Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người bệnh lọc màng bụng liên tục ngoại trú tại khoa thận tiết niệu ệnh viện bạch mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC
C VÀ ĐÀO T
TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG
NG ĐẠI
Đ HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
NH

ĐỖ THỊ THANH VÂN

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG
ỠNG
VÀ MỘT
ỘT SỐ YẾU TỐ LI
LIÊN QUAN Ở NGƯỜI
ỜI BỆNH
LỌC MÀNG
ÀNG BỤNG
B
LIÊN TỤC NGOẠI
ẠI TRÚ
TẠI
ẠI KHOA THẬN TIẾT NIỆU - BỆNH
ỆNH VIỆN BẠCH MAI
Chuyên ngành: Điều
Đi dưỡng nội khoa
Mã số: 60.72.05.01


LUẬN
LU
VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NGƯỜI HƯỚNG
NG DẪN
D
KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ GIA TUYỂN
TUY

NAM ĐỊNH - 2017


i
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tìm hiểu
một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh lọc màng bụng liên
tục ngoại trú tại khoa Thận tiết niệu - Bệnh viện Bạch Mai. Thiết kế nghiên cứu mô
tả cắt ngang trên 103 người bệnh đang được điệu trị lọc màng bụng liên tục ngoại
trú tại khoa, số liệu được thu thập bằng bộ câu hỏi theo mẫu bệnh án thống nhất và
theo thang điểm SGA.
Kết quả:Kết quả cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng đánh giá bằng phương pháp
SGA chiếm 77.7%, trong đó nguy cơ suy dinh dưỡng nhẹ là 63.1% và nguy cơ suy
dinh dưỡng nặng là 14.6% cao hơn hẳn so với tỉ lệ suy dinh dưỡng khi đánh giá
bằng chỉ số BMI (chiếm tỉ lệ là 27.1%) và cũng cao hơn so với tỉ lệ suy dinh dưỡng
khi đánh giá bằng nồng độ albumin huyết thanh (chiếm tỉ lệ là 33%) (p<0,001).
Kết luận:Tình trạng suy dinh dưỡng khơng hoặc ít ảnh hưởng bởi tình trạng
tăng huyết áp, tình trạng phù và thiếu máu (p >0,05). Khơng có mối liên quan giữa
tình trạng suy dinh dưỡng với nồng độ ure, creatinin, acid uric, calci, PTH, sắt huyết
thanh (p >0,05). Nồng độ protein toàn phần, albumin, ferritin, transferrin huyết

thanh liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở nhóm người bệnh nêu trên (p<0,05).
Bàn luận: Cần tăng cường đánh giá và tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh
trong thời gian người bệnh đến khám hàng tháng giúp cho họ nâng cao kiến thức,
thực hành dinh dưỡng, giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh để họ tự
chăm sóc tại nhà, qua đó nâng cao chất lượng sống của người bệnh được điều trị
bằng phương pháp lọc màng bụng liên tục ngoại trú.


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập nghiên cứu, hồn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã
nhận được sự dạy bảo, giúp đỡ và động viên hết sức tận tình của các thầy cơ, gia
đình và bạn bè.
Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến:
Ban Giám hiệu, các phòng ban chức năng của Trường Đại học Điều dưỡng
Nam Định đã tận tình quan tâm giảng dạy, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập
và làm luận văn tốt nghiệp.
Ban Giám đốc, Phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viên Bạch Mai và Khoa Thận
- tiết niệu bệnh viện Bạch Mai đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành luận
văn này.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai cùng các đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ tạo
điều kiện cho tôi học tập vươn lên.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Đỗ Gia Tuyển, Trưởng khoa
Thận - tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai, Phó trưởng Bộ Mơn Nội, Trưởng Phân mơn
Thận Tiết niệu Trường Đại học Y Hà nội, người thầy đã tận tình hướng dẫn, trực
tiếp giúp đỡ tơi trong q trình hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Với tất cả lịng kính trọng của mình, tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô
trong hội đồng duyệt đề cương và hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã giúp đỡ tôi
những ý kiến q báu để tơi có thể thực hiện và hồn thành luận văn tốt nghiệp này.

Tơi xin cảm ơn những người bệnh đã tình nguyện tham gia nghiên cứu này những người phải mang trên mình gánh nặng bệnh tật - cũng là những người giúp
tôi luôn sáng tạo, tìm tịi trong học tập và nghiên cứu khoa học, họ không thể tách
rời trong công tác nghiên cứu của tơi.
Tơi vơ cùng biết ơn với gia đình, những người ln dành cho tơi tình u
thương và sự động viên trong cuộc sống và học tập, công tác.
Hà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2017
Đỗ Thị Thanh Vân


iii
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan tồn bộ số liệu trong luận văn tốt nghiệp này là kết quả
trung thực do tôi tiến hành nghiên cứu tại khoa Thận - Tiết niệu Bệnh viên Bạch
Mai. Những số liệu này chưa được sử dụng và cơng bố trong bất kì một tài liệu và
tạp chí khoa học nào. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những số liệu mà tơi
đưa ra.
Hà Nội, tháng 07 năm 2017
Người làm luận văn

Đỗ Thị Thanh Vân


iv
MỤC LỤC
Tóm tắt nghiên cứu...................................................................................................i
Lời cảm ơn ..............................................................................................................ii
Lời cam đoan......................................................................................................... iii
Mục lục .................................................................................................................. iv
Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................ vi
Danh mục bảng .....................................................................................................vii

Danh mục hình, biểu đồ ........................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................... 4
1.1. Tổng quan về bệnh thận mạn tính và suy thận mạn ................................................. 4
1.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn.............................. 14
1.3. Một số nghiên cứu đã có về dinh dưỡng ở người bệnh suy thận mạn ................... 20
1.4. Khung nghiên cứu ................................................................................................... 22
1.5. Địa bàn nghiên cứu .................................................................................................. 23
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 24
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 24
2.3. Thiết kế nghiên cứu.................................................................................................. 24
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: ....................................................................... 26
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................. 26
2.6. Các biến số nghiên cứu ............................................................................................ 28
2.7. Các tiêu chuẩn đánh giá và chẩn đoán .................................................................... 29
2.8. Phương pháp phân tích số liệu................................................................................. 31
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .............................................................................. 31
2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ............................ 31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................... 33
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ................................................................... 33


v
3.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của nhóm nghiên cứu ......................................... 38
3.3. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo thang điểm SGA với một số
yếu tố khác....................................................................................................................... 41
Chương 4 BÀN LUẬN........................................................................................ 45
4.1. Bàn luận về đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ............................................... 45

4.2. Bàn luận về tình trạng dinh dưỡng của nhóm người bệnh nghiên cứu .................. 47
4.3. Bàn luận về mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo SGA với một số
yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng .................................................................................... 51
4.4. Bàn luận về mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo SGA với một số
yếu tố khác....................................................................................................................... 54
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 56
KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
%:

Tỉ lệ phần trăm

APD:

Automated Peritoneal Dialysis (LMB bằng máy tự động)

BMI:

Chỉ số khối cơ thể

BTM:

Bệnh thận mạn

CAPD:


Continuous Ambulatory Peritoneal Dialysis (Lọc màng bụng
liên tục)

CKD:

Chonic kidney disease (bệnh thận mạn tính)

ĐTĐ:

Đái tháo đường

GH:

Grow Hormon (hormone phát triển cơ thể)

HA:

Huyết áp

HDL-C:

High density lipoprotein cholesterol

JNC VII:

Joint National Committee 7

LMB:


Lọc màng bụng

MLCT:

Mức lọc cầu thận

n:

Số người bệnh

NB:

Người bệnh

NKF-

Kidney disease outcomes quality initiative of the National

K/DOQI:

Kidney foundation (Hội thận học quốc gia Hoa Kì)

PTH:

Parathyroid hormone (hormone cận giáp trạng)

SDD:

Suy dinh dưỡng


SGA:

Subjective global assessment (phương pháp đánh giá tổng thể
đối tượng)

STM:

Suy thận mạn

THA:

Tăng huyết áp

TNT:

Thận nhân tạo

WHO:

World Health Organization


vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Các giai đoạn bệnh thận mạn tính theo hội thận học Hoa Kỳ ................ 7

Bảng 1.2.


Phân loại chỉ số BMI theo khuyến cáo của WHO đối với người
châu Á................................................................................................ 19

Bảng 2.1.

Phân loại THA theo JNC VII ............................................................. 29

Bảng 2.2.

Phân độ thiếu máu dựa theo nồng độ Hemoglobin ............................. 29

Bảng 2.3.

Mức độ dinh dưỡng theo nồng độ albumin huyết thanh ...................... 30

Bảng 2.4.

Mức độ dinh dưỡng theo thang điểm SGA ......................................... 30

Bảng 2.5.

Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu .................................................. 30

Bảng 3.1.

Trình độ văn hóa của người bệnh ....................................................... 34

Bảng 3.2.

Tình trạng phù ở người bệnh theo giới tính ........................................ 36


Bảng 3.3.

Tình trạng mắc tăng huyết áp ở người bệnh theo giới tính .................. 36

Bảng 3.4.

Tình trạng thiếu máu ở người bệnh theo giới tính ............................... 37

Bảng 3.5.

Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh (thang điểm SGA) theo
giới tính ............................................................................................. 38

Bảng 3.6.

Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh (thang điểm SGA) theo
nhóm tuổi ........................................................................................... 38

Bảng 3.7.

Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh (chỉ số BMI) theo giới tính .... 39

Bảng 3.8.

Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh (chỉ số BMI) theo nhóm
tuổi..................................................................................................... 39

Bảng 3.9.


Tình trạng dinh dưỡng (Albumin huyết thanh) theo giới tính ............. 40

Bảng 3.10. Tình trạng dinh dưỡng (Albumin huyết thanh) theo nhóm tuổi ........... 40
Bảng 3.11. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh theo các phương pháp
đánh giá ............................................................................................. 41
Bảng 3.12. Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo SGA với tuổi ................... 41
Bảng 3.13. Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo SGA với giới tính ............ 42
Bảng 3.14. Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo SGA với tình trạng
phù của người bệnh ............................................................................ 42


viii
Bảng 3.15. Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo SGA với tình trạng
Tăng huyết áp .................................................................................... 42
Bảng 3.16. Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo SGA với tình trạng
thiếu máu ........................................................................................... 43
Bảng 3.17. Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo SGA với dự trữ sắt........... 43
Bảng 3.18. Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo SGA với protein và
albumin .............................................................................................. 44
Bảng 3.19. Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo SGA với một số chỉ số
hóa sinh khác ..................................................................................... 44

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1.

Ngun lý lọc màng bụng.................................................................. 11

Sơ đồ 2.1. Các bước tiến hành nghiên cứu ......................................................... 25
Biểu đồ 3.1. Phân bố người bệnh theo nhóm tuổi .................................................. 33
Biểu đồ 3.2. Phân bố người bệnh theo giới tính ..................................................... 34

Biểu đồ 3.3. Phân bố người bệnh theo thời gian lọc màng bụng liên tục ................ 35
Biểu đồ 3.4. Phân bố người bệnh theo mức độ phù................................................ 35
Biểu đồ 3.5. Nguyên nhân gây bệnh thận mạn tĩnh ................................................ 37


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thận mạn (STM) là một hội chứng gặp phổ biến trên lâm sàng, được coi
là một vấn đề sức khỏe mang tính tồn cầu [54] và có xu hướng tăng lên [62].Người
bệnh suy thận mạn sớm hay muộn cũng tiến triển đến bệnh thận mạn tính giai đoạn
cuối và cần phải điều trị thay thế bằng ghép thận hoặc lọc máu (thận nhân tạo và lọc
màng bụng) [60]. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1,5 triệu người mắc bệnh thận
mạn tính giai đoạn cuối đang được điều trị thay thế bằng một trong những biện pháp
trên và ước đoán con số này sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2020[22].Lọc màng bụng
liên tục ngoại trú là phương pháp điều trị thay thế thận có những ưu việt riêng, đặc
biệt đối với các người bệnh sống xa trung tâm thận nhân tạo, những người bệnh có
chống chỉ định thận nhân tạo và khơng có điều kiện ghép thận. Đến đầu những năm
2000, phương pháp lọc màng bụng liên tục ngoại trú được triển khai áp dụng để
điều trị thay thế thận suy tại một số bệnh viện lớn. Hiện nay phương pháp điều trị
này ngày càng phổ biến với gần 1700 người bệnh (2014), trong đó khoa Thận Bệnh
viện Bạch mai có 300 người bệnh đang điều trị ngoại trú.
Ở Việt Nam ngày càng có nhiều người bệnh mắc bệnh thận mạn tính, phần
lớn người bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn muộn và bắt đầu lọc máu với tình trạng
dinh dưỡng kém, kèm theo chế độ ăn kiêng đạm kéo dài trước đó. Như vậy cần có
chế độ tư vấn dinh dưỡng hợp lý cho các người bệnh mắc bệnh thận mạn tính kết
hợp với việc chăm sóc, theo dõi và quản lý tốt các yếu tố làm ảnh hưởng tới dinh
dưỡng cho người bệnh suy thận mạn.
Rối loạn dinh dưỡng là một trong những biến chứng rất hay gặp ở người
bệnh suy thận mạn, và cũng là một trong những yếu tố để đánh giá tiên lượng của
bệnh. Nhiều nghiên cứu chứng minh, ở người bệnh bị suy thận mạn điều trị bảo

tồn nếu có suy dinh dưỡng thì tỉ lệ tử vong tăng cao ở giai đoạn điều trị thay thế
thận suy [62].
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu lớn đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người
bệnh suy thận mạn. Kết quả từ nghiên cứu của Kamyar Kalantar Zedeh (năm 2011)


2
cho thấy việc điều trị suy dinh dưỡng bằng các phương pháp hỗ trợ dinh dưỡng có thể
cải thiện sống còn và chất lượng cuộc sống ở người bệnh suy thận mạn[46].
Nghiên cứu của Jager KJ và cộng sự (năm 2001) cho thấy tỷ lệ SDD cũng
chiếm từ 18% - 50% ở những người bệnh LMB định kỳ [43]. Ngoài ra, có khoảng
10% người bệnh bị duy dinh dưỡng nặng khi đang điều trị thay thế thận bằng
phương pháp lọc màng bụng định kỳ [51]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về dinh
dưỡng ở đối tượng người lớn chủ yếu tập trung xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng liên
quan đến phẫu thuật và người bệnh mới nhập viện[14],[15].
Ở nước ta đã có một số đề tài đánh giá về dinh dưỡng bằng phương pháp
SGA ở những người bệnh bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế cũng như người
bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ nhưng chưa có đề tài đi sâu nghiên cứu về vấn đề
dinh dưỡng ở những người bệnh lọc màng bụng liên tục ngoại trú. Hơn nữa kết quả
nghiên cứu còn là cơ sở để có cái nhìn bao qt ban đầu về thực trạng dinh dưỡng
của người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc màng bụng liên tục ngoại trú
ở khu vực miền bắc, qua đó chất lượng thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho người
bệnh được nâng cao. Các thông tin về nghiên cứu sẽ có thể được cập nhật vào giáo
trình hoặc sách liên quan để giảng dạy cho sinh viên điều dưỡng.
Để nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như giảm tỉ lệ tử vong do biến
chứng trên người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối và xuất phát từ thực tế trên đề
tài luận văn: “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người
bệnh lọc màng bụng liên tục ngoại trú tại khoa Thận tiết niệu -Bệnh viện Bạch
Mai” được tiến hành.



3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài này được tôi tiến hành với mục tiêu sau:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn lọc màng
bụng liên tục ngoai trú tại khoa Thận -tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai năm
2017.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh
lọc màng bụng liên tục ngoại trú tại khoa Thận tiết niệu - Bệnh viện Bạch
Mai năm 2017.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn đang điều trị thay thế
bằng phương pháp lọc màng bụng liên tục ngoai trú tại khoa Thận - tiết niệu
Bệnh viện Bạch Mai hiện nay như thế nào?
2. Các yếu tố nào liên quan đến đến tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh lọc
màng bụng liên tục ngoại trú tại khoa Thận tiết niệu - Bệnh viện Bạch Mai.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về bệnh thận mạn tính và suy thận mạn
1.1.1. Định nghĩa
Bệnh thận mạn tính khi có 1 trong 2 tiêu chuẩn sau:
 Tổn thương thận kéo dài trên 3 tháng dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc và rối
loạn chức năng thận. Những rối loạn này có thể làm giảm hoặc khơng làm
giảm mức lọc cầu thận (MLCT), được thể hiện ở các tổn thương mơ bệnh
học, biến đổi về sinh hóa máu, nước tiểu hoặc hình thái thận qua chẩn đốn
hình ảnh.
 Mức lọc cầu thận dưới 60ml/phút/1,73m da liên tục trên 3 tháng, có thể có

tổn thương cấu trúc thận đi kèm hoặc không.
Suy thận mạn (STM) là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn
tính qua nhiều năm tháng, hậu quả là sự xơ hóa các nephron chức năng, gây giảm
sút từ từ mức lọc cầu thận, thận khơng cịn đủ khả năng duy trì tốt sự cân bằng của
nội môi dẫn đến hàng loạt các biến loạn về lâm sàng và sinh hóa của các cơ quan
trong cơ thể [3], [22].
1.1.2. Triệu chứng
1.1.2.1. Lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của STM thường rất phong phú và tùy theo từng nguyên
nhân gây suy thận. Tuy nhiên, khi suy thận đã ở giai đoạn nặng thì người bệnh
thường có biểu hiện lâm sàng của hội chứng ure máu cao.
a. Phù
Người bệnh STM do viêm cầu thận mạn thường có phù, có thể do hậu quả
của hội chứng thận hư, do suy tim kết hợp và do ứ muối, ứ nước.
b. Thiếu máu
Là dấu hiệu rất thường gặp, mức độ nặng hay nhẹ của thiếu máu tùy theo
từng giai đoạn suy thận. Suy thận càng nặng thì thiếu máu càng nhiều. Đây là dấu
hiệu quan trọng trên lâm sàng để chẩn đoán phân biệt các trường hợp ure máu cao
do nguyên nhân cấp tính.


5
b. Tăng huyết áp động mạch
Là biểu hiện rất thường gặp. Khoảng 80% người bệnh có tăng huyết áp.
c. Suy tim và viêm màng ngồi tim
Khi có suy tim thì thường là đã muộn do hậu quả giữ muối, giữ nước và tăng
huyết áp lâu ngày.
d. Các triệu chứng khác
-


Buồn nơn, nơn, ỉa chảy, có thể chảy máu dưới da hoặc niêm mạc mũi,
chân răng.

-

Ngứa: Là biểu hiện ngoài da thường gặp, do lắng đọng calci trong da. Đây là
triệu chứng gợi ý của cường cận giáp thứ phát.

-

Chuột rút: Thường xuất hiện vào ban đêm, có thể do giảm natri vàcalci máu.

-

Viêm thần kinh ngoại vi: Người bệnh có cảm giác rát bỏng ở chân, kiến bò.
Tốc độ dẫn truyền thần kinh ngoại vi giảm (dưới 40m/giây).

-

Hôn mê: Hôn mê là biểu hiện lâm sàng cuối cùng nằm trong bệnh cảnh của
hội chứng ure máu cao. Người bệnh có thể co giật, rối loạn tâm thần ở giai
đoạn tiền hôn mê[3], [20].

1.1.2.2. Cận lâm sàng
a. Mức lọc cầu thận giảm
-

Trong thực hành lâm sàng, MLCT được đo bằng độ thải sạch creatinin nội sinh
hoặc dùng cơng thức ước tính MLCT theo Cockroft- Gault.


-

Bình thường MLCT trung bình bằng 120ml/phút.

-

Mức lọc cầu thận giảm từ từ theo thời gian. Mức lọc cầu thận càng giảm thì
suy thận càng nặng.

b. Nito phi protein máu tăng cao
Ure, creatinin và acid uric máu tăng. Ure máu thường phụ thuộc vào chế độ
ăn và q trình giáng hóa của cơ thể nên creatinin máu phản ánh chính xác mức độ
suy thận hơn ure máu.


6
c. Kali máu tăng
Khi suy thận nặng có kèm theo toan hóa máu hoặc khơng, hoặc đợt cấp của
suy thận mạn tính thường làm cho khả năng đào thải kali kém dẫn tới kali máu tăng.
d. Rối loạn calci và phospho máu
Suy thận càng nặng thì calci máu càng giảm và phospho máu càng tăng. Khi
STM có calci máu tăng và phospho máu giảm có thể là cường cận giáp
thứ phát.
e. PH máu giảm
Suy thận giai đoạn 3-4, PH máu thường giảm, dự trữ kiềm giảm, kiềm dư
giảm, biểu hiện toan máu.
f. Bất thường về thể tích nước tiểu và thành phần nước tiểu
-

Thể tích nước tiểu: Đái nhiều về đêm là dấu hiệu của STM. Có giai đoạn người

bệnh tiểu nhiều tới 2-3 lít/ngày nhất là do viêm thận bể thận mạn. Khi có đái ít
hay vơ niệu thường do đợt cấp của STM hoặc STM giai đoạn cuối.

-

Protein niệu: Nếu là do viêm thận bể thận mạn thì protein niệu chỉ có khoảng
1g/24h, nếu do viêm cầu thận mạn thì protein niệu thường 2-3g/24h.

-

Hồng cầu niệu: Nếu STM do viêm cầu thận mạn thì cũng có hồng cầu niệu.

-

Bạch cầu niệu và vi khuẩn niệu: Gặp trong trường hợp suy thận do viêm bể
thận mạn.

-

Trụ niệu: Có thể có trụ hạt hoặc trụ trong nhưng STM do viêm cầu thận mạn
khơng phải lúc nào cũng có trụ niệu.

-

Ure và creatinin niệu giảm: Suy thận càng nặng thì creatinin niệu và ure niệu
càng thấp[22],[23][47].

1.1.3. Chẩn đoán suy thận mạn
1.1.3.1. Chẩn đốn xác định: gồm 2 bước
a. Chẩn đốn có suy thận: Dựa vào sự suy giảm MLCT.

b. Chẩn đoán tính chất mạn tính: Dựa vào một số biểu biện sau:
 Tiền sử: Có tiền sử bệnh thận tiết niệu hoặc bệnh có liên quan tới thận tiết niệu
như tăng huyết áp, đái tháo đường...


7
 Lâm sàng: Da và niêm mạc nhợt, tăng huyết áp, xuất huyết dưới da, ngứa…
 Xét nghiệm: Giảm calci máu, thiếu máu bình sắc, suy thận càng tăng thiếu máu
càng nặng. Đôi khi triệu chứng thiếu máu không rõ như trong bệnh thận đa nang.
 Siêu âm: Giảm kích thước thận trong viêm cầu thận mạn, có thể thấy nhu mô
thận mỏng, đài bể thận giãn trong ứ nước thận do sỏi. Một số trường hợp thấy
kích thước thận không giảm mà tăng lên như thận đa nang, thận ứ nước, bệnh
thận đái tháo đường, tắc tĩnh mạch thận…[3], [20].
1.1.3.2. Chẩn đốn giai đoạn
Theo Hội Thận học Hoa Kì (2002): Dựa vào MLCT, bệnh thận mạn tính
được chia làm 5 giai đoạn
Bảng 1.1. Các giai đoạn bệnh thận mạn tính theo hội thận học Hoa Kỳ
Giai đoạn

MLCT (ml/phút/1,73

Giai đoạn 1: MLCT bình thường hoặc tăng

90 - 130

Giai đoạn 2: MLCT giảm nhẹ

60 - 89

Giai đoạn 3: MLCT giảm trung bình


30 - 59

Giai đoạn 4: MLCT giảm nặng

15 - 29

Giai đoạn 5: MLCT giảm rất nặng

)

< 15 ( điều trị thay thế)

Suy thận mạn tương ứng với bệnh thận mạn giai đoạn III, IV, V (MLCT <
60ml/ph)[3], [22],[47], [49].
1.1.4. Các biến chứng của suy thận mạn
1.1.4.1. Biến chứng tim mạch
Các biến chứng tim mạch chiếm tỉ lệ cao và là nguyên nhân chính gây tử vong ở
người bệnh STM (40-60%) và góp phần làm nặng thêm tình trạng bệnh của người bệnh.
1.1.4.2. Biến chứng hô hấp
Phù phổi, viêm phế quản, viêm phổi, tràn dịch màng phổi là những biến
chứng thường gặp ở người bệnh STM. Ở những người bệnh nặng hay những
người bệnh lọc máu thường gặp những cơn phù phổi cấp. Phù phổi cấp ở những


8
người bệnh STM chủ yếu bởi tình trạng giữ muối, nước do tăng huyết áp, suy tim,
tình trạng lọc máu khơng đầy đủ, khơng duy trì tốt trọng lượng khơ.
1.1.4.3. Rối loạn nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan
Rối loạn nước điện giải như natri, kali, calci rất thường gặp trong STM. Hay

gặp nhất và cũng là biến chứng nguy hiểm nhất là tăng kali máu, nếu không điều trị
kịp thời sẽ dẫn tới tử vong.
1.1.4.4. Thay đổi về huyết học
Thiếu máu là một biểu hiện thường gặp của STM và là một trong các yếu tố
góp phần làm nặng thêm biến chứng tim mạch. Các rối loạn đông máu làm tăng
nguy cơ xuất huyết, nhất là xuất huyết tiêu hóa.
1.1.4.5. Rối loạn lipid máu
Ngay từ giai đoạn suy thận nhẹ có thể thấy thành phần của apo-protein thay
đổi. Tăng lipid máu chủ yếu là tăng triglycerid.
1.1.4.6. Loạn dưỡng xương
Tổn thương xương hậu quả do suy thận mạn là một bệnh xương có nguồn
gốc chuyển hóa, là hậu quả của sự phá hủy nhu mô thận và sự thay đổi cân bằng về
calci - phospho máu. Tổn thương xương có thể xuất hiện ở giai đoạn sớm của STM.
Khi MLCT giảm dưới 50% thì có tới 50% trong số họ có biểu hiện tổn thương mơ
học của xương.
1.1.4.7. Biến chứng thần kinh.
Tổn thương thần kinh trung ương
+ Bệnh não do ure máu cao: Xảy ra khi người bệnh ở giai đoạn nặng.
+ Rối loạn thần kinh trung ương ở người bệnh lọc máu nhân tạo: Do hội
chứng mất cân bằng gặp ở lần chạy thận nhân tạo đầu tiên, biểu hiện là
buồn nôn, đau đầu, rối loạn thị giác, mất thăng bằng, run rẩy, co giật, lú
lẫn rồi hôn mê.
Tổn thương thần kinh ngoại biên: Viêm đa dây thần kinh xuất hiện khi suy
thận nặng, biểu hiện bằng giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh vận động và cảm giác.


9
1.1.4.8. Biến chứng tiêu hóa.
Chán ăn là triệu chứng phổ biến ở người bệnh suy thận giai đoạn cuối. Có
thể có buồn nơn, nơn hoặc có biểu hiện đau bụng do viêm loét dạ dày tá tràng. Xuất

huyết tiêu hóa do loét dạ dày cũng là triệu chứng khá thường gặp ở những người
bệnh STM.
1.1.4.9. Rối loạn dinh dưỡng
Người bệnh STM có thể có các rối loạn dinh dưỡng nặng do thiếu protein
năng lượng do chán ăn, chế độ ăn kiêng đạm chặt chẽ… Chúng tơi sẽ nói kĩ ở
phần sau.
1.1.4.10. Rối loạn nội tiết
Ở nam giới những rối loạn về chức năng sinh dục như bất thường về tạo tinh
trùng. Nồng độ testosterol huyết tương toàn phần hay tự do giảm vừa phải.
Ở nữ giới bị suy thận mạn có thể gặp rong kinh hoặc mất kinh, vơ kinh[3],
[20], [22], [64], [62].
1.1.5. Các phương pháp điều trị suy thận mạn
Có hai phương pháp điều trị suy thận mạn là điều trị bảo tồn và điều trị thay thế.
1.1.5.1. Điều trị bảo tồn
- Kiểm soát huyết áp chặt chẽ bằng:
+ Chế độ ăn giảm muối
+ Thuốc ức chế men chuyển liều cao
+ Thuốc chẹn thụ thể AT1 của Angiotensin
+ Thuốc lợi tiểu
- Chế độ ăn giảm protein
- Kiểm soát đường máu
- Điều trị rối loạn lipid máu
1.1.5.2. Điều trị thay thế thận suy
Chỉ định khi người bệnh bị STM có MLCT < 15 ml/ph. Điều trị thay thế thận
suy có các phương pháp sau đây:
- Lọc máu: Thận nhân tạo chu kỳ hoặc LMB liên tục ngoại trú.


10
- Ghép thận (người cho sống hoặc người cho mất não)

1.1.6. Lọc màng bụng liên tục ngoại trú
LMB liên tục ngoại trú là phương pháp điều trị thay thế thận suy được sử
dụng cho khoảng 100.000 NB trên thế giới. Đặc biệt, kể từ khi sự ra đời của LMB
liên tục ngoại trú khoảng 2 thập kỷ trước đây, người sử dụng nó nhiều hơn, chủ yếu
vì sự đơn giản, thuận tiện và giá thành rẻ.
1.1.6.1. Định nghĩa:Về cơ bản LBM liên quan đến sự vận chuyển của dịch và nước
qua một “màng”(màng bụng), màng này chia ra 2 ngăn dịch, 2 ngăn này là:
a. Máu (trong mao mạch màng bụng): chứa những chất độc của tình trạng ure
máu cao.
b. Dịch lọc trong ổ bụng, thường chứa Natri, Clo, và lactat và được làm thành
dịch cao thẩm thấu bằng có nồng độ cao của Glucose.
Màng bụng đóng vai trị như một màng lọc đa cực, đa dạng và bán thấm
[3] ,[20], [22], [62], [64].
1.1.6.2. Catheter LMB
Điều kiện cần thiết để phương pháp LMB thành công là việc đặt catheter tối
ưu vào ổ bụng qua phẫu thuật có gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân. Catheter
thường được làm từ silicon hoặc polyurethane và có nhiều dạng thiết kế. Đầu
catheter được đặt vào hố chậu với phần ngoại vi xuyên qua đường hầm dưới da.
Một khi Catheter đã được đặt vào ổ bụng thì có thể tiến hành lọc máu ngay nếu cần
thiết, mặc dù có thể chờ thêm từ 2 đến 4 tuần để lành vết thương nhằm giảm nguy
cơ dò dịch từ vùng chân Catheter[38].
1.1.6.3. Nguyên lý của LMB
Dịch lọc được dẫn vào ổ bụng qua Catheter và ngâm trong khoang phúc mạc
trong một thời gian trước khi được dẫn lưu ra ngồi, q trình này sau đó được lặp
lại. Trong suốt thời gian ngâm dịch, có 3 quá trình xảy ra tự nhiên.
A. Khuếch tán: Dịch nhiều ure và Kali khuếch tán từ mao mạch màng bụng
theo gradient nồng độ sang dịch lọc, trong khi Glucose, lactate và một lượng ít hơn,
calci khuếch tán theo hướng ngược lại.



11
B. Siêu lọc: Một cách tự nhiên, mối quan hệ giữa áp độ thẩm thấu cao của
dịch lọc màng bụng dẫn tới sự siêu lọc của nước và những dịch liên kết qua màng.
Nồng độ glucose trong dịch lọc tạo nên gradient thẩm thấu hút nước qua màng bụng
vào dịch lọc giúp loại bỏ nước ra khỏi cơ thể. Những dung dịch thẩm thấu thay thế
glucose có thể được sử dụng trong một số trường hợp bao gồm dung dịch
polyglucose(icodextrin) hoặc amino acid.
C. Hấp phụ: Cũng một cách tự nhiên, có một sự hấp phụ hằng định của nước
và dịch từ dịch lọc trong ổ bụng trực tiếp.

Hình 1.1. Nguyên lý lọc màng bụng
1.1.6.4. Các loại LMB: lọc màng bụng mạn tính được chia thành 2 loại cơ bản:
- Lọc màng bụng liên tục ngoại trú(CAPD- Continuous Ambulatory Peritoneal
Dialysis): CAPD thường liên quan đến việc ngâm dịch hàng ngày với mỗi lần ngâm
kéo dài 4-8h.
- Lọc màng bụng bằng máy tự động (APD- Automated Peritoneal Dialysis).


12
Trong APD, bất cứ loại nào liên quan 3-10h ngâm qua đêm sử dụng máy.
Trong thời gian ban ngày, người bệnh thường ngâm một lượng dịch, lượng dịch này
được dẫn lưu ra trước khi máy làm việc vào ban đêm. Loại này được gọi là
CCPD(continuous cycling Peritoneal Dialysis). Một loại khác, người bệnh được để
bụng khô trong thời gian ban ngày, và loại này là NIPD(noctunal intermittent
Peritoneal Dialysis). Sự kết hợp chỉ định giữa CAPD và APD, trong đó NB APD có
thời gian thay dịch ban ngày hoặc NBCAPD có thêm lần thay dịch tự động ban
đêm, đang được tăng sử dụng nhằm mục đích tăng thêm độ thanh thải của lượng
dịch được lấy ra.
1.1.6.5.Giải phẫu và sinh lý vận chuyển chất qua màng bụng
Màng bụng có hai lá: lá thành và lá tạng, lá tạng bao bọc các tạng ở bụng và

tiểu khung; lá thành bao phủ mặt trong thành bụng, hậu hơng và cơ hồnh. Ở người
lớn, diện tích của màng bụng khoảng 22.000 cm2, lớn hơn so với diện tích của cầu
thận (khoảng 18000cm2).
Lưu lượng máu đến màng bụng khoảng 60ml/phút[5]. Do màng bụng có các lỗ
lọc với nhiều kích thước khác nhau, nên màng bụng như một máy thận nhân tạo,
cho phép một số chất qua lại. Màng bụng là hàng rào tác động trực tiếp đến sự vận
chuyển của chất tan và nước, có 3 loại kích thước lỗ lọc:
+ Lỗ lớn: Có đường kính từ 20 đến 40nm, các phân tử protein được vận
chuyển qua lỗ này bằng đối lưu.
+ Lỗ nhỏ: Có đường kính từ 4- 6nm, có tác dụng vận chuyển các phân tử nhỏ
như ure, creatinin, Na+, K+.
+ Lỗ siêu nhỏ: có đường kính <0,8nm chỉ để vận chuyển nước
1.1.6.6 Ưu điểm, nhược điểm và những biến chứng của LMB
a. Ưu điểm của LMB
- Người bệnh chủ động và độc lập:So với chạy thận nhân tạo chu kỳ thì LMB
mang đến cho NB nhiều sự tự do hơn, không quá phụ thuộc vào bệnh viện, người
bệnh không cần đến các trung tâm chạy thận để điều trị.
- Duy trì cuộc sống bình thường(làm việc, du lịch…)


13
- Bảo tồn vị trí đường vào mạch máu
- Giảm nguy cơ nhiễm các virus qua đường máu (HIV, viêm gan B…)
- Bảo tồn chức năng thận tồn dư
- Chế độ ăn thoải mái hơn.
- Phương pháp này cũng có thể thích hợp hơn với trẻ em
- Làm chậm tốc độ thải ghép nếu người bệnh sau này có ghép thận
b. Nhược điểm
- Viêm phúc mạc và nhiễm trùng chân Catheter
- Người bệnh hoặc người nhà cần có khả năng thực hiện thay dịch

- Thời gian của kỹ thuật này có thể bị giới hạn
- Khó đạt được lọc máu đầy đủ ở đa số NB một khi chức năng thận tồn dư khơng cịn
- Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi khi phải thay dịch nhiều lần
- Thẩm mỹ (liên quan đến Catheter)
1.1.6.7. Những biến chứng của LMB
- Nhiễm trùng: Là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thất bại của phương
pháp. Nhiễm trùng có thể ở phúc mạc hoặc đường hầm hoặc chân Catheter [58].
- Suy siêu lọc: xảy ra khi NB khơng có khả năng dẫn lưu dịch ra khỏi dịch lọc
để duy trì thăng bằng dịch, gây ra quá tải dịch. Vấn đề này trở nên nặng nề hơn nếu
người bệnh vô niệu.
- Lọc máu không đầy đủ
- Biến chứng Catheter- dẫn lưu kém
- Dò dịch và thốt vị
- Táo bón
- Chèn ép dạ dày
- Những rối loạn chuyển hóa liên quan đến việc hấp thu glucose (tăng cân,
tăng đường máu).
- Nhưng thay đổi lâu dài đến màng bụng bao gồm xơ hóa màng bụng thành mảng.
1.1.6.8. Lọc màng bụng liên tục ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai
Hiện nay khoa thận tiết niệu đang theo dõi và điều trị cho hơn 300 người bệnh suy
thận mạn được điều trị thay thế bằng phương pháp lọc màng bụng liên tục ngoại trú.


14
Mỗi người bệnh đều có 1 mã số và bệnh án ngoại trú, thông tin về người bệnh
như: mã bệnh án, số điện thoại, địa chỉ, mã số…đều được lưu trên phần mềm quản
lý và sổ theo dõi người bệnh.
Người bệnh đến khám 1 tháng 1 lần theo lịch hẹn: Người bệnh phải có mặt ở
khoa trước 7 giờ 30 phút buổi sáng đến khám, NB nhịn ăn. Sau đó người bệnh sẽ
được khám để đánh giá tồn trạng.

Khi có đầy đủ kết quả xét nghiệm người bệnh sẽ được kê đơn và lĩnh dịch lọc
cho tháng tiếp theo.
1.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn
1.2.1. Rối loạn dinh dưỡng ở người bệnh STM
a. Thiếu hụt dinh dưỡng protein năng lượng
Thiếu hụt dinh dưỡng protein năng lượng liên quan đến sự giảm sút lượng thức
ăn đưa vào và những chuyển hóa bất thường do suy thận mạn gây ra. Giảm lượng thức
ăn đưa vào là nguyên nhân chính gây thiếu protein năng lượng và tử vong của người
bệnh STM. Theo một số nghiên cứu, nguyên nhân chính của việc hạn chế lượng thức ăn
đưa vào là do chế độ ăn kiêng quá mức, béo phì, bệnh lí tim mạch, nhập viện và q trình
điều trị bệnh[52]. Ngồi ra chán ăn, nơn, buồn nơn cũng là những nguyên nhân gây giảm
lượng thức ăn đưa vào do rối loạn chuyển hóa gây tích lũy các chất độc hại như ure, các
chất oxy hóa, nitric oxid ... Nguyên nhân suy dinh dưỡng liên quan đến những chuyển
hóa bất thường do suy thận mạn gây ra cũng không kém phần quan trọng. Thay đổi trong
q trình chuyển hóa năng lượng, rối loạn nội tiết và tình trạng nhiễm độc ure máu càng
làm tăng tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng protein năng lượng. Một yếu tố nữa cũng rất
quan trọng là q trình viêm. Các cytokine viêm đã kích hoạt làm tăng q trình dị hóa
protein cùng với việc thiếu hụt androgen và đề kháng các hormone như GH, insulin cũng
góp phần vào sự mất protein năng lượng [56].
b. Thiếu máu dinh dưỡng
Thiếu máu dinh dưỡng rất thường gặp trong suy thận mạn. Nguyên nhân do
giảm tổng hợp erythropoietin làm ức chế sự tăng sinh và chín của hồng cầu, đồng
thời do giảm đời sống hồng cầu. Một lí do nữa là do thiếu cung cấp các nguyên liệu


15
cho quá trình tổng hợp hemoglobin như sắt, protein, transferrin vận chuyển sắt. Vì
vậy trong quá trình điều trị thiếu máu cần phải bổ sung các yếu tố tạo máu như
vitamin B12, acid folic và sắt [2].
c. Béo phì

Tỉ lệ béo phì trong lọc máu ngày càng tăng và đặc biệt là tăng triglycerid [67].
Một nghiên cứu thuần tập ở châu Âu trên người bệnh chạy thận nhân tạo chu kì có BMI
trung bình là 25,3 kg/m cho thấy có hơn một nửa số người bệnh thừa cân béo phì [55].
Nguyên nhân của tình trạng này do bất thường trong q trình chuyển hóa lipid như thiếu
hụt lipoprotein lipase, thiếu hụt lecithin cholesterol acyl transferase …và thiếu hụt các
acid béo thiết yếu từ chế độ ăn không đầy đủ [28], [64].
d. Đái tháo đường
Ở những người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối thường có tình trạng tăng
đường máu, ngun nhân do tăng đề kháng với insulin cùng với tăng glucagon. Rối
loạn này làm tăng tình trạng suy thận, mất protein năng lượng và làm tăng tỉ lệ tử
vong ở người bệnh suy thận lên gấp hai lần [27], [59].
1.2.2. Suy dinh dưỡng ở người bệnh suy thận mạn
a. Định nghĩa suy dinh dưỡng:
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới (World Health Organization WHO) [65] SDD là sự mất cân bằng trong cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng
so với nhu cầu của cơ thể tại các tế bào nhằm đảm bảo sự phát triển, duy trì hoạt
động các chức năng chuyên biệt của chúng.
b. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở người bệnh bệnh thận mạn
Đã có nhiều nghiên cứu khảo sát mức độ phổ biến của SDD ở những người
bệnh STM. Theo nghiên cứu của Ahmed. S tại Anh tỷ lệ SDD ở những người bệnh
được điều trị thay thế thận bằng phương pháp phương pháp LMB là 40% [26].
Ngoài ra, nghiên cứu của Abrahama G và các cộng sự thực hiện ở Ấn Độ cho thấy
tỷ lệ SDD ở những người bệnh STM giai đoạn cuối dao động từ 42 - 77% [24].
Tóm lại, SDD là biến chứng thường gặp ở những người bệnh STM, tỷ lệ SDD ghi
nhận được qua các nghiên cứu khác nhau tùy thuộc vào phương pháp sử dụng để
đánh giá tình trạng dinh dưỡng.


16
Hiện nay, tại Việt Nam chưa có cơng trình nghiên cứu được thực hiện ghi
nhận về thực trạng tự chăm sóc dinh dưỡng trên người bệnh STM đang điều trị bằng

phương pháp LMB liên tục ngoại trú bằng thang đo SGA.
1.2.3. Các nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở người bệnh bệnh thận mạn
Có nhiều ngun nhân gây nên tình trạng SDD ở người bệnh STM bao gồm:
a. Cung cấp không đủ lượng thức ăn: gây ra do chứng chán ăn khi tình trạng urê huyết
cao, thay đổi vị giác, bệnh tật tái đi tái lại, tâm lý chán nản do bệnh tật, giảm khả năng
mua thực phẩm, chế độ ăn theo quy định không ngon miệng.Bệnh lý kết hợp: nhiễm
trùng, đái tháo đường, bệnh tim mạch, vấn đề răng miệng...
b.Quá trình LMB: thúc đẩy việc thải trừ các chất dinh dưỡng (amino acid, peptide,
protein, glucose, vitamin tan trong nước...) và thúc đẩy dị hóa protein.
c. Suy thận mạn gây tình trạng viêm và có thể thúc đẩy tình trạng dị hóa, chán ăn.
d. Mất máu do: xuất huyết tiêu hóa, lấy mẫu máu, mất máu trong q trình lọc máu.
e. Rối loạn nội tiết do nhiễm độc niệu (đề kháng với tác động của insulin và IGF-I
hyperglucagonemia và cường tuyến cận giáp).
f. Tăng urê huyết: Tích tụ độc tố urê huyết nội sinh hoặc ngoại sinh[40].
1.2.4. Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng trên người bệnh bệnh thận mạn
SDD gây những tác động bất lợi và làm trầm trọng thêm sự suy giảm chức năng
thận như: suy giảm khả năng bài tiết chất thải muối và acid (gây rối loạn cân bằng
acid/base và cân bằng muối), giảm lưu lượng máu tới thận, giảm độ thanh lọc cầu thận
và khả năng cơ đặc nước tiểu [30],[50]. Ngồi ra, SDD cịn làm tổn thương chức năng
ống thận gần, được chứng minh bởi việc gia tăng bài tiết amino acid và phosphat cũng
như bởi sự gia tăng enzym của ống thận gần trong nước tiểu[66]. Do vậy người bệnh
STM, SDD làm tăng tỷ lệ tử vong qua các cơ chế: viêm, tăng nguy cơ tim mạch, tăng
nguy cơ nhiễm trùng, gia tăng sự suy giảm chức năng thận... Nhiều nghiên cứu cho thấy
có sự gia tăng tỷ lệ tử vong ở những người bệnh STM có kèm SDD:
Người bệnh STM đang điều trị bằng phương pháp lọc máu: nghiên cứu của
Lowri đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng albumin HT ở 1200 NB. Kết quả cho
thấy có sự gia tăng nguy cơ tử vong gấp 2 lần ở những NB có albumin 35 - 40g/L,



×