Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Luận văn thạc sĩ sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở huyện thạnh phú, tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Đào Diễm Hiền

SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI
Ở HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Đào Diễm Hiền

SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI
Ở HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE

Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục mầm non)
Mã số

: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. TRẦN THỊ QUỐC MINH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cả cơng trình nghiên cứu là do tôi thực hiện. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Học viên cao học
ĐÀO DIỄM HIỀN


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường ĐHSP TP.HCM và quý
Thầy Cô khoa Giáo dục Mầm non, q Thầy Cơ Phịng Sau Đại học Trường
ĐHSP TP.HCM đã giúp đỡ nhiệt tình, quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận văn tại trường.
Đặc biệt, tơi xin thể hiện lịng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trần Thị Quốc
Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình thực
hiện luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu và giáo viên các Trường Mầm Non
tại Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre đã tạo điều kiện cho tơi có thể tiến hành
khảo sát khi nghiên cứu đề tài này. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ
rất nhiệt tình của Ban giám hiệu và tập thể giáo viên Trường mẫu giáo Hòa Lợi,
Trường mẫu giáo Quới Điền, Trường mẫu giáo Tân Phong, Trường mẫu giáo
Mỹ An, Trường Mẫu giáo Thới Thạnh...
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn sẽ
xem xét và đóng góp những ý kiến quý báu cho đề tài này được hồn thiện hơn.
Sau cùng, tơi cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tất cả những người

thân đã luôn ở bên tôi ủng hộ, động viên, chia sẻ với tơi khi tham gia chương
trình học Cao học cũng như hoàn thành luận văn đúng hạn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2018
Học viên cao học
ĐÀO DIỄM HIỀN


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG ...................................................................................... 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 6
1.1.1. Những nghiên cứu về kỹ năng sống và phương pháp giáo dục kỹ năng
sống trên thế giới .............................................................................................. 6
1.1.2. Những nghiên cứu về kỹ năng sống và phương pháp giáo dục kỹ năng
sống tại Việt Nam ........................................................................................... 12
1.2. Lý luận về các phương pháp giáo dục kỹ năng sống ............................................. 15
1.2.1. Khái niệm về kỹ năng sống ............................................................................. 15
1.2.2. Phân loại kỹ năng sống ................................................................................... 16
1.2.3. Khái niệm về giáo dục kỹ năng sống .............................................................. 21
1.2.4. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi .......................................... 22
1.3. Khái niệm về các phương pháp giáo dục kỹ năng sống ......................................... 22
1.3.1. Khái niệm về phương pháp giáo dục, phương pháp giáo dục kỹ

năng sống........................................................................................................ 22
1.3.2. Các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ .......................................... 23
1.3.3. Những lưu ý khi sử dụng các phương pháp giáo dục kĩ năng sống
cho trẻ ............................................................................................................. 41
1.3.4. Ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi ........................... 42
1.4. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ..................................................................... 44
1.4.1. Sự phát triển hoạt động học tập....................................................................... 44


1.4.2. Sự phát triển trí tuệ .......................................................................................... 44
1.4.3. Sự phát triển ngơn ngữ .................................................................................... 46
1.4.4. Sự phát triển tình cảm, ý chí ........................................................................... 46
1.4.5. Sự phát triển ý thức về bản thân...................................................................... 47
1.4.6. Sự chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ..................................................................... 48

1.5. Quá trình hình thành kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 49
1.6. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phương pháp giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ 5- 6 tuổi ..................................................................................................... 50
1.6.1. Thuận lợi ......................................................................................................... 49
1.6.2. Khó khăn ......................................................................................................... 50
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 52
Chương 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở HUYỆN THẠNH
PHÚ, TỈNH BẾN TRE ............................................................................ 54
2.1. Khái quát điều tra thực trạng .................................................................................. 54
2.1.1. Mục đích khảo sát ........................................................................................... 54
2.1.2. Nhiệm vụ khảo sát thực trạng ......................................................................... 54
2.1.3. Phương pháp và đối tượng khảo sát ................................................................ 54
2.1.4. Khách thể khảo sát .......................................................................................... 56
2.1.5. Tiến trình khảo sát ........................................................................................... 58

2.2. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục kĩ năng sống
cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non ............................................................... 59
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non và cán bộ quản lý về giáo
dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ................................................ 60
2.2.2. Những phương pháp giáo viên mầm non sử dụng để giáo dục kĩ năng
sống cho trẻ và những kĩ năng sống trẻ đạt được........................................... 70
2.2.3. Thực trạng mức độ hiệu quả của các phương pháp giáo dục kĩ năng
sống của giáo viên mầm non .......................................................................... 72
2.2.4. Thực trạng mức độ phù hợp của các phương pháp giáo dục kĩ năng
sống với trẻ mầm non ..................................................................................... 74


2.2.5. Những đề xuất của giáo viên mầm non khi sử dụng các phương pháp
giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ......................................................................... 77
2.3. Đề xuất một số giải pháp sử dụng các phương pháp giáo dục kĩ năng sống
cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non ............................................................... 82
2.3.1. Những định hướng đề xuất giải pháp ............................................................. 82
2.3.2. Những nguyên tắc đề xuất giải pháp .............................................................. 83
2.3.3. Một số giải pháp sử dụng các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho
trẻ mầm non 5 – 6 tuổi ................................................................................... 83
2.3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp ..................................................................... 87
2.4. Khảo nghiệm một số giải pháp sử dụng các phương pháp giáo dục kĩ năng
sống cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non..................................................... 88
2.4.1. Mục đích khảo nghiệm .................................................................................... 88
2.4.2. Nội dung khảo nghiệm .................................................................................... 88
2.4.3. Tổ chức khảo nghiệm ...................................................................................... 89
2.4.4. Kết quả khảo nghiệm ...................................................................................... 89
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM ................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 97

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL

Cán bộ quản lý

GD KNS

Giáo dục kĩ năng sống

GV

Giáo viên

GVMN

Giáo viên mầm non

KNS

Kĩ năng sống

MG

Mẫu giáo

MN


Mầm non

PP

Phương pháp

PP GDKNS

Phương pháp giáo dục kĩ năng sống


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Bảng phương pháp và đối tượng khảo sát ................................................. 56

Bảng 2.2.

Trình độ chun mơn của giáo viên mầm non........................................... 56

Bảng 2.3.

Thâm niên công tác của giáo viên mầm non và cán bộ quản lý ................ 58

Bảng 2.4.

Nhận thức của giáo viên mầm non và cán bộ quản lý về kĩ năng sống ..... 60

Bảng 2.5.


Nhận thức của giáo viên mầm non và cán bộ quản lý về nội dung
giáo dục kĩ năng sống trẻ 5 – 6 tuổi ........................................................... 61

Bảng 2.6.

Mức độ sử dụng thường xuyên các phương pháp giáo dục kĩ năng
sống cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ................................................................ 71

Bảng 2.7.

Mức độ hiệu quả của các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi (với câu hỏi này chỉ tập trung hỏi GVMN) ............... 73

Bảng 2.8.

Mức độ phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ của các phương pháp
giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .................................... 74

Bảng 2.9.

Mức độ phù hợp với điều kiện sống của trẻ và các phương pháp giáo
dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ............................................ 76

Bảng 2.10. Những khó khăn trong việc sử dụng các phương pháp giáo dục kĩ
năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non của giáo
viên mầm non............................................................................................. 77
Bảng 2.11. Những khó khăn trong việc sử dụng các phương pháp giáo dục kĩ
năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non của cán bộ
quản lý........................................................................................................ 79
Bảng 2.12. Những đề xuất trong việc sử dụng các phương pháp giáo dục kĩ năng

sống cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non của giáo viên
mầm non..................................................................................................... 80
Bảng 2.13. Những đề xuất trong việc sử dụng các phương pháp giáo dục kĩ năng
sống cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non, của cán bộ
quản lý........................................................................................................ 81
Bảng 2.14. Tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất ................................... 89
Bảng 2.15. Chênh lệch giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải
pháp đề xuất ............................................................................................... 91


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ trình độ chuyên môn của giáo viên mầm non ............................. 57
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ trình độ chun mơn của cán bộ quản lí...................................... 57

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quá trình hình thành kĩ năng sống cho trẻ ...................................................49


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, với nhịp sống hối hả trong một xã hội hiện đại đòi hỏi con người phải
hoạt động khơng ngừng. Do đó, những KNS hết sức cần thiết giúp con người đủ bản
lĩnh để tiếp thu tri thức và đạt đến sự thành công là yêu cầu vô cùng cấp thiết, bởi theo
Kinixti – Học giả Mĩ “Sự thành công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kỹ thuật
chun ngành, cịn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và khả năng xu thế của
người đó”.
Giáo dục KNS cho trẻ nhằm giúp cho trẻ có những kinh nghiệm trong cuộc
sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ biết hợp tác cùng bạn,

xây dựng tính độc lập, kích thích óc tị mị, khả năng sáng tạo biết yêu thương, chia sẻ,
biết lắng nghe người khác nói, đồng thời biết diễn đạt ý của mình trong nhóm bạn.
Giai đoạn cuối tuổi mẫu giáo (5-6 tuổi), trẻ rất cần được trang bị các kỹ năng sống cần
thiết để chuẩn bị học tập ở trường tiểu học và để hạn chế bớt những sai phạm, lúng
túng, thậm chí nguy hiểm khi độc lập giải quyết cá tình huống xảy ra trong cuộc sống
hàng ngày.
Do đó, nếu đứa trẻ được giáo dục KNS ngay từ khi còn bé hay ở lứa tuổi mầm
non là giai đoạn trẻ học, tiếp thu và lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách.
Mục tiêu GDMN đã xác định: “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mĩ, hình hành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp
một, hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm
chất mang tính nền tảng, những KNS cần thiết phù hợp lứa tuổi, khơi dậy và phát triển
tối đa khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt
đời”. Ngồi ra cịn xây dựng cho trẻ lịng tự tin chủ động và biết cách xử lý các tình
huống trong cuộc sống khi tiếp nhận thử thách, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có
trách nhiệm trong cuộc sống khi tiếp nhận thử thách cuộc sống, hài hòa trong tương
lai, góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, ngăn ngừa các vấn đề xã hội, các hành vi
lệch lạc của trẻ em và bảo vệ quyền con người.
Do đó, người GVMN ngồi việc hướng dẫn cho trẻ các hoạt động trong trường,
lớp, giáo dục trẻ lễ phép, ngoan ngỗn. Bên cạnh đó, nhiệm vụ quan trọng hơn nữa của


2

GVMN còn phải chú trọng đến việc GD KNS cho trẻ. Hiện nay, tất cả các GVMN đều
học bồi dưỡng thường xuyên qua tài liệu tập huấn Module 39 về GD KNS cho trẻ MG.
Tài liệu giúp giáo viên nắm được các PP GDKNS cho trẻ. Tuy nhiên, điều cần làm rõ
ở đây là các giáo viên có ứng dụng các phương pháp vào thực tiễn hay khơng? Nếu có
thì ứng dụng thế nào, có hiệu quả hay khơng? Thực tế chúng ta dễ dàng bắt gặp đứa trẻ
5-6 tuổi vẫn còn được cha mẹ chăm bẫm từng li từng tí: Từ việc vệ sinh cá nhân, mặc

quần áo đến việc đúc thức ăn…Do mỗi gia đình đều có từ 1-2 đứa con, có gia đình chỉ
có một đứa con. Mọi người trong gia đình từ ơng bà, cha mẹ rất mực u thương và
nng chiều con cháu của mình. Và từ đó xuất hiện “Hội chứng con một” dẫn đến trẻ
thiếu kỹ năng giao tiếp với ông bà, cha mẹ, khơng có thái độ giúp đỡ, quan tâm những
người thân bất kỳ việc gì. Trẻ bế tắc khi phải xử lý các tình huống bất ngờ đến với trẻ
từ cuộc sống thực do thiếu tự tin, thiếu bản lĩnh để vượt qua khó khăn, thiếu sáng tạo,
ý tưởng và dễ nản chí…
Những thực trạng trên đã báo hiệu về hoạt động GD KNS cho trẻ từ các trường
mầm non, là cơ sở để GVMN phải nhìn nhận, đánh giá lại các PP mình sử dụng. Chính
những điều trên đã thoi thúc tơi muốn đi sâu vào tìm hiểu thực trạng sử dụng các PP
GD KNS cho trẻ của GVMN trên địa bàn huyện nơi tôi công tác.
Thạnh Phú là một huyện nghèo của tỉnh Bến Tre, là một trong những huyện có
nhiều xã vùng sâu có điều kiện kinh tế xã hội đặc biêt khó khăn. Số lượng trường mầm
non trên địa bàn có: 18 trường mầm non cơng lập, 3 trường tư thục mới mở. Nhiều
trường có số lượng lớp thấp từ 4-5 lớp, có 4/18 trường có tổ chức bán trú. Đa số trẻ chỉ
học 2 buổi/ ngày vì chưa đủ điều kiện tổ chức bán trú cho trẻ, mỗi lớp chỉ có 1 giáo
viên, cịn nhiều trường cơ sở vật chất còn thiếu thốn, phụ huynh đa phần là nơng dân
lao động. Vì vậy, chất lượng giáo dục mầm non ở đây thế nào? Nhận thức của GVMN
ở đây về KNS có đúng khơng? Thực trạng sử dụng các PP GDKNS cho trẻ ra sao?
Những khó khăn, trở ngại nào GVMN gặp phải khi sử dụng các PP GDKNS cho trẻ.
Do đó, chúng tơi đã chọn đề tài: “Sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre” để nghiên cứu.


3

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phương pháp giáo dục kỹ năng sống, đề tài
khảo sát thực trạng sử dụng các PP GDKNS cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại một số
trường mầm non ở Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre. Từ đó đề xuất một số giải pháp

giúp GVMN sử dụng các PP GD KNS cho trẻ hiệu quả hơn.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của GVMN.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở
Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre.
4. Giả thuyết khoa học
Việc sử dụng các phương pháp GD KNS cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số
trường mầm non ở Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre đạt mức độ chưa cao. Nguyên
nhân chính là do: GVMN dạy lớp 5-6 tuổi chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan
trọng của PP GD KNS đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, bên cạnh đó giáo viên
chưa nắm đầy đủ nội dung GD KNS, chưa sử dụng đúng, chưa hiệu quả trong quá
trình thực hiện. Nếu khảo sát và phân tích đúng thực trạng sử dụng các PP GDKNS
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại một số trường mầm non ở Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến
Tre thì sẽ có cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử các PP GDKNS
cho trẻ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa một số lý luận có liên quan đến PP GD KNS và việc sử dụng
các PP GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi.
5.2. Khảo sát thực trạng sử dụng các PP GDKNS cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở
một số trường mầm non ở Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre
5.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các PP GDKNS
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non ở Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến
Tre


4

6. Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng sử dụng các PP GD KNS cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre
- Địa bàn khảo sát: Một số trường mầm non thuộc địa bàn Huyện Thạnh Phú,
Tỉnh Bến Tre
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành thông qua việc phối hợp đồng bộ một số phương pháp
sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Tìm kiếm, đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu
như các sách giáo khoa, sách chuyên ngành, luận văn, luận án, các tạp chí,...
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Chúng tôi tiến hành quan sát
việc thực hiện PP GDKNS của GV, các kỹ năng của trẻ thông qua hoạt động học, hoạt
động vui chơi và những sinh hoạt hằng ngày. Qua đó, có thể nhận định rõ hơn về thực
trạng PP GDKNS của GVMN và kỹ năng trong hoạt động của trẻ. Từ đó đưa ra những
biện pháp tác động phù hợp nâng cao PP GDKNS cho trẻ.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Mục đích: Dùng để điều tra xem GVMN đã sử dụng những kỹ năng sống nào
cho trẻ, phương pháp và cách thức tiến hành như thế nào mà trẻ 5 – 6 tuổi còn ở mức
độ thấp.
- Nội dung: Tiến hành xây dựng bản Anket, xin ý kiến bằng cách dùng hệ thống
các câu hỏi nhiều lựa chọn để tìm hiểu thực trạng về PPGD KNS của trẻ MN 5 – 6
tuổi.
- Cách tiến hành điều tra:
+ Xây dựng phiếu điều tra
+ Phát phiếu điều tra cho giáo viên (có hướng dẫn trả lời)
+ Thu phiếu, xử lý và phân tích số liệu điều tra.



5

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích: Phương pháp này hỗ trợ phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi,
đồng thời cung cấp một số thông tin cụ thể nhằm tăng độ tin cậy và sức thuyết phục
của phương pháp điều tra.
- Nội dung:
Phỏng vấn một số giáo viên trường mầm non về những thuận lợi, khó khăn,
việc tổ chức hoạt động khi sử dụng PPGD KNS cho trẻ nhằm rèn luyện kỹ năng sống
cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Phỏng vấn một số hiệu trưởng trường mầm non trên địa bàn ở một số trường
mầm non Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre nhằm tìm ra PP GDKNS cho trẻ 5 – 6 tuổi.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứa hồ sơ
Nghiên cứu kế hoạch GD KNS cho trẻ của GVMN, giáo án. Dựa trên cơ sở lý
luận về KNS và thực tiễn sử dụng các PP GD KNS cho trẻ để nhận xét kế hoạch của
GVMN. Từ đó tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu về PPDG KNS của GV để có
biện pháp phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm.
7.2.5. Phương pháp thống kê toán học
Bằng việc sử dụng một số thuật toán của toán học thống kê. Các phương pháp
này được sử dụng với mục đích xử lý và trình bày các số liệu và để kiểm chứng độ tin
cậy của các kết quả nghiên cứu khẳng định tính khả thi của giải pháp đã đề xuất.
8. Những đóng góp mới của luận văn
- Đánh giá thực trạng sử dụng các PP GDKNS cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi ở một
số trường mầm non ở Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre (nội dung các PP, mức độ sử
dụng, mức độ phù hợp, hiệu quả sử dụng, khó khăn khi sử dụng).
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ GVMN sử dụng các PP GDKNS cho trẻ
mẫu giáo 5- 6 tuổi tại các trường mầm non ở huyện Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre
được hiệu quả hơn.



6

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu về kỹ năng sống và phương pháp giáo dục kỹ năng
sống trên thế giới
Trên thế giới, việc nghiên cứu KNS đã được nhiều tổ chức con người quan tâm
và tìm hiểu, vì đây là một trọng điểm trong việc nghiên cứu và phát triển con người.
Trước tiên, những khái niệm về kỹ năng sống đã được đề cập đến trong những nghiên
cứu của UNESCO khi cho rằng: “KNS là năng lực cá nhân giúp cho việc thực hiện
đầy đủ chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày”. Bên cạnh đó, UNICEF cũng
đề cập đến khái niệm, đặc điểm và những con đường hình thành kỹ năng sống, trong
nhiều nghiên cứu khác nhau. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng nghiên cứu về kỹ
năng sống như là một năng lực cá nhân.
Ở các nước phương tây, việc GD KNS đã vận dụng một cách tổng hợp quan
điểm của những nghiên cứu của các tổ chức như WHO, UNICEF để GD KNS cho
thanh thiếu niên. Nhiều áp dụng chuyên biệt đã định hướng rèn luyện KNS của thanh
thiếu niên dựa trên các nhóm kỹ năng như: Kỹ năng thuộc về tâm lý cá nhân, kỹ năng
trong mối quan hệ với người khác, kỹ năng cộng đồng và kỹ năng làm việc. Bên cạnh
đó, việc huấn luyện hay trang bị KNS còn được vận dụng một cách lồng ghép và tích
hợp có kế hoạch trong từng mơn học khác nhau trong chương trình học. Từng mơn học
và từng kế hoạch bài dạy đều thể hiện rõ yêu cầu hình thành KNS trong kế hoạch bài
giảng một cách cụ thể thông qua những hoạt động rất chi tiết.
Vào cuối những năm 1960, thuật ngữ KNS được những nhà tâm lí học thực
hành đưa ra và coi đó như một khả năng xã hội quan trọng trong việc phát triển cá
nhân. Đến năm 1979, Gilbert Botvin (Tiến sĩ người Mĩ – nhà khoa học hành vi và giáo
sư tâm thần học) đã cơng bố một chương trình đào tạo KNS có hiệu quả cao cho các
thanh thiếu niên từ lớp 7 đến lớp 9. Thông qua các module tương tác, chương trình đã
tạo ra cơ hội cho người học được tiếp cận với những kĩ năng xã hội như: Quyết đoán,

tư duy phê phán, ra quyết định, giải quyết vấn đề để thể hiện sự từ chối sử dụng các


7

chất gây nghiện như thuốc lá. Chương trình gồm các tài liệu hướng dẫn giáo viên, học
sinh và một băng audio thư giãn đã được triển khai trong nhiều trường học khác nhau,
từ các trường trung học đến các trung tâm tạm giam người chưa thành niên đã thu
được kết quả ấn tượng.
Trên thế giới, việc nghiên cứu kỹ năng sống đã được nhiều tổ chức con người
quan tâm và tìm hiểu, vì đây là một trọng điểm trong việc nghiên cứu và phát triển con
người. Trước tiên, những khái niệm về kỹ năng sống đã được đề cập đến trong những
nghiên cứu của UNESCO khi cho rằng: “Kỹ năng sống là năng lực cá nhân giúp cho
việc thực hiện đầy đủ chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày”. Bên cạnh đó,
UNICEF cũng đề cập đến khái niệm, đặc điểm và những con đường hình thành kỹ
năng sống, trong nhiều nghiên cứu khác nhau.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng nghiên cứu về kỹ năng sống như là một
năng lực cá nhân. Ở các nước phương tây, việc giáo dục kỹ năng sống đã vận dụng
một cách tổng hợp quan điểm của những nghiên cứu của các tổ chức như WHO,
UNICEF để giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên. Nhiều áp dụng chuyên biệt
đã định hướng rèn luyện hệ kỹ năng sống của thanh thiếu niên dựa trên các nhóm kỹ
năng như: Kỹ năng thuộc về tâm lý cá nhân, kỹ năng trong mối quan hệ với người
khác, kỹ năng cộng đồng và kỹ năng làm việc. Bên cạnh đó, việc huấn luyện hay trang
bị kỹ năng sống còn được vận dụng một cách lồng ghép và tích hợp có kế hoạch trong
từng mơn học khác nhau trong chương trình học. Từng mơn học và từng kế hoạch bài
dạy đều thể hiện rõ yêu cầu hình thành kỹ năng sống trong kế hoạch bài giảng một
cách cụ thể thông qua những hoạt động rất chi tiết.
Tại Mỹ, năm 1989, Bộ lao động Mỹ đã thành lập Ủy ban thư ký về Rèn luyện
các kỹ năng cần thiết (The secretary’s comission on achieving necessary skills –
SCANS). Mục đích của ủy ban này nhằm thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động kỹ

năng cao và công việc thu nhập cao. Họ khẳng định rằng chỉ trang bị những kỹ năng
cần thiết cho người lao động, đặc biệt là những kỹ năng để họ thích ứng, thì mới cải
thiện được hiệu quả lao động.
Năm 1989, Bộ Lao Động Mỹ cũng thành lập một Ủy ban Thư Kí về rèn luyện
các kỹ năng cần thiết (The Secretary’s Commission on Achieving Necessary Skill-


8

Scans). Thành viên của ủy ban này đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, kinh
doanh, doanh nhân, người lao động, cơng chức,… nhằm mục đích “Thúc đẩy nền kinh
tế bằng nguồn lao động kỹ năng cao và thu nhập cao”.
Tại Úc(1990- 2002), Hội đồng kinh doanh Úc và Phịng thương mại và cơng
nghiệp Úc với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục- Đào tạo và Khoa học Úc và Hội đồng giáo
dục quốc gia Úc đã xuất bản quyển tài liệu “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” (2002).
Quyển sách đề cập đến những kỹ năng và kiến thức mà người lao động cần phải có,
trong đó liên quan đến nhiều kỹ năng sống. Kỹ năng hành nghề (Employability skills)
là các kỹ năng cần thiết không chỉ để có việc làm mà cịn để tiến bộ trong tổ chức khi
phát huy tiềm năng của cá nhân và đóng góp các định hướng chiến lược của tổ chức
[19].
Tài liệu “Six steps to an emotionally intelligent teenager: Teaching social skills
to your teen” của tác giả James Windell đưa ra bài tập và những ý tưởng thực tế để các
bậc cha mẹ có thể rèn luyện và điều chỉnh một thiếu niên một cách vững chắc cho một
cuộc sống thành công.
Hàng loạt các tác giả nghiên cứu và ra đời các sách sau:
Sách “Life Skill Education and Curucylum” của tác giả Gracious Thomas nhấn
mạnh vai trò của giáo viên, nhằm giáo dục kỹ năng sống dựa vào hệ thống giá trị cho
cơng tác phịng, chống nhiễm HIV/AIDS. Ngồi việc phát triển một kế hoạch khả thi
của hành động, tác giả cũng đã phát triển một chương trình có thể được điều chỉnh bởi
một hệ thống giáo dục trong nước [47].

Tác giả Nic Compton cung cấp cách để giải quyết những vấn đề làm bối rối và
làm choáng ngợp trước những thách thức của cuộc sống cho mọi lứa tuổi. Hướng dẫn
này hỗ trợ giảng viên, các bậc phụ huynh xử lý gồm tất cả các tình huống khó xử trong
cuộc sống. Sách được đề cập từng bước hướng dẫn, dễ thực hiện cho mọi lứa tuổi [51].
Tác giả Deborah Carroll đề cập đến 10 điều quan trọng cần lưu ý khi dạy con
em; làm thế nào để công việc, các chuyến đi mua sắm, các kỳ nghỉ và các tình huống
khác trở thành cơ hội học tập những kỹ năng thực hành quan trọng; chỉ ra cách để giúp
các em rèn luyện cách cư xử tốt và các giá trị tốt đẹp mà không cần giảng dạy dai
dẳng, và hướng dẫn để phát triển lòng tự trọng và kỹ năng sống lâu dài thông qua công


9

việc hằng ngày [50].
Ester A. Leutenberg, John J. Liptak cho rằng kỹ năng sống thực sự quan trọng
hơn chỉ số thông minh. Kỹ năng sống là những kỹ năng vô giá của người sử dụng hằng
ngày, cho phép họ tạo ra cuộc sống mà họ mong muốn. Chỉ số thông minh của một
người có kỹ năng sống gồm cả thể chất, tinh thần, sự nghiệp, tình cảm, xã hội, trí
thơng minh.
Tác giả Pat Broadhead cung cấp cho học sinh một bộ cơng cụ hồn hảo cho việc
nhận xét và tham gia vào các trò chơi của trẻ. Sách của tác giả giúp cho các giáo viên,
đặc biệt là các giáo viên trẻ hiểu được mối quan hệ giữa việc phát triển trí thơng minh
với sự phát triển về ngơn ngữ - đạt được trạng thái tốt về cảm xúc [51].
Năm 2004, nhà xuất bản Brookes – Mỹ đã hợp tác với một nhóm tác giả như:
Baker, Bruce L, Brighlman, Alan J, Blacher, Jan B, Heifetz, Louis J, Hinshaw,
Stephen R, Murphy, Diane M xuất bản cuốn “ Dạy kỹ năng sống hằng ngày cho trẻ”.
Cuốn sách là tập hợp hệ thống các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ từ 3 -15 tuôi và
hướng dẫn một cách cụ thể nhắm giúp cho phụ huynh dạy kỹ năng sống cho trẻ thông
qua các hoạt động thường ngày trog gia đình mà khơng phải phụ huynh phụ thuộc quá
nhiều vào việc đến trường của trẻ.

Những năm đầu thập niên 90 (thế kỷ XX), một số nước gần với Việt Nam trong
khu vực Đông Nam Á và cả Châu Á nói chung như: Ấn Độ, Lào, Campuchia,
Indonexia, Malaysia, Thái Lan,…việc nghiên cứu kỹ năng sống theo hướng áp dụng
thử nghiệm rất được quan tâm, và triển khai chương trình dạy kỹ năng sống ở các bậc
học phổ thông từ mầm non cho đến Trung học phổ thông. Mục tiêu chung của giáo
dục kỹ năng sống được xác định là: “Nhằm nâng cao tiềm năng của con người để có
hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu, sự thay đổi, các tình huống của
cuộc sống hằng ngày, đồng thời tạo ra sự đổi thay và nâng cao chất lượng cuộc sống”.
Điển hình như tại Ấn Độ, kỹ năng sống được xem là khả năng giúp tăng cường sự lành
mạnh về tinh thần và năng lực của con người. Kỹ năng sống có thể hiểu bao gồm: kỹ
năng giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, giao tiếp, quan hệ liên nhân
cách, ra quyết định, đàm phán, tự nhận thức, đối phó với stress và cảm xúc, từ chối,
kiên định và hài hòa…[53].


10

Ở Lào (1997- 2002), GD KNS được thực hiện với những nội dung cơ bản như:
Kỹ năng giao tiếp có hiệu quả; Kỹ năng tư duy sáng tạo; Kỹ năng giải quyết vấn đề…
Trong khi thực hiện, một số bài học kinh nghiệm đã được chỉ rõ như: Cần phải biên
soạn, in ấn nhiều tài liệu hướng dẫn để phổ biến cho người dạy và người học. Đồng
thời cần tăng cường việc đào tạo giáo viên trực tiếp GD KNS ở các trường về nội dung
và PP tích cực hơn.
Ở Campuchia, KNS được đào tạo chính quy trong nhà trường và được coi như
là những nhân tố chính trong chính sách giáo dục nhằm kết nối giáo dục với nhu cầu
thị trường để phát triển kinh tế xã hội. Sự kết nối này sẽ nâng cao tính hiệu quả nghề
nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp và tăng cường sự đầu tư của địa phương và
quốc tế, đồng thời sẽ tạo ra nhu cầu tự học của người học. Chương trình GD KNS
trong các trường chính quy đều hướng tới giúp người học có khả năng áp dụng kiến
thức của các môn học khác nhau vào cuộc sống hiện thực; Sau khi rời ghế nhà trường

là người tích cực và có trách nhiệm đối với xã hội; Tham gia vào thế giới công việc;
Giảm nạn thất nghiệp và nghèo đói để góp phần phát triển xã hội… Để thực hiện được
những mục tiêu đó, việc giáo dục kỹ năng sống tại Campuchia được thực hiện như sau:
- Các KNS chung được tích hợp vào bài học của các mơn học cơ bản từ lớp 1
đến lớp 12.
- Các kỹ năng nghề nghiệp từ lớp 6 đến lớp 12 được tổ chức dạy và thực hành
trong các tiểu ban công nghệ.
- Các kỹ năng nghề đơn giản được lựa chọn thực hiện dựa trên khả năng của
từng trường [52].
Tại Malaysia, nhiều nhà nghiên cứu coi KNS là một môn học của cuộc sống và
môn này được dạy như một môn học ở trường tiểu học và trung học cơ sở. Mục tiêu
môn học này ở trường tiểu học là cung cấp cho người học những kỹ năng thực tế cơ
bản để có thể thực hiện các nhiệm vụ trong cuộc sống; còn ở bậc Trung học cơ sở là
hướng đến việc trang bị những kỹ năng để góp phần tạo nên những cá nhân độc lập, tự
chủ về cuộc sống, có kỹ năng về cơng nghệ, có sự tự tin, sáng tạo, có khả năng tương
tác hiệu quả với người khác [53].


11

Ở Thái Lan, việc quan tâm đến kỹ năng sống khá sớm. Nghiên cứu về kỹ năng
sống được thực hiện bởi những tổ chức phi chính phủ và cả những tổ chức giáo dục
của Bộ - Ban ngành trong nước. Tại đây họ quan niệm kỹ năng sống là những thuộc
tính hay năng lực tâm lý xã hội giúp cá nhân đương đầu với tất cả những tình huống
hằng ngày và đáp ứng được với hoàn cảnh tương lai để sống hạnh phúc. Nói cách
khác, kỹ năng sống là khả năng của cá nhân có thể giải quyết những vấn đề trong đời
sống hằng ngày để sống an toàn và hạnh phúc. Từ quan niệm này, họ cho rằng: muốn
con người trưởng thành và thích ứng cần hình thành cho con người ít nhất mười kỹ
năng sống cơ bản: Kỹ năng ra quyết định, Giải quyết xung đột, Sáng tạo, Phân tích –
đánh giá, Giao tiếp, Quan hệ liên nhân cách, Làm chủ cảm xúc, Làm chủ được những

cú sốc, Đồng cảm, Thực hành [53].
Cùng quan điểm này, tại Philippine kỹ năng sống được xem là năng lực thích
nghi và tính tích cực của hành vi giúp cá nhân có thể ứng phó một cách hiệu quả với
những yêu cầu, thay đổi, trải nghiệm và tình huống của đời sống hằng ngày, và vì vậy
những kỹ năng sống cần giáo dục cho con người bao gồm: Tự nhận thức, Đồng cảm,
Giao tiếp hiệu quả, Quan hệ liên nhân cách, Ra quyết định, Tư duy sáng tạo, Tư duy
phê phán, Ứng phó, Làm chủ cảm xúc, Kinh doanh [53].
Cịn tại Indonexia, KNS được tập trung nghiên cứu trên bình diện như một khoa
học giáo dục. Kỹ năng sống được xem như những kiến thức, kỹ năng, thái độ giúp
người học sống một cách độc lập. Việc GD KNS sẽ mang đến những lợi ích nhất định:
nâng cao cơ hội việc làm cho người học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ đó
thúc đẩy việc thực hiện chính sách tự chủ của địa phương, tạo ra chất lượng giáo dục
cho người nghèo và người có hồn cảnh đặc biệt. Mặt khác, việc GD KNS tại nước
này được thực hiện bởi các tổ chức phi chính phủ cũng như những trung tâm chuyên
biệt khá nổi bật và có đầu tư.
Như vậy ở các nước phương Tây và các nước thuộc khu vực Châu Á, kỹ năng
sống được nghiên cứu theo hướng tập trung tìm hiểu về khái niệm, phân loại cũng như
hướng huấn luyện kỹ năng sống cho trẻ em, sinh viên. Tuy nhiên, việc nghiên cứu một
cách rõ ràng về khái niệm theo hướng tiếp cận tâm lý học chưa thực sự rõ ràng và sâu
sắc. Mặt khác, các cách phân loại cũng cịn có sự trùng lặp mà chưa thể hiện sự phân


12

loại theo các tiêu chí khoa học khi tiếp cận. Đây là những vấn đề cần được quan tâm
bên cạnh việc chưa có nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng kỹ năng sống của một lứa
tuổi nào đó mà trẻ em lứa tuổi mầm non là một điển hình.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, đã có một số cơng trình nghiên cứu về
kĩ năng sống và phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non như: Life skill
for children, skill for kids,… là những tài liệu đề cập đến các cách thức để hình thành

và phát triển KNS cho trẻ em. Vấn đề chính được các tác giả đưa ra trong hầu hết các
tài liệu chính là thiết kế quy trình, cách thức và hướng dẫn một số biện pháp cụ thể
hoặc đó cịn là những bài tập hướng dẫn mẫu giúp giáo viên và phụ huynh thực hiện
việc lồng ghép kĩ năng sống trong các giờ lên lớp hay trong các hoạt động hằng ngày
của trẻ để trẻ có cơ hội phát huy bản thân một cách tối ưu nhất trong cuộc sống.
1.1.2. Những nghiên cứu về kỹ năng sống và phương pháp giáo dục kỹ năng
sống tại Việt Nam
Trước những năm 1990, việc GD KNS cho thế hệ trẻ luôn là mục tiêu quan tâm
của các nhà giáo dục Việt Nam. Mặc dù, khái niệm KNS chưa được nêu ra hay những
nghiên cứu về KNS chưa có. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy vấn đề này được đề
cập đến trong chương trình giáo dục của nước ta, như môn học Đạo đức, Giáo khoa
thư.
Bên cạnh đó có nhiều tác giả, dịch giả, học giả nghiên cứu và biên soạn ra
những tài liệu, sách học làm người nhằm cung cấp cho mọi giới có thể học biết về cách
làm người, cách đối nhân xử thế, phương pháp học tập, tổ chức đời sống cho khoa
học,… Có thể nêu lên một số tác giả nổi danh: Nguyễn Hiến Lê với tác phẩm Đắc
nhân tâm, Tổ chức cơng việc theo khoa học; Hồng Xn Việt với tác phẩm “Rèn
nhân cách”, “Nghệ thuật giao tiếp”; “Phép lịch sự” của Phạm Cơng Hồn,… Những tài
liệu này đã góp phần rất lớn trong việc trang bị những kỹ năng nhất định để sống, làm
việc cho con người Việt Nam. Điều đó cho thấy việc nghiên cứu kỹ năng sống tuy
chưa được gọi chính thức như nghiên cứu về kỹ năng sống nhưng đã được quan tâm đề
cập đến nhiều [31], [32], [33].
Tuy nhiên, thuật ngữ “Kỹ năng sống” chỉ bắt đầu được quan tâm tại Việt Nam
vào những năm đầu thập niên 90 (thế kỷ 20). Khi ấy, xã hội bắt đầu có những chuyển


13

biến phức tạp, nền kinh tế thị trường và việc du nhập các nền văn hóa từ các nước bên
ngồi vào Việt Nam; sự biến đổi của môi trường tự nhiên đã tác động rất lớn đến con

người; vì lẽ đó địi hỏi mỗi người phải học cách thích nghi; ngồi trình độ học vấn, tư
cách đạo đức, những kỹ năng khác như năng lực làm việc bắt đầu được xem xét và
quan tâm. Đây chính là điều kiện để giáo dục Việt Nam quan tâm đến thuật ngữ kỹ
năng sống trong chương trình và triển khai một số dự án của các tổ chức khác trên thế
giới [36].
Đầu những năm 1990, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có văn bản tại quyết định
1363/TTg về việc “Đưa nội dung giáo dục môi trường vào hệ thống giáo dục quốc
dân”. Trong văn bản này có đề cập đến việc trang bị những kỹ năng ứng xử với môi
trường, thái độ sống như những biểu hiện ban đầu của kỹ năng sống. Bắt đầu năm
1996, từ chươg trình của UNESCO: “Giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ sức khỏe và
phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên trong và ngoài nhà trường” do các chuyên gia
Autralia tập huấn. Lúc đó quan niệm về kỹ năng sống được giới thiệu trong chương
trình này chỉ bao gồm những kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác
định giá trị, kĩ năng ra quyết định, kỹ năng đặt mục tiêu…Đây cũng là hướng đề cập
đến những kỹ năng cần có của học sinh như: từ chối, bảo vệ bản thân, ứng xử với
ngưới có HIV…Đến giai đoạn hai với chương trình “Giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ
năng sống” thì quan niệm về KNS cơ bản đối với từng nhóm đối tượng được vận dụng
đa dạng và phong phú hơn. Đó là những kỹ năng cần thiết cho lĩnh vực bảo vệ sức
khỏe, phòng tránh các tệ nạn xã hội dành cho đối tượng có nguy cơ cao để đương đầu
với những thách thức xã hội, vận dụng để giải quyết các vấn đề xã hội khác nhau trong
tình huống khác nhau của từng loại đối tượng [41].
Sau hội thảo “Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống” do UNESCO tài trợ được
tổ chức năm 2003 thì khái niệm kỹ năng sống được hiểu với nội dung đầy đủ và đa
dạng. Từ đó, những người làm công tác giáo dục Việt Nam đã hiểu đầy đủ hơn về kỹ
năng sống và trách nhiệm phải giáo dục kỹ năng sống cho người học [7].
KNS nói chung và PP GD KNS cho trẻ mầm non nói riêng Việt Nam cịn là
một vấn đề khoa học khá mới mẻ. Trong những năm gần đây tại Việt Nam đã có một
số tác giả quan tâm đến lĩnh vực này và bước đầu đã có những hướng nghiên cứu như:



14

Tác giả Nguyễn Thanh Bình đã biên soạn giáo trình: “Giáo dục kĩ năng sống”.
Nội dung của giáo trình nghiên cứu về những quan niệm, tiếp cận KNS ở một số nước
trên thế giới và Việt Nam. Những KNS cốt lỗi và các PP GD KNS trong các chủ đề
bao gồm các PP: PP động não, PP nghiên cứu tình huống, PP trị chơi, PP thảo luận
nhóm, PP đóng vai, PP “trò chơi quân bài”.
Tác giả Lê Hiền Mai trong luận văn Thạc sĩ: “Kĩ năng sống của trẻ mẫu giáo
lớn Trường Mầm non thực hành Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2010” đã nghiên cứu
và đưa ra các PP GDKNS cho trẻ 5- 6 tuổi bao gồm các PP sau: PP học qua trải
nghiệm, PP giáo dục bằng trò chơi, PP động não, PP thảo luận nhóm nhỏ, PP đóng vai
[22], [23].
Trong sách Chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm
2009 cũng đưa ra các PP giáo dục sau: nhóm PP thực hành, trải nghiệm: nhóm PP trực
quan – minh họa: nhóm PP dùng lời nói; nhóm PP dùng tình cảm và khích lệ; nhóm
PP nêu gương – đánh giá.
Tác giả Trương Thị Hoa Bích Dung biên soạn cuốn sách Hướng dẫn và rèn
luyện KNS cho trẻ MN, sách đề cập rất rõ ràng, cụ thể về các PP GDKNS cho trẻ MN
bao gồm các PP sau: PP thảo luận nhóm, PP đóng vai, PP giải quyết vấn đề, PP tình
huống, PP giao nhiệm vụ, PP giao trị chơi.
Tác giả Lê Bích Ngọc biên soạn tài liệu GD KNS cho trẻ từ 5- 6 tuổi năm 2010
dành cho giáo viên mầm non và phụ huynh nhằm phát triển toàn diện nhân cách trẻ,
cung cấp cho trẻ những tri thức về GD KNS. Trong tài liệu Module 39 về GD KNS
cho trẻ MG, tác giả Lê Bích Ngọc đã đưa ra mơt số nhóm PP sau: Nhóm PP trực quan
(bao gồm PP làm mẫu, PP cùng làm, PP làm gương), nhóm PP thực hành (bao gồm PP
trãi nghiệm, PP trò chơi, PP giao việc) [28], [29].
Nhà xuất bản giáo dục và công ty Sách Việt vừa cho xuất bản bộ sách gồm 7 bộ
sách dịch từ nước ngoài trong bộ sách “Habits” của nhà xuất bản Macmillan với các
tác giả uy tín trong lĩnh vực tâm lý giáo dục – Bộ sách là những câu chuyện kể gần gũi
với trẻ nhỏ (dành cho bậc tiểu học và mầm non) và sau mỗi câu chuyện là hệ thống

những câu hỏi nhằm giúp phụ huynh có cơ hội tương tác với trẻ để giúp trẻ hình thành
các kĩ năng sống cơ bản như: Kĩ năng tự tin, kĩ năng giao tiếp xã hội, kĩ năng hòa


15

nhập, kĩ năng thích nghi với mơi trường mới. kỹ năng ứng phó với những khó khăn.
Như vậy, các nhà tâm lí, giáo dục học ở Việt Nam từ trước đến nay đã nghiên
cứu và đưa ra quan niệm, nội dung và các PP GDKNS cho trẻ. Nội dung GD KNS cho
trẻ rất rộng đặc biệt là đối với trẻ 5- 6 tuổi và việc GVMN lựa chọn những PP phù hợp
để giúp trẻ lĩnh hội những KNS hiệu quả là rất cần thiết. Tuy nhiên chưa có một
nghiên cứu nào nghiên cứu về thực trạng sử dụng các PP GDKNS cho trẻ đặc biệt là
trên địa bàn Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre.
1.2. Lý luận về các phương pháp giáo dục kỹ năng sống
1.2.1. Khái niệm về kỹ năng sống
Để có thể sống, học tập và lao động con người cần đến những kỹ năng. Tuy
nhiên, chúng ta khó có thể liệt kê ra hết những kĩ năng cần thiết của một con người.
Ngoài ra, nếu hiểu theo nghĩa hẹp của KNS thì sống có nghĩa là tồn tại nên KNS được
phân tích ở đây là những kĩ năng giúp con người “tồn tại”.
Theo WHO (Tổ chức Y tế thế giới): KNS là các kỹ năng mang tính tâm lý xã
hội, là các khả năng để thích ứng và hành vi tích cực cho phép các cá thể giải quyết có
hiệu quả nhu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày [6].
Theo UNESCO: KNS là kĩ năng tự quản bản thân và kỹ năng tâm lí xã hội cần
thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả [7 ].Tổ chức này
quan niệm kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục:
- Học để biết gồm các kĩ năng tư duy: Giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra
quyết định, nhận thức được hậu quả,…
- Học để làm người gồm các kĩ năng cá nhân: Ứng phó với căng thẳng, cảm
xúc, tự nhận thức, tự tin.
- Học để sống chung với người khác gồm các kĩ năng xã hội: Giao tiếp, thương

lượng, tự khẳng định mình, hợp tác, làm việc nhóm…
- Học để làm việc gồm các kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ: Kĩ
năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm.
Theo UNICEP: KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi
mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng và khả năng tiếp thu kiến thức, hình
thành thái độ và kĩ năng [6].


×