Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.88 KB, 19 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái niệm về rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm rủi ro
Trong kinh tế học, rủi ro là những biến cố không mong đợi gây thiệt hại cho một
công việc cụ thể, rủi ro có thể xảy ra trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực mà không phụ
thuộc vào ý muốn con người. Như vậy rủi ro mang tính chất khách quan, con người
không thể triệt tiêu hoàn toàn rủi ro mà chỉ có thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong
mức độ có thể chấp nhận được. Hiện nay có 4 chiến lược quản trị rủi ro đó là: 1) Tránh
né rủi ro; 2) Đề phòng rủi ro; 3) Chấp nhận, tự gánh chịu rủi ro; 4) Chuyển giao rủi ro
bằng các công cụ bảo hiểm.
Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng cũng luôn gắn liền với rủi ro.
Khi rủi ro xảy ra đối với các ngân hàng, nó thường mang lại những hậu quả vô cùng
nghiêm trọng, gây tổn thất về doanh thu, uy tín của ngân hàng và ở mức nghiêm trọng
hơn có thể gây phá sản. Do vậy,một trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản
lý ngân hàng là có các biện pháp quản trị rủi ro.
1.1.2 Phân loại rủi ro
Các ngân hàng thương mại thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro, trong đó
có những loại rủi ro chủ yếu sau đây:
- Rủi ro tín dụng: là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do
khách hàng vay không trả nợ đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi.
- Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản phát sinh khi ngân hàng thương mại
không đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng gửi tiền. Khi gặp phải trường hợp
này các ngân hàng phải bán các tài sản có tính lỏng thấp với giá rẻ hay vay từ thị trường
tiền tệ hay từ Ngân hàng trung ương.
- Rủi ro lãi suất: Là những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu khi lãi suất thị
trường có sự biến đổi.
- Rủi ro hối đoái: là những tổn thất của ngân hàng do sự biến động của tỷ giá
hoái đoái trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
- Rủi ro hoạt động: Là các rủi ro đối với các ngân hàng xảy ra trong quá trình
hoạt động của ngân hàng như rủi ro do những sai phạm của nhân viên ngân hàng.


Các loại rủi ro khác: là các loại rủi ro khác như rủi ro công nghệ, rủi ro chính trị v.v.
1.2 Tổng quan về rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân
hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không
đúng hạn cho ngân hàng.
Căn cứ vào khoản 01 Điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng
dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (Ban
hành theo Quyết định số 493 /2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước) thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín
dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do
khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo
cam kết.”
Rủi ro tín dụng gây ảnh huởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng, nhất là đối
với các Ngân hàng có tỷ lệ doanh thu tín dụng trong tổng doanh thu chiếm tỷ lệ cao.
Trước hết rủi ro tín dụng gây ra những tổn thất đối với các khoản cho vay của ngân
hàng, từ đó sẽ gây ra tổn thất về doanh thu của ngân hàng. Ngân hàng thương mại sẽ
không thực hiện đưoc các kế hoạch đầu tư cũng như kế hoach thanh toán các khoản tiền
gửi đến hạn. Khi rủi ro tín dụng lớn xảy ra, tình hình tài chính của ngân hàng sẽ gặp
khó khăn, từ đó sẽ làm sụt giảm uy tín của ngân hàng. Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong
việc huy động vốn và phát triển các sản phẩm dịch vụ, khó mở rộng quan hệ với các đối
tác: phải thu hẹp các hoạt động của mình, gây sụt giảm uy tín của Ngân hàng, dẫn đến
tình trạng khó khăn gây phá sản.
Rủi ro tín dụng trong kinh doanh nói chung là điều không thể tránh khỏi song
khả năng xảy ra rủi ro tín dụng lại vừa phụ thuộc vào hiệu quả của hoạt động tín dụng
của ngân hàng lại vừa phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của khách hàng. Nếu doanh
nghiệp là khách hàng của ngân hàng hoạt động thua lỗ, phá sản, điều này sẽ dẫn đến
khả năng doanh nghiệp không trả được nợ vay của ngân hàng. Do đó, ngân hàng không
thu được nợ và xảy ra rủi ro. Do vậy có thể coi rủi ro tín dụng là loại rủi tồn tại khách
quan, các Ngân hàng không thể triệt tiêu hoàn toàn rủi ro tín dụng mà chỉ có thể hạn chế

loại rủi ro này.
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng:
Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh,thì rủi ro tín dụng được phân chia thành :
-Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh
do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng và được phân chia
thành rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
+ Rủi ro nội tại là rủi ro xuất phát từ các yếu tố mang tính riêng biệt của người đi
vay hoặc ngành kinh tế, làm cho một số doanh nghiệp và ngành có độ rủi ro cao hơn so
với các ngành khác.
+ Rủi ro tập trung là rủi ro gặp phải khi thực hiện các khoản vay có mối tương
quan chặt chẽ với nhau. Nó bắt nguồn từ việc thiếu đa dạng hoá, dẫn đến mức dư nợ
cho vay chỉ tập trung vào một số đối tượng khách hàng hay một số thành phần kinh tế.
- Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh
là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách
hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm:
+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng
diễn ra không được tốt, việc lựa chọn dự án không hiệu quả, gây tổn thất cho ngân
hàng.
+ Rủi ro đảm bảo phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều kiện trong
hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo, điều
kiện đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến hoạt động quản trị cho vay như xây
dựng và thực hiện chính sách tín dụng để định hướng cho việc thực hiện cho vay và
kiểm soát danh mục cho vay.
1.2.3 Các chỉ tiêu xác định rủi ro tín dụng
1.2.3.1 Các chỉ tiêu định lượng
• Phân loại nợ
Theo Quyết định 493/2005/ QD-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 và quyết
định 18/2007/QD-NHNN sửa đổi và bổ sung một số điều của Quyết định
493/2005/QD-NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự

phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dung. Theo
các quyết định này các khoản nợ của các tổ chức tín dụng được chia thành:
- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn .
+ Là các khoản nợ trong hạn mà các tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng
thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.
+ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng
thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ lãi và gốc đúng thời hạn còn lại.
+Các cam kết ngoại bảng khi tổ chức tín dụng chưa phải thực hiện nghĩa vụ cam
kết và các cam kết ngoại bảng này được tổ chức tín dụng đánh giá là khách hàng có khả
năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của cam kết.
-Nhóm 2: Nợ cần chú ý.
+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 90 ngày.
+ Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu ( đối với khách hàng là doanh
nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá về khả năng trả nợ gốc và
lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).
+Các cam kết ngoại bảng mà tổ chức tín dụng chưa phải thực hiện nghĩa vụ cam
kết nhưng đánh giá khách hàng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ theo cam kết.
- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 91ngày đến 180 ngày
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ
hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2.
+ Các khoản nợ được miễn, giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy
đủ theo hợp đồng tín dụng.
+ Các cam kết ngoại bảng mà tổ chức tín dụng đã phải thực hiện nghĩa vụ theo
cam kết đã quá hạn dưới 30 ngày.
_ Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
+Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
+Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

+ Các cam kết ngoại bảng mà tổ chức tín dụng đã phải thực hiện nghĩa vụ theo
cam kết đã quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày.
_ Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
+ Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả
nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
+Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, chưa kể bị quá hạn hay
đã quá hạn.
+ Các khoản nợ khoanh chờ xử lý.
+Các cam kết ngoại bảng mà tổ chức tín dụng đã phải thực hiện nghĩa vụ theo cam
kết đã quá hạn từ 91 ngày trở lên.
Theo Quyết định 18/2007/QD-NHNN thì tổ chức tín dụng có thể phân loại lại
các khoản nợ vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với các khoản nợ quá hạn, tổ chức tín dụng phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp
hơn ( kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Khách hàng trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi quá hạn ( kể cả lãi áp dụng đối với
các khoản nợ gốc quá hạn ) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời
gian tối thiểu sáu tháng đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đối với các
khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;
- Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ bị quá hạn đã
được xử lý, khắc phục;
- Tổ chức tín dụng có đủ cơ sở ( thông tin, tài liệu kèm theo ), đánh giá là khách
hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.
b) Đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng phân loại vào nhóm
nợ có rủi ro thấp hơn ( kể cả nhóm 1 ) khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
- Khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong
thời gian tối thiểu sáu tháng đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đối với các
khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn đã được

cơ cấu lại;
- Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ phải cơ cấu lại
thời hạn trả nợ đã được xử lý, khắc phục;
- Tổ chức tín dụng có đủ cơ sở ( thông tin, tài liệu kèm theo ), đánh giá là khách
hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã được cơ cấu lại còn lại
c)Tổ chức tín dụng phải chủ động phân loại các khoản nợ được phân loại vào nhóm
nợ rủi ro cao hơn theo đánh giá của tổ chức tín dụng khi xảy ra các trường hợp sau đây:
- Có những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trường, lĩnh vực kinh
doanh của khách hàng;
- Các khoản nợ của khách hàng bị các tổ chức tín dụng khách phân loại vào nhóm
nợ có mức rủi ro cao hơn ( nếu có thông tin );
- Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng ( về khả năng sinh lời, khả năng thanh
toán, tỷ lệ nợ trên vốn và dòng tiền ) hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm
liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm;
- Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài
chính theo yêu cầu của tổ chức tín dụng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
• Các chỉ tiêu đo lường:
* Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn
Quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước là tỷ lệ nợ quá hạn của các Ngân
hàng thương mại không được vượt quá 5% tổng dư nợ.
Theo Quyết định 493/2005/QD-NHNN và Quyết định 18/2007/QD-NHNN nợ
quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam được phân chia theo thời gian thành các nhóm sau:
+ Nợ quá hạn dưới 90 ngày – Nợ cần chú ý.
+ Nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày – Nợ dưới tiêu chuẩn.
+ Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày Nợ nghi ngờ.
+ Nợ quá hạn trên 361 ngày –Nợ có khả năng mất vốn.
*Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay
Nợ xấu là các khoản nợ có các đặc trưng sau:

+ Khách hàng không thực hiện đúng các nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các
cam kết này đã hết hạn.
+ Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có
khả năng ngân hàng không thể thu hồi được cả vốn lẫn lãi
+ Tài sản đảm bảo được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc
và lãi
Theo Quyết định 493/2005/QD-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định
18/2007/QD-NHNN nợ xấu của các tổ chức tín dụng bao gồm các khoản nợ thuộc
nhóm 3,4, 5 được quy định theo Quyết định 493/2005/QD-NHNN và được bổ sung sửa
đổi bởi Quyết định 18/2007/QD-NHNN:
+ Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có
khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần gốc và lãi.
+Nhóm nợ nghi ngờ: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn
thất cao.
+ Nhóm nợ có khả năng mất vốn: các khoản nợ được các tổ chức đánh giá là không có
khả năng thu hồi,mất vốn.
*Hệ số rủi ro tín dụng
Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ cho vay/ Tổng tài sản có
Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong tài sản có,
khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn đồng thời rủi ro tín
dụng cũng sẽ cao. Thông thường, tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng đựoc chia
thành 3 nhóm:
-Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: là các khoản cho vay có
mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng. Đây là các khoản
nợ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng.
- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: là những khoản
cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho ngân hàng là
vừa phải. Đây là khoản mục tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng dư nợ cho vay
của ngân hàng.
- Nhóm dư nợ của các khoản mục tín dụng có chất lượng tốt: là những khoản

mục cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân
hang. Đây là các khoản mục tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của
ngân hàng.

×