Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đánh giá chất lượng cuộc sống của người hiếm muộn tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THU HUYỀN

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
CỦA NGƯỜI HIẾM MUỘN TẠI BỆNH VIỆN
PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THU HUYỀN

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
CỦA NGƯỜI HIẾM MUỘN TẠI BỆNH VIỆN
PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2016
Chuyên ngành : Điều dưỡng
Mã số
: 60.72.05.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG


Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ THANH TÙNG

NAM ĐỊNH - 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ to lớn và quý báu của
các Thầy, trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc Gia, gia đình và người bệnh.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học
trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã cho phép và tạo điều kiện giúp đỡ tơi
trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Viết
Tiến – người đã ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi tham gia khố học này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc nhất đến người Thầy hướng dẫn TS
Lê Thanh Tùng. Thầy là người đã luôn động viên, giúp đỡ tôi những bước đầu tiên
trong nghiên cứu khoa học và cho tôi nhiều lời chỉ dạy quý báu trong q trình hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới tập thể các anh chị đồng nghiệp trung tâm Hỗ trợ
sinh sản Quốc Gia – Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và
chia sẻ động viên cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Thư viện – Bệnh viện Phụ sản Trung ương,
nơi đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi có những tài liệu tham khảo q giá và cập nhật
để tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin dành tất cả yêu thương tới cha mẹ, anh chị và những người
thân trong gia đình ln hết lịng vì tơi trong cuộc sống, trong học tập và trong cơng
việc.
Bản luận văn này được hồn thành với sự nỗ lực hết mình của người viết, chắc
chắn khơng tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tơi rất mong sẽ nhận được những ý kiến chỉ đạo
quý báu của Thầy Cơ để luận văn này được hồn thiện hơn.

Hà Nội, ngày30tháng12năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: ‘‘Đánh giá Chất lượng cuộc sống của người
hiếm muộn tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2016’’, dưới sự hướng dẫn
của TS. Lê Thanh Tùng là hồn tồn do tơi thực hiện. Các số liệu và kết quả thu
được trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày30 tháng12năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Huyền


TÓM TẮT

Mục tiêu: đánh giá thực trạng chất lượng cuộc sống và tìm hiểu một số yếu tố liên
quan đến chất lượng cuộc sống của người hiếm muộn. Phương pháp nghiên
cứu:mô tả cắt ngang được thực hiện trên 553 người hiếm muộn từ tháng 5 năm
2016 đến tháng 8 năm 2016.Kết quả nghiên cứu:Đối tượng nghiên cứu là nam
chiếm 46,47%, nữ là 53,53%.Tuổi trung bình trong nghiên cứu của nữ là: 31,45 ±
5,21.Tuổi trung bình trong nghiên cứu của nam là: 34,04± 5,84. Đa số đối tượng
nghiên cứu có mức thu nhập thấp, dưới 5 triệu: 53,4%, trên 10 triệu: 9,2%. Thực
trạng chất lượng cuộc sống của người hiếm muộn:không có đối tượng nghiên
cứunào có chất lượng cuộc sống ở mức độ kém; có 12 nam giới (2,17%) và 23 nữ

giới (4,16%) có chất lượng cuộc sống ở mức trung bình kém; 135 nam giới
(24,41%) và 197 nữ giới (35,62%)có chất lượng cuộc sống ở mức trung bình khá;
110 nam giới (19,90%) và 76 nữ giới (13,74%) có chất lượng cuộc sống ở mức khá
tốt. Mức độchất lượng cuộc sống trung bình khá và khá tốt ở nam và nữ có sự khác
biệt với p < 0,05. Trong phương trình hồi quy tuyến tính giữa điểm chất lượng cuộc
sống và mức thu nhập, hệ số tương quan r =0,097 cho thấy có mối liên quan thuận
giữa hai yếu tố trên với p<0,05.Kết luận:Phụ nữ hiếm muộn có chỉ số điểm trung
bình chất lượng cuộc sống thấp hơn so với nam giới, tuy nhiên khi xác định rõ
nguyên nhân hiếm muộn do người nam giới thì điểm số chất lượng cuộc sống lại
thấp hơn so với nữ giới. Chất lượng cuộc sống ở người hiếm muộn là một vấn đề
mới cần được quan tâm hơn nữa để nâng cao chất lượng cuộc sống ở người hiếm
muộn.Khuyến nghị:cần đẩy mạnh và nâng cao vai trị tư vấn, quan tâm chăm sóc
dành cho người hiếm muộn đặc biệt ở người phụ nữ hiếm muộn. Có chế độ hỗ trợ
về mặt tài chính, bảo hiểm y tế trong điều trị hiếm muộn. Nghiên cứu với cỡ mẫu
lớn hơn, thời gian dài hơn để tìm các yếu tố khác liên quan đến chất lượng cuộc
sống.

Từ khố: Chất lượng cuộc sống, FertiQoL, Hiếm muộn, Vơ sinh.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AMH

Anti – Mullerian Hormone

BVBMTSS

Bảo vệ Bà mẹ Trẻ sơ sinh

BVPSTƯ


Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

CBVTC

Chụp buồng và vịi tử cung

CLCS

Chất lượng cuộc sống

CP

Chuyển phơi

CS

Cộng sự

E2

Estradiol

FSH

Follicle Stimulating Hormone

HM

Hiếm muộn


HMNP

Hiếm muộn nguyên phát

HMTP

Hiếm muộn thứ phát

LH

Luteinizing Hormone

PRL

Prolactin

TC

Tử cung

TCYTTG

Tổ chức Y tế Thế giới

TTNT

Thụ tinh nhân tạo

TTTON


Thụ tinh trong ống nghiệm

TTHTSSQG

Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc Gia


DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT

AH:

Assisted Hatching of Embryo - Hỗ trợ phơi thốt màng

AID:

Artificial Insemination Donor –Thụ tinh nhân tạo với tinh trùng người
cho

AIH:

Artificial Insemination Husband – Thụ tinh nhân tạo với tinh trùng
của chồng

ANOVA:

Analysis Of Variance between group – Phân tích phương sai giữa các
nhóm.

FertiQoL:


The fertility quality of life - Chất lượng cuộc sống liên quan đến khả
năng sinh sản

ICSI:

Intra Cytoplasm Sperm Injection - Bơm tinh trùng vào bào tương của
trứng.

IUI:

Intrauterine Insemination - Bơm tinh trùng vào buồng tử cung.

IVF:

In - Vitro Fertilization - Thụ tinh trong ống nghiệm.

MESA:

Microsurgical Epididymal Sperm Aspiration - Lấy tinh trùng từ mào
tinh bằng vi phẫu thuật

PCOS:

Polycystic Ovary Sydrome – Hội chứng buồng trứng đa nang

PESA:

Percutaneous Epididymal Sperm Aspiration -Lấy tinh trùng từ mào
tinh bằng xuyên kim qua da


QoL:

Quality of Life - Chất lượng cuộc sống

STDs:

Sexually Transmitte Diseases - Bệnh lây truyền qua đường tình dục.

TESA:

Testicular Sperm Aspiration - Lấy tinh trùng từ tinh hoàn bằng chọc
hút

WHOQOL: World Health Organization Quality of Life Group - Đơn vị nghiên
cứu chất lượng cuộc sống của TCYTTG


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HIẾM MUỘN ................................................................. 3
1.1.1.Định nghĩa về hiếm muộn ...................................................................... 3
1.1.2. Phân loại hiếm muộn ............................................................................. 3
1.1.3. Tình hình hiếm muộn trên thế giới và tại Việt Nam. .............................. 4
1.1.4. Các phương pháp thăm dò chức năng sinh sản....................................... 5
1.1.5. Các phương pháp Hỗ trợ sinh sản ............................................................. 7
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG ......................... 9
1.2.1. Khái niệm về Chất lượng cuộc sống ...................................................... 9
1.2.2. Chất lượng cuộc sống người hiếm muộn ............................................. 10

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người hiếm muộn ....... 12
1.2.4.Bộ công cụ đánh giá CLCS liên quan đến khả năng sinh sản ................ 13
1.2.5. Các tổn thương tâm lý do hiếm muộngây ra ........................................ 14
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI
HIẾM MUỘN ............................................................................................ 16
1.3.1. Nghiên cứu ngoài nước............................................................................ 16
1.3.2. Nghiên cứu trong nước ........................................................................ 20
1.4. TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH SẢN QUỐC GIA- BỆNH VIỆN PHỤ SẢN
TRUNG ƯƠNG. ........................................................................................ 20
1.4.1. Nguồn nhân lực ................................................................................... 20
1.4.2. Lịch sử, chức năng và nhiệm vụ của trung tâm HTSSQG .................... 21
1.4.3. Những thành tựu – kỹ thuật đã và đang thực hiện ................................ 21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 22
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 22
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn ............................................................................ 22


2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ .............................................................................. 22
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ............................................. 22
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 22
2.2.2. Thời gian nghiên cứu........................................................................... 22
2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU......................................................................... 22
2.4. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU .................................................................. 22
2.5. CỠ MẪU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 23
2.6. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU .................................................... 23
2.7. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU .................................................................. 24
2.8. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CLCS ............................................................. 26
2.8.1. Xây dựng bộ công cụ đánh giá Chất lượng cuộc sống.......................... 26
2.8.2. Tiêu chuẩn đánh giá CLCS của người hiếm muộn ............................... 28

2.9. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ................................................... 28
2.10. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ........................................ 29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 30
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU .................................. 30
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu ............................. 30
3.1.2. Đặcđiểm của đối tượng theo nơi ở ....................................................... 31
3.1.3. Đặcđiểmđối tượng theo thu nhập bình quân /tháng .............................. 31
3.1.4. Đặcđiểm trình độ học vấn của đối tượng trong nghiên cứu .................. 32
3.1.5. Phân loại hiếm muộn của đối tượng nghiên cứu .................................. 33
3.1.6. Đặcđiểm đối tượngtheo thời gian hiếm muộn ...................................... 33
3.1.7. Đặcđiểm đối tượng theo nguyên nhân hiếm muộn ............................... 34
3.1.8. Phân bố đối tượng theo phương pháp điều trị ...................................... 34
3.1.9. Phân bố đối tượng theo chi phí điều trị ................................................ 35
3.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI HIẾM MUỘN ... 35
3.2.1. Điểm đánh giá chất lượng cuộc sống theo 06 khía cạnh ....................... 36
3.2.2. Chất lượng cuộc sống theo thang điểm FertiQoL ................................. 47


3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA
NGƯỜI HIẾM MUỘN .............................................................................. 49
3.3.1. Một số yếu tố liên quan đếnCLCS của người hiếm muộn .................... 49
3.3.2. Hồi quy tuyến tính từng yếu tố ảnh hưởng đến CLCS.......................... 52
3.3.3. Hồi quy đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến CLCS ................................ 53
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .................................................................................... 54
4.1. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI HIẾM MUỘN ............................. 54
4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .......................................... 54
4.1.2. Chất lượng cuộc sống của người hiếm muộn ....................................... 60
4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA
NGƯỜI HIẾM MUỘN. ............................................................................. 67
4.2.1. Về yếu tố giới ...................................................................................... 68

4.2.2. Về tình trạng kết hơn ........................................................................... 68
4.2.3. Về ngun nhân hiếm muộn ................................................................ 69
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 72
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Phân loại độ tuổi và giới trong nghiên cứu ....................................... 30

Bảng 3.2.

Phân bố theo thu nhập bình quân/ tháng ........................................... 31

Bảng 3.3.

Chất lượng cuộc sống ở khía cạnh cảm xúc ..................................... 36

Bảng 3.4.

Chất lượng cuộc sống ở khía cạnh thể chất – tinh thần .................... 38

Bảng 3.5.

Chất lượng cuộc sống ở khía cạnh quan hệ ....................................... 40

Bảng 3.6.


Chất lượng cuộc sống ở khía cạnh xã hội.......................................... 42

Bảng 3.7.

Chất lượng cuộc sống ở khía cạnh mơi trường điều trị...................... 44

Bảng 3.8.

Chất lượng cuộc sống liên quan đến dung nạp điều trị ...................... 46

Bảng 3.9.

Điểm CLCS theo thang FertiQoL ..................................................... 47

Bảng 3.10.

Xếp hạng CLCS theo thang FertiQoL ............................................... 48

Bảng 3.11.

Một số yếu tố liên quan và điểm chất lượng cuộc sống ..................... 49

Bảng 3.12.

Một số yếu tố liên quan đến các khía cạnh của CLCS ....................... 50

Bảng 3.13.

Hồi quy đơn biến từng yếu tố ảnh hưởng đến CLCS......................... 52


Bảng 3.14.

Hồi quy đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến CLCS ............................. 53


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng theo nơi ở .......................................................... 31
Biểu đồ 3.2. Phân bố trình độ học vấn của đối tượng trong nghiên cứu ............... 32
Biểu đồ 3.3. Phân loại hiếm muộn của đối tượng trong nghiên cứu..................... 33
Biểu đồ 3.4. Phân bố đối tượng theo thời gian hiếm muộn .................................. 33
Biểu đồ 3.5. Phân bố đối tượng theo nguyên nhân hiếm muộn ............................ 34
Biểu đồ 3.6. Phân bố đối tượng theo phương pháp điều trị .................................. 34
Biểu đồ 3.7. Phân bố đối tượng theo chi phí điều trị ........................................... 35

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1:

Quy trình bơm tinh trùng vào buồng tử cung ....................................... 8

Hình 1.2:

Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm ..................................................... 8

Hình 1.3:

Mơ hình Stress và đáp ứng với Stress ................................................. 15

Hình 2.1:


Hướng dẫn cách tính điểm trong bộ câu hỏi FertiQoL ........................ 28


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sinh đẻ là một hiện tượng tự nhiên, là sự duy trì nịi giống cho thế hệ sau. Thế
nên, hiếm muộn là một vấn đề lớn của cá nhân người bệnh, gia đình và xã hội.
Hiếm muộn có ảnh hưởng tâm lý tiêu cực đến toàn bộ cơ thể, đó là một q trình
khủng hoảng đối với hầu hết các cặp vợ chồng với các biểu hiện như: rối loạn cảm
xúc, trầm cảm, lo lắng, tự ti, gia tăng cảm giác tự đổ lỗi và tội lỗi.
Theo WHO, có khoảng 13,8% đến 18,4% (khoảng 80 triệu cặp vợ chồng)
được chẩn đốn hiếm muộn, tỷ lệ hiếm muộn bình quân trên thế giới ước khoảng
9% [38].Tại Việt Nam, theo một nghiên cứu quốc gia mới nhất của Nguyễn Viết
Tiến (2010) tỷ lệ các cặp vợ chồng bịhiếm muộn là 7,7%,trong đó 3,9% hiếm muộn
nguyên phát và 3,8% là hiếm muộn thứ phát. Có những vùng miền và thành phố tỷ
lệ vợ chồng hiếm muộn còn cao hơn như khu vực Hà Nội là 13%, Khánh Hòa gần
14%. Con số này tương đương với khoảng một triệu cặp vợ chồng ở Việt Nam đang
phải sống trong tình trạng hiếm muộn. Nguyên nhân hiếm muộn do nam chiếm
40%, do nữ chiếm 40%, nguyên nhân phối hợp 10%, không rõ nguyên nhân 10%
[19].
Ngày nay với sự phát triển của nền y học, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ra đời đã
mang lại niềm hạnh phúc to lớn cho các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, chi phí và hiệu quả
của mỗi phương pháp này cũng khác nhau. Chi phí thấp, hiệu quả tối đa 15% -16% đối
với phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Với phương pháp thụ tinh
trong ống nghiệm (IVF) thì hiệu quả tối đa có thể gấp 2 đến 3 lần nhưng chi phí có thể
tăng hơn xấp xỉ 10 lần. Và “thụ tinh trong ống nghiệm cũng là cơ hội cuối cùng để có
con của các vợ chồng hiếm muộn”[44]. Tuy nhiên tỷ lệ thành cơng của IVF cũng chỉ
đạt trung bình khoảng 40%, điều này có thể gây ra căng thẳng quá mức cho người bệnh

trong thời gian điều trị[44].
Hiếm muộn tác động tiêu cực đối với chất lượng cuộc sống các cặp vợ chồng,
ảnh hưởng đến các khía cạnh của cuộc sống của họ như là mối quan hệ hôn


2
nhân[62],thỏa mãn tình dục[64] và tâm lý xã hội phúc lợi [41].Bên cạnh những căng
thẳng về mặt tâm lý và sinh lý, họ cũng bị thiệt hại về kinh tế do chi phí điều trị quá
cao, sự tuân thủ điều trị nghiêm ngặt đơi khi người bệnh phải trì hỗn hay nghỉ việc
trong thời gian điều trị,…làm giảm sút nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của
họ[59]
Tuy nhiên, ở Việt Nam hầu như chưa có nghiên cứu nào được cơng bố chính
thức, đề cập một cách tồn diện về tình trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh
hiếm muộn.Vì vậy chúng tôi tiến hànhnghiên cứu:“Đánh giá chất lượng cuộc sống
của người hiếm muộn tại Bệnh việnPhụ Sản Trung ương năm 2016” với hai
mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng chất lượng cuộc sống của người hiếm muộn đến
điều trị tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia-Bệnh viện Phụ sản
Trung ương.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người
hiếm muộn tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia-Bệnh viện Phụ sản
Trung ương.


3
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HIẾM MUỘN
1.1.1.Định nghĩa về hiếm muộn

Theo WHO, hiếm muộnlà tình trạng một cặp vợ chồng khơng thể có thai hoặc
khơng có con sau ít nhất một năm giao hợp bình thường, khơng sử dụng các biện pháp
tránh thai nào. Đối với phụ nữ trên 35 tuổi thì quy định thời gian là 06 tháng[69].
1.1.2. Phân loại hiếm muộn [18]
Hiếm muộn được phân chia làm nhiều loại
+ Theo tình trạng đã có thai hay chưa
+ Theo nguyên nhân gây hiếm muộn
+ Theo tiên lượng dự phòng và điều trị
1.1.2.1. Hiếm muộn nguyên phát và hiếm muộn thứ phát
Hiếm muộn nguyên phát là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ một cặp vợ
chồng chưa có thai lần nào mặc dù đã sống với nhau trên một năm và không dùng
biện pháp tránh thai nào.
Hiếm muộn thứ phát là hai vợ chồng đã có con hoặc đã có thai nhưng sau đó
khơng thể có thai lại mặc dù đang sống với nhau trên một năm và không dùng biện
pháp tránh thai nào.
1.1.2.2. Phân loại hiếm muộn theo nguyên nhân
Hiếm muộn nữ là nguyên nhân hoàn toàn do người vợ
Hiếm muộn nam là nguyên nhân hồn tồn do người chồng.
Hiếm muộn khơng rõ ngun nhân là trường hợp khám và làm các xét nghiệm
thăm dò mà khơng phát hiện được ngun nhân nào có thể giải thích được lý do
hiếm muộn.
Hiếm muộn do cả hai vợ chồng là trường hợp sau khi khám và làm các xét
nghiệm thăm dị thì phát hiện cả 2 vợ chồng đều có yếu tố gây hiếm muộn.


4
1.1.2.3. Phân loại hiếm muộn theo tiên lượng điều trị dự phịng
Để có phương pháp hữu hiệu trong điều trị và dự phòng hiếm muộn người ta
đã chia hiếm muộn thành 02 nhóm là ngun nhân hiếm muộn khơng thể dự phòng
trước (hiếm muộn do nguyên nhân bẩm sinh) và ngun nhân hiếm muộn có thể dự

phịng được (hiếm muộn mắc phải).
Hiếm muộn khơng thể dự phịng trước (khoảng 5%) như dị dạng đường sinh
dục, các yếu tố về gen hoặc hormone hay các vấn đề về miễn dịch.
Hiếm muộn có thể dự phịng được là các ngun nhân có thể ngăn ngừa như
bệnh lây truyền qua đường tình dục (lậu, giang mai, chlamydia) hay tai biến sau nạo
phá thai khơng an tồn hoặc các thủ thuật khơng đảm bảo vơ khuẩn ở buồng tử cung
gây dính và viêm nhiễm vùng chậu dẫn đến hậu quả là hiếm muộn thứ phát.
1.1.3. Tình hình hiếm muộn trên thế giới và tại Việt Nam.
Hiếm muộn được xem là một tình trạng bệnh lý của một cặp vợ chồng.Theo
WHO, có khoảng 13,8-18,4% (80 triệu cặp vợ chồng) được chẩn đoán hiếm muộn, tỷ
lệ hiếm muộn bình quân trên thế giới là 9%[38].Tuy nhiên, tỷ lệ này rất khác nhau tùy
thuộc từng vùng miền, từng nước khác nhau. Hiện nay, khoảng 10-15% dân sốngười
châu âu bị ảnh hưởng và con số này dự kiến sẽ cao hơn nữa[71]. Tại một số nước như
Anh (2008) tỷ lệ hiếm muộn khoảng 10-15%, Mỹlà 10%, [65]. Trong khi tại Trung
Quốc (2005) khá thấp chỉ chiếm 3,5% [57].Hiếm muộn có thể bắt nguồn từ những
người đàn ơng, người phụ nữ, hoặc cả hai, theo nghiên cứu của Hiệp hội sinh sản
Hồng Kơng thì có 40% do phụ nữ, 40% do nam và 10% cho cảnam lẫn nữ, và 10%
khơng rõ ngun nhân [50].Đặc biệt, việc quyết định trì hỗn có con (ở các nước phát
triển) và sự xuất hiện thường xuyên các bệnh lây truyền tình dục ở những nước đang
phát triển là nguyên nhân phổ biến ngày càng tăng của hiếm muộn[69].
Tại Việt Nam theo thống kê của Bộ Y tế có khoảng 13% các cặp vợ chồng
hiếm muộn.Tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc Gia- Bệnh viện Phụ sản Trung
ương, theo nghiên cứu của Phạm Như Thảo (2004) nguyên nhân hiếm muộn do nam
chiếm 30,6%, do nữ chiếm 47,5%, không rõ nguyên nhân chiếm 10,9%[15].Theo
Cung Thị Thu Thuỷ[17] nghiên cứu tại 4 tỉnh phía Bắc năm 2009 trên 7.187 cặp vợ
chồng người bệnh hiếm muộn có tỷ lệ hiếm muộn chung tại miền Bắc là 7,1% trong


5
đó hiếm muộn nguyên phát là 3,6%, hiếm muộn thứ phát là 3,5%. Tỷ lệhiếm muộn

cao nhất là ở Hải Phòng (8,5%) và thấp nhất là tỉnh Quảng Ninh (5,7%). Nghiên
cứu mới đây nhất của Nguyễn Viết Tiến và cộng sự về tình hình hiếm muộn tại 8
vùng sinh thái của Việt Nam với 14.400 cặp vợ chồng, ước tính tỷ lệ hiếm muộn
chung là 7,7%, trong đó hiếm muộn nguyên phát chiếm 3,9%, hiếm muộn thứ phát
chiếm 3,8%[19]. Với tình hình hiếm muộn như vậy, Việt Nam đã có 23 trung tâm
Hỗ trợ sinh sản ra đời với tỷ lệ điều trị thành cơng trung bình từ 40-45%.
1.1.4. Các phương pháp thăm dò chức năng sinh sản[18],[27]
1.1.4.1. Các phương pháp thăm dò chức năng sinh sản ở nữ giới
Đo buồng tử cung (TC)
Đây là phương pháp đơn giản, dùng thước đo tồn bộ chiều dài tử cung.
Thơng thường kích thước này dài hơn 7cm.
Chụp buồng và vòi tử cung(CBVTC)
CBVTC tiến hành vào giữa pha tăng sinh sản trong chu kỳ kinh có tác dụng
đánh giá buồng TC và tình trạng thơng của vịiTC. Nếu tiến hành trong pha hồng
thể có thể thấy hình ảnh chụp tĩnh mạch tiểu khung. Theo Nguyễn Khắc Liêu nên
chụp buồng tử cung sau khi sạch kinh 3 đến 4 ngày. Sau khi đặt cần bơm có nón bịt
che kín lỗ ngồi cổ tử cung thì tiến hành bơm thuốc. Nều vịi TC thơng chỉ cần bơm
đến áp lực 80mmHg đã có thuốc qua loa vòi TC vào ổ bụng và tiến hành chụp phim
lần thứ nhất. Nếu bơm tới áp lực trên 200mmHg mà thuốc chưa qua được loa vịi
TC vào ổ bụng thì coi như tắc vòi. Phim Cottle được chụp sau khi bơm thuốc cản
quang tan trong nước 20-30 phút hoặc sau khi bơm thuốc cản quang tan trong dầu
24 giờ. Đây được coi là phương pháp thiết yếu trong khám hiếm muộn. Phim thứ
nhất cho đánh giá hình ảnh buồng TC và vịi TC. Phim Cottle đánh giá độ thơng tự
nhiên của vòi TC, nếu thấy thuốc cản quang tãi như mây ở tiểu khung thì Cottle
dương tính, vịi TC thơng; nếu có ít thuốc cản quang ở hố chậu là Cottle nghi ngờ,
nếu không thấy thuốc cản quang trong ổ bụng thì gọi là Cottle âm tính - hai vịi TC
đều tắc. Nội soi ổ bụng không thay thế được phương pháp này vì đánh giá hình thái
bên trong cơ quan sinh dục không thể tiến hành qua nội soi ổ bụng đơn thuần.



6
Soi buồng TC
Qua ống nội soi cho phép đánh giá hình dạng buồng tử cung, đường viền và
tình trạng bề mặt niêm mạc buồng TC.
Sinh thiết niêm mạc TC
Sinh thiết niêm mạc TC cho phép đánh giá phản ứng của hoormon, đánh giá
về khả năng làm tổ và sự kích thích niêm mạc. Đây cịn là tiêu chuẩn vàng để đánh
giá phóng nỗn.
Xét nghiệm khả năng dự trữ buồng trứng
+ Xét nghiệm nội tiết trong huyết thanh ngày 2 hoặc ngày 3 vòng kinh (E2:
estradiol, FSH: follicle stimulating hormone, LH: luteinizing hormone, PRL:
Prolactin), progesterone vào ngày 21 của chu kỳ.
+ Định lượng nồng độ AMH (Anti - Mullerian Hormone)
+ Siêu âm đếm nang thứ cấp
1.1.4.2. Các phương pháp thăm dò chức năng sinh sản ở nam giới
* Xét nghiệm tinh dịch đồ:
Là xét nghiệm chính để chẩn đốn hiếm muộn nam. Xét nghiệm tinh dịch đồ
đánh giá số lượng và chất lượng tinh trùng. Người chồng cần kiêng quan hệ tình dục
trước khi làm xét nghiệm từ 3-5 ngày.
* Xét nghiệm nội tiết
Xét nghiệm FSH, LH, Testorteron, Prolactin trong huyết thanh để đánh giá
khả năng sinh tinh.
Các thủ thuật lấy tinh trùng trong trường hợp hiếm muộn nam khơng có tinh trùng.
Lấy tinh trùng từ mào tinh bằng vi phẫu thuật (Microsurgical epididymal
sperm aspiration - MESA): là phương pháp lấy tinh trùng qua phẫu thuật mào tinh.
Lấy tinh trùng từ mào tinh bằng xuyên kim qua da (Percutaneous epididymal
sperm aspiration - PESA): là phương pháp lấy tinh trùng mà không cần phẫu thuật
mở bào tinh hoàn và bộc lộ mào tinh.



7
Lấy tinh trùng từ tinh hoàn bằng chọc hút: (Testicular sperm aspiration TESA hay fine needle aspiration - FNA) là kỹ thuật đâm kim qua da vào mơ tinh
hồn và hút từ từ ra mẫu mô.
1.1.5. Các phương pháp Hỗ trợ sinh sản[18],[27]
Hỗ trợ sinh sản là các phương pháp điều trị bao gồm các thao tác trên noãn,
tinh trùng và phơi ở ngồi cơ thể nhằm giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn có khả
năng mang thai.
1.1.5.1. Thụ tinh nhân tạo (Artificial Insemination)
Thụ tinh nhân tạo (TTNT) là một kỹ thuật điều trị hiếm muộn phổ biến nhất.
Tùy thuộc vào nguồn tinh trùng, thụ tinh nhân tạo có thể chia làm 2 loại: TTNT với
tinh trùng của chồng (AIH - Artificial Insemination Husband), TTNT với tinh trùng
người cho (AID - Artificial Insemination Donor). Hiện nay, các trung tâm trên thế
giới đều áp dụng kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI- Intra-uterine
Insemination) để thực hiện thụ tinh nhân tạo. Đây là phương pháp dùng một ống
thông nhỏ, đưa một số lượng tinh trùng đã được lọc rửa, chọn lọc qua cổ tử cung và
bơm trực tiếp vào buồng tử cung người vợ đã được chuẩn bị trước bằng thuốc kích
thích phóng nỗn. Với ngun tắc cơ bản là làm tăng số lượng tinh trùng di động
đến đoạn xa vòi trứng, nơi mà tinh trùng và trứng gặp nhau và có thể thụ thai.
Bơm tinh trùng vào buồng tử cung được áp dụng trong điều trị hiếm muộn từ lâu,
là biện pháp đầu tay trong điều trị hiếm muộn với điều kiện bắt buộc là người vợ có ít
nhất một vịi tử cung phải thơng và buồng trứng cịn hoạt động tốt.
Phương pháp này đơn giản, chi phí thấp nhưng hiệu qủa tối đa cũng chỉ đạt
15-16%. Chính vì vậy mà cũng có sự gia tăng lo lắng về kết quả có thai, ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống của người bệnh hiếm muộn.


8

Hình 1.1: Quy trình bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI)
Nguồn: www.chicago-ivf.com

1.1.5.2. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF: In - Vitro Fertilization)
TTTON là một q trình bao gồm kích thích buồng trứng, lấy nỗn, thụ tinh
trong phịng thí nghiệm và chuyển phôi vào buồng tử cung qua cổ tử cung. Chi phí điều
trị cho phương pháp này có thể tăng 8 đến 10 lần so với IUI nhưng hiệu quả có thể tăng
gấp 2 đến 3 lần. Hơn nữa phương pháp này cũng được chỉ định điều trị rộng hơn do các
nguyên nhân hiếm muộn khác nhau.

Hình 1.2: Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm
Nguồn: ivfhongngoc.vn


9
1.1.5.3. Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI)
ICSI (intra-cytoplasmic sperm injection)là kỹ thuật dùng hệ thống vi thao xử
lý tiêm tinh trùng vào bào tương noãn. Kỹ thuật này giúp kiểm soát được tỷ lệ thụ
tinh, đảm bảo khả năng có phơi. Do vậy, ICSI góp phần trong sự ổn định và gia tăng
hiệu quả của một chu kỳ TTTON.
1.1.5.4. Mang thai hộ
Theo Luật hôn nhân sửa đổi năm 2004 chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo, là việc một phụ nữ tự nguyện khơng vì mục đích thương mại giúp mang
thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi đã
áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
1.1.5.5. Y học cổ truyền
Điều trị hiếm muộn bằng phương pháp châm cứu y học cổ truyền hỗ trợ trong
thụ tinh ống nghiệm [11].
Phương pháp này thuận tiện, người bệnh không chịu áp lực nặng nề của xã hội,
tuy nhiên tác giả cũng khơng tìm thấy lợi ích của châm cứu trong TTTON.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
1.2.1. Khái niệm về Chất lượng cuộc sống
Trong nghiên cứu khoa học thì khái niệm Chất lượng cuộc sống (CLCS) được

sử dụng rộng rãi liên quan đến các khía cạnh đời sống khác nhau. Sự đo lường
thơng qua việc cá nhân tự đánh giávề cuộc sống, điều kiện kinh tế, hỗ trợ xã hội và
sức khỏe nên đây là một khái niệm chủ quan.
CLCS đó là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá chung nhất về các mức độ
tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên phạm vi toàn xã hội cũng như đánh
giá về mức độ sự sảng khối, hài lịng hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội.
Tổ chức y tế đã đưa ra tiêu chí CLCS (Quality of life - 100) gồm 100 câu hỏi
trắc nghiệm để đo một số tiêu chí là: mức độ sảng khối về thể chất, mức độ sảng
khoái về tâm thần, sự thoải mái trong các mối quan hệ xã hội và sự thoải mái về môi


10
trường sống.Một cách tổng quát, CLCS là sự tương tác mạnh mẽ giữa các yếu tố
ngoại cảnh với các nhận thức chủ quan của một đời sống cá thể về các yếu tố đó.
Theo Đơn vị nghiên cứu CLCS của Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG)
(WHOQOL-Group) 1998 thì CLCS là “Sự hiểu biết của cá nhân về vai trò của họ
trong xã hội trong bối cảnh văn hóa và các giá trị của hệ thống mà họ đang sống và
trong mối quan hệ với các mục tiêu cuộc sống, kỳ vọng, mong đợi, các tiêu chuẩn
và các mối quan tâm”[74]. Như vậy ta có thể hiểu tại sao các thang đo CLCS sức
khỏe là những bảng câu hỏi về cảm nhận của từng người chứ không dựa vào đánh
giá chuyên môn của thầy thuốc hay kết quả xét nghiệm. Đã có hàng trăm thang đo
CLCS sức khỏe được xây dựng trong vịng 20 năm qua và có thể chia làm 02 nhóm
chính là tổng qt và chun biệt theo bệnh lý.
1.2.2. Chất lượng cuộc sống người hiếm muộn
Hiếm muộn được miêu tả như là một trải nghiệm đầy sang chấn, ảnh hưởng
đến tất cả các khía cạnh trong cuộc sống các cặp vợ chồng bao gồm thể chất, tinh
thần, đời sống hơn nhân, tài chính.
Trong hai thập kỷ qua các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều nghiên cứu để tìm
hiểu về mối liên quan giữa hiếm muộn và CLCS. Tỉ lệ rối loạn tâm bệnh lý ở các cặp
vợ chồng hiếm muộn cao hơn một cách rõ rệt so với dân số chung. Gần 50% phụ nữ

thừa nhận hiếm muộn như là sự kiện đau khổ nhất trong cuộc đời của họ, hơn cả đau
khổ do mất một người thân yêu hay ly dị. Theo tác giả Domar và cộng sự, tần suất
người bệnh điều trị bằng phương pháp IVF bị trầm cảm cao được ghi nhận ở nhiều
quốc gia như các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan..., và
nghiên cứu tại Việt Nam của Hoàng Thị Tuyết Mai cũng cho kết quả tương tự. So sánh
với các bệnh lý khác, các sang chấn ở bệnh nhân hiếm muộn tương tự như những triệu
chứng tâm lý ở các người bệnh tim mạch, ung thư và HIV dương tính[43].
1.2.2.1. Những giai đoạn tâm lý bình thường của cặp vợ chồng hiếm muộn
Giai đoạn đầu đan xen giữa tâm trạng hy vọng lẫn thất vọng (hy vọng cố gắng
thụ thai; thất vọng mỗi khi người vợ có kinh trở lại): điều này có thể diễn ra nhiều


11
tháng đến nhiều năm trước khi họ sẵn sàng khởi đầu tìm hiểu nguyên nhân về mặt y
học khiến họ khơng thể có thai.
Giai đoạn được đánh giá để chẩn đoán hiếm muộn: khi được tiến hành làm các
xét nghiệm, các thủ thuật xâm lấn trong hiếm muộn (nội soi tử cung, thử tinh dịch
đồ) người vợ cảm thấy đau đớn, người chồng cảm thấy xấu hổ. Trong khi chờ đợi
kết quả họ lo sợ bị phát hiện ra những vấn đề sức khỏe.
Giai đoạn chẩn đoán hiếm muộn được xác định: người bệnh đi từ cảm xúc
ngạc nhiên đến chối bỏ tình trạng hiếm muộn của mình, tiếp đến là giận dữ, tự cô
lập, cảm thấy tội lỗi và đau khổ [13].
1.2.2.2. Những giai đoạn tâm lý khi cặp vợ chồng được chẩn đoán hiếm muộn
Theo Syme nhận thấy các cặp vợ chồng thường trải qua sự khủng hoảng theo
4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: “Sự chết lặng” các cá nhân cảm thấy sống dở chết dở, ăn khơng
ngon, khó tập trung, trí nhớ giảm sút.
Giai đoạn 2: “Khát khao” cơ đơn với tình trạng hiếm muộn của mình (họ nghĩ
dường như tất cả xung quanh họ đều có con ngoại trừ họ), có cảm xúc giận dự, ghen
tỵ nổi bật.

Giai đoạn 3: “Vô tổ chức và tuyệt vọng” kéo dài lâu nhất 06 tháng, các cặp vợ
chồng cảm thấy vơ ích, tuyệt vọng, khơng thể kiểm sốt được cảm xúc của mình
(khuynh hướng dễ khóc và bùng nổ các cơn giận dữ), cảm xúc buồn rầu và cảm giác
tội lỗi có thể nổi bật trong giai đoạn này.
Giai đoạn cuối cùng: “Tái tổ chức” các cặp vợ chồng chấp nhận và ưu tiên
thiết lập lại đời sống.
Các cá nhân có thể trải qua tất cả các giai đoạn này ở các cập độ khác nhau.
Một số người đau buồn ít, có thể khắc phục, ngược lại một số người suy sụp, rơi
vào tình trạng rối loạn tâm lý[13].


12
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người hiếm muộn.
Theo TCYTTG, CLCS được đo lường bởi 6 yếu tố cơ bản: sức khỏe thể chất,
sức khỏe tinh thần, quan hệ, giao tiếp với xã hội, tín ngưỡng, niềm tin, điều kiện
kinh tế và mơi trường.Trong các yếu tố ảnh hưởng đến CLCS thì sức khỏe là yếu tố
quan trọng nhất, bao gồm sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Con người khơng
thể có được một cuộc sống chất lượng nếu thường xuyên trong cảnh ốm đau, bệnh
tật.Và hiếm muộn được xác định là một “bệnh của hệ thống sinh sản” [68].
Con cái là kết quả mong đợi của mối quan hệ tình dục, là tình u kết trái của
các cặp đơi, là mầm non tương lai của xã hội. Chính vì vậy những cặp vợ chồng
hiếm muộn không chỉ chịu áp lực từ chính bản thân mà cả ở gia đình và xã hội.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiếm muộn có tác động tiêu cực lên chất lượng
cuộc sống của người bệnh. Theo Bronya [40]hiếm muộn ảnh hưởng tới CLCS của
các cặp vợ chồng ở những khía cạnh như: tâm lý, mối quan hệ hơn nhân, quan hệ
tình dục, quan hệ xã hội và tài chính.Phụ nữ và nam giới hiếm muộn có tác động
tiêu cực đến tâm lý và các quan hệ hơn nhân, tình dục, là ngun nhân gây ảnh
hưởng đến sức khỏe, gây lo âu, trầm cảm, cô lập xã hội và rối loạn chức năng tình
dục đặc biệt là ở nam hiếm muộn. Ngoài ra, hiếm muộn chiếm một phần gánh nặng
đáng kể về nhân lực y tế và chi phí chăm sóc sức khỏe [38]. Chính vì vậy, đây cũng

là rào cản lớn đối với việc tìm kiếm điều trị ở hầu hết các nước đang phát triển mặc
dù có những tiến bộ mới trong kỹ thuật điều trị. Tuy nhiên nếu tham gia điều trị một
chu kỳ thì người bệnh ước tính có 14,5 số lần đi lại và kết quả cũng chỉ có một nửa
có con sau điều trị[59],[60].
Đặc biệt hiện nay với xu thế trì hỗn việc có con ở các nước đang phát triển
hay sự xuất hiện thường xuyên của các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở các
nước đang phát triển dường như cũng liên quan đến nguyên nhân hiếm muộn ngày
càng tăng. Chính vì lẽ đó mà CLCS của những người hiếm muộn càng cần được
quan tâm.


13
Việc đánh giá này cũng là một công cụ hữu ích để mở rộng kiến thức về các hiện
tượng phức tạp, góp phần đặt điều kiện cho quan điểm “cá thể hóa người bệnh”.
1.2.4.Bộ cơng cụ đánh giá CLCS liên quan đến khả năng sinh sản
Thuật ngữ “Chất lượng cuộc sống” là một thuật ngữ đa chiều. Vì vậy, việc
phân tích các chỉ số đo lường CLCS được nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nghiên cứu
với những tiêu chí khác nhau.
Trước đây, CLCS của người bệnhhiếm muộn chủ yếu được đo bằng dụng cụ
đo lường chung. Tuy nhiên, đây chỉ là những hữu ích cho bệnh nhân hiếm muộn với
chẩn đốn đặc biệt, như buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc lạc nội mạc tử cung,
hoặc chỉ thích hợp cho những người đàn ông hiếm muộn. Gần đây, Hiệp hội sinh
sản và mô phôi châu âu năm 2008 đã thiết kế bảng câu hỏi về CLCS liên quan tới
Khả năng sinh sản, dành riêng cho những người hiếm muộn.Công cụ FertiQoL
được phát triển sử dụng các phương pháp hỗn hợp đó bao gồm một (i) giai đoạn
phát mục với một nhóm chuyên gia (ii) tính khả thi và giai đoạn chấp nhận.
CLCS liên quan đến khả năng sinh sản (FertiQoL) gồm ba tư mục vàhai phần
bổ sung (A và B) dùng để đánh giá sức khỏe thể chất và mức độ hài lịng với CLCS
và khơng được tính vào tổng điểm. Ba tư mục này được chia làm 2 phần'nội dung
cốt lõi FertiQoL' và 'điều trị FertiQoL'. Phần cốtlõi FertiQoL bao gồm các lĩnh vực:

'cảm xúc' (sáu câu), 'thể chất – tinh thần' (sáu câu), 'quan hệ' (sáu câu) và "xã hội"
(sáu câu). Điều trị FertiQoL bao gồm các lĩnh vực: 'môi trường' (sáu câu) và "dung
nạp điều trị" (bốncâu),được cho điểm theo 5 mức: từ 0-4 với tổng điểm từ 0-100.
Điểm càng cao có nghĩa CLCS càng cao. Phần FertiQoL chính thể hiện CLCShiếm
muộn qua tất cả các lĩnh vực.Các thang phụ gồm có các phần về cảm xúc, thể chất –
tinh thần, quan hệ và xã hội.
+Thang cảm xúc thể hiện ảnh hưởng của tình cảm tiêu cực (ghen tng, buồn
bực và phiền muộn) đến CLCS.


×