THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH HUYỆN TĨNH GIA TỈNH THANH HÓA
2.1 Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –
Chi nhánh Huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Trước năm 1988, hệ thống tổ chức của Ngân hàng nhà nước bao gồm: Ngân
hàng trung ương đặt trụ sở chính tại Hà Nội, các chi nhánh ngân hàng nhà nước tại các
tỉnh, thành phố và các chi điểm cơ sở tại huyện,quận. Để hệ thống ngân hàng Việt Nam
đáp ứng được với thực tế đổi mới, ngày 26/3/1988 ,Nghị định 53/HDBT của Hội Đồng
Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ) ban hành đánh dấu một bước phát triển mới của hệ
thống ngân hàng Việt Nam. Từ đây hệ thống ngân hàng Việt Nam được cơ bản chia làm
hai cấp: Ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mai. Ngân hàng Nhà nước được tổ
chức thành hệ thống từ Trung Ương đến cấp tỉnh, thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Ngân hàng thương mại quốc doanh bao gồm
Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp Viêt Nam,
Ngân hàng Đầu Tư Xây Dựng Việt Nam và Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, thực
hiện chức năng kinh doanh theo những lĩnh vực tương ứng với tên gọi.
Theo nghị định số 53/HĐBT, hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn được thành lập NHNo&PTNT huyện Tĩnh Gia được hình thành trên cơ sơ
ngân hàng nhà nước huyện Tĩnh Gia. Lúc mới thành lập ,ngân hàng mang tên Ngân
hàng Phát triển Nông nghiệp huyện Việt Nam. Cuối năm 1990,ngân hàng được đổi tên
thành Ngân hàng Nông nghiệp huyện Tĩnh Gia. Cuối năm 1996, Ngân hàng được đổi
tên lại như hiện nay.
Hiện nay NHNo& PTNT huyện Tĩnh Gia có một trụ sở chính và một phòng giao
dịch Hải Ninh. NHNo huyện Tĩnh Gia là chi nhánh cấp 3 trực thuộc chi nhánh cấp 1 là
NHNo&PT NTTỉnh Thanh Hoá. Khi triển khai hệ thông hệ thống thanh toán và kế toán
khách hàng (IPCAS) cuối năm 2007 và năm 2008 thì hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam
được chia làm hai cấp hội sở chính và các chi nhánh,
Hội sở chính NHNo& PTNT Việt Nam quản lý trực tuyến các chi nhánh ( Hơn2000 chi
Kiêm soát viên Ban giám đốc
Phòng kế toán ngân quỹ Phòng KH kinh doanh PGD Hải Ninh
nhánh trong toàn quốc ), thuận lợi cho việc quản lý thông tin và hoạt động của cả hệ
thống, đồng thời hoạt động của các chi nhánh cũng được cập nhật và quản lý trên
chương trình phần mềm hiện đại nâng cao chất lượng hoạt động của các chi nhanh.Từ
năm 2008 về trước NHNo& PTNT Tĩnh Gia là chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh
cấp 1 là NHNo & PTNT Tỉnh Thanh Hoá, Phòng giao dịch Hải Ninh là NHNo& PTNT
Hải Ninh (Ngân hàng cấp 3) thuộc chi nhánh Tĩnh Gia.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức của NHNo&PTNT Tĩnh Gia
Bảng 2-1: Sơ đồ tổ chức của NHNo&PTNT Tĩnh Gia
Kiểm soát viên
Kiểm soát viên thuộc phòng kiểm tra kiểm, soát nội bộ NHNo&PTNT Thanh
Hoá thực hiện việc kiểm tra kiểm soát về tình hình thực hiện các mặt nghiệp vụ tín
dụng, kế toán và PGD Hải Ninh ,đề xuất biện pháp khắc phục những sai sót về các mặt
nghiệp vụ để ban giám đốc NHNo&PTNT cơ sở khắc phục; báo cáo phòng kiểm tra,
kiểm soát, ban giám đốc NHNo&PTNT Tỉnh về những mặt làm được, những sai sót mà
Ngân hàng cơ sở đã mắc phải để ban giám đốc NHNo&PTNT Thanh Hoá chỉ đạo kịp
thời.
Ban giám đốc
Giám đốc NHNo&PTNT Tĩnh Gia được sự uỷ quyền của giám đốc của giám
đốc NHNo&PTNT Tỉnh Thanh Hoá về quyền phán quyết cho vay; chi tiêu nội bộ ,v.v..
Giúp việc giám đốc chi nhánh là hai phó giám đốc trong đó 1 phó giám đốc phụ
trách tín dụng, một phó giám đốc phụ trách mảng kế toán và marketing.
Phòng kế toán ngân quỹ - hành chính
Là phòng có chức năng thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung
cấp và tư vấn các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán cho khách
hàng. Xử lý hạch toán các giao dịch theo quy định của Nhà nước và của NHNo&PTNT
Việt Nam.
Phối hợp với phòng Thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy:
Nhận các số liệu, tham số mới nhất từ NHNo&PTNT Việt Nam; Thiết lập thông số đầu
ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch.
Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng: Mở đóng các tài khoản; Các
giao dịch gửi rút tiền từ tài khoản; Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, thanh toán
và chuyển tiền VND, các dịch vụ về tiền mặt, các giao dịch về thẻ, séc, nhờ thu phi
thương mại; Thực hiện các giao dịch giải ngân, thu nợ, xóa nợ, thu lãi; Kiểm tra, tính và
thu phí của khách hàng khi thực hiện các giao dịch ngân hàng cũng như thực hiện việc
kiểm tra và tính lãi cho vay và lãi huy động.
Thực hiện các công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên
ngân hàng. Quản lý quỹ tiền mặt trong ngày, séc và giấy tờ có giá.
Quản lý hồ sơ thông tin của khác hàng, mẫu chữ kí khách hàng. Kiểm soát lưu
trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đối chiếu lập báo cáo và phân tích
báo cáo cuối ngày của giao dịch viên, làm các báo cáo, đóng nhật kí theo quy định.
Phòng kế hoạch kinh doanh
Xây dựng kế hoạch kinh doanh, marketing, huy động vốn, bán bảo hiểm,tài trợ
tín dụng, bảo lãnh tín dụng cho hộ kinh doanh, các doanh nghiệp cho vay doanh nghiệp
trên toàn địa bàn huyện, hộ tư nhân cá thể 11 xã và thị trấn.
Thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc để xây dựng các kế hoạch kinh
doanh trong từng năm tài chính.
Do đặc điểm của một ngân hàng thưong mại hoạt động trên địa bàn huyện, để
tiện cho công tác kinh doanh, trong phòng kế hoạch kinh doanh,mỗi cán bộ được phân
công một địa bàn cụ thể thưòng là từ 1-2 xã. Riêng mảng tín dụng doanh nghiệp sẽ
được phân công cho một cán bộ tín dụng cụ thể.
Phòng giao dịch Hải Ninh
Phòng giao dịch Hải Ninh nằm ở xã Hải Ninh huyện Tĩnh Gia là phòng giao dịch
trực thuộc NHNo&PTNT huyện Tĩnh Gia
Được giao nhiệm vụ cho vay hộ sản xuất theo uỷ quyền phán quyết của giám đốc
NHNo&PTNT Tĩnh Gia, thực hiện các nghiệp vụ kế toán, chuyển tiền, lưu trữ hồ sơ và
các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn 11xã phía bắc.
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.3.1 Tình hình kinh tế xã hội tại địa phương năm 2009
2.1.3.1.1 Tình hình kinh tế
Huyện Tĩnh Gia là một nông nghiệp trong đó ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm
một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân của toàn huyện. Tuy vậy trong những
năm qua cơ cấu kinh tế của huyện đã có những chuyển biế tích cực. Năm 2009 tốc độ
tăng trưởng kinh tế của toàn huyện đạt 15,85% . Cơ cấu kinh tế bao gồm: Nông - Lâm
– Ngư nghiệp chiếm 38,5%; Công nghiệp – xây dựng chiếm 33,4%; Dịch vụ chiếm
28,1%.
*Về Nông, lâm, ngư nghiệp
Năm 2009, Ngành Nông lâm ngư nghiệp của huyện Tĩnh Gia gặp rất nhiều khó
khăn do thời tiết bất lợi trong sản xuất, vụ xuân rét đậm, vụ mùa hạn hán kéo dài từ đầu
vụ đến giữa vụ sau đó lại mưa to đến cuối vụ. Ngành chăn nuôi gặp nhiều dịch bệnh
nguy hiểm như dịch lợn tai xanh, dịch cúm gia cầm. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều
đến kết quả sản xuất của địa phương.
Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 23.822 ha bằng 98,5% so với cùng kỳ năm
trước, tổng diện tích trồng lúa cả năm là 10.733,5 ha trong đó diện tích lúa mùa đạt
6,553ha. Tổng diện tích lạc cả năm đạt 5.700,3 ha, trong đó diện tích vụ thu đông
1.000,3 ha; vụ Xuân 4.500 ha; vụ hè thu 200 ha
Năm 2009 tổng đàn trâu bò là 37.750 con bằng 98,3% sơ với cùng kỳ năm 2008.
Tổng đàn lợn đạt 85.000 con bằng 85% cùng kỳ năm trước.
Về lâm nghiệp, đẩy mạnh phong trào trồng cây nhân dân, trồng rừng mới,
khoanh núi, chăm sóc, quản lý, bảo vệ hoàn thành kế hoạch trồng rừng mới và cải tạo
rừng sản xuất gian đoạn 2008 – 2015 theo quyết định 147/2007/QD-TTg của thủ tướng
chính phủ.
Về thủy sản, Tổng sản lượng thủy sản khai thác năm 2009 đạt 20.000 tấn trong đó
sản lượng khai thác là 19.300 tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 700 tấn. Sản xuất tôm
giống các loại đạt 16 triệu con. Tổng sản lượng muối đạt 14.500 tấn.
*Sản xuất tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 12,8 triệu USD bằng 106% kế hoạch trong đó
chủ yếu là các ngành sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến hải sản
Tổng giá trị hàng xuất khẩu đạt 12,8 tỷ đồng.
2.1.3.1.2 Tình hình xã hội
NHNo&PTNT huyện Tĩnh Gia hoạt động trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hóa. Tính đến hết ngày 31/12/2008 dân số trên địa bàn huyện đạt 215.167 người
trong đó khu vực nông thôn có 139.748 người.
- Tổng số hộ trên địa bàn là 57.210 hộ trong đó;
+ Tổng số hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách: 5745 hộ.
+ Hộ gia đình ở khu vực nông nghiệp nông thôn là 29.145 hộ.
+ Hộ gia đình ở khu vực nông thôn được cấp giấy phép kinh doanh là 1.570 hộ.
+ Tổng số hộ nông nghiệp nông thôn sản xuất theo làng nghề : không có.
+ Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn là 167 doanh nghiệp toàn bộ là các doanh ngiệp
ngoài quốc doanh trong đó số doanh nghiệp SXKD phục vụ nông nghiệp nông thôn là
82 doanh ngiệp.
2.1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Tĩnh Gia
Huy động vốn
Tổng nguồn vốn huy động được trong năm 2009 là 181,802 tỷ đồng, tăng 44,650
tỷ đồng, tốc độ tăng 33% trong đó nguồn vốn nội tệ đạt 172,484 tỷ đồng tăng 32% sơ
với năm 2008; Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi đạt 9,318 tỷ đồng tăng 2,473 tỷ đồng , tốc
độ tăng trưởng 36 %. Nguồn vốn dân cư đạt 155,083 tỷ đồng, tăng 33,726 tỷ đồng
chiếm tỷ trọng 85,6% tổng nguồn vốn.
Sử dụng vốn
Tổng dư nợ cho vay đạt 234,943 tỷ đồng, tăng 22,117 tỷ đồng trong đó dư nợ cho
vay ngắn hạn đạt 115,345 tỷ đồng, dư nợ trung và dài hạn đạt 114,233 tỷ đồng trong
đó:
-Tỷ lệ nợ vốn trung hạn/ Dư nợ thông thường đạt 44%.
- Dư nợ xấu là 1,133 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,48% tổng dư nợ.
- Nợ quá hạn 2,705 tỷ đồng ,chiếm 1,15% tổng dư nợ.
Doanh thu dịch vụ
Doanh thu dịch vụ đạt 1.005 tỷ đồng, tăng 165 triệu đồng tăng 19,6% so với năm
2008..
+ Dịch vụ chuyển tiền đạt 500 triệu đồng, dịch vụ bảo lãnh đạt 53 triệu đông,
tăng 40% so với năm ngoái.
+ Dịch vụ thẻ phát triển rất khả quan, tổng số thẻ phát hành đã phát hành trong
năm là 4.900 thẻ. Trong đó thẻ phát hành khối hưởng ngân sách là 2.948 thẻ, thẻ tự do
1.198 thẻ, thẻ liên kết 715 thẻ, số dư bình quân tài khoản /thẻ 2,17 triệu đồng.
+ Dịch vụ bảo hiểm IBIC và BATD triển khai đạt kết quả khả quan. Dịch vụ bảo
hiểm đạt 463 triệu.
Kết quả tài chính năm 2009
Trải qua một năm kinh doanh ,NHNo&PTNT Tĩnh Gia đã đạt đựoc những kết quả kinh
doanh sau:
-Tổng thu tài chính; 42.685 triệu đồng trong đó.
+ Thu lãi cho vay: 35.206 triệu đồng.
+ Thu lãi tiền gửi: 197 triệu đồng.
+ Lãi dự thu: 3.281 triệu đồng.
+ Thu dịch vụ: 1.017 triệu đồng.
+ Thu nợ rủi ro: 4.835 triệu đồng.
-Tổng chi tài chính : 37.854 triệu đồng.
+ Trả lãi tiền gửi: 12.194 triệu đồng.
+ Trả phí cấp trên: 14.228 triệu đồng.
+ Chi phí dự phòng rủi ro: 4.855 triệu đồng.
- Chênh lệch thu chi tài chính: 7.029 triệu đồng.
- Lãi suất bình quân đầu ra 0,952 %.
- Lãi suất bình quân đầu vào 0,70 %.
- Chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào đàu ra: 0,25%.
2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn – chi nhánh huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hoá
2.2.1 Quy định chung đối với hoạt động tín dụng
Các quy định về hoạt động cho vay, tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được ban hành tại Quyết định 159/QD-
HDQT-TD ngày 03/06/2005 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Những
nội dung quan trọng của Quyết định bao gồm:
Các khách hàng được vay tại NHNo&PTNT Việt Nam
* Các pháp nhân và các cá nhân Việt Nam bao gồm:
- Các pháp nhân là: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều
kiện quy định tại Điều 94 bộ luật dân sự;
- Cá nhân;
- Hộ gia đình;
- Tổ hợp tác;
- Doanh nghiệp tư nhân;
- Công ty hợp danh.
* Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài:
Khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự
và năng lực hành vi dân sự theo pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc
cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật dân sự của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác củaViệt Nam quy
định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội Việt Nam ký kết hoặc tham gia
quy định.
Nguyên tắc vay vốn
Khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam phải đảm bảo các nguyên tắc
sau đây:
-Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
-Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
Thể loại cho vay
NHNo&PTNT nơi cho vay xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thể
loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn cho sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, đời sống, và các dự án đầu tư phát triển:
-Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
-Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng.
-Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn từ trên 60 tháng trở lên.
Thời hạn cho vay
NHNo&PTNT nơi cho vay và khách hàng thoả thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:
- Chu kỳ sản xuất, kinh doanh;
- Thời hạn thu hồi vốn của dự án
- Khả năng trả nợ của khách hàng
- Nguồn vốn cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam
Đối với các cá nhân Việt Nam và nước ngoài, thời gian cho vay không quá thời hạn
hoạt động theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động còn lại tại Việt Nam; đối
với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh
sống, hoạt động tại Việt Nam.
Lãi suất cho vay
Mức lãi suất cho vay do NHNo&PTNT nơi cho vay và khách hàng thoả thuận
phù hợp với quy định của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam
Mức lãi suất áp dụng đối với các khoản nợ gốc quá hạn do giám đốc sở giao
dịch, chi nhánh cấp 1 ấn định nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cho vay áp
dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng,
theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam và hướng dẫn của Tổng giám đốc
NHNo&PTNT Việt Nam.
Mức cho vay
NHNo nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vốn của khách
hàng, giá trị tài sản đảm bảo làm đảm bảo tiền vay ( nếu khoản vay áp dụng đảm bảo
bằng tài sản), khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của NHNo
Việt Nam
Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc
từng lần dự án, phương án sản xuất kinh doanh, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Mức vốn
tự có tham gia của khách hàng vào dự án, phương án sản xuất, dịch vụ, đời sống, cụ thể
như sau:
+ Đối với cho vay ngắn hạn: Khách hàng phải có vốn tối thiểu 10% trong tổng
nhu cầu vốn.
+ Đối với cho vay trung hạn, dài hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu
20% trong tổng nhu cầu vốn.
+ Trường hợp khách hàng có tín nhiệm ( được xếp loại A theo tiêu thức phân
loại khách hàng của NHNo Việt Nam); khách hàng là hộ gia đình sản xuất nông, lâm,
ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải đảm bảo bằng tài sản; nếu vốn tự có thấp hơn quy
định trên, giao cho giám đốc NHNo nơi cho vay quyết định.
+ Đối với khách hàng được NHNo nơi cho vay lựa chọn áp dụng cho vay có đảm
bảo bằng tài sản hình thành từ nguồn vốn vay, mức vốn tự có tham gia theo quy định
hiện hành của Chính phủ, Thống đốc NHNN Việt Nam.
Trả nợ gốc và lãi vay vốn
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khả năng tài chính, thu nhập
và nguồn trả nợ của khách hàng, NHNo nơi cho vay và khách hàng thoả thuận về việc
trả nợ gốc và tiền lãi vay như sau:
+ Các kỳ hạn nợ gốc;
+ Các kỳ hạn trả lãi cùng với kỳ hạn trả nợ gốc hoặc theo kỳ hạn riêng: tháng
hoặc qúy hoặc vụ
+ Đồng tiền trả nợ và đảm bảo giá trị nợ gốc bằng các hình thức thích hợp, phù
hợp với quy định của pháp luật.
+ Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và
không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc, hoặc lãi; hoặc không được gia hạn nợ gốc và lãi,
thì NHNo nơi cho vay chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn và khách hàng phải trả
lãi suất nợ quá hạn.
+ Trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn, số lãi phải trả chỉ tính từ ngày vay
đến ngày trả nợ. Giao cho giám đốc sở giao dịch, chi nhánh cấp 1 thoả thuận với khách
hàng về điều kiện, số phí trả trước hạn và phải được ghi vào hợp đồng tín dụng
Quy trình xét duyệt cho vay
+ Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn
có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các
điều kiện vay vốn theo quy định.
+ Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính
hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem
xét, tái thẩm định ( nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm
cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định ( nếu có ) và trình giám
đốc quyết định.
+ Giám đốc NHNo nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp
đồng đảm bảo tiền vay ( trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản);
-Khoản vay vượt quyền phán quyết thì thực hiện theo quy định hiện hành của
NHNo Việt Nam
-Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng được biết
+ Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển quyền cho kế
toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giải ngân
cho khách hàng ( nếu cho vay bằng tiền mặt ).
+ Thời gian thẩm định cho vay:
-Các dư án trong quyền phán quyết: Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc
đối với các khoản vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với các khoản cho
vay trung và dài hạn kể từ ngày NHNo nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn
hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của NHNo Việt Nam, NHNo
nơi cho vay phải quyết định và thông báo việc cho vay hoặc không cho vay đối với
khách hàng.
-Các dự án, phương án vượt quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5
ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối vơi cho vay
trung và dài hạn kể từ khi NHNo nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ
và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của NHNo Việt Nam, NHNo nơi cho
vay phải làm đầy đủ thủ tủc trình lên NHNo cấp trên. Trong thời gian không quá 5 ngày
làm việc đối với cho vay ngắn hạn và 15 ngày làm việc đối với cho vay trung và dài hạn
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trình, NHNo cấp trên phải thông báo chấp nhận hoặc không
chấp nhận.
Tổ cho vay lưu động đối với hộ gia đình và cá nhân:
Trường hợp cần thiết, giám đốc NHNo nơi cho vay quyết định thành lập tổ cho
vay lưu động và thông báo công khai để nhân dân biết về cán bộ, lịch làm việc, địa
điểm làm việc của tổ.
Thành phần tổ cho vay lưu động tối thiểu phải có 3 người:
- Cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng làm tổ trưởng.
- Cán bộ làm nghiệp vụ kế toán làm thành viên.
- Cán bộ làm nghiệp vụ thủ quỹ làm thành viên.
- Nhiệm vụ của tổ cho vay lưu động:
- Nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn trình lãnh đạo phê duyệt.
- Thực hiện giải ngân, thu nợ, thu lãi, đối với các hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác;
- Thanh toán số tiền cho vay , thu nợ, thu lãi với NHNo nơi cho vay theo quy định.
Các hình thức cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông, lâm, ngư , diêm
nghiệp
Ngoài việc cho hộ gia đình, cá nhân vay vốn trực tiếp, NHNo nơi cho vay có thể
thoả thuận với khách hàng thực hiện các hình thức vay vốn sau:
* Cho hộ gia đình, cá nhân vay trực tiếp thông qua tổ vay vốn:
Tổ vay vốn do các thành viên là hộ gia đình, cá nhân tự nguyện thành lập, có
nhu cầu vay vốn, cùng cư ngụ tại thôn, xóm.
*Cho hộ gia đình, cá nhân vay trực tiếp thông qua doanh nghiệp
Đối tượng thực hiện là các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán của doanh nghiệp đã
thực hiện giao khoán.
*Cho hộ gia đình, cá nhân vay thông qua các tổ chức tín dụng ở nông thôn: chi nhánh có
nhu cầu cho vay phải lập đề án trình Tổng giám đốc NHNo Việt Nam phê duyệt.
Kiểm tra, giám sát và xử lý vốn vay
Nội dung kiểm tra, giám sát vốn vay:
NHNo nơi cho vay có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sửu dụng vốn
vay và trả nợ của khách hàng, nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ
những cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, nội dung kiểm tra như sau:
-Kiểm tra trước khi cho vay: là việc thẩm định ,tái thẩm định các điều kiện vay
vốn theo quy định.
-Kiểm tra sau khi cho vay: là việc kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ
sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay và các yếu tố chứng từ; sự
khớp đúng giữa chứng minh thư và người vay, giữa người nhận tiền và người có tên
trên giấy đề nghị vay vốn,…
-Kiểm tra sau khi cho vay: bao gồm kiểm tra sử dụng vốn theo mục đích đã ghi
trong hợp đồng, kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, phương án; kiểm tra hiện trạng sử
dụng tài sản đảm bảo tiền vay.
-Riêng đối với các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư , diêm nghiệp, khách
hàng vay thực hiện biện pháp đảm bảo tiền vay bằng các giấy tờ có giá tuỳ theo điều
kiện và đặc điểm cụ thể của từng địa phương.
Điều chỉnh kỳ hạn nợ - gia hạn nợ - chuyển nợ quá hạn
Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, gia hạn trả nợ gốc:
Trường hợp khách hàng không trả nợ gốc đúng kỳ hạn hoặc trả không hết nợ
gốc trong thời gian cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề
nghị NHNo nơi cho vay xem xết cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc cho gia hạn nợ.
Thời hạn gia hạn nợ đối với cho vay ngắn hạn tối đa bằng 12 tháng, đối với cho vay
trung hạn và dài hạn tối đa bằng ½ thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín
dụng.
Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi, gia hạn trả nợ lãi:
Trường hợ khách hàng không trả nợ lãi đúng kỳ hạn hoặc không trả hết nợ lãi
trong thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị,
NHNo nơi cho vay xem xét quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi hoặc gia hạn nợ lãi.
Thời hạn gia hạn nợ lãi tối đa áp dụng theo thời hạn gia hạn nợ gốc theo quy định tại
điều này.
Chuyển nợ quá hạn:
Đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi trong thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp
đồng tín dụng, nếu khách hàng không trả được số nợ gốc và lãi phải trả của kỳ hạn đó
và không được NHNo nơi cho vay chấp thuận chuyển số nợ gốc hoặc lãi chưa trả sang