Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đối mặt với hành vi trục lợi bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.63 KB, 2 trang )

Đối mặt với hành vi trục lợi bảo hiểm
Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức từ
nhiều hành vi trục lợi bảo hiểm, với thủ đoạn tinh vi, đa dạng, gây thất
thoát lớn về tài chính của Nhà nước.
Trên thực tế, trục lợi bảo hiểm đã và đang diễn ra ở hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm, không
những có tác động xấu đến xã hội, làm giảm lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm mà
còn ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của ngành bảo hiểm.
Rất nhiều vụ trục lợi bảo hiểm được thực hiện do hành vi cán bộ bảo hiểm cấu kết với khách
hàng mua bảo hiểm cho hàng hóa đã bị tổn thất từ trước để rút tiền bảo hiểm.
Doanh nghiệp bất lợi, khách hàng chịu thiệt
Theo lẽ thông thường rủi ro, tổn thất đã xảy ra thì không được bảo hiểm. Bảo hiểm thương mại
chỉ nhận bảo hiểm cho những rủi ro tiềm ẩn và không lường trước. Có nghĩa là rủi ro được bảo
hiểm chỉ là giả thuyết xảy ra trong tương lai nhưng không biết chính xác diễn biến sự kiện sẽ xảy
ra ở đâu, bao giờ và cụ thể là rủi ro gì, mức độ tổn thất...
Hay nói nôm na, bảo hiểm giống như trong điều trị bệnh của ngành y tế “phòng còn hơn chữa”.
Trong lĩnh vực bảo hiểm, mua bảo hiểm chính là “phòng tránh rủi ro” trước khi nó xảy ra.
Những vụ trục lợi xảy ra trong ngành bảo hiểm thời gian gần đây đã khiến công luận càng lo ngại
hơn về khả năng cấu kết ăn chia giữa khách hàng và người của công ty bảo hiểm để lập hồ sơ
khống nhận tiền bồi thường.
“Hành vi gian dối trong quá trình làm hồ sơ bảo hiểm không phải là mới, mà thường xuyên xảy ra
vì liên quan đến quyền lợi của cả 2 bên: khách hàng và người làm thủ tục bồi thường... với cơ
chế bảo hiểm thì trong một số trường hợp cũng dễ xảy ra chuyện ăn chia khi nhận tiền”, một
chuyên gia bảo hiểm nhận xét.
Trục lợi bảo hiểm bị xem là hành vi vi phạm và bị xử phạt theo những cơ chế khác nhau từ dân
sự, hành chính cho đến chế tài. Trục lợi bảo hiểm có thể bắt đầu từ việc không trung thực trong
hợp đồng bảo hiểm như khai báo không đúng với thực tế, khai báo tình trạng bệnh không đúng
của người mua bảo hiểm. Mục đích của trục lợi bảo hiểm là nhằm chiếm đoạt tài sản của các
công ty bảo hiểm mà nguồn tài sản này do sự đóng góp của nhiều người.
Theo các chuyên gia ngành bảo hiểm, hành vi này trước mắt gây bất lợi cho các doanh nghiệp
bảo hiểm, nhưng về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến người mua bảo hiểm vì phải chịu khoản phí
cao hơn từ các nhà kinh doanh bảo hiểm.


Thủ đoạn trục lợi ngày càng đa dạng hơn
Chủ tàu sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm cho con tàu của mình, đã cấu kết bắt tay với chủ tàu
khác tháo dỡ trang thiết bị máy móc trên tàu chuyển đi nơi khác, hoặc tổ chức vứt máy của tàu ra
giữa biển rồi đánh chìm tàu để khai báo tàu gặp nạn và/hoặc bị chìm để đòi công ty bảo hiểm bồi
thường. Có lái xe tự đẩy xe xuống vực hoặc đốt cháy xe để đòi bồi thường...
Thị trường bảo hiểm càng phát triển thì các hình thức trục lợi bảo hiểm cũng ngày càng đa dạng
hơn, thủ đoạn trục lợi bảo hiểm cũng tinh vi hơn và số tiền gian lận trục lợi bảo hiểm cũng ngày
càng nhiều hơn.
Nếu những hành vi trên bị phát hiện và được chứng minh thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không
phải chi trả bồi thường và ngược lại nếu không có bằng chứng về hành vi gian lận kia thì chắc
chắn doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải đền bù cho những thiệt hại được coi là “hợp pháp” đó.
Ở Việt Nam, tuy chưa có những thống kê cụ thể, nhưng tình trạng trục lợi bảo hiểm đã xuất hiện
từ lâu và đang có xu hướng gia tăng. Một số hành vi thường gặp là: tổn thất thiệt hại xảy ra rồi
mới mua bảo hiểm, hay là tự gây ra tổn thất để đòi bồi thường (ở cả lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa,
bảo hiểm tàu thủy, bảo hiểm xe cơ giới).
Trục lợi bảo hiểm diễn ra không những ở nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ mà cả ở lĩnh vực bảo
hiểm nhân thọ. Trong việc cấp đơn bảo hiểm, do tính minh bạch chưa cao nên người tham gia
bảo hiểm có xu hướng muốn trục lợi bảo hiểm. Do vô tình hay cố ý của các nhân viên bảo hiểm
ghi sai ngày tham gia bảo hiểm trên giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc do thiếu trách nhiệm đã
không đánh giá được đầy đủ, chính xác mức độ trầm trọng của rủi ro.
Cũng có thể nhân viên hoặc đại lý bảo hiểm thông đồng với khách hàng trục lợi bảo hiểm. Họ có
thể đánh giá mức độ tổn thất cao hơn thực tế hoặc vạch “đường đi nước bước” cho khách hàng
lợi dụng kẽ hở về giấy tờ, thủ tục giám định để trục lợi...
Thêm vào đó, hiện tượng kê khai sức khỏe không đầy đủ hay khai sai của khách hàng, khai
khống tai nạn của người tham gia bảo hiểm bằng việc thông đồng giữa những người tham gia
bảo hiểm có hành vi gian lận với những người liên quan như: y, bác sĩ, những người làm chứng
trong các vụ tổn thất... đang khá phổ biến ở Việt Nam. Từ đó làm nảy sinh những vấn đề không
lành mạnh trong đánh giá rủi ro, giám định bồi thường.
Tình trạng khách hàng tham gia bảo hiểm ở nhiều công ty bảo hiểm tại cùng một thời điểm để
trục lợi cũng không phải là hiếm.

Hạn chế bằng cách nào?
Các quy định hiện hành về phòng chống trục lợi trong bảo hiểm ở Việt Nam còn quá bất cập và
không theo kịp thực tiễn thị trường. Biện pháp chế tài xử lý các hành vi trục lợi bảo hiểm còn quá
thiếu.
Theo Nghị định về xử phạt hành chính, hành vi trục lợi bảo hiểm chỉ bị cảnh cáo hoặc phạt tối đa
là 20 triệu đồng. Bộ luật hình sự chưa có điều luật nào quy định cụ thể về tội trục lợi bảo hiểm.
Đối tượng trục lợi bảo hiểm chỉ bị xử với các tội danh liên quan như tham ô, hối lộ, chiếm đoạt tài
sản... Chính vì hành lang pháp lý chưa đầy đủ nên nhiều vụ trục lợi bảo hiểm chưa được điều tra
và xét xử nghiêm khắc, và cũng chính vì vậy không có tính răn đe.
Nhằm phòng tránh trục lợi bảo hiểm một cách có hiệu quả, các chuyên gia trong lĩnh vực bảo
hiểm cho rằng cần tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ.
Về phía doanh nghiệp bảo hiểm, cần nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý, đầu tư phát triển
hệ thống công nghệ thông tin, theo dõi, quản lý và giám sát công tác cán bộ, hoạt động của đại lý
và môi giới bảo hiểm, kiểm tra, giám sát và nâng cao khả năng đánh giá rủi ro trước và sau khi
nhận bảo hiểm. Áp dụng phương thức thanh toán điện tử qua ngân hàng, giảm bớt thu chi tiền
mặt, áp dụng hệ thống cảnh báo rủi ro đối với thị trường bảo hiểm và thị trường tài chính như hệ
thống cảnh báo sớm EWS (Early Warning System)..., đồng thời duy trì chặt chẽ mối quan hệ với
khách hàng, làm tốt công tác tuyên truyền để người dân và các tổ chức không tham gia trục lợi
bảo hiểm.
Các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước cũng cần phải thường xuyên giám sát tài chính và
hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, hoàn thiện các chế tài xử phạt nghiêm khắc, phải làm
sao để các hành vi trục lợi bảo hiểm bị lên án về mặt đạo đức, trừng trị nghiêm khắc về mặt pháp
luật...
Admin (Theo
www.vneconomy.com.vn
)

×