Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.7 KB, 25 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH:
1.1: Khái niệm, phân loại và nguyên tắc lập, trách nhiệm lập và
gửi Báo cáo tài chính doanh nghiệp:
1.1.1: Khái niệm và phân loại:
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản,
vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh
trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, báo cáo tài chính là phương tiện
cung cấp thông tin kinh tế về khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của
doanh nghiệp cho những nguời quan tâm (chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà
cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng…) trong việc đánh giá, phân
tích và dự đoán tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Thông tin được phản ánh trên các báo cáo tài chính là những thông tin
tóm tắt, khái quát tình hình chung của doanh nghiệp. Số lượng và nội dung của
báo cáo tài chính doanh nghiệp không được định đoạt mà phải theo chế độ Nhà
nước ban hành.
Hệ thống báo cáo tài chính theo “Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp”
ban hành theo Quyết định số 167/2000/QĐ- BTC ngày 25/10/2000 của Bộ
trưởng Bộ tài chính áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực,
mọi thành phần kinh tế trong cả nước, bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo:
- Bảng cân đối kế toán, mẫu số B01- DN
- Kết quả hoạt động kinh doanh, mẫu số B02- DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mẫu số B03- DN
- Thuyết minh báo cáo tài chính, mẫu số B09- DN
Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế - tài chính, yêu cầu chỉ đạo
điều hành, các ngành, các Tổng công ty, các tập đoàn sản xuất liên hiệp các xí
nghiệp, các công ty liên doanh,…có thể quy định thêm các báo cáo chi tiết khác
có tính chất hướng dẫn như:
- Báo cáo giá thành, sản phẩm, dịch vụ.


- Báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh.
- Báo cáo chi tiết chi phí sản xuất.
- Báo cáo chi tiết chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
- Báo cáo chi tiết công nợ.
Ngoài cách phân loại theo nội dung, theo tiêu thức phân theo tính bắt
buộc (báo cáo bắt buộc và báo cáo hướng dẫn), báo cáo tài chính còn phân theo
thời gian lập và nộp (báo cáo quý, báo cáo năm), phân theo cơ quan nhận báo
cáo (tài chính, thuế, thống kê, chủ quản,…). Mỗi một cách phân loại sẽ có tác
dụng trong quản lý và điều hành khác nhau do nguồn thông tin thu được khác
nhau.
1.1.2: Nguyên tắc lập, trách nhiệm lập và gửi báo cáo tài chính doanh
nghiệp:
Xuất phát từ vai trò quan trọng của báo cáo tài chính, là phương tiện cung
cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu liên quan tới quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính phải được trình bày khách quan,
không thiên vị, tuân thủ nguyên tắc thận trọng và trình bày đầy đủ trên mọi khía
cạnh trọng yếu. Do vậy, khi lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải tuân thủ
các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc “Hoạt động liên tục”: Ngyên tắc này đòi hỏi, khi lập và
trình bày báo cáo tài chính, doanh nghiệp đang hoạt động liên tục, hoạt động
kinh doanh bình thường trong tương lai gần (trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày
kết thúc niên độ kế toán), trừ khi doanh nghiệp có ý định hoặc buộc phải ngừng
hoạt động, buộc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.
- Nguyên tắc “Cơ sở kế toán dồn tích”: Nguyên tắc này có nghĩa là các
giao dịch và các sự kiện phải được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn
cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và báo
cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan.
- Nguyên tắc “Nhất quán”: Nguyên tắc này đảm bảo, việc trình bày và
phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này
sang niên độ khác, trừ khi có sự thay đổi đáng kể trong bản chất của hoạt động

kinh doanh, hoặc thấy cần phải thay đổi các khoản mục trong báo cáo tài chính
để trình bày một cách hợp lý hơn hoặc một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu
phải thay đổi các khoản mục này.
- Nguyên tắc “Trọng yếu”: Nguyên tắc trọng yếu đòi hỏi từng khoản mục
trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục
không trọng yếu không cần trình bày thành khoản mục riêng biệt mà được tập
hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng trong báo cáo tài
chính hoặc được trình bày trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
- Nguyên tắc “Bù trừ”: Nguyên tắc này cho biết kế toán không được bù
trừ các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên báo cáo tài chính, trừ khi
một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ các khoản mục đó.
- Nguyên tắc “So sánh”: Nguyên tắc này chỉ rõ, các thông tin trên báo
cáo tài chính kỳ này phải so sánh được với thông tin phản ánh trên báo cáo tài
chính kỳ liền trước nó. Khi phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính
phải phân loại các khoản mục so sánh (trừ khi việc này không thực hiện được)
nhằm đảm bảo khả năng so sánh kỳ quá khứ với kỳ hiện tại.
Tất cả các doanh nghiệp độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ phải tiến
hành lập và gửi báo cáo tài chính. Tại Điều số 30 Luật số 03/2003/QH11 ngày
17 tháng 06 năm 2003 quy định người lập, kế toán trưởng và người đại diện cho
pháp luật của đơn vị ký và chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, trung thực của
báo cáo tài chính doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính được lập và gửi vào cuối
mỗi quý để phản ánh tình hình tài chính của niên độ kế toán đó cho các cơ quan
quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp cấp trên theo quy định. Trường hợp
doanh nghiệp có Công ty con thì phải gửi kèm theo bản sao báo cáo tài chính
của các Công ty con cùng quý, cùng năm.
Đối với các doanh nghiệp hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc Tổng
công ty và các doanh nghiệp hạch toán độc lập không nằm trong Tổng công ty,
báo cáo tài chính được gửi chậm nhất là 20 ngày đối với báo cáo quý kể từ ngày
kết thúc quý và chậm nhất là 30 ngày đối với các báo cáo năm kể từ ngày kết
thúc năm tài chính. Đối với các Tổng công ty, thời hạn gửi báo cáo tài chính

chậm nhất là 45 ngày đối với báo cáo quý kể từ ngày kết thúc quý và chậm nhất
là 90 ngày đối với báo cáo năm kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Tuy các doanh nghiệp có thời hạn lập và nộp khác nhau nhưng nơi gửi
chủ yếu của các báo cáo tài chính là cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan
thống kê, cơ quan đăng ký kinh doanh. Có thể khái quát thời hạn lập và nơi
nhận các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp như sau:
BẢNG 01: THỜI HẠN LẬP VÀ NƠI NHẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Loại hình doanh
nghiệp
Thời hạn
lập báo
cáo
Nơi nhận báo cáo
Cơ quan tài
chính
Cục thuế
Cơ quan
thống kê
Doanh
nghiệp cấp
trên
Cơ quan
đăng ký
kinh doanh
1.DN Nhà nước Quý, năm x x x x x
2.DN có vốn đầu tư
nước ngoài
Năm x x x x x
3.Các loại hình DN
khác

Năm - x x x x
1.2: Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam hiện
hành:
Sau Thông tư số 89/2002/TT- BTC ngày 09/10/2002, Thông tư số
105/2003/TT- BTC ngày 04/11/2003, và Thông tư số 23/2005/TT- BTC ngày
30/03/2005, Bộ Tài chính đã ban hành hệ thống Báo cáo tài chính theo QĐ số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC nhằm điều chỉnh hệ
thống báo cáo tài chính theo nhu cầu giai đoạn mới. Hệ thống báo cáo tài chính
đã có sự thay đổi chung đó là có thêm cột thuyết minh để đánh dấu các chỉ tiêu
dẫn tới thuyết minh trên Thuyết minh báo cáo tài chính. Hệ thống báo cáo tài
chính hiện hành như sau:
1.2.1: Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01- DN, phụ lục 1)
1.2.1.1: Khái niệm và nguồn lập Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát
tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài
sản tại một thời điểm nhất định (cuối quý, cuối năm).
Để lập Bảng cân đối kế toán, kế toán cần phải sử dụng khá nhiều nguồn
số liệu. Trong đó có các nguồn số liệu chủ yếu như: Bảng cân đối kế toán ngày
cuối niên độ kế toán trước, số dư các tài khoản trên các sổ kế toán tổng hợp và
sổ kế toán chi tiết của kỳ lập Bảng cân đối kế toán, số dư của các tài khoản
ngoài Bảng cân đối kế toán. Song để đảm bảo tính kịp thời và chính xác của các
chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán, kế toán cần tiến hành kiểm tra, đối chiếu, kết
chuyển các khoản liên quan giữa các khoản phù hợp với quy định, kiểm kê tài
sản, khóa sổ các tài khoản tổng hợp, chi tiết để xác định số dư cuối kỳ.
1.2.1.2: Nội dung của Bảng cân đối kế toán:
Nội dung của Bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu
phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu được phân
loại, xắp xếp thành từng loại, mục và được phản ánh theo số đầu năm và số cuối
năm.
Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài

khoản kế toán và được xắp xếp các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý. Bảng cân đối
kế toán được chia làm 2 phần là phần “Tài sản” và phần “Nguồn vốn”, 2 phần
này có thể kết cấu theo kiểu một bên. Trong đó:
• Phần “Tài sản” phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh
nghiệp đến cuối kỳ kế toán đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các
giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh. Các chỉ tiêu trong phần tài sản
được xắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản trong quá trình tái sản
xuất. Số liệu các chỉ tiêu phản ánh trong phần “Tài sản” xét về mặt “kinh tế” thể
hiện giá trị tài sản theo kết cấu hiện có tại doanh nghiệp đến thời điểm lập báo
cáo như tài sản cố định, vật liệu, hàng hóa, tiền tệ (tiền mặt tại quỹ, tiền gửi
Ngân hàng…), các khoản đầu tư tài chính hoặc dưới hình thức nợ phải thu ở tất
cả các khâu, các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh (từ khâu thu
mua, sản xuất tới khâu tiêu thụ). Còn xét về mặt “pháp lý” thì số liệu các chỉ
tiêu trong phần “Tài sản” phản ánh toàn bộ số tài sản hiện có đang thuộc quyền
quản lý, quyền sử dụng của doanh nghiệp.
Nội dung của phần “Tài sản” được chia làm 2 loại: Loại A “Tài sản ngắn
hạn” và loại B “Tài sản dài hạn”.
A- Tài sản ngắn hạn: Phản ánh tổng giá trị thuần của toàn bộ tài sản
ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp. Một tài sản được coi là ngắn hạn khi mà tài
sản đó được dự tính để bán hoặc hoặc sử dụng trong một chu kỳ kinh doanh
bình thường của doanh nghiệp, hoặc được nắm giữ chủ yếu cho mục đích
thương mại, hoặc cho mục đích ngắn hạn như dự kiến thu hồi hay thanh toán
trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ. Hoặc tiền và các khoản tương
đương tiền mà việc sử dụng không gặp một hạn chế nào. Tài sản ngắn hạn bao
gồm: Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn,
các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.
B- Tài sản dài hạn: Là chỉ tiêu phản ánh giá trị thuần của toàn bộ tài sản
có thời gian thu hồi trên 1 năm hay ngoài 1 chu kỳ kinh doanh hiện có tại doanh
nghiệp tại thời điểm báo cáo và có giá trị lớn mà theo quy định mới thì nó phải
có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên. Tài sản dài hạn bao gồm: Các khoản phải thu

dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn
và tài sản dài hạn khác.
Tổng cộng tài sản: Phản ánh tổng trị giá tài sản ngắn hạn và dài hạn hiện
có thuộc quyền quản lý, sử dụng và sở hữu của doanh nghiệp.
• Phần “Nguồn vốn”: Phần nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành
các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp. Nguồn vốn của doanh nghiệp bao
gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của
doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp
phải thanh toán từ các nguồn lực của mình, còn vốn chủ sở hữu là giá trị vốn
của doanh nghiệp và được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị tài sản của doanh
nghiệp và số nợ mà doanh nghiệp phải trả.
Phần “Nguồn vốn” của Bảng cân đối kế toán cũng được chia thành 2 loại
với nội dung cụ thể như sau:
A- Nợ phải trả: Nợ phải trả là chỉ tiêu phản ánh trách nhiệm của doanh
nghiệp đối với các chủ nợ về các khoản phải nộp, phải trả hay các khoản mà
doanh nghiệp chiếm dụng khác. Nói cách khác, nợ phải trả xác định nghĩa vụ
của doanh nghiệp khi nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh
một nghĩa vụ pháp lý khác. Nợ phải trả bao gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
B- Vốn chủ sở hữu: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số vốn của
các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn ban đầu và bổ sung thêm trong quá trình
hoạt động kinh doanh. Số vốn chủ sở hữu doanh nghiệp không phải cam kết
thanh toán, vì vậy vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.
Vốn chủ sở hữu được phản ánh trong Bảng cân đối kế toán bao gồm: Vốn
chủ sở hữu, nguồn kinh phí và quỹ khác.
Tổng cộng nguồn vốn: Phản ánh tổng số nguồn hình thành tài sản của
doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
1.2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02- DN, phụ
lục 2)
1.2.2.1: Khái niệm và nguồn lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh

tóm lược doanh thu, chi phí và kết quả các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp cho một thời kỳ nhất định, bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh (hoạt
động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính) và hoạt động khác.
Để lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kế toán phải dựa vào
nguồn số liệu chủ yếu sau: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý trước,
năm trước; sổ kế toán trong kỳ của các tài khoản loại 5 đến tài khoản loại 9; các
tài liệu khác như thông báo thuế thu nhập doanh nghiệp và sổ kế toán chi tiết tài
khoản 3334.
1.2.2.2: Nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều được
trình bày theo các cột chỉ tiêu, mã số, thuyết minh, số năm nay và số năm trước.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Thông tư mới nhất chính là
phần I – Lãi, lỗ của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trước đây. Chỉ khác
một điều là các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh mới đã được đánh số
từ các chỉ tiêu đầu tiên làm cho việc trình bày các chỉ tiêu đã hợp lý, khoa học
hơn, làm cho việc xem xét các chỉ tiêu trở nên dễ dàng hơn và bổ xung thêm
một số chỉ tiêu mới. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm các phần
chủ yếu sau:
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
11. Thu nhập khác

12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
15.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nhgiệp
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
1.2.3: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03- DN, phụ lục 3):
1.2.3.1: Khái niệm và nguồn lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc
hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong lỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Nó giúp cho người sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các
khoản tiền và việc sử dụng các khoản tiền đã tạo ra trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể tiến hành lập theo 2 phương
pháp: Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Cụ thể như sau:
• Theo phương pháp trực tiếp: Để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo
phương pháp trực tiếp thì căn cứ vào bảng cân đối kế toán, sổ kế toán thu- chi
vốn bằng tiền, sổ theo dõi các khoản phải thu – phải trả, báo cáo lưu chuyển tiền
tệ kỳ trước.
• Theo phương pháp gián tiếp: Để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
theo phương pháp gián tiếp, thì kế toán dựa vào Bảng cân đối kế toán, báo cáo
kết quả kinh doanh, các tài liệu khác như sổ cái, sổ kế toán chi tiết, báo cáo vốn
góp, khấu hao, hoàn nhập dự phòng…
1.2.3.2: Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trình bày luồng tiền theo ba loại hoạt động:
hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo quy định
của chuẩn mực “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”. Trong đó:
• Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh:
Là luồng tiền có liên quan đến các hoạt động kinh doanh chủ yếu của

doanh nghiệp. Nó cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của
doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì
các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần
đến các nguồn tài chính bên ngoài.
• Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư:
Là luồng tiền có liên quan tới việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán,
thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương
đương tiền. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động đầu tư là tiền chi mua sắm, xây
dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác; tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ
và các tài sản dài hạn khác; tiền chi cho vay đối với các đơn vị khác trừ tiền chi
cho vay đối với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính;
tiền chi (thu hồi) cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn vị khác trừ trường
hợp thu tiền từ bán các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và
dùng cho mục đích thương mại; tiền chi, đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác trừ
trường hợp tiền chi mua cổ phiếu vì mục đích thương mại; tiền thu hồi đầu tư
góp vốn vào các đơn vị khác trừ trường hợp tiền thu từ bán cổ phiếu đã mua vì
mục đích thương mại; tiền thu từ lãi cho vay cổ tức, lợi nhuận nhận được.
• Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính:
Là luồng tiền liên quan đến việc thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn
chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp như phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn.
Ngoài ra, khoản mục này còn bao gồm các khoản đi vay vốn và tiền chi trả nợ
gốc vay, tiền chi trả nợ thuê tài chính; cổ tức lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu.

×