Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi về sử dụng oresol của các bà mẹ có con bị tiêu chảy tại khoa nội tổng hợp bệnh viện nhi tỉnh nam định năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.71 KB, 59 trang )

1

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

ĐỖ THỊ THỦY

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VỀ SỬ DỤNG ORESOL
CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON BỊ TIÊU CHẢY
TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP
BỆNH VIỆN NHI TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2019

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Ngành: Điều dưỡng
Mã số:
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thu Hường

NAM ĐỊNH – 2019


2

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành khóa luận này, em đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của Q thầy cơ trường Đại học Điều dưỡng Nam Định cùng các anh
chị nhân viên y tế tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu, Quý Khoa,
Phòng, Trung tâm đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm khóa luận tốt
nghiệp.
Em chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn em là cô Nguyễn Thị Thu Hường


Cô đã chỉ dẫn, định hướng cho em để em hồn thành tốt khóa luận này.
Em xin cảm ơn tất cả các anh chị nhân viên y tế tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định
đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và học tập tại bệnh viện.
Em xin cảm ơn những người bệnh đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ em để hồn
thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Nam Định, ngày

tháng

Sinh viên

Đỗ Thị Thủy

năm 2019


3

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................................4
DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................................5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................................6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................................................7
I.ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................................8
MỤC TIÊU ................................................................................................................................. 10
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN............................................................................................. 11
A.


CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................................ 11
1. ĐỊNH NGHĨA ........................................................................................................................... 11
2. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ ........................................................................... 11
3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG BỆNH TIÊU CHẢY ............................................................. 15
4. CẬN LÂM SÀNG ..................................................................................................................... 17
5. CHĂM SĨC .............................................................................................................................. 18
6. PHỊNG BỆNH ......................................................................................................................... 26

B.CƠ SỞ THỰC TIỄN............................................................................................................ 28
1. Tình hình bệnh tiêu chảy trên Thế giới:................................................................................. 28
2. Tình hình bệnh tiêu chảy tại khu vực: ................................................................................... 28
3.Tình hình bệnh tiêu chảy ở Việt Nam: .................................................................................... 28
4. Tình hình bệnh tiêu chảy tại Nam Định ................................................................................. 29
III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN......................................................................................................... 30
1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 30
2. Kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy của trẻ em ............................................................... 32


4

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Phân loại mức độ mất nước ................................................................................................... 18
Bảng 2.2. Hướng dẫn bù nước và điện giải bằng cách uống oresol ...................................................... 21
Bảng 2.3. Liều lượng và tốc độ truyền dịch ở trẻ li bì do mất nước ..................................................... 22
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=30) ............................................................... 30
Biểu đồ 3.1. Phân bố trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ......................................................... 31
Bảng 3.2. Nguồn thông tin bà mẹ mong muốn tiếp nhận (n =30). ........................................................ 31
Bảng 3.3. Kiến thức về bệnh tiêu chảy (n=30)....................................................................................... 32
Bảng 3.4. Kiến thức của bà mẹ về cách chăm sóc trẻ tiêu chảy ( n= 30). ............................................ 33

Bảng 3.5. Kiến thức sử dụng ORS của đối tượng nghiên cứu ( n=30). ................................................. 33
Bảng 3.6. Kiến thức về loại nước pha, cách pha, cách uống và thời gian bảo quản ORS ( n=30)........ 34
Bảng 3.7. Điểm trung bình chung kiến thức (n=30). ............................................................................. 35
Bảng 3.8. Phân loại mức độ kiến thức của ĐTNC (n=30). .................................................................... 35
Bảng 3.9. Thái độ của bà mẹ về việc sử dụng ORS khi trẻ bị tiêu chảy (n =30) .................................. 36
Bảng 3.10. Điểm trung bình chung thái độ (n=30). ............................................................................... 36
Bảng 3.11. Phân loại mức độ thái độ của đối tượng nghiên cứu (n=30). ............................................... 37
Bảng 3.12. Hành vi sử dụng ORS của bà mẹ có con bị tiêu chảy (n=30). ............................................. 37
Bảng 3.13. Các sai sót trong cách pha và cho uống ORS (n=30) .......................................................... 38
Bảng 3.14 Điểm trung bình chung hành vi (n=30). ............................................................................... 39
Bảng 3.15. Phân loại mức độ kiến thức của đối tượng nghiên cứu (n=30) ............................................ 39


5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình ảnh 1: Rotavirus ............................................................................................................................ 12
Hình ảnh 2: Adenovirus ......................................................................................................................... 12


6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ............. Error! Bookmark not defined.


7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


AIDS ( Acquired Immuno Deficiency)

: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

CBVC

: Cán bộ viên chức

CDC

(

Centers

for

Control

and : Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch

Prevention)
CDD ( Control Diarrhea Disease)

bệnh Hoa Kỳ
: Chương trình tồn cầu phòng chống bệnh
tiêu chảy

IMCI ( Intergrated Management of : Hoạt động lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh
Chilhood Illness)

ORS ( Oresol – Oral Rehydration Salts)

: Bổ sung muối và nước bằng đường uống

SDD

: Suy dinh dưỡng

TCC

: Tiêu chảy cấp

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

UNICEF ( United National Children’s : Qũy nhi đồng liên hợp quốc
Fund)
WHO ( World Health Organization)

: Tổ chức y tế thế giới


8

I.ĐẶT VẤN ĐỀ


Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ, bệnh
nguy hiểm gây tình trạng mất nước, sụt cân và nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến
suy dinh dưỡng bội nhiễm, trụy tim mạch, suy kiệt và có thể dẫn đến tử vong . Bên
cạnh đó, theo thống kê cho thấy trong các khoa Nhi của các bệnh viện, khoảng 30% số
giường giành cho bệnh tiêu chảy. Chi phí vào thuốc, trang thiết bị và cả nhân lực cho
vấn đề sức khỏe này rất lớn; chưa tính đến thời gian, sức lực mà gia đình phải gánh
chịu [7]. Như vậy, tiêu chảy không những gây bệnh tật, tử vong mà còn là gánh nặng
cho nền kinh tế quốc gia và còn đe dọa đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nhiều
gia đình.
Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới năm 2013, tiêu chảy là bệnh thường gặp
đứng thứ 2 mà trẻ mắc phải sau nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính (17%) ở cùng nhóm lứa
tuổi. Tiêu chảy giết chết trẻ em nhiều hơn hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
(AIDS), bệnh sốt rét và sởi cộng lại. Tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 2 sau trẻ suy dinh
dưỡng ở trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam[3].
Theo thống kê của Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa bệnh dịch Hoa Kỳ (CDC), mỗi
ngày có khoảng 2195 trẻ tử vong do tiêu chảy cấp, có 801000 trẻ em tử vong mỗi năm
do tiêu chảy cấp và hơn 1,7 tỷ trường hợp bị mắc các bệnh về tiêu chảy cấp trên tồn
thế giới [12]. Năm 2013, ước tính có khoảng 2.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi
ngày vì bệnh tiêu chảy và trong đó khoảng 1.800 trường hợp tử vong có liên quan đến
nước sạch và vệ sinh môi trường [3].
Trong những năm gần đây ở Việt Nam tình hình tiêu chảy có xu hướng tăng.
Theo thống kê của Qũy Nhi đồng Liên hợp quốc (2012), Viêm phổi và tiêu chảy vẫn là
hai nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ e, chiếm 12% và 10% tổng số tử vong ở trẻ
em dưới 5 tuổi. Trung bình mỗi đứa trẻ mắc khoảng 2,2 lần tiêu chảy trong một năm.
Tại bệnh viện trẻ em Hải Phòng sáu tháng đầu năm 2017 đã có hơn 2000 lượt trẻ dưới


9


5 tuổi mắc tiêu chảy cấp đến khám và điều trị, có nhiều trường hợp trẻ tái mắc hoặc cả
anh chị em trong gia đình đều bị mắc bệnh[7].
Theo nghiên cứu của Lan Anh (2018) về tình hình bệnh tật trẻ em điều trị nội trú
tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định, bệnh tiêu chảy đứng thứ 3 trong tổng 10 bệnh
thường gặp tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định với 918 trẻ mắc tiêu chảy chiếm 4,8%
[2].
Việc chăm sóc, điều trị và phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ cần có sự chung tay, hợp
tác chặt chẽ của các ban nghành, đoàn thể , đặc biệt là các bà mẹ vì mẹ thường là
người chăm sóc chính cho trẻ.
Liệu pháp điều trị phục hồi nước và điện giải để điều trị và dự phòng mất nước do
tiêu chảy đã được hướng dẫn và tuyên truyền rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt
Nam. Ở nước ta hiện nay có 90% trẻ em dưới 5 tuổi được bảo vệ theo chương trình
này[8]. Hiệu quả của liệu pháp này phụ thuộc vào sự hiểu biết và nhất là kỹ năng sử
dụng dung dịch ORS của người mẹ hoặc người chăm sóc trẻ. Vì vậy, việc nâng cao
kiến thức của bà mẹ về sử dụng Oresol sẽ góp phần quan trọng trong việc điều trị,
chăm sóc trẻ. Đã có khá nhiều nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi của bà
mẹ trong dự phòng và điều trị tiêu chảy ở Nam Định, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu
đi sâu đánh giá riêng về kiến thức, thái độ và kỹ năng sử dụng Oresol của các bà mẹ để
bù dịch và điện giải cho trẻ.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi nghiên cứu đề tài: “Khảo sát kiến thức, thái độ, hành
vi về sử dụng ORS của các bà mẹ có con bị tiêu chảy tại Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện
Nhi tỉnh Nam Định năm 2019”


10

MỤC TIÊU
1. Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi về sử dụng ORS của các bà mẹ có con bị
tiêu chảy tại Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2019.
2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức, thái độ, hành vi về sử dụng

ORS của các bà mẹ có con bị tiêu chảy tại Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Nhi
tỉnh Nam Định năm 2019.


11

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. ĐỊNH NGHĨA
1.1. Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước trên 3 lần trong 24 giờ. [5]
1.2. Tiêu chảy cấp là đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước trên 3 lần trong ngày (24 giờ)
và kéo dài không quá 14 ngày.[5]
1.3. Tiêu chảy kéo dài là đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước trên 3 lần trong ngày (24
giờ) và kéo dài ≥ 14 ngày.[5]
1.4. Tiêu chảy mãn là tiêu chảy mà nguyên nhân của nó là do rối loạn về cấu trúc hay
hệ thống men của ống tiêu hoá và thường là các bệnh bẩm sinh hoặc di truyền.[5]
2. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ
2.1. Nguyên nhân.
2.1.1. Do nhiễm khuẩn
* Đường lây truyền
- Bệnh lây qua đường phân-miệng thông qua thức ăn hoặc nước uống bị ô nhiễm,
nhiễm bẩn hoặc các vật dụng chế biến thức ăn cho trẻ bị nhiễm bẩn.
- Tiếp xúc trực tiếp với thức ăn đã bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với
nguồn lây gây bệnh.
- Một số tập quán tạo thuận lợi cho sự lan truyền các tác nhân gây bệnh như:
khơng rửa tay sau khi đi ngồi, trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ bú bình, để trẻ bị
chơi ở vùng đất bấn có dính phân người hoặc phân súc vật.
* Tác nhân gây bệnh
- Virus: Virus là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tiêu chảy cho trẻ em. Những loại
virus gây tiêu chảy là Rotavirus, Adenovirus, Norwalkvirus, trong đó Rotavirus là tác

nhân chính gây bệnh tiêu chảy cho trẻ em dưới 2 tuổi. Ước tính có đến 1/3 số trẻ em
dưới 2 tuổi ít nhất bị một đợt tiêu chảy do Rotavirus[1] [5] [14]


12

Hình ảnh 1: Rotavirus
Adenovirus - Norwalk virus gây viêm các nhung mao ruột và làm giảm các men ở
ruột.[5] [15].

Hình ảnh 2: Adenovirus
- Vi khuẩn: Nhiều loại vi khuẩn có thể gây bệnh tiêu chảy cho trẻ em.
+ Coli đường ruột gây 25% tiêu chảy cấp. Có 5 nhóm gây bệnh là:
* Coli sinh độc tố ruột (Enterotoxigenic Esherichia Coli),
* Coli bám dính (Enteroadherent Esherichia Coli),
* Coli gây bệnh (Enterpathogenic Esherichia Coli),
* Coli xâm nhập (Enteroinvasive Esherichia Coli).
* Coli gây chảy máu (Enterohemorhagia Esherichia Coli).


13

Trong 5 loại trên, Coli sinh độc tố ruột (ETEC) là tác nhân quan trọng gây tiêu
chảy cấp, phân toé nước ở người lớn và trẻ em ở các nước đang phát triển. ETEC
không xâm nhập vào niêm mạc ruột mà gây tiêu chảy bằng các độc tố không chịu nhiệt
là LT (heat labile toxin) và độc tố chịu nhiệt ST (heat stable toxin) với cơ chế gần
giống tả.
+ Trực trùng lị Shigella: Trực trùng lị Shigella là tác nhân trong 60% các đợt lị. Trong
các đợt lị nặng có thể ỉa phân toé nước trong những ngày đầu bị bệnh. Trong 4 nhóm
huyết thanh S. Plexneri, S. Dysenteriae, S. Boydi và S. Sonei, nhóm phổ biến nhất tại

các nước đang phát triển là S. Plexneri.
+ Campylobacter Jejuni: C. Jejuni gây bệnh chủ yếu ở trẻ nhỏ, lây qua tiếp xúc với
phân, uống nước bẩn, ăn sữa và thực phẩm bị ô nhiễm. C. Jejuni gây tiêu chảy toé nước
ở 2/3 trường hợp và gây nên hội chứng lị có sốt ở 1/3 số trường hợp còn lại. Bệnh
thường diễn biến nhẹ, thường khỏi sau 2 - 5 ngày.
+ Salmonella không gây thương hàn: Lây bệnh do tiếp xúc với súc vật nhiễm trùng
hoặc thức ăn động vật bị ô nhiễm. Đây là nguyên nhân phổ biến ở các nước sử dụng
rộng rãi các loại thực phẩm chế biến kinh doanh. Salmonella thường gây tiêu chảy
phân toé nước, đôi khi cũng biểu hiện như hội chứng lị. Kháng sinh không những
khơng có hiệu quả mà có thể cịn gây chậm đào thải vi khuẩn qua đường ruột.
+ Phảy khuẩn tả Vibrio Cholerae 01: Có 2 typ sinh vật (typ Cổ điển và Eltor) và 2 typ
huyết thanh (Ogawa và Inaba). Phảy khuẩn tả 01, sau khi qua dạ dày đến cư trú ở phần
dưới hồi tràng và sản sinh ra độc tố CT (cholera toxin). Đơn vị B của CT gắn vào bộ
phận tiếp nhận đặc hiệu của liên bào ruột non rồi giải phóng ra đơn vị A. Đơn vị A đi
vào tế bào ruột, hoạt hoá men Adenylcyclase để chuyển ATP thành AMP-vòng. Sự gia
tăng AMP-vòng đã ức chế hấp thu Natri theo cơ chế gắn với Clo, gây nên tình trạng
xuất tiết ồ ạt nước và điện giải ở ruột non, dẫn đến mất nước nặng trong vài giờ và có
thể gây thành dịch tả cho trẻ em.[5]
- Kí sinh trùng:
+ Entamoeba hystolytica (Lỵ amip): Entamoeba hystolytica xâm nhập vào liên bào đại
tràng hay hồi tràng, gây nên các ổ áp xe nhỏ, rồi loét, làm tăng tiết chất nhày lẫn máu.


14

+ Giardia lamblia (Trùng roi): Là đơn bào bám dính lên liên bào ruột non, làm teo các
nhung mao ruột, dẫn đến giảm hấp thu, gây ra ỉa chảy.
+ Cryptosporidium: Cryptosporidium thường gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ, ở những bệnh nhi
suy giảm miễn dịch và cũng gây bệnh ở nhiều loại gia súc. Chúng bám dính lên liên
bào ruột non, làm teo nhung mao ruột, gây tiêu chảy nặng và kéo dài. Hiện chưa có

thuốc điệu trị đặc hiệu.
- Nấm Candida Albican: Sau khi bệnh nhi dùng kháng sinh kéo dài hoặc suy giảm
miễn dịch(HIV/AIDS). [5]
2.2. Yếu tố nguy cơ
2.2.1. Các yếu tố vật chủ làm tăng tính cảm thụ với bệnh tiêu chảy
- Tuổi: Trẻ dưới 2 tuổi hay bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi 6 - 11 tháng (trẻ trong
giai đoạn ăn sam).
- Tình trạng suy dinh dưỡng: Trẻ SDD dễ mắc bệnh tiêu chảy và bệnh lại thường nặng,
dễ gây tử vong.
- Tình trạng suy giảm miễn dịch: Trẻ bị bệnh sởi, bị AIDS thường tăng tính cảm thụ
đối với bệnh tiêu chảy.
- Cơ địa: Trẻ đẻ non, đẻ yếu.
- Tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy:
+ Trẻ không bú mẹ, ăn nhân tạo không đúng phương pháp
+ Cho trẻ bú chai, vì chai và vú cao su rất khó rửa sạch.
+ Trẻ cai sữa mẹ trướ 1 tuổi
+ Ăn sam sớm, thức ăn để lâu.
+ Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
+ Chế độ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống kém.
+ Quản lý và xử lý phân chưa hợp lý
2.2.2. Tính chất mùa
- Tiêu chảy do virus thường xảy ra vào mùa đông.
- Tiêu chảy do vi khuẩn thường xảy ra vào mùa hè.
2.2.3. Các nhiễm khuẩn ngoài ruột cũng có thể gây ỉa chảy


15

- Viêm phổi.
- Viêm tai giữa, viêm tai xương chũm.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
2.2.4. Dùng kháng sinh bừa bãi
Trẻ được dùng kháng sinh bừa bãi, nhất là các loại kháng sinh dùng bằng đường
uống sẽ tiêu diệt hết các vi khuẩn có lợi cho cơ thể, gây nên ỉa chảy do loạn khuẩn.[5]
3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG BỆNH TIÊU CHẢY
3.1. Triệu chứng tiêu hố
3.1.1. Tiêu chảy
Tiêu chảy (đi ngồi phân lỏng) là triệu chứng không thể thiếu được trong bệnh tiêu
chảy. Tiêu chảy thường xảy ra đột ngột bởi dấu hiệu ỉa nhiều lần phân nhiều nước, có
thể có lẫn nhày, máu và có mùi chua, tanh, nồng hoặc thối khẳn. Có trường hợp phân
tự chảy ra do bị liệt cơ co thắt hậu môn.
3.1.2. Nôn
Nôn thường xuất hiện sớm, trước triệu chứng ỉa lỏng từ vài giờ đến vài chục giờ.
Nơn có thể xảy ra liên tục hoặc chỉ nôn một vài lần trong ngày làm trẻ mất nước, mất H+
và Cl-. Trong trường hợp này, nguyên nhân gây bệnh thường do Rotavirus hoặc tụ cầu.
Cần xác định xem trẻ nôn bao nhiêu lần, số lượng chất nôn trong mỗi lần, tính chất
và thành phần chất nơn (tồn nước, thức ăn, chất khác), vì số lượng dung dịch oresol
cần bồi phụ cho trẻ phụ thuộc vào số lượng dịch mất đi do ỉa và nôn.
3.1.3. Biếng ăn
Biếng ăn thường xuất hiện sớm ngay sau khi trẻ bị tiêu chảy: Trẻ thường từ chối
các thức ăn thông thường, chỉ thích uống nước. Cần khai thác xem chế độ ăn của trẻ ra
sao, trẻ có được bú khơng? Gia đình đã cho trẻ uống thuốc gì, có cho trẻ uống oresol
hoặc nước gì chưa?
3.2. Triệu chứng mất nước
Khi trẻ bị tiêu chảy cần phải tiến hành ngay việc đánh giá tình trạng mất nước bằng
cách nhận định trên bệnh nhi:


16


3.2.1. Quan sát toàn trạng và hành vi của đứa trẻ để đánh giá 3 mức độ mất nước
- Trẻ tỉnh táo bình thường, khi chưa có biểu hiện mất nước trên lâm sàng.
- Trẻ kích thích, vật vã, quấy khóc là có biểu hiện mất nước.
- Trẻ li bì, lờ đờ, mệt lả, hôn mê là mất nước nặng.
3.2.2. Xác định dấu hiệu khát nước
- Trước hết phải hỏi xem trẻ có địi uống nước khơng?
- Hãy cho trẻ uống nước bằng cốc, chén, thìa và quan sát để đánh giá mức độ mất nước:
+ Uống bình thường: Trẻ có uống nhưng khơng thích lắm hoặc từ chối uống, khi chưa
có biểu hiện mất nước trên lâm sàng.
+ Uống một cách háo hức: khi uống trẻ thường nắm giữ lấy thìa, ghì cốc vào miệng
hoặc khóc ngay khi ngừng cho uống và nhìn theo cốc nước đang bị lấy đi. Đây là một
trong các dấu hiệu quan trọng nói lên tình trạng mất nước.
+ Khơng uống được hoặc uống kém: khi đưa thìa nước vào miệng, trẻ khơng uống
hoặc uống yếu ớt, hồi lâu mới uống được một ít nước. Lúc này quan sát thường thấy trẻ
li bì hoặc hôn mê. Đây là một trong những biểu hiện của mất nước nặng.
3.2.3. Quan sát mắt của trẻ và nhận định
- Trong tiêu chảy, mắt của trẻ có thể: Bình thường; Trũng hoặc Rất trũng. Trên thực tế
có những đứa trẻ đẻ ra mắt đã sâu (trũng). Do vậy, để tránh nhầm lẫn, nên hỏi người
nhà xem mắt của trẻ hiện giờ có gì khác lúc bình thường khơng? Với mục đích này,
khơng nên đặt câu hỏi đóng: mắt cháu có trũng khơng?
- Quan sát xem mắt trẻ khơ hay ướt. Khi trẻ khóc to, có thấy nước mắt chảy ra khơng?
Nếu mắt khơ, khóc khơng có nước mắt là trẻ có mất nước.
3.2.4. Quan sát và thăm khám mơi, miệng, lưỡi
- Nhìn xem mơi có khơ khơng.
- Dùng ngón tay sạch, khô sờ vào miệng, vào lưỡi của trẻ, rồi rút ra. Nếu thấy khơ,
khơng có nước bọt là có biểu hiện mất nước.
3.2.5. Xác định độ chun giãn của da
Tại bụng hoặc đùi, ta véo da thành nếp rồi bỏ ra, nếu thấy:
- Nếp da véo mất nhanh: Chưa có biểu hiện mất nước trên lâm sàng.



17

- Nếp da véo mất chậm: Có mất nước.
- Nếp da véo mất rất chậm (trên 2 giây): Mất nước nặng.
3.2.6. Một số dấu hiệu khác
- Mạch: Có thể rất nhanh yếu hoặc khó bắt, nếu mất nước nặng.
- Thở: Trẻ thở nhanh, khi bị mất nước nặng và toan chuyển hố. Khi trẻ có khó thở, cần
phải hỏi xem trẻ có ho khơng để phân biệt với viêm phổi (vì viêm phổi cũng có thể
kèm theo ỉa phân lỏng).
- Đái ít, nước tiểu xẫm mầu là mất nước. Nếu khơng đái trong 6 giờ là mất nước nặng.
- Thóp: Cần quan sát đối với trẻ cịn thóp: Thóp sẽ lõm xuống (trũng), nếu trẻ có mất
nước, rất trũng là mất nước nặng. Cũng nên hỏi người nhà về tình trạng thóp của trẻ lúc
bình thường.
- Cân để xác định trọng lượng của trẻ:
+ Cân trước và sau khi bồi phụ nước và điện giải để đánh giá số lượng dịch đã uống
hoặc đã truyền.
+ Nếu có điều kiện cân ngay trước khi trẻ ỉa chảy và lúc chúng ta thăm khám cho trẻ,
thì có thể xác định được lượng nước đã mất. Song, trên thực tế thì cơng việc này khơng
có tính khả thi.[5]
4. CẬN LÂM SÀNG

- Cơng thức máu
+ Hồng cầu trong trường hợp mất nước
+ Bạch cầu: Bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao trong bệnh nhiễm khuẩn.
+ Huyết sắc tố trong mất nước.
+ Có thể làm Hematocrit để đánh giá tình trạng cơ đặc máu (mất nước nặng)
- Sinh hóa máu
- Điện giải đồ: Xét nghiệm điện giải đồ để xác định tình trạng rối loạn điện giải khi trẻ
bị tiêu chảy có mất nước, mất nước nặng hoặc diễn biến bệnh và lâm sàng không

tương ứng với mức độ của tiêu chảy.
- Xét nghiệm phân:


18

+ Soi phân tươi: Nếu thấy hồng cầu và bạch cầu đa nhân trung tính chứng tỏ nhiễm vi
khuẩn xâm nhập như Shingela. Nếu thấy kén hoặc đơn bào Giardia chứng tỏ chúng là
nguyên nhân gây bệnh.
+ Cấy phân: Khi điều trị khơng có kết quả cần cấy phân để tìm vi khuẩn gây bệnh. Tiêu
chảy phân máu, tiêu chảy phân nước nặng nghi tả, tiêu chả nặng và kéo dài, tiêu chảy
trên trẻ suy giảm miễn dịch.[5]
5. CHĂM SÓC
5.1. Đánh giá mức độ mất nước
Ngay sau lần đi phân lỏng đầu tiên đã thực sự làm cho cơ thể mất nước. Tuy vậy
triệu chứng mất nước trên lâm sàng chỉ bắt đầu xuất hiện khi mất đi 5 % trọng lượng
cơ thể. Nếu để bệnh nhi tiêu chảy mất tới 10% trọng lượng cơ thể thì sẽ xảy ra sốc do
giảm khối lượng tuần hoàn và mất trên 10% trọng lượng cơ thể thì khó tránh khỏi tử
vong.
Bảng 2.1 Phân loại mức độ mất nước
Triệu chứng Không mất nước

Mất nước

Mất nước nặng

Nhìn:
- Tồn trạng
- Mắt
- Nước mắt

- Miệng lưỡi
- Khát

Tỉnh táo
Khơng trũng
Bình thường
Ướt
Khơng khát, uống
bình thường

Vật vã, kích thích*
Trũng
Ít nước mắt
Khơ
Khát, uống háo hức*

Li bì, mệt lả, hơn mê*
Rất trũng
Khơng có nước mắt
Rất khơ
Uống kém, khơng
uống được*

Mất nhanh
Khơng mất nước

Mất chậm ≤ 2giây*
có 2 dấu hiệu trong
đó ít nhất có 1 dấu
hiệu * là có mất nước


Mất rất chậm 2giây*
có 2 dấu hiệu trong đó
ít nhất có 1 dấu hiệu *
là mất nước nặng

B

C

Sờ
-Véo da
Chẩn đoán
Phác đồ
điều trị

A


19

5.2. Can thiệp điều dưỡng
5.2.1. Đối với “Nguy cơ mất nước do tiêu chảy” (tiêu chảy chưa có dấu hiệu mất
nước hay): Chăm sóc theo phác đồ A
5.2.1.1. Chăm sóc tại nhà: Theo khuyến cáo của WHO và đồng thuận về chẩn đoán và
điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em của hội nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ XXI: trẻ mắc
tiêu chảy cấp chưa mất nước có thể được chăm sóc tại nhà theo 4 nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc 1: Đề phòng mất nước và điện giải bằng cách uống ORS.
+ Pha ORS và hướng dẫn cách pha ORS cho bà mẹ.
Ví dụ: Pha ORS: Hồ cả gói oresol 1 lần với 1 lít nước nguội. Dung dịch đã pha

chỉ dùng trong 24 giờ.
Pha ORS cam: Hịa cả gói với 200ml nước đung sơi để nguội. Dung dịch đã pha
chỉ được dùng trong 24 giờ
+ Cho trẻ uống dung dịch Oresol ngay sau lần ỉa phân lỏng đầu tiên với liều
lượng như sau:
* 50 - 100 ml sau mỗi lần đi ỉa đối với trẻ dưới 2 tuổi.
* 100 - 200 ml sau mỗi lần đi ỉa đối với trẻ từ 2 - 5 tuổi
* Uống theo nhu cầu đối với trẻ trên 5 tuổi.
+ Nếu khơng có ORS thì cho uống nước cháo muối hoặc nước muối đường hoặc
nước dừa non với liều lượng như trên. Phải hướng dẫn cho bà mẹ cách pha các loại
dung dịch trên. Sau khi hướng dẫn phải đảm bảo là bà mẹ đã hiểu và chắc chắn sẽ pha
đúng loại dung dịch cần thiết cho trẻ uống. Ví dụ như:
* Nước cháo muối: 1 nắm gạo + 6 bát (200mk/bát) nước + 1 nhúm muối, đun sôi
cho đến khi hạt gạo nở tung ra, chắt lấy 1000ml.Uống trong thời gian 6 giờ, không hết
đổ đi, nấu nồi khác.
* Nước muối đường: Hồ tan: 1 thìa cafe gạt bằng muối (3,5g) + 8 thìa cafe gạt
bằng đường (20g glucose và 20 fructose) + 1000ml nước sơi để nguội. Uống trong
vịng 24 giờ
* Nước dừa non:1000ml + 1 thìa cafe gạt bằng muối. Uống trong 6 giờ.


20

+ Hướng dẫn bà mẹ cách cho trẻ uống có hiệu quả: Hướng dẫn người mẹ cho trẻ
uống liên tục, uống ít một bằng thìa, cứ 1 - 2 phút uống 1 thìa. Trẻ lớn cho uống từng
ngụm bằng cốc.
+ Nếu trẻ nơn thì dừng 5 - 10 phút, sau đó lại cho uống tiếp với tốc độ chậm hơn.
- Nguyên tắc 2: Cho trẻ ăn đầy đủ các chất, nhất là chất đạm để thúc đẩy quá trình đổi
mới tế bào ruột và phòng bệnh suy dinh dưỡng bằng cách:
+ Tiếp tục cho trẻ bú mẹ đối với trẻ đang bú mẹ.

+ Tiếp tục cho trẻ ăn những thức ăn thay thế sữa mẹ phù hợp với tháng tuổi đối
với trẻ đang được nuôi dưỡng bằng chế độ ăn nhân tạo.
+ Tiếp tục cho trẻ ăn sam đối với trẻ đang trong thời kỳ ăn sam.
+ Tiếp tục cho trẻ ăn bình thường đối với trẻ lớn.
+ Thức ăn của trẻ tiêu chảy phải nấu nhừ, dễ tiêu hoá, giàu chất dinh dưỡng, nhất
là chất đạm, giàu Vitamin và muối khống.
+ Khuyến khích cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày.
+ Sau khi khỏi bệnh, cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong thời gian 2 - 4 tuần.
- Nguyên tắc 3: Bổ xung kẽm (viên 20mg kẽm nguyên tố hoặc dạng hỗn dịch, sirup 5ml
chứa 10mg kẽm).
Theo khuyến cáo của WHO các trường hợp tiêu chảy nên bổ sung kẽm. Kẽm
cũng có vai trị rất quan trọng cho hệ thống miễn dịch của trẻ. Trẻ tiêu chảy cấp bị mất
một lượng lớn kẽm trong quá trình bị bệnh. Bù lại lượng kẽm bị mất do tiêu chảy rất
quan trọng để giúp trẻ sớm phục hồi bệnh, đồng thời giúp cho trẻ tăng cường sức khỏe
và giảm nguy cơ mắc đợt tiêu chảy mới trong những tháng tiếp theo. Kẽm cịn có tác
dụng phục hồi niêm mạc, rút ngắn thời gian bị bệnh
* Liều lượng:
Trẻ < 6 tháng: 10mg/ngày, trong 10 - 14 ngày.
Trẻ ≥ 6 tháng: 20mg/ngày, trong 10 - 14 ngày.
* Hướng dẫn bà mẹ cách cho trẻ uống kẽm:
Trẻ nhỏ: Hòa tan viên thuốc với một lượng nhỏ (5ml) sữa mẹ, ORS hoặc nước
sạch vào thia nhỏ, uống lúc đói


21

Trẻ lớn: Những viên thuốc có thể nhai hoặc hịa tan viên thuốc trong nước sạch vào
một thìa nhỏ.
- Nguyên tắc 4: Hướng dẫn bà mẹ biết khi nào phải đưa trẻ đến cơ sở y tế
+ Phải đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay, khi thấy có một trong các dấu hiệu sau:

* Trẻ quấy khóc, kích thích vật vã.
* Trẻ khát nhiều.
* Trẻ nôn nhiều.
* Trẻ ỉa phân có nhày máu.
* Trẻ khơng đái được.
+ Phải đưa trẻ đến cơ sở y tế khám lại nếu sau 5 ngày khơng tiến triển tốt.
5.2.2. Trẻ kích thích quấy khóc nhiều do mất nước (Tiêu chảy có dấu hiệu mất
nước): Phác đồ B
5.2.2.1. Chăm sóc tại cơ sở y tế
5.2.2.2. Cần bù nước và điện giải bằng cách uống dung dịch oresol trong 4 giờ, với số
lượng sau:
Bảng 2.2. Hướng dẫn bù nước và điện giải bằng cách uống oresol
Liều lượng Oresol trong 4 giờ
Tuổi

Cân nặng

Theo tuổi và cân nặng

< 4 tháng

5 kg

200-400 ml

4-11 tháng

5-7,9 kg

400-600 ml


12-23 tháng

9-10,9 kg

600-800 ml

2-4 tuổi

11-15,9 kg

800-1200 ml

5-14 tuổi

16-29,9 kg

1200-2200 ml

Trên 15 tuổi

> 30kg

2200-4000 ml

Liều trung
bình
75 ml / kg
cho mọi
lứa tuổi

trong 4 giờ

- Hướng dẫn người mẹ cách cho trẻ uống ORS.
- Uống trong 4 giờ hết lượng ORS đã qui định.
5.2.2.3. Sau hoặc trong giai đoạn bù dịch (4giờ) trẻ cần được hồi phục dinh dưỡng ngay:


22

- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ.
- Ăn sam bình thường phù hợp với lứa tuổi.
5.2.2.4. Sau 4 giờ đánh giá lại mức độ mất nước để chọn phác đồ chăm sóc thích hợp:
- Nếu tình trạng mất nước khơng được cải thiện thì cho trẻ uống ORS với khối lượng
và tốc độ như trên.
- Nếu khơng cịn dấu hiệu mất nước thì chăm sóc như phác đồ A.
- Nếu trẻ li bì, khơng uống được thì chuyển sang chăm sóc theo phác đồ C: truyền dịch
5.2.3. Trẻ li bì do mất nước nặng (Tiêu chảy mất nước nặng): Phác đồ C
5.2.3.1. Chăm sóc tại cơ sở y tế
5.2.3.2. Cần bù nước và điện giải bằng đường tĩnh mạch:
- Dung dịch truyền:
+ Ringerlactat: là thích hợp nhất. Nếu khơng có Ringerlactat thì có thể thay thế
bằng dung dịch muối sinh lý NaCl 0,9%.
+ Liều lượng và tốc độ truyền:
Bảng 2.3. Liều lượng và tốc độ truyền dịch ở trẻ li bì do mất nước
Tuổi

30 ml/ kg

70 ml/ kg


Trẻ dưới 12 tháng tuổi

Trong 1 giờ đầu

Trong 5 giờ tiếp theo

Trẻ trên 12 tháng tuổi

Trong 30 phút đầu

Trong 2,5 giờ tiếp theo

Cần phải tính tốn truyền bao nhiêu giọt/phút để đảm bảo đúng khối lượng và tốc
độ nêu trên. Cứ 20 giọt dung dịch nêu trên thì bằng 1ml.
Ví dụ: Trẻ 10 tháng, nặng 8 kg:
* Số lượng dịch cần truyền trong 1 giờ đầu là: 8 x 30 = 240 ml;
* Qui đổi 240 ml ra giọt: 240 x 20 = 4800 giọt
* Tốc độ cần truyền trong giờ đầu là: 4800 : 60 = 80 giọt/phút
* Nếu không truyền được tĩnh mạch thì nhỏ giọt dạ dày dung dịch ORS với liều
20 ml/ kg/giờ và chuyển đến nơi có điều kiện truyền tĩnh mạch.
5.2.3.3. Thường xuyên đánh giá tình trạng bệnh nhi. Khi tình trạng bệnh nhi đã ổn
định thì ít nhất 1 giờ phải đánh giá 1 lần:


23

- Trong thời gian truyền dịch, nếu trẻ uống được thì cho uống ORS với tốc độ
chậm (5 ml/ kg/ 1giờ).
- Sau khi truyền đủ lượng dịch theo y lệnh, cần đánh giá lại để chọn phương án
chăm sóc tiếp:

+ Truyền lại lần nữa, nếu tình trạng bệnh nhi khơng được cải thiện (vẫn trong tình
trạng mất nước).
+ Nếu trẻ tỉnh táo, uống nước háo hức thì chuyển sang chăm sóc theo phác đồ B.
+ Nếu trẻ tỉnh táo bình thường, uống nước bình thường thì chuyển sang chăm sóc
theo phác đồ A.
5.2.3.4. Sau giai đoạn bù dịch, cần phải nuôi dưỡng tốt cho bệnh nhi:
Cho trẻ ăn đúng với chế độ ăn theo lứa tuổi, cần chú trọng đến chất lượng bữa ăn:
Đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là chất đạm, tăng cường mỗi ngày ăn thêm 1 - 2 bữa,
thức ăn dễ tiêu.
5.2.4 Dùng kháng sinh
Chỉ cho bệnh nhi dùng kháng sinh khi:
- Phân có máu.
- Bệnh tả.
- Thương hàn.
Ỉa phân có máu, nguyên nhân thường do vi khuẩn là E. coli gây chảy máu
(EHEC) hay lỵ trực trùng, trong trường hợp thày thuốc thường chỉ định dùng Trimazol.
Trong trường hợp do lỵ amíp thì có chỉ định dùng Metronidazol. Trong trường hợp lỵ
do Shigella thì dùng Ciprofloxaxin.
5.2.5 Bụng chướng do thiếu hụt Kali máu
Chướng bụng thường xảy ra khi bệnh nhi tiêu chảy nhiều, không được bồi phụ
dung dịch oresol kịp thời, dẫn đến liệt ruột do thiếu Kali máu. Do vậy, cần phải bồi phụ
ngay Kali để ngăn chặn tình trạng rối loạn nhịp tim, ngừng tim do thiếu hụt trầm trọng
ion này, bằng cách:
- Cho trẻ uống Oresol theo tình trạng mất nước


24

- Uống Kali clorid 1 - 2g/ngày: hoà với nước để có dung dịch khơng q 10%,
cho uống 1g/ lần.

5.2.6 Trẻ nơn nhiều do tăng co bóp dạ dày
Nơn là dấu hiệu xảy ra sớm, do dạ dày bị kích thích bởi các q trình bệnh lý tại
ruột. Trong trường hợp này, vẫn phải cho bệnh nhi uống dung dịch Oresol để đề phòng
mất nước, nhưng cứ sau mỗi lần nôn phải ngừng 10 phút để dạ dày không bị kích thích,
rồi sau đó lại cho uống ít một từ từ. Chỉ chuyển sang truyền tĩnh mạch, khi trẻ nôn
nhiều, dù uống ít một vẫn nơn và làm cho tình trạng bệnh nhi mỗi lúc một xấu đi.
5.3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
- Nhanh chóng tiến hành bù nước và điện giải cho bệnh nhi:
+ Hướng dẫn người nhà bệnh nhi cách cho uống dung dịch Oresol: uống đúng (uống
Oresol trong 4 giờ đầu hay sau mỗi lần đi ngồi), uống đủ theo tình trạng bệnh nhi.
+ Truyền dich Ringer lactat hay Natriclorua 0,9%. Phải luôn ở bên cạnh bệnh nhi
để theo dõi:
* Tốc độ truyền.
* Sự tiếp nhận dịch của bệnh nhi.
* Theo dõi tai biến.
* Nếu bệnh nhi uống được thì cho uống thêm dung dịch Oresol với liều
5ml/kg/giờ để cung cấp thêm nước, Kali và kiềm.
* Nếu khơng truyền tĩnh mạch được thì nhỏ giọt dạ dày bằng dung dịch Oresol
với liều 20ml/kg/giờ, đồng thời tìm phương tiện chuyển bệnh nhi đến tuyến điều trị có
thể truyền tĩnh mạch được.
* Đếm mạch, nhịp thở, đo huyết áp 1giờ x 1 lần.
* Sau 6 giờ hoặc 3 giờ đánh giá lại tình trạng mất nước của bệnh nhi để chọn
phác đồ thích hợp.
* Cần cho bệnh nhi ăn sau khi truyền dịch xong.
* Sau mỗi khi đánh giá bệnh nhi, cần thông báo với thầy thuốc về tình trạng mất nước
của bệnh nhi (khơng cải thiện, có cải thiện hay nặng thêm) để chọn phác đồ thích hợp.


25


- Cho bệnh nhi ăn chế độ ăn thích hợp nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh
dưỡng cho bệnh nhi:
+ Tiếp tục cho bú mẹ.
+ Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá, giàu chất dinh dưỡng, vitamin, nhất là phải cung
cấp đầy đủ chất đạm như thịt, cá, sữa nhằm xúc tiến quá trình đổi mới tế bào ruột.
+ Ăn nhiều bữa trong ngày.
+ Thường xuyên theo dõi cân nặng cho bệnh nhi.
- Nếu thầy thuốc cho kháng sinh, thực hiện đúng y lệnh:
+ Tetraxyclin (trong bệnh tả, trẻ trên 8 tuổi): uống vào lúc no.
+ Ampicilin: uống vào lúc đói.
+ Metronidazol: uống vào lúc no.
- Nếu bệnh nhi sốt thì hạ nhiệt bằng cách:
+ Nới rộng quần áo tã lót.
+ Nếu chân, tay lạnh thì phải đi tất.
+ Chườm mát các vùng trán, bẹn, nách; không được chườm đá.
+ Thuốc hạ nhiệt: Paracetamol 10 - 15mg/kg/lần.
- Giáo dục sức khoẻ: hướng dẫn các bà mẹ biện pháp vệ sinh phịng bệnh:
+ Tập để tạo thành thói thói quen: Rửa tay trước khi ăn, trước khi chuẩn bị bữa
ăn, và sau khi đi vệ sinh, đổ bô, quét nhà...
+ Gia đình phải có hố xí hợp vệ sinh và xử lý phân tốt.
+ Xoá bỏ tập quán chưa tốt: ăn gỏi cá, tiết canh hoặc kiêng khem quá mức, cai
sữa khi trẻ bị tiêu chảy...
+ Không sử dụng kháng sinh bừa bãi.
+ Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
5.4. Đánh giá
Trong và sau khi thực hiện kế hoạch chăm sóc, người điều dưỡng thường xuyên
theo dõi bệnh nhi để biết được kết quả điều trị, chăm sóc, đồng thời để đánh giá kịp
thời tình trạng mất nước của bệnh nhi. Những vấn đề cần đánh giá trong quá trình
chăm sóc bệnh nhi tiêu chảy là:



×