Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá hiệu quả khai thác của nghề câu vàng cá ngừ đại dương ở tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.98 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐỖ TRUNG HIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHAI THÁC CỦA NGHỀ CÂU
VÀNG CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG Ở TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Khánh Hòa, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐỖ TRUNG HIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHAI THÁC CỦA NGHỀ CÂU
VÀNG CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG Ở TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kỹ thuật Khai thác thủy sản

Mã số:

60620304

Quyết định giao đề tài:



306/QĐ-ĐHNT, ngày 26/03/2016

Quyết định thành lập hội đồng:

704/QĐ-ĐHNT, ngày 09/08/2017

Ngày bảo vệ:

09/9/2017

Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN ĐỨC PHÚ
Chủ tịch hội đồng:
TS. NGUYỄN ĐỨC SĨ
Khoa sau đại học:

Khánh Hòa, 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giá hiệu quả khai thác của nghề câu vàng
cá ngừ đại dương ở tỉnh Phú Yên” được hoàn thành là kết quả của quá trình nghiên
cứu tài liệu, thực hiện các chuyến điều tra khảo sát thực tế ở tỉnh Phú Yên. Số liệu
trong luận văn là hoàn toàn trung thực, được xử lý theo phương pháp khoa học và đảm
bảo độ tin cậy.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn
và các thơng tin trích dẫn được chỉ rõ nguồn gốc.


Khánh Hòa, ngày ...... tháng ...... năm 2017
Tác giả

Đỗ Trung Hiệp

iii


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới TS. Trần Đức Phú – Viện trưởng Viện Khoa học và
công nghệ khai thác thủy sản, trường Đại học Nha Trang là người trực tiếp hướng dẫn
và tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Chi cục Thủy sản Phú Yên, các đơn vị chức
năng đã cho phép và tạo mọi điều kiện để tôi tham gia và sử dụng số liệu thực hiện
luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Lãnh đạo
Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản, quý thầy trong Viện đã truyền đạt
kiến thức và kinh nghiệm giúp tơi hồn thành luận văn này./.
Khánh Hịa, ngày ..... tháng .... năm 2017
Tác giả

Đỗ Trung Hiệp

iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................iii

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH.......................................................................................... ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN.......................................................................................... x
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................4
1.1. Nghiên cứu ngoài nước ........................................................................................................... 4
1.1.1. Nghiên cứu công nghệ khai thác cá ngừ trên thế giới .........................................4
1.1.2. Về công nghệ xử lý và bảo quản cá ngừ .............................................................6
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................................................... 11
1.2.1. Sơ lược về nghề câu cá ngừ ở Việt Nam...........................................................11
1.2.2. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ khai thác cá ngừ ...........................................12
1.2.3 Nghiên cứu quy trình xử lý và cơng nghệ bảo quản cá ngừ ...............................17
1.3. Nghiên cứu về một số đặc điểm của cá ngừ đại dương ...................................................... 26
1.3.1. Nghiên cứu sự di cư của cá ngừ và xác định ngư trường ..................................26
1.3.2. Độ sâu phân bố của cá ngừ đại dương ..............................................................27
1.3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước biển đến sự phân bố của cá ngừ.........................28
1.3.4. Ảnh hưởng của địa hình đáy biển đến sự phân bố của cá ngừ...........................29
1.3.5. Đặc điểm sinh học cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) .........................................29
1.3.6. Đặc điểm sinh học cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) .................................30
1.4. Đặc điểm chung và tình hình khai thác thủy sản của tỉnh Phú yên.................................... 31
1.4.1. Vị trí địa lý........................................................................................................................... 31
1.4.2. Đặc điểm địa hình ............................................................................................33
1.4.3. Khí hậu ............................................................................................................33
1.4.4. Tình hình tàu cá khai thác cá ngừ: ....................................................................33
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................35
2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................................. 35
v



2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................... 36
2.2.1. Số liệu sử dụng ................................................................................................36
2.2.2. Phương pháp điều tra .......................................................................................36
2.2.2.1. Điều tra thu thập số liệu thứ cấp ....................................................................36
2.2.2.2 Điều tra thu thập số liệu sơ cấp.......................................................................37
2.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................37
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................39
3.1. Thực trạng nghề câu vàng cá ngừ đại dương ở tỉnh Phú Yên ............................................ 39
3.1.1. Thực trạng tàu thuyền và trang thiết bị .............................................................39
3.1.2. Thực trạng về ngư cụ sử dụng ..........................................................................42
3.1.4. Thực trạng trang thiết bị xử lý, bảo quản trên tàu câu vàng cá ngừ đại dương ............43
3.1.5. Ngư trường và mùa vụ khai thác ......................................................................44
3.1.6. Thực trạng quy trình kỹ thuật khai thác trên tàu câu vàng cá ngừ đại dương ở
tỉnh Phú Yên..............................................................................................................45
3.1.7. Thực trạng bảo quản sản phẩm trên tàu câu tay cá ngừ đại dương ở tỉnh Phú
Yên............................................................................................................................49
3.1.8. Tình hình kinh tế - xã hội của ngư dân làm nghề câu cá ngừ đại dương tại tỉnh
Phú Yên ...................................................................................................................55
3.1.9. Thực trạng về kinh tế của đội tàu câu cá ngừ đại dương của tỉnh Phú Yên .......57
3.2. Đánh giá hiệu quả khai thác của nghề câu vàng cá ngừ đại dương tại tỉnh Phú Yên........ 61
3.2.1. Về công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo............................................................61
3.2.2. Về công tác an toàn cho người và phương tiện trên biển ..................................62
3.2.3. Về mặt kinh tế..................................................................................................63
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghề câu vàng cá ngừ đại dương tại
tỉnh Phú Yên.................................................................................................................................. 64
3.3.1. Giải pháp về kỹ thuật khai thác: .......................................................................64
3.3.2. Giải pháp xử lý và bảo quản sản phẩm khai thác: .............................................64
KẾT LUẬN ...............................................................................................................65

1. Kết luận..................................................................................................................................... 65
2. Kiến nghị ................................................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................67
PHỤ LỤC
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

TT

Chữ viết tắt

Nội dung viết tắt

1

Bmax

Chiều rộng vỏ tàu lớn nhất

2

Lmax

Chiều dài vỏ tàu lớn nhất

3

D


Chiều cao mạn

4

CV

Công suất

5

DL

Doanh lợi

6

DT

Doanh thu

7

ĐVT

Đơn vị tính

8

LN


Lợi nhuận

9

PA

Poly Amid

10

PE

Poly Etylen

11

TB

Trung bình

12

CPBĐ TB

Chi phí biến đổi trung bình

13

Tr.đ


Triệu đồng

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Số lượng tàu câu cá ngừ đại dương theo nhóm cơng suất máy chính ..........12
Bảng 3.1. Số lượng tàu thuyền làm nghề câu vàng cá ngừ đại dương theo nhóm cơng
suất tại tỉnh Phú n từ năm 2010 đến tháng 12/2015...............................39
Bảng 3.2. Thông số của tàu, giá đóng mới, chất lượng và tuổi thọ của các tàu câu vàng
cá ngừ đại dương theo nhóm cơng suất ở tỉnh Phú Yên .............................39
Bảng 3.3. Thông tin về hiệu máy chính, cơng suất, giá mua, chất lượng, tuổi thọ các
tàu câu tay cá ngừ đại dương theo nhóm công suất ở tỉnh Phú Yên ...........40
Bảng 3.4: Thống kê trang bị toàn bộ vàng câu cá ngừ đại dương tàu PY2979BTS .....42
Bảng 3.5 Thiết bị xử lý, bảo quản trên tàu câu vàng...................................................44
Bảng 3.6: Độ tuổi trung bình của thuyền viên trên tàu câu tay cá ngừ đại dương của
tỉnh Phú n .............................................................................................56
Bảng 3.7. Trình độ văn hóa của thuyền viên ..............................................................56
Bảng 3.8: Thu nhập trung bình của thuyền viên .........................................................57
Bảng 3.9: Năng suất khai thác trung bình của các tàu theo từng nhóm cơng suất .......57
Bảng 3.10: Doanh thu của tàu cá theo nhóm cơng suất/chuyến biển và doanh thu của
tàu/năm .....................................................................................................58
Bảng 3.11. Chi phí biến đổi trung bình của tàu cá/chuyến và năm .............................58
Bảng 3.12. Chi phí cố định trung bình của tàu cá trong 01 năm .................................59
Bảng 3.13. Chi phí nhân cơng trung bình của tàu cá trong 01 năm .............................59
Bảng 3.14. Vốn đầu tư trung bình của 01 tàu câu vàng cá ngừ ...................................60
Bảng 3.15. Lợi nhuận trung bình của tàu cá trong 01 năm .........................................60
Bảng 3.16. Lợi nhuận/vốn đầu tư của đội tàu .............................................................63


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Vị trí lắp đặt máy thu câu trên tàu câu cá ngừ đại dương Nhật Bản...............5
Hình 1.2. Cấu tạo của thiết bị Chụp cá.........................................................................5
Hình 1.3: Sử dụng chụp cá trên tàu câu cá ngừ đại dương Nhật Bản ............................6
Hình 1.4: Cây sắt giết cá ..............................................................................................8
Hình 1.5: Minh họa đưa cá lên tàu ...............................................................................8
Hình 1.6: Các cơng đoạn phá hủy não và tủy ...............................................................9
Hình 1.7: Cắt vây ngực, mang cá, và đuôi cá (từ trái qua phải) ....................................9
Hình 1.8: Cá được lấy ruột, mang, cắt bỏ tất cả vây ...................................................10
Hình 1.9. Máy tạo xung - tuna shocker ......................................................................15
Hình 1.10: Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) ..............................................................29
Hình 1.11: Cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) ......................................................30
Hình 1.12. Bản đồ hành chỉnh tỉnh Phú Yên ..............................................................32
Hình 3.1: Tàu câu cá ngừ đại dương tại Phú Yên .......................................................41
Hình 3.2 : Bản vẽ tổng thể vàng câu cá ngừ đại dương...............................................43
Hình 3.3 : Ngư trường khai thác chủ yếu của nghề câu cá ngừ đại dương ..................45
Hình 3.4: Sơ đồ quy trình câu vàng khai thác cá ngừ đại dương.................................46
Hình 3.5. Sơ đồ bố trí nhân lực khi thả câu ................................................................46
Hình 3.6. Thả câu trên tàu câu vàng cá ngư đại dương ở Phú Yên..............................47
Hình 3.7. Thu câu trên tàu câu vàng cá ngư đại dương ở Phú Yên .............................48
Hình 3.8. Sơ đồ bố trí nhân lực khi thu câu ................................................................48
Hình 3.9. Móc cá ngừ lên tàu .....................................................................................49
Hình 3.10: Sơ đồ quy trình sơ chế và bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu vàng..........50
Hình 3.11. Rửa cá và cắt bỏ mang cá .........................................................................50
Hình 3.12. Đưa cá xuống hầm bảo quản.....................................................................51

Hình 3.13. Bảo quản cá ngừ đại dương trong hầm .....................................................52
Hình 3.14. Cá đưa lên bán khi tàu cập cảng ...............................................................53
Hình 3.15. Kiểm tra và phân loại chất lượng cá .........................................................54

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Cá ngừ đại dương là đối tượng có giá trị kinh tế cao và trữ lượng lớn, với khả
năng khai thác cho phép còn cao. Tuy nhiên, hiện nay đội tàu khai thác đối tượng này
chưa thực sự hiệu quả, điển hình là đội tàu câu vàng cá ngừ đại dương ở tỉnh Phú Yên,
một trong những nguyên nhân là do kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm sau khai
thác, phương thức tổ chức khai thác cũng như dịch vụ hậu cần nghề cá và dự báo ngư
trường còn nhiều hạn chế.
Để nghề câu vàng cá ngừ đại dương ở tỉnh Phú Yên đạt hiệu quả cao cho nghề
câu vàng này thì cần phải phù hợp với điều kiện và năng lực kinh tế trong nước;
đáp ứng với nhu cầu tiêu thụ, xu thế của thị trường trong thời gian tới; gắn khai
thác với an ninh, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền trên biển. Cần phải có những
nghiên cứu, đánh giá và đề xuất giải pháp cho nghề câu vàng ở tỉnh Phú Yên.
Mục tiêu của để tài:
Đánh giá được hiệu quả nghề câu vàng và đưa ra ý kiến đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghề câu vàng cá ngừ đại dương ở tỉnh Phú Yên.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sử dụng tài liệu, số liệu tàu cá tại Chi Thủy sản
Phú n, các cơng trình khoa học đã công bố, các văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý nghề cá của Trung ương và địa phương.
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu thứ cấp tại Chi cục Thủy
sản tỉnh Phú Yên, trạm số 01 khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở tỉnh Phú Yên,
ngoài ra tham khảo các số liệu thứ cấp của các đề án, dự án có liên quan.

Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp: Khảo sát trực tiếp tại bến cá ở Phường 06
tỉnh Phú Yên, trên biển về ngư cụ, kỹ thuật khai thác, bảo quản, phương thức tổ chức
khai thác cũng như dịch vụ hậu cần nghề cá và dự báo ngư trường phục vụ khai thác,
kinh tế - xã hội, tình hình khai thác, chí phí doanh thu, mùa vụ khai thác.
Kết quả nghiên cứu:
Qua điều tra cho thấy, tàu câu vàng cá ngừ đại dương ở tỉnh Phú n có chiều
dài lớn nhất trung bình từ 14,72 – 16,4m, chiều rộng lớn nhất trung bình từ 4,16 –
4,77m, chiều cao trung bình từ 1,90 – 2,21 m. Cơng suất trung bình của máy chính là
170 - 460 cv và lắp máy chính chủ yếu hãng YANMAR, MITSUBISH, DAEWOO.
x


Năng suất khai thác trung bình từ 59,09 - 72,28 kg/tàu/ngày, lợi nhuận trung bình của
tàu cá trong 01 năm là 206.66 - 341,56 triệu đồng/tàu/năm, thu nhập bình quân của
thuyền viên là 3,52 – 4,27 triệu đồng/người/chuyến và trung bình trong 01 năm đạt
42,24 –51,51 triệu đồng/người/năm. Số lao động bình quân trên tàu là từ 6 đến 8
thuyền viên, trình độ văn hóa chủ yếu cấp 1 và cấp 2, độ tuổi của thuyền viên chủ yếu
trong độ tuổi từ 31 đến 50 tuổi.
Từ khóa: Nghề câu vàng cá ngừ đại dương, tỉnh Phú Yên.

xi


MỞ ĐẦU
Các đối tượng khai thác chính của cá ngừ đại dương là cá ngừ vây vàng, cá ngừ
mắt to chủ yếu được khai thác bằng nghề câu vàng và câu tay, cá ngừ vằn loại có sản
lượng cao chủ yếu được khai thác bằng nghề lưới vây và nghề lưới rê thu ngừ (lưới
cản). Ngư trường khai thác cá ngừ đại dương trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam tập trung chủ yếu từ phía Đơng Bắc, Đơng, Đơng Nam của quần đảo Hồng Sa
chạy dài xuống phía Bắc, trong và phía Nam của quần đảo Trường sa. Ngồi ra, cá ngừ

đại dương cịn có nhiều ở các vùng biển cả, đặc biệt là vùng nước thuộc quyền quản lý
của Ủy ban nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương, vùng đặc quyền kinh tế của các
quốc đảo ở Thái Bình Dương và Ấn Độ dương (các nước có cơng nghệ khai thác thấp
đang cho phép nước ngồi vào khai thác).
Trong thời gian qua, nghề khai thác cá ngừ đại dương liên tục phát triển đã mở ra
hướng đi đầy triển vọng cho hoạt động khai thác xa bờ; với sự quan tâm của Nhà
nước, ngư dân khai thác cá ngừ đã được hưởng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ,
tạo điều kiện cho ngư dân vươn khơi, an tâm và ổn định khai thác hải sản trên các
vùng biển xa, giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống cho hàng nghìn lao
động, góp phần tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản; bà con ngư dân đã
thể hiện được tinh thần lao động, cần cù, sáng tạo, kiên trì bám biển, phát triển sản
xuất trên các vùng biển xa, thúc đẩy phát triển khai thác thủy sản xa bờ gắn với bảo vệ
chủ quyền trên biển.
Hiện cả nước tính đến 31/12/2016 có khoảng 2.372 tàu khai thác cá ngừ đại
dương (chiếm 9,5% tàu cá xa bờ) tập trung ở 3 tỉnh là Phú n, Bình Định và Khánh
Hịa. Tổng sản lượng cá ngừ khai thác của 3 tỉnh năm 2016 là 92.192 tấn. Ngư trường
thường xuyên khai thác trên vùng biển xa (Hoàng Sa, Trường Sa và DKI). Khai thác,
chế biến và tiêu thụ cá ngừ phát triển với tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần
đây, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu thủy sản.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam: năm 2014 đạt 484,235 triệu
USD (giảm 8,7% so với năm 2013); năm 2015 đạt 454,972 USD (giảm 6,4%); năm
2016 đạt 509,786 triệu USD (tăng 12,5%).
Đối với tỉnh Phú Yên, Tồn tỉnh Phú n có 4.104 tàu cá. Trong đó: có 1.104 tàu
cá cơng suất từ 90 CV trở lên, đặc biệt có 343 tàu cơng suất từ 400 CV trở lên, lớn
nhất là 829 CV. Cá ngừ chủ yếu được khai thác bằng 04 nghề: câu, nghề vây và nghề
1


lưới rê (lưới cản Nilon), nghề mành chụp. Nghề câu (câu vàng và câu tay kết hợp ánh
sáng): 516 chiếc; Nghề lưới vây khơi: 56 chiếc; Lưới rê (lưới cản Nilon) khai thác cá

ngừ: 06 chiếc; Nghề mành chụp: 02 chiếc.tổng số tàu câu cá ngừ khoảng 1000 tàu,
trong đó: Kiêm nghề là 350 tàu. Trong 650 tàu, ở phường 06 Thành Phố Tuy Hòa
chiếm 70%, khoảng 450 tàu), cũng như nghề câu vàng, ngư trường khai thác của nghề
câu vàng cá ngừ đại dương kéo dài từ vĩ độ 90 cho đến 170, kinh độ từ 1120 đến 1150. Bao
gồm vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đối tượng khai thác chủ yếu
đó là cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to, ngoài ra một số đối tượng chiếm tỷ lệ rất ít đó là
cá thu ngàn và cá giũa.
Thực tế cho thấy hầu hết các loài cá kinh tế trong vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam bị khai thác quá mức thì lồi cá ngừ đại dương có giá trị kinh tế rất cao lại
còn tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, khai thác đối tượng này chưa thực sự hiệu quả, điển
hình là đội tàu câu vàng cá ngừ đại dương ở tỉnh Phú Yên. Một trong những nguyên
nhân là do kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm sau khai thác, phương thức tổ chức
khai thác cũng như dịch vụ hậu cần nghề cá và dự báo ngư trường còn nhiều hạn chế.
Để nghề câu vàng cá ngừ đại dương ở tỉnh Phú Yên đạt hiệu quả, đáp ứng với
nhu cầu tiêu thụ, xu thế của thị trường, gắn khai thác với an ninh, quốc phòng và
bảo vệ chủ quyền trên biển. Việc chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả khai thác của nghề
câu vàng cá ngừ đại dương ở tỉnh Phú n” là cần thiết, góp phần thực hiện thành
cơng Đề án “Tổ chức lại sản xuất trong khai thác thủy sản” và chủ trương của
Chính phủ về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững.
 Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được hiệu quả nghề câu vàng cá ngừ đại dương và đưa ra ý kiến đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho nghề câu vàng cá ngừ đại dương ở
tỉnh Phú Yên.
 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận: Đề tài thực hiện thành công là cơ sở lý luận và tài liệu tham khảo cho
các cơ quan, cá nhân nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nghề câu vàng cá ngừ đại
dương tại tỉnh Phú Yên.
Về ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá được hiệu quả khai thác nghề câu vàng cá ngừ đại
dương ở tỉnh Phú Yên là cơ sở khoa học góp phần phục vụ cơng tác quản lý nghề, xây dựng

2


những chính sách, quản lý cho phù hợp với sự phát triển của nghề cá tỉnh Phú Yên góp
phần ổn định kinh tế xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh biển đảo.
 Nội dung của luận văn
Nội dung 1: Thực trạng nghề câu vàng cá ngừ đại dương ở tỉnh Phú Yên
Nội dung 2: Đánh giá hiệu quả nghề câu vàng cá ngừ đại dương ở tỉnh Phú Yên.
Nội dung 3: Ý kiến đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghề câu
vàng cá ngừ đại dương ở tỉnh Phú Yên.

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu ngồi nước
1.1.1. Nghiên cứu cơng nghệ khai thác cá ngừ trên thế giới
- Philippin: nghề câu vàng cá ngừ đại dương phát triển mạnh ở Philippin và đây
là một trong những nghề chính khai thác cá ngừ. Sản lượng khai thác của nghề câu
vàng khá cao, mỗi chuyến biển từ 5 - 7 ngày cho sản lượng khai thác từ 600 - 1.000
kg/chuyến/tàu. Kỹ thuật khai thác của nghề này dựa vào đặc tính tập trung quanh chà
của cá ngừ đại dương. Ngư dân thả câu ở những độ sâu khác nhau quanh chà để khai
thác cá ngừ vào ban ngày. Mồi câu được sử dụng là mồi mực hoặc cá nhỏ, càng tươi
càng tốt. Khi có cá ăn câu thì 2 thuỷ thủ thay nhau kéo dây câu để bắt cá. Do cá mới ăn
câu còn rất khỏe nên người ta thường nới dây câu để không bị bứt lưỡi khỏi miệng cá,
khi cá bơi có xu hướng trồi lên mặt nước thì người ta tiến hành thu nhanh dây câu, thời
gian bắt cá kéo dài từ 1h00’ - 1h30’, khi cá đã mệt thì mới tiến hành thu dây câu và
kéo cá lên mặt nước, cá trồi lên mặt nước thì một thuỷ thủ dùng móc sắt nhọn móc vào
mang cá (tránh móc vào thân cá sẽ làm giảm giá trị của cá) hoặc dùng chụp cá để kéo
lên tàu.

Như vậy, thời gian từ khi cá ăn câu đến khi kéo lên tàu của nghề câu vàng cá ngừ
ở Philippin (khoảng từ 1h00’ - 1h30’) dài hơn rất nhiều so với nghề câu tay cá ngừ
(khoảng từ 0h10’ - 0h20’) và gần tương đương với nghề câu tay (khoảng 0h30’ 3h00’) ở Việt Nam.
- Nhật Bản: nghề câu vàng cá ngừ đại dương ở đây có khoảng 90 chiếc (2011),
tàu công suất lớn (>1000cv), trang thiết bị trên tàu rất hiện đại, chiều dài vỏ tàu trên
30m, vỏ bằng sắt, trên mỗi tàu câu thường trang bị từ 4 - 6 cần câu, chiều dài dây câu
không cố định và được điều khiển để thay đổi độ sâu đánh bắt. Cá được đưa lên tàu
bằng chụp cá hoặc móc (khấu).

4


Hình 1.1. Vị trí lắp đặt máy thu câu trên tàu câu cá ngừ đại dương Nhật Bản
Sau khi cá cắn câu, để bắt cá ngừ nhanh, hạn chế tuột câu và giảm sự vùng vẫy
lúc kéo lên tàu, ngư dân các nước như Nhật Bản, Philippin, Đài Loan, đã dùng thiết bị
chụp cá (Hình 1.2).

Hình 1.2. Cấu tạo của thiết bị Chụp cá
Chụp cá: là thiết bị dùng để bắt cá khi cá mắc câu, chụp có 6 chấu, có khe mở
đóng vào thẻo câu, trọng lượng từ 4 - 6 kg. Chụp cá khi đã chụp vào đầu, cá càng vùng
vẫy chụp càng siết chặt vào đầu cá, làm cho sự hô hấp của cá qua mang bị giảm, cá
nhanh mệt dẫn đến sự giảm vùng vẫy của cá.
Kỹ thuật sử dụng thiết bị: Giữ thẻo câu và kéo dần cá gần mạn tàu, khi cá vào
gần tàu theo chiều gần thẳng đứng, mở chụp cá đưa vào dây câu và vặn ngang khóa
lại. Thả đầu chụp cá rơi tự do cho đến khi dây mồi nổi lên thì lúc đó chụp đã đụng vào
mõm của cá và kéo chụp lên, khi đó thiết bị này sẽ móc vào đầu cá (hình 1.2).
5


Hình 1.3: Sử dụng chụp cá trên tàu câu cá ngừ đại dương Nhật Bản

- Australia: trên mỗi tàu câu tay ở đây người ta thường trang bị từ 8 - 10 cần câu,
hệ thống cần câu này hoàn toàn tự động, mồi câu là mồi sống (cá nổi nhỏ) và được thả
xuống biển để nhử đàn cá, cá nổi lên sát mặt nước để ăn câu, thời gian từ khi cá ăn câu
đến khi kéo lên tàu chưa đến 1 phút, cá ngay sau khi câu lên tàu sẽ được giết chết ngay
Như vậy, thời gian từ khi cá cắn câu cho đến khi kéo lên tàu ít hơn rất nhiều so với
thời gian của nghề câu tay ở Việt Nam.
- Hawaii: nghề câu tay khai thác cá ngừ đại dương (cá ngừ mắt to, cá ngừ vây
vàng) ở đây khá phát triển, mồi sử dụng là mồi mực. Kỹ thuật khai thác của nghề này
dựa vào đặc tính tập trung quanh chà của cá ngừ đại dương, trên mỗi tàu trang bị
khoảng 2 - 4 cần câu, sản lượng khai thác trung bình khoảng 150 - 300 kg/đêm. Điểm
khác biệt của nghề câu tay ở đây so với Việt Nam là ở đây câu quanh chà còn ở nước
ta câu tay kết hợp với ánh sáng.
1.1.2. Về công nghệ xử lý và bảo quản cá ngừ
Ngư dân Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan sử dụng các thiết bị làm chết nhanh cá
ngừ đại dương và hệ thống hạ nhiệt nhanh để hạn chế các quá trình làm giảm chất
lượng thịt cá. Thiết bị làm chết nhanh nhằm làm cá chết ngay, tránh vận động mạnh để
giảm tổn thất chất lượng thịt cá. Bể ngâm hạ nhiệt nhanh được sử dụng để giảm nhanh
thân nhiệt của cá sau khi chết, hạn chế quá trình phân hủy protein của thịt cá trước khi
đưa vào hầm bảo quản.
Để khắc phục các hạn chế trong khâu bảo quản sản phẩm sau khai thác, nhiều
nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ đã sử dụng máy làm đá vảy từ nước

6


biển để bảo quản sản phẩm khai thác trên tàu. Tàu cá lắp đặt máy này để sản xuất đá
vẩy tại chỗ, nên sản phẩm có thể ln được bảo quản ở nhiệt độ như mong muốn.
Nước biển cũng có thể được làm lạnh ở nhiệt độ nhất định (-3 đến -50C) tạo thành
dung dịch sệt hoặc ở dạng đá tuyết để bảo quản sản phẩm trên tàu cá.
Công nghệ bảo quản sản phẩm bằng Ni tơ lỏng đang được áp dụng ở một số

nước trên thế giới như: Nhật Bản, Mỹ, Israel. Một số chuỗi liên kết cá ngừ của Nhật
Bản đã sử dụng công nghệ này ở Nhật và một số quốc giá khác. Tàu câu cá thường sử
dụng hệ thống này để bảo quản cá ngừ. Mỗi con cá ngừ nguyên con được bảo quản
trong một hộp chứa khí Ni tơ hóa lỏng trong suốt q trình bảo quản trên tàu và vận
chuyển đến nơi tiêu thụ. Cá ngừ được bảo quản bằng cơng nghệ này có chất lượng tốt,
giá bán cao ở thị trường: Nhật, Hàn Quốc, Mỹ.
Với cá ngừ khai thác bằng nghề câu tay, một số nước trên thế giới đã và đang
tiến hành theo các cách như sau:
Ở Philippin: Về kỹ thuật xử lý và bảo quản cá ngừ đại dương bằng nghề câu
tay quanh chà ở đây được thực hiện như sau:
Cách giết cá: có 02 cách để giết cá. Dùng dịng điện để giết cá và cách truyền thống là
dùng vồ đập vào đầu cá. Ngư dân có thể sử dụng điện 24V tạo xung mạnh và dí trực
tiếp lên thân cá, sau khoảng 2 phút cá chết máu sẽ chảy ra từ mang mà không ảnh
hưởng tới đầu và thân cá. Đối với các cá thể khỏe mạnh vùng vẫy nhiều, ngư dân
thường dùng vồ đập vào đầu làm cá chống và sau đó cây sắt nhọn (Hình 2) chọc vào
não cá cho đến khi cá chết. Sau khi cá chết, tiến hành cắt vây cá.
Cách bảo quản sản phẩm: Cá ngừ đánh bắt được sẽ đưa xuống hầm ngâm lạnh
bằng nước đá, sau khi kết thúc một ngày câu vào buổi chiều, cá sẽ được bảo quản bằng
nước đá.
Cách giữ chất lượng cá ngừ: Trong mọi trường hợp có thể, dùng móc sắt nhọn
móc vào mang cá và kéo lên bề mặt nước trong hầm bảo quản tránh xa các đối tượng
khác để da cá không bị xây sát, nếu không thịt cá sẽ bị giảm chất lượng. Hai ngày
trước khi tàu rời ngư trường trở về bến, bơm nước biển vào trong hầm đá đảm bảo
nhiệt độ trong hầm là 00C. Để cá không bị hỏng, trước khi đưa vào hầm cá phải moi
ruột, cắt mang và để tránh xa hai cơ quan này. Nước đá trong hầm bảo quản phải sạch,
tránh xa các vật bị nhiễm bẩn.

7



Hình 1.4: Cây sắt giết cá
Ở Nhật Bản: là nước có cơng nghệ khai thác và bảo quản cá ngừ đại dương hiện
đại bậc nhất thế giới. Họ đã đưa ra phương pháp xử lý và bảo quản cá ngừ áp dụng cho
các tàu của Nhật và những nước xuất khẩu cá ngừ cho họ. Quy trình bao gồm:
Dụng cụ làm việc cần trang bị: móc cá, các loại kìm cắt, kéo, cây lao, các loại
dao, que thăm, ống luồn que thăm, cưa tay, vòi nước biển, tấm đệm hoặc da.
Công đoạn đưa cá lên tàu:
Yêu cầu phải hạn chế thời gian kháng cự của cá tránh làm axit latic trong cơ thể
tăng lên. Do vậy, cần giảm mức thấp nhất số lần cá vùng vẫy và thu cá lên tàu càng
nhanh càng tốt - lý tưởng nhất trong vòng 6 phút từ khi cá cắn câu.

Hình 1.5: Minh họa đưa cá lên tàu
Đưa cá lên tàu có thể dùng móc hoặc chụp móc vào giữa 2 mang và kéo cá lên
tàu (Hình 1.5). Vị trí tốt nhất để móc cá là giữa 2 mang (Hình 1.5). Khơng móc hoặc
chụp vào thân, vì sẽ làm giảm giá trị của cá.
Cá đưa lên tàu được đặt nằm trên tấm lót bằng da, nhằm tránh trầy xước da cá,
tránh vi khuẩn từ mặt boong xâm nhập vào cá, thuận tiện cho việc vệ sinh sau mỗi lần
sơ chế cá, sau mỗi mẻ câu, mỗi chuyến biển.
Xử lý cá: công đoạn này thực hiện càng nhanh càng tốt. Cần làm choáng cá và
giết cá nhanh, vì nếu để cá giãy giụa lâu sẽ làm tăng thân nhiệt, làm thâm thịt cá, tróc
da, mất độ chắc của thịt cá.
8


Làm choáng cá: dùng chày (vồ) đánh vào phần mềm giữa hai mắt (đỉnh sọ)
(Hình 4a). Chày (vồ) có thể làm bằng gỗ, tre, hoặc ống thép khơng gỉ.

Hình 1.6: Các cơng đoạn phá hủy não và tủy
(a: Làm chống cá bằng vồ; b: phá não bộ bằng tuavit; c: phá não bộ cá bằng ống luồn
que thăm; d: phá não bộ cá bằng que thăm)

Giết cá: công đoạn làm choáng cá chỉ làm chúng bất tỉnh tạm thời và có thể
phục hồi trong hầm ngâm. Do đó, cần phải giết cá ngay sau khi làm choáng bằng cách
phá hủy nhanh não bộ của nó để làm hỏng hệ thần kinh trung ương, gây mất khả năng
điều hòa thân nhiệt và làm giảm nhiệt độ thân cá. Có thể giết cá bằng 1 trong 3 cách:
- Cách 1: Dùng que thăm thật sắc, dùi nhọn hoặc tuavit (Hình 4b).
- Cách 2: Sử dụng ống luồn thăm và que thăm chọc qua não và luồn vào xương
sống của cá (Hình 4c).
- Cách 3: Dùng cưa cắt 1 góc từ phía trên phần mềm đến phần đi của mắt
(Hình 1.7) để xuất hiện não bộ của cá. Sau đó chèn que thăm xuyên qua não bộ và đi
vào xương sống cá để phá hủy tủy sống của cá.

Hình 1.7: Cắt vây ngực, mang cá, và đuôi cá (từ trái qua phải)
Xả máu cá: Sau khi giết cá, nhanh chóng xả máu cá (thường thực hiện trong
vòng 5 phút sau khi giết cá), nhằm hạ nhanh thân nhiệt của cá, giảm nồng độ axit của
thịt cá, cá đơng lạnh nhanh hơn. Có thể xả máu cá theo 1 trong 3 cách: Cắt tiết ở vây
ngực, cắt mang và đi cá (Hình 1.7).
9


Lấy ruột và mang cá: Giúp cá đông nhanh hơn và loại bỏ các enzym trong nội
tạng. Các enzym này hoạt động mạnh sau khi cá chết sẽ làm hư hỏng cá, trước hết là
phần bụng, gây mềm nhão thịt, các loại vi khuẩn khác phát sinh. Có thể cắt ruột và
mang cá bằng cách giữ lại đầu hoặc không giữ lại đầu. Hình 1.8 thể hiện cá đã được
lấy ruột, mang, cắt bỏ tất cả các vây và giữ lại đầu.

Hình 1.8: Cá được lấy ruột, mang, cắt bỏ tất cả vây
Bảo quản và lưu giữ cá trên tàu:
Nghiên cứu về đặc điểm cá ngừ cho thấy, cá ngừ là động vật máu nóng, kích cỡ
lớn, mình dầy và có thân nhiệt cao. Thịt cá ngừ thường có hàm lượng axit amin
histidin cao, dễ bị chuyển hóa thành độc tố histamine hoặc các hợp chất cùng gốc, nhất

là khi bảo quản không tốt. Do vậy, nếu dự định dùng cá ngừ làm thực phẩm ăn sống
cần áp dụng phương pháp bảo quản đặc biệt và thường thực hiện 2 bước sau:
Bước 1: Ngâm hạ nhiệt:
Nhằm làm giảm nhanh nhiệt độ thân cá. Nhiệt độ cá trước khi bảo quản càng
thấp thì việc làm lạnh tồn thân cá trong q trình bảo quản càng nhanh, giúp mau đạt
tới nhiệt độ cần thiết cho bảo quản.
Bước 2: Bảo quản cá trên tàu:
Thường sử dụng 2 phương pháp bảo quản là ướp lạnh và cấp đông. Nghiên cứu
cho thấy, thực phẩm ăn sống (sashimi) cá ngừ tươi ướp lạnh có giá trị cao hơn cấp
đông ở nhiệt độ thấp hơn. Đội tàu câu cá ngừ chuyên dụng của Nhật Bản bảo quản
bằng ướp nước lạnh ở nhiệt độ -0,50C đến 10C (Blanc and Desurmont, 1998).
Carrara & Lablache (1991) thử nghiệm bảo quản cá sau khi đánh bắt bằng nước
biển lạnh (tỷ lệ đá xay: nước biển là 3:1), bao gồm 2 thí nghiệm bảo quản cá xử lý bỏ
ruột và cá không xử lý. Tất cả cá sau khai thác được đều ngâm ngay vào nước biển
lạnh, đến cuối ngày mới tiến hành bỏ ruột và cắt mang cá ở thí nghiệm có xử lý. Ở cả
hai thí nghiệm cá đều được bảo quản trong thùng lạnh, khơng có lỗ thốt nước. Bổ
sung thêm nước đá và thay nước khi cần thiết. Chất lượng cá được so sánh sau 7 - 10
10


ngày bảo quản bằng phương pháp đánh giá cảm quan. Đánh giá bao gồm 05 mức chất
lượng như sau:
+ Mức 1 - E: Chất lượng tốt nhất, phục vụ xuất khẩu
+ Mức 2 - E/F: Chất lượng kém hơn, xuất khẩu dạng philê
+ Mức 3 – L: Tiêu thụ nội địa
+ Mức 4 - L/F: Tiêu thụ nội địa dạng philê
+ Mức 5 – R: Khơng cịn tiêu thụ được.
Kết quả nghiên cứu cho thấy với phương pháp bảo quản bằng nước biển lạnh
thời gian làm lạnh cá sau khi khai thác ở 180C xuống 00C dao động từ 2 - 4 giờ tùy
theo kích cỡ cá. Trong thời gian xử lý, nhiệt độ trung tâm cá tăng trung bình 70C (đối

với cá lớn) hoặc từ 16 - 180C (đối với cá nhỏ). Sau 8 ngày bảo quản, 100% cá bỏ ruột
vẫn đạt loại E trong khi ở thí nghiệm khơng bỏ ruột chỉ có 67% cá đạt loại E. Sau 14
ngày bảo quản, cá ở thí nghiệm bỏ ruột 100% ở loại L/F cịn ở thí nghiệm khơng bỏ
ruột cá đạt loại E/F chiếm 67% và 33% loại R. Do đó, chất lượng cảm quan của cá bảo
quản trong đá chịu ảnh hưởng của thời gian và phương pháp xử lý. Ở phương pháp bỏ
ruột, cá có thể đạt chất lượng tốt nhất trong khoảng thời gian 8 ngày. Trong các thí
nghiệm này, số lượng nước đá được sử dụng đầy đủ hơn nhiều so với trong điều kiện
sản xuất của ngư dân nên chất lượng cá bảo quản giữ được tốt hơn
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1. Sơ lược về nghề câu cá ngừ ở Việt Nam
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Hải sản, trữ lượng cá ngừ các loại ở vùng
biển Việt Nam vào khoảng 662.000 ÷ 670.000 tấn, khả năng khai thác bền vững
khoảng 233.000 tấn; trong đó cá ngừ vằn trữ lượng 618.000 tấn và khả năng khai thác
bền vững 216.000 tấn, cá ngừ đại dương (cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to) có trữ
lượng khoảng 44.800 ÷ 52.500 tấn, khả năng khai thác bền vững là 17.000 tấn.
Nghề khai thác cá ngừ đại dương bằng câu vàng du nhập vào nước ta từ năm
1992. Năm 1994, số lượng tàu câu vàng cá ngừ đại dương cả nước có khoảng 1.670
tàu, trong đó khoảng 45 tàu câu cơng nghiệp. Điều này chứng tỏ nghề câu vàng cá ngừ
đại dương chủ yếu là các hộ ngư dân (chiếm 97,3% số tàu câu cá ngừ đại dương cả
nước) và tập trung ở 3 tỉnh Bình Định, Phú n, Khánh Hịa.
Có thể nói nghề câu cá ngừ đại dương được du nhập vào nước ta theo cách “tự
phát”. Số lượng tàu câu vàng cá ngừ của ngư dân đã giảm từ 1.670 tàu (năm 1994)
11


xuống 1.102 tàu vào năm 2011. Hoạt động của đội tàu câu công nghiệp cũng giảm và
một số tàu đã giải thể. Nguyên do dẫn đến sự suy giảm của đội tàu câu vàng cá ngừ đại
dương nước ta là hiệu quả kinh tế (lợi nhuận) các chuyến biển giảm. Có nhiều yếu tố
tác động đến vấn đề này như giá xăng dầu tăng không tương xứng với giá bán sản
phẩm, sự biến động nguồn lợi cá ngừ đại dương và trong đó có vấn đề bảo quản sản

phẩm khai thác sau thu hoạch ở trên tàu.
Năm 2012 với sự ra đời của nghề khai thác cá ngừ đại dương bằng câu tay kết
hợp ánh sáng đã tác động đến hiệu quả sản xuất của các tàu câu vàng. Do đó, hầu hết
tàu câu vàng đã chuyển sang hoạt động câu tay.
Năm 2016, tổng số tàu tham gia hoạt động khai thác cá ngừ của tỉnh Bình Định,
Phú Yên, Khánh Hòa tăng lên đến 1.651 tàu (Bảng 1.1). Sản lượng khai thác cá ngừ
vây vàng và cá ngừ mắt to năm 2016 đạt 15.978 tấn. Trong đó, Bình Định sản lượng
đạt 8.131 tấn giảm 7,5% so với năm 2015; Khánh Hòa ước đạt 3.872 tấn giảm 10,3%
so với 2015; Phú Yên, ước đạt 3.975 tấn giảm 5% so 2015.
Bảng 1.1. Số lượng tàu câu cá ngừ đại dương theo nhóm cơng suất máy chính
Địa phương
Cơng suất

Bình Định

Phú n

Khánh Hịa

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ


(Chiếc)

(%)

(Chiếc)

(%)

(Chiếc)

(%)

90 - < 150

1

0,11

00

0

3

1,4

150 - < 250

6


0,69

61

11,8

4

1,8

250 - < 400

131

14,99

204

39,46

71

32,1

> = 400

736

84,21


252

48,74

143

64,7

Tổng

874

100

517

100

221

100,0

(Nguồn: Tổng Cục Thủy sản 2016)
1.2.2. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ khai thác cá ngừ
Nguyễn Văn Mong (2005), đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu cải tiến vàng câu và
giải pháp bảo quản cá ngừ đại dương sau khai thác nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng phục vụ chế biến, xuất khẩu thuỷ sản”. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vàng câu
cải tiến phù hợp với khả năng và phát huy tối đa công suất đánh bắt của tàu cá, năng
lực của ngư dân. Năng suất đánh bắt của vàng câu cải tiến ổn định và cao hơn nhiều so

với vàng câu truyền thống từ (1,5 ÷ 2) lần, có thể làm tăng sản lượng 20%, được ngư
12


dân công nhận hiệu quả, nhân rộng và phát triển. Hầm cách nhiệt sử dụng vật liệu
composite và polyurethan kết hợp quy trình bảo quản cá sau khai thác phù hợp với tàu
cá và ngư dân, cá bảo quản tốt hơn, nâng cao chất lượng cá chế biến và xuất khẩu tăng
thêm từ (10 ÷20)%.
Nguyễn Long (2006), đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu cải tiến và ứng dụng
công nghệ mới trong nghề câu cá ngừ đại dương ở vùng biển miền Trung và Đông
Nam bộ”. Đề tài đã thử nghiệm 3 loại ngư cụ, gồm: bộ câu tay quanh chà, câu buộc
chà và câu vàng quanh chà. Sản lượng khai thác cao, trong đó cá ngừ vây vàng bắt
được là 137 con, sản lượng 1.137,5 kg (8,3Kg/con); cá ngừ mắt to câu được 22 con với
sản lượng 145,5 kg (6,61 Kg/con), cịn lại là các lồi cá khác. Sản lượng câu quanh chà
chủ yếu là cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to có kích thước nhỏ. Đề tài chỉ dừng lại ở
việc nghiên cứu thử nghiệm câu cá ngừ tập trung quanh chà có khối lượng nhỏ hơn
30kg/con nên việc đánh giá chất lượng vẫn chưa được thực hiện (dưới 30kg tiêu thụ
nội địa).
Từ năm (2007 ÷ 2011), Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn) phối hợp với quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên Thế
Giới WWF-Việt Nam tiến hành nghiên cứu một số nội dung liên quan đến cá ngừ đại
dương trong đó có nghiên cứu về giảm thiểu các đối tượng khai thác không chủ ý
(Bycatch), với 4 đợt và 30 chuyến biển. Trong các đợt này đều có quan sát viên đi trên
các tàu để thu thập thơng tin chuyến biển. Trong đó, có 3 chuyến đợt 1 khơng sử dụng
lưỡi câu vịng; 10 chuyến đợt 2 sử dụng 10% lưỡi câu vòng, 17 chuyến đợt 3 và đợt 4
sử dụng 50% lưỡi câu vòng lắp xen kẽ với lưỡi câu thường (chữ J). Kết quả khảo sát
cho thấy, sản lượng cá ngừ đại dương đánh bắt bằng lưỡi câu vòng cao hơn lưỡi câu
chữ J khơng đáng kể, các lồi cá khác (cá mập, cá cờ kiếm, cá hố ma) cao hơn từ (15 ÷
20)% so với lưỡi câu thường. Bên cạnh đó, tỷ lệ rùa biển mắc vào câu lưỡi câu vòng
giảm đến trên 90%. Qua sử dụng lưỡi câu vòng thử nghiệm cho thấy hiệu quả đánh bắt

tốt, tỷ lệ cá bị mất (do tuột lưỡi câu) giảm.
Năm 2013, Trần Đức Phú và cộng sự đã thực hiện đề tài “Đánh giá chất lượng
sản phẩm nghề câu tay cá ngừ đại dương kết hợp ánh sáng”. Kết quả bước đầu cho
thấy, nghề câu tay cá ngừ đại dương chi phí thấp, thời gian chuyến biển ngắn hơn nghề
câu vàng. Cá ngừ câu tay chất lượng kém hơn so với nghề câu vàng do một số nguyên
nhân bước đầu được đánh giá là: 1) Thời gian sau khi cá cắn câu được đưa lên tàu
13


nhanh làm cá bị sốc dẫn đến phá hủy cơ thịt cá, trong khi đó nghề câu vàng lại khơng
xảy ra hiện tượng này; 2) Kỹ thuật giết và bảo quản cá của nhiều tàu còn hạn chế, chưa
tuân thủ quy trình chuẩn về bảo quản cá. Ngồi ra, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa
học và công nghệ khai thác thủy sản (Đại học Nha Trang) đã đề xuất các giải pháp
nâng cao chất lượng cá ngừ câu tay, dựa trên 3 yếu tố có ảnh hưởng rõ rệt nhất đến
chất lượng cá ngừ, đó là: thay đổi tốc độ thu câu, phương pháp sơ chế trước khi bảo
quản, phương pháp và công cụ bảo quản. Cụ thể đã đề ra các giải pháp: Nghiên cứu sử
dụng thiết bị giảm hiện tượng cá giẫy giụa, va đập khi đưa lên tàu. Cần trang bị hoặc
nghiên cứu tạo ra dụng cụ làm chết cá nhanh, tránh va đập, bố trí các tấm nệm mút lót
trên boong tàu, thành tàu, nơi tiến hành kéo cá lên tàu và sơ chế cá. Đầu tư thực hiện
phương pháp ngâm hạ nhiệt trước khi đưa sản phẩm xuống hầm bảo quản. Công nghệ
mới nhất nên chọn lựa áp dụng cho tàu cá vỏ gỗ hiện nay là hầm bảo ôn hoặc hầm làm
bằng vật liệu Poly Urethane (PU).
Nguyễn Hữu Hào và cộng sự (2014), đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp
nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương trong nghề câu tay kết hợp ánh sáng tại Bình
Định”. Đề tài cũng đã đưa vào thử nghiệm 3 loại thiết bị: Lồng ép cá bằng hơi, máy
thu câu tự động, bộ tạo xung làm ngất cá của Nhật Bản. Kết quả thử nghiệm cho thấy
các thiết bị này (máy thu câu và máy tạo xung) đã đạt được yêu cầu về công năng sử
dụng, riêng bộ lồng chụp cịn nhiều hạn chế và khơng có tính khả thi. Ngồi ra, đề tài
cũng đã nghiên cứu và đề xuất 01 quy trình kỹ thuật khai thác và bảo quản cá ngừ đại
dương của nghề câu tay kết hợp ánh sáng và đã chuyển giao cho ngư dân. Bên cạnh

đó, đề tài cũng đã kiến nghị ngư dân ứng dụng máy thu câu tự động và máy tạo xung
trong nghề câu.
Trước tình hình chất lượng cá ngừ đại dương ở Việt Nam nói chung và của ngư
dân Bình Định nói riêng cịn thấp và chưa được cải thiện khi chuyển từ phương thức
câu vàng sang câu tay, UBND tỉnh Bình Định cùng với Hội hữu nghị Nhật - Việt đã cử
đồn cơng tác sang Nhật Bản để học công nghệ khai thác, tiếp thu công nghệ, sử dụng
công cụ câu cá ngừ đại dương. Năm 2014, UBND tỉnh Bình Định đã đầu tư 1,5 tỷ
đồng, mua 5 bộ thiết bị câu cá theo công nghệ của Nhật Bản để lắp đặt trên tàu câu của
ngư dân tại Bình Định. Mỗi bộ thiết bị gồm 01 máy thu câu (MSW-1DR 130) và 01
máy tạo xung (Tuna Shocker), do Nhật Bản sản xuất. Đối tác Nhật Bản cũng đã cử 2

14


×