Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 189 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Du Phúc

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN VŨNG LIÊM, TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành Phố Hồ Chí Minh - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Du Phúc
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN VŨNG LIÊM, TỈNH VĨNH LONG
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. THÁI HUY BẢO


Thành Phố Hồ Chí Minh – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu do cá nhân tơi thực
hiện. Các tài liệu được sử dụng trong luận văn này được trích dẫn đầy đủ chính xác
và được ghi trong phần danh mục tài liệu tham khảo. Các số liệu khảo sát được
trình bày trong luận văn là trung thực.
Tơi xin chịu trách nhiệm về vấn đề nghiên cứu của mình.
Tác giả luận văn

Nguyễn Du Phúc


LỜI CÁM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn “Quản lí hoạt động
ứng dụng cơng nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông
huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long”. Bản thân xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
và gởi lời cảm ơn chân thành đến:
Q Thầy cơ Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Phòng sau đại học, Khoa khoa
học giáo dục, q thầy cơ giảng dạy trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên
cứu.
Q Thầy cơ Ban giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Long, Ban giám hiệu và giáo viên
trường THPT Võ Văn Kiệt, THPT Nguyễn Hiếu Tự, THPT Hiếu Phụng, THPT
Hiếu Nhơn đã nhiệt tình cung cấp tài liệu, số liệu cần thiết cho luận văn.
Q đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q
trình nghiên cứu để hồn thành luận văn.
Đặc biệt, tơi xin trân trọng bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến TS. Thái Huy Bảo,
người thầy đã hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, động viên và đóng góp những ý kiến q

báu cho tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu, nhưng chắc chắn luận văn khơng tránh khỏi thiếu sót. Tác giả kính mong nhận
được sự đóng góp, chỉ dẫn của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cám ơn!
Vĩnh Long, ngày 18 tháng 05 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Du Phúc


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG ................................................................................................ 8
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 8
1.2. Các khái niệm cơ bản .................................................................................... 13
1.2.1. Quản lí .................................................................................................... 13
1.2.2. Cơng nghệ thơng tin ............................................................................... 15
1.2.3. Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường
trung học phổ thông ......................................................................................... 16

1.2.4. Quản lí hoạt động ứng dụng cơng nghệ thông tin trong dạy học ở các trường
trung học phổ thông............................................................................................ 17
1.3. Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung
học phổ thông ....................................................................................................... 18
1.3.1. Mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ............................... 18
1.3.2. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học
phổ thông ........................................................................................................... 19
1.3.3. Hình thức ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học ở trường trung học
phổ thông ........................................................................................................... 23
1.3.4. Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học
phổ thông ........................................................................................................... 24
1.3.5. Điều kiện, phương tiện hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở
trường trung học phổ thông ................................................................................ 25
1.3.6. Kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường
trung học phổ thông............................................................................................. 25


1.4. Quản lí hoạt động ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học ở các trường
trung học phổ thông. ............................................................................................. 26
1.4.1. Quản lí việc lập kế hoạch ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học........... 26
1.4.2. Quản lí việc tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học. ................................................................................................................... 28
1.4.3. Quản lí chỉ đạo hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
.......................................................................................................................... 30
1.4.4. Quản lí việc Kiểm tra, đánh giá hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học .................................................................................................... 31
1.4.5. Điều kiện, phương tiện hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học ở trường trung học phổ thông .................................................................... 34
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ứng dụng cơng nghệ thơng tin và quản
lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học

phổ thông .................................................................................................................. 35
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 38
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG HUYỆN VŨNG LIÊM, TỈNH VĨNH LONG ............................. 39
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giáo dục ở huyện Vũng Liêm,
tỉnh Vĩnh Long...................................................................................................... 39
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng .......................................................................... 48
2.3. Thực trạng hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin ở các trường trung học phổ
thông...................................................................................................................... 51
2.3.1. Thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về mục tiêu
hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học
phổ thông huyện Vũng Liêm ............................................................................ 51
2.3.2. Thực trạng nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở
trường trung học phổ thông huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long ..................... 52
2.3.3. Thực trạng hình thức ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học ở các
trường trung học phổ thông .............................................................................. 53
2.3.4. Thực trạng phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở
các trường trung học phổ thông ........................................................................ 55
2.3.5. Thực trạng về điều kiện, phương tiện hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học ............................................................................................... 56


2.3.6. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học .................................................................................................... 59
2.4. Thực trạng quản lí hoạt động ứng dụng cơng nghệ thông tin trong dạy học ở các
trường trung học phổ thông huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long............................... 62
2.4.1. Thực trạng quản lí của Hiệu trưởng trong chức năng xây dựng kế hoạch
hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học .........................................62
2.4.2. Thực trạng quản lí của Hiệu trưởng trong chức năng tổ chức, chỉ đạo

thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học .................. 64
2.4.3. Thực trạng quản lí của Hiệu trưởng trong chức năng kiểm tra đánh giá
hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học .................................. 67
2.4.4. Thực trạng quản lí cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học ............................................................................ 69
2.4.5. Thực trạng quản lí các điều kiện hỗ trợ hoạt động ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học ..................................................................................... 71
2.4.6. Hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo đánh giá của
học sinh ............................................................................................................. 74
2.5. Đánh giá chung và nguyên nhân của thực trạng quản lí hoạt động ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Vũng Liêm,
tỉnh Vĩnh Long ....................................................................................................... 79
2.5.1. Thuận lợi.................................................................................................. 79
2.5.2. Khó khăn ................................................................................................. 81
2.5.3. Nguyên nhân thực trạng ........................................................................... 81
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 85
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG HUYỆN VŨNG LIÊM, TỈNH VĨNH LONG ............................. 87
3.1. Cơ sở và các nguyên tắc xác lập các biện pháp quản lí hoạt động ứng dụng cơng
nghệ thơng tin trong dạy học................................................................................... 87
3.2. Biện pháp quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các
trường trung học phổ thông huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long............................... 91
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên về tầm
quan trọng của việc đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học, trước yêu cầu đổi mới giáo dục trung học phổ thông .................................. 91


3.2.2. Biện pháp 2: Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí và giáo viên về hoạt
động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ............................................. 96

3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học; đẩy mạnh việc đổi mới PPDH có ứng dụng cơng nghệ thơng tin
theo hướng phát triển năng lực học sinh ............................................................. 98
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học. ................................................................................... 101
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh cơng tác xã hội
hóa, đảm bảo các điều kiện phục vụ tốt cho việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học ................................................................................................... 103
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ..................................................................... 106
3.4. Khảo sát sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp được đề xuất................... 107
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 118
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 119
1. Kết luận............................................................................................................ 120
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 122
PHỤ LỤC ..............................................................................................................PL1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Viết đầy đủ

Viết tắt

1

Bộ Giáo dục và Đào tạo


Bộ GD - ĐT

2

Cán bộ quản lí

CBQL

3

Cán bộ

CB

4

Công nghệ thông tin

CNTT

5

Cơ sở vật chất

CSVC

6

Dạy học


DH

7

Độ lệch chuẩn

ĐLC

8

Điểm trung bình

ĐTB

9

Điểm trung bình cộng

ĐTBC

10

Giáo viên

GV

11

Giáo dục và Đào tạo


GD-ĐT

12

Hiệu trưởng

HT

13

Học sinh

HS

14

Nhà xuất bản

Nxb

15

Nhân viên

NV

16

Phó hiệu trưởng


PHT

17

Phương pháp dạy học

PPDH

18

Quản lí

QL

19

Quản lí cán bộ

QLCB

20

Quản lí giáo dục

QLGD

21

Thứ hạng


TH

22

Trung học phổ thông

THPT

23

Tỉ lệ phần trăm

TL

24

Ứng dụng công nghệ thông tin

ƯDCNTT


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Ký hiệu

1

Bảng 2.1


2

Bảng 2.2

Tên bảng
Cơ cấu về đội ngũ CBQL của 04 trường THPT trên
địa bàn huyện Vũng Liêm
Trình độ chính trị, trình độ chun mơn, trình độ
quản lí, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học của
CBQL thuộc 04 trường THPT trên địa bàn huyện
Vũng Liêm năm học 2017-2018
Tỉ lệ giáo viên trên lớp, trình độ chun mơn, dân tộc

Trang
41

43

(Khmer), Đảng viên, trình độ chính trị, trình độ quản
3

Bảng 2.3

lí, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học của giáo viên

45

của 04 trường THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm
năm học 2017-2018
Thống kê số liệu và chất lượng GD 02 năm, năm học

4

Bảng 2.4

5

Bảng 2.5

2016- 2017 và năm học 2017-2018

46

Thống kê các phòng phục vụ học tập từ năm học
2016 -2017, năm học 2017-2018

47

Thống kê các phương tiện phục vụ học tập từ năm
6

Bảng 2.6

7

Bảng 2.7

8

Bảng 2.8


9

Bảng 2.9

học 2016 -2017, năm học 2017-2018
Đánh giá về nhận thức của CBQL, GV về tầm quan
trọng của mục tiêu hoạt động ƯDCNTT trong dạy
học ở trường THPT
Đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện
ƯDCNTT trong dạy học

48

51

52

Đánh giá của CBQL và GV về mức độ ƯDCNTT
trong hình thức dạy học

54

Đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện các
10

Bảng 2.10

11

Bảng 2.11


phương pháp ƯDCNTT trong dạy học

55

Đánh giá của CBQL và GV về điều kiện, phương
tiện hỗ trợ ƯDCNTT trong dạy học

57


Đánh giá của CBQL và GV về việc kiểm tra, đánh
12

Bảng 2.12

13

Bảng 2.13

giá kết quả ƯDCNTT trong dạy học

59

Đánh giá của CBQL và GV về việc xây dựng kế
hoạch hoạt động ƯDCNTT trong dạy học

62

Đánh giá của CBQL và GV về việc tổ chức, chỉ đạo

14

Bảng 2.14

15

Bảng 2.15

thực hiện hoạt động ƯDCNTT trong dạy học

65

Đánh giá của CBQL và GV về việc kiểm tra, đánh
giá hoạt động ƯDCNTT trong dạy học

67

Đánh giá của CBQL và GV về quản lí CSVC phục
16

Bảng 2.16

17

Bảng 2.17

18

Bảng 2.18


19

Bảng 2.19

20

Bảng 2.20

vụ cho hoạt động ƯDCNTT trong dạy học

70

Đánh giá của CBQL và GV về quản lí các điều kiện
hỗ trợ cho hoạt động ƯDCNTT trong dạy học

72

Đánh giá của học sinh về hoạt động ƯDCNTT trong
dạy học thông qua các môn học
Đánh giá của học sinh về ƯDCNTT trong dạy học
ảnh hưởng đến tiếp thu kiến thức trong giờ học
Đánh giá của học sinh về ƯDCNTT trong dạy học
có hình thành kỹ năng học tập

74
75
77

Đánh giá của học sinh về ƯDCNTT trong dạy học
21


Bảng 2.21 có hình thành thái độ, phẩm chất, hành vi đạo đức

78

cho bản thân
Thống kê mặt thuận lợi của hoạt động ƯDCNTT
22

Bảng 2.22

23

Bảng 2.23

trong dạy và quản lí hoạt động ƯDCNTT trong dạy

79

Thống kê mặt khó khăn của hoạt động ƯDCNTT
trong dạy và quản lí hoạt động ƯDCNTT trong dạy

81

Đánh giá các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu
24

Bảng 2.24 quả hoạt động ƯDCNTT trong dạy học và trong

82


quản lí hoạt động ƯDCNTT
25

Bảng 2.25

Đánh giá các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu

84


quả hoạt động ƯDCNTT trong dạy học và trong
quản lí hoạt động ƯDCNTT
Đánh giá các biện pháp về quản lí nâng cao nhận
26

Bảng 3.1

thức của CBQL, GV

109

Đánh giá các biện pháp về quản lí nâng cao năng lực
27

Bảng 3.2

của CBQL, GV về hoạt động ƯDCNTT trong dạy

111


học
Đánh giá việc tăng cường chỉ đạo hoạt động
ƯDCNTT trong dạy học; đẩy mạnh việc đổi mới
28

Bảng 3.3

PPDH có ƯDCNTT theo hướng phát triển năng lực

113

học sinh
29

Bảng 3.4

30

Bảng 3.5

31

Bảng 3.6

Đánh giá việc tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt
động ƯDCNTT trong dạy học.
Đánh giá việc tăng cường đầu tư CSVC, đẩy mạnh
công tác xã hội hóa, đảm bảo các điều kiện phục vụ
tốt cho việc ƯDCNTT trong dạy học

Bảng tổng hợp tương quan tính cần thiết, tính khả thi
của các biện pháp.

114

116

117


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

TT

Ký hiệu

Tên biểu đồ

1

Sơ đồ 1.1

Mối liên hệ giữa các chức năng quản lí

26

2

Sơ đồ 3.1


Sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các biện pháp

107

Trang


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng Khoa
học - Cơng nghệ, dẫn đến sự hình thành xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức.
Trong đó, trình độ dân trí, tiềm lực Khoa học - Công nghệ trở thành một trong
những nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia. Do đó, việc tập
trung đầu tư cho sự nghiệp GD-ĐT là chiến lược quan trọng hàng đầu của mỗi quốc
gia.
Ở Việt Nam, CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực làm thay đổi
căn bản cách quản lí, học tập và làm việc của con người. Nhận thức được vai trò to
lớn của CNTT, Đảng ta đã chủ trương trong việc đổi mới căn bản và toàn diện nền
giáo dục quốc dân, đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với
phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, kịp thời đáp ứng nhu cầu đổi mới của
nền giáo dục quốc dân.
Việc ƯDCNTT để đổi mới căn bản, toàn diện của nền giáo dục quốc dân trong
thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố bằng Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17 tháng 10
năm 2000 của Ban chấp hành trung ương Đảng, trong đó đối với ngành GD-ĐT,
Chỉ thị nêu rõ: “Đẩy mạnh ƯDCNTT trong công tác GD-ĐT ở các cấp học, bậc
học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập
của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho GD-ĐT,
kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo”. (Bộ Chính trị, 2000).
Thực tế trên lĩnh vực GD-ĐT đã có sự thay đổi rất lớn theo hướng tích cực về

nội dung, phương pháp, hình thức DH và QLGD nhờ ƯDCNTT. Từ đó nhận thấy
rằng việc ứng dụng và phát triển CNTT trong ngành GD-ĐT là nhu cầu cấp bách.
Nắm bắt được nhu cầu trên, Thủ Tướng chính phủ ra Quyết định 698/QĐ-TTg ngày
21 tháng 6 năm 2009, phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 cũng nêu rõ: “Đẩy mạnh việc
ƯDCNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo
hướng GV tự tích hợp CNTT vào từng mơn học thay vì học trong mơn tin học. GV


2
các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để
giảng dạy ƯDCNTT”. (Chính phủ nước Cộng hồ XHCN Việt Nam, 2009).
Việc vận dụng chủ trương của Chính phủ trong ngành GD-ĐT là điều tất yếu,
vì đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục hướng người học phát triển năng
lực tồn diện. Trong q trình giảng dạy, ngồi các phương pháp DH truyền thống,
việc ƯDCNTT của người thầy trong DH sẽ góp phần làm cho giờ học trở nên sinh
động, hiệu quả, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của HS. Việc tăng cường
ƯDCNTT trong các hoạt động của nhà trường có thể nói là đúng hướng, phù hợp
với xu hướng giáo dục phát triển con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, Quyết định 117/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm
2017 của Thủ Tướng chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ƯDCNTT trong
quản lí và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”.
Mục tiêu lần này là tăng cường ƯDCNTT nhằm đẩy mạnh triển khai chính
phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động quản lí điều hành của
cơ quan quản lí nhà nước về GD-ĐT ở Trung ương và các địa phương; đổi mới nội
dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học và cơng tác
quản lí tại các cơ sở giáo dục đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân góp phần
hiện đại hóa và nâng cao chất lượng GD-ĐT.
Trong những năm qua, các trường THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm đã

thực hiện chủ trương tăng cường ƯDCNTT trong nhà trường, xem CNTT là công
cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy - học. Hoạt động ƯDCNTT
trong dạy học đã có nhiều cố gắng. Tuy nhiên, việc ƯDCNTT trong dạy học nhìn
chung vẫn cịn hạn chế, chủ yếu ở một số bộ phận GV trẻ, GV dạy khối khoa học tự
nhiên và mang tính tự phát, chưa thật sự trở thành một nhu cầu. Hơn nữa, việc
ƯDCNTT còn chịu sự tác động, cách thức quản lí của HT các trường THPT, mà
phần lớn chỉ dừng lại ở mức chủ trương hoặc thực hiện chưa sâu rộng, chưa thực sự
trở thành một hoạt động quan trọng của nhà trường . Nguyên nhân dẫn đến thực
trạng trên là: GV chưa nhận thức đúng vai trò của việc ƯDCNTT trong dạy học;
GV chưa chịu khó học tập để nâng cao kiến thức, kỹ năng tin học giúp cho việc


3
ƯDCNTT trong dạy học được tốt hơn; Trình độ tin học của một số CBQL cịn hạn
chế nên chưa có quyết tâm cao đến việc định hướng cho giáo viên nhận thức được
tầm quan trọng của việc soạn kế hoạch bài học theo hướng tích cực có ƯDCNTT,
lưu trữ học liệu, ngân hàng đề phục vụ cho công tác kiểm tra - đánh giá; Việc sử
dụng các phịng máy tính trong nhà trường mới sử dụng để dạy tin học, nghề tin học
văn phịng như một mơn học, cịn việc sử dụng phịng máy, mạng máy tính vào một
số cơng việc khác như: sử dụng các phần mềm DH để tạo môi trường DH đa
phương tiện, học tập trực tuyến... vẫn chưa được quan tâm.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “Quản lí
hoạt động ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học ở các trường trung học
phổ thông huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long” để nghiên cứu, với mong muốn tìm
ra hệ thống biện pháp khả thi nhằm quản lí tốt hoạt động DH góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo giáo dục THPT tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lí hoạt động
ƯDCNTT trong dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Vũng
Liêm, tỉnh Vĩnh Long, người viết đề xuất một số biện pháp cần thiết, khả thi nhằm

nâng cao hiệu quả cơng tác quản lí hoạt động ƯDCNTT trong dạy học.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Cơng tác quản lí hoạt động dạy học tại các trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lí hoạt động ƯDCNTT trong dạy học ở các trường THPT trên
địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
4. Giả thuyết khoa học
Cơng tác quản lí hoạt động ƯDCNTT trong dạy học ở các trường THPT
huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy
nhiên, việc ƯDCNTT trong dạy học vẫn còn hạn chế. Phần lớn việc ứng dụng này
chủ yếu tập trung ở một số bộ phận GV trẻ, GV dạy khối khoa học tự nhiên và
mang tính tự phát, chưa thật sự trở thành một nhu cầu cấp thiết. Mặt khác, việc


4
ƯDCNTT cịn chịu sự tác động, cách thức quản lí của HT các trường THPT, phần
lớn chỉ dừng lại ở mức chủ trương. Cho nên, việc thực hiện ƯDCNTT chưa sâu
rộng, chưa thực sự trở thành một hoạt động có tính yêu cầu bắt buộc đối với tất cả
giáo viên của nhà trường.
Nếu hệ thống hóa được cơ sở lý luận và khảo sát, đánh giá đúng thực trạng của
việc quản lí hoạt động ƯDCNTT trong dạy học ở các trường THPT huyện Vũng
Liêm, tỉnh Vĩnh Long thì có thể đề xuất được những biện pháp cần thiết và khả thi
đối với việc quản lí hoạt động dạy học trên địa bàn nghiên cứu.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lí luận về hoạt động ƯDCNTT và quản lí hoạt động
ƯDCNTT trong dạy học ở các trường THPT.
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động ƯDCNTT trong hoạt động dạy học
và quản lí hoạt động ƯDCNTT trong dạy học ở các trường THPT huyện Vũng
Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động ƯDCNTT trong
dạy học ở các trường THPT huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động ƯDCNTT trong dạy học
ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
- Xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động ƯDCNTT
trong dạy học ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
6.2. Về địa bàn và khách thể khảo sát
- Địa bàn khảo sát gồm 04 trường THPT huyện Vũng Liêm là trường THPT
Võ Văn Kiệt; trường THPT Nguyễn Hiếu Tự; trường THPT Hiếu Phụng; trường
THPT Hiếu Nhơn.
- Khách thể khảo sát là cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh của 04 trường
THPT huyện Vũng Liêm.
6.3. Chủ thể quản lý


5
Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn và các Tổ trưởng
chuyên môn.
6.4. Giới hạn thời gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu khảo sát trong năm học 2016-2017 và năm học 2017 2018
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Tiếp cận hệ thống - cấu trúc
Tiếp cận quan điểm hệ thống - cấu trúc trong nghiên cứu đề tài này là nghiên
cứu hoạt động ƯDCNTT và quản lí hoạt động ƯDCNTT như một hệ thống gồm:
Mục đích, nội dung, chủ thể, khách thể, hình thức, biện pháp và các điều kiện. Các
thành tố này có mối liên hệ biện chứng với nhau.
Tìm hiểu được mối liên hệ chặt chẽ giữa quản lí việc ƯDCNTT với quản lí

các hoạt động khác ở trường THPT, cũng như xem xét cơng tác quản lí nhà trường
là một hệ thống, trong đó cơng tác quản lí việc ƯDCNTT vào dạy học là một hệ
thống nhỏ với các yếu tố hợp thành. Từ đó giúp tìm hiểu chính xác thực trạng quản
lí việc ƯDCNTT vào dạy học ở trường THPT.
7.1.2. Tiếp cận lịch sử - logic
Tiếp cận quan điểm lịch sử trong nghiên cứu đề tài này là người nghiên cứu sử
dụng quan điểm và bối cảnh hiện tại để đánh giá công tác hoạt động ƯDCNTT
trong dạy học và quản lí hoạt động ƯDCNTT trong dạy học.
Tiếp cận quan điểm logic trong đề tài này là người nghiên cứu sắp xếp các
phần trong luận văn theo một trật tự hợp lý. Từ tên đề tài, người nghiên cứu phát
biểu câu hỏi nghiên cứu, phát biểu giả thuyết là câu hỏi trả lời tạm cho câu hỏi
nghiên cứu. Sử dụng các phương pháp để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu nhằm
thu thập số liệu, chứng cứ chứng minh cho giả thuyết và rút ra kết luận.
7.1.3. Tiếp cận thực tiễn
Tiếp cận quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu đề tài này là khảo sát, đánh giá
thực trạng hoạt động ƯDCNTT và quản lí hoạt động ƯDCNTT trong dạy học tại
các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Từ đó, đề xuất những biện


6
pháp quản lí hoạt động ƯDCNTT trong dạy học. Những kết quả nghiên cứu có thể
vận dụng vào hoạt động ƯDCNTT trong dạy học và quản lí hoạt động ƯDCNTT
trong dạy học tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại và hệ thống
hóa các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài để xây
dựng khung lý luận của vấn đề quản lí hoạt động ƯDCNTT trong dạy học ở trường
THPT.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Phương pháp điều tra viết
- Mục đích điều tra: Thu thập số liệu, tư liệu về thực trạng ƯDCNTT, quản lí
việc ƯDCNTT vào dạy học và các biện pháp quản lí ở trường THPT nhằm chứng
minh cho giả thuyết khoa học của đề tài.
- Nội dung điều tra: Tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên và học
sinh của 04 trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long; thực trạng việc triển
khai hoạt động ƯDCNTT và quản lí hoạt động ƯDCNTT tại các trường THPT
huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
- Số lượng khách thể điều tra: 42 cán bộ quản lí, 106 giáo viên, 423 học sinh
của 04 trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
- Cách thực hiện: Xây dựng bảng hỏi và gởi đến cán bộ quản lí, giáo viên và
học sinh của 04 trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
+ Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích phỏng vấn: Thu thập số liệu, tư liệu, chứng cứ về thực trạng
ƯDCNTT, quản lí việc ƯDCNTT vào dạy học và các biện pháp quản lí ở trường
THPT thông qua việc sử dụng phiếu phỏng vấn để chứng minh cho giả thuyết, đồng
thời làm rõ kết quả từ phương pháp điều tra.
- Nội dung phỏng vấn: Tìm hiểu thực trạng hoạt động ƯDCNTT và biện pháp
quản lí hoạt động ƯDCNTT trong dạy học tại các trường THPT huyện Vũng Liêm,
tỉnh Vĩnh Long.


7
- Số lượng khách thể điều tra: 04 cán bộ quản lí, 04 giáo viên của 04 trường
THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
- Cách thực hiện: Phỏng vấn lần lượt với từng cán bộ quản lí, giáo viên bằng
các câu hỏi đã định sẵn.
+ Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học SPSS để xử lí các số liệu, kết quả
nghiên cứu thu thập được trong quá trình nghiên cứu.

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về cơng tác quản lí ƯDCNTT trong hoạt
động dạy học ở trường THPT.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất các biện pháp quản lí ƯDCNTT trong hoạt động dạy học tại các
trường THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động ƯDCNTT trong dạy học ở các
trường THPT.
Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động ƯDCNTT vào dạy học ở các
trường THPT huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long.
Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động ƯDCNTT vào dạy học ở các trường
THPT huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long.


8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới, giáo dục và CNTT đã có những bước tiến rất nhanh. Chính vì
vậy, việc ƯDCNTT vào dạy học đã và đang có nhiều nhà khoa học nghiên cứu và
đưa vào thực tiễn dạy và học. Các lớp học công nghệ cao, mơ hình quản lí việc dạy
học có ƯDCNTT ở các nước trên thế giới đã đạt được nhiều thành quả nhất định,
đem lại hiệu quả cao trong dạy học, góp phần nâng cao hiệu suất đào tạo. Từ lâu, ở
nhiều nước trên thế giới có nền giáo dục phát triển đã đưa ƯDCNTT vào khoa học

và giáo dục nhằm xây dựng và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Vì thế việc đầu tư về CNTT, ƯDCNTT và quản lí ƯDCNTT được các
nước rất quan tâm.
Tại Nhật đã công bố từ năm 1972 về việc ƯDCNTT để xây dựng một xã hội
thơng tin có tên “Kế hoạch một xã hội thông tin - mục tiêu quốc gia đến năm 2000”.
(Tạp chí PC World VN số 256, 2014).
Từ năm 1981, Singapore đã thông qua một đạo luật về Tin học hóa Quốc gia
quy định ba nhiệm vụ là: Thực hiện việc tin học hóa mọi cơng việc hành chính và
hoạt động của Chính phủ; Phối hợp GD - ĐT tin học; Phát triển và thúc đẩy công
nghiệp dịch vụ tin học ở Singapore. Một Ủy ban máy tính Quốc gia (NCB) được
thành lập để chỉ đạo cơng tác ƯDCNTT.
Tại Philippines, kế hoạch CNTT Quốc gia công bố năm 1989 đã xác định
chiến lược chung nhằm đưa CNTT phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của
đất nước trong những năm 90 của thế kỷ XX. (Tạp chí ATA số 241, 2016).
Trong giai đoạn hiện nay, theo tài liệu nghiên cứu thì một số nước trên thế giới
đều cơng nhận vai trị của CNTT là khơng thể thiếu được trong ngành GD-ĐT nói
chung và trong QL dạy và học nói riêng. Tác giả Chris Abbott đã khẳng định rằng:
“ICT is changing the face of education - CNTT và truyền thông đang thay đổi bộ
mặt của Giáo dục”, (Abbott, 2001). Với vai trò của CNTT trong dạy và học đã thật


9
sự cần thiết thì đối với nhà QL cần phải thực sự khơn ngoan, biết vận dụng có chiến
lược, theo Kaka (1997) “Ngày nay CNTT đã và đang phát triển rất nhanh chóng; vì
thế tồn bộ hệ thống giáo dục cần được cải cách và CNTT nên được tích hợp vào
các hoạt động giáo dục”. Việc phát triển nhanh chóng của ƯDCNTT trong giáo dục
đó cũng là sự thách thức đối với những nhà QL, khi nghiên cứu về thúc đẩy phát
triển ƯDCNTT trong giáo dục, tác giả David Moursund, 2003 đã đưa ra nhận xét:
“Lĩnh vực CNTT đang thay đổi nhanh chóng đến mức nó vượt quá khả năng cập nhật
của đa số nhà lãnh đạo khiến họ ngần ngại” (trích từ Nguyễn Thanh Giang, 2014). Từ

đó, người viết nhận thấy được sự trở ngại lớn đối với các nhà QL trong việc
ƯDCNTT là cập nhật kiến thức, thường đi sau nên họ ngần ngại. Mặt khác, theo tác
giả McBeath và Myers (1999) cũng khẳng định: “Những tư tưởng chủ đạo cơ bản
về việc sử dụng CNTT trong giáo dục tuy đã thay đổi nhưng thay đổi rất chậm”.
Thời đại thông tin như hiện nay đã tạo nhiều cơ hội mới, đòi hỏi và thách thức
mới đối với CBQL và GV. Nếu CBQL và GV đáp ứng được những yêu cầu mới thì
vị thế được nâng lên. “Bước đột phá chính trong việc nâng cao năng lực của các nhà
QL để QL sự thay đổi bắt nguồn từ các lý thuyết và cách tiếp cận của khoa học
hành vi được gọi là “phát triển tổ chức”, trong bài “Quản lí sự thay đổi”. (Everard,
Morris và Wilson, 2009). Yêu cầu mới đó là CBQL và GV phải biết ƯDCNTT vào
hoạt động QL và dạy học. Trong công tác QL, người CBQL phải có kiến thức và kỹ
năng về CNTT để ứng dụng trong việc thực hiện các nhiệm vụ QL, giúp quá trình
QL đạt được mục tiêu đã đặt ra. Đối với GV là phải biết định hướng, hướng dẫn, tổ
chức việc thu thập và xử lý thông tin của HS, do đó ngồi trình độ chun mơn,
nghiệp vụ sự phạm giáo viên cịn phải có kiến thức và kỹ năng về CNTT trong q
trình dạy học.
Như vậy có thể nói, trên thế giới có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về
ƯDCNTT trong hoạt động dạy, hoạt động học và ƯDCNTT trong quản lí giáo dục
rất cụ thể, rất khoa học. Tuy nhiên, hiện nay các đề tài nghiên cứu về quản lí
ƯDCNTT ở trường THPT vẫn cịn q ít so với những yêu cầu của công tác QL
ƯDCNTT ở các trường THPT.


10
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Bộ GD-ĐT đã ban hành kế hoạch số 345/KH-BGDĐT ngày 23 tháng 05 năm
2017 về việc thực hiện đề án “Tăng cường ƯDCNTT trong quản lí và hỗ trợ các hoạt
động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT giai
đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025”; thông tư số 21/2017/TT-BGDĐT
ngày 06 tháng 9 năm 2017 về Quy định ƯDCNTT trong hoạt động bồi dưỡng, tập

huấn qua mạng Internet cho GV, NV và CBQL giáo dục.
Ở Việt Nam, vào những năm 80 việc ƯDCNTT trong GD-ĐT là đưa kiến thức
tin học vào dạy trong nhà trường, thí điểm ở một vài địa phương. Từ năm học 19901991, kiến thức tin học được đưa vào chương trình dạy học, đến năm học 19931994, bộ mơn tin học chính thức trở thành một mơn học trong chương trình dạy
học, có chương trình và sách giáo khoa riêng.
CNTT trong GD-ĐT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương
pháp, phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện để trao đổi thơng tin đến mọi
người trên tồn xã hội. Mặt khác, GD-ĐT đóng vai trị quan trọng nhằm thúc đẩy sự
phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Như vậy,
việc ƯDCNTT vào giáo dục là nhu cầu tất yếu của nền giáo dục Việt Nam ở giai
đoạn hiện nay và sau này. ƯDCNTT trong giáo dục giúp đổi mới phương pháp dạy
của GV và phương pháp học của học sinh. Quá trình dạy học có sự chuyển hóa từ
sự truyền đạt kiến thức của GV sang quá trình tự khám phá kiến thức của HS.
Việc ƯDCNTT trong DH và QL ƯDCNTT trong DH được nhiều nhà khoa
học nghiên cứu và rút ra được những kết luận khoa học. Những kết quả này đã đóng
góp khơng nhỏ trong việc dạy và học ở trường THPT.
Tác giả Quách Tuấn Ngọc, khi nghiên cứu về ƯDCNTT trong dạy học, ơng
cho rằng: Q trình dạy học gồm hai hoạt động chính, đó là hoạt động dạy của thầy
và hoạt động học của trò. Hoạt động dạy và hoạt động học thực chất là các hoạt
động “phát” và “thu” thơng tin. Học là q trình thu thơng tin có định hướng, có sự
tái tạo và phát triển thông tin. Bởi vậy người dạy phải phát ra được nhiều thơng tin
liên quan đến mục đích dạy học. Người học thu nhận thông tin bằng nhiều cửa: tai,


11
mắt, da, mũi… Người dạy phải biết cách phát thông tin để người học thu nhận, tái
tạo, phát triển và lưu giữ thông tin một cách tốt nhất. (Quách Tuấn Ngọc, 2001).
Cịn tác giả Trần Bá Hồnh (2005) cho rằng: “Học là q trình thu nhận và xử
lý thơng tin từ mơi trường, tích hợp thơng tin mới nhận vào hệ thống thơng tin đã
tích lũy, làm cho chủ thể người học tự biến đổi mình”.
Theo Tập đồn Intel phối hợp với Viện cơng nghệ máy tính xây dựng chương

trình dạy học của Intel (Intel teach to the future) thì việc ƯDCNTT trong dạy học:
“nhằm trợ giúp các GV phát huy khả năng sáng tạo của mình và của HS ra ngồi
phạm vi trường học. Chương trình nhằm mục đích giúp GV sử dụng cơng nghệ máy
tính để phát triển trí tưởng tượng của HS và cuối cùng là dẫn dắt các em tới một
phương pháp học hiệu quả hơn”. (Công ty Intel, 2006).
Trong những năm qua, việc nghiên cứu ƯDCNTT trong giáo dục đã được
nhiều nhà khoa học quan tâm nhưng việc nghiên cứu quản lí ƯDCNTT trong đổi
mới giáo dục chưa được đề cập cụ thể. Một số hội nghị, hội thảo hay trong một số
luận văn thạc sỹ QLGD nghiên cứu về CNTT đã đề cập đến vấn đề quản lí
ƯDCNTT trong q trình DH như:
Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-Learning” do Viện CNTT (Đại
học Quốc gia Hà Nội) và Khoa CNTT (Đại học Bách khoa Hà Nội), 2005 đã phối
hợp tổ chức đầu tháng 3 năm 2005, đã đề ra hướng phát triển môi trường học tập
của người học trong giai đoạn mới, phù hợp với xu thế phát triển của CNTT dựa
vào ƯDCNTT.
Hội thảo khoa học toàn quốc về CNTT&TT “Các giải pháp công nghệ và QL
trong ƯDCNTT&TT vào đổi mới PPDH” tổ chức từ 9 – 10/12/2006 tại Trường
ĐHSP Hà Nội. Nội dung hội thảo tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy học,
chiến lược phát triển ƯDCNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học, kết quả và
kiểm nghiệm việc ƯDCNTT trong dạy học. (Trường ĐHSP Hà Nội và Dự án Giáo
dục đại học, 2006); Hội thảo “Các giải pháp công nghệ và QL ƯDCNTT trong giáo
dục” được tổ chức tại ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh do hãng Microsoft tài trợ năm 2006. Báo cáo tham luận tại hội nghị quốc tế về ƯDCNTT trong dạy học tích


12
cực tại Singapore với nội dung “Phát triển nguồn học tập đa phương tiện”. (Ngô
Quang Sơn, 2000).
Tác giả Phạm Hữu Khang, 2010 có cơng trình nghiên cứu về “Xây dựng ứng
dụng Web bằng PHP & MySQ”. Các tác giả Phó Đức Hịa, Ngơ Quang Sơn,2008
nghiên cứu về “Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học tích cực”. Tác giả Đào

Thái Lai, 2005 với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “ƯDCNTT trong dạy học ở
trường phổ thông Việt Nam” (2003-2005) đã đưa ra những nguyên tắc chung và
phương pháp ƯDCNTT trong dạy học một số môn học. Tác giả Lê Công Triêm và
Nguyễn Đức Vũ, 2006 với cuốn sách “ƯDCNTT trong dạy học” đã đề cập đến vấn
đề ƯDCNTT trong đổi mới PPDH.
Luận văn Thạc sĩ giáo dục học năm 2010 của tác giả Trần Lê Duy Khiêm đã
nghiên cứu đề tài “Thực trạng quản lí việc ƯDCNTT vào giảng dạy của HT trường
THPT tại Cần Thơ” đã đề xuất một số biện pháp tổ chức triển khai việc ƯDCNTT
vào giảng dạy của CBQL nhằm giúp giáo viên trong nhà trường có kiến thức, kỹ
năng khi ƯDCNTT vào giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng dạy và học; Luận
văn Thạc sĩ quản lí giáo dục năm 2015 của tác giả Phan Tiến Chức thì nghiên cứu
đề tài “Quản lí ƯDCNTT trong dạy học ở các trường THPT huyện Ba Vì, thành phố
Hà Nội”. Tác giả đã đưa ra nhận thức đúng về giáo án tích cực có ƯDCNTT và giáo
án tích cực điện tử; Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục năm 2014 của tác giả
Nguyễn Văn Năm thì nghiên cứu đề tài “Quản lí ƯDCNTT trong dạy học tại các
trường THPT huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc” tác giả đã đi sâu nghiên cứu vấn đề
phương tiện kỹ thuật dạy học và các loại phương tiện kỹ thuật nhằm đề xuất được
một số biện pháp quản lí góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy
học.
Trong những cuộc hội thảo hay các luận văn, nhiều nhà khoa học và các tác
giả đã chỉ rõ vị trí, tầm quan trọng của ƯDCNTT, đặc biệt là các giải pháp quản lí
ƯDCNTT trong DH. Đề xuất, kiến nghị với các cấp lãnh đạo trong việc triển khai
một số biện pháp quản lí việc ƯDCNTT trong DH tại các nhà trường thuộc phạm vi
quản lí.


×