Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu điều kiện tách chiết alkaloid từ cây ích mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 55 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

NGUYỄN VĂN TÙNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TÁCH CHIẾT ALKALOID
TỪ CÂY ÍCH MẪU

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Cơng nghệ thực phẩm

Lớp

: 48 Cơng nghệ thực phẩm

Khoa

: CNSH-CNTP

Khóa học

: 2016 - 2020


Người hướng dẫn 1 : TS. Vũ Thị Hạnh
Người hướng dẫn 2 : TS. Trần Văn Chí

Thái Nguyên, năm 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, các phòng ban liên quan, Ban Chủ Nhiệm khoa CNSH – CNTP
đã giảng dạy, hướng dẫn để tơi có kiến thức như ngày hơm nay.
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, bên cạnh sự cố gắng và nỗ lực của
bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của các cá nhân và tập thể.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Thị Hạnh, TS. Trần Văn Chí
và ThS. Lưu Hồng Sơn Khoa CNSH – CNTP, người đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa CNSH – CNTP đã
giúp đỡ tôi thực hiện và hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn trong nhóm sinh viên thực
tập tại phịng thí nghiệm của Khoa CNSH – CNTP đã giúp đỡ tôi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Tơi xin cảm ơn Khoa CNSH – CNTP cung cấp địa điểm thực tập cho tơi
hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Dù đã cố gắng rất nhiều, xong bài khóa luận khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ và những ý kiến đóng góp
quý báu của thầy, cô giáo và các bạn.
Thái Nguyên, ngày tháng 07 năm 2020
Sinh viên


Nguyễn Văn Tùng


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... vi
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu của đề tài ................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát .............................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................2
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................2
1.4.1 Ý nghĩa khoa học ...............................................................................................2
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3
2.1. Tổng quan nguyên liệu cây ích mẫu ....................................................................3
2.1.1 Nguồn gốc, đặc điểm, sự phân bố ích mẫu ........................................................3
2.2.2 Thành phần hóa học của cây ích mẫu ................................................................4
2.2.3 Cơng dụng ..........................................................................................................5
2.2. Tổng quan về nhóm hoạt chất alkaloid ..............................................................17
2.2.1. Khái niệm và sự tạo thành alkaloid trong cây .................................................17
2.2.2. Phân loại ..........................................................................................................18
2.2.3. Tính chất..........................................................................................................19
2.2.4. Tác dụng ..........................................................................................................20
2.2.5. Phương pháp tách chiết ...................................................................................20

2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới .............................................21
2.3.1. Trên thế giới ....................................................................................................21
2.3.1. Trong nước ......................................................................................................23


iii

Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......24
3.1 Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................24
3.1.2. Dụng cụ, hóa chất, thiết bị nghiên cứu............................................................24
3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................25
3.2 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................26
3.3 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................26
3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm .........................................................................26
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................33
4.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện tách chiết thu dịch chiết tổng từ
cây ích mẫu................................................................................................................33
4.1.1 Khảo sát mợt số yếu tố ảnh hướng tới quá trình tách chiết nhóm hợp chất
alkaloid từ cây ích mẫu .............................................................................................33
4.2. Tối ưu q trình tách chiết .................................................................................36
4.2.1. Kết quả tối ưu hóa q trình tách chiết alkaloid từ cây ích mẫu.....................36
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................40
5.1. Kết luận ..............................................................................................................40
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................41


iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả nghiên cứu tác dụng của leonurine trên tử cung chuột sống
cô lập ...........................................................................................................................6
Bảng 2.2. Tác dụng trên tử cung của các phần chiết từ cây ích mẫu ..........................8
Bảng 2.3. Tác dụng bảo vệ tim mạch và trên máu của các phân đoạn chiết xuất từ
ích mẫu ......................................................................................................................11
Bảng 2.4. Tác dụng của nhóm hoạt chất alkaloid đối với con người. ......................20
Bảng 2.5. Một số hợp chất được phân lập và xác định từ cây ích mẫu ....................22
Bảng 3.1. Hóa chất sử dụng trong thí nghiệm...........................................................24
Bảng 3.2. Dụng cụ, thiết bị sử dụng trong thí nghiệm ..............................................25
Bảng 3.3. Bảng mã hóa các điều kiện tối ưu .............................................................31
Bảng 3.4. Ma trận thực nghiệm Box- Behnken ba yếu tố và hàm lượng alkaloid của
dịch chiết ích mẫu .....................................................................................................31
Bảng 4.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của loại dung môi chiết đến hàm lượng
alkaloid ......................................................................................................................33
Bảng 4.2. Kết quả khảo sát cứu ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến hàm lượng
alkaloid ......................................................................................................................34
Bảng 4.3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết đến hàm lượng alkaloid 35
Bảng 4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi trên nguyên liệu đến
hàm lượng alkaloid ....................................................................................................36
Bảng 4.5. Kết quả ma trận thực nghiệm Box- Behnken ba yếu tố chiết ...................37
alkaloid từ cây ích mẫu .............................................................................................37
Bảng 4.6. Kết quả ma trận thực nghiệm Box- Behnken ba yếu tố chiết alkaloid từ
cây ích mẫu................................................................................................................38


v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Hình ảnh cây ích mẫu - Susan Kelley .........................................................3

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình tách chiết hoạt chất alkaloid từ cây ích mẫu ...................32
Hình 4.1. Bề mặt đáp ứng hàm lượng alkaloid .........................................................39
Hình 4.2. Hàm kỳ vọng và điều kiện tối ưu ở hàm lượng alkaloid...........................39


vi

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Cs

Cợng sự

Ct

Cơng thức

TN

Thí nghiệm

NXB

Nhà xuất bản

H

Giờ

G


Gam

V

Thể tích

W

Khối lượng


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với nguồn dược liệu phong phú
và đa dạng. Hệ thực vật Việt Nam có trên 10.000 lồi trong đó có khoảng 3.200 lồi
cây thuốc. Mặc dù các loại thuốc tây y chiếm một phần lớn trong phương pháp điều
trị bệnh nhưng thuốc có nguồn gốc thảo dược vẫn đứng ở mợt vị trí hết sức quan
trọng. Cả Việt Nam và trên thế giới các cây dược liệu là đối tượng nghiên cứu của
rất nhiều tác giả trong mục đích tìm kiếm chất mới có hoạt tính sinh học cũng như
các nguyên liệu chữa bệnh [10].
Việc nghiên cứu về thành phần và công dụng của các bài thuốc dược liệu giúp
các nhà khoa học giải thích được cơng dụng của các bài thuốc dân gian, tìm hiểu
sâu hơn và sử dụng hiệu quả hơn nguồn dược liệu có sẵn đồng thời thúc đẩy ngành
sản xuất dược liệu nói riêng và ngành y học nói chung phát triển hơn.
Cây ích mẫu tên khoa học là Leonurus japonicus Houtt., họ Bạc hà
(Lamiaceae) [1], hạt gọi là sung úy tử [2]. Trong y học cổ truyền ích mẫu là mợt
dược liệu đã được biết đến từ lâu và được dùng như mợt vị thuốc có khả năng hỗ trợ

người bị đau bụng kinh. Hiện nay có khoảng 140 thành phần hóa học đã được phân
lập và xác định từ ích mẫu bao gồm các alkaloid, diterpenoid, flavonoid,
phenylethanoid glycoside và một số dầu béo [30]. Hàm lượng alkaloid toàn phần
khoảng 0,1% - 2,65%, cao hơn trong cây non [29]; trong đó có leonuridin,
leonurine, leonurinin, stachydrin là 4 alkaloid được nghiên cứu đầy đủ, có tác dụng
sinh học tốt nhất và được sử dụng để giám sát chất lượng vị thuốc [30]. Đặc biệt các
nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh là leonurine có nhiều tác dụng với sức khỏe.
Tuy nhiên hiện nay chưa có các nghiên cứu trong nước về tách chiết hàm lượng
hoạt chất sinh học từ cây ích mẫu. Vị thuốc ích mẫu cũng chưa được ứng dụng
nhiều trong đời sống hàng ngày.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu điều kiện tách chiết
alkaloid từ cây ích mẫu” là mợt hướng đi đầy triển vọng.


2

1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Xây dựng quy trình tối ưu hóa các điều kiện tách chiết hoạt chất alkaloid từ
cây ích mẫu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu lựa chọn được điều kiện tách chiết thu dịch chiết tổng từ cây ích mẫu.
Tối ưu hóa được mợt số điều kiện của q trình tách chiết hoạt chất.
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa khoa học
Xây dựng được quy trình tối ưu hóa điều kiện tách chiết hoạt chất có trong cây
ích mẫu với số liệu chính xác.
Giúp sinh viên củng cố và hệ thống lại các kiến thức đã học, ứng dụng lý
thuyết vào thực tiễn, nâng cao năng lực nghiên cứu và kỹ năng phân tích trong
phịng thí nghiệm.

Cung cấp những thơng tin, tư liệu làm cơ sở cho việc nghiên cứu sau này phục
vụ cho các nghiên cứu có liên quan.
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nhằm giúp cho việc ứng dụng cây ích mẫu ở phạm vi rợng mợt cách khoa học
hơn trong vấn đề chăm sóc sức khỏe.
Nâng cao giá trị của cây ích mẫu từ đó nâng cao đời sống người trồng thảo
mợc và người sản xuất chế phẩm.
Là cơ sở cho các thử nghiệm sử dụng cây thuốc ích mẫu trong y học, dược học
và đời sống con người.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan nguyên liệu cây ích mẫu
2.1.1 Nguồn gốc, đặc điểm, sự phân bố ích mẫu

Hình 2.1. Hình ảnh cây ích mẫu - Susan Kelley
Nguồn gốc:
Ích Mẫu hay cịn gọi là Sung , Chói Đèn, Làm Ngài, Xác Điến (Tày), Chạ
Linh Lo (Thái). Tên khoa học là Leonurus japonicas Houtt., thuộc họ hoa môi
(Lamiaceae) [1].
Đặc điểm hình thái:
Ích mẫu là mợt lồi cỏ, sống 1 – 2 năm, cao 0,6 – 1 m. Thân đứng, hình
vng, thẳng xốp, có rãnh dọc, đường kính 0,2 – 0,8 cm, ít phân nhánh, tồn thân có
phủ lơng nhỏ ngắn [1].
Lá mọc đối chữ thập, tùy theo lá mọc ở gốc, giữa thân hay đầu cành mà có
hình dạng khác nhau:
- Lá ở gốc có cuống dài, phiến lá xẻ sâu, mép có răng cưa thơ và sâu.



4

- Lá ở thân có cuống ngắn hơn, phiến lá xẻ sâu thành 3 thùy, trên mỗi thùy lại
có răng cưa thưa.
- Lá trên cùng phần lớn không chia thùy và hầu như khơng có cuống. Trên và
dưới lá có lơng. Khi vị lá có mùi tinh dầu.
Hoa tự: xim co, có cuống ngắn, hoa khơng đều. Cụm hoa gồm nhiều vịng ở
nách lá phía ngọn cành. Đài dính liền, hình chng, dài 6 – 8 mm, có lơng ở ngồi,
có 2 mơi: mơi trên 3 thùy, mơi dưới 2 thùy dài hơn. Tràng hoa màu tím hồng hoặc
trắng hồng, dài 11 – 15 mm có lơng ở phía ngồi. Quả nhỏ, 3 cạnh, nhẵn, cụt 1 đầu,
khi chín màu nâu sẫm.
Phân bố và sinh thái:
Chi Leonurus L. có 8 lồi, phân bố ở vùng ơn đới ấm, cận nhiệt đới và nhiệt
đới châu Âu, châu Á và châu Mỹ [1].
Ích mẫu vốn là cây mọc tự nhiên ở các bãi sông, ruộng ngô trong các thung
lũng. Do nguồn cung cấp tự nhiên hạn chế nên cây đã được trồng nhiều ở các tỉnh
và đồng bằng trung du phía Bắc. Cụ thể là: Lào Cai (Sa Pa), Yên Bái (Yên Bình),
Hà Giang (Hồng Su Phì), Lạng Sơn (Chi Lăng, Lợc Bình), Hà Nợi (Văn Điền), Hà
Nam (Kim Bảng), Lâm Đồng (Đà Lạt), thành phố Hồ Chí Minh (Chợ Quán).
Trên thế giới cây ích mẫu xuất hiện ở các quốc gia như: Ấn Độ, Trung Quốc,
Nhật Bản, Lào, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và một số quốc gia ở châu Phi, châu Mỹ.
Trong tự nhiên ích mẫu mọc từ hạt vào tháng 3 – 4. Mùa hoa tháng 6 – 9, mùa
quả tháng 9 – 10. Cây sinh trưởng nhanh, thích hợp với môi trường đất thịt và đất
phù xa. Cây ưa sáng và ưa ẩm, phân nhánh theo kiểu lưỡng phân. Trong thời kỳ
sinh trưởng nhanh cần đủ ẩm nhưng không chịu được ngập úng.
2.2.2 Thành phần hóa học của cây ích mẫu
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của cây ích mẫu.
Đặc biệt phần trên mặt đất của ích mẫu đã phân lập được 2 alkaloid là leonurine và

stachydrin có hoạt tính sinh học cao


5

Stachydrin

Leonurin

Hàm lượng leonurine cao nhất ở giai đoạn đầu khi cây ra quả và thấp nhất ở
giai đoạn ra hoa, ngược lại stachydrin cao nhất trước giai đoạn nở hoa và thấp nhất
ở giai đoạn đầu ra quả [7]. Hàm lượng alkaloid tồn phần trong cây ích mẫu là 0,
1% - 2,65% [29], tỷ lệ cao hơn trong cây non. Theo Viện Dược liệu, ích mẫu Việt
Nam có 2 alkaloid, trong đó có alkaloid với N bậc 4, 3 flavonoid trong đó có rutin,
1 glucoid có khung steroid, acid amin, tanin, chất đắng, saponin và 0,03% tinh dầu.
Các acid béo như acid linolenic, lauric, fumaric, 4 - guanidine butyric. Một
hợp chất diterpen mới thuộc loại labdan đã được phân lập từ ích mẫu là
prehispanolon [14]. Trong quả ích mẫu, mợt số peptid vòng đã được phân lập và xác
định cấu trúc như: CycloLeonurinein (peptid vòng gồm 12 đơn vị amino acid),
Cyclonuripeptid A, Cyclonuripeptid B, Cyclonuripeptid C, Cyclonuripeptid D [14].
2.2.3 Công dụng
2.1.3.1 Cơng dụng hành huyết thơng kinh
Ích mẫu có cơng năng hành huyết thông kinh, tức là làm cho máu trong cơ thể
được tuần hồn đều đặn, thơng suốt trong lòng mạch. Chỉ định trong những trường
hợp huyết mạch lưu thông kém gây sưng đau [3].
Các tác dụng dược lý theo y học hiện đại phù hợp với công năng hành huyết
thông kinh:
Tác dụng trên tử cung
- Tác dụng của các hợp chất alkaloid phân lập từ ích mẫu:
Leunurine:



6

Là mợt trong các alkaloid chính của ích mẫu có tác dụng trên tử cung làm tăng
co bóp tử cung (liên quan đến tác dụng thông kinh theo y học cổ truyền).
Tác giả Li năm 2009 [17] đã phân lập leonurine từ ích mẫu, nghiên cứu tác
dụng và cơ chế tác dụng của leonurine đối với hiện tượng sảy thai khơng hồn tồn
gây ra bởi mifepristone (8,3 mg/kg) và misoprostol (100mg/kg) trong giai đoạn đầu
của thời kỳ mang thai ở cḥt cống. Kết quả được trình bày trong bảng 2.1.
Các kết quả từ việc kiểm tra mô bệnh lý cho thấy tử cung mổ từ nhóm dùng
leonurine đã được cải thiện (p ≤ 0,01). Hơn nữa nghiên cứu cho thấy rằng leonurine
tăng co bóp tử cung và kích thích protein GnRH ở vùng dưới đồi, α-ER và β-ER
mRNA trong mô tử cung. Leonurine cũng giảm protein LN, huyết thanh E2 và
ET/NO trong mô tử cung (p ≤ 0,01).
Bảng 2.1. Kết quả nghiên cứu tác dụng của leonurine trên tử cung chuột sống cơ lập
Nhóm đối tượng

Nhóm dùng leonurine

Mifepristone
Tác dụng

Liều 0,5

Liều 1,5

Liều 4,5

(8,3 mg/kg) và


mg/kg

mg/kg

mg/kg

Misoprostol
(100 mg/kg)

Giảm các chỉ số liên
quan đến trọng lượng của

0,0019

0,0014

0,0015

0,0032

0,56

0,39

0,41

0,89

9,12/10 phút


9,38/10 phút

9,62/10 phút

6,62/ 10phút

0,28 ml

0,26 ml

0,20 ml

0,29 ml

56 h

53 h

51 h

100,5 h

Căng cơ tử cung

5,32 g

6,15 g

6,28 g


4,50 g

Co bóp tử cung

49,10/g

57,62/g

60,42/g

30,10/g

61,23 pg/ml

63,99 pg/ml

71,83 pg/ml

27,85

tử cung
Giảm khối lượng
Tăng tỷ lệ co bóp tử cung
Giảm khối lượng máu
Giảm thời gian chảy máu

Nồng độ estradiol trong
huyết thanh chuột


pg/ml


7

Stachydrin:
Là 1 alkaloid được sử dụng để giám sát chất lượng cây ích mẫu, tác dụng của
nó đã được nghiên cứu rợng rãi. Stachydrin có tác dụng co cơ trơn tử cung mạnh
hơn nhiều leonurine trong mơ hình in vivo so sánh với khả năng gây co bóp cơ trơn
của oxytocin.
Qin và cộng sự (2013) [25] đã nghiên cứu ảnh hưởng của leonurine và
stachydrin về tác dụng co cơ tử cung chuột trong một thử nghiệm in vivo. Sau khi
điều trị với leonurine (liều 0,03; 0,06; 0,09 mg/ml), mức độ co cơ trơn của tử cung
gây ra bởi oxytocin giảm đáng kể so với trước khi điều trị (p ≤ 0,01), và tần số của
các cơ trơn co thắt đã được giảm. Ngược lại sau khi điều trị với stachydrin (0,18
mg/ml), mức độ co cơ trơn của tử cung gây ra bởi oxytocin tăng đáng kể so với
trước khi điều trị (p ≤ 0,01) và tần số co bóp được tăng lên. Vì vậy, các tác giả cho
rằng leonurine có thể ức chế sự co lại cơ trơn của tử cung cḥt trong mợt mơ hình
được gây ra bởi sự co oxytocin trong thử nghiệm in vivo, nhưng stachydrin có thể
tăng cường sự co. Các tác giả cũng chứng minh rằng stachydrin thúc đẩy sự biểu
hiện protein IL - 12 và IL - 6, cũng như các biểu hiện mRNA của T - bet và RORᵧt,
đồng thời ngăn chặn các biểu hiện mRNA của GATA - 3 và Foxp3. Vì thế, mơ hình
Th1/Th2/Th17/Treg ở cḥt bị xảy thai bằng thuốc RU 486 chuyển sang Th1 và
Th17 sau khi dùng stachydrin. Ngoài ra dùng stachydrin giảm đáng kể khối lượng
xuất huyết tử cung trong phá thai bằng thuốc RU 486 (p ≤ 0,01).
- Tác dụng của dịch chiết thô:
Tác dụng của các dịch chiết thô và liều lượng tương ứng được tóm tắt trong
bảng 2.2.



8

Bảng 2.2. Tác dụng trên tử cung của các phần chiết từ cây ích mẫu
Nguyên
liệu

Phân đoạn/
dịch chiết
Chiết suất từ
dung dịch
nước của
phần trên
mặt đất

Liều

Mơ hình
In vitro

10
g/kg

Ích mẫu

Ích mẫu

Dịch chiết
1 ml
alkaloid tồn
(20

phần của
mg/ml)
phần trên
mặt đất
Dịch chiết
1,8
nước của
g/kg
phần trên
mặt đất

Sau khi điều trị với thuốc trên
cḥt cống, so sánh với các
nhóm mẫu (55,84 pg/ml và
2854,33 mg/l), nồng độ TNF-α
(45,66
pg/ml),
TGF-β1
(1313,13 mg/l) trên tử cung
viêm sau khi sinh, và sự tác
dụng TIMP-1 trên ngưng chảy
máu và tái tạo được giảm
xuống (p ≤ 0,05). Trong khi đó
sự thối hóa ECM và tăng tốc
co hồi tử cung sau khi sinh
được gia tốc

Ích mẫu

Ích mẫu


Dịch chiết
alkaloid tồn
phần của
phần trên
mặt đất

Mơ hình
In vivo
Trên cḥt cống, sau khi dung
dịch chiết, mức độ và tần số co
thắt tử cung đã tăng từ 1,75 g
đến 2,84 g (p ≤ 0,05), các phản
ứng xoắn gây ra bởi oxytocin
hoặc 15 M-PGF2a và phù nhĩ
ở chuột, viêm tử cung ở chuột
đã giảm (p ≤ 0,05). Trong khi
đó, PGF2a (1,595 ng/10g so
với nhóm đối chứng 2,134
ng/10g) và PGE2 (21,0 so với
60,1 của nhóm đối chứng) ở
cơ trơn tử cung và tăng
progesterone huyết thanh cấp
ở chuột giảm xuống (p ≤ 0,05).
Trên cḥt cống mang thai, có
tác dụng co cơ trơn tử cung và
cầm máu rõ rệt trong mổ lấy
thai và sau phẫu thuật.

100µl Có tác dụng trên cơ

(1ml/0, tử cung chuột cống
02 g) làm
tăng
mức
cường độ và biên
độ 63% và 109%
Xiaofei Shang, Hu Pan, Xuezhi Wang, 2014 [31].


9

Theo Viện dược liệu, các chế phẩm từ ích mẫu đối với tử cung cơ lập từ thỏ,
cḥt lang, chó đều có tác dụng kích thích co bóp [9]. Tác dụng này giống pitoitrin
nhưng yếu hơn. Cao chiết nước và cao chiết cồn từ ích mẫu đối với tử cung cô lập,
tử cung tại trỗ (đường dùng tĩnh mạch) đều có tác dụng kích thích biên đợ, tần số co
bóp và trương lực tử cung đều tăng. Thuốc có tác dụng cả trên tử cung có mang và
chưa có mang, thời gian tác dụng kéo dài. Thành phần có tác dụng kích thích chủ
yếu tồn tại ở lá, thân cây khơng có tác dụng đối với tử cung cịn tác dụng kích thích
của rễ lại rất yếu. Trong ích mẫu, thành phần tan trong ether khơng có tác dụng kích
thích mà có tác dụng ức chế tử cung, do đó ích mẫu đã qua xử lý với ether khơng
cịn tác dụng. Hoạt chất leonurine có tác dụng kích thích đối với tử cung cô lập thỏ.
Dịch thu được từ trưng cất ích mẫu khơng có tác dụng kích thích co bóp tử cung,
trong dịch này chỉ có thành phần bay hơi và khơng có alkaloid.
Tác dụng bảo vệ tim mạch và tác dụng trên máu
Ngoại trừ tác dụng trên tử cung, hiệu quả của ích mẫu trong điều trị dối loạn
kinh nguyệt, đau bụng kinh, vô kinh… Được cho là điều trị bệnh chủ yếu thơng qua
việc kích thích máu lưu thơng đến tiêu tan ứ máu. Điều này có nghĩa là ích mẫu có
thể có tác dụng bảo vệ tuần hồn. Từ các tài liệu cho thấy, ích mẫu có nhiều tác
dụng bảo vệ tim mạch và tác dụng trên máu, nổi bật với tác dụng chống oxy hóa,
ngăn cục máu đông (chống kết tụ tiểu cầu) và giảm nhồi máu cơ tim, bảo vệ thành

mạch máu… (tương ứng với tác dụng hành huyết trong y học cổ truyền)
- Tác dụng của các hợp chất alkaloid phân lập từ ích mẫu
Leonurine:
Liu (2009) [19] đã tiến hành đồng thời nghiên cứu in vivo và nghiên cứu in
vitro nhằm kiểm tra tác dụng bảo vệ tim mạch và cơ chế tác dụng của leonurine
phân lập từ Leonurus japonicas sử dụng các tế bào H9C2 bị oxy hóa mạnh, tương tự
như mơ hình cḥt thiếu oxy tế bào cơ tim bẩm sinh, nhồi máu cơ tim và suy tim.
Kết quả cho thấy leonurine có tác dụng bảo vệ trực tiếp tim mạch thơng qua chất
chống oxy hóa trung gian. Ngồi ra, leonurine (106 mol/l) làm giảm tình trạng q
tải canxi nợi bào, kích thích gen BCL2 biểu hiện và ức chế hoạt hóa ty thể bằng


10

cách ngăn chặn protein Bax di chuyển từ tế bào đến ty thể (p ≤ 0,05). Leonurine
cũng bảo vệ chống lại các tổn thương nợi bào do tình trạng thiếu oxy và thiếu máu
cục bộ gây ra bởi ROS (p ≤ 0,05). Nghiên cứu của Liu, Đại học Y khoa Hebei báo
cáo rằng có tác dụng bảo vệ thần kinh của leonurine trong mợt thí nghiệm đợt quỵ
do thiếu máu cục bộ tiến hành trên chuột cống đực trưởng thành trong mợt tình
trạng tắc đợng mạch não giữa khu trú [20]. Ngồi ra với nhóm giả dược, leonurine
(7,5 và 15 mg/kg) bảo vệ các tế bào vỏ não không bị thiếu máu cục bộ thông qua
việc tăng SOD, CAT, UCP4, và BLC2 hoạt hóa và giảm Bax và MDA (p ≤ 0,05).
Leonurine và stachydrin:
Cheng và cộng sự (2010) [13] đã nghiên cứu ảnh hưởng sự kết hợp của
leonurine và stachydrin để phịng chống thiếu máu cục bợ cơ tim cấp tính ở cḥt.
Sau khi chích isoproterenol để tạo ra mợt nhóm mẫu cḥt thiếu máu cục bợ cơ tim
cấp tính, leonurine và stachydrin đã dùng cho chuột bằng đường uống trong 7 ngày.
So với các nhóm mơ hình, nhóm kết hợp leonurine 2,5 mg/kg với stachydrin 5
mg/kg và leonurine 5 mg/kg với stachydrin 10 mg/kg ức chế rõ rệt sự thay đổi thời
gian T và giảm giá trị MDA và các hoạt động của LDH. Liệu pháp kết hợp này

cũng cải thiện tốt hơn các tổn thương bệnh lý liên quan đến thiếu máu cục bộ cơ tim
gây ra bởi isoproterenol. Những kết quả này gợi ý rằng sự kết hợp giữa leonurine và
stachydrin có tác dụng chống thiếu máu cục bợ cơ tim cấp tính ở cḥt.
- Tác dụng của các dịch chiết thô:
Tác dụng chống kết tập tiểu cầu: thí nghiệm trên cḥt cống wistar đã bị gây
bỏng hoặc tiêm tĩnh mạch ADP gây hoạt động kết tập tiểu cầu tăng cao. Tiêm tĩnh
mạch dung dịch ích mẫu có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu. Tác dụng này có tiên
quan đến hiện tượng tăng cao hàm lượng cAMP trong tiểu cầu. Ngồi ra ích mẫu
cịn có tác dụng giảm độ nhớt của máu
Tác dụng của các dịch chiết thơ và liều lượng tương ứng được tóm tắt trong
bảng 2.3


11

Bảng 2.3. Tác dụng bảo vệ tim mạch và trên máu của các phân đoạn chiết xuất
từ ích mẫu
Ngun
liệu

Ích mẫu

Ích mẫu

Phân
đoạn/dịch
chiết

Liều


Tác
dụng

Mơ hình in vivo

Dùng đường uống trong 7 ngày
với cḥt cống, so sánh nhóm
đối chứng, điểm J khơng bị thay
đổi trong việc khảo nghiệm Pb
II và thay đổi tốc độ tối đa
2 ml/100 g
huyết áp tâm thu thất trái
Dịch chiết
và 0,5
(LVSP) và áp lực tâm thất trái (
flavonoid và ml/100 g (1 Tác dụng
7dp/dtmax) đã được phục hồi so
alkaloid từ
ml tương
trên tim
với nhóm bình thường (p ≤
các phần
ứng với 2 g
mạch
0,05). Trong khi đó các hoạt
trên mặt đất ngun liệu
đợng của CPK và LDH lactic
thô)
trong huyết thanh của chuột bị
ức chế (p ≤ 0,05). Và mức độ

giảm của MDA và tăng hoạt
động của SOD trong mô cơ tim
(p ≤ 0,05).
Trên chuột cống, sau khi dùng
thuốc trong ba tuần, so với các
nhóm đối chứng và nhóm giả
dược, các cơn nhồi máu cơ tim
cấp nhóm chứng tăng áp lực kỳ
cuối tâm trương trong tâm thất
Dịch chiết
Tác dụng trái (p ≤ 0,05), nhưng tỷ lệ tối
alkaloid của 60, 30 và 6
trên tim đa của sự gia tăng và áp lực tâm
phần trên
g/kg
thất trái giảm xuống. Liều dùng
mạch
mặt đất
30 g/kg của dịch chiết các
alkaloid là thấp hơn hai mức 60
g/kg và 6 g/kg. Đó là bởi vì liều
cao của alkaloid có thể gây ra
đợc tính.
Xiaofei Shang, Hu Pan, Xuezhi Wang, 2014 [31].


12

Tác dụng tăng tốc độ tưới máu
Các tài liệu cho rằng tổn thương thần kinh sau thiếu máu não là một nguy cơ

nghiêm trọng cho bệnh nhân đột quỵ, Liang và cộng sự (2011) [18] đã nghiên cứu tác
dụng bảo vệ thần kinh thông qua tăng tốc độ tưới máu não của dịch chiết alkaloid của
các bộ phận trên mặt đất từ cây ích mẫu trên những tổn thương thiếu máu cục bộ não.
Sau 24 giờ xác định thông số tái tưới máu với thiếu máu cục bộ gây ra bởi não giữa tắc
động mạch sau 2 giờ, trên chuột cống được tiêm màng bụng ngày càng tăng liều dịch
chiết alkaloid này (3,6; 7,2; 14,4 mg/kg tương ứng). Kết quả của họ cho thấy so với các
nhóm chứng, dịch chiết (7,2 và 14,4 mg/kg) có thể làm giảm đáng kể điểm số tổn thương
thần kinh và giảm bớt số lượng nhồi máu não ở chuột cống với mức độ chấn thương
thiếu máu cục bộ và các nội dung MPO trong não thiếu máu cục bộ (p ≤ 0,05). Dịch
chiết này cũng làm giảm đáng kể mức độ NO- so với nhóm chứng (p ≤ 0,05) ở nồng đợ
14,4 mg/kg. Do đó, các tác giả cho rằng chiết xuất alkaloid từ cây ích mẫu có thể được
sử dụng để điều trị đột quỵ do thiếu máu não cục bộ như một chất bảo vệ thần kinh.
Dịch chiết alkaloid tổng của phần trên mặt đất của cây ích mẫu với liều 1,8
mg/100 g (20 mg/ml), theo đường tiêm tĩnh mạch, có thể cải thiện chức năng thiếu
máu thận chấn thương tái tưới máu và giảm bớt các tổn thương ống thận (p ≤ 0,05).
Hoạt đợng này có thể liên quan đến thu hồi các gốc oxy tự do, làm giảm lipid
peroxy, tăng SOD và ATPase hoạt đợng và làm giảm bớt trình trạng quá tải Ca2+,
NO- nội bào (p ≤ 0,05). Các nghiên cứu tiếp theo cho thấy mức độ của CK và MDA
trong huyết thanh lô chuột dùng Leonurus japonicas và nhóm dùng Verapamin
(thuốc đối chứng tích cực) đều thấp hơn so với các nhóm chứng (p ≤ 0,05) [6].
2.2.3.2 Cơng dụng lợi thủy tiêu phù
Theo tài liệu y học cổ truyền, ích mẫu có tác dụng lợi thủy tiêu phù, dùng để
trị các bệnh viêm thận gây phù, dùng riêng 40 - 100 g sắc nóng hoặc phối hợp với
xa tiền, bạch mao căn [2]. Theo y học hiện đại, chức năng này tương ứng với tác
dụng lợi tiểu. Cụ thể: Trên thỏ thí nghiệm, leonurine có tác dụng tăng bài tiết nước
tiểu (liều 1 mg/kg) [9].


13


Leonurine và stachydrin có thể được sử dụng như mợt liệu pháp cho tác dụng
lợi tiểu giữ kali vừa phải. Sau khi cho chuột uống thêm 2,5 mg/100g stachydrin, tác
dụng tăng sự bài tiết nước tiểu đáng kể hơn khi dùng đơn độc leonurine, với thời
gian đạt tác dụng đỉnh khi dùng cả hai alkaloids là 2 giờ (tương ứng với liều lượng
hai chất lần lượt là 3,565 ml và 2,825 ml). Các phân tích của các ion trong nước tiểu
cho thấy cả hai leonurine và stachydrin đều tăng sự bài tiết Na+ (nồng độ tương ứng
là 3120 và 3097 ppm) và Cl- (nồng độ tương ứng là 69,87 và 69,99 mg/ml), trong
khi đó mức K+ đã giảm (nồng đợ tương ứng là 1310 và 1452 ppm) [12].
2.2.3.3 Công dụng giải độc
Cơng dụng giải đợc của ích mẫu có thể liên quan đến các tác dụng đã được y
học hiện đại chứng minh như sau:
Tác dụng ức chế độc tính do glutamate gây ra
Dịch chiết methanol của phần trên mặt đất ích mẫu có tác dụng ức chế đợc tính
glutamate gây ra trên tế bào tiền vỏ não trong chuột cống được nuôi cấy với khả
năng di động 18,4%; 29,4% và 52,4% ở nồng độ lần lượt là 0,1; 1; 2 mM [22].
Tác dụng chống oxy hóa tế bào
- Trong mơ hình in vitro:
Dịch chiết nước của phần trên mặt đất của cây ích mẫu với liều 400
mg/kg/ngày có tác dụng trên việc thu gom ONOO- và tác dụng ức chế lipid peroxy
mạnh hơn axit ascorbic và trolox (p ≤ 0,01). Trong khi đó, nó có tác dụng trên q
trình thu gom gốc tự do ABTS+, các giá trị trung bình tương ứng là TEAC 562% và
588% khi axit ascorbic và trolox được lấy làm chất chuẩn [27].
Dịch chiết flavon của phần trên mặt đất của ích mẫu với liều 0,5%; 1%; 1,5%;
2% và 2,5% thấy có tác dụng trên q trình thu gom các gốc hydroxyl với liều phụ
tḥc vào đường dùng (5 - 25% ức chế) [21].
- Trong mơ hình in vivo:
Sau khi dùng đường uống dịch chiết nước của phần trên mặt đất của cây ích
mẫu với liều 400 mg/kg/ngày trong 1 tuần trước và tiếp tục cho đến 3 tuần sau khi
bị nhồi máu cơ tim, nhóm dùng thuốc có tỷ lệ sống sót cao hơn (55,4%) so với



14

những con cḥt trong nhóm chứng (40,5%). Tuy nhiên, tác dụng chống oxy hóa
chỉ thể hiện trong điều kiện tác nhân oxy hóa được bảo vệ khỏi các hoạt đợng của
superoxide dismutase và glutathione peroxidase, cũng như sự hình thành của MDA
(p ≤ 0,05), đặc biệt là trong giai đoạn cấp của nhồi máu cơ tim cấp tính (p ≤ 0,01) [27].
2.2.3.4 Các tác dụng dược lý khác
Tác dụng chống ung thư
Trong mơ hình in vitro, dịch chiết ethanol của phần trên mặt đất của ích mẫu
có tác dụng gây chết tế bào trong một liều phụ thuộc đường dùng và phụ thuộc thời
gian ở cả tế bào ung thư vú lành tính và ác tính. IC50 tác dụng ức chế sự tăng sinh tế
bào tại 24 giờ và 48 giờ tương ứng là 96,2; 89,1 và 67,7; 53,4 mg/ml cho MCF-7 và
các loại tế bào MDA-MB231. Tại nồng độ thấp của dịch chiết ethanol gây ra ức chế
chu kỳ tế bào ở pha G2/M. Trong khi đó, hình thái, nhuộm Hoechst 33342 và bằng
chứng Flowcytometry… Tất cả chỉ ra các tế bào chết khơng có tính chất tự hủy [29].
Để kiểm tra tác dụng chống ung thư của ích mẫu, tác giả Nagasawa và cộng sự
[24] đã nghiên cứu ảnh hưởng của ích mẫu trên tế bào tiền ung thư và ung thư tăng
trưởng tuyến vú ở nhiều lứa chuột GR/A. Cho ăn liên tục dịch chiết methanol của
phần trên mặt đất pha lỗng trong nước ở nồng đợ 0,5%, cho thấy tác dụng tăng
cường sự phát triển của cả hai khối u vú khi mang thai phụ thuộc (PDMT) và ung thư
vú có nguồn gốc từ PDMT. Ngược lại, điều trị rõ rệt ức chế sự phát triển của ung thư
tuyến vú có nguồn gốc từ các nốt sần phế nang tăng sản (HAN) gắn liền với sự hình
thành của HAN (p ≤ 0,05). Tỷ lệ ung thư cổ tử cung cũng bị ức chế ở chuột được
dùng dịch chiết. Các chất bài tiết trong nước tiểu: allantoin, creatine, creatinine và
glucose dung nạp tăng, đó có thể là mợt yếu tố góp phần vào sự ức chế ung thư vú có
nguồn gốc từ HAN. C̣c nghiên cứu được đánh giá tác dụng ngăn ngừa ung thư có
vai trị trong tổn thương của tuyến vú và tử cung của GR/một con chuột cống và các
hiệu ứng trên các tổn thương của hấp phụ (MW1) và không được hấp thu (MW2)
phân cách nhau bằng trao đổi ion nhựa. Tỷ lệ mắc các khối u vú sờ thấy đã được

kiểm soát và tăng trưởng bị chậm phát triển, bởi cả MW1 và MW2 (p ≤ 0,05). Cùng


15

với nhau, những phát hiện này cho thấy tầm quan trọng của tác dụng hiệp đồng giữa
một số thành phần, phù hợp với công dụng chủ trị, chống chỉ định của ích mẫu [24].
Hoạt tính kháng ung thư của dịch chiết nước của phần trên mặt đất của cây
ích mẫu trên MCF-7 và MDA-MB, 453 tế bào ung thư vú ở người đã được chứng
minh vào năm 2003 và 2009 [15], [23].
Tác dụng kháng khuẩn
Ahmed và cộng sự (2006) [11] đã nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của dịch
chiết carbon tetrachloride, chloroform, acetone và methanol phần trên mặt đất của
cây ích mẫu in vitro. Kết quả của họ đã chứng minh rằng dịch chiết tetraclorua
carbon và chloroform có mợt phổ kháng khuẩn rộng. Ở nồng độ 500 mg/đĩa, vùng
ức chế cho các dịch chiết CC14 và chloroform chống lại Staphylococcus aureus,
Staphylococcus epidermis, Streptococcus pyogenes, Escherichia coli, Vibrio
cholera, Shigella dysenteriae và Shigella boydii tương ứng là 20, 20, 30, 25, 13, 16,
17 và 19 mm cho các chiết xuất CC14 và 14, 28, 20, 15, 17 và 19 mm cho chiết
chloroform. Sử dụng thuốc Kanamycin chứng dương (30 mg/đĩa) đã chứng minh
đường kính vơ khuẩn cho cùng các lồi này tương ứng là 30, 32, 40, 39, 30, 34 và
38 mm.
Tác dụng kháng khuẩn của hai hoạt chất phân lập từ ích mẫu được nghiên cứu
thu được kết quả: [31]
Hoạt chất Arteannuin B: có hoạt tính kháng khuẩn nhạy cảm với Escherichia
coli và Enterobacter aerogene với các giá trị MIC lần lượt là 20 µg/ml và 50 µg/ml.
Hoạt chất Chamigrenal: có hoạt tính kháng khuẩn nhạy cảm với 3 chủng Gram
dương, bao gồm: Macrococcus caseolyticus, Staphylococcus auricularis và
Staphylococcus aureus (giá trị MIC tương ứng: 25, 50 và 200 µg/ml).
Tác dụng đến nội tiết tố và hệ thống enzym chuyển hóa

Tác giả Moon và cộng sự năm 2010 [22] đã nghiên cứu ảnh hưởng của dịch
chiết tổng alkaloid (ở các nồng độ 19; 37,5 và 75 mg/kg) từ phần trên mặt đất của
cây ích mẫu đến cḥt cống với mơ hình tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH).


16

Theo dõi các chỉ tiêu về số mũ tuyến tiền liệt, các nội dung của T và DHT, bFGF,
EGF, IGF-1. Sau khi dùng dịch chiết, kết quả cho thấy số mũ tuyến tiền liệt và các
giá trị của T, DHT và biểu hiện của bFGF, EGF, IGF-1 được giảm đi (p ≤ 0,05),
biểu hiện của TGF-β1 và TGF-β1/bFGF cho thấy có thể kiềm chế sự gia tăng được
u xơ tuyến tiền liệt ở cḥt nhóm chứng hoặc cḥt cống. Trong khi đó, các chỉ tiêu
theo dõi ở tuyến tiền liệt đã thấy giảm đáng kể các mô học dị thường của các mơ
hình tuyến tiền liệt tốt nhất, cải thiện bằng cách sử dụng dịch chiết tổng alkaloid (p
≤ 0,05). Nghiên cứu này cho rằng dịch chiết tổng alkaloid từ ích mẫu có hiệu quả
trong các mơ hình BPH của động vật và rằng các cơ chế tác dụng từ dịch chiết tổng
alkaloid có thể được kết hợp với các yếu tố tăng trưởng hay với các kiểm soát về tỷ
lệ nội tiết tố androgen và estrogen. Trong nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dịch chiết
ethanol 70% phần trên mặt đất của cây ích mẫu đã ức chế hoạt đợng của
cholinesterase rõ ràng (p ≤ 0,05). Kết quả từ một nghiên cứu khác chứng minh rằng
dịch chiết methanol của phần trên mặt đất của ích mẫu có thể ức chế đợc tính
glutamate gây ra trên tế bào vỏ não cḥt cống, với khả năng bảo vệ tế bào 18,4%;
29,4% và 52.4% ở nồng độ tương ứng 0,1; 1 và 20 mM .
Leoheteronin A và Leopersin G được chiết xuất phân lập từ cây ích mẫu cho
thấy tác dụng ức chế cholinesterase trong theo một liều lượng với giá trị IC50 tương
ứng là 11,6 và 12,9 mm. Tacrine đã được sử dụng làm chất đối chứng với giá trị
IC50 của 170,2 nm
Hoạt chất phân lập từ cây ích mẫu: 15,16-Epoxy-8, 17-dinor-9-oxo-7, 14labdadien-7-oic acid cho tác dụng ức chế Estrogen sulfotransferase với hoạt tính
mạnh nhất tại giá trị IC50 là 7,9 mm, được so sánh với tác dụng của chất đối chứng
là acid meclofenamic (IC50 5,4 mm).

Tác dụng giảm đau chống viêm
Trong năm 2005, các hoạt động giảm đau và chống viêm của cây ích mẫu đã
được nghiên cứu. Dịch chiết methanol của các bộ phân trên mặt đất (500 và 250
mg/kg, tiêm màng bụng) gây ra một tác dụng giảm đau đáng kể trong mơ hình gây
đau quặn bằng acetic acid ở chuột cống với một sự ức chế tương ứng là 69,68% và


17

44,15%; chứng dương dùng thuốc diclofenac sodium cho kết quả ức chế 74,67%.
Ngoài ra, uống của dịch chiết (400 và 200 mg/kg) ở chuột cống cho thấy tác dụng
kháng viêm đáng kể chống lại phản ứng gây phù nề chân bằng carrageenan (p ≤
0,05) [16].
Shin và cộng sự (2009) [28] nghiên cứu tác dụng chống viêm của ích mẫu
thơng qua sự tiết các cytokine gây viêm trên mợt dịng tế bào mast của con người
(HMC-1) sau khi điều trị với phorbol 12 - Myristate 13 - acetate (PMA) cộng với
canxi ionophore A23187 trước khi kích hoạt các tế bào HMC-1. Các dịch chiết
nước của phần trên mặt đất của ích mẫu (1mg/ml) ức chế PMA cợng với A2317,
kích thích biểu hiện gen và sản xuất TNF - alpha, IL - 6, IL - 8. Sự hoạt hóa NF kappa B PMA cộng với A23187 gây ra trong tế bào HMC - 1 này cũng bị ức chế
bởi dịch chiết. Những kết quả này chỉ ra rằng dịch chiết này có thể hữu ích trong
việc điều trị các bệnh viêm nhiễm.
Tác dụng đối với hệ hơ hấp
Ích mẫu có tác dụng kích thích trực tiếp trung khu hơ hấp. Trên mèo gây mê,
leonurine tiêm tĩnh mạch thì tần số và biên đợ hơ hấp đều tăng nhưng với liều lớn
thì hơ hấp lại bị ức chế và rối loạn [9].
Tác dụng trừ giun sán
Dịch chiết methanol, dịch chiết dầu mỏ, dịch chiết dichloromethane và dịch
chiết propanone của phần trên mặt đất của cây ích mẫu. Được dùng với liều 100
mg/kg (in vitro) tiêu diệt Panonychus citri McGregor và Myzus persicae, cho kết
quả dịch chiết methanol có tác dụng trừ giun sán tốt nhất, bằng cách ức chế hoạt

động của kênh E và Ach E. Do đó, ích mẫu có thể được sử dụng như là chất độc với
giun sán nhờ tác dụng này [32].
2.2. Tổng quan về nhóm hoạt chất alkaloid
2.2.1. Khái niệm và sự tạo thành alkaloid trong cây
Alkaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, đa số có chứa nhân dị vịng,
có phản ứng kiềm, thường gặp trong thực vật và đôi khi trong động vật, thường có


18

dược tính mạnh và cho phản ứng hóa học với một số thuốc thử gọi là thuốc thử
chung alkaloid [26].
Trước đây quan niệm cho rằng: nhân cơ bản của alcaloid là chất đường hay
thuộc chất đường kết hợp với amoniac để có nitrogen mà sinh ra. Ngày nay, bằng
phương pháp dùng các nguyên tử đánh dấu (đồng vị phóng xạ) người ta đã chứng
minh được alcaloid tạo ra từ các acid amin. Bằng cách dùng các acid amin có chứa
C14 và N15 đưa vào môi trường nuôi cấy hoặc vun bón, hoặc vảy lên lá cây (coi đó
là tiền chất). Alkaloid tạo ra được chiết xuất, phân lập và thấy chúng có tính chất
phóng xạ. Làm phản ứng phân hủy để tìm xem phần nào của alcaloid có ngun tố
phóng xạ. Qua thực nghiệm đã chứng minh được nguyên tử nitrogen và hầu như
mọi trường hợp nguyên tử carbon của acid amin đều nằm trong cấu trúc nhân cơ
bản của alcaloid. Ngồi ra, trong cấu trúc alcaloid cịn có những hợp chất khác như
gốc acetat, hemi, monoterpen. Những cơng trình nghiên cứu về sinh tổng hợp các
alcaloid đi từ tiền chất là acid amin rất phong phú. Ngoài ra qua định lượng alkaloid
ở các bộ phận của cây, người ta thấy nơi tạo ra alkaloid khơng phải là nơi tích tụ.
Nhiều alcaloid được tạo ra ở rễ lại vận chuyển lên phần trên mặt đất, sau khi thực
hiện những biến đổi thứ cấp chúng được tích lũy ở lá, quả, hạt.
Ví dụ: cây belladol có L- hyoscyamin được tạo ra từ rễ, sau đó chuyển lên
thân khi cây 1 tuổi, thân cây chứa nhiều alcaloid hơn lá; khi cây 2 tuổi, thân cây hoá
gỗ, hàm lượng alcaloid giảm xuống; lượng alcaloid ở ngọn đạt mức tối đa vào lúc

cây ra hoa và giảm khi quả chín.
2.2.2. Phân loại
Cho đến ngày nay, toàn thế giới đã biết trên 800 alkaloid trong 111 họ thực
vật. Con số alkaloid tuy lớn nhưng tính chất lý học của nó tương đối thống nhất với
nhau cịn về cấu tạo hóa học thì rất khác nhau, phần lớn alkaloid có cấu tạo dị vịng,
có Nitơ ở trong nhân. Ta có thể xếp những alkaloid đó vào các nhóm chính sau đây:
Alkaloid khơng có nhân dị vịng
Những alkaloid là dẫn xuất của nhân pyrol


×