Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Bước đầu ứng dụng thang đo framingham trong tìm hiểu các yếu tố dự báo nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở người bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.23 KB, 49 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNGĐẠI HỌCĐIỀU DƯỠNG NAMĐỊNH

BÁO CÁO TỔNG KẾTĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠSỞ

BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG THANG ĐO FRAMINGHAM TRONG
TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ DỰ BÁO NGUY CƠ MẮC BỆNH
MẠCH VÀNH Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH

NamĐịnh, tháng01 năm 2018


BỘ Y TẾ
TRƯỜNGĐẠI HỌCĐIỀU DƯỠNG NAMĐỊNH

BÁO CÁO TỔNG KẾTĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠSỞ

BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG THANG ĐO FRAMINGHAM TRONG
TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ DỰ BÁO NGUY CƠ MẮC BỆNH
MẠCH VÀNH Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH

Chủ nhiệmđề tài: ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc

NamĐịnh, tháng01 năm 2018


BÁO CÁO KẾT QUẢĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP CƠSỞ
1. Tên đề tài: Bước đầu ứng dụng thang đo Framingham trong tìm hiểu các
yếu tố dự báo nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở người bệnhtăng huyết áp


tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định.
Chủ nhiệmđề tài: ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc
2. Cơ quan chủ trìđề tài: Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
3. Cơ quan quản lýđề tài: Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
4. Danh sách thành viên tham gia:
- TS. Trương Tuấn Anh
- CN. Vũ Thu Phương
- CN. Vũ Thanh Trúc
- ThS. Vũ Thị Bích Hảo
5. Thời gian thực hiệnđề tài: từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017.


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... i
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................... iii
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .............................................................................. 4
1.1 Một số khái niệm cơ bản về huyết áp, bệnh mạch vành và đột quỵ não .. 4
1.1.1 Huyết áp .......................................................................................... 4
1.1.2 Bệnh mạch vành (BMV) .................................................................. 5
1.1.3 Đột quỵ não ..................................................................................... 5
1.2 Giới thiệu thang đo Framingham............................................................ 6
1.3

Khái niệm dự báo và các yếu tố nguy cơ ................................................ 6

1.3.1 Nguy cơ và các yếu tố nguy cơ ........................................................ 6

1.3.2 Dự báo ............................................................................................. 7
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 10
2.1 Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 10
2.2

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 10

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 10
2.2.2 Tiêu chuẩn chọn người bệnh: ......................................................... 10
2.2.3 Tiêu chuẩn loại trừ ......................................................................... 10
2.3 Mẫu và phương pháp chọn mẫu ........................................................... 11
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu: ...................................................................... 11
2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu: ....................................................................... 11
2.3.3 Công cụ thu thu thập thông tin: ..................................................... 11
2.3.4 Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 12
Các thang đo đánh giá ............................................................................... 12
2.3.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.......................................... 15
2.4 Đạo đức nghiên cứu ............................................................................. 15
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 17
3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ..................................................... 17
3.1.1 Phân bố đối tượng cần dự báo theo lứa tuổi ................................... 17
3.1.2 Phân bố đối tượng cần dự báo theo giới ......................................... 17
3.1.3 Phân bố đối tượng cần dự báo theo nghề nghiệp ............................ 18
3.1.4 Tình hình huyết áp của đối tượng................................................... 18
3.2 Điểm Framingham theo từng yếu tố nguy cơ ....................................... 19
3.2.1 Điểm Framingham theo tuổi .......................................................... 19
3.2.2 Điểm Framingham theo thói quen hút thuốc lá .............................. 20


3.2.3 Điểm Framingham theo Cholestrol toàn phần ................................ 21

3.2.4 Điểm Framingham theo HDL Cholestrol ....................................... 22
3.2.5 Điểm Framingham theo huyết áp tâm thu ...................................... 22
3.3 Nguy cơ và dự báo nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ não........ 23
3.3.1 Phân tầng nguy cơ.......................................................................... 23
3.3.2 Mối tương quan và hồi quy giữa điểm Framingham và các yếu tố nguy

24
3.4 So sánh nguy cơ và mức độ nguy cơ ở từng nhóm đối tượng nghiên cứu
26
3.4.1 So sánh nguy cơ ở từng nhóm đối tượng nghiên cứu...................... 26
3.4.2 So sánh mức độ nguy cơ ở từng nhóm đối tượng nghiên cứu. ........ 27
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................... 28
4.1 Một số đặc điểm chung ........................................................................ 28
4.1.1 Phân bố theo tuổi của đối tượng cần dự báo ................................... 28
4.1.2 Phân bố theo giới của đối tượng cần dự báo ................................... 28
4.1.3 Phân bố theo nghề nghiệp của đối tượng cần dự báo ...................... 28
4.1.4 Tình hình huyết áp của đối tượng cần dự báo................................. 29
4.2 Điểm Framingham theo từng yếu tố nguy cơ ....................................... 29
4.2.1 Điểm Framingham theo tuổi và giới............................................... 29
4.2.2 Điểm Framingham theo hút thuốc lá .............................................. 30
4.2.3 Điểm Framingham theo chỉ số Cholestrol toàn phần và theo tuổi... 30
4.2.4 Điểm Framingham theo chỉ số HDL – Cholestrol .......................... 30
4.2.5 Điểm Framingham theo chỉ số huyết áp tâm thu ............................ 31
4.3 Dự báo nguy cơ mắc bệnh.................................................................... 31
4.3.1 Phân tầng nguy cơ.......................................................................... 31
4.3.2 Mối tương quan và hồi quy giữa điểm Framingham và các yếu tố nguy

32
4.4 So sánh nguy cơ và mức độ nguy cơ của từng nhóm đối tượng nghiên cứu
33

KẾT LUẬN...................................................................................................... 34
KHUYẾN NGHỊ .............................................................................................. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 37


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BMV

: Bệnh mạch vành

SL

: Số lượng

THA

: Tăng huyết áp

i


DANH MỤC BIỂUĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố theo độ tuổi..................................................................... 17
Biểu đồ 3.2: Phân bố theo giới ......................................................................... 17

ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Phân bố người bệnh theo nghề nghiệp .............................................. 18
Bảng 3.2: Tình hình huyết áp ở nhóm đối tượng nghiên cứu ............................ 18
Bảng 3.3: Điểm Framingham theo tuổi và giới ................................................. 19
Bảng 3.4: Điểm Framingham theo thói quen hút thuốc lá và theo nhóm tuổi.... 20
Bảng 3.5: Điểm Framingham theo Cholestrol toàn phần (Đơn vị: mg/dL) và theo
nhóm tuổi ......................................................................................................... 21
Bảng 3.6: Điểm Framingham theo HDL Cholestrol và theo giới ...................... 22
Bảng 3.7: Điểm Framingham theo huyết áp tâm thu và giới ............................ 22
Bảng 3.8: Phân tầng nguy cơ mắc bệnh theo tuổi ............................................. 23
Bảng 3.9: Phân tầng nguy cơ theo giới ............................................................. 23
Bảng 3.10: Phân tầng nguy cơ mắc bệnh theo nhóm huyết áp .......................... 24
Bảng 3.11: Tóm tắt mơ hình ............................................................................. 24
Bảng 3.12: Phân tích hồi quy giữa điểm Framingham và các yếu tố nguy cơ ... 25
Bảng 3.13: Điểm Framingham ở nhóm có và khơng có THA ........................... 26
Bảng 3.14: Điểm Framingham ở nhóm THA và nhóm đã mắc bệnh đột quỵ não ... 26
Bảng 3.15: Mức độ nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ não ở nhóm người
bệnh có THA và không THA ........................................................................... 27
Bảng 3.16: Mức độ nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ não ở nhóm người
bệnh có THA và nhóm người bệnh đã bị đột quỵ não....................................... 27

iii


ĐẶT VẤNĐỀ
Bệnh tim mạch là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên Thế
giới. Đó cũng là căn bệnh đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là ở các nước phát
triển và các nước đang phát triển. Trong đó, BMV là căn bệnh hay gặp và có tỷ
lệ tử vong cao. Theo GS.TS Phạm Gia Khải: trên thế giới mỗi năm có 4 triệu
người nhận viện vì bệnh ĐMV, trong đó 25% tử vong. Cịn tại Việt Nam, tỷ lệ
mắc BMV có xu hướng tăng rõ rệt. Đây là căn bệnh có biến chứng nguy hiểm và

là một trong đó là tai biến mạch máu não.
Tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ não) xảy ra đột ngột, gây tử
vong cao và để lại di chứng nặng nề. Theo thống kê của Hội đột quỵ Mỹ, tai
biến mạch máu não là nguyên nhân thứ ba về nguyên nhân tử vong và dẫn đầu
về nguyên nhân tàn tật. Cứ 45 giây trôi qua, trên thế giới có ít nhất 1 người bị tai
biến mạch máu não, và cứ 3 giây trôi qua, thế giới lại có một người tử vong do
tai biến mạch máu não;
Tai biến mạch máu não xảy ra ở khắp nơi trên Thế giới. Ước tính mỗi năm ở
Mỹ có khoảng 700.000 – 750.000 trường hợp mắc bệnh mới và tái phát
(Jama.vol 283 No 23, June 21, 2000). Tại Pháp, tỷ lệ mắc đột quỵ là
145/100.000 dân (Giroud, 1993). Tại châu Âu, số người đột quỵ lần đầu tiên
trong khoảng 141-219/100.000 dân (1993). Theo Hiệp hội thần kinh các nước
Đông Nam Á, tỷ lệ mới mắc đột quỵ não ở Nhật Bản là 340 – 523/100.000 dân;
Trung Quốc là 219/100.000 dân; Ấn Độ là 13/100.000 dân,...[12];
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị tai biến mạch máu não,
khoảng 50% trong số đó tử vong. Những người cịn sống sau tai biến mạch máu
não khoảng gần 486000 người thì chỉ có khoảng 25% – 30% tự đi lại phục vụ
bản thân được, 20% – 25% đi lại khó khăn, cần sự hỗ trợ của người khác trong
sinh hoạt, 15% – 25% phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự phục vụ của người khác
[2];
Đột quỵ do rất nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng nguyên nhân lớn nhất đó là
tăng huyết áp (THA). Có tới một nửa số người bệnh đột quỵ là do THA trực tiếp
1


gây ra. Người mắc bệnh THA cộng thêm các yếu tố nguy cơ khác như tuổi cao,
giới tính, tiền sử gia đình hoặc các thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá, khơng
hoạt động thể thao thì nguy cơ đột quỵ càng cao.
Căn cứ vào các phân tích trên, trên Thế giới cũng như tại Việt Nam đã có rất
nhiều các cơng trình dự báo được đưa ra. Tuy nhiên, một trong các thang đo

được sử dụng nhiều nhất hiện nay là thang đo Framingham. Đây là công cụ đo
đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém và độ tin cậy cao dự báo nguy cơ mắc bệnh
mạch vành và tai biến mạch máu não.
Tỉnh Nam Định có 9 huyện và 1 thành phố với tổng số dân là
1.931.527người. Trong thời gian gần đây, số lượng người bệnh tai biến mạch
máu não vào khám và điều trị tại phòng khám bệnh và khoa thần kinh Bệnh viện
đa khoa tỉnh Nam Định có chiều hướng tăng lên, trung bình mỗi tháng có từ 30
đến 50 người bệnh điều trị nội trú tại khoa thần kinh Bệnh viện đa khoa tỉnh
Nam Định. Việc chăm sóc và dự báo sức khỏe người dân cịn khó khăn. Nhằm
mục đích xác định đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành và đột quỵ
não cũng như dự báo nguy cơ mắc bệnh từ đó đưa ra những biện pháp khả thi
giúp cho người dân kiểm sốt được vấn đề này, tơi tiến hành thực hiện đề tài:
“Bướcđầu ứng dụng thang đo Framingham trong tìm hiểu các yếu tố dự báo
nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở người bệnhtăng huyết áp tại Bệnh viện đa khoa
tỉnh NamĐịnh.”

2


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Dự báonguy cơ mắc bệnh mạch vành bằng thang điểm Framingham trên
người bệnh cao huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam
Định;

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Một số khái niệm cơ bản về huyếtáp, bệnh mạch vành vàđột quỵ não
1.1.1 Huyết áp

Huyết áp là số đo về lực tác động của máu lên thành động mạch, nhằm đưa
máu đến nuôi dưỡng các mô trong để cơ thể. Đơn vị đo huyết áp là mmHg.
Có 2 chỉ số huyết áp:
- Huyết áp tâm thu là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, xảy ra khi
tim co bóp.
- Huyết áp tâm trương là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu xảy ra
giữa các lần cơ tim co bóp, khi cơ tim được thả lỏng.
Khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140mmHg và huyết áp tâm trương lớn
hơn 90mmHg thì được chẩn đốn là huyết áp cao.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), THA là một vấn đề rất
thường gặp trong cộng đồng và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến
cái chết của hàng triệu người mỗi năm. Tăng huyết áp có thể làm phá hủy mạch
máu, làm gia tăng tình trạng xơ vữa động mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim và tai
biến mạch não. Tỷ lệ THA đang ngày càng trẻ hóa.
Tỷ lệ người THA đang gia tăng nhanh chóng. Theo thống kê của Tổ chức Y
tế Thế giời (WHO) nếu như năm 2000 trên tồn Thế giới chỉ có khoảng 972
triệu người THA, con số này ước tính vào khoảng 1.56 tỷ người vào năm 2025.
Trung bình mỗi năm có 17.5 triệu người chết về các bệnh tim mạch trên Thế
giới, nhiều hơn gấp 4 lần số người tử vong do 3 bệnh HIV/AIDS, sốt rét và lao
phổi cộng lại. Trong đó, người bệnh tử vong vì THA và biến chứng của bệnh
trên 9 triệu người [19].
Theo thống kê của Hội tim mạch học Việt Nam, tỷ lệ THA năm 2000 có
khoảng 16.3%, đến năm 2009 tỷ lệ THA ở người lớn là 25.4% và đến năm 2016
tỷ lệ THA ở người lớn đã lên tới 48% [19].
THA dễ phát hiện, nhưng thường bị bỏ sót do THA thường khơng có triệu
chứng cụ thể. Hiện có tới hơn 50% số người bị THA, nhưng khi được đo huyết
áp lần đầu khơng biết mình mắc bệnh từ bao giờ. Hơn nữa, THA đã phát hiện,
4



nhưng người bệnh không điều trị. Cụ thể, hiện nay có khoảng hơn 50% người
bệnh được phát hiện THA khơng được điều trị.
1.1.2 Bệnh mạch vành (BMV)
Bệnh mạch vành (còn gọi là bệnh thiếu máu cơ tim) là bệnh lý do tích tụ
mảng xơ vữa trong lịng động mạch vành. Mảng xơ vữa gây hẹp lòng động
mạch vành và làm giảm lượng máu đến ni cơ tim.
Ngun nhân chính mắc BMV chủ yếu do sự tích tụ các mảng xơ vữa bên
trong thành động mạch khiến động mạch dần bị hẹp đi, giảm lưu lượng máu đến
tim nuôi cơ thể. Các mảng xơ vữa này thường chứa nhiều mỡ, cholestrol,
calcium và những chất thải của tế bào và dòng máu.
BMV được tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp đầu danh sách các bệnh có tỷ lệ
tử vong cao nhất tồn cầu. Theo thống kê, hiện có khoảng 13 triệu người Mỹ và
20 triệu người châu Âu mắc bệnh này. Tỷ lệ mắc bệnh này ở các nước phát triển
ngày càng cao. Việt Nam cũng là nước có tốc độ phát triển BMV diễn ra nhanh
chóng. Hiện nay có khoảng 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh và ước tính
khoảng 100000 bệnh nhân chết mỗi năm vì bệnh lý này. Tuy nhiên, tình trạng
này sẽ cịn gia tăng trong thập niên tới [7].
BMV do rất nhiều nguy cơ, có yếu tố nguy cơ khơng thể thay đổi như tuổi,
giới tính và các yếu tố di truyển,... và có yếu tố nguy cơ có thể thay đổi như:
THA, rối loạn Lipid máu, béo phì, bệnh tiểu đường, hút thuốc lá và uống rượu
bia,...[7].
1.1.3 Đột quỵ não
Đột quỵ não (hay tai biến mạch máu não): là tình trạng não bị tổn thương do
bệnh của mạch máu não: hoặc là tắc mạch, hoặc là vỡ mạch. Có hai nhóm đột
quỵ não:
Nhóm nhồi máu não: xảy ra khi mạch máu não bị tắc sẽ gây ra đột quỵ thiếu
máu não.
Nhóm xuất huyết não: xảy ra khi mạch máu não bị vỡ sẽ gây ra đột quỵ chảy
máu não.


5


Đột quỵ não xảy ra đột ngột, gây tử vong cao và để lại di chứng nặng nề.
Theo thống kê của Hội đột quỵ Mỹ, tai biến mạch máu não là nguyên nhân thứ
ba về nguyên nhân tử vong và dẫn đầu về nguyên nhân tàn tật.
THA là kẻ thù số một của trái tim và khối óc. THA gây nên tắc mạch máu
não, xuất huyết não và gây ra đột quỵ.
1.2 Giới thiệu thangđo Framingham
Framingham Heart Study, người đầu đã nghiên cứu và xây dựng thang
điểm Framingham tính điểm trên từng yếu tố mắc bệnh mạch vành, đột quỵ não.
Điểm nguy cơ Framingham có thể được sử dụng để dự báo nguy cơ cá thể sẽ bị
BMV trên lâm sàng cho những đối tượng không biết bị BMV trước đó, từ đó
đưa ra các khuyến cáo. Ngày nay, thang đo Framingham đã và đang được sử
dụng rộng rãi trong việc phòng ngừa nguy cơ tim mạch và tai biến ở Việt Nam
cũng như trên Thế giới.
Muốn tính điểm Framingham,chúng ta dựa vào các kết quả lâm sàng của
từng cá thể, tính điểm Framingham của từng đối tượng cần dự báo theo từng
nhóm yếu tố nguy cơ: tuổi, giới, HDL - Cholestrol, LDL – Cholestrol, hút
thuốcvà theo huyết áp,… Từ đó ta tính tổng điểm Framingham của từng người
đối với tất cả các yếu tố nguy cơ.Căn cứ vào điểm Framingham ta có điểm nguy
cơ mắc BMV và phân chia thành các nhóm nguy cơ (nguy cơ thấp, nguy cơ
trung bình và nguy cơ cao).
1.3 Khái niệm dự báo và các yếu tố nguy cơ
1.3.1 Nguy cơ và các yếu tố nguy cơ
Mối nguy (Hazard): là những tác nhân sinh học, vật lý, hóa học mà chúng có
khả năng gây hậu quả xấu đến sức khỏe con người.
Nguy cơ (Risk): Là mơ hình xác suất hay một phương trình xác suất về hậu
quả xấu trên sức khỏe con người có chứa đựng các mối nguy.
Đánh giá nguy cơ (Risk Assessment): Là tiến trình khoa học bao gồm các

bước:
Xác định nguy cơ
6


Tính chất và đặc tính của mối nguy
Đánh giá sự tiếp xúc với mối nguy
Tính chất đặc tính nguy cơ
1.3.2 Dự báo
Dự báo là khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong
tương lai trên cơ sở khoa học về các dữ liệu thu thập được. Khi tiến hành dự báo
ta cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác
định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mơ
hình tốn học.
Ngay từ thế kỉ XVI ở Việt Nam đã có chun gia dự báo như:Trạng trình
Nguyễn Bỉnh Khiêm hay một vài các chun gia khác có thể đốn được sự việc
trước đó một thời gian rất dài. Ngày nay, trước sự phát triển không ngừng của
khoa học kỹ thuật cùng với việc ứng dụng của công nghệ thông tin thì việc dự
báo đóng một vai trị rất quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực và đặc biệt đó là
bài tốn khơng thể thiếu trong y học. Tầm quan trọng của nó đã được minh
chứng trong bài Phân tích dự báo trong chăm sóc y tế có viết: : “Khi thông tin và
các hồ sơ trở thành tiêu chuẩn trong việc chăm sóc y tế, nó cho phép xây dựng
các giải pháp phân tích dự báo. Các mơ hình dự báo này khi được dùng xen kẽ
với các hoạt động hàng ngày của các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế và các
cơng ty bảo hiểm, có tiềm năng để giảm chi phí và cải thiện sức khỏe của nhân
dân”[9]. Tại Mỹ, có quy định bệnh viện nào có tỷ lệ tái nhập viện cao hơn dự
kiến sẽ được nhận tiền hoàn trả Medicare thấp hơn. Ủy ban tư vấn thanh tốn
Medicare ước tính rằng trong năm 2005 chi phí cho chương trình Medicare là 15
tỷ USD, mà 12 tỷ USD trong số đó có thể tránh được. Do đó, các nhà phân tích
đã được sử dụng như một sự trợ giúp cho các bệnh viện cắt giảm tỷ lệ tái nhập

viện. Các phân tích dự báo có thể xác định chính xác người bệnh nào cần được
theo dõi chặt chẽ, người bệnh nào chỉ cần hỗ trợ bằng các chế độ ăn uống đơn
giản bằng việc hạn chế về chế độ ăn kiêng…[9].
Như vậy, dự báo đã giúp ích rất nhiều trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là
lĩnh vực y tế. Dự báo giúp các nhà phân tích và dự báo có thể xác định chính xác
7


việc phịng, tránh bệnh tật và đồng thời có thể cắt giảm tương đối lớn về mặt chi
phí cho việc khám và điều trị bệnh.
Bài toán dự báo hay dùng trong y học, đó chính là dự báo nguy cơ mắc
bệnh. Tuy nhiên, muốn dự báo được ta cần xác định được mục tiêu dự báo, phân
tích các yếu tố nguy cơ, thu thập và phân loại dữ liệu từ đó ta có thể dự đốn
được những khả năng mắc bệnh trong tương lai dựa vào việc phân tích xu hướng
tiến triển của nó.
Trên Thế giới đã có rất nhiều các cơng trình dự báo: Theo Tổ chức Y tế
thế giới, dự báo nguy cơ tim mạch có ý nghĩa quan trọng trong dự phòng tiên
phát và được xem là chiến lược trong việc giảm nguy cơ tim mạch trong thế kỉ
XXI. Hay có một nghiên cứu mới đây được đăng trên báo American Academy
of Neurology cho thấy những người có các vùng vỏ não mỏng hơn có thể dễ bị
các triệu chứng giống với bệnh Alzheimer giai đoạn sớm, nghiên cứu về nguy
cơ tử vong vì đột quỵ ở người có canxi bám trong động mạch của TS Parag
Joshi thuộc ĐH UT Southwestern Dallas (Mỹ),…
Cơng trình nghiên cứu về dự báo được nhắc đến nhiều nhất trong y học đó
là dự báo nguy cơ mắc BMV và đột quỵ não. Và thang đo Frmingham là một
trong các công cụ hỗ trợ đắc lực trong bài tốn dự báo đó.Thang đo Framingham
tính điểm nguy cơ dựa trên các yếu tố nguy cơ mắc bệnh: tuổi, giới, hút thuốc,
huyết áp, Cholestrol toàn phần, HDL – Cholestrol, LDL – Cholestrol,... Căn cứ
vào các kết quả lâm sàng, căn cứ vào bảng điểm từng nguy cơ, ta có thể tính
được điểm Framingham theo từng yếu tố, từ đó ta có thể suy ra tổng điểm

Framingham. Từ điểm Framingham, ta có thể xác định được điểm nguy cơ và
biết được mức độ nguy cơ của mỗi người.
Tại Việt Nam có các cơng trình điển hình như đề tài ”Dự báo nguy cơ
mắc bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm Framingham ở người
bệnh tăng huyết áp nguyên phát” của Nguyễn Thị Kim Thúy và Đào Thu Giang
cùng các cộng sự ở Bệnh viên Trung ương quân đội 108; hay đề tài ”Phân tầng
nguy cơ mắc bệnh mạch vành 10 năm ở người bệnh tăng huyết áp theo thang đo
Framingham” của Nguyễn Ngọc Phương Thư, Nguyễn Thanh Hiền, ”Nghiên
8


cứu dự báo nguy cơ mắc bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não ở người bệnh
huyết áp cao tỉnh Quảng Bình” của Nguyễn Thị Thanh Hương, bài báo ”Tăng
huyết áp và đột quỵ” của Hoàng Khánh trường Đại học Y dược Huế đăng trên
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam... Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đề cập đến mối
tương quan đa chiềugiữa điểm Framingham với các yếu tố nguy cơ, hoặc nếu có
đề cập đến thì rất sơ sài hoặc chỉ là mối tương quan đơn biến giữa từng yếu tố
nguy cơ với điểm Framingham.

9


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017
Địa điểm nghiên cứu:
Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
2.2 Đối tượng nghiên cứu
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu

210 bệnh án người bệnh mắc bệnh tăng huyết áp đến khám điều trị ngoại
trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2017;
113 hồ sơ khám sức khỏe của cán bộ không mắc bệnh cao huyết áp đang
làm việc tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm 2017;
134 bệnh án người bệnh đang điều trị tai biến tại khoa thần kinh, Bệnh
viện đa khoa tỉnh Nam Định từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2017.
2.2.2 Tiêu chuẩn chọn người bệnh:
Đối với nhóm người bệnh đang điều trị ngoại trú: bệnh án người bệnh đã
mắc bệnh THA và có đầy đủ các tiêu chí đánh giá nguy cơ mắc BMV và đột quỵ
não theo thang đo Framingham: tuổi, giới, HDL – Cholestrol, LDL – Cholestrol,
Cholestrol toàn phần, hút thuốc, và các chỉ số huyết áp;…
Đối với hồ sơ khám bệnh của cán bộ trường Đại học Điều dưỡng Nam
Định: hồ sơ khám của cán bộ khơng mắc bệnh tăng huyết áp và có đầy đủ các
tiêu chí đánh giá nguy cơ mắc bệnh theo thang điểm Framingham;
Đối với nhóm bệnh án người bệnh đang điều trị tại khoa thần kinh: bệnh
án người bệnh mắc BMV, đột quỵ não, có đầy đủ các tiêu chí đánh giá nguy cơ
mắc bệnh đột quỵ não theo thang điểm Framingham.
2.2.3 Tiêu chuẩn loại trừ
Đối với nhóm người bệnh THA đang điều trị ngoại trú: loại trừ các bệnh
nhân không có đủ các tiêu chí đánh giá nguy cơ mắc BMV và đột quỵ não theo
thang điểm Framingham, các bệnh nhân đã có chẩn đốn xác định mắc bệnh

10


ĐMV, đột quỵ não, các bệnh nhân đang có bệnh cấp và mạn tính ảnh hưởng
nhất thời đến kết quả xét nghiệm lipid máu, ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp,…;
Đối với hồ sơ khám bệnh của cán bộ trường Đại học Điều dưỡng Nam
Định: hồ sơ khám của cán bộ khơng mắc bệnh THA và có đầy đủ các tiêu chí
đánh giá nguy cơ mắc bệnh theo thang điểm Framingham;

Đối với nhóm bệnh án người bệnh đang điều trị tại khoa thần kinh: bệnh
án người bệnh mắc bệnh mạch vành, đột quỵ não, có đầy đủ các tiêu chí đánh
giá nguy cơ mắc bệnh đột quỵ não theo thang điểm Framingham.
2.3 Mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu
2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu:
Áp dụng công thức cho nghiên cứu mô tả cắt ngang, cụ thể như sau

p (1  p )
d2

n  z2
2

Trong đó:
- n: là số bệnh án cần thiết (kích thước mẫu cần thiết) trong nghiên cứu
- z : giá trị z thu được từ bảng z tương ứng với giá trị  . Trong nghiên cứu
2

này ta lấy   0.05 với z  1.96
2

- d : khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ bị bệnh THA thu được từ mẫu (p)
và tỷ lệ của quần thể (P). Trong nghiên cứu này ta chọn d  0,05
- p : ước lượng tỷ lệ người bị bệnh đột quỵ . Giá trị p trong nghiên cứu này
dựa trên kết quả nghiên cứu trước ta chọn p  0.163
Thay vào công thức trên tính được n  210 bệnh án
2.3.3 Cơng cụ thu thu thập thông tin:
Sử dụng thang đo Framingham gồm các biến số: tuổi, giới tính, BMI,
huyết áp, Cholestrol toàn phần, HDL – Cholestrol,…


11


2.3.4 Phương pháp thu thập số liệu
Đối với nhóm người bệnh THA đang điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh
bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định: căn cứ vào các số liệu lưu trong hồ sơ bệnh
án bệnh nhân THA tại khoa khám bệnh nhóm nghiên cứu ghi chép đầy đủ vào
phiếu thu thập số liệu;
Đối với hồ sơ khám bệnh của cán bộ trường Đại học Điều dưỡng Nam Định:
căn cứ vào kết quả khám sức khỏe định kì của cán bộ giảng viên trường Đại học
Điều dưỡng Nam Định, nhóm nghiên cứu ghi chép đầy đủ thơng tin vào phiếu
thu thập số liệu;
Các thang đo đánh giá
2.3.5.1 Thang đo đánh giá mức độ tăng huyết áp theo tiêu chuẩn JNC VIII
Bảng 2.1: Thang đo đánh giá mức độ THA
Huyếtáp
(Đơn vị: mmHg)
Bình thường

Tâm thu

Tâm trương

 120

Và/Hoặc

 80


Tiền THA

120 139

Và/Hoặc

80  89

THA độ I

140 159

Và/Hoặc

90  99

THA độ II

 160

Và/Hoặc

 100

12


2.3.5.2 Thang đo Framingham gán điểm để đánh giá nguy cơ mắc bệnh mạch
vành và đột quỵ não
Bảng 2.2: Điểm Framingham theo tuổi

Tuổi

Nam

Nữ

20 - 34

-9

-7

35 – 39

-4

-3

40 – 44

0

0

45 – 49

3

3


50 – 54

6

6

55 – 59

8

8

60 – 64

10

10

65 – 69

11

12

70 – 74

12

14


75 – 79

13

16

Bảng 2.3: Điểm Framingham theo thói quen hút thuốc lá
Tuổi

Nam

Nữ

Ko hút thuốc

Hút thuốc

Ko hút thuốc

Hút thuốc

20 – 39

0

8

0

9


40 – 49

0

5

0

7

50 – 59

0

3

0

4

60 – 69

0

1

0

2


70 – 79

0

1

0

1

13


Bảng2.4: Điểm Framingham theo Cholestrol toàn phần
Cholestrol toàn phần

20 – 39

40 – 49

50 – 59

60 – 69

70 – 79

 3.4

0


0

0

0

0

160 – 199

3.4 – 5.15

4

3

2

1

1

200 – 239

5.17 – 6.18

8

6


4

2

1

240 -279

6.2 – 7.21

11

8

5

3

2

 7.24

13

10

7

4


3

(mg/dL)

 160

 280

(mmol/l)

Bảng 2.5: Điểm Framingham theo HDL – Cholestrol
HDL – Cholestrol
(mg/dL)
(mmol/l)
 60
 1.55

Nam

Nữ

-1

-1

50 – 59

1.29 – 1.53


0

0

40 - 49

1.03 – 1.28

1

1

 1.03

2

2

 40

Bảng 2.6: Điểm Framingham theo huyết áp tâm thu
Huyếtáp

 120

Chưađiều trị
Nam
Nữ
0
0


Đangđiều trị
Nam
Nữ
0
0

120 – 129

0

1

1

3

130 – 139

1

1

2

4

140 – 159

1


2

3

5

 160

2

3

4

6

14


Bảng 2.7: Bảng điểm nguy cơ theo thang đo Framingham
Bảng tínhđiểm nguy cơđối với nữ
Tổng sốđiểm
Nguy cơ 10 năm (%)

Bảng tínhđiểm nguy cơđối với nam
Tổng sốđiểm
Nguy cơ 10 năm (%)
0
1


9

1

9 -12

1

1–4

1

13 -14

2

5–6

2

15

3

7

3

16


4

8

4

17

5

9

5

18

6

10

6

19

8

11

8


20

11

12

10

21

14

13

12

22

17

14

16

23

22

15


20

24

27

16

25

 25

 30

17

 30

Bảng 2.8: Phân loại nguy cơ
Nguy cơ thấp

Dưới 10%

Nguy cơ trung bình

Từ 10% đến 20%

Nguy cơ cao


Trên 20%

2.3.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Các kết quả được thống kê và xử lý bằng các thuật tốn thích hợp phục vụ
cho mục đích nghiên cứu. Xử lý số liệu trên máy vi tính theo chương trình
SPSS16.0.
2.4 Đạođức nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu được thơng qua Hội đồng đạo đức, Hội đồng khoa
học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và được sự đồng ý của Giám đốc
15


bệnh viện.
Các thơng tin thu được trong q trình nghiên cứu, được cam kết giữ bí mật
tuyệt đối. Kết quả nghiên cứu giúp cho việc xây dựng kế hoạch cho cơng tác
phịng và dự báo nguy cơ mắc bệnh cho người dân trên địa bàn tỉnh Nam Định.

16


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặcđiểm củađối tượng nghiên cứu
3.1.1 Phân bố đối tượng
ợng cần dự báo theo lứa tuổi

Tỷ lệ
50.00
40.00
30.00


49.500
40.00

20.00

Tỷ lệ

10.00
8.500

.00

1.00

1.00

20-39

40-49

50-59

60-69

70-79

Bi
Biểuđồ 3.1: Phân bố theođộ tuổi
Nhận xét:Nhóm tuổi từ 70
70-79 chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm

m 49.5%), tiếp
ti đến là
nhóm tuổi từ 60-69 (chiếm
m 40%), thấp
th nhất là nhóm tuổi từ 20-39
39 và 40-49
40
(chỉ
chiếm 1%).
3.1.2 Phân bố đối tượng
ợng cần dự báo theo giới

Nam
47%

Nữ
53%

Biểuđồ 3.2: Phân bố theo giới
Nhận xét: Tỷ lệ nam và nữ
n trong đối tượng dự báo gầnn tương đương nhau
17


×