Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

mô tả kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp của các bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp đang điều trị tại khoa nhi bệnh viện bạch mai năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.87 KB, 80 trang )

B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
TH KIM CHI
Mô tả kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp
của các bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp đang điều
trị
tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai năm 2013
KHểA LUN TT NGHIP C NHN IU DNG
H Ni - 2013
B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
TH KIM CHI
Mô tả kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp
của các bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp đang điều
trị
tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai năm 2013
KHểA LUN TT NGHIP C NHN IU DNG
Ngi hng dn:
ThS.BS. Nguyn Th Kim Anh
H Ni - 2013
LỜI CẢM ƠN
Thực hiện khóa luận tốt nhiệp là một niềm vinh dự lớn của mỗi sinh
viên.Qua quá trình làm khóa luận em đã học tập, tích lũy và kiểm tra được
kiến thức đã học. Trong quá trình đó em nhận được sự giúp đỡ quý báu của
các ban ngành, thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn:
Thạc sỹ Bác sỹ Nguyễn Thị Kim Anh – giảng viên khoa Điều dưỡng hộ sinh
Trường đại học Y Hà Nội, cô đã chỉ bảo giúp đỡ em có định hướng đúng
đắn,tận tình hướng dẫn, dìu dắt em trong suốt quá trình nghiên cứu. Bằng cả
tấm lòng, em xin gửi tới cô lòng biết ơn sâu sắc.
Thạc sỹ Hoàng Công Chánh – Phó trưởng khoa Điều dưỡng – Hộ sinh


– Trường Đại học Y Hà Nội, thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Hương , thạc sỹ Bùi Vũ
Bình – giảng viên khoa Điều Dưỡng - hộ sinh – Trường Đại học Y Hà Nội,
thầy cố đã cho em nhiều ý kiến đóng góp quý báu để em có thể hoàn thiện
khóa luận.
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo đại học, Khoa Điều dưỡng – Hộ sinh,
thư viện và các phòng ban trường Đại học Y Hà Nội.
Các anh chị điều dưỡng và y bác sỹ khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai đã
giúp em rất nhiều trong quá trình thu thập số liệu tại đây, tạo điều kiện tốt để
em nghiên cứu thu thập số liệu hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả người thân trong gia
đình, bạn bè, các anh chị khóa trước, đã động viên giúp đỡ em trong suốt quá
trình hoc tập nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2013
Đỗ Thị Kim Chi
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………
***

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
-
Phòng đào tạo đại học – Trường Đại học Y Hà Nội
-
Bộ môn Điều dưỡng - Hộ sinh – Trường Đại học Y Hà Nội
-
Hội đồng chấm thi khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Y Hà
Nội năm học 2012-2013
Tôi xin cam đoan những số liệu trong nghiên cứu này là hoàn toàn

trung thực và chính xác. Những kết quả thu được trong luận văn này chưa
từng được công bố và đăng tải bởi bất kì ai, trên bất kì tài liệu khoa học nào.
Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Đỗ Thị Kim Chi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TCC Tiêu Chảy Cấp
SDD Suy dinh dưỡng
ORS Oral Rehydration Salts Solution: Dung dịch bù
nước điện giải bằng đường uống
UNICEF United National Childrel’s Fund: Quỹ Nhi đồng
liên hiệp quốc
WHO World health Organization : Tổ chứ Y tế thế giới
CDD Control of Diarrhoeal Disease : Chương trình
phòng chống bệnh tiêu chảy toàn cầu
IMC Integrated management of childhood illness:
Chương trình lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh
CI Confidence interval
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 3
TỔNG QUAN 3
1.1 ĐỊNH NGHĨA [8] 3
1.2 DỊCH TỄ 3
1.2.1 Đường lây truyền 3
1.2.2 Một số tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy cấp [1] 3
1.2.3 Những yếu tố vật chủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy 4
1.2.4 Tính chất mùa [8] 4
1.3 TÁC NHÂN GÂY TC 4
1.3.1 Virus [7] 4

1.3.2 Vi Khuẩn [6] 4
1.3.3 Ký sinh trùng [7] 5
1.4 BỆNH SINH HỌC TCC 5
1.4.1 Sinh lý trao đổi nước bình thường ở ruột non [7], [8] 5
1.4.2. Hấp thu nước và điện giải tại ruột non [7], [8], [6] 5
1.4.3 Bài tiết nước và điện giải tại ruột non [7], [8] 6
1.4.4 Bệnh sinh tiêu chảy cấp 6
1.5 HẬU QUẢ CỦA TC [6], [7], [8] 7
1.5.1 Mất nước và điện giải 7
1.5.2 Nhiễm toan chuyển hóa 8
1.5.3 Thiếu Kali 8
1.6 TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG [7], [8] 8
1.6.1 Triệu chứng tiêu hóa [8] 8
1.6.2 Triệu chứng mất nước [7], [8] 8
1.7 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ MẤT NƯỚC [7] 10
1.7.1 Đánh giá các mức độ mất nước theo chương trình CDD [7], [8] 10
1.7.2 Đánh giá mức độ mất nước theo chương trình lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh
(IMCI) [7] 11
1.8 ĐIỀU TRỊ 12
1.8.1 Bù nước và điện giải 12
1.8.2 Dinh dưỡng cho trẻ [7], [8], [11] 15
1.8.3. Bổ sung kẽm [7][8][11] 16
1.9 PHÒNG BỆNH TCC [7], [8] 16
1.10 THÔNG TIN VỀ KHOA NHI BỆNH VIỆN BẠCH MAI 17
1.11 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 18
Chương 2 20
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 20
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 20

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 20
2.2.3 Cỡ mẫu 21
2.2.4 Kỹ thuật chọn mẫu 21
2.2.5 Phương pháp thu thập số liệu 21
2.2.6 Xử lý số liệu 21
2.2.7 Sai số và cách khống chế 21
2.2.8 Khía cạnh đạo đức 21
2.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 21
2.4. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 21
2.5. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU 22
Chương 3 27
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 28
3.1.1 Đặc điểm của trẻ trong nhóm nghiên cứu 28
3.2 KIẾN THỨC CHĂM SÓC TRẺ CỦA CÁC BÀ MẸ 31
3.3 THỰC TRẠNG CHĂM SÓC TRẺ BỊ TIÊU CHẢY CẤP CỦA CÁC BÀ MẸ 36
3.4 NGUỒN CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CÁC BÀ MẸ 38
Chương 4 41
BÀN LUẬN 41
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 41
4.2 KIẾN THỨC CỦA CÁC BÀ MỆ VỀ CHO TRẺ ĂN BỔ SUNG VÀ DINH
DƯỠNG KHI MẮT TIÊU CHẢY 42
4.3. THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRẺ BỊ TIÊU CHẢY CẤP CỦA CÁC BÀ MẸ 46
4.4. NGUỒN CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CÁC BÀ MẸ 47
KẾT LUẬN 49
KIẾN NGHỊ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm của bà mẹ trong nhóm nghiên cứu 29

Bảng 3.2 : Nguồn nước sinh hoạt và công trình vệ sinh 30
Bảng 3.3.Tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ bú bình theo độ tuổi 31
Bảng 3.4. Khái niệm về tiêu chảy cấp và xử trí ban đầu 33
Bảng 3.5. Nguyên nhân chính gây tử vong cho trẻ 34
Bảng 3.6. Nhận biết dấu hiệu mất nước của các bà mẹ 35
Bảng 3.7. Kiến thức về dung dịch bù nước và điện giải 35
Bảng 3.8 Cách uống ORS tại viện 37
Bảng 3.9 :Giáo dục sức khỏe tại viện 38
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tuổi của trẻ trong nghiên cứu 28
Biểu đồ 3.2. Giới của trẻ trong nghiên cứu 29
Biểu đồ 3.3 Thời điểm ăn bổ sung cho trẻ theo nhóm tuổi 31
Biểu đồ 3.4. Bảo quản và xử lý thức ăn cho bữa sau 32
Biểu đồ 3.5. Các thuốc sử dụng khi trẻ bị tiêu chảy cấp 34
Biểu đồ 3.6. Thực hành pha ORS của các bà mẹ 37
Biểu đồ 3.7. Loại thức ăn ăn kiêng khi trẻ bị tiêu chất cấp 38
Biểu đồ 3.8. Điều dưỡng viên giáo dục sức khỏe 39
Biểu đồ 3.9. Các nguồn khác cung cấp thông tin về chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp
cho các bà mẹ 40
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh TCC ở trẻ em đã, đang và vẫn còn là bệnh lôi cuốn sự chú ý của
nhiều nhà khoa học, y học…bởi vì nó là nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong
hàng đầu cho trẻ em dưới 5 tuổi nói chung, nhất là trẻ em dưới 24 tháng tuổi
nói riêng tại các nước đang phát triển [5]. Theo WHO hàng năm trên thế giới
có khoảng 4073,9 triệu đợt TC, trong đó trên 90% đợt TCC ở các nước đang
phát triển. Tại các nước này bình quân mắc 8- 14 đợt TCC/1 năm/1 trẻ lứa
tuổi 6-24 tháng, 5- 8 đợt TCC/1 năm/1 trẻ dưới 5 tuổi [3]. Theo báo cáo của
nhiều nước đang phát triển từ năm 1981- 1986, tỷ lệ tử vong do TCC ở trẻ em
dưới 5 tuổi chiếm 1/3 các nguyên nhân gây tử vong [4], [5]. Hai mươi năm

trước đây, ước tính cứ khoảng 15 giây trên thế giới có 1 trẻ tử vong vì TC.
Nhờ tiến bộ trong điều trị TC, tử vong đã giảm xuống còn 3,5- 4,5 triệu
trẻ/năm. Năm 2003 có khoảng 1,87 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong vì TC [3].
Bệnh tiêu chảy là một vấn đề toàn cầu, là gánh nặng kinh tế đối với các
nước đang phát triển như Việt Nam. Ở Việt Nam trẻ dưới 5 tuổi mắc trung
bình là 2,2 đợt TCC/năm [1], [3]. TCC là nguyên nhân thứ hai gây tử vong
cho trẻ em sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, trong đó 80% tử vong do tiêu
chảy xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi. Nhờ triển khai chương trình phòng chống
bệnh TC từ năm 1982 đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong từ 3,33% khi mới
triển khai giảm xuống còn 0,084% năm 1993 [5]. Từ năm 1995, việc xử trí
TC ở trẻ em đã được đưa vào một chương trình lồng ghép (IMCI) do tổ chức
Y Tế thế giới (WHO) và quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF khởi xướng
xây dựng [9]. Tuy nhiên, TC hiện nay vẫn còn là bệnh phổ biến ở nước ta.
Việc điều trị TCC cho trẻ em tại nhà có ý nghĩa quan trọng trong việc
làm giảm tỉ lệ tử vong cho trẻ em. Theo tổ chức Y Tế thế giới, nếu quản lý,
chăm sóc và điều trị tốt cho trẻ bị TC tại nhà thì có thể cứu sống khoảng 1,8
2
triệu trẻ mỗi năm [6]. Nhiều tài liệu nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ em dưới 1
tuổi, đặc biệt là trẻ từ 6 đến 11 tháng tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất trong tổng số
trẻ em dưới 5 tuổi bị TCC, vì ở giai đoạn này lượng sữa mẹ bắt đầu giảm dần,
trẻ cũng bắt đầu ăn dặm nên lượng kháng thể mẹ truyền cho trẻ giảm đi. Sự
tăng trưởng, phát triển của trẻ cũng như các bệnh tật của trẻ ở giai đọan này
hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ ăn, vào kiến thức chăm sóc trẻ và
cách phòng chống bệnh TC của bà mẹ. Đây chính là 1 trong các nhân tố quyết
định hiệu quả công tác phòng, chống bệnh TC [2]. Việc nâng cao kiến thức và
kĩ năng thực hành của bà mẹ để phòng chống mất nước đóng vai trò quan
trọng bậc nhất trong việc điều trị TC cho trẻ tại nhà.
Trong những năm gần đây, ở khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai có một số
nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ thực hành của bà mẹ trong việc dự
phòng và điều trị trẻ tiêu chảy cấp, như nghiên cứu của Phan Thị Cẩm Hằng

năm 2007. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ tập trung đánh giá hiểu
biết chung của các bà mẹ mà chưa có các nghiên cứu mô tả nguồn thông tin
đem lại kiến thức cho các bà mẹ. Do đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Mô
tả kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp của các bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp
đang điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai năm 2013 “ với 3 mục tiêu
sau:
1) Mô tả kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu mất nước và cách xử trí
ban đầu của những bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp đang nằm điều trị
tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai
2) Mô tả về cách chăm sóc của các bà mẹ tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai.
3) Tìm hiểu về nguồn thông tin mang lại kiến thức cho các bà mẹ về
bệnh tiêu chảy cấp.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 ĐỊNH NGHĨA [8]
Tiêu chảy cấp là đi ngoài phân lỏng nhiều nước hoặc tóe nước trên 3
lần trong một ngày. Tiêu chảy cấp là bệnh tiêu chảy khởi đầu cấp tính, kéo dài
không quá 14 ngày.
Đợt tiêu chảy là thời gian kể từ ngày đầu tiên bị tiêu chảy tới ngày mà
sau đó 2 ngày phân trẻ hoàn toàn bình thường. Nếu sau hai ngày đó mà trẻ
tiêu chảy là trẻ đã mắc lại đợt tiêu chảy mới.
1.2 DỊCH TỄ
1.2.1 Đường lây truyền
Các tác nhân gây tiêu chảy thường lây truyền qua đường phân- miệng
thông qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với phân
mang mầm bệnh [8]. Cũng có thể lây trực tiếp từ người này sang người khác
(người- người) [7].
1.2.2 Một số tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy cấp [1]
- Không nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4- 6 tháng đầu, tập quán

cai sữa trước một tuổi.
- Cho trẻ bú chai không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ tiêu chảy cao gấp 10
lần so với trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc không bú bình.
- Ăn phải những thức ăn ôi thiu hoặc bị ôi nhiễm.
- Dùng nước uống đã bị nhiễm các vi khuẩn đường ruột (nước không
đun sôi hoặc để lâu).
- Không có thói quen rửa tay sau khi đi ngoài, trước khi chế biến thức
ăn, trước khi cho trẻ ăn.
- Không xử lý phân (đặc biệt là phân trẻ nhỏ) một cách hợp vệ sinh.
4
1.2.3 Những yếu tố vật chủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy
1.2.4 Tính chất mùa [8]
Có sự khác biệt theo màu và theo địa dư.
- Vùng ôn đới:
+ Mùa nóng: tiêu chảy thường do vi khuẩn
+ Mùa đông: tiêu chảy thường do virus
- Vùng nhiệt đới:
+ Tiêu chảy do vi khuẩn xảy ra cao điểm vào mùa mưa và nóng.
+ Tiêu chảy do Rotavirus lại xảy ra cao điểm vào mùa khô lạnh.
1.3 TÁC NHÂN GÂY TC
1.3.1 Virus [7]
Rotavirus là tắc nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe dọa tử vong ở trẻ
dưới 2 tuổi. Ngoài ra Adenovirus, Norwalkvirus… cũng gây bệnh tiêu chảy.
1.3.2 Vi Khuẩn [6]
- Coli đường ruột Escherichia Coli (E. Coli) có 5 tuýp gây bệnh.
+ E.Coli sinh độc tố ruột Esterotoxigenic (E.T.E.C)
+ E. Coli bám dính Enteroadherent (E.A.E.C)
+ E. Coli gây bệnh Entero pathogenic (E.P.E.C)
+ E. Coli xâm nhập Enteroinvasive (E.I.E.C)
+ E. Coli gây chảy máu ruột Enterohemorrhagic (E. H.E.C)

- Trực khuẩn lỵ (shigella): gây hội chứng lỵ
- Campylobacter jejuni: gây bệnh ở trẻ nhỏ, tiêu chảy phân nước hoặc
phân máu.
- Vi khuẩn tả vibrio cholerae: gây tiêu chảy xuất huyết bằng độc tố tả,
mất nước và điện giải nặng ở cả trẻ em và người lớn.
5
1.3.3 Ký sinh trùng [7]
- Entamoeba histolytica
- Giardia đuoenalis
- Cryptosporidium
Ngoài các tác nhân trên trẻ em còn có thể bị tiêu chảy do nhiều nguyên
nhân khác như tiêu chảy do kháng sinh, tiêu chảy do dị ứng thức ăn……
1.4 BỆNH SINH HỌC TCC
1.4.1 Sinh lý trao đổi nước bình thường ở ruột non [7], [8]
Trong những điều kiện bình thường quá trình hấp thu, bài tiết nước và
điện giải xảy ra trong toàn bộ ống tiêu hóa. Một người lớn khỏe mạnh, hàng
ngày ăn và uongs vào 2 lít nước, các chất dịch tiết trong cơ thể như nước bọt,
dịch dạ dày, gan và tụy khoảng 7 lít nên có khoảng 9 lít dịch xuống ruột non
mỗi ngày. Tại đây nước và điện giải được hấp thu ở nhung mao và được bài
tiết ở các hẽm tuyến, tạo nên sự trao đổi 2 chiều giữa lòng ruột và máu.
Bình thường hơn 90% lượng dịch được tái hấp thu tại ruột non, chỉ 1 lít
xuống ruột già và vẩn tiếp tục được hấp thu. Chỉ 100- 200ml được thải ra
ngoài theo phân hằng ngày.
Khi quá trình trao đổi nước và điện giải tại ruột non bị rối loạn (tăng
bài tiết, giảm hấp thu hoặc cả hai) sẽ làm lượng nước xuống đại tràng nhiều,
vượt quá khả năng hấp thu của đại tràng gây tiêu chảy cấp.
1.4.2. Hấp thu nước và điện giải tại ruột non [7], [8], [6]
Bài xuất nước và điện giải từ lòng ruột phụ thuộc vào sự chênh lệch áp
suất thẩm thấu tạo nên do các điện giải, nhất là Na
+

. Bình thường Na
+
được
hấp thu vào ruột bằng nhiều cách:
-
Gắn với Cl
-
-
Na
+
đơn độc
-
Trao đổi với ion H
+
6
- Gắn vào một chất khác như glucose, acid amine….(Khi Na
+
gắn với
glucose trong một dung dịch, thì khả năng hấp thu của ruột đối với dung dịch
này tăng lên gấp 3 lần).
Sau khi được hấp thu, Na
+
chuyển ra khỏi tế bào nhờ enzym
Na
+
K
+
ATPase và tới khu vực ngoại bào làm tăng áp lực thẩm thấu tại đây, do
vậy nước, điện giải được kéo một cách thụ động từ lòng ruột qua khu vực
gian bào vào máu. Quá trình này duy trì cân bằng thẩm thấu giữa dịch trong

lòng ruột và khu vực ngoại bào.
1.4.3 Bài tiết nước và điện giải tại ruột non [7], [8]
Bài xuất nước và điện giải xảy ra ở vùng hẽm tuyến. Na
+
cung Cl
-
vào
tế bào của niêm mạc ruột qua màng bên, sau đó Na
+
được bơm khỏi tế bào bởi
enzym Na
+
K
+
ATPase.
Nhiều chất trong tế bào như các Nucleotide vòng (đặc biệt như AMP
vòng hoặc GMP vòng) kích thích quá trình bài tiết làm tăng tính thấm của
màng tế bào hẽm tuyến đối với Cl
-
, làm tăng bài tiết Cl
-
vào lòng ruột. Quá
trình đó tạo ra sự chênh lệch áp lực thẩm thấu, làm các điện giải và nước được
kéo một cách thụ động từ dịch ngoài tế bào vào lòng ruột qua khoảng kẽ giữa
các tế bào.
1.4.4 Bệnh sinh tiêu chảy cấp
- Sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh vào đường tiêu hóa gây tiêu
chảy do:
+ Các độc tố ruột kích thích bài tiết nước và điện giải
+ Các tác nhân gây bệnh gây tổn thương tại chỗ và hệ thống

- Tuy nhiên yếu tố làm nghiêm trọng bệnh và mất cân bằng trong tiêu
chảy cấp nặng là: nôn, sốt, thở nhanh hoặc do sử dụng dung dịch bù nước và
điện giải không thích hợp.
+ Rối loạn thăng bằng acid-base:toan chuyển hóa.
+ Sock giảm thể tích tuần hoàn do mất nước nặng.
7
1.5 HẬU QUẢ CỦA TC [6], [7], [8]
1.5.1 Mất nước và điện giải
- Mất nước đẳng trương: lượng nước và muối mất tương đương
+ Nồng độ Natri bình thường 130-150mmol/l
+ Mất nghiêm trọng dịch ngoài tế bào gây giảm khối lượng tuần hoàn.
+ Mất 5% trọng lượng cơ thể: bắt đầu xuất hiện triệu trứng lâm sàng
mất nước.
+ Mất 10% trọng lượng cơ thể: sốc do giảm thể tích tuần hoàn.
+ Mất trên 10% trọng lượng cơ thể: gây tử vong do suy giảm tuần hoàn.
- Mất nước ưu trương: Tăng Natri máu: Thường xảy ra khi nước mất
nhiều hơn natri, uống nhiều các loại dịch ưu trương nồng độ Na
+
, đường đậm
đặc, kéo nước tù dịch ngoại bào vào lòng ruột, nồng độ Na
+
dịch ngoại bào
tăng kéo nước trong tế bào ra gây mất nước trong tế bào.
- Mất nước nhiều hơn mất muối.
- Nồng độ Na
+
máu tăng cao
- Độ thẩm thấu huyết thanh tăng (trên 295 mosmol/l)
- Trẻ kích thích, khát nước dữ dội, co giật xảy ra khi Na
+

máu tăng trên
165mmol/l.
- Mất nước nhược trương: Khi uống quá nhiều nước hoặc các dung dịch
nhược trương gây mất dịch ngoài tế bào và ứ nước trong tế bào.
- Mất natri nhiều hơn mất nước.
- Na
+
máu thấp dưới 130mmlo/l.
- Nồng độ thẩm thấu huyết thanh giảm dưới 275mosmol/l.
- Trẻ li bì, đôi khi co giật nhanh chóng dẫn tới sốc do giảm khối lượng
tuần hoàn.
8
1.5.2 Nhiễm toan chuyển hóa
Do mất nhiều bicacrbonat trong phân. Nếu chức năng thận bình thường,
thận sẽ điều chỉnh và bù trừ, nhưng khi giảm khối lượng tuần hoàn gây suy
giảm chức năng thận nhanh chóng dẫn tới nhiễm toan.
- Bicarbonat trong máu giảm dưới 10 mmol/l.
- P/H động mạch giảm dưới 7,1.
- Thở mạnh và sâu, môi đỏ.
1.5.3 Thiếu Kali
Do mất K
+
trong phân khi bị tiêu chảy đặc biệt là ở trẻ suy dinh dưỡng.
- Kali trong máu giảm.
- Trướng bụng, liệt ruột cơ năng, loạn nhịp tim.
1.6 TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG [7], [8]
1.6.1 Triệu chứng tiêu hóa [8]
- Tiêu chảy: Xảy ra đột ngột, phân lỏng nhiều nước, nhiều lần (10-15
lần/ngày), mùi chua, phân có thể nhầy. Trường hợp lỵ phân có thể có nước lẫn
máu hoặc mũi.

- Nôn: Thường xuất hiện đầu tiên trong trường hợp tiêu chảy do Rota
hoặc tiêu chảy do tụ cầu, nôn liên tục hoặc vài lần một ngày làm trẻ mất
nước,H
+
và clo.
- Biếng ăn: Có thể xuất hiện sớm hoặc khi trẻ tiêu chảy nhiều ngày, trẻ
thường từ chối các thức ăn thông thường, chỉ thích uống nước.
1.6.2 Triệu chứng mất nước [7], [8]
Khi trẻ bị tiêu chảy, đánh giá tình trạng mất nước cần phải tiến hành
trước hết.
- Toàn trạng: Bình thường trẻ tỉnh táo, khi có mất nước sẽ kích thích quấy
khóc, có thể li bì, hôn mê khi mất nước nặng, sốc giảm khối lượng tuần hoàn.
- Khát nước: Cho trẻ uống nước bằng cốc, hoặc bằng thìa và quan sát trẻ:
9
+ Uống bình thường: Trẻ uống nhưng không thích lắm hoặc từ chối
uống khi chưa có biểu hiện mất nước trên lâm sàng.
+ Trẻ khát nước khi uống một cách háo hức, vồ lấy thìa hay cốc nước
hoặc khóc khi ngừng cho trẻ uống.
+ Trẻ có thể không uống được, hoặc uống kém do trẻ li bì hoặc bán mê
khi bị mất nước nặng.
- Mắt có thể bình thường, trũng hoặc rất trũng và khô.
+ Cần chú ý so với lúc bình thường mắt trẻ có trũng không?
- Nước mắt: Quan sát khi trẻ khóc to có nước mắt hay không. Trẻ khóc
to không có nước mắt khi bị mất nước trung bình.
- Miệng và lưỡi: Nếu dùng ngón tay khô và sạch sờ trực tiếp vào trong
miệng và lưỡi trẻ để khám, khi rút ngón tay ra thường khô, đó là trẻ bị mất nước.
- Độ chun giãn da: Khi véo da thành nếp vùng bụng và đùi rồi bỏ ra,
nếp hằn da thường mất nhanh, khi nếp véo da mất đi chậm (hoặc rất chậm) là
biểu hiện của mất nước nặng. Tuy nhiên ở trẻ bụ bẫm do có lớp mỡ dưới da
dày nên khó thấy độ chun giãn da giảm, ngay cả khi trẻ bị mất nước nếp véo

da vẫn mất nhanh. Ngược lại, ở trẻ suy dinh dưỡng teo đét lớp véo da vẫn mất
chậm khi không có triêu chứng mất nước.
- Thóp trước: Ở trẻ mất nước nhẹ và trung bình, thóp trước lõm hơn
bình thường và rát lõm khi mất nước nặng.
- Chân tay: Bàn chân và tay bình thường ấm và khô, móng tay có màu
hồng. Khi mất nước nặng và bị sốc, bàn chân bàn tay lạnh, ẩm, móng tay màu
tím, da có nổi vân tím khi trẻ bị sốc.
- Mạch: Khi bị mất nước nặng, mạch quay rất nhanh và yếu, khi bị sốc
do giảm khối lượng máu tuần hoàn, mạch quay hoàn toàn không bắt được, tuy
nhiên mạch bẹn vẫn có thể bắt được.
10
- Thở: Trẻ thở nhanh, khi trẻ bị mất nước nặng do tưng chuyển hóa.
Cần phân biệt với viêm phổi nếu trẻ không có ho hoặc co kéo lồng ngực
- Sụt cân:
+ Giảm dưới 5%: Chưa có dấu hiệu mất nước trên lâm sàng.
+ Mất 5-10%: Có biểu hiện mất nước vừa và nhẹ.
+ Mất nước trên 10%: Có biểu hiện mất nước nặng.
- Tiểu ít
1.7 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ MẤT NƯỚC [7]
1.7.1 Đánh giá các mức độ mất nước theo chương trình CDD [7], [8]
Dấu hiệu
A B C
Toàn trạng Tốt, tỉnh táo
Vật vã, kích
thích
*
Li bì, hôn mê
*
Mắt Bình thường Trũng Không
Nước mắt Có Không Không

Miệng, lưỡi Ướt Không Rất khô
Khát
Không, uống
bình thường
Khát, uống háo
hức
*
Uống kém, hoặc
không uống được
*
Sờ véo nếp da
Nếp véo da mất
nhanh
Nếp véo da mất
chậm < 2 giây
*
Nếp véo da mất rất
chậm > 2 giây
*
Chẩn đoán mức
độ mất nước ở trẻ
em bị tiêu chảy
cấp
Bệnh nhi không
có dấu hiệu mất
nước
Nếu có 2 dấu
hiệu trở lên, trong
đó có ít nhất 1
dấu hiệu

*
là mất
nước nhẹ hoặc
trung bình
Nếu có 2 dấu hiệu trở
lên, trong đó có ít
nhất 1 dấu hiệu
*

mất nước nặng
Phác đồ điều trị Phác đồ A Phác đồ B Phác đồ C
11
1.7.2 Đánh giá mức độ mất nước theo chương trình lồng ghép chăm sóc
trẻ bệnh (IMCI) [7]
Trẻ từ 2 tháng- 5 tuổi
Dấu hiệu mất nước Đánh giá tình trạng Điều trị
Mất nước
Hai trong các dấu hiệu sau:
- Li bì khó đánh thức
- Mắt trũng Mất nước nặng Phác đồ C
- Không uống háo hức hoặc uống kém
- Nếp véo da mất rất chậm
Hai trong các dấu hiệu sau:
- Vật vã, kích thích
- Mắt trũng
- Khát, uống háo hức Có mất nước Phác đồ B
- Nếp véo da mất chậm
Không đủ các dấu hiệu để phân loại Không mất nước Phác đồ A
có mất nước hoặc mất nước nặng
Trẻ từ 1 tuần đến 2 tháng tuổi:

12
Dấu hiệu mất nước Đánh giá tình trạng mất nước
Điều trị
Hai trong các dấu hiệu sau:
- Ngủ li bì hay khó đánh thức
- Mắt trũng Mất nước nặng
Phác đồ C
- Nếp véo da mất rất chậm
Hai trong các dấu hiệu sau
- Vật vã kích thích
- Mắt trũng Có mất nước
Phác đồ B
- Nếp véo da mất chậm
Không đủ các dấu hiệu để phân loại
có mất nước hoặc mất nước nặng Không mất nước
Phác đồ A
1.8 ĐIỀU TRỊ
1.8.1 Bù nước và điện giải
1.8.1.1 Phác đồ A: Điều trị cho những trường hợp tiêu chảy chưa có biểu hiện
mất nước bao gồm:
Nguyên tắc 1: Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường phòng mất
nước. Cách cho uống như sau:
- Số lượng uống: Cho trẻ uống nước sau mỗi lần đi ngoài với số lượng
nước như sau:
Tuổi Lượng ORS cho uống sau Lượng ORS cần cung
13
mỗi lần đi ngoài cấp để dùng tại nhà
< 24 tháng tuổi 50-100ml 500ml
2- 10 tuổi 100-200ml 1000ml
10 tuổi trở lên uống cho đến khi hết khát 2000ml/ngày

- Các loại dịch dùng trong tiêu chảy tại nhà:
+ Nước cháo muối: Cho 1 nắm gạo (50gr) + 1 nhúm muối ( 3,5gr) + 6
bát nước đun sôi cho khi hạt gạo nở tung ra (15 phút ), chắt ra được 1 lít nước
cháo uống. Nước cháo đã pha chỉ dùng trong ngày (tốt nhất dùng trong 6h).
+ Có thể cho uống nước sôi để nguội
+ Dung dịch ORS là tốt nhất với thành phần:
Thành phần ORS ( WHO 1975) ORS ( WHO 2002)
Glucose 20 g/l 13,5 g/l
Na+ 90 mmol/l 75 mmol/l
K
+
20 mmol/l 20 mmol/l
Cl
-
80 mmol/l 65mmol/l
Bicarconate/citrat 30 mmol/l/10 mmol/l 10 mmol/l
Áp lực thẩm thấu 311 mosmol/l 245mosmol/l
Pha 1 gói ORS với 1 lít nước (cần phải có dụng cụ đong đo đúng), cho
uống ngay trong ngày.
- Cách cho trẻ uống:
+ Trẻ < 2 tuổi, cho uống từng thìa, trẻ lớn cho uống từng ngụm một
bằng cốc hoặc bằng bát.
+ Trẻ bị nôn, dừng lại đợi 5-10 phút sau lại tiếp tục cho uống.
+ Cần động viên người mẹ chịu khó cho con uống, vì chỉ có cho trẻ
uống mới tránh được hậu quả nguy hiểm khi trẻ bị tiêu chảy.
Nguyên tắc 2:
- Cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng để phòng suy dinh dưỡng.
- Cho bú mẹ, không ăn kiêng.
14
- Khi hết tiêu chảy, cho ăn thêm ngày một bữa (ngoài các bữa chính)

trong 2 tuần.
Nguyên tắc 3:
Hướng dẫn người mẹ phát hiện sớm các dấu hiệu mất nước để đưa đến
cơ sở y tế kịp thời khi:
- Trẻ ỉa nhiều lần, phân nhiều nước.
- Khát nhiều.
- Sốt.
- Ỉa phân nhày máu mũi.
- Nôn nhiều lần.
- Không chịu ăn.
1.8.1.2 Phác đồ B
Điều trị các trường hợp mất nước vừa và nhẹ cho bệnh nhân nhi uống
ORS dựa theo cân nặng hay tuổi ( nếu không cân được )
- Lượng ORS uống trong 4h đầu (ml)
Tuổi < 4 tháng 4-11 tháng 12-23 tháng 2-4 tuổi 5-14 tuổi 15 tuổi
Cân < 5 kg 5-8 kg 8-11 kg 11-16kg 16- 30 kg 30 kg
Ml 200-400 400-600 600-800
800-1200
1200-2200
2200-4000
+ Chỉ sử dụng tuổi của bệnh nhi để tính lượng dịch cần bù khi không
biết cân nặng.
+ Nếu biết cân nặng có thẻ tính lương dịch cần bù bằng số lượng nước
(ml) uống trong 4h = cân nặng của bệnh nhi × 75ml.
- Cách cho uống: Trẻ nhỏ 2 tuổi thì cho uống từng thìa, cứ 1-2 phút cho
uống 1 thìa, đối với trẻ lớn cho uống từng ngụm bằng chén. Nếu trẻ nôn cho
ngừng uống 10 phút, sau đó cho uống chậm hơn. Sau 4h đánh giá lại tình
trạng mất nước. Nếu hết triệu chứng mất nước chuyển sang phác đồ A, trẻ còn
15
dấu hiệu mất nước vừa và nhẹ thì tiếp tục theo phác đồ B. Nếu nặng lên thì

chuyển sang phác đồ C.
- Dinh dưỡng: Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, cho ăn các thức ăn giàu dinh
dưỡng và hoa quả. Sau khi khỏi, cần cho ăn thêm mỗi ngày 1 bữa (ngoài các
bữa ăn bình thường) trong thời gian 2 tuần.
- Theo dõi chặt diễn biến và lựa chon phương thức điều trị thích hợp.
1.8.1.3 Phác đồ C
Áp dụng trong những trường hơp mất nước nặng.
- Truyền tĩnh mạch ngay 100ml/kg dung dịch Ringer Lactate (hoặc
dung dịch muối sinh lý) chia số lượng và thời gian như sau:
Tuổi Lúc đầu 30ml/kg trong Sau đó 70 ml/kg trong
< 12 tháng 1 giờ 5 giờ
Bệnh nhân lớn hơn 30 phút 2 giờ 30 phút
- Lại truyền 1 lần nữa với số lượng và thời gian tương tự nếu mạch
quay còn yếu hoặc không bắt được.
- Cứ 1- 2h đánh giá lại bệnh nhân. Nếu tình trạng mất nước không tiến
triển tốt thì truyền nhanh hơn.
- Ngay khi bệnh nhân có thể uống được, hãy cho uống ORS 5ml/kg/giờ.
- Nếu không truyền được, tùy từng điều kiện cụ thể chuyển bệnh nhân
lên tuyến trên để truyền dịch hoặc đặt ống thông dạ dày cho ORS với số
lượng 20ml/kg/giờ (tổng số 120ml/kg).
Cho ăn trở lại ngay khi trẻ có thể ăn được như tiếp tục cho bú mẹ, hoặc
cho trẻ ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng.
1.8.2 Dinh dưỡng cho trẻ [7], [8], [11]
16
- Nếu trẻ bú mẹ, tiếp tục cho trẻ bú bình thường
- Nếu trẻ không bú sữa mẹ: Tiếp tục cho trẻ bú loại sữa mà trẻ ăn trước đó.
- Trẻ trên 6 tháng hoặc đã ăn thức ăn đặc: Cho ăn thức ăn chế biến từ
ngũ cốc, thêm đậu rau, thịt hoặc cá và thêm 1 thìa dầu thực vật mỗi bữa ăn.
- Thức ăn phải được nấu chín kĩ, nghiền nhỏ và cho ăn ngay sau
khi chế biến.

- Sau khi khỏi, cần cho ăn thêm mỗi ngày 1 bữa (ngoài các bữa ăn bình
thường) trong thời gian 2 tuần.
1.8.3. Bổ sung kẽm [7][8][11]
- Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới các trường hợp TCC nên bổ
xung kẽm. Kẽm có tác dụng phục hồi niêm mạc ruột, rút ngắn thời gian bị
bệnh và hạn chế các đợt tiêu chảy.
- Liều: 20mg/ngày
- Thời gian: 10- 14 ngày.
1.9 PHÒNG BỆNH TCC [7], [8]
- Nuôi con bằng sữa mẹ: Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
- Cải thiện tập quán cho trẻ ăn sam.
+ Cho ăn thêm thức ăn chế biến từ ngũ cốc, thêm đậu, rau, thịt và thêm
1 thìa dầu thực vật.
+ Thức ăn nấu kỹ, nghiền nhỏ và ăn ngay sau khi chế biến.
+ Sau khi khỏi ỉa chảy, cho ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong thời gian 2 tuần.
- Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh và ăn uống.
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

×