Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN CỦA DƯỢC LIỆU MÂM XÔI TRÊN THỰC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN
BỘ MÔN DƯỢC LÝ

THIẾT KẾ MƠ HÌNH DƯỢC LÝ

ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN
CỦA DƯỢC LIỆU MÂM XÔI TRÊN THỰC NGHIỆM

Lớp: ĐH DƯỢC K12B
Nhóm: 3

THÁI NGUYÊN, 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN
BỘ MÔN DƯỢC LÝ

ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN
CỦA DƯỢC LIỆU MÂM XƠI TRÊN THỰC NGHIỆM

LỚP: ĐH DƯỢC K12B
NHĨM 3:
1. Nguyễn Phương Nam.

8. Quách Tiểu Phương.

2. Tống Thị Nga.

9. Phạm Hồng Phượng.

3. Hoàng Thị Nguyệt Nga.



10. Nguyễn Thị Quỳnh.

4. Hầu Thị Ngọc.

11. Trương Anh Tài.

5. Trần Thị Ánh Ngọc.

12. Nguyễn Thế Thành.

6. Phạm Thị Hồng Nhung

13. Hoàng Thị Thảo.

7. Bùi Bích Phương.

THÁI NGUYÊN, 2021


LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin trân trọng cảm ơn: Các thầy cô của bộ môn Dược Lý -Trường
Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng em trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Trong suốt q trình học tập thầy cơ đã hướng
dẫn và truyền đạt rất nhiều kiến thức để em có thể vận dụng làm nền tảng thực hiện
đề tài nghiên cứu và hoàn thành bản đề cương này,chúng em xin cảm ơn sự quan tâm
và giúp đỡ tận tình của các thầy cơ trong bộ mơn
- Cơ Ngơ Thị Mỹ Bình trưởng bộ mơn Dược Lý
- Cơ Trần Ngọc Anh - giảng viên Bộ môn Dược Lý
- Cô Nguyễn Thị Phương Thảo - giảng viên Bộ môn Dược Lý

- Cô Lại Thị Ngọc Anh - giảng viên Bộ môn Dược Lý
- Thầy Nguyễn Văn Dũng giảng viên Bộ môn Dược Lý
Các thầy cô đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức về chuyên môn và
nghiên cứu khoa học, tận tình chỉ bảo, dìu dắt trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hồn thành đề cương. Một lần nữa chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
các thầy cô bộ môn đã hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt
đề cương nghiên cứu. Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe và
công tác tốt.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TARAP: tổng số alkaloid chiết xuất từ cây Rubus alceifolius Poir.
HCC: Ung thư biểu mô tế bào gan.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1
Chương I.......................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................................3
1.1. Cấu trúc và chức năng của Gan.....................................................................3
1.1.1. Vị trí và cấu trúc của Gan..........................................................................3
1.1.1.1. Vị trí của gan trong cơ thể.................................................................3
1.1.1.2. Cấu tạo giải phẫu và mô học của gan...............................................4
1.1.1.2.1. Phân chia Gan:.............................................................................4
1.1.1.2.2. Cấu tạo gan...................................................................................5
1.1.2. Chức năng của Gan...................................................................................6
1.1.2.1. Chức năng bài tiết mật.......................................................................6
1.1.2.2. Chức năng khử độc và tác dụng bảo vệ của gan:............................7
1.1.2.3. Chức năng chuyển hóa.......................................................................9

1.1.2.3.1. Chuyển hóa Glucid.......................................................................9
1.1.2.3.2. Chuyển hóa lipid...........................................................................9
1.1.2.3.3. Chuyển hố acid amin - protein:...............................................10
1.1.2.4. Chức năng tạo và phá huỷ hồng cầu...............................................10
1.1.3 Bệnh về gan................................................................................................11
1.1.3.1 Viêm gan cấp.......................................................................................11
1.1.3.2. Viêm gan mạn....................................................................................13
1.1.4. Một số xét nghiệm thường dùng để đánh giá tổn thương gan..............14
1.1.5. Các phương pháp điều trị bệnh gan........................................................17
1.1.6. Một số thuốc và bài thuốc y học cổ truyền đã được nghiên cứu điều trị
bệnh gan..............................................................................................................17
1.2 Tổng quan cây mâm xôi..................................................................................19
1.2.1

Phân loại thực vật và phân bố cây mâm xôi.......................................19

1.2.2 Trữ lượng mâm xôi ở Việt Nam................................................................24
1.2.3 Nghiên cứu về tác dụng sinh học của cây mâm xôi.................................25
1.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................28
1.3.1 Tổng quan mơ hình độc tính.....................................................................28


1.3.1.1. Thử nghiệm về độc tính cấp diễn....................................................28
1.3.1.2. Thử nghiệm về độc tính bán trường diễn.......................................29
1.3.1.3. Thử nghiệm về độc tính tại chỗ.......................................................30
1.3.1.4. Các thử nghiệm độc tính đặc biệt...................................................31
1.3.2. Tổng quan về các nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan trên tổn thương gan
do các chất độc với gan......................................................................................31
1.3.2.1. Các chất dùng để gây tổn thương gan............................................31
1.3.2.1.1 Dùng CCl4, gây tổn thương gan ở chuột nhắt trắng..................32

1.3.2.1.2. Dùng paracetamol gây tổn thương gan ở chuột nhắt trắng.....33
1.3.2.1.3. Gây tổn thương gan bằng ethanol ở chuột nhắt trắng
hoặcchuột cống trắng.................................................................................33
Chương 2....................................................................................................................35
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................35
2.1. Đối tượng nghiên cứu:....................................................................................35
2.1.1. Thuốc nghiên cứu: rễ, thân, lá cây mâm xôi..........................................35
2.1.2. Động vật thực nghiệm:.............................................................................35
2.1.3. Thuốc, hóa chất và máy móc phục vụ nghiên cứu.................................35
2.2. Phương pháp nghiên cứu:..............................................................................36
2.3. Tiến hành.........................................................................................................37
2.3.1 Nghiên cứu độc tính cấp...........................................................................37
2.3.2 Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan..............................................................37
Chương 3....................................................................................................................39
DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................39
3.1 Nghiên cứu độc tính cấp của dược liệu Mâm xơi trên thực nghiệm...........39
3.2. Đánh giá tác dụng bảo vệ gan của dược liệu Mâm Xôi trên thực nghiệmbị
gây suy giảm bằng Paracetamol............................................................................40
3.2.1. Đánh giá sự thay đổi chức năng gan trên chuột nhắt trắng của dược
liệu Mâm Xôi bị gây suy giảm bằng Paracetamol.............................................40
3.2.2. Đánh giá sự toàn vẹn của tế bào gan trên chuột nhắt trắng của dược
liệuMâm Xôi bị gây suy giảm bằng Paracetamol..............................................44
3.2.3. Đánh giá tác dụng bảo vệ gan của dược liệu Mâm Xôi thông qua mô
học gan của chuột nhắt trắng sau khi đã gây suy giảm bằng Paracetamol....45


Chương 4....................................................................................................................47
KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.................47
4.1. Kết luận...........................................................................................................47
4.1.1. Đánh giá độc tính cấp..............................................................................47

4.1.2. Đánh giá tác dụng bảo vệ gan của dược liệu Mâm Xôi..........................47
4.2. Đề xuất phương án nghiên cứu tiếp theo.......................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................49


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:Các chất độc với gan được dùng để gây tổn thương gan.
Bảng 3.1. Mối tương quan giữa liều dùng của dược liệu Mâm xôi và tỷ lệ chuột chết.
Bảng 3.2: Bảng số liệu theo dõi trình trạng chuột nhắt trong trước và sau thử nghiệm
Bảng 3.3: Đánh giá mô bệnh học đối với chuột nhắt trắng bị chết sau thử nghiệm
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của dược liệu Mâm Xôi đến nồng độ bilirubin trong máu chuột
nhắt trắng bị gây suy giảm bằng Paracetamol.
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của dược liệu Mâm Xôi đến hàm lượng albumin trong máu
chuột nhắt trắng bị gây suy giảm bằng Paracetamol.
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của dược liệu Mâm Xôi đến nồng độ cholesterol trong máu
chuột nhắt trắng bị gây suy giảm bằng Paracetamol.
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của dược liệu Mâm Xôi đến nồng độ protein toàn.
phần trong máu chuột nhắt trắng bị gây suy giảm bằng Paracetamol.
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của dược liệu Mâm Xôi đến hoạt độ AST, ALT trong máu chuột
nhắt trắng bị gây suy giảm bằng Paracetamol.
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của dược liệu Mâm Xôi đến mô học gan của chuột nhắt trắng
bị gây suy giảm bằng Paracetamol.
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của dược liệu Mâm Xôi đến trọng lượng gan của chuột nhắt
trắng bị gây suy giảm bằng Paracetamol.


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Vị trí của gan trong cở thể
Hình 1.2: Mặt hồnh gan

Hình 1.3: Mặt tạng gan
Hình 1.4: Các phân thùy của Gan
Hình 1.6: Cấu tạo tiểu thùy gan
Hình1.7: Sự hình thành muối mật
Hình 1.8: Hình ảnh cây mâm xơi
Hình 2.1: sơ đồ nghiên cứu
Hình 2.2. Sơ đồ thời gian và thực nghiệm


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gan là một cơ quan quan trọng về mặt chuyển hóa các chất của cơ thể. Một
trong những chức năng rất quan trọng của gan là tham gia vào quá trình giải độc các
chất nội sinh và ngoại sinh. Trong các trường hợp bệnh lý hay sự quá tải các chất độc
trong gan, các tế bào gan sẽ bị hủy hoại, dẫn đến các tổn thương trên gan, dần dần
làm các tổn thương không hồi phục như xơ gan, làm gan mất chức năng giải độc [1].
Bệnh gan là một trong những bệnh phổ biến cộng đồng. Có nhiều loại bệnh
gan trong đó thường gặp là những tổn thương gan gây ra bệnh viêm gan dẫn đến xơ
gan và ung thư gan, cuối cùng là gây tử vong, với nguyên nhân chủ yếu là do virút và
nhiễm độc. Phần lớn các chất gây độc cho gan có liên quan tới sự peroxide hóa lipid
màng tế bào gan và các stress oxy hóa [2].
Hiện nay, trên thế giới có các loại thuốc tổng hợp sử dụng tiện lợi và hiệu quả
cao trong việc chữa bệnh, tuy nhiên nhiều người vẫn thích sử dụng các loại thuốc dân
gian truyền thống vì ít gây tác dụng phụ và dễ sử dụng với giá cả hợp lý .Theo Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 65- 80% dân số sống ở các nước đang phát triển
dựa vào thực vật để chăm sóc sức khỏe cơ bản và khoảng 25% loại thuốc thông dụng
có nguồn gốc từ thực vật.
Các nghiên cứu đã phát hiện hoạt động chống oxy hóa của một số thực vật chủ
yếu là nhờ vào các hợp chất phenolic như flavonoid, phenolic acid, các carotenoid,

vitamin C và vitamin E [3],[4].Chất chống oxy hóa thực vật rất hiệu quả trong việc
ngăn chặn sự tổn thương hệ thống sinh lý gây ra bởi sự sản xuất quá mức các gốc tự
do dẫn đến stress oxy hóa [5]. Các chất ơ nhiễm mơi trường, phóng xạ, hóa chất, độc
tố, thực phẩm chiên rán và thực phẩm cay, cũng như căng thẳng về thể chất là những
nguyên nhân tạo ra các gốc tự do ROS (reactive oxygen species), gây ra sự hình
thành các protein bất thường dẫn đến suy giảm chất chống oxy hóa trong hệ thống
miễn dịch [6] đồng thời gây stress oxy hóa trong gan có thể dẫn đến viêm và thối


2
hóa gan. Tổn thương gan kéo dài có thể gây ra các bệnh về gan mãn tính [7],[8].
Stress oxy hóa trên gan ảnh hưởng đến các chất chống oxy hóa như superoxide
dismutase (SOD), catalase (CAT), glutathione reductase (GSH) và tăng sự peroxide
hóa lipid (LPO) trong gan [9],[10]. Sử dụng chất chống oxy hoá ngoại sinh là một
cách hợp lý để phịng ngừa và điều trị các bệnh về gan có liên quan đến stress oxy
hóa. Chất chống oxy hóa tự nhiên chứa trong các thực vật làm thức ăn hoặc làm
thuốc thường có khả năng chống oxy hóa và làm sạch gốc tự do mạnh cũng như tác
dụng chống viêm được coi là cơ sở của các hoạt tính sinh học có lợi cho sức khỏe [8].
Việc nghiên cứu phát hiện các lồi thực vật có các hoạt tính sinh học tiềm năng như
chống oxy hóa, chống viêm và bảo vệ gan là cần thiết.
Cây mâm xôi thuộc họ hoa hồng( Rosaceae), là cây mọc hoang ở nhiều nơi và
được dùng làm thuốc điều trị một số bệnh như bệnh tim mạch, đái tháo đường và
một số loại ung thư, bệnh tiết niệu, chống nhiễm trùng đường tiểu….[11] .Tác dụng
chống oxy hóa của cây mâm xơi được phát hiện và nhiều chất chống oxy hóa có mặt
ở quả, cành lá và đặc biệt với hàm lượng cao ở quả đã được xác định như axit ellagic,
các hợp chất flavonoid và các vitamin và khoáng chất như vitamin C, acid folic,
omega – 3, vitamin K…..[11]. Chính vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu này để
đánh giá “ Độc tính cấp và tác dụng bảo vệ gan của dược liệu mâm xôi trên thực
nghiệm” với mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá độc tính cấp của dược liệu mâm xơi trên gan.

2. Đánh giá tác dụng bảo vệ gan của dược liệu mâm xôi.


3

Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cấu trúc và chức năng của Gan
Gan là tạng lớn nhất cơ thể, thuộc hệ tiêu hóa, chiếm 2% trọng lượng cơ thể ở
người trưởng thành và 5% ở trẻ mới sinh. Gan có màu nâu trơn bóng khi vừa lấy ra
khỏi cơ thể sống, dễ bị vỡ, khi vỡ hay dẫn đến hiện tượng xuất huyết dưới màng
(chảy máu dưới màng).[12]
Trong cơ thể người, gan nặng 1.4-1.8kg ở nam và 1.2-1.4 ở nữ, nếu tính 800900ml máu mà gan chứa thì gan nặng trung bình 2.3-2.4kg. Bề ngang của lá gan dài
25 - 28cm, bề trước sau rộng 16 - 20cm, cao (dày) 6 - 8cm.[12]
1.1.1. Vị trí và cấu trúc của Gan
1.1.1.1. Vị trí của gan trong cơ thể
Gan nằm trong ổ bụng, dưới vịm hồnh phải nhưng lấn sang trái nằm dưới
vịm hoành trái và vùng thượng vị. Ở người sống, gan có màu đỏ nâu, trơn bóng, mật
độ chắc nên dễ bị vỡ. bờ dưới gan chạy dọc theo khung sườn phải bắt chéo qua vùng
thượng vị và cung sườn trái. Điểm cao nhất của gan ở phía sau xương sườn thứ V bên
phải, ngay dưới núm vú. Gan di động theo nhịp thở, theo sự di chuyển của cơ hồnh.
[13]

Hình 1.1: Vị trí của gan trong cơ thể


4
1.1.1.2. Cấu tạo giải phẫu và mô học của gan
1.1.1.2.1. Phân chia Gan:
Gan có 2 mặt: Mặt hồnh lồi và mặt tạng phẳng. Ranh giới phía sau khơng rõ,

phía trước là bờ sắc gọi là bờ dưới. Tùy thuộc vào từng tạng người mà hình thể ngồi
của gan có thể thay đổi đơi chút so với bình thường.[13]

Hình 1.2: Mặt hồnh gan

Hình 1.3: Mặt tạng gan

Theo GS. Tơn Thất Tùng, Gan có 2 thuỳ trái và phải và có 5 phân thuỳ là
trước, sau, giữa, bên và lưng. Phân thuỳ lưng chính là thuỳ đi hay hạ phân thuỳ I.
Gan chỉ có 6 hạ phân thuỳ là II, III, V, VI, VII, VIII. Như vậy còn phân thuỳ giữa, hay
còn gọi là thuỳ vng, chính là hạ phân thuỳ IV.[13]

Hình 1.4: Các phân thùy của Gan


5
Trừ phân thùy đuôi và phân thùy giữa của gan trái, các phân thùy còn lại được
chia cắt bởi mặt phẳng nằm ngang đi qua 2 nhánh trái và phải của tĩnh mạch cửa, tạo
thành các hạ phân thùy, cụ thể:[14]
- Phân thùy bên của gan trái được chia bởi nhánh trái của tĩnh mạch cửa
thành hạ phân thùy II ở trên, hạ phân thùy III ở dưới.
- Phân thùy trước của gan phải, được chia bởi nhánh phải của tĩnh mạch cửa
thành hạ phân thùy VIII ở trên và hạ phân thùy V ở dưới.
- Phân thùy sau của gan phải được chia bởi nhánh phải của tĩnh mạch cửa
thành hạ phân thùy VII ở trên và hạ phân thùy VI ở dưới.
- Thùy đuôi được gọi là hạ phân thùy I.
- Phân thùy giữa của gan trái được gọi là hạ phân thùy IV.
1.1.1.2.2. Cấu tạo gan
Gan được phủ bởi phúc mạc, trừ vùng trần, dưới phúc mạc là áo xơ. Ở cửa gan,
áo xơ đi vào cùng các mạch tạo nên bao xơ quanh mạch hay là bao Glisson.

Đơn vị chức năng của gan là tiểu thùy gan (hepatic lobule). Tổng cộng từ
50.000 đến 100.000 tiểu thùy.[15]

Hình 1.6: Cấu tạo tiểu thùy gan


6
Tiểu thùy gan có hình trụ, ở giữa là tĩnh mạch trung tâm (Central vein), đổ vào
tĩnh mạch gan, rồi vào tĩnh mạch chủ. Chung quanh tĩnh mạch trung tâm là các bè tế
bào gan, xếp theo hình nan hoa. Mỗi bè tế bào thường gồm hai lớp tế bào gan, và
giữa các tế bào là các tiểu quản mật (bile canaliculi). Các ống này đổ vào ống mật tận
cùng, nằm giữa các tiểu thùy gan. Giữa các tiểu thùy gan cịn có các tiểu tĩnh mạch
cửa (portal vein), từ đó máu đổ vào các mao mạch kiểu xoang (sinusoid) nằm giữa
các bè tế bào gan, và cuối cùng chảy vào tĩnh mạch trung tâm. Như vậy các tế bào
gan tiếp xúc một mặt với các tiểu quản mật, một mặt tiếp xúc với các máu tĩnh mạch
cửa. Các tiểu thùy gan cũng có các tiểu động mạch gan, cung cấp máu cho mô ở vách
tiểu thùy và các mao mạch kiểu xoang. Ngồi ra cịn có các mao mạch bạch huyết.
[15]
Các mao mạch bạch huyết kiểu xoang được lót bởi các tế bào nội mô và các tế
bào Kupffer. Lớp nội mơ có những cửa sổ lớn, nên các chất từ huyết tương khuếch
tán vào khoảng Disse giữa các tế bào nội mô và tế bào gan. Khoảng Disse liên hệ trực
tiếp với các mạch bạch huyết.[15]
1.1.2. Chức năng của Gan
1.1.2.1. Chức năng bài tiết mật
Tất cả các tế bào gan đều bài tiết mật. mật được bài tiết vào các tiểu quản mật,
rồi chảy vào các ống mật lớn hơn. Các ống này ngày càng lớn và cuối cùng đổ vào
ống mật chủ (Common bile duct). Mật từ ống mật chủ đi thẳng vào tá tràng hay đi
vào túi mật. Nơi ống mật chủ đổ vào tá tràng có cơ thắt Oddi. Mật được bài tiết từ
700 đến 1100ml mỗi ngày.[15]
Acid mật được tạo thành ở gan từ Cholesterol gồm: acid cholic, acid

deoxycholic và acid lithocholic. Các acid mật không được bài xuất tự do trong mật
mà được liên hợp với glycin hoặc taurin để tạo thành dạng kiềm của acid mật rồi kết
hợp với Na+ hoặc K+ tạo thành muối mật. Muối mật có thể kết hợp với một số chất


7
hòa tan trong cholesterol và lipid để tạo thành phức hợp hòa tan trong nước và đưa ra
khỏi tế bào gan giúp tiêu hóa lipid được dễ dàng hơn.[16]

Cholesterol

Acid mật
Glycin, Taurin
Acid mật liên hợp
Na+,
K+
Muối mật
Hình1.7: Sự hình thành muối mật
1.1.2.2. Chức năng khử độc và tác dụng bảo vệ của gan:
Khử độc là một trong những chức năng chính của gan. Trong cơ thể
thườngxuyên có những chất độc nội sinh (sản phẩm của q trình chuyển hố) hoặc
lànhững chất độc ngoại sinh từ bên ngoài đưa vào qua đường ăn uống, hơi thở, da...
(như rượu, các loại thuốc hoặc hoá chất) đều được gan giữ lại chuyển thành các chất
không độc và đào thải ra ngoài.Chức phận khử độc của gan thực hiện theo hai cơ chế
khác nhau: cơ chế hoá học và cơ chế cố định thải trừ.[16]
Cơ chế hố học:[16]
Đây là cơ chế khử độc chính và quan trọng nhất của gan. Các chất độc bị gan
giữ lại bị biến đổi thành chất không độc, dễ tan trong nước để nhanh chóng được đào
thải ra ngồi.
Các chất độc có thể là nội sinh hoặc ngoại sinh được gan khử độc theo cơ chế

hoá học diễn ra qua hai pha:


8
Pha I: Những phản ứng giáng hoá:
Quan trọng nhất trong pha này phải kể đến phản ứng oxy hoá xảy ra ở
microsom gan bởi các enzym cytochrom P450 (Cyt -P450, CYP). Chúng là các
protein màng có chứa hem, khu trú ở lưới nội bào nhẵn của tế bào gan và vài mô
khác. Họ enzym này được chia làm nhiều dưới nhóm như CYP1A2, CYP3A4,
CYP2B6, CYP2C9, CYP2E1,... mà mỗi thuốc hoặc chất độc được chuyển hóa nhờ
các dưới nhóm khác nhau. Đặc tính quan trọng của họ enzym này là có thể bị cảm
ứng hoặc bị ức chế bởi một số thuốc hoặc chất độc. Trong đa số các trường hợp, các
chất gây cảm ứng Cyt-P450 sẽ làm giảm tác dụng hoặc giảm độc tính của các thuốc
hoặc chất độc chuyển hóa qua gan và ngược lại. Trong một số trường hợp đặc biệt,
thuốc hoặc chất độc phải chuyển hóa qua gan mới có tác dụng hoặc tạo thành chất
độc. Cyt-P450 tham gia chuyển hoá các chất độc và chất lạ được biểu diễn tóm tắt
theo phản ứng hố học sau:
Cyt-P450
XH + NADPH + H+ + O2

X - OH + NADP+ + H2O

Cơ chế tác dụng của hệ Cyt-P450 là làm phơi bày những nhóm chức của các
chất lạ hoặc chất độc để chúng phân cực hơn và nhạy cảm hơn đối với các enzym khử
độc. Thuốc hoặc chất độc chuyển hóa qua pha I sẽ dễ tan trong nước hơn, giảm độc
tính và tạo ra các nhóm chức phận cần thiết cho các phản ứng ở pha II.
Pha II: Những phản ứng liên hợp:
Sau khi giáng hóa, chất chuyển hố vừa tạo thành có thể liên hợp với acid
acetic, acid sulfuric, acid mercapturic, acid glucuronic hoặc liên hợp với glycocol,
glutathion trong cơ thể để tạo thành các sản phẩm tan trong nước, có tính phân cực

mạnh, từ đó dễ đào thải qua thận hoặc mật.
Cơ chế cố định thải trừ:[16]


9
Theo cơ chế này, các chất độc được gan giữ lại rồi đào thải nguyên vẹn qua
đường mật mà không bị biến đổi về hoá học. Các chất độc được gan khử độc theo cơ
chế này thường là các muối kim loại nặng (muối, Cu, Pb,...), các chất màu (các dẫn
xuất phtalein)
1.1.2.3. Chức năng chuyển hóa
1.1.2.3.1. Chuyển hóa Glucid
Gan đóng vai trị quan trọng trong chuyển hố glucid. Chức phận chuyển hố
glucid của gan thơng qua hai mặt: sinh tổng hợp glycogen và thủy phân glycogen
thành glucose cung cấp cho máu để đưa đến các cơ quan khác sử dụng. Nhờ chức
phận sinh tổng hợp glycogen mà gan tham gia tích cực vào q trình điều hồ đường
máu và các yếu tố thần kinh thể dịch khác. Gan còn chuyển glucose thành acid
glucuronic để tham gia trong chức năng khử độc của gan.[16]
Tổng hợp glycogen dự trữ cho cơ thể: gan có khả năng tổng hợp glycogen từ
glucose, từ các sản phẩm chuyển hóa trung gian, từ các ose khác (galactose) là do ở
gan có 2 enzym mà ở cơ quan khác khơng có, đó là:
- Fructose 1 – 6 diphosphatase (enzym thủy phân gốc phosphat).
- Glucose 6 phosphatase (enzym thủy phân gốc phosphat).
Thủy phân glycogen: gan thủy phân glycogen theo 2 cách:
- Thủy phân glycogen với sự tham gia của amylase và maltase.
- Phosphorylase thủy phân liên kết α1 – 4 glucosid của phân tử glucose nằm
đầu chuỗi tạo glucose 1 phosphat.
1.1.2.3.2. Chuyển hóa lipid
- Gan là nơi duy nhất sản xuất ra mật để nhũ tương hóa lipid.[16]



10
- Sự thối hóa acid béo xảy ra mạnh mẽ trong gan tạo thành acetylCoA nhưng
chỉ một phần rất nhỏ acetylCoa bị oxy hóa trong chu trình Krebs sinh năng lượng
cho gan, còn phần lớn chuyển thành các chất cetonic vận chuyển đến các mô khác, lại
chuyển thành acetylCoA cho mô sử dụng.[16]
- Gan tổng hợp được acid béo từ glycogen nhưng không mạnh.[16]
- Gan tổng hợp glyceric, lipoprotein đặc biệt là phosphatide (lecithin).[16]
- Gan tổng hợp cholesterol từ acetylCoA, đặc biệt chỉ ở gan có q trình este
hóa cholesterol. Nếu gan tổn thương, lượng cholesterol giảm và tỷ lệ cholesterol este
hố/cholesterol tồn phần giảm.[16]
- Là nơi tổng hợp phospholipid nhằm vận chuyển mỡ khỏi gan, tránh ứ
mỡ trong gan. Nếu chức năng gan giảm dẫn đến giảm lipid huyết thanh và ứ mỡ ở
gan.[16]
1.1.2.3.3. Chuyển hoá acid amin - protein:
Gan tổng hợp protein cho gan và máu. Gan tổng hợp toàn bộ albumin và một
phần globulin cho huyết thanh, ngồi ra cịn tham gia vào q trình tổng hợp các yếu
tố đơng máu: fibrinogen và prothrombin. Vì vậy, nếu chức năng gan giảm sẽ làm
nồng độ protein toàn phần trong huyết thanh, đặc biệt là albumin và tỷ số albumin/
globulin giảm. Gan chứa nhiều acid glutamic và các enzym trao đổi amin như
aspartat aminotransferase (AST) và alanin aminotransferase (ALT), do vậy quá trình
trao đổi và khử amin xảy ra rất mạnh ở gan. Khi gan bị tổn thương, các enzym này
tăng cao trong huyết thanh, nên định lượng hai enzym ở huyết thanh là chỉ số quan
trọng để đánh giá tổn thương tế bào gan.[16]
1.1.2.4. Chức năng tạo và phá huỷ hồng cầu
Gan trong thời kì bào thai có khả năng tạo máu. Gan là nơi sản xuất protein,


11
cần thiết cho việc cấu tạo nên hồng cầu, là nơi dự trữ sắt lớn nhất trong cơ thể.
Ngoài ra, gan còn dự trữ vitamin B12, vitamin K và các yếu tố chống chảy máu

A,B, C. Tổ chức võng nội mô của gan và lách là nơi phân huỷ hồng cầu già.[14]
1.1.3 Bệnh về gan
Bệnh viêm gan Viêm gan là bệnh lý thường gặp trong các bệnh về gan mật.
Dựa vào tiến triển của bệnh, viêm gan dược chia làm hai loại: viêm gan cấp và viêm
gan mạn. .[14], [17]
Viễm gan cấp khi có hất thường về gan dưới 6 tháng. Hoặc dựa vào các tổn
thương giai phẫu bênh lý: có các hoại từ ở trung tâm tiểu thuỳ. [17], [19]
Viêm gan mạn: Khi lã có những bất thựởng ở gan trên 6 tháng, Giải phẫu bệnh
lý: có những tồn thương hoại từ ở xung quanh tiểu thuỷ, có thể kėm theo xơ
hoá. [17], [19].
1.1.3.1 Viêm gan cấp.
Ba nguyên nhân gây viêm gan cấp hay gặp nhất là do virus, do thuốc hoặc do
nhiễm độc.[14], [19]
• Viêm gan cấp do thuốc: Gan là nơi chuyển hóa rất nhiều loại thuốc, phần lớn
các thuốc sau khi chuyển hóa sẽ tạo thành những sản phẩm it độc, tan trong nước, có
tỉnh phân cực cao và được đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, cũng có những thuốc sau khi
được chuyển hóa tại gan sẽ tạo ra những sản phẩm có độc tính cao, tấn công trực tiếp
vào tế bào gan, gây viêm gan, hủy hoại tế bảo gan như: paracetamol, erythromycin
estolat, isoniazid, halothan.…[14]
• Viêm gan do nhiễm độc: thường gặp nhiễm độc thuốc trừ sâu, các hợp chất
hydrocarbua đa vòng, các phẩm nhuộm…[14]


12
• Viêm gan cấp do virus: Viêm gan virus (VGVR) là bệnh phổ biển với sự lưu
hành của các loại virus gây viêm gan A, B. C, D và E. Viêm gan virus A và E thường
gây thành dịch nhưng lành tính, ngược lại VRVG B, C và D tiến triển âm ỉ,dễ gây
tình trạng mạn tính dẫn tới viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan với tỷ lệ cao.[14],[19]
Trong đó:
* Virus viêm gan A (HAV).

- Virus viêm gan A lây truyền qua đường tiêu hoá.[18]
- Bệnh nhân mắc HAV khơng chuyền sang mạn tinh và rất ít khi gây tử vong.
[18]
- Bệnh chủ yêu gặp ở trẻ em, nhất là ở các nước đang phát triển. [18]
* Virus viêm gan B (HBV).
- Đây là virut viêm gan duy nhất có axit nhân là DNA (các virut viêm gan khác
đều là RNA) Virus có vỏ capsid và vỏ bao. [18]
- Tỷ lệ mắc cao.[18]
- Đường lây của HBV: mẹ sang con, truyền máu và sản phẩm của máu, tiêm
chích ma túy, đường tình dục.[18]
* Virus viêm gan C (HCV)
- Đa số khơng có biểu hiện lâm sàng nên tỷ lệ chuyển từ viêm gạn C cấp thành
viêm gan C mạn khá cao.[18]
- Virus này lây chù yêu qua truyền máu và chế phẩm của màu, tiềm chịch ma
tuỷ, lọc thận chu kỳ.[18]
* Virus viêm gan D (HDV).


13
- Đồng nhiễm với HBV.[18]
- Đường lây giống như HBV hay gặp ở người nghiện ma túy, quan hệ tình dục
bừa bãi.[18]
* Virus viêm gan E (HEV).
- Virus viêm E thường diễn biền lành tính và khỏi hồn tồn nên thường
chuyển thành viêm gan mạn tính.[18]
- Virus lấy qua đường tiêu hố, có thể gây dịch viêm gan do nguồn nước ơ
nhiễm.[18]
1.1.3.2. Viêm gan mạn
•Viêm gan mạn do virus .
Có nhiều loại virus khác nhau gây viêm gan mạn: B, C, D. [14], [19]

VGVR B là nguyên nhân dẫn đến viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan gây tử
vong với tỷ lệ cao. [18], [14]
Cơ chế bệnh sinh của viêm gan virus liên quan dến quả trình đáp ứng miễn
dịch, Trong đó chủ yếu là đáp ứng miền dịch qua trung gian lế bào và sự tăng sinh
của gốc tự do đã tạo ra các phản ứng oxy hoả dẫn đến tồn thương viêm và gây hoai tử
tế bào gan. [19]
• Viêm gan mạn do thuốc và hố chất.
Ngun nhân thường gặp là do dùng một hay nhiều loại thuốc độc với gan
trong thời gian dài như trong diều trị lao, sốt rét... hoặc nhiễm dóc nghề nghiệp, do
tiếp xúc với hỏa chất độc hại. [14], [19]


14
Sử dụng hỏa chất bảo vệ thực vật không đúng phương pháp cũng gây nhiều tác
hại đến sức khỏe con người, đặc biệt tế hàn gan. [14], [19]
• Viêm gan do rượu
Khi dùng rượu kén dải sẽ gây viêm, hoại từ tế bảo gan, gan nhiễm mở, cuối
cùng dẫn dến xơ gan, dặc biệt rõ trên bệnh nhân nghiện rượu.[14], [19]
Rượu chuyển hoá ở gan tạo các gốc tự do, các gốc tự do dược hình thành sẽ tần
cơng vào quá trinh peroxy hoá lipid dẫn tới màng lipid bị phá huý, ảnh hướng tới tính
toản vẹn của màng tế bào. Bên cạnh dó, nó cịn làm giảm GSH nội bảo thơng qua
hàng loạt cơ chế khác nhau, Tóm lại tốn thưrong gan do rượu là do tăng quá trình
peroxy hoá lipid và làm giảm các chất chống oxy hoá.[14], [19]
• Viêm gan mạn tính tự miễn.
Là tình trạng mất hay giảm khả năng thích ứng miền dịch của gan với chính
các tồn thương của gan.[14], [19]
Nguyên nhân và cơ chế chưa rõ, nhưng viêm gan tự miễn 10 luôn có mặt của các
tự khảng thể (kháng thể nhân, khảng thể khảng cơ trơn) và tăng gamma globulin
máu. [19]
• Viêm gan tiềm tàng:

Một số trường hợp có biểu hiện tình trạng viêm gan mạn tính nhưmg khơng
tim thấy bắt kỳ nguyên nhận nào. Nhưng với phương pháp chấn doán miển dịch học
và sinh học phận tử ngày cảng chính xác thì việm gan tiềm tàng ngày cảng giảm do
đã xác định được nguyên nhân.[14], [19]
1.1.4. Một số xét nghiệm thường dùng để đánh giá tổn thương gan.
- Xét nghiệm chức năng gan hay cịn gọi là sinh hóa gan, giúp xác định sức khỏe
của gan bằng cách đo nồng đồ protein, men gan và billirubin trong máu.


15
- Xét nghiệm chức năng gan thường được đề nghị trong các tình huống sau:
+ Kiểm tra tổn thương gan do viêm nhiễm, như là virus viêm gan B và viêm gan
C.
+ Theo dõi ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc lên gan.
+ Khi bệnh nhân đã có bệnh gan biết trước, xét nghiệm giúp theo dõi bệnh và
theo dõi đáp ứng điều trị.
+ Có triệu chứng về bệnh lý gan.
+ Đang sử dụng thuốc điều trị như tăng triglycerides, tiểu đường, cao huyết áp,
hoặc thiếu máu.
+ Nghiện rượu nặng.
+ Có bệnh lý túi mật.
- Có nhiều xét nghiệm để đánh giá gan. Các xét nghiệm phản ánh tình trạng khác
nhau của chức năng gan. Các xét nghiệm thường được sử dụng để đánh giá bất
thường gan:
+ Alanine transaminase (ALT).
ALT được sử dụng trong cơ thể để chuyển hóa protein. Nếu gan bị tổn thương
hoặc mất chức năng chuyển hóa này, ALT sẽ được phóng thích vào trong máu gây
tăng ALT. Một kết quả xét nghiệm cao hơn bình thường có thể là dấu hiệu của tổn
thương gan.
Theo hiệp hội tiêu hóa gan mật của Mỹ (American College of Gastroenterology)

ALT cao hơn 25 IU/L ở nữ và trên 33 IU/L ở nam thường cần làm thêm xét nghiệm
đánh giá chức năng gan cao hơn. [20]
+ Aspartate aminotransferase (AST).
AST là men được tìm thấy trong cơ thể, bao gồm tim, gan và cơ. AST không
phản ánh tổn thương gan cụ thể như ALT, thường được đo cùng với ALT để đánh giá
vấn đề của gan.


16
Khi có tổn thương gan, AST được phóng thích vào máu. Kết quả tăng AST có
thể hướng đến vấn đề của gan hoặc cơ.
Trị số bình thường của AST là 40 IU/L ở người lớn và có thể cao hơn ở người
trẻ và trẻ sơ sinh. [20]
+ Alkaline phosphatase (ALP)
ALP là men được tìm thấy trong xương, đường mật, và gan. ALP thường được
kết hợp với nhiều xét nghiệm khác. Trị số ALP cao có thể hướng tới tình trạng viêm
gan, tắc mật, hoặc bệnh lý xương.
Trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên có thể tăng nhẹ vì đang ở tuổi phát triển xương. Phụ
nữ có thai có thể tăng ALP. Trị số bình thường tham khảo của ALP là 120 U/L ở
người lớn. [20]
+ Albumin
Albumin là protein chính được tạo bởi gan. Đóng vai trị quan trọng về mặt chức
năng trong cơ thể. Ví dụ như: Ngăn thốt dịch ra khỏi lịng mạch máu; Ni dưỡng
mơ; Vận chuyển hormone, vitamins và một số vật chất trong cơ thể.
Albumin đánh giả khả năng tạo protein của gan. Trị số thấp có thể hướng đến
mất chức năng gan. Giá trị tham khảo bình thường của albumin 3.5 - 5.0 g/dl [20].
Tuy nhiên, trị số albumin thấp có thể gặp trong suy dinh dưỡng, bệnh thận, nhiễm
trùng và viêm.
+ Billirubin: Xét nghiệm billirubin đánh giá tình trạng thải trừ billirubin.
Bilirubin là sản phẩm từ sự phá vỡ hồng cầu, đi qua gan trước khi được bài tiết

vào phân. Tổn thương gan có thể gây khơng chuyển hóa billirubin, dẫn tới tăng cao
bất thường billirubin trong máu. Kết quả xét nghiệm billirubin cao hướng tới một tổn
thương gây mất chức năng gan.
Trị số tham chiếu bình thường của billirubin tồn phần là 0.1 - 1.2 mg/dL [20].
Có nhiều bệnh lý gây tăng billirubin nhưng chức năng gan bình thường.


×