Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.18 MB, 77 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VŨ HỒNG TRANG

ẢNH HƯỞNG CỦA CƠ CẤU VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN PHƯƠNG THẢO

TP.HỒ CHÍ MINH-NĂM 2017



 

 

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Vũ Hồng Trang hiện đang thuộc biên chế của lớp CH16C5,
Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh. Tơi cam đoan luận văn tốt nghiệp
này là của riêng tôi, các số liệu trong bài đã được trích dẫn một cách đầy đủ nhất.


Tơi sẽ chịu mọi trách nhiệm nếu có các vấn đề xấu liên quan đến luận văn này.

Người viết luận văn

Nguyễn Vũ Hồng Trang



 

 
LỜI CÁM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Cô T.s Trần Phương Thảo, Cô là
người đã hướng dẫn em hồn thành bài khóa luận này. Từ buổi gặp đầu tiên, em
cảm nhận được Cô là người cởi mở, dễ gần và rấttận tình chỉ bảo, hướng dẫn từng
chút một cho sinh viên, em cũng xin lỗi vì nhiều lúc khơng hồn thành đúng tiến độ
mà Cơ mong muốn. Trong q trình làm bài, chính nhờ sự định hướng, chỉ dẫn của
Cô đã giúp em thêm cố gắng hơn để hồn thành bài khóa luận này. Tấm lịng của
Cơ em sẽ khơng bao giờ qn.
Thơng qua bài khóa luận này, em chúc Cơ cùng gia đình có thật nhiều sức
khỏe và có nhiều niềm vui mới trong cuộc sống.
Trân trọng.

Nguyễn Vũ Hồng Trang



 

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt

Tiếng Việt

TMCP

Thương mại cổ phần

NHTMCP

Ngân hàng Thương mại cổ phần

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTW

Ngân hàng trung ương

TCTD

Tổ chức tín dụng

DN

Doanh nghiệp


VCSH

Vốn chủ sở hữu

TS

Tài sản

NPT

Nợ phải trả

NDH

Nợ dài hạn

NHH

Nợ ngắn hạn

Ctg

Các tác giả



 

 
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Chỉ tiêu đo lường cơ cấu vốn dựa trên tỷ trọng tương đối giữa vốn chủ sở
hữu và vốn vay trong tổng nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp.............................12
Bảng 2.2: Sơ lược về các kết quả nghiên cứu trước đây. ....................................... 19
Bảng 3.1: Bảng tóm tắt các giả thuyết kỳ vọng ...................................................... 22
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến . ....................................................................... 33
Biểu đồ 4.1: So sánh hiệu quả hoạt động các nước trong khu vực. ........................ 34
Bảng 4.2: Kiểm định phương sai thay đổi .............................................................. .35
Bảng 4.3: Kiểm định tự tương quan . ...................................................................... 37
Bảng 4.4: Hồi quy phương trình (1) và (2) với biến phụ thuộc là ROA và ROE (f_p)
và biến độc lập là Lev (D_E và D_A) theo GMM .................................................. 38
Bảng 4.5: Bảng tổng kết các kết quả hồi quy và kỳ vọng với Lev là D_E hoặc D_A
tùy vào mơ hình ...................................................................................................... 40
Bảng 4.6: Bảng các chỉ tiêu đo lường cơ cấu vốn của các NHTM Việt Nam (số liệu
tổng hợp năm 2015) .................................................................................................. 41



 

 
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU LUẬN VĂN ................................................................. 1
1.1 Tổng quan về cơ cấu vốn và hệ thống NHTM Việt Nam ................................. 1
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................... 5
1.4 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 5
1.5 Nội dung nghiên cứu và kết cấu bài ................................................................. 6
1.6 Ý nghĩa của luận văn ........................................................................................ 6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CƠ CẤU VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC NHTM ......................................................................................... 8

2.1 Nền tảng về cơ cấu vốn .................................................................................... 8
2.1.1 Khái niệm chung về cơ cấu vốn ................................................................ 8
2.1.2 Các lý thuyết về cơ cấu vốn ....................................................................... 8
2.1.3 Các chỉ tiêu đo lường cơ cấu vốn ............................................................ 11
2.2 Nền tảng lý thuyết về hiệu quả hoạt động của NHTM ................................... 14
2.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động các ngân hàng .................................... 14
2.2.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động ............................................... 15
2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt
động của các NHTM............................................................................................. 16
2.4 Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................... 21
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 22
3.1 Các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình ....................................................... 22
3.2 Xây dựng mơ hình nghiên cứu ....................................................................... 23
3.3 Giới thiệu các biến số trong mơ hình.............................................................. 24
3.3.1 Các biến phụ thuộc .................................................................................. 24



 

 
3.3.2 Các biến độc lập, biến kiểm soát và giả thuyết nghiên cứu ..................... 25
3.4 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu ............................................................... 28
3.4.1 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 28
3.4.2 Chọn mẫu nghiên cứu, thu thập và xử lý số liệu ..................................... 29
3.4.3 Các kiểm định .......................................................................................... 30
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 33
4.1 Thống kê mô tả biến ....................................................................................... 33
4.2 Kết quả các kiểm định .................................................................................... 35
4.3 Kết quả mơ hình nghiên cứu........................................................................... 37

4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu......................................................................... 40
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 43
5.1 Kết quả thực nghiệm tại Việt Nam ................................................................. 43
5.2 Kiến nghị ........................................................................................................ 46
5.2.1 Quản trị vốn chủ sở hữu .......................................................................... 46
5.2.2 Quản trị nguồn vốn tiền gửi ..................................................................... 47
5.2.3 Sử dụng địn bẩy tài chính hợp lý ............................................................ 48
5.2.4 Quản trị chi phí và gia tăng quy mô ngân hàng hợp lý............................ 48
5.2.5 Quản trị rủi ro tín dụng ............................................................................ 49
5.3 Những hạn chế của bài nghiên cứu và hướng phát triển đề tài....................... 49
Kết luận chương 5 ................................................................................................ 50
Phụ lục
Tài liệu tham khảo


1
 

 
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
1.1 TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU VỐN VÀ HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM
Việc lựa chọn cơ cấu vốn là một trong những quyết định quan trọng mang
tính chiến lược của các doanh nghiệp. Trên thế giới đã có nhiều lý thuyết nghiên
cứu về sự tác động qua lại giữa cơ cấu vốn và lợi nhuận của doanh nghiệp. Mở màn
đầu tiên là thuyết nghiên cứu M&M của Modigliani và Mayer (1958), cho rằng
trong những điều kiện giả định hồn hảo (khơng có thuế doanh nghiệp, khơng có
chi phí giao dịch, thị trường vốn hồn hảo...) thì cơ cấu vốn khơng ảnh hưởng đến
giá trị công ty. Sau này, một loạt các lý thuyết mới ra đời trên cơ sở kế thừa và phát
triển lý thuyết M&M lại đưa ra những nhận định khá thú vị về mối quan hệ giữa cơ
cấu vốn và lợi nhuận. Những nghiên cứu này cho rằng, cùng với các yếu tố như quy

mơ, khả năng thanh tốn, tỉ lệ chia cổ tức, tuổi… thì “cấu trúc vốn” hay “các quyết
định tài chính” có ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp theo hướng tích cực bằng
cách cân đối giữa chi phí đại diện và lợi ích do sử dụng nợ vay đem lại (Jenshen và
Meckling (1976) – Lý thuyết chi phí đại diện).
Trong khi đó, lý thuyết trật tự phân hạng của Mayer và Majlud (1984) lại đưa
ra đề xuất rằng các công ty chỉ nên sử dụng nợ vay khi nguồn tài chính nội bộ
khơng sẵn có vì việc gia tăng địn bẩy tài chính sẽ có tác động tiêu cực đến lợi
nhuận của cơng ty. Ngồi ra, sau này cịn có nhiều nghiên cứu của các tác giả khác
nhau như: Kane, Marcus và McDonald (1984), Fisher, Heinkel và Zechner (1989),
Mauer và Triantis (1994). Nhìn chung, dù theo đuổi những khía cạnh nghiên cứu
khác sau song các lý thuyết nói trên đều có một điểm chung là thừa nhận sự tác
động qua lại giữa cơ cấu vốn và lợi nhuận doanh nghiệp đồng thời đưa ra những
phương thức để xác định một cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp.
Giống như các nước trên thế giới, tại Việt Nam, việc xây dựng một cơ cấu
vốn hợp lý nhằm cân đối giữa vốn chủ sở hữu và nợ vay để tối đa hóa lợi nhuận
cũng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo ngân hàng. Bên cạnh đó, qua
nhiều giai đoạn phát triển của nền kinh tế, hoạt động của ngành ngân hàng Việt


2
 

 
Nam đã có những thay đổi đáng kể cả về số lượng, quy mô và năng lực tài chính
khiến cho cơ cấu vốn của các NHTM cũng bị ảnh hưởng theo:
Trước năm 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống một cấp, khơng
có sự tách biệt giữa chức năng quản lý và chức năng kinh doanh. Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) vừa đóng vai trị là Ngân hàng Trung ương vừa là Ngân hàng thương
mại.
Đến năm 1990, hệ thống quản lý nhà nước chuyển đổi từ ơ chế quản lý kinh

doanh xã hội chủ nghĩa sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo chủ
trương phát triển nền kinh tế đa thành phần. Để phù hợp với sự thay đổi đó, hệ
thống ngân hàng Việt Nam cũng được chuyển đổi từ một cấp sang hệ thống ngân
hàng hai cấp. Lúc này Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện hai chức năng chính là
chức năng ngân hàng trung ương và chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt
động ngân hàng. Điều này một mặt đã xóa bỏ tính độc quyền nhà nước trong hệ
thống ngân hàng, một mặt lại tạo điều kiện cho các ngân hàng TMCP ra đời và phát
triển đa dạng hóa dưới hình thức sở hữu khác nhau: thương mại quốc doanh, thương
mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng
thương mại 100% vốn nước ngoài. Số lượng các ngân hàng thương mại cũng tăng
lên nhanh chóng, tính đến thời điểm cuối năm 2016 đã có 35 ngân hàng đang hoạt
động trong hệ thống.
Cùng với sự gia tăng về số lượng, quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu của các
ngân hàng thương mại cũng tăng theo. Tính đến thời điểm tháng 5/2016 tổng tài sản
có của tồn hệ thống ngân hàng đã tăng 4,26% so với đầu năm, đạt mức 7,63 triệu
tỷ đồng. Trong đó, tăng mạnh nhất là khối NHTM nhà nước (BIDV, Agribank,
Vieticombank, Vietinbank) với mức tăng thêm là 58,6 nghìn tỷ đồng, tiếp đến là
khối TMCP với mức tăng thêm 32 nghìn tỷ đồng so với đầu năm.
Bên cạnh đó, vốn tự có của tồn hệ thống cũng tiếp tục duy trì được đà tăng
trưởng khá ổn định. Cụ thể, tính đến cuối tháng 5/2016, vốn tự có của tồn hệ thống
đạt gần 595 nghìn tỷ đồng, tăng 3 nghìn tỷ đồng so với tháng trước và tăng gần 17
nghìn tỷ đồng (tương đương tăng 2,93%) so với cuối năm 2015. Dẫn đầu vẫn là các


3
 

 
ngân hàng TMCP nhà nước như Vietinbank, BIDV, Agribank, Vietcombank, theo
sau là các ngân hàng TMCP nhưVIB, Sacombank, Eximbank, Hàng Hải, ACB,

VPbank...
Theo Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, trong năm 2015, mức ROA và
ROE của các NHTM Việt Nam trung bình lần lượt là 0,46% và 6,42%. Tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu của toàn hệ thống bao gồm các NHTM nhà nước và TMCP đạt
9,4%, gần chạm ngưỡng tối thiểu cho phép của NHNN là 9% và thấp hơn nhiều so
với mức bình quân của ASEAN là 10,3%. Qua nhận định của các chuyên gia phân
tích tài chính, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc sụt giảm hệ số CAR của các
NHTM Việt Nam là do tình trạng thiếu vốn tự có kéo dài, mức tăng của vốn tự có
khơng đủ bù đắp mức tăng của Tài sản có rủi ro và ảnh hưởng của việc NHNN bước
đầu triển khai thực hiện đánh giá theo Basel II gây ra một vài thay đổi trong cách
tính toán hệ số CAR so với trước đây.
Mới đây nhất, theo đánh giá của Fitch- Tổ chức xếp hạng tín dụng (2017)- độ
tín nhiệm của các ngân hàng Việt Nam hiện đang ở mức thấp nhất trong khu vực
Châu Á Thái Bình Dương do cịn tồn tại nhiều vấn đề phải giải quyết triệt đểnhư
tình trạng vốn tự có ít, nợ xấu cao và lợi nhuận thấp. Điều này cũng cho thấy rằng,
giống như các ngân hàng trên thế giới, hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt
Nam cũng chịu sự tác động không nhỏ của cơ cấu vốn.
1.2 XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngân hàng thương mại (NHTM) là doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trong
lĩnh vực tiền tệ, tín dụng – một tổ chức cung ứng vốn chủ yếu và hữu hiệu của nền
kinh tế. Thông qua hoạt động của ngân hàng mà nguồn vốn trong nền kinh tế sẽ
được lưu chuyển một cách hợp lý, kịp thời từ các chủ thể thừa vốn đến các chủ thể
thiếu vốn, góp phần thúc đẩy sản xuất, đầu tư và kích thích nền kinh tế phát triển.
Để làm được điều đó địi hỏi mỗi NHTM phải có một nguồn vốn lớn với cơ cấu hợp
lý để một mặt đảm bảo an tồn cho chính ngân hàng đó đồng thời có khả năng thỏa
mãn nhu cầu vốn của nhiều chủ thể khác nhau trên thị trường tiền tệ.


4
 


 
Thông thường, khi đánh giá một ngân hàng có phát triển ổn định và bền
vững hay khơng các nhà nghiên cứu thường xem xét đến hiệu quả hoạt động của
ngân hàng đó trong từng giai đoạn nhất định và nghiên cứu ở cả cấp độ vi mô và vĩ
mô của nền kinh tế. Hiệu quả hoạt động kinh doanh hay cụ thể hơn là khả năng sinh
lời của ngân hàng chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan (vốn chủ sở hữu, quy
mô ngân hàng, tỷ lệ tiền gởi, tỷ lệ dư nợ, dự phòng rủi ro tín dụng, sở hữu ngân
hàng.) và khách quan (tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tình hình chính trị)
(Kosmidous và ctg, 2006; Vong và Chan, 2009; Athanasoglou và ctg, 2006; Jiang
và ctg, 2006; Bennaceur và Goaied, 2008).
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện liên quan đến ảnh hưởng
của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, doanh nghiệp niêm yết
như: Tharmila K. và ctg (2013), Tayyaba (2013), Lucy và ctg (2014), Rasa
Norvaisiene (2012), Berger và Emilia (2002), Berger (2006). Tại Việt Nam có các
nghiên cứu đóng góp của các tác giả: Trần Thiên Đức (2013), Lê Hoàng Vinh
(2015), Lê Thanh Ngọc và ctg (2015).
Là một nước đang phát triển, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân
hàng nói riêng gặp nhiều khó khăn và thử thách trong q trình hội nhập quốc tế.
Việc cạnh tranh giữa các NHTM trong nước với các ngân hàng trong khu vực và
trên thế giới càng trở nên gay gắt đòi hỏi các ngân hàng phải thường xun thay đổi,
làm mới mình thơng qua các hoạt động như: tái cơ cấu, liên kết, sáp nhập, xử lý nợ
xấu, gia tăng vốn chủ sở hữu… (Lê Thanh Ngọc và ctg, 2015; Nguyễn Tuyết
Dương, 2013). Hay nói cách khác, vấn đề đặt ra cho các nhà lãnh đạo quản trị là
phải nghiên cứu ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động ngân hàng nhằm
góp phần tạo nên sự phát triển bền vững và ổn định.
Do đó, tìm hiểu sự ảnh hưởng của cơ cấu nguồn vốn đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung hay các NHTM Việt Nam nói riêng
ln giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho sự phát triển bền vững
lâu dài của toàn hệ thống tài chính. Đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà

quản trịhiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng và cấp thiết của đề tài, tôi đã chọn


5
 

 
đề tài “Ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng
thương mại Việt Nam” để nghiên cứu.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
• Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và phân tích tình
hình thực tế để đưa ra một số đề xuất, góp ý nhằm góp phần hồn thiện cơng tác
quản trị nguồn vốn, thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn tại các NHTM.
• Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung giải quyết câu hỏi trọng tâm có liên quan đến vấn đề xây
dựng cơ cấu vốn của các NHTM là:
Có tồn tại mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt Nam hay không? Nếu có, thì mối quan hệ đó như thế nào?
1.4 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và sử dụng mô hình
phân tích hồi quy dữ liệu bảng. Theo đó, dựa theo theo đặc điểm của dữ liệu thu
thập trong bài nghiên cứu sẽ thực hiện hồi quy theo mơ hình tác động ngẫu nhiên
(REM) và tác động cố định (FEM), mơ hình theo phương pháp ước lượng bình
phương nhỏ nhất tổng quát – GLS (Generalied least squares) và GMM (Generalized
Method of Moments). Dựa trên các kết quả thu thập được từ các mơ hình luận văn
lựa chọn ra mơ hình phù hợp nhất để phân tích mối liên hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu
quả hoạt động các NHTM.
Đề tài sử dụng dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của 28 NHTM Việt

Nam trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2015. Các biến được lựa chọn dựa trên các
nghiên cứu trước đây bao gồm: lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu (D_E), tỷ lệ nợ phải trả
trên tổng tài sản (D_A), tỷ lệ vốn tiền gửi trên tổng tài sản (DEP), tỷ lệ cấp tín


6
 

 
dụngtrên vốn huy động (LDR), quy mô ngân hàng (BSIZE), dự phịng rủi ro tín
dụng (LPP) và tỷ lệ tăng trưởng GDP (GRO).
Sau khi thu thập đầy đủ các dữ liệu cần thiết, luận văn sẽ tính tốn và đưa
vào mơ hình hồi quy đa biến nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các thành phần
trong cơ cấu vốn lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Các phần mềm được sử
dụng là Excel và Stata 13.
1.5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT CẤU BÀI
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về để tài nghiên cứu, lí do lựa chọn đề tài, vấn đề
nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi, phương pháp và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, bao gồm
các thành phần trong cơ cấu vốn ngân hàng, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt
động ngân hàng.
Chương 3: Trình bày phương pháp nghiên cứu, cách thu thập dữ liệu, mơ tả mơ
hình nghiên cứu, đưa ra các giả thuyết nghiên cứu và giải thích cách đo lường các
biến.
Chương 4: Trình bày kết quả thu thập được, thực hiện các kiểm định cần thiết,
phân tích dữ liệu hồi quy và giải thích kết quả.
Chương 5: Đưa ra kết luận cụ thể về vấn đề nghiên cứu, một số kiến nghị đồng thời
nêu lên hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

1.6 Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN
Trong những năm gần đây, khi mà nền kinh tế Việt Nam đang mở cửa hội
nhập với nền kinh tế thế giới, đa số các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng
nói riêng đều nỗ lực hết sức mình để tăng trưởng phát triển cả về mặt quy mô lẫn
chất lượng dịch vụ để có thể cạnh tranh với các đối thủ trong và ngồi nước. Song
song với nó, cơng tác quản trị nguồn vốn cũng ngày càng được coi trọng nhiều hơn
vì nguồn vốn là một trong những điều kiện hàng đầu mà các ngân hàng cần có thể
thực hiện các chiến lược phát triển kinh doanh của mình, nâng cao hiệu quả hoạt


7
 

 
động. Kết quả từ việc nghiên cứu ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động
sẽ giúp cho các nhà quản trị có được cái nhìn tổng quan và toàn diện về hoạt động
của ngân hàng mình đang quản lý thơng qua việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính
ROE, ROA.., mối tác động qua lại giữa các chỉ tiêu này với nguồn vốn đang theo
chiều hướng tiêu cực hay tích cực. Trên cơ sở đó họ có thể hoạch định chiến lược
phát triển kinh doanh phù hợp, xây dựng kế hoạch gia tăng vốn chủ sở hữu an tồn
cũng như phịng ngừa và tìm biện pháp khắc phục những rủi ro phát sinh trong quá
trình hoạt động (rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, năng lực quản lý chi phí và sử
dụng vốn đầu tư…) trong từng giai đoạn kinh tế cụ thể.
Xét ở tầm vĩ mô, việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của cơ cấu vốn lên hiệu
quả hoạt động các NHTM sẽ cung cấp thông tin để các nhà quản lý ngân hàng có
thể tham khảo và đưa ra những đánh giá về các quyết định mà NHNN Việt Nam
đang yêu cầu các NHTM thực hiện về: vốn điều lệ tối thiểu, tỉ lệ các chỉ tiêu tài
chính đảm bảo an toàn hoạt động,..khi áp dụng vào thực tế đất nước ta giai đoạn
hiện nay đã thực sự phù hợp chưa, có tạo điều kiện phát triển cho từng NHTM hay
khơng.Qua đó, NHNN có thể điều chỉnh và cải tiến các quy định của mình cho phù

hợp với tình hình kinh tế Việt Nam và năng lực tài chính các NHTM. Điều này sẽ
góp phần tạo sự ổn định cho hoạt động ngành ngân hàng nói riêng và tồn hệ thống
tài chính Việt Nam nói chung.
Do vậy, khi lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt
động của ngân hàng” em hy vọng rằng đề tài của mình sẽ giúp cho người đọc có
thêm được những thơng tin tham khảo hữu ích về lĩnh vực quản trị tài chính ngân
hàng về mặt khoa học cũng như thực tiền. Tuy nhiên, với vốn kiến thức và khả năng
phân tích số liệu cịn hạn chế của em, đề tài chắc hẳn sẽ cịn một vài thiếu sót, chưa
thật sự hoàn chỉnh, mong rằng sẽ nhận được nhiều nhận xét, góp ý của thầy cơ và
các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.


8
 

 
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CƠ CẤU VỐN VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM
2.1 NỀN TẢNG VỀ CƠ CẤU VỐN
2.1.1 Khái niệm chung về cơ cấu vốn
Cơ cấu vốn doanh nghiệp được định nghĩa như là sự kết hợp giữa nợ và vốn
chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn dài hạn mà doanh nghiệp có thể huy động được để
tài trợ cho các dự án đầu tư (Breadley và ctg, 2008; Brigham và Houston, 2009).
Cơ cấu vốn của một doanh nghiệp sẽ quyết định chi phí sử dụng vốn bình
qn (WACC) của doanh nghiệp đó. Trong khi chi phí sử dụng vốn bình qn của
doanh nghiệp lại chính là tỷ suất sinh lợi địi hỏi tối thiểu đối với mỗi dự án đầu tư
của doanh nghiệp, đồng thời cũng là tỷ suất chiết khấu để xác định giá trị của doanh
nghiệp đó. Vì vậy, cơ cấu vốn sẽ có ảnh hưởng lớn đến giá trị một doanh nghiệp:
một cơ cấu vốn hợp lý sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp và ngược lại.
Như vậy, ta thấy, tuy có nhiều quan điểm khác nhau về cơ cấu vốn là nhưng

xét cho cùng về cơ bản các quan điểm này đều cho rằng cơ cấu vốn của doanh
nghiệp được cấu thành từ hai thành phần chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
2.1.2 Các lý thuyết về cơ cấu vốn
Lý thuyết cơ cấu vốn của Modigliani và Miller (M&M)
Nội dung lý thuyết M&M trình bày những nghiên cứu của các tác giả về sự
thay đổi của chi phí vốn và giá trị doanh nghiệp khi một doanh nghiệp tăng hay
giảm nợ vay.
Lý thuyết này được phân tích trong điều kiện giả định thị trường vốn là hồn
hảo, vì vậy sẽ khơng phát sinh các chi phí giao dịch và các doanh nghiệp đều có thể
vay tiền ở mức lãi suất như nhau; việc đánh thuế được bỏ qua và nguy cơ được tính
hồn tồn bằng tính khơng ổn định của các luồng tiền.


9
 

 
Lý thuyết M&M được phát biểu rằng “Trong điều kiện khơng có thuế, giá trị
cơng ty có vay nợ (V_L) bằng giá trị của cơng ty khơng có vay nợ (V_U), nghĩa là
V_L= V_U”. Nói cách khác, trong điều kiện khơng có thuế, giá trị cơng ty có vay
nợ và khơng vay nợ là như nhau, do đó, cơ cấu nợ/vốn (B/S) khơng có ảnh hưởng
đến giá trị cơng ty. Vì vậy, khơng có cơ cấu nào là tối ưu và doanh nghiệp cũng
không thể nào tăng giá trị bằng cách thay đổi cơ cấu vốn.
Đến năm 1963, hai tác giả Modigliani và Miller tiếp tục phát triển lý thuyết
này với việc loại bỏ giả định về thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi đó, với thuế thu
nhập doanh nghiệp, việc sử dụng nợ sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp theo phương
trình: V_L= V_U+ T.D. Lúc này, nhờ vào các “lá chắn thuế” mà giá trị của doanh
nghiệp sử dụng nợ sẽ bằng giá trị của doanh nghiệp không sử dụng nợ cộng với
khoản lợi từ việc sử dụng nợ. Trong đó, D là tổng số nợ sử dụng, T là thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp, T.D là khoản lơi từ việc sử dụng nợ.

Như vậy, theo mơ hình M&M (1963) cơ cấu vốn có liên quan đến giá trị của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng nợ càng cao thì giá trị doanh nghiệp càng tăng
và gia tăng tối đa khi doanh nghiệp được tài trợ 100% nợ vay.
Tuy nhiên, lý thuyết này cũng thể hiện nhiều bất cập do tác giả khơng tính
đến việc gia tăng nợ vay sẽ làm phát sinh một loại chi phí gọi là chi phí khốn khó
tài chính, điều này sẽ làm giảm giá trị của cơng ty. Vì đến một điểm nào đó của tỷ
số nợ, chi phí khốn khó tài chính sẽ vượt qua lợi ích của lá chắn thuế, khi ấy giá trị
doanh nghiệp có nợ vay sẽ bắt đầu giảm dần.
Lý thuyết về chi phí kiệt quệ tài chính
Sự kiệt quệ về tài chính bao gồm nguy cơ phá sản và sự phá sản. Một doanh
nghiệp (DN) rơi vào tính trạng phá sản ln phát sinh các chi phí kế tốn và pháp lý
đáng kể (Myers, 1984) và DN đó phải mất nhiều thời gian để duy trì khách hàng,
nhà cung cấp và người lao động. Ngồi ra, tình trạng phá sản thường áp lực các DN


10
 

 
phải thanh lý hoặc nhượng bán các tài sản với giá thấp hơn giá trị của nó so với
trường hợp DN hoạt động bình thường.
Chi phí kiệt quệ tài chính có thể gồm cả các chi phí trực tiếp và gián tiếp.
Các chi phí trực tiếp như các chi phí về pháp lý và hành chính trong quá trình phá
sản. Chi phí gián tiếp là những khoản thiệt hại với DN khi các bên có liên quan đến
lợi ích DN hạn chế những điều kiện ưu đãi cho DN đó. Chi phí kiệt quệ về tài chính
tùy thuộc vào 3 yếu tố: khả năng phá sản, chi phí phát sinh khi tình trạng kiệt quệ về
tài chính gia tăng, và ảnh hưởng của nguy cơ phá sản đối với hoạt động của DN ở
hiện tại.
Nếu sử dụng nợ để làm gia tăng giá trị DN theo mơ hình thuế M&M, việc gia
tăng nợ lên sẽ làm gia tăng chi phí kiệt quệ, gia tăng khả năng phá sản và sẽ làm

giảm giá trị DN. Ý tưởng về chi phí kiệt quệ tài chính dẫn đến lý thuyết “đánh đổi”
về cấu trúc vốn, theo đó cấu trúc vốn tối ưu là cấu trúc địi hỏi phải có sự đánh đổi
giữa lợi ích do sử dụng nợ và chi phí kiệt quệ tài chính.
Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn
Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (Castanias,1983; Atman, 1984) thì cấu
trúc vốn của doanh nghiệp được xác định dựa trên sự đánh đổi giữa lợi ích của tấm
chắn thuế (do lãi vay được khấu trừ thuế) và chi phí kiệt quệ tài chính. Theo đó, khi
DN vay nợ càng nhiều thì lợi ích của tấm chắn thuế càng lớn nhưng chi phí kiệt quệ
tài chính cũng tăng theo.
Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn giải thích được các khác biệt trong cấu trúc
vốn giữa nhiều ngành. Lý thuyết đánh đổi lại cung cấp một công thức cụ thể để xác
định cơ cấu vốn tối ưu và giải thích ảnh hưởng của thuế, chi phí phá sản và chi phí
đại diện đến việc xác định cơ cấu vốn. Lý thuyết đánh đổi cho rằng, các cơng ty có
nợ vay q nhiều, khơng thể trả bằng tiền mặt trong vịng một vài năm, nên phát
hành cổ phần, hạn chế cổ tức hay bán bớt tài sản để huy động tiền mặt nhằm tái cấu
trúc vốn.


11
 

 
Lý thuyết về chi phí đại diện
Trong quản trị tài chính, vấn đề đại diện ln chứa đựng mâu thuẫn tiềm tàng
về lợi ích giữa người tài trợ với người quản lý DN. Jenshen và Meckling (1976) cho
rằng có hai dạng mâu thuẫn về đại diện: mâu thuẫn giữa người chủ sở hữu với nhà
quản lý doanh nghiệp và mâu thuẫn giữa người chủ sở hữu với người chủ nợ.
Những nghiên cứu về chi phí đại diện cho thấy, tương tự như trường hợp chi
phí kiệt quệ về tài chính, chi phí đại diện làm giảm lợi ích do sử dụng nợ để tài trợ.
Nói cách khác lý thuyết này thừa nhận sự tồn tại của một cơ cấu vốn tối ưu; cụ thể,

Jenshen và Meckling (1976) cho rằng một cấu trúc vốn tối ưu có thể đạt được bằng
việc cân đối giữa chi phí đại diện với lợi ích do sử dụng nợ hay cân bằng giữa ảnh
hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân với chi phí đại diện và
chi phí kiệt quệ tài chính. Lý thuyết về chi phí đại diện cũng cho rằng đối với các
doanh nghiệp nhỏ nên quan tâm đến chi phí đại diện vì chi phí này có xu hướng
phát sinh lớn hơn xuất phát từ những mâu thuẫn cơ bản về lợi ích giữa người chủ sở
hữu và các chủ nợ khi sử dụng nợ vay nhiều khi nguồn vốn tự có bị hạn chế.
2.1.3 Các chỉ tiêu đo lường cơ cấu vốn
Cơ cấu vốn là một khái niệm trừu tượng nên khi nghiên cứu về lĩnh vực này,
giới tài chính đã cụ thể hóa nó bằng nhiều cách đo khác nhau trong các cơng trình
của mình. Đây là một vấn đề cần quan tâm vì khơng giống như các định nghĩa phổ
biến trong các giáo trình về quản trị tài chính, mỗi cách đo lường khác nhau đều ảnh
hưởng đến kết quả nghiên cứu. Thực tế nghiên cứu cho thấy có hai vấn đề cần lưu ý
khi đo lường cơ cấu vốn:
Một là, giá trị thị trường hay giá trị sổ sách sẽ được sử dụng để xác định giá
trị của tài sản và các khoản nợ phải trả khi xem xét cấu trúc vốn? Titnam và
Wessels (1998) cho rằng giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường của nguồn vốn có
sự khác biệt đáng kể, vì vậy việc lựa chọn giá trị sổ sách hay giá trị thị trường của
nguồn vốn sẽ có ảnh hưởng nhất định đến các chỉ tiêu đo lường chi tiêu tài chính.


12
 

 
Sử dụng giá trị sổ sách có ưu điểm dễ tiếp cận hơn giá trị trường, ghi nhận
chính xác hơn và không bị lệch so với sự thay đổi như giá trị thị trường. Giá trị sổ
sách còn phù hợp khi xác định cấu trúc vốn đối với các công ty không yết giá hay
các doanh nghiệp nhỏ. Đây là kiểu đo lường được sử dụng trong nhiều nghiên cứu
của Graham (2000), Hesmatti (2001), Michealas (1999), Mira (2001). Ngược lại, sử

dụng “giá trị thị trường” có ưu điểm là giúp cho nhà nghiên cứu xác định được giá
trị thực của doanh nghiệp. Vì lẽ đó, nhiều nghiên cứu sử dụng cả giá trị thị trường
và giá trị sổ sách để đo lường cấu trúc vốn (Titman và Wessel, 1988; Pandey, 2001,
Huang và Song, 2001…).
Hai là, nợ phải trả để xác định cấu trúc vốn là loại nợ gì? Có cần thiết đo
lường cấu trúc vốn theo từng loại nợ không? Michaelas và cộng sự (1999) cho rằng
nếu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ ngắn hạn khác với các nhân tố ảnh hưởng đến nợ
dài hạn thì cần thiết sử dụng cả nợ vay ngắn và nợ dài để đo lường cấu trúc vốn.
Đây là hướng tiếp cận đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm như Titman và
Wessels (1988), Pandey (2001), Huang và Song (2001).
Nợ vay hay toàn bộ nợ phải trả cũng là vấn đề cần quan tâm khi đo lường
cấu trúc vốn vì sự khác nhau về thời hạn hoàn trả của nợ ngắn hạn hay dài hạn sẽ
quyết định chi phí trả lãi vay của doanh nghiệp là thấp hay cao.
Trên cơ sở tham khảo lý thuyết tổng quan về cơ cấu vốn của các nghiên cứu
trước đây, luận văn lần này sẽ trình bày lại các chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn
thường được sử dụng như sau:
Cách tính
𝑵ợ

Tỷ số nợ = 𝑻ổ𝒏𝒈  𝒕à𝒊  𝒔ả𝒏

Ý nghĩa
Nợ chiếm bao nhiêu % trong tổng nguồn vốn,
hay là doanh nghiệp có bao nhiêu % tài sản dược
tài trợ bới nợ.Tỷ số nợ lớn hơn 50% cho biết cơ
cấu vốn nghiêng về nợ.


13
 


 

Tỷ số tự tài trợ =

𝑽ố𝒏  𝒄𝒉ủ  𝒔ở  𝒉ữ𝒖
𝑻ổ𝒏𝒈  𝒕à𝒊  𝒔ả𝒏

Vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu % trong tổng
nguồn vốn, hay là doanh nghiệp có bao nhiêu %
tài sản được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu.
Tỷ số tự tài trợ lớn hơn 50% cho biết cơ cấu vốn
nghiêng về vốn chủ sở hữu.

Hệ số nợ trên vốn chủ sở 1 đồng vốn chủ sở hữu phải “gánh” bao nhiêu
𝑵ợ  𝒑𝒉ả𝒊  𝒕𝒓ả

đồng nợ, nếu hệ số này lớn hơn 1 tức là cơ cấu

hữu= 𝑽ố𝒏  𝒄𝒉ủ  𝒔ở  𝒉ữ𝒖

nghiêng về nợ.

Hệ số địn bẩy tài chính = Tổng nguồn vốn gấp bao nhiêu lần vốn chủ sở
𝑻ổ𝒏𝒈  𝒕à𝒊  𝒔ả𝒏

hữu. Hệ số này lớn hơn 2 cho biết cơ cấu vốn

𝑽ố𝒏  𝒄𝒉ủ  𝒔ở  𝒉ữ𝒖


nghiêng về nợ.

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn Doanh nghiệp có bao nhiêu % tài sản được tài
trên tổng tài sản =

𝑵ợ  𝒏𝒈ắ𝒏  𝒉ạ𝒏
𝑻ổ𝒏𝒈  𝒕à𝒊  𝒔ả𝒏

trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn, hay nguồn vốn
ngắn hạn chiếm bao nhiêu % trong tổng nguồn
vốn.

Tỷ lệ nguồn vốn dài hạn trên Doanh nghiệp có bao nhiêu % tài sản được tài
𝑵ợ  𝒅à𝒊  𝒉ạ𝒏

tổng tài sản = 𝑻ổ𝒏𝒈  𝒕à𝒊  𝒔ả𝒏

trợ bởi nguồn vốn dài hạn, hay nguồn vốn dài
hạn chiếm bao nhiêu % trong tổng nguồn vốn.

Bảng 2.1: Chỉ tiêu đo lường cơ cấu vốn dựa trên tỷ trọng tương đối giữa vốn
chủ sở hữu và vốn vay trong tổng nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp
Nguồn: Breadley và ctg, 1984; Ngô Kim Phượng và ctg, 2013
Các chỉ tiêu đo lường cơ cấu vốn nói trên thể hiện mức độ đóng góp của các
chủ thể khác nhau trong tổng vốn đầu tư, cho biết mức độ sử dụng nợ và khả năng
đảm bảo tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tài sản được tài
trợ chủ yếu bằng vốn chủ sở hữu thì tỷ số tự tài trợ cao, tỷ số nợ thấp, hệ số đòn bẩy
tài chính thấp, và hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cũng thấp và ngược lại.



14
 

 
Nếu tài sản được tài trợ chủ yếu bởi các chủ sở hữu sẽ giúp doanh nghiệp có
cơ cấu tài chính vững chắc và ổn định, khả năng tự chủ tài chính tốt, giảm thiểu
được rủi ro thanh toán (Kim Phượng và các tác giả, 2013) nhưng doanh nghiệp phải
đối mặt với chi phí sử dụng vốn cao, giảm tính mềm dẻo của cơ cấu tài chính.
Nếu doanh nghiệp duy trì cơ cấu vốn nghiêng về nợ nhiều sẽ tạo ra cơ hội
gia tăng lợi nhuận dành cho chủ sở hữu nhiều hơn khi hiệu quả sử dụng nợ được
đảm bảo. Tuy nhiên, lợi nhuận dành cho chủ sở hữu cũng có khả năng bị giảm sút
nhiều hơn khi việc sử dụng nợ không hiệu quả, hơn thế nữa, mức độ sử dụng nợ cao
sẽ làm gia tăng rủi ro kiệt quệ tài chính, nguy cơ phá sản và doanh nghiệp dễ rơi vào
tình trạng bị động về nguồn tài trợ, đặc biệt là những điều này sẽ càng nghiêm trọng
khi doanh nghiệp sử dụng nhiều các khoản nợ ngắn hạn.
Trong luận văn nghiên cứu lần này, để tránh sự tương quan sẵn có giữa các
chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động đã trình bày ở trên nên tác giả sẽ chỉ lựa chọn
hai chỉ tiêu chính đưa vào mơ hình là: tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ
phải trả trên vốn chủ sở hữu.
2.2 NỀN TẢNG LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM
2.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động các ngân hàng
Hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm hai mặt là hiệu quả kinh tế (phản
ảnh trình độ sử dùng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp hoặc xã hội để
đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu quả xã hội (phản ánh những
lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh) (Lê Văn Tư,
2005).
Đối với hoạt động ngân hàng thì việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh ngân hàng nhằm hai mục tiêu cơ bản là: phát hiện các lĩnh vực kinh doanh có
khả năng mang lại lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình kinh
doanh tiền tệ.



15
 

 
2.2.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động
Có rất nhiều các chỉ tiêu tài chính khác nhau được sử dụng để đánh giá các
khía cạnh hoạt động khác nhau của một ngân hàng và phân thành nhiều nhóm:
nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập-chi phí
và nhóm chỉ tiêu phản ánh các rủi ro tài chính.
Trong đó, một số chỉ tiêu phổ biến được các nhà phân tích kinh tế ưa dùng
thường là: tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
(ROE), thu nhập lãi cận biên (NIM), thu nhập trên cổ phiếu (EPS).
Cụ thể:
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Được tính bằng lợi nhuận rịng chia cho vốn tự có cơ bản bình qn (vốn cổ
phần thường, cổ phần ưu đãi, các quỹ dự trữ và lợi nhuận không chia). ROE đo
lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đơng của ngân hàng, nó thể hiện thu nhập mà các cổ
đông nhận được từ việc đầu tư vốn vào ngân hàng. Tỷ lệ này được sử dụng khá phổ
biến trong các nghiên cứu của Kosmidous(2006), Gul và ctg (2011), Lucy và ctg
(2014).
ROE   =  

Lợi  nhuận  rịng
Vốn  chủ  sở  hữu  (Vốn  tự  có  bình  qn)

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA):
ROA là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý của ngân hàng, cho thấy
khả năng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng.

ROA =  

Lợi  nhuận  ròng
Tổng  tài  sản


16
 

 
Tỷ lệ này được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu của Vong và
Chan (2009), Kosmidous và ctg, 2005, Mohammad R.Z. và ctg (2015).
Thu nhập lãi cận biên (NIM)
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net interest Margin – NIM): là chênh lệch giữa
thu nhập lãi và chi phí lãi, tất cả chia cho tích tài sản sinh lãi. Tỷ lệ này được các
chủ ngân hàng quan tâm theo dõi vì nó giúp cho ngân hàng dự báo trước khả năng
sinh lãi của ngân hàng thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và việc tìm
kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất (J.Aloy, 2012; Mohammad R.Z. và ctg,
2015).
Thu  nhập  lãi  cận  biên =  

Thu  nhập  lãi − Chi  phí  lãi
Tài  sản  có sinh lãi

Thu nhập trên cổ phiếu (EPS)
EPS   =

Thu  nhập  sau  thuế
Tổng  số  cổ  phiếu  thường  phát  hành


Đo lường trực tiếp thu nhập của mỗi cổ đông được tính trên mỗi cổ phiếu
đang được lưu hành. Thu nhập trên cổ phiếu sẽ quyết định giá trị thị trường của
chính cổ phiếu đó, làm tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu trong mắt các nhà đầu tư.
EPS đã từng được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động các ngân hàng trong
nghiên cứu của Mohammad R.Z. và ctg (2016).
* Trong luận văn lần này, để đơn giản tác giả sẽ tập trung sử dụng 2 chỉ tiêu
là ROE và ROA làm biến đại diện cho hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CƠ CẤU
VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về lý thuyết M&M và một số lý thuyết có
liên quan kết hợp với phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng (đại diện là ROE, ROA),kết quả cho thấy luôn tồn tại mối quan


17
 

 
hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của ngân hàng theo hai chiều hướng tiêu
cực hoặc tích cực. Cụ thể:
Nghiên cứu của Mohammad và ctg (2015) về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn
và lợi nhuận của các ngân hàng ở Iran thông qua các chỉ tiêu ROA, ROE, NIM với
các tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, nợ vay trên tổng tài sản (đại diện cho cấu
trúc vốn) đã cho thấy các chỉ tiêu về cơ cấu vốn đều có tác động tích cực đến lợi
nhuận. Từ đó, tác giả đã đưa ra đề nghị khuyến khích nhà quản lý nên tăng tỷ lệ nợ
vay trên tổng tài sản nhằm tối đa hóa giá trị của ngân hàng bởi vì tỷ lệ này có thể
tạo ra được giá trị tài chính cao nhất của các cổ động.
Nirajini và Priya (2013) khi nghiên cứu ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu
quả tài chính của các doanh nghiệp thương mại niêm yết tại Sri Lanka trong giai
đoạn 2006-2010. Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ báo cáo thường niên của 11 doanh

nghiệp trên thị trường chứng khốn Colombo, được phân tích hồi quy tương quan
và hồi quy đa biến. Các biến đại diện cho cơ cấu vốn bao gồm: hệ số nợ trên vốn
chủ sở hữu, tỷ số nợ và tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản. Kết quả thu được cho thấy
các biến cơ cấu vốn có tác động cùng chiều lên hiệu quả tài chính với mức ý nghĩa
5% và 10%. Do vậy, khuyến khích các doanh nghiệp nên thực hiện tốt quyết định
cơ cấu vốn để tìm kiếm lợi nhuận và gia tăng giá trị doanh nghiệp.
Tương tự, Lucy và ctg (2014) cũng tìm thấy sự tác động cùng chiều của cơ
cấu vốn đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng
khốn Nairobi, Kenya thơng qua các biến: hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ
ngắn hạn trên tổng tài sản. Tác giả cũng khuyến khích các doanh nghiệp nên sử
dụng nợ ngắn hạn thay vì nợ dài hạn trong cơ cấu vốn nhằm gia tăng ROA và ROE.
Nghiên cứu của Aloy (2012) về cấu trúc vốn và lợi nhuận của các ngân hàng
ở Sri lanka lại lựa chọn sử dụng đồng thời nhiều biến đại diện cho hiệu quả bao
gồm: NP (net profit), ROE, ROCE, NIM. Các biến độc lập là: tỷ lệ nợ trên vốn chủ
sở hữu (debt/equity), nợ trên tổng vốn huy động (debt/total funds). Kết quả thu
được cho thấy tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có tác động tiêu cực đến NP, ROCE,
NIM và tích cực đến ROE. Trong khi đó, tỷ lệ nợ trên tống vốn huy động có tác


18
 

 
động tiêu cực đến cả bốn chỉ tiêu NP, ROCE, ROE, NIM. Điều này cho thấy các
ngân hàng ở Sri lanka đang duy trì một tỷ lệ nợ dài hạn quá cao trong cơ cấu vốn,
các khoản tiền gứi chưa được chuyển đối tốt thành các khoản cho vay khiến cho lợi
nhuận trên vốn chủ bị giảm xuống. Do vây, các ngân hàng này nên cân nhắc đến
việc gia tăng nguồn vốn nội bộ thay vì sử dụng nợ vay cũng như chú trọng hơn nữa
viêc tạo ra các khoản cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động nhằm tạo thêm thu nhập
từ lãi cho vay.

Nghiên cứu của Muhammad và ctg (2016) cũng sử dụng các chỉ tiêu: SDTA
(nợ ngắn hạn/tổng tài sản), LDTA (nợ dài hạn/tổng tài sản),D_A (nợ phải trả/tổng
tài sản), TDTQ (nợ phải trả/ tổng vốn chủ sở hữu) để phân tích ảnh hưởng của cơ
cấu vốn đến lợi nhuận của 25 ngân hàng ở Pakistan. Kết quả thu được các chỉ tiêu
STDA tác động âm đến ROE, EPS và dương đến ROA; LDTA tác động dương đến
ROA, ROE và EPS, cả D_A và TDTQ đều tác động âm đến ROA, ROE, EPS. Từ
đó cho thấy cơ cấu vốn mà các ngân hàng ở Pakistan đang duy trì chưa thực sự hợp
lý, gây ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận cũng như giá trị cổ phiếu của các ngân hàng.
Cũng trong nghiên cứu của mình về cơ cấu vốn và lợi nhuận, Eric và ctg
(2014) cũng sử dụng các biến nợ phải trả/tổng tài sản, nợ/vốn chủ sở hữu, tổng nợ
phải trả, quy mô ngân hàng, tuổi của ngân hàng để đánh giá tác động của cơ cấu vốn
đến lợi nhuận. Theo đó, tỷ lệ nợ phải trả/tổng tài sản, tổng nợ phải trả và tuổi của
ngân hàng đều có tác động âm đến ROA và ROE, tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu
và quy mơ lại có tác động dương. Tác giả cũng đưa ra đề xuất cho các ngân hàng ở
Ghana thay vì sử dụng quá nhiều nợ vay ngắn hạn nên tập trung mở rộng nguồn vốn
nội bộ của mình, sử dụng tốt nguồn vốn tiền gửi để tạo nên các khoản tín dụng
nhằm tăng thêm nguồn thu từ tiền lãi cho vay.
Tại Việt Nam cũng đã có một vài nghiên cứu về ảnh hưởng của cơ cấu vốn
đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn, nghiên cứu của Vương Đức
Hoàng Quân (2014) sử dụng tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản trong mơ hình hồi
quy đã thu được kết quả cho thấy cơ cấu vốn có tác động ngược chiều lên ROA.
Hay trong nghiên cứu của tác giả Trần Thiên Đức (2013) khi nghiên cứu về cơ cấu


×