XÂY DỰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTNT
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: KIỀU MẠNH HÀ
2. Ngày tháng năm sinh: 18/ 06/ 1979
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Nông Doanh, xã Xuân Định, Huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại: 0933242207 (CQ)/0613721899 ; ĐTDĐ:0909141261
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Hiệu trưởng
8. Nhiệm vụ được giao : Quản lí
9. Đơn vị công tác: Trường PTDTNT- THCS Điểu Xiểng
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân ĐHSP.
- Năm nhận bằng: 2011
- Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân Anh văn
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: quản lí , bồi dưỡng HSG
- Số năm có kinh nghiệm: 10 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Xây dựng phương pháp bồi dưỡng HSG đạt kết qủa cao
+ Xây dựng kế hoạch chuyên môn hiệu quả
+ Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trường PTDTNT .
Trang 1
BM02-LLKHSKKN
XÂY DỰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTNT
XÂY DỰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTNT
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong xã hội hiện nay, chúng ta phải đối diện với việc khi xã hội có gì, trong
nhà trường có đó. Hệ quả là những vụ án giết người dã man, cố ý gây thương tích
mà đối tượng gây án là học sinh (HS) và nạn nhân chính là bạn học và thầy cô giáo
của họ. Việc bùng phát hiện tượng HS phổ thông hút thuốc, uống rượu, tiêm chích
ma tuý , thậm chí là tự sát khi gặp vướng mắc trong cuộc sống cũng khiến chúng
ta phải suy nghĩ. Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và
kĩ năng giao tiếp lại rất kém. Và dường như câu chuyện kĩ năng sống (KNS) theo
trào lưu, a dua và đua đòi theo cái xấu, cái tiêu cực đang là thực tế nhức nhối. Bởi
theo các chuyên gia giáo dục cho rằng, HS chưa bao giờ được dạy cách đương đầu
với những khó khăn của cuộc sống như cha mẹ ly hôn, gia đình phá sản, kết quả
học tập kém Các em không được dạy để hiểu về giá trị của cuộc sống
Cùng với các cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự
học và sáng tạo”, cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”, thì việc “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh” cũng được xác định là nhiệm
vụ trọng tâm trong chương trình hoạt động giảng dạy và học tập tại các trường học.
Giáo dục HS trở thành những con người phát triển toàn diện là một công việc hết
sức quan trọng và cần thiết của sự nghiệp giáo dục. Kiến thức và nhân cách của các em sẽ
được hình thành thông qua những bài giảng của các thầy cô trong những giờ lên lớp,
những hoạt động ngoài giờ lên lớp và cả cuộc sống và môi trường xung quanh các em.
Việc chăm lo, bảo vệ và giáo dục thiếu nhi là trách nhiệm của các ban ngành, đoàn thể
Trang 2
XÂY DỰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTNT
trong và ngoài nhà trường để giúp các em phát triển toàn diện trở thành những người con
ngoan, trò giỏi, đội viên tốt.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: "Trong việc giáo dục và học tập,
phải chú trọng đủ các mặt: Đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn
hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất". Đồng thời, Người còn chỉ rõ: "Việc giáo dục
gồm có đức, trí, thể, mỹ”. Công tác giáo dục đạo đức và KNS cho HS là một việc
làm vô cùng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, giúp các em chủ động hơn trong
cuộc sống, hình thành những suy nghĩ đúng đắn, những đức tính cần có, trang bị
những kiến thức cơ bản về pháp luật, sức khỏe sinh sản vị thành niên… ngay từ khi
còn ngồi trên ghế nhà trường.
Tình trạng bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở cấp THPT mà ngay ở cấp
tiểu học, THCS cũng đã xuất hiện những hiện tượng đáng báo động. Đôi khi chỉ vì
những lý do rất nhỏ mà đã gây ra những hiểu lầm lớn rồi dẫn đến xô xát, đánh
nhau. Không những thế, nhiều trường hợp không có tiền đi chơi game, các em đã
lấy trộm tiền của ông, bà, bố, mẹ. Thậm chí, vì mê game mà có em đã vi phạm
pháp luật như cướp của, giết người. Đây là những "con sâu" đang làm hoen ố nền
giáo dục Việt Nam. Trách nhiệm không chỉ ở phía gia đình, nhà trường mà thuộc
về toàn xã hội. Chúng ta cần phải có những giải pháp thiết thực hơn nữa để cứu các
em ra khỏi những "hố đen" đó, trở thành những công dân tốt, có ích cho quê
hương, đất nước. Thực tế cho thấy, việc giáo dục rèn luyện KNS cho HS là một
quá trình lâu dài, liên tục. Đặc biệt trong xã hội hiện đại, khi tâm lý cha mẹ thường
quan tâm đến việc học kiến thức hơn là rèn luyện KNS, sẵn sàng chu cấp đầy đủ
vật chất mà ít chăm lo về mặt tinh thần cho trẻ thì việc dạy đạo đức, lối sống trong
nhà trường lại càng cần thiết. Việc làm này cần phải thực hiện ngay từ lúc còn trẻ
nhỏ bởi ở lứa tuổi này, bài học đạo đức chỉ đơn giản là giáo dục tình yêu quê
hương, đất nước, gia đình, nhà trường qua câu chuyện, bài học thực tế. Cùng với
Trang 3
XÂY DỰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTNT
đó, giáo dục cho các em biết "kính trên, nhường dưới", biết giúp đỡ bạn bè theo
tinh thần "Lá lành đùm lá rách"… Càng lớn, các em sẽ được rèn luyện kỹ năng ứng
xử hợp lý với mọi tình huống trong cuộc sống, hình thành ý thức tự bảo vệ sức
khỏe, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước cũng như các tai nạn
khác.
Trường dân tộc nội trú là nơi tập trung học tập của con em đồng bào các dân
tộc sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, nơi mà đời sống kinh tế, xã hội còn nhiều khó
khăn, phong tục, tập quán còn lạc hậu. Điều kiện học tập còn nhiều thiếu thốn,
hẫng hụt về kiến thức… Do vậy cần có sự quan tâm đặc biệt của nhà trường và các
thầy cô giáo. Mọi sinh hoạt và học tập của các em đều là làm chung ở chung. Do
đó, tính tự giác và tinh thần làm việc tập thể rất quan trọng. Từ đó cho thấy việc
giáo dục ý thức, giáo dục KNS cho các em là một vấn đề hết sức quan trọng. Từ đó
học sinh biết, hiểu và phát huy được giá trị truyền thống đoàn kết, tương thân
tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống trong sáng, lành
mạnh; không vi phạm pháp luật, trật tự an toàn giao thông và các tệ nạn xã hội khác.
Từ thực tiễn công tác và hoạt động giáo dục tại trường nội trú, cũng như
nhận thức được ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục KNS cho HS.
Bản thân tôi nhận thấy việc xây dựng những phương pháp giáo dục KNS cho HS là
một việc làm có ý nghĩa vô cùng to lớn của một người làm công tác quản lí. Đây
cũng là một việc làm rất quan trọng nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt
động, giáo dục ý thức cho HS trong nhà trường. Chính vì những lý do trên đã thôi
thúc tôi chọn vấn đề “Xây dựng những phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh ở trường PTDTNT” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Trang 4
XÂY DỰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTNT
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lý luận.
KNS là những kĩ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn
khỏe mạnh. Đó là những kĩ năng mang tính tâm lý xã hội và kĩ năng giao tiếp được
vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác một cách có hiệu quả
với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, tình huống của cuộc sống
hàng ngày. (Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Giáo dục KNS là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, xây
dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực. Trên
cơ sở đó giúp HS có thái độ, kiến thức, kĩ năng… thích hợp với thực tế xã hội.
Chúng ta đều biết, cuộc sống luôn tạo ra những khó khăn để cho con người
vượt qua, những mất mát để con người biết yêu quý những gì đã có. Vì vậy, mỗi
người cần có những kĩ năng nhất định để tồn tại và phát triển. Là một người làm
công tác giáo dục, người luôn đồng hành với quá trình phát triển của HS, chúng ta
lại càng phải thấy rõ sự cần thiết việc giáo dục KNS cho HS. Bởi giáo dục KNS
chính là định hướng cho các em những con đường sống tích cực trong xã hội. Nắm
được KNS, các em sẽ biết chuyển dịch kiến thức - cái mình biết và thái độ, giá trị
- cái mình mình nghĩ, cảm thấy, tin tưởng… thành những hành động cụ thể trong
thực tế, làm gì và làm cách nào là tích cực và mang tính chất xây dựng. Tất cả đều
nhằm giúp các em thích ứng được với sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học
công nghệ và vững vàng, tự tin bước tới tương lai. Chính vì thế, việc giáo dục hình
thành nhân cách cho HS nói chung và giáo dục KNS nói riêng ngày càng trở nên
quan trọng và cấp thiết hơn.
Trang 5
XÂY DỰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTNT
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục – đào tạo của chúng ta là đào tạo nên những
con người cộng sản, nắm vững những tri thức khoa học phục vụ cho Tổ quốc Việt
Nam. Trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ thì nhà trường là lực lượng giáo dục nòng
cốt.
Sau 5 năm triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực", đã có rất nhiều hoạt động ngoại khóa được tổ chức tạo môi
trường để giáo dục đạo đức, lối sống cho các em, rèn luyện cho các em những
KNS cần thiết. Để tiếp tục phát huy được kết quả này, các trường học cần tạo môi
trường giáo dục văn hóa gắn với giáo dục đạo đức, tăng cường nguồn lực trong và
ngoài nhà trường cho giáo dục đạo đức, hình thành các chuẩn mực phù hợp. Hàng
năm, các trường học thường xuyên tổ chức các hội thi, các buổi tìm hiểu về Luật
Giao thông đường bộ, giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên…, kết hợp với
các tổ chức đoàn, đội tổ chức các hoạt động dã ngoại, tham quan, hội thảo, thi cắm
hoa nghệ thuật… trong đó HS giữ vai trò chủ thể, được phát biểu ý kiến của mình
về những vấn đề các em đang quan tâm. Thông qua các hoạt động đó, rèn luyện
cho các em kỹ năng nhận diện vấn đề; biết xác định tình huống, tự khẳng định; biết
cách từ chối khi bị người xấu lôi kéo, dụ dỗ; xử lý linh hoạt, sáng tạo các tình
huống; biết tự chăm sóc sức khỏe, phòng chống tai tệ nạn xã hội; giữ gìn an toàn
giao thông; thói quen sinh hoạt tổ, nhóm trong học tập và các hoạt động giáo dục
toàn diện.
Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, chính do việc thiếu KNS và sự tác động
từ mặt trái của xã hội khiến cho giới trẻ hình thành những suy nghĩ lệch lạc, ảnh
hưởng không tốt đến tư duy và năng lực sáng tạo. Do đó, việc giáo dục, rèn luyện
KNS sẽ góp phần giáo dục toàn diện cho HS.
Trang 6
XÂY DỰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTNT
Giáo dục văn hoá ứng xử, KNS cho HS là cần thiết. Suốt một thời gian dài,
Việt Nam dạy học theo đúng nghĩa chỉ dạy chữ. Điều này cho đến giờ đã và đang
để lại những hậu quả nặng nề và rất nghiêm trọng. Giáo dục KNS cho HS sẽ khó
hơn khi chính thầy cô không phải là một tấm gương. Nhiều HS, vì thiếu KNS đã
trở thành nạn nhân của những tệ nạn xã hội, thành những đứa con hư hỏng, vì thiếu
KNS nên các em thường giải quyết mâu thuẫn bằng “tay”. Ngoài ra, có rất nhiều
yếu tố làm “rạn nứt” mối quan hệ bạn bè trong HS hiện nay. Những rạn nứt đó bắt
nguồn từ những biểu hiện không đẹp trong giao tiếp học đường như: Sử dụng từ
ngữ cục cằn, tiếng lóng… những phân biệt đối xử với các HS trong lớp, giữa các
dân tộc với nhau…
Tình trạng bạo lực học đường càng ngày càng diễn ra nghiêm trọng, phần
lớn do các em thiếu các KNS như: Kỹ năng kiềm chế cảm xúc, kỹ năng giải quyết
mâu thuẫn, kỹ năng đoàn kết Do đó, vấn đề giáo dục KNS đang là một vấn đề
được các cơ quan, ban ngành giáo dục đặc biệt quan tâm.
Trường DTNT là một trong những hệ thống trường học chuyên biệt, các em
ăn chung, ở chung, sinh hoạt chung… thì vẫn đề giáo dục KNS lại càng được quan
tâm hơn. Tuy nhiên, làm sao để có những giờ, những phút, những việc làm, những
hành động để giáo dục KNS cho các em mang lại hiệu quả nhất thì không phải là
dễ, không phải là vấn đề một sớm một chiều.
Do đó, để có những hành động, những việc làm giáo dục KNS có hiệu quả
cao nhất thì cần có các phương pháp đúng đắn. Từ những lý luận trên cho thấy,
việc xây dựng những phương pháp giáo dục KNS cho HS trong trường PTDTNT
là vô cùng cần thiết trong quá trình giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho các em.
Trang 7
XÂY DỰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTNT
2. Nội dung, biện pháp thực hiện.
2.1 : Nội dung và hình thức
*Nội dung giáo dục:
- Giáo dục học sinh thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường, nội quy lớp
học , nội quy khu nội trú ; chấp hành tốt luật pháp, các quy định; tích cực tham gia
đấu tranh với các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;
- Giáo dục các em lòng nhân ái, kính yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo,
tôn trọng người lớn tuổi, thương yêu và giúp đỡ bạn bè ,các em nhỏ tuổi; có ý thức
xây dựng tập thể đoàn kết, được các bạn tin yêu.
- Giáo dục lòng yêu đất nước , yêu tổ quốc , yêu nhân dân, yêu nhân loại,
yêu hòa bình, yêu quý và tự hào lịch sử vẻ vang của dân tộc, truyền thống văn hóa ,
đặc điểm địa lý về biển đảo .
- Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị,
khiêm tốn; chăm lo giúp đỡ gia đình;
- Tích cực rèn luyện thân thể, lao động vệ sinh, giữ gìn và bảo vệ môi
trường, giữ gìn và bảo quản tài sản.
- Giáo dục và rèn luyện đức tính, phẩm chất tốt đẹp như: thật thà, trung
thực, giản dị, khiêm tốn, tiết kiệm, đoàn kết dân tộc, thương yêu đùm bọc, giúp đỡ
nhau lúc ốm đau, khó khăn, hoạn nạn, tính tự giác, siêng năng, không ăn gian, nói
dối, không gian lận trong học tập, sinh hoạt …
- Giáo dục và bồi dưỡng tình yêu: trường, lớp, quê hương, đất nước, yêu
hòa bình, có niềm tin và biết ơn Hồ Chủ Tịch, Đảng, Nhà nước XHCN Việt Nam,
biết ơn những người đã hy sinh giành được độc lập, tự do cho đất nước, biết giữ
gìn và phát huy những di sản tinh hoa của dân tộc.
- Rèn luyện cho các em tính tự giác, tích cực, chủ động thực hiện và tuân
thủ đúng thời gian biểu và nội qui, qui định của nhà trường (ngăn nắp, gòn gàng,
giờ nào, việc nấy)
Trang 8
XÂY DỰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTNT
- Tích cực lao động vệ sinh trường lớp , khu nội trú nhằm xây dựng nếp
sống văn minh , lịch sự , xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp .
- Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác Hồ, học tập và làm theo “tấm
gương đạo đức của Hồ Chí Minh”.
- Lồng ghép giáo dục các em thông qua cuộc vận động “Hai không” và
phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực’.
* Hình thức giáo dục:
- Giáo dục đạo đức cho học sinh vào các buổi chào cờ sáng thứ Hai hàng
tuần : trong mỗi buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần học sinh đều được nghe một học
sinh đại diện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và nghe chương trình quà
tặng cuộc sống sau khi đã được Hiệu trưởng nhận xét , đánh giá ưu khuyết điểm
trong tuần .
- Giáo dục các em qua các môn học trên lớp;
- Giáo dục các em trong các tiết sinh hoạt lớp, các tiết hoạt động NGLL
(theo chủ điểm) của giáo viên chủ nhiệm;
- Lồng ghép giáo dục các em trong các buổi “rèn kỹ năng sống” vào
chiều thứ sáu hàng tuần;
- Ngoài ra, còn giáo dục đạo đức cho các em qua gương người tốt, việc
tốt, tham gia phong trào “đền ơn, đáp nghĩa”, phòng chống các tệ nạn trong xã
hội…
Giáo dục KNS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Việc rèn luyện kỹ năng cho HS là yêu cầu rất cơ bản trong quá trình các em
tham gia hoạt động, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt trong việc sử dụng các
phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động. Việc thay đổi các phương pháp và
hình thức tổ chức hoạt động trong một chủ đề hoạt động cụ thể sẽ tạo điều kiện
Trang 9
XÂY DỰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTNT
hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản ở HS. Đó cũng là giải pháp rèn luyện
KNS cho HS.
Mục tiêu của giáo dục KNS là nhằm giúp người học thay đổi cách ứng xử
của mình theo hướng tích cực, hiệu quả. Chỉ có cách học dựa trên sự tự khám phá
bản thân hoặc tự lĩnh hội thì mới giúp con người thay đổi những hành vi của mình.
Hiện nay trong các trường học, tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh thường có
các hoạt động chủ đề như: Thi tìm hiểu An toàn giao thông, ma túy, môi trường,
bạo lực học đường… đó chính là các chủ đề chuyên biệt. Tuy nhiên, giáo viên cần
biết phối hợp để thiết kế nội dung chủ đề có tác dụng giáo dục KNS. Bản chất của
giáo dục KNS chính là sự trải nghiệm. Khi thiết kế chủ đề và tổ chức thực hiện
giáo viên cần quan tâm khai thác kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng đã có để tạo
điều kiện cho HS trải nghiệm. HĐNGLL làm cho cuộc sống học tập ở nhà trường
trở nên thân thiện. Ở đó, giáo viên và HS gần gũi, giao tiếp cởi mở hơn, tình cảm
bạn bè được bộc lộ thoải mái hơn, chan hòa hơn. Qua các hoạt động cụ thể, HS tiếp
nhận được những kĩ năng tự nhận thức, giao tiếp, chia sẻ, cảm thông… Đấy chính
là môi trường để các em thực hành và tăng cường những kĩ năng tâm lý xã hội cho
bản thân.
Giáo dục KNS thông qua giờ sinh hoạt lớp:
Giờ sinh hoạt lớn là một dạng hoạt động giáo dục tập thể. Trong giờ học đó,
GVCN có thể thiết kế các chủ đề giáo dục KNS và lồng ghép trong các hoạt động.
Từ đó giúp HS tăng cường hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục những hành vi
tiêu cực, hình thành những KNS tích cực làm cho tập thể lớp đoàn kết hơn, gắn bó
hơn.
Giáo dục KNS thông qua tham vấn:
Trang 10
XÂY DỰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTNT
Sau khi được giáo dục KNS theo những con đường trên bao giờ cũng có một
vài em vẫn còn có những hành vi ngoài mong đợi. Khi đó cần sử dụng cách tiếp
cận cá nhân thông qua hoạt động tham vấn. Trong tham vấn để giáo dục KNS, tức
là để HS thay đổi hành vi theo hướng tích cực, người tham vấn cần sử dụng mô
hình nhận thức hành vi để các em thay đổi niềm tin sai lệch dẫn đến hành vi tiêu
cực.
Giáo dục KNS thông qua các hoạt động ngoại khoá:
Mỗi năm học, tùy theo hoàn cảnh của nhà trường, mà tổ chức cho các em
tham gia các hoạt động dã ngoại như: Tham quan di tích lịch sử, văn hóa, danh lam
thắng cảnh, hội trại, các hoạt động TDTT… Các hoạt động đó cũng chính là môi
trường rất tốt để giúp HS trải nghiệm những KNS đã tiếp thu được.
Giáo dục KNS thông qua giảng dạy các môn học tiềm năng:
Trên thực tế, việc giáo dục KNS ở các trường THCS nói chung và ở trường
PTDTNT nói riêng cho tới nay vẫn chưa trở thành một môn học chính khóa. Vì
vậy, đối với các môn học tiềm năng như: GDCD, sinh học, văn học, lịch sử, địa
lý… qua các hình thức và phương pháp tổ chức dạy học chúng ta cũng có thể giúp
học sinh phát triển được các kĩ năng: Tư duy phê phán, sáng tạo, tự nhận thức…
Ví dụ: Môn Giáo dục công dân nhằm: Giúp HS biết sống và ứng xử phù hợp
với các mối quan hệ với người thân, bạn bè, cộng đồng, đất nước Giúp HS tích
cực, chủ động, hài hòa, lành mạnh, có kỷ luật, có những hành động phù hợp với
các chuẩn mực đạo đức, pháp luật; phòng tránh những tệ nạn xã hội ảnh hưởng
xấu đến sự phát triển thể chất và tinh thần của các em
Giáo dục KNS thông qua các câu chuyện giáo dục.
Trang 11
XÂY DỰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTNT
Thông qua các câu chuyện giáo dục, người làm vai trò giáo dục có thể xây
dựng các buổi giáo dục KNS cho các em. Mỗi câu chuyện mang những nội dung,
hình thức giáo dục khác nhau. Nhưng sau mỗi câu chuyện được kể là những bài
học có giá trị giáo dục KNS về tình yêu thương, sự bao dung, chia sẻ, biết quý
trọng những người xung quanh, không được tự cao, tự đại…được rút ra. Dưới đây
là một số câu chuyện tiêu biểu có giá trị giáo dục KNS tiêu biểu:
1. CON CÁO VÀ CHÙM NHO.
Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn
nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căn tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời
trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thì thầm. Cáo thèm tới
mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép.
Ái chà chà nho ngon quá đi mất.
Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều như thế này, cũng
muốn chén ngay mấy chùm. Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn
nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được.
Nào! Cố lên nào, cố lên.
Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao.
Một, hai, ba nhảy nào…
Nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi. Cáo ta không đành lòng rời
khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, nó nói một mình:
Hừ! không thể bỏ đi dễ dàng như vậy được!
Thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây
nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên
lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Và
kia, sau một tán lá Cáo ta phát hiện ra một chùm nho cong thấp hơn chùm lúc nãy.
Thích chí quá, Cáo ta tự đắc:
Trang 12
XÂY DỰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTNT
Không có việc gì có thể làm khó ta được, ha ha! Lần này thì ta có nho ăn rồi.
Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đá, Cáo nhảy lên.
Hai, ba nhảy nào.
Nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được.
Hừ tức thật, làm thế nào bây giờ?
Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một
cái rồi nói:
Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh
thế, chắc chắn là chưa chin rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không
nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ
rời khỏi vườn nho.
Các bạn thân mến!
Một số người khi không có được thứ mình muốn thì liền trở mặt nói thứ đó
không ra gì. Thực tế thì khả năng của mình có giới hạn nhưng đành lấy cớ, tự dối
lòng mình để biện minh. Vì vậy, hãy học cách chấp nhận khả năng của bản thân để
qua đó tìm cách hoàn thiện bản thân mình hơn.
2. HƯƠU KHÔNG CÓ TIM.
Cáo kết bạn với Sư tử nhằm mục đích ăn theo uy danh của Chúa Sơn Lâm
để bắt nạt các con thú khác. Một hôm Sư Tử bị bệnh, không thể đi ra ngoài để
kiếm thức ăn. Nó liền nói với Cáo:
Ê Cáo, từ trước đến nay, mày luôn theo tao, giờ tao không thể ra ngoài được,
mày đi bắt Hươu về đi, tao muốn ăn nội tạng và uống máu của nó, nghe nói như
vậy thì rất tốt cho sức khỏe.
Cáo nghe vậy thì lấy làm lo lắng vì sức Cáo làm sao có thể bắt đươc Hươu.
Suy nghĩ một hồi Cáo ta chợt nảy ra một kế.
Cáo ta vào rừng, và nhìn thấy một con Hươu. Cáo chạy lại chào hỏi Hươu
thân mật và nói với Hươu rằng:
Trang 13
XÂY DỰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTNT
Chào anh Hươu yêu dấu! Tôi báo cho anh một tin tốt lành nhé! Anh biết gì
không? Chúa Sơn Lâm Sư Tử là bạn của tôi, hắn ta bị bệnh, sắp chết rồi, và hắn
đang suy nghĩ không biết nên chọn ai kế thừa chức Chúa Sơn Lâm. Sư Tử cho
rằng, Lợn Rừng thì chỉ là lũ đần độn, ngu ngốc, Gấu thì lười biếng vô dụng, Báo
thì tàn bạo hung dữ, Hổ thì tự cao tự đại, chỉ có anh là thích hợp để làm Chúa Sơn
Lâm. Tôi nói tin mừng này cho anh trước tiên, nếu anh tin tưởng tôi thì hãy nhanh
chân đi thăm Sư Tử đi, nhất định anh sẽ trở thành Chúa Sơn Lâm.
Hươu không chút nghi ngờ lời của Cáo, sung sướng đi theo vào trong hang
núi. Vừa vào đến hang núi, Hươu tội nghiệp đột nhiên bị Sư Tử nhảy ra vồ, kéo
đứt cả tai,
Grừu … Grào…
Hươu sợ quá chạy thục mạng vào rừng.
Á á … Đau quá … Cứu tôi với.
Sư Tử bắt hụt con mồi tức lắm, nhất quyết đòi Cáo phải nghĩ cách.
Mày mà không nghĩ ra cách bắt Hươu về đây cho tao thì tao sẽ ăn thịt mày
luôn.
Cáo sợ quá liền bỏ đi, vừa đi vừa nghĩ cách, Cáo lần theo vết chân của
Hươu, còn hỏi người chăn thả súc vật.
Anh có thấy một con Hươu tai chảy máu đi qua đây không?
Anh ta liền nói:
Nó ở ngay cánh rừng trước mặt đó.
Cáo mừng thầm trong bụng đến trước mặt Hươu. Hươu nhìn thấy Cáo thì
tức nổ đom đóm mắt, quát lớn:
Đồ tồi, lại định diễn trò gì nữa đây, tao sẽ không bao giờ mắc mưu mày nữa
đâu. Cáo giả vờ tức giận nói:
Anh lại làm sao thế. Anh toàn nghi ngờ bạn tốt như thế này hay sao? Sư Tử
tóm tay anh, chỉ là muốn thông báo với anh rằng anh đã làm được Chúa Sơn Lâm.
Trang 14
XÂY DỰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTNT
Anh lại nhát như Thỏ đế ấy, chạy biến đi mất. Bây giờ, Sư Tử đang giận anh lắm,
và chắc chắn rằng sẽ trao chức Chúa Sơn Lâm cho Chó Sói.
Hươu nghe vậy thì lưỡng lự hỏi lại.
Có thật vậy không?
Cáo trả lời:
Thật chứa sao không, nhưng tôi nghĩ rằng cả khu rừng này chắc chắn sẽ
không ai đồng ý. Chó Sói tuyệt nhiên không xứng danh Chúa Sơn Lâm! Nhanh
nhanh lên, có thể bây giờ vẫn còn kịp đấy! Tôi thề với anh, chắc chắn Sư Tử sẽ
không bao giờ hại anh đâu.
Và thế là Hươu con, lại một lần nữa nhẹ dạ cả tin đi theo Cáo. Lần này thì
Hươu bị Sư Tử tóm gọn.
Grừ … Grào … Bắt được mày rồi nha Hươu.
Hươu la lên trong tuyệt vọng.
Á Á … a a … Chết tôi rồi, có ai cứu tôi không?
Cáo đứng đó vuốt râu cười to.
Có trời mới cứu được mày ha ha …
Sư Tử xé xác Hươu ra và ăn uống một bữa no nê. Cáo đứng bên cạnh theo
dõi, khi tim của Hươu rơi xuống, liền mang dấu đi, coi như đây là công sức mình
đáng được hưởng sau những việc đã làm.
Sau khi Sư Tử ăn uống no nê, vẫn cố tìm tim của Hươu, Sư Tử hỏi Cáo.
Cáo! Mày có thấy tim nó đâu không?
Cáo đứng từ phía xa nói:
Hươu không có tim đâu, ông đừng mất công tìm nữa. Nó đã hai lần đến đây
rồi, đã dẫn xác đến tận miệng ông rồi, làm sao mà còn tim nữa.
Trang 15
XÂY DỰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTNT
Các bạn thân mến!
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta phải khôn ngoan trong các mối quan
hệ, đừng quá tin kẻ xấu một cách mù quáng. Và khi không may đã bị lừa một lần
rồi thì phải biết rút kinh nghiệm, để tránh phạm sai lầm nữa.
3. HAI HẠT LÚA.
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là
những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ
nhất nhủ thầm:
“Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải tan
nát trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm
một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn
vào đó.
Còn hạt thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó
thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng
nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì. Nó
chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân
nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa
mới…
Các bạn thân mến!
Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn
vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho
cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - Đó là sự chọn lựa của hạt giống thứ hai. Tôi
hi vọng đó cũng sẽ là sự lựa chọn của bạn và tôi khi đứng trước cánh đồng cuộc
đời bao la này…
Trang 16
XÂY DỰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTNT
4. CÂU CHUYỆN VỀ BỐN NGỌN NẾN.
Trong phòng tối có bốn ngọn nến đang cháy.
Xung quanh thật yên tĩnh nên người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của
chúng.
Ngọn nến thứ nhất nói: Tôi là hiện thân của hòa bình. Các nơi sẽ như thế nào
nếu không có tôi. Tôi thực sự quan trọng cho mọi người.
Ngọn nến thứ hai lên tiếng: Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn
tất cả, mọi người đều cần đến tôi. Đến lượt mình,
Ngọn nến thứ ba nói: Tôi là hiện thân của tình yêu. Tôi mới thực sự quan
trọng, hãy nghĩ xem nếu không có tình yêu thì cuộc đời sẽ ra sao?
Đột nhiên cánh cửa chợt mở tung: Một cậu bé chạy vào phòng một cơn gió
lùa vào làm tắt cả ba ngọn nến “Tại sao ba ngọn nến lại tắt”?
Cậu bé sửng sốt nói, và òa lên khóc.
Lúc này ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đừng lo lắng cậu bé, Khi tôi còn
cháy thì vẫn có thể thắp sáng ba ngọn nến kia bởi vì tôi chính là niềm hi vọng.
Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng những
ngọn nến vừa tắt.
Ngọn lửa của hi vọng sẽ luôn theo cùng các bạn đi suốt cuộc đời… Khi giữ
được hi vọng chúng ta có thể thắp sáng lại những ngọn lửa của hòa bình, lòng
trung thành và tình yêu.
Các bạn thân mến!
Đừng bỏ con đường ta đã chọn nguyên tắc để thành công.
1. Suy nghĩ Tích cực.
2. Cảm nhận Say mê.
3. Hành động kiên trì thành công sẽ đến.
Trang 17
XÂY DỰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTNT
Chúc các bạn luôn thành công và hạnh phúc. Hãy thắp sáng ngọn lửa hi
vọng của mình và của những người xung quanh bạn.
5. NHỮNG NGÓN TAY.
Một hôm, những ngón tay tranh luận với nhau xem ngón nào là quan trọng
hơn cả. Thoạt tiên, ngón tay giữa nói:
Tôi chiếm vị trí trung tâm của bàn tay, không có tôi thì bàn tay chẳng ra bàn
tay nữa.
Các ngón khác đều cãi rằng:
Tuy cậu ở vị trí trung tâm và cao hơn tất cả nhưng chỉ ngồi đó cho có vị thôi,
chứ có giúp được gì cho bàn tay để cẩm nắm đâu!
Ngón tay đeo nhẫn vênh mặt nói một cách tự hào rằng hắn đóng vai trò quan
trọng nhất. Chính hắn là người mang dấu hiệu tượng trưng cho sự trưởng thành của
chủ, tức là đeo nhẫn cưới.
Những ngón tay khác đều cười và nhận xét rằng:
Thà cậu im đi còn hơn. Chiếc nhẫn cưới ấy ông chủ cất trong túi nhiều hơn,
cốt để các cô gái trẻ tưởng ông ấy chưa lập gia đình, chứ có đeo đâu. Ngoài ra cậu
có làm được việc gì khác đâu.
Quan trọng nhất vẫn là tôi! Ngón tay trỏ nói. Ai là người chỉ đường? Ai là
người vạch ra những thiếu sót của cơ quan? Chính là tôi. Thử nghe ông chủ thường
nói: Các bạn, nguyên nhân của sự chậm tiến của chúng ta chính là ở đây…, mọi
người đều sợ tôi trỏ vì không ai muốn mình là nguyên nhân chậm tiến của cả tập
thể.
Bạn nhầm rồi, bạn thân mến ạ - Ngón tay cái phản đối, không phải chỉ mình
bạn biết chỉ. Tôi cũng chỉ, nhưng chỉ một cách khéo léo, tế nhị hơn cơ. Tôi không
chỉ thẳng vào người ta mà lại chỉ qua bên phải, qua sau lưng, nhưng vẫn trúng thủ
phạm như thường. Hơn nữa, trong một số trường hợp, khi muốn thoái thác trách
nhiệm, tôi giúp ông chủ chỉ cho khách sang cửa khác, gặp người khác mà cầu xin,
phản đối…
Trang 18
XÂY DỰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTNT
Từ nãy giờ chỉ có ngón tay út im lặng. Vả lại, nó còn biết khoe khoang gì
nữa, nó vốn là ngón tay bé nhất, nhưng…
Kìa, tại sao chú út không nói gì? Những ngón tay khác hỏi.
Em cũng biết chỉ đấy chứ, vì em vốn nhỏ bé cho nên trong những lúc ông
chủ cần tự phê bình, ông ấy dùng em chỉ vào ngực mình thì chẳng ai trông thấy cả.
Ngoài ra em còn được việc trong những khi cần móc ngoặc. Nếu thỏa thuận với ai,
chỉ cần nói xong ngay. Thế là cả hai người đều chìa em ra móc với nhau. Nhiều khi
được việc ra phết đấy!
Các bạn thân mến!
Mỗi nghề nghiệp đều đóng vai trò quan trọng khác nhau trong xã hội. Hiểu
rõ giá trị nghề nghiệp của mình và có thái độ trân trọng công việc của người khác
là cách sống đúng đắn.
6. VẾT SẸO.
Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường tiểu học,
điều cậu bé sợ đã trở thành sự thật, mẹ cậu bé nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè
và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé. Cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình.
Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp, có một vết sẹo lớn che gần toàn bộ mặt bên
phải của cô. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi tại sao mẹ mình bị một vết sẹo lớn
như vậy.
Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp
tự nhiên của người mẹ, mặc cho vết sẹo đập vào mắt. Nhưng cậu bé vẫn xấu hổ và
giấu mình vào trong góc tránh mặt mọi người. Ở đó, cậu bé nghe được mẹ mình
nói chuyện với cô giáo:
Làm sao chị bị vết sẹo trên mặt như vậy? Cô giáo của cậu bé hỏi.
Người mẹ trả lời.
Khi con tôi còn bé, nó đang ở trong phòng thì ngọn lửa bốc cháy, mọi người
đều sợ và không dám vào vì lửa bốc cao quá, và thế là tôi chạy vào. Khi tôi chạy
đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống người nó, và tôi vội vàng lấy mình
Trang 19
XÂY DỰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTNT
che cho nó, tôi bị đánh đến ngất xỉu nhưng thật là may mắn nhờ có anh lình cứu
hỏa cứu cả hai mẹ con tôi.
Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt: “ Vết sẹo này không chữa
được nữa, nhưng cho đến ngày nay, tôi không hề hối tiếc về điều mình đã làm”.
Đến đây cậu bé chạy ra khỏi chỗ nấp của mình về phái mẹ, nước mắt lưng tròng.
Cậu ôm lấy mẹ mình và cảm nhận được sự hi sinh của mẹ dành cho mình, cậu bé
nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó.
Bạn thân mến!
Chẳng ai muốn mang vết sẹo trên người, vì nó ít nhiều làm giảm đi vẻ đẹp
tự nhiên của con người. Ấy nhưng khi vết sẹo trở thành dấu vết của tình yêu, thì
dấu vết ấy lại đáng tự hào biết bao.
Đôi bàn tay chai sần vì lao động vất vả của Cha, sự đen sạm vì dãi dầu
nắng mưa của Mẹ… là những dấu vết rất đáng tự hào.
Mong rằng bạn đừng nhìn nó như là một điều là mặc cảm, xấu hổ, hãy tự
hào vì bạn có Cha Mẹ thật tuyệt vời.
7. PHẦN THƯỞNG.
Khi nghệ sĩ lừng danh Burt Lancaster còn là một đứa trẻ nghèo ở New York
ông vẫn thường có những giấc mơ rất trẻ con về những que kem Socola quyến rũ.
Lúc đó đồng 25 Cents đối với ông là cả một gia tài.
Một ngày kia đi ngang qua một ngân hàng, cậu bé Burt bất chợt thấy một tờ
20 đô la nằm dưới đất chỗ bãi đậu xe. Đó là số tiền lớn nhất Burt từng thấy, khiến
trái tim cậu như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Cậu cúi xuống lượm tờ giấy bạc bỏ
vào túi quần và liên tưởng ngay đến những que kem cũng như những món đồ chơi
mà cậu từng mơ ước. Nhưng ngay lúc đó, một người phụ nữ đứng tuổi với vẻ mặt
hốt hoảng đi đi lại lại tìm kiếm dưới đất. Thấy cậu bé bà liền hỏi: “Con có thấy tờ
20 đô la của Bà đánh rơi không?”. Bà giải thích đó là số tiền mà cả gia đình đông
đúc của bà phải sống nhờ vào cho đến hết tháng này, vừa kể bà vừa khóc: “Bà
không biết sẽ phải làm gì nếu không tìm ra nó. Chắc có lẽ nó rớt đâu đấy thôi…”.
Trang 20
XÂY DỰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTNT
Những ngón tay của Burt siết chặt vào tờ giấy bạc, trong đầu cậu bé, những
món đồ cậu mua với số tiền to lớn đó lần lượt hiện ra. Rất dễ để trả lời: “Con
không thấy tờ giấy bạc nào hết!” và bước đi. Nhưng thay vào đó, cậu bé rút tờ giấy
bạc ra và nói: “Con lượm được nó đây!”.
Sự vui mừng lộ rõ trên khuôn mặt đầy lo âu của bà làm ấm lòng cậu bé. Bà
lão cảm ơn và bước đi.
Ngôi sao điện ảnh Burt Lancaster nhớ lại. Đó là giây phút hạnh phúc nhất
đời ông.
Bạn thân mến!
Tiền hẳn ai cũng rất cần, nó lại càng có giá trị khi ta đang thiếu thốn. Tiền
có thể mua được rất nhiều thứ, nhưng nó chẳng thể mua được giá trị trung thực là
thứ cao quý nơi con người. Sự trung thực được ví như những viên ngọc nâng cao
giá trị của con người, hiểu rõ giá trị của sự trung thực và trung thành với những
giá trị ấy, giúp ta mỗi ngày một hoàn thiện hơn.
8. MỘT LY SỮA.
Trưa hôm đó, có một cậu bé nghèo bán hàng rong ở các khu nhà để kiếm
tiền đi học. Bụng đói cồn cào mà lục túi chỉ còn mấy đồng tiền ít ỏi, cậu liền xin
bữa ăn tại một căn nhà gần đó. Nhưng cậu giật mình xấu hổ khi thấy một cô bé ra
mở cửa, và thay vì xin gì đó để ăn, cậu đành xin một ly nước để uống. Cô bé trông
cậu có vẻ đang đói nên bưng ra một ly sữa lớn. Cậu bé uống xong hỏi: “Tôi nợ bạn
bao nhiêu?”
“ Bạn không nợ tôi bao nhiêu cả. Mẹ dặn rằng chúng tôi không bao giờ nhận
tiền khi làm một điều tốt”. Cậu bé cảm ơn và đi khỏi. Lúc này, Howard Kelly thấy
tự tin hơn nhiều, mạnh mẽ hơn nhiều.
Nhiều năm sau đó, cô gái đó bị căn bệnh hiểm nghèo. Các bác sĩ trong vùng
đều bó tay và chuyển cô lên bệnh viện trung tâm Thành phố để các chuyên gia
chữa trị. Tiến sĩ Howard Kelly được mời khám. Khi nghe tên, địa chỉ của bệnh
nhân, một tia sáng lóe lên trong mắt ông. Ông đứng bật dậy và đi đến phòng bệnh
Trang 21
XÂY DỰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTNT
nhân và nhận ra cô bé ngày nào nay lập tức. Ông đã gắng sức cứu được cô gái này.
Sau thời gian dài chữa trị, căn bệnh của cô gái cũng qua khỏi.
Dr Howard Kelly yêu cầu bệnh viện chuyển cho ông hóa đơn viện phí trước
khi đưa nó đến cho cô gái, và ông viết gì đó bên cạnh hóa đơn.
Cô gái lo sợ không dám mở ra, bởi cô chắc chắn rằng cho đến hết đời cô
cũng khó mà thanh toán hết số tiền này.
Cuối cùng lấy hết can đảm, nhìn vào tờ hóa đơn và chú ý đến dòng chữ bên
cạnh tờ hóa đơn…
“Đã thanh toán đủ bằng một ly sữa”.
Kí tên
Tiến sĩ Howard Kelly.
Nước mắt vui mừng cứ thế dâng trào, và lời từ trái tim cô gái thốt lên trong
nước mắt: “Tạ ơn thượng đế đã rộng ban tình thương của Ngài qua trái tim và bàn
tay của một con người!”.
Đây là câu chuyện có thật, Dr Howard Kelly là một nhà vật lý lỗi lạc, đã
sáng lập ra khoa ung thư tại trường Đại học John Hopkins năm 1895.
Bạn thân mến!
Gieo thành thật, gặt niềm tin. Gieo lòng tốt, gặt sự thân thiện. Gieo sự tha
thứ, gặt sự an bình… Hãy cứ gieo vãi những điều tốt ngày hôm nay và tin tưởng
rằng mai đây bạn sẽ gặt được những hoa trái tốt lành.
9. VẾT THƯƠNG.
Một cậu bé nọ có tính xấu, là cậu rất dễ nổi nóng. Một hôm cha cậu đưa cho
cậu một túi đinh và bảo, hãy chạy ra đằng sau nhà và đóng một cây đinh lên hàng
rào gỗ.
Ngày đầu tiên, cậu đã đóng 37 cây đinh lên hàng rào. Vài tuần sau đó, cậu
bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh đóng lên hàng rào mỗi
Trang 22
XÂY DỰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTNT
ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng việc kiềm chế cơn giận lúc này còn dễ hơn việc
phải đóng một cây đinh lên hàng rào.
Ngày kia, cậu đã không còn nổi giận một lần nào trong suốt cả ngày. Cậu
nói với cha và ông bảo cậu hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào nếu ngày nào
cậu không giận dù chie một lần.
Ngày lại ngày trôi qua, và cũng đến một ngày cậu bé báo với cha, hàng rào
đã không còn cây đinh nào nữa. Cha cậu và cậu cùng đến bên hàng rào, ông chỉ
hàng rào và bảo: “Con đã làm rất tốt, nhưng hãy nhìn những lỗ trên hàng rào, hàng
rào đã không còn như xưa rồi. Nếu con nói những gì trong cơn giận dữ, những lời
đó cũng giống như những lỗ đinh này, nó để lại những vết sẹo trong lòng người
khác. Dù sau đó con nói bao nhiêu lần xin lỗi đi nữa, những vết thương đó vẫn để
lại trong lòng người khác. Vết thương tinh thần cũng như những vết thương thể xác
vậy. Những người xung quanh ta là những viên đá quý, họ giúp con cười, giúp con
trong mọi chuyện, họ lắng nghe con nói trong lúc con gặp khó khăn, họ cỗ vũ con
và luôn sẵn sàng mở rộng tấm lòng mình cho con. Hãy nhớ lấy lời Cha…”
10. NÓI DỐI.
Một chú bé chăn cừu nọ, chú được chủ giao cho đàn cừu, ngày ngày chú dẫn
đàn cừu lên sườn đồi cho chúng gặm cỏ, chiều tối lại dẫn chúng về. Những lúc như
vậy cậu thả hồn đâu đó, thỉnh thoảng cậu vẫn để mắt đến đàn cừu kẻo có những
con cừu đi lạc bầy.
Một hôm khi đang chăn cừu, chú chợt nảy ra ý tưởng muốn chọc mọi người
chơi cho vui. Chú đứng bật dậy và la to: Sói! Sói! Có chó sói… tiếng la thất thanh
của chú làm cho những người trong làng, kẻ cầm dao, người cầm gậy… chạy ra để
giúp chú xua đuổi bọn sói. Nhưng ra đến nơi họ mới vỡ lẽ, chẳng có bầy sói nào
cả, họ biết mình bị mắc lừa thằng bé. Họ đành hậm hực trở về nhà.
Đến một ngày nọ, khi đang chăn đàn cừu trên sườn đồi thì đàn sói đến thật.
Chúng nhìn cậu bé và gầm gừ chuẩn bị tấn công đàn cừu. Hoảng hốt chú kêu to:
Sói! Sói! Có chó sói… nhưng những tiếng kêu của chú đã không được một ai đáp
lại. Mọi người nghĩ rằng hẳn lại là trò chọc phá của thằng bé chăn cừu nên mọi
người chẳng ai lưu tâm.
Trang 23
XÂY DỰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTNT
Đàn sói tấn công và giết sạch đàn cừu.
Bạn thân mến!
Con người ghét sự lừa dối, tránh xa kẻ lừa dối, bởi sự lừa dối hủy hoại lòng
tin nơi mọi người; Chỉ một lần bị lừa dối, người ta sẽ chẳng bao giờ tin kẻ ấy nữa.
Có một câu nói “Người nào trung tín trong chuyện nhỏ cũng sẽ trung tín
trong chuyện lớn, kẻ nào gian dối trong chuyện nhỏ, cũng sẽ gian dối trong
chuyện lớn”. Sống trung tín và giữ sự trung tín là cách để xây dựng lòng tin nơi
mọi người.
2.2 Biện pháp thực hiện:
2.2.1 Tăng cường sự chỉ đạo của chi bộ Đảng và hiệu lực quản lý của Ban
giám hiệu nhà trường:
- Trong trường học, chi bộ Đảng là tổ chức cao nhất, nắm quyền lãnh đạo,
chỉ đạo toàn bộ hoạt động của nhà trường; là hạt nhân, là nền tảng của sự đoàn kết.
Chi bộ nhà trường luôn thực hiện theo phương châm “Đảng lãnh đạo, nhân dân
làm chủ, nhà nước quản lý”.
- Triển khai kịp thời sâu rộng mọi văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước để
công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và
học sinh đạt hiệu quả cao.
- Phân công các đảng viên vào các vị trí quan trọng của nhà trường để các
đảng viên phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của mình trong công tác giáo
dục đạo đức cho học sinh.
- Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu lập kế hoạch cụ thể, phù hợp, sát thực với
từng thời điểm, gắn liền với việc giáo dục đạo đức học sinh từng tháng, từng tuần
theo các chủ điểm; giao cụ thể cho từng bộ phận, tổ công tác và cá nhân thực hiện.
2.2.2 Phân công, chỉ đạo nhiệm vụ cụ thể trong công tác giáo dục đạo đức
và KNS cho học sinh
Trang 24
XÂY DỰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTNT
Giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh là một công việc khó, đòi hỏi phải
có sự chung tay góp sức của nhiều lực lượng trong nhà trường và xã hội. Ngay từ
đầu năm học, nhà trường đã phân công, chỉ đạo, giao trách nhiệm cụ thể như sau:
Đối với học sinh, tiết chào cờ đầu tuần góp phần quan trọng trong việc giúp
các em rèn luyện nhân cách, từ những việc nhỏ như: ham học, siêng làm, cần
kiệm…đến những việc lớn như hun đúc tinh thần dân tộc, lòng yêu nước.
Giáo dục đạo đức cho học sinh là việc làm thiết thực và rất quan trọng , là
công việc không của riêng ai, đây là trách nhiệm của toàn thể đội ngũ trong nhà
trường, Ban giám hiệu không chỉ là người chỉ đạo mà là người trực tiếp giáo dục
đạo đức cho học sinh. Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng đã họp phân công cụ thể
cho từng thành viên luôn phiên giáo dục học sinh vào sáng thứ hai trong tiết chào
cờ và chiều thứ Sáu trong buổi giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Khi được phân
công cá nhân phải xây dựng kế hoạch trước , xây dựng dự thảo kế hoạch về giáo
dục đạo đức cho học sinh từng thời điểm , từng tháng , tuần :
a. Đối với Hiệu trưởng :
Là Hiệu trưởng nhà trường – người chịu trách nhiệm chính về quản lí , chỉ
đạo hoạt động dạy và học của nhà trường , chịu trách nhiệm về việc giáo dục đạo
đức và KNS cho học sinh, tôi phải xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể để
thường xuyên giáo dục các em bằng nhiều nội dung khác nhau như: lòng biết ơn,
tinh thần đoàn kết, lễ phép, kính trọng người lớn, nói lời hay, làm việc tốt, kiên trì,
siêng năng trong học tập, lao động làm vệ sinh trường lớp …:
Trang 25