Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Luận văn thạc sĩ sử dụng hình có biểu tượng vào dạy học hình học ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thùy Giao

SỬ DỤNG HÌNH CĨ TÍNH BIỂU TƯỢNG VÀO
DẠY HỌC HÌNH HỌC Ở TIỂU HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thùy Giao

SỬ DỤNG HÌNH CĨ TÍNH BIỂU TƯỢNG VÀO
DẠY HỌC HÌNH HỌC Ở TIỂU HỌC

Chuyên ngành : Giáo dục học (tiểu học)
Mã số

: 8140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. DƯƠNG MINH THÀNH


Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được xuất phát từ
yêu cầu trong cơng việc để hình thành hướng nghiên cứu.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng, được thu thập trong q trình nghiên cứu và khơng trùng lặp với các đề
tài khác.


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Dương Minh
Thành, giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy vì những hướng dẫn và nhận
xét quý báu của Thầy trong suốt quá trình nghiên cứu.
Em cũng xin cảm ơn các Thầy Cơ, Cán bộ thuộc phịng Sau Đại học,
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ, tạo điều kiện
cho em học tập và nghiên cứu tại Trường.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu các trường tiểu
học đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em thực hiện một số khảo sát tại trường
trong suốt quá trình làm nghiên cứu.


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng

Danh mục biểu đồ
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU

....................................................................................................... 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................... 10
1.1. Biểu tượng hình học .............................................................................. 10
1.2. Dạy học tích hợp.................................................................................... 13
1.2.1. Tích hợp......................................................................................... 13
1.2.2. Tích hợp trong dạy học hình học ở tiểu học ................................. 15
1.2.3. Một số cách tiếp cận trong dạy học hình học ở tiểu học
hiện nay ......................................................................................... 18
1.2.4. Biểu tượng có chứa dạng hình học ở tiểu học ............................... 21
1.3. Một số đặc điểm tâm lý lứa tuổi tiểu học .............................................. 24
Chương 2. SƠ LƯỢC VỀ CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC TRONG
CHƯƠNG TRÌNH VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC............................................. 26
2.1. Nội dung dạy học hình học ở tiểu học................................................... 26
2.1.1. Cấu trúc chương trình mơn Tốn hiện hành .................................. 26
2.1.2. Các mạch kiến thức hình học có trong chương trình tiểu học ........ 27
2.2. Một số kinh nghiệm của giáo viên trong dạy học yếu tố hình học ở
tiểu học .................................................................................................. 35
Chương 3. XÂY DỰNG TÀI LIỆU DẠY HỌC HÌNH HỌC CĨ
SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG ........................................................ 40
3.1. Tích hợp kiến thức về doanh nhân, thương hiệu. .................................. 41


3.1.1. Logo Mercedes ............................................................................... 41
3.1.2. Logo Starbuck ................................................................................ 42

3.2. Tích hợp giáo dục an tồn giao thơng thơng qua biểu tượng
giao thơng ............................................................................................ 44
3.3. Tích hợp kiến thức về cơng nghệ ........................................................ 46
3.4. Tích hợp kiến thức địa lý thơng qua các biểu tượng thuộc về
thể thao ................................................................................................ 47
3.4.1. Biểu tượng Olympic ........................................................................ 47
3.4.2. Biểu tượng Seagame 30 .................................................................. 48
3.5. Tích hợp kiến thức các nước thơng qua biểu tượng quốc kì ................. 49
3.5.1. Cờ Nhật Bản .................................................................................... 49
3.5.2. Cờ Việt Nam ................................................................................... 50
3.6. Tích hợp giáo dục kiến thức lịch sử, văn hóa xã hội, cơng trình
kiến trúc thơng qua biểu tượng văn hóa .............................................. 54
3.6.1. Chùa Một Cột .................................................................................. 54
3.6.2. Nón Quai Thao ................................................................................ 56
3.6.3. Logo Tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................................... 58
Chương 4.

CÁCH THỨC TIẾN HÀNH MỘT BÀI DẠY HÌNH
HỌC CĨ SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG ..................................... 60

4.1. Xác định mục tiêu dạy học .................................................................... 60
4.2. Lựa chọn biểu tượng tích hợp ............................................................... 60
4.3. Lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học ....................................... 62
4.4. Thiết kế hoạt động dạy học ................................................................... 62
4.5. Đánh giá................................................................................................. 68
4.5.1. Đánh giá quá trình lên kế hoạch và giảng dạy ................................ 68
4.5.2. Đánh giá sau tiết dạy qua kết quả phiếu bài tập thu được ............. 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 83
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Nội dung chương trình dạy học các yếu tố hình học cho
học sinh tiểu học ....................................................................... 27

Bảng 2.2.

Thống kê đánh giá của giáo viên về sự đáp ứng của các
phương tiện dạy học hiện nay ................................................... 36

Bảng 2.3.

Thống kê phương tiện dạy học được sử dụng trong trường
tiểu học hiện nay ....................................................................... 37

Bảng 2.4.

Thống kê về mức độ phân loại dạng hình của học sinh khi
học hình qua các phương tiện dạy học ...................................... 38

Bảng 3.1.

Số liệu của nón Quai Thao ........................................................ 57

Bảng 4.1.

Thống kê kết quả của học sinh sau bài học diện tích hình

chữ nhật ..................................................................................... 72

Bảng 4.2.

Thống kê học sinh sử dụng cách 1 và cách 2 ............................ 73
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Các phương tiện dạy học được sử dụng trong trường tiểu
học hiện nay .............................................................................. 36


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.

Lá cờ Nhật Bản............................................................................ 22

Hình 1.2.

Biển báo giao thơng..................................................................... 22

Hình 1.3.

Biểu tượng SeaGame 30.............................................................. 23

Hình 1.4.

Logo Microsoft ............................................................................ 23

Hình 2.1.


Bài tốn minh họa hình ............................................................... 29

Hình 2.2.

Bài tốn so sánh đối chiếu ........................................................... 29

Hình 2.3.

Bài tốn cắt ghép, xếp hình ......................................................... 30

Hình 2.4.

Bài tốn liên hệ kiến thức cũ ....................................................... 31

Hình 2.5.

Bài tốn nhận diện hình trong SGK Tốn lớp 1.......................... 31

Hình 2.6.

Bài tốn tính chu vi trong SGK Tốn lớp 3 ............................... 32

Hình 2.7.

Bài tốn nhận diện hình trong sách Tốn Chân trời sáng tạo .... 33

Hình 2.8.

Bài tốn nhận diện hình trong sách Tốn Cánh Diều ................. 33


Hình 2.9.

Bài tốn về hình đa giác đều trong sách Cambridge Primary
Mathematics 5 ............................................................................. 34

Hình 2.10. Bài toán về cao hơn, thấp hơn trong sách Cambridge
Primary Mathematics 1 ............................................................... 34
Hình 2.11. Bài tốn nhận diện hình trong sách Mastering Mathematics
quyển A (6 -7 tuổi) ...................................................................... 35
Hình 3.1.

Logo Mercedes ............................................................................ 41

Hình 3.2.

Bánh xe ........................................................................................ 42

Hình 3.3.

Logo Starbuck ............................................................................. 42

Hình 3.4.

Mảnh giấy in................................................................................ 44

Hình 3.5.

Biển báo giao thơng..................................................................... 44

Hình 3.7.


Hình tam giác .............................................................................. 45

Hình 3.8.

Hình trịn...................................................................................... 45

Hình 3.6.

Nhóm biển báo giao thơng .......................................................... 45

Hình 3.9.

Ứng dụng điện thoại .................................................................... 46


Hình 3.10. Biểu tượng Olympic .................................................................... 47
Hình 3.11. Kích thước Olympic .................................................................... 48
Hình 3.12. Biểu tượng Seagame 30 .............................................................. 48
Hình 3.13. Lá cờ Nhật Bản............................................................................ 49
Hình 3.14. Kích thước chuẩn của Lá cờ Nhật Bản ....................................... 50
Hình 3.15. Lá cờ Việt Nam ........................................................................... 50
Hình 3.16. Trại hè.......................................................................................... 51
Hình 3.17. Cờ chính ...................................................................................... 52
Hình 3.18. Vải để làm cờ Phướn ................................................................... 52
Hình 3.20. Cờ reo .......................................................................................... 53
Hình 3.19. Tấm vải làm cờ reo ...................................................................... 53
Hình 3.21. Chùa Một Cột .............................................................................. 54
Hình 3.22. Nón Quai Thao ............................................................................ 57
Hình 3.23. Logo Tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................................ 58

Hình 4.1.

Sơ đồ tư duy ................................................................................ 61

Hình 4.2.

Hình ảnh trị chơi đốn chức năng Icon ...................................... 71

Hình 4.3.

Bài làm của học sinh A ............................................................... 74

Hình 4.4.

Bài làm của học sinh B ................................................................ 75

Hình 4.5.

Bài làm của học sinh C ................................................................ 76

Hình 4.6.

Bài làm của học sinh D ............................................................... 76


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Toán học là một lĩnh vực quan trọng, cung cấp công cụ cho nhiều ngành khoa

học khác cũng như nhiều ứng dụng trong đời sống thực tiễn. Cụ thể Toán học cung
cấp cách thức tư duy, phương pháp lập luận và công cụ để giải quyết các vấn đề
trong khoa học và cuộc sống. Nhờ đó, mơn Tốn trở thành một mơn học được quan
tâm, chú ý của các quốc gia trên thế giới. Điều này được thấy rõ ràng trong chương
trình tiểu học của hầu hết các quốc gia, mơn Tốn là mơn học bắt buộc, chiếm tỉ
trọng khá nhiều so với các môn học khác. Ở các trường tiểu học của Việt Nam, mơn
Tốn chiếm thời lượng mỗi tuần 4 tiết, xếp thứ hai sau môn Tiếng Việt, và cũng là
môn xuất hiện ở các đợt kiểm tra và kì thi quan trọng trong năm học. Cịn tại các gia
đình, hầu hết các bậc phụ huynh cũng đều mong muốn con em mình giỏi tốn và có
xu hướng tập trung đầu tư nguồn lực để giúp phát triển kiến thức và kĩ năng cho trẻ,
trong đó có kiến thức và kĩ năng tốn học.
Xét về mặt nội dung, trong chương trình Tốn ở tiểu học, song song với dạy
học số học, một số yếu tố đại số, đại lượng, đo đại lượng, một số yếu tố thống kê thì
hình học là một trong những nội dung trọng tâm. Hình học được giảng dạy ở tất cả
các khối lớp, bắt đầu từ việc nhận diện các hình đơn giản ở lớp 1, 2 cho đến nâng
cao dần cho đến các lớp cuối cấp. Cụ thể ở mức độ nhận dạng hình, các hình đơn
giản như hình vng, hình trịn, hình tam giác, hình chữ nhật, đoạn thẳng, đường
gấp khúc được đưa vào giảng dạy sớm trong chương trình lớp 1 và lớp 2 ở mức độ
nhận diện về mặt tổng thể. Sau đó dần được nâng cao qua việc khai thác nhiều hơn
về đặc điểm chi tiết, rồi đến việc tính tốn các yếu tố của hình như tính chu vi, diện
tích, thể tích của các hình đơn giản ở trong chương trình Toán lớp 3, 4 và 5.
Đối với mỗi bài học về các yếu tố hình học trong SGK Tốn ta có thể dễ dàng
nhận thấy hai mảng nội dung được phân chia khá rõ rệt, phần kiến thức mới được
đưa ra mỗi đầu bài học và tiếp theo là phần thực hành luyện tập. Theo tiến trình đó,
giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tiếp cận kiến thức mới, sau đó thực hành giải các
bài tập bên dưới để củng cố, vận dụng kiến thức và rèn luyện kĩ năng. Thông
thường, giáo viên chuẩn bị những đồ dùng dạy học mơ phỏng hình sẽ được dạy


2

trong bài học đó, hoặc vẽ hình ở trên bảng, rồi sử dụng các phương pháp dạy học
truyền thống như giảng giải, minh họa, hỏi đáp, … để dẫn dắt học sinh tiếp cận dần
với kiến thức. Theo quan sát của chúng tơi, giáo viên ít khi sử dụng các phương
pháp dạy học tích cực như dạy học khám phá, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dự
án, … để giúp học sinh tiếp cận một cách đa dạng hơn đến những kiến thức hình
học, mảng kiến thức được đánh giá là có nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống.
Đối với phần thực hành giải toán, học sinh sẽ giải quyết từng bài tập một theo trật tự
như trong sách giáo khoa, theo trình tự: học sinh đọc hiểu và phân tích bài tốn, giải
quyết bài tốn, sau đó giáo viên sẽ tổ chức việc chỉnh sửa. Tuy nhiên các bài tập
trong sách giáo khoa chủ yếu được biên soạn cho việc giải quyết của từng cá nhân
học sinh, ít hỗ trợ giáo viên trong việc tổ chức giải quyết theo nhóm hoặc các trị
chơi học tập. Ngồi ra việc phụ thuộc khá lớn vào bài tập trong sách giáo khoa
khiến hoạt động học tập của học sinh giảm tính đa dạng và mới mẻ. Học sinh có thể
thực hành làm nhiều bài tập nhưng số lượng dạng bài tập hạn chế, bài tập đi nhiều
về củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng giải tốn, ít bài tập vận dụng vào cuộc
sống hoặc tích hợp với các lĩnh vực khác, dẫn tới ít phát huy sự sáng tạo, ít khơi gợi
được trí tưởng tượng, tị mị của trẻ.
Hiện nay, dạy học tích hợp đang là một định hướng dạy học được nhiều nhà
giáo dục quan tâm. Nhờ dựa trên quan điểm giáo dục toàn diện và tăng cường kết
nối, dạy học tích hợp giúp góp phần chuyển nền giáo dục từ chú trọng truyền thụ
kiến sang nền giáo dục chú trọng hình thành, phát triển tồn diện năng lực và phẩm
chất người học. Dạy học tích hợp không đơn thuần giúp học sinh trang bị những
hiểu biết về tri thức liên ngành mà còn mang đến cho học sinh những trải nghiệm
thực tế có ý nghĩa, từ đó giúp học sinh hiểu sâu hơn vấn đề và phát triển được năng
lực giải quyết vấn đề. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra đối với người giáo viên trong tình
hình hiện nay là tìm kiếm những cách thức tích hợp khơng những trong lĩnh vực
kiến thức mà cả trong những hoạt động phát triển các năng lực cho học sinh. Ví dụ
trong giảng dạy hình học, giáo viên cần biết cách tích hợp kiến thức hình học với
những lĩnh vực toán học hoặc khoa học khác, đồng thời giúp học sinh nhìn thấy mối
liên kết giữa kiến thức hình học với các vấn đề nảy sinh trong xã hội hiện đại với



3
ứng dụng ngày càng sâu rộng của lĩnh vực công nghệ thơng tin và truyền thơng.
Nhờ đó làm cho học sinh hiểu hơn về ý nghĩa của những hình hình học, đồng thời
kích thích sự ham muốn hiểu biết của các em về thế giới xung quanh và mở rộng
mối quan tâm nhiều hơn đến mọi hiện tượng, lĩnh vực trong đời sống thực tiễn.
Một ví dụ về việc tích hợp kiến thức hình học với những lĩnh vực khác chính là
sử dụng biểu tượng trong dạy học hình học ở tiểu học, là cách sử dụng có chủ đích
những đồ dùng dạy học để minh họa hình học. Chẳng hạn khi dạy về hình trịn, thay
vì giáo viên vẽ các hình trịn, hoặc sử dụng những vật hình trịn để minh họa thì
giáo viên có thể đề cập tới những hình ảnh vừa có tính chất hình học vừa có tính
biểu tượng, chẳng hạn sử dụng biểu tượng Olympic với 5 hình trịn có màu khác
nhau được lồng vào nhau tượng trưng cho 5 châu lục. Vòng tròn tượng trưng cho sự
kết nối và tồn vẹn. Khi 5 vịng trịn liên kết với nhau thì biểu trưng cho sự liên tục.
Giáo viên có thể đưa ra những câu chuyện liên quan đến biểu tượng này, có thể tính
tốn chu vi của những hình trịn được dựng ở nóc tịa nhà của Ủy ban Olympic thế
giới, …
Từ ví dụ trên chúng tôi đặt ra một số câu hỏi sau:
- Quan điểm tích hợp được trình bày như thế nào trong sách giáo khoa Toán và
được giáo viên vận dụng như thế nào trong quá trình giảng dạy ở tiểu học?
- Liệu việc sử dụng biểu tượng trong dạy học hình học có giúp cho học sinh
học tốt các yếu tố hình học hơn so với dạy học truyền thống khơng?
- Làm sao để xây dựng hệ thống các kế hoạch dạy học sử dụng biểu tượng để
giảng dạy các nội dung hình học?
Xuất phát từ mong muốn tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi trên, chúng tôi
lựa chọn đề tài “Sử dụng hình có tính biểu tượng vào dạy học hình học ở tiểu học”
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Việt Nam chưa tìm được nghiên cứu nào về việc sử dụng biểu hình có tính
biểu tượng vào dạy học hình học ở tiểu học nhưng đã có nhiều nghiên cứu về dạy

học tích hợp, đặc biệt là những nghiên cứu sử dụng hình ảnh có tính minh họa trong
giảng dạy các yếu tố hình học. Các nghiên cứu này thường dưới dạng sáng kiến
kinh nghiệm, luận văn, và những bài báo khoa học.


4
Tác giả Tống Thiên Long (2014) trong bài tham luận về “Minh họa thực tiễn
trong dạy và học toán” đã trình bày một số lí do và ví dụ cụ thể cho việc sử dụng
hình ảnh thực trong dạy học tốn. Những ý tưởng đó xuất phát từ thực tế dạy học ở
các cấp trung học và vai trò của hình ảnh là minh họa và làm rõ các khái niệm tốn
học. Sử dụng hình ảnh giúp học sinh thấy được mối liên kết giữa hình và sự xuất
hiện của các dạng hình trong thực tiễn.
Trương Thùy Nga (2002) với đề tài luận văn “Hình thành biểu tượng hình học
và phát triển tư duy cho học sinh tiểu học qua hoạt động nhận dạng hình học” đã
xây dựng được hệ thống các bài tập về nhận dạng hình hình học giúp học sinh hình
thành biểu tượng hình học đúng, vững chắc, có hệ thống, bồi dưỡng năng lực tư duy
– tưởng tượng cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên, tác giả chỉ chú ý đến khía cạnh
nhận diện hình, nghiêng theo hướng lí thuyết mà chưa thật sự quan tâm đến việc tạo
mối liên hệ giữa lí thuyết và thực tế.
Trương Thị Thúy Ngân (2016) với đề tài luận văn “Dạy chủ đề hình học ở bậc
tiểu học theo hướng tiếp cận thực tế” đã xây dựng ngữ liệu dạy học theo hướng tiếp
cận hình ảnh thực tế. Cách tiếp cận này giúp học sinh dễ dàng nắm vững kiến thức,
tạo sự liên kết giữa lý thuyết và thực tiễn ngồi, kích thích học tập, rèn trí tượng
tượng, giáo dục nhân cách, đạo đức qua những câu chuyện. Tác giả chú ý nhiều đến
việc đưa nội dung thực tiễn vào dạy học các yếu tố hình học.
Ở các nước trên thế giới, sử dụng hình ảnh thực tế để minh họa hình học khơng
phải là vấn đề mới mẻ.
Munakata và Vaidya (2012) nghiên cứu việc sử dụng hình ảnh thực trong việc
khuyến khích học sinh tìm cách kết nối giữa tốn học, khoa học và cuộc sống hàng
ngày. Hình ảnh được sử dụng như những “vật liệu” cho các “tác phẩm” tốn học về

một nội dung tốn học nào đó.
Bên cạnh đó, đã có nghiên cứu đưa ra phương thức dạy học tốn học thơng qua
các câu chuyện kể, tạo sự kết nối giữa toán học với các lĩnh vực khác như văn học,
lịch sử, địa lí, nghệ thuật, …Các tác giả Caroline McGrath (2014), Leslie Dietiker
(2015) đã đưa ra những bằng chứng chứng minh rằng việc dạy học toán thơng qua
các câu chuyện kể kích thích hứng thú, sự tò mò của học sinh nhất là khi bắt đầu


5
một nhiệm vụ học tập, từ đó giúp học sinh học tập tích cực, tự giác hơn.
Ngồi ra, với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc giảng dạy hình học
ngày nay được phát triển theo một cách tiếp cận hiện đại hơn, đó là sử dụng một số
chương trình máy tính để vẽ và ghép hình, chẳng hạn chương trình Geogebra. Đây
cũng là một xu hướng dạy học được quan tâm nghiên cứu, vừa giúp hỗ trợ học sinh
học tốt các kiến thức hình học, vừa gia tăng khả năng ứng dụng hình học trong thiết
kế các sản phẩm, phát triển kĩ năng vẽ hình, phối màu, đồng thời phát triển tư duy
lập trình trên máy tính cho học sinh.
Những cách tiếp cận dạy học hình học trên đều hướng tới việc giúp học sinh
phát triển các năng lực cần thiết và giúp học sinh học tốt các yếu tố hình học. Theo
những nghiên cứu đã đưa ra, sử dụng hình ảnh thực tế tích hợp các kiến thức từ
nhiều lĩnh vực đã được đưa vào giảng dạy khá lâu và mang lại những hiệu quả nhất
định. Ngược lại, thực tế cuộc sống cũng xuất hiện ngày càng nhiều các biểu tượng,
giúp tạo thêm nhiều nguyên vật liệu cho giáo viên sử dụng trong các bài học. Ví dụ:
Biểu tượng quốc gia: khi dạy bài hình chữ nhật có thể giới thiệu về cờ, đặc biệt lá
cờ Việt Nam, đằng sau biểu tượng này ẩn chứa một câu chuyện ý nghĩa về văn hóa,
lịch sử. Ngồi ra, có thể cho các em tính chu vi, diện tích của lá cờ cũng như có hiểu
biết về quy chuẩn kích thước; giáo dục ý thức tôn trọng quốc kỳ cho học sinh. Hoặc
để đưa thế giới công nghệ gần với học sinh hơn, chúng ta có thể đưa những ví dụ về
icon của những sản phẩm công nghệ vào bài dạy, những icon này không những gần
gũi với các em cịn khiến việc học yếu tố hình học trở nên thú vị hơn, phù hợp hơn

với sự phát triển của xã hội hiện đại. Như vậy, vừa sử dụng biểu tượng để minh họa
hình học giúp học sinh có cơ sở về hình, học các kiến thức liên qua đến hình, vừa
tích hợp những kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là cơng nghệ, vừa
có thể giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh. Nhận thấy được lợi ích của việc sử
dụng biểu tượng vào dạy học hình học nên chúng tơi muốn đề xuất hướng giảng dạy
mới để giảng dạy các nội dung hình học đó là “Sử dụng hình có tính biểu tượng vào
dạy học hình học ở tiểu học”.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm giúp các em học sinh tiểu học hứng thú hơn trong học


6
tốn, đưa các yếu tố hình học gần gũi và có ý nghĩa hơn với các em, góp phần giúp
các em phát triển những năng lực toán học cũng như có thêm hiểu biết về những
lĩnh vực khác. Đề tài cũng giúp giáo viên có thêm tư liệu, kinh nghiệm dạy học các
yếu tố hình học, khai thác các biểu tượng có trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
vào dạy học.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung vào nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích
và khai thác các hình ảnh có tính chất biểu tượng vào dạy học hình học ở tiểu học.
Cụ thể:
- Tìm hiểu và phân tích ý nghĩa của những hình ảnh vừa có tính chất hình học
vừa có tính biểu tượng có trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
- Thu thập hệ thống các biểu tượng có ý nghĩa giáo dục và phù hợp với từng
đối tượng học sinh.
- Hệ thống lại các nội dung hình học ở tiểu học để đề xuất cách sử dụng biểu
tượng cho từng nội dung bài học.
- Xây dựng một số kế hoạch dạy học hình học có sử dụng biểu tượng, trong đó
đề xuất một số giả thuyết.
- Tổ chức dạy học thực nghiệm nhằm kiểm chứng những giả thuyết được đưa

ra, lấy ý kiến của giáo viên và học sinh sau khi thực nghiệm.
- Đưa ra những kết luận và đề xuất một số ý kiến về cách sử dụng biểu tượng
trong dạy học hình học ở tiểu học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề ra, chúng tôi tiến hành các công việc
nghiên cứu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng biểu tượng
trong dạy học hình học ở tiểu học.
- Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng các biểu tượng trong dạy học hình học ở
tiểu học.
- Xây dựng kế hoạch dạy học có sử dụng biểu tượng và thực nghiệm sư phạm.


7
6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng hình có tính biểu tượng biểu tượng vào dạy học
hình học ở tiểu học.
Khách thể nghiên cứu: Giảng dạy hình học trong chương trình mơn Tốn ở tiểu
học.
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung hình học có trong chương trình tiểu
học, từ đó sử dụng các biểu tượng với các nội dung thích hợp trong từng cấp lớp.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1 Nghiên cứu tài liệu
- Nghiên cứu lý thuyết về dạy học tích hợp, dạy học theo hướng phát triển
năng lực trong mơn Tốn
- Nghiên cứu những nội dung giảng dạy hình học có trong chương trình tiểu
học trong và ngoài nước.
- Nghiên cứu tâm sinh lý của lứa tuổi tiểu học liên quan và ảnh hưởng đến
việc học tập các nội dung hình học phẳng và hình học khơng gian.

- Nghiên cứu sự xuất hiện của các biểu tượng hình học trong đời sống thực
tiễn: kinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao, âm nhạc, nghệ thuật, …
- Nghiên cứu cách thức và tiến trình dạy học hình học của giáo viên trong nhà
trường tiểu học Việt Nam.
8.2 Phương pháp khảo sát điều tra
- Tìm hiểu thực trạng dạy học nội dung hình học ở tiểu học.
- Tìm hiểu hứng thú học tập nội dung hình học của học sinh tiểu học hiện nay.
- Tìm hiểu quan điểm dạy học của giáo viên tiểu học khi dạy nội dung hình
học.
8.3 Phương pháp phỏng vấn
- Tìm hiểu về việc sử dụng các biểu tượng trong dạy học hình học của các giáo
viên tiểu học.
8.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại một trường tiểu học trên địa bàn


8
TPHCM ở các khối lớp.
- Xử lí số liệu để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm và cung cấp thêm cơ
sở khoa học cho các kết luận và đề xuất.
9. Giả thuyết khoa học
Chúng tôi giả định rằng giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các
ví dụ hấp dẫn để minh họa khi dạy các kiến thức hình học ở tiểu học và khơng ít học
sinh cũng gặp khó khăn và ít hứng thú với các nội dung hình học. Chúng tơi cũng
giả định rằng nếu sử dụng biểu tượng trong dạy học hình học một cách hợp lý và có
chủ đích sẽ mang lại hứng thú học tập cho học sinh, kích thích sự tìm tịi các kiến
thức khác liên quan đến hình học, giúp các em hiểu thêm về văn hóa, thể thao, y
học, lịch sử, …
10. Dự kiến đóng góp của đề tài
- Góp phần vào việc nghiên cứu vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong

dạy học nội dung hình học ở tiểu học.
- Đề xuất một cách dạy học hình học theo hướng tích hợp nhằm kích thích
hứng thú học tập, sự tò mò tri thức của học sinh.
11. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được trình bày trong 4 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài
Trình bày về khái niệm biểu tượng và biểu tượng hình học; quan điểm dạy học
tích hợp, các phương án dạy học tích hợp và một số đặc điểm tâm lí của học sinh
tiểu học trong học tập các yếu tố hình học.
Chương 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Trình bày về nội dung hình học trong chương trình tiểu học hiện hành ở tất cả
các khối lớp; các mạch kiến thức và kĩ thuật dạy học các yếu tố hình học; một số bài
tốn có sử dụng các biểu tượng; kinh nghiệm của giáo viên trong dạy học các yếu tố
hình học.
Chương 3. Tài liệu dạy học các yếu tố hình học có sử dụng biểu tượng
Cung cấp một số ý tưởng dạy có sử dụng các biểu tượng theo các mạch kiến
thức tích hợp ở 6 lĩnh vực.


9
Chương 4. Thực nghiệm
Trình bày cách xây dựng một kế hốch dạy học có sử dụng biểu tượng; thực
nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm để từ đó đánh giá, kết luận và đề
xuất những giải pháp cho việc giảng dạy hình học nói chung và giảng dạy hình học
theo hướng tích hợp bằng cách sử dụng các biểu tượng hình học.


10
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Biểu tượng hình học

1.1.1. Khái niệm biểu tượng
Theo từ điển Tiếng Việt của NXB từ điển Bách Khoa, biểu tượng là những dấu
hiệu bên ngoài.
Cụ thể hơn, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng định nghĩa rằng: “Biểu tượng là
hình ảnh có tính tượng trưng, chim bồ câu là biểu tượng của hịa bình; Biểu tượng là
hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật cịn giữ lại
trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt; Biểu tượng
là kí hiệu hình đồ họa trên màn hình máy tính, tượng trưng cho một chương trình,
một file dữ liệu, người sử dụng có thể kích chuột vào đấy để chọn một thao tác hoặc
một ứng dụng phần mềm nào đó.
Biểu tượng là những hình ảnh biểu trưng theo Từ điển Tiếng Việt Phổ Thông.
Theo “ Từ Điển Bách Khoa Việt Nam” (tập 1), Hà Nội 1995, “ Từ điển Tâm lý
học” (Vũ Dũng, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội 1998) thì biểu tượng chính là hình
ảnh tượng trưng của vật thể, cảnh tượng và sự kiện xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay
tưởng tượng.
Mỗi biểu tượng mang một ý nghĩa riêng biệt và gắn liền với từng giai đoạn lịch
sử hoặc gắn với ý muốn của người tạo ra nó, biểu tượng là mối dung hịa của nhiều
lĩnh vực khác nhau và có những biểu tượng chứa đựng nhiều ý nghĩa. Xét về
phương diện sự xuất hiện của các biểu tượng trong nhiều lĩnh vực, có thể phân loại
biểu tượng như sau: biểu tượng thuộc về văn hóa, biểu tượng thương hiệu, biểu
tượng quốc gia, biểu tượng thể thao, biểu tượng mang tính nghệ thuật, …
Cùng nói về Biểu tượng trong “Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa” thì
Trần Lâm Bền và Trịnh Sinh (2017) đã khẳng định: “Khác với tri giác, biểu tượng
có thể mang tính khái quát, nó liên quan tới quá khứ và tương lai. Nó cao hơn cảm
giác, nó được giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chấm
dứt. Khác với tri giác, biểu tượng không phản ánh rời rạc thuộc tính của sự vật, mà
sự vật được phản ánh dưới hình thức biểu tượng có tính chỉnh thể… Biểu tượng là
khâu trung gian giữa giai đoạn nhận thức cảm giác và giai đoạn nhận thức lí tính”.



11
Cũng theo thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa thì có thể thấy tác giả khẳng
định rằng: Biểu tượng văn hóa là những gì liên quan đến tơn giáo tín ngưỡng, khơng
một di tích văn hóa nào khơng có hiện vật gắn với biểu tượng. Biểu tượng gắn với
văn hóa hữu thể, nó chứa đựng những ước vọng truyền đời của tổ tiên. Nói cách
khác, biểu tượng là những hiện vật hay chứng tích lịch sử, thuộc vẻ đẹp của người
xưa để nhờ đó mà chúng ta củng cố, nâng cao tinh thần dân tộc, tinh thần yêu đất
nước. Chính những điều này, mà có những chứng tích đã được xem là di vật hoặc
một điển tích linh thiêng để người đời tôn trọng, thờ cúng và bảo tồn. Con người
đồng cảm mãnh liệt với các biểu tượng văn hóa và thường dựa vào các biểu tượng
này trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Các biểu tượng đóng vai trò như các hướng
chỉ cơ bản. Từ điển Tiếng Anh của Oxford định nghĩa biểu tượng văn hóa là “Người
hoặc vật được coi là biểu tượng đại diện, đặc biệt là cho nền văn hóa hoặc một
phong trào, là cá nhân hoặc một tổ chức được cho là đáng ngưỡng mộ hoặc tơn
trọng”. Nói cách khác biểu tượng văn hóa là những biểu tượng mẫu mực, mà mọi
người coi là một hình thức để thể hiện những ý kiến quan trọng.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, bắt đầu hình thành những
cơng ty, tập đồn, doanh nghiệp phát triển mạnh và có những biểu tượng thương
hiệu. Trong “Hành trình biến thương hiệu thành biểu tượng” để định nghĩa thế nào
là thương hiệu biểu tượng tác giả Douglas B.Holt cho rằng “thương hiệu biểu tượng
là những thương hiệu đã trở thành biểu tượng văn hóa”. Tác giả đã chỉ ra rằng con
người đồng cảm mãnh liệt với các biểu tượng văn hóa và thường dựa vào các biểu
tượng này trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Ngồi ra, biểu tượng cịn thể hiện
cho một nền văn minh lâu đời.
Biểu tượng quốc gia là hình ảnh tượng trưng và đại diện cho một quốc gia. Nó
được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Những loại hình cơ bản của biểu
tượng quốc gia gồm: quốc hiệu (thường kèm theo khẩu hiệu hoặc tiêu ngữ), quốc
kỳ, quốc huy, quốc ca, quốc thiều, quốc phục, quốc hoa, quốc thú hoặc quốc điểu, ...
và những biểu tượng khơng chính thức khác. Hầu hết các biểu tượng quốc gia có
nguồn gốc trong thế giới tự nhiên, như động vật hoặc chim chóc (linh vật), hoa lá

(quốc hoa) hoặc vật tổ. Biểu tượng quốc gia được phân định thành hai nhóm “biểu


12
tượng chính thức và khơng chính thức, các biểu tượng khơng chính thức thường liên
quan đến các hình ảnh du lịch, linh vật cho các sự kiện quan trọng mang tầm quốc
gia ‘được mọi người nhắc đến như là biểu tượng đại diện khi nhắc đến quốc gia đó
như cối xay gió ở Hà Lan, chú báo Zakuni của Nam Phi, chú chó USA của Mỹ, …
nhiều biểu tượng khơng chính thức nhưng quan trọng và thậm chí được biết đến
nhiều hơn chính thức. Ngược lại, biểu tượng chính thức là những biểu tượng được
xác định bởi quy định của nhà nước bằng pháp luật hoặc tuyên bố chính thức của
nhà nước như: quốc kì, quốc hiệu, quốc hoa, quốc phục, …
Trong “ Nghiên cứu biểu tượng” tác giả Đinh Hồng Hải (2014) đã đưa ra một
quy trình biểu tượng hóa trong khoa học nghiên cứu biểu tượng bằng sơ đồ sau:
Cái



Ngơn ngữ

Biểu

Nội

Mục

biểu đạt

hiệu


biểu

tượng

dung

đích

Hình

dụng

tượng

Cái
được

sử

thức

biểu đạt
Quy trình biểu tượng hóa
Có thể nói, mối quan hệ giữa ký hiệu với văn hóa là một mối quan hệ đặc biệt:
Các ký hiệu hình thành nên ngôn ngữ biểu tượng và ngôn ngữ biểu tượng lại chính
là sự biểu đạt của văn hóa thơng qua các ký hiệu. Tóm lại, ngơn ngữ biểu tượng là
một thành tố văn hoá do con người tạo ra để sử dụng như một loại công cụ thông tin
và giao tiếp có tính tượng trưng. Chúng ra đời, tồn tại và tác động đến đời sống văn
hóa của con người. Vì vậy, việc tìm hiểu ngơn ngữ biểu tượng cũng chính là tìm
hiểu đời sống văn hố và xã hội lồi người thơng qua các biểu tượng văn hố mà

con người tạo ra. Có thể nói, nghiên cứu biểu tượng là khoa học có chức năng giải
mã các thành tố văn hoá được sản sinh trong đời sống của con người. (Đinh Hồng
Hải, 2014).
Như vậy, biểu tượng có thế hiểu là những hình ảnh, ký hiệu được con người sử
dụng để thể hiện những ý tưởng quan trọng, mang một ý nghĩa riêng biệt mà cá
nhân hoặc tổ chức hoặc quốc gia đã tạo ra chúng. Biểu tượng gắn với một thời điểm


13
cụ thể, bối cảnh lịch sử và mục đích mà nó được tạo ra.
Thơng qua biểu tượng có thể tìm hiểu được những kiến thức liên quan mà
người dạy muốn hướng đến và muốn người học tìm hiểu bằng cách tích hợp những
kiến thức mà biểu tượng mang lại vào bài học. Thông qua biểu tượng giúp các em
học tập nhiều kiến thức khác nhau, góp phần lưu giữ cho thế hệ sau những kiến thức
của nền văn hóa truyền thống. Từ đó hình thành cho các em tình u dân tộc, yêu
đất nước; nâng cao ý thức giữ gìn những truyền thống văn hóa quý báu, tốt đẹp.
1.1.2. Biểu tượng hình học
Trong luận văn này sử dụng biểu tượng để nói về các kí hiệu, các hình ảnh có
chứa các dạng hình học cơ bản ở tiểu học mang một ý nghĩa nhất định nào đó.
Người dạy dựa vào mục đích của bài học mà lựa chọn và khai thác khía cạnh phù
hợp của biểu tượng được lựa chọn.
1.2. Dạy học tích hợp
1.2.1. Tích hợp
Lý thuyết tích hợp là một triết lý (trào lưu suy nghĩ) được Ken Wilber đề xuất.
Lý thuyết tích hợp tìm kiếm sự tổng hợp tốt nhất hiện thực “xưa- pre-modern, naymodern, và mai sau- postmodern”. Nó được hình dung như là một lý thuyết về mọi
sự vật và cung cấp một đường hướng kết hợp nhiều mô thức rời rạc hiện tại thành
một mạng hoạt động phức hợp, tương tác nội tại của nhiều cách tiếp cận. Lý thuyết
tích hợp đã được nhiều nhà thực hành lý thuyết áp dụng trong hơn 35 lĩnh vực
chun mơn và học thuật khác nhau (Esbjưrn-Hargens, 2010).
Điều quan trọng hơn, tích hợp là q trình tư duy mà người ta huy động kiến

thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết một vấn đề. Quan điểm tích hợp cho
phép con người nhận ra những điều then chốt và các mối liên hệ hữu cơ giữa các
thành tố trong hệ thống và trong tiến trình hoạt động thuộc một lĩnh vực nào đó.
Lý thuyết tích hợp được ứng dụng vào giáo dục trở thành một quan điểm (một
trào lưu tư tưởng) lý luận dạy học phổ biến trên thế giới hiện nay. Chương trình
được xây dựng theo quan điểm tích hợp, trước hết dựa trên quan điểm giáo dục
nhằm phát triển năng lực người học (Rogier, 1996).
Hội thảo quốc tế đón chào thế kỷ 21 có tên “ Knowledge Networking in the


14
World of Learning” (tạm dịch Kết nối hệ thống tri thức trong một thế giới học
tập) với sự tham gia của gần 400 nhà giáo dục thuộc 18 quốc gia được tổ chức từ
ngày 6 - 8/12/2000 tại Manila (Philippines). Con đường và cách thức kết nối hệ
thống tri thức hướng vào người học trong thời đại thông tin được bàn luận trong hội
thảo này. Để đáp ứng được nhu cầu kết nối hệ thống tri thức trong một thế giới học
tập, địi hỏi tư duy nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện phải được thiết kế ngay
trong nội dung, thiết bị dạy học và phương pháp giảng dạy. Như vậy, để đáp ứng
nhu cầu thực tiễn, nhất là trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay cho thấy
rõ sự cần thiết của việc dạy học dựa trên quan điểm tích hơp.
Mục đích chung của việc học là hiểu sự liên kết của mọi hiện tượng, sự
vật. Tích hợp là cách tư duy trong đó các mối liên kết được tìm kiếm, do vậy, tích
hợp làm cho việc học chân chính xảy ra (Clark, 2002). Như thế, với định nghĩa học
tập là cách tìm kiếm các mối liên hệ và kết nối các kiến thức, Clark đã khẳng định
quy luật “Tích hợp trong giáo dục được xem như một yếu tố tất yếu của quá trình
học tập với việc tìm kiếm các mối liên hệ và kết nối các kiến thức”. Nhờ đó, học
sinh được học tập tồn diện cả về kiến thức, kĩ năng. Nhiều nghiên cứu ứng dụng
tâm lý học nhận thức vào giáo dục đã khẳng định: mối liên hệ giữa các khái niệm đã
học được thiết lập nhằm bảo đảm cho mỗi học sinh có thể huy động một cách hiệu
quả những kiến thức và năng lực của mình để giải quyết tình huống, và có thể đối

mặt với một khó khăn bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp.
Tích hợp (integration) là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực.
"Integration" có gốc từ tiếng Latin (integer) có nghĩa là "whole" (tồn bộ, tồn thể).
Đó là sự phối hợp, xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở của
những bộ phận riêng lẻ.
Như vậy, trong dạy học, tích hợp có thể được hiểu như là sự liên kết các đối
tượng giảng dạy, học tập trong cùng một kế hoạch hoạt động dạy học để đảm bảo sự
thống nhất, hài hòa, trọn vẹn, của hệ thống dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học tốt
nhất. Hay nói cách khác, tích hợp là sự lồng ghép, sự kết hợp những nội dung các
môn học (hoặc các phân môn trong một mơn học) theo những khía cạnh khác nhau:
tích hợp nội dung, phương pháp, tích hợp trong đánh giá,... Và cách tiếp cận tìm tịi


15
- khám phá này khuyến khích học thơng qua q trình tìm kiếm tích cực, sẽ kết hợp
hơn là mở rộng các kiến thức rời rạc.
1.2.2. Tích hợp trong dạy học hình học ở tiểu học
Tích hợp trong xây dựng chương trình
Theo chương trình giáo dục phổ thơng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, yếu tố tích
hợp cần được qn triệt trong xây dựng chương trình. Với từng mơn học tăng cường
các bài tập yêu cầu tích hợp các kiến thức kĩ năng từ nhiều nội dung bài học,
chương và phần khác nhau. Tích hợp các nội dung dạy học ở các mơn để tạo thành
mơn học mới. Ví dụ tích hợp các mơn Vật lí, Hóa, Sinh, … thành mơn khoa học.
Dạy học tích hợp là gì?
Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn
để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, ... thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; thơng qua đó hình thành những kiến
thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải
quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. Tính tích hợp thể hiện qua
sự huy động, kết hợp, liên hệ các yếu tố có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để

giải quyết có hiệu quả một vấn đề và thường đạt nhiều mục tiêu khác nhau. (Bộ
Giáo dục và Đào tạo)
Nói một cách khác, dạy học tích hợp là dạy cho học sinh cách sử dụng kiến
thức và kĩ năng của mình để giải quyết và ứng dụng trong những tình huống cụ thể,
và với mục đích phát triển năng lực người học. Ngồi ra, dạy học tích hợp cịn tạo
nên mối liên hệ giữa kiến thức và kĩ năng của các chuyên ngành hoặc các môn học
khác nhau để bảo đảm cho học sinh phát huy có hiệu quả những kiến thức và năng
lực của mình trong việc giải quyết các tình huống tích hợp cụ thể.
Lợi ích của dạy học tích hợp là gì?
Nguyễn Minh Thuyết đã nêu ra quan điểm trong xây dựng chương trình phổ
thơng mới: “Sự tích hợp sẽ làm rõ được sự gắn kết giữa các kiến thức của nhiều
môn khoa học khác nhau, đồng thời tránh được sự trùng lặp không cần thiết về nội
dung của các mơn học. Nói cách khác, dạy học tích hợp giúp giảm được kiến thức
không thực sự phù hợp với mục đích giáo dục, để có điều kiện tăng kiến thức phù


16
hợp. Tức là dạy học tích hợp góp phầp đắc lực vào giáo dục toàn diện. Hơn nữa, khi
mỗi sự vật, hiện tượng được nhìn nhận trong mối quan hệ hữu cơ với các sự vật,
hiện tượng khác thì sẽ khơi dậy được cảm hứng tìm tịi, khám phá của người học”.
Theo quan điểm này việc dạy học tích hợp làm cho người học hiểu đúng bản chất
của sự vật hiện tượng trong chỉnh thể của nó, dạy học tích hợp cịn là một cách thức
hữu hiệu trong việc tích hợp được nhiều kiến thức mà lại khơng có q nhiều đầu
môn học, phù hợp với xu thế tinh lọc kiến thức trong giáo dục phổ thông hiện đại.
Một số kiến thức gần nhau, liên quan với nhau sẽ được tích hợp vào cùng một mơn
học.
Việc tích hợp trong dạy học ở tiểu học đặc biệt là mơn Tốn đã được Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành trong Chương trình giáo dục Phổ thơng tổng thể, trong đó
đã nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng phát triển năng lực toàn diện cho học sinh.
Để đạt được điều này yêu cầu học sinh phải có kiến thức đa dạng, các em phải có

khả năng liên kết và vận dụng kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải
quyết có hiệu quả một vấn đề. Chính điều này cho thấy việc dạy các mơn học đơn lẻ
sẽ khó lịng đáp ứng được yêu cầu đã đề ra, vậy nên việc dạy học tốn tích hợp với
các kiến thức khác ngồi tốn là điều tất yếu. Tích hợp góp phần chuyển nền giáo
dục từ chú trọng truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục chú trọng hình thành, phát
triển tồn diện năng lực và phẩm chất người học. Trong dạy học hình học ở tiểu
học, việc tích hợp khơng những mang lại những kiến thức về hình học mà cịn mang
đến cho học sinh những trải nghiệm thực tế thực sự có ý nghĩa, giúp học sinh hiểu
sâu hơn vấn đề. Tích hợp các kiến thức khác như khoa học, lịch sử, âm nhạc, thể
thao,.. trong dạy học hình học còn giúp các em dễ xâu chuỗi vấn đề, tạo được mối
liên kết từ đó có một cách nhìn tồn diện và sâu sắc hơn về thực tiễn. Bên cạnh đó,
việc dạy học tích hợp cịn khơi gợi được niềm đam mê, hứng thú học tập cho các
em.
Có ba phương thức dạy học tích hợp là tích hợp đa mơn (multidisciplinary
integration), tích hợp liên mơn (interdisciplinary integration) và tích hợp xun mơn
(transdisciplinary integration).
Tích hợp liên mơn (interdisciplinary integration): Xây dựng môn học mới bằng


×