MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH
BẮC NINH
3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh
Bắc Ninh
Phương châm của ACB là “Luôn hướng tới sự hoàn hảo để phục vụ khách
hàng”. Trong thời gian tới, ACB vẫn tiếp tục thực hiện định hướng ngay từ
ngày đầu mới thành lập. Đó là đơn vị bán lẻ kiểu mẫu ứng dụng trên nền công
nghệ hiện đại với sự đa dạng sản phẩm và phát triển mạnh mẽ về dịch vụ. Đồng
thời, chi nhánh có thể định hình được việc vừa thực hiện cơ cấu lại khách hàng,
vừa thực hiện chuyển dịch mạnh mẽ mọi hoạt động ngân hàng nhằm phát triển
tăng doanh thu về dịch vụ. Cụ thể là:
− Tăng cường công tác huy động vốn, đa dạng hoá các hình thức huy
động tiền gửi với nhiều tiện ích cho người gửi tiền.
− Mở rộng tín dụng trên cơ sở bảo đảm chất lượng an toàn, hiệu quả,
bền vững, không phát sinh tăng các khoản nợ khó đòi.
− Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhanh chóng,
thuận lợi đối với mọi tầng lớp khách hàng.
− Hoàn thiện hệ thống giao dịch Online (trực tuyến) của ngân hàng.
− Triển khai chương trình hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh
toán theo chủ trương của ngân hàng TMCP Á Châu. Đồng thời, nghiên cứu, ứng
dụng các sản phẩm, dịch vụ mới, mở rộng cung ứng các loại hình dịch vụ tài
chính, ngân hàng.
− Đặc biệt coi trọng công tác cán bộ, tăng cường đào tạo bồi dưỡng
cán bộ, đảm bảo cán bộ có đạo đức tốt, có đủ bản lĩnh và năng lực chuyên môn
để thực hiện thành công đổi mới của chi nhánh.
3.2. Một số biện pháp nhằm phát triển thanh toán không dung tiền mặt
tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Bắc Ninh.
3.2.1. Cải tiến, nâng cao chất lượng nghiệp vụ thanh toán.
Với vai trò là trung tâm thanh toán, điều phối mọi quan hệ thanh toán không
dùng tiền mặt, ngân hàng vừa phải đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng vừa
phải thu được lợi nhuận cần thiết để tồn tại và phát triển. Vì vậy, ACB – Chi
nhánh Bắc Ninh phải không ngừng cải tiến chất lượng phục vụ, hiện đại hoá chu
trình thanh toán, sao cho nhanh chóng an toàn và chính xác, tạo lập được lòng
tin nơi khách hàng vừa mang lại tiện ích cho dân chúng vừa thu hút được khối
lượng vốn với chi phí trả lãi rẻ. Bên cạnh đó việc thực hiện các lệnh thanh toán
không dùng tiền mặt không chỉ là vấn đề riêng của ACB – Chi nhánh Bắc Ninh
mà thông qua công tác thanh toán bù trừ nó liên quan đến toàn bộ hệ thống ACB
nói riêng và hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh nói chung. Trong hệ thống nếu
có một khâu yếu kém, ách tắc sẽ dẫn đến việc đình trệ lưu thông tiền tệ. Các
lệnh thanh toán phải được thực hiện ngay trong ngày tránh ùn đọng chứng từ
làm chậm tốc độ luân chuyển của tiền tệ. Việc xử lý các chứng từ phải theo
hướng rút ngắn được thời gian để có lợi cho người sử dụng, tạo sự thuận tiện,
nhanh chóng và an toàn. Khối lượng thanh toán qua ngân hàng ngày càng nhiều,
yêu cầu của khách hàng đa dạng đòi hỏi phải nâng cao tốc độ xử lý và phải
chính xác trong các khâu thanh toán để tránh thiệt hại cho cả khách hàng lẫn
ngân hàng.
3.2.2. Hiện đại hoá công nghệ thanh toán của ngân hàng.
Thanh toán của dân chúng chiếm khối lượng lớn trong nền kinh tế nhất là
trong lĩnh vực tiêu dùng và dịch vụ do đó để đáp ứng được nhu cầu chi tiêu qua
tài khoản của dân chúng khi mà mỗi người có một hoặc vài tài khoản thì việc
theo dõi và quản lý lượng lớn số tài khoản với kỹ thuật thủ công lạc hậu là
không thể được do đó việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng là một vấn đề cấp
thiết. Để có thể hoà nhập và phát triển hệ thống thanh toán thì ACB không
ngừng phải cải tiến nâng cao hệ thống thanh toán của mình, tập trung vào các
mặt chủ yếu sau:
− Trang bị máy móc hiện đại và công nghệ tiên tiến cho lĩnh vực
thanh toán. Xây dựng hoặc mua bản quyền phần mềm cho việc xây dựng các
trung tâm thanh toán tập trung và trung tâm xử lý dữ liệu phục vụ cho hoạt động
thanh toán hiện đại.
− Xây dựng và hoàn thiện hệ thống máy móc, kỹ thuật với công nghệ
cao ngang bằng với thế giới.
− Khuyến khích các nhân viên IT của ngân hàng thiết lập các chương
trình thanh toán phù hợp với thực tế, yêu cầu thanh toán của thị trường Việt
Nam.
3.2.3. Mở rộng phạm vi thanh toán không dùng tiền mặt.
Một trong những giải pháp quan trọng nhất của việc mở rộng công tác thanh
toán không dùng tiền mặt trong địa bàn tỉnh Bắc Ninh và vùng phụ cận đó là
việc mở rộng phạm vi sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Việc mở rộng phạm vi thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới tại chi
nhánh Bắc Ninh cần quan tâm đến vấn đề sau:
− Hiện nay trên địa bàn thị trấn Từ Sơn có hai siêu thị lớn tuy còn ít
hàng hoá bán ra lại chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt, nhưng trong tương lai gần
nền kinh tế phát triển đến một mức độ nhất định thì các siêu thị sẽ xuất hiện
ngày một nhiều và sẽ chiếm ưu thế. Đây là một điểm quan trọng mà chi nhánh
Bắc Ninh cần phải chủ động nắm bắt trước, vận động các siêu thị ký hợp đồng
chấp nhận thanh toán bằng séc, thẻ thanh toán. Việc mua bán và thanh toán
không dùng tiền mặt trong dân cư, tạo cho người dân thói quen chi tiêu bằng
chuyển khoản đồng thời cũng dễ dàng triển khai vì các điểm thanh toán tập
trung, với khối lượng lớn nên dễ trang bị máy móc, thiết bị phục vụ cho việc
thanh toán không dùng tiền mặt.
− Việc tổ chức thu tiền điện, tiền nước, thuế... hiện nay vẫn phải có
nhân viên đi thu trực tiếp bằng tiền mặt, như vậy mất nhiều chi phí và thời gian
của các đơn vị trên. Thu tiền điện, tiền nước, thuế thông qua hệ thống ngân hàng
sẽ mang lại cho các cơ quan, đơn vị nộp tiền nhiều tiện ích lại an toàn. Ngân
hàng nhờ dịch vụ này cũng có thể sử dụng số tiềểntên tài khoản của các đơn vị
này để tài trợ các khoản tín dụng ngắn hạn.
3.2.4. Tổ chức nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên.
Con người luôn là chủ thể của mọi vấn đề, luôn giữ vai trò quyết định cho
mọi hoạt động. Vì vậy, chi nhánh Bắc Ninh cần quan tâm hơn nữa và áp dụng
những phương pháp để phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ của các
giao dịch viên. Các giao dịch viên phải biến tường tận các quy định, nghị định,
thông tư hướng dẫn thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, các quy định liên
quan đến việc sử dụng séc, sử dụng tài khoản...
Trong thanh toán không dùng tiền mặt đòi hỏi các nhân viên phải thông thạo
nghiệp vụ, thao tác chính xác, nhanh chóng ngoài ra còn phải có tinh thần,trách
nhiệm làm việc cao để có thể nâng cao chất lượng và khối lượng thanh toán
không dùng tiền mặt hạn chế thấp nhất những rủi ro phát sinh từ chi nhánh Bắc
Ninh.
Cần tiêu chuẩn hoá các nhân viên làm công tác thanh toán bằng các quy
định cụ thể như: trình độ tin học, ngoại ngữ, khả năng tiếp cận với các công
nghệ ngân hàng hiện đại, tư cách đạo đức tốt.
Đào tạo và nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên, cập nhật thường xuyên kiến
thức cho họ thông qua những buổi bồi dưỡng. Khuyến khích nhân viên học
thêm ngoài giờ, tự trang bị kiến thức cho bản thân.
Cần có quy chế tuyển chọn nhân viên để có thể lựa chọn được các nhân viên
có trình độ, mạnh dạn sử dụng nhân viên trẻ, có năng lực, sắp xếp đúng người,
đúng việc theo năng lực của mỗi người.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.
3.3.1. Về phía Chính phủ.
• Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt:
Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay còn chưa đồng bộ, liên tục bị sửa đổi.
Vấn đề ban hành và thực thi các luật điều chỉnh các hoạt động ngân hàng, hoạt
động thanh toán còn chưa đầy đủ. Vì vậy, sẽ xảy ra hiện tượng lách luật, dùng
luật để kiếm lời. Chính vì thế việc hoàn thiện và cụ thể hoá các quy chế và các
văn bản hướng dẫn về các hoạt động ngân hàng và nhất là giao dịch thanh toán
là rất cần thiết. Hiện nay về phương diện thanh toán không dùng tiền mặt chúng
ta mới có văn bản cao nhất của Chính phủ là Nghị định 91/CP về thanh toán
không dùng tiền mặt đi theo nó là thông tư 22 hướng dẫn quy chế thi hành.
Thiết nghĩ trong giai đoạn hiện nay khi mà chúng ta đang trong quá trình hội
nhập và đã tham gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới thì việc cho ra đời luật
về thanh toán là điều cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng
luật thanh toán và các văn bản hướng dẫn thi hành và phổ biến để cho các ngân
hàng thương mại tự giác tuân theo và quảng đại quần chúng thông hiểu và
hưởng ứng nó cần có nhiều thời gian mà trước mắt thanh toán vẫn cần có phải
thực hiện tốt và không ngừng cung cấp thêm những dịch vụ mới với nhiều tiện
ích hơn cho nền kinh tế.
• Đối với việc ban hành các quy định: Còn nặng nề về mặt hạn chế các lạm dụng ,
ngăn ngừa các tiêu cực mà ít quan tâm đến việc tiện lợi của người sử dụng. Một
trong các hệ thống quy phạm điều chĩnh hữu hiệu các mối quan hệ đó là pháp
luật. Xã hội càng phát triển các mối quan hệ giữa người với người càng phức
tạp thì càng đòi hỏi pháp luật càng phải chặt chẽ chi tiết, liên liệu một cách khoa
học và chính xác các tình huống có thể phát sinh để có thể giải quyết kịp thời
các vướng mắc. Từ việc chỉ dùng tiền mặt trong thanh toán chuyển sang dùng
hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, những mối quan hệ giao dịch sẽ phức
tạp thêm vì có sự tham gia chi phối của ngân hàng. Trong mối quan hệ ba bên
này, một số quy định đơn giản mà trước đây trong giao dịch tay đôi sẽ không
còn có thể áp dụng được mà phải nhờ đến những quy định của pháp luật. Chính
vì thế các quy định ban hành phải phải khoa học, chặt chẽ.
3.3.2. Về phía Ngân hàng