Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Giới thiệu chung về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.87 KB, 5 trang )

Giới thiệu chung về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Nông Cống – Thanh Hoá
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển Nông thôn Nông Cống.
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị
định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Chính phủ ( trước đây là hội đồng Bộ
trưởng) trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước tất cả các chi nhánh Ngân
hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi
nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.
Ngày 1/4/1990, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nông
Cống quyết định được thành lập và ngày 23/04/1990, ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển Nông thôn Nông Cống chính thức được khai trương và đặt tại Tiểu
khu Nam Giang – thị trấn Nông Cống , huyện Nông Cống , tỉnh Thanh Hóa,
giám đốc đầu tiên của chi nhánh là ông Lê Văn Hùng (1990 - 2006), ông Bùi Sỹ
Dũng là giám đốc của chi nhánh từ 2006-nay. Đây là chi nhánh cấp 2, là một
trong hơn 2000 chi nhánh hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam. Vào thời điểm khai trương, ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn Nông Cống với 23 cán bộ nhân viên, có tổng tài sản đạt
khoảng 1500 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 3000 tỷ đồng.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nông Cống thực hiện
nhiệm vụ chính là cung ứng vốn - dịch vụ cho khu vực kinh tế dân doanh,
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và mục tiêu của chi nhánh là sẽ trở thành một trong
những chi nhánh đầu tiên đưa các sản phẩm dịch vụ mới của AGRIBANK đến
với khách hàng, liên kết với ngân hàng chính sách nhằm mục đích hỗ trợ và
phát triển nông thôn...
Sự ra đời của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nông
Cống chính là nằm trong mục tiêu cơ cấu lại hoạt động ngân hàng của ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam trở thành ngân hàng hiện
đại, đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế; đây cũng chính là cánh
tay nối dài của hội sở chính, phát triển rộng thêm mạng lưới kinh doanh đặc biệt
là ở nông thôn.


2.2.Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn Nông Cống – Thanh Hóa.
2.2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức
Mô hình bộ máy tổ chức của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Nông Cống được thể hiện qua mô hình sau:
Ban giám đốc
các quỹ tiết kiệm
các điểm giao dịch
Phòngthanh toán quốc tế
phòng
Kế Toán
Giao
dich
phòng
tiền tệ
kho quỹ
phòngKhách Hàng
cá nhân
phòng
tổ chức
hành chính
phòng
tổng hợp
Phòng
thông
tin
điện
toán
Phòng
Khách hàng doanh nghiệp

lớn
Phòngkhách hàng doanh nghiệp vừa &
nhỏ
Phòng
quản

rủi
ro
Phòng
giao
dich
2.2.2 Chức năng , nhiệm vụ của các phòng ban
 Khối quan hệ khách hàng
Chức năng, nhiệm vụ của khối quan hệ khách hàng là marketting, tiếp thị
và phát triển khách hàng, đồng thời trực tiếp thực hiện công tác tín dụng. Khối
này bao gốm các phòng: Phòng giao dịch, phòng kế toán khách hàng.
 Khối quản lý rủi ro.
Thực hiện các nhiệm vụ quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, quản lý
rủi ro tác nghiệp, phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO. Đồng
thời, tham mưu giúp việc cho giám đốc chi nhánh bằng cách kiểm tra, kiểm soát
nội bộ về việc thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ, quy chế điều hành
của tổng giám đốc/giám đốc tại các phòng, đơn vị trực thuộc chi nhánh. Thực
hiện ở phòng Quản lý rủi ro
 Khối tác nghiệp:
• Phòng khách hàng (phòng khách hàng danh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và
nhỏ, phòng khách hàng cá nhân) :
 Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân
- Trực tiếp quản lý tài khoản và thực hiện giao dịch với khách hàng cá
nhân.
- Giám sát việc thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ, đồng thời

nhanh chóng phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiện
đáng ngờ.
 Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp
- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng doanh
nghiệp.
- Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát
sinh theo quy định của Nhà nước và của BIDV; phát hiện, báo cáo và xử lý
kịp thời các giao dịch có dầu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp.
- Thực hiện tính trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loaị nợ.
Đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp.
• Phòng thanh toán quốc tế:
- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với
khách hàng.
- Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện tiếp cận, tiếp thị, phát
triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại. Theo
dõi, đánh giá việc sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại, đề xuất cải tiến
nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ
khách hàng và đề xuất cách giải quyết; tư vấn cho khách hàng về các giao
dịch đối ngoại, hợp đồng thương mại quốc tế.
• Phòng tiền tệ kho quỹ
- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho và xuất / nhập quỹ.
- Chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về các
biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ.
- Các dịch vụ ngân quỹ: Trực tiếp thực hiện các giao dịch thu-chi tiền
mặt phục vụ khách hàng theo quy định như: nộp tiền tài khoản, chuyển tiền
đi, thanh toán kiều hối… và thu chi nội bộ của Chi nhánh.
 Khối quản lý nội bộ : thu thập thông tin, quản lý nội bộ về hành chính
cũng như công tác kỷ luật của chi nhánh, ...

×