Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.78 KB, 22 trang )

ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC VĨNH LỢI
----------------------
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO ĐỘI VIÊN - HỌC SINH CÁ BIỆT CỦA
NGƯỜI GIÁO VIÊN TỔNG PHỤ TRÁCH Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH LỢI
Người viết : THẠCH VŨ
Năm học 2009 – 2010
1
MỤC LỤC
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
B- NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
II. Cơ sở thực tiễn
III. Các hình thức, biện pháp tổ chức chương trình
1. Yêu cầu chung
2. Xây dựng kế hoạch chương trình
3. Tổ chức thực hiện
3.1. Thế nào là đội viên- học sinh cá biệt
3.2. Những biểu hiện của đội viên- học sinh cá biệt
3.3. Biện pháp giáo dục đội viên- học sinh cá biệt
C- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
II. Bài học kinh nghiệm
III. kiến nghị
D – DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
E – NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN


2
Đề tài:
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO ĐỘI VIÊN – HỌC SINH CÁ BIỆT CỦA
NGƯỜI GIÁO VIÊN TỔNG PHỤ TRÁCH Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH LỢI
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đảng ta và Bác Hồ coi công tác thiếu niên và nhi đồng là sự nghiệp đào
tạo một lớp người mới cho đất nước. Việc giáo dục cho các em là một khoa
học, một nghệ thuật, không nên tùy tiện chủ quan. Bác Hồ nói: “Ngày nay
chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ. Vì vậy chính
phủ, các đoàn thể và tất cả đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo
dục nhi đồng.....”.
Quan điểm khoa học đó còn được Bác chỉ rõ qua các gợi ý về phương
pháp giáo dục trẻ em là tạo cho các em: Học mà chơi, chơi mà học. Người
khẳng định giáo dục thiếu nhi là một khoa học, một nghệ thuật. Chính vì thế
Người luôn mong muốn trong tâm hồn các em trong sáng hồn nhiên có được
những ảnh hưởng tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện.
Đảng ta từng nhấn mạnh: “Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam XHCN
nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”.
Trong trường tiểu học, các em được học tập những kiến thức cơ bản về
tự nhiên, xã hội, được học tập, vui chơi và đặc biệt là tham gia mọi hoạt động
để phát triển về trí, đức, thể, mỹ. Từ đó các em hoàn thiện dần về nhân cách,
biết tự chủ, tự tin và làm chủ cuộc sống .
Giáo dục là hiện tượng vĩnh hằng, là cách thức cơ bản để văn hóa loài
người tồn tại và phát triển. Trong cuộc sống đổi mới hôm nay, với chiến lược
Công nghiệp – Hiện đại hóa Đất nước. Đảng ta xem giáo dục là quốc sách
3
hàng đầu và đầu tư cho giáo dục cũng chính là đầu tư cho sư nghiệp phát triển
xã hội.

Mục đích giáo dục nhằm nâng cao đân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, hình thành dội ngũ lao động có trí thức và tay nghề, có năng lực
thực hành tự chủ, năng động sáng tạo, có đạo đức Cách mạng, tinh thần yêu
nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn
diện có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
Nội dung và phương pháp giáo dục cũng từ đó mà cải tiến, bô sung và
tự hoàn thiện mục tiêu đào tạo đã đề ra, để phục vụ cho sự nghiệp phát triển
kinh tế đất nước.
Do đó, giáo dục có trọng trách rất nặng nề trong chiến lược phát triển
kinh tế phát triển đất nước. Con người là nguồn quý giá của xã hội vì thế giáo
dục không nên có phế phẩm.
Xuất phát từ đấy, trong nhiều năm qua, ngành giáo dục nói chung
trường Tiểu học nói riêng đã có nhiều cán bộ quản lý thầy cô đã không ngừng
nghiên cứu và cải tiến hình thức biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục
học sinh, nhưng hiệu quả vẩn chưa cao và đang tiếp tục nghiên cứu.
Từ yêu cầu khách quan của công tác giáo dục với kiến thức đã được
thầy cô truyền thụ, Tôi xin chọn đề tài “Giáo dục đạo đức dành cho Đội iên –
Học sinh cá biệt của người giáo viên Tổng phụ trách ở trường Tiểu học Vĩnh
Lợi” Nhằm vận dụng kiến thức đã học và dạy và giải quyết những vấn đề bức
thiết của ngành dể kiểm tra lại trình độ nhận thức và thực tiễn của bản thân.
II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Mục đích nghiên cứu:
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt
Nam, là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo
4
dục trong và ngoài nhà trường. Đội lấy 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi
đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện, phát triển mọi khả năng trong học tập,
hoạt động và vui chơi.
Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức cho đội iên – học sinh là một hoạt

động thiết thực của tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Có thể
nói hoạt động Đội là một trong những con đường giáo dục không thể thiếu
trong quá trình giáo dục nhân cách cho trẻ, giúp các em phát triển toàn diện.
Vì vậy việc giáo dục cho học sinh là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Đề tài “ Giáo dục đạo đức dành cho Đội viên – Học sinh cá biệt của
người giáo viên Tổng phụ trách ở trường Tiểu học ” giúp:
- Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạt hiệu quả
cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
- Thông qua việc tuyên truyền giáo dục về các chủ đề mừng đất nước,
Đảng cộng sản Việt Nam, truyền thống dân tộc, quân đội, tấm gương anh
hùng tiêu biểu, truyền thống Đoàn, Đội… Từ đó giúp các em có thêm nhiều
hiểu biết để xây dựng những tình cảm tốt đẹp, lòng yêu quê hương, niềm tự
hào dân tộc, lòng biết ơn các thế hệ anh hùng đã hy sinh thân mình vì Tổ
quốc.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đây là đề tài “Giáo dục đạo đức dành cho Đội viên – Học sinh cá
biệt của người giáo viên Tổng phụ trách ở trường Tiểu học Vĩnh Lợi ”
nên tôi tập trung nghiên cứu toàn thể học sinh trong trường ,tìm hiểu các em
trong các hoạt động hay trong buổi tổ chức các ngày lễ kỷ niệm, sự kiện lớn
trong năm theo chủ điểm tháng với các nội dung, hình thức phù hợp với lứa
tuổi thiếu niên nhi đồng. Từ đó có hướng giáo dục một cách cụ thể phù hợp
từng đối tượng học sinh.
5
B – NỘI DUNG
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trong thư gửi cán bộ phụ trách thiếu nhi tháng 11 năm 1949 Bác
căn dặn đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi: “....Phải giữ toàn vẹn cái tính vui
vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng (chớ nên làm cho chúng
hóa ra những người già sớm) ......Trong lúc học, cũng cần cho chúng vui,
trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ở nhà, ở trường học, ở xã hội,

chúng đều vui, đều học”.
Lời dạy của Bác cho đến nay vẫn rất gần và sống động trong thực
tiễn công tác Đội và phong trào thiếu nhi, đòi hỏi người cán bộ phụ trách Đội
phải luôn lấy lời dạy của Bác làm kim chỉ nam cho hoạt động của mình nghĩa
là bên cạnh việc dạy chữ cần tổ chức dạy cho trẻ làm người. Giáo dục cho
thiếu nhi phải kết hợp cả ba yếu tố đức dục, trí dục, thể dục mà mục tiêu cao
nhất là: “Cách dạy trẻ cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng
bào, biết giữ gìn vệ sinh, giữ gìn kỷ luật, học văn hóa”.
Hiểu được ý nghĩ sâu sắc từ câu nói đó và bằng cả tấm lòng tôn kính
Bác, tôi đã tìm hiểu để nắm bắt được yêu cầu về nội dung phương pháp giáo
dục, nắm bắt được đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi của các em: Hiếu động,
dễ nhớ, dễ quên, thích tìm hiểu, khám phá nhưng cũng chóng nhàm chán, tâm
lý thích: “Học mà chơi, chơi mà học” của các em để đưa ra những nội dung
phù hợp trong mỗi chương trình, tạo sự hấp dẫn, thu hút các em tham gia
đồng thời tạo cho các em sự vui vẻ, hoạt bát, hồn nhiên.
Thông qua chương trình, các em phát huy được tính sáng tạo, tính
năng động, tự chủ của mình, được hoà mình vào tập thể, được giao lưu học
tập, được tìm hiểu các kiến thức có nội dung phong phú để từ đó hướng các
em tới những chuẩn mực về đạo đức, những hiểu biết về văn hoá mà các cấp,
ngành làm công tác giáo dục mong muốn.
6
- Việc tổ chức hoạt động giáo dục đao đức là một việc làm khoa học
và sáng tạo, đòi hỏi người phụ trách phải kiên nhẫn bền bỉ và thường xuyên
trau dồi kinh nghiệm đóng góp cho khoa học công tác Đội.
- Vậy một liên đội có phong trào Đội phát triển mạnh là do cách tổ
chức hoạt động giáo dục thường xuyên có tính sáng tạo, phù hợp với lứa tuổi
và có hiệu quả.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Trường tiểu học Vĩnh Lợi- huyện Thạnh Trị- Tỉnh Sóc Trăng, thuộc
vùng nông thôn sâu. Do vậy phần đông là con em nông dân, con gia đình

nghèo làm mướn theo mùa vụ nên dẫn đến hoạt động Đội còn gặp nhiều khó
khăn.
Trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấp Huyên. Ban giám hiệu
nhà trường, công Đoàn, hội cha mẹ học sinh, ban chăm sóc thiếu nhi thuộc
xã, giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, luôn kịp thời hỗ trợ quan tâm giúp đỡ hoạt
động Đội đạt kết quả.
Trong thời gian 04 năm làm công tác Tổng phụ trách tôi luôn luôn suy
nghĩ, tìm tòi, học hỏi các bạn đồng nghiệp cũng như tìm hiểu về tư liệu về
giáo dục đạo đức sao cho đạt hiệu quả. Thời gian đầu tôi luôn lo lắng phải
giáo dục như thế nào? có lúc tôi cảm thấy “sợ”, do cách giáo dục còn đơn
điệu, thiên về kiểm điểm, giáo huấn, không phù hợp tâm lý học sinh tiểu học.
Dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Đội Huyện Thạnh Trị, tôi đã học hỏi
một số anh chị phụ trách, đã phần nào thực hiện tốt công tác tổng phụ trách
và học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu. Do vậy ngay từ đầu năm học tôi
xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức theo từng đối tượng đội viên – học sinh
có sự phê duyệt của Ban giám hiệu nhà trường. Nội dung chương trình dựa
vào kiến thức các môn học có liên quan, với sự giúp đỡ của đồng chí hiệu phó
7
và tổ trưởng chuyên môn nên cho đến bây giờ trong công tác giáo dục đạo
đức dành cho đội viên – học sinh đạt kết quả rõ rệt.
III- CÁC HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH:
1. Yêu cầu chung:
Tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức là việc làm thường xuyên và
quan trọng không thể thiếu được của người phụ trách. Đây là yếu tố quyết
định sự thành công của phong trào Đội. Chính vì vậy để tổ chức tốt giáo dục
đạo đức cho đội viên – học sinh cần:
- Nội dung giáo dục phải đảm bảo đúng với đường lối, quan điểm
của Đảng; Nhà nước, bám sát vào nội dung chương trình giáo dục học, phù
hợp lứa tuổi thiếu nhi.
- Hình thức giáo dục cần khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm

tâm sinh lý “Học mà chơi, chơi mà học” của các em học sinh.
2. Xây dựng kế hoạch chương trình:
Căn cứ vào nội dung chương trình năm học 2009 – 2010: Là năm
Đội viên “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực. Tăng cường
công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên – Nhi đồng và xây dựng Đội TNTP
Hồ Chí Minh, giai đoạn 2009 – 2010”. Kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh; 69 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh; 120
năm ngày sinh nhật Bác…tôi đã xây dựng nội dung chương trình hoạt động
giáo dục đạo đức như sau:
3. Tổ chức thực hiện:
3.1. Thế nào là học sinh cá biệt:
Trước khi vào vấn đề này ta cần tìm hiểu thế nào là học sinh cá biệt ?
Ví vụ 1: Truyền thuyết về vua Hùng có bầy voi trăm con, khi tìm
thấy Đất tổ dựng nước thì 99 con quay đầu về một hướng, chỉ còn một con
voi duy nhất tách khỏi bầy quay đầu về một hướng khác.
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×