BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
ĐOÀN VIỆT DŨNG
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC
CẠNH TRANH NGÀNH ĐẾN HIỆU QUẢ
TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 200-2012
tế Vi mô)
Mã số: KTQD/V2013
Chủ nhiệm đề tài: Đoàn Việt Dũng
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS PHẠM VĂN MINH
2. PGS.TS TÔ TRUNG THÀNH
HÀ NỘI - 2014
MỤC LỤC
tế Vi mô) i
Mã số: KTQD/V2013 i
2. PGS.TS TÔ TRUNG THÀNH i
HÀ NỘI - 2014 i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xxii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
Từ những vấn đề trên nhóm tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích tác động của cấu trúc cạnh
tranh ngành đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn
2000-2012” với mục tiêu đóng góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu cấu trúc cạnh
tranh ngành có ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại
Việt Nam 2
2.Mục đích, nội dung, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
Nghiên cứu một cách khoa học cơ sở lý luận về lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành ngân
hàng và lý thuyết năng lực cạnh tranh. Trên cơ sở đó xây dựng mối quan hệ giữa cấu trúc
cạnh tranh ngành ngân hàng tác động tới hiệu quả tài chính 2
Dựa trên mô hình lý thuyết phân tích thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam và
phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng 2
Từ đó, đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.2
Để có thể đạt được các mục tiêu nghiên cứu nói trên, đề tài này cần trả lời được các câu hỏi
nghiên cứu cụ thể sau đây: 2
NHTM Việt Nam thuộc cấu trúc thị trường nào? 3
Những nhân tố nào quyết định tới cấu trúc cạnh tranh ngành và thông qua đó tác động tới
hiệu quả tài chính của NHTM Việt Nam? 3
Cần làm rõ các giả thuyết nghiên cứu sau để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên: 3
Có mối quan hệ cùng chiều giữa thị phần và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương
mại 3
Nội dung nghiên cứu 3
Đề tài bao gồm các nội dung sau: 3
Khái quát lý thuyết về cấu trúc cạnh tranh ngành ngân hàng Việt Nam 3
Nghiên cứu tổng quan về đặc điểm của các NHTM Việt Nam và cấu trúc ngành tác động
tới hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 - 2012 3
Trên cơ sở đó đánh giá được những nhân tố tác động tới hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt Nam thông qua các phương pháp định lượng. Phân tích được mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam 3
Kết quả đánh giá sẽ là tiền đề đưa ra các kiến nghị đối với các NHTM Việt Nam cũng như
đối với NHNN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai
đoạn hội nhập kinh tế quốc tế 3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
Đối tượng nghiên cứu: Hiện tại có hơn 100 các ngân hàng và tổ chức tín dụng hoạt động
trong lĩnh vực tài chính tiền tệ ở Việt Nam. Trong khi đó hệ thống ngân hàng là một cầu
nối quan trọng của các thành phần kinh tế, nó sẽ tác động tới nền kinh tế của một quốc gia.
Tuy nhiên, trong những năm vừa qua hoạt động trong hệ thống ngân hàng bộc lộ nhiều yếu
ii
kém đe dọa sự an toàn của toàn hệ thống và ảnh hưởng tới sự phát triển của toàn bộ nền
kinh tế. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án là hiệu quả hoạt động của các NHTMVN
hoạt động ở Việt Nam. Hiệu quả hoạt động thể hiện ở việc ngân hàng sử dụng các kết hợp
đầu vào để tạo đầu ra hiệu quả, tìm ra các nhân tố và phân tích định lượng ảnh hưởng của
nó đến hiệu quả hoạt động này của các NHTM Việt Nam 3
Phạm vi nghiên cứu: Trong những bài nghiên cứu của các tác giả trước thường tập trung
nghiên cứu vào một vài NHTMNN hoặc các ngân hàng lớn, do đó không phản ánh một
cách đầy đủ năng lực cạnh tranh và hiệu quả tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam.
Trong khi đó, những năm vừa qua tốc độ gia tăng nhanh chóng của các NHTMCP đã tác
động mạnh mẽ đến hệ thống ngân hàng. Do đó, để làm rõ bức tranh toàn cảnh hoạt động
của hệ thống NHTM Việt Nam, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu vào các NHTMCP. Bên
cạnh đó, luận án sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu để thể hiện rõ 2 giai đoạn phát triển của
hệ thống ngân hàng theo giai đoạn phát triển kinh tế 4
Từ năm 2000 - 2007, đây là thời kỳ Việt Nam đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế, với vai trò là cầu nối của các thành phần kinh tế các ngân hàng đẩy nhanh quá trình cải
cách, sự thành lập của các ngân hàng mới không ngừng gia tăng để chuẩn bị cho sự cạnh
tranh khi hội nhập 4
Tuy nhiên, từ năm 2008 - 2012, môi trường vĩ mô không mấy thuận lợi tác động tới hoạt
động của các NHTM, lạm phát gia tăng (năm 2008 là 19,89%, năm 2011 là 18,58%, đến
năm 2012 còn 6,81%), cán cân thương mại thâm hụt lớn, thị trường tài chính trong nước và
quốc tế diễn biến phức tạp, lãi suất, tỉ giá, giá vàng biến động mạnh Trong giai đoạn này,
nền kinh tế trong nước chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế toàn cầu, bên cạnh đó vấn đề lạm phát cao và suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế
trong nước. Đối với hệ thống ngân hàng với tư cách là trung gian tài chính nên cũng chịu
sự tác động, môi trường kinh doanh và hoạt động gặp nhiều khó khăn làm cho chất lượng
tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Trong giai đoạn
2008-2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân 26,56% nhưng tốc độ tăng trưởng
nợ xấu bình quân 51%, đến năm 2012 tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt 8,91%. Có thể
nói giai đoạn 2008-2012 là giai đoạn đầy khó khăn và thách thức, đòi hỏi các ngân hàng
phải có một nội lực mạnh mẽ, phản ứng nhanh nhạy trước diễn biến phức tạp của tình hình
kinh tế, đồng thời không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh, năng lực cạnh tranh để có
thể tồn tại và phát triển trước sự sàng lọc ngày càng khắt khe của thị trường tài chính trong
thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, trong giai đọa này tốc độ tăng trưởng hệ thống
ngân hàng là tương đối nhanh nhưng sự tăng trưởng về số lượng không gắn liền với một
cấu trúc hợp lí và chất lượng tăng trưởng. Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng tăng trưởng
nhanh, quy mô tín dụng so với GDP tăng nhanh làm cho hệ thống ngân hàng dễ bị tổn
thương từ những sự thay đổi bất lợi của nền kinh tế. Hiệu quả hoạt động của các NHTM
gặp nhiều bất cập, từ đó phải có cái nhìn toàn diện hơn nữa về hệ thống NHTM 4
Trong đề tài này, do đặc thù của ngành ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng của
nền kinh tế nên tác giả chia các NHTM thành 2 nhóm theo chủ sở hữu 5
Nhóm 1: các Ngân hàng thương mại Nhà nước 5
Nhóm 2: các Ngân hàng thương mại cổ phần 5
3.Phương pháp nghiên cứu và số liệu 5
Đề tài nghiên cứu cấu trúc ngành tác động tới năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt
Nam, do vậy để phù hợp với nội dung và mục đích của đề tài đề ra ngoài phương pháp
nghiên cứu về mặt định tính như phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với lịch sử. Đề
tài còn có sự kết hợp phương pháp tiếp cận định lượng với công cụ ứng dụng là mô hình
iii
Tobit và phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) để làm rõ hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh
hưởng tới hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam 5
Dữ liệu của đề tài được thu thập thông qua báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và báo cáo
thường niên của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012 5
4.Đóng góp của đề tài 6
Đề tài này có đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn. Dựa trên lý thuyết về cấu trúc cạnh
tranh ngành, đề tài đã xác định cấu trúc của ngành ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, đề
tài làm rõ cơ sở lý luận về cấu trúc ngành và chỉ ra mối quan hệ giữa cấu trúc ngành với
hiệu quả tài chính của các ngân hàng. Bằng việc xây dựng đồ thị phản ánh mối quan hệ
giữa cơ cấu cạnh tranh tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, đề tài đã hình
thành các giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố trong cấu trúc cạnh tranh ngành ngân
hàng để phân tích thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam 6
Trên cơ sở lý luận về cầu trúc cạnh tranh ngành, đề tài phân tích thực trạng và đánh giá
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thông qua phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên
(SFA) và hàm Tobit để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kĩ thuật, những điểm
mạnh và yếu của các NHTM Việt Nam. Ngoài ra việc quan sát xu hướng biến động hiệu
quả kĩ thuật, cùng với bảng xếp hạng các ngân hàng giúp các nhà quản lí có cái nhìn tổng
quan về thực trạng hiệu quả kĩ thuật cùng với các nhân tố tác động tới hiệu quả kĩ thuật của
các ngân hàng, từ đó đưa ra kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả kĩ thuật của hệ thống
NHTM Việt Nam 6
Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN
nhằm hoàn thiện khung chính sách và điều hành hệ thống NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó,
dưới góc độ vi mô, đề tài sẽ giúp các NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động trong giai đoạn
hội nhập kinh tế quốc tế 6
5.Kết cấu của đề tài 6
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận; đề tài chia làm 3 chương: 6
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận 6
Chương 2: Thực trạng cấu trúc cạnh tranh ngành ngân hàng và hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng thương mại Việt Nam 6
Chương 3: Kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt
Nam 6
CHƯƠNG 1 7
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
Đối với các nước trên thế giới, việc nghiên cứu đã được vận dụng nghiên cứu về mặt định
lượng từ rất lâu. Việc nghiên cứu liên quan đến hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối
hay hiệu quả kinh tế của các ngành sản xuất ở các nước phát triển và đang phát triển được
nhiều tác giả đề cập đến. Nhiều tác giả đã sử dụng DEA để phân tích sâu về mức độ hiệu
quả cũng như nguyên nhân dẫn đến sự phi hiệu quả của các doanh nghiệp như Pitt and Lee
(1981); Changanti and Damanpour (1991); Prada và cộng sự (1997), Deyoung và Nolle
(1996) 8
Trong lĩnh vực Ngân hàng- Tài chính, đặc biệt có khá nhiều các phân tích áp dụng phương
pháp DEA cho khu vực Bắc Mỹ chẳng hạn như Miller và Noulas (1996), Berger và Mester
(2001). Kết quả nghiên cứu thu được từ khu vực này có nhiều nét tương đồng dù các
nghiên cứu có cách tiếp cận thời gian và số liệu khác nhau. Điều này có thể lý giải bởi cơ
chế hoạt động của các ngân hàng Bắc Mỹ có sự tương đồng; lợi nhuận ngân hàng không có
nhiều biến động và ít cơ hội gia tăng lợi nhuận từ việc cạnh tranh với các đối thủ khác. Hay
Alam (2001) và Mukherjee et.al (2001) sử dụng Malmquist để nghiên cứu các ngân hàng
iv
thương mại Hoa Kỳ trong những năm 1980. Tương tự như vậy, DEA cũng được sử dụng
để rà soát hiệu quả trong lĩnh lực ngân hàng của cá quốc gia thuộc của Cộng đồng kinh tế
châu Âu. Nhiều người cho rằng, việc đánh giá các ngân hàng ở châu Âu sẽ thu được mức
chênh lệch hiệu quả rất lớn, lí do ở khác biệt cấu trúc và qui mô ngân hàng. Phân tích của
Casu và Molyneux (2000) cho thấy rằng: qua các năm, có một cải thiện nhỏ trong hiệu quả
ngân hàng nhưng sự khác biệt xuất phát từ tiềm lực kinh tế của quốc gia khác nhau vẫn dẫn
đến chênh lệch hiệu quả rất lớn. Đặc biệt, J.C. Paradi et. al (2004) đã đề xuất sử dụng
phương pháp DEA chuẩn kết hợp phương pháp DEA trường hợp xấu nhất trong đánh giá
rủi ro tín dụng. Trong nghiên cứu này, Paradi đã sử dụng số liệu năm trước khi phá sản của
các công ty nộp đơn phá sản trong năm 1996 và năm 1997 ở Canada. D. Varias & S.
Sofianopoulou (2012) đã sử dụng phương pháp DEA với các đầu ra bao gồm nợ; tài sản
thu nhập khác; tiền gửi và các đầu vào bao gồm chi phí lãi vay/tiền gửi; chi phí quản lý
khác/tài sản cố định; chi phí cho nhân viên/tổng tài sản, nhằm đánh giá hiệu quả của các
NHTM Hy Lạp. M. H. Eken & S. Kale (2010) lại sử dụng 2 cách tiếp cận là cách tiếp cận
sản xuất và cách tiếp cận lợi nhuận với cùng các biến đầu vào và chỉ khác nhau ở các biến
đầu ra. Tuy nhiên, nghiên cứu này tập trung nhiều hơn vào việc xem xét hiệu suất của các
NHTM thay đổi theo quy mô như thế nào khi sử dụng phương pháp DEA với giả định hiệu
suất thay đổi theo quy mô (VRS).Đối với khu vực Châu á, Fukuyama (1993) áp dụng DEA
nghiên cứu hiệu quả quy mô của 143 ngân hàng thương mại Nhật Bản và nghiên cứu Leigh
Drake & Maximilian J.B Hall (2000) đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng
Nhật Bản. Nghiên cứu của Xiaoqing Fu và Shelagh Hefferman (2005) sử dụng mô hình
hàm hồi quy 2 bước để xác định ảnh hưởng của một số biến tới hiệu quả hoạt động của khu
vực ngân hàng Trung Quốc. Chen và Yeh (2000) nghiên cứu các ngân hàng ở Đài Loan và
Gilbert and Wilson (2000) nghiên cứu các ngân hàng ở Hàn Quốc cũng sử dụng các
phương pháp tương tự. Chen & Pan (2012) đã điều tra trên 34 ngân hàng thương mại Đài
Loan giai đoạn 2005 – 2008, dựa trên các thổng số rủi ro tín dụng với phương pháp tiếp
cận bao dữ liệu. Nghiên cứu sử dụng giá trị trung bình rủi ro tín dụng (hiệu quả kĩ thuật
CR-TE) tại m—i ngân hàng kết hợp với chỉ số thu nhập trên m—i cổ phiếu (EPS) để phân
loại các NHTM thành 4 nhóm. Liu et.al (2007) sử dụng phương pháp DEA với đường biên
hiệu quả và đường biên phi hiệu quả kết hợp phương pháp TOPSIS nhằm đưa ra cách xếp
hạng dựa trên các tiêu chí này. Nghiên cứu đã áp dụng các phương pháp này cho xếp hạng
15 công ty trong top 500 công ty toàn cầu 8
1.2. Tổng quan về ngân hàng thương mại 10
1.2.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại 10
Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam có quy định: tổ chức tín dụng là doanh nghiệp
được thành lập theo quy định của luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp
luật để hoạt động ngân hàng 10
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng
thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động của ngân hàng
và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan (Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính
phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM). Ngân hàng là một loại định chế tài chính trung
gian mà qua đó các nguồn tiền nhàn r—i trong xã hội được tập trung lại và h— trợ tài chính
cho các thành phần kinh tế trong xã hội. Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động của mình
các ngân hàng còn cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của mình đáp ứng nhu cầu
của các thành phần kinh tế trong xã hội nhằm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng 10
1.2.2. Chức năng của ngân hàng thương mại 10
v
Trung gian tài chính: Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu
là chuyển tiền tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức
trong nền kinh tế: (1) các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho
tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người cần bổ sung vốn; và (2)
các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn các
khoản chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm. Sự tồn tại hai loại
cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn độc lập với ngân hàng. Điều tất yếu là tiền chuyển từ
nhóm (2) sang nhóm thứ (1) nếu cả hai cùng có lợi. Như vậy thu nhập gia tăng là động lực
tạo ra mối quan hệ tài chính giữa hai nhóm này. Nếu dòng tiền dòng tiền di chuyển với
điều kiện phải quay trở lại với một lượng lớn hơn trong một khoảng thời gian nhất định thì
đó là quan hệ tín dụng. Nếu không thì đó là quan hệ cấp phát hoặc hùn vốn. Tuy nhiên,
quan hệ trực tiếp giữa hai nhóm bị giới hạn do sự không phù hợp về qui mô, thời gian,
không gian…Điều này cản trở quan hệ trực tiếp phát triển và là điều kiện nảy sinh trung
gian tài chính. Ngân hàng thương mại chính là một định chế tài chính trung gian thực hiện
chức năng này. [15, tr.13-14] 10
Tạo phương tiện thanh toán: Tiền có một chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh
toán. Các ngân hàng đã không tạo được tiền kim loại nhưng các ngân hàng tạo phương tiện
thanh toán khi phát hành giấy nhận nợ với khách hàng. Giấy nhận nợ do ngân hàng phát
hành với ưu điểm nhất định đã trở thành phương tiện thanh toán rộng rãi được nhiều người
chấp nhận. Như vậy, ban đầu các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán thay cho tiền
kim loại dựa trên số lượng tiền kim loại đang nắm giữ. Với nhiều ưu thế, dần dần giấy nợ
của ngân hàng đã thay thế tiền kim loại làm phương tiện lưu thông và phương tiện cất trữ;
nó trở thành tiền giấy. Trong điều kiện phát triển thanh toán qua ngân hàng, các khách
hàng nhận thấy nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chi trả để
có được hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu. Theo quan điểm hiện đại, đại lượng tiền tệ bao
gồm: tiền giấy trong lưu thông (M0), số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch của khách
hàng tại ngân hàng, tiền gửi trên tài khoản tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn… Khi
ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách
hàng có thể dùng để mua hàng hóa và dịch vụ. Do đó, bằng việc cho vay (hay tạo tín
dụng), các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán (tham gia tạo ra M1). Toàn bộ hệ
thống ngân hàng cũng tạo phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ
ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay 11
Trung gian thanh toán: Ngân hàng trở thành trung gian trong thanh toán lớn nhất ở hầu hết
các quốc gia hiện nay. Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng
hóa và dịch vụ. Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng
đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi,
nhờ thu, các loại thẻ…cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp
tiền giấy khi khách hàng cần. Các ngân hàng còn thanh toán bù trừ với nhau thông qua
ngân hàng Trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán. Nhiều hình thức thanh
toán đã được chuẩn hóa góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các
ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới. Các trung tâm
thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biến
ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả. [15, tr.15-16] 12
1.3. Cơ sở lý luận về cấu trúc cạnh tranh ngành 12
1.3.1. Cơ sở lý luận về cấu trúc cạnh tranh ngành 12
M—i lực lượng này lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác mà bản thân các yếu tố đó
cũng cần phải được nghiên cứu để tạo ra một bức tranh đầy đủ về sự cạnh tranh trong một
vi
ngành. Sự tác động qua lại giữa các lực lượng quyết định một ngành hấp dẫn như thế nào
đối với các doanh nghiệp ở trong đó. Thực tế, giá trị của mô hình 5 lực lượng không phải ở
ch— cung cấp những dự đoán cho m—i kiểu ngành mà ở ch— cung cấp cho các nhà quản lý
một danh mục đầy đủ có thể sử dụng để xác định những đặc điểm quan trọng nhất của sự
cạnh tranh trong ngành. Các đặc điểm này tạo ra xuất phát điểm để các doanh nghiệp có
thể xây dựng chiến lược cạnh tranh 13
Các yếu tố quyết định sức mạnh của người mua gồm: 18
1.3.3. Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa cấu trúc cạnh tranh ngành và hiệu quả tài chính 23
Hầu hết các nghiên cứu trong lĩnh vực này tập trung giải thích các lực lượng ảnh hưởng
đến hoạt động của ngành cũng như của các doanh nghiệp (Bain, 1951, Hall & Weiss, 1967;
Buzzell & Gale, 1987; Kmenta, 1986). Khoảng từ hơn nửa thế kỷ trước, có khá nhiều mô
hình lý thuyết nghiên cứu mối quan hệ giữa cạnh tranh và các nhân tố ngoại sinh ảnh
hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp (Kholi, Venkatraman & Grant, 1990; Martel,
1974; Chung, 2000). Các nghiên cứu này cũng ghi nhận các quan hệ kinh tế giữa các
ngành (Chamberlain, 1933; Bain, 1951, Buzzell, Gale & Sultan, 1975; Gale, 1972;
Shepherd, 1972; Buzzell & Gale, 1987, Jacobson & Aaker, 1985). Việc tìm kiếm mối quan
hệ này đã dẫn đến việc xem xét các yếu tố cấu trúc và kinh tế có tác động như thế nào đến
vị thế của một doanh nghiệp trên thị trường. Hướng nghiên cứu mà nhiều nhà nghiên cứu
sử dụng là xem xét, đánh giá các lực lượng ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của thị
trường để hiểu rõ hơn về những tác động của chúng đến thị phần cũng như lợi nhuận của
m—i doanh nghiệp 24
Quan điểm này của Porter được một số nghiên cứu khẳng định. Schmalensee (1985) qua
phân tích chênh lệch lợi nhuận giữa các doanh nghiệp bằng số liệu năm 1975 của Ủy ban
Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đã chỉ ra rằng các ảnh hưởng của cấu trúc thị trường là
những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến lợi nhuận của một doanh nghiệp, trong khi
các yếu tố hành vi của doanh nghiệp như chiến lược chỉ chiếm một phần nhỏ trong biến
động lợi nhuận. Trong một nghiên cứu gần đây, McGahan và Porter (1997) cho thấy các
tác động của hành vi doanh nghiệp chiếm 32% trong tổng số biến động về lợi nhuận, trong
khi tổng các tác động của cấu trúc thị trường tương ứng với 19% biến động lợi nhuận của
các doanh nghiệp. Điều này hàm ý rằng ngay cả khi các doanh nghiệp ở trong cùng một
ngành, các đặc tính về nguồn lực của họ dẫn đến các kết quả hoạt động khác nhau
(Schmalensee, 1989). Những nghiên cứu này đều cho rằng để hiểu đúng về sự cạnh tranh
trong một ngành, điều quan trọng là phải xem xét cả ảnh hưởng ở cấp độ thị trường như
tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như ảnh hưởng của các yếu tố cấu trúc thị trường mà có
tác động đến các doanh nghiệp (Jacobson, 1988) 25
Để có thể phân tích một cách rõ ràng các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu cạnh tranh của một
ngành cũng như tác động của chúng đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp trong
ngành và năng lực cạnh tranh, cần phải xem xét một cách cụ thể từng nhân tố - hàng rào
gia nhập thị trường, sự cạnh tranh, tăng trưởng và thị phần; đồng thời xây dựng các giả
thuyết nghiên cứu tương ứng với từng nhân tố 25
1.3.3.1. Hàng rào gia nhập 25
CHƯƠNG 2 40
THỰC TRẠNG CẤU TRÚC CẠNH TRANH NGÀNH 40
NGÂN HÀNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC 40
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 40
Đến thời điểm năm 2012 kinh tế thế giới vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do cuộc
khủng hoảng nợ công Châu âu, suy thoái kéo dài của cả nền kinh tế các quốc gia phát triển
vii
và mới nổi cũng như bất ổn chính trị của nhiều nước. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu
có nhiều xáo trộn, nền kinh tế Việt Nam không đạt được một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô theo
kế hoạch: GDP đạt khoảng 5,14%, mức thấp nhất kể từ năm 2000; tỷ lệ thâm hụt ngân sách
cao hơn con số kế hoạch 4,8%; tỷ lệ thất nghiệp, hàng tồn kho tăng cao và ngành ngân
hàng cũng không phải là một ngoại lệ. Với vai trò là trung gian tài chính đảm bảo cho nền
kinh tế một quốc gia hoạt động một cách nhịp nhàng, trong bối cảnh kinh tế như hiện nay,
hiệu quả hoạt động của ngân hàng không chỉ ảnh hưởng tới chính hệ thống ngân hàng mà
còn tác động tới nhiều ngành nghề khác của nền kinh tế. Do đó, theo đề án cơ cấu lại hệ
thống tổ chức tín dụng theo quyết định số 254/QĐ –TTg của Thủ tướng Chính phủ, các
ngân hàng phải không ngừng đổi mới để nâng cao năng lực của mình góp phần phát triển
của toàn bộ nền kinh tế. Việc đánh giá hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
trong thời gian qua sẽ giúp chúng ta thấy được những tồn tại để hoạch định chính sách và
quản trị ngân hàng một cách hiệu quả hơn. Chương này sẽ đánh giá tổng quan chung về
ngành ngân hàng Việt Nam, phân tích cấu trúc cạnh tranh của ngành thông qua mô hình 5
lực lượng cạnh tranh của Michael Porter và sau đó, định lượng mối quan hệ giữa cấu trúc
cạnh tranh của ngành đến năng lực cạnh tranh của các NHTM (thông qua các biến số đo
lường hiệu quả) 40
2.1. Tổng quan về ngành ngân hàng Việt Nam 41
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng 41
Cùng với từng giai đoạn phát triển của đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng có
những bước chuyển biến phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và thế giới. Vào giai
đoạn những năm 1988 trở về trước, hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức là hệ thống
ngân hàng một cấp gồm Ngân hàng Nhà nước và hệ thống chi nhánh từ trung ương đến địa
phương phân bổ theo địa giới hành chính. Trong giai đoạn này Ngân hàng Nhà nước vừa
đảm nhận chức năng quản lý nhà nước, vừa thực hiện chức năng kinh doanh của một ngân
hàng thương mại. Từ năm 1988 đến 1990 theo Nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng đã
tách chức năng kinh doanh của Ngân hàng Nhà nước và trao cho các ngân hàng chuyên
doanh. Với mô hình tổ chức này các ngân hàng đã bắt đầu chú ý đến hiệu quả hoạt động và
tăng trưởng tín dụng. Thời điểm này hoạt động cho vay vốn lưu động đã chiếm khoảng
95% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế 41
Tuy nhiên hoạt động của các ngân hàng trong giai đoạn này còn nhiều hạn chế như: các
ngân hàng luôn bị động trong hoạt động của mình, tín dụng ngân sách chiếm tỷ trọng lớn,
hoạt động tín dụng không theo cơ chế thị trường, thiếu khả năng cạnh tranh. Bước sang
giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế theo định hướng kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng
Việt Nam có bước chuyển biến rõ rệt. Chính Phủ ban hành 2 Pháp lệnh về ngân hàng vào
tháng 5 năm 1990 quy định hệ thống ngân hàng Việt Nam chia làm 2 cấp có chức năng,
nhiệm vụ phân định rõ ràng: Ngân hàng Trung ương cũng là cơ quan phát hành tiền tệ và
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ - tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân
hàng. Ngân hàng Trung ương là cơ quan tổ chức việc điều hành chính sách tiền tệ, lấy
nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản các chính
sách điều hành cụ thể đối với hệ thống ngân hàng 2 cấp. Còn các ngân hàng thương mại
thực hiện chức năng kinh doanh, trung gian tài chính. Hệ thống ngân hàng hai cấp tiếp tục
được quy định trong 02 luật: Luật các tổ chức tín dụng và Luật Ngân hàng Nhà nước có
hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1998 tạo khung pháp lý cho quá trình phát triển lâu dài
của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình đổi mới. Về cơ bản hệ thống ngân hàng
theo pháp lệnh năm 1990 đã tháo bỏ được tính độc quyền Nhà nước trong lĩnh vực hoạt
động ngân hàng bằng cách cho phép thành lập các ngân hàng thương mại theo nhiều loại
viii
hình sở hữu khác nhau. Bên cạnh đó, việc cho lập các ngân hàng liên doanh và chi nhánh
ngân hàng nước ngoài đã thu hút được vốn đầu tư, đổi mới công nghệ trong lĩnh vực ngân
hàng và thúc đẩy quá trình cạnh tranh trong toàn hệ thống. Sau khi gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được điều
chỉnh theo xu hướng chung của thế giới, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép
thành lập. Có thể khái quát hệ thống các tổ chức tín dụng theo sơ đồ sau: 41
42
Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam 42
Trải qua hơn 10 năm cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam, có thể thấy hệ thống đã trở
nên đa dạng hóa về hoạt động ngân hàng về hình thức sở hữu cũng như số lượng ngân
hàng. Bảng 3.1 cho thấy sự phát triển về số lượng và hình thức sở hữu ngân hàng thương
mại. Số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngoài có
chiều hướng gia tăng qua các năm, tuy nhiên đến năm 2012 do hiệu quả hoạt động của một
số ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém buộc phải sáp nhập, hợp nhất dẫn đến số lượng
các ngân hàng thương mại cổ phần sụt giảm. Trong khi đó, sau khi được phép thành lập
ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã có 5 ngân hàng tham gia vào thị trường ngân hàng
Việt Nam. Điều đó khẳng định hoạt động cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng khốc
liệt giữa các đối thủ trong ngành 42
Bảng 2.1 : Số lượng các ngân hàng thương mại qua các năm 43
Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Nhà nước 43
Có thể thấy trước năm 2007, đây là giai đoạn mà các ngân hàng thương mại Việt Nam
tương đối phát triển. Đối với ngân hàng thương mại Nhà nước giai đoạn này đẩy nhanh
quá trình tái cơ cấu toàn diện theo đề án tái cơ cấu lại ngân hàng thương mại Nhà nước
được Chính phủ phê duyệt tháng 10/2001 nhằm cơ cấu lại bộ máy tổ chức, phân biệt chức
năng cho vay của ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của ngân hàng
thương mại. Trong khi đó, ngân hàng thương mại cổ phần được củng cố và phát triển theo
hướng tăng cường năng lực quản lý tài chính, giải thể, sát nhập, hợp nhất để nâng cao hiệu
quả hoạt động. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các ngân hàng thương mại vẫn thể hiện
rõ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, từ năm 2008 trở đi do ảnh hưởng của
cuộc khủng khoảng toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi ảnh hưởng và
các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Có thể thấy, giai
đoạn này các ngân hàng thương mại đã có nhiều thay đổi trong hoạt động 43
2.1.2. Đặc điểm của hệ thống ngân hàng sau năm 2007 43
Đối với quy mô vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của một ngân hàng là thước đo tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu cũng như tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Trong giai đoạn này, để đáp ứng chỉ
tiêu an toàn vốn theo thông lệ Basel II, ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng
thương mại tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng do đó các ngân hàng cũng được mở rộng
tương đối vốn chủ sở hữu. Đồ thị 2.1 cho thấy, từ năm 2008 vốn chủ sở hữu của các ngân
hàng tăng lên nhanh chóng. Nguyên nhân dẫn đến việc tăng lên nhanh chóng là do việc
chấp hành yêu cầu của ngân hàng Nhà nước thông qua nguồn thặng dư từ cổ phiếu và lợi
nhuận tích lũy trong giai đoạn tăng trưởng cao của lợi nhuận. Trong suốt giai đoạn từ 2008
– 2011 vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại đều tăng, nhưng đến năm 2012
nhóm ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng nước ngoài có vốn chủ sở hữu giảm
nhẹ do nợ xấu gia tăng 43
Đơn vị: tỷ đồng 44
44
Đồ thị 2.1: Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2008 – 2012 44
ix
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước 44
Đối với tổng tài sản của các ngân hàng thương mại: Đồ thị 2.2 cho thấy từ năm 2008 đến
2011, tổng tài sản của các ngân hàng đều có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, khối ngân hàng
thương mại cổ phần có sự đột biến. Nguyên nhân chính là do các ngân hàng thương mại cổ
phần mở rộng mạnh mẽ mạng lưới chi nhánh dẫn đến tốc độ tăng trưởng vượt bậc về huy
động vốn và khai thác hiệu quả nguồn vốn trong dân cư. Trong khi đó, các ngân hàng nước
ngoài do hạn chế do quy mô phát triển mạng lưới chậm hơn so với các ngân hàng trong
nước và khách hàng chưa phát triển được đa dạng. Nhưng đến năm 2012, đối với khối
ngân hàng thương mại cổ phần quy mô tổng tài sản có xu hướng sụt giảm 44
Đơn vị: tỷ đồng 45
45
Đồ thị 2.2 : Tổng tài sản của các ngân hàng thương mại giai đoạn 45
2008 – 2012 45
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước 45
Tốc độ tăng trưởng huy động vốn và tín dụng toàn hệ thống: Trong nền kinh tế Việt Nam
thì ngành ngân hàng là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với nhiều ngành nghề
khác. Đồ thị 3.3 cho thấy tốc độ tăng trưởng huy động vốn và tín dụng qua các năm, có thể
thấy trước năm 2008 tốc độ tăng trưởng huy động vốn và tín dụng ở mức cao. Tuy nhiên,
do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngành ngân hàng Việt Nam cũng bị ảnh hưởng dẫn
đến tốc độ tăng trưởng huy động và tín dụng có xu hướng giảm xuống từ năm 2009. Điều
đó cũng phản ánh các ngân hàng thương mại bị động trong việc đối phó với khủng khoảng.
45
Đơn vị: % 45
46
Trước năm 2007 thị phần chủ yếu tập trung vào các ngân hàng thương mại Nhà nước thì từ
năm 2008 trở đi khoảng cách huy động vốn giữa các khối ngân hàng đã được thu hẹp. Đồ
thị 2.4 chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các NHTMCP và NHTMNN tăng
nhanh và khoảng cách được thu hẹp, thậm chí có giai đoạn tốc độ tăng trưởng của khối
NHTMCP cao hơn khối NHTMNN. Số dư huy động của NHTMCP đã vượt NHTMNN
vào năm 2011. Trong giai đoạn từ năm 2009 – 2011, huy động vốn của các NHTMCP nhờ
việc sử dụng công cụ lãi suất trong cạnh tranh huy động vốn nên tăng lên nhanh chóng.
Tuy nhiên, bước sang năm 2012 do NHNN áp dụng công cụ trần lãi suất đã ảnh hưởng tới
việc huy động vốn của các NHTMCP làm cho tốc độ tăng trưởng huy động vốn chững lại.
Lúc này nguồn vốn huy động từ dân cư có xu hướng chuyển sang các ngân hàng có uy tín
lâu năm. Bên cạnh đó, do một số tác động từ những tiêu cực liên quan đến các NHTMCP
càng làm dịch chuyến nguồn vốn huy động từ khối NHTMCP sang khối các NHTMNN.
Đối với khối ngân hàng nước ngoài, tốc độ tăng trưởng vốn huy động của các ngân hàng
này cũng tăng trong giai đoạn 2008 – 2011 mặc dù không cao so với các khối ngân hàng
còn lại, nhưng cũng có chiều hướng đi ngang khi bước sang năm 2012 theo xu hướng
chung của nền kinh tế. Có thể thấy, các NHTMCP đã có những bước tiến đáng kể trong
việc thay đổi phương thức hoạt động để có thể chiếm lĩnh được thị phần tăng khả năng thu
hút nguồn vốn từ khách hàng về phía mình 46
Đơn vị: tỷ đồng 47
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước 47
Về hoạt động tín dụng giữa các khối ngân hàng được phản ánh trong đồ thị 2.5. Trước năm
2008, thị phần tín dụng của các ngân hàng thuộc khối NHTMNN gấp khoảng 4 lần so với
khối các NHTMCP và 7 lần so với các Ngân hàng nước ngoài. Sang giai đoạn 2008 – 2012
x
khoảng cách này đã được thu hẹp lại. Trong những năm này các NHTMCP đã có những
định hướng phát triển thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, nhờ vậy mà tốc độ tăng tưởng tín
dụng tăng cao. Đặc biệt, năm 2009 – 2010 đã tạo ra tăng trưởng nóng dẫn đến lạm phát
năm 2011 tăng cao lên 18%. Điều này buộc ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chính sách
tiền tệ thắt chặt bằng đặt trần lãi suất huy động và hạn mức tăng trưởng tín dụng dẫn đến
tốc độ tăng trưởng tín dụng chững lại 47
Đơn vị: tỷ đồng 48
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước 48
Hiệu quả tài chính: Dựa trên số liệu tổng hợp về lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng từ
2008 – 2012 (phụ lục 4) có thể thấy xu hướng biến động trong hoạt động. Năm 2008 đến
năm 2009 tình hình lợi nhuận của các ngân hàng có xu hướng tăng tuy vậy từ năm 2009 trở
đi lợi nhuận của có xu hướng sụt giảm. Điều này tương đồng với tình hình khó khăn chung
của nền kinh tế thế giới nói riêng và của Việt Nam nói chung. Phần lớn các ngân hàng có
vốn chủ sở hữu lớn đã đạt được lợi nhuận lớn từ đó có thể thấy được tính tương đồng với
ROE của các ngân hàng trong ngành (phụ lục 5). Từ đó có thể thấy các ngân hàng có vốn
chủ sở hữu lớn thường có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động tác động tích cực tới việc sử
dụng hiệu quả đồng vốn. Mặc dù vậy ROE của nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam
cũng chưa phải là cao thể hiện khả năng sử dụng vốn vay của nhiều ngân hàng còn hạn
chế. Bên cạnh đó cũng có thể thấy khi khủng hoảng kinh tế xảy ra với chiều hướng ngày
càng xấu của nền kinh tế thì các ngân hàng đã vấp phải rất nhiều cản trở từ đó ảnh hưởng
tới hiệu quả tài chính 48
Tình hình nợ xấu: Tình hình nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng
nóng bỏng, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến việc lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế, ảnh
hưởng tiêu cực tới các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp. Đồ thị 2.6 cho thấy nợ xấu
của NHTM Việt Nam từ năm 2005 đến 2012 có nhiều biến động. Sau khi thực hiện phân
loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN có thể thấy tổng nợ xấu có xu hướng tăng
lên. Trong 3 năm từ 2005 đến 2007 tổng nợ xấu biến động không nhiều, tuy nhiên bước
sang năm 2008 kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế tốc độ tăng nợ xấu là tương đối nhanh.
Tính đến năm 2012 theo công bố của NHNN tổng nợ xấu của các NHTM Việt Nam là
185.205 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ là 6%. Tuy nhiên, theo Ủy ban giám
sát tài chính quốc gia đưa ra tỷ lệ nợ xấu là 11,8% tương đương 270.000 tỷ đồng. Một
trong những nguyên nhân quan trọng khiến tình hình nợ xấu ngày một gia tăng là do một
số nguyên nhân trong việc cấp tín dụng: giai đoạn 2007 -2010 chứng kiến sự bùng nổ của
thị trường bất động sản và chứng khoán, các dự án đầu tư về bất động sản đầu tư ồ ạt bất
chấp sự mất cân bằng cung cầu trên thị trường. Thêm vào đó, đối với tài sản đảm bảo chủ
yếu là bất động sản khi thị trường sụt giảm dẫn đến giá trị tài sản đảm bảo giảm, cùng với
hàng tồn kho gia tăng gây nợ xấu tăng theo. Cùng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
diễn ra đã tác động tới nền kinh tế của quốc gia và các doanh nghiệp nội tại, từ đó ảnh
hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường 49
50
2.2. Những hạn chế của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 50
Trước năm 2007, chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của hệ thống ngân hàng Việt Nam
về cả quy mô và hiệu quả hoạt động. Sau khi gia nhập WTO môi trường và thể chế hoạt
động của NHTM Việt Nam có những chuyển biến tích cực để phù hợp trong môi trường
quốc tế. Tuy nhiên, việc gia nhập WTO các ngân hàng gặp nhiều thách thức trong cạnh
tranh, bên cạnh đó giai đoạn này cũng chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, từ
xi
đó có thể thấy những bất cập của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong việc chống đỡ của sự
biến động của môi trường bên trong và bên ngoài 50
2.2.1. Cơ chế và thể chế còn nhiều hạn chế 50
Ngân hàng Nhà nước với vai trò là ngân hàng đứng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt
Nam. Điều này thể hiện vai trò to lớn trong việc kích thích, kiểm soát toàn bộ hệ thống
ngân hàng. Nhưng vai trò của Ngân hàng Nhà nước chưa thực sự đủ mạnh để thức hiện
chức năng, nhiêm vụ của mình. Hay nói cách khác NHNN chưa có được tính độc lập trong
mối quan hệ với Chính phủ để có được vị thế trong xây dựng và vận hành chính sách tiền
tệ một cách hiệu quả, cũng như không đảm bảo thực hiện được một số chính sách với ngân
hàng thương mại 50
Vấn đề tồn tại của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua là tình
hình nợ xấu ở mức cao ảnh hưởng tới hoạt động của toàn hệ thống. Để tháo gỡ vấn đề nợ
xấu ngoài những công cụ h— trợ cần thiết phải xem xét các thể chế có tính ràng buộc để
tháo gỡ các rào cản tìm kiếm các nguồn lực từ bên ngoài. Theo quyết định số 88/2009/QĐ
– Ttg ban hành kèm Quy chế góp vốn thì những khống chế về mức sở hữu 30% cổ phần
đối với nhà đầu tư ngoại đã được xóa bỏ theo cam kết với tổ chức thương mại thế giới
nhưng vẫn còn ngoại lệ đối với một số trường hợp. Tuy nhiên, có thể thấy mức khống chế
này còn hạn chế nhiều các nguồn vốn ngoại trong giai đoạn các tổ chức tín dụng Việt Nam
đang cần vốn để xử lý các vấn đề nội tại 51
Đối với Luật Doanh nghiệp và Luật các tổ chức tín dụng, bộ máy quản trị, điều hành và
kiểm soát các ngân hàng thương mại đã xác định gồm Hội đồng quản trị, Ban điều hành,
ban kiểm soát, tuy vậy quan hệ giữa Hội đồng quản trị và ban điều hành cần tách bạch
quyền sở hữu và quyền điều hành chưa rõ ràng 51
2.2.2. Chất lượng dịch vụ chưa đủ mạnh 51
Có thể nói, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong thời gian qua tăng lên tương đối thể hiện
các ngân hàng đã có chiến lược cụ thể trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ để thu hút
khách hàng. Tuy nhiên, có thể thấy các sản phẩm dịch vụ mới phát triển về số lượng mà
chưa chất lượng. Bên cạnh đó các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng thương mại Việt
Nam chưa đồng bộ gây khó khăn cho khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm dịch vụ.
Đơn cử như, việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt là xu thế của các quốc gia trên
thế giới nhưng ở Việt Nam việc thực hiện là tương đối khó khi các ngân hàng chưa phát
triển đồng bộ giữa phát hành thẻ và công cụ sử dụng thẻ. Với dân số 90 triệu dân thì việc
thúc đẩy về số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ sẽ góp phần thu hút khách hàng
nhưng nhiều sản phẩm dịch vụ mới ở mức độ trên truyền thống và chưa phát triển tương
xứng với tiềm năng vốn có của ngân hàng. Không những thế việc tiếp cận giữa khách hàng
và ngân hàng chưa thuận tiện, ngân hàng chưa tạo niềm tin cho khách hàng bằng thương
hiệu mạnh dẫn đến khách hàng hạn chế trong việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân
hàng 51
2.2.3. Năng lực quản trị và công nghệ còn nhiều hạn chế 52
Ngân hàng thương mại được coi là mạch máu của nền kinh tế, do đó nêu ắc tách sẽ gây hệ
lụy tới toàn bộ nền kinh tế. Trong khi đó, một ngân hàng hoạt động hiệu quả thì vấn đề
quản trị ngân hàng đặc biệt quan trọng. Một ngân hàng có năng lực quản trị tốt sẽ tác động
tực tiếp tới vị thế của các ngân hàng và thúc đẩy các doanh nghiệp mà ngân hàng cho vay.
Năng lực quản trị ngân hàng sẽ giúp các ngân hàng xác định mức chịu đựng của rủi ro và
chống đỡ trước các biến động của nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tiễn năng lực quản trị ngân
hàng ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Có thể thấy từ cuối năm 2008, nền kinh tế đối mặt với
nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ đó tác động tới các
xii
ngành nghề làm cho tốc độ tăng trưởng không cao, hiệu quả đầu tư thấp kém, lạm phát
biến đổi không ngừng. Điều này tác động tới ngân hàng và phản ánh năng lực quản trị của
các ngân hàng chưa cao do đó khó có khả năng chống chọi với các biến động kinh tế.
Trong giai đoạn này có thể thấy chất lượng tín dụng của các ngân hàng giảm sút thể hiện ở
các khoản nợ xấu gia tăng (Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ từ 2,17% năm 2008 lên 6,0% năm
2012). Việc nâng cao vai trò của Hội đồng quản trị trong việc điều hành và tăng cường sự
kiểm soát độc lập của ngân hàng thương mại Nhà nước thông qua Nghị định 59/2009/NĐ –
CP về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại đã giúp các ngân hàng thương mại
nâng phần nào cao hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, vấn đề nội tại trong quản trị ngân hàng
chưa được quan tâm đúng mức như quản trị nguồn nhân lực, quản trị rủi ro, quản trị
thương hiệu, quản trị khách hàng…Sở dĩ việc quan tâm đến quản trị của ngân hàng không
được đúng mức cũng là do nền tảng công nghệ ngân hàng không đồng bộ từ đó dẫn đến
thông tin không kịp thời, gây hao phí về thời gian và độ chính xác không cao 52
2.2.4. Trình độ cán bộ nhân viên ngân hàng chưa cao 53
Mặc dù trong những năm vừa qua các ngân hàng đã quan tâm nhiều hơn tới trình độ của
nhân viên để đáp ứng tới xu hướng phát triển trong giai đoạn hội nhập. Việc tăng cường
kiểm tra trình độ chuyên môn và nâng cao đào tạo năng lực từng năm. Tuy nhiên, với tốc
độ phát triển ngày càng nhanh của hoạt động ngân hàng như: công nghệ ngày một hiện đại,
việc phát triển các sản phẩm dịch vụ được mở rộng hơn hay tiếp cận với các tổ chức nước
ngoài gia tăng đã đòi hỏi cán bộ nhân viên phải có trình độ nhất định. Nhưng việc đáp ứng
nhu cầu của nguồn nhân lực các ngân hàng chưa thực sự đồng đều dẫn gia tăng chi phí từ
đó ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Ngoài ra, trình độ cán bộ công
nhân viên không chỉ thể hiện ở trình độ chuyên môn mà còn thể hiện ở thái độ, kinh
nghiệm, kiến thức khi tiếp xúc với khách hàng vì nó có khả năng tăng hoặc giảm chất
lượng sản phẩm dịch vụ khi cung ứng cho khách hàng. Đối với văn hóa kinh doanh của
ngân hàng còn yếu kém từ đó tác động tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng 53
2.2.5. Năng lực cạnh tranh còn yếu 53
Sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã gặt hái được nhiều
thành công tuy nhiên cũng gặp phải nhiều khó khăn và thách thức. Đối với ngành ngân
hàng, cơ hội phát triển là rất cao nhưng cũng không ít trở ngại buộc các ngân hàng phải
tăng cường năng lực của mình để cạnh tranh với các đối thủ. Tiến trình hội nhập tài chính
ngân hàng đòi hỏi tự do hóa tài chính trong khi giai đoạn trước đây các ngân hàng thương
mại Việt Nam hoạt động trong môi trường thu hẹp với sự bảo hộ của Chính Phủ và Ngân
hàng Nhà nước dẫn đến nhiều khó khăn sẽ phải đương đầu. Trong khi đó, theo Hiệp định
thương mại Việt – Mỹ với cam kết tháo dỡ mọi hạn chế đối với các ngân hàng của Mỹ và
các điều kiện của tổ chức thương mại thế giới thì ngành ngân hàng cũng phải mở cửa toàn
bộ. Các ngân hàng 100% vốn nước ngoài lúc này được phép hoạt động tại thị trường Việt
Nam gây áp lực trong cạnh tranh gia tăng. Thực tế cho thấy, trong giai đoạn vừa qua các
ngân hàng thương mại Việt Nam đã bộc lộ những yếu kém trong năng lực cạnh tranh với
các đối thủ khi tham gia vào thị trường tài chính quốc tế. Đối với các ngân hàng thương
mại Việt Nam chỉ có được ưu điểm về hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch phủ rộng khắp
cả nước và nắm bắt được văn hóa bản địa. Nhưng so với các đối thủ cạnh tranh từ ngân
hàng nước ngoài, các ngân hàng Việt Nam kém về năng lực nguồn vốn, trình độ quản trị
ngân hàng, công nghệ ngân hàng và tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ. Hơn thế nữa trong
quá trình tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh thì hệ thống
ngân hàng Việt Nam còn gặp phải vấn đề lớn là tình trạng tham nhũng gia tăng, vấn đề này
không chỉ ảnh hưởng tới các ngân hàng mà còn liên lụy đến toàn bộ nền kinh tế 53
xiii
2.3. Thực trạng cấu trúc cạnh tranh ngành ngân hàng Việt Nam 54
Dựa trên khung lý thuyết năm lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter, phần này sẽ đánh
giá thực trạng cấu trúc cạnh tranh ngành trên 5 yếu tố: i) Mức độ cạnh tranh của các đối
thủ hiện tại, ii) Mối đe dọa của những người gia nhập tiềm năng, iii) Mối đe dọa của các
sản phẩm thay thế, iv) Sức mạnh người mua, v) Sức mạnh nhà cung ứng 54
2.3.1. Mức độ cạnh tranh của các đối thủ hiện tại 54
Tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng Việt Nam: Kể từ năm 2000 tốc độ tăng trưởng
tín dụng của ngành là rất cao, đặc biệt giai đoạn từ 2006 đến 2010 tốc độ tăng trưởng tín
dụng lên tới 35% và tốc độ tăng trưởng huy động cũng lên tới 28%. Có thể thấy qua các
năm tốc độ tăng trưởng tín dụng thường cao hơn tốc độ tăng trưởng huy động làm cho các
ngân hàng phụ thuộc vào nguồn vốn của NHNN và huy động vốn từ thị trường liên ngân
hàng để tài trợ thanh khoản thiếu hụt hoặc tạo nguồn mở rộng tín dụng. Từ đó, làm gia
tăng chi phí của các ngân hàng ảnh hưởng tới lợi nhuận và mức độ cạnh tranh gia tăng 54
Sự khác biệt về sản phẩm và chi phí chuyển đổi của khách hàng: Có thể thấy đối với các
sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là tương tự nhau vì vậy khả năng thay thế là rất cao dẫn
đến cầu về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là tương đối co giãn. Do đó, khi có sự biến
động nhỏ về giá sẽ dẫn đến lượng cầu thay đổi mạnh. Đơn cử như đối với hoạt động thu
hút vốn của ngân hàng có nhiều biến động cùng với sự thay đổi của lãi suất ngân hàng.
Năm 2008 có thể coi là năm của lãi suất khi lãi suất biến động trái chiều với một biên độ
lớn chỉ trong vòng 12 tháng. Diễn biến lãi suất trong năm 2008 gồm 2 giai đoạn chính:
cuộc đua lãi suất của các ngân hàng trong nửa đầu năm 2008 và một cuộc đua khác theo
chiều hướng ngược lại, đua giảm lãi suất dù kém quyết liệt hơn. Từ mức lãi suất 8,5% vào
tháng 1 đã tăng lên 18,5% vào tháng 6. Có một làn sóng ồ ạt người dân rút tiền của ngân
hàng có lãi suất thấp và chuyển sang ngân hàng có lãi suất cao. 6 tháng cuối năm các ngân
hàng lại vào cuộc đua mới với lãi suất giảm mạnh. Việc điều chỉnh lãi suất huy động giảm
mạnh cung dẫn đến lãi suất cho vay cũng giảm theo. Thêm vào đó lượng vốn huy động từ
đầu năm khá lớn nên các ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay để kích thích người tiêu
dùng trong hoạt động sản xuất cũng như cho các doanh nghiệp vay để đầu tư. Bên cạnh đó,
chi phí chuyển đổi của khách hàng là không cao không tạo rào cản chuyển đổi của khách
hàng sang các ngân hàng khác. Từ đó có thể thấy việc cạnh tranh của các ngân hàng ngày
càng gia tăng 54
Hàng rào rút khỏi ngành cao: Bắt đầu từ năm 2004 các ngân hàng hoạch định mở rộng
mạng lưới chi nhánh là một trong những ưu tiên hàng đầu của các NHTM. Việc mở rộng
mạng lưới cho thấy chi phí mua sắm hay thuê mướn mặt bằng đều khá cao so với ngành
nghề kinh doanh khác. Thêm vào đó đặc thù của ngân hàng khi mở rộng các điểm giao
dịch là các địa điểm phải nằm ở những vị trí dễ giao dịch, dễ quảng bá thương hiệu nên chi
phí thường cao. Tại m—i điểm giao dịch dù lớn hay nhỏ đều phải bỏ chi phí tương tự: đầu
tư trụ sở, đầu tư tài sản cố định, xe cộ, máy móc thiết bị, quảng bá, điện nước,…Đi kèm
với chi phí điểm giao dịch là chi phí về nhân sự. Đây là khoản chi phí rất lớn của các ngân
hàng thương mại. Việc cạnh tranh của các ngân hàng sẽ có xu hướng gia tăng khi do chi
phí cao khi rút lui khỏi ngành 55
2.3.2. Mối đe dọa của những người gia nhập tiềm năng 55
Chính sách của Chính phủ là rào cản đầu tiên đối với việc hình thành các ngân hàng mới.
Việc yêu cầu về vốn điều lệ bằng vốn pháp định tối thiểu 3000 tỷ đồng và một số yêu cầu
trong thành lập chi nhánh, phòng giao dịch nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống chính là
một rào cản gia nhập ngành ngân hàng. Tuy nhiên có thể thấy số lượng các ngân hàng vẫn
không ngừng tăng lên qua các năm ( Bảng 2.1) chứng tỏ việc gia nhập thị trường ngân
xiv
hàng có rào cản không cao. Chỉ có năm 2012 số lượng các NHTMCP giảm xuống do hoạt
động của một số ngân hàng trong hệ thống không hiệu quả buộc phải tiến hành sát nhập. 56
Yêu cầu về vốn: Để đáp ứng chỉ tiêu an toàn vốn theo thông lệ Basel II, Ngân hàng Nhà
nước đã yêu cầu các NHTM tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng từ đó các NHTM mở rộng
tương đối vốn chủ sở hữu (đồ thị 2.1). Việc các ngân hàng nội tại có nguồn vốn lớn sẽ đáp
ứng được nhu cầu đầu tư tài chính lớn để có thể cạnh tranh từ đó hình thành rào cản cho
các đối thủ cạnh tranh tiềm năng 56
Sự khác biệt về sản phẩm dịch vụ: Bên cạnh những sản phẩm dịch vụ truyền thống như
tiền gửi và cho vay, đã xuất hiện nhiều sản phẩm mới có nhiều tiện ích cho khách hàng như
tăng tiện ích tài khoản cá nhân, phát triển dịch vụ thẻ, phát triển các dịch vụ ngân hàng
hiện đại như internet banking, phone banking…Hoạt động huy động vốn ngày càng đa
dạng hơn về hình thức để người gửi tiền có nhiều lựa chọn có lợi cho mình. Ngoài các sản
phẩm tiền gửi tiết kiệm có lãi suất cố định truyền thống, các ngân hàng còn đưa ra các sản
phẩm tiền gửi được hưởng lãi suất biến động theo tỷ lệ lạm phát, đảm bảo giá trị theo vàng,
…Nhiều dịch vụ phát triển thẻ đa tiện ích đã được cung cấp cho khách hàng. Mặc dù sản
phẩm dịch vụ là khá đa dạng, nhưng nhìn chung các sản phẩm ngân hàng là tương tự nhau
và có khả năng thay thế cao. Chẳng hạn như, dù được đặt tên khác nhau nhưng tài khoản
tiết kiệm ở các ngân hàng hầu như là giống nhau. Điểm quan trọng là khi các ngân hàng
tạo được lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm của mình sẽ tạo được rào cản khi gia
nhập của các ngân hàng mới 56
Tính kinh tế của quy mô: một ngân hàng đạt tính kinh tế của quy mô thì việc mở rộng sản
lượng sẽ làm giảm được chi phí bình quân. Khi đó, việc cung cấp sản phẩm cho một lượng
lớn khách hàng sẽ cho phép ngân hàng giảm chi phí và đưa ra mức giá hợp lý. Điều này
các hãng mới muốn gia nhập thị trường sẽ bị cản trở do chi phí cao ảnh hưởng tới lợi
nhuận kỳ vọng 57
Những bất lợi về chi phí mà không phụ thuộc về quy mô: các ngân hàng thương mại hiện
tại có những lợi thế về chi phí do vậy các đối thủ tiềm năng của ngân hàng khó có thể sao
chép. Các lợi thế này gồm có: Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch nhiều tập trung khu
đông dân cư; duy trì được mối quan hệ với khách hàng truyền thống; được hưởng lợi từ sự
h— trợ của Chính phủ; bản quyền về công nghệ sản phẩm… Từ những lợi thế này, các đối
thủ tiềm năng muốn gia nhập sẽ bị rào cản về chi phí cao do đó sẽ phải cân nhắc khi cạnh
tranh với các đối thủ trong ngành ngân hàng 57
2.3.3. Mối đe dọa của các sản phẩm thay thế: 57
Với xu thế chung thị trường tài chính ngày càng phát triển, đồng hành với sự phát triển sẽ
xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Có thể thấy, trong giai đoạn hiện nay thay vì gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất theo
gói truyền thống, khách hàng có thể tối đa hóa nguồn tiền gửi thông qua nhiều hình thức
khác nhau. Các sản phẩm thay thế bất hợp pháp như: các dịch vụ cho vay nhỏ lẻ, cho vay
nặng lãi và chơi hụi. Hoặc các kênh đầu tư như: đầu tư trên thị trường chứng khoán; đầu tư
trên thị trường vàng; đầu tư bất động sản; tham gia các quỹ đầu tư…Đối với đối tượng cần
vay vốn cũng có thể tìm kiếm nguồn vốn thông qua các kênh huy động khác ngoài ngân
hàng như: vay từ các dịch vụ nhỏ lẻ ngoài ngân hàng; phát hành cổ phiếu; trái phiếu trên
thị trường chứng khoán; thuê mua tài chính…Các sản phẩm, dịch vụ thay thế ngày càng
hấp dẫn, giá cả cạnh tranh dẫn đến việc cạnh tranh của các ngân hàng thương mại ngày
càng trở nên gay gắt 57
2.3.4. Sức mạnh người mua 58
xv
Trong lĩnh vực ngân hàng, đối tượng mua hay sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng
bao gồm các cá nhân và tổ chức. Đối với dân cư: tham gia vào thị trường tài chính thông
qua việc sử dụng hiệu quả hơn lợi ích từ sự phát triển của thị trường sản phẩm dịch vụ
ngân hàng như các hình thức tiền gửi, thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, tín
dụng tiêu dùng, tín dụng trả góp, vay vốn thành lập doanh nghiệp, vay đi du học… Đối với
các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế xã hội: đây là đối tượng quan trọng trong việc cầu về
sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ của các đối tượng này sẽ
ngày càng gia tăng cùng với tốc độ phát triển kinh tế. Vì vậy, sức mạnh của đối tượng này
cũng sẽ ngày một mạnh mẽ hơn đối với các ngân hàng trong giai đoạn thị trường mở.
Chính phủ: tham gia vào thị trường tài chính với tư cách là người sử dụng khi Chính phủ
cần huy động các nguồn tài chính phục vụ mục tiêu đầu tư phát triển kinh tế xã hội như
phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương… 58
Đối với đối tượng mua các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thì độ nhạy cảm đối với giá sẽ
tác động tới sự phát triển của thị trường tài chính nói chung và đối với ngân hàng nói riêng.
Trong trường hợp giá cả các loại dịch vụ tài chính quá cao, khách hàng mua sẽ gặp khó
khăn trong việc tiếp cận và sử dụng các loại dịch vụ tài chính. Bên cạnh đó, đối với các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng ít có điểm khác biệt như các dịch vụ trao đổi ngoại tệ, chiết khấu
thương phiếu, cho vay thương mại, nhận tiền gửi, bảo quản vật giá trị, tài trợ các hoạt động
Chính phủ, cung cấp các tài khoản giao dịch, cung cấp dịch vụ ủy thác, cho vay tiêu dùng
quản lý tiền mặt, dịch vụ thuê mua thiết bị, cho vay tài trợ dự án, bán các dịch vụ bảo
hiểm,… và chi phí chuyển đổi không cao mà động cơ của khách hàng mua dịch vụ là tối đa
hóa lợi ích của mình do đó khách hàng nhạy cảm hơn về giá sẽ dẫn đến sự dịch chuyển của
khách hàng đến ngân hàng có giá cả thấp hơn 58
Sức mạnh của bên mua còn được thể hiện thông qua mức độ về mặc cả: trong thời đại
công nghệ thông tin ứng dụng cao, việc cập nhật thông tin của người mua về các ngân
hàng là rất thuận tiện và nhanh chóng. Cùng với đó các sản phương dịch vụ của các ngân
hàng có tính tương đồng cao tạo ra sự thay thế ở mức độ cao của các sản phẩm dịch vụ.
Điều đó dẫn đến khách hàng đi mua có khả năng mặc cả cao hơn trong thị trường tài chính.
58
2.3.5. Sức mạnh của người cung ứng 59
Người cung ứng đối với ngân hàng trước hết phải nói đến khách bao gồm các cá nhân và
tổ chức là người cung ứng nguồn vốn cho ngân hàng để kinh doanh. Với các đối tượng này
do hiện tại ở Việt Nam có hơn 100 ngân hàng hoạt động trong ngành vì vậy khách hàng có
thể dễ dàng lựa chọn đối tác để cung ứng nguồn vốn. Hơn nữa chi phí chuyển đổi là thấp
dẫn đến đối tượng này dễ dàng trong việc thay đổi đối tượng cung ứng 59
Đối tượng cung ứng thứ hai mà ngân hàng cần quan tâm là người cung ứng mặt bằng cho
các ngân hàng. Với đặc thù về đối tượng khách hàng nên các ngân hàng cần phải hoạt động
tại các khu vực đông dân cư và thuận tiện trong việc tiếp xúc với khách hàng. Vì vậy, với
đối tượng cung ứng mặt bằng sẽ có sức mạnh tương đối đối với ngân hàng trong việc cung
ứng mặt bằng 59
Trong quá trình toàn cầu hóa, yếu tố thời gian và tính tiện ích của các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng đặc biệt quan trọng trong việc thu hút khách hàng tăng doanh thu và giảm chi
phí của các ngân hàng. Do đó, để có thể tồn tại và nâng hiệu quả trong hoạt động các ngân
hàng phải hiện đai hóa hoạt động của ngân hàng. Quá trình hiện đại hóa phải dựa trên nền
tảng công nghệ thông tin để đáp ứng tối đa hiệu quả hoạt động. Trên thị trường có nhiều
đối tượng cung ứng nền tảng công nghệ thông tin cho các ngân hàng, tuy nhiên đối với
công nghệ thông tin ứng dụng trong ngân hàng đòi hỏi tính hiện đại và độ an toàn cao do
xvi
đó các ngân hàng thường tiếp cận với các nhà cung ứng lớn có uy tín trên thị trường. Do
đó, đối với đối tượng cung ứng này có sức mạnh tương đối với các ngân hàng thương mại
Việt Nam. Chẳng hạn như đối với LienVietPostBank ngay từ những ngày đầu chuẩn bị
thành lập đã xây dựng một chiến lược đầu tư công nghệ bài bản để hướng tới trở thành
ngân hàng số 1 Việt Nam về hiện đại hóa. Ngân hàng LienVietPostBank ứng dụng Ngân
hàng lõi (CoreBanking) Flexcube do nhà cung cấp giải pháp công nghệ thông tin lĩnh vực
dịch vụ tài chính hàng đầu thế giới I-Flex Solutions (nay là Oracle Financial Services
Limited). Flexcube là giải pháp Ngân hàng được ưa chuộng nhất trên thế giới theo bảng
xếp hạng của IBS Sales league Table của International Banking System trong 4 năm liền
(2002 -2005). Với giải pháp CoreBanking tích hợp toàn diện, ngân hàng này đáp ứng được
toàn diện nhu cầu dịch vụ Tài chính – Ngân hàng hiện đại. Hoặc như ngân hàng thương
mại cổ phần Đông Á ký hợp đồng với tập đoàn GRG mua 250 bộ máy ATM đời mới
H68N cho phép nạp tiền. Nhận thấy ứng dụng khoa học công nghệ trong ngân hàng đặc
biệt quan trọng, các ngân hàng đã không ngừng nâng cấp hệ thống ngân hàng điện tử.
Nhiều ngân hàng đã trở thành thành viên chính thức của Visa và MasterCard. Có thể thấy,
mức độ tập trung của các nhà cung ứng dẫn đến xu hướng tạo cho họ sức mạnh từ đó tác
động tới các NHTM Việt Nam 59
2.4. Cấu trúc ngành ngân hàng và hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng thương mại 60
Từ khung cơ sở lý luận, phần này sẽ định lượng mối quan hệ giữa đặc điểm cấu trúc ngành
ngân hàng (dựa trên mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter) và năng lực
cạnh tranh của các NHTM. Tác giả sẽ sử dụng một số biến số hiệu quả của các NHTM để
đo lường năng lực cạnh tranh của ngành. Đầu tiên, tác giả ước lượng biến số này bằng
phương pháp: phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) và sẽ có những đánh giá tổng quan về hiệu
quả của hệ thống ngân hàng thông qua các biến số hiệu quả ước lượng được. Sau đó, tác
giả sẽ sử dụng hàm Tobit và hồi quy tuyến tính để nghiên cứu tác động của các biến số
phản ánh cấu trúc ngành đến hiệu quả kỹ thuật của ngành 60
2.4.1. Ước lượng hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng thương mại 60
Phương pháp biên ngẫu nhiên (SFA) 60
Phương pháp DEA là một kỹ thuật quy hoạch tuyến tính để đánh giá đơn vị ra quyết định
hoạt động tương đối so với các ngân hàng khác trong mẫu như thế nào. DEA không đòi hỏi
xác định dạng hàm đối với biên hiệu quả và cho phép kết hợp nhiều đầu vào và nhiều đầu
ra trong việc tính các độ đo hiệu quả. Tuy nhiên, nhược điểm của DEA là nhạy cảm với
quan sát vượt trội và không có suy diễn thống kê. Vì vậy, phần này tác giả sẽ ứng dụng
phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA)_Tiếp cận tham số; để đánh giá hiệu quả
hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, với mục tiêu đưa ra ước lượng chính
xác hơn về hiệu quả kỹ thuật, cũng như xu hướng thay đổi trong hoạt động của các ngân
hàng thương mại trong giai đoạn 2008 – 2012 60
2.4.2. Cấu trúc cạnh tranh ngành ngân hàng và hiệu quả kỹ thuật 69
Để kiểm nghiệm các giả thuyết trong mô hình lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành và hiệu
quả tác giả sử dụng hàm Tobit và Hồi qui tuyến tính để ước lượng hiệu quả kỹ thuật của
các ngân hàng theo các biến số phản ánh cấu trúc cạnh tranh ngành như thị phần tín dụng,
tổng tài sản, tăng trưởng tương đối, vốn chủ sở hữu, từ đó kiểm định được một số giả
thuyết đã được đặt ra ban đầu 69
Kiểm định mô hình 7 chỉ ra mối tương quan với mô hình lý thuyết 3 và 8 trong chương 2.
Các ước lượng trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Do đó tăng trưởng tương
đối và tổng tài sản có quan hệ cùng chiều với thị phần tín dụng của một ngân hàng 74
xvii
Cùng với việc kiểm định các giả thuyết có thể thấy được mối tương quan trong xu hướng
biến động của các biến trong mô hình thông qua đồ thị. Từ đồ thị có thể thấy giả thuyết 10
chỉ ra mối quan hệ giữa thị phần và hiệu quả của các ngân hàng là cùng chiều với nhau 74
74
Đồ thị 2.7: Mối quan hệ giữa thị phần và hiệu quả kỹ thuật năm 2012 74
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán dựa trên BCTN của các NHTM 74
75
Đồ thị 2.8: Mối quan hệ giữa VCSH, TTS và hiệu quả kỹ thuật năm 2012 75
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán dựa trên BCTN của các NHTM 75
Bên cạnh đó với giả thuyết 4 cũng có thể thấy được vốn chủ sở hữu, tổng tài sản của các
ngân hàng ảnh hưởng dương tới hiệu quả của các ngân hàng thương mại Việt Nam 75
75
Đồ thị 2.9: Mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu, tổng tài sản và tăng trưởng năm 2012 75
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán dựa trên BCTN của các NHTM 75
Giả thuyết 2 chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và tăng
trưởng tương đối của ngân hàng. Điều này cũng đã được thể hiện trên mô hình kiểm định
phần trên 76
76
Đồ thị 3.10: Mối quan hệ giữa tăng trưởng tương đối, lợi nhuận và hiệu quả năm 2012 76
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán dựa trên BCTN của các NHTM 76
Cũng có thể thấy, đối với đồ thị thì tốc độ tăng trưởng tương đối tăng sẽ tác động làm tăng
lợi nhuận và hiệu quả của các ngân hàng thương mại 76
Kết quả tính toán của các năm trước cũng đưa ra xu hướng biến động tương tự năm 2012
(phụ lục) 76
Tóm lại, việc kiểm định các giả thuyết đề ra để chỉ ra được mối tương quan giữa các biến
tác động để từ đó chỉ ra được phương hướng điều chỉnh góp phần tìm kiếm mục tiêu tối ưu
của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn tới 76
Kết luận: Chương 2 đã khái quát tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt
Nam trong giai đoạn 2008 – 2012. Nhìn chung, cùng với xu thế chung của của khủng
hoảng kinh tế thế giới hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng bị ảnh
hưởng. Điều đó thể hiện rõ nét trong sự thay đổi của quy mô vốn chủ sở hữu, tổng tài sản
và hiệu quả của các ngân hàng. Tuy nhiên, trong đó vẫn có những ngân hàng đạt được hiệu
quả trong hoạt động thể hiện khả năng chống đỡ trước khủng hoảng. Từ đó chỉ ra những
mặt hạn chế của các ngân hàng dẫn tới tính phi hiệu quả. Chương 2 xây dựng các mô hình
để đánh giá tác động của cấu trúc cạnh tranh ngành tới hiệu quả kỹ thuật. Các kết quả đạt
được cho thấy mối quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc ngành. Từ những kết quả định
lượng này làm tiền đề cho chương 3 đưa ra kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng thương mại Việt Nam 76
CHƯƠNG 3 78
KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 78
3.1. Nhóm kiến nghị đối với Chính phủ và ngân hàng Nhà nước 78
3.1.1. Giải pháp từ Chính Phủ 78
Hai là, xây dựng lại vai trò của Ngân hàng Nhà nước để NHNN độc lập với mối quan hệ
với Chính phủ, từ đó NHNN sẽ có vị thế trong việc xây dựng và vận hành chính sách tiền
tệ hiệu quả. Đảm bảo mục tiêu NHNN là một ngân hàng trung ương thực sự, độc lập về
xviii
mặt tổ chức, nhân sự , đảm bảo khả năng quản trị điều hành và là người cho vay cuối cùng
của nền kinh tế 80
(c) Đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh trong hệ thống tài chính. Cạnh tranh
bình đẳng và lạnh mạnh luôn là động lựa cho sự phát triển xã hội. Những cá thể yếu sẽ bị
đào thải khỏi môi trường. Tuy nhiên, sự cạnh tranh không lành mạnh sẽ ngược lại gây
phương hại cho sự phát triển môi trường chung và tạo điều kiện cho những cá thể yếu lấn
át những cá thể mạnh. Vai trò của Ngân hàng nhà nước như người trọng tài để đảm bảo các
quy luật cạnh tranh này diễn ra một cách bình đẳng và có lợi cho xã hội. Hướng tới việc sử
dụng các công cụ thị trường để quản lý ngân hàng, và sử dụng những quy luật thị trường để
tạo ra hệ thống tài chính lành mạnh 81
Ba là, Chính phủ cần tăng cường vị thế tài chính của NHNN Việt Nam thông qua việc tăng
cường tự chủ tài chính; minh bạch và công khai để đảm bảo là ngân hàng của Chính phủ và
là ngân hàng của các ngân hàng 81
Bốn là, Chính phủ cần thực hiện tái cấu trúc triệt để và toàn diện đối với đầu tư công và
các doanh nghiệp nhà nước để loại bỏ bớt các dự án kém hiệu quả nhằm giảm tốc độ tăng
nợ công và gánh nặng các doanh nghiệp nhà nước yếu kém. Về cơ bản và lâu dài, đây cũng
là cơ hội để tăng đầu tư của tư nhân, thực hiện việc chuyển đổi mô hình phát triển, cơ cấu
lại vốn đầu tư xã hội, nhằm phát triển đất nước một cách bền vững. Để bảo đảm ổn định
kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ngăn chặn suy giảm kinh tế và thâm hụt ngân sách, tạo
việc làm, chúng ta cần xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp lý giữa đầu tư công và đầu tư
tư nhân.Chẳng hạn, sự gắn kết giữa cắt giảm đầu tư công với thúc đẩy đầu tư tư nhân chưa
được xem xét và đặt trong mối quan hệ tương tác biện chứng, trong đó cắt giảm đầu tư
công là quá trình thực hiện trong ngắn hạn, trực tiếp và trực diện, còn thúc đẩy đầu tư tư
nhân cần xem xét trong một thời gian dài với các biện pháp tác động gián tiếp cùng với cơ
chế, chính sách đồng bộ. Bên cạnh đó, Chính phủ cần tăng cường công tác thanh tra, giám
sát để giảm thiểu sự thất thoát lãng phí, tối thiểu hóa chi phí quản lý, ngăn ngừa tham
nhũng và tiêu cực 83
Phương pháp thứ hai là chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần. Đồng thời, chuyển vị
thế các ngân hàng đang là chủ nợ thành cổ đông lớn nắm đa số cổ phần nếu nhận thấy sau
tái cấu trúc doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển. Để các điều kiện cơ bản để tiến
trình chứng khoán hóa được thành công, trong vai trò đồng chủ nợ các ngân hàng cần tích
cực nâng cao tính cộng đồng hơn nữa, phối hợp với doanh nghiệp để xử lý nợ xấu. Đồng
thời, các ngân hàng nên sử dụng các công ty con của mình như công ty quản lý mua bán
nợ, công ty chứng khoán hay công ty quản lý quỹ để tham gia chủ động vào tiến trình
chứng khoán hóa 83
3.1.2. Giải pháp từ Ngân hàng Nhà nước 84
Một là, Ngân hàng Nhà nước cần tích cực, chủ động giám sát hoạt động của hệ thống theo
nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế và không can thiệp sâu bằng các mệnh lệnh hành chính.
Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực thể chế, rà soát các cơ chế chính sách theo hướng thị
trường, tạo môi trường lành mạnh cho hệ thống ngân hàng. Như là: Xây dựng khung pháp
lý về thành lập ngân hàng theo hướng một cách chặt chẽ, hợp lý; sửa đổi; cho phép ngân
hàng được phép tịch biên tài sản; nhanh chóng áp dụng các chuẩn mực về phân loại nợ và
trích dự phòng rủi ro theo chuẩn quốc tế; rà soát vốn thực có của các NHTM để giám sát tỷ
lệ an toàn vốn tối thiểu, thực hiện quản trị rủi ro theo Basel II 84
Trong đó, các văn bản pháp luật và các công cụ phải phù hợp với chuẩn mực quốc tế vừa
phải phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam để các NHTM chủ động thực hiện chính
sách và vận hành công cụ điều tiết của NHNN cũng như các cơ quan chức năng nhằm phát
xix
triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, thông qua chức năng vai
trò của nhà nước trong việc điều tiết khắc phục những khuyết tật của thị trường theo hướng
tạo môi trường lành mạnh cho các ngân hàng hoạt động theo luật, không bao cấp cho
NHTM, nhưng cũng không nên tạo ra những rủi ro cho ngân hàng bằng cơ chế chính sách
hay các mệnh lệnh hành chính; sử dụng cơ chế giám sát, chế tài để bảo đảm cho các ngân
hàng tham gia thị trường tuân thủ “luật chơi” đã qui định. Đây là cơ sở quan trọng nhất
đảm bảo cho nền kinh tế và hệ thống ngân hàng phát triển bền vững và hội nhập hiệu quả.
84
Hai là, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng để
giảm thiểu chi phí hoạt động cho các ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước với vai trò là người
quản lý trực tiếp hoạt động của hệ thống ngân hàng, NHNN cần giúp đỡ, tư vấn để các
ngân hàng phát triển hệ thống thông tin hiệu quả, minh bạch, chất lượng, uy tín và bền
vững 84
Ba là, Ngân hàng Nhà nước cần phải đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
Đối với các ngân hàng thương mại yếu kém, cần thực hiện sáp nhập, hợp nhất. Đặc biệt,
NHNN cần đưa ra lộ trình cụ thể cần đạt được sau tái cấu trúc để các ngân hàng hoạt động
hiệu quả 85
Về phương diện vi mô, các ngân hàng cần tiến hành cơ cấu lại thị trường, sản phẩm và cơ
cấu tài sản cho phù hợp với năng lực quản lý của mình, đảm bảo phát triển hiệu quả và bền
vững. Với cơ cấu tài sản và sản phẩm như hiện nay, hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam rất dễ bị tổn thương (như năm 2008). Đối với các NHTM Nhà nước vừa mới cổ phần
hóa cần tập trung cải thiện quản trị tại ngân hàng này theo chuẩn quốc tế vì nơi đây tập
trung nguồn lực lớn của Nhà nước, coi đây là hình mẫu về quản trị ngân hàng hiện đại ở
Việt Nam 85
Bốn là, Ngân hàng Nhà nước cần lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng trước hết và cần thiết
phải giải quyết triệt để nợ xấu. NHNN chỉ đạo sát sao buộc các NHTM cơ cấu lại khoản nợ
xấu để sử dụng các công cụ giảm nợ xấu. Bên cạnh đó, giám sát quan hệ sở hữu chéo giữa
các TCTD với các tổng công ty, tập đoàn kinh tế. Đặc biệt, cần nâng cao vai trò của cơ
quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao an
toàn cho toàn hệ thống 86
3.2. Nhóm kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam 86
Trong nghiên cứu của chương trước có thể thấy, các ngân hàng thương mại Việt Nam sử
dụng các nguồn lực còn nhiều lãng phí từ đó hiệu quả hoạt động của các ngân hàng chưa
đạt tối ưu 86
Như vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động từ đó đẩy cao năng lực cạnh tranh của các ngân
hàng thương mại Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cần đẩy mạnh việc thay
đổi theo chiều sâu hoạt động của các ngân hàng 86
3.2.1. Phát triển theo định hướng thị trường mục tiêu 87
3.2.3. Tăng cường năng lực tài chính và tự chủ tài chính 88
Năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam không cao so với các nước
trong khu vực. Do vậy, để đảm bảo các ngân hàng thương mại có đủ năng lực tài chính đáp
ứng nhu cầu mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả theo chuẩn mực
quốc tế thì các ngân hàng phải xử lý dứt điểm nợ xấu và lành mạnh hóa báo cáo tài chính.
Các ngân hàng thương mại cần đảm bảo tăng cường mức vốn chủ sở hữu phù hợp với quy
mô tài sản trên cơ sở thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ mức trên 12%, tỷ lệ nợ quá
hạn dưới 3% và các chuẩn mực theo Basel II và III. Đối với các ngân hàng, uy tín là đặc
biệt quan trọng do đó cần phải xây dựng lòng tin từ phía khách hàng để thu hút nguồn vốn
xx
dưới nhiều hình thức khác nhau. NHNN ban hành thông tư 07 về kiểm soát đặc biệt đối với
các ngân hàng. Thông tư này nêu rõ NHNN sẽ công khai danh tính đơn vị thuộc diện kiểm
soát đặc biệt do mất khả năng chi trả, nguy cơ mất an toàn hệ thống. Do vậy với các ngân
hàng yếu kém cần chủ động đẩy mạnh liên doanh, liên kết trong hệ thống ngân hàng để tận
dụng nguồn vốn, trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý từ các nước tiên tiến trên thế giới.
Tuy nhiên, trong việc lựa chọn các đối tác chiến lược cần lựa chọn các đối tác phù hợp với
mục tiêu của từng ngân hàng. Cùng với mục tiêu an toàn, hiệu quả cần xem xét tiến hành
sát nhập các ngân hàng yếu kém để nâng cao vị thế đủ năng lực cạnh tranh trong môi
trường hội nhập quốc tế 88
Các ngân hàng thương mại phải tự chủ tài chính và hoạt động kinh doanh để phát huy khả
năng độc lập, sáng tạo vượt qua những khó khăn thách thức trong giai đoạn hội nhập kinh
tế quốc tế. Việc tự chủ tài chính sẽ giúp các ngân hàng chủ động trong thực hiện chính
sách tăng trưởng vốn và đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động toàn hệ thống ngân hàng.
88
3.2.4. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, xây dựng văn hóa kinh doanh 89
Một là, đứng trước những thách thức từ nội tại và bên ngoài sau khi gia nhập WTO, các
ngân đối mặt với nhiều thách thức buộc phải đổi mới để tồn tại và phát triển. Trong khi đó
khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng thương mại Việt Nam chưa cao sẽ dẫn đến
bất lợi trong giảm thiểu chi phí về mặt thời gian và thu hút thị phần về phía mình. Trong
khi đó, với sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài với lợi thế về bề dày kinh nghiệm và
loại hình sản phẩm dịch vụ, tiện ích. Điều này đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam
phải sớm hiện đại hóa ngân hàng, nhanh chóng cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
hiện đại để nâng cao khả năng cạnh tranh 89
Hai là, xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu đảm bảo thông tin cung cấp là tin cậy. Trong
hoạt động ngân hàng, không phải mọi thông tin đều có thể công bố công khai. Nhưng càng
minh bạch thông tin, đảm bảo tính cập nhật, độ chuẩn xác, sẽ càng củng cố được niềm tin
của dân cư. Chỉ khi có được hệ thống thông tin minh bạch sẽ giảm bớt được tin đồn và khi
năng lực bên trong của từng ngân hàng được cải tổ theo hướng chất lượng, uy tín thực sự,
thì lòng tin giữa các doanh nghiệp, giữa ngân hàng và doanh nghiệp sẽ tốt lên 89
Do đó cần nghiên cứu, áp dụng phần mềm ngân hàng linh hoạt, gọn nhẹ, đáp ứng các quy
trình kinh doanh giúp các ngân hàng quản lý rủi ro tốt hơn và tận dụng được lợi thế cạnh
tranh nhằm h— trợ các quy trình kinh doanh ngân hàng đặc thù, từ khâu giao dịch cho đến
khâu xử lý thông tin. Chẳng hạn những dịch vụ mới từ SAP (Công ty phần mềm lớn nhất
Châu âu) trực tiếp đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng trên thị trường hiện nay, nhằm giúp
ngân hàng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý để cắt giảm chi phí, dễ
dàng tiếp cận và quản lý rủi ro một cách hiệu quả, ít tốn kém, đồng thời đẩy nhanh quá
trình cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mới nhằm duy trì và nâng cao khả năng cạnh
tranh 89
Ba là, đối với khách hàng của các ngân hàng là tương đối đa dạng do đó để thu hút khách
hàng: các ngân hàng cần xây dựng môi trường kinh doanh thân thiện giúp cho các khách
hàng có thể gửi niềm tin vào ngân hàng. Không những vậy việc xây dựng môi trường hoạt
động có văn hóa còn là động lực giữ chân nhân viên, thúc đẩy năng suất lao động, giảm
thiểu chi phí vô ích của các ngân hàng 90
3.2.5. Phát triển đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ theo hướng phát triển chiều sâu 90
Trong xu hướng hiện đại hóa ngân hàng, sự phát triển của sản phẩm dịch vụ ngân hàng
ngày càng tích cực. Tuy nhiên vẫn còn manh mún và chưa đồng bộ, thêm vào đó việc tiến
xxi
tới phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt buộc phải có chính sách phát triển
thị trường thẻ để tạo tiện ích thu hút khách hàng 90
Để hoàn thiện thị trường thẻ cần phải tiến hành giải quyết các vấn đề sau: 90
PHẦN KẾT LUẬN 94
Phụ lục 3: Lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng thương mại Việt Nam 2008 -2012 103
Phụ lục 4 : ROE của các ngân hàng thương mại Việt Nam 2008 – 2012 105
Phụ lục 5: Mối quan hệ Tăng trưởng tương đối, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, thị phần và
hiệu quả 107
107
107
108
108
109
109
110
110
111
111
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên tiếng Việt
ABBank Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình
ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
DaiABank Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á
DongABank Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á
EIB Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
HabuBank Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội
HDBank Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển TP. HCM
KienLongBank Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long
MBB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
MDB Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Mê Kông
MHB Ngân Hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL
MSB Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam
NamABank Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
NaviBank Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt
OceanBank Ngân hàng thương mại cổ phần Đại dương
xxii
Tên viết tắt Tên tiếng Việt
OricomBank Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông
PGBank Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex
PNB Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam
SacomBank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín
SaigonBank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương
SeaBank Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
SHB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội
TechcomBank Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
VIBank Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam
VietABank Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á
VietCapitalBank Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt
VietcomBank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
VietinBank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
VPBank Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
WEB Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây
CIEM Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế
CONS Không đổi theo quy mô
DEA Phương pháp phân tích bao dữ liệu
DRS Giảm theo quy mô
EPS Hệ số thu nhập/cổ phiếu
GDP Tổng sản phẩm trong nước
IRS Tăng theo quy mô
NHLD Ngân hàng liên doanh
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHNNg Ngân hàng nước ngoài
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước
NIM Thu lãi biên ròng
NOM Thu ngoài lãi biên ròng
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
PE Hiệu quả quy mô.
ROA Thu nhập ròng/ Tổng tài sản
ROE Thu nhập ròng/ Vốn chủ sở hữu
xxiii
Tên viết tắt Tên tiếng Việt
SE Hiệu quả kỹ thuật thuần túy.
SFA Phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên
TCTD Tổ chức tín dụng
TDND Tín dụng nhân dân
TE Tổng hiệu quả kỹ thuật.
TFP Chỉ số năng suất nhân tố tổng hợp
TNHĐB Thu nhập hoạt động biên
xxiv
DANH MỤC CÁC BẢNG
tế Vi mô) i
tế Vi mô) i
Mã số: KTQD/V2013 i
Mã số: KTQD/V2013 i
2. PGS.TS TÔ TRUNG THÀNH i
2. PGS.TS TÔ TRUNG THÀNH i
HÀ NỘI - 2014 i
HÀ NỘI - 2014 i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xxii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xxii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
Từ những vấn đề trên nhóm tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích tác động của cấu trúc cạnh
tranh ngành đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn
2000-2012” với mục tiêu đóng góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu cấu trúc cạnh
tranh ngành có ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại
Việt Nam 2
Từ những vấn đề trên nhóm tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích tác động của cấu trúc cạnh
tranh ngành đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn
2000-2012” với mục tiêu đóng góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu cấu trúc cạnh
tranh ngành có ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại
Việt Nam 2
2.Mục đích, nội dung, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
2.Mục đích, nội dung, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
Nghiên cứu một cách khoa học cơ sở lý luận về lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành ngân
hàng và lý thuyết năng lực cạnh tranh. Trên cơ sở đó xây dựng mối quan hệ giữa cấu trúc
cạnh tranh ngành ngân hàng tác động tới hiệu quả tài chính 2
Nghiên cứu một cách khoa học cơ sở lý luận về lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành ngân
hàng và lý thuyết năng lực cạnh tranh. Trên cơ sở đó xây dựng mối quan hệ giữa cấu trúc
cạnh tranh ngành ngân hàng tác động tới hiệu quả tài chính 2
Dựa trên mô hình lý thuyết phân tích thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam và
phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng 2
Dựa trên mô hình lý thuyết phân tích thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam và
phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng 2
Từ đó, đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.2
Từ đó, đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.2
Để có thể đạt được các mục tiêu nghiên cứu nói trên, đề tài này cần trả lời được các câu hỏi
nghiên cứu cụ thể sau đây: 2
xxv