Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng ung thư cổ tử cung của phụ nữ từ 15 49 tuổi đến khám phụ khoa tại bệnh viện đa khoa tỉnh lâm đồng năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.46 KB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH DỰ PHÒNG UNG
THƯ CỔ TỬ CUNG CỦA PHỤ NỮ TỪ 15 – 49 TUỔI ĐẾN
KHÁM PHỤ KHOA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LÂM
ĐỒNG NĂM 2019


LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH


KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH DỰ PHÒNG UNG
THƯ CỔ TỬ CUNG CỦA PHỤ NỮ TỪ 15 - 49 TUỔI ĐẾN
KHÁM PHỤ KHOA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LÂM
ĐỒNG NĂM 2019
Chuyên ngành: Điều dưỡng
Mã số: 8720301

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS LÊ THANH TÙNG


NAM ĐỊNH – 2019


iii

TÓM TẮT
Mục tiêu:Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng ung thư cổ tử
cung (UTCTC) của phụ nữ từ 15 – 49 tuổi đến khám phụ khoa tại bệnh viện Đa
khoa tỉnh Lâm Đồng năm 2019 và xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức,
thái độ và thực hành của đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Phỏng vấn kiến thức, thái độ và
thực hành dự phòng ung thư cổ tử cung của 400 phụ nữ có độ tuổi từ 15 – 49 tuổi

đến khám phụ khoa tại phòng khám Sản Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng
Kết quả: Về kiến thức có 36,3% phụ nữ có kiến thức Đạt, đa số đều cho
rằngUTCTClà loại ung thư phổ biến ở phụ nữ chiếm 67,0%. Tuy nhiên có đến
78,5% phụ nữ khơng biết nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi rút HPV.Tỷ lệ biết
UTCTC có thể dự phịng được là 70,5%, nhưng số phụ nữ biết đối tượng khuyến
cáo tiêm phòng vắc xin HPV và độ tuổi nên đi tiêm vắc xin phòng UTCTC còn hạn
chế chiếm tỷ lệ lần lượt là30,5% và 43,7%. Về thái độ, số phụ nữ có thái độ tích cực
là 66,7%. Nhưng số phụ nữ thực hành dự phịng UTCTC đúng chiếm tỷ lệ thấp chỉ
có 20,2%, phần lớn các ĐTNC đều thực hành dự phòng UTCTC chưa đúng chiếm
79,8%. Số phụ nữchưa tiêm phòng vắc xincòn cao chiếm 85,5%, tỷ lệ chưa đi khám
sàng lọc UTCTC chiếm 62,3%, có 100% số phụ nữ đã đi khám sàng lọc đều đi
khám ít nhất 1 lần trong vòng gần 3 năm gần đây, tần suất đi khám sàng lọc đúng

thời gian dưới 2 năm và từ 2-3 năm chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 70,9% và 21,9%. Địa
điểm các ĐTNC lựa chọn để tiêm phòng vắc xin và sàng lọc ung thư cổ tử cung đều
cho thấy bệnh viện tuyến tỉnh chiếm số lượng lớn lần lượt là 72,4% và 50,3%.
Nghiên cứu đã tìm ra mối liên quan giữa kiến thức về dự phịng có mối liên quan
đến dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, gia đình, người thân có người mắc
UTCTC, tiếp cận thơng tin (p<0,05).Thái độ dự phịng UTCTC có mối liên quan với
trình độ học vấn, gia đình, người thân có người mắc UTCTC, kiến thức dự phòng


iv

UTCTC và tiếp cận thơng tin (p<0,05).Thực hành dự phịng UTCTC có mối liên

quan đến trình độ học vấn, biết người bị UTCTC, kiến thức và thái độ dự phòng
UTCTC và tiếp cận thông tin (p<0,05).
Khuyến nghị:Ban quản lý bệnh viện nên tăng cường truyền thông giáo dục
sức khỏe về dự phòng UTCTC đến phụ nữ tới viện khám tại viện. Với phụ nữ nên
tăng cường tìm hiểu thơng tin về dự phịng UTCTC trên các kênh thơng tin, nên chủ
động khám phụ khoa và tiêm phòng,khám sàng lọc UTCTC định kỳ 6 tháng/lần.
Từ khóa: Dự phịng ung thư cổ tử cung, phụ nữ 15 – 49 tuổi, kiến thức, thái
độ, thực hành.


v


LỜI CÁM ƠN
Với lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin gửi lời chân thành cảm ơn tới Ban giám
hiệu, Phòng đào tạo sau đại học và quý thầy, cô Trường Đại học Điều dưỡng Nam
Định đã hết lòng truyền đạt kiến thức, hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu tại trường.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Lê Thanh Tùng, người thầy
đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ và dành nhiều thời gian giúp tơi trong suốt q trình
nghiên cứu và hồn thành luận văn cao học.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị Điều dưỡng viên tại
bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình thu
thập số liệu tại quý bệnh viện.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban lãnh đạo và các giảng viên

và các em sinh viên khoa Điều dưỡng trường Đại học Yersin Đà Lạt đã tạo điều
kiện và hỗ trợ tơi trong suốt khóa học này.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡ tơi trong
suốt q trình học tập và nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Nam Định, ngày 14 tháng 11 năm 2019

Nguyễn Thị Hồng Hạnh


vi


CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Hồng Hạnh, học viên lớp Cao học Khóa IV, trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định. Tơi xin cam đoan:
Đây là nghiên cứu do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Lê
Thanh Tùng – Hiệu trưởng Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Cơng trình nghiên cứu này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác
đã được công bố ở Việt Nam và trên thế giới. Các số liệu và thông tin trong nghiên
cứu là trung thực và khách quan. Đã được sự đồng ý thu thập số liệu và xác nhận
của cơ sở nơi mà tôi thực hiện nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan này.
Nam Định, ngày 14 tháng 11 năm 2019
Tác giả


Nguyễn Thị Hồng Hạnh


MỤC LỤC
Nội dung
Trang
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. v
CAM ĐOAN .............................................................................................................. vi
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ x
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... xi

ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4
1.1 Sơ lược về ung thư cổ tử cung ......................................................................... 4
1.2 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng ung
thư cổ tử cung ........................................................................................................ 14
1.3 Thực trạng nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ về dự phòng
ung thư cổ tử cung trên thế giới và Việt Nam ....................................................... 18
1.4 Khung lý thuyết .............................................................................................. 22
1.5 Địa bàn nghiên cứu ........................................................................................ 23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 25
2.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 25

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................................. 25
2.3 Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 25
2.4 Cỡ mẫu ........................................................................................................... 25
2.5 Phương pháp chọn mẫu .................................................................................. 26
2.6 Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 26
2.7 Biến số nghiên cứu (chi tiết tại phụ lục 2) ..................................................... 28
2.8 Các khái niệm và thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ........................................... 28
2.9 Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 30


2.10Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .................................................................. 30
2.11Sai số và biện pháp khắc phục ....................................................................... 31

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 32
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................................... 32
3.2 Kiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng UTCTC của ĐTNC................ 33
3.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng UTCTC46
Chương 4: BÀN LUẬN............................................................................................. 55
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................................... 55
4.2 Kiến thức dự phòng ung thư cổ tử cung ........................................................ 56
4.3 Thái độ của ĐTNC về dự phòng UTCTC ...................................................... 61
4.4 Thực hành dự phòng ung thư cổ tử cung. ...................................................... 62
4.5 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng UTCTC
của phụ nữ ............................................................................................................. 65
4.6 Những điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu .............................................. 70

Chương 5: KẾT LUẬN ............................................................................................. 72
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU
Phụ lục 2: BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU
Phụ lục 3: NỘI DUNG PHỎNG VẤN
Phụ lục 4: THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
Phụ lục 5: PHIẾU Ý KIẾN CHUYÊN GIA
Phụ lục 6: DANH SÁCH BỆNH NHÂN



x

DANH MỤC VIẾT TẮT

ADN

Desoxyribonucleic Acid



Cao đẳng


CIN

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

CTC

Cổ tử cung

ĐH

Đại học


ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

HIV

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người


HIV/AIDS Virus gây suy giảm miễn dịch ở người / Thiếu hụt miễn dịch mắc phải
HPV

Papillomavirus ở người

LBC

Tế bào học dựa trên chất lỏng

LEEP

Kỹ thuật cắt bỏ vòng điện


NIHE

Viện Vệ sinh và Dịch tễ học Quốc gia

PAP

Papanicolaou

PATH

Chương trình cơng nghệ phù hợp trong y tế


THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TC

Trung cấp


UPSTF

Lực lượng đặc nhiệm dịch vụ dự phòng Hoa Kỳ

UTCTC

Ung thư cổ tử cung

WHO

Tổ chức Y tế thế giới



xi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các phương pháp sàng lọc ung thư CTC .................................................... 8
Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ........................................................ 32
Bảng 3.2. Kiến thức về đặc điểm bệnh UTCTC của ĐTNC ..................................... 33
Bảng 3.3. Kiến thức về biểu hiện của bệnh UTCTC ................................................ 34
Bảng 3.4. Kiến thức về các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh UTCTC ................. 35
Bảng 3.5. Kiến thức chung về bệnh UTCTC của ĐTNC ......................................... 36
Bảng 3.6. Kiến thức về phát hiện sớm UTCTC của ĐTNC ..................................... 37

Bảng 3.7. Kiến thức về dự phòng bệnh UTCTC của ĐTNC .................................... 38
Bảng 3.8. Kiến thức về vắc xin dự phòng UTCTC của ĐTNC ................................ 39
Bảng 3.9. Kiến thức chung về phát hiện sớm và dự phòng UTCTC của ĐTNC ...... 40
Bảng 3.10. Tổng hợp kiến thức chung ...................................................................... 41
Bảng 3.11. Nguồn thông tin tiếp cận của ĐTNC về dự phòng UTCTC ................... 41
Bảng 3.12. Thái độ dự phòng UTCTC...................................................................... 42
Bảng 3.13. Tổng hợp thái độ của ĐTNC về dự phòng UTCTC ............................... 43
Bảng 3.14. Thực hành khám phụ khoa, tiêm vắc xin dự phòng UTCTC của ĐTNC43
Bảng 3.15. Thực hành khám sàng lọc ung thư cổ tử cung ....................................... 44
Bảng 3.16. Thực hành dự phòng ung thư cổ tử cung ................................................ 45
Bảng 3.17. Thực hành chung .................................................................................... 46
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa một số đặc trưng cá nhân và kiến thức về dự phòng

UTCTC của ĐTNC .................................................................................. 46
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa một số đặc trưng cá nhân và thái độ về dự phòng
UTCTC của ĐTNC .................................................................................. 48
Bảng 3.20. Một số yếu tố liên quan đến thực hành về dự phòng UTCTC của ĐTNC50
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tiếp cận thơng tin truyền thơng và kiến thức về dự
phịng UTCTC của ĐTNC ....................................................................... 52
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa tiếp cận thơng tin truyền thơng và thái độ dự phịng
UTCTC của ĐTNC .................................................................................. 53
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa tiếp cận thơng tin truyền thơng và thực hành dự
phịng UTCTC của ĐTNC ....................................................................... 54



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), ung thư cổ tử cung là ung thư phổ biến
thứ 4 ở phụ nữ trên toàn thế giới về cả tỷ lệ mắc mới và tử vong hàng năm. Năm
2018, ước tính 569.847 trường hợp mới và 311.365 trường hợp tử vong trong năm
2018 chiếm 7,5% tổng số ca tử vong do ung thư ở phụ nữ [18] và hơn 90% trong số
này xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình, khu vực kém phát triển [53].
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ác tính phổ biến, gây tử vong hàng đầu
do ung thư ở phụ nữ tại các nước đang phát triển [46]. Nếu khơng có các can thiệp
sàng lọc, dự phịng và điều trị ung thư cổ tử cung thì trong khoảng 10 năm nữa, tỷ lệ
mắc mới và chết do ung thư cổ tử cung sẽ tăng thêm 25% [1]

Việt Nam là một trong những nước đang phát triển cũng chịu gánh nặng liên
quan đến bệnh ung thư cổ tử cung. Khoảng 4.177 ca ung thư cổ tử cung mới được
chẩn đoán và khoảng 2.420 ca tử vong hàng năm tại Việt Nam (ước tính cho năm
2018). Ung thư cổ tử cung đứng thứ 7 trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung
thư ở phụ nữ tại Việt Nam nhưng đó cũng chính là ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ
trong độ tuổi từ 15 đến 44 tuổi ở nước ta. Ung thư cổ tử cung (UTCTC) có thể xảy
ra với bất kỳ người phụ nữ nào, và nhóm tuổi mắc UT CTC tập trung nhiều nhất
thường vào phụ nữ ở 35-40 tuổi trở lên [20]. Tuy nhiên UT CTC có thể ngăn ngừa
được nếu dự phịng tốt, phát hiện sớm và tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ,
UTCTC sẽ có khả năng điều trị khỏi, giảm tỷ lệ tử vong cho người phụ nữ [42].
Bộ Y tế tại Việt Nam cũng đang triển khai kế hoạch hành động quốc gia để
dự phịng và kiểm sốt ung thư cổ tử cung giai đoạn 2016 – 2025. Hiện tại, chương

trình dự phịng UTCTC đã được triển khai ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.
Tuy nhiên, hiệu quả của các chương trình hoạt động này cịn hạn chế, tỷ lệ vẫn gia
tăng rõ rệt, đặc biệt tỷ lệ các trường hợp phát hiện ở giai đoạn muộn chiếm đa số.
Theo nghiên của Trần Thị Vân năm 2014 cho thấy 45,8% đối tượng đã từng nghe
tới HPV, nhưng chỉ có 0,5% phụ nữ đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin HPV [13], và kết quả


2

nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Tú năm 2017 có 2,7% phụ nữ có kiến thức về
bệnh UTCTC [11] cho thấy rằng kiến thức và thực hành dự phòng UTCTC của
người dân vẫn còn thấp. Theo nghiên cứu trên 2132 phụ nữ tại tỉnh Lâm Đồng của

Đặng Thị Hà năm 2013, mẫu nghiên cứu có 29 trường hợp phết tế bào cổ tử cung
(CTC) bất thường chiếm tỷ lệ 1,36% tỷ lệ tổn thương tiền ung thư, ung
thư cổ tử cung là 0,75% cao nhất là CIN III có 07 trường hợp (0,33%), phần lớn các
trường hợp phát hiện ở giai đoạn muộn [3].
Do đó việc nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng UTCTC cho
phụ nữ là một trong những yếu tố quan trọng để giảm gánh nặng bệnh tật. Một số
nghiên cứu cho thấy người phụ nữ thực hiện sàng lọc và tiêm vắc xin dự phịng
UTCTC là do có sự tư vấn của đội ngũ y tế trong đó cũng có đóng góp của Điều
dưỡng viên[37]. Hiểu được vai trò và ý nghĩa quan trọng của việc dự phòng ung thư
cổ tử cung, chúng tơi nhận thấy việc tìm hiểu các vấn đề về kiến thức, thái độ và
thực hành về dự phòng UTCTC của phụ nữ tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng là
cần thiết, giúp cung cấp thông tin mô tả ban đầu, bằng chứng khoa học để các nhà

quản lý y tế tại Bệnh viện có thể đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ nâng cao
nhận thức cho phụ nữ đến khám tại viện, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng ung thư cổ tử cung của phụ nữ từ 15 –
49 tuổi đến khám phụ khoa tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng năm 2019”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng ung thư cổ tử cung của phụ
nữ từ 15 – 49 tuổi đến khám phụ khoa tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng năm
2019.

2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành dự
phòng ung thư cổ tử cungcủa phụ nữ từ 15 – 49 tuổi đến khám phụ khoa tại bệnh viện
Đa khoa tỉnh Lâm Đồng năm 2019.


4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Sơ lược về ung thư cổ tử cung
1.1.1 Khái niệm

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một sự thay đổi rõ rệt trong các tế bào biểu mô
của vùng cổ tử cung, các tế bào bắt đầu phát triển một cách bất thường khi nhiễm
HPV hoặc do các tác nhân khác. Ung thư cổ tử cung là một trong những rất ít bệnh
ung thư trong đó giai đoạn tiền thân (tiền ung thư) kéo dài nhiều năm trước khi trở
thành ung thư xâm lấn, nên sẽ có cơ hội để phát hiện và điều trị sớm[52].
Ung thư cổ tử cung là khối u ác tính của các lớp biểu mô cổ tử cung, thường
xảy ra ở ranh giới giữa biểu mô lát tầng và biểu mô trụ của cổ tử cung, 95% ung thư
xuất phát từ lớp biểu mô lát tầng[12], [21].
1.1.2 Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
-

Papillomavirus ở người (HPV) có liên quan đến các loại ung thư khác nhau ở cả

nam và nữ. Theo thống kê vào năm 2012, HPV có liên quan đến 74% trường hợp
ung thư ở phụ nữ, 70% trong số đó là ung thư cổ tử cung[18].Tỷ lệ nhiễm HPV có
nguy cơ cao gây UTCTC ở phụ nữ, đã được xác định là nguyên nhân gây UTCTC.
Có trên 100 loại HPV tuy nhiên chỉ có 4 loại chính (nguy cơ cao) liên quan đến
UTCTC là các loại 16, 18, 31,35, và tập chung cao nhất là loại 16, 18 [22].

-

Tuổi từ 40 -70.

-


Hút thuốc lá cả chủ động và thụ động [44].

-

Đẻ sớm, đẻ dày, đẻ nhiềutừ 5 con trở lên, sảy thai nhiều lần,…

-

Quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều người hay quan hệ với ngườicó nhiều bạn
tình.

-


Vệ sinh cá nhân kém.

-

Lạm dụng thuốc tránh thai.


5

-


Những người suy giảm hệ thống miễn dịch do HIV/AIDS, dùng corticoid kéo dài,
hố trị liệu, có nhiều khả năng bị nhiễm HPV dai dẳng và tiến triển nhanh hơn tiền
ung thư và ung thư.

-

Yếu tố gia đình, di truyền [54].
Tiền sử viêm nhiễm đường sinh dục, nhiều lần với các tác nhân lây truyền qua
đường tình dục khác, chẳng hạn như các tác nhân gây bệnh mụn rộp đơn giản,
chlamydia và lậu, bựa sinh dục trong bao qui đầu[26], [12], [52].
Các giai đoạn phát triển của bệnh:


-

Giai đoạn sớm (I): Ung thư chỉ được tìm thấy ở các tế bào trong lớp mô mỏng phủ
bề mặt CTC. Giai đoạn I cịn gọi là ung thư biểu mơ tại chỗ.

-

Giai đoạn (II): Ung thư đã lan tràn ra ngoài CTC vào các mô ở gần. Ung thư đã lan
tràn vào phần trên của âm đạo. Ung thư không xâm nhập vào một phần ba dưới của
âm đạo hoặc thành khung chậu.

-


Giai đoạn (III): Ung thư đã lan tràn vào phần thấp hơn của âm đạo (IIIA). Nó cũng
đã có thể lan tràn vào thành khung chậu hoặc các hạch bạch huyết ở gần (IIIB).

-

Giai đoạn (IV): Ung thư đã lan tràn tới bàng quang, trực tràng hoặc các phần khác
của cơ thể (IVA). Cuối cùng, giai đoạn (IVB), đã di căn xa như phổi, não, gan,
xương[36].

1.1.3 Các triệu chứng lâm sàng của bệnh ung thư cổ tử cung
Hầu hết phụ nữ nhiễm HPV và bị UTCTC ở giai đoạn sớm khơng có biểu hiện

lâm sàng. Ở giai đoạn muộn, phụ nữ bị UTCTC có những dấu hiệu lâm sàng như:
-

Ra máu sau khi quan hệ tình dục;

-

Đau bụng, đau khi giao hợp;

-

Ra máu giữa kỳ kinh nguyệt, chu kỳ kinh bất thường;


-

Ra máu bất thường khi đã mãn kinh;

-

Khí hư có mùi hơi, điều trị khơng khỏi[5].


6


1.1.4 Các phương pháp dự phòng
Các phương pháp dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung đã được Tổ chức Y
tế thế giới khuyến cáo và nhiều quốc gia trên thế giới triển khai bao gồm dự phòng cấp
1, cấp 2 và cấp 3[51], [52]:
- Dự phòng cấp 1 bao gồm tuyên truyền giáo dục nhằm giảm lối sống tình dục có nguy
cơ cao, quan hệ tình dục an tồn, tiêm vắc-xin phịng nhiễm HPV, tránh hoặc làm giảm
các yếu tố nguy cơ khác như lập gia đình sớm, có con sớm, hút thuốc lá (kể cả chủ
động và thụ động) để giảm tỷ lệ nhiễm HPV. Các hoạt động dự phịng có thể gồm:
+ Tiêm chủng cho các bé gái 9 tuổi 13 tuổi (hoặc độ tuổi được đề cập trong quốc gia
hướng dẫn) trước khi họ bắt đầu hoạt động tình dục.
+ Giáo dục giới tính lành mạnh, được điều chỉnh phù hợp với lứa tuổi, với mục đích
giảm nguy cơ lây truyền virut HPV (cùng với việc khác nhiễm trùng lây truyền qua

đường tình dục, bao gồm cả HIV) - những thông điệp cần thiết phải bao gồm trì hỗn
bắt đầu tình dục và giảm các hành vi tình dục có nguy cơ cao.
+ Cung cấp bao cao su cho những người hoạt động tình dục…
Sự sẵn có của hai loại vắc xin an tồn và hiệu quả để ngăn ngừa nhiễm trùng và
tiền ung thư tổn thương thể hiện một cơ hội để nâng cao sức khỏe của phụ nữ, đặc biệt
là trong các nước đang phát triển và các nước có thu nhập thấp. Các vắc-xin hiện đã
được phê duyệt để sử dụng tại hơn 120 quốc gia. Hiện tại, hai loại vắc-xin HPV cung
cấp bảo vệ chống lại các loại vi-rút có nguy cơ cao loại 16 và 18 đã được cấp phép và
một hoặc cả hai đều có sẵn ở hầu hết các quốc gia, và ở Việt Nam cũng đang sử dụng
hai loại vắc xin này:
-


Vắc-xin hai hóa trị Cervarix™(chỉ bảo vệ chống lại loại HPV loại 16 và 18).

-

Vắc-xin bốn hóa trị Gardasil®(có bảo vệ bổ sung chống lại HPV loại 6 và 11).
Nên tiêm vắc-xin trước khi một bé gái bị nhiễm vi-rút. Một cơ gái có thể bị nhiễm

vi-rút ngay sau khi cơ ấy hoạt động tình dục, vì vậy, như một can thiệp dự phịng tiên
phát quan trọng chống ung thư cổ tử cung, tiêm vắc-xin HPV của phụ nữ nên xảy ra


7


trước khi bắt đầu hoạt động tình dục. Các vắc-xin không điều trị nhiễm trùng HPV hiện
tại hoặc bệnh liên quan đến HPV, cũng như khơng có bất kỳ ảnh hưởng nào đến sự tiến
triển của bệnh (tiền ung thư và ung thư) cho những phụ nữ đã bị nhiễm vi-rút tại thời
điểm tiêm chủng.
Mũi tiêm vắc xin có thể được bảo vệ 5 năm, kháng thể không bị giảm ở những
phụ nữ đã tiêm chủng. Qua các nghiên cứu và đánh giá vắc xin phịng nhiễm HPV an
tồn và chưa gây ra một tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Mặc dù vậy, ngoài việc bảo
vệ khỏi các loại HPV 16 và 18, còn một số loại vi rút gây ung thư khác, sức mạnh và
thời gian bảo vệ này vẫn chưa chắc chắn.
- Dự phòng cấp 2 bao gồm phát hiện các tổn thương tân sản nội biểu mô cổ tử cung và
xử trí phù hợp. Các phương pháp hiện được dùng trong phát hiện các tổn thương tiền

ung thư cổ tử cung bao gồm xét nghiệm tế bào cổ tử cung, quan sát cổ tử cung với
dung dịch acid acetic hoặc dung dịch Lugol, xét nghiệm ADN HPV. Sau khi được phát
hiện, tổn thương tiền ung thư có thể được điều trị bằng các phương pháp cắt bỏ (khoét
chóp bằng dao, dao điện, laser, LEEP) hoặc phá hủy (áp lạnh, đốt điện, hóa hơi bằng
laser). Các hoạt động dự phịng có thể gồm:
+ Tư vấn và chia sẻ thông tin.
+ Sàng lọc cho tất cả phụ nữ ở độ tuổi 30 - 49 (hoặc độ tuổi được xác định theo quốc
gia tiêu chuẩn) để xác định các tổn thương tiền ung thư, thường khơng có triệu chứng.
+ Điều trị các tổn thương tiền ung thư đã xác định trước khi chúng tiến triển thành ung
thư xâm lấn.
+ Ngay cả đối với những phụ nữ đã được tiêm vắc-xin HPV, điều quan trọng là phải
tiếp tục sàng lọc và điều trị khi họ đến tuổi đích.

- Dự phịng cấp 3 bao gồm phát hiện các trường hợp ung thư xâm lấn ở giai đoạn sớm
và điều trị tại các cơ sở có đủ điều kiện. Các hoạt động dự phịng có thể là giới thiệu từ
các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc chính đến các cấp chẩn đốn và điều trị bệnh ung


8

thư. Điều trị ung thư giai đoạn tiến xa và chăm sóc giảm nhẹ là các thành tố khơng thể
thiếu trong dự phịng và kiểm sốt ung thư cổ tử cung.
1.1.5 Các phương pháp sàng lọc
Sàng lọc ung thư cổ tử cung là xét nghiệm tiền ung thư và ung thư của phụ nữ
có nguy cơ, hầu hết trong số họ sẽ khơng có triệu chứng. Tối thiểu, sàng lọc được

khuyến nghị cho mọi người phụ nữ 30 – 49 tuổi ít nhất một lần trong đời. Trên tồn
cầu, năm 2012, có gần một tỷ phụ nữ từ 30 đến 49 tuổi, hầu hết trong số họ có chưa
bao giờ được sàng lọc dù chỉ một lần trong đời. Phát hiện sớm và điều trị các tổn
thương tiền ung thư có thể ngăn ngừa phần lớn ung thư cổ tử cung. Hiện có ba loại xét
nghiệm khác nhau:
-

Tế bào gốc (Pap) và tế bào học dựa trên chất lỏng (LBC).

-

Kiểm tra trực tiếp với axit axetic (VIA).


-

Xét nghiệm của AND HPV cho các loại HPV nguy cơ cao (ví dụ: loại 16 và 18)[51].
Theo kế hoạch hoạt động dự phòng và kiểm soát UTCTC của Bộ Y tế năm 2016

ở nước ta có đưa ra 3 phương pháp sàng lọc UTCTC [1]:
Bảng 1.1. Các phương pháp sàng lọc ung thư CTC
Đặc điểm

Tế bào học CTC


Test VIA

Test ADN HPV

Độ nhạy

47-62%

67-79%

66-100%


Độ đặc hiệu

60-95%

49-86%

62-96%

≥2

1 hoặc 2


≥2

Số lần khám
cần thiết để
sàng

lọc



điều trị
Yêu cầu về hệ Cần có kỹ thuật viên và bác Cần có đào tạo và Cần có nhân viên

thống y tế

sĩ tế bào học được đào tạo cơ giám sát thường phòng xét nghiệm
bản; kính hiển vi, thuốc xun; khơng cần được đào tạo tốt,


9

Đặc điểm

Tế bào học CTC


Test VIA

Test ADN HPV

nhuộm, lam kính; hệ thống máy móc, ít vật tư điện,

Ghi chú

bộ

kit


xét

vận chuyển bệnh phẩm và tiêu hao.

nghiệm, máy đọc; hệ

trả kết quả, hệ thống theo dõi

thống vận chuyển

và giám sát các trường hợp


bệnh phẩm và trả kết

dương tính.

quả.

Đã được đánh giá trong hơn Đã được đánh giá - Đã được đánh giá
50 năm qua tại nhiều cơ sở y trong hơn 10 năm hơn 10 năm qua tại
tế ở các nước phát triển và qua tại nhiều cơ sở nhiều

nước


phát

đang phát triển. Cần được y tế ở các nước triển, mới được đánh
lặp lại sau vài năm do độ đang phát triển với giá gần đây tại các
nhạy thấp.

kết quả tốt

nước đang phát triển.
- Do độ nhạy cao có
thể sàng lọc với tần
suất thưa hơn.


Theo khuyến cáo của các tổ chức trên thế giới, nên khởi đầu các chương trình
sàng lọc hệ thống bằng cách phối hợp nhiều phương pháp sàng lọc khác nhau tùy theo
địa dư, hạ tầng y tế và nguồn nhân lực, không nên dựa đơn thuần vào xét nghiệm tế bào
cổ tử cung do có độ nhạy khơng cao cũng như đòi hỏi các yêu cầu khá cao để đảm bảo
chất lượng và độ che phủ. Mặt khác, thiết lập chương trình sàng lọc mà khơng đi kèm
với các biện pháp điều trị hiệu quả và sẵn có sẽ tác động rất ít đến việc làm giảm tỷ lệ
bệnh tật và tử vong do ung thư cổ tử cung. Do đó cần có hệ thống chuyển tuyến đến cơ
sở y tế tuyến cao và hệ thống thông tin hai chiều tốt để theo dõi chặt chẽ bệnh nhân. Có
thể xem xét áp dụng cách tiếp cận sàng lọc bằng VIA và điều trị với áp lạnh ngay sau
đó hoặc trì hỗn ngắn. Nếu sử dụng cách tiếp cận này, cần có hệ thống chuyển tuyến
đến cơ sở có soi cổ tử cung, có dịch vụ LEEP hoặc khoét chóp cổ tử cung để điều trị

các trường hợp khơng đủ điều kiện áp lạnh.


10

1.1.6 Tình hình chung trên thế giới và Việt Nam về ung thư cổ tử cung
a) Trên thế giới:
Dựa trên dữ liệu từ 2011 đến 2015 về 42.700 trường hợp mới liên quan đến
HPV ung thư xảy ra ở Hoa Kỳ mỗi năm, bao gồm khoảng 24.400 phụ nữ và khoảng
18.300 đàn ông. Ung thư cổ tử cung là phổ biến nhất ung thư liên quan đến HPV ở phụ
nữ[22].
Mỗi năm ở Ấn Độ có 122.844 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử

cung và 67.477 người chết vì căn bệnh này. Ấn Độ có dân số 432,2 triệu phụ nữ từ 15
tuổi trở lên có nguy cơ mắc ung thư. Đây là bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ từ
15 - 44 tuổi. Ấn Độ cũng có tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung chuẩn hóa ở độ tuổi cao nhất
ở Nam Á là 22 so với 19,2 ở Bangladesh, 13 ở Sri Lanka và 2,8 ở Iran[43].
Năm 2017, Eun Kyeong Moon và các cộng sự đã nghiên cứu xu hướng và ảnh
hưởng của giai đoạn tuổi tác đối với tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong của UTCTC ở Hàn
Quốc cho thấy, tỷ lệ mắc UTCTC giảm từ 32,8/100.000 vào năm 1993 xuống còn
15,9/100.000 vào năm 2012 (thay đổi phần trăm hàng năm), tỷ lệ tử vong giảm từ
5,2/100.000 vào năm 1993 xuống còn 2,1/100.000 vào năm 2012. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc
và tỷ lệ tử vong ở phụ nữ trẻ (<30 tuổi) tăng lên. Một mơ hình đồn hệ tuổi của tỷ lệ
mắc và tỷ lệ tử vong cho thấy hiệu ứng thời kỳ giảm dần giữa năm 1993 và 2008 và
giảm hiệu ứng đoàn hệ giữa năm 1928 và năm 1973, trong khi đoàn hệ sau sinh năm

1973 cho thấy tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong của UTCTC tăng nhẹ[32].
Để loại bỏ ung thư cổ tử cung trong thời đại này, các phương pháp sàng lọc phải
tính đến các chương trình vắc-xin. Đề xuất sàng lọc ung thư cổ tử cung trong kỷ
nguyên tiêm vắc-xin HPV vào năm 2018 của Yung-Taek Ouh và Jae Kwan Lee chỉ ra
các xét nghiệm DNA HPV nguyên phát sẽ được thay thế cho xét nghiệm Pap smear
thông thường trong các xét nghiệm sàng lọc, cho phép xét nghiệm Pap smear chỉ áp
dụng cho phụ nữ dương tính với HPV. Giáo dục bệnh nhân và nhà cung cấp, một


11

chương trình tiêm chủng hiệu quả để tăng tỷ lệ bao phủ vắc-xin và khuyến khích dựa

trên trường học có thể giúp loại bỏ bệnh liên quan đến HPV và UTCTC xâm lấn.
Tại Hàn Quốc, một chương trình tiêm chủng quốc gia đã được triển khai từ năm
2016 và các chiến lược để tăng thêm tỷ lệ tiêm chủng cần có sự tham gia của chính
phủ, trường học và phụ huynh. Vì vắc-xin HPV khơng bao gồm tất cả các loại vi-rút có
nguy cơ cao, nên việc sàng lọc các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung sẽ
không được loại bỏ. Trong những thập kỷ sau chương trình vắc-xin HPV quốc gia với
tỷ lệ bao phủ cao, các chiến lược sàng lọc hiện có dựa trên tế bào học chính như Pap
smear nên được xem xét, bởi vì tỷ lệ thấp của tế bào học bất thường của cổ tử cung sẽ
làm cho việc sàng lọc ít hiệu quả và không hiệu quả. Xét nghiệm HPV tiên phát sẽ
đóng một vai trị quan trọng vì xét nghiệm sàng lọc và tế bào học nên được dành riêng
cho những phụ nữ có xét nghiệm dương tính với HPV[38].
Moyer cùng cộng sự năm 2012 đã cập nhật khuyến nghị của Lực lượng đặc

nhiệm Dịch vụ dự phòng Hoa Kỳ (USPSTF) năm 2003 về sàng lọc ung thư cổ tử cung.
Khuyến nghị này áp dụng cho những phụ nữ có cổ tử cung, bất kể tiền sử tình
dục. Khuyến nghị này không áp dụng cho những phụ nữ đã được chẩn đoán tổn thương
cổ tử cung tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung mức độ cao, những phụ nữ tiếp xúc
với diethylstilbestrol hoặc những phụ nữ bị suy giảm miễn dịch (như những người
nhiễm HIV), khuyên nên sàng lọc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ từ 21 đến 65 tuổi bằng
tế bào học (Papanicolaou smear) cứ sau 3 năm hoặc đối với phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi
muốn kéo dài khoảng thời gian sàng lọc, sàng lọc bằng kết hợp xét nghiệm tế bào học
và xét nghiệm HPV cứ sau 5 năm[33].
Để truyền đạt được các thơng tin dự phịng UTCTC và giúp phụ nữ tiêm phịng
vắc xin và tầm sốt cịn là một vấn đề với một số nước. Tại Nam Ghana kết quả cho
thấy 68,4% chưa bao giờ nghe nói về UTCTC, 93,6% khơng biết gì về các yếu tố nguy

cơ, 2,3% cho rằng nhiều bạn tình và hoạt động tình dục là yếu tố nguy cơ và 92%
không biết về dự phòng và điều trị ung thư cổ tử cung. Phần lớn 97,7% chưa bao giờ


12

nghe nói về xét nghiệm phết tế bào Pap. Chỉ có 0,8% phụ nữ trong số 392 người đã làm
xét nghiệm phết tế bào Pap. Lý do tìm kiếm xét nghiệm phết tế bào Pap bao gồm giới
thiệu, sợ ung thư cổ tử cung và các chiến dịch radio. Giáo dục toàn diện về sàng lọc
ung thư cổ tử cung và loại bỏ các rào cản tiếp cận là rất quan trọng trong việc giảm
nguy cơ liên quan đến bệnh và tăng cường sức khỏe của phụ nữ[23].
Để dự phòng UTCTC hiệu quả còn vướng phải rất nhiều rào cản như nghiên cứu

về rào cản sàng lọc ung thư cổ tử cung, Laura cùng cộng sự đã thực hiện một nghiên
cứu định tính vào năm 2015 ở phụ nữ dân tộc thiểu số, cho thấy rào cản đối với sàng
lọc cổ tử cung do tất cả phụ nữ nêu ra là cảm xúc (sợ hãi, bối rối, xấu hổ), thực tế
(thiếu thời gian) và nhận thức (khơng có triệu chứng)[30]. Hay theo nghiên cứu của
Assoumou năm 2015, lý do phổ biến nhất không thực hiện xét nghiệm Pap smear là bỏ bê
(50%) sau đó là thiếu nguồn tài chính (13,6%), vì sợ phát hiện ra một căn bệnh nghiêm trọng
(13,6%) và coi đó là khơng quan trọng (13,6%)[16].

b) Tại Việt Nam
Việt Nam là một trong số các nước được hỗ trợ của GAVI thực hiện tiêm vắc
xin HPV phòng UTCTC. Tại các khu vực kém phát triển trên thế giới và ở các quốc gia
đủ điều kiện GAVI ung thư cổ tử cung là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung

thư ở phụ nữ, nơi xảy ra 54% ca tử vong do ung thư cổ tử cung trên tồn thế giới. Nếu
việc dự phịng khơng được thực hiện ở các quốc gia này, chỉ riêng việc tăng dân số sẽ
dẫn đến tỷ lệ tử vong tăng lên 63% vào năm 2025[29].
Theo thống kê qua nghiên cứu tại 5 thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh, Huế,
Cần Thơ và Thái Nguyên để thu thập thông tin về tỷ lệ nhiễm trùng cổ tử cung
HPV. Hai loại HPV có nguy cơ cao tại các thành phố này là HPV loại 16 và 18, ở
những phụ nữ đã kết hôn trong nghiên cứu này dao động từ 3,1% đến 7,4%, cao nhất là
tại Cần Thơ 4,9 % đối với loại HPV 18. Nhưng nhận thức về vắc-xin HPV và vắc-xin
HPV vẫn còn thấp trong các mẫu nghiên cứu[50].


13


Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia (cùng với Ấn Độ, Peru và Uganda) tham gia vào
chương trình tồn cầu và toàn diện về ung thư cổ tử cung, giảm ung thư cổ tử cung qua
tiêm vắc xin, sàng lọc và điều trị ung thư cổ tử cung. Chương trình này do quỹ Bill &
Melinda Gates Foundation tài trợ, được PATH triển khai cùng với các đối tác khác như
Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế. Vắc xin
Gardasil® được triển khai bởi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Chương trình tiêm
chủng mở rộng quốc gia theo hai chiến lược: tiêm chủng tại trường học cho học sinh
lớp 6 (có theo dõi tại cộng đồng) và tiêm chủng tại trạm y tế cho trẻ em gái tuổi 11 ở
khu vực thành thị, nông thôn và miền núi từ năm 2008 đến 2010. Tổng số có trên 6.400
trẻ em gái đã nhận được ít nhất 1 liều vắc xin HPV[39], [1].
Hiện nay nước ta đã triển khai tiêm vắc xin dự phòng UTCTC, tuy nhiên theo

một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sử dụng vắc-xin HPV ở những người trẻ Việt Nam
(5,7%) thấp hơn đáng kể so với các đối tác Hoa Kỳ (42%)[28]. Lý do cho hiện tượng
này bao gồm chi phí cao, thiếu kiến thức về vắc-xin HPV, thái độ tiêu cực đối với vắcxin HPV[40], và sợ tác dụng phụ[41]… Nghiên cứu của Trần Xuân Bách năm 2016
cho thấy trong khi đa số tin rằng vắc-xin HPV là an toàn (92,8%) và hiệu quả (90,8%),
và mong muốn được tiêm vắc-xin (71,1%), nhưng chỉ có 31,8% người tiêm vắc-xin. Số
phụ nữ tiêm phòng vắc xin được nhiều hơn khi được tư vấn và nghe nói về vắc-xin
HPV từ đội ngũ y bác sĩ[49].
Vắc-xin HPV hiện đang được cung cấp dưới dạng vắc-xin dịch vụ cho trẻ em nữ
và phụ nữ trong độ tuổi 9-26 với liệu trình 3 mũi tiêm trong vịng 6 tháng. Tính đến
tháng 12/2015 đã có khoảng 514.000 liều vắc-xin Cervarix và 811.000 liều vắc-xin
Gardasil được nhập vào Việt Nam, số phụ nữ được tiêm ước tính là 350.000 - 400.000
phụ nữ. Chi phí cho liệu trình 3 mũi tiêm trong khoảng 2.400.000 đến 4.000.000 đồng.

Chiến lược kiểm soát ung thư Quốc gia 2008 - 2010 cũng có mục tiêu tăng tỉ lệ
chẩn đoán ung thư ở giai đoạn sớm từ 20% - 30% (tăng lên 50% trong Chương trình
Kiểm sốt Ung thư Quốc gia giai đoạn 2010 - 2020). Tuy nhiên chưa có kế hoạch triển


14

khai chi tiết và thiếu nhân lực cũng như tài chính để thực hiện các chiến lược này.Hệ
thống các phịng xét nghiệm tế bào cổ tử cung chỉ sẵn có ở tuyến tỉnh và tuyến trung
ương, ở tuyến huyện là không đáng kể. Đội ngũ nhân lực được đào tạo cịn thiếu thốn
và cơng tác đảm bảo chất lượng tại các đơn vị xét nghiệm này chưa được chú trọng, kết
quả là sàng lọc ung thư cổ tử cung chưa được triển khai trên diện rộng[1].

1.2 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng ung
thư cổ tử cung
Năm 2014, theo nghiên cứu của Mark Jit và cộng sự đã xác thực rằng tiêm vắc
xin HPV rất hiệu quả về chi phí góp phần ngăn ngừa được nhiều trường hợp ung thư
cổ tử cung hơn và các chương trình thống kê trong nghiên cứu đã tiêm vắc-xin cho 58
triệu bé gái 12 tuổi ở 179 quốc gia đã ngăn ngừa 690.000 trường hợp mắc ung thư cổ
tử cung và 420 000 ca tử vong trong suốt cuộc đời[28], cho thấy một phần tầm quan
trọng của việc dự phòng UTCTC để giảm bớt gánh nặng cho cộng đồng.
Các phương pháp dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung đã được Tổ chức Y
tế khuyến cáo bao gồm dự phòng cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Để thực hiện được tốt các
chương trình dự phịng cần triển khai nhiều hoạt động khác nhau từ hoạt động tuyên
truyền dự phòng, đến phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung và trường

hợp ung thư xâm lấn ở giai đoạn sớm và điều trị tại các cơ sở có đủ điều kiện từ đó
giúp nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành của phụ nữ [1]
Các thơng tin chính xác có vai trị rất quan trọng để nâng cao sự hiểu biết về
HPV và ung thư cổ tử cung của phụ nữ. Nhiều người không hiểu nguyên nhân và hậu
quả của ung thư cổ tử cung và có thể không hiểu được giá trị của vắc xin HPV đối với
việc cải thiện tình trạng hiện tại. Nếu khơng có sự hiểu biết như vậy và sự vận động
ủng hộ mạnh mẽ, ít có khả năng các cá nhân sẽ ủng hộ việc tiêm vắc xin dự phòng.


15

Theo một số nghiên cứu cho thấy yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực

hành dự phòng UTCTC của phụ nữ được xác định là dân tộc, trình độ học vấn, nghề
nghiệp hay biết người UTCTC, kiến thức thái độ và sự tiếp cận thông tin của ĐTNC.
Các đặc điểm nhân khẩu học
Ung thư cổ tử cung là ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến
44 tuổi ở nước ta và nhóm tuổi mắc UT CTC tập trung nhiều nhất thường vào phụ nữ ở
35-40 tuổi trở lên. Chính vì vậy nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh sản rất được chú ý đến
dự phòng sớm để giảm thiểu tỷ lệ mắc và tử vong ở độ tuổi này[20].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Tú và cộng sự năm 2017 cho thấy yếu tố
dân tộc có mối liên quan đến kiến thức phòng bệnh UTCTC, đối tượng nghiên cứu
người Kinh có kiến thức về phịng bệnh UTCTC tốt hơn người đồng bào dân tộc, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01) [11].
Về trình độ học vấn cũng là một trong những yếu tố liên quan đến kiến thức và

thực hành dự phòng UTCTC. Theo nghiên cứu của Thapa M năm 2018 thì lý do chính
của việc khơng làm xét nghiệm tế bào Pap là thiếu kiến thức về bệnh và xét
nghiệm. Trình độ học vấn cao của phụ nữ có tác động tích cực đáng kể đến kiến thức
về cổ tử cung ung thư và thực hành xét nghiệm phết tế bào Pap. Kiến thức về cổ tử
cung là tốt, nhưng kiến thức và thực hành xét nghiệm phết tế bào Pap còn
kém[45].Nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà chỉ ra rằng kiến thức về phịng UTCTC của
nhóm phụ nữ có trình độ học vấn từ cấp III trở lên có trung bình điểm kiến thức cao
hơn so với nhóm có học vấn cấp II trở xuống (p<0,01) [4].
Nghề nghiệp của người phụ nữ sẽ tạo ra cơ hội được tiếp cận những thơng tin về
dự phịng UTCTC khác nhau. Ở Iran năm 2016, Asgarlou cùng cộng sự nghiên cứu
trên nữ sinh viên đại học và nhân viên bệnh viện cho kết quả 93% người tham gia coi
ung thư cổ tử cung là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng , nhưng có đến 29,1% thừa



×