bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học bách khoa hà nội
---------------------------------------------
luận văn thạc sĩ khoa học
ngành : kỹ thuật môi trường
đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất
các giải pháp quản lý chất thải rắn của
ngành da giầy tại Hải Phòng
nguyễn thanh bắc
hà nội 2006
Mục lục
Lời mở đầu ...................................................................................................... 1
chương i........................................................................................................... 3
tổng quan về ngành da giầy trong cả nước và tại hải phòng..........3
I.1 tổng quan của ngành da giầy Việt Nam ........................................... 3
I.1.1 Lịch sử và quá trình phát triển của ngành da giầy Việt Nam. .................. 3
I.1.2 Những thuận lợi và khó khăn của ngành da giầy Việt Nam ..................... 9
I.1.3 Phương hướng phát triển của ngành da giầy Việt Nam. ......................... 11
I.2 Quy trình và công nghệ sản xuất các sản phẩm của ngành da
giầy. ............................................................................................................... 13
I.3 công nghệ sản xuất giầy dép và các vấn đề môi trường. .......... 23
I.3.1 Ô nhiễm do dung môi hữu cơ. ................................................................ 23
I.3.2 Ô nhiễm do bụi........................................................................................ 24
I.3.3 Ô nhiễm do nhiệt..................................................................................... 24
I.3.4 Ô nhiễm tiếng ồn..................................................................................... 24
I.3.5 Ô nhiễm do chất thải rắn. ........................................................................ 24
chương II .................................................................................................... 26
hiện trạng và các vấn đề liên quan tới ngành da giầy tại Hải
Phòng ............................................................................................................. 26
II.1 Hiện trạng của ngành da giầy tại Hải Phòng ............................... 26
II.1.1 Lịch sử phát triển của ngành da giầy Hải Phòng ................................... 26
II.1.2 Hiện trạng sản xuất của ngành da giầy Hải Phòng. ............................... 27
II.1.3 Khó khăn và thuận lợi của da giầy Hải Phòng. ..................................... 32
II.1.4 Các vấn đề môi trường đối với doanh nghiệp da giầy tại Hải Phòng .... 34
II.1.5 Số liệu đo đạc thực tế tại một số cơ sở da giầy tại Hải Phòng .............. 40
II.2 Vấn đề về quản lý chất thải rắn tại Hải Phòng............................ 52
II.2.1 Hoạt động thu gom và xử lý CTR tại Hải Phòng................................... 52
II.2.2 Những phương pháp xử lý CTR đà và đang áp dụng tại Hải Phòng...... 59
II.2.3 Những vấn đề còn tồn tại trong quản lý CTR da giầy tại Hải Phòng. ... 64
Chương III ...................................................................................................... 68
Giải pháp đối với CTR của ngành da giầy tại Hải Phòng ................... 68
3.2 các công nghệ xử lý CTR của ngành da giầy hiện nay. ............... 69
3.3 hướng giải quyết đối với CTR da giầy tại Hải Phòng. ................... 72
3.3.1 Nguồn phát sinh chủ yếu trong quy trình gia công và thành phần CTR
của da giầy Hải Phòng. .................................................................................... 72
3.3.2 Lựa chọn công nghệ xử lý CTR da giầy phù hợp với điều kiện của thành
phố Hải Phòng. ................................................................................................ 77
kết luận và kiến nghị ................................................................................ 89
kết luận .................................................................................................... 89
Kiến nghị ................................................................................................... 89
Lời mở đầu
Trong quá trình phát triển của nền công nghiệp trong cả nước, với chính
sách mở cửa đà thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp nước nhà một cách
nhanh chóng. Sự chuyển dịch từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị
trường thúc đẩy sự ph¸t triĨn cđa c¸c doanh nghiƯp trong níc, thu hót đầu tư
nước ngoài, tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy nền
công nghiệp phát triển. Trong quá trình đó, ngành công nghiệp da giầy cũng
đà từng bước có sự thay đổi. Từ việc chuyên sản xuất, gia công các loại giầy
vải, găng tay bảo hộ lao động sang Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây,
các doanh nghiệp trong nước đà dần dần tìm đến các thị trường khác như Châu
Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha Việc có thể tiếp cận những thị
trường này là một bước tiến lớn trong quá trình phát triển của ngành da giầy
Việt Nam, đóng góp một phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
cả nước(hơn 10% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước), giải quyết
công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động trong nước(khoảng 500.000
người). Tuy nhiên do nước ta là nước phát triển ngành công nghiệp da giầy sau
một số nước Châu á và Đông Nam á, do đó các trang thiết bị cũng như máy
móc hầu hết đều đà cũ và lạc hậu so với các nước phát triển khác. Ngoài ra
trong quá trình sản xuất cũng phát sinh rất nhiều các vấn đề về môi trường gây
ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động cũng như thải ra một lượng chất
thải rắn khó xử lý, gây ảnh hưởng tới môi trường. Lượng CTR (chất thải rắn)
này là cần phải có biện pháp nhằm xử lý triệt để nhằm tránh các nguy cơ tiềm
ẩn về môi trường sau này nhất là khi ngành công nghiệp da giầy vẫn tiếp tục
phát triển như hiện nay.
Việc đánh giá, tính toán lượng CTR của các doanh nghiệp da giầy là
cần thiết. Từ đó ta có thể dự báo lượng CTR dựa trên sự phát triển của ngành,
1
đưa ra các biện pháp tồi ưu nhất trong quản lý cũng như hoạch định chính
sách phát triển nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.
Nội dung của luận văn:
Tên luận văn:
Những nội dung mà luận văn đà thực hiện:
Chương 1: Tổng quan về sự phát triển của ngành da giầy Việt Nam.
Chương 2: Đánh giá hiện trạng của ngành công nghiệp da giầy tại Hải
Phòng.
- Đánh giá tình hình phát triển của ngành da giầy tại Hải Phòng
- Nêu ra các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường của ngành thông qua
việc đo đạc, khảo sát tại một số cơ sở sản xuất da tại Hải Phòng.
- Tính toán lượng CTR của ngành dựa trên quy trình sản xuất của một
số doanh nghiệp da giầy tại Hải Phòg
- Hiện trạng xử lý cũng như các khó khăn trong việc quản lý, xử lý đối
với CTR của ngành da giầy tại Hải Phòng.
Chương 3: Giải pháp đối với CTR của ngành da giầy tại Hải Phòng
- Tính toán, dự báo lượng CTR của ngành da giầy tại Hải Phòng.
- Một số phương pháp xử lý đối với CTR da giầy đà được áp dụng trên
cả nước.
- Phân tích, lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp phù hợp với điều kiện
của thành phố Hải Phòng hiện nay cũng như trong tương lai.
Kết luận và kiến nghị:
- Những kết quả mà luận văn đà đạt được.
- Một số kiến nghị nhằm giúp quản lý tốt hơn đối với ngành da giầy tại
Hải Phòng.
2
chương i
tổng quan về ngành da giầy trong cả nước và
tại hải phòng
I.1 tổng quan của ngành da giầy Việt Nam
I.1.1 Lịch sử và quá trình phát triển của ngành da giầy Việt Nam.
Ngành da giầy là một ngành có truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Vào
những năm 70, ngành công nghiệp da giầy các nước phát triển ở châu Âu như
Pháp, ý, Đức, Anh chuyển dần công nghệ sản xuất giầy sang các nước trong
khu vực châu á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, sau đó là các nước đang
phát triển như Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia, Malaisia, Việt Nam. Động
lực chính của việc chuyển dịch này chủ yếu là do nguồn nhân công của các
nước đang phát triển là rất dồi dào, vấn đề môi trường, xà hội chưa được quan
tâm do đó chi phí cho các hoạt động này là nhỏ.
Từ những năm 1980, ngành da giầy của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu
sản phẩm da giầy sang các nước Đông Âu và Liên Xô cũ theo hiệp định kinh
tế ký kết và một phần phơc vơ trong níc, s¶n phÈm xt khÈu chđ u là mũ
giầy, giầy vải, găng tay bảo hộ lao động. Xem bảng 1.1
Bảng 1.1 Giá trị xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam (1986-1992) [13]
TT Chỉ tiêu
Đơn vị 1986 1987 1988 1989 1990
1
Kim ngạch
Triệu
xuất khẩu
USD
17,0
32,2
61,9
92,0
1991 1992
125,0 30,0
48,5
Từ năm 1992 trở đi, ngành da giầy nước ta đà từng bước phát triển và
trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong xuất khẩu, đóng góp một phần rất
lớn vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Do tích cực đổi mới trong công
nghệ, năng lực sản xuất tăng đà tăng gấp 7 lần chỉ sau khoảng 5 năm, đạt mức
3
tăng trưởng bình quân hàng năm trong những năm cuối thập kỷ 90 là khoảng
40%/năm, thu hút được 33 doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư với số
vốn lên tới 300 triệu USD. Riêng năm 1995, chỉ kể riêng các doanh nghiệp
trong nước, toàn ngành đà xuất khẩu đựơc 86 triệu đôi giầy dép và 4.200 tấn
đồ da, kim ngạch xuất khẩu đạt 290 triệu USD, nộp ngân sách 18 tỷ đồng.
Năm 1997 đạt giá trị xuất khẩu toàn ngành là 964 triệu USD, đứng thứ 3 sau
dầu khí và dệt may, mức tăng trưởng 1993-1997 về xuất khẩu là khoảng 5 lần,
tạo công ăn việc làm cho khoảng hơn 300.000 lao động trên cả nước.
Bảng 1.2 Giá trị xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam(1993-1999) [13]
TT Chỉ tiêu
Đơn vị
1993
1994
1995 1996 1997
1
Kim ngạch
Triệu
118,0 244,1 338
xuất khẩu
USD
548
1998 1999
964,5 1820 1334
Từ năm 2000 trở lại đây ngành da giầy đà có sự phát triển ổn định. Sản
lượng tăng đều theo các năm, tuy nhiên có sự thay đổi về số lượng các sản
phẩm tuỳ theo nhu cầu của thị trường các nước nhập khẩu. Sự ổn định này
được thể hiện thông qua số liệu về kim nghạch xuất khẩu của ngành da giầy
trên tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước luôn ổn định trong khoảng 10%
tới 11% từ năm 2000 tới nay.
Bảng 1.3 Giá trị xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam [22]
Đơn vị tính: Triệu USD
Kim ngạch xuất khẩu năm
2000
2001
2002
2003
2004
Ngành da giầy Việt Nam
1.468
1.575
1.846
2.267
2.640
Cả nước
14.448
15.100
16.700
20.600
26.503
Tỷ trọng %
10,16
10,43
11,05
11,00
10,00
4
Biểu đồ 1.4 Giá trị xuất khẩu của ngành da giầy so với kim ngạch
xuất khẩu cả nước.
30000
26.503
25000
20.600
20000
15000
14448
16.700
15.100
10000
5000
0
1468
2000
1.846
1.575
2001
Da giầy
2002
2.267
2003
2.640
2004
Cả nước
Trong thời gian từ khoảng năm 2000 tới nay, các sản phẩm của ngành
da giầy Việt Nam đà liên tục thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt
khe của thị trường xuất khẩu. Những sản phẩm hiện nay không chỉ đạt tiêu
chuẩn về kiểu dáng, chất lượng mà còn phải từng bước thay đổi hợp với thị
hiếu của người tiêu dùng. Trong những sản phẩm đó thì thế mạnh của ngành
da giầy nước ta đó là giầy thể thao các loại. Giầy thể thao chiếm một phần lớn
trong tổng doanh thu xuất khẩu của toàn ngành, đóng góp quan trọng trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Theo tính toán, đóng góp của giầy thể
thao là vào khoảng gần 70 % kim ngạch xuất khẩu trong năm 2004.(Xem phụ
lục 1)
Ngoài doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp trực thuộc Trung
ương, doanh nghiệp trực thuộc địa phương còn có các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh, các công ty liên doanh và đặc biệt là sự gia tăng các doanh
nghiệp có vốn đầu tư 100% nước ngoài. Chính sự gia tăng này đà giúp cho
ngành công ngiệp da giầy có sự cạnh tranh trong ngành cũng như đáp ứng
được những yêu cầu đa dạng về chủng loại sản phẩm xuất khẩu.
5
Bảng 1.5 Số các doanh nghiệp chia theo thành phần kinh tế [22]
Doanh nghiệp được chia theo thành Các công ty giầy dép, túi Nhà máy
phần kinh tế
và túi xách, phụ kiện
Tổng
thuộc da
350
30
380
Các doanh nghiệp nhà nước
35
2
37
Các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh
169
26
195
Các công ty 100% vốn nước ngoài
141
04
145
Các công ty liên doanh
14
0
14
Tổng
Bao gồm
Sự đóng góp của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tính theo
năm 2004 được thể hiện trong bảng 1.6
Bảng 1.6 Doanh thu xuất khẩu 2004 theo thành phần kinh tế [22]
Đơn vị: Triệu USD
Thành phần kinh tế
2004
%
1. Các doanh nghiệp Việt Nam
1.088
41,2
Các doanh nghiệp nhà nước
366
13,6
Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
721
26,8
2. Các công ty vốn 100% nước ngoài
1.383
52,4
170
6,4
2.640
100,0
3. Các công ty liên doanh
Tổng
6
Biểu đồ 1.7 Doanh thu xuất khẩu năm 2004 của ngành Da giầy theo
các thành phần kinh tế
C/ty liên doanh :
14; 170; 6%
D/n nhµ níc :
35; 366; 14%
D/n ngoµi Q/d :
169; 721; 27%
C/ty 100% vèn
níc ngoµi :
141; 1383; 53%
D/n nhµ níc : 35
D/n ngoµi Q/d : 169
C/ty 100% vèn níc ngoài : 141
C/ty liên doanh : 14
Hiện nay ở nước ta thì đứng đầu về phát triển ngành da giầy vẫn là các
thành phố có ngành công nghiệp phát triển như thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Hà Nội. Tuy nhiên, trong các năm gần đây thì tỉnh Bình Dương và tỉnh
Đồng Nai đà dần chiếm vị trí thứ hai và thứ ba về sản xuất da giầy.trong cả
nước.
Bảng 1.8 Giá trị xuất khẩu của các tỉnh năm 2004 [22]
Đơn vị: Triệu USD
Tỉnh
Giá trị xuất khẩu
Hồ Chí Minh
1.074
Đồng Nai
592
Bình Dương
424
Hải Phòng
276
Hà Nội
77
7
Các tỉnh khác
353
Tổng
2.640
Biểu đồ 1.9 Giá trị xuất khẩu da giầy của các tỉnh năm 2004
1200
1074
1000
800
592
600
425
400
276
200
0
77
Hồ Chí Đồng Nai Bình
Minh
Dương
Hải
Phòng
Hà nội
Trước đây, thị trường chính của Việt Nam là các châu Âu. Tuy nhiên do sự
cạnh tranh về thị trường ngày càng gay gắt nên các doanh nghiệp cũng từng
bước thay đổi công nghệ, kỹ thuậtnhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, qua
đó tìm ra những thị trường mới.
Bảng 1.10 Doanh thu xuất khẩu với thị trường chính [22]
Đơn vị: Triệu USD
Các thị trường chính
Giá trị
1 Châu Âu
2 Mỹ
3 Nhật Bản
4 Các thị trường khác
Tổng
%
1.796
68,0
423
16,0
73
2,8
358
13,2
2.640 100,0
8
Sau khi BTA được ký vào năm 2001, xuất khẩu giầy dép của Việt Nam
sang thị trường Mỹ đà tăng mạnh. Theo bảng 1.10 ta thấy năm 2004 Mỹ đÃ
thành thị trường thứ hai của Việt Nam sau EU, giá trị xuất khẩu tăng tới 50%
so với năm 2003. Các sản phẩm mà ta xuất sang thị trường Mỹ chủ yếu là giầy
thể thao, giầy da, dép đi trong nhà, xăng đan đi biển. Theo số liệu thống kê
của ngành da giầy hiện nay đứng đầu danh sách 20 nước nhập khẩu sản phẩm
da giầy của Việt Nam vẫn là Anh, tiếp sau đó là Mỹ, Đức, Hà Lan, Bỉ, Pháp,
Nhật, Mêhicô (Xem phụ lục 2)
Hiện nay, để đáp ứng được nhu cầu về sản xuất da giầy hàng năm,
ngành da giầy Việt Nam thu hút khoảng 500.000 lao động, chiếm 6,5% lực
lượng lao động hoạt động của ngành công nghiệp cả nước, đóng góp hơn 10%
tổng kim ngạch xuất khẩu.
I.1.2 Những thuận lợi và khó khăn của ngành da giầy Việt Nam
Thuận lợi
- Trước tiên đó là về vấn đề truyền thống: người Việt Nam có tính cần
cù, sáng tạo, khéo tay do đó dễ dàng hơn trong việc làm những sản phẩm
thủ công có chất lượng cao, nhất là đối với việc gia công giầy dép. Từ đó có
thể có những sản phẩm đáp ứng được đòi hỏi khắt khe của thị trường.
- Lực lượng lao động trẻ tại nước ta rất dồi dào, đáp ứng được nhu cầu
về sản xuất da giầy.
- Chi phí lao động rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế
giới, do đó các doanh nghiệp không chỉ trong nước mà cả nước ngoài muốn
tận dụng tối đa nguồn nhân công này.
- Có vị trí địa lý thuận lợi cho việc thông thương hàng hoá sang các
nước khác, từ đó giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí vận chuyển.
- Có một nền kinh tế- chính trị ổn định cho việc phát triển lâu dài và ổn
định.
9
- Môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng liên tục được cải thiện nhằm
phục vụ tốt hơn nữa cho quá trình phát triển kinh tế.
- Được tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư nhờ chính sách mở cửa
của nhà nước ta, được hưởng những sự ưu đÃi để có thể thuận lợi hơn cho việc
phát triển so với các nước khác.
Khó khăn
- Do nguồn nhân lực Việt Nam trẻ, lại lao động thủ công, trình độ học
vấn thấp do đó khó khăn trong việc áp dụng các kỹ thuật mới cũng như đảm
bảo được chất lượng của sản phẩm. Tay nghề của công nhân do đó không cao,
khó đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài
nước.
- Thiếu những chuyên gia, kỹ thuật, các nhà quản lý có khả năng cũng
như công nhân có tay nghề cao có thể gia công những sản phẩm chất lượng
cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
- Việc sản xuất chủ yếu là gia công(70%) ảnh hưởng tới hiệu quả làm
việc cũng như khả năng tăng năng suất của các doanh nghiệp.
- Ngành da giầy Việt Nam phải đối mặt với những vấn đề khó khăn và
còn khá mới mẻ như: Maketing, mở rộng thị trường, thiết kế sản phẩm, phát
triển hàng mẫu.
- Đối diện với sự cạnh tranh về giá cả, điều này khiến cho chi phí lao
động phải giảm xuống mới có lÃi. Trong khí đó thì giá cả của nguyên vật liệu
ngày càng tăng mà ngành da giầy nước ta phụ thuộc rất nhiều vào nguồn
nguyên liệu nhập khẩu.
- Phải đối mặt với hàng rào thuế quan của các nước nhập khẩu, khách
hàng quốc tế áp đặt, cũng như phải thoả mÃn các yêu cầu về trách nhiệm đối
với người lao ®éng cịng nh ®iỊu kiƯn lµm viƯc cđa hä, víi m«i trêng, víi x·
héi…
10
Bên cạnh khó khăn, thuận lợi của ngành ta cũng thấy được những cơ hội
cần nắm bắt của ngành da giầy Việt Nam trong thời điểm hiện tại đó là:
- Tiếp tục nhận được đơn đặt hàng từ EU, một thị trường giàu tiềm năng
và là thị trường chính của ngành da giầy Việt Nam trong các năm tới.
- Việc ký kết BAT giữa Việt Nam và Mỹ năm 2001 đà mở ra một thị
trường đầy tiềm năng, nó thúc đẩy sản lượng xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trường Mỹ, điều này cũng có nghĩa ngành công nghiệp da giầy cũng phát triển
mạnh hơn nữa trong nước. Có rất nhiều công ty, doanh nghiệp mở rộng sản
xuất để có thể làm ăn với thị trường này, ban đầu chủ yếu là các doanh nghiệp
có vốn nước ngoài, các công ty liên doanh.
- Các doanh nghiệp hiện nay đà có ý thức hơn trong các vấn đề về xÃ
hội, bảo vệ môi trường, quản lý sản xuất, duy trì các mối quan hệ lâu dài với
khách hàng Đây là những việc làm cần thiết để nâng cao tính cạnh tranh
trong quá trình hội nhập quốc tế của ngành da giầy.
- Ngành da giầy Việt Nam được hưởng những lợi thế hơn các nước khác
như được sự tạo điều kiện phát triển trong chính sách của chính phủ, nguồn
nhân công trong nước dồi dào Đó chính là cơ hội mà ngành da giầy cần
nắm bắt để có thể phát huy thế mạnh của mình
- Việc xuất khẩu sản phẩm da giầy sang các nước khác vẫn đang rất
thuận lợi, hơn nữa môi trường đầu tư cũng được ưu tiên rất nhiều.
Với những cơ hội đó, ngành da giầy Việt Nam cần nhân cơ hội này để
phát triển hơn nữa cũng như khẳng định thế mạnh của mình về sản xuất da
giầy, thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp nước ta.
I.1.3 Phương hướng phát triển của ngành da giầy Việt Nam.
Với thế mạnh là ngành công nghiệp đóng góp quan trọng trong tổng
kim ngạch xuất khẩu, ngành công nghiệp da giầy của Việt Nam cần có sự đầu
tư cũng như phát triển đúng hướng. Sự phát triển của ngành da giầy không chỉ
thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển mà thông quá đó thúc khẳng định thế
11
mạnh cũng như tiềm năng của nền công nghiệp nước ta đối với các đối tác đầu
tư trong nước và ngoài nước. Với mục đích đó, ngành da giầy Việt Nam đà có
kế hoạch phát triển tới năm 2010 với những chiến lược phát triển theo từng
giai đoạn.(Bảng 1.11)
Bảng 1.11 Mục tiêu phát triển của ngành da giầy tới năm 2010[22]
Chỉ số
Đơn vị 2000
2004
2005
2005
2006 ữ 2010
Mức
2010
tăng tb
I
Xuất khẩu
Triệu
1.486
2.640
276,6
31,3
3.100
22,23
Mức
tăng tb
6.200
20,22
441,25 470,00 11,1
720,0
10,91
51,70
13
80,70
11,22
32,00
40,00
33,0
80,00
20,00
500,0
580,0
9,0
820,0
8,27
USD
II
Sản phẩm
Giầy dép
Triệu
đôi
Túi, túi
Triệu
xách
cái
Da thuộc
Triệu
15,1
Sqft
III Lượng lao 1000
động
người
IV Nguyên liệu %
30,0
40,0
70-75
trong nước
Những phương hướng hoạt động mà ngành da giầy Việt Nam đề ra tới
năm 2010:
- Đáp ứng tiến trình Hội nhập quốc tế, ngành cần gia công các sản
phẩm da giầy đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Các doanh nghiệp cần đầu tư về chiều sâu, áp dụng các phần mềm
trong các công đoạn sản xuất như: thiết kế, may các loại da cao cấp
12
- Tõng bíc thùc hiƯn cịng nh ¸p dơng c¸c tiêu chuẩn như: ISO 9000,
14000, SA 8000.
- Tập trung vào các sản phẩm da giầy chất lượng cao.
- Viện da giầy cần quan tâm giúp đỡ thể thực hiện các hoạt động nghiên
cứu khoa học, áp dụng công nghệ mới, phát triển mẫu mà và đào tạo
nhân lực giúp các doanh nghiệp trong ngành.
I.2 Quy trình và công nghệ sản xuất các sản phẩm của ngành
da giầy.
A. Các loại nguyên phụ liệu để sản xuất da giầy:
Để sản xuất ra các sản phẩm da giầy cần có rất nhiều các loại nguyên
phụ liệu khác nhau, chúng có thể được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu.
Tuy nhiên, do công nghiệp da giầy của nước ta còn kém phát triển nên hầu hết
nguyên phụ liệu đều nhập khẩu, ngành công nghiệp da giầy chủ yếu là gia
công các sản phẩm.
Những nguyên liệu chính sử dụng trong ngành da giầy đó là:
- Da thật: là loại nguyên liệu không thể thiếu trong sản xuất các sản phẩm da
giầy trước đây. Hiện nay, loại nguyên liệu này chủ yếu để sản xuất các loại
sản phẩm cao cấp cũng như các sản phẩm đòi hỏi độ bền cao, nguyên nhân là
do giá thành của nguyªn liƯu cao. Ngn nguyªn liƯu da thËt chđ u là nhập
từ nước ngoài, các sản phẩm của ngành thuộc da cđa ViƯt Nam vÉn phơc vơ
cho xt khÈu lµ chính.
- Giả da: là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm da giầy
hiện nay. Loại nguyên liệu mới nay được tổng hợp từ các nguồn nguyên liệu
như dầu mỏ, cao suthành phần chủ yếu là PVC, tuy nhiên chúng vẫn không
thay thế hoàn toàn được da thật.
- Cao su: đây là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong ngành da giầy, chủ yếu
là sử dụng làm đế giầy và mũ giầy. Có rất nhiều loại cao su được sử dụng như
latex, cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp. Tuy nhiên, để tăng cường tính chÊt
13
cho cao su nhằm phục vụ yêu cầu của sản phẩm da giầy người ta có thể pha
trộn các chất phụ gia vào cao su để tăng độ chịu mài mòn, tính đàn hồi, độ
cứng, độ dẻo, khả năng chịu tác động của môi trường khi sử dụng
Một số chất phụ gia sử dụng trong công nghệ làm đế:
* Các hợp chất xúc tiến: là các hợp chất hữu cơ, lu huúnh nh:
+ Tetra metylentiuram disinfit
(CH 3 ) 2 N – C – S 2 – S 2 – C (CH 3 ) 2
+ Mecaptan benzendiazon: bột màu trắng, tỷ trọng 1,42 ữ 1,49, nhiệt
nóng chảy 165 ữ 1790C.
* Các hợp chất trợ xúc tiến: thường là các hợp chất oxyt kim loại kiềm
thổ, ví dụ: ZnO; MgO
* Các hợp chất chống lÃo hoá: hợp chất hữu cơ mạch vòng như:
diphenyl naptilamin
* Các chất độn: bột nhẹ CaCO 3 , bột màu trắng, tỉ trọng 1,5 ữ 2; bét than
cacbon (C)
* C¸c chÊt lu ho¸: bét lu huúnh ở dạng bôt màu vàng, tỷ trọng 2,07
* Các hợp chất hoá dẻo: thường ở dạng sáp, nhựa thông.
* Các chất tạo màu: tuỳ thuộc vào màu sắc yêu cầu, chúng là các hợp
chất hữu cơ hoặc vô cơ ở dạng bột oxyt titan TiO 2
- Các loại nhựa:
Nhựa PVC(polyvinyl clorid) : công thức tổng quát ( - CH 2 CHCl - ) n
Dạng bột màu trắng: nhiệt phân huỷ 700C
Dạng hạt có phụ gia: nhiệt phân huỷ 2000C
Dạng mỊm mỊm: nhiƯt ph©n hủ 1650C
Phơ gia thêng sư dơng víi nhùa PVC lµ : Bét CaCO 3 ; Mi Bari, Kẽm,
Cadimihoá dẻo.
Độ bền cơ học > 500kg/m2
Tỷ trọng riêng D = 1,4 g/cm3
14
Là thành phần chủ yếu có trong giả da hiện nay, dùng để sản xuất mũ giầy,
các chi tiết trên giầy. Tuy nhiên nhựa PVC cũng là thành phần có trong đế
giầy, dépnhưng với thành phần nhỏ, chủ yếu để gia tăng tính chất cho
nguyên liệu làm đế, trang trí
Nhựa TPR: Là loại nhựa được sử dụng chủ yếu làm đế giầy, dép. Đây là
nguyên liệu chủ yếu đang được sử dụng hiện nay do có khả năng chịu mài
mòn cao, chịu nhiệt tốt, chịu tác động tốt với các yếu tố môi trường
Nhựa PPR (polypropylene rundom): Nhiệt độ mềm là 1250C, nhiệt phân huỷ
> 2500C, biến tính từ nhựa PP.
Nhùa PE (polyethylene): c«ng thøc ( - CH 2 – CH 2 - ) n
Nhiệt độ mềm : 85 ữ 900C
Nhiệt phân huỷ : 230 ữ 2500C (tuỳ loại PE)
Tỷ trọng : 0,95
Độ bền cơ học 350 kg/cm2
Được sử dụng làm đế giầy, gót giầy do có độ cứng, độ chịu mài mòn.
Nhựa PP (polypropylene) : công thức ( - CH 2 – CH = CH - ) n
NhiƯt ®é mềm : 950C
Nhiêt độ phân hủy 235 ữ 2550C
Tỷ trọng 0,98
Độ bền cơ học > 500 kg/cm2
Được sử dụng làm các phần dưới gót và đế, tuy nhiên loại nguyên liệu này rất
ít sử dụng tại nước ta, chủ yếu là sử dụng như một loại nguyên liệu thay thế
trong tương lai.
Nhựa PU (polyuretan): là loại nhựa có độ bền cao, độ mài mòn tốt. Được sử
dụng trong sản xuất mũ giầy làm chi tiết độn trong giầy thể thao. giầy nữ, giầy
vải Ngoài ra cũng được sử dụng làm đế, làm phom giầy
Nhựa PS (polystyrene) : công thức ( - CH 2 (C 6 H 5 ) – CH 2 - ) n
Dạng hạt màu trong suốt.
15
Nhiệt độ mềm là 1980C.
Nhiệt độ phân huỷ 2500C.
Độ bền cơ học là : 700kg/m2
Tỷ trọng riêng : 0,95 ữ 1 g/cm3
Được sử dụng làm đế giầy, để phun gót giầy
Nhựa EVA(Ethylene Vinyl Acetate) : là loại nhựa được sử dụng chủ yếu với
mục đích làm đế giầy dép do có khả năng chịu mài mòn, thay đổi của môi
trường cũng như các yếu tố vật lý, khối lượng riêng nhỏ do đó sử dụng chủ
yếu trong sản phẩm giầy thể thao.
- Keo: các loại keo chủ yếu sử dụng đó là keo dung môi hữu cơ, keo latex
Keo latex: là keo sử dụng cao su tự nhiên, loại keo này phát sinh chủ yếu ra
hơi amonic. Keo này thường được các doanh nghiệp nhập với lượng lớn, được
chưa trong thùng phi khoảng 200 lít.
Keo dung môi hữu cơ: là loại keo tổng hợp từ cao su, nhựa hoà tan trong
dung môi hữu cơ như xăng, axetondo đó khi sử dụng phát sinh ra hơi xăng,
hơi dung môi hữu cơ. Loại keo này sử dụng chủ yếu trong công đoạn quét keo
lần 1 và lần 2 khi tiến hành ráp đế và mũ giầy trong công đoạn hoàn chỉnh.
- Vải: có hai loại vải sử dụng chủ yếu trong ngành da giầy đó là:
- Vải không dệt. Đây là loại vải dùng để làm lớp lót trong giầy và được sử
dụng rất nhiều. Vải được bồi dán với các loại nguyên liệu như da, giả da, mút
xốp bằng keo dán.
- Vải dùng làm mũ giầy trong sản xuất giầy vải, ngoài ra còn có các loại vải
dùng để trang trí mũ giầy vải, dép đi trong nhà, vải dùng lót trong hộp đựng
giầy... Tuy nhiên số lượng sử dụng là không lớn, chủ yếu vẫn là vải dùng làm
mũ giầy sau khi đà bồi tráng keo và vải không dệt dùng làm lớp lót trong các
sản phẩm da giầy thông thường.
Ngoài các nguyên liệu trên còn có xốp, mút lót trong giầy, các loại
dung môi hữu cơ như xăng, axeton, chất bôi đen, các loại chi tiết trang trí phụ
16
kiện cho sản phẩm giầy dép từ nhựa, kim loại, phi kim, các loại túi nilon đựng
giầy, bìa hộp đựng giầy Chúng phát sinh ra một lượng không nhỏ CTR
trong tổng lượng chất thải của ngành da giầy.
B. Quy trình công nghệ sản xuất giầy dép.
Có nhiều loại sản phẩm giầy dép khác nhau nhưng nhìn chung thì dây
truyền công nghệ không có sự khác biệt lắm, tuỳ từng loại sản phẩm mà có sự
thay đổi về mặt quy trình công nghệ sản xuất. Thông thường, sản xuất giầy
dép được phân thành ba quy trình sản xuất riêng biệt, không liên quan tới
nhau đó là sản xuất mũ giầy,sản xuất đế giầy và hoàn chỉnh. Hiện nay, ngành
da giầy Việt Nam đà có một số thay đổi đó là đà có những xí nghiệp chuyên
sản xuất đế giầy nhằm cung cấp đế cho thị trường trong nước, điều này sẽ tạo
điều kiện thuân lợi cho công tácquản lý cũng như áp dụng các biện pháp giảm
thiểu ô nhiễm, thu gom chất thải. Tuy vậy vẫn còn rất nhiều các xí nghiệp,
công ty da giầy hiện nay đều có cả phân xưởng sản xuất đế giầy độc lập, chỉ
một số ít cơ sở tiến hành nhập đế của các cơ sở khác.
Sau đây là quy trình gia công mũ giầy đối với các sản phẩm da giầy
thông thường hiện nay: ( Xem hình 1.12)
Các công đoạn chính trong quy trình công nghệ sản xuất mũ giầy thông
thường đó là:
-Kho chứa nguyên liệu: nguyên liệu được vận chuyển về kho của cơ sở sản
xuất da giầy, tập trung trong kho.
-Bồi vải bằng keo: ở công đoạn này sử dụng máy bồi để bồi hai lớp vải và xốp
dính với nhau bằng keo. Keo sẽ đước quét vào giữa hai lớp và máy bồi sẽ ép
chúng kết dính với nhau.
-Chặt, cắt nguyên liệu: nguyên liệu sẽ được chặt cắt theo kích thước đà định
sẵn của loại sản phẩm. Sau đó chúng sẽ được kiểm tra về kích thước màu sắc
và chuyển sang tổ in, lạng, đục. Tại đây chúng được in lụa, ép nóng theo từng
loại, cuối cùng sẽ được ghim và giao cho ph©n xëng may.
17
Bụi
Kho chứa nguyên liệu: da, giả
Hơi của nguyên liệu
da, vải, mút, keo
hơi xăng, keo, DMHC
Bồi vải bằng keo
Keo
Hơi DMHC, hơi xăng
(làm bằng máy)
Tiếng ồn
Chặt, cắt nguyên liệu
Bụi
CTR
Tiếng ồn
May, đính phụ liệu, đục
Hơi,DMHC,amoniac(giầy vải)
lỗ
Bụi, CTR
Hoàn chỉnh mũ giầy
CTR
Hình 1.12 Quy trình sản xuất mũ giầy thông thường[20]
-May: các chi tiết sẽ được tiến hành may, ráp nối tại phân xưởng may. Tại đây
cũng tiến hành may các chi tiết khác vào mũ giầy theo hướng dẫn đối với từng
loại sản phẩm. Sau đó mũ giầy sẽ được vệ sinh, cắt chỉ thừa, tỉa xén, kiểm tra
chất lượng, sau tất cả các bước trên mũ giầy đà được hoàn chỉnh để chuyển
sang phân xưởng gò ráp.
Tiếp theo ta có quy trình sản xuất đế giầy: (Xem hình 1.13)
Đế giầy và mũ giầy sau khi đà được sản xuất ra sẽ được tiến hành láp
ráp với nhau tại bộ phận gò, dán, ép. Có nhiều cách được sử dụng để ráp đế
giầy và mũ giầy với nhau đó là:
18
Cao su và phụ gia
Bụi
Máy trộn
Bụi
ồn
ồn
Làm lạnh, chặt tấm
CTR
Lưu huỳnh
ồn
Máy cán luyện
Màu
Bụi
Làm lạnh, chặt tấm
ồn
CTR
Khí lò, hơi khi ép
ép đúc 160-1700C
Nhiệt
Bụi
Kiểm hoá, vệ sinh
CTR
Sản phẩm đế
Hình 1.13 Quy trình sản xuất đế giầy[20]
- Phương pháp dán
- Phương pháp lưu hoá
- Phương pháp khâu
- Phương pháp đúc
- Phương pháp đóng đinh
19
Đây là những phương pháp trước đây thường được sử dụng, tuy nhiên
hiện nay trong công nghệ sản xuất da giầy, nhất là da giầy xuất khẩu người ta
thường hay sử dụng hai phường pháp chính cho các sản phẩm da giầy đó là:
- Phương pháp dán ép
- Phương pháp lưu hoá
Trong hai phương pháp này thì chúng có những ưu nhược điểm khác nhau, tuỳ
thuộc vào yêu cầu tính chất của sản phẩm mà người ta sẽ tiến hành sử dụng
phương pháp nào. Hiện nay, dán ép được sử dụng nhiều hơn và chủ yếu là
trong công nghệ sản xuất các sản phẩm: giầy da, giầy nữ, giầy thể thao. Còn
phương pháp lưu hoá được sử dụng để sản xuất giầy vải, giầy đi trong nhà.
Quy trình sản xuất giầy nói chung: (Xem hình 1.14)
Xem trên quy trình ta thấy trong công nghệ dán ép thì chủ yếu nằm ở
công đoạn gò ép. Đây là công đoạn chính và quan trọng của cả dây truyền.
Những thao tác cần làm tại phân xưởng gò ép như sau:
- Chà đế để có độ bám của keo, dán các phần đế EVA nếu có
- Xỏ dây, định hình mũi
- Bôi keo vào các đường chân gò và các mặt lót đế
- Qua lò sấy hong khô keo
- Gò mũi giầy bằng máy gò mũi
- Gò hông giầy bằng máy gò hông
- Gò hậu giầy bằng máy gò hậu
- Định vị các đường bôi keo dán đế
- Chà các thành phần tiếp xúc với phần đế dán
- Làm sạch đế và mũ
- Thoa chất xử lý thích hợp cho từng loại vật tư
- Làm khô trong thùng sấy nhiệt
- Bôi keo lần 1, cho đế và mũ vào thùng sấy theo quy định
- Bôi keo lần 2, cho đế và mũ trong các thïng sÊy nhiÖt
20
Đế giầy
Mũ giầy
Xỏ
Chà, mài đế,
ồn
dán đế đệm
Bụi
EVA
dây,định
hình mũ
Keo
Bôi keo vào
DMHC
đường chân gò,
mặt lót đế. Sấy
Gò mũi, hông, hậu
Chà. Làm sạch đế,
mũ. Sấy
Nhiệt
ồn
Bụi
ồn
Nhiệt
Bôi keo 2 lần, sấy
Keo
DMHC
nhiệt
Nhiệt
Dán đế, ép đế
DMHC
ồn
Làm lạnh đột ngột.
Tháo form
Vệ sinh. KCS. Đóng
gói sản phẩm
ồn
CTR
DMHC
Hình 1.14 Quy trình sản xuất giầy nói chung[20]
21
- Dán đế theo hướng định vị
- ép đế bằng máy ép thuỷ lực
- Làm nguội 15 phút qua băng tải nguội có quạt hoặc hệ thống làm
lạnh
- Tháo phom
- May phần đế vào giầy
- Vệ sinh, đóng gói sản phẩm
Đối với giầy vải thì quy trình sản xuất cũng tương tự như trên, tuy nhiên
sự khác biệt đó là giầy vải có thêm công đoạn dán bím và lưu hoá, công đoạn
này chủ yếu nhằm mục đích tăng lực liên kết giữa mũ và đế giầy. Sau khi lưu
hoá lực liên kết giữa chúng sẽ giúp cho giầy bền, chắc hơn.
Mũ giầy
Đế giầy
Xỏ
Chà, mài đế,
dây,định
Gò, ép
dán đế đệm
hình mũ
EVA
Lưu hoá
Sản phẩm
Hình 1.15 Quy trình sản xuất giầy vải[20]
Trên đây là quy trình công nghệ chung trong sản xuất các sản phẩm da
giầy hiện nay trên cả nước. Theo đánh giá chung thì công nghệ sản xuất giầy
của nước ta vẫn còn lạc hậu so với thế giới rất nhiều. ChØ cã rÊt Ýt c¸c doanh
22