Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học beta glucan lên sự sinh trưởng và một số chỉ tiêu sinh hóa ở cá chim vây ngắn (trachinotus ovatus linnaeus, 1758) giai đoạn 5 30g

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN VĂN QUANG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC
ẞ-GLUCAN LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU
SINH HÓA Ở CÁ CHIM VÂY NGẮN (Trachinotus ovatus
Linnaeus, 1758) GIAI ĐOẠN 5- 30g

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2016
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN VĂN QUANG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC
ẞ-GLUCAN LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU
SINH HÓA Ở CÁ CHIM VÂY NGẮN (Trachinotus ovatus
Linnaeus, 1758) GIAI ĐOẠN 5- 30g
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Nuôi trồng thủy sản

Mã số:



60.62.03.01

Quyết định giao đề tài:
Quyết định thành lập HĐ:

967/QĐ - ĐHNT 01/11/2016

Ngày bảo vệ:

29/11/20116

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LƯƠNG CÔNG TRUNG
TS. ĐỖ HỮU HOÀNG
Chủ tịch Hội đồng:
TS. NGUYỄN TẤN SỸ
Khoa sau đại học
ThS. HỒNG HÀ GIANG

KHÁNH HỊA - 2016
ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả của luận văn “Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm
sinh học β-glucan lên sự sinh trưởng và một số chỉ tiêu sinh hóa ở cá chim vây ngắn
(Trachinotus ovatus Linnaeus, 1758) giai đoạn 5-30g” thuộc đề tài “Nghiên cứu ảnh
hưởng của chất kích thích miễn dịch, β-glucan bổ sung vào thức ăn lên sinh trưởng
và đáp ứng miễn dịch tự nhiên của cá chim vây ngắn (Trachinotus ovatus Linnaeus,

1758)” do Quỹ khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) tài trợ - Viện Hải Dương
học Nha Trang Chủ trì - TS. Đỗ Hữu Hoàng Chủ nhiệm, thực hiện từ tháng 10 năm 2015
đến tháng 5 năm 2016. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn hồn tồn trung
thực và chưa được ai cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào khác tới thời điểm
này.
Khánh Hòa, ngày 2 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Quang

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Viện Nuôi trồng Thủy sản, Khoa
Sau Đại học Trường Đại học Nha Trang đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi
cho tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu vừa qua.
Gửi lời cảm ơn đến phòng Sinh thái - Trung tâm nhiệt đới Việt Nga - chi nhánh
Ven Biển đã sắp xếp công việc tạo điều kiện cho tơi thuận lợi trong q trình học tập
và nghiên cứu hoàn thành tốt đề tài và viết luận văn Thạc sỹ.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Hữu Hồng, TS. Lương Cơng
Trung đã tận tình hướng dẫn, động viên và dìu dắt tơi trong suốt q trình định hướng
nghiên cứu, thực hiện đề tài và viết luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Huỳnh Minh Sang và tập thể cán bộ Phịng Cơng
nghệ Ni trồng - Viện Hải Dương học Nha Trang đã tạo các điều kiện về cơ sở vật
chất và những ý kiến đóng góp quý báu để tôi thực hiện tốt đề tài tốt nghiệp của mình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ, giảng viên thuộc Viện Nuôi trồng Thủy sản và
tập thể lớp CHNT 2014–2 đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên trong quá trình học tập,
nghiên cứu và các hoạt động trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã ln động viên giúp đỡ tôi

trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!.
Khánh Hòa, ngày 2 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Quang

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU ..................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỞNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...............................................3
1.1.

Đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng ............................................................. 3

1.1.1. Đặc điểm phân loại và phân bố ............................................................................3
1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và dinh dưỡng ...................................................................4
1.1.4. Đặc điểm sinh sản .................................................................................................5
1.2.

Tình hình ni cá biển trên trên thế giới và Việt Nam .........................................5


1.2.1. Tình hình sản xuất giống và ni cá biển trên thế giới ........................................5
1.2.2. Tình hình sản xuất giống và ni cá biển ở Việt Nam .........................................6
1.3.

Tình hình sản xuất giống và ni cá chim vây vàng ............................................7

1.4.

Tình hình nghiên cứu bổ sung β-glucan trong nuôi trồng thủy sản ..................... 8

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 11
2.1.

Thời gian, đối tượng, địa điểm nghiên cứu ........................................................ 11

2.2.

Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 11

2.4.

Thức ăn cho thí nghiệm ...................................................................................... 12

2.5.

Bố trí thí nghiệm .................................................................................................12

2.6.


Thu mẫu, phân tích, thu thập và xử lý số liệu .................................................... 13

2.6.1. Xác định các thông số môi trường ......................................................................13
2.6.2. Xác định sự tăng trưởng và tỷ lệ sống ................................................................ 13
2.6.3. Xác định các chỉ tiêu sinh hóa, vi sinh và huyết học ..........................................14
2.6.3.1.

Xác định thành phần sinh hóa ......................................................................14
v


2.6.3.2. Xác định các chỉ tiêu huyết học ........................................................................14
2.6.3.3. Xác định hàm lượng vibrio tổng số ..................................................................14
2.7. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................... 14
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................15
3.1.

Ảnh hưởng của β-glucan lên sinh trưởng cá chim vây ngắn giai đoạn giống ....15

3.1.1. Một số yếu tố mơi trường trong bể thí nghiệm ................................................... 15
3.2.

Sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây ngắn cho ăn thức ăn bổ sung hàm

lượng β-glucan khác nhau ............................................................................................. 15
3.2. Ảnh hưởng của β-glucan lên các chỉ tiêu huyết học cá chim vây vàng .................18
3.3.

Ảnh hưởng của β-glucan lên thành phần Protein và Lipid .................................22


3.4.

Hàm lượng vibrio tổng số ở ruột cá ....................................................................23

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 26
PHỤ LỤC ................................................................................................................... - 1 -

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết

STT

tắt

Tiếng anh

Diễn giải

Basophil

Bạch cầu ưa kiềm

1

Baso


2

CTV

3

CV

Coefficient of Variantion

DLG

Daily Length gain

DWG

Daily Weigh gain

Cộng tác viên
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về

4

chiều dài
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về

5

6


ĐC

7

Eosin

8

FAO

Hệ số phân đàn

khối lượng
Đối chứng
Bạch cầu ưa a xít

Eosinophil
Food and Agriculture
Organization

9

L

10

Lym

Lympho


Bạch cầu Lympho

11

Mono

Monocyte

Bạch cầu đơn nhân

12

MOS

13

Neutro

Neutrophil

Bạch cầu trung tính

14

SD

Standard deviation

Độ lệch chuẩn


15

SE

Standard error

Sai số chuẩn

16

SGR

Specific Growth Rate

Tốc độ tăng trưởng đặc trưng

17

SR

Survival rate

Tỷ lệ sống

18

TN

Lít


Mangan -Oligosacharide

Thí nghiệm

vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
STT

Ký hiệu

Diễn giải

1



Beta

2

&



3

m2


Mét vuông

4

m3

Mét khối

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cá chim vây ngắn Trachinotus ovatus ............................................................ 3
Hình 1.2. Phân bố của cá chim Trachinotus ovatus ........................................................ 4
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ....................................................................11
Hình 2.2. Hệ thống bể thí nghiệm .................................................................................12
Hình 3.1. Tỷ lệ sống cá chim vây ngắn cho ăn bổ sung các hàm lượng β-glucan khác
nhau ............................................................................................................................ 17
Hình 3.2. Tế máu của cá chim vây ngắn trong thí nghiệm............................................19
Hình 3.3. Tổng số tế bào bạch cầu của cá chim vây ngắn được ăn bổ sung hàm lượng βglucan khác nhau ...........................................................................................................19
Hình 3.4. Tổng số tế bào hồng cầu cuả cá chim vây ngắn được ăn bổ sung hàm lượng βglucan khác nhau ...........................................................................................................20
Hình 3.5. Tỷ lệ tế bào bạch cầu trong máu cá chim vây ngắn cho ăn bổ sung β-glucan ở
các tỷ lệ khác nhau.........................................................................................................21
Hình 3.6: Hàm lượng protein (%) trong cơ thịt cá ........................................................ 22
Hình 3.7: Hàm lượng lipid (%) trong cơ thịt cá ............................................................ 23
Hình 3.8. Hàm lượng vibrio tổng số trong ruột giữa cá chim vây ngắn trong các nghiệm
thức thí nghiệm ..............................................................................................................24

ix



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Khối lượng và kích thước của cá chim vây ngắn được ăn bổ sung hàm lượng
β-glucan khác nhau ........................................................................................................15
Bảng 3.2: Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây ngắn được ăn bổ sung hàm lượng
β-glucan khác nhau ........................................................................................................16

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Cá chim vây ngắn, Trachinotus ovatus là loài cá ăn nổi, sống ở vùng nhiệt đới,
phân bố tự nhiên rộng khắp khu vực Đông Nam Á, Úc, Nhật Bản, Đài Loan, Đông Châu
Phi và Đại Tây Dương. Hiện nay, lồi này được ni ở nhiều nước như Hong Kong,
Singapore, Đài Loan và Malaysia. Ở Việt Nam, cá chim vây ngắn là một đối tượng ni
mới, có giá trị kinh tế cao nhờ đặc điểm tăng trưởng nhanh và chất lượng thịt thơm ngon.
Hiện nay, cá giống loài này đã được sản xuất thành công trong điều kiện ni nhân tạo
tại Khánh Hịa, đáp ứng nhu cầu con giống cho nuôi thương phẩm tại nhiều địa phương
trên cả nước. Tuy nhiên, vấn đề gặp phải trong sản xuất giống cá chim vây ngắn hiện
nay là tỷ lệ sống của cá con không ổn định (2,38 – 28,20%) và tỷ lệ dị hình cao từ 6,90
– 9,09% và đến nay vẫn chưa có các nghiên cứu để tìm ra giải pháp khắc phục các vấn
đề này.
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả của việc sử dụng thức ăn có bổ
sung β-glucan lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây ngắn Trachinotus ovatus.
Cá giống (6,5g) được ni trong hệ thống bể tuần hồn (250L), mật độ 69 con/m2, với
4 nghiệm thức khác nhau về tỷ lệ bổ sung β-glucan vào thức ăn (0,0%; 0,05%; 0,1% và
0,2%). Sau 8 tuần nuôi, cá được cho ăn bổ sung 0,1% β-glucan có tốc độ tăng trưởng và
sinh khối cao nhất. Tỷ lệ sống của cá từ 92 đến 95% ở tất cả các nghiệm thức thí nghiệm.
Hệ số phân đàn về khối lượng cao nhất khi cá ăn bổ sung 0,2 % β-glucan (36,9%) và
thấp nhất cá ăn bố sung 0,05% β-glucan (24,1%). Từ kết quả nghiên cứu có thể kết luận

bổ sung β-glucan vào thức ăn ở tỷ lệ 0,05-0,2% β-glucan không ảnh hưởng đến tỷ lệ
sống và ở tỷ lệ bổ sung 0,1% có tác dụng cải thiện tăng trưởng của cá chim vây ngắn
giai đoạn giống.
Từ khóa: Cá chim vây ngắn, Trachinotus ovatus, β-glucan, tăng trưởng, tỷ lệ
sống,

xi


MỞ ĐẦU
Cá chim vây ngắn, Trachinotus ovatus là một trong những lồi cá có giá trị kinh
tế được ni ở nhiều nước như Hong Kong, Singapore, Taiwan, China, Malaysia. Ở Việt
Nam, loài cá này là một trong những đối tượng nuôi mới và được sinh sản nhân tạo
thành công tại Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang. Cá có giá trị thực
phẩm cao, thịt thơm ngonvà được người tiêu dùng ưa chuộng. Giá cá thương phẩm trong
nước lên đến 100.000 – 150.000 VND/kg.
Trong nuôi trồng thủy sản, tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao và khả năng kháng
bệnh của vật nuôi là những yếu tố được quan tâm hàng đầu. Dịch bệnh gây ra bởi các
tác nhân hữu sinh được xem là những trở ngại lớn làm cản trở sự phát triển bền vững
của ngành nuôi trồng thủy sản. Trong nhiều thập niên qua kháng sinh được sử dụng như
là chất hạn chế bệnh, nâng cao tỷ lệ sống và nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản.
Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái
đồng thời kháng sinh tích lũy qua chuỗi thức ăn và cuối cùng đến người sử dụng làm
ảnh hường xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Một số loai kháng sinh đã bị cấm sử dụng
trong nuôi thủy sản ở các nước Châu Âu và châu Mỹ. Nhiều nghiên cứu nhắm tìm ra
các sản phẩm thay thế kháng sinh để phòng và trị bệnh, nâng cao năng suất nuôi trồng
thủy sản đã được thực hiện và đạt thành công nhất định. Các chất nghiên cứu có triển
vọng thay thế kháng sinh bao gồm vaccine, probiotic, prebiotic và các chất kích thích
miễn dịch như β-glucan.
Nhiều nghiên cứu cho thấy β-glucan bổ sung vào thức ăn có khả năng thay thế

kháng sinh nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, tăng cường chức năng miễn
dịch và nâng cao khả năng chống lại tác nhân gây bệnh đối với nhiều loài cá. Tuy nhiên,
hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học β-glucan trên cá chim vây ngắn vẫn chưa
được nghiên cứu cả ở Việt Nam và Thế giới. Vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của β-glucan
bổ sung vào thức ăn lên sự phát triển và sức khỏe của cá chim vây ngắn là thực sự cần
thiết, có ý nghĩa cao cả về khoa học và thực tiễn sản xuất.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng
chế phẩm sinh học β-glucan lên sự sinh trưởng và một số chỉ tiêu sinh hóa ở cá chim
vây ngắn (Trachinotus ovatus Linnaeus, 1758) giai đoạn 5- 30g ”.

1


Mục tiêu của đề tài
Xác định hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học ẞ-glucan bổ sung vào
thức ăn lên sinh trưởng và một số chỉ tiêu sinh hóamở cá chim vây ngắn giai đoạn giống.
 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của β-glucan bổ sung vào thức ăn lên sự sinh trưởng của
cá chim vây ngắn giai đoạn giống.
Nghiên cứu ảnh hưởng của β-glucan lên một số thông số về tế bào máu, vi sinh
và sinh hóa của cá chim vây ngắn giai đoạn giống.
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu góp phần đánh giá hiệu quả tác dụng của β-glucan lên sinh
trưởng, tỷ lệ sống và các chỉ tiêu sinh hóa của cá chim vây ngắn giai đoạn cá giống, là
tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơnvề tác dụng của β-glucan lên sự đáp ứng miễn dịch
đối với tác nhân gây bệnh nào đó ở cá chim nói riêng và cá ni nói chung,
Nghiên cứu góp phần tìm ra biện pháp nâng cao sinh trưởng, tỷ lệ sống và đáp ứng
miễn dịch của cá chim vây ngắn giai đoạn giống, từ đó đưa ra hướng ứng dụng nâng cao
hiệu quả nghề sản xuất cá giống cá chim vây ngắn.


2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1.

Đặc điểm sinh học của cá chim vây ngắn

1.1.1. Đặc điểm phân loại và phân bố
Cá chim vây ngắn Trachinotus ovatus (Linnaeus, 1758), tên tiếng Anh là snubnose
pompano, thuộc họ cá khế Carangidae, bộ cá vược Perciformes.
Theo hệ thống phân loại, cá chim vây ngắn thuộc vị trí phân loại sau:
Ngành: Chordata
Phân ngành: Vertebrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Họ: Carangidae
Giống: Trachinotus
Lồi: Trachinotus ovatus (Linnaeus, 1758)

Hình 1.1. Cá chim vây ngắn Trachinotus ovatus
Cá chim phân bố rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á, Úc, Nhật bản, Đài Loan, đông
châu Phi và Đại Tây Dương. Chúng cũng được tìm thấy trên khắp Vịnh Mexico và phía
nam biển Caribê đến bờ biển Brazil [72], [23]
Đây là loài cá nổi, sống chủ yếu ở vùng biển ôn đới, cá có thể sống được ở độ
mặn từ 3 – 33 ppt, nhiệt độ từ 22 – 30oC, oxy hòa tan trên 2,5ppm. Chúng sinh sống tại
3


các bãi triều, các rạn san hô gần bờ và vùng biển xa bờ. Chất nền của các bãi biển nơi

cá chim phân bố có thể thay đổi từ cát, bùn hoặc cỏ biển [3], [41], [7].

Hình 1.2. Phân bố của cá chim Trachinotus ovatus [32]
1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và dinh dưỡng
Lồi Trachinotus ovatus có kích thước tương đối lớn, có thể đạt 45 - 60 cm. Cá
sinh trưởng nhanh, trong điều kiện ni bình thường 1 năm đạt 0,5- 1,0 kg/con. Cá sinh
trưởng chậm ở giai đoạn đầu và tăng nhanh sau khi đạt cỡ 50 g trở lên, nhưng tốc độ
sinh trưởng chậm lại khi cá đạt cỡ trên 1.000 g. Cá con 1 ngày tuổi có chiều dài 2 mm,
sau 35 ngày nuôi đạt cỡ 34 mm. Cỡ cá 4,9 – 6,7 g nuôi bằng thức ăn cơng nghiệp có
hàm lượng protein 47% và lipid 15% sau 1 tháng cá đạt cỡ 14,4 -26,5g. Trong nuôi
thương phẩm bằng lồng trên biển, cá giống cỡ 19 – 26 g cho ăn bằng thức ăn công nghiệp
có hàm lượng protein 43%, sau 5 tháng nuôi cá đạt khối lượng từ 608 – 610 g [41], [44].
Cá chim vây ngắn có tính ăn giống lồi cá chim vây lưng dài là ăn tạp thiên về
động vật, và có thể kiếm thức ăn ở trong đáy cát. Giai đoạn cá giống thức ăn là động vật
phù du và động vật đáy, chủ yếu là luân trùng, ấu trùng copepoda và artemia. Cá trưởng
thành có thể ăn những động vật vỏ cứng như ngao, cua và ốc. Trong sản xuất giống và
nuôi nhân tạo, sau giai đoạn giống cá được luyện tập chuyển đổi từ thức ăn sống sang
thức ăn tổng hợp, và giai đoạn ni thương phẩm cá có thể sử dụng tốt các loại thức ăn
công nghiệp và cá tạp [17], [41]. Trong q trình ni vỗ cá bố mẹ, thức ăn sử dụng là
cá tạp, mực, thức ăn tổng hợp dạng viên nổi. Để nâng cao chất lượng trứng và ấu trùng
còn bổ sung thêm vitamin E, C và B vào thức ăn cho cá bố mẹ trước mùa sinh sản
khoảng một tháng [41].
4


1.1.4. Đặc điểm sinh sản
Mùa vụ sinh sản ngoài tự nhiên của cá( chim vây vàng khác nhau theo vùng địa
lý. Loài vây ngắn chỉ đẻ vào các tháng đầu năm, có nhiệt độ nước thấp, không giống
như cá chim vây lưng dài đẻ quanh năm. Quá trình sinh sản của cá chim vây ngắn không
tuân theo chu kỳ trăng hàng tháng như nhiều loài cá biển khác. Tuổi và kích thước thành

thục lần đầu của cá chim vây ngắn ngoài tự nhiên tương đối muộn, cá thành thục ở tuổi
7 + - 8 +. Tuy nhiên, trong điều kiện ni nhân tạo cá có thể thành thục sớm hơn. Theo
Juniyanto (2008), trong điều kiện nuôi nhốt để cá đạt được thành thục và trở thành cá
bố mẹ phải mất khoảng 3 năm. Cá chim vây ngắn cũng như cá chim vây dài là các loài
đẻ trứng nổi. Trứng cá nổi trong mơi trường nước nhờ giọt dầu, đường kính trứng sau
khi trương nước đạt 0,90 – 1,05 mm, trứng khơng thụ tinh sẽ chìm xuống đáy [41].
1.2.

Tình hình ni cá biển trên trên thế giới và Việt Nam

1.2.1. Tình hình sản xuất giống và ni cá biển trên thế giới
Theo báo cáo của FAO (2014), tổng sản lượng thủy sản từ khai thác và nuôi trên
thế giới năm 2012 vào khoảng 158 triệu tấn, trong đó nuôi trồng thủy sản đóng góp 66,6
triệu tấn chiếm 42,2% tổng sản lượng. Nuôi thủy sản biển đóng góp tới 30% sản lượng
và 29,2% giá trị thủy sản nuôi; nuôi thủy sản nước lợ chiếm 7,9% sản lượng và 12,8%
giá trị chủ yếu là nhóm giáp xác và cá biển có giá trị kinh tế cao [29]. Sản lượng cá nước
mặn và nước lợ nuôi năm 2010 là 4.429.000 tấn, chiếm 19,3% tổng sản lượng động vật
thủy sản nuôi nước lợ, mặn, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm từ 1990 đến 2010
là 9,3%. Đối tượng ni chính là cá hồi Đại Tây Dương, cá tráp, cá chẽm châu Âu, cá
cam, cá đù, cá măng, cá mú, cá chẽm, cá hồng, cá đối, cá bơn, cá giò, cá chim, cá tuyết,
cá ngừ. Trong đó chỉ tính riêng nhóm cá hồi đã chiếm 1.900.000 tấn. Các nước có sản
lượng ni lớn như: Trung Quốc, Na Uy, Chi Lê, Nhật Bản, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài
Loan, Philippine, Indonesia, Việt Nam, Australia… [37], [39], [34], [58], [28].
Châu Á – Thái Bình Dương nghề ni cá biển ở tiếp tục tăng nhanh, sản lượng
tăng trung bình 10%/năm, giá trị 4%/năm trong 10 năm trở lại đây [29]. Trung Quốc là
nước có sản lượng ni trồng thuỷ sản đứng đầu thế giới, sản lượng cá biển chiếm 4%
tổng sản lượng thuỷ sản ni [71]. Tính đến năm 2000, Trung Quốc đã sản xuất thành
công con giống nhân tạo của 54 loài thuộc 24 họ cá biển với số lượng lớn (hàng năm
khoảng 10 tỷ con giống cá biển) đáp ứng cho nhu cầu nuôi thương phẩm [72]. Ở Nhật
Bản, nghề nuôi cá biển lâu đời, các đối tượng ni chính là cá cam (Seriola

5


quinqueradiata), cá tráp đỏ (Pagrus major). Trong đó cá cam là đối tượng nuôi truyền
thống, trước đây nguồn giống chủ yếu lấy từ tự nhiên và cho ăn bằng cá tạp, gần đây đối
tượng có giá trị kinh tế cao là cá ngừ vây xanh đang được quan tâm nghiên cứu phát
triển nuôi với quy mô lớn [62], [33]. Nghề nuôi cá biển ở Đài Loan có trên 300 năm,
các đối tượng ni chính là cá mú, cá hồng, cá đù đỏ, cá tráp, cá chẽm, cá giò và cá
măng biển [46], [70]. Nghề sản xuất giống cá biển nhân tạo rất phát triển không những
cung cấp đủ cho nhu cầu ni trong nước mà cịn xuất khẩu sang các nước khác, ước
tính hàng năm sản xuất trên 600 triệu con cá giống
Ở Na Uy, nuôi trồng thủy sản bắt đầu phát triển vào những năm 1970, đối tượng
ni chính là cá hồi Đại Tây Dương (chiếm 80% tổng sản lượng). Nghề nuôi cá hồi ở
Na Uy do chủ động về con giống, công nghệ nuôi hiện đại, nên năng suất nuôi rất cao,
sản lượng của một địa điểm nuôi từ 800 – 4.000 tấn cho một chu kỳ sản xuất 14 – 30
tháng, do vậy các lồng nuôi thường có thể tích từ 3.000 – 40.000 m3, chiếm diện tích
mặt nước từ 400 – 1.100 m2 [39], [37]. Năm 2000, cả nước có khoảng 832 giấy phép cho
ni thương phẩm trên biển và 242 giấy phép sản xuất giống, trung bình một trang trại
sản xuất được khoảng 2,5 triệu con giống cá hồi mỗi năm. Ở vùng biển Địa Trung Hải,
cá chẽm châu Âu (Dicentrarchus labrax) và cá tráp (Sparus aurata) là đối tượng ni
chính. Năm 1999, khu vực này có 94 trại giống sản xuất ra 447 triệu con, trong đó cá
tráp 233 triệu con và cá chẽm châu Âu 214 triệu con. Cá được nuôi trong lồng trên biển,
cho ăn thức ăn công nghiệp, sau một năm đạt cỡ thương phẩm 400 – 500 g, sản lượng
hai loài cá này năm 2006 khoảng 175.000 tấn [37], [18].
Ở Mỹ, cá biển được sản xuất giống theo hình thức thâm canh, bán thâm canh và
quảng canh. Hình thức thâm canh sử dụng để ương các loài cá đối, cá măng biển, cá bơn
mật độ ương 20 – 40 con/L trong các bể composite thể tích từ 5 – 10 m3 tuần hoàn nước,
thức ăn sống là tảo, luân trùng và Artemia được làm giàu n-3 HUFA trước khi cho ăn,
ánh sáng và các thông số chất lượng nước được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ sống từ 25 –
30%. Hình thức bán thâm canh được sử dụng ương cá măng biển, cá hồng, cá đù đỏ, cá

mú. Với hình thức nuôi quảng canh, thức ăn t ự nhiên được gây trong ao, ấu trùng sau
khi nở được thả ra ao ương, sau 74 ngày ương tỷ lệ sống của cá từ 3,8 – 8,4%, hình thức
này thường áp dụng với cá đù đỏ [45].
1.2.2. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển ở Việt Nam

6


Ở Việt Nam, ni trồng thủy sản đóng vài trị quan trọng trong phát triển kinh tế.
Năm 2012, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 3.085.500 tấn, chủ yếu là cá nước ngọt và
tôm nước lợ, trong đó sản lượng cá biển chỉ chiếm một phần rất nhỏ (51.000 tấn) [29].
Nghề nuôi cá biển nước ta bắt đầu vào những năm 1990, đối tượng ni chính là cá mú,
cá chẽm, cá giị, cá hồng và thường được ni với quy mô nhỏ bằng lồng và ao đất ở
các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phịng, Nghệ An, Khánh Hồ. Hiện nay, bên cạnh lồng nuôi
quy mô nhỏ đã có một số doanh nghiệp trong và ngồi nước đầu tư ni với quy mơ
cơng nghiệp bằng lồng nổi cỡ lớn có thể tích hàng ngàn mét khối. Với công nghệ nuôi
này đã mở ra hướng mới cho việc phát triển nuôi cá lồng trên biển với quy mô lớn ở
nước ta [63], [1]. Bên cạnh đó, nhiều cơng trình nghiên cứu thành cơng về sản xuất
giống và ni thương phẩm một số lồi cá biển như: cá chẽm [13], [6], cá đù đỏ [9], cá
giò, cá mú [8], [12], cá chẽm mõm nhọn [11], [10], cá chim vây vàng [3], [7], cũng đã
phần nào giúp chúng ta cơ bản chủ động sản xuất giống nhân tạo một số loài cá biển.
Hiện nay các trại sản xuất giống cá biển tập trung chủ yếu ở Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng
Tàu, và một số ít ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Bình, Ninh Thuận.
Theo ước tính sản lượng giống cá biển sản xuất ra hàng năm khoảng 60 – 70 triệu con,
trong đó chủ yếu là cá chẽm. Tuy nhiên, số lượng cá giống này chỉ có thể đáp ứng 60 –
70% nhu cầu ni, cịn lại phải nhập từ các nước Trung Quốc, Đài Loan và Indonesia.
Với tiềm năng là nguồn nhân lực dồi dào, diện tích mặt nước biển lớn với chiều
dài bờ biển 3.260 km. Tuy nhiên, sản xuất giống cá biển lại không đủ nhu cầu nuôi trong
khi, nguồn giống thu từ nhiên không đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng, giống
nhập từ các nước ngoài về giá lại cao, tỷ lệ sống khi nuôi thấp do môi trường nuôi thay

đổi, thêm vào đó thức ăn sử dụng phần lớn là cá tạp dẫn đến ô nhiễm môi trường, bệnh
dịch bùng phát, thị trường tiêu thụ hẹp nên hiệu quả nuôi vẫn chưa cao. Do vậy, để nghề
nuôi cá biển phát triển bền vững và đạt được những chỉ tiêu đề ra thì bên cạnh việc mở
rộng thị trường, chúng ta cần tập trung nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp thay
thế cho cá tạp, cải tiến công nghệ nuôi thương phẩm và đặc biệt là chủ động sản xuất
giống để cung cấp đủ số lượng giống chất lượng tốt cho người nuôi là rất cần thiết.
1.3.

Tình hình sản xuất giống và ni cá chim vây vàng

Các loài thuộc giống cá chim được nuôi khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới vì
chúng có giá trị kinh tế cao và nguồn giống cung cấp khá chủ động, trong đó loài
7


Trachinotus arolinus được nuôi nhiều ở khu vực Bắc Trung Mỹ [48]; lồi Trachinotus
ovatus và Trachinotus blochii được ni ở các nước Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia,
Singapore và Việt Nam [70], [40], [1].
Cá chim vây ngắn (Trachinotus ovatus) được sản xuất giống lần đầu tiên tại Đài
Loan năm 1989, sau đó các nước Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Ấn Độ và Việt
Nam cũng sản xuất giống thành cơng lồi cá này [41], [3], [7], [51], [54]. Cá được nuôi
thương phẩm trong ao hoặc lồng trên biển, thức ăn có hàm lượng protein 45%, lipid
10%, chu kỳ nuôi 6 – 8 tháng cá đạt cỡ trên 500 g, tỷ lệ sống 79 – 90%, hệ số FCR 2,43
– 2,67 [44].
Cá chim vây vàng được nhập về nuôi tại Việt Nam năm 2004, cá nuôi trong lồng
bằng thức ăn công nghiệp, sau 9 tháng nuôi đạt khối lượng 722 g [17]. Tuy nhiên cá
giống nhập từ nước ngồi về ni tỷ lệ sống thấp hơn so với giống sản xuất trong nước
[1]. Năm 2006 Trường Cao đẳng Thủy sản Bắc Ninh đã thực hiện thành công dự án
“Nhập công nghệ sản xuất giống cá chim vây vàng” [3]. Tuy nhiên, công nghệ nhập
cũng có những hạn chế như tỷ lệ sống của cá bố mẹ thấp; tỷ lệ trứng thụ tinh, tỷ lệ nở

khơng ổn định; khó kiểm sốt dịch bệnh và chủ động nguồn thức ăn sống. Cơng nghệ
này chỉ có thể áp dụng được ở các tỉnh phía bắc Việt Nam, nơi có điều kiện sinh thái
gần giống với các tỉnh phía nam Trung Quốc.
Năm 2009, Trường Đại học Nha Trang đã sản xuất giống thành cơng lồi cá này,
đồng thời khắc phục được những nhược điểm mà công nghệ nhập gặp phải. Tuy nhiên,
chất lượng trứng của cá bố mẹ không ổn định, tỷ lệ sống của ấu trùng cá thấp, tỷ lệ dị
hình cịn cao [7].
1.4. Tình hình nghiên cứu bổ sung β-glucan trong nuôi trồng thủy sản
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nghề nuôi trồng thủy sản cả về quy mơ lẫn
mức độ thâm canh, tình hình dịch bệnh trên các đối tượng ni thủy sản ngày càng
nghiêm trọng, đòi hỏi phải có các biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhằm giảm bớt thiệt
hại cho người ni. Sử dụng các chất kích ứng hệ miễn dịch tự nhiên (MOS, Selen, đặc
biệt là ẞ-glucan) để tăng cường khả năng đề kháng bệnh và nâng cao năng suất cho các
đối tượng nuôi trồng thủy sản là hướng ứng dụng rộng rãi trên thế giới.
Chất kích thích hệ miễn dịch là những hợp chất sinh học hoặc tổng hợp nhân tạo có
khả năng làm tăng cường hệ thống miễn dịch không đặc hiệu của động vật [31]. Một số
trong chúng được chiết xuất từ vách tế bào vi khuẩn Steptococcus pyogenes,
8


Mycobacterium spp, Norcadia rubrata, Propionibacterium sp. Các chất hoạt tính của chế
phẩm vách tế bào vi khuẩn là lipopolysaccharide (LPS), lipopeptides, muramylpeptide,
acyloligopeptide và một số peptide khác. Chúng có khả năng làm gia tăng sức đề kháng
bệnh truyền nhiễm, không phải bằng việc gia tăng đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, mà là
bằng việc tăng cường cơ chế miễn dịch tự nhiên, đặc biệt là hệ thực bào. Khả năng đề
kháng này không đặc hiệu, không có ký ức miễn dịch và thời gian bảo vệ tương đối
ngắn. Tuy nhiên, chất kích thích miễn dịch hiện đang có vai trị rất lớn và được sử dụng
khá rộng rãi trong nghề nuôi trồng thủy sản trên thế giới nhằm gia tăng khả năng đề
kháng bệnh cho các đối tượng nuôi khi chưa có vaccine thích hợp [5]. Tác dụng trên cá
đối với chất kích thích miễn dịch làm tăng cường sức đề kháng của cá bằng cách điều

chỉnh cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Các chất này có thể được
phân chia theo các nhóm khác nhau dựa vào chức năng hoặc nguồn gốc của chúng như
nguồn gốc tự nhiên (vi khuẩn, nấm, và dịch chiết động thực vật) hoặc nhân tạo.
ẞ-glucan là hợp chất tinh bột có cấu trúc chuỗi, là thành phần tạo nên thành tế bào
của hầu hết các loại men, nấm và một số vi khuẩn. Cũng như động vật máu nóng ở cá
đã phát triển cơ quan thụ cảm (receptor) trên bề mặt của tế bào thực bào [26], và sự tiếp
xúc đầu tiên giữa glucan và tế bào thực bào được coi là sự gắn kết giữa glucan và cơ
quan thụ cảm glucan [68], [69]. Cơ quan thụ cảm được di truyền trong quá trình tiến hóa
của động vật và được phát hiện có mặt trong tất cả các nhóm từ động vật không xương
sống (tôm) đến con người. Vì vậy, cơ chế tác động của 1,3/1,6 ẞ-glucan lên hoạt động
của hệ miễn dịch đối với các nhóm động vật đều như nhau. Khi cơ quan thụ cảm liên
kết với ẞ - 1,3/1,6 glucan, tế bào trở nên hoạt hóa hơn trong việc bao vây, giết và tiêu
hóa vi khuẩn, đồng thời chúng sinh ra những tế bào động lực Cytokines có chức năng
kích hoạt sự tạo thành tế bào bạch cầu mới. Do vậy, 1,3/1,6 ẞ-glucan cũng tăng cường
hiệu quả của vaccine. Ở cá, cơ quan thụ cảm glucan đã được tìm thấy ở đại thực bào của
cá Hồi Đại Dương Salmo salar L. [26] và ở tế bào đa nhân của cá da trơn Ictalurus
punctatus [19]. Tế bào đại thực bào của cá có khả năng nhận ra cấu trúc 1-3 glucan trong
thành tế bào của men, hoặc trực tiếp thông qua cơ quan thụ cảm (receptor) đặc hiệu hoặc
gián tiếp bằng cách liên kết với dịch thể có chức năng miễn dịch. Cấu trúc nhánh glucan
là một trong những yếu tố quan trọng mà cơ quan thụ cảm có thể nhận biết từ phân tử
glucan [26]. Sự kích thích hoạt động miễn dịch bằng con đường thức ăn được gắn với
sự có mặt của tế bào bạch cầu trong hệ tiêu hóa của cơ thể, ở đó quá trình tiếp thu và
9


hấp thụ ẞ glucan diễn ra nhờ hệ thống thực bào ở hệ miễn dịch màng nhầy của ruột.
Giống như động vật máu nóng, ruột liên kết với hệ miễn dịch của cá để hấp thu các phân
tử lớn ở thành ruột sản sinh kháng thể chống lại tác nhân lạ [38].
1,3/1,6 β-glucan trong thức ăn làm tăng hiệu quả của kháng sinh [64] và Vitamin C
[65]. Cơ sở sinh học giải thích cho việc tăng cường hiệu quả của kháng sinh nhờ chất kích

thích hệ miễn dịch là sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh bị hạn chế bởi các tác nhân
kháng khuẩn của chất kháng sinh, đồng thời cơ chế kháng khuẩn của cơ thể lại được kích
thích. Do vậy, việc dùng chất kích thích hệ miễn dịch kết hợp với kháng sinh ở giai đoạn
đầu của bệnh hoặc trước khi dịch bệnh bùng phát là một giải pháp cần được quan tâm.
Một số nghiên cứu ở cá cho thấy hiệu quả của vaccine tăng đáng kể khi được dùng kèm
với ẞ glucan. Nicoletti (1992) khi thử nghiệm tiêm 1,3 ẞ-glucan giúp cá có sức đề kháng
tốt hơn đối với một số bệnh nhiễm khuẩn và tăng cường hiệu quả của vaccine khi nghiên
cứu chống lại bệnh nhiễm khuẩn Furunculosis ở cá Hồi Oncorhynchus mykiss [52] . Nhiều
giả thiết cho rằng cá được xử lý ẞ- glucan sẽ có sức khỏe tốt hơn nên tăng trưởng nhanh
hơn. Tôm ăn thức ăn có 1,3/1,6 β-glucan tăng trưởng nhanh, tỷ lệ tử vong giảm đồng thời
hiệu quả sử dụng thức ăn tăng lên [60].
Ở Việt Nam, nghiên cứu hiệu quả của ß-glucan lên đáp ứng miễn dịch ở cá biển
đã được quan tâm trong những năm gần đây. Kết quả thử nghiệm dùng ß-glucan đối với
cá khoang cổ đen đuôi vàng, Amphiprion clarkia, cho thấy sức đề kháng của cá với vi
khuẩn Vibrio alginolyticus tăng đáng kể so với cá ở lô đối chứng [14]. Trong điều kiện
cảm nhiễm với vi khuẩn Vibrio alginolyticus, tỷ lệ sống của cá khoang cổ đỏ,
Amphiprion frenatus được tắm ß-glucan (18,4 mg/L) cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên ở
nồng độ cao hơn (184 và 920mg/L), hiệu quả của ß-glucan khơng cho kết quả ổn định
[16]. Việc bổ sung ß-glucan vào thức ăn cho cá chẽm Lates calcarifer có tác dụng thúc
đẩy đáp ứng miễn dịch khơng đặc hiệu, đặc biệt là hoạt tính lysozyme [4]. Tổng số tế
bào bạch cầu, chỉ số thực bào, hoạt tính bùng nổ hơ hấp và khả năng kháng bệnh của cá
mú chấm cam, Epinephelus coioides khi cho cảm nhiễm với vi khuẩn Vibrio
parahaemolyticus cũng tăng đáng kể sau 2 tuần cho ăn ß-glucan với các nồng độ 500,
1000 và 2000µg/g cá. Tuy nhiên, sau khi ngừng cho ăn 15 ngày, các chỉ tiêu này đều
khơng có sự khác biệt so với nhóm cá đối chứng [15]. Điều này cho thấy ngoài hàm lượng
bổ sung, thời gian bổ sung ß-glucan cũng ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của cá nuôi.

10



CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Thời gian, đối tượng, địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: tháng 10 năm 2015 đến tháng 10 năm 2016
Đối tượng nghiên cứu: cá chim vây ngắn, Trachinotusku ovatus
Địa điểm nghiên cứu: Viện Hải dương học Nha Trang.

2.2.

Nội dung nghiên cứu

Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học β-glucan lên sự sinh trưởng và một số chỉ
tiêu sinh hóa cá chim vây ngắn Trachinotus ovatus (Linnaeus, 1758) giai đoạn 5-30g
Cá chim vây ngắn (6,5 g)

0% β-glucan

0,1% β-glucan

0,05% β-glucan

0,2% β-glucan

Sau 8 tuần bố trí thí nghiệm

Xác định chỉ tiêu sinh trưởng, tế bào máu, thành phần sinh hóa, vibrio
đường ruột tổng số

Kết luận và kiến nghị

Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
2.3.

Hệ thống ni và nguồn cá thí nghiệm
Cá chim được ni trong hê thống gồm 12 bể composite dạng chữ nhật (0,5x 0,7x

1m), mỗi bể chứa 250 L nước, với mực nước 0,75m. Hệ thống bể thí nghiệm đặt trong
nhà có mái che, thuộc trại thực nghiệm Nuôi trồng Thủy sản, viện Hải Dương học Nha
Trang. Mỗi bể nuôi được gắn với 1 bể lọc sinh học (thể tích 60 L) tạo thành 1 hệ thống
ni tuần hồn, với lưu tốc nước qua hệ thống khoảng 500 L/giờ.
Bể nuôi và bể lọc đều được lắp đặt sục khí (1 viên đá bọt/bể), và sục khí liên tục
(24h/ngày) ở mức thích hợp. Cá chim vây ngắn, được chọn lọc từ trại sản xuất cá giống
ở Nha Trang, khỏe mạnh và đồng đều về kích cỡ (6,47 ± 0,07 g). Cá được thả nuôi thuần
11


dưỡng 2 tuần trong các bể thí nghiệm với mật độ 69 con/m2 (24 con/bể), Cá được chăm
sóc và việc quản lý bể ni tương tự như thí nghiệm.

Hình 2.2. Hệ thống bể thí nghiệm
2.4.

Thức ăn cho thí nghiệm
Nhằm hạn chế ảnh hưởng của β-glucan có trong thành phần của một số sản phẩm

thiên nhiên, thức ăn bán tinh khiết cho cá chim Trachinotus carolinus được nghiên cứu
bởi Riche (2014) được sử dụng. Công thức thức ăn này đã được điều chỉnh một phần
cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cá chim vây ngắn, Trachinotus ovatus và được
sử dụng làm thức ăn ở lơ đối chứng. Chất kích thích miễn dịch Macrogard® (chứa hàm
lượng 1,3/1,6 β - glucan tinh khiết ở nồng độ cao) được cung cấp bởi công ty Biorigin

(Biorigin, Brazil) được trộn vào thức ăn ở các nồng độ khác nhau, sử dụng cho các
nghiệm thức thí nghiệm.
2.5.

Bố trí thí nghiệm
Sau thời gian ni thuần dưỡng, từng nhóm 3 bể được chọn ngẫu nhiên để tạo

thành một nghiệm thức (3 lần lập). Cá được cho ăn cùng loại thức ăn công nghiệp INVE
(Protein 48% và Lipid 6%), nhưng khác nhau về tỷ lệ β-glucan (Macrogard®, Biorigin,
Brazil) bổ sung vào thức ăn, gồm 0,0 % β-glucan (đối chứng, ĐC); 0,05% β-glucan
(nghiệm thức 1, NT1); 0,1% β-glucan (nghiệm thức 2, NT2) và 0,2% β-glucan (nghiệm
thức 3, NT3). Thức ăn để khơ ở nhiệt độ phịng và bảo quản ở 4oC cho đến khi sử dụng.
Cá được cho ăn 4 lần/ngày 7:30, 10:30, 14:30 và 16:30. Lượng thức ăn hàng ngày
sử dụng như nhau ở các bể thí nghiệm và được điều chỉnh theo nhu cầu của cá bằng cách
quan sát trực tiếp sự bắt mồi. Hệ thống lọc sinh học và hệ thống sục khí được duy trì
liên tục 24h/ngày và khơng thay nước trong q trình ni. Thời gian nuôi trong 8 tuần.

12


Hình 2.3. Chuẩn bị thức ăn thí nghiệm
Cân đo cá vào lúc bắt đầu, sau tuần 8 (kết thúc); thu mẫu máu và phân tích thành
phần sinh hóa lúc kết thúc thí nghiệm.
2.6.

Thu mẫu, phân tích, thu thập và xử lý số liệu

2.6.1. Xác định các thông số môi trường
Nhiệt độ và pH được đo 2 lần/ngày (8:00 và 14:00) bằng nhiệt kế rượu (chính
xác ± 1oC) và test pH. Độ mặn, NH4/NH3 và NO3 được đo 7 ngày/ lần (8:00), sử dụng

khúc xạ kế (chính xác ± 1‰) và test-kit
2.6.2. Xác định sự tăng trưởng và tỷ lệ sống
Trước khi thí nghiệm cá trong mỗi bể được cân, đo từng cá thể bằng cân điện tử
chính xác đến 0,01g và thước kỹ thuật chính xác đến 1mm. Sau 8 tuần ni, cá trong
mỗi bể được thu tồn bộ, đếm số lượng và cân, đo từng cá thể như trên. Các thông số về
sinh trưởng và tỷ lệ sống được tính tốn theo các cơng thức sau.
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng (DWG) [75]
DWG (g.ng-1) = (Wt - Wo)/T
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài (DLG)
DLG (mm.ng-1) = (Lt – Lo)/T
Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng (SGRw) [74]
SGRw (%.ng-1) = (Ln Wt – Ln Wo)/T x 100
Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài (SGRL)
SGRL (%.ng-1) = (Ln Lt – Ln Lo)/T x 100
Tỷ lệ sống (%) = 100 x Nt/No
Hệ số phân đàn: CV (%) = (SD/Wtb) x 100
Trong đó: Wt: khối lượng cá lúc thu; Wo: khối lượng cá lúc bắt đầu thí nghiệm; T:
thời gian ni (ngày); Nt: số lượng cá thu ở mỗi bể, No: số lượng cá ban đầu; SD: độ
lệch chuẩn và Wtb: khối lượng trung bình của cá.
13


2.6.3. Xác định các chỉ tiêu sinh hóa, vi sinh và huyết học
2.6.3.1. Xác định thành phần sinh hóa
8 mẫu cơ thịt cá ở mỗi nghiệm thức sẽ được thu và bảo quản ở nhiệt độ -70°C.
Protein, lipid, độ ẩm trong cơ cá được phân tích theo phương pháp chuẩn AOAC (2005).
2.6.3.2. Xác định các chỉ tiêu huyết học
Sau 56 ngày nuôi, thu mẫu ngẫu nhiên 8 cá thể trên mỗi nghiệm thức của mỗi thí
nghiệm đem đi phân tích máu. Máu được lấy từ tĩnh mạch đuôi và cho vào ống eppendorf
sạch có chứa heparin (20U/L) và giữ ở 4°C. Mẫu máu được phân tích ngay trong ngày.

Mật độ hồng cầu được xác định bằng buồng đếm hồng cầu Neubauer dưới kính hiển vi
ở độ phóng đại 1000 lần.
Mẫu máu được cố định trên lame sạch và được nhuộm bằng dung dịch Diff-Quick
để định loại và định lượng tế bào bạch cầu. Làm tiêu bản và đếm các loại tế bào máu
theo phương pháp tiêu bản phết [57]. Phân loại các loại bạch cầu theo phương pháp của
Ainsworth (1994) [19]. Tỷ lệ bạch cầu tổng số được tính bằng tỷ lệ gia tăng số các loi
bạch cầu đếm được so với tổng số tế bào máu đếm được trên 15 thị trường kính (> 100
tế bào). Tỷ lệ mỗi loại bạch cầu được tính bằng tỷ lệ gia số bạch cầu mỗi loại đếm được
so với tổng số bạch cầu đếm được.
2.6.3.3. Xác định hàm lượng vibrio tổng số
Vào lúc kết thúc thí nghiệm, các mẫu cá ở mỗi nghiệm thức được giải phẫu lấy
đoạn ruột giữa để phân tích mật độ vi khuẩn Vibrio. Ruột cá được rửa qua dung dịch
nước muối 2%, sau đó đoạn ruột giữa được nghiền nát và hòa vào dung dịch nước muối
0,85% với tỷ lệ 1:10, rồi cấy trên môi trường thạch TCBS theo phương pháp chuẩn
APHA. Đĩa cấy được ủ ở 37 ºC trong 24 h, sau đó đếm số khuẩn lạc xuất hiện trên đĩa.
2.7. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được phân tích bằng phép phân tích phương sai một yếu tố trên phần mềm
SPSS for window, phiên bản 16.0. Khi có sự khác biệt giữa các giá trị trung bình về sinh
trưởng đặc trưng hay tỷ lệ sống của các nghiệm thức, phép kiểm định LSD được sử dụng
để xác định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa P < 0,05. Số liệu được
trình bày dưới dạng trung bình (Mean) ± Độ lệch chuẩn (SD).

14


×