Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

doanh thu, chi phí của nghề câu vàng cá ngừ đại dương tại phường xương huân, thành phố nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (904.05 KB, 94 trang )


1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài.
Cá ngừ đại dương là loại hải sản có giá trị kinh tế cao và trữ lượng lớn, tập
trung ở vùng biển xa bờ nước ta. Đây là đối tượng có vị trí quan trọng trong cơ cấu
hàng thủy sản xuất khẩu của thế giới. Nhu cầu thị trường đối với cá ngừ đại dương
rộng lớn và ngày càng phát triển. Nghề câu cá ngừ du nhập và phát triển ở nước ta
khoảng hơn 10 năm nay, tập trung chủ yếu ở 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh
Hòa. Hiện nay, nghề này được xem là nghề mang lại triển vọng cho phát triển nghề
cá xa bờ. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh và ồ ạt nên hiệu quả khai thác cá ngừ
đại dương ngày càng có xu hướng giảm: trữ lượng nguồn lợi giảm, sự đầu tư các
đội tàu chưa hợp lý, chất lượng cá sau đánh bắt giảm…dẫn đến lợi nhuận ròng
giảm, nhiều tàu thua lỗ, không thể duy trì được, một số chuyển sang nghề khác ảnh
hưởng đến đời sống của ngư dân và nguồn nguyên liệu cho chế biến cũng như thị
trường xuất khẩu. Điều này phản ánh cách quản lý thủy sản từ trước đến nay không
còn phù hợp, tất yếu là phải có một biện pháp quản lý mới nhằm duy trì, bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản đồng thời đảm bảo sinh kế cho ngư dân, duy trì hiệu quả quản lý
trong một thời gian dài. Đây là vấn đề cấp thiết mà các cơ quan ngành cần giải
quyết để phát triển nghề câu vàng cá ngừ đại dương nói riêng và các nghề đánh bắt
xa bờ nói chung có hiệu quả theo hướng ổn định và bền vững. Do đó, cần phải có sự
phân tích, đánh giá về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, nguồn lợi…qua các năm để thấy
được thực trạng, xu hướng biến đổi của chúng; từ đó, đề ra các biện pháp, cách
quản lý thích hợp nghề cá.
Với mong muốn cung cấp một phần thông tin về nghề câu vàng cá ngừ đại
dương tại phường Xương Huân _ nơi tập trung chủ yếu của nghề này tại Nha Trang,
Khánh Hòa, em đã chọn đề tài “Doanh thu, chi phí của nghề câu vàng cá ngừ đại
dương tại phường Xương Huân, thành phố Nha Trang” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá doanh thu, chi phí của nghề câu vàng cá ngừ đại dương tại phường


Xương Huân, thành phố Nha Trang năm 2006.

2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nghề câu vàng cá ngừ đại dương
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Căn cứ vào số lượng tàu câu vàng cá ngừ đại dương phân bố theo từng phường
trên địa bàn Nha Trang, em nhận thấy địa bàn hộ ngư dân có tàu khai thác cá ngừ
đại dương chủ yếu tập trung ở các phường Xương Huân, Vĩnh Phước và Phước
Đồng. Trong đó, phường Xương Huân là nhiều nhất. Do điều kiện thời gian, năng
lực bản thân có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài em xin được giới hạn trên
địa bàn phường Xương Huân.
3.3 Thời gian nghiên cứu: Thu thập số liệu năm 2006
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập và tham khảo các thông tin, kết quả điều tra, đề tài nghiên cứu hiện
có liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản nói chung và nghề câu vàng cá ngừ
đại dương nói riêng từ Sở Thủy sản, UBND phường Xương Huân, thư viện trường
ĐH Nha Trang, các trang Web
- Sở Thuỷ sản, Chi cục bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản: Thu thập các số liệu tổng
quan về tình hình phát triển kinh tế của nghề cá, các chính sách, chỉ tiêu và việc
thực hiện chỉ tiêu đó của toàn tỉnh hàng năm. Tìm hiểu về số lượng tàu thuyền, tổng
công suất, sự phân bố tàu thuyền ở mỗi địa phương trong thành phố và năng lực tàu
thuyền của từng nghề nói chung và của nghề câu nói riêng.
- UBND phường Xương Huân: Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển
của phường.
4.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Căn cứ vào số lượng tàu câu vàng cá ngừ đại dương phân bố theo từng

phường trên địa bàn Nha Trang, em nhận thấy địa bàn hộ ngư dân có tàu khai thác
cá ngừ đại dương chủ yếu tập trung ở các phường Xương Huân, Vĩnh Phước và
Phước Đồng. Trong đó, phường Xương Huân là nhiều nhất. Và vì thời gian thực tập

3

ngắn nên em chỉ tiến hành điều tra trên địa bàn phường Xương Huân với 31 phiếu
điều tra về kinh tế đội tàu khai thác và 31 phiếu điều tra về kinh tế xã hội của hộ
ngư dân bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các chủ tàu.
Nội dung bảng câu hỏi điều tra kinh tế đội tàu khai thác thủy sản:
 Thông tin chung: gồm thời gian phỏng vấn, tên người phỏng vấn và địa
chỉ người phỏng vấn.
 Thông tin về tàu: gồm số đăng ký tàu thuyền, họ tên chủ tàu, chiều dài,
công suất máy, năm đóng mới tàu.
 Thông tin về nhân công: gồm thông tin về thuyền trưởng và thuyền viên.
 Thông tin về sản lượng, vụ mùa đánh bắt, ngư trường và thời tiết.
 Thông tin về danh mục đầu tư tài sản cố định: gồm thông tin về vỏ tàu,
máy tàu, thiết bị cơ khí, thiết bị điện tử, ngư cụ, thiết bị bảo quản và thiết bị khác.
 Thông tin về chi phí sửa chữa lớn hàng năm.
 Thông tin về chi phí trung tu và đại tu.
 Thông tin về bảo hiểm tàu và thuyền viên.
 Thông tin về nguồn vốn vay và lãi vay: vay ngân hàng, vay tư nhân.
 Thông tin về chi phí biến đổi trung bình cho một chuyến biến: chi phí về
nhiên liệu, bảo quản, mồi, lương thực – thực phẩm và các chi phí khác.
 Thông tin về doanh thu trung bình cho mỗi chuyến biến.
 Phần trăm trả lương cho thủy thủ sau khi đã trừ đi chi phí biến đổi cho
mỗi chuyên biến.
 Đơn giá bình quân.

Nội dung bảng câu hỏi điều tra kinh tế xã hội của hộ ngư dân:

 Thông tin chung về hộ gia đình: tên người trả lời, số thành viên của hộ,
nghề nghiệp và trình độ văn hóa của các thành viên.

4

 Thông tin về tài chính hộ gia đình: gồm thu nhập từ khai thác thủy sản,
thu nhập từ hoạt động kinh tế khác và từ nguồn khác; chi tiêu của hộ / tháng; tài sản
sinh hoạt của hộ.
 Những quan điểm về quản lý nghề cá và nguồn lợi thủy sản.
 Những quan điểm về cuộc sống.
 Thông tin tiêu dùng cá nhân trong hộ gia đình.
4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được nhập và xử lý trên Execel và phần mềm SPSS 11.5
5. Nội dung nghiên cứu của đề tài.
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết.
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Kết luận và khuyến nghị.

Nha Trang, tháng 11 năm 2007
Sinh viên

Lê Thị Bích Ngọc



5



CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DOANH THU,
CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN
1.1. Kết quả kinh tế của hoạt động khai thác hải sản.
Mục đích của sản xuất là thoả mãn tốt nhất các nhu cầu vật chất và tinh thần
cho con người và cho xã hội. Mục đích đó được thực hiện khi nền sản xuất xã hội
tạo ra những kết quả hữu ích ngày càng cao cho xã hội, sản xuất đạt mục tiêu về kết
quả kinh tế khi có một khối lượng nguồn lực nhất định tạo ra khối lượng hữu ích
ngày càng lớn.
Kết quả kinh tế là một chỉ tiêu để đánh giá xem kết quả hữu ích được tạo ra
như thế nào, từ nguồn chi phí bao nhiêu, trong các điều kiện cụ thể nào. Như vậy
kết quả kinh tế liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và việc sử dụng nó tạo ra
các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất.
Bản chất của kết quả kinh tế là xác định các chi phí bỏ ra để tạo ra các kết quả
đạt được trong điều kiện nguồn tài nguyên hữu hạn nhằm đạt được lợi nhuận cao
trong quá trình sản xuất. Điều đó chính là kết quả của lao động sản xuất, được xác
định thông qua các đại lượng được đo lường bằng hiện vật hay giá trị.
Trong lĩnh vực khai thác hải sản, xác định kết quả kinh tế là việc xác định
những yếu tố đầu vào nào cần cho quá trình khai thác và những kết quả đạt được
trong quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào đó. Vận dụng những tương quan so sánh
giữa các kết quả đạt được và những yếu tố đầu vào để phân tích toàn bộ quá trình
hoạt động khai thác. Các yếu tố đầu vào cụ thể của hoạt động khai thác hải sản gồm:
- Máy móc, thiết bị: tàu (bao gồm vỏ tàu và máy tàu), ngư cụ, các trang thiết
bị trên tàu.
- Nguyên vật liệu: nhiên liệu, các chất bảo quản sản phẩm sau khai thác (đá
cây, muối), lương thực thực phẩm phục vụ ăn uống và sinh hoạt của thủy thủ.
- Sức lao động của thủy thủ.

6

- Các khoản khác ( chi phí để sửa chữa tàu, đóng bảo hiểm, trả lãi vay và các

chi phí khác).
Việc sử dụng các yếu tố đầu vào cho hoạt động khai thác được đo lường
bằng chỉ tiêu chi phí. Các chi phí phát sinh của hoạt động khai thác bao gồm: chi
phí khấu hao của giá trị đầu tư (đầu tư cho tàu, ngư cụ và trang thiết bị), chi phí
nhiên liệu, chi phí tiền lương thủy thủ, chi phí bảo quản, chi phí lương thực thực
phẩm, chi phí sửa chữa nhỏ, chi phí sửa chữa lớn, chi phí bảo hiểm, chi phí thuế, chi
phí lãi vay.
Kết quả đạt được của hoạt động khai thác chủ yếu là các sản phẩm đánh bắt
như: cá, tôm, cua, mực… Các sản phẩm này được tiêu thụ để tạo ra doanh thu cho
hoạt động khai thác.
Lợi nhuận được xác định trên cơ sở so sánh giữa doanh thu và chi phí là tiêu
chí thể hiện kết quả rõ ràng nhất, song nó cần đặt trên mối tương quan với số vốn
chủ sở hữu đã bỏ ra để đánh giá kết quả thực sự của hoạt động khai thác.
Do đặc điểm riêng của nghề khai thác hải sản, khi đánh giá kết quả kinh tế
cần chú ý một số vấn đề:
- Quá trình khai thác hải sản phải sử dụng nhiều yếu tố đầu vào khác nhau
như tiền vốn, máy móc, trang thiết bị, lao động, dầu, dụng cụ đánh bắt. Do vậy,
đánh giá kết quả kinh tế hoạt động khai thác hải sản trước tiên được xác định bằng
kết quả thu được trên một tàu. Đồng thời, để đảm bảo tính toàn diện khi đánh giá
kết quả kinh tế cần xét đến việc sử dụng các yếu tố đầu vào khác nhau để tạo ra kết
quả đó.
- Kết quả kinh tế hoạt động khai thác hải sản phụ thuộc nhiều vào yếu tố
khách quan bên ngoài như thời tiết, khí hậu, sự biến động của trữ lượng cá … do
vậy để đánh giá đúng và đủ cần phải tiến hành trong một thời gian đủ dài.
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động khai thác hải sản.
Do điều kiện thời gian và do cách ghi chép của người dân khá sơ sài, đề tài
không thể điều tra một cách chi tiết và chính xác cho từng chuyến biển, mà áp dụng

7


cách tính chi phí trung bình và doanh thu trung bình của chuyến biển. Sau đó, ngoại
suy tổng doanh thu và tổng chi phí cho một năm để làm cơ sở tính lợi nhuận và các
chỉ tiêu hiệu quả tài chính khác cho nghề
1.2.1. Chỉ tiêu doanh thu khai thác
Doanh thu từ khai thác là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà các thủy thủ tham
gia hoạt động đánh bắt trên tàu thu được từ việc khai thác và tiêu thụ sản phẩm thuỷ
sản. Trong một năm, doanh thu bao gồm tổng doanh thu khai thác trong mùa chính và
trong mùa phụ. Doanh thu khai thác các nghề nói chung và nghề câu vàng cá ngừ đại
dương nói riêng không bao gồm phần thu nhập do cá nhân thủy thủ làm thêm trong
quá trình tham gia đánh bắt và cũng như không bao gồm phần sản phẩm khai thác
được chia cho các thủy thủ để làm thức ăn cho gia đình. Doanh thu khai thác cũng
được hiểu là doanh thu thuần và nó cũng đã được trừ đi phần phí trả cho các nậu vựa
giúp chủ tàu bán sản phẩm khai thác, trừ phí bến cảng khi tàu cập cảng tiêu thụ sản
phẩm và các khoản giảm trừ doanh thu khác (W.P.Davidse, September 1997).
1.2.2. Chi phí khai thác.
Chi phí khai thác là tổng các khoản tiền chi ra phục vụ cho hoạt động khai thác
hải sản của tàu và các khoản khấu trừ tài sản thông qua khấu hao. Trong lĩnh vực khai
thác hải sản, chi phí có thể được phân loại gồm: chi phí cố định, chi phí biến đổi (chi
phí cho chuyến biển và chi phí tiền lương) (W.P.Davidse, September 1997).
- Chi phí cố định: Là những khoản chi phí thường không biến đổi hoặc biến
đổi rất ít khi mức độ hoạt động thay đổi. Các khoản chi phí này thường do chủ tàu
gánh chịu và được bù đắp bằng phần thu nhập sau khi đã trừ chi phí biến đổi. Chi
phí cố định trong lĩnh vực khai thác hải sản bao gồm: chi phí khấu hao, chi phí sửa
chữa lớn, chi phí lãi vay, bảo hiểm, thuế phải nộp nhà nước.
+ Chi phí khấu hao: là khoản chi phí bù đắp sự giảm dần giá trị của tài sản cố
định do quá trình sử dụng, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ của kỹ thuật … Chi
phí khấu hao là giá trị phân bổ của nguyên giá tài sản cố định qua thời gian sử dụng.
Đối với nghề khai thác hải sản chi phí khấu hao bao gồm các khoản khấu hao: vỏ
tàu, máy tàu, thiết bị cơ khí, thiết bị điện tử, ngư cụ, thiết bị bảo quản, thiết bị khác.


8

Do thông tin về bộ dữ liệu bị hạn chế nên trong đề tài này, em tính khấu hao theo
phương pháp đường thẳng: Nguyên giá được ghi nhận theo giá của tài sản khi chủ
tàu mua và thời gian sử dụng được ước tính là thời gian sử dụng của tài sản tính từ
lúc mua.
Theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 12 tháng 12
năm 2003, thời gian khấu hao của vỏ tàu, máy chính, máy phụ, thiết bị cơ khí, điện
tử và các TSCĐ khác trên tàu như sau:
Vỏ tàu: từ 7 đến 15 năm
Máy chính: từ 8 đến 10 năm
Thiết bị cơ khí: từ 6 đến 8 năm
Thiết bị điện tử: từ 5 đến 8 năm.
Tuy nhiên, Bộ không có quy định cụ thể cho tàu cũng như các trang thiết bị
khai thác đã qua sử dụng. Bên cạnh đó, tàu câu vàng cá ngừ đại dương là tàu đánh
bắt xa bờ, chi phí sửa chữa hàng năm là tương đối lớn; và qua khảo sát thực tế,
nhiều ngư dân đã trả lời rằng một con tàu có thể sử dụng đến 20 năm thậm chí là
trên 30 năm. Tâm lý người dân bao giờ cũng muốn con tàu của mình luôn tồn tại
bởi nó là cơ nghiệp của cả gia đình, vì vậy họ thường né tránh những câu hỏi đại
loại như “Con tàu của chú có thể sử dụng tối đa được bao nhiêu năm?” hoặc “Con
tàu của chú so với khi mua còn được bao nhiêu %?” thì rất nhiều người trả lời rằng
“Tôi sử dụng đến khi nào hỏng thì thôi” hoặc “còn mới 60% đến 70%”. Trong khi
đó có tàu đóng từ năm 1990 hoặc trước đó. Do vậy, nếu áp dụng cứng nhắc theo
khung quy định hiện hành của Bộ tài chính thì sẽ không hợp lý. Trên cơ sở tìm hiểu
qua cán bộ ở Sở Thủy sản, Chi cục bảo vệ nguồn lợi và một số ngư dân đáng tin cậy
trong quá trình đi điều tra, em mạnh dạn đề xuất thời gian tính khấu hao cho các
TSCĐ trên tàu câu vàng cá ngừ đại dương như sau: nếu các TSCĐ được mua mới
thì thời gian tính khấu hao là:
Vỏ tàu : 20 năm.
Máy chính: 18 năm.


9

Máy phụ: 8 năm.
Hệ thống tời: 8 năm
Hệ thống chiếu sáng trên tàu, la bàn, máy thông tin tầm gần ( thiết bị
điện tử có giá trị thấp ) : 5 năm.
Máy định vị, máy thông tin tầm xa, dàn điện dành cho câu mực ( thiết bị
điện tử có giá trị cao ): 8 năm.
Thiết bị khác: 5 năm.
Ngư cụ: 15 năm.
Còn đối với những TSCĐ mà mua cũ thì tùy vào hiện trạng của tài sản mà
ước tính thời gian tính khấu hao.
+ Chi phí sửa chữa lớn: là những khoản chi phí sửa chữa phục hồi, thay thế
những bộ phận bị hao mòn, hư hỏng trong quá trình sử dụng tài sản cố định hàng
năm Những khoản chi phí này chủ yếu phát sinh trong khi tàu ngưng hoạt động và
bao gồm: chi phí sửa chữa vỏ tàu, sửa chữa ngư cụ, sửa chữa lớn máy tàu và trang
thiết bị trên tàu.
+ Chi phí lãi vay: là khoản chi trả cho chi phí sử dụng vốn vay dài hạn. Ngư
dân thường vay vốn đầu tư cho tài sản cố định, nên các khoản vốn vay này thường
là vay dài hạn, do vậy các khoản chi phí lãi vay được xem là chi phí cố định.
+ Thuế phải nộp nhà nước: là những khoản đóng góp ngân sách nhà nước,
bao gồm: thuế tài nguyên, thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp. Các khoản
thuế trên đối với hoạt động khai thác hải sản chủ yếu là thuế khoán, ngư dân thường
đóng một khoản nhất định cho dù hoạt động khai thác có thay đổi. Tuy nhiên, năm
2006 là năm đang trong thời gian Nhà nước miễn thuế cho các ngư dân, do vậy
khoản thuế trong năm 2006 bằng 0.
- Chi phí biến đổi: là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến
động về mức độ hoạt động. Khoản chi phí này phát sinh trong quá trình hoạt động
và bằng 0 khi tàu không tham gia khai thác. Trong khai thác hải sản, chi phí biến

đổi bao gồm chi phí chuyến biển và chi phí tiền lương.

10

+ Chi phí chuyến biển: Trong khai thác hải sản chi phí chuyến biển thường
được tính bằng khoản chi phí bỏ ra để mua nhiên liệu, mồi, bảo quản, lương thực,
các chi phí sửa chữa nhỏ tàu…chi phí này được bù đắp bằng doanh thu trước khi
chia lương cho thủy thủ. Chi phí chuyến biển bao gồm:
Chi phí nhiên liệu: bao gồm chi phí dầu diesel, nhớt phục vụ cho hoạt động
của máy tàu.
Chi phí bảo quản: chủ yếu chi phí mua đá, muối dùng để bảo quản sản phẩm
khai thác.
Chi phí mua mồi câu: ngoài đánh bắt mồi bằng lưới chuồn, đôi khi các tàu còn
phải mua thêm mồi để phục vụ đánh bắt. Mồi câ u cá ngừ thường là cá nục, mực xà…
Chi phí lương thực, thực phẩm: bao gồm những chi phí phục vụ ăn uống
trong quá trình khai thác.
Các loại phí phải trả và chi phí khác: bao gồm phí neo đậu tàu thuyền, phí cập
cảng thực hiện một số dịch vụ hậu cần trước khi ra khơi và một số khoản phí khác.
Chi phí sửa chữa nhỏ: là những khoản chi phí sửa chữa tàu, ngư cụ, trang
thiết bị trên tàu phát sinh trong khi tàu đang hoạt động khai thác hải sản.
+ Chi phí tiền lương: Là số tiền mà chủ tàu trả công làm việc cho thuỷ thủ
tham gia khai thác. Trong hoạt động khai thác hải sản tại Việt Nam, chi phí tiền
lương được chi trả bằng nhiều hình thức khác nhau, nhưng đối với nghề câu cá ngừ
đại dương thì chi phí này chủ yếu được chi trả bằng tỷ lệ phần trăm của doanh thu
trừ chi phí biến đổi chưa có lương (chi phí chuyến biển) hoặc doanh thu trừ tổng chi
phí hoạt động (chi phí biến đổi chưa có lương và chi phí sửa chữa lớn tàu). Do chủ
tàu thuê lao động thường không có hợp đồng lao động, không đăng ký lao động với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền (UBND xã phường, đồn biên phòng), nên không
đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ngư dân, do vậy, chi phí tiền
lương không bao gồm các khoản trích trên. Đối với nghề câu vàng cá ngừ đại dương

ở Khánh Hòa, tỉ lệ ăn chia giữa chủ tàu và bạn là 50/50 của phần doanh thu đã trừ đi
chi phí chuyến biển.


11

1.2.3. Lợi nhuận khai thác và tỷ suất lợi nhuận.
 Lợi nhuận ròng: được tính bằng doanh thu trừ tổng chi phí biến đổi và tổng
chi phí cố định. Trong lĩnh vực khai thác tại một số quốc gia Châu Âu, chỉ tiêu này
thường được tính bằng doanh thu trừ biến phí và các chi phí cố định (gồm chi phí
sửa chữa, thuế và bảo hiểm, chi phí khấu hao, chi phí lãi vay).
Doanh thu
- Biến phí (Chi phí nhiên liệu, Chi phí bảo quản, Chi phí lương thực-thực
phẩm, Chi phí sửa chữa nhỏ, Các chi phí khác và Chi phí tiền
lương)
= Giá trị gia tăng
- Chi phí sửa chữa lớn
- Chi phí bảo hiểm, thuế
= Dòng tiền thu được
- Khấu hao
- Lãi vay
= Lợi nhuận khai thác
(Primary Industries and Resource South Australia, 2005, W.P.Davidse,
September 1997).

Lợi nhuận thấp hay âm cho thấy nguồn lợi đang bị khai thác một cách lãng
phí về mặt kinh tế và cường lực khai thác đã vượt quá ngưỡng kinh tế và ngưỡng
sinh học. Hoặc cũng có thể lợi nhuận thấp là kết quả của sự kết hợp giữa giá cá thấp
và chi phí khai thác đầu vào cao. Nói cách khác, nghề cá đang được đầu tư quá mức
do hoạt động quản lý năng lực đánh bắt không hiệu quả. Điều này đã gây ra sự thâm

hụt (net loss) cho nền kinh tế.
Nếu lợi nhuận dương và cao: thì nghề cá có khuynh hướng được quản trị hiệu
quả và phần lợi nhuận dương vượt trội này có thể sẽ hấp dẫn nhiều ngư dân tham
gia đánh bắt. Vì vậy, nếu các nhà quản lý không có biện pháp quản lý hiệu quả thì
có thể sẽ đưa nghề cá trở về mức có tổng lợi nhuận âm.
Tuy vậy, kết quả lợi nhuận có thể không chính xác một cách tuyệt đối do sai
sót trong quá trình lấy mẫu, và phỏng vấn… Lợi nhuận tìm được chỉ có thể là tương
đối và thường kết quả này không cố định theo thời gian, đặc biệt khi so sánh giữa

12

các đội tàu có đặc tính kỹ thuật khác nhau. Nhưng, có thể nói đây là phương pháp
giúp ta có thể tiệm cận đến thực tế hơn.
 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu-Return on equity ratio (ROE): là chỉ
tiêu phổ biến dùng để đánh giá kết quả hoạt động của người chủ doanh nghiệp, nó
được tính bằng lợi nhuận chia cho vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu ROE có ý nghĩa quan
trọng đối với người chủ doanh nghiệp trong đánh giá kết quả kinh tế là do nó đo
lường kết quả của đồng vốn do chủ sở hữu bỏ ra. Nó xem xét lợi nhuận trên mỗi
đồng tiền vốn chủ sở hữu mang đi đầu tư hay nói cách khác, đó là phần trăm lợi
nhuận thu được của người chủ trên vốn đầu tư của mình. Tóm lại, nó đo lường tiền
lời của mỗi đồng tiền vốn bỏ ra (Nguyễn Tấn Bình, 2002).



















13

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Tình hình phát triển nghề câu cá ngừ đại dương trên thế giới.
( Nguồn: Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng )
Lịch sử hình thành và phát triển của nghề khai thác cá ngừ trên thế giới có từ
năm 1950 đến nay. Đối tượng khai thác cá ngừ chủ yếu là cá ngừ mắt to ( bigeye),
cá ngừ vây vàng ( yellowfin), cá ngừ vây dài (Albacore), cá ngừ vây xanh (bluefin),
cá ngừ vằn (skipjack). Ngư cụ đánh bắt chính là: lưới vây, câu vàng, câu tay, câu
chạy, hệ thống đăng.
Nghề câu vàng cá ngừ được người Nhật tổ chức sản xuất từ năm 1950, sau đó
vào năm 1960 người Hàn Quốc và người Đài Loan mới tổ chức sản xuất, đến nay
nghề này được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng, phát triển nhất là các nước
thuộc khối ASEAN. Sản lượng khai thác bằng nghề câu vàng ở các đại dương là :
Đại Tây Dương sản lượng cá ngừ mắt to ổn định ở mức cao từ 70.000 tấn đến
80.000 tấn/năm, sản lượng cá ngừ vây vàng đạt từ 20.000 tấn đến 30.000 tấn/ năm;
Ấn Độ Dương sản lượng khai thác cá ngừ mắt to vào năm 1990 đạt cao nhất trên
100.000 tấn, còn sản lượng khai thác ổn định ở mức 40.000 tấn đến 60.000 tấn/
năm, sản lượng cá ngừ vây vàng cao nhất vào năm 1993 là 166.000 tấn, sản lượng
trung bình hàng năm là 90.000 tấn/ năm. Thái Bình Dương sản lượng khai thác cá

ngừ mắt to đạt khoảng 200.000 tấn/ năm đến 300.000 tấn/ năm.
Cá ngừ là đối tượng khai thác quan trọng ở vùng nước xa bờ và đang được sự
đầu tư phát triển khai thác, chế biến và quản lý nguồn lợi của rất nhiều quốc gia trên
thế giới. Trong 30 năm qua, sản lượng khai thác cá ngừ đã tăng gấp đôi, từ 2 triệu
tấn (1975) tăng lên hơn 4 triệu tấn (2005). Hiện nay, việc khai thác các đối tượng cá
ngừ đã đạt được trình độ phát triển cao. Đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm
đánh giá nguồn lợi cá ngừ, xác định ngư trường, sự di cư, tập tính sinh học cá ngừ ở
các vùng biển nghiên cứu. Công nghệ khai thác cá ngừ đã phát triển rất mạnh ở
nhiều nước. Các đội tàu khai thác cá ngừ có qui mô lớn đã khai thác rất thành công
bằng các nghề như: lưới vây cá ngừ, câu vàng, câu cần,…
Theo thống kê của FAO, sản lượng cá ngừ khai thác được trên thế giới từ năm 1986
– 2004 đã tăng lên liên tục như bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 những quốc gia khai thác cá ngừ

14

chính tập trung ở Châu Á với Nhật Bản và Đài Loan là hai nước có sản lượng cao nhất.
Các nước khác có sản lượng cao ở Châu Á là Indonesia, Hàn Quốc và Philippin.
Bảng 2.1: Sản lượng khai thác cá ngừ trên thế giới giai đoạn 1986-2004
Đvt: 1.000 tấn

ớc
Năm
Nhật
Bản
Đài
Loan
Tây Ban
Nha
Indonesia


Hoa
Kỳ
Hàn
Quốc
Nước
khác
Tổng
1986 781 162 189 125 137 108 803
2.305
1987 690 191 204 143 126 131 790
2.275
1988 753 213 242 171 113 147 905
2.544
1989 673 242 250 180 127 171 973
2.616
1990 654 278 263 203 181 233 1.070
2.882
1991 717 211 267 211 198 267 1.129
3.000
1992 671 319 254 242 128 225 1.127
2.966
1993 738 396 258 262 106 167 1.112
3.039
1994 652 354 245 237 149 242 1.126
3.005
1995 628 363 294 160 171 218 1.195
3.029
1996 547 382 257 182 171 196 1.382
3.117
1997 630 354 252 187 177 212 1.505

3.317
1998 659 450 234 227 200 255 1.521
3.546
1999 601 405 323 245 204 182 1.861
3.821
2000 633 436 216 271 206 218 1.679
3.659
2001 565 439 254 388 191 231 1.830
3.898
2002 561 496 277 406 212 258 1.950
4.160
2003 561 437 307 378 270 229 2.114
4.296
2004 525 435 269 342 278 231 2.078
4.157
Tổng 12.239 6.563 4.855 4.560 3.345 3.921 26.150 61.632
( Nguồn : FAO, 2005)

15

0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500

1.000 tấn
1986
1988
1990
1992
1994
1996
1998
2000
2002
2004
Níc kh¸c
Hµn Quèc
Hoa Kú
Indonesia
T©y Ban Nha
§µi Loan
Nhật Bản









Biểu đồ 2.1: Sản lượng khai thác cá ngừ trên thế giới giai đoạn 1986-2004

Sản lượng cá ngừ vằn khai thác được chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các loài

cá ngừ đại dương khai thác được trên thế giới và sản lượng của loài này đã tăng lên
gấp đôi trong vòng 15 năm qua. Sản lượng cá ngừ vằn đã vượt mức 2 triệu tấn lần
đầu tiên vào năm 2002 và vào năm 2003 đã vượt ngưỡng 2,1 triệu tấn. Mặc dù vậy
năm 2004 sản lượng cá ngừ vằn lại bị giảm sút trên toàn thế giới do vậy đã làm giá
cá ngừ vằn tăng cao. Cá ngừ vây vàng là loài có sản lượng thứ 2 và cũng liên tục
tăng lên nhưng tăng chậm hơn cá ngừ vằn. Giá trị của cá ngừ vây vàng cao hơn cá
ngừ vằn và nó cũng được sử dụng để đóng hộp. Sản lượng cá ngừ vây vàng đã tăng
từ 1 triệu tấn từ những năm thập kỷ 90 lên gần 1,5 triệu tấn vào năm 2003. Sản
lượng cá ngừ vây dài là khá ổn định qua các năm, trong khi sản lượng cá ngừ mắt to
lại giảm sút trong những năm gần đây.


16

Bảng 2.2: Sản lượng cá ngừ trên thế giới theo loài giai đoạn 1987-2004
Đvt: 1.000 tấn
Năm
Loài cá
1987 1991 1995 1999 2002 2003 2004
Ngừ vằn
1.017 1.693 1.653 1.968 2.030 2.111 2.092
Ngừ vây vàng
847 955 1.014 1.213 1.347 1.485 1.385
Ngừ mắt to
263 277 374 432 430 425 405
Ngừ vây dài
219 168 190 255 238 225 216
Ngừ vây xanh
58 45 72 57 64 52 59
Tổng 2.404 3.138 3.303 3.925 4.109 4.298 4.157

( nguồn : FAO, 2005 )

Thống kê sản lượng khai thác cá ngừ phân theo ngư cụ ở các đại dương như sau:
- Thái Bình Dương: 70% sản lượng khai thác bởi lưới vây.
10% sản lượng khai thác bởi câu cần.
8% sản lượng khai thác bởi câu vàng.
12% sản lượng là của các nghề khác.
- Ấn Độ Dương: 45% sản lượng khai thác bởi lưới vây.
20% sản lượng khai thác bởi câu vàng.
15% sản lượng khai thác bởi câu cần.
20% sản lượng là của các nghề khác.
- Đại Tây Dương: 55% sản lượng khai thác bởi lưới vây.
22% sản lượng khai thác bởi câu vàng.
21% sản lượng khai thác bởi câu cần.
2% sản lượng là của các nghề khác.
2.1.1. Về đánh giá nguồn lợi
Mặc dù đã có nhiều chương trình nghiên cứu lớn mang tầm cỡ quốc tế về
nguồn lợi cá ngừ, nhưng cho đến nay theo đánh giá của các chuyên gia tại “Hội

17

nghị cá ngừ thế giới 2006” vẫn cho rằng sự hiểu biết về nguồn lợi cá ngừ còn rất ít,
cần phải có những chương trình lớn tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này.
Trong hai thập kỉ gần đây Chương trình Nghề cá Đại dương (Oceanic Fisheries
Programme - OFP) thuộc Ban Thư kí Tiểu ban cá ngừ Thái Bình Dương đã tiến
hành nhiều đề tài, dự án điều tra đánh giá nguồn lợi cá ngừ ở vùng biển này. Các
phương pháp nghiên cứu chính là sử dụng mô hình phân tích chủng quần ảo (VPA)
và gần đây Fournier et al (1998) và Hampton and Fournier (2001) ứng dụng mô
hình MULTIFANCL dựa vào cấu trúc tuổi, nhóm chiều dài, các tham số sinh
trưởng, sản lượng và cường lực khai thác để đánh giá nguồn lợi.

Do việc tăng nhanh chóng của năng lực khai thác (số lượng tàu khai thác,
công nghệ khai thác…) đã ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi cá ngừ trên toàn cầu. Theo
số liệu thống kê của các vùng trên thế giới, tình hình khai thác cá ngừ được đánh giá
như sau:
- Khai thác dưới mức chỉ chiếm 3% sản lượng
- Khai thác ở mức độ trung bình chiếm 21%
- Khai thác hết mức cho phép chiếm 52%
- Khai thác quá mức chiếm 17%
- Khai thác hủy diệt chiếm 7%
- Khai thác tiệt chủng đang phải khôi phục lại chiếm 1%.
Adam langley et al (2003), đã ước tính trữ lượng một số loài cá ngừ năm
2000 -2002 ở vùng giữa và Tây Thái Bình Dương như sau: Cá ngừ vằn khoảng
6.000.000 tấn; cá ngừ vây vàng khoảng 2.000.000 tấn; cá ngừ mắt to khoảng
280.000 tấn và cá ngừ vây dài khoảng 3.000.000 tấn.
2.1.2. Đặc tính sinh học của cá
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự phân bố của cá ngừ với điều kiện
môi trường đã được tiến hành. Người ta phát hiện ra rằng sự phân bố của cá ngừ
gắn kết chặt chẽ với nhiệt độ nước biển. Nhiệt độ thích hợp cho sự tập trung các đàn

18

cá ngừ vào khoảng từ 15 - 30
0
C, phổ biến nhất là ở khoảng nhiệt độ từ 18 - 28
0
C.
Dựa vào đặc tính này, kết hợp với kỹ thuật viễn thám sẽ giúp cho việc xác định sự
di chuyển của các đàn cá ngừ. Các ảnh chụp từ vệ tinh sẽ cho bản đồ nhiệt độ của cả
một vùng biển rộng lớn với những vùng có màu sắc khác nhau, tương ứng với nhiệt
độ bề mặt nước biển khác nhau. Dựa vào sự thay đổi màu sắc của bản đồ nhiệt độ

qua từng ngày, kết hợp với kết quả đánh bắt kiểm chứng, người ta sẽ suy ra sự di
chuyển và biết được sự phân bố của cá ngừ (Stretta, 1991). Điều này rất có ý nghĩa
cho đội tàu khai thác, giảm được chi phí nhiên liệu trong quá trình chạy tàu tìm cá
và tăng hiệu quả khai thác rất nhiều.
Ngoài ra ảnh hưởng của các dòng hải lưu cũng tác động đến sự phân bố và di
cư của cá ngừ. Ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương, cá ngừ thường tập trung
theo dải vĩ độ 2
0
N - 2
0
S và 3
0
N - 6
0
N, tương ứng với ảnh hưởng của dòng hải lưu
xích đạo (EC) và dòng hải lưu ngược xích đạo bắc (NECC). Rõ ràng, các dòng hải
lưu đã ảnh hưởng đến sự di chuyển của các đàn cá ngừ.
Độ sâu phân bố của cá ngừ cũng khác nhau theo từng loài và thay đổi bởi
những yếu tố sinh học như là mật độ phù du, cá nhỏ (mồi ăn), nhiệt độ nước, độ
mặn, dòng chảy và cường độ ánh sáng. Nghiên cứu được độ sâu phân bố của cá có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc thả độ sâu của lưỡi câu cho phù hợp hoặc lựa chọn
thời điểm thả lưới vây để đảm bảo hiệu quả khai thác.
Người ta đã xác định được rằng độ sâu bơi của cá khác nhau giữa ngày và
đêm. Vào ban đêm, độ sâu bơi của cá ngừ mắt to khoảng 20 - 50m, nhưng vào ban
ngày thường đạt đến 200 - 300m. Có thể nói chắc chắn rằng độ sâu phân bố của cá
ngừ mắt to và ngừ vây vàng thường trong khoảng 50 - 300m (J.Hampton &
K.Bailey, 1993). Đa số các loài cá ngừ nhỏ như: ngừ vằn, ngừ chù,… thường phân
bố ở gần mặt nước.
Địa hình đáy biển cũng có ảnh hưởng đến sự phân bố của cá ngừ. Nhiều tàu
đánh cá ngừ của Nhật dùng máy dò để phát hiện các rặng núi và bãi cát ngầm, đây

cũng chính là nơi cá ngừ thường tập chung.

19

Kết hợp với số liệu đánh bắt của nghề cá thương phẩm thông qua nhật kí và
số liệu thu được từ các bến cá đã giúp cho việc đánh giá và xác định ngư trường.
Các kết quả nghiên cứu về ngư trường cá ngừ được thể hiện trên các bản đồ ngư
trường, giúp cho các tàu nâng cao được năng suất đánh bắt.
2.1.3. Tàu thuyền và trang thiết bị khai thác cá ngừ bằng nghề câu vàng trên
thế giới.
Trên thế giới tàu câu vàng cá ngừ đại dương được trang bị công suất từ 200
CV trở lên, có chiều dài thân tàu trên 35m, trên tàu có đầy đủ các trang thiết bị như
máy thả câu, máy móc mồi tự động, máy thu dây câu chính, máy thu dây câu nhánh,
tang chứa dây câu chính, hệ thống hầm lạnh để bảo quản sản phẩm, các phao vô
tuyến, các máy móc hàng hải như máy định vị, ra đa, đàm thoại.
Đội tàu thuyển nhỏ: đây là đội tàu có trọng tải khoảng 20 tấn, khai thác ở
vùng nước gần bờ, một chuyến biển là đi một ngày, có nơi một chuyến đi được vài
ngày hoặc một tuần. Những đọi tàu này thấy ở vùng biển Ấn Độ Dương và phía tây
của Thái Bình Dương, ở các nước châu Phi và các nước Nam Mỹ.
Đội tàu thuyền lớn: tàu này được trang bị hệ thống làm lạnh âm đến 45
0
C.
Nhìn chung, đội tàu này có trọng tải lên đến 200 tấn, kích thước chiều dài hơn 24m.
Một chuyến biển của đội tàu này đi nhiều tuần, có thể hơn một năm. Các đội tàu này
thường có quốc tịch ở các nước Tây Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan.
2.2. Tình hình phát triển nghề câu cá ngừ đại dương ở Việt Nam.
Nghề này được du nhập từ ngư dân Đài Loan và Nhật Bản vào tỉnh Phú Yên
năm 1992, Bình Định năm 1998, các ngư dân làm nghề lưới rê đánh bắt cá chuồn là
những người sử dụng công nghệ đầu tiên và lan rộng ra các nghề đánh bắt khác.
Qua nhiều năm phát triển, đúc rút kinh nghiệm, học hỏi kỹ thuật tiên tiến của các

nước đánh bắt chung ngư trường, kỹ thuật và công nghệ câu, bảo quản cá ngừ của
ngư dân nâng cao rõ rệt. Cá ngừ đại dương ở nước ta chúng chỉ xuất hiện ở vùng
biển Miền Trung và Đông Nam Bộ, khai thác chủ yếu bằng nghề câu vàng. Vàng
câu của cá ngừ đại dương có dây câu chính khá dài, thông thường từ 30 – 60 km. Ở

20

nước ta nghề này tập trung ở các tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình
Thuận và một số công ty ở Vũng Tàu và TP, Hồ Chí Minh. Sản lượng đánh bắt
hàng năm của 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa khoảng 10.000 tấn. Theo
số liệu thống kê năm 2004, cả nước có 1.670 tàu câu cá ngừ đại dương, trong đó có
khoảng 45 tàu cá ngừ công nghiệp với trang thiết bị khai thác và bảo quản hiện đại
của các doanh nghiệp, số còn lại là tàu truyền thống được cải hoán từ các tàu lưới rê
và câu đáy của ngư dân.
2.2.1. Tình hình nguồn lợi
a) Đối tượng khai thác chủ yếu
Theo kết quả điều tra của tác giả Đào Mạnh Sơn từ năm 2000 đến năm 2004
cho thấy: họ cá thu ngừ ( Scombridae ) là đối tượng khai thác chính của nghề câu
vàng, đặc biệt là cá ngừ vây vàng ( Thunnus albacares ) và cá ngừ mắt to (Thunnus
obesus ). Sản lượng họ cá thu ngừ chiếm từ 17,55 % – 60,79 % tổng sản lượng ở
các chuyến biển trong mùa gió Tây Nam và từ 2,19 % – 66,80 % ở gió mùa Đông
Bắc.





a. Cá ngừ vây vàng b. Cá ngừ mắt to

Hình 2.1: Hai loại cá chính của nghề câu vàngcá ngừ đại dương ở Việt Nam.

+ Cá ngừ vây vàng ( Thunnus albacares ): Là loài cá nổi lớn, chúng tập trung
theo đàn, di chuyển rất nhanh và sống ở vùng nước xa bờ hoặc vùng nước có độ sâu
lớn. Chúng sống ở vùng nước có nhiệt độ 18
0
C – 31
0
C, độ sâu hoạt động của chúng
xuống dưới 100m, có hàm lượng oxy lớn hơn 2ml/l. Mùa vụ khai thác ở nước ta
thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 7 âm lịch năm sau. Kích thước chiều dài thân

21

cá để khai thác được từ 120 cm trở lên, trọng lượng khai thác được từ 20 kg trở lên.
Kích thước thân cá dài nhất là trên 200 cm, đã bắt được 1 con nặng 176,4 kg có
chiều dài 208 cm ở vùng biển phía tây vịnh Mexico vào năm 1977. Joseph (1968)
đã đưa ra mối quan hệ giữa kích thước chiều dài thân cá và độ tuổi thành thục của
cá ngừ vây vàng trong vùng biển phía Đông của Thái Bình Dương. Thức ăn chủ yếu
của cá ngừ vây vàng là các loài mực, cá ngừ nhỏ, các loài cá nổi nhỏ khác. Cá ngừ
vây vàng sinh sản vào mùa hè.
Đặc điểm nhận dạng: loài cá này hoạt động ở vùng biển rộng lớn trên thế
giới. Nằm ở gần giữa lưng là tia vây lưng, nó gồm 26 đến 34 tia gai. Vây ngực
không dài lắm, chúng dài gấp đôi vây lưng, chiều dài 22 – 31% chiều dài thân cá.
Không có đường vằn trên bề mặt bụng. Màu sắc: phần trên lưng là màu đen của kim
loại đến màu xanh đen chuyển dần xuống dưới bụng từ màu vàng đến màu bạc; các
vây ở trên lưng, bụng và các vây ngắn nằm chính giữa đường cột sống từ thân đến
đuôi có màu vàng trắng.
Vị trí phân bố: Cùng sống ở tất cả các đại dương và vùng biển gần đường
xích đạo, đó là vùng nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, tuy nhiên chúng không xuất
hiện ở vùng nước thuộc Địa Trung Hải. Ở nước ta, cá ngừ vây vàng chỉ phân bố ở
vùng biển miền Trung, Đông Nam Bộ, tập trung nhiều ở vùng giữa biển Đông.

+ Cá ngừ mắt to ( Thunnus obesus ): cá ngừ mắt to sống chủ yếu ở vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới của biển Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây
Dương. Chúng tập trung theo đàn như cá ngừ vây vàng và độ sâu trong khoảng từ
50m – 250m có nhiệt độ từ 10
0
C – 26
0
C, chúng sống nhiều nhất là tầng nước có
nhiệt độ 17
0
C – 24
0
C. Chiều dài phổ biến của cá từ 80 - 168 cm. Kume ( 1976 ) tìm
thấy tập tính của loài cá này xuất hiện nhiều ở tầng nước có nhiệt độ 23
0
C hoặc
24
0
C. Giai đoạn đầu cho đến khi cá có trọng lượng khoảng 15 kg thì chúng kết đàn
lớn với các loại cá ngừ nhỏ khác. Mùa vụ khai thác của chúng giống như loài cá
ngừ vây vàng. Kích thước khai thác từ khoảng 9kg – 45 kg, có con nặng tới 225 kg.
Thức ăn của chúng là những loài giáp xác, mực, cá con. Cá ngừ mắt to sinh sản ở
biển khơi, trứng và cá bột sống ở biển khơi.

22

Đặc điểm nhận dạng: loài cá này hoạt động ở vùng biển lớn trên thế giới,
nằm ở gần giữa lưng là vây lưng cơ sở, chúng có các tia vây từ 23 đến 31 tia. Tia
vây lưng và vây bụng ngắn hơn tia vây lưng và vây bụng cá ngừ vây vàng khi cá
trưởng thành. Vây ngực có chiều dài vừa phải ( từ 22% đến 31% chiều dài thân cá ).

Chúng có 18 vây ở phần trước thân và 21 vây ở phần phía sau thân. Màu sắc: ở
phần dưới bụng có màu hơi trắng; chạy dọc hai bên hông có màu xanh nhũ sắc; vây
sống lưng phần phía sau thân cá có màu vàng; hai vây giữa ở bụng và lưng có màu
vàng sáng, các vây nhỏ phía trước thân có màu vàng trắng; lưng có da màu đen
Vị trí phân bố: chúng sinh sống ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới của
Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương nhưng chúng không sống ở
vùng nước Địa Trung Hải.
( Theo FAO – trích trong “ Báo cáo chuyên đề kết quả nghiên cứu cải tiến
công nghệ khai thác cá ngừ đại dương bằng nghề câu vàng- KS. Lại Huy Toản,
Viện Nghiên cứu Hải sản, 2006 )
b) Trữ lượng và khả năng khai thác bền vững một số loài cá ngừ đại dương ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây số lượng tàu thuyền và cường lực đánh bắt ngày
càng tăng nhưng năng suất đánh bắt cá nổi lớn ở vùng biển xa bờ lại có xu hướng
giảm xuống. Ước tính trữ lượng cá ngừ đại dương năm 2004 vào khoảng 52.591
tấn, trữ lượng cá ngừ vằn vùng biển xa bờ miền Trung và Đông Nam Bộ ước tính
vào khoảng 618.000 tấn, khả năng khai thác bền vững là 216.000 tấn; trữ lượng cá
ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to vào khoảng 44.853 – 52.591 tấn và khả năng khai
thác bền vững là 17.000 tấn ( bảng 2.3 )
Bảng 2.3: Ước tính trữ lượng và khả năng khai thác cá ngừ vằn và cá ngừ đại dương

TT

Loài cá
Trữ lượng
( Tấn )
Khả năng khai thác bền vững

( tấn )
1 Cá ngừ vằn 618.000 216.000
2 Cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to


44.853 – 52.591 17.000
Tổng cộng 662.853 - 670.591

233.000
( Nguồn: Đào Mạnh Sơn, 2005 )

23

c) Chiều dài trung bình ( CDTB ) của một số loài cá ngừ đại dương.
Bảng 2.4: Chiều dài trung bình ( cm ) của một số loài cá ngừ đại dương
Nghề lưới rê Nghề câu vàng

Tên loài
Th
ời điểm
nghiên
cứu
CDTB
(cm)
Số cá thể

Dao động

CDTB
(cm)
Số cá thể

Dao động


Vụ Nam 52,7 144 14-140 112,9 55 55-162
Cá ngừ vây
vàng
Vụ Bắc 40,6 162 18-125 93,8 92 51-147
Vụ Nam 44,2 173 17-116 92,5 24 49-145
Cá ngừ mắt to

Vụ Băc 41,8 340 22-69 89,7 11 43-132
( Nguồn: Đào Mạnh Sơn.)
d) Ngư trường khai thác chính
Cá ngừ xuất hiện quanh năm ở vùng biển ngoài khơi miền Trung nước ta, mùa
vụ khai thác chính từ tháng 11 – 4 năm sau, mùa phụ từ tháng 5 – 10. Tuy nhiên,
tháng 10 – 12 thời tiết xấu nên nhiều tàu không đi khai thác, ở nhà sửa chữa tàu,
trang thiết bị và ngư cụ chuẩn bị cho mùa đánh bắt tiếp theo.
Ngư trường khai thác cá ngừ đại dương gồm có 3 ngư trường khai thác chính
là: vùng biển xa bờ tỉnh Phú Yên, tọa độ 110
0
30E – 112
o
00N, 12
0
00N – 13
0
00N;
vùng biển tỉnh Khánh Hòa 110
0
00E -112
0
00E, 12
0

00N -13
0
00N và vùng biển phía
Tây quần đảo Trường Sa (110
0
00E -115
0
00E, 8
0
00N -10
0
00N).
Ngư trường hoạt động của nghề câu vàng cá ngừ đại dương thay đổi theo
mùa. Thông thường những tháng đầu mùa ( tháng 12 – 3 ) tàu thường khai thác ở
vùng biển Bắc Biển Đông, Đông Bắc Hoàng Sa, Bắc Trường Sa, các tháng giữa
mùa ( tháng 4 – 6 ) ở vùng biển Trường Sa, miền Trung và những tháng còn lại ở
vùng biển Nam Trường Sa, Nam Biển Đông. Như vậy, cá ngừ di cư theo mùa ( từ
đầu năm đến cuối năm ) từ Bắc xuống Nam.
2.2.2. Hiện trạng nghề câu vàng cá ngừ đại dương
Hiện nay, nghề câu vàng cá ngừ đại dương có thể chia thành 2 loại:
- Nghề câu cơ giới.
- Nghề câu trên tàu của ngư dân.

24

Nghề câu cơ giới hiện đại là nghề câu trên các tàu của khối doanh nghiệp, có
số lượng không nhiều ( khoảng 45 chiếc ), vỏ tàu hoặc bằng thép hoặc bằng
composit có chiều dài từ 22 – 27 m, lắp máy từ 200 – 750 CV với trang thiết bị
hàng hải, khai thác bảo quản sản phẩm đầy đủ hiện đại như: máy thu dây câu chính,
máy thu dây nhánh, máy thả câu, phao vô tuyến, hầm cấp đông và nhiều thiết bị

điện tử, hàng hải chuyên dụng khác đáp ứng tốt hoạt động khai thác dài ngày ở
vùng biển xa bờ.
Nghề câu trên tàu của ngư dân là nghề câu trên các tàu được đóng mới hoặc
cải hoán từ tàu của các nghề khác. Vỏ tàu bằng gỗ, có chiều dài chủ yếu từ 13,5 –
18 m, lắp máy từ 33 – 350 CV. Hầu hết các tàu chỉ có trang thiết bị máy thu dây câu
chính rất thô sơ, máy định vị, la bàn, thông tin liên lạc Thiết bị và kỹ thuật bảo
quản sản phẩm trên tàu còn thiếu và lạc hậu ( mới chỉ sử dụng nước đá xay để bảo
quản sản phẩm ).
Mồi câu được sử dụng chủ yếu là cá chuồn, cá nục, bạc má và mực đại dương
tươi khai thác chủ yếu bằng lưới rê chuồn hoặc mua từ tàu câu mực.
Chuyến biển thường kéo dài từ 15 – 25 ngày đối với tàu truyền thống hoặc 30
– 50 ngày đối với tàu công nghiệp hiện đại, mỗi ngày thực hiện 1 – 2 mẻ.
Do qui mô và kết cấu vàng câu ( hình 2.2 và hình 2.3 ) không giống nhau
cùng với tập quán khai thác khác nhau giữa các vùng nên kỹ thuật khai thác giữa
các tàu, giữa các địa phương cũng có những điểm khác nhau trong quy trình kỹ
thuật. Sự khác nhau lớn nhất và quan trọng nhất đó là độ sâu thả câu và sử dụng
mồi. Đội tàu câu công nghiệp hiện đại của các doanh nghiệp thường thả mồi câu ở
độ sâu từ 50 – 150 m, đội tàu của ngư dân thả mồi câu ở độ sâu thấp hơn, thường từ
30 – 70m. Độ sâu thả mồi câu được xác định bằng cách điều chỉnh chiều dài dây
phao hoặc khoảng cách giữa hai phao.


25



Hình 2.2: Kết cấu vàng câu của tàu câu vàng cá ngừ đại dương tỉnh Phú Yên.




Hình 2.3: Kết cấu vàng câu của tàu câu vàng cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định và Khánh Hòa.

×