Tải bản đầy đủ (.pdf) (256 trang)

Kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập trong các trường đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 256 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------

NGUYỄN THỊ HẰNG PHƢƠNG

KỸ NĂNG TƢ VẤN CỦA CỐ VẤN HỌC
TẬP TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành
Mã số: 62.31.80.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội - 2013

1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------

NGUYỄN THỊ HẰNG PHƢƠNG

KỸ NĂNG TƢ VẤN CỦA CỐ VẤN HỌC
TẬP TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành
Mã số: 62.31.80.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TRẦN THỊ MINH ĐỨC

Hà Nội -2014

2


LỜI CẢM ƠN
Thời gian theo học khóa Nghiên cứu sinh không thật dài so với đời
sống của một người, nhưng thật sự dài đối với tôi. Trong suốt bốn năm qua,
tôi đã mang ơn rất nhiều người, những người đã góp từng chút một để giờ
này tơi có thể ngồi đây viết lên những lời tri ân như thế này.
Lời đầu tiên, tơi xin được gửi đến gia đình và những người thân – nơi
đã tiếp cho tôi năng lượng để tơi vững vàng, bền bỉ trước những lúc khó khăn
trong cuộc sống.
Tơi khó có thể bày tỏ bằng lời để diễn đạt được tình cảm, sự biết ơn sâu
sắc đến Cô giáo GS.TS. Trần Thị Minh Đức người đã rất tận tình hướng dẫn
tơi, cả về tri thức khoa học lẫn giá trị sống trong suốt hơn 13 năm qua. Nhờ
gặp được Cô Minh Đức, tôi đã trưởng thành hơn trong chính cuộc sống của
mình.
Tơi cũng xin được cảm ơn rất nhiều những nhắc nhở, chỉ bảo của các
Thầy Cô giáo cùng các Anh Chị thuộc Viện Tâm lý học đã bên cạnh khóa NCS
2009-2013 từ những ngày đầu tiên và luôn động viên chúng tôi cho đến những
ngày ra bảo vệ. Những lời hỏi thăm của các Thầy Cô là động lực giúp tôi cảm
thấy vững tin hơn trước mỗi tiến trình.
Tơi xin cảm ơn các Chị ở Khoa Tâm lý học – Học viện Khoa học Xã hội
Viện Nam đã trợ giúp chúng tôi rất nhiều trong q trình hồn thiện luận án.
Xin trân trọng cảm ơn các Q Thầy Cơ giáo đã dành nhiều lời góp ý, hướng
dẫn cho luận án của tôi trong suốt chặng đường học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô và sinh viên ở Trường

ĐHKHXH&NV, ĐHQG HN và Trường ĐHSP, ĐH Đà Nẵng; đặc biệt là anh
Đinh Việt Hải, anh Nghiêm Xuân Huy, Tổ Tư vấn Hỗ trợ Đào tạo (CASANhân Văn) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề
tài.

3


Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Anh Chị và các Bạn trong khóa NCS đã
quan tâm, nhiệt tình, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả Gia đình, Q
Thầy Cơ, các Anh Chị và các Bạn!
Xin kính chúc mọi người sức khỏe, niềm vui và hạnh phúc!
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Thị Hằng Phương

4


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả nghiên cứu và dữ liệu trong luận án là trung thực và
chưa từng công bố trong bất kỳ luận án nào.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hằng Phương

5



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG TƢ VẤN CỦA CỐ VẤN
HỌC TẬP TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC............................................................17
1.1. Tổng quan nghiên cứu về hoạt động tƣ vấn của cố vấn học tập ...............17
1.1.1. Nghiên cứu về hoạt động cố vấn học tập và kỹ năng tư vấn của cố
vấn học tập ở nước ngoài ..................................................................................17
1.1.2. Nghiên cứu về kỹ năng tư vấn và kỹ năng tư vấn của cố vấn học
tập ở Việt Nam ..................................................................................................27
1.2. Lý luận về kỹ năng tƣ vấn của cố vấn học tập ..........................................32
1.2.1. Khái niệm kỹ năng ..................................................................................32
1.2.2. Khái niệm kỹ năng tư vấn .......................................................................36
1.2.3. Khái niệm cố vấn học tập ........................................................................41
1.2.4. Kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập .........................................................45
1.2.5. Biểu hiện các kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập ...................................48
1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập ...............58
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .....................................................................................64
CHƢƠNG 2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................66
2.1. Tổ chức nghiên cứu ......................................................................................66
2.1.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận ..................................................................66
2.1.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn ...............................................................67
2.1.3. Giai đoạn viết và hoàn thành luận án ......................................................70
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................70
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu cứu tài liệu......................................................70
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.......................................................71
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ...................................................................73
2.2.4. Phương pháp thảo luận nhóm..................................................................74


6


2.2.5. Phương pháp chuyên gia .........................................................................75
2.2.6. Phương pháp quan sát .............................................................................76
2.2.7. Phương pháp thực nghiệm ......................................................................77
2.2.8. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình ......................................79
2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu và thang đánh giá............................................79
2.3.1.Phương pháp phân tích số liệu định lượng...............................................79
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu định tính .......................................................81
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .....................................................................................84
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KỸ NĂNG TƢ
VẤN CỦA CỐ VẤN HỌC TẬP.............................................................................86
3.1. Thực trạng hoạt động cố vấn học tập trong các trƣờng đại học .............86
3.1.1. Đánh giá của CVHT và SV về hoạt động CVHT ...................................86
3.1.2. Thái độ của CVHT và SV về hoạt động của CVHT ...............................87
3.1.3. Nhu cầu tư vấn của sinh viên ..................................................................88
3.2. Thực trạng kỹ năng tƣ vấn của cố vấn học tập trong các trƣờng đại học.....90
3.2.1. Các kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập ...................................................90
3.2.2. Hiểu biết của CVHT đối với các kỹ năng tư vấn ....................................91
3.2.3. Kỹ năng lắng nghe ..................................................................................92
3.2.4. Kỹ năng đặt câu hỏi.................................................................................97
3.2.5. Kỹ năng cung cấp thông tin ..................................................................102
3.2.6. Kỹ năng động viên khích lệ ..................................................................107
3.2.7. Đánh giá chung về kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập .........................112
3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kỹ năng tƣ vấn của cố ván học tập trong
các trƣờng đại học .............................................................................................119
3.3.1. Ảnh hưởng của nhóm các yếu tố thuộc về cá nhân người CVHT
đến kỹ năng tư vấn ..........................................................................................120
3.3.2. Ảnh hưởng của nhóm các yếu tố khách quan bên ngoài đến kỹ

năng tư vấn của cố vấn học tập .......................................................................121

7


3.3.3. Hồi quy dự báo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với hoạt
động tư vấn của cố vấn học tập .......................................................................125
3.4. Kết quả thực nghiệm tác động ..................................................................127
3.4.1. Đánh giá về tác động của tập huấn kỹ năng tư vấn đối với CVHT ......127
3.4.2. Mức độ hiểu biết của CVHT về KNTV trước và sau thực nghiệm ......128
3.5. Chân dung một số cố vấn học tập .............................................................133
3.5.1. Cố vấn học tập N.P.T ............................................................................133
3.5.2. Cố vấn học tập P.H.D............................................................................138
3.5.3. Cố vấn học tập N.T.H ............................................................................141
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ...................................................................................144
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................146
DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT CỦA NGHIÊN CỨU SINH LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ .............................................................150
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................151

8


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

STT Các chữ viết tắt

Xin đọc là

1.


BK

Bảng kiểm

2.

CASA

Tổ Tư vấn và hỗ trợ đào tạo

3.

CVHT

Cố vấn học tập

4.

ĐH

Đại học

5.

ĐHĐN

Đại học Đà Nẵng

6.


ĐHKHXH&NV

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

7.

ĐHQG

Đại học Quốc gia

8.

ĐHSP

Đại học Sư Phạm

9.

ĐLC

Độ lệch chuẩn

10.

ĐN

Đà Nẵng

11.


ĐTB

Điểm trung bình

12.

GV

Giảng viên

13.

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

14.

HN

Hà Nội

15.

KN

Kỹ năng

16.


KNTV

Kỹ năng tư vấn

17.

NACADA

Hiệp hội các nhà cố vấn học tập quốc gia Mỹ

18.

SV

Sinh viên

19.

TH

Tập huấn

9


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng mơ tả q trình nghiên cứu thực tiễn ..............................................69
Bảng 2.2: Mẫu khách thể tham gia nghiên cứu.........................................................70
Bảng 2.3. Độ tin cậy Alpha các kỹ năng tư vấn của CVHT .....................................79

Bảng 2.4. Cách sử dụng bộ công cụ và các xử lý số liệu ..........................................82
Bảng 2.5. Bảng điểm kỹ năng dựa vào tính đầy đủ, thành thục, linh hoạt ...............83
Bảng 2.6. Mức điểm xét mức độ kỹ năng tư vấn của CVHT trong các trường
đại học ....................................................................................................84
Bảng 3.1: Đánh giá về vai trò và hiệu quả tư vấn của CVHT ..................................87
Bảng 3.2: Nhận thức của CVHT về hoạt động CVHT .............................................88
Bảng 3.3: Nhu cầu tư vấn của sinh viên....................................................................89
Bảng 3.4. Nhận thức chung của CVHTvề KNTV ....................................................91
Bảng 3.5. Nhận thức của CVHT về kỹ năng lắng nghe ............................................93
Bảng 3.6. Những biểu hiện của kỹ năng lắng nghe ..................................................95
Bảng 3.7. Nhận thức của CVHT về kỹ năng đặt câu hỏi ..........................................97
Bảng 3.8. Những biểu hiện của kỹ năng đặt câu hỏi ..............................................101
Bảng 3.9. Nhận thức của CVHT về kỹ năng cung cấp thông tin ............................103
Bảng 3.10. Biểu hiện của kỹ năng cung cấp thông tin ............................................104
Bảng 3.11. CVHT tự đánh giá nhận thức về kỹ năng động viên khích lệ ..............107
Bảng 3.12. Biểu hiện của kỹ năng động viên khích lệ ............................................110
Bảng 3.13. Mức độ nhận thức và thực hiện các KNTV của CVHT .......................112
Bảng 3.14. Mức độ kỹ năng tư vấn của CVHT trong trường đại học.....................115
Bảng 3.15. Mức độ kỹ năng tư vấn của CVHT trong từng trường đại học ............115
Bảng 3.16. Tương quan giữa hiểu kỹ năng và thực hành thực tế các KNTV .............118
Bảng 3.17. Các yếu tố thuộc về cá nhân người CVHT ảnh hưởng tới KNTV ...........120
Bảng 3.18. Nhóm các yếu tố bên ngoài người CVHT ảnh hưởng tới KNTV ............122
Bảng 3.19. Thứ tự mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến KNTV của CVHT..............124
Bảng 3.20: Nhận định về kỹ năng tư vấn của CVHT sau tập huấn ........................129
Bảng 3.21: Sự thay đổi về KNTV của CVHT sau khi tập huấn .............................131
Bảng 3.22: Kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập N.P.T ............................................135

10



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Nhận định của CVHT và SV về nhu cầu tư vấn của SV........................... 88
Biểu đồ 3.2: Mức độ kỹ năng tư vấn của CVHT qua các giai đoạn ............................ 130

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mơ hình khung lý thuyết của luận án ............................................................ 65
Sơ đồ 3.1: Mức độ thực hiện KNTV của CVHT trong thực tế .................................... 113
Sơ đồ 3.2: Mối tương quan giữa các yếu tố: Nhận thức, tự đánh giá, SV đánh giá
và bảng kiểm về KNTV của CVHT.............................................................................. 114
Sơ đồ 3.3: Tương quan giữa các kỹ năng tư vấn của CVHT trong thực tế (theo kết
quả bảng kiểm)............................................................................................................... 117
Sơ đồ 3.4: Các mức độ ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn của CVHT ......................... 126

11


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đào tạo theo tín chỉ là thay đổi tất yếu để giáo dục đại học Việt Nam hòa
nhịp được với giáo dục thế giới. Đặc biệt nhất của hình thức đào tạo tín chỉ là trao lại
quyền chủ động cho người học, vì vậy, có nhiều sinh viên đã có thể ra trường sau 3
năm rưỡi; cùng một thời điểm có thể tốt nghiệp ở hai ngành; ngược lại cũng nhiều sinh
viên đã học 7 đến 8 năm nhưng vẫn thiếu số tín chỉ cần thiết. Có thể nói kết quả học tập
phụ thuộc vào chiến lược mà mỗi sinh viên đặt ra cho mình, nhưng để làm được việc
này, các em cần được tư vấn để hình dung ra kế hoạch học tập cho tồn khóa, thích ứng
được với đời sống bậc đại học và lựa chọn được ngành nghề cho tương lai.
Tại Mỹ, từ khi chuyển sang hình thức đào tạo theo tín chỉ (1872), trong mỗi
khoa ở các trường Cao đẳng và Đại học đều có một nhóm cán bộ thực hiện nhiệm
vụ giúp đỡ sinh viên được gọi là ―cố vấn học tập‖ (viết tắt CVHT). Nhận thấy vai
trò quan trọng của hoạt động này, Hiệp hội Các nhà cố vấn học tập Quốc gia Mỹ

được thành lập (năm 1979), đây cũng là cơ quan quốc gia trong việc chỉ đạo, chịu
trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư vấn.
1.2. Ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành “Quy chế đào tạo đại
học và cao đẳng hệ chính quy theo Hệ thống tín chỉ”, kèm theo quyết định số
43/2007/QĐBGD&ĐT thì chức danh ―cố vấn học tập‖ chính thức được cơng nhận ở
các trường Đại học và Cao đẳng, nhưng việc thực hiện hoạt động tư vấn còn nhiều
lúng túng và hạn chế. Những khó khăn với sinh viên là khơng cịn trung trong một
lớp từ năm thứ nhất đến khi ra trường để học theo chương trình của Khoa/nhà trường
đặt ra từ đầu khóa học, mà sinh viên phải tự chọn mơn học, tự chọn lộ trình cho một
kỳ học, năm học và cả khóa học... Và khó khăn của cố vấn học tập là chưa tư vấn
được cho sinh viên hiểu rõ về cách đăng ký môn, hủy môn, cách lựa chọn số lượng
tín chỉ phù hợp với năng lực cá nhân sinh viên; cố vấn học tập chưa lắng nghe được
vấn đề của sinh viên, chưa cung cấp đủ thông tin cần thiết cho sinh viên... Còn các
cấp lãnh đạo cũng chưa có cách quản lý và đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động trợ
giúp của cố vấn học tập đối với sinh viên.
Ở nước ngoài, để được làm cố vấn học tập, họ phải là những người đã được
đào tạo từ các ngành trợ giúp như Tư vấn, Tham vấn, Giáo dục, Công tác xã hội và
12


họ có những kỹ năng tư vấn cơ bản như lắng nghe, đặt câu hỏi, nói lời thơng cảm...
Tuy nhiên ở Việt Nam, cố vấn học tập hiện đang là các giảng viên ở nhiều chuyên
ngành kiêm nhiệm, nhiều người vẫn quan niệm ―cố vấn học tập‖ là tên gọi mới của
nhiệm vụ cũ ―giáo viên chủ nhiệm‖ nên đã làm giảm vai trò, trách nhiệm của cố vấn
học tập. Chính các cố vấn học tập cũng chưa nhận thức vai trị, nhiệm vụ của mình
nên

cố vấn học tập

.


1.3. Về mặt thực tiễn, cố vấn học tập đóng vai trị quan trọng trong đào tạo
theo tín chỉ, là người định hướng, tư vấn cho từng sinh viên hiểu việc học tập của
mình; là cầu nối giữa sinh viên với các Khoa/Phòng, Ban... nhưng về mặt lý luận, ở
Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về hoạt động của cố vấn học tập, về những yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn và kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập.
Từ các lý do trên (cố vấn học tập có vai trị quan trọng trong đào tạo theo tín
chỉ; thực tiễn thực hiện hoạt động cố vấn học tập cịn nhiều lúng túng, hạn chế và từ
việc chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này), chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập trong các trường đại học” nhằm tìm hiểu
thực trạng kỹ năng tư vấn của các cố vấn học tập đã, đang sử dụng trong quá trình
trợ giúp sinh viên, các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tư vấn. Qua đó, đề xuất các
phương án hỗ trợ nâng cao kỹ năng tư vấn cho đội ngũ cố vấn học tập.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập và những yếu tố
ảnh hưởng, qua đó đề xuất biện pháp tác động nhằm nâng cao kỹ năng tư vấn cho
sinh viên của cố vấn học tập trong đào tạo tín chỉ ở trường đại học.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập trong các trường đại học
3.2. Khách thể nghiên cứu
185 cố vấn học tập và 326 sinh viên
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lý luận cho đề tài, chỉ ra lý luận về kỹ năng tư vấn của cố
vấn học tập trong trường đại học; các yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành các kỹ
năng tư vấn của cố vấn học tập.

13



- Làm rõ thực trạng kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập trong các trường đại học
và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập.
- Đề xuất một số biện pháp tác động và tổ chức thực nghiệm tác động nâng
cao một số kỹ năng tư vấn cho cố vấn học tập.
5. Giả thuyết nghiên cứu
5.1. Trong những kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập thì kỹ năng lắng nghe ít
được cố vấn học tập thực hiện nhất và kỹ năng cung cấp thông tin được thực hiện
nhiều nhất.
5.2. Cố vấn học tập đánh giá mức độ thực hiện kỹ năng của mình cao hơn so
với thực tế thực hiện các kỹ năng đó khi tư vấn cho sinh viên.
5.3. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập, trong
đó yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là thái độ của cố vấn học tập đối với công việc tư
vấn cho sinh viên của họ.
5.4. Có thể nâng cao kỹ năng tư vấn cho cố vấn học tập trong các trường đại học
thông qua các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng tư vấn cho cố vấn học tập.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung
- Hoạt động tư vấn bao gồm quy trình và nhiều kỹ năng tư vấn, nhưng trong
đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung vào một số kỹ năng tư vấn thường sử dụng của cố
vấn học tập, bao gồm các kỹ năng sau: Kỹ năng lắng nghe; Kỹ năng đặt câu hỏi; Kỹ
năng cung cấp thông tin và Kỹ năng động viên khích lệ.
6.2. Giới hạn về địa bàn
Nghiên cứu được thực hiện tại hai trường đại học là Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại Học Quốc Gia Hà Nội (ĐHKHXH&NV, ĐHQG HN)
và trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng (ĐHSP, ĐHĐN).
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của Tâm lý học xã hội, Tâm lý học
tư vấn và liên ngành Tâm lý – Giáo dục, trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp
luận cơ bản của tâm lý học sau đây:

- Tiếp cận hoạt động: các kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập được thể hiện
qua quá trình thực hiện tư vấn cho sinh viên, trên cơ sở nhu cầu tư vấn của SV rất

14


đa dạng, từ việc học tập, việc chọn ngành nghề đến sự thích ứng với mơi trường học
tập bậc đại học. Vì vậy, nghiên cứu về kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập không chỉ
tập trung vào tư vấn về việc học tập mà còn tư vấn về những vấn đề liên quan khác
như định hướng nghề nghiệp, thích ứng với mơi trường học tập, do đó kỹ năng tư
vấn được xem xét là các kỹ năng tư vấn cơ bản.
- Tiếp cận hệ thống: trong quá trình thực hiện tư vấn cho sinh viên, các cố
vấn học tập sẽ chịu sự ảnh hưởng từ các yếu tố khách quan và chủ quan, vì vậy
trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tư vấn
của cố vấn học tập như mức độ nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của cố vấn học tập
trong đào tạo theo tín chỉ; các chương trình tập huấn tăng năng lực cho cố vấn học
tập; các yếu tố về thời gian thực hiện nhiệm vụ; trợ cấp cho công việc…
- Tiếp cận liên ngành: hoạt động tư vấn của cố vấn học tập vừa bao trùm
hoạt động tư vấn, cần thể hiện được kỹ năng tư vấn (thuộc ngành Tâm lý học),
nhưng đồng thời chất liệu cho các lượt tư vấn và các vấn đề trong giáo dục, đào tạo,
định hướng nghề nghiệp (thuộc ngành Giáo dục; Hướng nghiệp)... do vậy, cần có
hướng tiếp cận liên ngành khoa học.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
- Phương pháp thống kê tốn học
8. Đóng góp mới của luận án
Đây là một trong những cơng trình nghiên cứu đầu tiên về kỹ năng tư vấn của
cố vấn học tập trong trường đại học, vì vậy luận án có một số đóng góp như sau:
8.1. Về lý luận
Luận án đã hệ thống lại các khái niệm liên quan đến tư vấn và đã xây dựng
khái niệm kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập; chỉ ra được mức độ (4 mức: Tốt, Khá,
15


Trung bình và Yếu) của kỹ năng tư vấn; các biểu hiện của kỹ năng tư vấn của cố
vấn học tập. Cụ thể là:
Kỹ năng lắng nghe (3 nhóm biểu hiện, bao gồm: Quan sát tinh tế, Tập trung
chú ý, Thể hiện sự tôn trọng). Kỹ năng đặt câu hỏi (4 nhóm biểu hiện, bao gồm: Biết
cách đặt câu hỏi, Định hướng rõ nội dung hỏi, Biết làm chủ tiến trình hỏi, Có thái
độ/hành vi khích lệ trong khi hỏi).Kỹ năng cung cấp thơng tin (3 nhóm biểu hiện,
bao gồm: Nguồn thông tin chất lượng khách quan, cập nhật, Truyền đạt thông tin rõ
ràng, Thái độ khi cung cấp thông tin). Kỹ năng động viên khích lệ (4 nhóm biểu
hiện, bao gồm: Bày tỏ sự thấu hiểu vấn đề của sinh viên bằng cử chỉ, Bày tỏ sự cảm
thông với SV bằng lời nói, Khuyến khích sinh viên tự tin vào bản thân, Hỗ trợ giải
quyết vấn đề).
8.2. Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án đã mô tả thực trạng các mức độ, biểu hiện,
kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín chỉ, là kỹ năng lắng nghe;
đặt câu hỏi; cung cấp thơng tin; động viên khích lệ; chỉ ra được các yếu tố ảnh
hưởng đến kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập. Đồng thời còn đề xuất được các biện
pháp phù hợp, khả thi để hoàn thiện các kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập.
Những kết quả này có thể là tài liệu tham khảo về hoạt động của cố vấn học
tập nói chung và nội dung tập huấn đã sử dụng trong nghiên cứu này có thể áp dụng

để tập huấn cho các giảng viên được phân công làm nhiệm vụ cố vấn học tập trong
các trường đại học, nhằm nâng cao hiệu quả tư vấn cho sinh viên.
9. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 228 trang, bao gồm: phần mở đầu, 3 chương, kết luận, kiến
nghị, danh mục tài liệu tham khảo (150 trang) và phụ lục (78 trang).

16


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG TƢ VẤN
CỦA CỐ VẤN HỌC TẬP TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu về hoạt động tƣ vấn của cố vấn học tập
1.1.1. Nghiên cứu về hoạt động cố vấn học tập và kỹ năng tư vấn của cố
vấn học tập ở nước ngoài
1.1.1.1. Nghiên cứu về hoạt động cố vấn học tập
Trong tạp chí hiệp hội cố vấn học tập quốc gia Mỹ (viết tắt là NACADA),
John H. Borgard (1981), William James (1983), Hemwall và Trachte (1999),
Creamer (2000) và Hagen (2003) đã bàn về nền tảng lý luận để hoạt động cố vấn
học tập (CVHT) được tiến hành một cách bài bản. Một là, phải có hoạt động tư vấn
và hai là, cần dựa vào các quan điểm lý thuyết cụ thể [35], [83]. Từ đó, Hiệp hội
CVHT Quốc gia Mỹ đã sử dụng một số lý thuyết phát triển con người làm cơ sở cho
hoạt động của CVHT. Dưới đây là một số lý thuyết phát triển cho sinh viên mà người
làm CVHT cần nắm rõ.
Thuyết hình thành bản sắc trong tâm lý xã hội của Erikson (1963) dựa vào 8
giai đoạn phát triển con người để mô tả 8 giai đoạn khủng hoảng trong quá trình học
tập tương ứng ở sinh viên [83].
Quan điểm của Kohlberg (1969) về cơ sở nhận thức của cá nhân [83].
Quan điểm của William Perry (1970) về mơ hình phát triển trí tuệ và đạo đức
của người học [35].

Quan điểm của Carl Jung (1960) và nhóm các tác giả là Myers-Briggs (Myers
& McCauley, 1985) và Kold (1984), Evans, Forney và Guido-DiBrito (1998) đã xem
xét lý luận về phong cách học tập của mỗi loại hình cá nhân, về loại nhân cách, kiểu
thần kinh của người học là: Hướng nội – Hướng ngoại; Hệ thống các giác quan: Cảm
nhận – Trực giác, Tư duy, cảm giác, và Đánh giá - Nhận thức [83].
Quan điểm của Kold (1984) về bốn tuýp phong cách hoạt động của con người
(người áp dụng; người phản ánh; người phân tích, người lý luận và người thực tế) [83].
Tác giả King (2000) và Strange (2004) đề ra quan điểm về cơ sở hình thành bản
sắc trong tâm lý xã hội; cơ sở phát triển nhận thức và cơ sở về sở thích hoặc loại hình
cá nhân [35].
17


Như vậy, để có được cơ sở cho hoạt động cố vấn học tập, Hiệp hội Cố vấn học
tập Quốc gia Mỹ đã dựa vào rất nhiều quan điểm, các lý luận khác nhau, nhưng điểm
chung nhất giữa các lý luận này là dựa vào đặc điểm riêng của người học; tôn trọng sự
khác biệt của mỗi cá nhân trong việc tiếp thu kiến thức.
Các nghiên cứu thực tiễn về hoạt động cố vấn học tập được các tác giả trên
thế giới bàn đến (chủ yếu là các nước nói tiếng Anh) từ rất lớn trong quá trình phát
triển các phương thức dạy – học ở bậc đại học.
Các tác giả Gallagher & Demo (1983), Rudolph (1990), Terry L. Kuhn
(1996), Brian Gillispie (2001) nhận định, từ thế kỷ thứ 17, ở các trường cao đẳng,
đại học đầu tiên được thành lập ở Mỹ như Harvard, William và Mary, Yale... đã
hướng tới việc đào tạo ra những cử nhân có tri thức và lịch lãm bằng cách làm mẫu
cho học sinh về mặt đạo đức và trí tuệ thơng qua cách cư xử của tất cả giáo viên
trong trường. Theo các nhà nghiên cứu này, hoạt động CVHT trải qua 3 giai đoạn,
trong mỗi giai đoạn có những sự khác biệt về vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng tư vấn
(dẫn theo [35], [83].
Giai đoạn thứ nhất: Các tác giả Morison (1946), Rudolph (1962), Frost
(2000) cho rằng ở giai đoạn này, hoạt động cố vấn học tập hình thành nhưng chưa

được định nghĩa. Bắt đầu từ năm 1636, tại trường ĐH Harvard các giáo viên và sinh
viên cùng sống trong một tịa nhà, họ cùng ăn uống, thư giãn, giải trí, cầu nguyện và
tuân theo những kỷ luật chung. John Ducan (1823) cho biết, chỉ cần ―một hiệu
trưởng, hai giáo sư và hai trợ giảng thì có thể trở thành một trường học hồn chỉnh‖
vì cơng việc chính của giảng viên là trợ giúp sinh việc trong sinh hoạt, học tập.
Giai đoạn thứ hai: Theo Frost (2000), từ năm 1870 đến 1970 là giai đoạn
“CVHT trở thành một hoạt động được định nghĩa nhưng chưa được kiểm tra”.
Rudolph (1962) cho biết, khi việc học tập của SV được thiết kế theo chương trình (năm
1877) thì SV cần có một người theo dõi sát sao để hướng dẫn cụ thể. Theo Gordon
(1992), Brian Gillispie (2009), Strange (1994), Strommer (1999) đây chính là thời
kỳ hoạt động của các cố vấn học tập được định hướng một cách rõ ràng nhất, CVHT
hướng dẫn cho SV chọn môn học như thế nào cho phù hợp với nhu cầu và năng lực.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Veysey (1965) nhận ra có những bất cập như thái
độ của CVHT ―đang dần thối hóa và trở thành một công việc hời hợt‖, các kỹ năng

18


tư vấn trong lượt tư vấn đang trở thành ―những buổi trò chuyện bâng quơ, vắn tắt‖.
Các CVHT bị phân tâm giữa những việc giảng dạy với các áp lực khác.
Giai đoạn thứ ba: Nghiên cứu của Frost (2000) đã xác định giai đoạn thứ 3
là từ năm 1970 cho đến nay, hoạt động“cố vấn học tập đã trở thành một hoạt động
được định nghĩa và kiểm tra”. Đây là giai đoạn hình thức đào tạo theo tín chỉ được
gọi tên, và chức danh cố vấn học tập cũng chỉ bắt đầu xuất hiện khi có hình thức
đào tạo theo tín chỉ. Gordon (1992) cho rằng các trường đại học trong những năm
1960 đến 1970 đã trở thành nơi cung cấp dịch vụ đào tạo cho người học, vì thế, các
em tìm đến CVHT để tìm hiểu mọi thơng tin về ngành nghề, tính trách nhiệm của
trường, sự cơng bằng giữa các SV (Komives, SR, Woodard Jr, D. B, Associates,
1996) để kiến nghị về các dịch vụ, chất lượng đào tạo và để khám phá về năng
khiếu của từng em (Zunker, 2002).

Hoạt động CVHT được thúc đẩy và hoàn thiện từ năm 1979, khi Hiệp hội Cố
vấn học tập Quốc gia (NACADA) ra đời. Đây là một hiệp hội các nhà tư vấn chuyên
nghiệp, giáo viên tư vấn, quản trị viên và có cả những sinh viên, họ cùng nhau làm
việc, nghiên cứu, thực hành để tìm cách tăng cường, phát triển chất lượng của giáo
dục và đào tạo theo tín chỉ (Beauty, 1991). Hầu hết các trường đại học và cao đẳng
trên thế giới hiện nay đều có Trung tâm/Văn phịng tư vấn của CVHT, những người
thực hiện cơng việc này đều được đào tạo từ các ngành trợ giúp hoặc tốt nghiệp từ
ngành Tâm lý, Tham vấn, Công tác xã hội hoặc Giáo dục; hàng năm họ đều có những
cuộc kiểm tra, đánh giá về chất lượng hoạt động.
Như vậy, ở Mỹ, để có được hoạt động CVHT như ngày nay, họ đã trải qua
những chặng đường dài trong xây dựng, phát triển. Bắt đầu từ việc lựa chọn các quan
điểm, nhìn lại quá trình đào tạo, hình thành người trợ giúp cho người học, rồi đến
việc xây dựng những quy định, yêu cầu cụ thể đối với người CVHT. Có thể khẳng
định rằng chức danh CVHT học tập chỉ tồn tại khi có hệ thống đào tạo theo tín chỉ, ở
nước ta, cũng chỉ khi áp dụng đào tạo tín chỉ thì mới có chức danh này, khi cịn đào
tạo theo niên chế, chỉ có chức danh giáo viên chủ nhiệm.
1.1.1.2. Nghiên cứu về kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập ở nước ngoài
Nghiên cứu về hoạt động của cố vấn học tập đã được các nhà khoa học Hoa Kỳ
xem xét từ thế kỷ thứ 17, nhưng vào cuối thế kỷ 19 kỹ năng tư vấn của người CVHT

19


mới được bàn đến. Vì vậy, trong phần này sẽ trình bày một số nghiên cứu về kỹ năng
tư vấn nói chung, sau đó sẽ trình bày các nghiên cứu về kỹ năng tư vấn của CVHT.
Tổng thuật tài liệu ở nước ngồi từ trước tới nay, chúng tơi nhận thấy có nhiều
hướng nghiên cứu về kỹ năng tư vấn nói chung, như hướng nghiên cứu về trắc nghiệm
tâm lý; hướng nghiên cứu về kỹ thuật trị liệu tâm lý; hướng nghiên cứu về quy trình,
phương thức tư vấn hướng nghiệp; hướng nghiên cứu về kỹ thuật can thiệp của tư vấn
thơng qua nhóm xã hội và hướng nghiên cứu về kỹ năng tương tác, giao tiếp.


 Hướng nghiên cứu kỹ năng tư vấn hướng nghiệp thông qua sử dụng trắc
nghiệm tâm lý
Từ giữa thế kỷ 19, hoạt động tư vấn được sử dụng trong lĩnh vực tư vấn nghề
và tuyển dụng lao động ở các nước tư bản. Nhà tâm lý học người Mỹ F.Gaton
(1883) là người đầu tiên sử dụng trắc nghiệm (test) chẩn đoán nhân cách. Năm
1898, B.Jesse David đã hướng dẫn cho mọi người tìm việc làm phù hợp với đặc
điểm của cá nhân. Năm 1909, Frank Parson đã xuấn bản cuốn “Chọn nghề” trong
đó, tác giả đã trình bày về việc các cơ sở tuyển dụng đã sử dụng các trắc nghiệm để
hỗ trợ cho việc tuyển chọn và sử dụng lao động; trong cách thức hướng nghiệp quy
trình gồm ba bước là: 1/ Nhận thức rõ về bản thân, những điểm mạnh, điểm yếu của
cá nhân; 2/ Nhận thức rõ về công việc, những khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách
thức cũng như hướng phát triển; 3/ Làm rõ mối quan hệ của yếu tố cá nhân và công
việc để cá nhân cân nhắc và quyết định lựa chọn công việc [24].
Các tác giả khác bàn đến trắc nghiệm trong nghề nghiệp như: Trắc nghiệm
điều chỉnh thích ứng nghề nghiệp của Harry Kitson (1925), Sở thích nghề nghiệp
của E.K.Strong (1943), Đo lường hứng thú nghề nghiệp của Woodworth (1972),
Trắc nghiệm đo lường trí tuệ, năng lực của Alfred Binet (1986), Trắc nghiệm nhân
cách của H.J.Eysenck, Trắc nghiệm giao tiếp của V.P.Dakharov, Đo lường trạng
thái tâm lý hẫng hụt của Rosenzweig…([2],[8],[17]. K.K.Platonov đã đưa ra hệ
thống biện pháp tâm lý – giáo dục để phát hiện, đánh giá năng lực của học sinh, làm
cơ sở tư vấn nghề cho cá nhân [19].
Một số tác giả khác như Kurt Lewin (1951), Schien (1969), Argyris (1970),
Bennis (1970), Baldridge (1971), Beer (1980), Huse (1980), Lipitt (1982),… quan
tâm đến việc giúp đỡ các ngành kinh doanh và công nghiệp thích ứng kịp thời với

20


những biến đổi của kinh tế - xã hội, đã đưa ra mơ hình tư vấn phát triển tổ chức, kết

quả của nghiên cứu này có tác động đến quá trình hướng nghiệp cho người học [8].
Gallagher & Demo (1983) cho rằng, trong chiến tranh thế giới thứ I, người ta
đã sử dụng các kỹ thuật tâm lý để kiểm tra kỹ năng và đo lường trí thơng minh của
các ứng viên khi tuyển vào ngành quân đội Mỹ. Từ kết quả tích cực của phương
pháp này, người ta đã áp dụng các kỹ thuật tâm lý như một công cụ để tư vấn cho
học sinh trong suốt quá trình học tập [8].
Ngày nay, việc sử dụng trắc nghiệm để định hướng ngành nghề phù hợp với
năng lực, sở thích, đặc điểm cá nhân của SV đang được ứng dụng rộng rãi ở các nước
phát triển như Mỹ, Úc, Anh, Pháp… Creamer (2000) [83], Daniel Help (1998) [85]
cho rằng CVHT cần phải hướng dẫn SV thực hiện các trắc nghiệm thích ứng nghề
nghiệp. Các tác giả Robinson, Shaver & Wrightsman (1991) [74], không những đề
xuất yêu cầu CVHT cần sử dụng tốt các trắc nghiệm cho SV mà ơng cịn nghiên cứu
hơn 10 trắc nghiệm dùng cho SV qua internet, SV chỉ cần thực hiện các trắc nghiệm
theo nhu cầu của mình (như trắc nghiệm về trí tuệ, về nhận thức …) rồi gửi về cho
CVHT. Thông qua kết quả của các trắc nghiệm, CVHT sẽ tư vấn về những vấn đề
các em quan tâm có thể liên quan đến học tập, đến ngành nghề hoặc các vấn đề khác
trong cuộc sống.
Như vậy, ở nước ngoài CVHT được phép sử dụng trắc nghiệm tâm lý cá
nhân, trắc nghiệm hướng nghiệp để góp phần định hướng cho SV về ngành nghề
trong tương lai, nhưng ở Việt Nam, nhiều CVHT còn chưa biết đến mơ hình tam
giác hướng nghiệp (bao gồm 3 yếu tố: đặc điểm nghề nghiệp, đặc điểm tâm lý cá
nhân và nhu cầu thị trường lao động), do vậy việc tư vấn nghề cho SV mang kinh
nghiệm cá nhân của mỗi CVHT.
Trong luận án này, chúng tôi không áp dụng hướng nghiên cứu “kỹ năng tư
vấn hướng nghiệp thông qua sử dụng trắc nghiệm tâm lý” trong hoạt động tư vấn
của CVHT vì CVHT ở Việt Nam chưa sử dụng các trắc nghiệm trong tư vấn.

 Hướng nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật can thiệp tâm lý trong tư vấn của cố
vấn học tập
Đây là hướng nghiên cứu và thực hành chủ yếu trong lĩnh vực tư vấn tâm lý

và cũng được một số tác giả xem xét ở góc độ hoạt động tư vấn của CVHT. Các nhà

21


nghiên cứu cho rằng, khi một cá nhân gặp những khó khăn, thách thức trong cuộc
sống có thể xẩy ra những rối nhiễu, khủng hoảng tâm lý. Nếu các cá nhân đó được
hỗ trợ kịp thời bằng các biện pháp như: can thiệp nhận thức, xúc cảm, hành vi, phân
tích tâm lý…thì lúc đó khả năng đương đầu với sự việc của mỗi cá nhân sẽ tốt hơn,
và trong môi trường học đường, thì người có thể hỗ trợ sinh viên chính là CVHT.
Một số hướng nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật can thiệp tâm lý là:
Kỹ thuật can thiệp tâm lý đầu tiên có thể kể đến là phân tâm học. Người đầu
tiên và là người đại diện cho học thuyết Phân tâm học cổ điển là Sigmund Freud,
sau đó là các tác giả Alder Alfred, Carl Jung, Albert Ellis… đều cho rằng hành vi
của con người chịu sự ảnh hưởng của cả quá khứ, hiện tại và tương lai cho nên khi
người ta có những rối nhiễu tâm lý, điều quan trọng là cần tìm về quá khứ để giải
quyết những vướng mắc từ trong quá khứ. Để thực hiện được các kỹ thuật này đỏi
hỏi người tư vấn phải được đào tạo bài bản, phải có kinh nghiệm chuyên môn
nghiệp vụ cao. Một số kỹ thuật có thể sử dụng để can thiệp cho những người có rối
nhiễu tâm lý như: nói tự do, sắm vai, phân tích giấc mơ, phân tích những chống đối,
khai thác những kỷ niệm đã qua… [24].
Kỹ thuật can thiệp tâm lý nổi bật thứ hai là nhận thức – hành vi. Các tác giả
của trường phái này là Arnold Lazarus; R.E. Albeti, F. Skinner; Albert Bandura;
Glasser (1988), Schuyler (1991), Hackney và Cormier (1996) và Wubbolding
(1998) [34] … cho rằng những hành vi tập nhiễm có được qua q trình học tập và
có thể thay đổi, điều chỉnh qua học tập có điều kiện. Vì thế, trị liệu hành vi tập trung
chú ý tới việc thay đổi hành vi hiện tại và tạo lập chương trình hành động, các cá
nhân loại bỏ những hành vi khơng thích ứng bắt đầu từ việc nhận thức lại, thay đổi
toàn bộ suy nghĩ từ trước một cách bài bản, có chiến lược, mục tiêu hành động cụ
thể, và thường kết quả có thể đo lường được. Phương pháp can thiệp nhận thức có

chuỗi phản ứng: nhận thức (thay đổi)  cảm xúc (thay đổi)  hành vi (thay đổi) và
tập trung vào giao tiếp tích cực [24].
Kỹ thuật can thiệp tâm lý nổi bật thứ ba là can thiệp cảm xúc, người đại diện
cho trường phái này là Carl Rogers. Theo Carl Rogers, chính thân chủ là người biết
rõ điều đau khổ của họ là gì, hướng đi của họ sẽ về đâu và vấn đề nào là cấp thiết, vì
thế vai trị của tư vấn viên là tạo ra môi trường tư vấn tốt để thân chủ có niềm tin

22


vào chính mình và tin vào cuộc sống của mình. Ông tin rằng, khi con người có cảm
xúc và suy nghĩ lành mạnh thì hành vi của họ sẽ trở nên tích cực. Ban đầu Carl
Rogers (1940) đã gọi liệu pháp của mình là ―liệu pháp khơng hướng dẫn‖; vào
1950, Rogers bắt đầu nhấn mạnh đến ―sự thấu cảm‖ và sang thập niên 1960, Rogers
quan tâm ―sự hài hòa‖ và ―tính trung thực‖. Từ năm 1980 đến nay, kỹ thuật ưu tiên
là thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với thân chủ, ông đặt tên là ―thân chủ trọng
tâm‖. Quan điểm thân chủ trọng tâm ảnh hưởng sang cả ngành giáo dục Mỹ, có
nghĩa là khơng chỉ quan tâm đến thân chủ trong tâm lý trị liệu mà còn tập trung vào
bản chất của mỗi con người cụ thể trong các mối tương tác xã hội. Carl Rogers cho
rằng, kỹ năng tư vấn thể hiện ở việc giúp cá nhân tìm thấy ý nghĩa, niềm tin vào
cuộc sống để hình thành những cảm xúc tích cực [22]. Điều này được Rollo May và
Victor Frank cho là có liên quan đến nghiên cứu về kỹ năng tư vấn của CVHT của
Mỹ hiện nay [75].
Một số tác giả như Burns Crookston (1972), Rusty Fox (1985), Carol Ryan
(1992) nghiên cứu về hệ thống kỹ năng hoạt động của CVHT; nghiên cứu của
Habhey & McClanahan (2004) về SV và CVHT chỉ ra rằng CVHT cần làm được
vai trò của một người tư vấn chuyên nghiệp, trong đó có hoạt động tham vấn tâm lý
cho SV, hiểu biết rõ các trường phái can thiệp, nắm được kỹ thuật can thiệp tâm lý,
và sử dụng được các kỹ năng tham vấn, thậm chí có thể sử dụng một số liệu pháp
tâm lý trị liệu đơn giản sẽ giúp cho SV giải tỏa được căng thẳng để học tập tốt hơn

[80],[84],[83].
Như vậy, sử dụng kỹ thuật can thiệp tâm như: phân tích tâm lý, can thiệp
nhận thức, xúc cảm và hành vi – thực tiễn cũng là một hướng nghiên áp dụng vào
thực hành tư vấn của cố vấn học tập ở nước ngoài. Điểm chung của các nghiên cứu
này là đưa ra các kỹ thuật làm thay đổi tâm lý, từ đó thay đổi hành vi của cá nhân.
Hay nói cách khác là để tăng cường khả năng hành động của cá nhân SV, cần thiết
phải sử dụng kỹ thuật làm ổn định tâm lý cho SV.
Trong luận án này, chúng tôi cũng không áp dụng được hướng sử dụng các
kỹ thuật can thiệp tâm lý trong thực hành tư vấn của cố vấn học tập, vì quy định về
chức năng, nhiệm vụ của CVHT ở Việt Nam khơng có trách nhiệm can thiệp khi
sinh viên có rối nhiễu tâm lý.

23


 Hướng nghiên cứu sử dụng kỹ năng tương tác, giao tiếp trong tư vấn của cố
vấn học tập
Hai tác giả Robert L.Gibson và Marianne H.Mitchell, (1995), [73, tr.15] cho
rằng người làm công việc tư vấn cần thiết phải hội tụ các kỹ năng kỹ năng giao tiếp
bằng lời và kỹ năng giao tiếp không lời. Florisse Alkema (1971), [44, tr.61] đã có
cơng trình nghiên cứu về giao tiếp và kết luận, sự thân thiện của con người phụ
thuộc vào giao tiếp có lời và khơng lời.
- Các kỹ năng giao tiếp bằng lời
Nghiên cứu của R.Carkhuff (1972) nhận định giao tiếp là nghệ thuật trợ giúp
trong tư vấn. Các tác giả khác cùng chung ý kiến kỹ năng tư vấn chính là kỹ năng
giao tiếp như Arthur Tuner, Hansen & Himes (1977), Mailand, Fine & Tracy
(1985), Weissenerv, Fine,& Poggio (1982), Carkhuff (1983), Paskewicz và Clark
(1984), Erchul (1987) và Chewming (1990) [42],[46],[83], đều cho rằng kỹ năng tư
vấn là thiết lập sự tương tác với thân chủ.
Theo Robert L.Gibson (1995), [72, tr.15]; Kate Cain (1986) [50, tr.62] và

Scallon (2007), [89, tr.52] kỹ năng giao tiếp bằng lời thể hiện qua: lắng nghe, phản
hồi, đặt câu hỏi. Đây là các kỹ năng cơ bản để người tư vấn có thể thiết lập sự tin
tưởng đối với thân chủ nói chung và là các kỹ năng nền tảng để CVHT thiết lập
được mối quan hệ trợ giúp cho SV, nhờ có các kỹ năng này, CVHT mới thu thập
thơng tin và có thể trợ giúp cho sinh viên hiệu quả.
Các nhà tâm lý học Nga là F. E. Vaxiliuk, E. T. Xôkôlôva, T. A. Florenxkaia,
A. F. Kopiov, A. U. Kharas nghiên cứu trong khoảng 10 – 15 năm gần đây về việc
giao tiếp giữa người tư vấn với người được tư vấn. Các tác giả đã đưa ra bốn kỹ
năng cơ bản để trò chuyện với người được tư vấn là uy tín, đồng cảm, trung lập và
đối thoại bên trong [2],[17].
A. B. Orlov và các nhà nghiên cứu khác đưa ra kỹ thuật tam giác đối thoại, đó là
cấu trúc giao tiếp và tự giao tiếp, trong đó nhà tư vấn thiết lập, duy trì sự tiếp xúc tâm
lý với người được tư vấn cùng một lúc trên cả ba bình diện: hành vi, cảm xúc và nhận
thức. Các nhà nghiên cứu theo hướng này đưa ra các kỹ thuật như: lắng nghe tích cực,
phản hồi, thấu hiểu… Kỹ thuật sử dụng lời nói để trao đổi với than chủ được nhiều nhà
nghiên cứu phát triển và ứng dụng trong can thiệp trị liệu tâm lý [38], [41], [42].

24


Các nghiên cứu của G.Egan (1994), M.Thomas Sknovhotlt và A.David Rivers
(2004), tiếp cận từ góc độ nghề trợ giúp và đề cập tới kỹ năng giúp đỡ trong đó cho
rằng giao tiếp bằng lời là điều quan trọng trong tạo lập môi trường tương tác giữa
người trợ giúp với đối tượng [41].
- Các kỹ năng giao tiếp không lời
Theo Robert L.Gibson và Marianne H.Mitchell kỹ năng giao tiếp không lời
được thể hiện qua việc sử dụng thời gian, sử dụng những cử động cơ thể (ánh mắt,
nụ cười, tay, đầu...), sử dụng giọng nói (tốc độ, nhịp độ, thời lượng, cách diễn đạt),
sử dụng môi trường giao tiếp (khoảng cách, trang trí, trang phục, vị trí) [72], [75].
Các tác giả Silvan Tomskin, V.Friesen [84], và Paul Ekman (1960) [84],

[67],[10] là những người đầu tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu những biểu
cảm trên khn mặt từ cơng trình thực nghiệm “Nghiên cứu tính độc đáo của ngơn
ngữ biểu cảm”, ơng đã tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau như Nhật Bản,
Argentina, Brazil, các bộ lạc còn chậm phát triển và ông nhận ra rằng ở những bộ
lạc hiền lành, thân thiện, bộ lạc hung dữ, hiếu chiến hay những bộ lạc đồng tính…
đều có chung những biểu cảm trên gương mặt với một vấn đề nào đó. Vào năm
1990, Ekman, Davidson, Freisen còn tiếp tục với các nghiên cứu về nụ cười và các
cảm giác tích cực [67].
Các tác giả Argyle, Alkem (1971) và Gilmour (1975) cho rằng, người ta nhớ
thông tin lâu hơn, nhiều hơn thông qua giao tiếp không lời, cụ thể là qua biểu cảm
trên nét mặt và trong giọng nói [43], [64]. Tác giả Word, Zanna và Cooper (1974);
Tác giả Axelrod và Kuerschner (1984) đều cho rằng giao tiếp bằng ánh mắt có hiệu
quả tích cực khi trao đổi vấn đề [52]. Robert Zajonc (1985) [71], và L. Gibson
Rober (1995) [72] cho rằng biểu cảm trên nét mặt là quan trọng trong giao tiếp.
Tác giả Kleinke (1986) và Singer (1979) cho rằng có sự vâng lời qua ánh
mắt. Tác giả Ben Jones, Hansen và Hasen, (1988) nghiên cứu về tính tồn cầu về
biểu cảm phi ngôn ngữ, về biểu cảm qua ánh mắt và miệng. Cacioppo, Martzke,
Petty và Tassinary (1988), Hinz và Tomhave (1991) quan tâm đến biểu cảm qua nụ
cười, Guéguen và Jacob (2002) đề cập đến hành vi của đối tượng trong giao tiếp
[52], [36], [47]…

25


×