Tải bản đầy đủ (.pdf) (233 trang)

Con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc của malaya từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 233 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------------------------

LÝ TƯỜNG VÂN

CON ĐƯỜNG ĐẤU TRANH
GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA MALAYA
TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN NĂM 1957

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH LỊCH SỬ


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------------------------

LÝ TƯỜNG VÂN

CON ĐƯỜNG ĐẤU TRANH
GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA MALAYA
TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN NĂM 1957
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới cận đại và hiện đại
Mã số: 62.22.50.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TSKH. Trần Khánh
2. TS. Vũ Công Quý



Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan: Luận án này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các kết quả và số liệu đƣợc nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận
của Luận án chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả Luận án

Lý Tường Vân


Lời cảm ơn
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TSKH. Trần
Khánh, TS. Vũ Công Quý - hai người thầy trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện Luận
án và GS. Vũ Dương Ninh - người thầy không chỉ ủng hộ ý tưởng khoa học của
tôi ngay từ những ngày đầu tôi lựa chọn đề tài này mà cịn chia sẻ với tơi các tư
liệu nghiên cứu liên quan đến Luận án, cùng nhiều thầy cô giáo khác đã cho tơi
những góp ý q báu về chuyên môn.
Chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp ở Khoa Lịch
sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Viện Nghiên cứu Đông Nam
Á - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Khoa Sử học - Học viện Khoa học
Xã hội đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tơi học tập và nghiên cứu.
Tơi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Viện Nghiên cứu Châu Á (Asia
Research Institute) - Đại học Quốc gia Singapore (National University of
Singapore) đã cho tôi cơ hội được đến học tập và nghiên cứu tại Singapore và
Malaysia. Tại hai đất nước này, những cơ quan tôi đến làm việc như Viện
Nghiên cứu Đông Nam Á (Institute of Southeast Asian Studies), Lưu trữ Quốc gia
Singapore (National Archives of Singapore), Thư viện Quốc gia Singapore, Thư
viện Đại học Quốc gia Singapore và Lưu trữ Quốc gia Malaysia (Arkib Negara National Archives of Malaysia)… đã luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi, giúp

tơi hồn thành bản Luận án này.
Quĩ Sumitomo là nơi tôi được hợp tác trong các năm 2011-2012, không
chỉ cho phép tôi được trao đổi về chuyên môn khi thực hiện Đề tài “The
Japanese occupation of Malaya (1941-1945) and its impact on the development
of Malay political consciousness” mà nguồn tài trợ của Quĩ đã cho tơi điều kiện
tài chính để tơi có thể thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu thực địa của mình tại
Malaysia và Singapore.
Tơi gửi tới gia đình và bạn bè lời biết ơn sâu sắc nhất về mọi sự cảm
thơng, sẻ chia và khích lệ.
Xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC
Trang


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ………………………………………………

i

DANH MỤC BẢN ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU …………………………………

ii

MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………….......

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ………………..

10


1.1.

Tình hình nghiên cứu ở trong nước …………………………………..

10

1.2.

Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi …………………………………..

14

Nhận xét

25

Chương 2: MALAYA DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THỰC DÂN CỦA ANH

27

(CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX)

2.1. Từ Vương quốc Hồi giáo Malacca đến thuộc địa Malaya của
Anh ...

27

2.1.1. Hồi quốc Malacca và những thế kỉ đầu tiếp xúc với phương Tây (14001786)……………………………………………………………...


27

2.1.2. Malaya trở thành thuộc địa của Anh (1786-1914) …………...............

31

2.1.2.1. Thành lập Khu định cư Eo biển (Straits Settlements) ………………

32

2.1.2.2. Quá trình mở rộng can thiệp vào các tiểu quốc Malay và củng cố
chế độ cai trị ở Malaya ……………………………………..

33

2.2. Tác động của chính sách thực dân của Anh ở Malaya……………….

40

2.2.1. Biến đổi cơ cấu kinh tế với vai trò chủ thể của ngoại kiều ………………..

40

2.2.2. Hình thành xã hội đa tộc ngƣời và các nguyên nhân mâu thuẫn tộc ngƣời

43

2.2.3. Sự phát triển của đội ngũ trí thức ngƣời Malay ……………………….

47


2.2.4. Sự phát triển của báo chí bản địa ………………………………………..

53

Tiểu kết chƣơng 2 ………………………………………………………….

56

Chƣơng 3: PHONG TRÀO DÂN TỘC CỦA NGƢỜI MALAY TRONG NHỮNG NĂM
GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI ………………

58


3.1. Những yếu tố tác động …………………………………………………

59

3.2. Phong trào cải cách dưới sự dẫn đường của đội ngũ trí thức tơn
giáo ..

64

3.3. Nhóm trí thức chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Anh và phong
trào đấu tranh vì “Quyền đặc biệt” của người Malay .…………..
……...

69


3.4. Phong trào dân tộc dưới sự lãnh đạo của nhóm trí thức cấp
tiến …..

75

Tiểu kết chương 3 ……………………………………………………………

83

Chương 4: CON ĐƯỜNG ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA MALAYA (TỪ
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II ĐẾN NĂM 1957)

85

4.1. Tác động của giai đoạn Nhật Bản chiếm đóng Malaya (19421945) …..

85

4.1.1. Tầm quan trọng của Malaya trong chiến lược Đại Đông Á của Nhật Bản ….

85

4.1.2. Chính sách Qn sự hóa và Nhật Bản hóa xã hội Malaya …………….......

86

4.1.2.1. Chính sách Qn sự hóa xã hội Malaya ………………………………..

86


4.1.2.2. Nhật Bản hóa xã hội Malaya thơng qua các chính sách văn hóa, giáo
dục ………………………………………………………………..
4.1.3. Sự chuyển biến ý thức chính trị của người Malay ………………….
4.2. Malaya ngay sau Chiến tranh thế giới II: Chính sách của Anh
và tình trạng phân cực của nền chính trị Malaya
………………….......
4.2.1. Bối cảnh quốc tế thời hậu chiến …………………...
4.2.2. Từ “Liên hiệp Malaya” đến “Liên bang Malaya” và vai trò của Tổ chức
Dân tộc Thống nhất Malay …………………………………………........

88
90

96
96

97

4.2.3. Đảng Cộng sản Malaya và “Tình trạng Khẩn cấp” …………………..

107

4.2.4. Đảng Dân tộc Malay và sự kết thúc lý tưởng “Indonesia Raya” …….......

110


4.3. Đảng Liên minh đấu tranh giành độc lập dân tộc

115


4.3.1. Quan điểm mới trong chính sách thuộc địa Malaya của chính quyền Anh
từ cuối thập niên 1940 .………………………………................................
4.3.2. Từ những thử nghiệm với ý tưởng “phi cộng đồng” đến sự hình thành
Liên minh UMNO - MCA - MIC ………………………………………..

4.3.2.1. Cuộc thử nghiệm trên quan điểm của người Anh với “Ủy ban Liên lạc
các cộng đồng” …………………………………………………...........
4.3.2.2. Cuộc thử nghiệm trên quan điểm của người Malay với “Tổ chức Dân
tộc thống nhất Malay” và “Đảng Malaya Độc lập” …………...............

115

119

121

122

4.3.2.3. Hình thành Liên minh UMNO - MCA - MIC ….................................

123

4.3.3. Đảng Liên minh đàm phán độc lập …………………………………...

130

4.4. Một số nhận xét ………………………………………………………..

137


4.4.1. Về phhía thực dân Anh ……………………………………………….

137

4.4.2. Về phía người Malay/Malaya………………………………………….

138

4.4.3. Về sự lựa chọn khác nhau các con đường đấu tranh giành độc lập dân
tộc

140

KẾT

146

LUẬN ...............................................................................................................
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ ....................................
TÀI

LIỆU

152
THAM

153

KHẢO .........................................................................................

PHỤ

167

LỤC .................................................................................................................

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
API - Angkatan Pemuda Insaf (Youth for

Đội qn thanh niên vì cơng lý


Justice Corps)
BMA - British Military Administration

Chính quyền quân sự Anh

CLC - Communities Liaison Committee

Ủy ban Liên lạc các cộng đồng

EIC - British East India Company

Công ty Đông Ấn Anh

FMS (Federation of Malay States)

Liên bang các bang Malay

HĐLPLB


Hội đồng Lập pháp Liên bang

IMP - Independence of Malaya Party

Đảng Malaya Độc lập

KMM - Kesatuan Malayu Muda (The Union of Liên hiệp Thanh niên Malay
Malay Youths)
KMS - Kesatuan Melayu Singapura

Hiệp hội ngƣời Malay Singapore

KMT - Koumintang Malaya

Quốc Dân Đảng (Malaya)

MCA - Malayan Chinese Association)

Hiệp hội ngƣời Hoa Malaya

MCP - Malayan Communist Party

Đảng Cộng sản Malaya

MIC - Malayan Indian Congress

Đại hội Ấn kiều Malaya

MMA - Malayan Military Administration


Chính quyền quân sự Malaya

MNP - Malay National Party

Đảng Dân tộc Malay

MPAJA - Malayan People‟s Anti-Japanese

Quân đội nhân dân Malaya kháng

Army

Nhật

NAM – National Archives of Malaya

Lƣu trữ Quốc gia Malaya

NAS - National Archives of Singapore

Lƣu trữ Quốc gia Singapore

PETA - Pembela Tanahair (Defenders of the

Đội quân bảo vệ đất mẹ

Motherland)
PNI - Parti Nasional Indonesia


Đảng Dân tộc Indonesia

SITC - Sultan Idris Training College

Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Sultan
Idris

SS - Straits Settlements

Khu định cƣ Eo biển

UMNO - United Malays National

Tổ chức Dân tộc Thống nhất

Organization

Malay

UMS - Un-Federated Malay States

Các bang Malay ngồi Liên bang

VOC - Vereenigde Oostindische Compagnie

Cơng ty Đông Ấn Hà Lan

DANH MỤC BẢN ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU



Trang
Bản đồ Liên bang Malaysia ngày nay

iii

Bản đồ Malaya thời kì thuộc Anh

iv

Eo Malacca trên tuyến đƣờng bn bán Quốc tế

168

Quá trình bành trƣớng thuộc địa của Anh ở bán đảo Malaya (1786 - 1914)

169

Bảng 2.1: Số liệu Ngƣời Hoa ở Malaya

170

Bảng 2.2: Dân số Malaya thuộc Anh năm 1931

171

Bảng 2.3: Tƣơng quan dân số giữa các cộng đồng tộc ngƣời ở UMS

172

Bảng 2.4: Tỉ lệ ngƣời Malay và ngƣời Hoa, ngƣời Ấn ở UMS (%)


172

Bảng 2.5: Số liệu phản ánh tình hình kinh tế ở các bang UMS

173

Bảng 2.6: Số lƣợng trƣờng Malay ở Liên bang các bang Malay (1901 - 1931)

173

Bảng 2.7: Tổng số học sinh đƣợc tuyển vào các trƣờng Anh ở FMS

174


Bản đồ Liên bang Malaysia ngày nay


Bản đồ Malaya thời kì thuộc Anh
MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Quá trình lịch sử của Malaya/Malaysia dƣờng nhƣ chịu ảnh hƣởng bởi yếu
tố địa lý mạnh hơn bất cứ yếu tố nào khác, đặc biệt dƣới thời kì cận đại của lịch
sử thế giới. Với eo Malacca giữ vị trí địa chiến lƣợc trên con đƣờng hàng hải từ
Ấn Độ Dƣơng sang Thái Bình Dƣơng, vƣơng quốc Malacca nhanh chóng đƣợc
hình thành và phát triển thành một trung tâm thƣơng mại xuất nhập khẩu hàng
đầu thế giới với các nguồn thƣơng phẩm đặc biệt hấp dẫn. Tuy nhiên, chính sự

hấp dẫn đó lại là lý do khiến cho bán đảo Malaya đƣợc ví nhƣ một “cánh cửa
quay”1 của những cuộc “đến” rồi “đi” của nhiều thực dân trong suốt hơn 4 thế
kỉ. Có thể so sánh điều này với một số quốc gia khu vực: Trong khi Inđônêsia chỉ
là thuộc địa của Hà Lan, Đông Dƣơng luôn là thuộc địa của Pháp, Mianma và Ấn
Độ là các thuộc địa của Anh trong nhiều thế kỉ, Philippin trở thành thuộc địa của
Mĩ cho đến khi độc lập hoàn toàn sau 300 năm dƣới ách thống trị của Tây Ban
Nha, thì trƣờng hợp Malaya có thể đƣợc xem nhƣ là một ngoại lệ. Bồ Đào Nha là
thực dân châu Âu đầu tiên bƣớc vào “cánh cửa” này vào năm 1511, cai trị
Malacca trong suốt 130 năm. Hà Lan thay thế Bồ Đào Nha ở Malacca từ năm
1641. Năm 1795, nhân cơ hội đƣợc tạm quyền sở hữu Malacca, Anh đã tiến lên
loại bỏ hoàn toàn quyền lực Hà Lan ra khỏi bán đảo. Hiệp ƣớc Anh - Hà Lan năm
1824 phân “thế giới Malay” ra thành Inđônêsia thuộc Hà Lan và bán đảo Malaya
thuộc Anh. Hơn 130 năm tiếp theo, Malaya tồn tại dƣới cái tên “Malaya thuộc
Anh” - “British Malaya”.
Nhận thức đầu tiên về Malaysia là nhận thức nhƣ thế về lịch sử đầy biến
động của vùng bán đảo ở thời kì cận đại, nhƣng khi bắt tay vào nghiên cứu đất
nƣớc này từ năm 2002, tôi lại lựa chọn những vấn đề hiện đại: cho Luận văn
Thạc sĩ là Chính sách Kinh tế mới và vấn đề hòa hợp dân tộc ở Malaysia (19711990), cho hai đề tài nghiên cứu khoa học (cấp Trƣờng là Vấn đề Hồi giáo trong
chính sách dân tộc của Malaysia (1957-2000) và cấp Đại học Quốc gia vẫn với
vấn đề nghiên cứu trên nhƣng thời gian nghiên cứu đƣợc kéo dài từ 1957 đến
2010). Mặc dù luôn nhận đƣợc sự đánh giá cao đối với các kết quả nghiên cứu
nhƣng bản thân tôi vẫn chƣa thực sự thỏa mãn bởi cảm giác chƣa đi đến tận cùng
“revolving door” - từ dùng của Henri P. Frei trong “Malaya in World War II - The Revolving Door of
Colonialism” />1


của vấn đề khi giải quyết mối liên hệ giữa xã hội Malaysia hiện đại với xã hội
Malaya truyền thống, di sản từ quá khứ, nhất là quá khứ thuộc địa đã tác động ở
mức độ nào đối với xã hội đƣơng đại Malaysia.2 Đó là lý do ban đầu nhất đƣa tơi
ngƣợc trở lại tiến trình lịch sử của Malaysia, lựa chọn giai đoạn “thuộc Anh” của

Malaysia làm vấn đề nghiên cứu cho Luận án Tiến sĩ của mình.
Mặt khác, trong các nội dung của giai đoạn thuộc địa, tôi lại lựa chọn vấn
đề con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc - một vấn đề bấy lâu nay khơng dễ
lý giải ngay cả với chính ngƣời Malaya và do đó vấn đề này ở Việt Nam vẫn
chƣa đƣợc nhìn nhận, đánh giá đúng với bản chất của nó mà thƣờng bị gộp vào
với các phong trào có nhiều điểm tƣơng đồng. Hơn thế, “Ý chí luận” một thời
khiến chúng ta máy móc khi cho rằng các dân tộc thuộc địa chỉ có thể giành độc
lập thực sự khi nó thơng qua con đƣờng đấu tranh bạo lực do giai cấp vô sản lãnh
đạo. Sẽ bị cho là không triệt để hoặc tiếp tục phụ thuộc vào chủ nghĩa tƣ bản nếu
phong trào dân tộc diễn ra dƣới sự lãnh đạo của giai cấp tƣ sản và đi theo con
đƣờng tƣ bản chủ nghĩa. Nay, quan điểm của chúng ta đang ngày càng khách
quan hơn. Trên cơ sở đó, phải thừa nhận rằng giải phóng dân tộc gắn với cách
mạng vơ sản là hồn tồn đúng đắn và phù hợp với bối cảnh Việt Nam từ đầu thế
kỉ XX, nhƣng đó khơng phải là con đƣờng chung cho tất cả các dân tộc thuộc địa.
Con đƣờng đi đến độc lập của Malaya nhƣ đã đƣợc thừa nhận bấy lâu nay là con
đƣờng dân chủ tƣ sản, con đƣờng đấu tranh ơn hịa. Nhƣng đó mới chỉ là xét về
hình thức, xét về mặt bản chất, xã hội Malaya có rất nhiều lý do chi phối q
trình lựa chọn và tiến hành con đƣờng đấu tranh của mình nhƣng lại chƣa đƣợc
làm sáng tỏ. Bởi vậy, vấn đề này nên đƣợc nghiên cứu, lý giải.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh cả nhân loại tiến bộ đang lấy thập kỉ 2011-2020 là thập kỉ
quốc tế thứ ba loại trừ chủ nghĩa thực dân3 theo tuyên bố của Ủy ban Chính trị
Chính Thủ tƣớng Malaysia Mahathir Mohammad trong The Malay Dilemma (tạm dịch là Thế tiến thoái
lương nan của người Malay) đƣợc xuất bản ngay sau cuộc xung đột giữa hai dân tộc Malay - Hoa lớn
nhất trong lịch sử Malaysia tháng 5/1969, ơng đã đổ lỗi cho các chính sách thực dân của Anh trong thời kì
thuộc địa là căn nguyên của tình trạng xã hội hiện tại của Malaysia.
3
Khóa họp này thông qua 12 Nghị quyết về Phi thực dân hóa, kêu gọi các nƣớc thành viên Liên Hợp Quốc
tăng cƣờng các biện pháp tập thể, thúc đẩy các bên có liên quan nỗ lực hành động để kết thúc tiến trình phi
thực dân hố đối với các vùng lãnh thổ còn lại trên thế giới hiện vẫn là thuộc địa hay nằm dƣới quyền ủy trị của

các nƣớc khác. Nhƣ vậy, dù đã qua hơn hai thập kỉ quốc tế nỗ lực thực hiện phi thực dân hóa nhƣng tiến trình
xem ra vẫn rất trì trệ nếu so sánh với khoảng thời gian gần 5 thập kỉ trƣớc (từ năm 1961 đến năm 2009) với
khoảng 750 triệu ngƣời trên 80 vùng lãnh thổ một thời là thuộc địa đã giành đƣợc độc lập, đƣợc hƣởng các
quyền tự do và tự quyết chính đáng. Theo www.vietnamplus.vn/Home/LHQ-thong-qua-12-nghi-quyet-ve2


và Phi thực dân hóa tại phiên họp thứ 65 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm
2010, đứng từ góc độ lịch sử có thể nhận thấy tầm quan trọng của việc đặt lại
những vấn đề liên quan đến chủ nghĩa thực dân, q trình thực dân hóa, phi thực
dân hóa, hay vấn đề đấu tranh giành độc lập dân tộc - những vấn đề tƣởng nhƣ là
rất cũ nhƣng đến nay vẫn có tính thời sự và ý nghĩa khoa học. Cũng khoảng năm
2007, 2008 Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam trong chƣơng trình biên soạn bộ Lịch sử Đơng Nam Á đã triển khai Đề tài
“Đông Nam Á trong thời kì thuộc địa và phong trào đấu tranh giành độc lập (từ
cuối thế kỉ XVI đến năm 1945)”. Nhìn chung, các tác giả và các nhà thẩm định
đề tài đều có chung một nhận định: thời kỳ thuộc địa của Đơng Nam Á là thời kì
hết sức quan trọng trong tồn bộ tiến trình lịch sử khu vực bởi nó khơng chỉ gắn
với các mối quan hệ quốc tế trong quá khứ, hiện tại và tƣơng lai mà nó cịn gắn
với nhiều vấn đề có tầm ảnh hƣởng lớn, thậm chí tác động và chi phối trực tiếp
đến đặc điểm và khuynh hƣớng phát triển của từng quốc gia trong khu vực.
Hơn nữa, trong thời kì thuộc địa của Đông Nam Á, Malaya lại đƣợc coi là
một trƣờng hợp khá đặc biệt bởi vì ngƣời ta vẫn thƣờng cho rằng, trƣớc Chiến
tranh thế giới II “ngƣời Malay là tộc ngƣời ít quan tâm đến chính trị nhất trong số
các tộc ngƣời ở Đông Nam Á”. [34, tr.1182] Ở Malaya hồn tồn khơng có khái
niệm “người Malaya” mà chỉ có “ngƣời Malay”, “ngƣời Hoa” và “ngƣời Ấn Độ”,
ngay bản thân “ngƣời Malay” cũng không thể tồn tại với tƣ cách là một cộng
đồng thống nhất, do đó cũng khơng tồn tại khái niệm “quốc gia Malaya” mà chỉ
có các tiểu quốc của ngƣời Malay (sau này là các bang Malay), mà nếu có (vào
cuối thập niên 1930) thì nó cũng chỉ đƣợc hiểu là “quốc gia của ngƣời Malay”.
Tình hình đó đƣa đến một cảm quan chung là “chẳng có gì thực sự đáng chú ý

xảy ra ở Malaya cho đến tận năm 1945” hay phong trào dân tộc của ngƣời Malay
trƣớc Chiến tranh thế giới II “mới chỉ ở giai đoạn phôi thai”. [172, tr.xvi] Tuy
nhiên, chỉ chƣa đầy một năm sau khi Chiến tranh thế giới II kết thúc, ngƣời ta lại
thấy “Anh đang phải đối mặt với sức mạnh đoàn kết toàn diện chƣa từng thấy của
ngƣời Malay”. [87, tr.18-19] Lại tiếp tục đƣợc coi là đặc biệt nếu so sánh với một
số thuộc địa khác ở Đơng Nam Á. Trong cơng trình chun khảo A Modern
History of Southeast Asia: Decolinization, Nationalism and Separatism, Clive
chu-nghia-thuc-dan/201010/64078.vnplus và www.vietnamplus.vn/Home/Can-ket-thuc-nhanh-qua-trinhphi-thuc-dan-hoa/200910/20057.vnplus


Christie chỉ ra rằng, trong số các quốc gia Đông Nam Á lục địa, 3 nƣớc chủ yếu
Thái Lan, Mianma, Việt Nam ngay từ thời kì tiền thuộc địa mặc dù đều chịu ảnh
hƣởng văn hóa và tơn giáo từ bên ngồi nhƣng cả ba đều có ý thức độc lập mãnh
liệt. Mianma và Việt Nam cùng đƣợc thừa hƣởng một quốc gia hùng mạnh và
một bản sắc dân tộc, tôn giáo rõ ràng - những yếu tố cần thiết để tạo nên nền tảng
cho các phong trào dân tộc hiện đại hình thành ở Mianma và Việt Nam vào đầu
thế kỉ XX. [87, tr.7] Tuy nhiên, cả hai nƣớc này - một là thuộc địa của Anh, một
là thuộc địa của Pháp - đều phải tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, thậm chí với
Việt Nam là rất lâu dài và gian khổ mới có thể tiến đến nền độc lập và tồn vẹn
lãnh thổ. Ở vùng Đơng Nam Á hải đảo, ý thức độc lập dân tộc của Inđônêsia đã
xuất hiện ngay từ thập niên đầu tiên của thế kỉ XX và luôn là mục tiêu cao nhất
của tất cả các phong trào dù dƣới ảnh hƣởng của trào lƣu vô sản hay dân chủ tƣ
sản. Mặc dù vậy, Inđônêsia vẫn phải trải qua một chặng đƣờng dài gần nửa thế kỉ
mới đạt đƣợc nền độc lập. Với trƣờng hợp Malaya, tính đến thời điểm ngay sau
Chiến tranh thế giới II kết thúc, độc lập dân tộc chƣa bao giờ là mối quan tâm sâu
sắc của ngƣời bản địa Malay dù dƣới sự thống trị của bất kì thực dân nào - Bồ
Đào Nha, Hà Lan hay Anh (ngoại trừ tƣ tƣởng cấp tiến của nhóm trí thức bình
dân Malay từ cuối những năm 1930). Vậy mà, “Quá trình tiến đến độc lập của
Liên bang Malaya chƣa kể đến những tiến bộ kinh tế sau đó, là nhanh nhất so với
bất cứ lãnh thổ phụ thuộc nào ở thời kì hậu chiến” [34, tr.1247]. Thực tế đó khiến

ngƣời ta phải kinh ngạc “Tại sao ngƣời Malay có thể giành đƣợc độc lập nhanh
đến nhƣ vậy” vào năm 1957? [163, tr.133-134] Cũng có nhiều câu hỏi đƣợc đặt
ra với cá nhân tơi: Có phải Malaya đã có đƣợc nền độc lập từ con số 0: không
khát vọng độc lập, khơng đồn kết lực lƣợng dân tộc, nghĩa là nền độc lập của
Malaya năm 1957 đơn giản chỉ là sự “trao trả” của thực dân Anh nhƣ bấy lâu nay
nó vẫn đƣợc thừa nhận? Hoặc đã có một “phép màu” chuyển biến chỉ diễn ra
trong vòng 12 năm? Hay Malaya phải trải qua một chặng đƣờng chuyển biến dài
hơn thế nhƣng lại không dễ quan sát hoặc chƣa quan sát đƣợc?... Việc nghiên cứu,
phân tích để làm sáng tỏ những vấn đề vừa nêu bằng hiện thực của lịch sử xã hội
Malaya sẽ làm nên ý nghĩa khoa học của đề tài Luận án.
Cũng quan trọng không kém khi chúng tôi quyết định chọn đề tài “Con
đường đấu tranh giành độc lập dân tộc của Malaya từ cuối thế kỉ XIX đến năm
1957” vì thực tế ở Việt Nam cho đến nay cịn rất thiếu vắng những cơng trình


nghiên cứu về Malaysia nói chung, càng thiếu vắng những nghiên cứu chuyên
sâu các vấn đề liên quan đến lịch sử chính trị của Malaysia. Chúng tơi hy vọng đề
tài này sẽ bù đắp phần nào khoảng trống nghiên cứu đó.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu về con đƣờng đấu tranh giành độc lập dân tộc của Malaya,
chúng tôi mong muốn đƣa đến nhận thức toàn diện hơn về một nội dung trọng
tâm của thời kì có vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử của mỗi quốc gia-dân
tộc cũng nhƣ của cả khu vực. Bằng cách tiếp cận lịch sử và xã hội học lịch sử,
chúng tôi muốn làm sáng tỏ quá trình định hình một con đƣờng trong cuộc đấu
tranh giành độc lập của Malaya. Đề tài luận giải con đƣờng mà Malaya đã lựa
chọn là con đƣờng khơng hồn tồn dựa trên một học thuyết chính trị quốc tế cụ
thể nào mà đƣợc căn cứ trên các đặc tính quốc gia, dân tộc, tơn giáo của đất nƣớc
Malaya. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu trƣờng hợp Malaya, đề tài muốn góp thêm
vào sự đa dạng các con đƣờng đi đến độc lập dân tộc của các dân tộc thuộc địa và

phụ thuộc ở khu vực và trên thế giới.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Trong trƣờng hợp Malaya, để lý giải con đƣờng đấu tranh giành độc lập dân
tộc rất cần phải xem xét những yếu tố chi phối tình cảm dân tộc, sự hình thành,
phát triển của ý thức quốc gia-dân tộc không chỉ của các cộng đồng nhập cƣ mà
của cả ngƣời bản địa Malay, do đó cũng chi phối sự phát triển của chủ nghĩa dân
tộc Malay/Malaya và đƣơng nhiên chi phối sự lựa chọn hay cách thức tiến hành
con đƣờng đấu tranh giành độc lập ở đất nƣớc này. Các yếu tố đó gồm đặc tính
đa cộng đồng (cộng đồng bản địa và các cộng đồng nhập cƣ), sự tồn tại và phát
triển của chủ nghĩa cộng đồng, yếu tố đa đảng phái chính trị và đặc tính tâm lý
dân tộc-tơn giáo của ngƣời Malay Hồi giáo.
- Về sử dụng thuật ngữ: Luận án sử dụng “Malaya” hay “Malaysia” trong phần
Mở đầu và Tổng quan theo đúng tên gọi của đất nƣớc trong từng giai đoạn lịch
sử để tiện cho việc theo dõi. Trong phần nội dung, Luận án sử dụng “Malaya” là
tên gọi của đất nƣớc trong suốt thời kì thuộc Anh. Thuật ngữ “ngƣời Malay” chỉ
cộng đồng ngƣời Malay bản địa để phân biệt với hai cộng đồng nhập cƣ là
“ngƣời Hoa” và “ngƣời Ấn Độ”. Luận án sử dụng thuật ngữ “ngƣời Malaya” với
nghĩa bao gồm toàn bộ ngƣời dân sinh sống ở đất nƣớc Malaya.


3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: “Malaya thuộc Anh” có giới hạn địa lý là tồn bộ phần phía
Tây của lãnh thổ Malaysia ngày nay.
- Về thời gian: Khung thời gian nghiên cứu của đề tài Luận án là từ cuối thế kỉ
XIX - khi thực dân Anh hồn thành về cơ bản q trình bành trƣớng thuộc địa ở
bán đảo Malaya đến năm 1957 là năm Malaya tuyên bố độc lập.
- Về phạm vi vấn đề nghiên cứu:
Đề tài phân tích q trình định hình một con đƣờng đấu tranh giành độc lập
của Malaya thông qua sự vận động, phát triển của các yếu tố đặc thù trong xã hội
Malaya nhƣ đã nêu ở trên, qua đó chỉ ra khả năng tối ƣu của con đƣờng đƣợc lựa

chọn trong việc đáp ứng các yêu cầu thực tiễn của đất nƣớc Malaya và của hoàn
cảnh lịch sử. Trong q trình đó, một số vấn đề và nội dung có liên quan đƣợc
đặt trong mối liên hệ với Inđơnêsia - quốc gia trong cùng “thế giới Malay”, “thế
giới Hồi giáo” và có nhiều tác động trực tiếp với Malaya. Vấn đề so sánh giữa
các con đƣờng đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa đòi hỏi phải hết
sức thận trọng vì nhƣ học giả D.G. Hall trong phần nghiên cứu về phong trào dân
tộc ở Đông Nam Á đã cho rằng “khó có thể so sánh giữa các phong trào khác
nhau và khái quát hóa sẽ rất nguy hiểm” [34, tr.1043]. Chúng tôi cũng cho rằng
không đơn giản chỉ là trả lời các câu hỏi chủ nghĩa thực dân là ai, chính sách cai
trị nhƣ thế nào, trên cơ sở đó các dân tộc thuộc địa đã lựa chọn con đƣờng đấu
tranh ra sao, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các lực lƣợng dân
tộc, sự chi phối của các yếu tố tộc ngƣời, truyền thống lịch sử-văn hóa, tơn
giáo… cũng là những lý do quan trọng góp phần vào sự định hình con đƣờng đấu
tranh và cách thức tiến hành con đƣờng đấu tranh giành độc lập. Bởi vậy trong
khuôn khổ của Luận án này, chúng tơi bƣớc đầu phân tích những yếu tố trên đối
với sự lựa chọn khác nhau các con đƣờng đấu tranh giành độc lập của một số
trƣờng hợp rất điển hình chứ chƣa phải là tất cả. Những nghiên cứu toàn diện hơn
đối với vấn đề này chắc chắn sẽ là hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai của tác giả
Luận án.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trƣớc hết, phương pháp nghiên cứu tư liệu là phƣơng pháp không thể thiếu
trong nghiên cứu lịch sử. Phƣơng pháp này đƣợc triển khai để thu thập và xử lý
nguồn tài liệu lƣu trữ, phân tích các tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài Luận


án. Thơng qua việc tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu, các bƣớc phân tích tài liệu
đƣợc tiến hành để nhận diện quan điểm của ngƣời nghiên cứu, phƣơng pháp
nghiên cứu, nội dung vấn đề nghiên cứu (đã nghiên cứu đến đâu, đâu là “khoảng
trống” cần đƣợc nghiên cứu thêm…).
Thứ hai, vì đây là một đề tài lịch sử nên phương pháp lịch sử đƣợc tôn trọng

và đƣợc sử dụng để phân tích mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử (cả đồng đại và
lịch đại). Nghiên cứu và luận giải các vấn đề thông qua các sự kiện cụ thể trong
q trình lịch sử cũng địi hỏi phải tuân theo trật tự logic chặt chẽ và mang tính
liên kết. Để hỗ trợ cho việc phân tích các nội dung nghiên cứu, chúng tơi có sử
dụng một số phƣơng pháp bổ trợ nhƣ phương pháp thống kê, so sánh. Ngoài ra,
phương pháp nghiên cứu liên ngành dân tộc học và xã hội học văn hóa cũng
đƣợc sử dụng trong một số phân tích về chính sách cách ly tộc ngƣời, tình trạng
tộc ngƣời, mâu thuẫn tộc ngƣời hay chủ nghĩa cộng đồng… ở Malaya.
Thứ ba, để nghiên cứu con đƣờng đấu tranh giành độc lập của Malaya,
chúng tôi không thể không dựa trên cách tiếp cận hệ thống bởi phải đặt Malaya
trong bối cảnh chung khu vực và quốc tế, phải đặt Malaya trong “thế giới Malay”,
“thế giới Hồi giáo”, lại vừa phải xem xét đối tƣợng này trong “chính nó” chúng
tơi mới có điều kiện để nhận diện và phân tích mọi khía cạnh của vấn đề nghiên
cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã nêu. Nhƣ thế, phương pháp cấu trúc
cũng đƣợc vận dụng trong nghiên cứu đề tài Luận án.
5. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu gốc chúng tôi tiếp cận và khai thác từ các cơ quan Lƣu trữ
quốc gia của Malaysia và Singapo. Đó là những tài liệu chính thức đƣợc cơng bố
bởi Bộ Thuộc địa, Bộ Quốc phịng, Chính quyền Hồng gia Anh, bên cạnh đó là
những tài liệu đƣợc cơng bố bởi chính quyền Liên hiệp Malaya (1946-1948), và
chính quyền Liên bang Malaya (1948-1957). Nguồn tài liệu này gồm các báo cáo
(Official Report), các kế hoạch/dự thảo kế hoạch (Proposal), dự luật (Bill), bài
phát biểu (Speech) hoặc điện tín (Telegram), tài liệu về các cá nhân và các tổ
chức chính trị (Papers). Chúng tôi cũng sử dụng những tƣ liệu lƣu trữ đƣợc xuất
bản dƣới dạng Documentary Collection. Qua đó, tác giả có điều kiện đƣợc tham
khảo khối tài liệu lƣu trữ của Lưu trữ Quốc gia Anh trong Bitish documents on
the end of Empire: Malaya [173] do A.J. Stockwell tập hợp và biên soạn.


Ngoài nguồn tài liệu lƣu trữ, các tài liệu khác đƣợc sử dụng trong Luận án

gồm các sách chuyên khảo, chuyên luận, luận án tiến sĩ, các bài nghiên cứu đăng
trên các tạp chí chun ngành ở hai khối ngơn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Bên
cạnh đó, chúng tơi cũng sử dụng một số tờ báo bằng tiếng Anh ở Malaya nhƣ
Malay Mail, Straits Times và Syonan Sinbun.
6. Đóng góp của đề tài Luận án
-

Luận án phân tích sự chuyển biến ý thức chính trị của ngƣời Malay qua các

lần tác động (lần thứ nhất của chính sách thực dân của Anh và lần thứ hai của
giai đoạn chiếm đóng của phát xít Nhật), đồng thời làm rõ sự phát triển của nội
dung dân tộc chủ nghĩa trong các phong trào dân tộc của người Malay ở giai
đoạn trƣớc và sau Chiến tranh thế giới II.
-

Phân tích q trình phát triển ý thức quốc gia-dân tộc Malaya trong bối

cảnh chịu sự chi phối sâu sắc của chủ nghĩa cộng đồng, qua đó làm rõ vai trị
chính trị của các Đảng cộng đồng của ngƣời Malay và ngƣời Hoa trong trạng thái
phân cực của nền chính trị Malaya. Sự phát triển ý thức quốc gia-dân tộc Malaya
chính là nền tảng của sự hợp tác giữa các Đảng cộng đồng và giữa quần chúng
của các cộng đồng. Đó cũng đồng thời quá trình định hình dần một con đƣờng
trong cuộc đấu tranh giành độc lập của ngƣời Malaya.
-

Phân tích con đƣờng hƣớng đến nền độc lập của Malaya sau Chiến tranh thế

giới II luôn đƣợc đặt trong các mối quan hệ: ở cấp độ quốc tế là cục diện 2 cực
và chiến tranh lạnh; ở cấp độ quốc gia là sự suy giảm vị thế quốc tế của Anh và
những điều chỉnh chính sách để thích nghi với những chuyển biến mới ở thuộc

địa Malaya; ở cấp độ địa phương (bản thân thuộc địa) là sự trƣởng thành vƣợt
bậc về chính trị của ngƣời Malaya đƣợc đánh dấu bằng sự ra đời của Đảng Liên
minh với UMNO làm nòng cốt và sự đóng góp rất có ý nghĩa của hai Đảng thành
viên (của cộng đồng ngƣời Hoa là Hiệp hội người Hoa Malaya - MCA và của
cộng đồng ngƣời Ấn Độ là Đại hội Ấn kiều Malaya - MIC).
-

Khẳng định con đƣờng đấu tranh giành độc lập dân tộc mà Malaya là con

đƣờng khơng hồn tồn dựa trên một học thuyết chính trị quốc tế cụ thể nào mà
căn cứ trên các đặc tính quốc gia, dân tộc, tơn giáo của đất nƣớc Malaya. Nền
độc lập của Malaya do đó khơng phải là “món quà” do thực dân Anh trao tặng
nhƣ nó vẫn thƣờng đƣợc hiểu mà là thành quả đầy ý nghĩa của sự đoàn kết, thống
nhất giữa các đảng phái chính trị và giữa các cộng đồng dân tộc ở Malaya.


7. Bố cục của Luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận án gồm 4 chƣơng chính:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề. Qua việc hệ thống hóa
tƣ liệu nghiên cứu ở trong nƣớc và ngồi nƣớc liên quan đến đề tài Luận án,
chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá tƣ liệu trên các phƣơng diện về cách tiếp
cận, phƣơng pháp nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, những giá trị tham khảo đối
với đề tài Luận án, khoảng trống trong các nghiên cứu… trên cơ sở đó xây dựng
những luận cứ chặt chẽ cho việc đi sâu phân tích những vấn đề nghiên cứu mà
Luận án đặt ra.
Chương 2. Malaya dưới tác động của chính sách thực dân của Anh (cuối
thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX). Bắt đầu với phần 2.1. “Từ Vƣơng quốc Hồi giáo
Malacca đến thuộc địa Malaya của Anh”, chúng tôi làm rõ: sự khởi đầu vững
chắc của Malaya từ thời vƣơng quốc Malacca và những thế kỉ đầu tiếp xúc với
thực dân phƣơng Tây, quá trình can thiệp, mở rộng can thiệp, tiến đến xác lập

chế độ cai trị của Anh ở Malaya. Phần 2.2. “Tác động của chính sách thực dân
của Anh ở Malaya” phân tích bốn tác động mà chúng tơi cho là có mối liên quan
trực tiếp nhất đến sự hình thành và phát triển của phong trào dân tộc của ngƣời
Malay cũng nhƣ liên quan tới quá trình lựa chọn con đƣờng đấu tranh giành độc
lập dân tộc của Malaya. Bốn tác động đó gồm: biến đổi cơ cấu kinh tế với vai trò
chủ thể của ngoại kiều, hình thành xã hội đa tộc ngƣời và các nguyên nhân mâu
thuẫn tộc ngƣời, sự phát triển của đội ngũ trí thức ngƣời Malay và báo chí bản
địa.
Chương 3. Phong trào dân tộc của người Malay trong những năm giữa hai
cuộc chiến tranh thế giới: phân tích các nhân tố khách quan và chủ quan tác động
tới phong trào dân tộc của ngƣời Malay, phân tích ba phong trào dƣới sự lãnh
đạo của ba nhóm trí thức là sản phẩm của ba dòng giáo dục gồm đội ngũ trí thức
tơn giáo, đội ngũ trí thức chịu ảnh hƣởng của nền giáo dục Anh và đội ngũ trí
thức đƣợc đào tạo bởi nền giáo dục bản địa. Chúng tôi cố gắng chỉ ra những các
yếu tố đã chi phối nội dung dân tộc chủ nghĩa của các phong trào (nhƣ yếu tố tơn
giáo và đặc tính tâm lý dân tộc-tôn giáo, yếu tố đa cộng đồng và chủ nghĩa cộng
đồng) tạo điều kiện nhận diện chiều hƣớng phát triển chính trị, cũng là cơ sở để
định hình con đƣờng đấu tranh giành độc lập dân tộc của Malaya ở giai đoạn sau.


Chương 4. Con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc của Malaya (từ sau
Chiến tranh thế giới II đến năm 1957) đƣợc luận giải theo 2 hƣớng: (1). Về phía
ngƣời Malay là sự chuyển biến ý thức chính trị dƣới tác động của giai đoạn Nhật
Bản chiếm đóng, là sự khẳng định vai trò của UMNO trong cuộc cạnh tranh với
các lực lƣợng chính trị-xã hội ở Malaya giai đoạn hậu chiến, đồng nghĩa với việc
khẳng định một con đƣờng đấu tranh có khả năng tối ƣu nhất trong việc đáp ứng
các yêu cầu của lịch sử và tình hình thực tiễn của đất nƣớc để tiến tới mục tiêu
độc lập; (2). Về phía thực dân Anh là quá trình điều chỉnh chính sách để thích
ứng với những hồn cảnh mới sau Thế chiến II, song điều đáng nói là, sự điều
chỉnh chính sách của Anh chịu tác động rất lớn từ một UMNO ngày càng trƣởng

thành và sức mạnh chính trị của Đảng Liên minh đƣợc củng cố bởi các Đảng
cộng đồng của ngƣời Malay, ngƣời Hoa và ngƣời Ấn. Kết quả của sự đoàn kết
thống nhất giữa các Đảng cộng đồng và quần chúng của các cộng đồng đã đem
lại thành quả là nền độc lập cho Malaya vào tháng 8/1957.


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƢỚC

Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Malaysia đã đƣợc thiết lập ngay trong
những năm tháng ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam và
đang diễn ra ngày càng tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực nhất là từ sau khi Việt
Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN. Mặc dù vậy, việc nghiên cứu
Malaysia chỉ thực sự bắt đầu từ thập niên 1990 ở Viện Nghiên cứu Đông Nam Á
nhƣng văn học và ngôn ngữ lại đƣợc xem là thế mạnh của nghiên cứu Malaysia.4
Tại các cơ sở đào tạo bộ môn Đông Nam Á học cũng cho thấy một thực tế: hơn
một thập niên trở lại đây, mặc dù số lƣợng luận văn, luận án về Malaysia (chủ
yếu là luận văn) có tăng lên, song chủ yếu lại tập trung vào các vấn đề kinh tế-xã
hội, ngôn ngữ (tiếng Malay), tơn giáo (Đạo Hồi) mà ít có những đề tài lịch sử,
hoặc tiếp cận lịch sử Malaysia từ phƣơng diện chính trị, xã hội. Đi tiên phong
trong số những cơng trình viết riêng về Malaysia là Malaysia trên đuờng phát
triển của Phạm Đức Thành (1993) đƣợc xem nhƣ một cuốn sách phổ cập kiến
thức. Sau đó 5 năm, tập thể tác giả Viện nghiên cứu Đông Nam Á cho xuất bản
cuốn Liên bang Malaysia - Lịch sử, văn hoá và những vấn đề hiện đại [49]. Tuy
nhiên, nhƣ chính các tác giả thừa nhận, “đây mới chỉ là những thông tin khái
lƣợc và mới chỉ là những nhận thức bƣớc đầu về đất nƣớc, con ngƣời, lịch sử,
văn hóa, kinh tế xã hội và đƣờng lối đối ngoại của Malaysia” [49, tr.10] Điều
quan trọng là nội dung về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Malaya dù

được đề cập rất ít nhưng lại chưa phản ánh đúng thực tiễn lịch sử và quan điểm
có phần thiên kiến.5 Sự xuất hiện của Luận án Tiến sĩ Sử học của Phạm Thị Vinh
năm 2001 Hồi giáo trong nền chính trị, văn hố, xã hội Malaysia (1957-1987)
[47] và gần đây nhất là khảo luận của chính nữ tác giả này Islam ở Malaysia
(2008) thực sự là dấu hiệu phát triển mới trong nghiên cứu Malaysia - đi sâu
Nguyễn Đức Ninh (2003), “Thành tựu nghiên cứu Malaixia” trong Phạm Đức Thành, cb., Viện Nghiên
cứu Đông Nam Á: 30 năm xây dựng và trưởng thành (1973-2003), NXB. KHXH. Hà Nội, tr. 345-353.
5
Chẳng hạn, trang 65 viết: “Cuộc đấu tranh do Đảng Cộng sản Malaya tiến hành dù không thành công nhƣng
cũng có tác động mạnh mẽ đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Malaya, góp phần không
nhỏ vào việc làm suy yếu hệ thống thuộc địa của thực dân Anh nói chung và ách thống trị thực dân ở Malaya
nói riêng. Đứng trƣớc xu thế hƣớng tới độc lập ngày càng mạnh mẽ của nhân dân Malaya, thực dân Anh khơng
cịn con đƣờng nào khác là trao trả độc lập cho đất nƣớc này”.
4


khảo cứu một lĩnh vực rất cụ thể là lĩnh vực tôn giáo dựa trên cách tiếp cận lịch
sử. Cũng theo hƣớng nghiên cứu chuyên sâu đó nhƣng với cách tiếp cận xã hội
học lịch sử là cơng trình Xã hội dân sự ở Malaysia và Thái Lan6. Cái nhìn lịch sử
ở khía cạnh xã hội dân sự Malaysia thời kì thuộc địa đƣợc coi là tiền đề của xã
hội dân sự hậu thuộc địa và xã hội hiện đại ngày nay là nội dung chúng tơi có thể
kế thừa.
Một số cơng trình lịch sử Đơng Nam Á với cách tiếp cận khu vực, trong đó
Malaya được đặt trong “chỉnh thể khu vực Đông Nam Á” đƣợc tác giả Luận án
quan tâm khảo cứu. Hai cơng trình tiêu biểu theo hƣớng nghiên cứu này gần đây
có Lịch sử Đơng Nam Á, tập IV Đơng Nam Á trong thời kì thuộc địa và phong
trào đấu tranh giành độc lập dân tộc từ thế kỉ XVI đến năm 1945 [37] do
PGS.TSKH. Trần Khánh chủ biên7 có giá trị tham khảo trực tiếp đối với đề tài
Luận án; Đƣợc xuất bản vào năm 2005 là cuốn Lịch sử Đông Nam Á do GS.
Lƣơng Ninh chủ biên [41]. Qua những “lát cắt” của lịch sử có thể thấy rõ q

trình thực dân hóa vùng bán đảo Malaya của chủ nghĩa thực dân Anh và sau đó là
giai đoạn chiếm đóng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật cùng những hệ quả kinh tế,
chuyển biến xã hội và sự ra đời của các lực lƣợng chính trị-xã hội mới của
Malaya. Điều đáng nói là tất cả những nội dung trên đều đƣợc các tác giả xem
xét không chỉ trong bối cảnh chung của khu vực mà còn đƣợc xem xét trong sự
chi phối của các mối quan hệ quốc tế qua các giai đoạn lịch sử. Trƣớc đó, hai
cơng trình đƣợc dịch từ tiếng Anh là Lịch sử Đông Nam Á của D.G.E. Hall [34]
và Lịch sử Đông Nam Á hiện đại của Clive J. Christie [33] có ý nghĩa rất lớn đối
với nghiên cứu Đơng Nam Á với tƣ cách là một khu vực ở Việt Nam. Mặc dù đơi
chỗ cịn mang quan điểm thực dân trong nhận thức cũng nhƣ trong luận giải một
số vấn đề, song phải thừa nhận rằng sự xuất hiện của hai cơng trình này bằng
tiếng Việt làm phong phú thêm cách tiếp cận nghiên cứu Đông Nam Á mới của
các bộ sử Đông Nam Á thật sự bề thế ở Việt Nam nhƣ hai cơng trình đã đề cập ở
trên.8 Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng hai tài liệu này, để trích dẫn một số luận
Lê Thị Thanh Hƣơng cb. (2009), Xã hội dân sự ở Malaysia và Thái Lan, NXB. KHXH., Hà Nội.
Khi Viện Nghiên cứu Đông Nam Á triển khai triển khai biên soạn bộ Lịch sử Đông Nam Á, vào năm
2007 tác giả Luận án đƣợc phân công viết 2 chuyên đề liên quan đến phong trào dân tộc theo khuynh
hƣớng dân chủ tƣ sản ở Malaya và Inđônêsia. Đây thực sự là cơ hội q cho tác giả trong q trình thực
hiện luận án.
8
Trƣớc khi có những cơng trình đƣợc biên soạn theo cách tiếp cận khu vực ở Việt Nam, trong thập niên 1990
với xu thế hội nhập và nhu cầu tìm hiểu các quốc gia láng giềng đã đƣa đến sự xuất hiện của nhiều cơng trình
trong đó từng nƣớc trong khu vực Đơng Nam Á đƣợc trình bày một cách độc lập, riêng lẻ và rất khái quát: Về
6
7


điểm quan trọng, chúng tôi luôn trở về với bản gốc bằng tiếng Anh9 vì đơi chỗ
bản dịch tiếng Việt không thể chuyển tải hết đƣợc tinh thần của các nhà nghiên
cứu. Cũng là tài liệu dịch từ tiếng nƣớc ngồi, Lịch sử phát triển Đơng Nam Á

của Mary Sommers Heidhues [40], tuy khơng dày dặn nhƣ cơng trình của Hall,
cũng khơng chun sâu nhƣ cơng trình của Christie nhƣng vẫn phản ánh đƣợc
nhiều phƣơng diện của lịch sử khu vực. Nhìn chung, trong những cơng trình này,
nhiều trang tư liệu về Malaya đã được các tác giả phân tích, lý giải từ cách tiếp
cận khu vực nên vừa mang màu sắc riêng của Malaya cũng vừa mang những đặc
điểm chung của khu vực. Trong số những tài liệu liên quan đến chủ nghĩa tƣ bản
Anh, chúng tôi đặc biệt lƣu tâm đến cơng trình Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ 1500
đến 2000 của Michel Beaud [39] phân tích sự phát triển của chủ nghĩa tƣ bản nói
chung và chủ nghĩa tƣ bản Anh nói riêng trên khía cạnh lịch sử kinh tế thời kì
cận-hiện đại, trong đó xâm lƣợc thuộc địa đƣợc coi là phƣơng thức tối quan trọng
để phát triển kinh tế đặc biệt ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các Luận án Tiến sĩ
ngành Lịch sử của Lê Thanh Thủy “Q trình xâm nhập Đơng Nam Á của công
ty Đông Ấn Anh từ đầu thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX” nghiên cứu quá trình
viễn chinh Đơng Nam Á và vai trị của Cơng ty đối với việc hình thành đế chế
Anh ở phƣơng Đơng và Luận án của Trần Thị Thanh Vân “Chính sách thực dân
của Anh ở Ấn Độ từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XX” cung cấp cho chúng tơi
những hiểu biết tốt hơn về chính sách cai trị của Anh ở một thuộc địa khác là Ấn
Độ.
Chuyên luận Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ XX - Một cách
tiếp cận [32] của tác giả Đỗ Thanh Bình bao quát những nét chung cả về lý luận
lẫn thực tiễn của các phong trào ở châu Á, châu Phi, và Châu Mĩ Latinh.10 Không
lịch sử Đông Nam Á hiện đại của Nguyễn Khánh Toàn (1983), Các nước Đông Nam Á - Lịch sử và hiện
tại của Viện Đông Nam Á (1990), Đông Nam Á trên đường phát triển (1993), Lịch sử các quốc gia Đông
Nam Á từ thế kỷ XIX đến thập niên 90 của Huỳnh Văn Tịng (1997)… Ở một khía cạnh khác, nhƣ GS.
Lƣơng Ninh đã chia sẻ qua bài viết “Đông Nam Á - Sử liệu và vấn đề”, Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 5
(110), tr.8-14: Lần đầu khi biên soạn Lịch sử Đông Nam Á, năm 1983 (Nxb. Đại học và THCN), tôi “biên soạn
riêng từng nƣớc và đến chủ nghĩa thực dân thì chỉ kể vài trận đánh là coi nhƣ đã chiếm xong. Nếu nhƣ thế thì
chỉ nên gọi tên sách là „Sơ giản lịch sử các nƣớc Đông Nam Á‟, thực tế cũng không phải là các nƣớc mà là một
số nƣớc”. Giáo sƣ cũng thừa nhận, “Đó là hạn chế của „thời đại‟, của bản thân tôi về hiểu biết và về lý luận của
25 năm trƣớc”. 25 năm sau, vẫn con ngƣời ấy, nhƣng với cách nhìn mới, với quan điểm và phƣơng pháp

nghiên cứu mới, cơng trình do Giáo sƣ làm chủ biên xuất bản năm 2005 có thể coi là một bƣớc tiến dài trong
nghiên cứu Đông Nam Á ở Việt Nam.
9
Của D.G. Hall là History of South-East Asia và của C. Christie là A modern history of Southeast Asia:
decolonization, nationalism and separatism.
10
Từ năm 1999, tác giả đã cho xuất bản cơng trình Con đường cứu nước trong đấu tranh giải phóng dân
tộc ở một số nước châu Á (từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945). Sau đó là chuyên đề “Các con đƣờng cứu


chỉ dừng lại ở việc phân tích q trình thực dân hóa của các nƣớc thực dân,
phong trào đấu tranh của các nƣớc thuộc địa và phụ thuộc, mà chuyên luận cịn
dành một chƣơng trình bày về sự phát triển của các nƣớc sau độc lập, lý giải sự
lựa chọn con đƣờng phát triển và công cuộc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Phần phụ lục của chuyên luận tƣơng đối hữu ích với đề tài Luận án bởi những
nghiên cứu so sánh giữa chính sách thuộc địa của Anh và của Pháp, hệ quả của
các chính sách ấy đƣợc nhìn từ hai phía: thực dân và các thuộc địa. Quan điểm
của tác giả trong chuyên luận này đƣợc chúng tôi chia sẻ là “Mỗi dân tộc đều có
thể lựa chọn con đƣờng riêng cho mình, khơng có một mơ hình nào làm kiểu mẫu
để áp đặt cho các dân tộc khác” hay “Con đƣờng đi đến độc lập của các dân tộc
không giống nhau… mỗi con đƣờng ấy đều có cơng sức góp chung làm sụp đổ
hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.” [32, tr.44]
Với nguồn tƣ liệu là các bài nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí chun
ngành có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài trƣớc hết phải đề cập đến
loạt bài viết có tính tranh luận học thuật, chẳng hạn nhƣ: “Vấn đề xác định thời
điểm thiết lập chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây ở Đông Nam Á” của Trần Khánh
[36], “Bối cảnh Đông Nam Á trƣớc sự xâm nhập và thơn tính thuộc địa của
phƣơng Tây” của Nguyễn Văn Kim và Trần Khánh [38] hay “Những vấn đề đặt
ra đối với biên soạn lịch sử phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Nam Á thời
cận-hiện đại” của Đỗ Thanh Bình và bài “Cần đổi mới nhận thức và biên soạn

giáo trình lịch sử thế giới cận đại” của Nguyễn Văn Hồng.11 Chúng tôi cũng dành
sự chú ý đặc biệt đến các bài nghiên cứu “Vài nét cơ bản của quan hệ quốc tế ở
Đông Nam Á từ giữa thế kỉ XIX đến giữa thế kỉ XX” [42], “Chính sách thống trị
của thực dân Anh ở Miến Điện trong những năm cuối thế kỉ XIX - nửa đầu thế kỉ
XX và tác động của nó tới phong trào giải phóng dân tộc” [46], đặc biệt là bài
“Nhìn lại cuộc đấu tranh giành độc lập của Đông Nam Á thế kỉ XX” của tác giả
Vũ Dƣơng Ninh [43]. Chúng tơi hồn tồn đồng ý với ý kiến của Giáo sƣ: “Các
nƣớc Đông Nam Á dù chọn con đƣờng nào thì cuối cùng cũng đã thành cơng
trong việc thành lập nhà nƣớc độc lập và đạt nhiều thành tựu trong công cuộc xây
nƣớc trong đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nƣớc châu Á” đƣợc in trong Vũ Dƣơng Ninh cb.
(2001), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
11
Bài viết của GS. Đỗ Thanh Bình trong Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5 (110), tr.33-39 bàn về cách tiếp cận và
sự phân kì trong biên soạn lịch sử phong trào giải phóng dân tộc. Bài của PGS. Nguyễn Văn Hồng trong
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11 (140), tr.12-15 nêu lên sự cần thiết phải đổi mới tƣ duy nhận thức về sứ mạng
lịch sử của chủ nghĩa thực dân đối với châu Á lạc hậu, về vai trị của trí thức trong đấu tranh giành độc lập.


×