Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

đánh giá chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan trên người bệnh đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa thành phố hà tĩnh năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC
C VÀ ĐÀO TẠO
T

Vll

BỘ Y T
TẾ

TRƯỜNG
NG ĐẠI
Đ HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
NG CUỘC
CU
SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾ
ẾU TỐ LIÊN
QUAN TRÊN NGƯỜII BỆNH
B
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
NG TÝP 2 ĐI
ĐIỀU TRỊ
NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH
NH VIỆN
VI
ĐA KHOA THÀNH PHỐ
Ố HÀ TĨNH
NĂM 2017



LUẬ
ẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
Mã số: 60.72.05.01
Ngườ
ời hướng dẫn khoa học: TS TRẦN CHIẾN
N TH
THẮNG

NAM ĐỊNH – 2017


VUI


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
O

BỘ Y TẾ

VUI

TRƯỜNG
NG ĐẠI
Đ HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢ
ỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾ

ẾU TỐ LIÊN
QUAN TRÊN NGƯỜI BỆNH
NH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
ĐƯ
TÝP 2 ĐIỀ
ỀU TRỊ NGOẠI
TRÚ TẠI BỆNH VIỆN
N ĐA KHOA THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
ĨNH NĂM 2017

LUẬN
N VĂN THẠC
TH
SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH - 2017


VUI


VUI

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADA : American Diabetes Association (Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ)

ASEAN: The Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á).
BMI : Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
CLCS : Chất lượng cuộc sống

DCCT: Diabetes Control and Complications Trial (Thử nghiệm về biến chứng và

kiểm soát bệnh đái tháo đường.
ĐTĐ : Đái tháo đường
ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu
ĐTV: Điều tra viên
HbA1c: Hemoglobin glycosylat hóa.
G2: Glucose máu 2 giờ sau làm nghiệm pháp dung nạp glucose.
IDF: International Diabetes Federation (Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế).

LADA: Latent Autoimmune Diabetes of Adults (Đái tháo đường tự miễn tiềm tàng
ở người trưởng thành).
MODY: Maturity Onset of Diabetes in the Young (Đái tháo đường khởi phát

trưởng thành ở người trẻ tuổi).
NGSP: The National Glycohemoglobin Standardization Program (Chương trình

chuẩn hố Glyco - hemoglobin Quốc Gia).
OR: Odds Ratio - Tỷ suất chênh.

SD: Standard Deviation - Độ lệch chuẩn.
SF – 36 : Short form – 36 ( 36 câu hỏi dạng ngắn )
WHO : World health Organization ( Tổ Chức Y tế Thế Giới )


VUI


VUI


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ của các thầy cô giáo tại trường Đại học Điều
dưỡng Nam Định, ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thành phố Hà Tĩnh, TS. Trần
Chiến Thắng cùng gia đình, bạn bè. Luận văn đã hồn thành, tơi xin bày tỏ lịng
biết ơn sâu sắc đến ban giám hiệu trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, ban
Giám đốc, bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên bệnh viện Đa khoa Thành phố Hà Tĩnh
đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi thực hiện thành công luận văn này. Đặc biệt tơi
xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy Trần Chiến Thắng đã tận tình chỉ bảo, định
hướng, hướng dẫn, động viên và giành rất nhiều thời gian giúp đỡ tơi trong suốt
q trình thực hiện và hồn thành luận văn. Tơi cũng bày tỏ lịng biết ơn chân
thành và sâu sắc tới gia đình, chồng, các con và bạn bè những người đã dành cho
tơi tình cảm và nguồn động viên khích lệ tơi quyết tâm trong suốt thời gian học tập
và hoàn thành cuốn luận văn này. Cuối cùng tôi cảm ơn những người bệnh đã hợp
tác với tơi để hồn thành luận văn này.
Hà Tĩnh, tháng 6 năm 2017
Nguyễn Thị Hương


VUI

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kì cơng trình nào
khác

Hà Tĩnh, tháng 6 năm 2017

Nguyễn Thị Hương



VUI

TÓM TẮT

Chất lượng cuộc sống (CLCS) là một khái niệm được sử dụng rộng rãi để đo
lường kết quả chăm sóc và điều trị bệnh nói chung và người bệnh ĐTĐ týp 2 nói
riêng. Để cung cấp các số liệu về CLCS của người bệnh ĐTĐ týp 2 thành phố Hà
Tĩnh, làm cơ sở nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này nhằm: Mô tả CLCS và một số yếu tố liên quan trên người bệnh
ĐTĐ týp 2 tại bệnh viện đa khoa thành phố Hà Tĩnh.
Nghiên cứu thực hiện qua phỏng vấn 413 người bệnh ĐTĐ týp 2 được chọn
ngẫu nhiên hệ thống tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa thành phố Hà Tĩnh (14/2017) bằng bộ cộng cụ SF – 36. Số liệu được nhập bằng phần mềm Excelvà phân
tích bằng SPPSS.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, người bệnh ĐTĐ týp 2 có điểm CLCS ở mức
trung bình và kém là khá cao (30,5%), 44,6% người bệnh có điểm CLCS ở mức
trung bình khá và 24,9% người bệnh có điểm CLCS ở mức tốt. Điểm CLCS về lĩnh
vực sức khỏe thể chất là (59,81 ± 23,9), tuổi, trình độ học vấn,thời gian mắc bệnh,
BMI, đường huyết, biến chứng, bệnh kèm theo có liên quan với CLCS về lĩnh vực
sức khỏe thể chất (p<0,05). Điểm CLCS về lĩnh vực sức khỏe tinh thần là (57,22 ±
18,3), tuổi, trình độ học vấn,thời gian mắc bệnh, BMI, đường huyết, biến chứng,
bệnh kèm theo có liên quan với CLCS về lĩnh vực sức khỏe tinh thần (p<0,05).
Điểm CLCS chung là (58,51 ± 20,5) tuổi càng cao thì điểm CLCS càng giảm;
nhóm < THCS có CLCS kém hơn so với nhóm cịn lại; nhóm khơng có biến chứng
CLCS cao hơn nhóm có biến chứng; nhóm người bệnh khơng có bệnh kèm theo có
CLCS tốt hơn nhóm có bệnh kèm theo, nhóm khơng sử dngj insulin có CLCS tốt
hơn nhóm có sử dụng insulin (p<0.05).
Để nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị nhằm cải thiện chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân ĐTĐ týp 2, cán bộ y tế cần phải có phác đồ điều trị, chăm sóc

tồn diện về thể chất và hỗ trợ về tinh thần cho người bệnh, tập chung vào các
nhóm đối tượng có điểm CLCS thấp,nhóm có biến chứng, có bệnh kèm theo, sử


VUI

dụng insulin,đường huyết cao, thời gian bệnh > 10 năm, trên 60 tuổi.


11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hố khơng đồng nhất, có đặc điểm
tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả
hai [3], [23].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới đái tháo đường là một trong những bệnh không lây
nhiễm phổ biến toàn cầu cùng với bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư, bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính và nguyên nhân gây tử vong ở hầu hết các nước phát triển, đang
phát triển, nước công nghiệp mới [30] [49].
Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng như: bệnh mạch vành, bệnh mạch
máu ngoại vi, đột quỵ, bệnh lý thần kinh do đái tháo đường, hoại tử chi, tổn thương
thận và mắt ,các biến chứng này có thể gây tử vong hoặc tàn phế, giảm tuổi thọ,
giảm chất lượng cuộc sống và tăng chi phí chăm sóc sức khoẻ [5] [20].
Đái tháo đường cũng như những bệnh mạn tính khác, sự lo lắng về bệnh tật, tác
động của điều trị, tác động của biến chứng kết hợp với các yếu tố khác như nhân
trắc, tâm lý, xã hội góp phần gây nên áp lực trong cuộc sống, gây ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu đo lường tác động của bệnh tật lên chất
lượng cuốc sống của người bệnh như ung thư, tăng huyết áp, suy thận mãn, thay

khớp hang, đái tháo đường... Adam Lioyd (2001) thực hiện nghiên cứu tại Anh
đánh giá chất lượng cuộc sống của 1233 người bệnh đái tháo đường týp 2 không sử
dụng insulin bằng bộ câu hỏi SF-36, kết quả người bệnh đái tháo đường týp 2 có
biến chứng thậm chí là nhẹ cũng tác động đáng kể lên chất lượng cuộc sống của
họ[19].
Đo lường chất lượng cuộc sống đóng vai trị quan trọng trong việc đánh giá tác
động của bệnh tật và các yếu tố liên quan với bệnh tật lên chính chất lượng cuộc
sống của người bệnh ở nhiều lĩnh vực thể chất, tâm thần, hoạt động xã hội… và là
một trong những bằng chứng quan trọng giúp cho điều dưỡng đưa ra quyết định phù
hợp cho chăm sóc nhằm hạn chế tối đa biến chứng, nâng cao nhận thức, cải thiện


12

sức khoẻ và chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Để góp phần tìm hiểu hiểu thêm
về chất lượng cuộc sống trên người bệnh đái tháo đường týp 2, đồng thời với mong
muốn đóng góp những kết quả ban đầu làm cơ sở đề xuất những kiến nghị có giá trị
trong công tác xây dựng kế hoạch can thiệp, chăm sóc, quản lý người bệnh, nhằm
phịng ngừa bệnh tật, giảm tỷ lệ mắc, nâng cao khả năng nhận thức về bệnh, cải
thiện sức khoẻ và chất lượng cuốc sống cho người bệnh đái tháo đường týp 2 nên
chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá chất lượng cuộc sống và một số yếu tố
liên quan của người bệnh Đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện
Đa khoa Thành phố Hà Tĩnh năm 2017 ”


13
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường týp 2 điều trị
ngoại trú tại bệnh viện đa khoa thành phố Hà Tĩnh năm 2017.

2. Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo
đường týp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa thành phố Hà Tĩnh năm 2017.


14
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Bệnh Đái tháo đường
1.1. 1 Định nghĩa
Theo Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) năm 2014, ĐTĐ là một nhóm bệnh lý chuyển
hóa với đặc trưng tăng glucose máu do hậu quả khiếm khuyết tiết insulin hoặc khiếm
khuyết tác dụng insulin hoặc do cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong bệnh ĐTĐ phối
hợp với thương tổn, rối loạn chức năng và suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần
kinh, mạch máu [22].
1.1.2. Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
1.1.2.1. Chẩn đoán
Theo ADA năm 2015, ĐTĐ được chẩn đoán xác định khi có 1 trong 4 tiêu chuẩn
sau (tiêu chuẩn 1, 2, 3 cần được xét nghiệm lại ở một thời điểm khác) [23].
1.Tiêu chuẩn 1: HbA1c ≥ 6,5%. Xét nghiệm được thực hiện tại phịng thí nghiệm sử dụng
phương pháp NGSP và tiêu chuẩn đánh giá DCCT.
2.Tiêu chuẩn 2: glucose máu đói ≥ 7,0 mmol/l. Đói có nghĩa là khơng cung cấp năng
lượng ít nhất 8 giờ.
3.Tiêu chuẩn 3: glucose máu 2 giờ sau làm test dung nạp glucose G2 ≥ 11,1 mmol/l. Thử
nghiệm được thực hiện theo WHO.
4.Tiêu chuẩn 4: glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l kèm theo các triệu chứng tăng glucose máu
điển hình hoặc triệu chứng của cơn tăng glucose máu cấp.
1.1.2.2. Phân loại
ĐTĐ được phân loại thành: ĐTĐ týp 1, týp 2, ĐTĐ thai kỳ và các týp đặc biệt khác.
- Đái tháo đường týp 1
Đặc trưng bởi sự phá hủy tế bào bêta của đảo Langherhans gây thiếu hụt gần như

tuyệt đối insulin.
- Đái tháo đường týp 2
Chiếm tỷ lệ 90 - 95%, thường xảy ra ở người lớn tuổi. Bệnh có tình trạng đề kháng
insulin gây thiếu insulin tương đối. Tình trạng đề kháng insulin cải thiện nhờ vào dùng
thuốc nhưng hiếm khi trở về bình thường [33].


15
- Các type đặc biệt khác
Khiếm khuyết chức năng tế bào beta, giảm hoạt tính của insulin do gen, giảm hoạt động
insulin do khiếm khuyết gen, bệnh nội tiết: Bệnh to đầu chi, hội chứng Cushing…Do
thuốc hay hóa chất, nhiểm khuẩn, bệnh lý tụy ngoại tiết…
- Đái tháo đường thai kỳ
ĐTĐ thai kỳ được định nghĩa là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào
khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu khi mang thai [6], [21].
1.1.3. Biến chứng của đái tháo đường
1.1.3.1. Biến chứng cấp tính
+ Tăng áp lực thẩm thấu: Khi độ thẩm thấu huyết thanh > 320 mosmol/kg nước do tăng
glucose máu ≥ 600 mg/dl, và mất nước nhưng không nhiễm toan ceton. Lâm sàng tiến triển
nhanh, mất nước, sốt, rối loạn ý thức và thở nhanh.
+ Hạ đường máu: Là nhứng biểu hiện bệnh lý khi đường máu giảm quá nhiều dưới mức bình
thường. Chẩn đốn hạ đường huyết khi < 50 mg/dl ở nam và <40 mg/dl ở nữ.
+ Nhiễm toan acid lactic: Là một tình trạng nhiễm toan chuyển hóa trong đó nồng độ
lactate máu cao trên 6 mmol/l và có thể đi kèm với pH huyết tương <= 7,35.
+ Nhiễm toan ceton: Là một tình trạng nhiễm toan chuyển hóa do sự gia tăng của các thể
ceton, phối hợp với tăng glucose máu và mất nước trầm trọng [4], [10], [13].
1.1.3.2. Biến chứng mạn tính
- Tim mạch: Tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim...
- Thận: Bệnh thận đái tháo đường.
- Mắt: Đục thủy tinh thể, mù.

- Thần kinh: Viêm đa dây thần kinh, tổn thương thần kinh thực vật gây nuốt nghẹn, đái
không tự chủ…
- Bàn chân: Loét hoại tử và dẫn đến cắt cụt.
- Nhiễm khuẩn: Viêm đường tiết niệu, viêm phế quản, lao... [4], [13].
1.2. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới
ĐTĐ được xếp vào một trong ba bệnh thường gây tàn phế và tử vong cao nhất đó là xơ
vữa động mạch, ung thư, ĐTĐ. WHO đã lên tiếng “báo động” về mối lo ngại này trên


16
tồn thế giới, năm 1994 cả thế giới có khoảng 110 triệu người mắc ĐTĐ, trong đó 98,9
triệu người mắc ĐTĐ týp 2, năm 2010 có xấp xỉ 221 triệu người mắc ĐTĐ, trong đó có
khoảng 215,6 triệu người ĐTĐ týp 2, dự đốn năm 2025 có khoảng 300-350 triệu người
bị bệnh ĐTĐ [10].
Năm 2013, ước tính trên tồn thế giới có khoảng 382 triệu người bị ĐTĐ chiếm
8,3% dân số. Bắc Mỹ và vùng Caribbean là vùng có tỷ lệ ĐTĐ cao hơn chiếm 11%, tiếp
theo là Trung Đông và Bắc Phi 9,2%, khu vực Tây Thái Bình Dương là 8,6% dân số,
Châu Âu có khoảng 8,5% dân số, Châu Phi là khu vực có tỷ lệ thấp nhất 4,9%[32].

Bệnh đái tháo đường đang có xu hướng gia tăng rất nhanh chóng, ảnh hưởng to lớn
đến xã hội và kinh tế. Theo Liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF) năm 2014, số người
mắc bệnh trên toàn thế giới là 387 triệu người, dự kiến 2035 số người mắc bệnh tăng lên
hơn 592 triệu người [34].
Theo liên đoàn đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2015 toàn thế giới có 415 triệu
người bị bệnh ĐTĐ, tương đương cứ 11 người có 1 người bị ĐTĐ, đến năm 2040 con số
này sẽ là 642 triệu người. Bên cạnh đó bệnh đái tháo đường týp 2 đang có xu hướng tăng
cả ở trẻ em, trở thành vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng [35].
1.2.2. Tình hình mắc bệnh ĐTĐ tại Việt Nam
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế - xã hội, tỉ lệ mắc bệnh đái tháo

đường trong những năm qua có xu hướng gia tăng.
Tại Việt Nam, năm 1990 tỷ lệ này là 1,1% (ở thành phố Hà Nội), 2,25% (ở thành phố Hồ
Chí Minh), 0,96% (ở thành phố Huế) [3]. Kết quả điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ toàn
quốc năm 2012 do Bệnh viện Nội tiết trung ương tiến hành, tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ trên toàn
quốc ở người trưởng thành là 5,42%. Tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ tăng dần theo nhóm tuổi, cụ
thể là 1,7% ở nhóm tuổi từ 30-39; 3,7% ở nhóm tuổi từ 40 tới 49; 7,5% ở nhóm tuổi từ 50
tới 59 và 9,9% ở nhóm tuổi từ 60 tới 69 tuổi [2]. Theo điều tra STEPwise về các yếu tố
nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ y tế thực hiện năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18 –
69, cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 4,1% [3].


17
Bệnh ĐTĐ týp 2 gây ra các biến chứng như giảm thị lực do đục thủy tinh thể, bệnh lý
võng mạc, biến chứng thận, biến chứng tim mạch. Việc phát hiện muộn ĐTĐ sẽ gây thêm
những tốn kém cho công tác điều trị bệnh cũng như ảnh hưởng không nhỏ tới CLCS của
người bệnh. Vấn đề đặt ra cho Việt Nam là cần phải giảm tốc độ phát triển bệnh trong
những năm sắp tới và đảm bảo chất lượng sống tốt hơn cho những người bệnh đái
tháo đường.

1.3. Chất lượng cuộc sống
1.3.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống là một khái niệm rộng, có rất nhiều định nghĩa liên quan đến
CLCS trong các lĩnh vực khoa học khác nhau như CLCS trong nghiên cứu triết học, trong
chính trị học, CLCS liên quan đến sức khoẻ trong y học…
Theo WHO thì chất lượng cuộc sống là “sự nhận thức mà cá nhân có được trong đời
sống của mình, trong bối cảnh văn hoá và hệ thống giá trị mà bệnh nhân sống, trong mối
tương tác với những mục tiêu những mong muốn, những chuẩn mực và những mối quan
tâm. Đó là một khái niệm rộng phụ thuộc vào hệ thống phức hợp của trạng thái sức khoẻ
thể chất, trạng thái tâm lý hay mức độ độc lập, những mối quan hệ xã hội và môi trường
sống của mỗi cá nhân” [52].

Theo Wilson và Cleary (1995) định nghĩa là sự nhận thức về hạnh phúc hoặc sự hài
lòng với cuộc sống. Có nhiều yếu tố tác động đến chất lượng cuộc sống trong đó các bệnh
phối hợp tác động một cách có ý nghĩa lên kết quả lâm sàng của người bệnh[50].

Theo WHO, CLCS liên quan đến sức khỏe là sự đo lường các mối quan hệ kết hợp về
thể chất, tinh thần, sự tự hài lòng và mức độ hoạt động độc lập của cá nhân cũng như sự
tác động của các mối quan hệ này với đặc tính nổi bật của hồn cảnh sống của người đó
[44], [52].


18
- Lý do phải đo lường CLCS [28], [50].

Trong y học hiện đại, CLCS của người bệnh luôn được quan tâm, bệnh tật, các
phương pháp điều trị luôn tác động đến các vấn đề có liên quan khác như tâm lý, xã hội,
kinh tế cũng như vấn đề sinh học của các cá thể, vì thế bất kỳ định nghĩa nào về CLCS
liên quan đến sức khoẻ cũng nên bao gồm những lĩnh vực thể chất, hoạt động chức năng,
tâm lý, cảm xúc, xã hội. Qua đó, các lĩnh vực thành phần được đánh giá cụ thể, từ đó có
thể đánh giá tác động của bệnh tật, phương pháp điều trị, chăm sóc một cách tổng quát
hoặc ở từng lĩnh vực của CLCS.

Đo lường chất lượng cuộc sống không những đóng vai trị rất quan trọng trong việc
đánh giá tác động của bệnh tật lên tình trạng sức khoẻ thể chất, khả năng hoạt động sống,
đời sống tâm lý hoặc tinh thần của người bệnh, mà cung cấp những thông tin có giá trị
giúp cho thầy thuốc và người bệnh cùng hợp tác quyết định đưa ra lựa chọn tốt nhất có
thể được những chỉ định can thiệp trong quá trình chăm sóc và điều trị người bệnh, đồng
thời cũng đánh giá sự thay đổi CLCS trong suốt quá trình điều trị, giúp có cái nhìn tồn
diện hơn về tác động của điều trị và bệnh tật lên CLCS của người bệnh.

Đo lường CLCS giúp cải thiện mối quan hệ thầy thuốc người bệnh, người thầy thuốc

hiểu rõ hơn tác động của bệnh tật, điều trị đối với CLCS của người bệnh, mối liên hệ giữa
thầy thuốc và người bệnh sẽ được thay đổi, cải thiện, điều này giúp thầy thuốc thực hiện
cơng việc của mình có hiệu quả hơn, có ý nghĩa hơn và giúp người bệnh có nhận thức tốt
hơn về sức khoẻ, bệnh tật, về việc tự chăm sóc sức khoẻ, từ đó góp phần cải thiện lượng
cuộc sống.

Đối với công tác nghiên cứu, đo lường CLCS giúp đánh giá và hiểu rõ hơn tác động
của bệnh tật, của điều trị đến trạng thái sưc khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần. Đo lường
CLCS còn được sử dụng để đánh giá hiệu quả của phương thức điều trị mới, hiệu quả các


19
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và sự quan tâm của người bệnh đối với các dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ.

Bên cạnh việc đo lường hiệu quả điều trị, gánh nặng cũng như sự tác động của bệnh
tật lên một cá thể hoặc của một nhóm người, đánh giá CLCS cũng góp phần giúp cho điều
tra nghiên cứu, giúp định hướng xây dựng hoạch định chính sách y tế, giúp đánh giá việc
thực hiện chính sách tác động thế nào đến CLCS của người bệnh.

1.3.2. Đánh giá chất lượng cuộc sống qua SF-36 (Short Form 36)
1.3.2.1 Giới thiệu bản câu hỏi SF – 36
SF - 36 là bản câu hỏi CLCS nhằm đánh giá sức khoẻ tổng quát, gồm 36 câu hỏi cấu
thành 8 lĩnh vực sức khoẻ và từ 8 lĩnh vực sức khoẻ này hợp thành hai thành tố sức khoẻ
là sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần. SF-36 được xây dựng để áp dụng trong lĩnh
vực thực hành lâm sàng, nghiên cứu đánh giá chính sách y tế và thăm dò sức khoẻ cộng
đồng. SF – 36 được dùng cho người từ 14 tuổi trở lên, có thể phỏng vấn trực tiếp hoặc
qua điện thoại [47].
Năm 1988, SF – 36 lần đầu tiên được công bố. Bản câu hỏi này đã được chuyển ngữ
ra hơn 40 thứ tiếng khác nhau trong đó có cả việt nam[47].

Nghiên cứu của nhóm tác giả tại Anh, Adam Lioyd và cộng sự đã sử dụng SF-36 đánh
giá tác động của các biến chứng nên CLCS của người bệnh ĐTĐ týp 2 không sử dụng
insulin [19]. Tương tự SF-36 cũng được dùng cho nghiên cứu cho người bệnh ĐTĐ ở
nhiều quốc gia khác như Đài Loan, Hàn Quốc, Nam Tư... [30].
Trong nghiên của mình, Nguyễn Thị Xuân (2015) đã sử dụng bộ câu hỏi SF-36
đánh giá CLCS của người bệnh ĐTĐ týp 2 [18] và SF-36 đã chứng minh là một bộ công
cụ phù hợp để sử dụng trong nghiên cứu ở những bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Cũng với bộ câu
hỏi này Trần Thị Hoa Mai (2016) đã thực hiện nghiên cứu CLCS người bệnh ĐTĐ týp 2
[12]. Nghiên cứu của Nguyễn Dũng, Võ Văn Thắng (2012) chất lượng cuộc sống và các


20
yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
cũng sử dụng bộ công cụ SF – 36 [7].
SF-36 là bộ công cụ đươc chúng tôi lựa chọn vào nghiên cứu đánh giá CLCS người bệnh
ĐTĐ týp 2 này vì nó được sử dụng tương đối phổ biến đối với người bệnh ĐTĐ, khơng
q dài và tương đối tồn diện vì có thể đánh giá CLCS liên quan tới tám khía cạnh sức
khỏe đồng thời đã được dịch sang tiếng Việt và sử dụng trong nhiều nghiên cứu ở Việt
Nam.

1.3.2.2 Cấu trúc bản câu hỏi SF – 36

SF – 36 là thang đo gồm 36 câu hỏi đo lường 8 lĩnh vực sức khoẻ [48].

Lĩnh vực 1 là sức khỏe hoạt động chức năng (HĐCN): Lĩnh vực này biểu hiện các loại
hoạt động thể chất cùng với các mức độ thực hiện có hoặc khơng có khó khăn bao gồm
các hoạt động mạnh hoặc trung bình, xách hàng hóa khi đi chợ, lên cầu thang, cúi gập
người hay quỳ gối, đi bộ và tắm giặt thay quần áo.
Lĩnh vực 2 là giới hạn hoạt động do khiếm khuyết chức năng (GHCN): Các câu hỏi
trong lĩnh vực này thể hiện các hoạt động liên quan đến sức khỏe tùy vào loại hình hay

lượng cơng việc hàng ngày.
Lĩnh vực 3 là sức khỏe liên quan đến cảm nhận đau đớn (CNĐĐ): Các câu hỏi trong
lĩnh vực này liên quan đến tần suất xẫy ra sự đau đớn hay khó chịu cho bệnh nhân, đồng
thời với các mức độ ảnh hưởng lên các hoạt động sinh hoạt hàng ngày gây ra do tình trạng
đau đớn.
Lĩnh vực 4 là tự đánh giá sức khỏe tổng quát (ĐGSK): Câu hỏi trong lĩnh vực này
phản ánh sức khỏe một cách toàn diện, sức khoẻ tốt hơn hay kém hơn.


21
Lĩnh vực 5 là sức khỏe cảm nhận sức sống (CNSS): Các câu hỏi trong lĩnh vực này
đo lường khả năng cảm nhận sức sống của bệnh nhân bao gồm các mức năng lượng và
sự mệt mỏi, thể hiện được sự cảm nhận sức khỏe chủ quan của người bệnh.
Lĩnh vực 6 là sức khỏe liên quan hoạt động xã hội (HĐXH): Các câu hỏi trong lĩnh
vực này đánh giá tác động liên quan sức khỏe đối với các hoạt động xã hội.
Lĩnh vực 7 là giới hạn hoạt động do khiếm khuyết tâm lý (GHTL): Mô tả giới hạn
các hoạt động liên quan tâm lý của bệnh nhân tùy vào loại hình hay lượng cơng việc hàng
ngày.
Lĩnh vực 8 là đánh giá sức khoẻ tâm thần (ĐGSKTT): Các câu hỏi mô tả chiều
hướng thay đổi của sức khỏe tâm thần như sự lo âu, trầm cảm, mất khả năng kiểm soát
hành vi hay cảm xúc và rối loạn tâm lý.
Hoạt động chức
năng
Giới hạn chức năng

Đánh giá sức khoẻ
tâm thần
Sức khoẻ
thể chất


Sức khoẻ
tâm thần

Giới hạn tâm lý

Cảm nhận đau đớn

Hoạt động xã hội

Đánh giá sức khoẻ

Cảm nhận sức sống

Hình 1.1 Mối tương quan giữa 8 lĩnh vực và 2 thành tố trong SF-36 [46]
Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng các yếu tố sức khoẻ thể chất và tinh thần tác động
trên 80 -85% sự thay đổi điểm số của 8 lĩnh vực sức khoẻ. Các tác giả đã xây dựng 8 lĩnh
vực sức khoẻ thành hai thành tố sức khoẻ: Sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần.Trong
đó sức khoẻ thể chất có hoạt động chức năng, giới hạn chức năng, cảm nhận đau đớn
tương quan chặt chẽ nhất và cũng đóng góp nhiều nhất vào điểm số sức khoẻ thể chất.
Ngược lại các kĩnh vực đánh giá tâm thấn, giới hạn tâm lý, hoạt động xã hội lại tương
quan mạnh và góp phần vào điểm số sức khoẻ tâm thần. Tuy nhiên tương quan đáng kể
đến cả hai thành phần sức khỏe chỉ có lĩnh vực đánh giá sức khoẻ, cảm nhận sức sống,
hoạt động xã hội.
1.3.3. Đái tháo đường và chất lượng cuộc sống


22
ĐTĐ có ảnh hưởng rất lớn đến CLCS người bệnh. Người bệnh ĐTĐ có CLCS kém hơn
người khơng có bệnh mạn tính. Chăm sóc, điều trị tích cực và kiểm sốt tốt bệnh tật giúp
người bệnh có CLCS tốt hơn, biến chứng, yếu tố nhân trắc, thể chất, tâm lý có thể ảnh

hưởng đến CLCS của người bệnh ĐTĐ.
Tác động của bệnh ĐTĐ lên lao động, chi phí tài chính, xã hội rất lớn từ bệnh và các
biến chứng làm người bệnh thường có chấn thương lớn về mặt tâm lý. Họ buộc phải có
những thay đổi về quan điểm và lối sống, bao gồm việc hoạch định lại quỹ thời gian về ăn
uống, tiêm insulin hoặc thuốc, điều chỉnh và thận trọng đối với hoạt động thể lực…cũng
như tài chính của gia đình. Người ĐTĐ ln bị đe dọa bởi các biến chứng cấp và mạn tính,
lo ngại nhất vẫn là nguy cơ hạ đường huyết. Họ bị ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần
[44].
ĐTĐ gây nên mất thị lực, tổn thương thận, tim mạch, rối loạn tình dục, bệnh thần
kinh ngoại vi dẫn đến đau mạn tính, cắt cụt chi, đi lại khó khăn và từ đó ảnh hưởng đến
lao động, gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bên cạnh đó người bệnh có sự thay đổi thể
chất như tập thể dục, thay đổi lối sống cho phù hợp với bệnh. Người bệnh ĐTĐ týp 2
dùng thuốc như nhóm Biguanid gây tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, ảnh hưởng đến chức
năng gan, thận. Đó là những thay đổi thể chất do bệnh gây nên. Từ những điều trên đã
góp phân ảnh hưởng đến chất lượng sống người bệnh ĐTĐ.
Ảnh hưởng đến tinh thần người bệnh ĐTĐ đó là sự lo lắng về tài chính. Chi phí cho
người bệnh mắc bệnh ĐTĐ chia làm 3 loại [11]: Chi phí trực tiếp gồm những chi phí mà
người bệnh và gia đình họ phải chi trả trực tiếp gánh chịu, những chi phí trực tiếp của
nghành y tế cho người bệnh. Chi phí gián tiếp là những chi phí mà người ĐTĐ gây ra cho
nền kinh tế xã hội, do họ mất khả năng lao động, tàn tật, nghỉ hưu sớm, những chi phí về
thuốc men, phương tiện đi lại, điều kiện sinh hoạt…mà xã hội phải gánh chịu cho họ. Chi
phí vơ hình là giá phải trả của bệnh ĐTĐ đối với bản thân người bệnh, ĐTĐ với gia đình
họ với xã hội như các stress, nỗi đau đớn, buồn chán…Đó khơng thể tính bằng tiền nhưng
là vấn đề xã hội rất lớn. Yếu tố ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tinh thần người bệnh.
1.3.4. Tầm quan trọng của việc đánh giá CLCS ở người bệnh ĐTĐ [41]
Hiện nay, nhiều nghiên cứu về CLCS đã được thực hiện đối với những bệnh lý mạn
tính và hiệu quả chăm sóc, điều trị thơng qua hoạt động thể chất, sức khoẻ tâm thần, hoạt


23

động xã hội. Nói chung là đo lường CLCS của người bệnh mang đến cách nhìn tồn diện
hơn đối với hiệu quả chăm sóc và điều trị.
Ở người bệnh ĐTĐ, chính tình trạng bệnh tật của họ ln là thách thức đối với họ,
những yêu cầu về điều trị, chăm sóc hàng ngày đóng vai trị rất quan trọng, vì thế người
bệnh phải đưa ra nhiều quyết định, thậm chí những quyết định mà họ không mong muốn,
để giải quyết các vấn đề liên quan đến bệnh tật hàng ngày nhằm cố gắng có được cuộc
sống như người khơng có bệnh và những vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến CLCS của
người bệnh. Ngoài ra, tâm lý của người bệnh cũng đóng vai trị rất quan trọng, nó có thể
tác động trực tiếp đến thái độ tự chăm sóc bản thân, hơn nữa nó có thể tác động đến việc
kiểm soát bệnh tật cũng như nguy cơ xuất hiện các biến chứng và chất lượng cuộc sống
của người bệnh. Vì vậy, sử dụng cơng cụ đo lường CLCS có thể đánh giá một cách tồn
diện tình trạng sức khoẻ thể chất cũng như tinh thần ở người bệnh ĐTĐ.
1.3.5. Khung lý thuyết

Đặc điểm cá nhân:
- Tuổi, giới
- Nghề nghiệp
- Trình độ học vấn
- Kinh tế
- Bảo hiểm y tê
- Người sống cùng
Đặc điểm bệnh:
- Thời gian phát
bệnh
- Biến chứng
- Phương pháp điều
trị
- BMI
- Chỉ số đường
huyết

- chỉ số HbA1c
- Bệnh kèm theo

Sức khoẻ thể chất:
- Hoạt động chức năng
- Giới hạn chức năng
- Cảm nhận đau đớn
- Đánh giá sức khoẻ

Sức khoẻ tinh thần:
- Đánh giá tinh thần
- Hoạt động xã hội
- Giới hạn tâm lý
- Cảm nhận sức sống

Chất
lượng
cuộc
sống
người
bệnh
ĐTĐ
týp 2


24
Hình 1.2: Các yếu tố liên quan đến CLCS người bệnh ĐTĐ týp 2

Khung lý thuyết được xây dựng dựa trên khái niệm về chất lượng cuộc sống của
WHO, trên cơ sở tìm hiểu, xem xét kỹ lưỡng các đặc điểm lâm sàng, các nghiên

cứu trong nước và quốc tế về vấn đề CLCS người bệnh ĐTĐ týp 2 [41], [39], [45],
[51].

Nghiên cứu tập trung vào đánh giá CLCS dựa trên các yếu tố liên quan về các đặc
điểm cá nhân, đặc điểm bệnh, sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần.

1.4. Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống trên người bệnh đái tháo đường
Trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu về CLCS của người bệnh ĐTĐ
týp 2. Kết quả của một số nghiên cứu đã cho thấy có sự khác biệt về CLCS giữa các nhóm
yếu tố nhân trắc - xã hội : Giới tính, nghề nghiệp, trinh độ học vấn... và các nhóm đặc
điểm bệnh như thời gian phát hiện bệnh, bệnh kèm theo... Một số nghiên cứu đã chỉ ra
được các yếu tố liên quan đến CLCS của người bệnh ĐTĐ týp 2 như: CLCS có xu hướng
giảm khi tuổi tăng; nam giới có CLCS cao hơn nữ giới; trình độ học vấn càng cao thì
CLCS có xu hướng tăng lên; những người bệnh có biến chứng thì CLCS kém hơn những
người bệnh khơng có biến chứng; thời gian mắc bệnh ĐTĐ dài hơn, biến chứng về tim
mạch, thận, võng mạc ảnh hưởng đáng kể đến CLCS của người bệnh.

1.4.1. Trên thế giới
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về CLCS của người bệnh ĐTĐ týp 2.

Eva T và cộng sự (2012) đánh giá CLCS và một số yếu tố liên quan của 285 người
bệnh ĐTĐ týp 2 điều trị ngoại trú từ 60 tuổi trở lên tại 12 trung tâm ngoại trú thuộc Nam


25
Tư. Kết quả cho thấy một số yếu tố liên quan đến CLCS. Cụ thể người bệnh có biến
chứng, có mắc các bệnh kèm theo, số lượng các biến chứng càng lớn, khơng tn thủ chế
độ ăn, trình độ học vấn thấp, kinh tế gia đình có thu nhập thấp, thời gian mắc bệnh dài có
điểm CLCS thấp hơn các nhóm cịn lại có ý nghĩa thống kê (p<0,05) [29].


Nghiên cứu Robert D trên 3010 người bệnh cho thấy tỉ lệ trầm cảm ở người bệnh
ĐTĐ là 24%, còn dân số chung không bị ĐTĐ là 17%.Trầm cảm trên người bệnh ĐTĐ
ảnh hưởng lớn đến CLS người bệnh, giảm rất nhiều điểm số SF-36 so với các nhóm khác
[40].
Nghiên cứu Bergmann .N ở 361 người bệnh đái tháo đường týp 2, thấy rằng có mối
liên quan với bệnh đái tháo đường và bệnh tim thiếu máu cục bộ với sự tăng của các triệu
chứng trầm cảm, giảm cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần [24].
Nghiên cứu Shanableh S ở 370 người bệnh đái tháo đường týp 2, với 47% sử dụng
insulin, 40% sử dụng thuốc, 14,7% sử dụng insulin và thuốc uống thì người bệnh dùng một
liệu pháp uống có chất lượng cuộc sống tốt hơn so với những người sử dụng tiêm insulin để
kiểm soát lượng đường trong máu của họ [43].
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, năm 2012, Demicri H và cộng sự đã nghiên cứu 180 người bệnh ĐTĐ
týp 2 ghi nhận thời gian mắc bệnh ĐTĐ và điều trị bằng insulin có tác động đáng kể trên CLCS
ở những người bệnh ĐTĐ [27].
Nghiên cứu của Harvey V cho kết quả thời gian mắc bệnh, sử dụng insulin, các biến
chứng ĐTĐ là những yếu tố liên quan đến chất lượng y tế, liên quan đến điểm chất lượng
sống. Kiểm soát đường huyết được đo bằng nồng độ HbA1c tương quan với chất lượng
sống ở người bệnh [31].
Theo Oliveira những yếu tố tác động làm cho chất lượng sống người bệnh đái tháo
đường giảm đi bao gồm: thiếu hiểu biết, nghèo đói, lớn tuổi, nữ giới, týp đái tháo đường,
số lượng biến chứng… [38].
Nghiên cứu của Sepulveda trên 124 người bệnh cho kết quả giới tính, thời gian mắc
bệnh kéo dài, sử dụng insulin làm giảm CLCS người bệnh [42].


×