Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Ngành Cơ khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.38 KB, 2 trang )

N gành Cơ khí

1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư ngành Cơ khí nắm vững kiến thức và có kỹ năng vững vàng về gia
công, chế tạo, chế biến để sản xuất ra sản phẩm cơ khí đạt chất lượng năng suất và hiệu
quả kinh tế cao, có năng lực giải quyết những vấn đề về kỹ thuật cơ khí & các lĩnh vực
khác có liên quan, có kỹ năng giao tiếp tốt và tinh thần phục vụ cộng đồng, khả năng làm
việc theo nhóm, chủ động, sáng tạo, thích nghi được với môi trường công tác khác nhau.
2. Môn học giai đoạn chuyên ngành
Khoa Cơ khí trường ĐH Bách khoa có 6 ngành đào tạo đại học, bao gồm các
ngành: Kỹ thuật chế tạo, Cơ điện tử, Kỹ thuật hệ thống công nghiệp, Kỹ thuật dệt may,
Năng lượng và Cơ giới hóa xí nghiệp & Xây dựng. Trong đó, ngành Kỹ thuật chế tạo do
4 bộ môn phụ trách: Thiết kế máy, Chế tạo máy, Kỹ thuật điều khiển tự động, Thiết bị &
công nghệ vật liệu Cơ khí.
Kỹ thuật cơ khí: Theo học ngành học này bạn có thể lựa chọn các ngành học
chuyên sâu, sao cho phù hợp với năng lực, sở thích và tư duy sáng tạo của mình. Chẳng
hạn trở thành kỹ sư theo các chuyên ngành hẹp như nghiên cứu và phát triển, thiết kế, vật
liệu, kế hoạch, tự động hóa, điều hành quá trình, dụng cụ, quản lý và đảm bảo chất lượng,
kiểm tra, công nghiệp, hổ trợ sản xuất, bảo trì, cung ứng, bán hàng và tiếp thị…
Một số môn học giai đoạn chuyên ngành của nhóm ngành Cơ khí, trường ĐH
Bách Khoa: Kỹ thuật nhiệt; Tối ưu hóa; Cơ học máy; Kỹ thuật đo lường cơ khí; Cơ sở
thiết kế máy; Cơ sở công nghệ chế tạo máy; Kỹ thuật nâng chuyển; Kỹ thuật điều khiển
tự động; Mô hình hóa hình học; Các phương pháp gia công kim loại; Tự động hóa quá
trình công nghệ; Thiết kế dụng cụ cắt kim loại; Máy công nghiệp; Công nghệ gia công
trên máy CNC; Thiết kế và chế tạo khuôn mẫu; CAD/CAM; Quản lý và kỹ thuật bảo trì
hiện đại; Máy xây dựng; Máy sản xuất vật liệu cấu kiện xây dựng; Lý thuyết ô tô;
Phương pháp tính toán thiết kế ô tô máy kéo; Khai thác và sửa chữa ô tô; Công nghệ lắp
ráp và chế tạo ô tô; Máy điều khiển theo chương trình số; N gười máy công nghiệp; Ứng
dụng kỹ thuật điện tử trong điều khiển tự động; Tối ưu hóa kết cấu cơ khí; Cơ học vật
liệu composite; Lập trình trong thiết kế cơ khí; Máy lạnh; Thiết bị sấy; Nhà máy nhiệt
điện; Năng lượng mới; Công nghệ nhiệt luyện; Hóa lý quá trình luyện kim; Công nghệ


đúc; Công nghệ cán kéo kim loại; vật liệu mới; Môi trường & vật liệu …
N gành Cơ khí chế tạo máy: Trang bị cho người học những kiến thức trong giảng
dạy, thiết kế và điều hành sản xuất trong lĩnh vực gia công cơ khí kể cả những công nghệ
mới như PLC, CNC …
N gành Thiết kế máy: Trang bị cho người học những kỹ năng về giảng dạy và hoạt
động kỹ thuật trong lĩnh vực thiết kế các chi tiết và thiết bị cơ khí. Có thể làm việc tại các
trường, trung tâm đào tạo kỹ thuật, phòng thiết kế của các xí nghiệp cơ khí.
N gành Cơ khí Động lực: Trang bị cho người học những kiến thức trong giảng
dạy kỹ thuật chuyên ngành và quản lý điều hành sản xuất trong lĩnh vực cơ khí động lực
(ô-tô máy kéo, máy nổ). Có thể làm việc tại các trường, trung tâm đào tạo kỹ thuật, các xí
nghiệp, gara sửa chữa ô-tô, máy nổ, các công ty kinh doanh ô-tô và thiết bị động lực.
3. Cơ hội nghề nghiệp
Kỹ sư ngành Cơ khí có thể làm việc tại các cơ quan, công ty, xí nghiệp, đơn vị có
hoạt động liên quan đến máy móc thiết bị như: Chế tạo, gia công, lắp ráp; Nông nghiệp;
Dịch vụ (cơ quan giáo dục, bệnh viện, ngân hàng…); Giao thông vận tải; Năng lượng;
Công nghiệp nhẹ (Dệt may, giày dép, nhựa giấy, cao su, in bao bì, thực phẩm…); Môi
trường; Quân sự, an ninh.
Kỹ sư ngành Cơ khí có thể thiết kế và sản xuất các sản phẩm truyền thống hoặc
công nghệ cao; trong việc điều hành sản xuất và bảo trì nhà máy, máy móc thiết bị; trong
việc phân tích lựa chọn công nghệ; trong các hoạt động nghiên cứu và đào tạo cũng như
trong kinh doanh, lập kế hoạch, quản lý, điều hành các dự án kỹ thuật và cho các công ty.
Hoặc có thể làm việc trong các lĩnh vực đa dạng như: kỹ thuật chế tạo, cơ khí ô tô, sửa
chữa và đóng tàu, hóa dầu, dệt may, giày dép nhựa, thực phẩm, năng lượng và công
nghiệp hàng không. Ngoài ra bạn cũng có thể làm việc trong các ngành khác như kỹ thuật
sinh học, cơ điện tử và kỹ thuật chính xác.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×