giờ
 0.Tự uống thuốc nếu có người chuẩn bị sẵn


theo liều nhất định


 0.Khơng có khả năng tự uống thuốc
XIADLh Khả năng quản lý chi tiêu  1.Tự quản lý chi tiêu hoàn toàn  1.Cần người giúp trong chi tiêu


 0.Khơng có khả năng tự chi tiêu
XIADL


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×