Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

An Thái Bình Thái Đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.73 KB, 3 trang )

An Thái Bình Thái Đạo Tác giả: Lâm Bằng Hữu
www.vietkiem.com



1

An Thái Bình Thái Đạo

Lâm Bằng Hữu

Cụ Tàu Sáu tên thật là Diệp Trường Phát, sinh năm 1896 tại làng An
Thái, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây là nhân vật có tầm ảnh hưởng rất
lớn trong việc tạo nên "oai danh" quyền An Thái. Cuộc đời cụ là cuộc đời
của một bậc chân sư mà tài năng và nhân cách đã trở thành niềm ngưỡng
vọng của bao nhiêu người.

Lúc còn nhỏ, cụ được gia đình cho sang Phước Kiến - Trung Quốc học
tập cả văn lẫn võ; sau đó còn qua Hồng Kông học thêm một thời gian nữa.
Khi thành đạt võ công trở về nước, cụ tiếp tục gia tâm nghiên cứu, rút tỉa
những tinh hoa võ thuật ở địa phương Bình Định cũng như rải rác khắp các
vùng đất nước, kể cả các môn võ truyền thống của các dân tộc Chàm,
Khơme, Lào? rồi dung hợp, phối chế thành môn võ mang dáng dấp của một
sự hài hòa độc đáo.

Hệ thống quyền của môn võ này khá chặt chẽ, được xây dựng dựa trên 4
bộ chính: Hổ quyền, Long quyền, Hầu quyền, Xà quyền. Trong đó, Hổ
quyền và Long quyền thuộc Ngạnh công (tức luyện cho mạnh mẽ, rắn chắc),
được coi là nền tảng căn bản; Hầu quyền và Xà quyền thuộc Nhu công và
Miêu công (tức luyện cho mềm dẻo, linh hoạt, nhanh lẹ chớp nhoáng, tay
chân như "vươn dài" ra) là phần xuất sắc, cao diệu...



Về mặt tinh thần, cụ Tàu Sáu lấy "Ngưu giác chỉ" (ngưu giác: sừng trâu -
một trong mười chỉ pháp) làm biểu tượng môn phái. Và đây cũng là kết quả
của một quá trình chiêm nghiệm, chắt lọc từ cuộc sống...

Cụ nhận thấy, ở đất nước nông nghiệp Việt Nam (thời ấy) con trâu là một
hình ảnh quen thuộc, gần gũi, gắn bó chặt chẽ với con người trong công việc
đồng áng. Nó là loài vật hiền lành, suốt đời cần mẫn, hy sinh giúp ích cho
người, nhưng cũng rất dữ dội và đoàn kết khi bị tấn công. Ai từng chứng
kiến những “trận đánh” của đàn trâu, đều thật sự kinh hoàng, khủng khiếp
trước sự đoàn kết, dũng mãnh của chúng.

An Thái Bình Thái Đạo Tác giả: Lâm Bằng Hữu
www.vietkiem.com



2
Từ những đặc điểm ấy, cụ Tàu Sáu đã nghiền ngẫm, suy tưởng về "bản
chất tốt đẹp" của loài trâu, rồi đúc kết thành giáo điều của môn phái, gồm có
5 điều gọi là "Ngũ điều" (Phải nhẫn nại, đoàn kết, hy sinh, thật thà, dũng
cảm) bên cạnh "Ngũ qui" cũng có 5 điều (không phản sư phế đạo; không ỷ
thế hiếp cô; không sanh tâm đạo tặc; không loạn dâm háo sắc; không thắng
vinh bại nhục).

Sự sắp xếp trên, còn hàm chứa một quan niệm rất tinh tế và xuyên suốt
của cụ Tàu Sáu về phương diện giáo dục, rèn luyện con người thông qua
phương pháp huấn luyện võ thuật. Có thể tóm tắt: Trước hết phải làm sao
khơi dậy và tập cho người môn sinh biết nhẫn nại, chịu đựng để họ có thể
thích ứng, hòa hợp được với những phức tạp, mâu thuẫn trong cuộc sống. Từ

đó, nhu cầu giao lưu, chia xẻ trong họ mới có điều kiện phát triển, họ sẽ tự
đoàn kết với mọi người. Và khi đã biết đoàn kết yêu thương nhau rồi, thì họ
mới có thể hy sinh cho nhau được. Đấy là lẽ tự nhiên. Mà, một con người có
đức hy sinh là đã triệt tiêu được những vụ lợi, đố kỵ nhỏ nhen, nguồn gốc
của sự dối trá xảo quyệt. Họ sẽ luôn sống và cư xử một cách thật thà, đúng
đắn. Nếu có phải dụng võ, thì cũng chỉ vì lẽ phải, vì chính nghĩa. Đấy là sự
dũng cảm của con nhà võ.

Để đạt được những điều đó, cụ Tàu Sáu chủ trương tiến hành một cách
lâu dài, bền bỉ, đúng tiến độ, song song với một giáo trình huấn luyện phù
hợp, cũng như trong các hình thức sinh hoạt môn phái (một dạng xã hội thu
nhỏ), không cần thiết phải dùng lời lẽ. Bởi, ai cũng có thể nghe, hiểu và
phân biệt được những đức tính tốt đó, nhưng để có đươc. Những đức tính đó
là một việc hoàn toàn khác, rất khác.

Vào khoảng năm 1924, khi đã hoàn chỉnh cả về mặt võ thuật lẫn võ đạo,
cụ Tàu Sáu mới bắt đầu truyền dạy môn võ này tại quê nhà, và đã đào tạo
được nhiều đệ tử nổi danh như Ba Phùng, Chín Kỳ, Phó Tuần Chẩn, Năm
Tường. Năm Tường vốn là hảo thủ Nam Kỳ từng bất phân thắng bại với A-
đu-bu (một võ sĩ hạng nặng của Pháp có lối luyện võ rất dã man. Theo tương
truyền mỗi sáng dùng tay không đấm chết hai bò mộng), nhưng khi Năm
Tường ra Bình Định thụ giáo với cụ Tàu Sáu một thời gian trở về thì A-đu-
bu e sợ, không dám nhận lời tái đấu, và đã tự rút lui khỏi các đấu trường
Đông Dương. Một võ sĩ tài năng khác là Kim Anh cũng từng được cụ Tàu
Sáu chỉ giáo mà thành danh trên các đấu trường quốc tế, góp phần làm rạng
rỡ cho xứ An Thái nói riêng và miền đất võ Bình Định nói chung.

An Thái Bình Thái Đạo Tác giả: Lâm Bằng Hữu
www.vietkiem.com




3
Đương thời, danh tài của các võ phái khác như Hồ Ngạnh, Đoàn Phong,
Năm Nghĩa, Bang Beo, Khách Nhé... đều có đến đàm đạo, trao đổi và khâm
phục cụ. Cũng từ đó bắt đầu râm ran những lời đồn đại huyền hoặc về nhân
vật võ lâm Tàu Sáu - Cụ từng sang Trung Quốc xuất gia tu thiền học võ tại
chùa Thiếu Lâm trên núi Tung Sơn. Khi thành đạt, muốn hoàn tục trở về
nước nhưng không được chấp nhận, cụ đã tự mình xuống núi và lần lượt hạ
gục các cao thủ trấn giữ ở 108 cửa lên xuống Thiếu Lâm Tự.

Chuyện này rõ là nhại theo tích "quá ngũ quan trảm lục tướng" của Quan
Công (Quan Vân Trường trong Tam Quốc Chí), còn chi tiết 108 cửa Thiếu
Lâm Tự chỉ là "nghe lơ mơ" rồi "chế đại", chứ thật ra như sau:

Theo qui môn Thiếu Lâm Tự, để được chính thức công nhận là môn đồ
của môn phái, cho dù xuất sư xuống núi, người môn sinh phải trải qua một
cuộc khảo hạch, thử thách toàn diện, cả về bản lãnh võ công cho đến kiến
thức, cách xử thế, trí thông minh... Trong phần võ công, ngoài việc thi triển
những thành tựu công phu trước hội đồng môn phái, người môn sinh còn
phải đi qua một hành lang nhỏ hẹp có đặt sẵn 108 cặp mộc nhân, mộc mã
được thiết kế theo họa đồ của Đạt Ma Sư Tổ. Khi được khởi động, 108 cặp
nhân mã này sẽ lần lượt "đánh" ra 108 thế võ nhất định. Nếu công phu chưa
tới, người môn sinh sẽ bị đánh gục ngay. Nhưng những điều đó là chuyện
của hàng ngàn năm trước. Nó thuộc về lịch sử lâu đời của Thiếu Lâm Tự, và
sau chỉ còn trong trí tưởng tượng của người đời...

Khi cụ Tàu Sáu mất, người con trai nối nghiệp cụ là võ sư Diệp Bảo Sanh
- ở Qui Nhơn, nhiều người quen gọi theo ngoại hiệu là Lai Sanh Đường
(tiệm thuốc bắc Lai Sanh Đường) - cũng tiếp tục thu nhận môn đệ. Từ đấy,

phái võ này còn có tên là Bình Thái Đạo; và đã có những bước cải tiến đáng
kể về mặt tổ chức môn phái cũng như phương pháp huấn luyện.

Hiện nay võ phái này đang được các đệ tử của võ sư Diệp Bảo Sanh,
thuộc thế hệ môn đồ thứ ba, tiếp tục truyền dạy tại nhiều nơi ở Bình Định và
Sài Gòn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×